Page 8 of 11 FirstFirst ... 4567891011 LastLast
Results 71 to 80 of 102

Thread: ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

  1. #71
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Bắc Kinh phản pháo khi Quốc hội Hoa Kỳ đề xuất biện pháp trừng phạt ĐCSTQ v́ đại dịch
    B́nh luậnDu Miên • 10:53, 20/05/20• 829 lượt xem


    Dân biểu Doug Collins phát biểu trong Hội nghị Hành động Chính trị Đảng Bảo thủ (CPAC) hàng năm tại Trung tâm Hội nghị & Khu nghỉ dưỡng Quốc gia Gaylord ở National Harbor, Maryland, vào ngày 27/2/2020. (Alex Wong / Getty Images)

    Dân biểu Doug Collins đă đưa ra một sách lược trao cho Tổng thống Donald Trump quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nếu chính quyền này không hợp tác với một cuộc điều tra đầy đủ về nguyên nhân dẫn đến đại dịch COVID-19.

    Trong một tuyên bố từ văn pḥng của ḿnh vào ngày 13/5, nghị sĩ đảng Cộng ḥa thuộc thành viên Ủy ban Tư pháp Hạ viện Doug Collins cho biết: “Việc ĐCSTQ che đậy sự bùng phát của virus corona đă khiến hàng trăm ngàn người trên toàn thế giới thiệt mạng, và gây ra tác hại khôn lường cho nền kinh tế toàn cầu, và họ (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm”.

    Đề xuất của ông Collins, được đặt tên là Đạo luật Trách nhiệm COVID-19, là một dự luật đồng hành với đạo luật của Thượng nghị sĩ Lindsey Graham được đưa ra ngày 12/5. Dự luật này được ít nhất 23 nhà lập pháp ủng hộ, bao gồm các Dân biểu Liz Cheney, Rodney Davis và Mark Walker.

    Sau khi điều luật này được ban hành, chính quyền Bắc Kinh cảnh báo sẽ có các biện pháp trả đũa đối với Hoa Kỳ.


    Lindsey Graham

    @LindseyGrahamSC
    Great to hear @RepDougCollins is introducing my China sanctions bill in the House of Representatives.

    Doug is off and running in the House to make China cooperate regarding the coronavirus. https://www.lgraham.senate.gov/publi...B-7E638FD190FC

    Graham, Senators Introduce China Sanctions Legislation
    WASHINGTON – U.S. Senator Lindsey Graham (R-South Carolina) has introduced The COVID-19 Accountability Act which authorizes the President to impose sanctions on China if China fails to cooperate and...

    lgraham.senate.gov
    1,294
    12:19 PM - May 13, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    693 people are talking about this
    Virus ĐCSTQ, thường được gọi là virus Corona Vũ Hán đă gây ra căn bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), có nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc thuộc miền trung Trung Quốc, và đă lan rộng trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, hơn 1,4 triệu người đă bị nhiễm bệnh và 85.000 người đă chết v́ COVID-19.

    ĐCSTQ đă che đậy thông tin dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu bùng phát. Vào cuối tháng 12, chính quyền Bắc Kinh đă bịt miệng 8 vị bác sĩ đưa thông tin lên mạng xă hội Trung Quốc để cảnh báo người dân về một loại bệnh viêm phổi mới đang lan rộng ở thành phố Vũ Hán.

    Trong tháng tiếp theo, Ủy ban Y tế tỉnh ở Hồ Bắc đă chỉ đạo một công ty chuyên nghiên cứu gen phải dừng hoàn toàn việc kiểm tra các mẫu xét nghiệm virus Corona Vũ Hán và tiêu hủy tất cả các mẫu hiện có.

    Đề xuất của Hạ Nghị sĩ Collins
    Nếu được thông qua, biện pháp này sẽ yêu cầu Tổng thống Trump, trong ṿng 60 ngày, phải xác nhận với Quốc hội rằng Trung Quốc đă “cung cấp một bộ hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh cho bất kỳ cuộc điều tra COVID-19 nào dẫn dắt bởi Hoa Kỳ, các đồng minh của Hoa Kỳ hoặc các chi nhánh của Liên Hợp Quốc như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)".

    Tổng thống cũng sẽ phải xác minh rằng Trung Quốc đă đóng cửa tất cả các khu chợ tươi sống. ĐCSTQ ban đầu nghi ngờ rằng virus này có nguồn gốc từ một khu chợ thực phẩm tươi sống ở Vũ Hán, trong khi các nghiên cứu về bệnh nhân số 0 của Vũ Hán đă đặt câu hỏi về giả thuyết này.

    Theo đề xuất, nếu Bắc Kinh không hợp tác, tổng thống Trump sẽ được ủy quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc, bao gồm đóng băng tài sản, cấm đi lại và hủy bỏ thị thực. Hơn nữa, Tổng thống cũng sẽ có thể hạn chế các viện tài chính của Hoa Kỳ cung cấp các khoản vay cho các công ty Trung Quốc và cấm các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ.

    “Bằng cách trao cho Tổng thống Hoa Kỳ thẩm quyền áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc, Đạo luật Trách nhiệm COVID-19 sẽ bảo đảm Trung Quốc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự tàn phá trên toàn thế giới mà họ đă gây ra, và đảm bảo người dân Hoa Kỳ nhận được câu trả lời mà họ xứng đáng được nhận”, ông Collins nói.


    Rep. Vicky Hartzler

    @RepHartzler
    #China must be investigated for their adversarial behavior that made it harder for America to respond to this pandemic. Beijing is not our ally.

    I support and co-sponsor legislation by @RepDougCollins to give @realDonaldTrump authority to sanction China if they don't comply.

    903
    6:12 PM - May 13, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    840 people are talking about this
    Đề xuất này cũng kêu gọi Ngoại trưởng Pompeo đưa ra chiến lược giúp Đài Loan trở thành quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Bắc Kinh đă làm mọi cách để ngăn Đài Loan trở thành một thành viên của WHO v́ ĐCSTQ coi ḥn đảo tự trị này là một phần lănh thổ của ḿnh.

    Thượng viện gần đây đă thông qua dự luật ủng hộ Đài Loan tham gia vào WHO, v́ quốc đảo này đă đạt được những thành tích nổi bật, xứng đáng với sự khen ngợi quốc tế trong việc ngăn chặn virus Corona Vũ Hán. Tính đến ngày 14/5, Đài Loan đă có tổng cộng 440 ca xác nhận nhiễm virus và 7 ca tử vong; đồng thời quốc đảo này không có ca nhiễm mới nào trong ṿng 32 ngày qua.

    Phản ứng của Bắc Kinh
    Bắc Kinh phản pháo kịch liệt sau tin tức về dự luật trừng phạt của Thượng viện và ám chỉ khả năng sẽ “trả đũa”.

    Trong cuộc họp giao ban hàng ngày vào ngày 13/5, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đă cáo buộc rằng các thượng nghị sĩ “không tôn trọng sự thật”, và gọi hành động của họ là “rất thiếu đạo đức”.

    Trong một bài báo ra ngày 14/5, tờ báo của ĐCSTQ - Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) đă nêu đích danh ông Graham khi nói rằng chính quyền Bắc Kinh đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lập pháp Hoa Kỳ, những người đă “thiết kế ra các dự luật chống Trung Quốc”, cũng như chính quyền tiểu bang Missouri và các cá nhân và tổ chức khác của Hoa Kỳ.

    Tổng chưởng lư của các tiểu bang Missouri và Mississippi đă đệ đơn kiện ĐCSTQ về việc che giấu thông tin dịch bệnh, trong khi một số công ty luật của Hoa Kỳ đă bắt đầu các vụ kiện tập thể. Các vụ kiện tương tự đă được đệ tŕnh ở Ư và Nigeria.

    Trong một bài viết khác vào ngày 14/5, Thời báo Hoàn Cầu cho biết các Thượng nghị sĩ Tom Cotton, Josh Hawley và hai nhà lập pháp Hoa Kỳ khác sẽ được đưa vào danh sách trừng phạt của Trung Quốc.

    Thời báo Hoàn Cầu cũng đă nhắm thẳng tới Tổng thống Trump, cáo buộc rằng ông “đổ thừa trách nhiệm” bằng các vụ kiện của Hoa Kỳ và cố gắng “t́m kiếm một giải pháp” cho cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây.

    Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), nhà hoạt động dân chủ mang tính biểu tượng của Hong Kong và là người lănh đạo Phong trào Dù Vàng hồi năm 2014, đă nói trong một tweet rằng anh hoan nghênh đề xuất lập pháp của ông Graham.

    Wong cho biết: “#Coronavirus đă trở thành vấn đề sinh tử ở mọi nơi trên thế giới. Khi Trung Quốc tự xưng là một ‘cường quốc thế giới có trách nhiệm’, th́ #ĐCSTQ phải gánh vác trách nhiệm của ḿnh và hoàn toàn minh bạch, thay v́ chỉ đơn thuần là nhận lợi ích và chôn vùi sự thật”.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  2. #72
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Hải quân, Không quân Mỹ liên tiếp hành động để đẩy lùi Trung Quốc ở Biển Đông
    20/05/2020


    Một tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ đến Philippines (ảnh tư liệu, 2014)


    Trong tháng 5 này, lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái B́nh Dương, Hải quân Hoa Kỳ, tuyên bố rằng tất cả các tàu ngầm tiền phương của họ đều đồng loạt tiến hành "các hoạt động ứng phó dự pḥng" ở Tây Thái B́nh Dương để hậu thuẫn chính sách "Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở" của Lầu Năm Góc.

    Động thái này là để chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng phần nào bác bỏ quan niệm cho rằng Hải quân Hoa Kỳ đă bị suy yếu v́ đại dịch virus corona chủng mới đang diễn ra, theo National Interest.

    Trung Quốc trong khoảng 2 tháng gần đây bị cáo buộc là gia tăng việc củng cố các đảo nhân tạo và “bắt nạt” các quốc gia khác trong khu vực giữa lúc phần lớn thế giới tập trung vào chống đại dịch.

    Tàu ngầm Mỹ đến Biển Đông

    National Interest dẫn lại một phóng sự của Honolulu Star-Advertiser cho hay ít nhất 7 tàu ngầm Mỹ, nhưng cũng có thể nhiều hơn, trong đó có 4 tàu ngầm tấn công đóng quân ở đảo Guam, tàu USS Alexandria đóng quân ở San Diego và các tàu đóng quân ở Hawaii, tham gia vào hoạt động biểu dương sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, đồng thời cũng cho thấy rơ rằng Lầu Năm Góc có thể tiến hành các hoạt động linh hoạt và không thể đoán trước được.

    Thông thường, ít khi người ta nh́n thấy các tàu ngầm Mỹ. V́ vậy, khi Hải quân Hoa Kỳ quảng bá về sự hiện diện của lực lượng tàu ngầm, điều đó có nghĩa là Hải quân Hoa Kỳ có chủ ư đưa ra một thông điệp với đối phương. Ngoài ra, trong trường hợp này, động thái của Mỹ cũng có thể nhằm thể hiện rằng Mỹ vẫn linh hoạt tuy phải đối phó với đại dịch.

    Hải quân Mỹ tuyên bố rằng các tàu ngầm của họ đang tiến hành huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và sử dụng các khả năng tác chiến trong ḷng biển để hỗ trợ cho một loạt các nhiệm vụ.

    "Lực lượng tàu ngầm của chúng tôi đă chứng minh hết lần này đến lần khác là họ sẵn sàng hoạt động mọi lúc, mọi nơi", Tư lệnh Lực lượng tàu ngầm, Chuẩn Đô đốc Hạm đội Thái B́nh Dương Hoa Kỳ Blake Converse nói, theo bản tin của National Interest.

    Ông khẳng định: "Lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái B́nh Dương vẫn có sức mạnh chết chóc, đa năng và sẵn sàng chiến đấu ngay tối nay".

    Tàu ngầm được xem là một phần quan trọng trong việc duy tŕ cán cân sức mạnh ở khu vực Tây Thái B́nh Dương bao gồm Biển Hoa Đông và Biển Đông, và lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) của Hải quân Hoa Kỳ vẫn là trọng tâm trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

    Ba trong số các tàu ngầm thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đă tham gia một cuộc tập trận tác chiến tiên tiến trong tháng này ở Biển Philippines, trong đó bao gồm thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, kịch bản chiến đấu trên mặt nước và trong ḷng biển.

    Lực lượng tàu ngầm Thái B́nh Dương của Mỹ có năng lực tác chiến chống ngầm, chống hạm, tấn công chính xác vào các mục tiêu trên mặt đất, hoạt động t́nh báo, do thám, trinh sát và cảnh báo sớm, cũng như có khả năng tác chiến đặc biệt và răn đe chiến lược trên toàn thế giới.

    "Hoạt động của chúng tôi là một minh chứng rằng chúng tôi sẵn sàng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của chúng ta theo luật pháp quốc tế", Chuẩn Đô đốc Blake Converse, chỉ huy lực lượng tàu ngầm Thái B́nh Dương, đóng quân ở Trân Châu Cảng, nói trong một thông cáo hôm 8/5.


    Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tại Guam, tháng 4/2020
    Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tái xuất

    Sức mạnh của Hải quân Mỹ tiếp tục hồi phục với việc tàu sân bay Theodore Roosevelt sẽ ra khơi trở lại vào cuối tuần này, trước ngày lễ Chiến sĩ Trận vong 25/5, các quan chức Hải quân cho biết hôm thứ 19/5, được Fox News dẫn lại.

    Trước đó, dịch virus corona làm chiếc tàu chiến khổng lồ bị loại khỏi ṿng chiến đấu trong gần hai tháng v́ hơn 1.000 thủy thủ có kết quả xét nghiệm dương tính.

    Kể từ khi tàu sân bay này phải quay về cảng, Trung Quốc dường như đă lợi dụng t́nh h́nh và tăng cường quấy rối quân đội Hoa Kỳ cũng như các đồng minh của Mỹ trong khu vực trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, bản tin của Fox News viết.

    Kể từ giữa tháng 3, cùng thời điểm tàu sân bay Mỹ tấp vào đảo Guam, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đă quấy rối máy bay trinh sát Mỹ ít nhất 9 lần trên Biển Đông, ông Reed B. Werner, Phó Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng chuyên trách Đông Nam Á, nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.

    Các hành vi khiêu khích của Trung Quốc đă không chỉ diễn ra trên trời.

    Ông Werner cũng nhắc đến vụ quấy rối đối với tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Mustin đóng quân ở Nhật Bản hồi tháng trước khi tàu này ở gần một nhóm tàu sân bay tấn công của Trung Quốc đang tuần tra qua Biển Đông. Một tàu hộ tống của Trung Quốc đă chạy “một cách không an toàn và không chuyên nghiệp” gần tàu của Mỹ, ông Werner nói với Fox News.

    Trong một cuộc phỏng vấn với AP hôm 18/5, nói từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, Thuyền trưởng Carlos Sardiello bày tỏ rằng ông tự tin về khả năng con tàu sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ sau 2 tháng tạm dừng hoạt động ở đảo Guam.

    Ông nói: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đă chuẩn bị các điều kiện để có xác suất thành công cao, chúng tôi sẽ ra khơi và thực hiện nhiệm vụ của ḿnh”, theo tin của AP.

    Các quan chức khác của Mỹ không muốn nêu tên cho AP biết trong vài ngày tới nếu mọi việc suôn sẻ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt sẽ tiến hành các hoạt động hải quân ở khu vực Thái B́nh Dương trong một khoảng thời gian trước khi trở về cảng nhà ở San Diego.


    Một máy bay ném bom B-1 của Mỹ
    Không lực Hoa Kỳ nhập cuộc

    Không lực Hoa Kỳ cũng không đứng ngoài cuộc, theo tin của South China Morning Post. Quân chủng này của Mỹ gần đây tăng cường các chuyến bay bằng máy bay ném bom B-1B Lancer bên trên các vùng biển gần Trung Quốc.

    Các chuyến bay đó diễn ra giữa lúc cả Hải quân lẫn Không quân Mỹ đều gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan và Hoàng Hải trong năm nay.

    South China Morning Post dẫn lại thông báo mới nhất của Không lực Hoa Kỳ ở Thái B́nh Dương đăng trên Twitter hôm thứ Ba 20/5 cho biết các máy bay ném bom B-1 đă thực hiện một phi vụ ở Biển Đông, chỉ vài ngày sau khi huấn luyện cùng Hải quân Hoa Kỳ gần Hawaii.

    Phi vụ này “thể hiện độ tin cậy của lực lượng không quân Hoa Kỳ để xử lư một môi trường an ninh đa dạng và bất định”.

    Không lực Hoa Kỳ đă triển khai 4 máy bay ném bom B-1B và khoảng 200 lính không quân từ Texas đến căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam vào ngày 1/5. Không lực Hoa Kỳ cho biết việc điều động này là nhằm hỗ trợ cho Không lực ở Thái B́nh Dương và để tiến hành huấn luyện và hoạt động với các đồng minh và đối tác.

    Không lực Hoa Kỳ đă điều hai chiếc B-1B Lancer tiến hành chuyến bay hai chiều kéo dài 32 giờ ở bên trên Biển Đông vào ngày 29/4.

    Lực lượng này luân phiên triển khai các máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52, ba loại máy bay ném bom chiến lược của không quân, bên cạnh các máy bay quân sự khác bay qua vùng biển tranh chấp gần Trung Quốc.

    Ông Song Zhongping, một nhà b́nh luận về các vấn đề quân sự, có văn pḥng ở Hong Kong, được South China Morning Post dẫn lời nói rằng các chuyến bay thường xuyên của B-1 và B-52 không chỉ nhằm thể hiện sự hiện diện của quân đội Mỹ mà c̣n là những cuộc thao dượt hướng tới những trận chiến tiềm tàng trong tương lai.

    “B-1, đang dần thay thế B-52, cần phải bay quanh vùng biển để biết rơ các điều kiện chiến trường”, ông nói.

    “Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng lún sâu vào một cuộc cạnh tranh toàn diện và t́nh h́nh c̣n xấu hơn thời Chiến tranh Lạnh Xô-Mỹ. Không thể loại trừ rủi ro xung đột quân sự ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Và các nguy cơ vẫn đang tăng lên”, ông Song nói.

  3. #73
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Quy định mới của Mỹ nhằm cắt đứt hợp tác cung ứng chip cho Huawei
    Lâm Nghiên•Thứ Tư, 20/05/2020 • 738 Lượt Xem
    Mỹ đă đưa ra quy định kiểm soát xuất khẩu mới nhắm vào các nguồn cung cấp chip chủ chốt của Huawei, sự kiện đă thu hút sự chú ư trên toàn cầu. Huawei cũng thừa nhận công ty đang đứng trước nguy cơ sinh tồn. Có phân tích cho rằng mức độ phong tỏa lần này của Mỹ nghiêm ngặt hơn nhiều so với năm ngoái, không chỉ ngăn chặn nhà cung cấp chip hợp tác với Huawei mà phạm vi ảnh hưởng có thể rộng lớn hơn đối với chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.

    Huawei
    Có phân tích cho rằng lệnh cấm mới của Mỹ đối với Huawei lần này sẽ khiến Huawei đứng trước nguy cơ sinh tồn (Ảnh minh họa từ mrfiza/Shutterstock)
    CEO doanh nghiệp chip: Lệnh cấm của Mỹ sẽ làm thay đổi thực sự
    Chuyên gia trong ngành cho rằng quy định xuất khẩu mới của Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với năm ngoái.

    “Khi vào tháng Năm năm ngoái lần đầu tiên họ (Mỹ) đưa Huawei vào danh sách đen, đây là một tín hiệu chính trị quan trọng, nhưng tác động c̣n hạn chế.” Financial Times (Anh) dẫn lời một giám đốc điều hành của công ty chip máy tính Đài Loan cho biết, “Nhưng, (Bộ Thương mại Mỹ) mất một năm để mài dao. Quy tắc mới này sẽ mang lại thay đổi thực sự.”

    Thứ Sáu tuần trước (15/5), Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ thông qua “Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài” (FDPR) mới được sửa đổi để tiến tới cắt đứt liên kết giữa chuỗi cung ứng chip toàn cầu với Huawei và các công ty con. Theo đó bất kỳ công ty nước ngoài nào sử dụng công nghệ và thiết bị của Mỹ để sản xuất chip cung ứng cho Huawei th́ phải được sự cho phép của Bộ Thương mại Mỹ.

    Theo thống kê của ngân hàng dịch vụ tài chính Credit Suisse, toàn cầu có khoảng 40% số nhà sản xuất chip sử dụng thiết bị từ các công ty Mỹ như Applied Materials và Lam Research; có tới 85% số nhà sản xuất chip sử dụng phần mềm của các công ty Mỹ như Cadence, Synopsys và Mentor; như vậy quy tắc mới có thể khiến gần như không thể t́m được nhà sản xuất chip nào có thể hợp tác với với Huawei.




    Nhà phân tích Chris Hsu tại công ty nghiên cứu công nghệ Trendforce cho biết: “Khó có nhà máy chip nào trên thế giới tránh khỏi hiệu ứng này”.

    Mặc dù Huawei thông qua công ty con HiSilicon để thiết kế chip cho sản phẩm của họ, nhưng thực tế hoạt động sản xuất chip chủ yếu do nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới là TSMC (Taiwan Semiconductor) của Đài Loan đảm trách. Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc là SMIC được Huawei định hướng cho các đơn đặt hàng gần đây, nhưng khả năng có hạn để có thể thay thế được TSMC.

    Theo Financial Times, chip Kirin của HiSilicon sử dụng các quy tŕnh 16 nanomet, 12 nanomet, 7 nanomet và 5 nanomet của TSMC, chiếm khoảng 20% ​​công suất sản xuất của TSMC. Nhà phân tích Chris Hsu của Trendforce chỉ ra rằng về lư thuyết, nhiều nhất SMIC có thể thay thế các bộ phận 16 nanomet và 12 nanomet, không mang lại được khả năng sản xuất tiên tiến hơn so với TSMC.

    Hôm thứ Hai (18/5) Huawei đă thừa nhận rằng lệnh cấm mới của Mỹ sẽ đe dọa sự sống c̣n của họ. Reuters đưa tin, tại Hội nghị Nhà phân tích toàn cầu hàng năm của Huawei tổ chức vào hôm thứ Hai, ông Quách B́nh (Guo Ping), chủ tịch luân phiên của Huawei phát biểu: “Mong tồn tại là từ chủ đề của Huawei hiện nay”.

    SMIC có tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ không là vấn đề chú ư
    Randy Abrams, người phụ trách nghiên cứu bán dẫn châu Á của Credit Suisse cho biết, trừ khi t́m thấy giải pháp, bằng không th́ có lẽ sau thời gian nới rộng hạn định là 120 ngày th́ cả hai công ty sẽ ngừng cung cấp chip cho Huawei.

    Nhưng một số chuyên gia trong ngành đặt câu hỏi liệu SMIC có tuân thủ lệnh cấm mới của Mỹ đối với Huawei hay không. Nếu SMIC tiếp tục hợp tác với Huawei, có phân tích cho rằng SMIC cuối cùng sẽ nằm trong danh sách đen ở Washington, điều này sẽ ngăn không cho họ tiếp cận với các thiết bị sản xuất chip tiên tiến. Trong khi kế hoạch mở rộng ngành công nghiệp chip của Bắc Kinh rất cần những thiết bị này.




    ASIC của Huawei: Khó t́m được nhà cung cấp thay thế
    Giới điều hành và phân tích ngành công nghiệp này có dự đoán rằng động thái của Washington sẽ cắt đứt nguồn cung chip máy tính quan trọng của Huawei, điều này cũng sẽ có tác động rộng lớn hơn đến chuỗi cung ứng công nghệ.

    Trên Financial Times có b́nh luận cho rằng bước đi này có thể là một phần trong tác động rộng lớn hơn của cuộc tấn công đối với chuỗi cung ứng của Huawei theo “kiểu phẫu thuật ngoại khoa”.

    Phó chủ tịch Geoff Blaber của công ty nghiên cứu công nghệ CCS Insights chia sẻ: “Mọi người rất lo lắng rằng đây không chỉ là cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ, mà c̣n trở thành cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ.”

    Thông tin cho biết vấn đề lớn nhất đối với Huawei có thể là kinh doanh mạng viễn thông, là lĩnh vực chiếm 35% doanh thu của Huawei. Hiện nay không có nhà sản xuất thay thế nào có thể sản xuất ASIC (chip ứng dụng đặc biệt) cho các trạm hạ tầng viễn thông của Huawei. Một giám đốc điều hành trong lĩnh vực chip tại Đài Loan đă chỉ ra, ngay từ năm ngoái Huawei và HiSilicon đă tích cực tích trữ hàng hóa nên có thể hoàn thành các đơn đặt hàng 5G Trung Quốc hiện đang có, nhưng xem chừng lĩnh vực kinh doanh mạng internet của họ không có tương lai sáng sủa.

    Lâm Nghiên (Theo Epoch Times)

  4. #74
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Mỹ-Trung căng thẳng: Quân đội Trung Quốc muốn tăng ngân sách quốc pḥng ít nhất 7,5%


    Đ̣an đại biểu quân đội Trung Quốc rời Đại Lễ Đường Nhân Dân sau cuộc họp trù bị của Quốc Hội, Bắc Kinh, ngày 04/03/2019 REUTERS - Aly Song
    Tú Anh
    Thế lực ly khai tại Tân Cương, Tây Tạng, xu hướng độc lập tại Đài Loan, nhưng đứng đầu là nguy cơ xung đột với Mỹ là những lư do giúp quân đội Trung Quốc được tăng ngân sách ít nhất 7,5% trong hai năm liên tiếp, theo nguồn tin của báo Hồng Kông 19/05/2020.


    Theo South China Morning Post, trước ngày Quốc Hội Trung Quốc họp thường niên vào thứ Sáu tới đây, các tướng lănh Trung Quốc chờ mong được thông báo tăng ngân sách, ít nhất là 7,5% như năm 2019 hoặc nhiều hơn thế nữa.

    Quân đội Hoa lục cho biết cần thêm vũ khí, tài nguyên để đối phó với nhiều mối đe dọa cùng lúc: t́nh h́nh bất trắc biến đổi không ngừng bên ngoài lẫn bên trong lănh thổ. Nhưng đứng đầu các mối đe dọa là quan hệ căng thẳng với Mỹ ngày càng leo thang, tiến gần đến nguy cơ xung đột.

    Hai hồ sơ nóng thấy rơ là t́nh h́nh biển Đông và đại dịch Covid-19.

    Theo quan điểm của Bắc Kinh, Hoa Kỳ đă gia tăng hoạt động quân sự trên không và trên biển "sát cửa" Trung Quốc từ đầu năm đến nay nhiều gắp ba lần so với nguyên một năm 2019.

    Một cựu sĩ quan Trung Quốc nay là nhà b́nh luận quân sự tên Tống Trọng B́nh (Song Zhong Ping) phân tích trên South China Morning Post: Bắc Kinh cảm thấy an ninh đang bị Mỹ và nhiều nước khác đe dọa ngày càng nguy hiểm. Do vậy, quân đội Trung Quốc cần thêm ngân sách để tiếp tục hiện đại hóa và tập trận.

    Ngân sách quân đội Hoa lục, theo nguồn tin chính thức, là 177 tỷ đô la trong năm 2019.

  5. #75
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Căng thẳng Mỹ- Trung càng gia tăng, Hoa Kỳ càng ngọt ngào với Đài Bắc


    Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ ngày càng thể hiện rơ sự ủng hộ với Đài Loan. Trong ảnh, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) tái đắc cử, tháng 1/2020. REUTERS/Ann Wang
    Thanh Hà
    Hiếm khi nào Đài Loan lại chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ như ở vào thời điểm này. Chính quyền Trump không ngớt lời ca ngợi thành công vượt bực của Đài Bắc trong việc xử lư khủng hoảng Covid-19, đ̣i cho Đài Loan phải có một chỗ đứng xứng đáng hơn trong các định chế quốc tế và tăng tốc cung cấp vũ khí cho chính quyền của tổng thống Thái Anh Văn.

    Nhưng không chắc Mỹ sẵn sàng thay đổi nguyên tắc “một nước Trung Hoa” vốn là nền tảng bang giao Mỹ-Trung.

    Vào lúc virus corona gây nhiều thiệt hại về nhân mạng và kinh tế cho nước, dịch Covid-19 “đổ thêm dầu vào lửa” trong quan hệ Mỹ- Trung, Đài Loan trở thành một “vũ khí” của chính quyền Trump để tấn công Bắc Kinh : Nhà Trắng đề cao thành tích rực rỡ của Đài Loan chống dịch Covid-19 chỉ nhằm chứng minh là một nước lớn như Trung Quốc đă bất lực trước một con siêu vi, tệ hơn thế nữa Bắc Kinh đă thiếu minh bạnh trên hồ sơ này để gây ra đại dịch. Tổng thống Trump chỉ trích Tổ Chức Y Tế Thế Giới là “con rối” trong tay Trung Quốc, gạt bỏ mọi cảnh báo và thông tin do Đài Loan cung cấp về virus corona chủng mới.

    Về mặt quân sự, ngoài việc điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ chọn đúng thời điểm tổng thống Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức thêm nhiệm kỳ thứ hai để thông báo hợp đồng bán ngư lôi cho Đài Bắc.

    Theo quan điểm của chuyên gia Elizabeth Economy thuộc trung tâm nghiên cứu về quan hệ quốc tế Mỹ Council on Foreign Relations, từ trước tới nay, Quốc Hội Mỹ luôn có khuynh hướng ủng hộ Đài Loan, nhưng ở cấp chính quyền, Washington “tránh lộ liễu phô trương quan điểm đó nhằm duy tŕ thế cân bằng vốn dễ vỡ” giữa hai siêu cường kinh tế và quân sự của thế giới này.

    Dễ vỡ bởi từ những năm 1970 các chính quyền Mỹ liên tiếp luôn tôn trọng nguyên tắc “Một nước Trung Hoa”, nhưng về mặt an ninh th́ Hoa Kỳ là điểm tựa quan trọng của Đài Loan. Trong khi đó Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lănh thổ của ḿnh, đồng thời Trung Quốc vẫn theo đuổi ư định thống nhất ḥn đảo với 23 triệu dân này, kể cả bằng vũ lực.

    Từ ngày bước chân vào Nhà Trắng tổng thống Trump, về mặt chính thức, cũng tuân thủ nguyên tắc ngoại giao truyền thống nói trên, nhưng ít kín đáo hơn những đời tổng thống tiền nhiệm, ông đă ủng hộ Đài Loan về nhiều mặt, đặc biệt là để ḥn đảo này có một vị trí xứng đáng hơn trên sân khấu chính trị quốc tế. Việc Đài Bắc thành công kiểm soát dịch Covid-19 lại càng làm tăng uy tín của ḥn đảo này trong mắt lănh đạo Hoa Kỳ, như ghi nhận của chuyên gia Elizabeth Economy.

    So sánh với Hoa lục, Washington xem đây là bằng chứng rơ rệt nhất cho thấy thế thượng phong của một mô h́nh dân chủ ngay cả trong việc giải quyết khủng hoảng về y tế. Mỹ cũng thừa biết rằng, càng ca ngợi tấm gương sáng của Đài Loan bao nhiêu, Bắc Kinh lại càng tức tối bấy nhiêu.

    Nhưng có lẽ Đài Bắc không ngây thơ để tin vào những lời đường mật của Nhà Trắng. Ngoại trưởng Mỹ tuy đă đề cao “mô h́nh dân chủ Đài Loan mà cả khu vực và thế giới cần noi theo”, nhưng Mike Pompeo đă khá lúng túng khi được hỏi rằng liệu Hoa Kỳ có đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với Đài Loan, với nguy cơ mở thêm một mặt trận với Trung Quốc hay không.

    Theo quan điểm của chuyên gia Abraham Denmark, thuộc trung tâm nghiên cứu Wilson Center, trụ sở tại Washington, trước mắt Mỹ và Trung Quốc vẫn c̣n nể nhau, chưa khai thác Đài Loan như một công cụ để tranh giành ảnh hưởng về mặt chiến lược. Điển h́nh là dưới áp lực của Trung Quốc, Đài Bắc vẫn phải đứng ngoài Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, nếu như Bắc Kinh cảm thấy vị thế của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, vấn đề chủ quyền của nước này hay đà vươn lên của Trung Quốc, bị đe dọa v́ hồ sơ Đài Loan, có khả năng giới lănh đạo Bắc Kinh sẽ “phản ứng gay gắt” và khi đó th́ Hoa Kỳ sẽ “mất tất cả mọi phương tiện gây sức ép với Trung Quốc”, như ghi nhận của nhà quan sát Ryan Hass thuộc viện nghiên cứu Brookings Institution.

    Về phần tổng thống Thái Anh Văn, bà thừa biết rằng, Đài Loan vẫn trong thế trên đe dưới búa giữa hai ông khổng lồ của thế giới, là Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa về đối ngoại, Washington luôn rất thực dụng. Với Donald Trump ở Nhà Trắng, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại bỏ rơi Đài Loan, một khi Mỹ và Trung Quốc sưởi ấm quan hệ. Ngoài ra, tổng thống Trump cũng sẵn sàng “quên” hẳn Đài Bắc, nếu như việc đó có ích cho quyền lợi từ kinh tế đến quân sự và thương mại hay ngoại giao của Mỹ.

  6. #76
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Ngoại trưởng Mỹ: Đóng góp của Trung Quốc quá nhỏ so với thiệt hại gây ra
    21/05/2020


    Ngoại trưởng Mike Pompeo trong một buổi họp báo về COVID-19 tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.


    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 20/5 tiếp tục chỉ trích Trung Quốc về vấn đề virus corona. Ông gọi khoản tiền 2 tỷ đô la mà Bắc Kinh cam kết chống đại dịch là “quá nhỏ” so với mất mát hàng trăm ngàn sinh mạng con người và hàng ngàn tỷ đô la, theo Reuters.

    Ông Pompeo đă bác bỏ tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nói rằng Bắc Kinh đă hành động minh bạch sau khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ nói nếu ông Tập muốn thể hiện điều đó, ông nên tổ chức một cuộc họp báo và cho phép các phóng viên hỏi ông bất cứ điều ǵ họ muốn.

    “Chủ tịch Tập Cận B́nh tuyên bố trong tuần này rằng Trung Quốc đang hành động với trách nhiệm công khai, minh bạch. Tôi ước ǵ sự thật là như vậy”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

    Ngoại trưởng Mỹ buộc tội Bắc Kinh tiếp tục giữ các mẫu virus, chưa cho phép tiếp cận các cơ sở, kiểm duyệt thảo luận, và nhiều việc khác nữa.

    Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng đột biến trong những tuần gần đây, với việc ông Pompeo và Tổng thống Donald Trump đả kích Bắc Kinh về việc xử lư dịch bệnh.

    Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch toàn cầu.

    Vào thời điểm nhiều quốc gia đang thúc giục đoàn kết và hợp tác đẩy mạnh cuộc chiến chống virus, ông Trump đă đề xuất rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới v́ bất b́nh về sự ứng phó của tổ chức mà ông gọi là “một con rối của Trung Quốc”, trong khi ông Tập lại cam kết trợ giúp 2 tỷ đô la.

    “Tôi mong sẽ thấy họ thực sự thực hiện cam kết trị giá 2 tỷ đô la đó. Những đóng góp của Trung Quốc trong việc chống lại đại dịch là quá nhỏ, so với thiệt hại mà họ đă gây ra trên thế giới”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói.

    “Đại dịch này đă giết chết khoảng 90.000 sinh mạng người Mỹ. Hơn 36 triệu người Mỹ đă mất việc kể từ tháng 3. Toàn cầu mất 300.000 sinh mạng, có thể lên tới 9 ngh́n tỷ đô la, theo ước tính của chúng tôi, đó là cái giá mà thế giới phải trả cho thất bại của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Ngoại trưởng Mỹ nói tiếp.

    Tại Bắc Kinh, Trung Quốc nói ông Pompeo “cực kỳ vô trách nhiệm”, và kêu gọi ông giải thích về những thiếu sót trong phản ứng của Mỹ đối với chủng virus mới này.

    “Tại sao chính phủ Hoa Kỳ không thực hiện bất kỳ biện pháp kiểm soát và pḥng ngừa nào từ giữa tháng 1 đến tháng 3?”, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói.

    “Tại sao Mỹ thất bại trong việc ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus corona? Ông có trách nhiệm giải thích điều này với thế giới”, đại diện của Trung Quốc nói thêm.

    Ngoại trưởng Pompeo cũng cáo buộc Trung Quốc đe dọa Úc bằng trừng phạt kinh tế, v́ nước này t́m cách điều tra độc lập về nguồn gốc của dịch bệnh, đồng thời cáo buộc tội Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đă có “mối quan hệ gần gũi bất thường với Bắc Kinh từ lâu trước khi xảy ra đại dịch này”, là điều mà ông cho là “rất đáng quan ngại”.

    WHO hiện chưa lên tiếng về các cáo buộc của ông Pompeo.

  7. #77
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Nhà Trắng ra báo cáo về ‘các hoạt động xấu xa’ của Trung Quốc
    21/05/2020


    Tổng thống Donald Trump trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng về virus corona.


    Ngoài cuộc khẩu chiến gay gắt với Trung Quốc về việc xử lư virus corona, Nhà Trắng tiếp tục đưa ra một cuộc tấn công trên diện rộng vào các chính sách kinh tế hung hăn, củng cố quân đội, các chiến dịch xuyên tạc và vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.

    AP dẫn nguồn tin từ một giới chức chính phủ cấp cao đề nghị giấu tên cho biết bản báo cáo dài 20 trang không báo hiệu sự thay đổi trong chính sách của Mỹ, nhưng nó củng cố những chỉ trích mạnh mẽ của ông Trump, mà ông hy vọng sẽ gây tiếng vang với các cử tri đang tức giận về cách xử lư dịch bệnh của Trung Quốc khiến hàng chục triệu người Mỹ mất việc.

    “Việc truyền thông chỉ tập trung vào rủi ro đại dịch hiện nay đă bỏ lỡ bức tranh lớn hơn về thách thức từ Đảng Cộng sản Trung Quốc”, AP dẫn lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói hôm 20/5, trước khi Nhà Trắng công bố báo cáo.

    “Trung Quốc đang bị cai trị bởi một chế độ tàn bạo, độc tài, một chế độ cộng sản kể từ năm 1949. Trong nhiều thập niên, chúng ta nghĩ rằng chế độ này sẽ dần dần trở nên giống chúng ta hơn - thông qua thương mại, trao đổi khoa học, tiếp cận ngoại giao, cho phép họ tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới với tư cách một quốc gia phát triển. Điều đó đă không xảy ra”, ông nói.

    Sau đó trong ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đă chấp thuận bán ngư lôi tiên tiến cho quân đội Đài Loan, một động thái chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh chỉ trích mạnh mẽ.

    Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đă thông báo cho Quốc hội về việc bán ngư lôi hạng nặng, các phụ tùng thay thế, thiết bị hỗ trợ và thử nghiệm, trị giá 180 triệu đô la, được cho là “sẽ giúp cải thiện an ninh của Đài Loan và hỗ trợ duy tŕ ổn định chính trị, cân bằng quân sự và tiến bộ kinh tế trong khu vực”.

    Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ tin rằng nếu mở cửa thị trường rộng hơn, đầu tư nhiều tiền hơn vào Trung Quốc và cho các sĩ quan quân đội Trung Quốc được tiếp cận nhiều hơn với đào tạo và công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ , th́ dần dà sẽ khiến Trung Quốc tự do hóa, quan chức Mỹ nói với AP.

    Nhưng thay vào đó, Trung Quốc ngày càng chuyên chế hơn bất cứ lúc nào kể từ khi Bắc Kinh giết người biểu t́nh chống chính quyền ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ngày càng khẳng định các ư tưởng chính trị của họ trên toàn cầu.

    Hoa Kỳ và Trung Quốc đă thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời chính quyền Nixon.

    “Hơn 40 năm sau, rơ ràng là cách tiếp cận này đă đánh giá thấp ư chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc hạn chế phạm vi cải cách kinh tế và chính trị ở Trung Quốc”, báo cáo của Mỹ nói. “Trong hai thập kỷ qua, các cải cách đă chậm lại, bị đ́nh trệ hoặc đảo ngược”.

    Theo báo cáo, chính quyền Trump thấy rằng “không có giá trị ǵ” khi can dự với Bắc Kinh chỉ để có tính biểu tượng và phô diễn. “Khi ngoại giao âm thầm tỏ ra vô ích, Hoa Kỳ sẽ gia tăng áp lực công cộng” đối với Trung Quốc.

    Ví dụ mới nhất về sự cạnh tranh sức mạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong hội nghị thường niên của cơ quan y tế thuộc Liên Hiệp Quốc vào tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă tham gia vào hội nghị qua video để cung cấp thêm tiền và hỗ trợ cho WHO. Trong khi đó, ông Trump lên tiếng chống lại WHO trong một lá thư, cáo buộc tổ chức này đă cùng với Trung Quốc che đậy sự bùng phát virus corona, và ông đe dọa sẽ ngừng vĩnh viễn tài trợ của Hoa Kỳ, vốn là nguồn tài chính chính của WHO trong nhiều năm qua.

    Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc về việc củng cố quân đội, tham gia vào các cuộc tấn công mạng, và cam kết chấm dứt các hoạt động kinh tế hung hăn của Bắc Kinh “đă bị vùi lấp bởi những lời hứa lèo rỗng tuếch”.

    Trong thời chính quyền Obama, Trung Quốc đă hứa sẽ ngăn chặn các hành vi trộm cắp, do chính phủ chỉ đạo, ở trên mạng hay nhằm vào các bí mật thương mại, nhằm thu lợi từ thương mại, và đă lặp lại lời hứa tương tự trong hai năm đầu tiên của chính quyền Trump, AP dẫn báo cáo nói.

    Tuy nhiên, vào cuối năm 2018, Hoa Kỳ và hàng chục quốc gia khác đă báo cáo rằng Trung Quốc đang tấn công các máy tính, nhắm mục tiêu vào sở hữu trí tuệ và đánh cắp thông tin kinh doanh.

    Chính quyền Trump cũng bất b́nh về cách Trung Quốc tiếp tục tranh luận với Tổ chức Thương mại Thế giới rằng ḿnh là “quốc gia đang phát triển”, mặc dù Trung Quốc đă là nhà nhập khẩu hàng đầu các sản phẩm công nghệ cao và chỉ đứng sau Hoa Kỳ về tổng doanh thu sản phẩm nội địa, chi tiêu quốc pḥng và đầu tư bên ngoài.

    Dưới thời Tập Cận B́nh, các quan chức Trung Quốc đă thanh trừng phe đối lập chính trị; các blogger, nhà hoạt động và luật sư bị truy tố bất công; áp đặt kiểm soát nghiêm ngặt để kiểm duyệt không chỉ truyền thông, mà cả các trường đại học, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ; công dân và các tập đoàn bị nhắm mục tiêu giám sát; và những người được coi là bất đồng chính kiến đă bị giam giữ tùy tiện, tra tấn và lạm dụng.

    “Trung Quốc tiếp tục giữ cấu trúc kinh tế phi thị trường và cách tiếp cận do nhà nước dẫn đầu về thương mại và đầu tư”, báo cáo nói. “Những cải cách chính trị cũng đă suy yếu hoặc đảo ngược, và sự phân biệt giữa chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị xóa nḥa”.

  8. #78
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật có thể hủy niêm yết công ty Trung Quốc
    B́nh luậnMinh Dũng • 19:53, 21/05/20• 373 lượt xem


    Thượng nghị sĩ John Kennedy (Charlotte Cuthbertson/The Epoch Times)


    Thượng viện Hoa Kỳ đă thông qua một dự luật hôm 20/5, yêu cầu các công ty Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán và báo cáo kế toán của Hoa Kỳ hoặc sẽ đối mặt với việc bị hủy niêm yết khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Luật này sẽ áp dụng cho những công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ hoặc các công ty huy động vốn tại nước này.

    Chính quyền Trung Quốc hiện đang chặn các cơ quan quản lư ở nước ngoài, bao gồm Ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) và Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty đại chúng (PCAOB), kiểm tra các báo cáo kiểm toán của các công ty đại chúng có trụ sở tại Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.

    Đạo luật Quy Trách nhiệm với Các công ty nước ngoài, được tài trợ bởi 2 thượng nghị sĩ John Kennedy và Chris Van Hollen, sẽ cấm chứng khoán của các công ty Trung Quốc không được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ nếu PCAOB không thể kiểm tra sổ kiểm toán của trong ba năm liên tiếp.

    “Tôi không muốn tham gia vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, thượng nghị sĩ Kennedy phát biểu tại Thượng viện. “Tất cả những ǵ tôi muốn, và tôi nghĩ tất cả những người c̣n lại đều muốn, đó là Trung Quốc phải chơi theo luật”.

    “Đảng Cộng sản Trung Quốc gian lận” và dự luật này sẽ ngăn họ làm như vậy, ông Kennedy nói trên Twitter. “Chúng ta thật ngu ngốc khi để cho các công ty Trung Quốc có cơ hội để bóc lột những người Mỹ chăm chỉ bởi v́ chúng ta không kiên quyết kiểm tra sổ sách của họ”.

    Việc thông qua dự luật trên đến cùng thời điểm chính quyền của Tổng thống Donald Trump tăng cường kiểm tra các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Ông Trump ngày 14/5 trao đổi với kênh Fox Business rằng chính quyền của ông đang xem xét rất kỹ lưỡng vấn đề này. Nhưng ông nhấn mạnh một nhược điểm của việc tăng cường giám sát là các công ty này sẽ nói đơn giản là, “Okay Được rồi, chúng tôi sẽ chuyển đến London hoặc chúng tôi sẽ tới Hồng Kông”.

    Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, chỉ ra rằng chính quyền ông Trump đang thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm cao hơn từ các công ty Trung Quốc niêm yết ở Hoa Kỳ.

    Sàn chứng khoán Nasdaq Inc. hôm 19/5 thông báo rằng công ty Trung Quốc, Luckin Coffee Inc. sẽ bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch này, một tháng sau khi chuỗi cà phê Trung Quốc tiết lộ rằng giám đốc điều hành của công ty đă làm sai lệch doanh thu năm 2019 khoảng 310 triệu đô la.

    Công ty Wolfpack Research, một công ty nghiên cứu tài chính, vào hồi tháng 4 đă cáo buộc trang web phát video trực tuyến của Trung Quốc iQiyi đă báo cáo doanh thu năm 2019 cao hơn thực tế lên tới 1,9 tỷ đô la.

    Có 172 công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ với trị giá hơn 1 ngh́n tỷ đô la tính đến tháng 9 năm ngoái, theo báo cáo thường niên của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung. Trong số này bao gồm Tập đoàn Alibaba, Baidu và JD.com.

    Theo Reuters, Nasdaq sẽ công bố một số quy định mới hạn chế việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng khiến cho một số công ty Trung Quốc khó ra mắt trên sàn giao dịch chứng khoán này.

    Minh Dũng

    Theo The Epoch Times

  9. #79
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    ĐCS Trung Quốc xây ṭa nhà chính phủ tại hơn 40 quốc gia Châu Phi, nghi liên quan tới hoạt động gián điệp
    B́nh luậnMinh Thanh • 17:33, 21/05/20• 483 lượt xem


    H́nh ảnh vệ tinh lục địa châu Phi. (Dbenbenn / Wikimedia commons)

    Theo Fox News, báo cáo mới từ Quỹ Di sản (Heritage Foundation) của Hoa Kỳ tiết lộ rằng Bắc Kinh đă xây mới hoặc cải tạo lại ít nhất 186 ṭa nhà chính phủ ở ít nhất 40 quốc gia châu Phi. Báo cáo cho rằng gần như chắc chắn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ sử dụng các ṭa nhà này để tiến hành các hoạt động gián điệp.

    Tác giả của báo cáo này là ông Joshua Meservey, một nhà phân tích chính sách cao cấp về Châu Phi và Trung Đông của Quỹ Di sản. Ông Meservey nói với Fox News rằng làn sóng xây dựng ở Châu Phi dâng cao chỉ là một khía cạnh trong những nỗ lực rất lớn của Bắc Kinh nhằm mua chuộc các chính phủ châu Phi.

    Báo cáo cho biết, Bắc Kinh đang khiêu chiến với Hoa Kỳ để lănh đạo trật tự toàn cầu, loại trật tự đă mang lại sự thịnh vượng và ổn định chưa từng có cho các quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ. Bắc Kinh muốn lật đổ hệ thống này, biến nó thành một hệ thống mà không ai dám phản đối kế hoạch của Bắc Kinh.

    186 ṭa nhà chính phủ
    Báo cáo lần đầu tiên viện dẫn sự việc dữ liệu của trụ sở Liên minh châu Phi (AU) ở Ethiopia bị ṛ rỉ. Một cuộc khảo sát do tờ Le Monde của Pháp công bố vào tháng 1 năm 2018 đă chỉ ra rằng, máy chủ do ông trùm viễn thông Trung Quốc Huawei lắp đặt tại trụ sở của Liên minh châu Phi mỗi đêm gửi những dữ liệu trên tới Thượng Hải, Trung Quốc trong suốt 5 năm. ĐCSTQ bị buộc tội đứng sau hậu trường thao túng việc làm này.

    Ṭa nhà này được xây dựng bởi doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là "Tổng Công ty xây dựng Trung Quốc". Một cuộc kiểm tra của ṭa nhà phát hiện toàn bộ ṭa nhà đều ẩn giấu thiết bị nghe lén.

    Ba ngày sau khi Le Monde tiết lộ thông tin, tờ Financial Times của Anh cũng xác nhận nội dung mà Le Monde đă đưa.

    Báo cáo của Quỹ Di sản cho biết, không chỉ có trụ sở Liên Minh châu Phi, mà hầu hết các ṭa nhà của chính phủ châu Phi đều đang bị Bắc Kinh nghe lén. Kể từ năm 1966, các công ty Trung Quốc đă xây dựng hoặc cải tạo ít nhất 186 ṭa nhà chính phủ như vậy ở Châu Phi. Ngoài ra, các công ty viễn thông Trung Quốc đă thiết lập ít nhất 14 mạng viễn thông nội bộ chính phủ. Bắc Kinh đă tặng máy tính cho chính phủ của ít nhất 35 quốc gia châu Phi.

    Kết quả điều tra của Joshua Meservey c̣n nhấn mạnh rằng ít nhất 40 trong số 54 quốc gia châu Phi có các ṭa nhà chính phủ được các công ty Trung Quốc xây dựng. Ông đă viết trong báo cáo rằng, do khó có thể thu thập dữ liệu toàn diện về sự tham gia của Trung Quốc vào các vấn đề châu Phi trong 70 năm qua, nên những con số trên gần như chắc chắn chỉ là phần nổi.

    Xây dựng hoặc cải tạo một ṭa nhà khiến ĐCSTQ có cơ hội tốt để thu thập thông tin
    Báo cáo cho biết, ngoài việc dữ liệu tại trụ sở của Liên minh châu Phi bị ṛ rỉ, có nhiều lư do chính đáng để tin rằng ĐCSTQ đang lợi dụng các công ty Trung Quốc xây dựng ṭa nhà chính phủ để có cơ hội thu thập thông tin t́nh báo nước ngoài. Điều này phù hợp với các cách làm bất lương của Bắc Kinh nhằm thu về lợi kinh tế và triển khai các hoạt động gián điệp rộng khắp.

    Báo cáo nói rằng hoạt động gián điệp của Bắc Kinh đă tập hợp các cuộc đối thoại nhạy cảm giữa các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và các quan chức châu Phi. Trong đó bao gồm các cuộc thảo luận giữa các quan chức quân đội Hoa Kỳ và các quan chức châu Phi về các cuộc tập trận quân sự chung, các hoạt động chống khủng bố và các hoạt động khác mà họ không muốn tiết lộ với ĐCSTQ.

    "Bắc Kinh hiểu rằng thực lực kinh tế là yếu tố cốt lơi của sức mạnh quốc gia. Với các hoạt động gián điệp kinh tế liên tục chống lại Hoa Kỳ, Bắc Kinh cũng tăng cường sức mạnh của chính ḿnh và gây tổn hại cho Hoa Kỳ. Việc Bắc Kinh có thể tiếp cận dễ dàng đối với nhiều chính phủ châu Phi (thu thập thông tin) đă làm tăng nguy hiểm cho các công ty Mỹ, đặc biệt là các công ty công nghệ đang ngày càng quan tâm đến đầu tư và tiếp xúc với các chính phủ châu Phi", ông Meservey nói.

    Một báo cáo năm 2017 của Hoa Kỳ gọi Trung Quốc (ĐCSTQ) là "kẻ xâm phạm sở hữu trí tuệ hàng đầu thế giới". Theo một cuộc điều tra gần đây của Văn pḥng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, hoạt động gián điệp của Bắc Kinh tốn hơn 50 tỷ đô la hàng năm.

    Báo cáo cho biết, một cơ hội khác cũng hấp dẫn ĐCSTQ là: các công ty Trung Quốc đă xây dựng, mở rộng hoặc cải tạo ít nhất 24 nhà ở hoặc văn pḥng của tổng thống hoặc thủ tướng, ít nhất 26 quốc hội hoặc văn pḥng quốc hội, ít nhất 32 cơ sở quân sự hoặc cảnh sát và ít nhất 19 ṭa nhà của Bộ Ngoại giao.

    Báo cáo cho rằng đối với ĐCSTQ, việc lắp đặt thiết bị nghe lén trên các ṭa nhà này là một cơ hội tuyệt vời, cho phép họ thu thập thông tin t́nh báo trực tiếp từ các cấp cao nhất của chính phủ châu Phi. Trên thực tế, cơ hội này hấp dẫn đến mức Bắc Kinh có thể đă tài trợ và xây dựng một số ṭa nhà để cải thiện việc theo dơi một số chính phủ.

    "Nếu Bắc Kinh theo dơi cả một số văn pḥng nhạy cảm nhất của chính phủ châu Phi, ĐCSTQ có thể hiểu rơ hơn về các tính cách, thói quen và sở thích của các nhà lănh đạo, điều này sẽ giúp Bắc Kinh điều chỉnh chiến dịch ảnh hưởng cho từng nhà lănh đạo cấp cao. Thiết lập lực ảnh hưởng như vậy rất quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu bá quyền toàn cầu của ĐCSTQ”, báo cáo viết. Với tư cách ‘nhà lănh đạo toàn cầu’ trong việc thực thi hoạt động gián điệp và các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài, Bắc Kinh gần như chắc chắn có thể sử dụng các hoạt động của ḿnh ở châu Phi để giám sát các quan chức Mỹ, châu Phi và các lănh đạo doanh nghiệp.

    Việc thu thập thông tin t́nh báo của ĐCSTQ ở Châu Phi đặt ra 4 mối nguy hiểm lớn cho Hoa Kỳ
    "Lượng thông tin khổng lồ mà ĐCSTQ có thể thu thập ở châu Phi gây ra 4 mối nguy hiểm lớn cho Hoa Kỳ: Bởi v́ thông tin này có thể được sử dụng để thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với lục địa châu Phi; Tuyển dụng nhân viên t́nh báo ở các cấp cao của chính phủ châu Phi; Biết được các chiến lược ngoại giao, các hoạt động quân sự chống khủng bố hoặc các cuộc tập trận quân sự chung của Hoa Kỳ; Gây bất lợi cho sự cạnh tranh giữa các công ty Mỹ với các công ty Trung Quốc ở châu Phi", báo cáo cho biết.

    Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Meservey chỉ ra rằng nhiều chính phủ châu Phi đều biết rằng sự tham gia của ĐCSTQ ở Châu Phi bao gồm cung cấp các khoản vay, hỗ trợ và trao đổi văn hóa, nhưng ẩn trong các hoạt động này là hoạt động gián điệp và xâm nhập.

    Báo cáo của Quỹ Di sản đặc biệt đề cập rằng, luật của ĐCSTQ là yêu cầu cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân phải giúp các cơ quan t́nh báo thu thập thông tin t́nh báo. Các công ty Internet phải tuân theo hướng dẫn của chính phủ Trung Quốc, tức là hợp tác với chính phủ và cắt giảm người dùng ẩn danh.

    "Các tài liệu của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) cho thấy dữ liệu được thu thập bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo được gửi về Trung Quốc để phân tích, giúp ĐCSTQ tiến hành ngoại giao công khai. Một hiện tượng là các công ty công nghệ Trung Quốc thường tồn tại vấn đề lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm". Báo cáo của Quỹ Di sản đă trích dẫn báo cáo phân tích năm 2019 của một công ty an ninh mạng.

    Báo cáo của công ty an ninh mạng tiết lộ rằng: “Qua việc thử nghiệm thiết bị Huawei, hơn một nửa có ít nhất một lỗ hổng cho phép người dùng truy cập trái phép vào các thiết bị này. Tỷ lệ phát sinh lỗ hổng cao hơn nhiều so với các thiết bị của các công ty khác".

    Minh Thanh

    Theo Epoch Times

  10. #80
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Mỹ: V́ cách đối xử với giới hoạt động, Hong Kong khó được coi là ‘tự trị cao’
    22/05/2020


    Nhà cựu lập pháp ủng hộ dân Martin Lee, 81 tuổi (thứ hai, bên phải) rời đồn cảnh sát Hong Kong ngày 18/4.2020. Cảnh sát Hong Kong đă bắt giữ ít nhất 14 nhà lập pháp và nhà hoạt động dân chủ về tội tham gia các cuộc biểu t́nh bất hợp pháp hồi năm ngoái.


    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói hôm 20/5 rằng căn cứ vào cách Hong Kong đối xử với các nhà hoạt động dân chủ ở xứ này gần đây, càng khó khăn hơn để đánh giá rằng lănh thổ này có tính tự trị cao đối với Trung Quốc.

    Reuters dẫn lời ông Pompeo cho biết hiện Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn bỏ lửng việc đưa ra đánh giá xem liệu cựu thuộc địa của Anh có duy tŕ mức độ tự trị hay không. Bộ Ngoại giao Mỹ phải đưa ra đánh giá theo quy định của Quốc hội Mỹ.

    “Chúng tôi đang theo dơi sát sao những ǵ đang diễn ra ở đó”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói tại một cuộc họp báo.

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Hong Kong đă bị “trấn áp” trong tuần này khi họ cố gắng ngăn chặn “một quy tŕnh lập pháp bất thường” mà các nhà lập pháp thân Bắc Kinh đưa ra. Ông Pompeo nói thêm rằng: “Các nhà hoạt động hàng đầu Hong Kong như Martin Lee và Jimmy Lai đă bị lôi ra ṭa. Căn cứ vào những hành động như thế, càng khó có thể đánh giá là Hong Kong vẫn có tính tự trị cao đối với Trung Quốc đại lục”.

    Văn pḥng đại diện của Bộ ngoại giao Trung Quốc ở Hong Kong nói trong một tuyên bố hôm 21/5 rằng ông Pompeo đă “tống tiền” chính phủ Hong Kong và “can thiệp một cách trắng trợn vào các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh”.

    Hôm 6/5, ông Pompeo tuyên bố hoăn đưa ra báo cáo đánh giá liệu Hong Kong có thực sự tự trị hay không. Đây là tiêu chí để đảm bảo Hong Kong được ưu đăi đặc biệt về kinh tế, một yếu tố giúp cho đặc khu này vẫn duy tŕ là một trung tâm tài chính thế giới.

    Ngoại trưởng Mỹ nói việc tŕ hoăn giúp có thêm thời gian để xem xét bất kỳ hành động nào mà Bắc Kinh có thể dự tính trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc.

    Hôm 17/5, ông Pompeo nói ông tin rằng Trung Quốc đă đe dọa can thiệp vào công việc của các nhà báo Mỹ ở Hong Kong và cảnh báo Bắc Kinh rằng bất kỳ quyết định nào về quyền tự trị của Hong Kong đều có thể ảnh hưởng đến đánh giá của Mỹ.

    Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đă tăng đột biến trong những tuần gần đây, với việc ông Pompeo và Tổng thống Donald Trump mạnh mẽ đả kích Bắc Kinh về dịch virus corona, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TRUY LÙNG NGUỒN GỐC VIRUS CÔRONA WUHAN
    By dtkcamau in forum Tin Thế Giới
    Replies: 57
    Last Post: 27-05-2020, 09:42 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 17-05-2020, 09:27 AM
  3. Sự tham chiến của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam
    By Hiếu Thiện in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 18-02-2020, 12:50 PM
  4. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •