Page 10 of 11 FirstFirst ... 67891011 LastLast
Results 91 to 100 of 102

Thread: ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

  1. #91
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Định mệnh xung đột? Tập Cận B́nh, Donald Trump và bẫy “Thucydides”
    Shi Jiangtao•Thứ Hai, 25/05/2020 • 1.1k Lượt Xem
    Thucydides là một sử gia Hy Lạp với tác phẩm nổi tiếng “Lịch sử chiến tranh Peloponnesus” kể lại cuộc chiến ở thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên giữa Sparta và Athens. Khi cường quốc Sparta (ám chỉ Mỹ thời nay) lo ngại sự trỗi dậy của một cường quốc mới (Athens thời xưa và nay là Trung Quốc), ắt hẳn chiến tranh sẽ nổ ra.



    Hàng ngàn cán bộ cao cấp của Trung Quốc đến Bắc Kinh tham gia kỳ “lưỡng hội” sẽ phải đối mặt với một cuộc tranh luận mới về quan hệ Trung – Mỹ. Cụ thể, xung đột vũ trang giữa hai siêu cường này có thể tránh được không?

    Câu hỏi không mới, nhưng nó diễn ra khi mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh đang ngày một leo thang trong đại dịch COVID-19. Những rạn nứt ngày càng rộng trong trật tự toàn cầu đang dần bộc lộ.

    Giáo sư trường Harvard Graham Allison đă đặt ra câu hỏi trong quyển sách năm 2017 “Định mệnh chiến tranh: Mỹ và Trung Quốc có thể thoát khỏi bẫy Thucydides không?” Đây là tên của nhà lịch sử học người Hy Lạp cách đây 2.500 năm và câu hỏi hóc búa này được đặt theo tên của ông, ám chỉ về khả năng xảy ra xung đột vũ trang khi một cường quốc đang lên thách thức một cường quốc đang thống trị.

    Mặc dù các nhà quan sát nói chung đều đồng ư rằng một cuộc chiến tranh toàn diện giữa các quốc gia được vũ trang hạt nhân là không thể xảy ra, nhưng vẫn có những rủi ro tiềm tàng của một cuộc xung đột quân sự giới hạn.

    Chủ tịch Tập Cận B́nh đă thể sự quan tâm cá nhân về khái niệm ‘bẫy Thucydides’ mà Allison lần đầu tiên đưa ra trong một bài báo năm 2012. Ông Tập đă đề cập đến khái niệm này ít nhất trong ba trường hợp, bao gồm cả buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump ba năm trước.

    Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos vào tháng 1 năm 2017, ông Tập nói rằng bẫy Thucydides “có thể tránh được… miễn là chúng ta duy tŕ việc đối thoại và đối xử với nhau bằng sự chân thành”.

    Nhưng đại dịch COVID-19 tàn khốc đă đẩy mối quan hệ Mỹ-Trung vốn bị tổn thương sâu sắc đến bờ vực của một cuộc đối đầu toàn diện, kết quả của việc mất ḷng tin và nhận thức sai lầm, Wang Jisi, chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Đại học Bắc Kinh cho biết.

    “Trung Quốc và Mỹ đang chuyển từ cạnh tranh toàn diện sang đối đầu toàn diện, có rất ít cơ hội để thỏa hiệp và vận động,” Wang nói trong một bài phát biểu vào cuối tháng 3. “Chúng ta không thể loại bỏ khả năng hai cường quốc này có thể rơi vào bẫy Thucydides.”

    Giọng điệu trên truyền thông thời gian gần đây từ phía Mỹ dường như đă thể hiện rơ điều này. Ông Trump đă thề sẽ “thực hiện bất cứ hành động nào cần thiết” để đ̣i bồi thường thiệt hại và buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho dịch COVID-19. Những trợ lư hàng đầu của ông, đặc biệt là Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper, đă phát biểu một cách đặc biệt thẳng thừng.

    Trong Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2, ông Esper đă miêu tả Trung Quốc như một mối đe dọa đang lên đối với trật tự thế giới và kêu gọi các nước đứng về phía Mỹ trong việc chuẩn bị cho “một cuộc xung đột mức độ cao chống lại Trung Quốc”.



    Chính quyền Đại lục thường miễn cưỡng nhắc đến các chủ đề ngoại giao nhạy cảm trong các cuộc họp thường niên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân, được gọi là “lưỡng hội”.

    Các vấn đề trong nước, đặc biệt là biến động kinh tế xă hội do đại dịch gây ra, chắc chắn sẽ chi phối các cuộc họp kéo dài một tuần này khi nước này phải đối mặt với sự suy giảm kinh tế sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ, thất nghiệp quy mô lớn, và khả năng xảy ra các cuộc di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc.


    Tuy nhiên sự lao dốc trong mối quan hệ với Mỹ và những hậu quả có thể xảy ra được dự đoán sẽ chiếm phần lớn tâm trí của hơn 5.000 người tham gia hai kỳ họp này, theo Gu Su, một nhà khoa học chính trị của Đại học Nam Kinh.

    “Khi sự căng thẳng với Mỹ về COVID-19 đang sôi sục, đồng thời nh́n vào tham vọng toàn cầu của Trung Quốc, vốn đă giáng một đ̣n nặng nề vào nền kinh tế và khiến đất nước ngày càng bị cô lập – rất khó mà ngăn chặn các cuộc thảo luận như vậy,” ông Gu cho biết.

    Do sự quan tâm rộng răi của công chúng đối với các chủ đề gây tranh căi này, Chủ tịch Tập và các nhà lănh đạo hàng đầu khác có thể cần phải đưa ra ư kiến cá nhân và tạo điều kiện cho một cuộc tranh luận quốc gia, đặc biệt về tương lai mối quan hệ Trung – Mỹ, ông nói.

    Nhưng sẽ không thực tế khi mong đợi các quyết sách lớn về ngoại giao, bởi “các cuộc bàn luận chính sách đối ngoại quan trọng thường không xảy ra trong lưỡng hội”, Zhu Feng, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế của Đại học Nam Kinh cho biết.

    > Luật An ninh cho Hồng Kông: Hàng ngàn doanh nghiệp Mỹ có thể tháo chạy

    “Viễn cảnh tồi tệ nhất”
    Sự lao dốc trong quan hệ Mỹ-Trung đă báo động rơ ràng đến ông Tập và các trợ lư hàng đầu. Vào ngày 8/4, nhà lănh đạo Trung Quốc đă đưa ra cảnh báo nghiêm khắc một cách khác thường rằng “chúng ta phải sẵn sàng cho những t́nh huống xấu nhất” trong bối cảnh những bất lợi và thách thức từ bên ngoài không thể dự đoán trước, theo Tân Hoa Xă.

    Mặc dù cơ quan thông tấn nhà nước không nói rơ về điều mà ông Tập gọi là “những t́nh huống xấu nhất,” nhưng nghiên cứu gần đây của một tổ chức tư vấn chính phủ độc lập được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đă đưa ra một số gợi ư.

    Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR), liên kết với Bộ An ninh Nhà nước, nói rằng Bắc Kinh có thể cần chuẩn bị cho cuộc xung đột vũ trang với Washington khi phản ứng dữ dội chống Trung Quốc đang vào thời điểm tồi tệ nhất kể từ cuộc đàn áp Thiên An Môn vào năm 1989, theo Reuters, trích dẫn từ một báo cáo nội bộ.

    Báo cáo cảnh báo rằng các khoản đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc, đặc biệt là ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’ đầy tham vọng, có thể trở thành nạn nhân của quan điểm chống Trung Quốc đang gia tăng, trong khi Mỹ có thể tăng tốc các nỗ lực chống lại ảnh hưởng mở rộng của Bắc Kinh bằng cách tăng hỗ trợ quân sự và tài chính cho các đồng minh trong khu vực.

    Mặc dù tổ chức tư vấn chính phủ này từ chối xác nhận câu chuyện của Reuters, nhưng nhiều nhà phân tích quan hệ quốc tế đă chia sẻ những đánh giá ảm đạm tương tự về quan hệ Mỹ-Trung.

    “Chúng ta đang ở trong cuộc đối đầu toàn diện với Mỹ, cả hai bên bất ḥa gần như về mọi mặt – từ những căng thẳng về thương mại và công nghệ, quân đội, cạnh tranh địa chính trị và ư thức hệ, cho đến những cuộc chiến pháp lư và chính trị về virus corona,” ông Zhu nói. “Viễn cảnh cho quan hệ song phương rất đáng lo lắng và chúng ta chỉ c̣n một bước nữa là đi đến một cuộc chiến tranh lạnh mới.”

    Khi phần lớn thế giới vẫn c̣n mắc kẹt trong đại dịch COVID-19, một liên minh do Mỹ dẫn đầu đă đồng loạt yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus và đổ lỗi cho Bắc Kinh về việc xử lư dịch giai đoạn đầu.

    Virus corona cũng đă phá hủy phần lớn nghị tŕnh ngoại giao của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, với các cuộc viếng thăm cấp nhà nước của ông Tập tới Nhật và Hàn Quốc đă bị hoăn lại.

    Cùng lúc đó, mối quan hệ của Trung Quốc với Liên minh châu Âu trở nên căng thẳng hơn, mặc dù tại Hội đồng Y tế Thế giới tuần trước, Bắc Kinh đă tránh được một cuộc điều tra độc lập toàn diện khi nghị quyết do EU soạn thảo chỉ đưa ra những cụm từ nhẹ nhàng và mơ hồ như “yêu cầu thực hiện một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của các quốc gia khác nhau về nạn dịch tại một thời điểm thích hợp”.

    Tuy nhiên, số lượng các quốc châu Âu chống lại sự trịch thượng ngoại giao của Trung Quốc và đi theo sự lănh đạo của Washington để gây sức ép yêu cầu Bắc Kinh minh bạch hơn về virus corona đang ngày một tăng lên.

    Shelley Rigger, giáo sư khoa học chính trị của Đại học Davidson ở North Carolina, nói rằng báo cáo của CICIR, nếu được xác nhận, đă đưa ra một đánh giá rơ ràng về t́nh h́nh và không có giai điệu hân hoan thường thấy như trong nhiều tài liệu về quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.

    “Đó là điều tốt. Mọi người cần phải thực tế, và không nên đắm ch́m trong suy nghĩ viển vông hoặc quá tự tin,” bà nói.

    Seth Jaffe, trợ lư giáo sư về khoa học chính trị và các vấn đề quốc tế của Đại học John Cabot ở Rome và là một chuyên gia về lịch sử Hy Lạp, nói rằng báo cáo của tổ chức tư vấn chính phủ của Trung Quốc mang đến sự “quan ngại sâu sắc”.

    “Các câu chuyện gây tranh căi xung quanh COVID-19 hiện đang định h́nh lại thái độ của các nhà lănh đạo và dân chúng giống nhau, dẫn đến t́nh thế chiến lược khó khăn hơn, bằng chứng là báo cáo mang tính diều hâu của CICIR,” ông nói. “Bằng cách này, tṛ chơi đổ lỗi virus đang khuấy động sự tự hào dân tộc và sự bất b́nh, thu hẹp không gian cho các nhà lănh đạo chính trị để điều động, và tạo ra kết quả với tổng bằng “0”, dẫn đến cuộc xung đột trong tương lai – một ṿng tṛn luẩn quẩn.”

    Theo Jaffe, tác giả cuốn sách “Thucydides và Sự bùng nổ của Chiến tranh : Tính cách và Sự tranh đấu”, mặc dù tính cách của ông Trump và ông Tập sẽ có ư nghĩa rất quan trọng trong bất cứ cuộc khủng hoảng thực tế nào, nhưng chính sự thay đổi cấu trúc trong cán cân quyền lực trong những năm gần đây đă đưa hai bên đến gần bờ vực hơn.

    Kịch bản va chạm có khả năng xảy ra nhất là tại Biển Đông, ông cho biết.

    “Tôi vẫn lo lắng nhất về các cuộc chạm trán quân sự liên quan đến các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ, chúng có thể leo thang nhanh chóng theo hướng không chủ ư nhưng rất nguy hiểm, ví dụ: xảy ra một cuộc xung đột hải quân nghiêm trọng.”

    Ông nói rằng một sự cố quốc tế sẽ đặt cả ông Trump và ông Tập vào t́nh huống xung đột để giữ uy tín, mỗi nhà lănh đạo sẽ đối mặt với sức ép phải đứng trên người kia và không được lùi bước, nhất là khi không c̣n tin tưởng nhau và trước sức nóng của các tuyên bố qua lại.

    “Mối nguy hiểm là một tia lửa không lường trước, có thể châm ng̣i cho những hoạt động đáng sợ leo thang nhanh chóng,” ông nói thêm.

    Zhao Tong, giảng viên chính tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cũng bày tỏ mối quan ngại về những sự cố quân sự và xung đột với Mỹ “có khả năng xảy ra do sự thù địch lẫn nhau đang được h́nh thành nhanh chóng.”

    > Chuyên gia: Trung Quốc chuẩn bị 5 năm tới chiến tranh với Mỹ

    Quan điểm dân tộc
    Trong những tháng gần đây, nhiều nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đă phô bày đường lối cứng rắn của ông Tập, kêu gọi chủ nghĩa dân tộc và thể hiện “tinh thần chiến đấu,” cho dù phải trả giá bằng h́nh ảnh xấu đi trên toàn cầu của đất nước.

    “Trong các cuộc khủng hoảng tương lai, nếu các sĩ quan Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), giống như một số nhà ngoại giao Trung Quốc, tính toán rằng v́ những quyền lợi cá nhân của ḿnh, họ cần phải hành động cứng rắn mạnh mẽ, thậm chí kể cả họ biết sự quá khích của ḿnh có thể gây ra chiến tranh và khiến Trung Quốc phải trả giá đắt, th́ họ có thể vẫn cảm thấy được khích lệ để làm như vậy,” Zhao cho biết.

    Tệ hơn nữa, theo Zhang Tuosheng, một nhà phân tích an ninh của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Trung Quốc, Bắc Kinh và Washing vẫn chưa thiết lập một cơ chế vận hành quản lư khủng hoảng.

    “Một trong những bài học chủ yếu là chúng ta đă không chú ư nhiều lắm đến việc thiết lập một chuỗi các cơ chế vốn đă được chứng minh là cần thiết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi nó giúp ngăn chặn những căng thẳng vượt tầm kiểm soát trong t́nh huống khẩn cấp và khủng hoảng thực sự,” ông nói.

    Bắc Kinh đă bày tỏ sự phẫn nộ không che giấu đối với mối quan hệ nồng ấm giữa Washington và Đài Bắc trước và trong lễ nhậm chức của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm 20/5, nhưng một cuộc xung đột quân sự với ḥn đảo này trong tương lai gần sẽ khó xảy ra, theo bà Rigger.

    “Giới lănh đạo Trung Quốc chắc chắn hiểu những chi phí khổng lồ phải trả bằng máu, tài sản và uy tín cho hành động quân sự chống lại Đài Loan. Họ cũng quá thông minh để mà tin Mỹ sẽ không can thiệp,” bà cho biết.

    Bà Rigger lưu ư một số sĩ quan PLA đă nghỉ hưu, bao gồm thiếu tướng không quân Qiao Liang, đă hạ giọng một cách bất thường quan điểm diều hâu của ḿnh trong việc t́m kiếm tái thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

    “Nhiều người Trung Quốc rất khó chịu khi nghe điều đó, nhưng chiến tranh rất tốn kém và rất khó lường. Đây là điều mà Mỹ đă học được thông qua nhiều kinh nghiệm đau đớn,” bà nói.

    Mặc dù các chuyên gia kêu gọi giảm căng thẳng t́nh h́nh để chuẩn bị cho việc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây, nhưng hầu hết cho rằng điều đó phụ thuộc phần lớn vào ông Trump.

    Zhu nói rằng ông Trump đang quyết liệt chơi lá bài Trung Quốc trong chiến dịch tái tranh cử của ḿnh.

    “Bắc Kinh nên đặc biệt thận trọng đối với các tranh chấp về Đài Loan và Biển Đông, không nên tranh luận ăn miếng trả miếng với Washington,” ông nói. “Chúng ta cần nh́n xa hơn nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump và cần ưu tiên việc phát triển vững chắc mối quan hệ song phương hơn là mong muốn đánh bại ông ấy.”

    Shi Jiangtao, bài phân tích đăng trên SCMP.

    Gia Huy biên dịch.

  2. #92
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Lănh tụ Trung Quốc hối thúc quân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu
    27/05/2020


    Các đại biểu quân sự đeo khẩu trang tới Đại Sảnh đường Nhân dân trước phiên khai mạc Đại Hội Đại biểu Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 22/5/2020.


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh hôm thứ ba 26/5 tuyên bố Trung Quốc sẽ tăng cường các bước chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu trong các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời cải thiện khả năng thực hiện các nhiệm vụ quân sự giữa lúc đại dịch corona đang ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh quốc gia, truyền h́nh nhà nước Trung Quốc đưa tin.

    Đài truyền h́nh nhà nước Trung Quốc dẫn lời Chủ tịch Tập Cận B́nh nói rằng thành tích của Trung Quốc trong nỗ lực chống Covid cho thấy sự thành công của chương tŕnh cải cách quân sự. Ông Tập Cận B́nh nói thêm rằng các lực lượng vũ trang nên thăm ḍ những cách huấn luyện mới trong bối cảnh đại dịch.

    Ông Tập, chủ tịch Ủy ban Quân Vụ viện Trung ương Trung Quốc, phát biểu như vừa kể khi ông tham dự một phiên họp khoáng đại của phái đoàn Quân đội Giải phóng Nhân dân và Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân bên lề phiên họp thường niên của quốc hội.

  3. #93
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    NT Pompeo: Hồng Kông nay không c̣n có sự tự trị dưới chế độ Trung Quốc
    Loan báo của Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa ra trước khi Bắc Kinh có quyết định về luật an ninh mới
    May 27, 2020 cập nhật lần cuối May 27, 2020

    Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo. (H́nh: Nicholas Kamm/Pool Photo via AP)
    WASHINGTON, DC (NV) – Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Thứ Tư, 27 Tháng Năm, cho biết rằng ông đă thông báo với Quốc Hội Mỹ là Bộ Ngoại Giao nay không c̣n coi Hồng Kông có được quyền tự trị dưới chế độ Trung Quốc.

    Theo bản tin của tờ New York Times, hành động này cho thấy chính phủ của Tổng Thống Donald Trump có thể đang chuẩn bị có biện pháp nhằm hủy bỏ một phần hay toàn phần quy chế đặc biệt về thương mại và kinh tế do Mỹ cấp cho vùng lănh thổ ở phía Nam Trung Quốc này.

    Loan báo của ông Pompeo đưa ra chỉ một ngày trước khi Bắc Kinh dự trù sẽ thông qua một dự luật an ninh quốc gia, theo đó cũng cho phép các cơ quan an ninh t́nh báo Trung Quốc được chính thức đặt cơ sở ở Hồng Kông nhằm dễ dàng bóp nghẹt các quyền tự do của dân chúng nơi này.

    Ngoại Trưởng Pompeo từng cảnh cáo rằng việc thông qua luật an ninh sẽ là “hồi chuông báo tử” cho Hồng Kông, vốn cho đến thời gian gần đây vẫn có được những quyền tự do mà dân ở lục địa không có, như tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp, cùng là có một hệ thống tư pháp độc lập không bị sự đe dọa của nhà nước.

    Bất cứ hành động nào của chính phủ Tổng Thống Trump nhằm giảm bớt đặc quyền cho Hồng Kông cũng sẽ là một đ̣n nặng cho vùng lănh thổ này, vốn đă là một trung tâm tài chánh và thương mại của thế giới từ thế kỷ trước cho tới nay.

    Biện pháp của Mỹ cũng sẽ gây ảnh hưởng nặng tới Trung Quốc, vốn đang dùng Hồng Kông làm nơi trung gian cho các dịch vụ làm ăn với các quốc gia khác. Nhiều công ty Trung Quốc cũng như quốc tế đang dùng Hồng Kông làm nơi đặt trụ sở quốc tế hay trụ sở vùng. Nhiều gia đ́nh thành phần lănh đạo cao cấp Trung Quốc cũng có cơ sở làm ăn và làm chủ các bất động sản đắt tiền ở Hồng Kông.

    Chính phủ của Tổng Thống Trump đang tính tăng mức thuế quan đối với hàng hóa xuất cảng từ Hồng Kông, cho ngang bằng với mức thuế nhập cảng đang đánh vào hàng hóa Trung Quốc. Điều này có thể xảy ra sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh hôm Thứ Năm, như đă dự trù.

    “Hôm nay tôi chứng nhận với Quốc Hội rằng Hồng Kông không c̣n đủ điều kiện để được hưởng đặc quyền như đă có từ trước Tháng Bảy 1997, theo như yêu cầu của luật pháp Mỹ,” ông Pompeo hôm Thứ Tư.

    “Không một ai nay có thể nói rằng Hồng Kông vẫn có được sự tự trị đối với Trung Quốc, căn cứ vào t́nh h́nh tại chỗ,” ông Pompeo nói thêm. (V.Giang)

  4. #94
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    đ

    Mỹ - Trung căng thẳng tại buổi họp Liên Hợp Quốc v́ Hong Kong
    B́nh luậnDu Miên • 18:38, 28/05/20• 13 lượt xem

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh rời khỏi một sự kiện lănh đạo doanh nghiệp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 09/11/2017. Quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng kể từ sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)

    Trong phiên họp tại Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm thứ Tư (27/4), căng thẳng đă diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc v́ liên quan tới Hong Kong, sau khi chính quyền Bắc Kinh từ chối yêu cầu từ phía Washington về việc Hội đồng Bảo an sẽ xem xét lại kế hoạch của Trung Quốc để áp đặt Luật An ninh Quốc gia tại đặc khu kinh tế Hong Kong.

    Trong một tuyên bố của ḿnh, phái đoàn Hoa Kỳ tại LHQ nhấn mạnh dự luật Trung Quốc muốn áp đặt với Hong Kong trên thực tế là “một vấn đề đáng quan tâm toàn cầu liên quan đến ḥa b́nh và an ninh quốc tế”. V́ vậy, đây là vấn đề mà tất cả 15 thành viên của Hội đồng cần chú ư tới ngay lập tức, Reuters đưa tin.

    Thông qua tài khoản Twitter cá nhân, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Zhang Jun khẳng định Trung Quốc đă “hợp thức từ chối yêu cầu vô căn cứ này”, v́ việc áp đặt dự luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong là một vấn đề nội bộ và “không liên quan ǵ đến nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an”.

    Yêu cầu của phái đoàn Hoa Kỳ được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới v́ vấn đề đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Phía Hoa Kỳ cho biết, động thái phản đối của chính quyền Bắc Kinh về cuộc họp của Hội đồng Bảo an liên quan đến Hong Kong, cùng với “việc che giấu [thông tin] trên diện rộng và quản lư sai lầm về cuộc khủng hoảng COVID-19, liên tục vi phạm các cam kết nhân quyền quốc tế và hành vi trái pháp luật của [ĐCSTQ] ở Biển Đông, hẳn đă làm rơ cho tất cả [thành viên] rằng [chính quyền] Bắc Kinh [đang] không hành xử như một quốc gia thành viên có trách nhiệm của LHQ”.


    Secretary Pompeo

    @SecPompeo
    Today, I reported to Congress that Hong Kong is no longer autonomous from China, given facts on the ground. The United States stands with the people of Hong Kong.

    155K
    11:38 AM - May 27, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    78.9K people are talking about this
    Ngày 27/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đă xác nhận rằng Hong Kong không c̣n đủ quyền tự trị v́ chính quyền Trung Quốc gần đây thắt chặt sự ḱm kẹp của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Cụ thể, ông Pompeo đă viết trên trang Twitter cá nhân rằng: “Hôm nay, tôi đă báo cáo với Quốc hội rằng Hồng Kông không c̣n đủ quyền tự trị từ Trung Quốc nữa. Hoa Kỳ đứng về phía những người dân Hong Kong".

    Du Miên

  5. #95
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    đ

    Tàu chiến Mỹ lại thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông
    28/05/2020


    Tàu USS Mustin của Mỹ và một tàu của Nhật Bản đi qua Biển Đông hồi năm 2015


    Hải quân Hoa Kỳ lại một lần nữa thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, với việc điều tàu khu trục USS Mustin mang tên lửa có điều hướng thuộc lớp Arleigh Burke đi gần quần đảo Hoàng Sa hôm thứ Năm 28/5.

    Hải quân Hoa Kỳ đă hai lần điều tàu chiến đi như vậy trong một nỗ lực nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong tháng trước, và cũng thực hiện một cuộc hành quân như vậy gần Hoàng Sa hồi tháng 3.

    Sự gia tăng nhịp độ các hoạt động này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh về một loạt các vấn đề, bao gồm các nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm kiểm soát Hong Kong và trách nhiệm của họ đối với dịch virus corona.

    "Vào ngày 28/5 (giờ địa phương), tàu USS Mustin (DDG 89) đă khẳng định các quyền đi lại và tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế", Trung úy Anthony Junco, phát ngôn viên của Hạm đội 7, Hải quân Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố.

    "Khi tiến hành hoạt động này, Hoa Kỳ đă chứng minh rằng các vùng biển này nằm ngoài những ǵ Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền một cách hợp pháp", tuyên bố của phía Mỹ nói thêm.

    Trong khi đó, tin tức từ phía Trung Quốc dẫn lời một phát ngôn viên của quân đội nước này nói rằng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc hôm 28/5 đă “đuổi” tàu USS Mustin của Mỹ khi con tàu “xâm phạm vùng biển chủ quyền của Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] ở Trung Hoa Nam Hải [tức Biển Đông]”.

    Cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa.

    Hoa Kỳ lâu nay vẫn nói rằng Bắc Kinh đă quân sự hóa các đảo trên Biển Đông với việc triển khai các thiết bị quân sự và xây dựng các cơ sở quân sự.

    Quân đội Hoa Kỳ gần đây cáo buộc Trung Quốc t́m cách lợi đại dịch virus corona để giành lợi thế quân sự và kinh tế trong khu vực.

    (CNN, Thời báo Hoàn cầu)

  6. #96
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Mỹ, Anh, Úc và Canada ra tuyên bố chung về Luật an ninh Hong Kong
    RFA
    2020-05-28


    Người dân Hong Kong hôm 27/5 biểu t́nh phản đối Bắc Kinh cho áp đặt luật an ninh mới tại Hồng Kông.
    AFP
    Mỹ, Úc, Canada và Vương Quốc Anh vào ngày 28/5 ra tuyên bố chung bày tỏ mối quan tâm sâu sắc liên quan đến quyết định của Bắc Kinh cho áp đặt luật an ninh mới tại Hồng Kông, đồng thời tuyên bố luật trên đe dọa quyền tự do tại đặc khu hành chính này.

    Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố thông tin vừa nêu hôm 28/5.

    Tuyên bố chung nêu rơ, Hong Kong đă phát triển mạnh mẽ như một pháo đài của tự do. Cộng đồng quốc tế có phần đóng góp đáng kể và lâu dài vào sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông. Việc chính quyền Bắc Kinh áp đặt trực tiếp luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, sẽ hạn chế quyền tự do của người dân Hồng Kông, làm xói ṃn quyền tự trị của Hồng Kông.

    Bốn quốc gia kư tuyên bố chung vừa nêu c̣n cho rằng luật an ninh đối với Hong Kong vi phạm Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984 về quyền tự trị của đặc khu này. Luật này sẽ làm suy yếu qui chế ‘ một quốc gia, hai hệ thống’. Nó cũng làm tăng nguy cơ cáo buộc tội danh về chính trị và làm sói ṃn các cam kết hiện hữu để bảo vệ quyền của người dân Hồng Kông. Theo đó có những cam kết được nêu ra trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và Chính trị; Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xă hội và văn hóa.

    Tuyên bố chung bày tỏ lo ngại rằng luật an ninh mà Bắc Kinh áp đặt lên Hong Kong sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ sâu sắc hiện có trong xă hội đặc khu này.

    Khi sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông bị đe dọa bởi sự áp đặt mới, tuyên bố chung kêu gọi Chính phủ Trung Quốc hợp tác với Chính phủ Hồng Kông và người dân Hồng Kông để t́m một giải pháp được tất cả các bên chấp nhận, để không mâu thuẫn trực tiếp với nghĩa vụ quốc tế theo các nguyên tắc của Tuyên bố chung Trung - Anh đă đăng kư với Liên Hiệp Quốc.

  7. #97
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Ông Lư Khắc Cường trả lời về xu thế chia tách giữa TQ và Mỹ
    Huệ Anh•Thứ Sáu, 29/05/2020 • 581 Lượt Xem
    Hôm 28/5, Quốc hội (Nhân đại) Trung Quốc đă bỏ phiếu thông qua Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Hồng Kông và Trung Quốc Đại Lục. Cùng ngày, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đă trả lời các câu hỏi của các phóng viên về các vấn đề như Hồng Kông và xu thế tách rời Trung Quốc với Mỹ.


    Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đă trả lời các câu hỏi của phóng viên về các vấn đề như Hồng Kông cùng xu thế chia tách giữa Trung Quốc và Mỹ. (Ảnh: zh.wikipedia.org)
    Hôm 28/5, kỳ họp Nhân đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc đă kết thúc, về Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông đă có tổng cộng 2.885 đại biểu bỏ phiếu thông qua, có 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng.

    Theo nội dung của Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông: Ban Thường vụ Nhân đại Trung Quốc sẽ được ủy quyền xây dựng luật để pḥng ngừa, ngăn chặn, và trừng phạt bất kỳ hành vi nào gây nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Trung Quốc như chia rẽ đất nước, lật đổ quyền lực nhà nước, tổ chức các hoạt động khủng bố, và vấn đề thế lực nước ngoài hoạt động can thiệp vào Hồng Kông.

    Ngoài nội dung liên quan đến an ninh quốc gia, toàn vẹn chủ quyền và chống can thiệp từ nước ngoài, đạo luật cũng yêu cầu Chính phủ Hồng Kông thiết lập các cơ chế để bảo đảm an ninh quốc gia.

    Trong kỳ họp báo của Nhà Trắng vào hôm 26/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết rằng Mỹ sẽ có phản ứng mạnh mẽ đối với Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông và dự kiến ​​sẽ công bố các biện pháp chống lại chính quyền Bắc Kinh trước cuối tuần này.


    Trước câu hỏi của phóng viên về việc có nên áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh liên quan vấn đề Hồng Kông hay không, ông Trump nói rằng Nhà Trắng đang thực hiện một số kế hoạch, “Trước cuối tuần này, bạn sẽ nghe tin này, tôi nghĩ nó sẽ rất mạnh mẽ.”

    Theo Fox News, thư kư truyền thông Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết: “Hồng Kông sẽ gặp khó khăn trong việc duy tŕ vị thế là một trung tâm tài chính”.

    Có thể thấy trước rằng Mỹ sẽ sử dụng các điều khoản của “Đạo luật chính sách Mỹ-Hồng Kông” (United States–Hong Kong Policy Act), là đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1992. Mục đích đạo luật này là Chính phủ Mỹ xác định lại chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông v́ từ ngày 1/7/1997, nước Anh kết thúc vai tṛ quản trị Hồng Kông, khiến Hồng Kông trở thành khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc Đại Lục. Mỹ dựa trên cam kết tự chủ cao đối với Hồng Kông theo “Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh”, qua đó đối xử với Hồng Kông khác với Trung Quốc Đại Lục; Mỹ cũng xem Hồng Kông là một khu vực thuế quan độc lập; đồng thời căn cứ vào khuôn khổ “một quốc gia, hai chế độ” để ủng hộ nhân quyền, dân chủ và tự chủ của Hồng Kông, bảo vệ lối sống của Hồng Kông cùng các doanh nghiệp do Mỹ đầu tư vào trung tâm tài chính quốc tế và cảng tự do này. Sau ngày 1/7/1997, ngoài quốc pḥng và ngoại giao, Mỹ sẽ tiếp tục bảo đảm cho Hồng Kông vị thế khu vực thuế quan độc lập nếu Hồng Kông được duy tŕ quyền tự chủ cao.

    Hôm 27/5, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đă đệ tŕnh lên Quốc hội “Báo cáo Đạo luật Chính sách Hồng Kông” (Hong Kong Policy Act Report), qua đó xác định Hồng Kông đă bị mất quyền tự chủ cao nên không thể tiếp tục được hưởng đăi ngộ đặc biệt mà luật pháp Mỹ đưa ra kể từ tháng 7/1997.

    Theo Đài phát thanh Hồng Kông (RTHK), nhà kinh tế Andy Cheuk-Chiu Kwan (Quan Trác Chiếu) tại Hồng Kông nhận định rằng phản ứng nhanh chóng của Mỹ lần này cho thấy có hành động thực tế và không c̣n e ngại Trung Quốc nữa, nhưng vẫn để lại hy vọng bỏ ngỏ v́ chưa có thông báo trực tiếp nào để hủy bỏ địa vị đặc biệt của Hồng Kông. Dự kiến, giống như cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, sẽ lại có những đ̣n trả đũa qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc và có thể gây ra những cú sốc cho thị trường.

    Ông chỉ ra một khi Mỹ hủy bỏ vị thế đặc biệt của Hồng Kông th́ Hồng Kông sẽ được coi là một thành phố b́nh thường thuộc Trung Quốc Đại Lục và sẽ mất vị thế là một khu vực hải quan độc lập, sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông.

    Ví dụ, chính sách thuế quan bằng không (0) của Hồng Kông đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ có thể dẫn đến các biện pháp trả đũa của chính quyền Bắc Kinh. Theo Cục Thống kê Mỹ, năm 2019 Hồng Kông là nơi có thặng dư thương mại song phương lớn nhất của hàng hóa Mỹ.

    Có thể thấy, qua hai năm chiến tranh thương mại đă khiến quan hệ Trung-Mỹ gần như đóng băng, nhưng giờ đây lại có khả năng chia tách nghiêm trọng hơn nữa.



    Hôm 28/5, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đă trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến các vấn đề nóng như quan hệ Trung-Mỹ: “Chúng tôi luôn chủ trương từ bỏ tâm lư Chiến tranh Lạnh. Liên quan đến cái gọi là tách rời, có thể nói rằng việc tách rời hai nền kinh tế chủ yếu sẽ không tốt cho bất kỳ ai, cũng sẽ gây hại cho thế giới.”

    Ông Lư Khắc Cường nhấn mạnh, “Chúng ta nên căn cứ vào đồng thuận quan trọng đạt được giữa nguyên thủ hai nước để thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ trên cơ sở hài ḥa, hợp tác và ổn định”.

    Một báo cáo nghiên cứu do HSBC công bố vào ngày 12/5 chỉ ra, do căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục leo thang có thể ảnh hưởng đến tâm lư giới đầu tư, cộng thêm các yếu tố như sụt giảm nặng nhu cầu bên ngoài và phản ứng chính sách thận trọng có thể khiến tốc độ phục hồi kinh tế của Trung Quốc chậm hơn dự kiến.

    Trong báo cáo, chuyên gia kinh tế cao nhất của HSBC là ông Khuất Hồng Bân (Qu Hongbin) cho biết rằng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán dường như đă củng cố quyết tâm của Mỹ trong việc t́m hướng gia tăng tách rời khỏi nền kinh tế Trung Quốc. Cuộc chiến chính có thể chuyển từ thương mại sang công nghệ, chuỗi cung ứng và ḍng vốn. Đặc biệt, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào cuối năm nay cũng sẽ khiến vấn đề quan tâm đến Trung Quốc gia tăng thêm.

    Huệ Anh

  8. #98
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Mỹ quả nhiên ra tay, ĐCSTQ đă không c̣n đường lui?
    Nghiêm Thuần Câu•Thứ Sáu, 29/05/2020 • 1.6k Lượt Xem
    Hôm 27/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đă báo cáo với Quốc hội, quyết định hủy bỏ địa vị thuế quan đặc thù của Hồng Kông. Đây là hồi đáp đầu tiên của Mỹ về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cưỡng chế áp đặt luật An ninh Quốc gia tà ác lên Hồng Kông, những “chiêu” sau của Mỹ cũng sẽ lần lượt đến.

    Dưới đây là bài viết của Nghiêm Thuần Câu từ Đại học Trung Quốc Hồng Kông thể hiện quan điểm của riêng tác giả.

    .
    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chính thức tuyên bố Mỹ nhận định Hồng Kông “không c̣n tự trị ở mức độ cao”. Ảnh Ngoại trưởng Pompeo trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Mỹ hôm 29/4/2020. (Ảnh từ Flickr Bộ Ngoại giao Mỹ).
    Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vui mừng v́ thị trường chứng khoán Hồng Kông đứng vững, hăy xem thị trường chứng khoán làm thế nào đánh vào bộ mặt xấu xí của bà ta, xong thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục đến thị trường bất động sản.

    Có b́nh luận nói phải xem ĐCSTQ có dám làm hay không? Tôi cho rằng, ĐCSTQ đă không c̣n đường lui, thảo luận công khai tại Hội nghị Nhân đại, nếu đưa ra đến đây mà lại phải thu hồi lại, ông Tập Cận B́nh c̣n mặt mũi tiếp tục chấp chính chăng? Do đó ĐCSTQ hiện đă quyết tâm, dù thế nào cũng vẫn phải làm.


    Vũ khí để Mỹ trừng phạt ĐCSTQ, không chỉ có Đạo luật Chính sách Mỹ–Hồng Kông, vũ khí trong tay họ vẫn c̣n rất nhiều, chỉ e ĐCSTQ không thể chống đỡ mà thôi.

    Chiêu này của Mỹ, trước tiên là trấn định thế trận các nước đồng minh, giống như biểu thị quyết tâm không lay động với Liên minh châu Âu, Liên minh Ngũ Nhăn, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v, trong đối kháng ĐCSTQ, từ đó không có ai nghi ngờ quyết tâm của người Mỹ lớn ngần nào. Hủy bỏ địa vị đặc biệt của Hồng Kông, tất nhiên cũng tổn hại đến lợi ích công ty Mỹ, nhưng lợi ích quốc gia trên hết, những công ty cá biệt này chỉ đành chấp nhận, chính phủ liệu có biện pháp trợ cấp hay không, th́ cần bước tiếp theo mới biết được. Nhưng dựa vào điểm này, đă chứng minh Chính phủ Mỹ đă không tiếc mọi giá, muốn đối phó với ĐCSTQ đến cuối cùng.

    Trước đó, Chính phủ Mỹ khuyến cáo công ty Mỹ rút khỏi Đại Lục và cam kết bồi thường tổn thất, hiện tại, những công ty này không dám lưu luyến, bởi v́ Mỹ – Trung đối đầu đến cực điểm chính là chiến tranh, chiến tranh nổ ra, doanh nghiệp của nước kẻ địch cơ bản không có khả năng sinh tồn.

    Chiêu này của Mỹ, cũng ắt tấn công ư chí chiến đấu của quan trường của ĐCSTQ. Thực sự muốn đối kháng tiếp tục với Mỹ, chỉ là những người chấp chính hiện nay, bởi v́ họ không thể lùi, lùi lại sẽ dẫn đến bản thân rớt đài, c̣n trong quan trường, họ đă đắc tội với quá nhiều người, bản thân rớt đài xong chắc chắn bị thanh toán, không c̣n đường sống, cho nên nhất định phải chống đỡ đến cùng. Tuy nhiên, những người các phe phái khác cũng không nhất thiết phải sinh tồn cùng ĐCSTQ, ngược lại đều muốn nhanh chóng tự bảo vệ bản thân, cho nên nội bộ ĐCSTQ biến đổi thế nào th́ vẫn cần phải quan sát thêm.

    Chiêu này của Mỹ, đối với người dân phản kháng sự thống trị của ĐCSTQ, không nghi ngờ ǵ là một liều thuốc trợ tim. Mỹ hạ quyết tâm lớn thế này, chứng minh Chính phủ và người dân Mỹ không bỏ rơi Hồng Kông, chứng minh chỉ cần chúng ta tiếp tục chống đỡ, th́ có thể đợi đến kết quả của cuộc đối kháng Trung – Mỹ. Trung – Mỹ đối kháng, ĐCSTQ nhất định không chống đỡ không được, khác biệt chỉ là chống đỡ được bao lâu; đối với người Hồng Kông mà nói, chính là những ngày đau khổ của chúng ta có bao lâu, dù là bao lâu, người Hồng Kông cuối cùng nhất định thắng lợi.



    Đến bước này, Mỹ đối với Trung Quốc đă không phải là vấn đề thương mại, không phải là vấn đề khoa học kỹ thuật, cũng không phải là vấn đề tài chính, là chỉ thẳng vào vấn đề quân sự. Trước đó Mỹ đă lựa chọn một số đối sách lớn về khoa học kỹ thuật, một là yêu cầu TSMC chuyển nhà máy đến Mỹ, để cắt đứt chuỗi cung ứng chip của Huawei; hai là ông Mike Pompeo đích thân đến Israel, cắt đứt giao lưu khoa học kỹ thuật giữa Israel và ĐCSTQ. Hai chiêu này bằng như cắt đứt đường đi của ĐCSTQ trong khoa học công nghệ, ĐCSTQ từ đó tách khỏi trào lưu khoa học công nghệ thế giới.

    Mỹ gần đây lại có một số hành động quân sự lớn, một là để Israel phái Chiến cơ F35 đi thẳng vào Syria, phá hủy chiến cơ Syria do Nga chế tạo, đi lại như vào nơi không có ai; hai là thử thành công súng laser và tiêu diệt máy bay không người lái ngay tại chỗ; ba là cả ba đội h́nh hàng không mẫu hạm hiện đang vào Tây Thái B́nh Dương, trên mẫu hạm USS Ronald Reagan có rất nhiều máy bay chiến đấu. Những động tác quân sự này có ư cảnh cáo ĐCSTQ (mặc dù cũng cảnh cáo Nga, nhưng Nga không trong tầm để ư của Mỹ), nếu so cao thấp trên chiến trường, th́ Mỹ đă có sự chuẩn bị đầy đủ.

    Hôm qua c̣n có cư dân mạng c̣n cho rằng tôi quá lạc quan, nhưng tôi chỉ là luận sự việc dựa vào t́nh h́nh thực tế, cũng tức là đi đến bước này, người Mỹ cũng không lùi được nữa, ĐCSTQ cũng không lùi được nữa, hai bên đang đi sâu vào đối lập, nhưng liệu có đi đến bước chiến tranh hay không th́ vẫn xem ông Tập Cận B́nh có gan dạ sáng suốt hay không.

    Dù thế nào, sự đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi, th́ sự đau khổ của người Hồng Kông sẽ ngày càng sâu, nhưng những ngày đau khổ sẽ ngày càng ngắn, hơn nữa về cơ bản chúng ta cũng không có lựa chọn khác, chúng ta chỉ là cần làm tốt chuẩn bị tư tưởng, và giảm thiểu thấp nhất sự hy sinh, bảo tồn thực lực, lấy bất biến ứng vạn biến.

    Hiện không phải là lúc người Hồng Kông đấu đến cùng với ĐCSTQ, mà là Trung – Mỹ đấu đến cùng, là toàn thế giới đấu đến cùng với ĐCSTQ.

    Nghiêm Thuần Câu

    (Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả. Bản gốc từ Facebook của tác giả tại đây)

  9. #99
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đ

    « Sinh viên gián điệp » Trung Quốc, mục tiêu mới của chính quyền Trump ?


    Phát biểu trên kênh Fox News, ngoại trưởng Mike Pompeo xem mối đe dọa của gián điệp Trung Quốc đối với nước Mỹ là rất nghiêm trọng. (Ảnh minh họa chụp ngày 20/05/2020, Washington). POOL/AFP/Archivos
    Thanh Phương
    Theo lời ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo về Trung Quốc hôm nay, 29/05/2020, tổng thống Donald Trump sẽ đề cập đến vấn đề các sinh viên Trung Quốc hoạt động gián điệp tại Hoa Kỳ. Theo tờ nhật báo New York Times, chính phủ Mỹ chuẩn bị trục xuất từ 3.000 đến 5.000 sinh viên Trung Quốc có liên hệ với các trường quân sự Trung Quốc.



    Việc Trung Quốc huy động nhiều thành phần để tham gia vào hoạt động gián điệp ở nước ngoài, đặc biệt là tại các nước phương Tây, không có ǵ là mới mẻ. Điều 7 trong Luật t́nh báo quốc gia của Trung Quốc có ghi rơ : « Mọi tổ chức hay mọi công dân đều phải hỗ trợ hoạt động t́nh báo của Nhà nước, giúp Nhà nước và cộng tác với Nhà nước theo quy định của pháp luật »

    Riêng Washington từ lâu vẫn cáo buộc Bắc Kinh có nhiều hoạt động gián điệp công nghiệp tại Hoa Kỳ, đồng thời chính quyền Donald Trump xem việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là ưu tiên hàng đầu trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Trên đài truyền h́nh Fox News hôm qua, ngoại trưởng Pompeo đă tuyên bố : « Với tư cách cựu giám đốc CIA, tôi xem mối đe dọa của gián điệp Trung Quốc đối với nước chúng ta là rất nghiêm trọng ». Ông Pompeo cho rằng người dân Mỹ cần biết rằng « đảng Cộng Sản Trung Quốc đă tạo dựng được một ảnh hưởng rất lớn tại Hoa Kỳ ».

    Hoạt động của gián điệp Trung Quốc tại Mỹ dường như cũng đă được mở rộng sang lănh vực y tế. Ngày 13/05 vừa qua, Hoa Kỳ chính thức cáo buộc Trung Quốc đă t́m cách đánh cắp các dữ liệu nghiên cứu của Mỹ về vac-xin ngừa virus corona chủng mới, về thuốc điều trị, cũng như về các xét nghiệm virus. Theo chính quyền Donald Trump, không chỉ có các tin tặc, mà cả các nhà nghiên cứu và sinh viên Trung Quốc cũng tham gia đánh cắp các thông tin trong các trường đại học và pḥng thí nghiệm nơi họ đang làm việc.

    Nếu đúng là cả sinh viên Trung Quốc cũng tham gia làm gián điệp th́ quả thật đây là điều đáng lo ngại cho Hoa Kỳ. Theo thống kê của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), một hiệp hội lo về các trao đổi quốc tế của sinh viên, sinh viên Trung Quốc chiếm phần lớn nhất trong số các sinh viên ngoại quốc đang học tại Mỹ, với gần 370.000 trong niên khóa 2018-2019, tức là chiếm một phần ba tổng số sinh viên ngoại quốc.



    Theo tờ New York Times, từ nhiều tháng qua, các quan chức của Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI đă đến các trường đại học lớn ở Hoa Kỳ để cảnh báo về nguy cơ gián điệp Trung Quốc trà trộn vào đây. Nhưng theo tờ Courrier International ngày 12/05, một số giáo sư đại học và tổ chức sinh viên đă bác bỏ những cáo buộc đó, so sánh cuộc « săn đuổi phù thủy » nhắm vào các nhà nghiên cứu, sinh viên Trung Quốc hiện nay giống như vào thời McCarthy nh́n đâu cũng thấy cộng sản.

    Phản ứng nói trên cũng là dễ hiểu, bởi v́ việc trục xuất hàng ngàn sinh viên Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài chính của các trường đại học. Mỗi năm, con số gần 370.000 sinh viên Trung Quốc mang lại một khoản thu nhập lên tới 14 tỷ đôla cho các trường đại học Mỹ.

    Cho dù có thiệt hại tài chính như vậy đối với các trường đại học, chính quyền Donald Trump dự kiến sẽ có biện pháp mạnh để ngăn chận t́nh trạng sinh viên Trung Quốc tham gia làm gián điệp và đánh cắp sở hữu trí tuệ. Cụ thể, theo hăng tin Reuters, trong số từ 3.000 đến 5.000 sinh viên Trung Quốc bị nghi làm gián điệp, những người nào đang ở trên đất Mỹ th́ sẽ bị hủy visa và sẽ bị trục xuất, c̣n những người nào đang ở bên ngoài nước Mỹ th́ sẽ không được phép quay trở lại.

    Nếu tổng thống Trump ra quyết định như vậy, căng thẳng Mỹ-Trung chắc chắn sẽ tăng thêm một nấc. Nhưng theo Reuters, quyết định trục xuất sinh viên Trung Quốc đă được dự trù từ nhiều tháng qua, không có liên hệ trực tiếp với vấn đề Hồng Kông, mà là nằm trong khuôn khổ chiến dịch “gây áp lực toàn diện” đối với Trung Quốc.

  10. #100
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông trong tâm băo cuộc đọ sức Mỹ - Trung


    Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau trong mọi phương diện. REUTERS/Hyungwon Kang/Files
    Minh Anh
    Liệu Hoa Kỳ có quay trở lại cảng Cam Ranh của Việt Nam hay không ? Trung Quốc và Mỹ đọ sức ở đại hội đồng Y tế Thế Giới, ai thắng ai thua ? Tương lai nào cho quan hệ Trung Quốc – Đài Loan ? Tăng ngân sách quốc pḥng, phải chăng Trung Quốc muốn tiếp tục khẳng định thế siêu cường ? Và Hồng Kông, thời kỳ tự do sắp chấm dứt ? Trên đây là những câu hỏi lớn trong tháng Năm này.


    Việt Nam khó có thể để Mỹ trở lại vịnh Cam Ranh
    Tháng Năm chập chờn bóng đen một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong cuộc khẩu chiến giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới liên quan đến nguồn gốc dịch bệnh virus corona chủng mới, tổng thống Mỹ Donald Trump dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Lời đồn thổi rộ lên từ cuối tháng 4 đầu tháng 5/2020 cho rằng Mỹ muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh của Việt Nam chẳng khác ǵ như châm thêm dầu vào lửa.

    Theo phân tích của chuyên gia người Úc, Carl Thayer, giáo sư danh dự Học Viện Quốc Pḥng Úc với ban tiếng Anh đài RFI, điều này khó thể xảy ra do chính sách « Ba Không » của Việt Nam. Ông cũng ghi nhận là số lần tầu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam ngày một nhiều : « Về vịnh Cam Ranh, vài năm gần đây, Hoa Kỳ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa tại Việt Nam ».

    Đọc thêm: Thuê cảng Cam Ranh: Mỹ không muốn, Việt Nam không thể
    Dù vậy, giáo sư Carl Thayer thận trọng cảnh báo : « Bất chấp chuyến thăm cảng Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, ba chuyến thăm khác của tầu chiến Mỹ và cuộc thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Obama, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ. Kinh nghiệm lâu nay của tôi về Việt Nam cho thấy Hà Nội chẳng được lợi ǵ khi xem Trung Quốc là kẻ thù vĩnh viễn của họ ».

    WHO : Trung Quốc ghi một điểm trước Mỹ ?
    Ngày 19/05/2020, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) kết thúc cuộc họp đại hội đồng trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc đối chọi nhau gay gắt về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 và cách xử lư cuộc khủng hoảng của WHO, bị Mỹ tố cáo là « theo đuôi » Trung Quốc.



    Trước sức ép của Mỹ, WHO thông qua một nghị quyết yêu cầu « đánh giá độc lập và khách quan » hoạt động của cơ quan này trong công cuộc đối phó với dịch Covid-19. Nhưng nghị quyết này không tháo gỡ được áp lực đe dọa của Mỹ. Tổng thống Donald Trump kỳ hạn cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong ṿng một tháng để cải cách cụ thể, nếu không, Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi Tổ Chức.

    Đọc thêm: WHO “ngả” theo Trung Quốc như thế nào ?
    Về điểm này, chuyên gia địa chính trị Pascal Boniface, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS đánh giá như sau :

    « Trên b́nh diện ngoại giao, đương nhiên Trung Quốc đă thắng. Một phần là v́ cam kết của chủ tịch Tập Cận B́nh. Nếu Trung Quốc t́m ra được vác-xin, đây sẽ được xem như là tài sản chung của thế giới, và như vậy sẽ được đưa ra sử dụng đại trà. Cam kết này c̣n nhằm chống lại những tuyên bố của lănh đạo người Anh hăng dược Sanofi, cho rằng vác-xin t́m được trước hết sẽ dành cho thị trường Mỹ. Tiếp đến là do sự vắng bóng của Trump đă nhường chỗ cho Trung Quốc.

    Chúng ta có thể nghĩ rằng Liên Hiệp Châu Âu cũng là bên thắng cuộc trong lần họp này. Cuộc họp gây quỹ mà Liên Hiệp Châu Âu tổ chức hôm 08/5 để t́m nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu một vác-xin đă thành công, quyên góp được 8 tỷ euro. Và châu Âu đă đưa ra được một h́nh ảnh đa phương, không bị nghi ngờ giấu giếm như Trung Quốc, hay có sự thèm muốn trá h́nh. Do Hoa Kỳ thoái lui, sự có mặt của Liên Hiệp Châu Âu khẳng định sự hiện diện của phương Tây, và như vậy cũng nhằm không để Trung Quốc là cường quốc duy nhất độc chiếm địa bàn. »

    Chuyên gia Anh : « Bắc Kinh không tha thứ cho tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn »
    Ngày 20/05/2020, trong bài phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ hai tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn khẳng định người dân Đài Loan sẽ không chấp nhận đánh đổi « Ḥa b́nh, B́nh đẳng, Dân chủ và Đối thoại » cho nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ » mà Bắc Kinh đang sử dụng để thâu tóm Đài Loan và làm thay đổi nguyên trạng giữa đôi bờ eo biển.

    Đọc thêm: Thái Anh Văn - Tập Cận B́nh: Hiệp thứ hai bắt đầu
    Ông Steve Tsang, chuyên gia ngành Nghiên Cứu Phương Đông và Châu Phi (SOAS) trường Đại học Luân Đôn, trả lời câu hỏi đài RFI nhận định về tương lai quan hệ hai bên bờ eo biển trong bốn năm tới sẽ không mấy ǵ sáng sủa hơn so với bốn năm vừa qua.

    « Trong bốn năm tới chúng ta sẽ chứng kiến một sự tiếp nối nếu không muốn nói là xuống cấp trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, vốn dĩ đă rất căng thẳng. Đài Loan là một ví dụ điển h́nh cho thấy làm thế nào một đất nước dân chủ, về văn hóa và chủ yếu là người Hoa, đă xử lư tốt cuộc khủng hoảng Covid-19.

    Đây chính là một sự tương phản rơ nét trước sự bất lực của Trung Quốc hồi đầu mùa dịch. Các nhà lănh đạo Trung Quốc, rơ ràng tỏ ra khó chịu và tức giận, chắc chắn sẽ không tha thứ cho Thái Anh Văn về việc đă chống dịch thành công và tái đắc cử trên cơ sở một cương lĩnh không chấp nhận quan điểm của Trung Quốc về Đài Loan ».

    Ngân sách quốc pḥng Trung Quốc : Vẫn tăng cho dù khủng hoảng kinh tế.
    Khóa họp Quốc Hội thường niên của Trung Quốc ngày 22/05/2020, sau hơn hai tháng rưỡi bị trễ v́ dịch bệnh Covid-19 đă tập trung mọi sự chú ư của giới quan sát. Lần đầu tiên Trung Quốc không thông báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế như thông lệ. Ngược lại, Bắc Kinh cho biết duy tŕ mức tăng ngân sách quốc pḥng ở mức 6,6%.

    Đọc thêm: Trung Quốc thay đổi ǵ sau đại dịch Covid-19 ?
    Theo nhận định của ông Mathieu Duchâtel, giám đốc chương tŕnh châu Á, Viện Montaigne với đài RFI, bất chấp bối cảnh kinh tế khó khăn, công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc vẫn được tiếp tục.

    « Những năm gần đây, mối tương quan giữa ngân sách quốc pḥng và tăng trưởng kinh tế là khá mạnh. Thường th́ tăng trưởng kinh tế thấp hơn mức tăng quốc pḥng một điểm. Ví dụ như trong năm 2019, mức tăng chính thức cho quốc pḥng là 7,5%, trong khi tăng trưởng kinh tế là 6,5%.

    Năm nay, chúng tôi vẫn chưa có số liệu về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng có thể dự đoán bởi v́ Ngân hàng Thế giới đưa ra con số là -3%, nhưng con số này có thể c̣n tệ hơn nữa. Tín hiệu mà Trung Quốc muốn đưa ra là quốc pḥng vẫn là yếu tố được bảo đảm, tránh không bị tác động của khủng hoảng kinh tế, tiếp tục được tăng cường, đồng thời gởi đến quốc tế một tín hiệu về sức mạnh và ổn định. »

    Hồng Kông : Quy chế « Một quốc gia, Hai chế độ » đă chấm dứt ?
    Đỉnh điểm thời sự tháng Năm là cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông lại trỗi dậy, với việc Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc gia mới. Đạo luật nghiêm cấm và trừng phạt mọi hành vi « phản bội, ly khai, phản loạn, và lật đổ » chế độ sẽ được áp đặt với Hồng Kông. Người dân đặc khu hành chính lên án đây là một biện pháp bóp nghẹt « các quyền tự do ». Hoa Kỳ lập tức phản ứng dọa rút « quy chế ưu đăi thương mại » đối với Hồng Kông.

    Trên đài RFI, ông Jean-Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp, chuyên gia về chính trị Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đă « thất hứa » với chính những cam kết của ḿnh đưa ra vào thời điểm Anh Quốc nhượng địa.

    « Đây là một sự thay đổi sâu rộng đến mức người ta không khỏi nghi ngờ việc ǵn giữ công thức "Một nhà nước, Hai chế độ". Luật Cơ Bản – một dạng Hiến pháp của Hồng Kông ghi rất rơ là Luật quốc gia, tức là luật của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa không thể áp dụng ở Hồng Kông ngoại trừ các lĩnh vực ngoại giao và quốc pḥng. Luật an ninh vùa được thông qua chẳng liên quan ǵ đến ngoại giao cũng như quốc pḥng cả. Hơn nữa, lúc đầu, chính quyền Hồng Kông từng nói là không thể sửa đổi Luật Cơ Bản Hồng Kông trong một sớm một chiều, thế rồi chỉ trong một đợt nghỉ cuối tuần, họ đă thay đổi ư kiến.

    Việc thông qua dự luật về an ninh cho thấy là Bắc Kinh hoàn toàn coi thường những cam kết mà họ đă đưa ra vào năm 1984 và năm 1990 khi thiết lập Luật Cơ Bản và muốn áp đặt đạo luật này ở Hồng Kông v́ Trung Quốc hiểu rơ là người dân Hồng Kông đang đứng dậy chống lại mọi hành động can thiệp của Bắc Kinh. Và nhất là chính quyền Hồng Kông hiện nay tuân theo lệnh của Bắc Kinh, đă hoàn toàn bất lực không làm được bất kể điều ǵ để có được ảnh hưởng đối với xă hội Hồng Kông. »

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. TRUY LÙNG NGUỒN GỐC VIRUS CÔRONA WUHAN
    By dtkcamau in forum Tin Thế Giới
    Replies: 57
    Last Post: 27-05-2020, 09:42 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 17-05-2020, 09:27 AM
  3. Sự tham chiến của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam
    By Hiếu Thiện in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 18-02-2020, 12:50 PM
  4. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •