Page 9 of 11 FirstFirst ... 567891011 LastLast
Results 81 to 90 of 102

Thread: ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

  1. #81
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đối Đầu mỹ - trung: ThƯƠng mại - virus wuhan - chiến tranh lạnh ?

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo chính quyền Trung Quốc trước luật an ninh Hồng Kông
    B́nh luậnMinh Dũng • 14:47, 22/05/20• 130 lượt xem


    Người biểu t́nh giương cờ Hoa Kỳ trong một cuộc tuần hành ở Hồng Kông vào ngày 01/1/2020. (Sung Pi-lung / The Epoch Times)
    Hoa Kỳ hôm thứ Năm (21/5) cảnh báo chính quyền Trung Quốc trước việc nước này áp dụng luật an ninh quốc gia mới với Hồng Kông, khi nói rằng mức độ tự chủ cao của ḥn đảo và tôn trọng nhân quyền là ch́a khóa để duy tŕ t́nh trạng đặc biệt của lănh thổ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus cho biết, theo tin từ Reuters.

    “Bất kỳ nỗ lực nào để áp đặt luật an ninh quốc gia mà không phản ánh ư nguyện của người dân Hồng Kông sẽ gây ra bất ổn, và sẽ gặp phải sự lên án mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế”, bà Ortagus nói .

    Trung Quốc chuẩn bị áp đặt Luật An ninh Quốc gia mới với Hồng Kông sau khi diễn ra các cuộc biểu t́nh ủng hộ dân chủ gây bất ổn tại lănh thổ này vào năm ngoái. Điều này đă nhận được lời cảnh báo từ Tổng thống Donald Trump rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với nỗ lực giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với thuộc địa cũ của Anh.

    Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông được Tổng thống Trump phê duyệt năm ngoái yêu cầu Bộ Ngoại giao hàng năm phải đánh giá mức độ quyền tự trị của Hồng Kông để ḥn đảo giữ được vị thế thương mại đặc biệt của ḿnh vốn được Hoa Kỳ trao cho những quy chế thương mại đặc biệt ưu đăi, giúp lănh thổ này duy tŕ vị thế là một trung tâm tài chính thế giới.

    Nếu Bộ Ngoại giao quyết định tước bỏ các ưu thế về lănh thổ, th́ Tổng thống Trump là người quyết định cuối cùng liệu có chấm dứt hoặc không chấm dứt một số hoặc toàn bộ đặc quyền mà Hồng Kông hiện đang được hưởng.

    Chấm dứt vị thế đặc biệt của Hồng Kông sẽ là một cú sốc lớn đối với các công ty Hoa Kỳ. Theo Bộ Ngoại giao, 85.000 công dân Hoa Kỳ sống ở Hồng Kông vào năm 2018 và hơn 1.300 công ty Hoa Kỳ hoạt động ở đây, gồm gần như mọi công ty tài chính lớn của Hoa Kỳ.

    Bà Ortagus cho biết tuyên bố của Bắc Kinh về vấn đề này đă làm suy yếu các cam kết và nghĩa vụ của Trung Quốc trong Tuyên bố chung Trung-Anh,

    “Một Hồng Kông ổn định, thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản là v́ lợi ích của Hồng Kông, Trung Quốc, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn”, bà nói thêm.

    Một số nhà b́nh luận cho rằng việc thực thi "Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông" chắc chắn sẽ có tác động lớn đến Hồng Kông. Điều này sẽ tiếp tục đàn áp Hồng Kông và chắc chắn sẽ khiến Hồng Kông rất hỗn loạn trong tương lai. Ví dụ, từ phong trào "chiếm đóng Trung tâm" vài năm trước cho tới phong trào "Phản đối dự luật dẫn độ" kéo dài nửa năm, v.v., cuối cùng khiến chính quyền Bắc Kinh lâm vào t́nh cảnh ‘cái được chẳng bơ cho cái mất’.

    Truyền thông Hồng Kông đưa tin, vào tối ngày 21/5, hàng trăm người đă ngay lập tức hưởng ứng lời kêu gọi trực tuyến và tập trung biểu t́nh tại trung tâm mua sắm Yuen Long. Họ hát những bài hát ‘chống sửa đổi’, hô khẩu hiệu, và dán áp phích và khẩu hiệu lên hàng rào.

    Một số người kêu gọi các công dân tham gia cuộc diễu hành tại Vịnh Causeway vào 24/5 và tham gia đ́nh công vào thứ Tư tới.

    Minh Dũng

  2. #82
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đối Đầu mỹ - trung: ThƯƠng mại - virus wuhan - chiến tranh lạnh ?

    Mỹ tăng cường các mối quan hệ đa phương để đối đầu với Trung Quốc
    B́nh luậnDu Miên • 14:27, 22/05/20• 195 lượt xem


    Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tổ chức cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, 23/9/2019. (Ảnh của SAUL LOEB / AFP qua Getty Images)

    Chính phủ Hoa Kỳ đang xây dựng các mối quan hệ đối tác cùng các đồng minh để chống lại sự gia tăng ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với thế giới.

    Báo Yonhap News Agency (YNA) ngày 21/5 đưa tin, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump đă đệ tŕnh lên Quốc hội Hoa Kỳ trong tuần này một bản kế hoạch bàn về đối sách trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung, thể theo yêu cầu của Đạo luật Ủy quyền Quốc pḥng Quốc gia cho năm Tài khóa 2019.

    Bản kế hoạch dài 16 trang có tựa đề là “Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng Ḥa Nhân dân Trung Hoa”, trong đó nêu rơ những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ trước những thách thức do Trung Quốc đặt ra về kinh tế, an ninh, cũng như đối với các giá trị của Hoa Kỳ.

    Báo cáo này ra đời trong bối cảnh căng thẳng gia tăng nhanh chóng trong mối quan hệ Mỹ - Trung dẫn đến sự đối đầu trực tiếp, cả về kinh tế, quân sự và trách nhiệm đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đang hoành hành toàn cầu.

    Để cạnh tranh trực diện với Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (PRC) - tên chính thức của Trung Quốc đại lục, bản kế hoạch đặt ra 2 mục tiêu chính:

    “Để cải thiện khả năng phục hồi của các tổ chức, liên minh và quan hệ đối tác của [Hoa Kỳ] để chống lại những thách thức mà PRC đặt ra”;
    “Buộc Bắc Kinh phải chấm dứt hoặc giảm bớt các hành động gây hại cho những lợi ích quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ, cũng như của các đồng ḿnh và đối tác của chúng ta”.
    Nhằm hỗ trợ một thị trường toàn cầu hóa với “các nguyên tắc chung của một trật tự tự do và cởi mở, Hoa Kỳ đang xây dựng “quan hệ đối tác hợp tác” và “phát triển các lựa chọn thay thế tích cực” với các đồng minh, đối tác và các tổ chức quốc tế.

    Theo báo cáo này, điều kiện đặt ra đối với các đối tác tiềm năng này là những quốc gia, tổ chức hay hiệp hội có “tầm nh́n và cách tiếp cận” tương thích với các giá trị của Hoa Kỳ, ví dụ như:

    Triển vọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (SEA) trên Ấn Độ - Thái B́nh Dương;
    Tầm nh́n tự do và cởi mở của Nhật Bản đối với Ấn Độ - Thái B́nh Dương;
    Chính sách An ninh và Tăng trưởng cho Tất cả trong khu vực của Ấn Độ;
    Chính sách Ấn Độ - Thái B́nh Dương của Úc;
    Chính sách miền Nam mới của Hàn Quốc;
    Và chính sách hướng Nam mới của Đài Loan.
    Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đưa ra Chính sách miền Nam mới nhằm tập trung phát triển các mối quan hệ thân thiết với các quốc gia thuộc khu vực SEA. Tuy nhiên, chính quyền Seoul và Washington đă t́m cách xác định và xây dựng mối quan hệ song phương giữa 2 nước trên các khu vực chồng lấn giữa chính sách của Seoul và Chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương của Washington.

    Bản báo cáo cũng cáo buộc Bắc Kinh đang lợi dụng các lợi thế kinh tế có sẵn của ḿnh để đ̣i hỏi những nhượng bộ chính trị từ các quốc gia khác.


    Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Úc Scott Morrison (phải) thực hiện một cuộc duyệt binh trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Úc tại Nhà Trắng ở Washington, DC vào ngày 20 tháng 9 năm 2019. (SAUL LOEB / AFP / Getty Images)
    Hiện tại, đă có 122 quốc gia hưởng ứng lời kêu gọi của Úc [đối với việc] tiến hành điều tra độc lập về nguyên nhân của đại dịch viêm phổi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, Thủ tướng Úc Scott Morrison đang phải đối mặt với sự phẫn nộ của Bắc Kinh, kèm theo lời đe dọa sẽ hủy hoại nền kinh tế của Úc nếu ông không chịu hủy bỏ sáng kiến về cuộc điều tra này. Trung Quốc tỏ rơ thái độ hiếu chiến và hăm dọa Úc rằng họ có thể sẽ áp thuế quan để làm tê liệt mặt hàng xuất khẩu lúa mạch và thịt ḅ của Úc.

    Phát biểu tại một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao vào ngày 20/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đă tố cáo thái độ thù địch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Úc. Ông cũng khẳng định thế giới hiện đă có một “sự hiểu biết thực tế hơn” về “bản chất của chế độ này” sau khi chứng kiến cách xử lư thiếu minh bạch của ĐCSTQ đối với đại dịch virus Corona Vũ Hán.

    Tuyên bố sự ủng hộ của Mỹ đối với Úc khi nước này đang đối mặt với những lời hăm dọa từ phía ĐCSTQ, ông Pompeo nói: “Chúng tôi đứng về phía Úc và hơn 120 quốc gia đă ủng hộ lời kêu gọi của Mỹ về một cuộc điều tra đối với nguồn gốc của virus, để chúng ta có thể hiểu những sai lầm [trong đại dịch], đồng thời cứu thêm nhiều sinh mạng ngay lúc này, và cả trong tương lai”.

    Du Miên

  3. #83
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đối Đầu mỹ - trung: ThƯƠng mại - virus wuhan - chiến tranh lạnh ?

    Trung Quốc cam kết tiến tới thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ
    22/05/2020


    Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đọc báo cáo trước quốc hội nước này hôm 22/5


    Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục làm việc để thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Hoa Kỳ, vào lúc căng thẳng bùng lên giữa hai cường quốc kinh tế.

    Trong báo cáo về hoạt động của chính phủ đọc trước quốc hội hôm thứ Sáu 22/5, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ nỗ lực v́ tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu.

    “Chúng tôi sẽ hợp tác với Hoa Kỳ để thực hiện thỏa thuận kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ giai đoạn 1”, ông Lư phát biểu.

    “Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với các nước khác để mang lại lợi ích chung”, vẫn theo lời ông Lư.

    Ông cũng phát biểu rằng Trung Quốc sẽ “tích cực tham gia cải cách WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới)” và làm việc để đi đến kư kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đồng thời thúc đẩy đàm phán thương mại tự do với Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Các phát biểu của thủ tướng Trung Quốc được đưa ra giữa lúc quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục xấu đi v́ những lời đổ lỗi về đại dịch virus corona, tranh căi về vấn đề tiếp cận thị trường tài chính, và luật an ninh quốc gia mới có thể áp dụng với Hong Kong sau các cuộc biểu t́nh ủng hộ dân chủ, gây lo ngại về việc Trung Quốc ra tay kiểm soát thành phố này.

    Thỏa thuận giai đoạn 1 được chờ đợi từ lâu đă được kư kết vào tháng 1 năm nay, sau các cuộc đàm phán kéo dài làm thị trường thấp thỏm trong phần lớn năm 2019. Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây lại nói rằng đó không c̣n là ưu tiên của Washington, và đưa ra một vài lời đe dọa về các biện pháp trừng phạt nhắm vào Trung Quốc do nước này có vai tṛ trong giai đoạn đầu bùng phát dịch virus corona.

    Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm 21/5, Zhang Yesui, người phát ngôn của phiên họp thứ ba, quốc hội Trung Quốc khóa 13, nói rằng “mối quan hệ ổn định và phát triển giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ phục vụ lợi ích cao nhất của nhân dân Trung Quốc và Hoa Kỳ”.

    Zhang nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là “cùng nhau hợp tác để chống lại Covid-19”, và đảm bảo sự ổn định kinh tế toàn cầu, nhưng quan chức này cũng cảnh báo rằng nếu Mỹ cứ giữ năo trạng chiến tranh lạnh, Trung Quốc sẽ buộc phải phản ứng.

    (CNBC, Bloomberg)

  4. #84
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Mỹ bổ sung hơn ba chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen


    Ảnh minh họa: Sĩ quan cảnh sát bán quân sự Trung Quốc bước theo đội h́nh vào Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, ngày khai mạc kỳ họp Quốc Hội, 22/05/2020. REUTERS - THOMAS PETER
    Anh Vũ
    Theo Reuters, ngày 22/05/2020, Bộ Thương Mại Mỹ đă thông báo bổ sung 33 công ty và tổ chức của Trung Quốc vào danh sách đen bị Mỹ trừng phạt kinh tế. Theo Washington, đó là những công ty và tổ chức đă tham gia hỗ trợ các hoạt động trấn áp người Duy Ngô Nhĩ, sắc dân thiểu số theo Hồi Giáo sống chủ yếu ở vùng Tân Cương, Trung Quốc



    Chính quyền Donald Trump có hành động như vậy vào lúc Quốc Hội Trung Quốc đang thảo luận về luật an ninh quốc gia tại đặc khu hành chính Hồng Kông.

    Bảy công ty và 2 tổ chức bị Mỹ đưa vào danh sách đen v́ đă vi phạm nhân quyền, trực tiếp dính líu vào các vụ bắt giữ hàng loạt, cải tạo tập trung người Duy Ngô Nhĩ. Ngoài ra, Bộ Thương Mại Mỹ cũng liệt kê 24 công ty, tổ chức của chính phủ trong danh sách trừng phạt v́ đă mua các trang thiết bị, vũ khí để quân đội Trung Quốc sử dụng vào các hoạt động trấn áp người Duy Ngô Nhĩ. Trong đó có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, phần mềm nhận diện, vẫn phải mua các chi tiết công nghệ Mỹ.

    Các đối tượng bị đưa vào danh sách đen sẽ bị hạn chế mua hàng của Mỹ hoặc các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài theo công nghệ Mỹ.

    Cũng trong ngày 22/05, Bộ Giao Thông Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đă ngăn các hăng hàng không của Mỹ nối lại hoạt động tại Trung Quốc. Hai hăng hàng không của Mỹ Delta Airlines và United Airlines muốn nối lại các chuyến bay đến Trung Quốc vào tháng 6, sau khi ngừng đường bay do dịch Covid-19.

  5. #85
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tiết lộ ‘Dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc vi phạm quyền tự trị Hồng Kông’
    B́nh luậnThùy Minh • 09:35, 24/05/20• 16 lượt xem

    Thượng nghị sĩ Pat Toomey (Alex Wong/Getty Images)

    Chỉ vài giờ sau khi Bắc Kinh đưa ra Luật an ninh quốc gia áp dụng sâu rộng ở Hồng Kông, hai Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ dự kiến sẽ đệ tŕnh Dự luật lưỡng đảng nhằm xử phạt các quan chức Trung Quốc vi phạm quyền tự trị của Hồng Kông.

    Với tiêu đề ‘Đạo luật tự trị Hồng Kông’, dự luật này được đưa ra nhằm bảo vệ quyền con người ở Hồng Kông bằng cách trừng phạt các quan chức của chính quyền Trung Quốc có các can thiệp vào lănh thổ tự trị này. Dự luật cũng đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng thực hiện các giao dịch quan trọng trực tuyến với các thực thể liên quan đến việc lạm dụng đó.

    Tối ngày 21/5, Quốc hội Trung Quốc tuyên bố dự kiến sẽ thông qua Luật an ninh quốc gia cho việc thiết lập một hệ thống pháp lư và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông, đă từng là thuộc địa cũ của thuộc Anh. Hành động này đă ‘vượt mặt’ cơ quan lập pháp Hồng Kông, và có khả năng thông qua mà không có cản trở nào v́ Quốc hội là cơ quan “bù nh́n”, chỉ việc phê duyệt các chỉ thị do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành. Sau khi nhận được thông tin về đề xuất nói trên của Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Pat Toomey và Chris Van Hollen đă giới thiệu dự luật của Hoa Kỳ

    “Chính quyền Bắc Kinh không muốn ǵ hơn là dập tắt quyền tự trị của Hồng Kông và các quyền khác của người dân”, ông Toomey nói trong một thông cáo báo chí hôm 21/5. “Theo nhiều cách, Hồng Kông là “chú chim hoàng yến trong mỏ than” của châu Á, là chỉ dấu báo hiệu các nguy hiểm đang chờ đợi các nước trong khu vực về mối quan hệ với Trung Quốc. Cụ thể, sự can thiệp ngày càng gia tăng của Bắc Kinh có thể tác động tới các quốc gia đang đấu tranh cho tự do nhằm thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc”, ông cho biết thêm.


    Cảnh sát đứng bảo vệ bên ngoài một cửa hàng thời trang cao cấp ở Hồng Kông vào ngày 21/5/2020. (Anthony Wallace / AFP qua Getty Images)
    Dự luật sẽ nhắm vào các cá nhân thực thi Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc và các sĩ quan cảnh sát Hồng Kông, những người đàn áp người biểu t́nh ở Hồng Kông. Kể từ tháng 6/2019, người Hồng Kông đă tổ chức các cuộc biểu t́nh rầm rộ chống lại sự can thiệp của Bắc Kinh vào các vấn đề nội bộ của Hồng Kông.

    Ông Van Hollen khen ngợi sự can đảm của những người biểu t́nh ở Hồng Kông, những người vẫn kiên tŕ chống lại sự đàn áp tàn bạo của Trung Quốc. Ông nói rằng, Hoa Kỳ “không có thời gian để lăng phí” khi giải quyết vấn đề này trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc tiếp tục xúc tiến việc tước đi quyền tự trị của Hồng Kông.

    Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng chính quyền của ông sẽ có phản ứng mạnh mẽ nếu Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia này.

    “Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề đó một cách mạnh mẽ”, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng ngày 21/5, mà không giải thích thêm chi tiết.

    Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus hôm 21/5, đă thúc giục Bắc Kinh tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ của ḿnh trong Tuyên bố chung Trung-Anh, đảm bảo Hồng Kông có quyền tự do chính trị cao từ khi Anh chuyển quyền cai trị lănh thổ này cho Bắc Kinh vào năm 1997.

    Việc hạn chế các quyền tự do cơ bản của Hồng Kông sẽ gây ra phản ứng dữ dội và ảnh hưởng đến vị thế quốc tế của Hồng Kông, bà Morgan Ortagus cảnh báo.

    “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp dụng luật an ninh quốc gia mà không phản ánh mong muốn của người dân Hồng Kông sẽ gây ra t́nh trạng bất ổn cao, và sẽ gặp phải sự lên án mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế”, bà Morgan viết qua email gửi tới The Epoch Times.

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đă tŕ hoăn việc đưa ra một báo cáo thường niên về quyền tự trị của Hồng Kông, để quan sát thêm bất kỳ hành động nào khác từ Bắc Kinh. Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, được kư thành Luật vào năm ngoái, yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá xem liệu lănh thổ tự trị này có giữ được quyền tự trị chính trị đủ để bảo vệ các đặc quyền thương mại đặc biệt của ḿnh với Hoa Kỳ hay không.


    Những người biểu t́nh ủng hộ dân chủ cầm cờ và hô khẩu hiệu trong cuộc biểu t́nh kêu gọi độc lập thành phố tại một trung tâm mua sắm ở Hồng Kông vào ngày 16/5/2020. (Isaac Lawrence / AFP qua Getty Images)
    Ông Dan Garrett, một chuyên gia về Hồng Kông, là tác giả của cuốn sách “Counter-hegemonic Resistance in China’s Hong Kong: Visualizing Protest in the City” (Tạm dịch: “Cuộc kháng chiến chống lại sự bá quyền của Trung Quốc ở Hồng Kông: Trực quan hóa cuộc biểu t́nh ở thành phố”). Ông nói rằng ông thấy trước hậu quả thảm khốc sẽ xảy ra đối với người Hồng Kông bất đồng chính kiến ​​và những người chỉ trích chính quyền Trung Quốc khi Luật an ninh nói trên có hiệu lực.

    “Động thái này góp phần kết thúc sự tự trị của Hồng Kông và mở đầu cho sự ra đời chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại lănh thổ này” – và đây chỉ là “bước đầu tiên” để đưa lănh thổ này đặt dưới sự thống trị của họ”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua email.

    Ông cho biết, ở mức tối thiểu, chính quyền Trung Quốc sẽ đóng “lỗ hổng nhận thức về Đảng” trong hệ thống pháp luật Hồng Kông để dập tắt các cuộc biểu t́nh và trừng phạt những người phản đối chính quyền.

    “Chúng tôi có thể h́nh dung ra được h́nh ảnh những người phản đối ĐCSTQ ở Hồng Kông bị chuyển tới các trại giam của ĐCSTQ và bị cấm nhập cảnh vào Hồng Kông”, ông Garrett nói. “Các cuộc biểu t́nh ôn ḥa và phản kháng đối với các biện pháp của Bắc Kinh sẽ chỉ trở thành cái cớ cho bạo lực chính trị và đàn áp Hồng Kông”, ông lưu ư.

    “ĐCSTQ đă châm ng̣i nổ cho ḷ thuốc súng thậm chí c̣n lớn hơn năm ngoái”, ông Garrett nói. Ông lưu ư thêm rằng sắp tới ở Hồng Kông sẽ diễn ra một loạt các ngày kỷ niệm, như lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn, có thể đó sẽ là cơ hội làm mới các cuộc biểu t́nh ở Hồng Kông.

    Thùy Minh

    Theo The Epoch Times

  6. #86
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ -

    Siết Trung Quốc: Alibaba và Baidu sắp bị cấm niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ


     9:52 22/05/2020

    Hăng tin Bloomberg đưa tin Thượng viện Hoa Kỳ hôm nay (thứ Tư 20-05) vừa thông qua với đa số tuyệt đối một dự luật có thể khiến các công ty lớn của Trung Quốc như Alibaba Group và Baidu Inc. bị cấm niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, làm căng thẳng thêm mối quan hệ đă xuống rất thấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.


    Nhà sáng lập Alibaba Group Jack Ma gơ búa chào mừng cổ phiếu của Alibaba được chào bán lần đầu trên sàn chứng khoán NYSE ngày 19-09-2014 ở New York, thu được 21,8 tỷ USD từ các nhà đầu tư Mỹ
    Dự luật lưỡng đảng, mă hiệu S.945, được soạn thảo bởi hai Thượng nghị sĩ John Kennedy (Cộng Ḥa, Louisiana) và Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) được toàn bộ Thượng viện tán thành, bắt buộc các công ty muốn giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ phải chứng minh họ không nằm trong sự kiểm soát của các chính phủ nước ngoài.

    Nếu một công ty không chứng minh được rằng ḿnh không bị chính phủ kiểm soát, hoặc Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng Mỹ (PCAOB) không thể kiểm toán công ty đó trong ba năm liên tiếp để xác định xem nó có bị chính phủ nước ngoài kiểm soát hay không th́ cổ phiếu của công ty đó bị cấm giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ.

    “Tôi không muốn dự vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, Thượng nghị sĩ Kennedy nói giữa Thượng viện, nhưng “Trung Quốc cần phải chơi theo luật lệ”.

    “Tất cả các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán phải tuân theo cùng một luật lệ và dự luật mới này đem lại sự thay đổi theo lẽ thường để tạo một sân chơi b́nh đẳng, đem lại cho nhà đầu tư sự minh bạch họ cần có để đưa ra quyết định đầu tư,” Thượng nghị sĩ Van Hollen nói trong một tuyên bố. “Tôi rất hănh diện khi chúng ta thông qua dự luật hôm nay với sự ủng hộ hoàn toàn của cả hai đảng, và tôi thúc giục các đồng sự ở Hạ Viện cũng làm như vậy”, ông Hollen nói thêm.

    TNS Marco Rubio, đồng bảo trợ dự luật, cho biết “Đạo luật quan trọng này sẽ bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, người về hưu không bị lừa bỏ tiền vào các công ty Trung Quốc mù mờ, chuyên lừa đảo nhưng niêm yết cổ phiếu trên các TTCK Mỹ”.

    TNS Kennedy nói, sau khi được phê chuẩn thành luật, luật này sẽ áp dụng cho tất cả các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, từ New York Stock Exchange (NYSE), Nasdaq tới Chicago.

    Theo nguồn tin từ Ủy ban Chứng khoán (Securities and Exchange Commission, SEC), cơ quan quản lư TTCK Mỹ đă không thể kiểm tra sổ sách tài chánh của 95% công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ. Mới đây, sàn chứng khoán Nasdaq đă loại bỏ cổ phiếu của công ty Luckin Coffee của Trung Quốc sau khi phát hiện các viên chức quản lư công ty này bịa ra khoản doanh thu 310 triệu USD từ tháng 04 đến tháng 12-2019 để nâng giá cổ phần, lừa gạt nhà đầu tư.

    PCAOB là một tổ chức kỹ thuật của SEC, được thành lập sau vụ bê bối tài chánh của tập đoàn Enron năm 2002, có nhiệm vụ ngăn chặn hành vi lừa đảo và sai trái có thể gây thiệt hại cho quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán. Lâu nay, chính quyền Trung Quốc luôn từ chối cấp phép cho PCAOB xem xét, kiểm toán các doanh nghiệp nước này có cổ phiếu giao dịch trên NYSE, Nasdaq và các sàn chứng khoán khác của Mỹ dù các công ty như Alibaba, Baidu đă thu về hàng tỷ USD từ việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư Mỹ.

    Theo tài liệu của SEC, trên TTCK Mỹ có 224 công ty với tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1,8 ngàn tỷ USD có trụ sở ở các nước khác, chủ yếu là ở Trung Quốc, mà Ủy ban PCAOB không thể thực hiện kiểm toán hoặc xem xét sổ sách.

    Trong một động thái cho thấy sự thống nhất ư kiến của Quốc hội, Dân biểu Brad Sherman (Dân Chủ, California) trong Ủy ban Tài chánh Hạ Viện cũng đưa ra một dự luật tương tự. Ông Sherman tuyên bố: “Tôi khuyên các đồng sự ở Thượng Viện tiếp tục giải quyết vấn đề cấp bách này. Nếu dự luật không được phê chuẩn thành luật, các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phần của những công ty Trung Quốc như Luckin Coffee có thể mất trắng nhiều tỷ USD”.

    Tuần trước, Tổng thống Trump nói trong chương tŕnh Fox Business rằng ông “đang xem xét” các công ty Trung Quốc giao dịch cổ phiếu trên các sàn chứng khoán nhưng không tuân theo luật lệ kế toán của Mỹ. Ông nói, nếu Mỹ mạnh tay th́ có thể bị phản ứng và các công ty này có thể chuyển sang thị trường Hong Kong hoặc London, nhưng ông không lo ngại về chuyện đó.

    (Theo Bloomberg)

  7. #87
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ -

    Tổng thống Trump loại các công ty của Trung Quốc ra khỏi Phố Wall
    B́nh luậnNguyên Hương • 10:39, 25/05/20• 87 lượt xem


    Biểu tượng Wall St. bên cạnh Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ngày 16/9/2008 tại thành phố New York (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)

    Nếu như trước đây nguy cơ [về việc] “không được tiếp cận ḍng vốn của Hoa Kỳ” đối với Trung Quốc chỉ là [vấn đề] đàm luận, hiện giờ đă trở thành mối đe dọa thực sự.

    Trong hơn hai thập kỷ qua, các công ty Trung Quốc đă không hề bận tâm về việc được các cơ quan giám sát Phố Wall “điều chỉnh”. Họ được miễn áp đặt các tiêu chuẩn kế toán và được hưởng lợi từ ḍng vốn khổng lồ của Hoa kỳ. Điều này tốt cho cả hai bên, đặc biệt là Trung Quốc.

    Ngày trước, các doanh nghiệp đầu tư của Hoa Kỳ đă đổ dồn vào các công ty Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc thật sự được đối xử như “khách mời đặc biệt” của Phố Wall. Giờ đây, thị trường vốn của Hoa Kỳ sẽ chấm dứt rót vào các công ty Trung Quốc, những thực thể mà sẽ nhanh chóng cạnh tranh với [nếu không nói là tiêu diệt] các đối thủ Hoa Kỳ và đồng thời làm giàu cho những người cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

    Kết thúc việc Trung Quốc được ‘ăn theo’’ hưởng lợi
    Việc ĐCSTQ xử lư sai lầm trong giai đoạn đầu của sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ hán, đă cho phép virus này xâm nhập vào thế giới và đang hủy hoại nền kinh tế thế giới, kết hợp với sự căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, chính quyền Tổng thống Trump thấy rằng không thể để Trung Quốc “ăn theo” hưởng lợi nữa.

    Chẳng hạn, theo Ủy ban Đánh giá Kinh tế Mỹ-Trung, tính đến tháng 2/2019, đă có 156 công ty Trung Quốc với tổng định giá 1,2 ngh́n tỷ USD được niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ. Nhưng trong số này có hơn 100 công ty không cho phép kiểm toán định kỳ theo quy định của Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 (SOX).

    Từ nay trở đi, họ sẽ phải tiến hành việc kiểm toán theo quy định.

    Khởi đầu, Đạo luật SOX được đưa ra để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi sự gian lận lớn do Enron, WorldCom và nhiều doanh nghiệp khác gây ra, trong đó các cổ đông hoặc đă bị mất hầu hết, hoặc bị mất tất cả các khoản đầu tư của họ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, điều tương tự cũng đă xảy ra với các nhà đầu tư của Hoa Kỳ vào các công ty lừa đảo của Trung Quốc được niêm yết trên sàn giao dịch Hoa Kỳ. Điển h́nh gần đây nhất có Công ty Cà phê Luckin của Trung Quốc. Một số nhà quan sát thậm chí c̣n cho rằng các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ phần lớn đều là lừa đảo.

    Rơ ràng là, việc Tổng thống Trump khẳng khái khẳng định quyền kiểm toán của các nhà quản lư Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc là một động thái cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư của Hoa Kỳ. Nếu không kiểm toán, các cơ quan quản lư của Hoa Kỳ sẽ không biết liệu các công ty Trung Quốc, các tài sản, lợi nhuận và cách quản lư của họ hoặc thậm chí cả sản phẩm của họ có [tồn tại] thật hay không.

    Tuy nhiên, nó [kiểm toán] có thể sẽ là một công cụ phá vỡ hầu hết các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ. Trung Quốc không có sự so sánh giữa các hệ thống quản lư, do đó, không có tiêu chuẩn kế toán tuyệt đối cũng như không có các cơ chế giám sát khác. Mặc dù vậy, nếu không tuân thủ luật pháp mới, các công ty Trung Quốc sẽ bị loại khỏi sàn giao dịch Hoa Kỳ.

    Nói tóm lại, trong nhiều năm được “ăn theo” hưởng lợi và được thoải mái tiếp cận thị trường vốn của Hoa Kỳ, các công ty Trung Quốc đă lạm dụng đặc quyền này.

    Tuy nhiên, sự “đăi ngộ” này đang thay đổi.

    Alibaba bị loại khỏi sàn chứng khoán New York NYSE?
    Trên thực tế, gần đây, Tổng thống Trump đă nói với b́nh luận viên Maria Bartiromo của Fox News rằng, đối với công ty bán lẻ khổng lồ trên internet Alibaba (có trụ sở tại Trung Quốc và là công ty mẹ của South China Morning Post), th́ việc yêu cầu tuân thủ Quy tắc kiểm toán SOX là không đủ, mà cần phải đưa tên Alibaba ra khỏi Phố Wall. Ông Trump dự đoán rằng, công ty này sẽ t́m cách chuyển đến London hoặc Hồng Kông.

    Tổng thống Trump đă đang thiết lập chính sách mới cho tương lai.

    Mới chỉ là khởi đầu…

    Quỹ Hưu trí Liên bang trị giá 50 tỷ USD là một ví dụ điển h́nh. Tổng thống Trump gần đây đă thuyết phục các nhà quản lư I-Fund của Chương tŕnh “Thrift Savings Plan” [quỹ dành cho người hưu trí] không cấp hoặc thu hồi vốn từ các công ty có trụ sở tại Trung Quốc Đại lục. Kết quả là quỹ này đă thu hồi được 4 ngh́n tỷ USD từ các công ty của Trung Quốc.

    Ngoài ra, c̣n có nhiều ví dụ khác về động thái tấn công các công ty Trung Quốc của Tổng thống Trump.

    Ngày 12/5/2020, Trung tâm chính sách và pháp lư quốc gia (NLPC) đă chính thức yêu cầu BlockRock, công ty chuyên cố vấn đầu tư lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ, thoái vốn khỏi 137 công ty Trung Quốc hiện đang được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Trong thư gửi Chủ tịch và Giám đốc điều hành Larry Fink, NLPC lưu ư rằng tất cả các công ty này “đều hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng và kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

    Chính quyền Tổng thống Trump có thể sẽ c̣n mạnh tay hơn nữa. Họ đang xem xét việc trao quyền cho các công dân Mỹ để khởi kiện Trung Quốc về các thiệt hại liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Điều đó có thể bao gồm các yêu sách đ̣i Trung Quốc bồi thường v́ thiệt hại nhân mạng, mất tài sản, mất việc làm, mất cơ hội kinh doanh và những đau khổ khác [mà]người dân Hoa Kỳ đang phải gánh chịu. Các biện pháp trừng phạt và cấm du lịch cũng đang được cân nhắc, cũng như việc hạn chế các khoản cho vay từ ngân quỹ của Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp tại Trung Quốc Đại Lục hoặc do người Trung Quốc sở hữu.

    Dưới sự lănh đạo của Tổng thống Trump, Thượng viện Hoa Kỳ cũng đang hành động. Kể từ ngày 20/5/2020, Thượng viện đă thông qua Đạo luật Trách nhiệm đối với các công ty nước ngoài, nhằm buộc các công ty Trung Quốc tuân thủ tất cả các luật chứng khoán của Hoa Kỳ. Nguyên tắc chỉ đạo là [đ̣i hỏi] “sự minh bạch” của công ty, điều dường như không tồn tại trong các tổ chức kinh doanh của Trung Quốc.

    Rơ ràng, các biện pháp này có mục đích tổng thể là loại Trung Quốc ra khỏi thị trường vốn, bảo vệ các nhà đầu tư và thị trường việc làm của Hoa Kỳ. Đây cũng được xem là “đ̣n trừng phạt” dành cho ĐCSTQ v́ các chính sách lạm dụng thương mại và nguồn vốn của Hoa Kỳ, cũng như việc chính quyền này đă để virus Corona Vũ Hán lây lan thành đại dịch toàn cầu, gây họa loạn và gieo rắc khổ đau trên toàn thế giới.

    London ‘Không mời gọi’
    Có thể ngay cả London cũng không c̣n là vùng đất tuyệt vời cho các công ty Trung Quốc. Ngay trước đại dịch viêm phổi Vũ hán, cuộc khủng hoảng Hong Kong đă làm gia tăng sự căng thẳng giữa London và Bắc Kinh. Mối quan hệ tài chính giữa London và Thượng Hải cũng đang ngày càng rạn nứt.

    Hơn nữa, ở mức 2,4 ngh́n tỷ USD, sàn giao dịch London chỉ là một phần nhỏ của sàn giao dịch Phố Wall với giá trị trên 30 ngh́n tỷ USD. Do đó, tính thanh khoản ở London không đáp ứng được nhu cầu và thói quen của Bắc Kinh. Hơn nữa, tại thời điểm này, mối quan tâm của giới đầu tư hầu như không đặt vào các công ty Trung Quốc.

    Các công ty Trung Quốc có thể sẽ t́m thấy cơ hội niêm yết tại quê nhà. Với tính thanh khoản cao hơn và yêu cầu niêm yết dễ dàng hơn so với London, cả hai sàn giao dịch Hong Kong và Thượng Hải đều hấp dẫn hơn đối với các công ty Trung Quốc.

    Nhưng lựa chọn này cũng đi kèm với rủi ro. Khi Bắc Kinh càng tăng cường đàn áp Hong Kong, th́ các công ty của Trung Quốc càng ít có cơ hội tiếp cận được ḍng vốn của phương Tây tại thị trường Thượng Hải.

    Liệu ông Trump sẽ thành công trong việc “loại” Trung Quốc ra khỏi thị trường Phố Wall?

    Theo Thượng nghị sĩ Marco Rubio, “Nếu muốn tiếp cận với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, các công ty Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp và quy định của Hoa Kỳ về trách nhiệm và phải minh bạch về tài chính”.

    Theo xu hướng hiện tại và nếu Tổng thống Trump tái đắc cử sau cuộc bầu cử tháng 11/2020, th́ khả năng này có thể sẽ trở thành hiện thực.

    Nguyên Hương

    Theo The Epoch Times

    James R. Gorrie là tác giả của “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc.” Ông có trụ sở tại Nam California. Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ư kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

  8. #88
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Trung Quốc bác bỏ cáo buộc lợi dụng đại dịch để bành trướng ở Biển Đông


    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị họp báo trực tuyến ngày 24/05/2020 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), bên lề khóa họp Quốc Hội Trung Quốc. China Daily via REUTERS REUTERS - CHINA DAILY
    Anh Vũ
    Trước các lời tố cáo ngày càng nhiều cho rằng Bắc Kinh lợi dụng dịch Covid-19 để tăng cường bành trướng trên Biển Đông, hôm qua, 24/05/2020, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă lên tiếng bác bỏ, coi những cáo buộc trên là "phi lư".



    Theo hãng tin Mỹ AP, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh bên lề cuộc họp Quốc Hội Trung Quốc, ông Vương Nghị tuyên bố rằng Trung Quốc vẫn hợp tác chặt chẽ trong các nỗ lực chống dịch Covid-19 với các nước Đông Nam Á đang có tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông với Bắc Kinh.

    Lănh đạo Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh và các nước ASEAN vẫn hỗ trợ, đồng thời tăng cường ḷng tin lẫn nhau trong cuộc chiến chống đại dịch virus corona.

    Trái lại, ông Vương Nghị tuyên bố là có nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ và các đồng minh, đă gây ra t́nh h́nh mất ổn định trong khu vực Biển Đông bằng những chuyến bay quân sự và các cuộc tuần tra trên biển. Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng những hành động có dụng ư xấu nhằm gieo rắc thêm bất ḥa giữa Trung Quốc và các nước ASEAN phá hoại ổn định trong vùng.

    Theo AP, một ưu tiên khác được ngoại trưởng Trung Quốc nhắc tới trong cuộc họp báo là vấn đề Đài Loan với đe dọa rằng Trung Quốc có quyền kiểm soát lănh thổ của ḿnh bằng sức mạnh quân sự nếu thấy cần thiết.

    Trung Quốc cho biết sẽ tăng 6,6% ngân sách quốc pḥng trong năm 2020 mặc dù đang gặp khó khăn kinh tế do dịch Covid-19. Đây là mức tăng thấp nhất từ nhiều năm qua, nhưng vẫn cần thiết để phục vụ cho các đ̣i hỏi chủ quyền trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông, theo Bắc Kinh. Hiện ngân sách Quốc Pḥng của Trung Quốc là 180 tỷ euros.

    AP cho biết một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các nước Đông Nam Á phải cắt giảm chi tiêu quân sự v́ khủng hoảng kinh tế do dịch virus corona. Như vậy nhiều khả năng Trung Quốc sẽ gia tăng hơn nữa việc đ̣i hỏi chủ quyền trong khu vực.

  9. #89
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Luật an ninh Hồng Kông: Bắc Kinh bóp nghẹt dân chủ, chống Mỹ can thiệp


    Ảnh minh họa: Buổi khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc Hội) tại Đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh ngày 22/05/2020. © REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
    Thu Hằng
    Hồng Kông trở thành một mặt trận mới trong cuộc đối đầu vốn đă rất căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Dường như Bắc Kinh đă mất kiên nhẫn v́ Hồng Kông vẫn chưa có bất kỳ đạo luật nào trừng phạt các tội "phản bội, ly khai, phản loạn và lật đổ", theo quy định trọng điều 23 của Luật Cơ Bản. Xă hội tại đặc khu hành chính này bị xáo trộn từ một năm nay v́ các phong trào đ̣i dân chủ và tự chủ, bị Bắc Kinh cáo buộc là do nước ngoài giật dây.



    Dự luật an ninh áp dụng ở Hồng Kông, được đưa ra bỏ phiếu trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 28/05, thực ra chỉ mang tính h́nh thức. Theo AFP, dự thảo luật gồm 7 điều, một mặt là để "cảnh báo, ngăn chặn và trừng phạt" trên lănh thổ Hồng Kông "mọi hành động nhằm chia rẽ đất nước, lật đổ chính quyền, tổ chức và tiến hành các hoạt động khủng bố" hoặc mọi hành vi "gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia". Nhưng thực chất là để trấn áp phong trào đ̣i dân chủ, diễn ra suốt năm 2019, từ ôn ḥa của người dân đến bạo lực của một bộ phận cực đoan đ̣i độc lập.

    Mỹ : Thế lực bên ngoài bị Bắc Kinh nhắm đến

    Mặt khác, dự luật cũng kêu gọi "cứng rắn chống lại mọi h́nh thức can thiệp của các thế lực nước ngoài" và "đưa ra những biện pháp đáp trả cần thiết". Một trong những "thế lực nước ngoài" mà Bắc Kinh nhắm đến chính là Washington. Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đă căng thẳng, giờ lại thêm Hồng Kông, có thể "đẩy Bắc Kinh đến bờ một cuộc chiến tranh lạnh mới" với Hoa Kỳ, theo cảnh báo của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo ngày 24/05.

    Quy chế tự trị của Hồng Kông từng được tổng thống Mỹ Donald Trump cứng rắn cảnh báo trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 09/2019. Không chỉ bảo vệ lợi ích thương mại, tài chính của hơn 1.300 doanh nghiệp Mỹ với khoảng 85.000 công dân Mỹ thường trú ở đặc khu hành chính, Washington c̣n muốn sử dụng Hồng Kông làm phương tiện gây sức ép trong cuộc chiến thương mại chưa hồi kết giữa hai đại cường thế giới.

    Cứng rắn hơn tổng thống Trump về vấn đề dân chủ ở Hồng Kông, Quốc Hội lưỡng viện Mỹ đă thông qua việc tài trợ cho nhiều nhóm đối lập ở đặc khu hành chính. Theo tổng kết hàng năm của tổ chức phi lợi nhuận National Endowment for Democracy của Mỹ, được nhà nghiên cứu Trung Quốc Jin Kai đăng trên The Diplomat (06/05/2020), trong những năm 2016-2019, hơn 2,3 triệu đô la đă được phân bổ đến nhiều tổ chức khác nhau để ủng hộ các phong trào đấu tranh v́ dân chủ hoặc bảo vệ nhân quyền ở Hồng Kông, trong đó có Trung Tâm Tương Ái (Solidarity Center), Trung Tâm Tư Pháp Hồng Kông (Justice Centre Hong Kong Limited) và Liên Đoàn Nhà Báo Quốc Tế (International Federation of Journalists, Asia Pacific).

    Ngoài ra, Quốc Hội Mỹ cũng thông qua nhiều dự luật quan trọng về Hồng Kông vào cuối năm 2019, trong đó phải kể đến Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông năm 2019 (Hong Kong Human Rights and Democracy Act of 2019, HKHRDA). Đích thân Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và một số nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông khác đă đến tận Mỹ điều trần trước một ủy ban lưỡng đảng vào ngày 17/09 để vận động Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật trên.

    Hồng Kông : Mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc

    Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông năm 2019 quy định về việc ban hành biện pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế trong một số kịch bản. Chính v́ vậy, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thường xuyên phải xác nhận trước Quốc Hội Mỹ liệu Trung Quốc có tôn trọng "mức độ tự chủ cao" được trao cho Hồng Kông từ năm 1997 hay không để tiếp tục hoặc đ́nh chỉ quy chế thương mại đặc biệt áp dụng với Hồng Kông.

    Thứ Sáu 22/05, ngay khi dự luật an ninh Hồng Kông được tŕnh lên Quốc Hội Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ đă dọa không cấp chứng nhận trên. Ngoài ra, các nghị sĩ Mỹ dự kiến đề xuất vào ngày 27/05 một dự thảo luật nhằm trừng phạt mọi quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc vi phạm quyền tự chủ của Hồng Kông.

    Nếu được thông qua, những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc thêm lao đao, nhưng cũng "có nguy cơ làm hại tất cả mọi người và khiến quá tŕnh tái thiết Hồng Kông thêm khó khăn hơn", theo đánh giá của ông Quách Vinh Khanh (Dennis Kwok), một nghị sĩ Hồng Kông ủng hộ dân chủ.

    Chưa bao giờ kể từ năm 1970, mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc lại xấu và nguy hiểm như hiện nay và cả "hai nước đều có nguy cơ thua cuộc" nếu "không có tầm nh́n chiến lược và kế hoạch để hạn chế xung đột", theo nhận định của ông Richard Haass, chủ tịch Hội Đồng Quan Hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations).

  10. #90
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Trung Quốc nói mối quan hệ Trung-Mỹ đang trên bờ vực ‘Chiến tranh Lạnh’
    Xuân Thành•Thứ Hai, 25/05/2020 • 458 Lượt Xem
    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm Chủ Nhật (24/5) cho biết Mỹ đang đẩy mối quan hệ với Trung Quốc tới “bờ vực của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”. Ông Vương cáo buộc Washington “nói dối” về nguồn gốc virus corona và tuyên bố để mở cho nỗ lực quốc tế điều tra nguồn gốc loại virus chết người này.



    Tiếp tục cuộc khẩu chiến ngày càng tồi tệ với Washington về đại dịch virus corona và động thái Bắc Kinh định áp đặt luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, Ngoại trưởng Vương Nghị nói Mỹ đă bị nhiễm “virus chính trị” khiến cho nhiều chính trị gia tại đây không ngừng tấn công Trung Quốc.

    “Chúng tôi nhận thấy rằng một số thế lực chính trị tại Mỹ đang bắt cóc mối quan hệ Mỹ-Trung làm con tin và đẩy hai nước chúng ta tới bờ vực của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, ông Vương nói với phóng viên trong một cuộc họp báo bên lề phiên họp quốc hội thường niên kéo dài hàng tuần đang diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

    “Bên cạnh sự tàn phá do virus corona, c̣n có một loại virus chính trị đang lây lan khắp Hoa Kỳ”, ông Vương nói.


    “Virus chính trị này sử dụng mọi cơ hội để tấn công và bôi nhọ Trung Quốc. Một số chính trị gia hoàn toàn xem thường các sự thực cơ bản và đă bịa đặt quá nhiều dối trá nhắm vào Trung Quốc, và toan tính quá nhiều thuyết âm mưu”.

    Mặc dù ông Vương không nói rơ “những thế lực” nào tại Mỹ đang bị nhiễm “virus chính trị”, nhưng Tổng thống Donald Trump là nhân vật đang dẫn đầu chiến dịch chỉ trích cách Trung Quốc ứng phó với đại dịch virus corona giai đoạn đầu.

    Ông Trump và các thành viên trong chính quyền Mỹ lên án Trung Quốc đă che giấu virus corona bùng phát tại nước này từ cuối năm ngoái và xử lư sai đại dịch trong giai đoạn đầu.

    Ngoại trưởng Trung Quốc cũng yêu cầu Mỹ nên tập trung chống dịch trong nước, ông nói: “Tôi kêu gọi Mỹ đừng phí thời gian và đừng phí nhân mạng đáng quư”.

    Ông Vương c̣n cáo buộc các chính trị gia Mỹ đang gây làn sóng kỳ thị Trung Quốc. “Một số chính trị gia tại Mỹ vội vàng gắn nhăn virus này và chính trị hóa nguồn gốc của nó, gây kỳ thị Trung Quốc”.



    Ngoài Mỹ, chính phủ nhiều nước khác, trong đó có Úc trong nhiều tuần qua đă kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra về nguồn gốc chính xác của virus corona.

    >>V́ sao Trung Quốc phản đối cuộc điều tra độc lập về COVID-19?

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng kêu gọi Bắc Kinh mời họ vào điều tra nguồn gốc virus, nhưng Trung Quốc đề xuất ngược lại rằng “phản ứng toàn cầu” đối với COVID-19 chỉ nên được đánh giá khi đại dịch này kết thúc.

    Các thành viên WHO trong cuộc họp trực tuyến tuần trước của Hội Đồng Y tế Thế giới (cơ quan ra quyết định của WHO) đă thông qua một nghị quyết do Liên minh Châu Âu đề xuất cho phép đánh giá về cách quốc tế xử lư đại dịch virus corona. Tuy nhiên, nghị quyết này không nêu đích danh điều tra cách Trung Quốc ứng phó đại dịch.

    Ông Vương Nghị nói rằng bất kỳ cuộc điều tra nào về virus corona đều không được áp dụng nguyên tắc “giả định có tội”.

    Xuân Thành

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TRUY LÙNG NGUỒN GỐC VIRUS CÔRONA WUHAN
    By dtkcamau in forum Tin Thế Giới
    Replies: 57
    Last Post: 27-05-2020, 09:42 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 17-05-2020, 09:27 AM
  3. Sự tham chiến của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam
    By Hiếu Thiện in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 18-02-2020, 12:50 PM
  4. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •