Page 12 of 78 FirstFirst ... 289101112131415162262 ... LastLast
Results 111 to 120 of 775

Thread: Lượm lặt đó đây

  1. #111
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những nhận thức về vũ trụ (2/6): Thời gian

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...gian-4659.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...thoi-gian.html


    Thời gian là ǵ? Sự khác nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai phải chăng chỉ là cảm giác hư ảo ăn sâu vào tiềm thức? (Ảnh minh họa: Pixabay)
    Những nhận thức về vũ trụ (Phần 2): Thời gian
    Ánh Dương • 10:00, 13/12/19 • 288 lượt xem
    Thời gian là ǵ? Sự khác nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai phải chăng chỉ là cảm giác hư ảo ăn sâu vào tiềm thức? Tại sao thời gian luôn chuyển động hướng về tương lai? Thời gian có điểm bắt đầu và điểm kết thúc không? Bài viết này sẽ giúp chúng ta t́m được câu trả lời.

    Bây giờ là thời gian nào? Có lẽ ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Thời gian vùn vụt trôi qua, ngày qua đêm đến, ánh sáng và bóng tối đan xen nhau. Ai cũng cảm thấy rất quen thuộc với thời gian, nhưng nếu lật lại vấn đề một chút để hỏi thời gian là ǵ? Có lẽ rất nhiều người sẽ cảm thấy mông lung.

    Từ xưa đến nay, con người đă phát minh ra các phương pháp và dụng cụ để đo lường, tính toán thời gian, từ đồng hồ cát, đồng hồ mặt trời, đồng hồ định vị thiên thể, cho tới đồng hồ cơ khí, đồng hồ thạch anh,… các thiết bị đo thời gian có độ chính xác ngày càng cao. Ngày nay, Hội đo lường quốc tế đă đưa ra phương pháp dùng tần số dao động của nguyên tử Xê-si để đo lường thời gian. Do đó, đồng hồ nguyên tử Xê-si của Hiệp hội tiêu chuẩn đo lường quốc gia Mỹ đă trở thành công cụ đo thời gian chính xác nhất trên thế giới, 100 triệu năm có lẽ mới sai một giây. Nhưng dù cho việc đo lường thời gian có chính xác đến mức độ nào đi nữa th́ cũng không thể động chạm đến bản chất của thời gian. Cho dù tất cả các đồng hồ trên thế giới đều ngừng hoạt động th́ thời gian vẫn cứ trôi đi không ngừng nghỉ một giây. “Thệ giả như tư phu! Bất xả trú dạ!” (Thời gian trôi đi như nước chảy không kể ngày đêm) – trích Luận Ngữ, Khổng Tử.
    Thời gian như ḍng nước chảy không bao giờ ngừng nghỉ, từng khoảnh khắc vụt qua rất nhanh. Sự chuyển động của thời gian dường như luôn hướng về một hướng, đó là tương lai, nó không thể tạm dừng cũng không thể quay ngược lại.
    “Thời gian là vàng bạc, vàng bạc cũng không mua được thời gian”
    câu nói này đă miêu tả chính xác sự quư giá một đi không trở lại của thời gian.
    “Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiểu niên đầu, không bi thiết!” (Đừng đợi khi nhàn rỗi, khi mái đầu xanh bạc rồi mới thấy trống rỗng, bi thương!) – bài thơ Măn giang hồng, (Nhạc Phi).
    Lời dạy của cổ nhân vẫn phảng phất bên tai, chúng ta đem thời gian treo trên tường, đeo trên tay, chúng ta dựa vào thời gian để sắp xếp kế hoạch hàng ngày. Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa hạ phát triển, mùa thu thu hoạch, mùa đông cất giữ... dường như thời gian đang khống chế tất cả. Vậy th́ thời gian rốt cuộc là ǵ? Các nhà khoa học đă phải bất lực mà thốt lên rằng: Chúng ta hoàn toàn chưa lư giải được bất kỳ phương diện nào của thời gian cả.

    Einstein và Newton nhận thức thời gian
    Theo Newton, thời gian là một tính chất vĩnh hằng bất biến của vũ trụ. Thời gian luôn trôi đi với tốc độ không đổi, và không bị thay đổi bởi bất cứ sự vật ǵ. Những mô tả của Newton về thời gian rất phù hợp với những thể nghiệm trực giác của con người. Tuy nhiên Einstein lại chỉ ra rằng mô tả như vậy vẫn chưa chính xác. Einstein phát hiện thời gian có thể chuyển động với vận tốc khác nhau, tức là không có cái gọi là thời gian tiêu chuẩn của vũ trụ, và trong vũ trụ tồn tại các thời gian khác nhau. Nói một cách cụ thể, mỗi người đều có thời gian của riêng ḿnh, thời gian của mỗi người lại vận hành với tốc độ khác nhau. Phát hiện của Einstein đă phá vỡ hoàn toàn những lư giải của Newton về thế giới hiện thực cũng như lật đổ hoàn toàn những nhận thức trực giác của chúng ta về thời gian.


    Sống ngoài vũ trụ sẽ khiến con người trẻ hơn, tức là thời gian chuyển động chậm hơn (Ảnh: Flick )
    Einstein đă phát hiện ra rằng giữa sự dịch chuyển của không gian và sự dịch chuyển của thời gian có một mối liên hệ cực kỳ tinh xảo và sâu xa. Nói một cách đơn giản, tốc độ dịch chuyển trong không gian tăng lên th́ tốc độ trôi đi của thời gian lại giảm đi. Phát hiện này đă cho thấy sự vận chuyển của thời gian đối với mỗi người là có sự khác biệt, chỉ có điều sự sai khác này lại có biểu hiện cực kỳ nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nên chúng ta không cảm thấy được.
    Nhưng đối với hệ thống định vị toàn cầu được sử dụng rộng răi hiện nay th́ nó lại có ảnh hưởng rất rơ rệt. Do các vệ tinh của hệ thống vận chuyển với tốc độ rất cao, nên cần phải xét đến ảnh hưởng của thời gian tới sự di chuyển tốc độ cao của các vệ tinh, nếu không sẽ dẫn đến sai số trong toàn bộ hệ thống. Sự giăn nở của thời gian là có thật chứ không phải chỉ là suy nghĩ chủ quan của một nhà toán học điên rồ nào.

    Không chỉ vận tốc làm cho thời gian giăn nở, Einstein c̣n phát hiện ra trọng lực cũng có thể làm cho thời gian chậm lại. Einstein đă liên kết thời gian với không gian để tạo ra khái niệm thế giới không gian – thời gian 4 chiều (gọi tắt là “thời-không”), ông phát hiện rằng vật thể có trọng lượng cực đại có thể uốn cong thời-không và tạo nên độ sai khác lớn, nó không chỉ uốn cong không gian mà c̣n uốn cong được thời gian. Do thời-không bị uốn cong nên cùng một toà nhà 30 tầng nhưng thời gian ở tầng thấp nhất lại khác so với thời gian ở tầng cao nhất. Thời gian ở tầng thấp nhất có thể chậm hơn một chút, cho dù sự sai khác về thời gian này rất nhỏ nhưng vẫn có thể đo đạc được.

    Trong thế giới thời-không 4 chiều, mỗi một cá thể di động đều có thời gian hoặc “thời khắc” khác nhau. Nếu như chụp lại tất cả các sự việc trong toàn bộ vũ trụ xảy ra trong nháy mắt rồi tập hợp lại thành một bức ảnh động, bởi v́ mỗi cá thể di động có thời gian hoặc “thời khắc” khác nhau nên bạn sẽ phát hiện thấy trong bức ảnh này đều có tồn tại quá khứ, hiện tại và tương lai. Đúng như Einstein đă nói: “Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một loại ảo giác ăn sâu vào tiềm thức”. Trong cuốn sách “Điểm kết thúc của thời gian” (The End of Time), tác giả lại cho rằng thời gian không tồn tại, cảm giác về thời gian trôi đi là do bộ năo của chúng ta tạo ra khi nó xử lư bức ảnh động này.

    Khoa học hiện đại nhận thức về thời gian
    Mỗi khắc, mỗi giây đều đă tồn tại, đây chính là kết quả nghiên cứu về thời gian của các nhà khoa học hiện đại. Có vẻ như mọi nỗ lực và quyết sách cho đến cả kết quả đạt được của mỗi người đều đă sớm được định sẵn rồi. Và từ 13,7 tỉ năm trước, khi vũ trụ bắt đầu h́nh thành th́ nó đă được định sẵn rồi. Có thật sự như vậy không? Lẽ nào sự trôi đi của thời gian mà chúng ta thực sự cảm giác được lại chỉ là một ảo giác thôi sao?


    Du hành thời gian được cho là có thực (Ảnh: pinterest)
    Dựa trên nhận thức về thời gian này, th́ cỗ máy thời gian không chỉ tồn tại trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, các nhà khoa học đang thảo luận rằng làm thế nào để thực hiện chuyến du hành vượt thời gian trở về quá khứ hay đến tương lai. Các nhà khoa học đă phác thảo ra một bức tranh về cách thức vượt thời gian với hai loại giả thiết:
    Thứ nhất là lợi dụng tính chất đặc thù của lực hấp dẫn, dựa vào thuyết tương đối rộng, nếu lực hấp dẫn càng mạnh th́ thời gian sẽ trôi đi càng chậm. Hố đen được h́nh thành khi một đại tinh thể bị tắt và nó có sẵn lực hấp dẫn rất lớn. Nếu như có thể du hành vào hố đen với thời gian ngắn khoảng 1-2 giờ đồng hồ, th́ trên Trái Đất đă trải qua mấy chục năm rồi, do đó khi trở về Trái Đất th́ chính là đă đi vào Trái Đất của tương lai.
    Phương pháp thứ hai đó là lợi dụng lỗ sâu không gian (Wormhole hay Cầu Einstein-Rosen). Lỗ sâu này giống như con đường tắt của thời-không, nó có thể liên kết một phần thời-không với thời-không sớm hơn nó, giống như một con đường vượt thời gian. Chỉ cần vào lỗ sâu th́ có thể trở về quá khứ. Các nhà khoa học vẫn đang thảo luận rằng loại xuyên thời gian này có thể dẫn đến mâu thuẫn, ví dụ như hiện tượng bạn có thể gặp được chính bản thân ḿnh trong quá khứ hoặc lịch sử có thể bị thay đổi. Trên thực tế, việc vượt thời gian mới chỉ là giả tưởng khoa học, chỉ có điều nó được đưa ra bởi chính các nhà khoa học.

    Vật lư nhận thức về thời gian
    Xuân hạ thu đông, bốn mùa thay đổi. Những trải nghiệm của chúng ta đă nói cho chúng ta rằng thời gian chỉ có thể luôn trôi về phía trước. Tại sao thời gian lại luôn hướng đến tương lai? Nó có thể trôi ngược về quá khứ không? Các định luật vật lư học được dùng để miêu tả phương tŕnh toán học của tất cả các sự vật; trong đa số các phương tŕnh dùng để mô tả vũ trụ mà chúng ta có thể nhận thức được xung quanh ḿnh, không có phương tŕnh nào mô tả hướng chuyển động của thời gian. Dù thời gian trôi về phía trước hay về phía sau, th́ những phương tŕnh này vẫn không bị ảnh hưởng. Tức là, từ góc độ vật lư học mà xét th́ thời gian có thể đảo ngược, nhưng từ hiện thực mà xét th́ thời gian lại không thể đảo ngược được. Để giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học đă sử dụng phương tŕnh Boltzmann để giải thích ư nghĩa của phương tŕnh thống kê vi quan Entropy.
    Phương tŕnh Entropy là một chỉ tiêu đo lường khả năng mà một hệ có thể rơi vào trạng thái động trong một t́nh trạng, nó thường được gọi là “sự lộn xộn” hay “tính bừa” thể hiện trong một hệ. Phương tŕnh Boltzmann cho chúng ta biết tất cả các sự vật trong vũ trụ đều có xu hướng biến đổi từ trạng thái có trật tự sang trạng thái vô trật tự, sự biến đổi này có xu hướng tăng lên theo sự dịch chuyển của thời gian. Hướng đi của thời gian quyết định xu thế của tự nhiên, thời gian trôi đi, những vật chất càng trở nên hỗn loạn. Dựa trên thuyết vụ nổ lớn (Big bang), trong khoảng thời gian rất ngắn trước khi xảy ra vụ nổ lớn, các entropy có tính trật tự rất thấp. Khi vụ nổ lớn xảy ra, các entropy có trật tự cao, đây có lẽ là hiện tượng có trật tự nhất trong tất cả các hiện tượng. Tất cả các sự việc xảy ra sau vụ nổ lớn đều dần dần trở nên hỗn loạn. Nói cách khác, chính vụ nổ lớn đă quyết định hướng trôi của thời gian. Do đó tất cả các sự việc phát sinh sau đó có lẽ đều chịu tác động của một loại lực đẩy, khiến nó trở nên hỗn loạn hơn so với 13,7 tỉ năm trước.
    Phải chăng điều này nói lên rằng khởi điểm của thời gian có lẽ bắt đầu trong khoảnh khắc xảy ra vụ nổ lớn, vậy th́ phải chăng thời gian cũng có điểm kết thúc?


    Nikola Tesla là người đă phát minh ra công nghệ dịch chuyển tức thời. (Ảnh: pinterest)
    Sự thật là vũ trụ không ngừng nở ra với tốc độ lớn, một lư luận cho rằng cuối cùng hố đen sẽ chi phối cả vũ trụ, đến lúc đó các tinh hệ sẽ biến mất và chỉ c̣n sót lại các hạt lạp tử nhỏ phân tán, bay lơ lửng khắp nơi trong vũ trụ. Trong một tương lai mà tất cả đều suy tàn, bất kể sự vật nào đến một mức độ nào đó sẽ trở thành bằng phẳng, nhẵn nhụi và không thay đổi. Do không có thay đổi nên sẽ không thể có một khái niệm rơ ràng về sự trôi đi của thời gian. Nếu như không có sự việc nào xảy ra th́ sẽ rất khó tưởng tượng được sự tồn tại của thời gian, thậm chí c̣n không thể phân biệt được thời gian trôi về phía trước hay lùi lại phía sau. Đến lúc đó, thời gian có thể sẽ mất đi ư nghĩa tồn tại của nó, và có thể lúc đó sẽ là điểm kết thúc của thời gian.

    Luận giải
    Trên đây là những nhận thức của khoa học hiện đại về thời gian. Vậy thời gian có thật chỉ là một ảo giác hay không? Quá khứ, hiện tại, tương lai có thật sự cùng tồn tại không? Thời gian thật sự có điểm kết thúc không? Những nhận thức này có mức độ đáng tin cậy đến đâu? Thời gian có thể tự chứng minh tất cả điều này hay không?
    Khoa học hiện đại cho rằng sự phân biệt quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một loại ảo giác. Như vậy, đứng trong một thời-không mà thời gian trôi đi rất chậm hoặc là một thời-không không có khái niệm thời gian, th́ có thể nh́n thấy được trong một thời-không nơi thời gian trôi nhanh toàn bộ quá tŕnh diễn biến của một sinh mệnh thậm chí là toàn bộ quá tŕnh diễn biến của cả vũ trụ.


    Con người là có định số từ trước khi sinh ra và ở một không gian nào đó th́ thời gian trôi đi rất chậm hoặc không có khái niệm thời gian (Ảnh: flick)
    Ánh Dương (sưu tầm)
    Theo Chánh Kiến Net

    Tài liệu tham khảo:
    PBS-TV/NOVA: “The Fabric Of The Cosmos” (Updated: November 2011).
    The Fabric of the Cosmos: Space, Time, and the Texture of Reality (2004). Alfred A. Knopf division, Random House, ISBY 0-375-41288-3
    Nguyên lư toán học của triết học tự nhiên (xuất bản năm 2006), tác giả Newton, bản dịch tiếng Trung của Triệu Trấn Giang, mă xuất bản ISBN 7-100-04513-4

  2. #112
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những nhận thức về vũ trụ (3/6): Vũ trụ huyền diệu
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...dieu-5167.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...-6-vu-tru.html


    Vũ trụ h́nh thành như thế nào? Vũ trụ có biên giới không? (Ảnh minh họa: Jacub Gomez/ Pexels)
    Những nhận thức về vũ trụ (Phần 3): Vũ trụ huyền diệu
    Ánh Dương • 11:00, 18/12/19 • 711 lượt xem
    Vũ trụ h́nh thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nh́n lên bầu trời đầy rẫy các v́ tinh tú, biết bao người đă từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển vẫn khó có thể t́m được đáp án đầy đủ.

    Quan niệm cổ xưa về vũ trụ
    Trong lịch sử văn minh nhân loại có rất nhiều ghi chép và truyền thuyết liên quan đến sự ra đời của vũ trụ và nhân loại, từ truyền thuyết của người Babylon cổ đại về hai vị thần Lahmu và Lahamu kết hợp với nhau tạo ra con người; cho đến truyền thuyết của người Ấn Độ cổ cho rằng vàng hóa thành trời, bạc hóa thành đất; từ chuyện Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa tạo con người trong văn hóa Trung Quốc cổ đại; đến chuyện Jehovah tạo ra trời đất và con người trong Kinh Thánh. Những truyền thuyết này đă chỉ ra những chỗ mê khó giải từ xa xưa về sự ra đời của vũ trụ và nhân loại. Thế nhưng, nhân loại hiện đại dựa vào nhận thức trực giác cảm quan đă không thể thừa nhận tính chân thực của những ghi chép này nữa, họ nhất loạt quy chúng thành truyền thuyết, thần thoại và lư luận triết học. Cùng với sự phát triển của khoa học thực chứng, người ta ngày càng coi trọng những hiện tượng vũ trụ mà nhân loại có thể tiếp xúc đến được.
    Trong hầu hết những nền văn minh cổ đại, người xưa coi thế giới như một quả cầu tuyết, mặt đất bằng phẳng giống như cái đĩa, nằm ở trung tâm của vũ trụ, phía trên bao trùm bởi thiên khung, vô số các ngôi sao treo ở trên thiên khung. Người xưa cho rằng Thần sáng tạo và duy tŕ vũ trụ, măi đến thời trung cổ người ta mới bắt đầu nghi ngờ về quan điểm này, dựa trên quan sát của ḿnh, các nhà khoa học lúc bấy giờ đă đề xuất ra thuyết “Nhật tâm địa động” (Mặt trời là trung tâm của vũ trụ và Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời), thuyết này chỉ ra rằng trung tâm của vũ trụ không phải là Trái đất mà là Mặt trời. Cùng với việc không ngừng cải tiến các máy móc thiết bị đo đạc quan trắc, các nhà khoa học nhận thức được rằng Mặt trời cũng không phải là trung tâm của vũ trụ, Hệ mặt trời chỉ nằm ở một góc nhỏ xíu ở ŕa của hệ Ngân Hà, mà hệ Ngân Hà cũng chỉ là một trong mấy trăm tỷ thiên hà. Tất cả những thiên hà này lại tổ thành vũ trụ của chúng ta.

    Quan niệm của khoa học ngày nay
    Khi lật đổ được quan niệm về vũ trụ của người xưa, các nhà khoa học dường như cảm thấy rất kiêu ngạo, họ đă phát triển rất nhiều lư luận mới nhằm giải thích cho sự khởi nguyên của vũ trụ và nhân loại, trong những lư thuyết này thông thường đều không có chỗ đứng cho Thần. Tuy nhiên, quan niệm về vũ trụ mới nhất lại cho rằng cái thế giới ba chiều mà khoa học thực chứng của chúng ta tiếp xúc được có thể chỉ là một ảo ảnh (hologram), vậy th́ vũ trụ quan của người xưa có thật sự sai hay không? Hay vẫn tồn tại những bí ẩn mà con người hiện đại chúng ta không cách nào lĩnh ngộ được?
    Aristotle từng nói: “Vũ trụ bao hàm tất cả sự vật, nhưng không nằm trong bất cứ sự vật nào”. Sức tưởng tượng của các nhà khoa học hiện đại đă đột phá khỏi khái niệm “vũ trụ bao hàm tất cả sự vật”, sức tưởng tượng của họ đă bay ra khỏi Hệ mặt trời, bay ra khỏi hệ Ngân Hà, thậm chí bay ra khỏi các thiên hà xa xôi khác, đă vượt qua biên giới của vũ trụ mà chúng ta quan sát được, họ phát hiện rằng vẫn c̣n có rất rất nhiều vũ trụ khác nữa. Đây chính là thuyết đa vũ trụ được tranh luận khá nhiều gần đây.
    Thực ra, thuyết đa vũ trụ đă từng được đưa ra vào những năm 60 của thế kỷ trước, thế nhưng nó lại bị cho vào “lănh cung”. Khi các nhà khoa học ngày càng phát hiện ra nhiều hiện tượng vũ trụ mà họ không cách nào giải thích nổi, thuyết đa vũ trụ lại được đưa ra lần nữa. Lư thuyết đa vũ trụ đầu tiên được ủng hộ bởi thuyết vụ nổ lớn – lư thuyết về nguồn gốc của vũ trụ. Lư thuyết này cho rằng vào 13,7 tỷ năm trước, vũ trụ của chúng ta từ một “điểm kỳ dị” đă xảy ra một vụ nổ mănh liệt, trải qua mấy tỷ năm, vũ trụ lạnh đi và kết hợp lại, h́nh thành nên các hằnh tinh, hành tinh và thiên hà. Do tác động của vụ nổ đó mà cho đến nay vũ trụ vẫn đang trong lịch tŕnh giăn nở. Nếu như vũ trụ bắt đầu từ một “điểm kỳ dị”, mà thuyết lượng tử lại cho rằng vật chất rất dễ phân tách, vậy th́ vũ trụ từ lúc bắt đầu ở “điểm kỳ dị” có thể đă phân tách thành hai hoặc nhiều hơn hai vũ trụ.


    Lư thuyết vụ nổ lớn - lư thuyết về nguồn gốc vũ trụ (Ảnh: NASA)
    Đồng thời bản thân vụ nổ lớn cũng có thể không chỉ tạo ra một vũ trụ. Lư thuyết vụ nổ lớn sử dụng lực phản hấp dẫn để giải thích lư do tại sao vào thời kỳ đầu không gian vũ trụ đă trải qua một sự giăn nở lớn hơn vận tốc ánh sáng, sự tăng vọt mạnh mẽ khiến cho khu vực lân cận hoàn toàn bị phân cách ra, ở một số khu vực nào đó sự tăng vọt có thể đă dừng lại, c̣n tại một số khu vực khác có thể vẫn đang tiếp diễn. Điều này có nghĩa là có thể liên tục xảy ra những vụ nổ lớn mới, liên tục h́nh thành những vũ trụ mới tổ thành đa vũ trụ.

    Sự phục hồi của Thuyết đa vũ trụ
    Thuyết đa vũ trụ c̣n được ủng hộ bởi hai lư thuyết khoa học hoàn toàn khác nhau, đó là lư thuyết năng lượng tối (dark energy theory) và lư thuyết dây (string theory).

    Vũ trụ của chúng ta đang tăng tốc giăn nở, vậy th́ nhất định là trong không gian có tồn tại loại năng lượng nào đó khiến cho việc giăn nở tăng tốc, các nhà khoa học gọi nó là “năng lượng tối”. Dựa trên tính toán khoa học, các nhà khoa học đă tính được loại năng lượng thúc đẩy các thiên hà rời xa nhau kia là vô cùng to lớn. Nhưng kết quả quan trắc lại cho thấy năng lượng này nhỏ đến mức khó tin, hầu như bằng không, nhỏ hơn mấy ngh́n tỷ lần so với giá trị dự đoán. Kết quả khác nhau một trời một vực này khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc. Các phương pháp thực nghiệm cũng cho kết quả tương tự. Giá trị theo lư thuyết và giá trị quan trắc mà các nhà thiên văn học đo đạc được sai khác quá lớn, đó là một trong những ẩn đố lớn mà khoa học hiện nay vẫn chưa t́m ra lời giải.
    Trong khi t́m cách giải đáp ẩn đố này, các nhà khoa học liền nghĩ tới thuyết đa vũ trụ. Nếu vũ trụ của chúng ta là một bộ phận trong đa vũ trụ, mà số lượng vũ trụ trong đa vũ trụ lại là vô hạn, mỗi vũ trụ đều có giá trị năng lượng tối khác nhau, vậy th́ sẽ có trường hợp giá trị năng lượng tối đo được rất nhỏ. Những vũ trụ có mức năng lượng tối lớn hơn mức đo được sẽ giăn nở rất nhanh, vật chất hoàn toàn không có cơ hội kết hợp với nhau nên không thể tạo nên hằng tinh hay hành tinh, càng không thể h́nh thành thiên hà và nhân loại có trí tuệ. C̣n vũ trụ có mức năng lượng nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị đo được th́ sẽ co lại. Sở dĩ vũ trụ của chúng ta có thể tồn tại được là bởi nó có mức năng lượng tối thích hợp cho sự tồn tại của sinh mệnh. Cách giải thích này đă trở thành một trong những cột trụ của thuyết đa vũ trụ.
    Lư thuyết dây cố gắng giải thích sự vận hành của vũ trụ từ góc độ của thước đo vi quan. Chúng ta biết rằng bên trong nguyên tử c̣n có những hạt nhỏ hơn như proton, neutron, quark, neutrino… gọi chung là những hạt “hạ nguyên tử”. Lư thuyết dây cho rằng những hạt hạ nguyên tử này cũng có thể được cấu thành bởi những hạt nhỏ hơn nữa, gọi là tuyến năng lượng hoặc vành năng lượng tạo bởi những rung động rất nhỏ của dây.
    Lư thuyết dây được coi là “chén thánh của giới vật lư”, ư nói là nó có thể giải thích được hết thảy mọi thứ trong vũ trụ, gồm cả sự ra đời của vũ trụ. Lư thuyết dây cho rằng những phương thức rung động khác nhau của dây sẽ tạo nên các vi lạp khác nhau, mà những phương thức rung động này lại được quyết định bởi chiều không gian khác. Những không gian này được cuộn tṛn (curled up dimensions) và chúng quyết định đặc trưng tối căn bản của vũ trụ chúng ta. (Hăy liên tưởng những “cuộn không gian” này như những ống nước, khi nh́n từ xa th́ chúng dường như chỉ có một chiều không gian – chiều dài – nhưng khi nh́n đủ gần th́ sẽ phát hiện ra chúng vừa có chiều dài, vừa có chiều rộng, thậm chí có thể lên đến 11 chiều không gian – Người dịch).
    Vấn đề là các nhà lư thuyết dây đă phát hiện ra số lượng vô cùng lớn các h́nh thức tồn tại khác nhau của các “cuộn không gian”. Hiện nay người ta đă công nhận rằng số lượng h́nh thức cuộn lên đến 10 mũ 500, tức là số 1 với 500 con số 0 ở phía sau. Các nhà khoa học ngày càng hoang mang khi họ t́m thấy rất nhiều lời giải khác nhau, rất nhiều h́nh thức cuộn khác nhau, mỗi h́nh thức cuộn đều dựa trên cơ sở hợp lư, bởi vậy có nhà khoa học hoài nghi rằng bản thân lư thuyết dây đă từ vật lư học biến thành h́nh học rồi. Nhưng chính sự hoang mang này lại thổi một sức sống mới cho lư thuyết đa vũ trụ. Một số nhà lư thuyết dây tin rằng có lẽ mỗi lời giải khác nhau đều đại biểu cho một vũ trụ chân thực khác nhau. Hay nói cách khác, lư thuyết dây đang mô tả một đa vũ trụ. Có điều cho đến nay, các nhà lư thuyết dây vẫn chưa phát hiện ra bất kể h́nh cuộn nào tương hợp với vũ trụ của chúng ta.
    Trong lư thuyết dây, số chiều thời không (spacetime) đă tăng lên 11 chiều.
    Trong bức tranh thời không như vậy, th́ cái vũ trụ tưởng chừng to lớn vô biên mà chúng ta trực tiếp quan sát được chẳng qua chỉ là một siêu mặt cong bốn chiều trong thời không 11 chiều mà thôi, toàn bộ vũ trụ giống như một lớp màng mỏng, đây chính là lư thuyết vũ trụ màng. Rất nhiều vũ trụ màng h́nh thành nên một thể hệ vũ trụ, nghĩa là cái vũ trụ bốn chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chiều thời gian) của chúng ta đây chỉ là một tầng vũ trụ màng tồn tại trong vũ trụ chiều cao. Các vũ trụ màng khác nhau có thể tồn tại trong các chiều khác nhau, cho dù chỉ gần trong gang tấc, nhưng lại không thể thăm ḍ lẫn nhau. Cũng có người cho rằng thời không của chúng ta có lẽ không chỉ là bốn chiều, ngay bên cạnh chúng ta có thể ẩn chứa nhiều chiều không gian mà chúng vĩnh viễn không thể thăm ḍ được.
    Mặc dù cả lư thuyết năng lượng tối và lư thuyết dây đều không thể giải thích được sự sai khác cực lớn giữa giá trị dự đoán và giá trị quan trắc, cũng như số lượng cực lớn các h́nh thức cuộn, nhưng các nhà khoa học lại liên hệ chúng với thuyết đa vũ trụ và coi đó là trụ cột của thuyết đa vũ trụ, thật đúng là biến thứ mục nát trở nên thần kỳ. Dẫu biết sự so sánh này xem chừng rất khiên cưỡng, các nhà khoa học vẫn đành tiếp nhận lư thuyết này bởi họ không t́m ra giải thích nào tốt hơn, đây chính là nỗi hổ thẹn mà các nhà khoa học hiện nay phải đối mặt.


    Thuyết đa vũ trụ ngày càng giành được sự quan tâm của các nhà khoa học trên khắp thế giới (Ảnh: Flickr)
    Kiến giải về đa vũ trụ
    Sự ủng hộ mạnh nhất cho sự tồn tại của thuyết đa vũ trụ bắt nguồn từ phát hiện về sóng hấp dẫn và bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Trên biểu đồ bức xạ nền vi sóng vũ trụ, các nhà khoa học phát hiện bức xạ không phân bố đồng đều mà c̣n tồn tại những “điểm lạnh”, tức là vùng bức xạ trống không. Họ cho rằng những hiện tượng kỳ lạ này là do vũ trụ chúng ta lúc mới h́nh thành đă bị kéo bởi trọng lực của các vũ trụ khác, có nghĩa là ngoài vũ trụ mà chúng ta đang sống c̣n có vô số các vũ trụ khác.
    Trên cơ sở của thuyết đa vũ trụ, các nhà khoa học dự đoán trong rất nhiều các vũ trụ cũng tồn tại vô số các hành tinh giống như Trái đất của chúng ta, thậm chí trên đó c̣n có các bản sao của mỗi chúng ta.
    Sự xuất hiện của thuyết đa vũ trụ khiến cho cuộc tranh luận giữa quan điểm rằng vũ trụ do “Trí tuệ ngoài vũ trụ” sáng tạo ra và vũ trụ sinh ra do vụ nổ lớn càng thêm phong phú và hấp dẫn. Một số nhà khoa học cho rằng sự tồn tại của nhiều vũ trụ, sự xuất hiện của sinh mệnh có trí tuệ như loài người là kiệt tác của “Trí tuệ ngoài vũ trụ” chứ không thể là kết quả của chuyển động ngẫu nhiên của vật chất vô cơ phát sinh từ vụ nổ lớn, tức là sự xuất hiện của nhân loại có trí tuệ được coi như là vụ trúng xổ số vũ trụ vậy. Cũng có nhà khoa học khẳng định nhận thức này không phải là một lư luận khoa học, mà là một dạng phỏng đoán siêu h́nh học (metaphysics). Nó vượt khỏi phạm trù vật lư học và trở thành một loại triết học nào đó.

    Vũ trụ mà chúng ta nhận thức được hiện nay chẳng qua chỉ là một hạt bụi trong hạt bụi trong vũ trụ của đại khung mênh mông và là đề tài vô tận để chúng ta tiếp tục nghiên cứu trong Thế kỷ XXI này.
    Ánh Dương (sưu tầm)
    Theo Chánh Kiến Net

    Tài liệu tham khảo
    [1] PBS-TV/NOVA: “The Fabric Of The Cosmos” (Updated: November 2011).
    [2] The Fabric of the Cosmos: Space, Time, and the Texture of Reality (2004). Alfred A. Knopf division, Random House, ISBY 0-375-41288-

  3. #113
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những nhận thức về vũ trụ (4/6): Nguồn gốc của nhân loại
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...loai-5517.html
    https://nuoc#nha.blogspot.com/2020/0...nguon-goc.html
    ((V́ trang Blog của tôi bị 'cấm' bởi Facebook; xin quư vị 'copy' đường dẫn trên rồi 'paste' vào 'notepad'; sau đó xoá (#) để có đường dẫn đúng))

    Vũ trụ h́nh thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ có biên giới không? Nhân loại từ đâu đến? Mục đích cuộc sống con người là ǵ? (Ảnh minh họa: Sindre Strome/Pexels)
    Những nhận thức về vũ trụ phần 4: Nguồn gốc của nhân loại
    Ánh Dương • 11:00, 21/12/19 • 889 lượt xem
    Nhân loại từ đâu đến? Nhân loại sẽ đi về đâu? Ư nghĩa của đời người rốt cuộc là ǵ? Những câu hỏi từ thiên cổ này khiến nhân loại trở nên bối rối, và cũng khích lệ nhân loại t́m kiếm câu trả lời.
    Mặc dù nh́n từ góc độ khoa học, thuyết tiến hóa của Darwin không hề có tính khoa học nào, cho đến tận bây giờ vẫn chưa phát hiện được bất kỳ chứng cứ nào về quá tŕnh quá độ giữa hai vật chủng tiến hóa, nhưng khoa học hiện đại vẫn đang lựa chọn thuyết tiến hóa làm lư luận về nguồn gốc của nhân loại. Điều này thật không thoả đáng.

    Những kiệt tác là từ đâu đến?
    Nhà thiên văn học nổi tiếng Halley là bạn thân của Newton, ông nổi tiếng bởi đă tính được quỹ đạo di chuyển của sao chổi Halley. Halley không tin rằng mọi thứ trong vũ trụ là do Thần tạo ra. Một hôm, Halley đến thăm Newton, nh́n thấy một mô h́nh hệ mặt trời do Newton chế tác mà cảm thán không thôi. Ở trung tâm của mô h́nh này là một mặt trời mạ vàng, các hành tinh được bài trí ngay ngắn xung quanh, chỉ cần kéo cần quay th́ các hành tinh lập tức chuyển động hài ḥa theo quỹ đạo của ḿnh, vô cùng mỹ diệu. Halley hỏi Newton rằng mô h́nh này do ai tạo ra, Newton trả lời rằng mô h́nh này không có ai thiết kế và chế tạo, chẳng qua là các loại vật liệu ngẫu nhiên va vào nhau mà tạo thành. Halley nói, vô luận thế nào cũng phải là do ai đó tạo ra, hơn nữa người đó là một thiên tài. Lúc này Newton vỗ vai Halley nói: “Cái mô h́nh này tuy rất tinh xảo, nhưng so với Hệ mặt trời thực tế th́ thực sự không là ǵ cả. Ngay cả ông c̣n tin rằng có người chế tạo ra nó, vậy th́ Hệ mặt trời tinh xảo hơn cái mô h́nh này hàng trăm triệu lần, há không phải có một vị Thần toàn năng dùng trí huệ to lớn của ḿnh sáng tạo ra nó sao?” Halley đột nhiên tỉnh ngộ, cuối cùng cũng tin rằng có Thần tồn tại.


    Mô h́nh con lắc Hệ Mặt Trời của Newton. (Ảnh: Tiki.vn)
    Nếu thiên thể to lớn kia cũng là kiệt tác của Thượng đế, vậy thân thể người nhỏ bé này th́ sao? Bí ẩn của thân thể người cho đến nay vẫn là chỗ mê mà khoa học khó giải thích được, thân thể người từ kết cấu đến cơ năng cơ chế đều vô cùng tinh diệu, hoàn mỹ. Gần như không có khoa học gia nào có thể phủ nhận điều này, tuy nhiên họ thà tin rằng đây là sản vật do quy luật tự nhiên tạo nên c̣n hơn tin rằng do trí huệ to lớn của Thượng đế tạo nên, cũng giống như họ vẫn tin vào những học thuyết về vũ trụ cho rằng sự xuất hiện của Địa cầu và nhân loại là sản phẩm của thuyết xác suất vậy. Nếu như có người cho rằng cho một con khỉ chơi đàn loạn cả lên, sau khi chơi rất nhiều lần, nhất định nó sẽ chơi được một danh khúc nổi tiếng thế giới, bạn sẽ thấy cách suy nghĩ này đúng là ngây thơ ấu trĩ phải không? Vậy mà khi t́m hiểu về nguồn gốc của nhân loại và vũ trụ, khoa học hiện đại lại coi sự việc chắc chắn không thể xảy ra này là điều thực tế có thể xảy ra.

    Thuyết tiến hóa rơ ràng là có vấn đề
    Khoa học hiện đại cho rằng vũ trụ chúng ta khởi nguyên từ một vụ nổ lớn ước chừng xảy ra vào 13,7 tỷ năm trước. Sau khi xảy ra vụ nổ lớn, vũ trụ từ trạng thái rất có trật tự dần dần chuyển thành trạng thái mất trật tự và hỗn loạn, tuy nhiên điều đáng kinh ngạc là trong khoảng thời gian đó, những hạt bụi không có trật tự trong vũ trụ lại tổ hợp thành các loại lạp tử, các lạp tử va chạm vào nhau mà h́nh thành các hành tinh và tinh hệ. Khoảng 5 tỷ năm trước, Mặt trời của chúng ta được h́nh thành một cách kỳ diệu từ trong một cột xoáy khí tại hệ Ngân hà. Xung quanh hằng tinh này lại c̣n sản sinh ra các hành tinh, vệ tinh và tiểu hành tinh khác, trong đó có một hành tinh chính là Trái đất của chúng ta. Trên bề mặt Địa cầu của chúng ta khi đó núi lửa luôn phun trào, mưa thiên thạch không ngừng rơi. Do thiên thạch không ngừng va chạm nên đă xuất hiện nước và bầu khí quyển. Nguyên tử và năng lượng ḥa vào nhau, từ đó tạo ra tế bào sống đơn giản đầu tiên, trải qua vài triệu năm đột biến và chọn lọc tự nhiên, tảo, sứa và giun dẹp xuất hiện. Trải qua quá tŕnh tiến hóa lâu dài, loài cá xuất hiện trong các đại dương ở trên Trái đất, một số loài cá tiến hóa thành loài lưỡng cư, qua chọn lọc tự nhiên mà phát triển thành loài ḅ sát. Một phân nhánh loài ḅ sát lại tiến hóa thêm một bước nữa thành nhiều chủng loại sinh vật, bao gồm cả động vật có vú. Ước chừng khoảng 600.000 năm trước, một bầy linh trưởng tiến hóa thành thủy tổ của nhân loại. Đây là nguồn gốc của nhân loại mà chúng ta biết được thông qua mô tả của thuyết tiến hóa.
    Mặc dù các nhà khoa học đều rất kinh ngạc cho rằng trong quá tŕnh này hẳn phải xảy ra rất nhiều sự trùng hợp ngoài sức tưởng tượng mới có thể có sự xuất hiện của nhân loại; mặc dù cho tới nay chưa từng phát hiện chứng cứ về sự tiến hóa giữa hai loài vật hay loài vật quá độ nào; mặc dù các nhà khoa học biết rằng đột biến, khuyết thiếu gen cũng chỉ bất quá tạo ra một chút dị h́nh, khuyết tật, chứ không thể biến đổi một loài này thành một loài khác được, thế nhưng khoa học vẫn cố chấp chọn thuyết tiến hóa là lư luận về khởi nguyên của nhân loại, lại c̣n đưa nó vào gần như tất cả các sách giáo khoa, lấy phương thức tiên nhập vi chủ (cái ǵ vào trước sẽ làm chủ) để cưỡng chế học sinh tiếp thu thuyết tiến hóa. Suốt một thế kỷ nay, thuyết tiến hóa luôn chiếm vị trí chủ lưu trong giới học thuật, rất nhiều người tin tưởng nó mà không chút nghi ngờ.
    Những chứng cứ về nền văn minh tiền sử liên tục được t́m thấy đang đặt ra những thách thức đối với thuyết tiến hóa. Ví dụ như ở đồi Clark thuộc Nam Phi đă phát hiện thấy mấy trăm quả cầu bằng vàng, theo khảo sát, tầng địa chất nơi những quả cầu bằng vàng này được t́m thấy có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm, các lỗ khảm xung quanh những quả cầu vô cùng tinh xảo, các chuyên gia kỹ thuật chế tạo kim loại cho rằng rất khó có thể nhận định đây là quá tŕnh h́nh thành của tự nhiên.
    Tại mỏ quặng Uranium Oklahu ở nước cộng hoà Gabon thuộc Châu Phi, người ta đă phát hiện ra một ḷ phản ứng hạt nhân cỡ lớn. Nghiên cứu xác nhận rằng ḷ phản ứng hạt nhân này đă được xây dựng từ 2 tỷ năm trước và vận hành trong khoảng 500.000 năm. Điều đáng kinh ngạc và gây hứng khởi cho các nhà khoa học hiện nay là sơ đồ kết cấu xử lư chất thải hạt nhân của ḷ phản ứng hạt nhân này đảm bảo rằng cho dù chất thải hạt nhân v́ lư do nào đó bị ṛ rỉ ra khỏi lớp bên trong th́ phóng xạ hạt nhân cũng sẽ bị các lớp bên ngoài hấp thụ.
    Trong lớp trầm tích nham thạch kỷ Cambri thuộc Antelope Springs, bang Utah, Mỹ các nhà khảo cổ học đă phát hiện hóa thạch dấu chân của một người trưởng thành có đi giày và dấu chân của một đứa trẻ giẫm lên một con bọ ba thùy. Mà bọ ba thùy là loài sinh vật sống từ 600 triệu năm đến 260 triệu năm về trước, chúng đă bị tuyệt chủng từ rất lâu rồi.
    Vào thế kỷ 19, những bức bích hoạ được t́m thấy trong động Raska ở phía nam nước Pháp và động Altamira ở Tây Ban Nha đă khiến nhiều nhà khảo cổ học chấn động. Những bức bích hoạ này được vẽ rất sống động và chúng có niên đại từ hơn 17.000 năm về trước.
    Người ta c̣n phát hiện ra rất nhiều chứng cứ khác về những thời kỳ văn minh phát triển của nhân loại tiền sử, những chứng cứ này đủ để lật đổ thuyết tiến hóa. Nhưng trước những phát hiện này, giới khoa học lại luôn im lặng, làm như không thấy. Vậy tại sao chúng ta lại có thể tin tưởng tuyệt đối vào một lư thuyết không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh, rằng loài người là từ khỉ tiến hóa mà thành? Thậm chí bản thân Darwin từng nói:
    “Nếu như thuyết chọn lọc tự nhiên của tôi phải dựa vào quá tŕnh tiến hóa đột biến mới có thể giải thích được th́ tôi sẽ quẳng nó đi như một đống rác”.
    Tại sao chúng ta phải “ôm chặt” điều mà ngay cả Darwin cũng coi là đống rác vậy?

    Nguồn gốc nhân loại
    Trong hầu hết các nền văn minh cổ đại, người xưa đều tin rằng Thần tạo ra nhân loại. Vậy người xưa đă sai hay là người hiện đại đă đánh mất lư trí của ḿnh? Nhân loại từ đâu đến? Chư Thần đă phỏng theo h́nh tượng của bản thân mà tạo nên con người ngày nay. Trong tôn giáo tại phương Tây, người ta biết rằng Yahweh đă phỏng theo h́nh tượng bản thân mà tạo nên con người; người dân phương Đông đă biết rằng, Nữ Oa đă phỏng theo h́nh tượng bản thân mà tạo nên con người; c̣n có những vị Thần khác, cũng đă tạo ra những con người khác.


    Nữ Oa sáng tạo ra loài người (Ảnh minh họa: thuvienhoasen)
    Nhận thức của khoa học hiện đại về nhân loại vẫn chỉ dừng lại ở bề mặt thân thể người, hơn nữa c̣n cho rằng tổ chức bề mặt thân thể người chính là toàn bộ con người, bởi vậy học thuyết đa vũ trụ dự đoán rằng do sự sắp xếp của các nguyên tử là có giới hạn nên sẽ có một bản sao của vũ trụ chúng ta cũng như một bản sao của chính chúng ta tại nhiều vũ trụ. Hơn nữa họ mở ra triển vọng trong tương lai có thể lợi dụng hiện tượng rối lượng tử để dịch chuyển thân thể đến những nơi xa xôi trong nháy mắt. Là sinh mệnh sống, sự khác biệt giữa người với người không chỉ nằm ở sự sắp xếp khác nhau giữa các lạp tử tạo nên thân thể mà c̣n có những thứ vượt ra ngoài nhận thức của khoa học thực chứng như sự tồn tại của nguyên thần, tính khí, tính cách, đặc tính..., cho nên khoa học hiện tại c̣n cần nhiều thời gian nữa để nhận thức một cách đầy đủ về nhân loại.
    Có phải bản thân chúng ta, thế giới xung quanh chúng ta là những kiệt tác của một “Trí tuệ ngoài vũ trụ” nào đó? Như ở phần đầu bài viết chúng ta đă biết sự chuyển động ngẫu nhiên của vật chất không thể tạo ra những kiệt tác được, vậy trí tuệ nào đă tạo ra những kiệt tác này? Đó chính là câu hỏi cần được trả lời trong thế kỷ XXI này.

    Ánh Dương (sưu tầm)
    Theo Chánh Kiến Net

    Xem thêm:

    Những nhận thức về vũ trụ (Phần 1): Không gian là ǵ?
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...a-gi-4333.html
    Những nhận thức về vũ trụ (Phần 2): Thời gian
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...gian-4659.html
    Những nhận thức về vũ trụ (Phần 3): Vũ trụ huyền diệu
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...dieu-5167.html

  4. #114
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    NASA phát hiện bằng chứng về 'vũ trụ song song', nơi thời gian đi ngược (5/6)

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nasa-...uoc-38841.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...ve-vu-tru.html

    (Xin coi bài phản biện ở phần comment)


    Thiết bị thí nghiệm của các nhà khoa học ANITA thực hiện tại Nam Cực. (Ảnh: NASA)
    NASA phát hiện bằng chứng về 'vũ trụ song song', nơi thời gian đi ngược
    Nguyễn Sơn • 10:43, 20/05/20 • 2055 lượt xem

    Phải chăng có một vũ trụ khác tồn tại song song, nơi có chiều thời gian ngược lại với chúng ta?
    Một nhóm các nhà khoa học của NASA đang nghiên cứu ở Nam Cực đă phát hiện dấu vết về một vũ trụ song song, nơi có các quy luật vật lư trái ngược với vũ trụ chúng ta.
    Khái niệm về một vũ trụ song song đă xuất hiện từ đầu những năm 1960. Tuy nhiên hiện nay các thí nghiệm phát hiện tia vũ trụ đă t́m thấy những hạt vật chất có thể đến từ một vũ trụ khác, cùng sinh ra từ vụ nổ lớn (Big Bang), theo Daily Star đưa tin.
    Các chuyên gia sử dụng một khí cầu khổng lồ mang theo loại ăng ten đặc biệt có tên ANITA để bắt tín hiệu ở trên cao vùng Nam Cực. Khu vực đó có không khí khô và không bị nhiễu sóng vô tuyến, tạo thành môi trường hoàn hảo để đón tín hiệu ngoài không gian.
    Ăng ten này quét trên 1 triệu km vuông để bắt các "sóng" hạt năng lượng cao, liên tục đến Trái Đất từ không gian vũ trụ.
    Bản tin cho biết các hạt neutrino năng lượng thấp và hạ nguyên tử có khối lượng gần như bằng 0 có thể đi xuyên qua Trái Đất, nhưng các hạt năng lượng cao hơn bị chặn lại bởi các vật chất rắn trên hành tinh chúng ta.
    Điều đó có nghĩa các hạt năng lượng cao chỉ có thể đi xuống từ không gian, nhưng ANITA của các nhà nghiên cứu đă phát hiện các hạt này, gọi là "tau neutrino", đi ngược từ Trái Đất ra ngoài không gian.
    Phát hiện kỳ lạ này được thực hiện từ năm 2016. Từ đó đến nay, nhiều cách lư giải theo vật lư thông thường đă được đưa ra, nhưng đều bị loại trừ.
    Hiện nay chỉ c̣n cách giải thích rằng: các hạt này đang di chuyển ngược thời gian, là bằng chứng về một vũ trụ song song, theo Daily Star.
    Peter Gorham, một nhà vật lư hạt thực nghiệm tại Đại học Hawaii và nghiên cứu chính của ANITA, cho rằng cách duy nhất "neutrino tau" có thể vận động theo cách đó là nó biến thành một loại hạt khác trước khi đi qua Trái đất và sau đó quay trở lại.
    Gorham nhấn mạnh rằng ông và các đồng nghiệp đă nh́n thấy "hiện tượng kỳ lạ" này vài lần. “Không phải ai cũng tin vào giả thuyết này,” ông nói với tạp chí New Scientist.

    Giải thích đơn giản nhất cho hiện tượng này là vào thời điểm Big Bang 13,8 tỷ năm trước, có 2 vũ trụ cùng h́nh thành. Đó là vũ trụ hiện tại và một vũ trụ khác có chiều thời gian ngược lại với chúng ta.
    Tất nhiên, nếu có con người ở trong vũ trụ song song đó th́ họ sẽ coi chúng ta là những người lạc hậu.

    Phụ Lục:
    Antarctica and Neutrinos with Dr. Peter Gorham
    https://www.youtube.com/watch?v=aVp5Ya0rRQ8
    2 Comments

    Mamaka Dhamma
    muốn thấy ko? có ánh sáng thấy liền à.

    Ashton Luk
    tin này là tin fake. đă có 1 bài phủ định rồi của cnet.
    https://www.cnet.com/news/no-nasa-di...O3TwPit_2ENyQc
    Xem thêm:
    [Virus và thức tỉnh] Kỳ 1: Vũ trụ đang gửi cho chúng ta thông điệp ǵ thông qua thiên họa?
    Thuyết lượng tử chứng minh: Ư thức chuyển sang vũ trụ khác sau khi cơ thể chết
    Một nghiên cứu mới cho thấy sự sống có thể là 'phổ biến’ trong Vũ trụ
    Những nhận thức về vũ trụ (Phần 2): Thời gian
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...gian-4659.html

  5. #115
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Sự h́nh thành của vũ trụ (6/6): Kinh thánh và khoa học cuối cùng đă thống nhất?

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/su-hi...nhat-2206.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...6-kinh-th.html


    Phải chăng Kinh thánh và khoa học cuối cùng đă thống nhất về sự h́nh thành vũ trụ? (Ảnh minh họa: Pixabay)
    Sự h́nh thành của vũ trụ: Kinh thánh và khoa học cuối cùng đă thống nhất?
    Văn Thiện • 11:00, 16/11/19 • 1254 lượt xem
    Trong phần lớn lịch sử của chúng ta, các nhà khoa học chủ yếu tin rằng vũ trụ là vĩnh cửu và không thay đổi. Aristotle, một triết học gia nổi tiếng, vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên đă khẳng định rằng thế giới không có khởi đầu hay kết thúc. Nhưng quan điểm này cũng vấp phải những chỉ trích từ niềm tin rằng vũ trụ có sự khởi đầu.

    Phần lớn các tác phẩm của Aristotle đă bị mất trong khoảng bảy thế kỷ, chúng bắt đầu được hồi sinh vào thế kỷ thứ mười ba. Sau đó quan điểm “vũ trụ vĩnh cửu” thống trị phần lớn khoa học cho đến đầu thế kỷ XIX.

    Aristotle
    Aristotle was a Greek philosopher and polymath during the Classical period in Ancient Greece. Taught by Plato, he was the founder of the Lyceum, the Peripatetic school of philosophy, and the Aristotelian tradition.
    Sự thống trị của quan điểm trên đă khiến Albert Einstein đưa ra điều mà ông coi là sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của ḿnh. Ngay sau khi ông đă phát triển thuyết tương đối tổng quát (khoảng năm 1915), Alexander Friedmann, một nhà toán học người Nga, đă giải các phương tŕnh của Einstein cho toàn bộ vũ trụ (đây được coi như phiên bản đầu tiên của lư thuyết Big Bang), cho thấy rằng các phương tŕnh đó có nghĩa là vũ trụ đang giăn nở.

    Alexander Friedmann
    Alexander Alexandrovich Friedmann was a Russian and Soviet physicist and mathematician. He is best known for his pioneering theory that the universe was expanding, governed by a set of equations he developed now known as the Friedmann equations.
    Nếu điều này là đúng, th́ vũ trụ hẳn đă giăn nở từ một nơi nào đó, tức là nó có thời điểm khởi đầu, do đó, nó không thể là vĩnh cửu. Einstein sau đó đă sửa đổi các phương tŕnh của ḿnh để chúng biểu thị vũ trụ là tĩnh và vĩnh cửu.
    Năm 1929, Edwin Hubble, một nhà thiên văn học tại Viện Công nghệ California, đă phát hiện ra: vũ trụ thực sự đang giăn nở. Einstein sau đó đă bỏ đi các sửa đổi và quay trở lại với các phương tŕnh ban đầu ông khám phá ra.

    Edwin Hubble
    Edwin Powell Hubble was an American astronomer. He played a crucial role in establishing the fields of extragalactic astronomy and observational cosmology and is regarded as one of the most important astronomers of all time.
    Nhưng bởi v́ trung thành với quan điểm vũ trụ vĩnh cửu, ông đă bỏ lỡ việc nghiên cứu một trong những khám phá lớn nhất trong vũ trụ học: đó là sự giăn nở của vũ trụ. Từ thời điểm đó, khoa học cho rằng vũ trụ của chúng ta có điểm khởi đầu và các nhà khoa học bắt đầu tập trung vào lư thuyết Big Bang.


    Sơ đồ tiến hóa của sự tạo ra vũ trụ từ Vụ nổ lớn bên trái - đến hiện tại. (Cherkash / Public Domain)
    Kinh thánh ngay từ đầu đă nói, “Ban đầu, Chúa đă tạo ra...”. Họ luôn nói rằng vũ trụ có khởi đầu. Vậy, chúng ta hăy xem những ǵ khoa học đă t́m hiểu về cách sinh ra vũ trụ, sau đó đối chiếu với những ǵ được viết trong Kinh thánh về sự h́nh thành của vũ trụ.

    Sự sáng tạo từ các thành phần cơ bản
    Chúng ta đă biết, các thành phần cơ bản nhất tạo ra vũ trụ bằng cách liên tục phân tách vật chất cho đến khi xuất hiện các hạt không thể chia nhỏ hơn được nữa. Đó là các hạt cơ bản, chẳng hạn như electron. Để làm điều này, chúng ta đă chế tạo ra máy gia tốc hạt và khiến các hạt va chạm với nhau theo tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, sau đó phân tích kết quả thu được.
    Việc phá vỡ các hạt không chỉ thu được những hạt mới, nó cũng cung cấp cho các nhà vật lư manh mối về tương tác giữa các hạt, từ đó cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn về các lực cơ bản và định luật tự nhiên. Chúng ta phát hiện proton được tạo thành từ ba hạt quark, và tin rằng đó là các hạt cơ bản. Nhưng gần đây, tại CERN (Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu: European Organization for Nuclear Research), máy gia tốc hạt lớn (LHC: Large Hadron Collider) đă được sử dụng để t́m kiếm boson Higgs, một hạt cơ bản khác mà trước đó chỉ có giả thuyết.


    Các sự kiện xuất hiện Higgs boson trong va chạm giữa các proton tại LHC. Sự kiện xảy ra nhiều nhất trong thí nghiệm CMS là sự phân ră hạt Higgs thành hai photon - đường màu vàng đứt nét và các khối màu xanh lá cây. Sự kiện xác suất xảy ra thấp hơn trong thí nghiệm ATLAS là hạt Higgs phân ră thành bốn muon - các vết màu đỏ. (Cteirmn / CC BY-SA 3.0 )
    Tại sao có hai hạt quark, một electron, v.v.? Và tại sao các đặc tính của chúng, chẳng hạn như khối lượng và điện tích, có các giá trị cụ thể? Đáp án ngắn gọn cho các câu hỏi trên là chúng ta không biết; đó chỉ đơn giản là những ǵ chúng ta thu được khi phá vỡ vật chất.

    Khi chúng ta nh́n lên bầu trời đêm, chúng ta không chỉ đang chiêm ngưỡng những ngôi sao lấp lánh và những hành tinh phát sáng, mà chúng ta thực sự đang nh́n về quá khứ. Ánh sáng phải mất một khoảng thời gian nào đó để đi đến mắt của chúng ta, mặc dù thông thường chúng ta không nhận thấy điều này. Vận tốc ánh sáng khoảng 300.000 km/s, v́ vậy khi chúng ta nh́n vào mặt trời, chúng ta sẽ nhận được ánh sáng phát ra từ nó khoảng tám phút trước đó. Nếu mặt trời đột ngột tắt, trong khoảng thời gian tám phút chúng ta sẽ không biết rằng nó đă tắt.
    Khi chúng ta nh́n vào các ngôi sao hoặc thiên hà khác, chúng ta thấy ánh sáng được phát ra từ chúng có lẽ cách đây năm năm, một trăm năm trước, hoặc một tỷ năm trước. Mỗi vật thể trên bầu trời đêm mà chúng ta đang thấy là h́nh ảnh của nó ở một thời điểm nào đó trong quá khứ, mỗi vật thể có thời điểm khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách từ chúng ta. V́ vậy, khi chúng ta nh́n vào vũ trụ, dường như chúng ta đang nh́n thấy các bức ảnh mà các phần của chúng có thời điểm khác nhau: Trái đất th́ ở hiện tại, mặt trời ở thời điểm tám phút trước, trung tâm của dải ngân hà ở thời điểm 26.000 năm về trước, v.v. Ngày nay, với Kính viễn vọng Không gian Hubble, chúng ta có thể thấy ánh sáng ở thời điểm mười ba tỷ năm trước, rất gần với thời điểm khởi đầu của vũ trụ.


    Hubble đang thực hiện sứ mệnh thứ hai (Ảnh: Wikipedia)
    Các nhà khoa học nghiên cứu vũ trụ áp dụng cả hai cách tiếp cận sau: cách thứ nhất là họ phân tách vật chất để khám phá các hạt và lực cơ bản của tự nhiên, cách thứ hai là họ nh́n vào các ngôi sao và thiên hà sau đó ghép chúng lại thành một bức tranh về vũ trụ nhiều thời điểm. Kết hợp các kết quả của hai phương pháp này, họ thu được hiểu biết về việc vũ trụ h́nh thành như thế nào và hiện nay ra sao, và họ tóm gọn các kiến thức này dưới dạng toán học gọi là lư thuyết Big Bang.

    Sự sáng tạo và lư thuyết Big Bang
    Tuy nhiên, khi sử dụng lư thuyết Big Bang để ngoại suy ngược thời gian, chúng ta không thể thu được chính xác thời điểm khởi đầu mà chỉ có thể thu được thời điểm gần như khởi đầu của Vũ trụ. Như nhà vật lư và tác giả Brian Greene giải thích trong cuốn sách bán chạy nhất của ḿnh: “Lư thuyết Big Bang mô tả quá tŕnh tiến hóa vũ trụ từ một phần nhỏ của giây sau thời điểm khởi đầu của vũ trụ, nhưng nó không nói ǵ về thời điểm thời gian bằng không”; do đó, “chúng ta đă chệch khỏi mục đích ban đầu là t́m hiểu về sự bắt đầu của thời gian”.

    Brian Greene
    Brian Randolph Greene is an American theoretical physicist, mathematician, and string theorist. He has been a professor at Columbia University since 1996 and chairman of the World Science Festival since co-founding it in 2008. Greene has worked on mirror symmetry, relating two different Calabi–Yau manifolds.
    Nói tóm lại, khoa học có hiểu biết to lớn về sự phát triển của vũ trụ từ một phần nhỏ giây sau thời điểm khởi đầu. Nhưng nó không biết vũ trụ khởi đầu như thế nào, tức là thời gian và không gian đă xuất hiện như thế nào, cũng không cho biết tại sao các lực của tự nhiên là như vậy, hoặc tại sao các hạt cơ bản có các thuộc tính mà ta đă biết. Nhiều lời giải khác nhau đă được đề xuất, chẳng hạn như có đa vũ trụ, nhưng không có lời giải nào đạt được sự đồng thuận khoa học hoặc có thể kiểm chứng được.
    Tuy nhiên, có một sự hiểu biết cho rằng vũ trụ đến từ “hư không”. Nhưng theo cách hiểu này, thường th́ hư không thực ra vẫn mang ư nghĩa là một thứ ǵ đó, ít nhất là không gian và lực hấp dẫn. Thông thường, “hư không” này ám chỉ là chân không lượng tử, là trạng thái rất sớm của vũ trụ trong phần đầu của giây đầu tiên, khi vũ trụ nóng và đậm đặc đến nỗi các hạt cơ bản không thể tồn tại. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết ngày nay về “trạng thái chân không”, hay chân không lượng tử, th́ đó không phải là một không gian trống trơn.


    Ảnh minh họa sự tạo thành vũ trụ từ chân không lượng tử (Ảnh: Pixabay)
    Cơ học lượng tử cho rằng một trạng thái chân không chứa các sóng điện từ và các hạt sinh hủy liên tục. Nhưng chân không lượng tử tại thời điểm khởi đầu vũ trụ, thời gian, không gian, các định luật vật lư và các hạt đều tồn tại. Tuy nhiên, các hạt không tồn tại như các thực thể vật lư bởi v́ ở nhiệt độ cao như vậy, ngay khi chúng xuất hiện, chúng sẽ biến thành năng lượng, tức là chúng là các hạt ảo.
    Do các hạt vật lư hay hạt thực không có mặt, nên tại đó dường như không có ǵ. Nhưng trong thực tế, mọi thứ cần thiết để tạo dựng vũ trụ đă tồn tại. Khi vũ trụ giăn nở và nguội đi, các hạt vật lư đó xuất hiện và tồn tại; cuối cùng, các ngôi sao và thiên hà ra đời.
    Nếu nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, Kinh Thánh thực ra cũng cho chúng ta biết vũ trụ đă h́nh thành như thế nào. Trong ḍng đầu tiên, Kinh Thánh nói rằng vũ trụ tạo ra từ hư không. Từ được sử dụng trong tiếng Do Thái là bara, có nghĩa là tạo thành từ hư không. Trong Kinh thánh, hư không có nghĩa là không có ǵ, không có thời gian, không có không gian, không có các lực tự nhiên, không có các hạt cơ bản. Theo Sách Sáng Thế, thời điểm ban đầu, Thiên Chúa tạo ra vũ trụ từ hư không.
    Chân không thường được đề cập trong khoa học được ám chỉ trong Sách Sáng Thế 1: 2:
    “Đất không có h́nh dạng và trống không, bóng tối bao trùm mặt vực”.
    Không có h́nh dạng và trống không được định nghĩa rất giống với chân không lượng tử, đó là trạng thái của vật chất ban đầu của vũ trụ mà không có được dạng tiềm năng hoặc hữu h́nh (như các hạt ảo trong khoa học) và ở trong trạng thái hỗn loạn.
    Nhưng theo Sách Sáng thế vũ trụ đă phát triển như thế nào và tại sao phương pháp khoa học cho phép chúng ta hiểu mọi thứ trừ thời điểm khởi đầu?

    Có phải Sách Sáng thế cho ta giải thích về sự Sáng tạo?
    Khi đọc Sách Sáng Thế, chúng ta phải nhận ra hai điều. Một là toàn bộ chương đầu tiên của Sách Sáng thế, mô tả sự sáng tạo ra thế giới, được thuật lại không phải bởi Thiên Chúa với tên Yahweh, mà bởi Thiên Chúa tên là Elokim, có nghĩa là “Chủ nhân của tất cả các lực lượng” - hay có thể gọi Ngài là Sáng Thế Chủ. Điều này bởi v́ từ gốc là el, có nghĩa là sức mạnh. Phần thứ hai của tên là hem/him, nghĩa là “chúng sinh”, ở đây có nghĩa là tất cả các sức mạnh khác. V́ vậy, Elokim có nghĩa là “sức mạnh trên tất cả các sức mạnh khác”.
    Nói cách khác, Thiên Chúa Elokim không chỉ là Đấng Tạo Hóa, mà Ngài c̣n là chủ nhân của tất cả các lực lượng tự nhiên trong vũ trụ. V́ vậy, Sách Sáng thế nói với chúng ta rằng Chúa chọn hoàn thành toàn bộ sự sáng tạo bằng các hành động trong tự nhiên. Trong Kinh Thánh tường thuật, Ngài đă tạo ra tự nhiên ngay từ đầu, và Ngài có thể đă tạo ra vũ trụ bằng phép màu, nhưng thay vào đó, Ngài vẫn tuân theo các quy luật tự nhiên.


    Sách Sáng thế cho chúng ta biết Thiên Chúa là chủ nhân của tất cả các lực lượng và sáng tạo ra vũ trụ. (Ảnh: Pixabay)
    Điểm thứ hai chúng ta cần nắm được là hầu hết các hành động sáng tạo trong Sách Sáng thế là những ǵ chúng ta sẽ gọi là làm ra, nghĩa là lấy thứ ǵ đó và biến nó thành thứ khác. Ví dụ, từ hydro và heli, mặt trời đă được làm ra; giống như cách b́nh thường ta hay làm, lấy gỗ và đinh và làm ra một cái ghế. Điều này có nghĩa là phần lớn các hành động trong Sách Sáng thế liên quan đến việc lấy thứ ǵ đó, làm ra thứ khác và thực hiện điều này tuân theo các quy luật tự nhiên.
    Đây chính xác là những ǵ khoa học hướng tới: quan sát một thứ ǵ đó thay đổi và giải thích sự thay đổi bằng bằng các quy luật tự nhiên. V́ vậy, đối với tất cả những hành động đó, khoa học sẽ có một lời giải thích hoàn toàn tự nhiên. Tại sao? Bởi v́ Thiên Chúa đă chọn ẩn ḿnh trong tự nhiên và làm cho tất cả những hành động này diễn ra một cách tự nhiên.
    Những vẫn có ba trường hợp ngoại lệ, một là Thiên Chúa hành động theo quy luật tự nhiên nhưng tại thời điểm khởi đầu không phải từ một cái ǵ đó tồn tại sẵn có mà từ hư không. Hai sự kiện c̣n lại là sự xuất hiện của sự sống.
    Sự kiện vũ trụ từ “không” sinh ra “có” xảy ra tại mỗi lần bắt đầu: tại thời điểm khởi đầu, Thiên Chúa đă tạo vũ trụ từ hư không. Và sự kiện này không thể được hiểu theo phương pháp khoa học bởi v́ theo định nghĩa, nó không liên quan đến bất kỳ vật chất nào.
    Nói tóm lại, khoa học và Kinh thánh đồng ư rằng vũ trụ xuất hiện thông qua cách thức tự nhiên: các lực tự nhiên tác dụng lên các hạt theo thời gian, h́nh thành tất cả các cấu trúc chúng ta thấy, bao gồm cả mặt trời và hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, Kinh thánh khẳng định rằng, khoảnh khắc đầu tiên mà không gian, lực và các hạt xuất hiện, không thể giải thích được bằng phương pháp khoa học. Đó là một hành động từ hư không. Cho đến nay, khoa học không có lời giải thích cho sự khởi đầu này cũng như lư do tại sao các lực và hạt cơ bản là như vậy.
    Kinh thánh c̣n đi xa hơn, nó cung cấp một hệ số tỷ lệ và mốc thời gian chính xác, chi tiết cho phép chúng ta so sánh thời gian của các sự kiện (như sự khởi đầu, sự xuất hiện của mặt trời, v.v.) với các đo đạc khoa học. Và sự phù hợp này vẫn xảy ra trong khoảng sai số cho phép. Tuy nhiên, phân tích đó nằm ngoài phạm vi của bài viết này, mặc dù nó được thảo luận kỹ hơn trong cuốn sách mới của tôi, Đồng hồ Kinh Thánh: Những bí mật chưa được kể về mối Liên hệ giữa Vũ trụ và Nhân loại với Kế hoạch của Thiên Chúa .
    Truyền thuyết thần bí của Kinh thánh cũng giải thích về sự khởi đầu đă xảy ra như thế nào, và lời giải thích này rất giống với những ǵ khoa học đă đưa ra: Thiên Chúa nh́n thấy tất cả thời gian trong nháy mắt, mọi thứ được lên kế hoạch xung quanh con số sáu và bảy. Nhưng đây không phải là thời gian vật lư như chúng ta biết; đây là một thứ tự hoặc danh sách các sự kiện chưa được lên lịch.
    Tiếp theo, Thiên Chúa đă rút ánh sáng vô tận của ḿnh, chỉ để lại một phần dư nhỏ gọi là “khoảng trống”, để cho phép Sự sáng tạo. Khoảng trống này, chính là không gian vật lư, có thể mở rộng kích cỡ và chứa loại vật chất “có một sức mạnh tiềm năng mà từ đó tạo ra vạn vật” (giống như chân không lượng tử nói phần trên).
    Khi chúng ta tập trung vào những ǵ chúng ta có thể quan sát và đo lường về vũ trụ của chúng ta, Kinh thánh và khoa học rất phù hợp với nhau.
    Bài viết này đă được chuyển thể từ một chương có trong cuốn sách Đồng hồ Kinh Thánh: Những bí mật chưa được kể về mối Liên hệ giữa Vũ trụ và Nhân loại với Kế hoạch của Thiên Chúa của tác giả Daniel Friedmann, có sẵn trên Amazon.

    Bạn có thể t́m hiểu thêm về cuốn sách này và nhiều tựa sách khác của các tác giả tại trang web http://www.danielfriedmannbooks.ca/.

    Thiện Căn (biên dịch)

    Tác giả Daniel Friedmann
    Theo Ancient Origin

  6. #116
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đạo văn – Kỳ (1/4): Ai đạo, đạo ai
    https://www.luatkhoa.org/2020/05/dao...ai-dao-dao-ai/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...-httpswww.html

    Đạo văn – Kỳ 1: Ai đạo, đạo ai
    Published 2 months ago on 23/05/2020
    By Y Chan

    Minh họa: ISTOCK.COM/DANE_MARK.
    Trong các h́nh thức trộm cướp, hành vi “đạo văn” (ăn cắp chữ) có tuổi đời rất non trẻ trong lịch sử nhân loại. Đó là v́ “văn”, hay “chữ”, xuất hiện khá muộn so với những thứ có thể ăn trộm ăn cướp được.
    Khác với những hành vi trộm cắp khác, nạn nhân của “đạo văn” không chỉ có một loại, và thông thường không chỉ có một người. Trong nhiều trường hợp, hàng triệu người dễ dàng trở thành nạn nhân của “văn tặc” (kẻ đạo văn).
    Nhưng “đạo văn” không bị xem là một loại tội (crime). Trong tuyệt đại đa số trường hợp, đây được xem là “lỗi” nhiều hơn là “tội”. H́nh phạt về mặt luật pháp dành cho hành vi “đạo văn” chỉ có thể xuất hiện khi nó cùng lúc xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người khác được quy định trong luật.
    Đây cũng là hành vi trộm cắp độc quyền của con người mà cho tới nay chưa có loài động vật nào bắt chước thực hiện được.
    Sinh sau đẻ muộn, câu chuyện về “đạo văn” vẫn luôn nóng hổi và gây nhiều tranh căi tới tận ngày nay.

    ***

    Kỳ 1: Ai đạo, đạo ai
    Đại danh hào William Shakespeare có phải là một kẻ đạo văn?

    Hàng trăm năm qua, người ta đă tranh căi không dứt về việc liệu Shakespeare có “ăn cắp” tác phẩm của người khác để cho ra đời những kiệt tác trứ danh mang tên ḿnh (hay thậm chí nghi ngờ Shakespeare có phải là một nhân vật có thật).
    Các bằng chứng đă được xác thực cho thấy nhiều t́nh tiết, từ ngữ, các nhân vật, h́nh tượng xuất hiện trong những vở kịch nổi tiếng của Shakespeare đều được “mượn” từ những nguồn khác nhau.
    Nhưng bất kể việc mỗi năm qua đi, các bằng chứng mới liên tục xuất hiện, rất nhiều người vẫn không xem Shakespeare là kẻ đạo văn.

    Có phải họ mù quáng v́ thần tượng?

    Có thể. Nhưng lư do chính họ đưa ra th́ không mù hay quáng chút nào: khái niệm “đạo văn” vào thời của Shakespeare khác rất xa thời bây giờ, đấy là nếu có tồn tại một khái niệm như vậy.

    Tài sản trí tuệ
    Từ “đạo văn” trong tiếng Anh, “plagiarism”, có nguồn gốc từ chữ plagiarius của tiếng Latin, với nghĩa là “kẻ bắt cóc”.
    Trường hợp đầu tiên được ghi chép khi plagiarius được sử dụng theo nghĩa kẻ ăn cắp chữ là từ một nhà thơ La Mă, có tên là Martial, sống vào thế kỷ thứ nhất.
    Trong “Quyển sách nhỏ về Đạo văn”, tác giả Richard A. Posner (vốn là một thẩm phán) đă kể lại việc Martial trách cứ một nhà thơ khác nhận vơ những bài thơ của ông thành tác phẩm của ḿnh. Ngoài từ plagiarius/ kẻ bắt cóc, Martial sau đó c̣n dùng thẳng chữ fur/ kẻ cắp để chỉ người đạo thơ của ông.

    Richard A. Posner
    Richard Allen Posner is an American jurist and economist who was a United States Circuit Judge of the United States Court of Appeals for the Seventh Circuit in Chicago from 1981 until 2017, and is a senior lecturer at the University of Chicago Law School.
    Sự kiện này xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất Sau Công Nguyên, nhưng măi đến ít nhất là 15 thế kỷ sau, từ “plagiarism” mới được dùng trong tiếng Anh theo nghĩa như hiện nay, và đến thế kỷ 18 mới được chính thức đưa vào từ điển.
    Trong suốt quăng thời gian đó, việc dùng lại lời, ư tứ, từ và chữ của người khác không những được xem là chuyện b́nh thường, nó c̣n được xem là sự ghi nhận, tôn trọng dành cho người đă tạo ra nó.

    Vậy điều ǵ đă thay đổi?

    Sự xuất hiện của ư thức và khái niệm về một thứ “tài sản” mới: tài sản trí tuệ (intellectual property).
    Không phải ngẫu nhiên khi từ “plagiarism” được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh (theo nghĩa đạo văn) gần như cùng lúc với sự ra đời của những đạo luật đầu tiên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở châu Âu.
    Đó là các đạo luật được ban hành ở nước Cộng ḥa Florence vào năm 1421 và đạo luật ở nước Cộng ḥa Venice vào năm 1474. Tiếp theo sau đó là các Đạo luật về Độc quyền (Statute of Monopolies) vào năm 1624, và đặc biệt là Đạo luật của Anne (Statute of Anne) vào năm 1710, được xem là đạo luật đầu tiên làm cơ sở cho việc bảo vệ bản quyền thời hiện đại.
    Đạo luật của Anne được mở đầu bằng những ḍng sau:
    “Với việc những nhà in, người bán sách và những người khác trong thời gian qua thường xuyên tự ư in ấn, tái bản, và xuất bản những quyển sách mà không có sự đồng ư của tác giả và người sở hữu hợp pháp… gây ra thiệt hại lớn và quá nhiều trường hợp phá hoại cuộc sống của các tác giả cũng như gia đ́nh họ; đạo luật này từ đó được ra đời để ngăn chặn những hành vi tương tự trong tương lai, đồng thời khuyến khích những người có học thức tiếp tục soạn thảo và viết sách…”
    Sự ra đời của các đạo luật đánh dấu cho thời kỳ mới, khi việc ghi nhận quyền sở hữu cho sản phẩm trí tuệ của các tác giả bắt đầu trở nên phổ biến.
    Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác trở thành một tội, và những ai phạm tội sẽ bị xử phạt theo luật.

    Hành vi đạo văn v́ vậy cũng không được chấp nhận.

    Nhưng đạo văn và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác, tuy có liên quan mật thiết, là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
    Người ta có thể đạo văn nhưng không vi phạm luật nào, và có thể xâm phạm tài sản trí tuệ của người khác mà không hề đạo văn.

    Tội nhưng không tội
    Phạm vi quy định về tài sản trí tuệ có các nội dung như “quyền tác giả” (copyright), “sáng chế” (patent), “thương hiệu” (trademark), “bí mật kinh doanh” (trade secret)… Phổ biến nhất là khái niệm về “quyền tác giả”.
    Bản quyền tác giả có quy định về thời hạn hiệu lực. Khi một tác phẩm hết hiệu lực bảo hộ bản quyền (thông thường là 70 năm từ sau khi tác giả qua đời), nó trở thành tài sản của chung. Bất kỳ ai khi đó đều có thể sao chép, sử dụng một phần hay toàn bộ tác phẩm đó theo bất kỳ cách nào họ muốn.
    Một người có thể tùy ư sao chép ư tưởng hay bê nguyên si nội dung từ vở “Romeo & Juliet” của Shakespeare, đưa vào truyện của ḿnh và bảo đó là sáng tạo của họ. Hiển nhiên họ đang thực hiện hành vi đạo văn, nhưng không hề phạm bất kỳ điều luật nào.
    Quy định về bản quyền cũng không cấm việc sao chép, hay “lấy cảm hứng” về ư tưởng của tác phẩm. Một người có thể dùng chung ư tưởng với một tác phẩm đă được bảo hộ bản quyền, tạo ra sản phẩm mới với cách diễn đạt mới (expression) và thậm chí đăng kư bản quyền cho sản phẩm mới đó.
    Nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể dùng ư tưởng về Thuyết tương đối của Einstein, diễn đạt lại nó theo cách thức của ḿnh và đăng kư bản quyền cho sản phẩm mới đó. Nếu họ nhận luôn ư tưởng của Einstein là của ḿnh th́ đó cũng chỉ là hành vi đạo văn mà không phạm phải điều luật nào.
    Ngược lại, nếu tự ư sao chép nội dung từ một tác phẩm được bảo hộ khác, đưa vào trong sản phẩm của ḿnh, ghi rơ ràng nguồn trích dẫn, không phạm lỗi đạo văn, hành vi này vẫn có thể bị xem là xâm phạm bản quyền. Trừ phi nó phù hợp với Nguyên tắc sử dụng hợp lư (Fair use) của luật bản quyền.
    Nguyên tắc này cho phép việc sử dụng, trích dẫn một phần nội dung các tác phẩm cho các mục đích như báo chí, giảng dạy hay b́nh luận.

    Thế nào là đạo văn
    “Đạo văn” trong tiếng Việt hay “plagiarism” của tiếng Anh đều có nghĩa gốc rất hẹp: ăn cắp chữ.
    Cách hiểu này không đầy đủ, khi ở thời hiện tại đạo văn không chỉ xảy ra với các tác phẩm văn học. Các bức tranh, các bản nhạc, những ư tưởng cũng thường xuyên bị đạo. Bất kỳ thứ ǵ thuộc về “sản phẩm trí tuệ” đều có thể bị người khác nhận là của ḿnh.
    Theo Richard A. Posner, tác giả quyển sách về đạo văn đă nhắc đến, khái niệm “ăn cắp” (theft) cũng không chính xác trong trường hợp này. Khi ai đó “đạo” một phần, hay thậm chí toàn bộ nội dung của người khác, tác phẩm gốc vẫn tồn tại ở đó, không bị lấy đi mất. Nạn nhân của đạo tặc theo nghĩa thông thường mất đi quyền sở hữu thứ họ bị trộm cướp. Nạn nhân của đạo văn trong khi đó vẫn không bị mất sản phẩm trí tuệ của ḿnh.
    Tất nhiên khái niệm “mượn” mà nhiều người dùng để biện hộ cho hành vi đạo văn cũng sai bản chất. Một thứ mượn th́ phải trả lại, c̣n trong trường hợp đạo văn, thứ bị “mượn” không bao giờ có thể được trả lại.
    Những người biện minh cho đạo văn cũng thường dùng đến Nguyên tắc hợp lư ở trên để làm b́nh phong khi bị phát giác. Posner bác bỏ lư do biện hộ này. Ông chỉ ra rằng Nguyên tắc hợp lư (fair use) là ngoại lệ dành cho việc sử dụng hợp lư, hay công bằng (fair). Những kẻ đạo văn ngay từ đầu đă không “chơi đẹp” (fair play) th́ không thể dùng cái cớ này biện hộ cho họ.

    Vậy nên hiểu thế nào về đạo văn?

    Theo Posner, có hai thành tố chính trong một hành vi đạo văn: che giấu (concealment) và hậu quả phụ thuộc (reliance).
    Trong một hành vi đạo văn, có bốn đối tượng có liên hệ mật thiết với nhau, và có thể chia thành hai nhóm: (1) người thực hiện hành vi đạo văn, (2) những nạn nhân của người này.
    Trong nhóm (2) có ba đối tượng: người bị đạo văn, khách hàng sử dụng sản phẩm đạo và đối thủ cạnh tranh của người đạo văn.
    Một hành vi được gọi là đạo văn khi người thực hiện nó cố t́nh che giấu nguồn gốc sản phẩm của ḿnh.
    Hệ quả là các khách hàng bị lừa, nghĩ là ḿnh đang thưởng thức/ sử dụng một sản phẩm gốc. Nói cách khác, nếu độc giả, khán giả… biết sự thật, họ đă không mất thời gian hay tiền bạc cho sản phẩm bị đạo đó.
    V́ khách hàng bị lừa chạy theo sản phẩm nhái, tác giả của sản phẩm gốc và những đối thủ cạnh tranh khác của người đạo văn cũng có thể bị thiệt hại từ việc mất đi khách hàng, thị trường, danh tiếng…
    Xem xét trường hợp lỗi đạo văn vừa bị phát hiện ở Luật Khoa, ta có thể thấy nó có đủ hai nhân tố: che giấu và tạo hậu quả phụ thuộc.
    Các bài viết đă che giấu nguồn gốc thật (sao chép từ các trang khác). Nếu người đọc biết được sự thật đó từ đầu, khả năng cao họ đă không mất thời gian đọc các bài viết nhái. Nếu đó là sản phẩm phải trả tiền, độc giả lại càng không có lư do để bỏ tiền ra mua một sản phẩm sao chép.
    Tác giả của những bài viết gốc sẽ bị thiệt hại v́ mất khách hàng. Các tờ báo khác cũng bị thiệt hại v́ cạnh tranh không lành mạnh.
    Trên thực tế thiệt hại này không đáng kể, xét đến nguồn lực hạn chế của Luật Khoa cũng như việc tờ báo vẫn đang bị chính quyền chặn không cho độc giả trong nước truy cập. Nhưng điều này vẫn không làm giảm đi ư nghĩa tiêu cực từ hành vi đạo văn trên.

    Quay lại câu chuyện của Shakespeare.

    Xét trong bối cảnh hiện đại, việc làm của Shakespeare (vay mượn ư tưởng, lời văn, câu chữ mà không đề cập ǵ đến nguồn gốc tác giả) hoàn toàn có thể xem là đạo văn. Đặt trong bối cảnh thế kỷ 16, khi khái niệm quyền sở hữu trí tuệ vẫn c̣n rất lạ lẫm, người ta khó có thể bắt tội ông. Đặc biệt là vào thời đó, định nghĩa về “sáng tạo” vẫn nhấn mạnh về “khả năng cải thiện” (improvement) nhiều hơn là “tính nguyên gốc” (originality).
    Một điều nữa khiến nhiều người không đặt Shakespeare vào nhóm đạo văn: ông không tạo ra hậu quả phụ thuộc nào.
    Khi Posner đặt đoạn văn gốc và đoạn đă cải biên của Shakespeare ra để so sánh, ông kết luận “nếu đây là đạo văn, th́ chúng ta cần nhiều hơn nữa những thứ đạo văn như thế này”.
    Shakespeare khi vay mượn ư tưởng, nội dung từ những người khác, cộng thêm những sáng tạo riêng của ḿnh, đă cho ra đời một sản phẩm mới đủ tốt để cho dù người ta biết được “sự thật” về việc ông vay mượn, họ vẫn không có lư do ǵ thôi thưởng thức các vở kịch và ngưng bỏ tiền ra mua sách của ông.

    Một so sánh tương tự là Truyện Kiều của Nguyễn Du.

    Ngay cả khi biết được “sự thật” rằng tác phẩm này vay mượn phần lớn cốt truyện từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc, độc giả cũng không có lư do ǵ đánh giá thấp sản phẩm của Nguyễn Du.
    Họ nhận ra rằng ông đă tạo nên một sản phẩm mới, chuyển thể một bài văn xuôi sang thể thơ lục bát theo cách thức tài t́nh và sáng tạo đến mức tác phẩm sinh sau lại được đánh giá cao hơn cả bản gốc.

    Điểm chính ở đây là việc tạo ra được một thứ mới và có giá trị riêng biệt.

    Nếu những thứ của Shakespeare và Nguyễn Du là đạo văn, rơ ràng là chúng ta cần nhiều hơn những sản phẩm đạo văn đó.

  7. #117
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đạo văn – Kỳ (2/4): Ai đạo hơn ai

    https://www.luatkhoa.org/2020/05/dao...ai-dao-hon-ai/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...-httpswww.html

    Đạo văn – Kỳ 2: Ai đạo hơn ai
    Published 2 months ago on 24/05/2020
    By Y Chan

    Minh họa: midnightpapers.com

    Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những nước phương Đông và các nước Đông Âu hậu Cộng sản, hiện tượng đạo văn diễn ra nghiêm trọng hơn những nước phương Tây.

    Nguyên nhân được chỉ ra là do văn hóa và thể chế.

    Theo đó, người dân các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam có tư tưởng tập thể (collectivist culture), đề cao cái chung của cộng đồng hơn cái riêng của cá nhân. Những tư tưởng, sáng tạo có lợi được xem là tài sản chung, được khuyến khích chia sẻ rộng răi.
    Các nước phương Đông cũng chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, nhấn mạnh tôn ti trật tự, khuyến khích học hỏi, nghe theo và lặp lại y khuôn lời dạy của các bậc thánh nhân hay lănh tụ.
    Trong khi đó kết quả khảo sát các nước Đông Âu hậu Cộng sản như Nga, Bulgaria và Croatia cho thấy sinh viên những nước này dễ chấp nhận các hành vi gian lận học thuật (bao gồm đạo văn) hơn sinh viên các nước Tây Âu và Mỹ.

    Không phải ai cũng đồng ư với những nhận định trên.

    Phản hồi một trong các bài viết của Colin Sowden về vai tṛ của văn hóa dẫn đến t́nh trạng đạo văn, Dilin Liu chỉ ra rằng tại Trung Quốc, khái niệm “đạo văn” đă có từ ít nhất thế kỷ thứ tám và vẫn luôn bị xă hội xem là một hành vi vô đạo đức. Tương tự, Phan Le Ha đưa ra ư kiến rằng ở Việt Nam, đạo văn xưa nay vẫn luôn bị xem là hành vi phi đạo đức, và ngay từ cấp tiểu học, các học sinh sẽ bị phạt khi bị phát hiện sao chép bài của bạn.
    Những ư kiến phản bác không cho rằng “DNA văn hóa” là nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng đạo văn của sinh viên nước ngoài theo học tại các nước phương Tây – ngược lại cách hiểu trên bị xem là “chụp mũ” hay “thành kiến” (stereotype). Theo họ, một trong những vấn đề chính là do tiêu chuẩn học thuật khác biệt.

    Hăy tạm rời vấn đề để t́m hiểu xem v́ sao lại có sự khác biệt này.

    Trong “Quyển sách nhỏ về Đạo văn”, tác giả Richard A. Posner thuật lại câu chuyện của Lisa Pon về thời kỳ Phục Hưng tại Ư.
    Ban đầu, những người làm nghề in tranh từ các nghệ sĩ được xem trọng cũng ngang với các tác giả. Đó là v́ việc in ấn thời đó đ̣i hỏi tay nghề kỹ thuật cao, rất khó thực hiện. Các sản phẩm in sao này là thứ duy nhất có thể thỏa măn ước muốn của những ai muốn sở hữu các tác phẩm nghệ thuật (mà không thể có bản gốc).
    Khi kỹ thuật in ấn phát triển, các sản phẩm in trở thành đại trà, giá trị các bản in giảm xuống, những người in từ vai “nghệ sĩ” rớt xuống hàng “thợ”.
    Những bản sao bị rớt giá c̣n do thị trường đối với tác giả/ nghệ sĩ mở rộng, biến những tác giả này thành người nổi tiếng, có thương hiệu, với giá trị của các sản phẩm gốc có thương hiệu này tăng vọt.
    Posner cho rằng ám ảnh về tính nguyên gốc (cult of originality) của xă hội bắt nguồn từ lư do kinh tế lẫn sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân (individualism).
    Khi kỹ thuật càng ngày càng phát triển, của cải dư dả, các thành viên trong xă hội càng lúc càng có những vai tṛ riêng biệt (phân công lao động), cộng thêm việc được giáo dục thoát khỏi những ràng buộc xiềng xích của tập quán cũ và ảnh hưởng của quyền lực, họ càng có ư thức về vai tṛ của “cái tôi”. Tất cả đều nghĩ rằng ḿnh có vai tṛ riêng biệt trong xă hội, xứng đáng được ghi nhận cái tôi riêng biệt đó. Hành vi đạo văn (ăn cắp cái tôi của người khác) v́ vậy bắt đầu trở thành thứ vô đạo đức.
    Chủ nghĩa cá nhân tạo ra nhu cầu đa dạng về các sản phẩm trí tuệ. Và một khi các sản phẩm trí tuệ cần phải đa dạng, yêu cầu về “nguồn gốc” hay “thương hiệu riêng biệt” của nó lại càng cao.
    Điều tương tự xảy ra với thị trường sản phẩm vật lư. Khi xă hội có nhu cầu đa dạng đối với các sản phẩm, yếu tố thương hiệu bắt đầu trở nên tối quan trọng. Nó là cơ sở để khách hàng phân biệt và lựa chọn sản phẩm theo đúng ư muốn của ḿnh. Hành vi làm hàng nhái, ăn cắp thương hiệu trong trường hợp này cũng giống như hành vi đạo văn đối với các sản phẩm trí tuệ.
    Theo cách hiểu trên, nhu cầu đối với “sản phẩm trí tuệ nguyên gốc”, cùng với đó là việc phải bảo vệ quyền sở hữu nó, là sản phẩm của sự phát triển xă hội.
    Vào thời của Shakespeare, nhu cầu đó vẫn chưa phổ biến, nên các tác giả không có động lực để tạo ra “sản phẩm gốc” (original). Họ chỉ cần tạo ra một thứ tốt hơn, dựa trên bất kỳ nguyên liệu nào đến từ đâu. Các khách hàng (độc giả, khán giả…) cũng chỉ cần có như vậy.
    Vào thời nay, nhu cầu cho những sản phẩm tốt hơn vẫn luôn có (và đương nhiên nếu cỡ Shakespeare th́ càng tốt), nhưng đồng thời nhu cầu về những sáng tạo riêng biệt, độc đáo lại nhiều hơn lúc nào hết trong lịch sử nhân loại.

    Đây có phải là những thứ chỉ diễn ra ở xă hội phương Tây?

    Câu trả lời là không. Vào thời điểm hiện tại, khi toàn cầu hóa và các thành quả khoa học kỹ thuật đă lan đến hầu như mọi ngóc ngách nơi có con người sinh sống, các loại nhu cầu là gần như nhau.
    Đặc biệt là khi hầu khắp các quốc gia trên thế giới đều đang áp dụng cùng một mô h́nh kinh tế thị trường (kể cả ở những nước cộng sản độc tài), nhu cầu của người dân ở mọi nơi không có mấy khác biệt.
    Mà nếu nhu cầu giống nhau, những thứ phản-nhu-cầu cũng đều sẽ gặp phải sự chống đối như nhau. Các hành vi gian lận, như đạo văn, là một thứ phản-nhu-cầu giống vậy.
    Nhưng tiêu chuẩn về đạo văn ở phương Tây hiện tại rất khác biệt so với phương Đông và những nước đang phát triển.

    Câu hỏi đặt ra không phải là v́ sao nó khác biệt. Câu hỏi nên là v́ sao lại có sự khác biệt.

    Nếu chỉ đơn thuần là khác biệt, chẳng có lư do ǵ để một bên học theo bên c̣n lại. Người ta chỉ học theo một thứ tốt hơn.
    Câu hỏi tương tự cũng có thể đặt ra đối với sản phẩm vật lư. V́ sao tiêu chuẩn hàng hóa ở Châu Âu và Mỹ lại khác biệt so với tiêu chuẩn của Trung Quốc và Việt Nam? Nếu chỉ đơn thuần là khác biệt, v́ sao mọi người đều lựa chọn sản phẩm có tiêu chuẩn của Âu Mỹ?
    Sự thật là xă hội của Trung Quốc lẫn Việt Nam từ ngàn năm qua đều không chấp nhận hành vi đạo văn nói riêng và gian lận nói chung. Nhưng cũng một sự thật khác là vào thời điểm hiện tại, tiêu chuẩn đạo văn và gian lận ở hai nước này lỏng lẻo hơn rất nhiều so với những quốc gia “sinh sau đẻ muộn” khác (và theo nhiều khảo sát, t́nh trạng gian lận đạo văn cũng nghiêm trọng hơn).

    Do văn hóa, giáo dục, hay thể chế, hay tất cả? Câu hỏi này có lẽ không quan trọng bằng một câu hỏi khác.

    V́ sao đến giờ vẫn chưa chịu thay đổi?
    Last edited by nguoi gia; 21-08-2020 at 08:22 AM.

  8. #118
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đạo văn – Kỳ (3/4): V́ sao và làm thế nào để bớt đạo

    https://www.luatkhoa.org/2020/05/dao...ao-de-bot-dao/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...-e-n-ao-e.html

    Đạo văn – Kỳ 3: V́ sao và làm thế nào để bớt đạo
    Published 2 months ago on 25/05/2020
    By Y Chan

    Minh họa: learnworthy.net.
    “Pereant qui ante nos nostra dixerunt.”
    (“Khốn cho kẻ nào nói những thứ hay ho của ta trước ta”)
    Tác giả câu nói trên được cho là Aelius Donatus, một nhà văn phạm La Mă nổi tiếng vào thế kỷ thứ tư.

    Aelius Donatus
    Aelius Donatus was a Roman grammarian and teacher of rhetoric. St. Jerome states in Contra Rufinum 1.16 that Donatus was his tutor.
    Donatus chắc chắn không phải người đầu tiên, và đương nhiên không phải là người cuối cùng thốt lên điều tương tự.
    (Đấy là nếu thật sự ông đă nói vậy. Người ta chỉ biết điều này qua lời một học tṛ của Donatus.)
    Hầu như ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần có cảm giác tiếc rẻ khi nghĩ được một thứ ǵ đó “cực đỉnh” để rồi phát hiện ra đă có người nói về nó từ vài chục, vài trăm, thậm chí là vài ngàn năm trước.
    Cảm giác sinh sau đẻ muộn (belatedness), khi mọi thứ hay ho đều bị thiên hạ “giành” hết cả, không phải là điều duy nhất khiến nhiều người “giành lại” cái người khác nghĩ ra và gán nó là của ḿnh.
    Sự ra đời của internet, đặc biệt là mạng xă hội, được cho là tạo thêm áp lực lên mỗi cá nhân, khiến “mỗi chúng ta đều luôn có cảm giác bức bối phải nói điều ǵ đó, và phải nói ngay lập tức, nhưng rồi chẳng biết nói cái ǵ, nên ta xào nấu, vay mượn, và tệ nhất là ăn cắp chữ của người khác”.
    Có rất nhiều những lư do khác nhau dẫn đến hành vi đạo văn.
    Một bài viết trên Inc. liệt kê tám động cơ phổ biến của các “đạo nhân”:

    1. Sợ thất bại: sợ không đạt được yêu cầu đặt ra, nên t́m cách đi đường tắt.
    2. Đạt kết quả là được: bất chấp các luật lệ, quy tắc đạo đức, miễn đạt được kết quả mong muốn.
    3. Căng thẳng: lo lắng trước áp lực, gian lận để dễ thở hơn.
    4. Tâm lư ngạo nghễ vô địch: nghĩ rằng ḿnh sẽ không bao giờ bị phát giác, và sẽ không có hậu quả xấu nào xảy ra.
    5. Kỹ năng kém: chưa đủ khả năng tự tạo ra nội dung tốt, sao chép của người khác để hoàn thiện ư tưởng của ḿnh.
    6. Đối phó với thứ xa lạ: gặp đề tài, thử thách mới, t́m cách sao chép từ người khác để khỏi đối mặt với những vấn đề chưa bao giờ gặp.
    7. Không quan tâm: sao chép cho xong việc để dành thời gian cho thứ ḿnh thật sự muốn làm.
    8. Môi trường gian lận: nh́n xung quanh thấy ai cũng gian lận, bắt chước làm theo để “thành công”.

    Nói đến môi trường, có lẽ ít nơi nào t́nh trạng gian lận/ đạo văn nhiều bằng học đường.
    Trong 10 lư do sinh viên đạo văn được nhắc đến trên tạp chí dành cho giáo dục Kappan, có hơn một nửa liên quan đến việc thiếu kỹ năng và ư thức kém.
    Điều này không có ǵ ngạc nhiên, khi vốn dĩ trường học chính là nơi lư tưởng nhất để người ta học cách giải quyết những vấn đề đó.
    Nhưng nhiều trường học có vẻ như đang loay hoay trong việc “dọa” sinh viên nhiều hơn là “dạy” họ cách để không cần phải đạo văn.
    Một nghiên cứu thực hiện ở các trường đại học tại Nam Phi chỉ ra rằng nhiều nơi lệ thuộc vào phần mềm để xử lư các trường hợp nghi ngờ đạo văn. Phần mềm được nhắc đến ở đây là Turnitin, một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay được dùng để phát hiện đạo văn. Về cơ bản, Turnitin so sánh bài viết với kho cơ sở dữ liệu của ḿnh, đánh dấu những đoạn văn hay câu chữ nghi vấn và cho ra kết quả “chỉ số trùng lặp”. Trên website của ḿnh, Turnitin khẳng định kết quả này không đồng nghĩa với “chỉ số đạo văn”, rằng người ta phải trực tiếp đánh giá nội dung của từng bài viết.

    Turnitin
    Turnitin is an American commercial, Internet-based plagiarism detection service which is a subsidiary of Advance.
    Trên thực tế, nhiều trường đại học đưa ra đánh giá thuần túy dựa trên chỉ số này, rằng nếu vượt quá một mốc chỉ số đặt ra, bài viết sẽ tự động bị đánh trượt với lỗi đạo văn.
    Để dễ h́nh dung, nếu đưa tác phẩm của Shakespeare và Nguyễn Du vào cơ sở dữ liệu của Turnitin và tự động đánh giá theo tiêu chí trên, khả năng rất cao hai thi hào này sẽ không bao giờ tốt nghiệp.
    Đánh giá một sản phẩm sáng tạo có phải là kết quả sao chép gian lận từ một sản phẩm sáng tạo khác hay không, chắc chắn không thể dựa vào những con số so sánh vô tri vô giác.
    Ngay cả bản thân việc đánh giá kiểm tra cũng chỉ là động tác sau cùng. Để hạn chế các hành vi đạo văn, cần những hành động ngăn chặn ngay từ đầu, hay nói chính xác, ngay từ trong đầu của mỗi người.
    Sự thật là việc sao chép bắt chước người khác luôn luôn dễ hơn rất nhiều so với việc tự nghĩ ra nội dung của riêng ḿnh.
    Câu hỏi v́ sao người ta lại đạo văn v́ thế không quan trọng bằng một câu hỏi khác.
    V́ sao cần phải tạo ra một tiếng nói riêng của chính ḿnh?
    Trang WriteCheck đưa ra sáu lư do cho việc đó.

    1. Tạo ra và đóng góp một thứ mới

    Bạn sẽ đóng góp một thứ ǵ đó mới mẻ cho xă hội khi viết ra bằng lời của chính ḿnh. Nếu mỗi người đều bắt chước sao chép y chang kẻ khác, xă hội sẽ không bao giờ tiến bộ (đến giờ này chúng ta sẽ không có chữ viết mà vẫn chỉ đang bắt chước nhau vẽ nguệch ngoạc trên đá).

    2. Học cách viết

    Cho dù ở bất kỳ lĩnh vực ǵ, kỹ năng viết tốt cũng sẽ giúp ích trong việc giao tiếp với mọi người. C̣n nếu chỉ biết sao chép, bạn đang tự tước bỏ đi cơ hội được học của ḿnh.

    3. Cho thấy khả năng hiểu biết vấn đề

    Tự viết bằng lời của chính ḿnh vừa cho thấy khả năng sáng tạo, vừa thể hiện mức độ hiểu biết về đề tài.

    4. Học hỏi và ghi nhớ thông tin

    Tŕnh bày một thứ đă học bằng ngôn ngữ của chính ḿnh là một trong những cách hiệu quả nhất để học và lưu trữ thông tin về lâu dài.

    5. Thể hiện sự trung thực

    Tự viết ra bằng lời văn của ḿnh là một chỉ dấu của sự trung thực. Nó cho thấy cố gắng trong việc suy nghĩ cẩn trọng và khả năng giao tiếp rơ ràng về một đề tài.

    6. Khỏi dính phải hậu quả của đạo văn

    Đạo văn là một hành động rất dễ thực hiện, và đầy cám dỗ, v́ nó là cách nhanh nhất để xong việc. Nhưng hậu quả của nó th́ rất nghiêm trọng, cả trong hiện tại lẫn tương lai. Tự viết ra bằng suy nghĩ của chính ḿnh là cách để cứu bản thân khỏi những hậu quả đáng tiếc sau này.
    Đại học Oxford trong khi đó giải thích lư do ngắn gọn v́ sao sinh viên không nên và cũng không cần phải đạo văn: bạn đến đây để học cách hiểu bản thân và cất lên tiếng nói của chính ḿnh, chứ không phải lặp lại suy nghĩ của người khác. Bạn không nhất thiết sẽ làm một triết gia có suy nghĩ độc đáo, nhưng bạn cần phải trở thành một người có tư duy độc lập.
    Có thể thấy nơi nào không cho phép sự tồn tại của những con người có tư duy độc lập, được tự do cất tiếng nói, nơi đó không chỉ là mảnh đất lành của đạo văn.
    Nó là thiên đường của tất cả các loài đạo tặc.
    Last edited by nguoi gia; 21-08-2020 at 07:15 PM.

  9. #119
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đạo văn – Kỳ (4/4): Ứng xử ra sao với “đạo nhân”

    https://www.luatkhoa.org/2020/05/dao...-voi-dao-nhan/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...-voiao-nh.html

    Đạo văn – Kỳ 4 và hết: Ứng xử ra sao với “đạo nhân”
    Published 2 months ago on 26/05/2020
    By Y Chan

    Minh họa: learn.g2.com.
    Vài chục năm trước, người viết từng đọc được một truyện ngắn đăng trên một tạp chí ưa thích.
    Câu chuyện về đôi vợ chồng trẻ mới cưới. Người vợ một hôm đột nhiên nghĩ ra tṛ chơi, rằng hai vợ chồng sẽ viết những tật xấu của người kia vào tờ giấy và đọc cho nhau nghe. Sau khi viết xong, cô vợ đọc trước, một lô một lốc những tật xấu của chồng được kể ra, từ không ngăn nắp, ở bẩn, vô tâm, đến cả cách ăn nho khó coi… Tới lượt ḿnh, người chồng cầm tờ giấy găi đầu cười ngu ngơ, “anh chẳng biết tật xấu nào của em cả”.
    Một hai năm sau đó, câu chuyện tái xuất hiện khi lướt qua một tờ tạp chí khác, với nội dung gần như lặp lại hoàn toàn, chỉ thay một số câu chữ, và đổi chi tiết ăn nho sang một loại trái cây nào đó mà bây giờ không c̣n nhớ nổi.
    Sau một thoáng ngỡ ngàng, người viết nhận ra ḿnh đang gặp một sinh vật mới toanh xưa nay chưa từng biết đến: các “đạo nhân”, những người ăn cắp chữ của kẻ khác.
    Tất nhiên bây giờ nhớ lại, người viết cũng không thể đoan chắc rằng câu chuyện ngôn t́nh có mùi “súp gà” ở trên có phải là do một trong hai người này sáng tác không, hay chính họ cũng “mượn” ở đâu đó. Hoặc liệu có phải đó là cùng một người tự đạo văn của ḿnh hay không.

    Tự đạo văn (self-plagiarism) là một h́nh thức đạo văn đặc biệt.

    Theo định nghĩa hẹp nhất của từ, đó không phải là một tội lỗi nào cả. Khi một người tự ăn cắp một thứ của chính ḿnh, chẳng có ai là nạn nhân.
    Nhưng chúng ta đều biết đạo văn không phải là hành động ăn cắp chữ đơn thuần.

    Về bản chất, đạo văn là hành vi lừa đảo.

    Hai yếu tố chính cấu thành nên hành vi đạo văn là sự che giấu và hậu quả phụ thuộc vào nó.
    Có rất nhiều người tới nay vẫn không nghĩ tự đạo văn là một hành vi tiêu cực. Trong sách của ḿnh, Richard A. Posner nhận định tự đạo văn không tính là đạo văn, và nó cũng không gây hại cho ai. Có lẽ v́ những dẫn chứng ông đưa ra đều thuộc loại “bắt chước sáng tạo” (creative imitation) – những người dùng lại các nội dung trước đó của ḿnh để tạo ra sản phẩm mới.

    Nhưng tự đạo văn và (bắt chước) sáng tạo là hai khái niệm hoàn toàn khác.

    Cách đây hai năm, giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại học Toulouse, Pháp đă công bố báo cáo về bằng chứng tự đạo văn của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

    Phùng Xuân Nhạ
    Phùng Xuân Nhạ Phùng Xuân Nhạ (sinh ngày 3 tháng 6 năm 1963) là một giáo sư, tiến sĩ ngành Kinh tế, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước, và là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh B́nh Định.
    Theo đó, ông Nhạ được cho là sao chép gần như 100% bài báo tiếng Anh của ḿnh vào năm 2013 để đăng lại thành một bài mới vào năm 2014. Các trích dẫn tham khảo trong bài viết cũng bị chỉ ra là có vấn đề. Nội dung bài không đạt chất lượng học thuật. Ngay cả tạp chí đăng hai bài này cũng bị tố cáo là “giả khoa học”.
    Đối diện với các cáo buộc rất nghiêm trọng này, Bộ trưởng Nhạ hoàn toàn không có bất kỳ phản hồi nào. Toàn bộ cơ quan báo đài đồ sộ trong nước cũng không hề cất tiếng. Một bài viết hiếm hoi đăng trên báo Người Lao Động yêu cầu ông Nhạ lên tiếng ngay lập tức bị gỡ chỉ sau vài giờ.
    Cho tới nay, sự việc gần như hoàn toàn ch́m xuồng. Điều này có thể giải thích một phần là “nhờ vào” thể chế độc tài một ḿnh một chợ, kiểm soát toàn bộ báo chí, giúp ông Nhạ cũng như các đồng nghiệp của ḿnh có được đặc quyền hiếm hoi mà không quan chức nào trên thế giới có được (ngoại trừ quan chức những nước “anh em” như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên). Thứ đặc quyền không cần chịu trách nhiệm trước dân về bất kỳ điều ǵ ḿnh làm.
    Một phần lư do khác là dư luận trong nước vẫn chưa quen thuộc với khái niệm tự đạo văn. Nhiều người c̣n không cho nó là thứ tội lỗi ǵ đặc biệt.

    Xét theo tất cả các tiêu chí, trường hợp của ông Nhạ là một h́nh thức tự đạo văn điển h́nh.

    Nó là hành vi lừa đảo, khi che giấu nguồn gốc của bài viết đă xào nấu cắt ghép, tạo ra một “sản phẩm mới” giả tạo.
    Nạn nhân của nó vừa là những người đọc phải sản phẩm mới giả tạo đó, vừa là các đồng nghiệp cạnh tranh với ông Nhạ (nhờ vào hành vi gian lận này, ông tạo được “thành tích” giả, từ đó có lợi thế hơn những người khác).
    Với các hành động tự đạo văn tương tự như ông Nhạ, nó c̣n gây thiệt hại cho tạp chí khoa học nơi đăng bài (lăng phí nguồn lực, mất uy tín), đồng thời gây nhiễu cơ sở dữ liệu của cộng đồng khoa học trên thế giới (chứa những dữ liệu “rác” thay v́ có giá trị thật sự).
    Trên thực tế, tạp chí đăng bài của Bộ trưởng Nhạ cũng bị chỉ ra là “giả khoa học”, nên thiệt hại của họ có lẽ không có ǵ đáng kể.
    Những trường hợp như của ông Nhạ là một bài kiểm tra hai-trong-một cho dư luận, xem họ phản ứng thế nào với một “đạo nhân” có quyền lực, và xem họ có hiểu được bản chất lừa đảo của hành vi đạo văn, cho dù mang vỏ bọc “tự đạo”.

    Phản ứng của dư luận là thứ quan trọng nhất để đối phó với hành vi đạo văn và các đạo nhân.

    Đó là v́ đạo văn, trừ trường hợp vi phạm các điều luật về quyền sở hữu trí tuệ, vẫn chỉ là một lỗi chứ không phải là tội.
    Công lư đám đông v́ vậy là cách thức hiệu quả nhất để chỉnh sửa các hành vi vô đạo đức này.
    Nó có thể gây áp lực đủ lớn để ngay cả những người cứng đầu nhất cũng phải nhận sai và xin lỗi, như trường hợp đạo thơ ồn ào của một nhà thơ nữ cách đây vài năm. Nó có thể khiến bộ máy tuyên truyền của chính quyền độc tài phải âm thầm ngậm miệng, như trong một trường hợp “bài thơ yêu nước” bị phát hiện là hàng nhái gần đây.
    Nhưng dư luận hay công lư đám đông cũng cần phải cẩn trọng và chừng mực trước những áp lực của ḿnh gây ra.
    Giống như mọi thứ tội lỗi khác, bất kỳ ai cũng có thể một lúc nào đó, vô t́nh hay cố ư, trở thành “đạo nhân”.

    Thước đo cho phản ứng của mỗi người nên được đặt vào hai điểm: bản thân ḿnh muốn được ứng xử ra sao trong trường hợp mắc lỗi, và thái độ của “đạo nhân” thế nào khi bị phát hiện lỗi.

    Nếu người mắc lỗi thành thật nhận sai và nhanh chóng t́m cách khắc phục, họ xứng đáng được để yên.
    C̣n trong trường hợp ngược lại, họ xứng đáng đón nhận cơn thịnh nộ của những người đă bị họ lừa.
    Ở một khía cạnh khác, ta có thể tham khảo cách người ta xem xét h́nh phạt dành cho tội phạm.
    Như Richard A. Posner so sánh, các nhà làm luật và thẩm phán khi cân nhắc mức độ xử phạt, ngoài hậu quả gây ra họ c̣n xem xét động cơ (incentive) thực hiện hành vi phạm tội.
    Động cơ này phụ thuộc một phần vào mức độ dễ dàng và khó khăn: dễ thực hiện và khó bị phát hiện.
    Một hành vi xấu càng khó bị phát hiện càng dễ khuyến khích người ta thực hiện. Động cơ làm chuyện xấu v́ vậy càng lớn. Để đối trọng lại với nó, h́nh phạt tương ứng phải càng nghiêm khắc để ngăn chặn động cơ đó h́nh thành.
    Những người nắm quyền lực địa vị trong tay khi phạm tội v́ vậy sẽ bị xử nặng hơn cũng v́ lư do đó. Nếu h́nh thức chế tài quá lỏng lẻo, với nguồn lực của ḿnh, họ sẽ dễ dàng tiếp tục thực hiện hành vi xấu mà không sợ chịu bất kỳ hậu quả nào.
    Ở Việt Nam, đến tận thời điểm hiện tại của thế kỷ 21, công lư dành cho quan chức, những người chiếm giữ quyền lực, tiền bạc và địa vị, cùng với công lư dành cho dân đen thấp cổ bé họng, vẫn khác xa một trời một vực.
    Sức mạnh của dư luận v́ vậy vẫn phải đóng vai tṛ tối quan trọng trong việc chỉnh sửa những hành vi xấu, giữ cho hai chữ “công bằng” c̣n mang chút ư nghĩa thực tế.
    Từ plagiarius trong tiếng Latin, trước khi được hiểu là “đạo văn” như hiện tại, có nghĩa gốc chỉ những kẻ ăn cắp nô lệ của người khác, hoặc bắt một người tự do biến họ thành nô lệ.
    Đạo văn, cũng như mọi hành vi lừa đảo khác, cũng có hệ quả tương tự. Nó biến mọi người trong cuộc, kể cả bản thân người thực hiện, trở thành nô lệ cho sự gian lận.
    Đó không phải là lựa chọn của những con người tự do.
    (Hết)

  10. #120
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tái Phân Phối Của Cải

    http://vietmania.blogspot.com/2020/0...phan-phoi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...vietmania.html

    Friday, June 19, 2020

    "Chuyện ǵ sẽ xảy ra nếu tái phân phối của cải bằng cách lấy tài sản của 1% những người siêu giàu trên thế giới và chia đều cho tất cả mọi người?"
    (Người Việt chúng ta đã nếm mùi chủ nghĩa cộng sản. Bài này cho thấy việc lấy của nhà giầu cho nhà nghèo sẽ dẫn tới đâu?)
    1/ Trả lời bởi: Joe James (https://qr.ae/pNy8kR)

    Joe James
    MBA, MSCS, resident of Silicon Valley

    Đưa mỗi người trên trái đất một con gà.

    -75% người biết rằng con gà quay th́ ngon, nên quyết định mang con gà đi quay và có bữa ăn tối thịnh soạn. Hôm sau, họ lại đói.
    -24% người nhận ra rằng con gà có thể đẻ trứng. V́ vậy, họ nuôi nó và lấy được một quả trứng mỗi ngày trong vài năm, cho đến đi con gà này chết.
    -1% c̣n lại t́m ra rằng nếu ghép đôi gà trống và mái với nhau, họ có thể có đàn gà con. Chỉ trong vài năm, họ có dư thừa lượng gà và trứng để ăn.
    V́ vậy, nếu bạn làm chuyện chia đều tài săn, sẽ chẳng có ǵ xảy ra cả. Mọi thứ trên thế giới sẽ quay trở về lúc đầu.

    2/ Trả lời bởi: César Neves (https://qr.ae/pNy8kG)

    César Neves Proud portuguese!
    Có một câu chuyện như thế này:
    - Một ngày đẹp trời, thầy giáo bỗng nhiên muốn làm 1 thứ ǵ mới lạ. Cuối giờ làm bài kiểm tra, ông thông báo:
    “Để công bằng, thầy sẽ cộng điểm của tất cả các em, chia lấy trung b́nh để cho mổi người cùng một điểm số”.
    Đương nhiên, học sinh sáng dạ nhất không vui và đa số học sinh lười biếng th́ trong ḷng nở hoa.
    - Trong bài kiểm tra thứ hai, thầy giáo lại làm vậy và điểm trung b́nh giảm đi. Lần này, học sinh giỏi không c̣n nỗ lực làm bài v́ nỗ lực của họ không được công nhận.
    - Đến bài kiểm tra thứ ba, điểm trung b́nh quá thấp và tất cả lớp phải học lại.
    - Tại sao? Đơn giản v́ học sinh giỏi không c̣n cố gắng chăm chỉ và học sinh lười biếng lại lười biếng hơn khi biết sẽ được giúp đỡ.
    Do đó, sự chăm chỉ cần được công nhận và người lười biếng cần nỗ lực hơn. Tôi không đề cập đến những ngoại lệ như: người dùng thủ đoạn bất chính kiếm tiền hay người không thể lao động v́ nhiều ly do.
    - Nếu lấy những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người kiếm được để chia cho người (có thể) không xứng đáng, th́ thay v́ giúp ổn định xă hội, ta sẽ càng khiến nó mất cân bằng.

    3/Trả lời bởi: Rob Weir (https://qr.ae/pNy84L)

    Rob Weir
    Aphorist
    - Chúng ta sẽ sớm quay lại t́nh trạng bây giờ, chắc chắn chỉ trong ṿng một thế hệ.
    -Vấn đề ở đây là người ta nghèo v́ họ không có phương tiện kiếm tiền. Tặng khoản tiền lớn đột ngột th́ họ sẽ tiêu xài hết, mà không hề làm việc năng nỗ hơn. Hết tiền, họ lại nghèo. Tương tự, người giàu dư dả v́ họ có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà các cá nhân khác muốn mua. Lợi thế này sẽ không mất đi khi họ bị lấy mất 1 phần của cải (đương nhiên, việc mất của cải liên tục sẽ làm giảm động lực lao động của họ và điều này gây ảnh hưởng tiêu cực cho tất cả mọi người, bao gồm cả người nghèo).
    - Có nhiều nguồn dữ liệu về hiện tượng này. Một nghiên cứu về người trúng xổ số ở Florida, cho thấy những người này có tỉ lệ phá sản cao gấp đôi b́nh thường. (Why Lottery Winners Go Bankrupt)
    Một nghiên cứu khác về sự kiện rút thăm tái phân chia đất đai tại Georgia vào năm 1832. Theo dơi t́nh trạng kinh tế của hộ gia đ́nh qua nhiều thế hệ, để xem người đă thắng phần đất trở nên giàu có hay không. Và kết quả là không. (Would a Big Bucket of Cash Really Change Your Life?)
    Ví dụ khác về sự tái phân phối đất ở Zimbabwe. Ruộng đất của người giàu có bị tịch thu và đem chia cho người nghèo. Điều này đă dẫn tới nạn đói diện rộng v́ người nghèo không biết cách tận dụng mảnh đất được cấp cho. (After Zimbabwe's Land Revolution, New Farmers Struggle and Starve)
    * Ảo tưởng về việc tái phân chia của cải phần nào giải thích sự thất bại trong nhiều thập niên, khi những nước phát triển cố gắng viện trợ cho nước nghèo hơn.
    * Thể chế quan trọng. Văn hóa quan trọng. Thói quen, Pháp luật và Giáo dục quan trọng. C̣n của cải ư?
    Chúng ta đang nhầm lẫn kết quả với nguyên nhân. Buộc con gà trống gáy ̣ ó o để mong mặt trời mọc.
    QR
    Fb Hoang Giang)
    https://www.quora.com/What-would-hap...b49&srid=Gshdi
    Posted by Anges at 1:03 AM
    Phụ Lục:
    THE KING CHANNEL - 08/21/2020 - NƯỚC MỸ - 45 NĂM - VIETNAMESE AMERICANS & MỐI T̀NH
    ĐẦU
    Last edited by nguoi gia; 23-08-2020 at 05:29 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •