Page 13 of 78 FirstFirst ... 3910111213141516172363 ... LastLast
Results 121 to 130 of 775

Thread: Lượm lặt đó đây

  1. #121
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    NƠI 2 D̉NG SÔNG > KHÔNG CHỊU HOÀ HỢP >

    http://catbuicarolineth.blogspot.com...u-hoa-hop.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...u-hoa-hop.html

    mercredi 27 mars 2013
    NƠI 2 D̉NG SÔNG > KHÔNG CHỊU HOÀ HỢP >

    (Những cảnh này có giống như hoàn cảnh của dân tộc Việt Nam khốn khổ?)

    1. Sông Rhone và sông Arve, Geneva, Thụy Sĩ

    Bên trái là sông Rhone xanh ŕ khi vừa mới chảy ra khỏi hồ Lehman. C̣n bên phải là ḍng Arve trắng đục, vốn nhận nguồn nước từ các sông băng hội tụ ở thung lũng Chamonix (mà chủ yếu là sông băng Mer de Glace). Việc đi qua một vùng đồng bằng khiến sông Arve nhận nhiều phù sa và màu sắc tương phản hẳn.

    2. Sông Ilz, sông Inn và sông Danube, Passau, Đức

    Sông Ilz vốn chỉ bắt nguồn từ một ḍng suối nhỏ trên núi, v́ vậy mà nước giữ nguyên màu xanh ngắt. Trong khi đó, sông Inn khởi nguồn xa hơn từ một ḍng sông lớn hơn ở Salzburg, thuộc nước láng giềng Áo. Khi hợp lưu lại chung với một ḍng của Danube, cả ba mang chung tên gọi này. Thành phố Passau ở Hạ Bavaria v́ vậy mà có thêm tên mới Dreiflussestadt nghĩa là ‘Tam Hà Phố’.

    3. Sông Ohio và sông Missisippi, bang Illinois, Mỹ

    Sông Ohio hợp lưu với sông Missisippi ở thị trấn nhỏ Cairo thuộc bang Illanois. Theo ảnh chụp từ trên cao, màu sắc nâu sậm đậm phù sa và trầm tích của sông Ohio nhất quyết không ḥa hợp với màu xanh ‘nghèo sinh dưỡng’ của ḍng Missisippi. Tuy nhiên, khi có mưa kéo dài, màu sắc ở nơi hợp lưu này lại đảo ngược hoàn toàn.

    4. Sông Gia Lăng và sông Dương Tử, Trùng Khánh, Trung Quốc

    Sông Gia Lăng bên phải dài 119 kilômét, khi đến địa phận thành phố Trùng Khánh th́ ḥa nhập vào ḍng Dương Tử nổi tiếng. Sau khi nhận thêm nước từ Gia Lăng, Dương Tử trở nên rộng lớn hơn, và tiếp tục hành tŕnh hàng ngh́n dặm sau đó. Tuy nhiên, Gia Lăng vẫn quyết sự màu nâu trù phú của ḿnh.

    5. Sông Rio Negro và sông Rio Solimoes, Manaus, Brazil

    Sở dĩ nó có tên là Rio Negro bởi màu đen của nó, cực ḱ tương phản với màu cát vàng của sông Rio Solimoes bên cạnh – một nhánh từ thượng lưu của sông Amazon. Hơn 6 kilômét nước, một quăng đường thật dài có hai hàng nước đối màu chạy song song trước khi chịu thống nhất. Người ta nói hiện tượng này xảy ra do sự khác biệt về tính chất nước, nhiệt độ và tốc độ chảy của hai ḍng sông.

    6. Sông Green và sông Colorado, bang Utah, Mỹ

    Vốn bắt nguồn từ dăy Wind River của rặng núi Rocky, sông Green đă đi một quăng đường rất dài trước khi hợp lưu với ḍng Colorado tại vườn quốc gia Canyonlands, hạt San Juan.

    7. Sông Thompson và sông Fraser, Lytton, Canada

    Ḍng Thompson trong veo kết thúc ḍng chảy của nó ở British Columbia này khi ḥa vào ḍng Fraser đục ngầu. Sự trong – đục tương phản thể hiện khá rơ nét.

    8. Sông Alaknanda và sông Bhaghirathi, Devprayag, Ấn Độ

    Sông Alaknanda là một trong năm nhánh lớn hợp lưu để tạo nên sông Hằng nổi tiếng, bắt nguồn từ hạ lưu sông băng Satopanth và Bragirath. Trong khi đó, Braghirathi lại bắt nguồn từ hai sông băng linh thiêng khác là Gangotri và Khatling ở Hymalaya, tạo nên nhánh hợp lưu thứ hai của sông Hằng sau này.

    9. Sông Mosel và sông Rhine, Koblenz, Đức

    Con sông Rhine huyền thoại của Đức, tương truyền là nơi cất giấu kho báu của các anh hùng trong thần thoại Bắc Âu, được nhận thêm nhiều nước từ sự hợp lưu với sông Mosel. Tuy nhiên, không v́ thế mà chúng ḥa nhập nhau.

    10. Sông Drava và Danuve, Osijek, Croatia

    Sông Drava bên phải như có chút ‘lấn át’ ḍng Danube bởi màu phù sa lan rộng.
    Tường Vy
    Ảnh: Twisted Sifter
    Publié par Anonyme à mercredi, mars 27, 2013

  2. #122
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Lượm lặt đó dây ;.. sông núi quê hương ..tôi !!

    ngày 25- 08- 2020.. trời về chiều u ám bụn t́nh lên mạng... và khi nh́n đến những gịng sông pha đổi màu nước chảy th́ .. trong ḷng chơt nhơ lại những thời.. côn vùi trên liên khu Việt Bắc.. sống với núi rừng và vui chơi cùng muông thú.. quê hương ta đẹp lắm.. và khi nh́n dến h́nh ảnh th́ những gịng sông Mă sông Thao sông Đáy và sông Thương của núi rừng Bắc Sơn lại lờ mờ âm u như ngay bên cạnh..

    Sông Thương băt nguồn từ bên vách núi NâPa- Lạng sơn chảy xuống đến Bắc Giang th́ hợp lưu cùng sông Lục Nam/ Phả Lại, rồi lại hợp lưu với sông Cầu tại Lục đầu Giang đẻ gom thành gịng sông Thái B́nh...

    Sông Thương đi vào thi ca qua âm nhạc với bài hát " con thuyền không bến- Đặng thế Phong" ;..
    ... theo Trăng trong.. trôi trên sông.. nước chảy đôi gịng.,;.. biết đâu bờ bến....!

    hay trong Trường ca con đường Cái quan- Pham Duy..;
    ... sông Thuong ơi !.. nuóc chảy đôi ba gịng,
    .. Anh về Hà nội... một ḷng .... một ḷng ;..yêu Em !
    .. Sông Thương ơi !... nước đục.. người đen...

    c̣n ca dao;.. sông Thương ơi !..nước chảy đôi gịng..,
    .. bên Trong,.. bên Đục ;.. Em trông bên nào !! ( trích tài liệu của wikipedia )

  3. #123
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Giải Thưởng Cao Quư với phần thưởng 10 đồng

    http://www.caidinh.com/trangluu1/sin...uongcaoquy.htm
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...an-thuong.html

    Giải Thưởng Cao Quư với phần thưởng 10 đồng -
    Giải Thưởng Văn Học Goncourt
    (Chúng ta ai cũng nghe nói đến giải Nobel: https://www.nobelprize.org/prizes/li...-nobel-prizes/ với trị giá cả triệu Mỹ kim. Trong khi giải Goncourt này lại chỉ có 10 euros)

    Vào mỗi đầu tháng 11, Viện Goncourt họp, bầu và trao giải thưởng cho người thắng giải cái chi phiếu với số tiền “khổng lồ” là 10 euros.
    Người thắng giải sẽ sử dụng làm sao với chi phiếu ấy!
    ***
    Lễ trao giải thưởng văn học cao quư được tổ chức hằng năm, vào đầu tháng 11 tại quán cơm Le Drouant, quảng trường Place Gaillon, quận Nh́ Paris.
    https://i.postimg.cc/hGV59DJm/Place-Gaillon.png
    Place Gaillon, Paris
    Năm nay 2017, là ngày thứ hai 6/11. Người thắng giải Goncourt 2017, là nhà văn Eric Vuillard, với cuốn truyện "L'Ordre du Jour – Chương Tŕnh Nghị Sự " , nhà xuất bản – Éditions Actes Sud, Paris. Truyện kể sự cướp chánh quyền của Hitler và sự xâm phạm nước Áo – l'Anschluss (cưỡng chiếm Áo-Autriche bởi Đức quốc xă)

    Eric Vuillard
    Éric Vuillard is a French writer and film director. He has made two films, L'homme qui marche and Mateo Falcone, the latter based on a story by Prosper Merimee. He is the author of Conquistadors which won the Prix de l'inaperçu in 2010. He won the Prix Goncourt in 2017 for L'Ordre du jour.
    Tiệm cơm Le Driant, có truyền thống sanh hoạt văn hóa từ măi cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, tiệm cơm nầy, thuở ấy, đă là nơi quy tụ các văn nghệ sĩ tài ba, nổi tiếng như Rodin, Pissaro, Daudet, hay Renoir rồi. Năm 1914, ngày 31 tháng 10, Giải Văn Học đầu tiên được tổ chức tại nhà hàng nầy, quán Le Drouant, nằm ngay trung tâm sanh hoạt văn hóa Paris, với Nhà Hát Lớn – L’Opéra Garnier, cũng như Khu Saint Germain des Prés nổi tiếng một thời gian sau đó.
    Mười vị giám khảo của Viện Goncourt – Académie Goncourt sẽ nhóm họp mỗi thứ ba đầu tháng trong pḥng khách lớn nhứt trên lầu một của Nhà hàng, và Giải thưởng sẽ được trao tặng vào đầu tháng 11 hằng năm.

    Académie Goncourt
    The Société littéraire des Goncourt, usually called the académie Goncourt, is a French literary organization based in Paris. It was founded by the French writer and publisher Edmond de Goncourt.
    1/ Giải thưởng: Một chi phiếu 10 euros:

    Trưa ngày 3 tháng 11, năm 2015, Matthias Enard, được mời ngồi ăn cùng bàn với 10 vị giám khảo Viện Goncourt, tại nhà hàng Le Drouant. Đây là một vinh dự, v́ cuốn sách thứ mười của chàng “La Boussole – Cái Địa bàn” (Nhà xuất bản Acte Sud, Paris), vừa được trúng giải Goncourt năm ấy, 2015. Xong phần món cá Sole, sau đĩa sa-lát với hạch cổ con bê – ris de veau, chàng thưởng thức cũng vừa xong món bít tết nai – chevreuil, nhưng chưa kịp lựa chọn những chiếc phô-mát ngon lành th́ đành phải ngưng lại. Chẳng phải là chàng đă no bụng, chán chê, ăn xong, mà chàng bị ngăn cản. Bọn nhà báo đă tràn ngập pḥng ăn, và làm ngưng buổi ăn. Buổi ăn chưa xong, mới nửa bữa, chưa xong phần pho mát, c̣n trái cây, c̣n tráng miệng bánh ngọt, c̣n cà phê, rượu tiêu hóa – digestif, chưa đứng dậy ra khỏi bàn, mà đă là các câu hỏi đă dồn dập đưa đến:
    “Anh được giải, anh nghĩ sao? Cảm tưởng? Ấn tượng?…”
    Toàn là những câu đă được hỏi, đă trả lời trước buổi ăn rồi, khi vừa đặt chơn tới tiệm.
    “Tư tưởng cuốn sách do đâu đến?” – “ Tại sao có Cái Tựa?” – “ Suy nghĩ? Sáng kiến?”
    Nh́n vào dĩa với miếng camembert béo ngậy chưa được nếm, trước chiếc comté thơm phức chưa được thử, và miếng fromage dê nhuyễn như khêu gợi… và một câu hỏi hắc búa được đặt ra...
    “Anh đă nhận tấm chi phiếu chưa?”
    À ra thế! Ai ai cũng ṭ ṃ xem cái sự thật… có thật phải vậy không? Matthias bèn ấp úng,
    “Đúng tôi đă vừa nhận được, nhưng, chưa mở ra!”… Bènrút từ túi áo ra, và mở bao thơ “Đúng đây là tấm chi phiếu! Đúng là 10 euros! Không phải là một huyền thoại!”. Và chàng đưa tấm chi phiếu lên cao lên cho mọi kư giả nh́n thấy!

    Matthias Enard
    Mathias Énard is a French novelist. He studied Persian and Arabic and spent long periods in the Middle East. He has lived in Barcelona for about fifteen years, interrupted in 2013 by a writing residency in Berlin.
    2/ Không phải là một huyền thoại:

    Thật vậy, Giải Văn học Goncourt trao một giải thưởng “khổng lồ” là 10 Euros.

    “Đây là một chi phiếu tượng trưng”, Bernard Pivot, anh Chủ tịch Viện nói an ủi. “Ai cũng biết rằng khi trúng giải Goncourt, cuốn sách trúng giải của nhà văn có số sách bán tăng gấp bội, và phần thưởng đúng là tiền huê hồng của nhuận bút thu được. Pierre Lemaitre, giải Goncourt 2013, với cuốn “Au-Revoir Là Haut – Chào Những Ai Trên Ấy” (Nhà xuất bản Albin Michel, Paris) đă xuất được 600.000 ấn bản và đă được dịch ra 20 ngôn ngữ.”

    Bernard Pivot
    Bernard Pivot OC CQ is a French journalist, interviewer and host of cultural television programmes. He has been Chairman of the Académie Goncourt since 2014.
    Matthias Enard hứa sẽ không bỏ chi phiếu nầy vào trương mục. Cũng như Lydie Salvayre, nữ văn sĩ trúng giải năm 2014, đă nói đùa “Tôi giữ nó, pḥng những ngày gặp khó khăn thiếu thốn!”. Nàng nhờ, cũng với cuốn truyện “Pas pleurer – Không Khóc” (Nhà xuất bản Le Seuil, Paris) trúng giải nầy, với cuốn sách viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, cũng đă trúng giải Cervantès, giải văn học Tây Ban Nha, bên kia rặng Pyrénées, và đă nhận 125.000 Euros, và đă kư thác vào ngân hàng ḿnh. Nhưng nàng không kư thác chi phiếu của giải Goncourt.
    “Tôi sẽ giữ chi phiếu nầy như một linh vật – fétiche”. Matthias nói thêm, và dám thố lộ: “Các giám khảo đă cho tôi biết được rằng… đă có một vị trúng giải đă kư thác vào ngân hàng để lănh số tiền ấy… Nhưng suỵt... tôi xin dấu tên”. Matthias dứt lời, đám kư giả cười rộ!
    Câu chuyện nầy không phải hảo huyền hay thần thoại, mà có thật! Theo lời kể của Pierre Rambaud, 1 trong 10 vị giám khảo: “Không nên ngạc nhiên v́ ông nầy là dân Thụy sĩ” (Dân Thụy sĩ nổi tiếng là “kẹo” nhứt thế giới!). Không nói ra, nhưng ai cũng biết là Jacques Chessex, nhà văn Thụy sĩ duy nhứt trúng giải Goncourt với cuốn truyện “Ông Kẹ – l’Ogre” – Nhà xuất bản Grasset - Paris năm 1973. Câu chuyện không ngưng tại đây đâu.
    “Chúng tôi nhờ ông (Jacques Chessex) hăy đưa cao tấm chi phiếu tŕnh thiên hạ, trên đài truyền h́nh, khi ông được đài phỏng vấn. Ông trả lời rằng chi phiếu ấy ông đă đưa vào tương mục rồi, quư ông hăy viết cho tôi tấm chi phiếu khác đưa tôi để tôi trưng bày cho truyền h́nh. Và chúng tôi thuận. Ông trưng lên truyền h́nh tấm chi phiếu sau, xong,... cũng bỏ vào trương mục không trả lại cho chúng tôi, mà cũng không cất giữ làm kỷ vật!”.
    Tác giả Chessex, nay đă là người thiên cổ, nên không thể cải chính câu chuyện trên! Nhưng Rambaud vẫn c̣n đó, với nụ cười, và với những chuyện bên lề rất có duyên của những cuộc lễ trao giải thưởng Goncourt!
    Và c̣n ông, Pierre Rambaud?
    Ông làm ǵ với tấm chi phiếu trúng giải? Rambaud, trúng giải Goncourt năm 1997 với cuốn truyện “Trận Chiến – La Bataille” Nhà xuất bản Grasset, Paris?
    “Tôi để chỉ phiếu vào trong khung, và treo trên tường nhà nghỉ mát của tôi ở Normandie, một căn nhà cổ thuộc thế kỷ thứ XIX, đẹp, dễ thương, nhưng hoàn toàn hư mục, tôi mua nhà ấy nhờ tiền bán sách với giải Goncourt”.
    Nên hiểu rằng: với tiền nhuận bút do sách bán được, nhưng cũng đừng quên, cùng một năm ấy, cũng với cuốn sách ấy, Pierre Rambaud cũng nhận được giải thưởng Giải Thưởng Lớn cho tiểu thuyết của Viện (Văn học) Pháp – Grand Prix du roman de l’Académie française, hào phóng hơn Viện Goncourt với số tiền thưởng là 100 ngàn quan Pháp – phật lăng – francs français!

    3/ Từ 5.000 phật lăng vàng đến 10 euros:

    Không phải hoàn toàn, ngay từ đầu giải nầy chỉ cho một số tiền là tượng trưng như vậy đâu?
    Năm 1896, lúc mất, Edmond de Goncourt để lại một di chúc rất hậu hỉ:
    “Tôi tuyên bố người thừa tự trách nhiệm di chúc tôi là người bạn thân của tôi là nhà văn Alphonse Daudet. Alphonse Daudet có bổn phận tổ chức ngay trong năm tôi vừa mất, và tiếp tục vĩnh viễn, một hiệp hội văn chương, nhơn danh cá nhơn tôi và anh tôi, trên nền tảng của những người yêu văn chương, một giải thưởng là 5.000 phật lăng, thưởng tặng cho một áng văn xuôi giả tưởng hằng năm – Je nomme un exécuteur testamentaire mon ami Alphonse Daudet, à la charge pour lui de constituer dans l’année de mon décès, à perpétuité, une soćté littéraire dont la fondation a été, tout le temps de notre vie d’hommes de lettres, la pensée de mon frère et la mienne,et qui a pour objet la création d’un prix de 5.000 francs destiné à un ouvrage d’imagination en prose paru dans l’année”.

    Edmond de Goncourt
    Edmond Louis Antoine Huot de Goncourt was a French writer, literary critic, art critic, book publisher and the founder of the Académie Goncourt.
    Hiệp hội văn chương Goncourt ra đời từ đó. Giải văn chương đầu tiên được phát năm 1903: 5000 quan phật lăng vàng. Với giá thị trường tụt dốc, lạm phát tụt dần đến chỉ c̣n 50 phật lăng mới – nouveaux francs năm 1962. Dù sau, người nhận giải thưởng Goncourt không cần đến số tiền của giải thưởng để tạo sự thành công và sự sống sung túc, sống với nghề viết văn.
    Sự thật, là tấm chi phiếu của giải thưởng nầy không gây một kỷ niệm đáng nhớ nào cho các người trúng giải cả!
    Erik Orsenna, (có thời gian làm “cố vấn quân sư, thầy dùi” cạnh Tổng Thống Mitterrand) (“Triển Lăm Thuộc Địa – l’Exposition Coloniale”, nxb Seuil, Paris, năm 1988), tuy không kư thác tấm chi phiếu lănh được vào ngân hàng, nhưng hoàn toàn, cũng không nhớ rằng để tấm chi phiếu ở đâu:
    “Tôi dọn nhà nhiều lần, đồ đạc lung tung, ông tự biện hộ. Tôi nhớ là tấm chi phiếu mầu vàng nhạt, do Quỹ Kư thác – Caisse de Dépôts – phát hành. Sự thật, cái mà tôi nhớ măi như in trong đầu, là khi tôi nghe tên tôi trúng giải, tôi bèn tự nói ngay “ Từ nay, khỏe rồi!! Ta đă thoát nỗi ám ảnh!”. Hoàn toàn được giải thoát không c̣n bị ám ảnh bởi trúng giải hay không, v́ thiệt t́nh mà nói tay nhà văn nào mà nói rằng ḿnh không nghĩ đến sách ḿnh có thể trúng giải Goncourt là thằng cha ấy nói láo!”.

    Erik Orsenna
    Érik Orsenna is the pen-name of Érik Arnoult a French politician and novelist. After studying philosophy and political science at the Institut d'Études Politiques de Paris, Orsenna specialized in economics at the London School of Economics.
    Jean-Christophe Rufin, bác sĩ, có môt thời làm Đại sứ (“Mầu Đỏ Ba Tây – Rouge Brésil”, nxb Gallimard, Paris, năm 2001) cũng chẳng nói ǵ hơn:
    “ Sự xúc động không đến từ tấm chi phiếu. Đó là cái lục lạc ta mang nơi cổ. Có nên mang hay không. Riêng tôi, tôi đă để lạc mất tấm chi phiếu, nhưng tôi vừa t́m được lại khi sắp xếp lại đống hồ sơ cũ. Và tôi đă chụp sao lại. Và có thể tôi sẽ đóng khung và treo tấm chi phiếu ấy, mặc dù h́nh dáng cũng chả đẹp đẽ ǵ cho lắm!”
    Tấm chi phiếu ấy là tấm cuối cùng trị giá viết bằng phật lăng – francs. Năm sau, trị giá được viết thành 10 euros và 65 francs.
    Ông cựu bác sĩ (JC. Rufin) tính toán trật thời thế “Tôi thật không may mắn tư nào!” Ông vừa nói vừa cười. Chắc ông thèm được lănh bằng euros chăng? Đă trúng giải mà c̣n chê tới chê lui. Nói theo người việt chúng ta: “Nghèo mà ham!”
    Cũng như các người trúng giải của thế hệ của ông, tất cả đều nhận tấm chi phiếu qua bưu điện. Viết bởi một anh chưởng lư trên một tấm chi phiếu của Quỹ Kư Thác.
    “Rất máy móc, không thân mật tư nào – Tout était extrêmement impersonnel”
    Jean Chrisrophe Rufi, hổi tưởng lại:
    “Lúc bấy giờ có nhiều người không gặp các giám khảo. Chỉ có từ mươi năm nay thôi các người trúng giải được mời ăn chung với ban giám khảo giải Goncourt tại quán Drouant thôi!”

    Jean Chrisrophe Rufi
    Jean-Christophe Rufin is a French doctor, diplomat, historian, globetrotter and novelist. He is the president of Action Against Hunger, one of the earliest members of Médecins Sans Frontières, and a member of the Académie française.
    Một lễ nghi kiểu cách cũng được từ từ tổ chức, sắp đặt. Từ từ mọi chuyện tỏ sẽ rơ ràng (không c̣n giữ vẻ bí mật như xưa nữa) kể cả cái chi phiếu, từ nay trao công khai, trân trọng, trước công chúng và báo chí. Từ nay, chi phiếu, kư bởi Hiệp hội văn chương Goncourt, được trao tận tay người trúng giải, trong một buổi lễ, trước mặt một phái đoàn nhà báo, tại tiệm ăn, và người nhận Giải được mời ăn chung với 10 người của Ban Giám khảo, được các nhà báo phỏng vấn, chụp h́nh, đưa lên báo và truyền h́nh.

    Thay lời kết: Chuyện bên lề:

    Từ cái khung 150 euros đến người nhận giải thưởng lớn nhứt 11 euros:

    Tấm chi phiếu 10 euros luôn luôn là một biểu tượng quư giá. “Với bao nhiêu năm qua, ngày nay, tấm chi phiếu vẫn tạo một thái độ kỳ lạ, một sự ngạc nhiên kỳ thú, thứ nhứt khi ta là một người không quen với không khí của thế giới văn học-in ấn xuất bản”
    Alexis Jenni kể lại (“Art français de la guerre – Nghệ Thuật Chiến Tranh của Nước Pháp”, nxb Gallimard, Paris, năm 2011) và anh tiếp tục kể tiếp: “Khi vừa nhận được, có một khoảng đứng tim, chờ đợi, không tin tưởng, (qua đôi mắt ḿnh): 10 euros, trong khi đối với ḿnh, đây là một cái ǵ to lớn lắm, sách của ta trúng Giải Goncourt mà! Đây là một Giải Văn học lớn, và ta tác giả là Nhà văn Chúa của tất cả nhà văn!”. Và anh đă cất kỹ tấm chi phiếu trong một tập hồ sơ với một b́a giấy carton cứng cùng với bản hợp đồng với nhà xuất bản, của cuốn sách đầu tay nầy đă thắng giải.

    Alexis Jenni
    Alexis Jenni is a French novelist and biology teacher. His debut novel, L'Art français de la guerre, won the 2011 Prix Goncourt, France's most prestigious literary award.
    Gilles Leroy (“Alabama Song – Bài Ca Alabama”, nxb Mercure de France, Paris, năm 2007), cuối cùng cho đóng khung tấm chi phiếu. “… Tôi hỏi cho đóng khung tấm chi phiếu, người thợ đ̣i 150 euros, v́ tấm chi phiếu quá thước tấc. Quá mắc, tôi từ chối. Thời gian sau, trong một tiệm tạp hóa bán hàng tất cả 1 euro tôi thấy một khung bằng nhựa, tôi mua và để tấm chi phiếu vào. Hắn, ngày nay nằm trên một giá tủ nơi nhà nghỉ của tôi ở nhà quê...”
    https://i.postimg.cc/XYqZGqz2/AVT-Gilles-Leroy.jpg
    Gilles Leroy
    Gilles Leroy is a French writer. He studied at the Lycée Lakanal in Sceaux, which appears in his 1996 novel Les Maîtres du monde as the "Lycée Ducasse". His novel Alabama song won the Prix Goncourt in 2007.
    Một đồng, đó là cái sai biệt của Giải thưởng tặng Marie Ndiaye (“Trois Femmes puissantes – Ba Người Đàn Bà Đầy Quyền Thế”, nxb Gallimard, Paris, năm 2009). “Số là Ban Giám Khảo hôm ấy lật đật thế nào, hôm ấy quên đưa tấm chi phiếu cho tôi. Hàn lâm viện sĩ Françoise Chandernagor, bèn viết chí phiếu gởi cho tôi ngày hôm sau. Với tất cả sự tao nhă và đầy hài hước, Ngài đă thêm 1 euro và số tiền chung để gọi là xin lỗi v́ sự trễ năi!” Từ nay, Marie Ndiaye là Nhà Văn cận đại với số tiền thưởng Giải Goncourt lớn nhứt 11 euros thay v́ 10 euros! Chúc tất cả Vui Xuân.

    Marie Ndiaye
    Marie NDiaye is a French novelist and playwright. She published her first novel, Quant au riche avenir, when she was 17. She won the Prix Goncourt in 2009. Her play Papa doit manger is the sole play by a living female writer to be part of the repertoire of the Comédie française
    .
    Hồi Nhơn Sơn, Tất Niên 2018.
    Phan Văn Song

  4. #124
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nước Pháp tiễn đưa JEAN D’ORMESSON

    http://www.caidinh.com/trangluu1/sin...ienduajean.htm
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...dormesson.html

    Nước Pháp tiễn đưa JEAN D’ORMESSON
    .
    (Trông người, lại gẫm đến ta. Có người làm văn hoá khi chết được đối xử long trọng như thế này chưa?)

    Các quân nhân mang linh cửu Jean d’Ormesson trong buổi quốc lễ tại điện Invalides, Paris, ngày 08/12/2017. AFP/Pool/François Mori.

    Tổng Thống Pháp Macron, với hai tổng thống tiền nhiệm Sarkozy, Hollande cùng với hàng trăm khuôn mặt văn hóa, sáng nay, thay mặt cả nước Pháp, tiễn đưa nhà văn hàng đầu Jean d’Ormesson vừa từ trần.

    Emmanuel Jean-Michel Frédéric Macron is a French politician who has been President of France and ex officio Co-Prince of Andorra since 14 May 2017

    François Gérard Georges Nicolas Hollande is a French politician who served as President of France and ex officio Co-Prince of Andorra from 2012 to 2017.
    Emmanuel Macron đặt lên quan tài một chiếc bút ch́ theo ư nguyện của người quá cố, một nhà văn 92 tuổi c̣n viết bằng bút, lúc nào trong túi cũng có 4 cây bút để sẵn sàng viết. D’Ormesson nói “viết văn rất khó, nhưng khó hơn nữa là ngừng viết.”

    Có những người lạc quan, yêu đời đến độ người ta ngạc nhiên thấy họ cũng từ trần, như Jean d’O, mặc dù ông đă 92 tuổi.

    Huyền thoại sống

    Jean d’Ormesson là nhà văn vua biết mặt, chúa biết tên (giao du với những Tổng thống, Thủ tướng…), nhưng cả nước coi như một người trong gia đ́nh, nhờ gần 50 cuốn sách và sự tham dự của ông trên truyền thanh, truyền h́nh, từ những chương tŕnh văn hóa có uy tín tới những chương tŕnh b́nh dân nhất.

    Jean Bruno Wladimir François de Paule Le Fèvre d'Ormesson was a French novelist. He was the author of forty books, the director of Le Figaro from 1974 to 1979, and the Dean of the Académie française.
    Một triệu người theo dơi chương tŕnh đặc biệt về Jean d’Ormesson đêm qua, con số khán giả kỷ lục với một chương tŕnh về văn chương, trong khi các đài khác có những chương tŕnh hấp dẫn đám đông: football, ca nhạc, phim đủ loại và tưởng niệm một ca sĩ nổi danh nhất cũng vừa từ trần, Johnny Halliday.
    Jean d’Ormesson là một huyền thoại sống (mythe vivant). Một ông già rất trẻ, một nhà quư tộc rất b́nh dân, một nhà văn kiến thức mênh mông nhưng ngôn ngữ đơn giản. Nhất là cặp mắt xanh ranh mănh và một niềm lạc quan không có ǵ lay chuyển nổi. Jean d’Ormesson được coi là một “nhà văn của hạnh phúc” (écrivain du bonheur).

    Văn của ông nổ vui như rượu sâm banh, là một liều thuốc bổ.

    Đó là một trường hợp hy hữu, v́ trong văn chương Pháp, theo một tác giả, từ Baudelaire, Flaubert, hạnh phúc là điều cấm kỵ. Voltaire là nhà văn hạnh phúc cuối cùng. Sau đó, văn chương đồng nghĩa với bi kịch, với bi quan, với mặt trái của xă hội. André Gide nói: với những t́nh cảm tốt, người ta làm những cuốn tiểu thuyết dở.

    Charles Pierre Baudelaire was a French poet who also produced notable work as an essayist, art critic, and one of the first translators of Edgar Allan Poe.

    Gustave Flaubert was a French novelist. Highly influential, he has been considered the leading exponent of literary realism in his country. He is known especially for his debut novel Madame Bovary, his Correspondence, and his scrupulous devotion to his style and aesthetics

    François-Marie Arouet, known by his nom de plume Voltaire, was a French Enlightenment writer, historian, and philosopher famous for his wit, his criticism of Christianity—especia lly the Roman Catholic Church—as well as his advocacy of freedom of speech, freedom of religion, and separation of church and state.
    Sự thực, văn Jean d’Ormesson nhẹ nhàng, không một chút làm dáng, kênh kiệu, nhưng diễn tả những suy nghĩ sâu xa của một tác giả uyên bác, thạc sĩ triết, tốt nghiệp đại học văn chương uy tín nhất: Normal Sup. Như Oscar nói: cái sâu xa ở ngay trên bề mặt. Emmanuel Macron nhắc đến cái nhẹ nhàng, trang nhă của Jean d’O:
    “nhẹ nhàng không có nghĩa là hời hợt, chỉ trái nghĩa với nặng nề.”

    Pléiade

    Jean d’Ormesson là một nhà văn được quần chúng ưa chuộng, nhưng cũng được giới văn hóa nh́n nhận.
    Tác phẩm của ông được in trong Pléiade, một ấn bản đặc biệt của nhà xuất bản Gallimard dành cho những nhà văn có uy tín trên thế giới. Thường thường là những nhà văn đă qua đời, v́ không có ǵ chắc chắn hơn để đánh giá một nhà văn hơn là thời gian.
    Cùng với André Gide, Milan Kundera, Aragon…, d’Ormesson thuộc những nhà văn hiếm hoi được in trong Pléiade khi c̣n sống. D’Ormesson không khỏi hănh diện: “Đó là giải Nobel của tôi” và nói với Gallimard: từ nay, sách Pléiade (rất đắt, dành cho những người say mê văn chương) sẽ trở thành best sellers.

    André Paul Guillaume Gide was a French author and winner of the Nobel Prize in Literature. Gide's career ranged from its beginnings in the symbolist movement, to the advent of anticolonialism between the two World Wars.
    https://i.postimg.cc/43WXyMt7/Milan-Kundera.jpg
    Milan Kundera is a Czech writer who went into exile in France in 1975, becoming a naturalised French citizen in 1981. Kundera's Czechoslovak citizenship was revoked in 1979. He was given a Czech citizenship in 2019.
    https://i.postimg.cc/RFq4HRQP/Louis-Aragon.jpg
    Louis Aragon was a French poet who was one of the leading voices of the surrealist movement in France. He co-founded with André Breton and Philippe Soupault the surrealist review Littérature. He was also a novelist and editor, a long-time member of the Communist Party and a member of the Académie Goncourt.


    Cái tựa dài thọng của cuốn sách cuối cùng (2016) tóm tắt nhân sinh quan của tác giả:
    “Je dirai malgré tout que cette vie fut belle” (Tôi sẽ nói cuộc đời này dù sao cũng thật đẹp).

    Jean d’O có lư do để thấy cuộc đáng sống.

    Gịng dơi quư tộc (gia đ́nh giao du với những người như Sigmund Freud, Charles Darwin, Stefan Zweig…), ông lớn lên trong những lâu đài, tác phẩm đều là best sellers, từ cuốn đầu tay tới cuốn cuối cùng, giám đốc nhật báo Le Figaro, kết hôn và hạnh phúc với con gái ông vua đường (Béghin Say), vua báo chí. Mỗi sáng, bạn bỏ một viên đường vào ly café, đọc một tờ báo, bạn làm giầu cho gia đ́nh Béghin.
    Tiểu thuyết của Jean d’O được yêu chuộng, v́ mặc dù đặt bối cảnh trong giới quư tộc, nhưng vẽ lại cả một thờI đại của xă hội Pháp. Jean d’O không phải là một nhà văn “nombriliste”, coi cái rốn của ḿnh là trung tâm vũ trụ, như đa số các nhà văn Pháp hiện đại. Jean d’O thuộc truyền thống những nhà văn nhân bản như Balzac, Standhal.
    Ngoài tiểu thuyết, tác phẩm của ông gồm đủ loại: tùy bút, biên khảo, về đủ mọi góc cạnh liên hệ tới đời sống.

    Một cái ǵ bất ổn

    Cuốn tiểu thuyết “Au Plaisir de Dieu”, một thứ “Gone With The Wind” (Cuốn theo Chiều Gió), mô tả đời sống thăng trầm của chính gia đ́nh ông, một gia đ́nh quư tộc. Cuốn sách best seller trở thành phim, thu hút hàng triệu khán giả. Dấu hiệu của một tác phẩm lớn: mỗi người t́m thấy ḿnh trong tác phẩm, mặc dù không sống trong cùng một bối cảnh, một giai cấp xă hội.
    Văn phong của Jean d’O nhẹ nhàng, trang nhă, nhưng đề cập tới những vấn đề nhân sinh với con mắt triết gia.
    Sinh ra với cái th́a bằng bạc trong miệng, vào đời với vé tàu hạng nhất, như ông nói, Jean d’O có những cái nứt rạn trong đời sống, cũng như trong tâm hồn.
    Ông nói, qua nụ cười ranh mănh: tôi viết cuốn sách đầu tiên để tán gái, và 92 tuổi, tôi vẫn chạy theo phụ nữ, không biết để làm ǵ. Nhưng thú thực, nghiêm trang hơn:
    “Nếu tôi hoàn toàn sung sướng, nếu tất cả đều toàn thiện, tôi đă không viết. Tôi viết bởi v́ có cái ǵ đó bất ổn. Nhưng tôi không biết là cái ǵ.” (Si j’étais tout à fait heureux, si tout était parfait, je n’écris pas. J’écris parce que quelque chose ne va pas. Mais quoi? Je n’en sais rien)

    CS chiếm Saigon, một đại họa

    Thuộc phe hữu, giám đốc nhật báo Le Figaro, ông đă cùng với Raymond Aron tích cực bênh vực miền Nam VN, trong khi hầu hết trí thức có khuynh hướng thiên tả
    Người ta nhớ những cuộc tranh luận nẩy lửa giữa Jean d’O và các kư giả Cộng Sản về chiến tranh VN.
    Ông viết: việc CS chiếm Pnom Penh và Sài g̣n là một đại họa. Bởi v́ người ta muốn nói ǵ th́ nói, không ai có thể chối căi có một luồng gíó tự do (un air de liberté) trước khi rơi vào tay Cộng Sản.
    Câu tuyên bố của ông khiến cả đám trí thức thiên tả xông vào, đả kích. Ca sĩ thiên Cộng nổi tiếng Jean Ferra làm một bản nhạc, Un air de liberté, kết án d’Ormesson tay vấy máu v́ đă bênh vực những người chống Cộng. “Ah, Monsieur d’Ormesson/ Vous osez déclarer/Qu’un air de liberté/ Flottait sur Saigon/ Avant que cette ville s’appelle ville HCM” (Ông d’Ormesson/ Ông dám tuyên bố/ Một luồng gíó tự do/ Bay trên Saigon/ Trước khi thành phố mang tên HCM)

    https://i.postimg.cc/g2SYkQ3w/Jean-Ferrat.jpg
    Jean Ferrat was a French singer-songwriter and poet. He specialized in singing poetry, particularly that of Louis Aragon. He had a left-wing sympathy that found its way into a few songs.
    Mặc dầu vậy, Jean d’O vẫn không oán trách Jean Ferra. Ông nói: tôi không có khả năng thù oán. Bí quyết hạnh phúc của Jean d’O: “il faut tout aimer” (Phải yêu mọi người, mọi thứ). Nếu bạn yêu người, yêu đời, yêu cái đẹp, không bận tâm đến nhữ thù oán, tỵ hiềm; hạnh phúc không xa.
    Là người trẻ nhất (48 tuổi) khi được nhận vào Hàn Lâm Viện (Académie Française), ông là người vận động và thành công trong việc đưa một nhà văn phụ nữ đầu tiên, Margueritte Yoursenar, vào Hàn Lâm Viện dành riêng cho đàn ông từ khi thành lập, thời Richelieu.


    Marguerite Yourcenar was a French novelist and essayist born in Brussels, Belgium, who became a US citizen in 1947. Winner of the Prix Femina and the Erasmus Prize, she was the first woman elected to the Académie française, in 1980, and the seventeenth person to occupy seat 3.
    Được đời ưu đăi, Jean d’O có tinh thần nhân bản, tranh đấu cho công bằng xă hội.
    Ông nói:
    “Có hai cái hầu như không thể đạt được, là sự thực (la vérité) và sự công bằng, công lư (la justice). Tôi ghét hai loại người: những người nghĩ ḿnh nắm sự thực và công lư trong tay; và những người nghĩ không nên bận tâm bởi v́ sự thực và công lư sẽ không bao giờ có trên đời. Không, biết là không làm được, nhưng vẫn phải tranh đấu đi tới”.
    Không xa tư tưởng của Scott Fitzgerald mà ông ngưỡng mộ: “Hăy ư thức rằng t́nh trạng hoàn toàn tuyệt vọng, nhưng vẫn phải hành động để thay đổi”. Những người sáng suốt nhưng lạc quan. Lạc quan nhưng sáng suốt.
    https://i.postimg.cc/NG4ZcT6F/Franci...Fitzgerald.jpg
    Francis Scott Key Fitzgerald was an American novelist, essayist, screenwriter, and short-story writer, although he was best known for his novels depicting the flamboyance and excess of the Jazz Age—a term which he coined.
    .
    Paris (08/12/2017)
    Từ Thức

  5. #125
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Giai Thoại Về Nhạc Phẩm Làng Tôi

    https://tiengthongreo.blogspot.com/2...-lang-toi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...-lang-toi.html

    Giai Thoại Về Nhạc Phẩm Làng Tôi
    Phan Văn Thanh

    (Xã hội Việt-Nam và những nét đẹp, nay không còn. Phép xử thế chúng ta nên học)

    Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
    Có sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về Nam …
    Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
    Bóng tre ru bên mấy hàng cau đồng quê mơ màng!
    Năm ấy, đoàn hát Kim Chung lần đầu tiên có kế hoạch thực hiện bộ phim nhựa có tiếng nói (âm thanh). Để cho bộ phim thêm phần hấp dẫn, trang trọng và gây ấn tượng với công chúng trong buổi chiếu ra mắt, toàn bộ êkíp điều hành, bầu sô, đạo diễn … đồng ư việc tổ chức một cuộc thi sáng tác bài hát làm nền cho phim với giải thưởng lớn cho tác phẩm được chọn. Đây cũng là bộ phim nhựa có âm thanh đầu tiên của ngành điện ảnh Việt Nam vào thời ấy. (1952)

    Cuộc thi được tổ chức rộng răi trong công chúng, không phân biệt tuổi tác, chuyên nghiệp hay nghiệp dư…đă có nhiều nhạc sĩ tên tuổi cùng một số những người mới thành danh trong làng ca nhạc giải trí thời đó tham gia. Đề tài sáng tác là quê hương và con người Việt Nam.

    Sau nhiều lần chọn lựa rất công bằng và vô tư, ban giám khảo đă mất khá nhiều thời gian bàn bạc, nhận xét rồi cân nhắc để đưa ra một sự chọn lựa chính xác, dù biết đó là một quyết định rất khó khăn.
    Cuối cùng, Ban tổ chức đă công bố, tác phẩm được chọn để trao giải là bài hát “Làng Tôi” của một tác giả vô danh tiểu tốt, cái tên nghe chừng như rất xa lạ trong làng ca nhạc Việt thời ấy đó chính là nhạc sĩ Chung Quân.

    Bản nhạc Làng Tôi được chọn v́ nó mang hơi thở của một vùng quê yên b́nh, lời lẽ cũng mộc mạc, dung dị thấm đẫm t́nh cảm của người dân Việt Nam, cho dù năm đó tác giả bài Làng Quê mới chỉ vừa 16 tuổi. Nhạc phẩm Làng Quê và cái tên Chung Quân ra đời từ dạo ấy. Nhờ giai điệu du dương, thắm thiết t́nh người t́nh quê của Làng Tôi cứ măi bay xa mà cái tên nhạc sĩ Chung Quân trở nên nổi tiếng và đi vào ḷng người.

    Nhiều nhạc sĩ tên tuổi và giới văn nghệ thời đó có hơi ngỡ ngàng, nhưng mọi người đều công nhận bản nhạc "Làng Tôi" xứng đáng được nhận giải thưởng vinh dự đó.
    Quê tôi ch́m chân trời mờ sương
    Quê tôi là bao nguồn yêu thương
    Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
    Là bao vấn vương tâm hồn ... người bốn phương.
    Bản Làng tôi đă giành được giải của công ty điện ảnh, đoàn cải lương Kim Chung ở Hà Nội để làm bản nhạc nền cho phim Kiếp Hoa.

    Hành tŕnh về phương Nam

    Thế rồi, thế sự đổi thay theo mệnh nước nổi trôi. Năm 1954, Chung Quân cùng gia đ́nh di cư vào Nam, định cư ở vùng Khánh Hội. Nhờ đă từng học sư phạm chuyên ngành về nhạc và danh tiếng của Làng Tôi, Chung Quân được Bộ Quốc gia Giáo dục của Đệ Nhất Cộng Ḥa ưu đăi, cho dạy môn nhạc tại hai trường trung học Chu Văn An, và Nguyễn Trăi. Thời gian giảng dạy ở trường Nguyễn Trăi, Chung Quân là thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc... Cũng khoảng thời gian 1955 - 1956, ông có soạn bản hợp xướng Sông Bến Hải, theo một vài ư kiến th́ đó là một trường ca có giá trị nghệ thuật, viết về cuộc di cư năm 1954, nhưng về sau không thấy phổ biến rộng răi.

    Trường Nguyễn Trăi năm ấy có cậu học tṛ nghèo nên buổi trưa thường không về nhà mà nghỉ lại ở trường cùng bữa ăn trưa là gói xôi mà mẹ cậu đă mua cho cậu đem theo từ sáng sớm. Thay v́ nghỉ trưa, cậu học tṛ lại tha thẩn trong trường để rồi lắng nghe được câu chuyện tranh căi giữa hai người thầy.

    Trong một căn pḥng, tiếng của vị giáo sư Hà Đạo Hạnh (cử nhân toán) đang ầm ĩ nói với nhạc sĩ Chung Quân
    - Tŕnh độ học vấn của anh chỉ đáng là học tṛ của tôi thôi. Việc anh được dạy chung với những giáo sư như chúng tôi là một vinh dự cho anh, anh có biết điều đó không?
    - Nhưng thưa giáo sư, nếu hỏi công chúng có biết nhạc sĩ Chung Quân là ai không? Th́ chắc chắn nhiều người biết đó là tác giả của bản nhạc Làng Tôi. C̣n như hỏi họ, có biết giáo sư Hà Đạo Hạnh là ai không? Tôi tin người ta không mấy người biết.
    Câu chuyện đang đến hồi hấp dẫn, và cậu học tṛ cố áp sát tai để chờ nghe tiếp xem Giáo sư Hà Đạo hạnh trả lời ra sao, bỗng từ phía sau, một bàn tay lạnh lùng của thầy giám thị véo vào tai cậu học tṛ kéo đi chỗ khác! Và v́ thế mà câu chuyện đành dở dang ở đây.

    Rồi thời gian trôi qua, tưởng mọi chuyện đă rơi vào quên lăng. Nhưng không, nhạc sĩ Chung Quân đă không chịu bỏ qua dễ dàng như vậy, ông nhất định phải đ̣i lại món nợ danh dự này. Không công danh thà nát vói cỏ cây.

    Nhạc sĩ Chung Quân sau đó đă quyết chí tiếp tục con đường kinh sử, ông ghi danh theo học và hoàn thành tú tài toàn phần, sau đó, ông lại tiếp tục việc học để đạt cho kỳ được mảnh bằng Đại học. Cuối cùng, ông đă tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Anh quốc.
    Đă mang tiếng đứng trong trời đất
    Phải có danh ǵ với núi sông
    Nhớ lại câu chuyện ngày xưa, nhạc sĩ Chung Quân sao chép tất cả văn bằng mà ḿnh có được gửi về cho giáo sư Hà Đạo Hạnh kèm theo lời nhắc nhở rất nhẹ nhàng lịch sự.

    Thưa giáo sư Hà Đạo Hạnh, tất cả những ǵ mà giáo sư làm được th́ Chung Quân tôi cũng đă làm được. C̣n những ǵ Chung Quân tôi làm được th́ giáo sư đă không làm được.

    Viết tới đây tôi bỗng nhớ tới bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ có đoạn như sau:
    Đă hẳn rằng ai nhục ai vinh
    Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ
    Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ
    Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
    Chí những toan xẻ núi lấp sông
    Làm lên tiếng phi thường đâu đấy tỏ …
    Nhạc sĩ Chung Quân đă đ̣i lại món nợ danh dự năm xưa một cách ṣng phẳng bằng ư chí và ḷng kiến nhẫn của chính ông. Rất lịch sự, tế nhị mà cũng rất quân tử. Không ồn ào, không gióng trống khua chiêng làm người khác phải ngượng ngùng, mất thể diện. Quả thật, chẳng ai biết trước được chuyện ǵ xảy ra trong cuộc đời.

    Cậu học tṛ nghe lén câu chuyện ngày xưa sau này cũng theo cái nghề “gơ đầu trẻ”. Ông dạy Trung học đệ nhị cấp (cấp 3) ở miệt dưới tận tỉnh Bạc Liêu. Ngoài công việc dạy học, ông c̣n làm thêm nghề tay trái là viết báo, viết văn với bút hiệu Thái Phương. Sau biến cố 1975, ông nghỉ dạy và chuyển hẳn sang viết báo. Hiện nay, độc giả biết nhiều đến ông với bút danh nhà văn Đoàn Dự.

    Đă có lần, nhà văn Đoàn Dự gặp lại thầy cũ là giáo sư Hà Đạo Hạnh và ông có hỏi vị giáo sư:

    - Thưa Thầy, sao ngày đó thầy lại nặng lời với Nhạc sĩ Chung Quân thế ạ!
    - Hồi ấy tôi có hơi nóng nảy nên đă quá lời

    Mọi chuyện rồi cũng qua đi, người xưa giờ cũng đă trở về cùng cát bụi, nhưng câu chuyện th́ sẽ c̣n măi như một bài học, một tấm gương về cách đối nhân xử thế của người xưa vậy.

    Phan Văn Thanh
    CHS Văn Đức
    Lớp 12C Niên Khóa 1972 – 1975
    (Nguồn: Blog Trường Văn Đức)
    Posted by Tiếng Thông Reo at 12:20 AM

    Nhu Quynh - Lang Toi

  6. #126
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Sự tương đồng kỳ lạ giữa các vị thần của các nền văn minh cổ đại cách nhau nửa ṿng Trái đất

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/su-tu...dat-61566.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...-v-i-than.html


    Sự tương đồng kỳ lạ giữa các nền văn hóa cổ đại trên toàn cầu. (Ảnh: Internet)

    Sự tương đồng kỳ lạ giữa các vị thần của các nền văn minh cổ đại cách nhau nửa ṿng Trái đất
    Văn Thiện • 09:31, 14/08/20 • 3396 lượt xem

    Lịch sử phát triển của các nền văn minh trên Trái đất vẫn chưa được hiểu rơ. Những cuốn sách lịch sử đă được viết lại về quá khứ và sẽ tiếp tục như vậy. Với mỗi khám phá mới, sự hiểu biết về loài người lại được đặt ra những nghi ngờ...

    Lịch sử rất phức tạp, nhưng bằng chứng về các nền văn minh tồn tại và phát triển trên Trái đất cách đây hàng ngh́n năm không có ǵ là mới. Khả năng của loài người không có giới hạn và chính v́ thế mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết về tổ tiên của ḿnh. Chính v́ vậy để giải thích cách các nền văn hóa cổ đại trên toàn cầu từng đạt được những thành tựu không thể tưởng tượng được từ hàng ngh́n năm trước, chúng ta không cần phải viện dẫn đến việc người ngoài hành tinh và những chuyến viếng thăm của họ đến Trái đất.
    Nhiều chuyên gia đă đưa ra bằng chứng không đầy đủ cho các nền văn minh cổ đại. Cho đến một vài năm trước, người ta vẫn nghĩ rằng các nền văn hóa cổ đại tồn tại cách đây khoảng 13.000 năm đă không thể xây dựng các ngôi đền cự thạch, khai thác đá nặng nhiều tấn và xây dựng một số công tŕnh kiến trúc tinh vi nhất trong lịch sử loài người.
    Tất cả điều này đă thay đổi, chẳng hạn, khi các chuyên gia t́nh cờ t́m thấy tàn tích của ngôi đền Gobekli Tepe: https://curiosmos.com//?s=Gobekli+Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm 1990 và nhận ra rằng từ 12.000 đến 13.000 năm trước, những nền văn minh tiên tiến đă tồn tại trên Trái đất.

    Gobekli Tepe

    Göbekli Tepe (Turkish: [ɟœbecˈli teˈpe],[1] "Potbelly Hill")[2] is an archaeological site in the Southeastern Anatolia Region of Turkey approximately 12 km (7 mi) northeast of the city of Şanlıurfa. The tell (artificial mound) has a height of 15 m (50 ft) and is about 300 m (1,000 ft) in diameter.[3] It is approximately 760 m (2,500 ft) above sea level.
    Các học giả chính thống cho rằng các nền văn hóa ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á không được kết nối với nhau trong thời cổ đại, và rằng họ không thể liên hệ với nhau.
    Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố này nhiều khám phá khảo cổ cho thấy điều ngược lại, các bằng chứng thuyết t́m thấy mâu thuẫn đáng kể với quan điểm chính thống về lịch sử của chúng ta.
    Nhiều di tích cổ đại ở Nam Mỹ cho thấy sự tương đồng đáng kinh ngạc trong thiết kế và xây dựng với các di tích được xây dựng cách đó nửa ṿng trái đất, ở châu Phi và thậm chí cả châu Á.
    Những điểm tương đồng này có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Hay có khả năng rằng tất cả các nền văn hóa cổ đại này được kết nối với nhau bằng cách nào đó?

    Olmecs cổ đại và La Venta Stele 19
    Di tích khối chạm khắc 'La Venta' 19 được t́m thấy ở Mesoamerica là mô tả sớm nhất được biết đến về loài Rắn Lông vũ (Feathered Serpent). Rắn lông vũ được biết đến như vị thần trong các nền văn hóa cổ đại ở Mexico với tên gọi Kukulkan hoặc Quetzalcoatl. Nó được cho là đă đến từ trên trời mang lại kiến thức tuyệt vời cho các nền văn hóa.

    Một khối chạm khắc bằng đá La Venta Stela 19, ở Mesoamerica. (Ảnh: Wikimedia Commons)
    La Venta là một địa điểm khảo cổ cổ thuộc Nền văn minh Olmec cổ đại. Thật kỳ lạ, người Olmecs là một trong những nền văn minh đầu tiên phát triển ở châu Mỹ.

    Một mô tả khác về một vị thần bên trong thứ dường như là một loại máy móc? (Ảnh: Museo Nacional de Antropología - INAH: https://www.mna.inah.gob.mx)
    Khối chạm khắc đá 'La Venta' 19 cung cấp một mô tả kỳ lạ về con Rắn lông vũ. Tuy nhiên, có một lời giải thích thay thế thú vị có thể là như sau: Một h́nh người ngồi trên một loại 'phương tiện' hoặc 'chiếc ghế', đang thao tác trên một số loại máy móc.
    Điều này nghe có vẻ không b́nh thường hay kỳ lạ. Nhưng bạn cũng có thể t́m thấy những h́nh ảnh mô tả tương tự cách đó nửa ṿng Trái đất ở New Zealand.

    Truyền thuyết Maori, và Thần Pourangahua
    Trong những lời cầu nguyện cổ nhất của người Maori, chúng ta sẽ thấy sự ghi nhận của họ đối với vị thần Pourangahua. Vị thần Pourangahua đă bay trên 'con chim' ma thuật của ḿnh từ ngôi nhà huyền thoại Hawaiki đến New Zealand.

    Thần Pourangahua đă bay trên 'con chim' ma thuật của ḿnh. (Ảnh: Biblioteca Pleiades: https://www.bibliotecapleyades.net/a...old_gods04.htm)
    Nếu chúng ta so sánh miêu tả con rắn lông vũ trong văn hóa dân gian Mesoamerica cổ đại với vị thần Pourangahua, chúng ta t́m thấy một mối liên hệ bí ẩn: cả hai đều được mô tả gần như giống nhau.

    Ai Cập cổ đại
    Lịch sử Ai Cập cổ đại thường được viết trên các phiến đá. Ở đó, chúng ta t́m thấy một mô tả về Thần Ai Cập cổ đại: https://curiosmos.com//?s=ancient+egypt Hapi với những điểm tương đồng kỳ lạ với các vị thần đă kể ở trên.

    Một vị thần Ai Cập cổ đại khác ngồi trong một loại “rắn bay”. (Ảnh: Pinterest)
    Theo các học giả, được gọi là “cha của các vị thần”, Hapi là Thần gây ra những trận lụt hàng năm của sông Nile trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Vị thần này tượng trưng cho khả năng sinh sản, có làn da xanh lam hoặc xanh lá cây giống như nước.
    Dựa trên cách ông ấy được miêu tả trên phiến đá, chúng ta thấy có một điểm giống nhau kỳ lạ với con rắn lông vũ ở Mesoamerica, và Thần Pourangahua trong văn hóa dân gian Maori cổ đại.

    Quay lại Mesoamerica
    Một mô tả thú vị khác là của vua Maya cổ đại K'inich Janaab 'Pakal.
    Nếu nh́n vào nắp của ngôi mộ Kʼinich Janaab Pakal, chúng ta có thể nói rằng Vua Maya cổ đại dường như đang ngồi trong một loại "thiết bị", và thao tác điều khiển trong đó.

    H́nh ảnh về nắp quan tài của vua Pakal.
    Chiếc nắp chạm khắc của Vua Pakal là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất khi nói đến thuyết người ngoài hành tinh cổ đại. Nhiều người cho rằng h́nh ảnh trên chiếc nắp mô tả Vua Pakal trong một loại tàu vũ trụ nào đó khi cất cánh, bàn tay của ông dường như đang điều khiển con tàu, chân của ông đặt trên bàn đạp trong khi ông đang thở bằng một loại thiết bị thở nào đó. Giả thuyết về tàu vũ trụ của Pakal lần đầu tiên được đề xuất bởi Erich von Däniken trong cuốn sách Chiếc xe của Chúa (Chariots of the Gods).

    Erich von Däniken
    Erich Anton Paul von Däniken is a Swiss author of several books which make claims about extraterrestrial influences on early human culture, including the best-selling Chariots of the Gods?, published in 1968.

    Chariots of the Gods
    Tuy nhiên, cũng có người cho rằng chiếc nắp quan tài bằng đá lớn là một tác phẩm độc đáo của nghệ thuật Maya Cổ điển với ư tưởng con người ở trung tâm được bao bọc xung quanh biểu tượng của thế giới cây cối, mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao.

    Văn Thiện

    Theo curiosmos
    Last edited by nguoi gia; 28-08-2020 at 07:09 PM.

  7. #127
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    6 người có ‘siêu năng lực’ mà khoa học không thể giải thích

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/6-ngu...ich-59754.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...khoa-h-oc.html


    Wim Hof khiến nhiều nhà khoa học phải kinh ngạc sau khi ông có thể ngồi thiền trong băng trong gần hai giờ đồng hồ. (Ảnh: Internet)

    6 người có ‘siêu năng lực’ mà khoa học không thể giải thích
    Văn Thiện • 00:39, 08/08/20 • 1677 lượt xem

    Những người có siêu năng lực là những người có thể vẽ lại một phong cảnh mà chỉ cần nh́n qua trong vài giây, có thể tính toán như máy tính hoặc có thể nhớ từng chi tiết trong cuộc sống đến ngày giờ. Họ thực sự tạo ra quá nhiều sự bất ngờ cho xă hội. Khoa học đă nghiên cứu những khả năng này trong nhiều thập kỷ, nhưng thực tế là các kết quả hiếm khi được để ư hoặc thậm chí được chia sẻ trong giới hàn lâm chính thống. Dưới đây là một vài trong số nhiều ví dụ sẽ khiến bạn dừng lại và đặt câu hỏi về những ǵ bạn nghĩ rằng bạn biết.

    Ingo Swann và khả năng nh́n từ xa
    Nh́n từ xa là khả năng của một người để mô tả một vật ở vị trí địa lư ở khoảng cách xa lên đến vài trăm ngh́n km so với vị trí thực tế của họ. Không chỉ là một người có thể làm được điều này, mà là nhiều người, và đây là một thực tế đă được xác minh. Trong hơn 2 thập kỷ, CIA và NSA, kết hợp với Đại học Stanford, đă tham gia vào nghiên cứu khoa học về các hiện tượng cận tâm lư học (parapsychological ) bao gồm cả nh́n từ xa.


    Ingo Swann
    Ingo Douglas Swann was a claimed psychic, artist, and author known for being the co-creator, along with Russell Targ and Harold E. Puthoff, of remote viewing, and specifically the Stargate Project.
    Trong các thí nghiệm này, nhiều cá nhân có thể mô tả các vật thể được đặt trong một pḥng riêng biệt và cách xa địa điểm của họ.
    Theo báo cáo của một ấn phẩm trên tạp chí Scientific Exploration, một trong những người tham gia những nghiên cứu này, Ingo Swann, đă mô tả thành công một vành đai quanh Sao Mộc mà các nhà khoa học không biết về sự tồn tại của nó vào thời điểm đó. Ingo cũng mô tả mặt trăng thông qua nh́n từ xa.
    Nh́n từ xa thực sự được sử dụng bởi các cơ quan t́nh báo:
    https://www.collective-evolution.com...as-remarkable/,
    đó là lư do tại sao họ đầu tư lượng lớn thời gian và tiền bạc cho chương tŕnh.

    Geller và khả năng di chuyển vật thể bằng tâm trí (psychokinesis)
    Một ví dụ khác được nhắc đến từ công tŕnh:http://www.jackhouck.com/pdf_files/p...als_format.pdf nghiên cứu của kỹ sư hàng không vũ trụ chuyên nghiệp và nhà vật lư Jack Houck. Ông, cùng với Đại tá quân đội J.B. Alexander, chịu trách nhiệm tổ chức một số phiên họp để kiểm tra tính xác thực của khả năng di chuyển các vật thể bằng tâm trí. Trong các phiên họp này, những người tham dự được đưa cho các vật kim loại khác nhau và có người đă có thể uốn cong hoàn toàn các mẫu vật kim loại mà không cần chạm tay: https://fas.org/sgp/eprint/teleport.pdf vào.


    Uri Geller
    [/i]Uri Geller is an Israeli-British illusionist, magician, television personality, and self-proclaimed psychic. He is known for his trademark television performances of spoon bending and other illusions. Geller uses conjuring tricks to simulate the effects of psychokinesis and telepathy.[/i]
    Cũng đă có báo cáo: https://fas.org/sgp/eprint/teleport.pdf về các cá nhân (chủ yếu là trẻ em) có thể “dịch chuyển tức thời” các vật thể vật lư từ vị trí này sang vị trí khác.
    Trong số đó, một trường hợp đáng chú ư là nhà ngoại cảm Uri Geller. Trong một cuộc nói chuyện tại ṭa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, ông đă hiến một chiếc th́a cong lên mà không cần tác động một lực nào lên nó. Chiếc th́a vẫn cong sau khi ông đặt nó xuống để tiếp tục nói.
    Bất kể bạn nghĩ đây là một tṛ lừa bịp hay nghi ngờ về tính hợp lư của sự việc mà Uri Geller đă làm, thực tế th́ việc ư thức có một số tác động đối với thế giới vật chất của chúng ta giờ đă được thiết lập vững chắc trong tài liệu khoa học. Thí nghiệm khe đôi lượng tử: https://en.wikipedia.org/wiki/Double-slit_experiment là một ví dụ tuyệt vời trong số đó.
    Đối với một danh sách các báo cáo nghiên cứu về các hiện tượng cận tâm lư như thế này, chủ yếu được xuất bản trong thế kỷ 21, bạn đọc có thể bấm vào đây.

    Stephen Wiltshire và khả năng vẽ
    Stephen Wiltshire, được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ từ năm 3 tuổi, là một nghệ sĩ vẽ và tô màu phong cảnh thành phố chi tiết. Ông nổi tiếng nhất với khả năng quan sát thành phố chỉ trong vài giây và sau đó vẽ lại với độ chính xác đáng kinh ngạc.

    Stephen Wiltshire
    [/i]Stephen Wiltshire MBE, Hon.FSAI, Hon.FSSAA is a British architectural artist and autistic savant. He is known for his ability to draw a landscape from memory after seeing it just once. His work has gained worldwide popularity. In 2006, Wiltshire was made a Member of the Order of the British Empire for services to art.[/b]
    Dưới đây là video Wiltshire vẽ lại phong cảnh Singapore theo trí nhớ của ḿnh.


    Wim Hof, “người băng”
    Wim Hof khiến nhiều nhà khoa học phải kinh ngạc sau khi ông có thể ngồi thiền trong băng trong gần hai giờ đồng hồ mà không thay đổi nhiệt độ phần chính của cơ thể. Điều này làm tăng thêm bằng chứng cho thấy ư thức đóng vai tṛ quan trọng trong phản ứng cơ thể của chúng ta đối với các t́nh huống nhất định.

    Wim Hof
    [/i]Wim Hof, also known as The Iceman, is a Dutch extreme athlete noted for his ability to withstand freezing temperatures. He has set Guinness world records for swimming under ice and prolonged full-body contact with ice, and still holds the record for a barefoot half-marathon on ice and snow.[/i]
    V́ Wim có thể duy tŕ thành công nhiệt độ phần chính cơ thể của ḿnh trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, nên ông có thể leo lên đỉnh Everest mà chỉ mặc quần đùi, hoàn thành một cuộc đua marathon ở sa mạc Namib mà không uống nước và chứng minh trong môi trường pḥng thí nghiệm rằng ông có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và hệ thống miễn dịch của ḿnh theo ư muốn.
    Hầu hết mọi thứ mà ông làm được cho là không thể. Nếu bạn quan tâm có thể xem video về khả năng của ông tại đây.
    Wim Hof Method Guided Breathing for Beginners (3 Rounds Slow Pace)


    Tu sĩ Phật giáo
    Trong chuyến viếng thăm các tu viện xa xôi vào những năm 1980, Giáo sư Y khoa Harvard Herbert Benson và nhóm các nhà nghiên cứu của ông đă nghiên cứu các nhà sư sống ở dăy núi Himalaya, những người có thể sử dụng g Tum-mo (một kỹ thuật yoga: https://news.harvard.edu/gazette/sto...-temperatures/) để tăng nhiệt độ của ngón tay và ngón chân 17 độ. Vẫn chưa biết làm thế nào các nhà sư có thể tạo ra nhiệt như vậy.
    Và nó không dừng lại ở đó - các nhà nghiên cứu cũng nghiên cứu các thiền giả ở Sikkim, Ấn Độ, nơi họ đă rất ngạc nhiên khi thấy rằng những nhà sư này có thể làm giảm sự trao đổi chất của họ tới 64%.
    Năm 1985, nhóm nghiên cứu của Harvard đă thực hiện một video về các nhà sư phơi những tấm vải lạnh, ướt với nhiệt độ cơ thể một ḿnh. Việc các nhà sư trải qua những đêm mùa đông ở độ cao 15.000 feet (4,57 km) trên dăy Himalaya cũng không phải là hiếm.
    Liệu yoga, thiền, và các phương pháp tương tự khác có thể giải phóng sức mạnh tinh thần siêu thường vốn có của chúng ta?
    Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến chủ đề này, bạn có thể đọc cuốn sách có tên Siêu thường: Khoa học, Yogo và Bằng chứng về Khả năng ngoại cảm phi thường (Supernormal: Science, Yogo, and the Evidence for Extraordinary Psychic Abilities:
    https://www.amazon.ca/Supernormal-Sc.../dp/030798690X) của Tiến sĩ Dean Radin, nhà khoa học tại Viện Khoa học Noetic.

    Can yoga and meditation unleash our inherent supernormal mental powers, such as telepathy, clairvoyance, and precognition? Is it really possible to perceive another person's thoughts and intentions? Influence objects with our minds? Envision future events? And is it possible that some of the superpowers described in ancient legends, science fiction, and comic books are actually real, and patiently waiting for us behind the scenes?

    Daniel Tammet và trí nhớ siêu thường
    Năm 2004, Daniel Tammet: http://www.danieltammet.net đă thu hút được rất nhiều sự chú ư của công chúng khi anh đọc thuộc các chữ số của hằng số toán học Pi (3.141) lên đến 22.414 chữ số thập phân trong hơn 5 giờ đồng hồ mà không phạm sai lầm nào. Sự việc diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Khoa học ở Oxford và lập kỷ lục châu Âu.

    Daniel Tammet
    Daniel Tammet FRSA is an English essayist, novelist, poet, translator, and autistic savant. His 2006 memoir, Born on a Blue Day, about his early life with Asperger syndrome and savant syndrome, was named a "Best Book for Young Adults" in 2008 by the American Library Association Young Adult Library Services magazine.
    Ông được chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ tự kỷ chức năng cao cùng năm đó, v́ ông có thể thực hiện một số nhiệm vụ tinh thần phức tạp, và học ở tốc độ mà một bộ nào “b́nh thường” khác không thể.
    Theo ông, khả năng này là phổ biến ở những người “tự kỷ”, và cho rằng việc nhấn mạnh sự khác biệt giữa những người có trí năo bác học và không bác học đă bị ngành công nghiệp y tế thổi phồng. Khả năng đáng kinh ngạc của ông không phải là kết quả của một đột biến di truyền, mà là một h́nh thức liên tưởng rất phong phú và phức tạp của suy nghĩ và trí tưởng tượng. Trên thực tế, ông lập luận: http://www.danieltammet.net/wide-sky.php rằng suy nghĩ của người tự kỷ là một biến thể cực đoan của một loại suy nghĩ mà tất cả chúng ta thường sử dụng.
    Brain Man (Daniel Tammet) | Full Documentary | Reel Truth


    Cận tâm lư học là ǵ?
    “Cận tâm lư học” (parapsychology) đă bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 như một bộ môn tâm lư học thực nghiệm mới. Mục đích của nó là chứng thực thông qua khoa học thực nghiệm về sự tồn tại của các tiềm năng trên cơ thể người và các nhân tố ảnh hưởng đến những tiềm năng này. Tiềm năng cơ thể người c̣n được gọi là “công năng đặc dị”, và ở phương Tây nó được biết đến với cái tên hiện tượng tâm linh (psychic phenomena) hay Psi.
    Psi đă được nghiên cứu theo hai loại chính: tri giác siêu cảm (extrasensory perception) và trạng thái xuất thần (psychokinesis). “Tri giác siêu cảm” là chỉ khả năng có được năng lực tri giác mà không qua các giác quan, bao gồm tha tâm thông hay cảm ứng từ cự ly xa (telepathy), công năng thấu thị hay thiên mục (clairvoyance), công năng dao thị hay nh́n xa (remote viewing), công năng túc mệnh thông hay biết trước tương lai (precognition) và nhớ lại quá khứ (retrocognition). “Trạng thái xuất thần” là chỉ khả năng ảnh hưởng hay thao túng thế giới vật chất bên ngoài mà không cần động tay hay động chân, bao gồm công năng ban vận hay dùng ư niệm di chuyển vật thể (teleportation), dùng ư niệm điều khiển thiết bị điện tử, hoặc thúc đẩy hạt giống nảy mầm,...

    Văn Thiện
    Theo Collective-evolution
    Xem thêm:
    Tại sao Đa vũ trụ phải tồn tại và vũ trụ của chúng ta chỉ là một tiểu vũ trụ trong đó?
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/tai-s...-do-58859.html
    Những nhà sư với ‘khả năng siêu phàm’ cho các nhà khoa học thấy tiềm năng vô hạn của con người
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...uoi-59216.html
    Thực tại sẽ như thế nào trong vũ trụ 10 chiều?
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/thuc-...ieu-59249.html
    Trải nghiệm cận tử: 'Tôi đă đi đến một nơi mà tôi không có thân thể'
    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/trai-...the-59381.html

  8. #128
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (1/8)

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...han-1-414.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...tien-ho-c.html


    Tượng Charles Darwin, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Luân Đôn, Anh (Ảnh: CGP Grey thông qua Flickr)

    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 1)
    Johny Nguyễn • 08:51, 30/10/19 • 2323 lượt xem

    Eugenie Scott, người đứng đầu nhóm ủng hộ Darwin, khi nói chuyện với giới truyền thông năm 2009 tại Ủy ban Giáo dục Tiểu bang Texas đă tuyên bố: “Không có điểm yếu nào trong lư thuyết tiến hóa”. Đối với những người theo dơi cuộc tranh luận này từ đầu, những lời của Tiến sĩ Scott không gây ngạc nhiên v́ họ đă quen rồi. Nhưng có thật là “không có điểm yếu” trong thuyết tiến hóa?
    Hầu như hàng ngày, các phương tiện truyền thông đều trích dẫn các nhà khoa học ủng hộ thuyết tiến hóa và khẳng định các nhà duy vật coi thuyết tiến hóa là “đúng”. Sinh viên tham gia các khóa học dự bị đại học hoặc đại học về thuyết tiến hóa được cảnh báo rằng nghi ngờ thuyết Darwin là tương đương với việc tự tử trí tuệ - cũng tương tự như tuyên bố Trái đất là phẳng. Bắt nạt như vậy đủ để thuyết phục nhiều người rằng sẽ dễ dàng hơn cho địa vị khoa học, sự nghiệp và danh tiếng của họ nếu ủng hộ thuyết Darwin. Một số vẫn phản đối th́ luôn bị đe dọa phải im lặng.
    Có phải những người nghi ngờ thuyết Darwin đang cố thể hiện ḷng can đảm, hay họ là những kẻ ngốc muốn đưa chúng ta trở lại kỷ nguyên đen tối và thời đại tưởng Trái đất là mặt phẳng? May mắn là rất dễ để kiểm tra những câu hỏi này. Chúng ta chỉ việc xem xét dữ liệu khoa học kỹ thuật và nghiên cứu:
    Liệu có những thách thức khoa học xác thực nào đối với thuyết tiến hóa không?
    Loạt bài này sẽ xem xét một số dữ liệu và chỉ ra hàng loạt những thách thức khoa học xác thực đối với các nguyên lư cốt lơi của thuyết Darwin, cũng như các lư thuyết chủ yếu về tiến hóa hóa học. Những người nghi ngờ học thuyết của Darwin sẽ không bị cho là vô căn cứ sau khi xem xét những lập luận khoa học dưới đây.

    Vấn đề thứ nhất: Không có cơ chế phù hợp nào để tạo ra “súp nguyên thủy”
    Darwin đă cho rằng sự sống bắt nguồn từ "một cái hồ nước ấm áp có chứa đầy các loại muối ammonia và phosphat, ánh sáng, nhiệt độ, điện,... để các hợp chất protein có thể h́nh thành và trải qua những biến đổi phức tạp". Theo tư duy thông thường của các nhà lư thuyết về nguồn gốc sự sống, sự sống đă nảy sinh thông qua các phản ứng hóa học ngẫu nhiên trên Trái đất sơ khai vào khoảng 3 đến 4 tỷ năm trước. Hầu hết các nhà lư thuyết tin rằng có nhiều bước tham gia vào quá tŕnh h́nh thành nguồn gốc sự sống, nhưng bước đầu tiên là việc h́nh thành “súp nguyên thủy” - một hợp chất nước biển của các phân tử hữu cơ đơn giản - từ đó phát sinh sự sống. Khi sự tồn tại của “súp” này được chấp nhận như sự thật không hề nghi ngờ trong nhiều thập kỷ, nền tảng cho hầu hết các lư thuyết về nguồn gốc sự sống này đă phải đối diện với vô số thách thức khoa học.
    Năm 1953, một nghiên cứu sinh tại Đại học Chicago tên là Stanley Miller, cùng với giáo viên hướng dẫn Harold Urey, đă thực hiện các thí nghiệm với hy vọng tạo ra các khối sự sống như trong điều kiện tự nhiên của thời kỳ sơ khai của Trái đất. Những thí nghiệm Miller - Urey dự định mô phỏng tia sét đánh vào lớp khí trong bầu khí quyển của Trái đất sơ khai. Sau khi thực hiện các thí nghiệm và để các sản phẩm hóa học trong một khoảng thời gian, Miller phát hiện rằng các axit amin - các khối protein - đă xuất hiện.

    Stanley Miller
    Stanley Lloyd Miller was an American chemist who made landmark experiments in the origin of life by demonstrating that a wide range of vital organic compounds can be synthesized by fairly simple chemical processes from inorganic substances.

    Harold Urey
    Harold Clayton Urey was an American physical chemist whose pioneering work on isotopes earned him the Nobel Prize in Chemistry in 1934 for the discovery of deuterium.
    Trong nhiều thập kỷ, những thí nghiệm này đă cho thấy các khối sự sống có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên thực tế giống với Trái đất, vốn có ư nghĩa hỗ trợ cho giả thuyết “súp nguyên thủy”. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ, người ta đă biết rằng khí quyển thuở sơ khai của Trái đất khác về cơ bản so với loại khí mà Miller và Urey đă sử dụng.

    Biểu đồ thí nghiệm của Miller và Urey: Khí khử sử dụng thí nghiệm thực tế khác với bầu khí quyển sơ khai (Ảnh: Wikipedia)
    Lớp khí quyển được sử dụng trong các thí nghiệm Miller - Urey chủ yếu bao gồm các khí khử giảm ô-xy tự do như metan, amoniac và hydro hàm lượng cao. Khí khử giảm ô-xy tự do là khí có khuynh hướng nhượng electron trong các phản ứng hóa học. Các nhà địa hóa học hiện nay tin rằng bầu khí quyển của Trái đất sơ khai không chứa đủ các thành phần này. Nhà lư thuyết về nguồn gốc sự sống David Deamer của UC Santa Cruz giải thích điều này trên tạp chí Microbiology & Molecular Biology Reviews:

    David Deamer
    David Wilson Deamer is an American biologist and Research Professor of Biomolecular Engineering at the University of California, Santa Cruz. Deamer has made significant contributions to the field of membrane biophysics.
    “Bức tranh lạc quan này bắt đầu thay đổi vào cuối những năm 1970, khi ngày càng rơ ràng rằng bầu khí quyển thuở sơ khai có lẽ là có nguồn gốc từ khí núi lửa và các thành phần carbon dioxide và nitơ chứ không phải là hỗn hợp khí khử như mô h́nh Miller-Urey giả định. Carbon dioxide không hỗ trợ sắp xếp các phương thức tổng hợp dẫn đến có thể sản sinh ra các đơn phân tử (monomer)”. Tương tự như vậy, một bài báo trên tạp chí Science đă tuyên bố:
    “Miller và Urey đă tin tưởng vào môi trường khí khử, một điều kiện trong đó các phân tử chứa rất nhiều nguyên tử hydro. Như Miller đă tŕnh bày sau đó, anh ta không thể tạo ra chất hữu cơ từ lớp khí quyển được 'oxy hóa'”.
    Bài báo nói một cách thẳng thắn: “Lớp khí quyển thuở sơ khai hoàn toàn không giống t́nh huống của Miller-Urey”. Phù hợp với điều này, các nghiên cứu địa chất cũng đă không phát hiện ra bằng chứng về “súp nguyên thủy” đă từng tồn tại.
    Có nhiều lư do chính đáng để hiểu tại sao bầu khí quyển của Trái đất sơ khai không chứa khí metan, amoniac hoặc các khí khử khác. Bầu khí quyển của Trái đất sơ khai được cho là được tạo ra bằng khí thoát ra từ núi lửa và thành phần của các khí núi lửa này có liên quan đến tính chất hóa học của lớp phủ bên trong Trái đất. Các nghiên cứu địa hóa học đă phát hiện ra rằng các tính chất hóa học của lớp phủ Trái đất sẽ giống như ngày nay. Nhưng ngày nay, khí núi lửa không chứa khí metan hoặc amoniac.
    Một bài báo trong Tạp chí Khoa học Trái đất và Hành tinh đă chỉ ra rằng các tính chất hóa học của vật chất bên trong Trái đất về cơ bản là không đổi theo lịch sử, và kết luận rằng:
    “Sự sống có nguồn gốc trong các môi trường khác hoặc bởi các cơ chế khác”.
    Đây là bằng chứng có tính quyết định chống lại sự tổng hợp tiền sinh học của các khối sự sống và vào năm 1990, Hội đồng Nghiên cứu Vũ trụ của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia đă khuyến nghị rằng các nhà nghiên cứu nguồn gốc sự sống phải “kiểm tra lại sự tổng hợp phân tử đơn bào sinh học trong môi trường giống Trái đất nguyên thủy, như đă tuyên bố là môi trường của Trái đất thuở sơ khai trong các mô h́nh thí nghiệm hiện nay”.
    V́ những thách thức này, một số nhà lư thuyết hàng đầu đă từ bỏ thí nghiệm Miller-Urey và lư thuyết “súp nguyên thủy”. Vào năm 2010, nhà sinh hóa học Nick Lane của Đại học London đă tuyên bố lư thuyết “súp nguyên thủy” hiện “không giữ nước” và đă “quá ngày hết hạn”. Thay vào đó, ông đề xuất rằng sự sống nảy sinh trong các lỗ thông thủy nhiệt dưới đáy biển. Nhưng cả hai giả thuyết lỗ thông thủy nhiệt và súp nguyên thủy đều phải đối mặt với một vấn đề lớn khác.

    Tiến hóa hóa học “chết” trong nước
    Giả sử rằng trong một khoảnh khắc có một số cách để tạo ra các phân tử hữu cơ đơn giản trên Trái đất sơ khai. Có lẽ chúng đă h́nh thành “súp nguyên thủy”, hoặc có lẽ những phân tử dạng này phát sinh gần một số lỗ thông thủy nhiệt. Dù bằng cách nào, các nhà lư thuyết về nguồn gốc sự sống phải giải thích được các axit amin hoặc các phân tử hữu cơ liên kết thế nào để tạo thành chuỗi (polyme) như protein (hoặc RNA).

    Nguồn gốc sự sống phát sinh gần một số lỗ thông thủy nhiệt dưới đáy biển - theo quan điểm của Nick Lane (Ảnh: Wikipedia)
    Tuy nhiên, về mặt hóa học mà nói, nơi cuối cùng mà các axit amin liên kết thành chuỗi phải là một môi trường với nước làm nền tảng như “súp nguyên thủy” hoặc dưới nước gần một lỗ thông thủy nhiệt. Nhưng như Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia thừa nhận:
    “Hai axit amin không tự nhiên tham gia vào nước. Thay vào đó, phản ứng ngược là nhiệt động lực học sẽ xảy ra”.
    Nói cách khác, nước phá vỡ chuỗi protein trở lại thành axit amin (hoặc các thành phần khác), khiến cho việc sản sinh protein (hoặc các polyme khác) trong súp nguyên thủy là rất khó khăn.
    Các nhà duy vật thiếu những giải thích khoa học cho những bước đầu tiên, đơn giản và cần thiết cho lư thuyết về nguồn gốc sự sống của Darwin. Tiến hóa hóa học theo đúng nghĩa đen là đă “chết” trong “nước”.

    Ảnh đầu bài: CGP Grey thông qua Flickr.
    (C̣n tiếp)
    Johny Nguyễn (biên dịch và tổng hợp)
    Theo “Mười vấn đề lớn về khoa học của Thuyết tiến hóa” của Casey Luskin

  9. #129
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (2/8): Con gà hay quả trứng có trước?

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...truoc-940.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/08...tien-ho-c.html


    Minh họa song đề con gà hay quả trứng có trước (Ảnh: ruben alexander/Flickr)

    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 2): Con gà hay quả trứng có trước?
    Johny Nguyễn • 09:37, 05/11/19 • 1875 lượt xem

    Ở ḱ trước, các nhà khoa học đă đưa ra bằng chứng chứng minh không có cơ chế phù hợp để tạo ra “súp nguyên thuỷ”, cũng như không tồn tại tiến hoá hoá học trong nước. Điều này bác bỏ giả thiết sự sống bắt nguồn từ các phản ứng hoá học tạo hợp chất hữu cơ trên Trái Đất vào thời ḱ sơ khai. Không chỉ dừng lại ở đó, thuyết tiến hoá của Darwin c̣n ẩn chứa nhiều “lỗ hổng” khác.
    Vấn đề 2: Phản ứng hóa học ngẫu nhiên không thể giải thích nguồn gốc của mă di truyền
    Hăy giả định lần nữa, rằng một vùng vật chất nguyên thủy chứa các khối sự sống đă tồn tại trên Trái đất sơ khai từ trước đó, và bằng cách nào đó nó đă h́nh thành protein và các phân tử hữu cơ phức tạp khác. Các nhà lư thuyết về nguồn gốc sự sống tin rằng bước tiếp theo để xuất hiện sự sống là - hoàn toàn ngẫu nhiên - ngày càng có nhiều phân tử phức tạp h́nh thành cho đến khi một số bắt đầu tự sao chép. Từ đó, họ tin vào lư thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin, những phân tử có khả năng tạo bản sao tốt hơn sẽ được ưu tiên phát triển. Cuối cùng, các phân tử này sẽ trở thành bộ máy phức tạp - đó là mă di truyền ngày nay - để tồn tại và sinh sản.
    Các nhà lư thuyết hiện đại giải thích về quá tŕnh phát triển từ các hóa chất trơ không sống đến các hệ thống phân tử tự sao chép đă diễn ra thế nào? Giả thuyết nổi bật nhất về nguồn gốc sự sống đầu tiên được gọi là “thế giới RNA: Ribonucleic acid”. Trong các tế bào sống, thông tin di truyền được thực hiện bởi DNA và hầu hết các chức năng của tế bào được thực hiện bởi protein. Tuy nhiên, RNA có khả năng thực hiện cả hai việc là mang thông tin di truyền và xúc tác một số phản ứng sinh hóa. Do vậy, một số nhà lư thuyết cho rằng sự sống đầu tiên có thể đă sử dụng một ḿnh RNA để thực hiện tất cả các chức năng này.

    giả thuyết này có rất nhiều vấn đề.
    nhất, các phân tử RNA đầu tiên sẽ phải sinh ra bởi các quá tŕnh hóa học phi sinh học ngẫu nhiên. Nhưng RNA không được tổ hợp thành mà không có sự giúp đỡ của một nhà hóa học chuyên ngành thí nghiệm thực hiện các quy tŕnh nghiêm ngặt. Nhà hóa học Robert Shapiro của Đại học New York đă phê phán những người cố gắng tạo ra RNA trong pḥng thí nghiệm, nói rằng: “Lỗ hổng nằm ở logic - rằng các nhà nghiên cứu thực hiện thử nghiệm trong pḥng thí nghiệm hiện đại lại có thể phù hợp với điều kiện ở thời kỳ Trái đất sơ khai?”.

    Robert Shapiro
    Robert Shapiro was professor emeritus of chemistry at New York University. He is best known for his work on the origin of life, having written two books on the topic: Origins, a Skeptic’s Guide to the Creation of Life on Earth and Planetary Dreams.
    hai, trong khi RNA đă được cho là thực hiện nhiều vai tṛ trong tế bào, không có bằng chứng nào cho thấy nó có thể thực hiện tất cả các chức năng tế bào mà các protein đang thực hiện hiện nay.

    ba, giả thuyết “thế giới RNA” không giải thích nguồn gốc của thông tin di truyền.

    Cấu trúc thành phần của các nucleotit phổ biến (Ảnh: Wikipedia)
    Những người biện hộ cho thế giới RNA cho rằng nếu sự sống tự sao chép đầu tiên dựa trên RNA, th́ nó sẽ cần một phân tử có chiều dài từ 200 đến 300 nucleotit. Tuy nhiên, không có định luật hóa học hoặc vật lư nào quy định thứ tự của các nucleotit đó. Để giải thích thứ tự các nucleotit trong phân tử RNA tự sao chép đầu tiên, các nhà duy vật đă tin tưởng vào một cơ hội cực kỳ mong manh. Đó là, để 250 nucleotit ngẫu nhiên được sắp xếp trong một phân tử RNA th́ tỷ lệ xảy ra được xác định là khoảng 1 trên 10^150 - sự kiện chỉ có thể xảy ra vượt ngoài biên giới và trong thuở sơ khai của lịch sử vũ trụ. Shapiro đặt vấn đề như sau:
    “Sự xuất hiện đột ngột của một phân tử tự sao chép như RNA là không thể thực hiện được. Xác suất xảy ra là vô cùng nhỏ, nhỏ đến mức hầu như không thể, mà dù xảy ra một lần tại một nơi nào đó trong lịch sử vũ trụ hữu h́nh này sẽ được coi là một sự may mắn vô cùng hiếm hoi”.
    Thứ tư - và cơ bản nhất - giả thuyết thế giới RNA không giải thích được nguồn gốc của chính mă di truyền. Để phát triển thành sự sống dựa trên DNA/protein như ngày nay, thế giới RNA cần phải có khả năng chuyển đổi thông tin di truyền thành protein. Tuy nhiên, quá tŕnh phiên mă và dịch mă này đ̣i hỏi một sự phù hợp chính xác của các protein và máy phân tử - bản thân chúng được mă hóa bởi thông tin di truyền. Điều này đặt ra vấn đề “quả trứng - con gà”, trong đó các enzyme thiết yếu và máy phân tử thực hiện chính nhiệm vụ tạo ra chúng.

    Con gà và đĩa DVD
    Để hiểu vấn đề này, hăy xem xét nguồn gốc của đĩa DVD và đầu phát DVD đầu tiên. Đĩa DVD chứa thông tin, nhưng không có đầu DVD để đọc đĩa, xử lư thông tin và chuyển đổi nó thành h́nh ảnh và âm thanh, đĩa sẽ vô dụng. Nhưng điều ǵ sẽ xảy ra nếu các thiết kế chế tạo đầu DVD đầu tiên được mă hóa trên chính đĩa DVD đó? Bạn không thể đọc đĩa DVD để biết cách chế tạo đầu DVD. Vậy đĩa DVD và đầu DVD đầu tiên được sản xuất thế nào? Câu trả lời rơ ràng là: một quy tŕnh - thiết kế thông minh - được yêu cầu để sản xuất cả đĩa và đầu phát đĩa cùng một lúc.
    Trong các tế bào sống, các phân tử mang thông tin (ví dụ: DNA hoặc RNA) giống như đĩa DVD và bộ máy tế bào đọc thông tin đó và chuyển đổi nó thành protein giống như đầu DVD. Tương tự như đối với DVD, thông tin di truyền không bao giờ có thể được chuyển đổi thành protein nếu không có máy móc phù hợp. Trong các tế bào, các máy cần thiết để xử lư thông tin di truyền của RNA hoặc DNA được mă hóa bởi chính các phân tử di truyền đó - chúng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tạo ra chúng.
    Hệ thống này không thể tồn tại trừ khi cả thông tin di truyền và máy phiên mă/dịch thuật đều có mặt cùng một lúc và trừ khi cả hai đều nói cùng một ngôn ngữ. Nhà sinh vật học Frank Salisbury đă giải thích vấn đề này trong một bài báo của Tạp chí American Biology Teacher không lâu sau khi hoạt động của mă di truyền được phát hiện lần đầu tiên như sau:
    “Thật tuyệt vời khi nói về việc sao chép các phân tử DNA phát sinh trong một biển vật chất súp nguyên thủy, nhưng trong các tế bào hiện đại, sự sao chép này đ̣i hỏi sự có mặt của các enzyme phù hợp. Liên kết giữa DNA và enzyme là một hệ thống cực kỳ phức tạp, bao gồm RNA và một enzyme để tổng hợp thành một mẫu DNA; ribosome - một phức hợp của RNA và protein; enzyme để kích hoạt các axit amin; và chuyển hóa thành các phân tử RNA. Vậy làm thế nào, trong trường hợp không có enzyme, sự lựa chọn ngẫu nhiên có thể tác động lên DNA và tất cả các cơ chế để sao chép nó? Thậm chí đ̣i hỏi tất cả mọi thứ phải xảy ra cùng một lúc: toàn bộ hệ thống phải ra đời như một tổng thể, hoặc không nó sẽ vô giá trị. Sẽ có những câu trả lời để chúng ta thoát khỏi t́nh trạng khó xử này, nhưng tôi không thấy chúng vào lúc này”.


    Gà hay trứng có trước là câu hỏi từ thiên cổ, phải chăng cả gà và trứng phải được tạo ra cùng một lúc? (Ảnh: Wikipedia)
    Mặc dù qua nhiều thập kỷ làm việc, các nhà lư thuyết nguồn gốc sự sống vẫn không thể giải thích được hệ thống này phát sinh như thế nào. Năm 2007, nhà hóa học của trường Harvard - George Whitesides đă được trao Huân chương Priestley, giải thưởng cao nhất của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu nhận giải, ông đă đưa ra phân tích rơ ràng, được in lại trên tạp chí đáng kính, Chemical and Engineering News:
    “‘Nguồn gốc của sự sống’, vấn đề này là một trong những vấn đề lớn trong khoa học. Dường như sự sống và chúng ta đều được sắp đặt trong vũ trụ. Hầu hết các nhà hóa học, cũng như tôi, tin tưởng rằng sự sống xuất hiện một cách tự phát từ hỗn hợp các phân tử trong Trái đất tiền sinh học. Nhưng như thế nào? Thật sự th́ tôi không có ư tưởng nào để giải thích cho luận điểm đó cả”.
    Tương tự, một bài báo trong Cell Biology International kết luận:
    “Cần có những cách tiếp cận mới để điều tra nguồn gốc của mă di truyền. Bằng sự cưỡng ép của nền khoa học cũ th́ sẽ không bao giờ giải thích được nguồn gốc của sự sống”.
    Các nhà khoa học cần phải thay đổi tư duy và sẵn sàng xem xét, nghiên cứu các giải thích khoa học theo hướng như Thiết kế thông minh.
    Nhưng có một lỗ hổng nghiêm trọng hơn nhiều trong các lư thuyết về tiến hóa hóa học và tiến hóa sinh học của Darwin. Đó là vấn đề không chỉ liên quan đến khả năng xử lư thông tin di truyền thông qua mă di truyền, mà nguồn gốc của chính thông tin đó cũng c̣n đang bỏ ngỏ.
    Như vậy các nhà nghiên cứu khoa học có thể xem xét nghiên cứu theo hướng: Trái đất và tất cả các loài sinh sống trên Trái đất ra đời cùng một lúc trong vũ trụ này, tương tự như đĩa DVD và đầu DVD hay Con gà và Quả trứng cũng phải được tạo ra cùng một lúc vậy.

    Ảnh minh họa đầu bài: ruben alexander thông qua Flickr
    Johny Nguyễn (biên dịch và tổng hợp)
    Theo “Mười vấn đề lớn về khoa học của Thuyết tiến hóa” của Casey Luskin

  10. #130
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Kính gởi Ban Quản Tṛi,
    Xin vui lòng coi lại trang "edit" của tôi.
    Tôi không còn những "option" như: Bold, redo, color, ...
    Xin làm ơn giúp tôi có lại chúng.
    Đa tạ

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •