Page 14 of 78 FirstFirst ... 41011121314151617182464 ... LastLast
Results 131 to 140 of 775

Thread: Lượm lặt đó đây

  1. #131
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (3/8): Lư thuyết Darwin sẽ sụp đổ hoàn toàn?

    https://www.ntdvn.com/chuyen-de/nhun...toan-1893.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...tien-ho-c.html


    Ảnh minh họa đột biến ngẫu nhiên không thể tạo ra thông tin di truyền cho các cấu trúc phức tạp (Ảnh: Pixabay)

    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 3): Lư thuyết Darwin sẽ sụp đổ hoàn toàn?
    Văn Thiện • 11:00, 13/11/19 • 971 lượt xem

    Theo các nhà sinh học tiến hóa, khi sự sống nảy sinh, thông qua từng đột biến nhỏ, quá tŕnh đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên dần dần tạo ra sự đa dạng sinh học. Tất nhiên, tất cả các chức năng phức tạp của sự sống được mă hóa trong DNA của các sinh vật sống. Do đó, việc tạo ra một đặc điểm mới đ̣i hỏi quá tŕnh tạo ra các thông tin di truyền mới trong DNA. Tuy nhiên, có phải các thông tin di truyền cần thiết được tạo ra theo cách thức gián tiếp, từng bước một như lư thuyết của Darwin?

    Vấn đề 3: Đột biến ngẫu nhiên không thể tạo ra thông tin di truyền cần thiết cho các cấu trúc phức tạp
    Hầu hết mọi người đều đồng t́nh rằng quá tŕnh tiến hóa Darwin hoạt động tốt nếu mỗi bước tiến hoá tạo ra một vài lợi thế sinh tồn. Michael Behe, một nhà khoa học thách thức học thuyết Darwin, lưu ư rằng “nếu chỉ cần một đột biến gen có thể tạo ra một vài chức năng mới, khi đó thuyết tiến hóa của Darwin gặp ít vấn đề trong việc t́m ra bằng chứng”. Tuy nhiên, nếu cần nhiều đột biến xuất hiện cùng một lúc để thu được một chức năng mới, thuyết tiến hóa Darwin bị “mắc kẹt". Theo Behe giải thích:
    “Nếu cần nhiều hơn một [đột biến], xác suất tạo ra đúng chức năng cần thiết sẽ khó hơn gấp bội”.
    Behe, giáo sư sinh hóa tại Đại học Lehigh, đă đặt ra thuật ngữ “sự phức tạp bất khả giảm” để mô tả các hệ thống đ̣i hỏi nhiều đột biến phải xuất hiện cùng một lúc trước khi tạo ra bất kỳ lợi thế sinh tồn nào cho loài sinh vật. Theo Behe, các hệ thống như vậy không thể tiến hóa từng bước như Darwin nói. Do đó, ông kết luận rằng đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra thông tin di truyền cần thiết cho các cấu trúc phức tạp bất khả giảm. Nó yêu cầu nhiều đột biến đồng thời nhưng đây là một sự kiện rất khó xảy ra.

    Michael Behe, giáo sư hóa sinh tại Đại học Lehigh ở Pennsylvania
    Không chỉ các nhà khoa học chỉ trích Darwin công nhận vấn đề này. Một bài báo của một nhà sinh học tiến hóa nổi tiếng đăng trong tạp chí uy tín Proceedings of the National Academy of Science thừa nhận rằng
    “sự xuất hiện đồng thời của tất cả các thành phần của một hệ thống là không thể”.
    Tương tự như vậy, nhà sinh vật học tiến hóa của Đại học Chicago Jerry Coyne - một người bảo vệ kiên định thuyết Darwin - cũng đồng t́nh:
    “Chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra một chức năng mà các bước trung gian không cung cấp lợi thế sinh tồn nào”.
    Ngay cả Darwin bằng trực giác cũng nhận ra “lỗ hổng" đó, như ông viết trong Nguồn gốc của các loài:
    “Nếu có thể chứng minh rằng tồn tại một bộ phận cơ thể phức tạp nào mà không thể được h́nh thành từ rất nhiều, liên tiếp, các thay đổi nhỏ, th́ lư thuyết của tôi sẽ sụp đổ hoàn toàn”.
    Nhà khoa học tiến hóa như Darwin và Coyne tuyên bố họ không biết trường hợp thực tế nào trong đó chọn lọc Darwin vấp phải khó khăn trên. Nhưng về nguyên tắc, họ đồng ư rằng có những giới hạn về mặt lư thuyết mà thuyết tiến hoá mắc phải: Nếu một chức năng không thể được xây dựng bởi “rất nhiều, liên tiếp, các thay đổi nhỏ”, và nếu “các bước tiến hóa trung gian không mang lại lợi ích ǵ cho các sinh vật”, khi đó tiến hóa Darwin sẽ “sụp đổ hoàn toàn”.
    Sinh học hiện đại tiếp tục phát hiện ra ngày càng nhiều ví dụ về sự phức tạp sinh học dường như vượt xa khả năng tạo ra thông tin di truyền theo thuyết tiến hóa Darwin.

    Bộ máy phân tử
    Trong cuốn sách Hộp đen của Darwin, Michael Behe thảo luận về các bộ máy phân tử cần phải có nhiều bộ phận trước khi chúng hoạt động và mang lại lợi thế sinh tồn nào đó cho sinh vật. Ví dụ nổi tiếng nhất của Behe là vi khuẩn tiên mao (flagellum), có một chân vịt ở cấp độ vi phân tử, hoạt động giống như một động cơ đẩy nước để giúp vi khuẩn di chuyển trong môi trường nước khi t́m thức ăn. Như vậy, vi khuẩn tiên mao thiết kế cơ bản rất giống với một động cơ do con người chế tạo, có chứa nhiều bộ phận quen thuộc với các kỹ sư, bao gồm roto, stato, khớp chữ u, chân vịt, phanh và ly hợp.
    Là một trong những nhà sinh vật học phân tử viết trên tạp chí Cell, “như nhiều động cơ khác, vi khuẩn tiên mao giống như những cỗ máy đang được thiết kế bởi con người”. Tuy nhiên, hiệu suất về năng lượng của các cỗ máy vi khuẩn này cao hơn so với bất cứ cỗ máy nào được tạo ra bởi con người. Bài viết đó cũng phát hiện ra rằng hiệu suất của vi khuẩn tiên mao “có thể gần bằng 100%”.
    Có nhiều loại vi khuẩn tiên mao khác nhau, nhưng tất cả đều cấu tạo từ một số thành phần cơ bản nhất định. Một bài báo đăng trên Nature Reviews Microbiology đă chỉ ra rằng: “Tất cả vi khuẩn tiên mao có một bộ protein cốt lơi được bảo tồn,” do đó “Ba bộ phận chính của vi khuẩn tiên mao: roto-stato tạo ra sự quay của phần đuôi, phần trung gian thay đổi theo hướng chuyển động và hệ thống bài tiết loại ba (T3SS) làm trung gian bài tiết dọc trục của đuôi”.
    Tiên mao rất phức tạp, các thí nghiệm loại bỏ gen đă chỉ ra rằng nếu thiếu một trong số khoảng 35 gen của nó, ta không thể lắp ráp lại nó hoặc tạo ra các chức năng hoạt động giống như vi khuẩn ban đầu. Trong tṛ chơi lắp ghép này, các đột biến không thể tạo ra sự phức tạp cần thiết để tạo thành chức năng quay chỉ với một đột biến và tỷ lệ để có thể lắp ráp tạo thành một bước tiến hóa nhảy vọt gần như bằng không. Thật vậy, theo một bài viết trên tạp chí Nature Reviews Microbiology thừa nhận rằng “cộng đồng nghiên cứu tiên mao đă hiếm khi xem xét cách các hệ thống này đă tiến hóa như thế nào”.


    Mô h́nh cỗ máy phân tử của Tiên mao (Ảnh: Wikipedia)
    Tuy nhiên, tiên mao chỉ là một ví dụ về hàng ngàn cỗ máy phân tử được biết đến trong sinh học. Một dự án nghiên cứu tư nhân đă phát hiện hơn 250 cỗ máy phân tử có trong men vi sinh. Cựu chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, Bruce Alberts, đă viết một bài báo trên tạp chí Cell ca ngợi “tốc độ”, “sự gọn gàng”, “sự tinh tế”, “hoạt động có tổ chức cao” của những bộ máy phân tử “kỳ diệu” này.

    Bruce Alberts
    Bruce Michael Alberts is an American biochemist and the Chancellor’s Leadership Chair in Biochemistry and Biophysics for Science and Education at the University of California, San Francisco. He has done important work studying the protein complexes which enable chromosome replication when living cells divide.
    Ông giải thích điều ǵ thúc đẩy ông nói vậy:
    “Tại sao chúng ta gọi ‘các tổ hợp protein lớn đă được kết hợp lại’ là các cỗ máy cấp độ tế bào? Đúng thế, v́ như các cỗ máy phát minh bởi con người được dùng hiệu quả trong thế giới vĩ mô, các phần của cỗ máy đó phối hợp rất nhuần nhuyễn”.
    Nhà hóa sinh như Behe và những người khác tin rằng với các bộ phận tương tác và phối hợp nhuần nhuyễn, những cỗ máy này không thể đă tiến hóa từng bước theo kiểu Darwin.
    Nhưng không chỉ những cỗ máy nhiều phần vượt ra khỏi tầm giải thích của thuyết tiến hóa Darwin. Các phần protein tạo ra các cỗ máy này cũng sẽ cần nhiều đột biến đồng thời để phát sinh.

    Những thách thức với cơ chế Darwin
    Năm 2000 và 2004, nhà khoa học protein Douglas Axe đă công bố nghiên cứu thực nghiệm trên Journal of Molecular Biology về các kiểm tra độ nhạy đột biến mà ông thực hiện trên enzyme ở vi khuẩn. Enzyme là những chuỗi axit amin dài được gấp thành h́nh dạng ba chiều cụ thể, ổn định. Các thí nghiệm độ nhạy đột biến bắt đầu bằng cách đột biến các chuỗi axit amin của các protein đó, sau đó kiểm tra các protein đột biến để xác định xem chúng có thể gấp lại thành h́nh dạng ổn định và thực hiện tốt chức năng hay không. Nghiên cứu của Axe cho thấy số chuỗi axit amin tạo ra các protein ổn định là 1 trên 1074 chuỗi, phần lớn các chuỗi axit amin sẽ không tạo ra protein ổn định và do đó không thể hoạt động trong các sinh vật sống.

    Douglas Axe
    Douglas Axe, PhD, is the director of Biologic Institute, a non-profit research organization launched by Discovery Institute in Seattle.
    Do sự hiếm gặp trên, sẽ rất khó để các đột biến ngẫu nhiên biến một protein với một dạng gấp khúc và tiến hóa thành một dạng khác, mà không trải qua một giai đoạn phi chức năng nào. Thay v́ tiến hóa bằng “rất nhiều, liên tục, các sửa chữa nhỏ,” nhiều thay đổi sẽ cần xảy ra đồng thời để “t́m kiếm” các chuỗi axit amin có thể tạo ra protein chức năng. Trong bối cảnh đó, kết quả của Axe cho thấy rằng tỷ lệ các quá tŕnh Darwin tạo ra một nếp gấp protein chức năng bé hơn so với tỷ lệ ai đó nhắm mắt và bắn một mũi tên vào thiên hà Milky Way, bắn trúng một nguyên tử được chọn trước.
    Các protein thường tương tác với các phân tử khác thông qua sự “tâm đầu ư hợp” vừa vặn, nhưng những tương tác này thường đ̣i hỏi nhiều axit amin 'vừa đủ' trước khi chúng xảy ra. Năm 2004, Behe, cùng với nhà vật lư David Snoke của Đại học Pittsburgh, đă mô phỏng sự tiến hóa của Darwin về các tương tác protein-protein như vậy. Tính toán của Behe và Snoke cho thấy đối với các sinh vật đa bào, việc phát triển một tương tác protein-protein đơn giản có hai hoặc nhiều đột biến phát sinh có thể sẽ cần nhiều sinh vật và nhiều thế hệ hơn so với toàn bộ lịch sử Trái đất. Họ kết luận rằng “cơ chế sao chép và đột biến một đoạn gen sẽ không hiệu quả... bởi v́ rất ít loài đa bào đạt kích cỡ quần thể cần thiết”.

    David Snoke
    David W. Snoke is a physics professor at the University of Pittsburgh in the Department of Physics and Astronomy. In 2006 he was elected a Fellow of the American Physical Society "for his pioneering work on the experimental and theoretical understanding of dynamical optical processes in semiconductor systems."
    Bốn năm sau trong nỗ lực bác bỏ lập luận của Behe, các nhà sinh học Cornell Rick Durrett và Deena Schmidt đă kết thúc một cách dang dở và xác nhận Behe về cơ bản là chính xác. Sau khi tính toán khả năng xảy ra hai đột biến đồng thời phát sinh qua quá tŕnh tiến hóa của Darwin trong quần thể người, họ phát hiện ra rằng một sự kiện như vậy “sẽ mất trên 100 triệu năm”. Con người đă tách khỏi tổ tiên chung của họ với tinh tinh chỉ 6 triệu năm trước, họ cho rằng những sự kiện đột biến như vậy “rất khó xảy ra trong một khoảng thời gian như vậy”.
    Bây giờ một người bảo vệ thuyết Darwin có thể trả lời rằng những tính toán này chỉ đo lường sức mạnh của cơ chế Darwin trong các sinh vật đa bào nơi nó kém hiệu quả hơn v́ những sinh vật phức tạp hơn này có kích thước quần thể nhỏ hơn và thời gian thế hệ dài hơn so với các sinh vật nhân sơ đơn bào như vi khuẩn. Sự tiến hóa của Darwin, theo ghi chú của ông, có thể có kiểm nghiệm tốt hơn trong các sinh vật như vi khuẩn, chúng sinh sản nhanh hơn và có kích thước quần thể lớn hơn nhiều. Các nhà khoa học hoài nghi về thuyết tiến hóa của Darwin nhận thức được sự phản đối này và đă phát hiện ra rằng ngay cả trong các sinh vật tiến hóa nhanh hơn như vi khuẩn, tiến hóa Darwin vẫn phải đối mặt với những giới hạn lớn.
    Năm 2010, Douglas Axe đă công bố bằng chứng chỉ ra rằng mặc dù tỷ lệ đột biến cao và giả định áp dụng quá tŕnh Darwin, các thích ứng cấp độ phân tử đ̣i hỏi nhiều hơn sáu đột biến trước khi mang lại bất kỳ lợi thế sinh tồn nào sẽ cực kỳ khó xảy ra trong lịch sử Trái đất.
    Năm sau, Axe đă công bố nghiên cứu với nhà sinh vật học phát triển Ann Gauger liên quan đến các thí nghiệm để chuyển đổi một loại enzyme vi khuẩn thành một loại enzyme khác rất gần với loại kia - loại chuyển đổi mà các nhà tiến hóa tuyên bố có thể dễ dàng xảy ra. Trong trường hợp này, họ thấy rằng việc chuyển đổi sẽ yêu cầu tối thiểu ít nhất bảy thay đổi đồng thời, vượt quá giới hạn sáu đột biến mà Axe đă thiết lập trước đây là ranh giới của những ǵ tiến hóa của Darwin có thể đạt được ở cấp độ vi khuẩn. Bởi v́ việc chuyển đổi này được cho là tương đối đơn giản, nó cho thấy các chức năng sinh học phức tạp hơn sẽ đ̣i hỏi nhiều hơn sáu đột biến đồng thời để mang lại một chức năng mới.

    Ann Gauger
    Her research at Biologic Institute has focused on two areas: the limits of neo-Darwinism as a mechanism for change at the protein level, and evidence for the ...
    Trong các thí nghiệm khác do Gauger và nhà sinh vật học Ralph Seelke thuộc Đại học Wisconsin hướng dẫn, nhóm nghiên cứu của họ đă làm đứt găy một gen trong vi khuẩn E. coli cần thiết để tổng hợp axit amin tryptophan. Khi bộ gen của vi khuẩn bị phá vỡ chỉ ở một chỗ, các đột biến ngẫu nhiên có khả năng khắc phục lỗi gen. Nhưng ngay cả khi chỉ cần hai đột biến để khôi phục chức năng đầu, tiến hóa Darwin đă bị “mắc kẹt”, không có khả năng lấy lại chức năng đầy đủ ban đầu.

    Ralph Seelke
    Professor Emeritus, Biology

    Ảnh một nhóm vi khuẩn E.coli được phóng đại 10.000 lần. Mỗi vi khuẩn riêng lẻ có h́nh dạng thuôn dài. (Ảnh: Wikipedia)
    Những loại kết quả này cho thấy rằng thông tin cần thiết cho protein và enzyme hoạt động là quá lớn để có thể được tạo ra bởi các quá tŕnh của Darwin trên bất kỳ khoảng thời gian tiến hóa nào.

    Những hoài nghi về thuyết tiến hóa Darwin
    Không phải chỉ có tiến sĩ Axe, Gauger và Seelke là những nhà khoa học quan sát được sự hiếm có của các chuỗi axit amin tạo ra protein chức năng. Một cuốn sách giáo khoa sinh học cấp đại học nói rằng: “ngay cả một thay đổi nhỏ trong cấu trúc sơ cấp cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và khả năng hoạt động của protein”. Tương tự như vậy, nhà sinh vật học tiến hóa David S. Goodsell viết:
    “Chỉ có một tỉ lệ nhỏ các tổ hợp axit amin có thể tự gấp lại để h́nh thành một cấu trúc ổn định. Nếu bạn tạo ra một loại protein với một chuỗi axit amin ngẫu nhiên, rất có thể nó chỉ tạo thành một mớ hỗn độn khi được đặt trong nước”.
    Goodsell tiếp tục khẳng định rằng các tế bào đă hoàn thiện các chuỗi axit amin trong nhiều năm chọn lọc tiến hóa. Nhưng nếu tŕnh tự protein chức năng là hiếm, th́ có khả năng chọn lọc tự nhiên sẽ không thể lấy protein từ một chuỗi di truyền chức năng để biến thành một chuỗi chức năng khác mà không bị kẹt trong một số giai đoạn trung gian không có lợi hoặc sai cách.
    Nhà sinh vật học quá cố Lynn Margulis, một thành viên được kính trọng của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, đă từng nói rằng: “đột biến mới không tạo ra loài mới; chúng tạo ra thế hệ sau bị suy yếu”. Bà giải thích thêm trong một cuộc phỏng vấn năm 2011:

    Lynn Margulis
    Lynn Margulis was an American evolutionary theorist, biologist, science author, educator, and science popularizer, and was the primary modern proponent for the significance of symbiosis in evolution.
    “Các nhà khoa học Tân Darwin nói rằng các loài mới xuất hiện khi đột biến xảy ra và làm thay đổi một loài sinh vật. Tôi đă được dạy đi dạy lại rằng sự tích lũy của các đột biến ngẫu nhiên đă dẫn đến sự thay đổi tiến hóa - dẫn đến các loài mới. Tôi tin điều đó cho đến khi tôi phải đi t́m kiếm bằng chứng về nó”.
    Tương tự như vậy, cựu chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, Pierre-Paul Grasse, cho rằng “những đột biến có 'khả năng tạo dựng' rất hạn chế” bởi v́ “dù có tạo ra bao nhiêu đi chăng nữa, đột biến không tạo ra bất kỳ loại tiến hóa nào”.
    https://i.postimg.cc/PxzWsDHr/Pierre-Paul-Grass.jpg
    Pierre-Paul Grasse
    Pierre-Paul Grassé was a French zoologist, author of over 300 publications including the influential 52-volume Traité de Zoologie. He was an expert on termites and one of the last proponents of neo-Lamarckian evolution.
    Nhiều nhà khoa học khác cũng cảm thấy như vậy. Hơn 800 tiến sĩ đă kư một tuyên bố chung rằng họ đă “hoài nghi về khả năng đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể giải thích cho sự phức tạp của sự sống”. Thật vậy, hai nhà sinh học đă viết trong Annual Review of Genomics and Human Genetics: “Làm thế nào quá tŕnh đột biến không mong muốn, kết hợp với chọn lọc tự nhiên, đă dẫn đến việc tạo ra hàng ngàn protein mới với các chức năng được tối ưu hóa và cực kỳ đa dạng vẫn là một bí ẩn. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với hệ thống phân tử mà bao gồm nhiều bộ phận tương tác...”. Có lẽ nó sẽ ít bí ẩn hơn nếu lư thuyết có thể được mở rộng vượt ra ngoài cơ chế tiến hóa không định hướng như đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên để giải thích nguồn gốc của các chức năng sinh học phức tạp.

    Theo “Mười vấn đề lớn về khoa học của Thuyết tiến hóa” của Casey Luskin
    Thiện Căn (biên dịch)

  2. #132
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (4/8): “Chọn lọc tự nhiên” không thuyết phục

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...phuc-2374.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...en-ho-c_2.html


    Đă có một sai lầm khủng khiếp ở đâu đó. (Ảnh: Pixabay)

    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 4): “Chọn lọc tự nhiên” không thuyết phục
    Johny Nguyễn • 07:00, 19/11/19 • 473 lượt xem

    Ở kỳ trước, chúng ta đă biết rằng đột biến không thể tạo ra những đặc điểm phức tạp của các sinh vật sống trong một khoảng thời gian tiến hóa hợp lư. Đột biến chỉ là một phần của cơ chế tiến hóa theo Darwin, thêm vào đó c̣n có quá tŕnh chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên, thuyết tiến hóa Darwin không những thất bại trong việc giải thích sự xuất hiện của kẻ mạnh nhất thông qua các đột biến, mà c̣n gặp khó khăn khi chứng minh sự sống sót của kẻ mạnh nhất thông qua chọn lọc tự nhiên.

    Năm 2008, 16 nhà sinh vật học từ khắp nơi trên thế giới đă tập hợp tại Altenberg, Áo để thảo luận các vấn đề về mô h́nh tiến hóa tân Darwin hiện đại. Tạp chí Nature đă đưa tin về hội nghị “Altenberg 16”, trích dẫn lời các nhà khoa học hàng đầu như sau:
    - “Nguồn gốc các đôi cánh và cuộc xâm chiếm vùng đất. . . là những điều mà thuyết tiến hóa đă nói với chúng ta rất ít”.
    - “Bạn chưa thể bác bỏ lực chọn lọc trong tiến hóa di truyền. . . nhưng theo quan điểm của tôi th́ dạng thức tự b́nh ổn và hoàn thiện của các loài bắt nguồn từ các quá tŕnh khác”.
    - “Phép tổng hợp hiện đại đặc biệt tốt trong việc mô h́nh hóa sự sinh tồn của kẻ mạnh nhất, nhưng chưa đủ thuyết phục trong việc mô h́nh hóa sự xuất hiện của kẻ mạnh nhất”.

    Vấn đề 4: Chọn lọc tự nhiên gặp khó khăn trong việc phát huy các đặc điểm vượt trội trong quần thể
    Các nhà sinh học tiến hóa thường cho rằng một khi đột biến tạo ra một đặc điểm có lợi về chức năng, nó sẽ dễ dàng lan rộng (trở thành “phù hợp”) trong toàn bộ quần thể bằng cách chọn lọc tự nhiên. Ví dụ, hăy tưởng tượng một quần thể cáo lông nâu sống ở vùng tuyết. Một con cáo được sinh ra với một đột biến biến bộ lông của nó thành màu trắng, thay v́ màu nâu. Loài cáo này có lợi thế trong việc săn mồi và trốn thoát kẻ săn mồi, bởi v́ bộ lông trắng của nó cung cấp cho nó khả năng ngụy trang trong môi trường đầy tuyết. Con cáo trắng sống sót, truyền gen của nó cho con cái của chúng, chúng cũng rất giỏi trong việc sống sót và sinh sản. Theo thời gian, đặc điểm cáo lông trắng lan rộng khắp vùng.

    Một con hươu bị bạch tạng và trở thành hươu trắng do đột biến (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)
    Đây là cách mà nó được cho là cơ chế hoạt động - trên lư thuyết. Tuy nhiên, trong thế giới thực, việc chỉ tạo ra một đặc điểm có lợi về chức năng không đảm bảo nó sẽ tồn tại hoặc trở nên phù hợp. Ví dụ, điều ǵ sẽ xảy ra nếu t́nh cờ con cáo trắng vấp ngă, găy chân và bị kẻ săn mồi ăn thịt - nó không bao giờ truyền được gen của nó? Các lực ngẫu nhiên hoặc sự kiện ngẫu nhiên có thể ngăn chặn một đặc điểm lan tỏa sang quần thể, ngay cả khi nó mang lại lợi thế. Các lực ngẫu nhiên này được gọi chung dưới cái tên “trôi dạt di truyền”. Khi các nhà sinh học áp dụng toán học tính toán trong chọn lọc tự nhiên, họ thấy rằng trừ khi một đặc điểm mang lại lợi thế chọn lọc cực kỳ vượt trội, “trôi dạt di truyền” sẽ có xu hướng áp đảo lực chọn lọc và ngăn chặn sự thích nghi để đạt được chỗ đứng trong quần thể.
    Vấn đề này đă được một số nhà khoa học nghiên cứu về thuyết tiến hóa thừa nhận, những người hoài nghi về khả năng chọn lọc tự nhiên đă thúc đẩy quá tŕnh tiến hóa. Một trong những nhà khoa học đó là Michael Lynch, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Indiana, người viết rằng “sự trôi dạt di truyền ngẫu nhiên là một rào cản lớn đối với thuyết nâng cao sự tinh luyện/sàng lọc của các phân tử thông qua quá tŕnh thích nghi”. Ông cho rằng ảnh hưởng của trôi dạt di truyền là “khuyến khích sửa chữa các đột biến có hại nhẹ và không khuyến khích thúc đẩy các đột biến có lợi”. Tương tự như vậy, Eugene Koonin, một nhà khoa học hàng đầu tại National Institutes of Health, giải thích, trôi dạt di truyền dẫn đến “sự cân bằng ngẫu nhiên của những thay đổi trung tính hoặc thậm chí có hại”.

    Michael Lynch
    Michael Lynch is the Director of the Biodesign Institute for Mechanisms of Evolution at Arizona State University, Tempe, Arizona. He held a Distinguished Professorship of Evolution, Population Genetics and Genomics at Indiana University, Bloomington, Indiana.

    Eugene Koonin
    Eugene Viktorovich Koonin is a Russian-American biologist and Senior Investigator at the National Center for Biotechnology Information. He is a recognised expert in the field of evolutionary and computational biology.

    Những bộ phận dư thừa phức tạp
    Theo quan điểm của Lynch, có nhiều hệ thống tế bào hỗ trợ sinh tồn, nhưng lại là bộ phận dư thừa. Kết quả là, chúng phục vụ như các cơ chế sao lưu chỉ được sử dụng khi hệ thống chính hiệu quả cao bị lỗi. Bởi v́ chúng hiếm khi được sử dụng, các hệ thống này chỉ đôi khi được tiếp cận đến “sự chọn lọc". Tuy nhiên, các hệ thống này cũng có thể cực kỳ phức tạp và hiệu quả. Làm thế nào một hệ thống chỉ hiếm khi được sử dụng, hoặc chỉ thỉnh thoảng cần thiết, có thể phát triển đến mức độ phức tạp và hiệu quả cao như vậy? Sau khi quan sát “nhiều lớp” cơ chế tế bào phức tạp có liên quan đến các quá tŕnh như sao chép DNA, Lynch đặt ra một câu hỏi quan trọng:
    “Mặc dù các tuyến pḥng thủ phân lớp này là một lợi thế trong các trường hợp trọng yếu cho sức khỏe tế bào, tuy nhiên, bởi v́ sự xuất hiện đồng thời của tất cả các thành phần trong một hệ thống là chuyện khó tin, người ta đặt ra một số câu hỏi. Làm thế nào quá tŕnh chọn lọc có thể thúc đẩy việc thiết lập các lớp bổ sung cho cơ chế tăng cường phù hợp với môi trường, nếu các tuyến pḥng thủ chính đă được h́nh thành ở mức độ tinh xảo cao?”.

    Ruột thừa (Appendix) có chức năng là nguồn dự trữ vi khuẩn có ích cho tiêu hóa, theo nghiên cứu mới. (Ảnh: Pixabay)

    Lynch không tin rằng chọn lọc tự nhiên là đủ để giải thích sự h́nh thành của các loài. Trong một bài báo năm 2007 trong Proceedings of the U.S. National Academy of Sciences (Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ) có tựa đề là “Sự yếu đuối của các giả thuyết thích ứng về nguồn gốc của hệ thống sinh vật phức tạp”, ông đă giải thích với các nhà sinh học tiến hóa: “Liệu chọn lọc tự nhiên là một lực cần và đủ để giải thích sự xuất hiện của các đặc điểm di truyền và tế bào là trung tâm của việc h́nh thành các sinh vật phức tạp chưa?”.
    Sử dụng luận điểm tương tự, một bài báo trên tạp chí Theoretical Biology and Medical Modelling kết luận rằng: “Điều quan trọng đối với các nhà sinh học là phải đánh giá thực tế những ǵ chọn lọc có thể và không thể làm trong nhiều trường hợp. Sự chọn lọc có thể không cần thiết và không đủ để giải thích nhiều đặc điểm gen hoặc tế bào của các sinh vật phức tạp”. Lynch thể hiện quan điểm rơ ràng là: “Không có bằng chứng thực nghiệm hay lư thuyết thuyết phục nào cho thấy chọn lọc tự nhiên thúc đẩy sự phức tạp, tính mô đun, sự dư thừa hoặc các đặc điểm khác của quá tŕnh di truyền”.

    Johny Nguyễn (lược dịch)
    Theo “Mười vấn đề lớn về khoa học của Thuyết tiến hóa” của Casey Luskin

  3. #133
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (5/8): Không có những dạng sống “trung gian" giữa các loài

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...loai-2730.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...en-ho-c_3.html


    Thuyết tiến hóa không thể giải thích được sự xuất hiện đột ngột các loài trong Hồ sơ hóa thạch. (Ảnh: James St. John/Flickr)

    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 5): Không có những dạng sống “trung gian" giữa các loài
    Johny Nguyễn • 07:00, 22/11/19 • 376 lượt xem

    Hồ sơ hóa thạch từ lâu đă được xem như một vấn đề đối với lư thuyết tiến hóa. Trong Origin of Species (Nguồn gốc các loài), Darwin đă giải thích rằng lư thuyết của ông khiến ông tin rằng: “Số lượng các loài trung gian, đă từng tồn tại trên trái đất, [phải] thực sự rất lớn”. Nhưng, ông nhận ra rằng hồ sơ hóa thạch đă không ghi lại những dạng sống “trung gian” ấy, và ông đă hỏi: “Vậy tại sao trong cấu tạo địa chất và địa tầng không có nhiều các liên kết trung gian như vậy”?

    Câu trả lời của Darwin cho thấy bản chất mong manh của các bằng chứng cho thuyết của ông: “Địa chất học chắc chắn không đưa ra chuỗi hệ thống phân lớp tinh vi như vậy; và điều này, có lẽ, là sự phản đối rơ ràng và nghiêm trọng nhất đối với lư thuyết của tôi”.

    Vấn đề 5: Sự xuất hiện đột ngột các loài trong Hồ sơ hóa thạch không hỗ trợ Thuyết tiến hóa của Darwin
    Ngày nay, khoảng 150 năm sau, trong số hàng ngàn loài được biết đến từ hồ sơ hóa thạch, chỉ một phần nhỏ được tuyên bố là “ứng cử viên” cho các h́nh thức trung gian của Darwin. Bằng chứng hóa thạch cho các trung gian tiến hóa nói chung c̣n thiếu. Nhà cổ sinh vật học tiến hóa Stephen Jay Gould thừa nhận: “Sự vắng mặt các bằng chứng hóa thạch cho các giai đoạn trung gian giữa các thời kỳ tiến hoá trong thiết kế hữu cơ của các loài, mà bản chất là chúng ta không đủ sức, kể cả việc tưởng tượng, để xây dựng nên các trung gian chức năng đó, đă là một vấn đề dai dẳng gây tranh căi đối với tính ‘dần dần’ của thuyết tiến hoá”.

    Stephen Jay Gould
    Stephen Jay Gould was an American paleontologist, evolutionary biologist, and historian of science. He was also one of the most influential and widely read authors of popular science of his generation.
    Darwin đă cố gắng bảo vệ lư thuyết tiến hóa dần dần của ḿnh bằng cách nhấn mạnh: các hóa thạch trung gian không được t́m thấy bởi v́ “sự không hoàn hảo của hồ sơ địa chất”. Thậm chí Gould c̣n chỉ ra, lập luận của Darwin rằng hồ sơ hóa thạch không hoàn hảo “tiếp tục duy tŕ như một lối thoát tốt nhất cho đa số các nhà cổ sinh vật học để tránh khỏi bối rối khi nó thể hiện rất ít bằng chứng của việc tiến hóa trực tiếp”. Nhưng trong vài thập kỷ qua, việc bào chữa này đă mất uy tín.

    Dấu hiệu của sự bùng nổ
    Việc nhận ra hồ sơ hóa thạch thực tế không phải không đầy đủ đă buộc các nhà sinh học tiến hóa phải chấp nhận rằng: hồ sơ này đă chỉ ra dấu hiệu và khuynh hướng của sự bùng nổ đột ngột, mà không phải sự tiến hóa dần dần của các sinh vật sống. Một quyển sách giáo khoa sinh học giải thích điều này như sau:
    “Nhiều loài hầu như không thay đổi trong hàng triệu năm, sau đó đột nhiên biến mất và được thay thế bằng một lớp hoàn toàn khác, nhưng có liên quan. Hơn nữa, hầu hết các nhóm động vật chính xuất hiện đột ngột trong hồ sơ hóa thạch, được h́nh thành đầy đủ; và chưa ai phát hiện ra hóa thạch chứng tỏ h́nh thức quá độ từ nhóm tổ tiên của chúng”.
    Minh chứng nổi tiếng nhất về sự xuất hiện đột ngột là sự bùng nổ kỷ Cambri, thời kỳ gần như tất cả các loài động vật sống chính đều xuất hiện. Một cuốn sách về sinh học không xương sống giải thích điều này như sau:
    “Hầu hết các nhóm động vật trong hồ sơ hóa thạch xuất hiện lần đầu tiên, ’h́nh thành hoàn toàn” và được xác định là thuộc về cùng một ngành, ở kỷ Cambri, khoảng 550 triệu năm trước. Chúng bao gồm các loại giải phẫu học phức tạp và đặc biệt như trilobites (bọ ba thùy), echinoderms (ngành da gai), brachiepads (động vật biển hai mảnh), động vật thân mềm và chordates (động vật có dây sống). Do đó, hồ sơ hóa thạch không giúp ích ǵ về mặt nguồn gốc và sự đa dạng ban đầu của các hệ động vật khác nhau”.

    Các loài động vật chính xuất hiện đột ngột vào kỷ Cambri (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)

    Nhưng vụ bùng nổ Cambri hoàn toàn không phải là vụ bùng nổ duy nhất của sự sống được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch. Liên quan đến nguồn gốc của các nhóm cá chính, nhà địa chất học nguyên thuộc Đại học Columbia Arthur Strahler viết rằng: “Đây là một cơ sở cho lời cáo buộc của các nhà khoa học theo chủ nghĩa Sáng tạo (Creationist - đối lập với các nhà khoa học theo chủ nghĩa tiến hoá Revolutionist), mà khiến các nhà cổ sinh vật học chỉ biết cùng đưa ra một lời biện hộ vô tội”.

    Arthur Strahler
    Arthur Newell Strahler was a geoscience professor at Columbia University who in 1952 developed the Strahler Stream Order system for classifying streams according to the power of their tributaries. Strahler was largely responsible for the shift from qualitative to quantitative geomorphology during the mid 20th century.
    Một bài trong tạp chí Annual Review of Ecology and Systematics giải thích rằng nguồn gốc của thực vật trên đất liền “là tương đương 'vụ nổ' Cambri của hệ động vật biển trên cạn”. Về nguồn gốc của thực vật hạt kín (thực vật có hoa), các nhà cổ sinh vật học đă phát hiện ra một “vụ nở rộ” tương tự. Như một bài báo viết:
    “Mặc dù có nhiều nghiên cứu và phân tích các nguồn dữ liệu khác nhau (ví dụ: hồ sơ hóa thạch và phân tích phát sinh chủng loại học bằng cách sử dụng các đặc trưng phân tử và h́nh thái học), nguồn gốc của thực vật hạt kín vẫn chưa rơ ràng. Thực vật hạt kín xuất hiện khá đột ngột trong hồ sơ hóa thạch, không có tổ tiên rơ ràng trong khoảng thời gian 80-90 triệu năm trước khi chúng xuất hiện”.
    Theo cách tương tự, nhiều hệ động vật có vú xuất hiện một cách bùng nổ. Niles Eldredge giải thích: “Có rất nhiều khoảng trống: không có các h́nh thức 'chuyển tiếp' trung gian dần dần giữa các loài, mà c̣n giữa các nhóm lớn hơn - giữa các hệ của động vật ăn thịt hoặc phân hệ động vật có vú”. Cũng lại có một vụ bùng nổ các loài chim, với các nhóm chim chính xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn.

    Nguồn gốc con người và Hồ sơ hóa thạch
    Thật vậy, công chúng thường nghe rằng có những hóa thạch ghi lại quá tŕnh tiến hóa của con người từ tiền thân giống vượn, nhưng nh́n kỹ hơn vào tài liệu kỹ thuật, ta sẽ thấy một câu chuyện khác. Hóa thạch Hominid thường rơi vào một trong hai nhóm: loài giống vượn và loài giống người, với khoảng cách lớn, không có cầu nối giữa chúng. Năm 2004, nhà sinh vật học tiến hóa nổi tiếng Ernst Mayr đă nhận ra sự xuất hiện đột ngột của con người:
    “Hóa thạch sớm nhất của Homo, Homo rudolfensis (người hóa thạch t́m thấy ở châu Phi) và Homo erectus (người hóa thạch t́m thấy ở châu Á), được tách ra khỏi Australopithecus (người vượn phương Nam ở châu Úc) bởi một khoảng cách lớn, không có cầu nối trung gian. Chúng ta sẽ giải thích sự nhảy vọt đột ngột này thế nào? Không có bất kỳ hóa thạch nào đóng vai tṛ là các liên kết bị mất, chúng ta phải quay lại với phương pháp khoa học lịch sử được tôn vinh theo thời gian: xây dựng một câu chuyện lịch sử”.

    Australopithecus afarensis giống vượn (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)

    Homo erectus giống người, bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Ann Arbor, Michigan (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)

    Trước những bằng chứng như vậy, một bài báo trên tạp chí Journal of Molecular Biology and Evolution đă gọi sự xuất hiện của Homo sapiens (loài người hiện nay) là “một cuộc cách mạng di truyền”, trong đó không có các loài vượn người phương Nam (australopithecine) như trung gian chuyển tiếp. Các nhà cổ sinh vật học Đại học Harvard là Daniel E. Lieberman, David R. Pilbeam và Richard W. Wrangham cũng xác nhận việc thiếu bằng chứng hóa thạch trung gian trong các giả thuyết của Darwin: “Mặc dù chúng tôi thiếu nhiều chi tiết chính xác khi nào, bao giờ và ở đâu đă xảy ra thời kỳ quá độ từ Australopithecus sang Homo, chúng tôi có đủ dữ liệu từ trước và sau thời kỳ quá độ để đưa ra một số suy luận về bản chất chung của những thay đổi quan trọng đă xảy ra”.
    Nói cách khác, hồ sơ hóa thạch cung cấp các loài australopithecines giống như vượn (trước) và Homo giống như con người (sau), nhưng không hóa thạch nào ghi lại thời kỳ quá độ giữa chúng. V́ không có bằng chứng trung gian, họ đă “suy luận” về sự quá độ hoàn toàn dựa trên giả định về thuyết tiến hóa của Darwin. Một nhà b́nh luận đă đề xuất bằng chứng về “lư thuyết vụ nổ lớn” cho sự xuất hiện của giống Homo chúng ta. Điều này đă bác bỏ tính thuyết phục của thuyết tiến hoá về nguồn gốc con người.
    Thay v́ ủng hộ sự tiến hóa dần dần của Darwin, lịch sử của sự sống cho thấy một mô h́nh bùng nổ các dạng hóa thạch mới xuất hiện mà không có tiền thân tiến hóa rơ ràng. Nhà nhân chủng học tiến hóa Jeffrey Schwartz tóm tắt vấn đề:
    “Chúng ta vẫn c̣n ch́m trong bóng tối về nguồn gốc của hầu hết các nhóm sinh vật chính. Chúng xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch giống như Athena đă chui ra từ trong đầu của Thần Zeus - bùng nổ và háo hức, trái ngược với Darwin miêu tả về sự tiến hóa là kết quả do sự tích lũy dần dần của vô số biến thể siêu nhỏ. . .”

    Ảnh đầu bài: James St. John / Flickr
    Johny Nguyễn (biên dịch)
    Theo “Mười vấn đề lớn về khoa học của Thuyết tiến hóa” của Casey Luskin

  4. #134
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (6/8): Mô h́nh “cây phả hệ” không đúng

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...dung-2924.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...en-ho-c_4.html


    Phân giải tŕnh tự gen từ ba dạng cơ bản của sự sống - bacteria (vi khuẩn), archaea (vi khuẩn cổ) và eukarya (sinh vật nhân khuẩn) - cho thấy các nhóm sự sống cơ bản không theo mô h́nh giống như cây này. (Ảnh: Wikipedia)

    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 6): Mô h́nh “cây phả hệ” không đúng
    Johny Nguyễn • 06:00, 25/11/19 • 272 lượt xem

    Việc không t́m thấy bằng chứng hoá thạch trung gian giữa các loài và sự xuất hiện đột ngột của nhiều nhóm sinh vật chính, từ thực vật đến động vật đến con người đă đặt ra một thách thức lớn đối với thuyết tiến hoá. Darwin cho rằng: “tất cả các loài động vật đều liên quan đến nhau thông qua một tổ tiên chung”. Liệu quan điểm ấy có chính xác?

    Khi hóa thạch thất bại trong việc chứng minh động vật tiến hóa từ một tổ tiên chung, các nhà khoa học tiến hóa đă chuyển sang một loại bằng chứng khác - dữ liệu chuỗi DNA - để giải thích về “cây phát sinh sự sống”.
    Vào những năm 1960, khoảng thời gian lần đầu tiên biết đến mă di truyền, các nhà sinh hóa học Émile Zuckerkandl và Linus Pauling đă đưa ra giả thuyết sử dụng chuỗi DNA để tạo ra cây tiến hóa - những cây phù hợp với những đặc điểm h́nh thái học hoặc giải phẫu - với mục đích cung cấp “bằng chứng đơn giản thích hợp nhất về thực tế của tiến hóa vĩ mô”. Họ đă bắt đầu nỗ lực hàng thập kỷ nghiên cứu phân giải tŕnh tự gen của nhiều sinh vật và xây dựng “phân tử” dựa trên các cây tiến hóa (cây phả hệ). Mục tiêu cuối cùng là lập một “cây phát sinh sự sống”, chứng minh rằng tất cả các sinh vật sống có liên quan thông qua tổ tiên chung.

    Émile Zuckerkandl
    Émile Zuckerkandl was an Austrian-born French biologist considered one of the founders of the field of molecular evolution. He is best known for introducing, with Linus Pauling, the concept of the "molecular clock", which enabled the neutral theory of molecular evolution.

    Linus Pauling
    Linus Carl Pauling was an American chemical engineer, chemist, biochemist, peace activist, author, and educator. He published more than 1,200 papers and books, of which about 850 dealt with scientific topics.

    Giả thuyết chính
    Logic căn bản để xây dựng cây phân tử là tương đối đơn giản. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu chọn một gen, hoặc một bộ gen được t́m thấy trên nhiều sinh vật. Tiếp theo, họ phân tích những gen đó để xác định tŕnh tự nucleotide của chúng, sau đó so sánh tŕnh tự gen của các sinh vật khác nhau. Cuối cùng, xây dựng một cây tiến hóa dựa trên nguyên tắc tŕnh tự nucleotide càng giống nhau th́ loài càng liên quan chặt chẽ với nhau. Một bài báo trên tạp chí Biological Theory (Lư thuyết sinh học) giải thích như sau:
    “Phương pháp hệ thống phân tử (phần lớn) dựa trên giả định được thiết lập lần đầu tiên bởi Zuckerkandl và Pauling (1962) rằng: mức độ tương đồng giữa các sinh vật phản ánh mối liên hệ giữa chúng”.
    Giả thuyết này cơ bản là cụ thể hoá lư thuyết về tổ tiên chung. Tuy nhiên, chúng ta cần nh́n nhận rơ rằng nó dựa trên một giả định khác: sự tương đồng di truyền giữa các loài khác nhau nhất thiết là kết quả từ tổ tiên chung.
    Khi tư duy trong phạm vi cơ chế tiến hoá của Darwin, các nhà khoa học đặt ra những giả định này một cách tự nhiên. Như bài báo trong tờ Biological Theory đă giải thích, giả định chính về ‘cây phân tử’ xuất phát từ mục tiêu giải thích sự tương đồng phân tử (hoặc bất tương đồng phân tử) giữa các phân loài trong bối cảnh của mô h́nh tiến hóa dần dần và tiếp nối của Darwin. Họ công nhận giả thuyết đó để xây dựng một cây phả hệ. Nhưng nếu thuyết tiến hóa của Darwin là đúng, việc xây dựng cây phả hệ bằng các tŕnh tự phân tử khác nhau sẽ cho thấy một xu hướng hợp lư thống nhất giữa các gen hoặc tŕnh tự gen khác nhau. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy.

    Vấn đề 6: Sinh học phân tử đă thất bại trong việc “trồng” một “cây phát sinh sự sống”

    Xung đột trong nền tảng của cây phát sinh sự sống
    Vấn đề đầu tiên nảy sinh khi các nhà sinh học phân tử phân giải tŕnh tự gen từ ba dạng cơ bản của sự sống - bacteria (vi khuẩn), archaea (vi khuẩn cổ) và eukarya (sinh vật nhân khuẩn). Những gen đó không cho phép các nhóm sự sống cơ bản này đem lại kết quả phân giải thành một mô h́nh giống như cây. Vào năm 2009, tạp chí New Scientist đă xuất bản một bài có tựa đề “Tại sao Darwin lại sai lầm về cây phát sinh sự sống”, trong đó giải thích về thách thức này như sau:
    “Các vấn đề bắt đầu vào đầu những năm 1990 khi chúng ta có thể phân giải các gen vi khuẩn và vi khuẩn cổ thay v́ chỉ RNA. Mọi người đều mong đợi các chuỗi DNA có tŕnh tự giống cây RNA, đôi khi nó đúng, nhưng, điều quan trọng là đôi khi chúng lại không đúng. Ví dụ, RNA cho kết quả là loài A có liên quan chặt chẽ hơn với loài B so với loài C, nhưng phân tích DNA cho kết quả ngược lại”.

    Phân tích các chuỗi RNA và DNA đôi khi cho kết quả không đúng (Ảnh: Wikipedia)
    Kết quả trên được nhà sinh hóa học W. Ford Doolittle giải thích: “Các nhà nghiên cứu phát sinh chủng loại phân tử sẽ không t́m thấy 'cây thật', không phải v́ phương pháp của họ không đầy đủ hoặc v́ họ đă chọn sai gen, mà bởi v́ lịch sử của sự sống không thể được miêu tả như sơ đồ cây”. Tạp chí New Scientist nói rằng: “Từ lâu, chén thánh được dùng để xây dựng một cây phát sinh sự sống... Nhưng ngày nay, dự án đó bị phá thành từng mảnh bởi sự tấn công bằng các bằng chứng tiêu cực”.

    Nhiều nhà tiến hóa đôi khi bao biện rằng những vấn đề này chỉ phát sinh khi nghiên cứu các vi sinh vật như vi khuẩn - những sinh vật có thể hoán đổi gen thông qua một quá tŕnh gọi là “chuyển gen ngang”, do đó làm rối loạn tín hiệu của các thuộc tính tiến hóa. Tuy nhiên lập luận này không hoàn toàn đúng, v́ cây phát sinh sự sống bị thách thức ngay cả với các sinh vật bậc cao nơi không thường xuyên xảy ra việc hoán đổi gen. Carl Woese, người tiên phong của phân loại học phân tử tiến hóa, cho biết:
    “Sự không phù hợp phát sinh chủng loại gen xảy ra ở khắp nơi trong cây chung này, từ gốc đến các nhánh chính, từ trong phạm vi hay giữa các loài khác nhau cho đến việc tự h́nh thành nên các nhóm loài chính”.
    Tương tự như vậy, một bài trên Tạp chí New Scientist chỉ ra một nghiên cứu “cho thấy sự tiến hóa của động vật và thực vật cũng không phát triển chính xác theo sơ đồ cây”. Bài báo mô tả quá tŕnh xảy ra khi nhà vi trùng học Michael Syvanen cố gắng tạo ra một cây tiến hóa bằng cách sử dụng 2.000 gen từ một nhóm động vật đa dạng:

    Michael Syvanen
    Books: Bacteria, Plasmids, and Phages: An Introduction to Molecular Biology
    “Ông ấy đă thất bại. Vấn đề là các gen khác nhau đă cho ra những câu chuyện tiến hóa mâu thuẫn nhau, ... các gen đă gửi những tín hiệu hỗn loạn .... Khoảng 50% gen có lịch sử tiến hóa thế này và 50% có lịch sử tiến hóa khác”.
    Dữ liệu rất khó phân giải thành sơ đồ cây khiến Syvanen phải thừa nhận: “Kết quả của chúng tôi đă phá hủy cây phát sinh sự sống”. Nhiều bài báo khác nghiên cứu về đề tài này cũng nhận ra vấn đề tương tự.

    Xung đột tại các nhánh cây
    Một bài báo năm 2009 trên tờ Trends in Ecology and Evolution đề cập:
    “Thách thức chủ yếu đối với việc hợp nhất số lượng dữ liệu lớn để suy luận xây dựng cây phả hệ của các loài chính là: một lịch sử phả hệ chứa nhiều mâu thuẫn thường tồn tại ở các loại gen khác nhau trong bộ gen”. Tương tự, một bài trên tờ Genome Research đă nghiên cứu các chuỗi DNA của các nhóm động vật khác nhau và phát hiện ra rằng: “các protein khác nhau tạo ra các cây phả hệ khác nhau”. Một bài báo tháng 6 năm 2012 trên tạp chí Nature đă viết: các chuỗi RNA ngắn gọi là microRNA “đang phá tan ư tưởng truyền thống về cây phả hệ của động vật”.
    Nhà nghiên cứu sinh học Kevin Peterson, Dartmouth, người nghiên cứu về microRNA đă than thở: “Tôi đă xem xét hàng ngàn gen microRNA và tôi không thể t́m thấy một ví dụ nào có thể hỗ trợ cây phả hệ truyền thống”. Từ đó, theo bài báo, microRNA mang lại “một sơ đồ cơ bản khác cho động vật có vú: một sơ đồ sắp xếp con người gần gũi với voi hơn so với loài gặm nhấm. Peterson nói một cách thẳng thắn: “Các microRNA là không rơ ràng..., nó cho một cây hoàn toàn khác với những ǵ mọi người muốn”.

    Xung đột giữa các cây sự sống xây dựng trên cơ sở phân tử học và h́nh thái học
    Không phải tất cả các cây phả hệ đều được xây dựng bằng cách so sánh các phân tử DNA từ các loài khác nhau. Nhiều cây dựa trên việc so sánh h́nh dạng, cấu trúc và sơ đồ cơ thể của các sinh vật - c̣n được gọi là h́nh thái học. Nhưng các xung đột giữa cây dựa trên phân tử và cây dựa trên h́nh thái học cũng rất phổ biến.
    Một bài báo năm 2012 nghiên cứu về các đặc tính của dơi đă cho thấy rơ điều này: “Sự không thống nhất trong phát sinh chủng loại học (phylogeny) trên cơ sở các phân tích h́nh thái học và phân tử học, và trong các tŕnh tự sắp xếp phân tử khác nhau trở nên phổ biến khi mở rộng dữ liệu nghiên cứu trên cả hai khía cạnh là đặc tính và loài”. Đây không phải là nghiên cứu duy nhất gặp phải kết quả xung đột giữa các cây phả hệ dựa trên DNA và các cây phả hệ dựa trên đặc điểm giải phẫu hoặc h́nh thái học.
    Sách giáo khoa hiện nay thường khẳng định ḍng dơi chung bằng cách sử dụng ví dụ về cây động vật dựa trên enzyme cytochrom c, bởi nó phù hợp với cây tiến hóa xây dựng dựa trên h́nh thái học. Tuy nhiên, sách giáo khoa hiếm khi đề cập rằng cây phả hệ dựa trên một loại enzyme khác, cytochrom b, th́ lại hoàn toàn xung đột với cây tiến hóa tiêu chuẩn. Như một bài viết trong Trends in Ecology and Evolution đă chỉ ra:
    “Gen cytochrom b ty thể ám chỉ. . . một kiểu phát sinh loài vô lư của động vật có vú, bất kể phương pháp xây dựng cây như thế nào. Mèo và cá voi rơi vào loài linh trưởng, cùng nhóm với simian (khỉ và vượn) và strepsirhines (vượn cáo, vượn mắt to đuôi dài và cu ly) loại trừ loài khỉ lùn tarsiers. Cytochrom b có lẽ là gen phổ biến nhất ở động vật có xương sống, kết quả đáng ngạc nhiên này thậm chí c̣n gây bối rối hơn”.


    Cây phả hệ dựa trên cytochrom b hoàn toàn xung đột với cây tiến hóa tiêu chuẩn dựa trên cytochrom c (Ảnh: Wikipedia)
    Cuối cùng, một nghiên cứu được công bố trên Science năm 2005 đă sử dụng gen để xây dựng lại các đặc tính chung của hệ động vật, nhưng kết luận rằng,
    “mặc dù chúng ta có khối lượng dữ liệu lớn và phân tích các phân nhóm với độ rộng cao, vẫn chưa thể giải quyết các đặc tính chung của hầu hết các loài động vật”.
    Năm sau, các tác giả này đă xuất bản một bài báo khoa học có tựa đề “Các bụi cây trong Cây phát sinh sự sống”, và đưa ra kết luận đáng chú ư: “Phần lớn các gen đơn lẻ sản sinh ra các loài có chất lượng thấp”, và quan sát thấy một nghiên cứu “đă bỏ qua 35% các gen đơn lẻ từ ma trận dữ liệu của họ, bởi v́ các gen đó đă sản sinh ra các loài có trí khôn dưới b́nh thường”.
    Bài báo lưu ư rằng: “Một số phần quan trọng nhất định của [cây phát sinh sự sống] có thể rất khó giải quyết, bất kể số lượng dữ liệu là bao nhiêu… Việc liên tục phát hiện ra các nhánh (bụi cây) không được giải quyết đă buộc chúng ta phải đánh giá lại hàng loạt các giả định về phân loại học phân tử”.
    Thật không may, một giả thuyết mà các nhà sinh vật học tiến hóa không muốn đánh giá lại chính là giả thuyết khẳng định các loài có tổ tiên chung. Từ đó, thu hút vô số tranh luận trong giới học thuật - chuyển gen ngang, đột biến loài, tiến hóa đột biến, tốc độ tiến hóa khác nhau, lư thuyết hợp chập, lấy mẫu không đầy đủ, phương pháp sai sót và tiến hóa hội tụ - để giải thích các dữ liệu bất tiện, không phù hợp với mô h́nh cây đă được giả định. Như một bài báo năm 2012 đă khẳng định
    “Xung đột phát sinh gen là phổ biến, và thường là thông lệ hơn thay v́ ngoại lệ”.
    Cuối cùng, giấc mơ dữ liệu chuỗi DNA sẽ chứng minh và xây dựng một cây phát sinh sự sống đă thất bại.

    Johny Nguyễn (biên dịch)
    Theo “Mười vấn đề lớn về khoa học của Thuyết tiến hóa” của Casey Luskin

  5. #135
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (7/8): Trái đất tṛn, nhưng thuyết về tổ tiên chung th́ sai

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...-sai-2984.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...en-ho-c_5.html


    Tất cả các sinh vật không có mối quan hệ di truyền giữa chúng. (Ảnh: JW.ORG)

    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 7): Trái đất tṛn, nhưng thuyết về tổ tiên chung th́ sai
    Ánh Dương • 06:00, 26/11/19 • 1005 lượt xem

    Trong Vấn đề 6, chúng ta đă biết, giả thuyết chính xây dựng cây phả hệ là: sự giống nhau về sinh học là kết quả của tổ tiên chung. Nhưng các nhà sinh học tiến hóa phải đối mặt với vấn đề về mâu thuẫn trong cây tiến hóa. Sự giống nhau về sinh học thường xuất hiện ở những nơi không như lư thuyết ḍng dơi chung dự đoán. Nói cách khác, mọi người đều nhận ra rằng lư thuyết tổ tiên chung không thể giải thích được sự tương đồng sinh học thường xuất hiện ở các loài. Điều này có nghĩa là giả thuyết chính đă thất bại.

    Vấn đề 7: Tiến hóa hội tụ thách thức chủ nghĩa Darwin và phá vỡ logic về tổ tiên chung
    Ở phần cuối của Vấn đề 6, chúng ta thấy rằng khi các nhà sinh học không thể xây dựng được cây phả hệ, họ thường bao biện bằng những quá tŕnh khác khiến cho số liệu không khớp với mô h́nh cây. Một trong những cách chống chế đó là khái niệm tiến hóa hội tụ, trong đó các sinh vật có được những đặc điểm giống nhau một cách độc lập, thuộc các ḍng dơi riêng và không thông qua sự kế thừa từ một tổ tiên chung. Bất cứ khi nào các nhà sinh học tiến hóa phải dùng đến thuyết tiến hóa hội tụ, họ đang ngầm thừa nhận sự thất bại của giả thuyết chính và sự bất khả thi trong việc t́m dữ liệu chứng minh mô h́nh cây.

    Tiến hóa hội tụ
    Một bài báo trên tờ Journal of Molecular Evolution đă phát hiện sự phát sinh chủng loài dựa trên phân tử khác biệt hẳn với phát sinh chủng loài ở các nhóm động vật có vú chính được xây dựng trước đây. Sự bất thường này “không phải do lỗi ngẫu nhiên, mà là do tiến hóa hội tụ hoặc tiến hóa song song”. Tiến hóa hội tụ là sự tiến hóa: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiến_hóa một cách độc lập để h́nh thành nên các đặc điểm tương tự ở các loài thuộc ḍng dơi, họ hàng khác nhau.

    Ba loài thú có họ hàng khác nhau nhưng đă tiến hóa hội tụ và có ngoại h́nh gần giống nhau (Ảnh: Wikipedia/public domain)

    Một nghiên cứu trong Proceedings of the U.S. National Academy of Sciences giải thích rằng khi các nhà sinh học sử dụng DNA ty thể (mtDNA) để xây dựng một cây phả hệ cho các nhóm chim chính, kết quả t́m thấy khác hẳn với các quan niệm truyền thống về đặc tính các loài chim. Họ thậm chí c̣n t́m thấy sự tương đồng “hội tụ” giữa một số mtDNA của chim và mtDNA của các loài khác xa như rắn và thằn lằn. Bài báo cho thấy mtDNA của chim đă trải qua “nhiều nguồn gốc độc lập”. Với nghiên cứu này, họ đề xuất
    “nhiều nguồn gốc độc lập cho một trật tự gen mtDNA riêng biệt giữa các loài chim khác nhau”.
    Một bài báo năm 2005 trong tờ Nature Immunology đă quan sát thấy thực vật và động vật có một tổ chức sinh hóa của hệ thống miễn dịch bẩm sinh tương ứng rất giống nhau, nhưng tổ tiên chung của chúng không có hệ thống miễn dịch này:
    “Mặc dù các nhà khoa học chấp nhận rằng hệ miễn dịch của thực vật và động vật sẽ có chung ít nhất một số nguồn gốc tiến hóa, nhưng dữ liệu thực tế đă bác bỏ kết luận đó. Tuy nhiên, ở các động vật đa bào vẫn có một số tương đồng trong khả năng miễn dịch bẩm sinh”.
    Theo bài báo, ḍng dơi chung không thể giải thích được những hệ thống giống nhau bất ngờ này, “đó là một dấu hiệu về nguồn gốc tiến hóa độc lập ở thực vật và động vật”. Do đó, họ buộc phải kết luận: “sự tiến hóa hội tụ của hệ thống miễn dịch bẩm sinh” có tính thuyết phục.
    Một ví dụ nổi tiếng khác về tiến hóa hội tụ là khả năng định vị bằng tiếng vang của dơi và cá voi, mặc dù tổ tiên chung xa xôi của chúng không có đặc điểm này. Các nhà sinh vật học tiến hóa từ lâu đă tin rằng đây là một trường hợp hội tụ h́nh thái học, nhưng một bài báo trên tờ Current Biology giải thích rằng khả năng định vị bằng tiếng vang ở dơi và cá voi có liên quan đến hội tụ di truyền:
    “Chỉ có loài dơi bé và cá voi có răng mới có khả năng định vị bằng tiếng vang tinh vi như vậy, đó là bản năng không thể thiếu để định hướng và t́m kiếm thức ăn của chúng. Mặc dù khả năng định vị bằng tiếng vang của dơi và cá voi có nguồn gốc độc lập và khác nhau đáng kể ở nhiều khía cạnh, ở đây chúng tôi đưa ra phát hiện đáng ngạc nhiên rằng cá heo mũi chai, cá voi có răng, sẽ nhóm với loài dơi bé trong cây phả hệ xây dựng dựa trên tŕnh tự protein mă hóa bởi gen thính giác Prestin”.
    Tương tự, năm 2010, một bài báo trong tạp chí Trends in Genetics đă t́m ra
    “sự tiến hóa lặp đi lặp lại của các đặc điểm thích nghi bao gồm: mắt phức hợp, định vị bằng tiếng vang của dơi và cá heo, thay đổi sắc tố da ở động vật có xương sống, sự bắt chước ở các loài bướm để cải trang tự vệ, sự cùng quay về một hướng của một số loài hoa ở hệ thực vật và sự tiến hóa độc lập đa dạng của các đặc tính protein đặc biệt”.
    Nhà hóa sinh và hoài nghi Darwin, Fazle Rana đă xem xét tài liệu kỹ thuật và ghi nhận hơn 100 trường hợp tiến hóa di truyền hội tụ. Mỗi trường hợp cho thấy một ví dụ về sự giống nhau về mặt sinh học - ngay cả ở cấp độ di truyền - không phải là kết quả của sự di truyền từ tổ tiên chung. Vậy, tại sao giả thuyết chính về việc xây dựng cây phả hệ lại cho rằng sự tương đồng sinh học đưa đến sự kế thừa từ một tổ tiên chung? Với rất nhiều trường hợp ngoại lệ cho nguyên tắc tiến hóa theo h́nh thức cây phả hệ, người ta phải tự hỏi liệu chính nguyên tắc đó có thực xứng đáng như vậy không.

    Vấn đề 8: Sự khác biệt về quá tŕnh phát triển phôi của động vật có xương sống mâu thuẫn với giả thuyết về tổ tiên chung

    Các nhà sinh học tiến hóa coi mô h́nh phát triển của phôi động vật có xương sống là bằng chứng mạnh mẽ cho thuyết tổ tiên chung. Sách giáo khoa sinh học thường mô tả phôi của các nhóm động vật có xương sống khác nhau phát triển rất giống nhau ở giai đoạn đầu, chứng tỏ chúng có tổ tiên chung. Tuy nhiên, những tuyên bố đó đă phóng đại mức độ giống nhau ở giai đoạn phát triển đầu của phôi động vật có xương sống.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các loài cả ở giai đoạn đầu và cuối trong quá tŕnh phát triển phôi. (Ảnh minh họa: Wikipedia)

    Các nhà sinh vật học điều tra những câu hỏi này đă t́m thấy sự thay đổi đáng kể giữa các phôi động vật có xương sống từ giai đoạn sớm nhất, trái ngược với những mong đợi giả thuyết về tổ tiên chung. Như một bài báo trên tờ Nature đă viết: “Đối nghịch với những kỳ vọng vào giai đoạn đầu tiên h́nh thành phôi, nhiều nghiên cứu đă cho thấy thường có sự khác biệt lớn giữa các loài liên quan cả ở giai đoạn đầu và cuối trong quá tŕnh phát triển phôi”. Hoặc, như một bài viết khác trong Trends in Ecology and Evolution đă nêu: “Mặc dù đă khẳng định nhiều lần về sự tương đồng ở giai đoạn đầu của phôi trong các thành viên của một nhánh, sự phát triển trước giai đoạn phylotypic (giai đoạn chính giữa quá tŕnh phát triển phôi) là rất đa dạng”.
    Nhưng hầu hết các nhà phôi học thừa nhận rằng phôi của các loài động vật có xương sống bắt đầu phát triển khác nhau nhưng vẫn qua một giai đoạn rất giống nhau ở giữa quá tŕnh phát triển, được gọi là giai đoạn phylotypic hoặc pharyngula. Các nhà lư thuyết này đề xuất “mô h́nh đồng hồ cát” của quá tŕnh phát triển phôi, trong đó người ta cho rằng sự tương đồng giữa các phôi trong giai đoạn giữa này cung cấp bằng chứng cho tổ tiên chung. Một nhà sinh vật học quan trọng giải thích khái niệm này: “Giai đoạn phylotypic này được coi là một khái niệm sinh học không cần kiểm chứng”.
    Nhưng khi các nhà sinh học t́m kiếm bằng chứng hỗ trợ sự tồn tại của giai đoạn phylotypic hoặc pharyngula, họ đă t́m thấy các điểm dữ liệu theo hướng ngược lại. Một nghiên cứu toàn diện đăng trên Anatomy and Embryology đă khảo sát các đặc điểm của nhiều loài động vật có xương sống trong giai đoạn tự cho là giống nhau này, thấy rằng phôi phản ánh sự khác biệt về các đặc điểm chính, bao gồm:

    - Kích cỡ cơ thể,
    - H́nh dáng cơ thể,
    - Mô h́nh tăng trưởng, và
    - Thời điểm phát triển.

    Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bằng chứng là “không phù hợp với mô h́nh đồng hồ cát tiến hóa” và “khó dung ḥa” được với sự tồn tại của giai đoạn pharyngula. Tương tự như vậy, một bài báo trong Proceedings of the Royal Society of London đă t́m thấy dữ liệu “chống đối lại các dự đoán của [giai đoạn phylotypic]: sự biến đổi kiểu h́nh giữa các loài cao nhất là ở giữa tiến tŕnh phát triển phôi”.
    Trong khi sự phát triển của động vật có xương sống cho thấy mức độ biến đổi lớn, các nhà phôi học tiến hóa gượng ép diễn giải sự tiến hóa cho phù hợp với dữ liệu. Khi những trường hợp ngoại lệ phá vỡ các quy tắc, cách tốt hơn là để dữ liệu tự nói. Một cách tiếp cận “không tiến hóa” đối với phôi học sẽ dễ dàng công nhận rằng, sự khác biệt giữa phôi động vật có xương sống ở tất cả các giai đoạn phát triển, và bản thân phôi động vật có xương sống, cùng chỉ ra một số điểm tương đồng và cả những khác biệt đáng kể trong giai đoạn phylotypic.

    Trái đất th́ tṛn, nhưng thuyết về tổ tiên chung có đúng?

    Một nhà khoa học tiến hóa đă cố gắng gây áp lực cho độc giả của ḿnh chấp nhận thuyết Darwin bằng cách tuyên bố: thuyết tổ tiên chung của mọi sự sống cũng giống như tính h́nh cầu của Trái đất. Nhưng những tuyên bố hùng hồn như vậy có dễ được chấp nhận không, hay ngược lại?
    Những người đề xướng thuyết tiến hóa tân Darwin buộc phải lư luận rằng sự giống nhau về mặt sinh học phản ánh thuyết về tổ tiên chung, ngoại trừ các trường hợp không đúng! Và trong các trường hợp không đúng đó, họ đă đưa ra tất cả các giải thích duy lư để bảo vệ lư thuyết tổ tiên chung.
    Nói một cách dễ hiểu, một giả thuyết ít khi bị đặt câu hỏi chính là giả thuyết khái quát về tổ tiên chung. Nhưng có lẽ lư do tại sao các gen khác nhau đang kể những câu chuyện tiến hóa khác nhau là bởi v́ các gen có những câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Đó là những câu chuyện nói rằng tất cả các sinh vật không có mối quan hệ di truyền giữa chúng. Có một số hy vọng một câu chuyện khác, như Michael Syvanen đă dám đề xuất trong Annual Review of Genetics vào năm 2012, rằng “sự sống thực sự có nhiều nguồn gốc khác nhau”. Hay nói cách khác, giả thuyết về tổ tiên chung phổ biến thật sự không đúng.

    Ánh Dương (lược dịch)
    Theo “Mười vấn đề lớn về khoa học của Thuyết tiến hóa” của Casey Luskin

  6. #136
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin ( 8/8): Phần lớn các loài xuất hiện ở cùng một thời điểm

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung...diem-3090.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...-e-t-ti-e.html


    Khi phân tích mă vạch DNA trên 100.000 loài, các nhà nghiên cứu cho biết hầu như tất cả các loài động vật xuất hiện cùng một thời điểm. (Ảnh: Unplush)

    Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 8): Phần lớn các loài xuất hiện ở cùng một thời điểm
    10:00, 27/11/19 • 745 lượt xem

    Theo nghiên cứu của Casey Luskin, ở phần 7 cho biết thuyết tiến hoá của Darwin đă gặp vấn đề với giả thuyết về tổ tiên chung, tiếp sau đây là hai điểm sơ hở khác liên quan tới bằng chứng phân bố địa sinh học và DNA rác. Một nghiên cứu khác của Mark Stoeckle và David Thaler phân tích DNA của hơn 100.000 loài năm 2018 đă đưa ra một bằng chứng mới về sự xuất hiện cùng thời điểm của các loài.

    Vấn đề 9: Thuyết Tân Darwin gặp khó khăn trong việc giải thích về sự phân bố địa sinh học của các loài
    Sinh trắc học là nghiên cứu về sự phân bố của các sinh vật theo thời gian và không gian trong cả hiện tại và quá khứ trên Trái đất. Các nhà khoa học thường cho rằng địa sinh học hỗ trợ mạnh mẽ cho lư thuyết tân Darwin. Ví dụ, Trung tâm Giáo dục Khoa học Quốc gia (NCSE: National Center for Science Education), một nhóm ủng hộ Darwin, tuyên bố rằng “sự nhất quán giữa các mô h́nh sinh học và thuyết tiến hóa cung cấp bằng chứng quan trọng về tính liên tục của các quá tŕnh thúc đẩy tiến hóa và đa dạng sinh học", và “tính liên tục này được cho là kết quả từ mô h́nh tổ tiên chung”. Tuy nhiên, NCSE đă phóng đại và bỏ qua rất nhiều trường hợp trong đó địa sinh học không chứng minh tính tiến hoá liên tục theo mô h́nh tổ tiên chung như mong đợi.
    Cụ thể là, các sinh vật trên cạn (hoặc nước ngọt) xuất hiện ở một địa điểm (như đảo hoặc lục địa), nhưng người ta không t́m thấy cơ chế di cư chuẩn để chúng có thể đến đây từ quần thể tổ tiên chung. Nói cách khác, khi chúng ta t́m thấy hai quần thể sinh vật, thuyết tiến hóa Darwin tuyên bố rằng nếu chúng ta quay trở lại đủ xa, chúng ta sẽ thấy chúng phải được liên kết bởi ḍng dơi chung. Nhưng, hầu như không thể giải thích làm thế nào những quần thể này có thể đến các vị trí địa lư tương ứng của chúng trên toàn cầu từ một số quần thể tổ tiên.

    Bản đồ phân bố địa sinh học: các loài riêng biệt đă tồn tại ở những vị trí xác định mà không phải do việc di cư hay tiến hoá từ một loài khác. (Ảnh: Wikipedia)
    Ví dụ, một trong những bài toán địa lư hóc búa nhất đối với lư thuyết Darwin là nguồn gốc của loài khỉ Nam Mỹ, được gọi là Platyrrhines. Dựa trên bằng chứng phân tử và h́nh thái học, khỉ thú mỏ vịt Thế giới mới (New World platyrrhine monkeys) được cho là có nguồn gốc từ loài khỉ Cựu Thế giới (Châu Phi) hay c̣n gọi là khỉ Catarrhine. Hồ sơ hóa thạch cho thấy những con khỉ này đă sống ở Nam Mỹ trong khoảng 30 triệu năm qua. Nhưng lịch sử các mảng kiến tạo cho thấy Châu Phi và Nam Mỹ tách ra khỏi nhau từ 100 đến 120 triệu năm trước, và Nam Mỹ là một lục địa đảo bị cô lập từ khoảng 80 - 3,5 triệu năm trước. Nếu khỉ Nam Mỹ tách khỏi khỉ châu Phi khoảng 30 triệu năm trước, những người đề xuất thuyết tân Darwin phải bằng cách nào đó vượt qua hàng trăm, nếu không phải là hàng ngàn kilomet của đại dương để đến Nam Mỹ.
    Nhiều chuyên gia đă công nhận những vấn đề trên. Một cuốn sách giáo khoa của Harper Collins về sự tiến hóa của loài người nói rằng: “Nguồn gốc của loài khỉ mỏ vịt gây hoang mang cho các nhà cổ sinh vật học trong nhiều thập kỷ. Khi nào và làm thế nào mà những con khỉ có thể đến Nam Mỹ?”. Các nhà nguyên thủy học John G. Fleagle và Christopher C. Gilbert đă đặt vấn đề trong một bộ sách khoa học về nguồn gốc linh trưởng như sau:
    “Thách thức lớn nhất trong khía cạnh địa sinh học của khỉ Platyrrhine liên quan đến nguồn gốc của toàn bộ ḍng họ. Nam Mỹ là một lục địa đảo trong suốt Kỷ Đệ Tam, và các nhà cổ sinh vật học đă tranh luận trong phần lớn thế kỷ này về cách thức và địa điểm nơi linh trưởng đến Nam Mỹ”.
    Như vậy, chúng ta có thể nghĩ đến khả năng: các loài riêng biệt đă tồn tại ở những vị trí xác định mà không phải do việc di cư hay tiến hoá từ một loài khác.

    Vấn đề 10: Những phỏng đoán thiếu chính xác của học thuyết tân Darwin về các Cơ quan thoái hóa và DNA “rác"

    Trong nhiều thập kỷ, các nhà tiến hóa đă tuyên bố rằng cơ thể và bộ gen của chúng ta chứa đầy những bộ phận và các cơ quan vết tích vô dụng (thoái hóa). Trong thử nghiệm Scopes năm 1925, nhà sinh vật học tiến hóa Horatio Hackett Newman phát hiện ra có hơn 180 cơ quan và cấu trúc vết tích trong cơ thể con người, đủ để biến một con người thành một bảo tàng cổ xưa.

    Horatio Hackett Newman
    Horatio Hackett Newman was an American zoologist and geneticist who taught at the University of Chicago. Along with Frank Rattray Lillie and Charles M. Child, he is credited with building the University of Chicago's zoology department into one of the best respected departments of its kind.
    Tuy nhiên, theo thời gian, những dự đoán về các bộ phận cơ thể thoái hóa và DNA “rác" không có bằng chứng xác thực. Khi các nhà khoa học nghiên cứu nhiều hơn về hoạt động của sinh học, họ đă phát hiện ra các chức năng và mục đích quan trọng của các cơ quan này.

    Amidan: Thời kỳ trước, người ta cho rằng bộ phận này không có chức năng ǵ đối với cơ thể, và thường cắt amidan định kỳ. Bây giờ, họ đă nhận ra rằng amidan có vai tṛ trong hệ thống bạch huyết giúp chống nhiễm trùng.

    Xương cụt: Nhiều nhà tiến hóa vẫn cho rằng đây là phần đuôi của tổ tiên linh trưởng của chúng ta, nhưng thực sự nó là một phần quan trọng trong bộ xương người, được sử dụng để gắn các cơ, gân và dây chằng hỗ trợ xương chậu.

    Tuyến giáp: Tuyến này nằm ở cổ và từng được cho là “vô dụng". Vậy nên các bác sỹ theo chủ nghĩa Darwin thường bỏ qua, thậm chí đă phá huỷ nó. Bây giờ các nhà khoa học chứng minh nó rất quan trọng để điều chỉnh sự trao đổi chất.

    Ruột thừa: Các nhà khoa học ủng hộ Darwin đă tuyên bố cơ quan phụ này là vết tích của tổ tiên ăn cỏ, và qua quá tŕnh tiến hoá, chức năng của nó ở người đă bị suy giảm hoặc biến mất. Nhưng giờ đây, ruột thừa đă thực hiện các chức năng quan trọng như cung cấp kho chứa vi khuẩn có lợi, sản xuất tế bào bạch cầu và đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh phát triển của thai nhi.

    Ruột thừa (Appendix) thực hiện các chức năng quan trọng như cung cấp kho chứa vi khuẩn có lợi, sản xuất tế bào bạch cầu và đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh phát triển của thai nhi, theo nghiên cứu mới. (Ảnh: Pixabay)
    Trước những bằng chứng này, nhà nghiên cứu miễn dịch của Đại học Duke, William Parker phát biểu “đă đến lúc phải thay đổi sách giáo khoa”.
    Mặc dù vậy, các nhà sinh học tiến hóa vẫn áp đặt kiểu suy nghĩ tương tự cho bộ gen. Theo đó, họ cho rằng đột biến ngẫu nhiên sẽ lấp đầy bộ gen người bằng rác di truyền, hay c̣n gọi là DNA “rác". Giả thuyết này dường như đă được xác nhận khi các nhà khoa học phát hiện chỉ có 2% bộ gen của con người được mă hóa cho protein, 98% c̣n lại không giải thích được. Nhiều nhà khoa học đóng vai tṛ là phát ngôn viên cho sinh học tiến hóa coi đây là bằng chứng cho trường hợp tiến hóa của Darwin.
    Nhà sinh vật học tiến hóa của Đại học Brown, ông Kenneth Miller lập luận: “Bộ gen của con người chứa đầy đoạn gen, gen 'mồ côi', DNA 'rác' và rất nhiều bản sao lặp lại của chuỗi DNA vô nghĩa mà nó không thể quy cho bất cứ thuyết nào như Thiết kế thông minh”. Trong khi đó, Richard Dawkins mỉa mai các nhà Sáng tạo (Creationist) “cũng cần nghiêm túc suy đoán lư do tại sao bậc Sáng thế lại bận tâm tới việc tạo ra các đoạn gen chưa được dịch mă và DNA “rác"”.

    Kenneth Miller
    Kenneth Raymond Miller is an American cell biologist and molecular biologist, currently Professor of Biology and Royce Family Professor for Teaching Excellence at Brown University. Miller's primary research focus is the structure and function of cell membranes, especially chloroplast thylakoid membranes.

    Richard Dawkins
    Richard Dawkins FRS FRSL is an English ethologist, evolutionary biologist, and author. He is an emeritus fellow of New College, Oxford, and was the University of Oxford's Professor for Public Understanding of Science from 1995 until 2008.
    Tuy nhiên, trong cuốn sách Ngôn ngữ của Thiên Chúa năm 2006, Francis Collins đă t́m thấy 45% bộ gen của người được tạo thành từ “flotsam và jetsam di truyền” (Flotsam và jetsam là rác vô dụng trôi nổi trong đại dương - cách nói ẩn dụ). Ông nói rơ: 'Trừ khi ai đó sẵn sàng chứng minh được rằng Chúa đă đặt các DNA “rác" ở những vị trí chính xác này để gây nhầm lẫn và đánh lừa chúng ta, th́ việc kết luận con người và chuột có cùng một tổ tiên chung là không thể tha thứ được".
    Quan điểm này không phải đậm tính Thần học, mà mang đầy đủ tính khoa học bởi người ta đă phát hiện ra rất nhiều các chức năng có ích của DNA “rác".
    Nhà sinh vật học Richard Sternberg đă nghiên cứu các tài liệu và t́m thấy bằng chứng xác thực về chức năng của DNA “rác". Trong Biên niên sử của Viện Khoa học New York, ông cho biết chức năng của DNA “rác" bao gồm: h́nh thành các cấu trúc hạt nhân bậc cao, tâm động, telomere và h́nh thành trung tâm hạt nhân để methyl hóa DNA. DNA “rác" cũng có liên quan đến sự tăng trưởng tế bào, phản ứng căng thẳng của tế bào, dịch mă gen và sửa chữa DNA.
    Một nghiên cứu khác đă tiếp tục phát hiện ra các chức năng của DNA “rác", bao gồm các tŕnh tự SINE, LINE, và Alu. Các chuỗi Alu lặp đi lặp lại có thể liên quan đến việc phát triển chức năng năo cao hơn ở người. Một số chức năng khác của các loại DNA không mă hóa protein bao gồm:

    - Sửa chữa DNA
    - Hỗ trợ sao chép DNA
    - Điều ḥa phiên mă DNA
    - Trợ giúp trong việc gấp và duy tŕ nhiễm sắc thể
    - Kiểm soát chỉnh sửa và nối RNA
    - Giúp chống lại bệnh tật
    - Điều ḥa phát triển phôi

    Vậy rốt cuộc, các loại DNA này nói lên điều ǵ khi đột biến ngẫu nhiên không phải là cơ chế h́nh thành nên cấu trúc và chức năng của các bộ gen?

    Phần lớn các loài tồn tại ngày nay xuất hiện ở cùng một thời điểm
    Một phân tích độc quyền về mă DNA trên 100.000 loài vào năm 2018 đă để lộ một chân tướng rằng hầu hết tất cả các loài động vật trên Trái đất đă xuất hiện cùng thời với con người. Công bố này lật ngược hoàn toàn thuyết tiến hoá.


    Sơ đồ h́nh thành mă vạch DNA ( DNA barcoding) (Ảnh: Wikipedia)

    Tổ chức y tế thế giới (WHO) không thể ngờ rằng một xét nghiệm di truyền học thực hiện bằng tay để gỡ các thanh sushi và thay miếng thịt cá rô phi bằng thịt cá ngừ có thể mang lại những hiểu biết sâu sắc về sự tiến hóa, bao gồm cả câu trả lời những loài mới xuất hiện như thế nào. Và không ai nghĩ đến việc săn lùng 5 triệu bức ảnh chụp gen (mă DNA) từ 10.000 loài động vật bởi hàng trăm nhà nghiên cứu trên thế giới để t́m ra nguồn gốc của các loài. Nhưng Mark Stoeckle từ Đại học Rockefeller ở New York và David Thaler của Đại học Basel ở Thụy Sỹ đă làm được.
    Sách giáo khoa sinh học dạy chúng ta rất nhiều lư thuyết, ví dụ, các loài có quần thể lớn, trải rộng khắp nơi - như là kiến, chuột, con người - sẽ càng ngày càng trở nên đa dạng hơn thông qua di truyền.
    Nhưng điều đó có đúng không? “Câu trả lời là không” - Stoeckle, tác giả chính của nghiên cứu trên đă công bố trên tạp chí Human Evolution. Đối với 7.6 tỷ người, 500 triệu chim sẻ, hoặc 100.000 chim dẽ cát trên hành tinh này, tính đa dạng di truyền “là hầu như tương tự nhau”. Không phải loài nào xuất hiện trước th́ sẽ đa dạng hơn.
    Để hiểu câu trả lời, chúng ta cần hiểu về mă vạch DNA (DNA barcoding), phương pháp mà hai nhà khoa học trên đă sử dụng. Động vật có hai loại DNA. Một loại DNA mà chúng ta quen thuộc nhất, là DNA có nhân, được tạo thành ở hầu hết các loài động vật bởi cha mẹ của chúng và mang sẵn thiết kế di truyền cho mỗi cá thể riêng biệt.
    Như chúng ta đă biết, bốn loại phân tử (A, T, G, X) được sắp xếp theo cặp để cấu tạo nên chuỗi DNA. Sau đó các tŕnh tự DNA khác nhau sẽ tạo nên các bộ gen khác nhau. Ở loài người, DNA có ba tỷ cặp phân tử trên, được nhóm lại thành khoảng 20.000 bộ gen.
    Nhưng tất cả các loài động vật cũng có DNA trong ty thể của chúng, đó là những cấu trúc nhỏ bé bên trong mỗi tế bào để chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành dạng mà tế bào có thể sử dụng. Ty thể chứa 37 gen và một trong số chúng, được gọi là COI, được sử dụng để thực hiện mă vạch DNA (barcoding).
    Không giống như các gen trong DNA có nhân có thể khác nhau rất nhiều từ loài này sang loài khác, tất cả các động vật đều có cùng một bộ DNA ty thể, tạo cơ sở chung để so sánh giữa các loài động vật với nhau.
    DNA ty thể cũng đơn giản hơn rất nhiều và càng dễ dàng hơn để phân lập giữa các loài. Khoảng năm 2002, nhà sinh vật học phân tử người Canada Paul Hebert - người đă đặt ra thuật ngữ “mă vạch DNA” (barcode) - đă t́m ra cách xác định loài bằng cách phân tích gen COI.
    Khi phân tích mă vạch DNA trên 100.000 loài, các nhà nghiên cứu đă t́m ra một dấu hiệu nhận biết cho thấy hầu như tất cả các loài động vật xuất hiện cùng thời điểm với con người. 9 trong số 10 loài trên Trái đất ngày nay, bao gồm cả con người, xuất hiện từ 100.000 đến 200.000 năm trước.
    Những ǵ họ thấy là không có sự biến đổi trong các đột biến “trung tính” (những thay đổi nhỏ trong DNA qua các thế hệ không giúp đỡ cũng như không làm tổn thương cơ hội sống sót của từng cá thể). Nói cách khác, chúng không liên quan đến các yếu tố thúc đẩy tiến hóa tự nhiên và sinh sản. Những đột biến “trung tính” này giống hoặc không giống nhau ra sao tương tự như những lớp ṿng trên thân cây - chúng tiết lộ tuổi gần đúng của một loài. Và từ đó họ đă xác định được thời gian sống của các sinh vật.
    Ngoài ra, có một sự khác biệt lớn khi so sánh mă vạch DNA giữa các loại động vật, xác minh rằng giữa các loài khác nhau đă tồn tại ranh giới di truyền, chẳng hạn như ngựa, sói, lợn và gà mái.
    Kết luận
    Trong nghiên cứu của Casey Luskin, ông đă đưa ra các lập luận và bằng chứng xác thực về 10 vấn đề khoa học cơ bản nhất trong thuyết tiến hoá của Darwin bao gồm:

    1/- Không có cơ chế phù hợp tạo ra súp nguyên thuỷ để h́nh thành sự sống;
    2/- Phản ứng hóa học ngẫu nhiên không thể giải thích nguồn gốc của mă di truyền
    3/- Đột biến ngẫu nhiên không thể tạo ra thông tin di truyền cần thiết cho các cấu trúc phức tạp
    4/- Chọn lọc tự nhiên gặp khó khăn trong việc phát huy các đặc điểm vượt trội trong quần thể
    5/- Sự xuất hiện đột ngột của các loài trong Hồ sơ hóa thạch không hỗ trợ thuyết tiến hóa của Darwin
    6/- Sinh học phân tử đă thất bại trong việc “trồng" một Cây sự sống, bác bỏ giả thiết về tổ tiên chung
    7/- Sự tiến hóa hội tụ thách thức thuyết Darwin và phá hủy logic về tổ tiên chung
    8/- Sự khác biệt giữa phôi của động vật có xương sống mâu thuẫn với giả thuyết về tổ tiên chung
    9/- Thuyết tân Darwin gặp khó khăn trong việc giải thích về sự phân bố địa sinh học của các loài
    10/- Những phỏng đoán thiếu chính xác của học thuyết tân Darwin về các Cơ quan thoái hóa và DNA “rác"

    Những vấn đề trên, cùng những kết quả nghiên cứu bác bỏ giả định tổ tiên chung của nhiều nhà khoa học khác cho thấy, việc giải thích nguồn gốc của các loài căn cứ vào học thuyết của Darwin là thiếu tính xác thực. Nhiều loài sinh vật trên Trái đất có thể xuất hiện cùng lúc mà không thông qua quá tŕnh tiến hoá dần dần, đột biến ngẫu nhiên hay chọn lọc tự nhiên. Chúng cũng có thể được tạo ra bởi một lực tự nhiên như “Thiết kế thông minh” hay Thuyết Sáng thế như trong Kinh thánh đề cập. Điều này không thể bị coi là mê tín hay vô căn cứ bởi các nhà khoa học đă t́m thấy ngày càng nhiều bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết này.
    Nếu chúng ta nghiễm nhiên chấp nhận thuyết tiến hoá nhiều sơ hở của Darwin, vậy tại sao chúng ta không thể tin rằng Đấng Sáng Thế tạo ra sự sống và sắp đặt vạn vật theo một quy luật? Trong khi ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học thách thức học thuyết của Darwin, việc tin vào loài người tiến hoá từ vượn mà không dùng tư duy phản biện liệu đă thực sự khách quan và công bằng?
    Ánh Dương - Thanh Trà (tổng hợp)

  7. #137
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    TRẬN ĐÓI NĂM ẤT DẬU: 19/8/1945

    http://baodong00.blogspot.com/2020/0...uong.html#more
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...baodong00.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    TRẬN ĐÓI NĂM ẤT DẬU
    * GS Phạm Cao Dương

    Những cái chết đầy oan khiên, rải rắc khắp đầu đường, xó chợ của hai triệu nạn nhân Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu, Có Thật Việt Minh Đă Cướp Gạo Cứu Đói? . Các Đảng Phái Quốc Gia Đã Làm Gì trước Biến Cố 19/8/1945?
    Năm Ất Dậu, tháng ba, c̣n nhớ măi
    Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!
    Những thây ma thất thểu đầy đường,
    Rồi ngă gục không đứng lên v́... đói!
    Đói từ Bắc Giang đói về Hà Nội,
    Đói ở Thái B́nh đói tới Gia Lâm.
    Khắp đường xa những xác đói rên nằm
    Trong nắng lửa, trong bụi lầm co quắp.
    Giữa đống giẻ chỉ c̣n đôi hố mắt
    Đọng chút hồn sắp tắt của thây ma.
    * Bàng Bá Lân, Đói!
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    * Lời của bài hát Diệt Phát-xít của Nguyễn Đ́nh Thi.

    " Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xă hội với một thành phần c̣n lại c̣n hơn với chín phần kia (…). "
    (Đại diện Việt Minh Lê Trọng Nghĩa nói với Thủ Tương Trần Trọng Kim, Tháng 7/1945).

    Đâu là nguyên nhân của Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu 1945, một trận đói chưa từng có trong lịch sử, đă cướp đi mạng sống của hai triệu người dân Việt ? Và, Mặt trận Việt Minh khi ấy có thật đă ra quân cứu đói ?

    Trong những lư do khiến Việt Minh thành công trong việc xách động quần chúng nổi lên cướp chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19/8/1945, người ta thường chỉ chú trọng tới những ǵ người Pháp, người Nhật làm và quy tất cả tội ác cho “Thực Dân Pháp và Phát-xít Nhật” mà bỏ đi hay cố t́nh bỏ quên nhiều yếu tố khác trong đó có sự kiện chính Việt Minh cũng đă chận bắt các ghe chuyên chở thóc gạo từ Nam ra Bắc và sự kiện mặt trận này cướp phá các kho thóc của người Nhật đem lên núi để nuôi du kích, cán bộ. Tệ hơn nữa, Việt Minh c̣n bán gạo ăn cướp ra thị trường để làm kinh tài cho Đảng, một hành động vừa đánh trống, vừa ăn cướp.

    75 năm đă trôi qua. Đă đến lúc mọi người phải được quyền biết sự thực để khỏi tủi hương linh những nạn nhân thuộc đủ mọi hạng người, già, trẻ, lớn, bé... đă phải chịu những cái chết đau đớn, oan uổng, tức tưởi nhưng đă bị lợi dụng bởi những trái tim độc ác, v́ quyền lợi riêng tư không đập cùng nhịp với tim của cả dân tộc.

    Việt Minh chặn cướp các ghe thuyền chở thóc gạo từ miền Nam ra Bắc, đem giấu đi hay chở lên núi nuôi cán bộ, du kích và làm kinh tài cho Đảng khiến nạn dịch trở nên trầm trọng hơn

    Ai cũng biết ngoài những nguyên nhân sâu xa đă có từ trước mà người viết đă có dịp tŕnh bày trong Chương 3 của tác phẩm Trước Khi Băo Lụt Tràn Tới: Bảo Đại – Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam, 9/3/1945-30/8/1945 (Amazon ấn và phát hành, 2017 và 2018), một trong nguyên nhân trực tiếp vô cùng quan trọng của Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu 1945 là nguồn gạo tiếp tế từ Nam ra Bắc không thực hiện được v́ lư do chiến tranh, máy bay Mỹ thường xuyên oanh tạc tất cả các đường xe lửa, đường bộ và đường biển. Để giải quyết vấn đề này, Chính Phủ Trần Trọng Kim ngay sau khi nhậm chức, vào Tháng Năm năm 1945 đă đặc phái Bộ Trưởng Tiếp Tế Nguyễn Hữu Thí vô Nam vận động mua gạo chở ra Bắc, đồng thời dùng các thuyền mành thay v́ dùng tầu lớn phát xuất từ các hải cảng nhỏ ở Miền Nam thay v́ hải cảng Saigon.

    Bài quà dài, phải cắt bớt


    Sự kiện cướp phá các kho thóc gạo của người Nhật này đă được các sách vở, tài liệu của những người Cộng sản chính thức ghi nhận coi như một thành tích quan trọng của Việt Minh nhằm mục đích tuyên truyền cho việc cướp chính quyền của họ. Theo Việt Minh tuyên truyền, mục tiêu của việc cướp phá các kho gạo này là để phân phát cho các nạn nhân nhưng theo hai tác giả Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng trong tác phẩm Cách Mạng Tháng Tám 1945, những Sự Kiện Lịch Sử xuất bàn năm 2000 tại Hà Nội, th́ không hoàn toàn như vậy. Hai tác giả này viết:
    "Ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ như Cao Bằng, Sơn la, Thái Nguyên, Yên Bái, trong khi các lực lượng vũ trang cùng quần chúng nhân dân khởi nghĩa đánh đồn, chiếm huyện th́ đều tiến hành phá các kho thóc, muối chia cho dân, hoặc tích trữ cho bộ đội, du kích."

    Mục tiêu sau, mục tiêu “tích trữ cho bộ đội, du kích” hầu như ít khi được các tác giả trong chế độ Cộng Sản khi họ viết về hiện tượng Việt Minh xúi dân phá các kho thóc, gạo nhắc đến, mặc dầu ai cũng biết nhu cầu tích trữ thóc gạo để dùng trong các chiến khu của Việt Minh để nuôi cán bộ và du kích ngay từ những ngày đầu là một mục tiêu tối cần thiết bên cạnh các mục tiêu kinh tài khác mà Nguyễn Lương Bằng, từ năm 1943, được Trường Chinh trao cho trách nhiệm. Sự kiện này đă được chính Nguyễn Lương Bằng, người sau này sẽ là Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà kể lại và được nhà báo Thép Mới ghi như sau:
    Tôi từ làng Thượng Cát chỉ huy các mối buôn, thôi th́ buôn đủ thứ, buôn gạo, buôn khô dầu, buôn dầu ve, dầu trẩu, buôn bè, buôn mật Mai Lĩnh bán vào Hà Nội, buôn gỗ trai làm lược bán về dưới chợ Bằng.

    Nên để ư là Việt Minh ở các chiến khu hồi này rất cần tiền để duy tŕ và phát triển các sinh hoạt của họ v́, cũng theo Nguyễn Lương Bằng qua hồi kư kể trên, vào khoảng cuối năm 1943, đầu năm 1944, khi được Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt phân công "phụ trách dân vận một bộ phận an toàn khu, phụ trách binh vận và phục trách về tài chính", ông có hỏi "quỹ của Đảng ta c̣n bao nhiêu tiền" th́ được Trường Chinh trả lời “Tất cả c̣n hai mươi bốn đồng.” Hai mươi bốn đồng cho ngân sách của một mặt trận đông trên năm sáu ngàn người, có phạm vi hoạt động bao trùm các tỉnh miền thượng và trung du Bắc Bộ và đang mạnh mẽ bành trướng xuống miền đồng bằng đủ nói lên nhu cầu kiếm tiền, kiếm gạo của Việt Minh là cần thiết đến mức độ nào.
    Câu hỏi được đặt ra ở đây là những hoạt động kinh tài này có ảnh hưởng ǵ tới sự gia tăng của giá bán và nạn khan hiếm lúa gạo hay không và lượng gạo do những tổ chức của Nguyễn Lương Bằng bán ra có phải là gạo cướp từ các kho chứa của nhà nước đương thời hay không? Câu trả lời phần nhiều nếu không nói thẳng là có. Vậy th́ bên cạnh việc người Nhật thu mua thóc gạo, người ta không thể không nói tới chủ trương cướp phá các kho thóc gạo của Việt Minh rồi đem lên núi làm lương thực cho bộ bội, du kích, cán bộ của họ hay phương tiện kinh tài và lũng đoạn kinh tế, xă hội, như là những nguyên do của Trận Đói Năm Ất Dậu và nạn khan hiếm thóc gạo, có tiền mua không được, cho tiền nạn nhân không lấy.

    PHÁ-CƯỚP THÓC-GẠO

    Tác giả Vũ Ngự Chiêu trong bài viết của ông cũng nhắc tới sự cản trở của Việt Minh khi ông nói về việc tổ chức này cung cấp tin t́nh báo cho các oanh tạc cơ Mỹ vào lúc lực lượng này gia tăng hoạt động nhắm vào các đường giao thông khiến cho Chính Phủ Trần Trọng Kim phải dùng xe đạp để chuyển tin tức. Sử gia này cũng nhắc tới sự kiện Bộ Trưởng Xă Hội Vũ Ngọc Anh bị máy bay Mỹ bắn chết ngày 23 tháng 7 (năm 1945) và việc Việt Minh xúi giục nông dân phá các kho thóc ở các địa phương. Sự thực th́ hành động xúi bẩy dân chúng phá các kho thóc ở các địa phương này nằm trong chủ trương của Việt Minh. Bằng chứng là trong Lời Kêu Gọi của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Chống Nạn Cứu Đói với nguyên văn "…ai là người đương đói khổ, phải rủ nhau kéo đến phủ huyện, tỉnh trưởng, đốc lư đ̣i phát gạo; chẹn các xe lương và phá những kho thóc của giặc Nhật mà ăn…” hay “Đói! Đói! Phải giữ lấy thóc gạo. Phải phá những kho thóc gạo của giặc” hay “Đói! Đói! Phải đánh đuổi Nhật Pháp mới khỏi đói" Hiện tượng phá các kho thóc gạo từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1945 do Việt Minh xúi bẩy và được Mặt Trận ghi nhận như những thành tích lớn lao của họ đă xảy ra ở rất nhiều nơi và được đăng trên các báo Cứu Quốc và Cờ Giải Phóng. Một vài trường hợp điển h́nh người ta có thể kể là ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Đề Thám (tức Bắc Giang) ngày 13 tháng 3, phủ Thuận Thành, tỉnh Ngô Gia Tự (tức Bắc Ninh) ngày 15 tháng 3, tỉnh Tán Thuật (tức Hưng Yên) liên tiếp các ngày 9, 10, 12, 14 tháng 5 và 8 tháng 6, tỉnh Vĩnh Phúc ngày 16 tháng 5, tỉnh Nguyễn Thái Học (tức Vĩnh Yên) ngày 13 tháng 6 …

    Hành động thúc đẩy dân chúng hay tự ḿnh phá kho thóc, kèm theo với sự xúi bẩy dân chúng không nộp thuế, đ̣i phát gạo…này đă được Việt Minh "kết hợp với phong trào đấu tranh vũ trang trong toàn quốc". Thay v́ gây khó khăn cho người Nhật hay người Pháp, họ đă gây ra rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho các nhà cầm quyền địa phương người Việt đương thời, đặc biệt là các tổng lư và các tri phủ, tri huyện là những người trực tiếp lo việc thâu mua và coi giữ các kho thóc gạo trong địa phương của họ, từ đó cho Chính Phủ Trần trọng Kim. Nhiều người đă bị bao vây, đánh đập hay bị giết v́ đằng sau những người dân thuần túy là những "đội danh dự", những cán bộ và những tự vệ, những du kích vơ trang Việt Minh, những người luôn luôn mang theo ḿnh "một cuộn dây thừng để bắt Việt gian". Mặt khác, khi xúi người dân đi cướp các kho thóc này, Việt Minh đă biến những người dân thật thà, vô tội thành những kẻ phạm tội, bị lộ diện và bị truy tố. Không c̣n cách nào để trốn tránh pháp luật, những con người khốn khổ và ngây thơ này đă phải bỏ lên chiến khu cùng với những ǵ họ cướp được. Chiến dịch xúi dân cướp phá các kho thóc gạo của Việt Minh như vậy c̣n đem thêm lợi ích khác cho họ là được thêm người gia nhập hàng ngũ du kích của họ. Trường hợp của “chú Thấu” trong hồi kư của Nhà Văn Vũ Thụy Hoàng là một trường hợp điển h́nh. Cũng cần phải để ư là các tỉnh có các kho thóc bị cướp kể trên không phải là những tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Thái B́nh, Hà Đông…, nơi nạn đói hành hoành mà là các tỉnh ở miền trung du không xa các cứ địa của Việt Minh là mấy. Người dân bị đói nhiều ngày chỉ c̣n da bọc xương, lê không nối, nằm chết dọc đường khi kéo nhau lên các tỉnh hay phủ huyện lỵ ở miền suôi để kiếm ăn, như Thi Sĩ Bàng Bá Lân miêu tả trong bài thơ Đói của ông, sức đâu mà kéo lên các địa điểm ở tít trên các miền trung du này để cướp phá các kho thóc như được kể:
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Họ cũng không thể lên đó để lănh thóc, gạo, cơm, hay cháo từ tay các cán bộ. Việt Minh cũng khó có thể đem thóc hay gạo xuống các tỉnh miền suôi để phát cho họ. Trường Chinh sau này khi viết về hiện tượng cướp các kho thóc gạo cũng đă đưa ra những con số và h́nh ảnh mà người đọc không thể không nghĩ là ông đă phóng đại: "Hàng ngh́n kho thóc của Nhật ở Bắc-bộ và Bắc Trung-bộ bị quần chúng chiếm chia cho dân nghèo. Nạn đói được giải quyết bằng phương pháp cách mạng. Nông dân Bắc-giang, Thái-nguyên, Bắc-cạn v.v… nổi dậy chiếm đồn điền của Pháp, Nhật và tiến hành chia đất." Câu hỏi được đặt ra một lần nữa ở đây là những thóc gạo cướp được đă được chở đi đâu? Nếu không phải là lên chiến khu nuôi du kích, cán bộ hay đem bán lại làm kinh tài cho Đảng như trường hợp xảy ra ở Quảng Ngăi cho thóc gạo chở từ Nam ra Bắc để cứu đói hồi c̣n chiến tranh như đă nói ở trên và sau này, sau biến cố 19 tháng 8 (1945) vào những ngày đầu của tháng 9 cùng năm mà tác giả David G. Marr đă nêu lên trong tác phẩm thứ hai viết về giai đoạn này của ông.
    Nó cũng là một cái cớ được Việt Minh triệt để khai thác nhằm lên án sự bất lực của chính phủ đương thời hầu xách động quần chúng nông thôn nổi lên cướp chính quyền khi cơ hội đến với họ. Một hành động "vừa đánh trống, vừa ăn cướp", "vừa ăn cướp, vừa la làng", và họ đă thành công. Chính quyền đă về tay họ một cách dễ dàng và có chính nghĩa.

    VIỆT MINH CÓ CỨU ĐÓI KHÔNG ?

    Sự thực th́ nạn đói đă không kéo dài. Ngay từ tháng 5 nhờ vụ lúa chiêm được mùa và với nhu cầu lương thực không c̣n nhiều như trước do con số quá cao người chết, nạn đói đă giảm dần để sang đến tháng 6 th́ gần như không c̣n nữa. Tất cả đă xảy ra trước khi Việt Minh cướp chính quyền hay nói cách khác, Việt Minh không những không đóng góp được ǵ vào nỗ lực cứu đói trong thời gian này mà c̣n xúi bẩy, góp tay, thúc đẩy và cản trở trầm trọng những hoạt động của chính phủ cũng như của các nhà cai trị địa phương. Chuyện Chính Phủ Lâm Thời Hồ Chí Minh cứu đói sau đó coi như một thành tích của chính quyền mới thực sự chỉ là chuyện cuối mùa, vuốt đuôi không đúng sự thực bằng những thóc gạo họ đă cướp được trước kia chưa dùng tới không cho th́ cũng để mục và vất đi mà thôi.
    Độc giả cần phải để ư là Việt Minh và Cộng Sản là một và mục tiêu tối hậu của Đảng Cộng Sản là phá bỏ xă hội cũ để thiết lập xă hội xă hội mới theo xă hội chủ nghĩa nên đối với họ cướp chính quyền chỉ là một giai đoạn và tất cả chỉ là phương tiện và mọi phương tiện đều tốt kể cả mạng sống của người dân. Quan điểm này đă được biểu lộ qua những lời của Lê Trọng Nghĩa, đại diện Việt Minh, nói với Thủ Tướng Trần Trọng Kim, khi hai người gặp nhau ở Phủ Khâm Sai Bắc Bộ vào khoảng cuối tháng bảy, đầu tháng tám năm 1945 và để từ chối hợp tác với chính phủ của Thủ Tướng Kim để cùng lo việc nước, tránh hại cho dân:
    Sự hành động của chúng tôi đă có chủ nghĩa riêng và có chương tŕnh nhất định (...). Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xă hội với một thành phần c̣n lại c̣n hơn với chín phần kia (…). Chúng tôi sẽ cướp quyền để cho các nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu cho ai nhường.
    Đây là một lời nói sắt máu, đầy bạo lực về mạng sống của chính đồng bào ḿnh tưởng khó ai có thể mở miệng thốt ra nhưng sau đó không lâu đă được Đại Tướng Việt Minh Vơ Nguyên Giáp lập lại gần giống như vậy với Tướng Pháp Jean-Julien Fonde trước khi xảy ra cuộc chiến Việt Minh – Pháp, 1946-1954 là " Những cái chết – một triệu cái chết của người Việt Nam - không quan trọng" . Câu nói này được in trên mặt hộp b́a đựng của cuốn 1 của bộ phim tài liệu Vietnam, A Television History ( The deaths-one million Vietnamese deaths-not important). Nhận định này sau đó đă được họ Vơ lập lại nhiều lần khi được các kư giả ngoại quốc phỏng vấn trong thời gian chiến tranh và lần chót vào năm 1995, hai mươi năm sau khi Cuộc Chiến Ba Mươi Năm chấm dứt trên truyền h́nh Mỹ, cả thế giới đều được nghe. Khi được hỏi là trong cuộc chiến từ ba triệu rưởi đến bốn triệu người đă bị giết, ông có hối tiếc không? Bằng tiếng Pháp quen thuộc, Vơ Nguyên Giáp đă dứt khoát trả lời “Không chút nào! Tôi không hối tiếc chút nào!

    Thật khó tưởng tượng cho một người Việt Nam b́nh thường nhưng nó đă được các lănh đạo Việt Minh khác rồi sau này Cộng Sản Bắc Việt từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh... lập đi lập lại trong suốt cuộc chiến để biện minh cho chủ trương kháng chiến trường kỳ của họ. Điều này nói lên lư do thắng trận của người Cộng Sản và thua trận của người Quốc Gia cũng như người Pháp và phía đồng minh sau này. Sự kiện Việt Minh chận cướp các thuyền bè chở thóc gạo từ Nam ra Bắc và cướp phá các kho thóc gạo ở đồng bằng miền Bắc đem lên các chiến khu nuôi cán bộ và du kích và làm kinh tài cho Đảng giữa lúc Nạn Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu đang hoành hành ở miền Bắc khiến hàng triệu người bị chết la liệt, có tiền không có gạo mà mua nhưng vẫn đổ hết tội cho Pháp và Nhật là một chủ trương coi tất cả chỉ là giai đoạn là phương tiện của Đảng Cộng Sản Việt Nam cần phải được làm sáng tỏ và ghi nhận. Điều Lê Trọng Nghĩa không nói rơ hay chưa nói rơ hay không thể nói rơ là mười phần chết chín và phần c̣n lại là phần dân nào muốn đi theo Xă hội chủ nghĩa Cộng sản ? Nhưng những ǵ Việt Minh đă làm ở thời ông và những ǵ Đảng Cộng Sản đă và đang làm sau này đă chứng minh ngay giới lănh đạo của đảng này cũng không biết cho đến cuối Thế Kỷ 21 cũng chưa biết Xă hội chủ nghĩa này sẽ như thế nào?
    Bằng chứng như ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng đă từng nói: " Đổi mới chỉ là một giai đoạn, c̣n xây dựng CNXH c̣n lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đă có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa (Tuyên bố tại Hà Nội, ngày 24/10/2013).
    Điều nên biết là ngược lại, trước đó không lâu, trước khi Việt Minh cướp chính quyền, Hoàng Đế Bảo Đại đă ban hành Dụ Số 1, ngày 17/3/1945 lấy khẩu hiệu Dân Vi Quư làm căn bản cho đường lối cai trị đất nước của ông, đưa nhà vua hay giới cầm quyền xuống địa vị không quan trọng, dựa trên nguyên tắc “dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử.

    Tiết đầu thu lập đàn giải thoát và chén rượu giải oan
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân.
    Trong dịp này người ta thường đọc bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, một tuyệt tác phẩm của Thi Hào Nguyễn Du, với một giọng vô cùng thê lương, thảm thiết khiến cho người nghe không khỏi mủi ḷng, ngậm ngùi, rơi lệ, qua những câu mở đầu:

    Bài quà dài, phải cắt bớt

    hay như Nhà Thơ Tô Thùy Yên đă ngậm ngùi:
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    * Phạm Cao Dương:
    Được đăng bởi baodong00

  8. #138
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    NƯỚC MỸ ĐẠI LOẠN… CÓ KẾ HOẠCH

    https://baovecovang2012.wordpress.co...an-trai-chieu/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...k-e-hoach.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    NƯỚC MỸ ĐẠI LOẠN… CÓ KẾ HOẠCH (Vũ Linh/Diễn Đàn Trái Chiều)
    Posted on August 1, 2020 by Lê Thy

    NƯỚC MỸ ĐẠI LOẠN… CÓ KẾ HOẠCH

    Tin báo chí mấy tuần qua cho thấy h́nh ảnh một nước Mỹ thật lạ lùng, có thể nói chưa từng thấy trong lịch sử 150 năm qua, kể từ ngày nội chiến Nam-Bắc Mỹ chấm dứt: đó là một cuộc nổi loạn bạo động được công khai cổ vơ hay bảo vệ, thậm chí có vẻ như nằm trong kế hoạch quy mô của một chính đảng đối lập.
    Cách đây hơn một thế kỷ rưỡi, chuyện này đă xẩy ra khi các lănh đạo của đảng DC công khai chống đối chính sách của tổng thống CH Abraham Lincoln muốn phá bỏ xiềng xích nô lệ da đen, để rồi tất cả đi đến một đại họa lịch sử: các tiểu bang DC miền Nam tách ra khỏi liên bang, đưa đến cuộc nội chiến duy nhất và đẫm máu với hơn 800.000 người chết trong lịch sử Mỹ.
    Lịch sử tái diễn chăng?
    Trong vài tháng qua, nước Mỹ đă gặp xáo trộn, nội loạn chưa từng thấy từ thời nội chiến, đặc biệt là tại các tiểu bang cấp tiến nhất nước là Washington State (Seattle), Oregon (Portland), và Cali (Oakland, Sacramento). Chỉ chưa ai biết cuối cùng có đi đến nội chiến hay không thôi.
    Tất cả bắt đầu từ một chuyện không đâu vào đâu dù đă đưa đến cái chết bi thảm của một người da đen. Anh da đen này chẳng phải là một ‘thánh sống’ hay đại anh hùng da đen ǵ, mà chỉ là một tên du thủ du thực vặt, cũng không phải chết v́ có người cố t́nh muốn giết v́ kỳ thị mà chỉ là chết trong trường hợp ngộ sát v́ một cảnh sát quá mạnh tay.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Thế th́ tại sao vụ anh Floyd bị giết lại nổ quá lớn như vậy?

    Câu trả lời chẳng có ǵ khó hiểu cả: v́ bây giờ là mùa bầu cử và đảng đối lập với hậu thuẫn của TTDC, đă muốn khai thác tối đa chuyện này, như một vũ khí chính trị cực hữu hiệu để săn đuổi một tổng thống đương nhiệm ra khỏi Ṭa Bạch Ốc, không hơn không kém. Đúng như ‘ranh ngôn’ của ông Rahm Emanuel, cựu chánh văn pḥng của TT Obama, “đừng bao giờ bỏ qua cơ hội của một khủng hoảng”.

    Rahm Israel Emanuel is an American politician who served as the 55th mayor of Chicago from 2011 to 2019. A member of the Democratic Party, he previously served as the 23rd White House Chief of Staff from 2009 to 2010, and as a member of the United States House of Representatives from Chicago between 2003 and 2009.
    Phe đối lập không phải mới bất th́nh ĺnh ra sức đánh tổng thống v́ cận ngày bầu cử đâu. Bất cứ ai theo dơi thời sự hơn ba năm qua đều đă nh́n rơ ngay từ ngày kết quả bầu cử được công bố, một ngày sau khi cả nước đi bầu, th́ phe đối lập đă không nh́n nhận kết quả bầu cử, hô hoán “Not My President“, tung ra liên tục cả chục chiêu đánh phá phản dân chủ nhất, kể cả chiêu tối hậu là đàn hặc, nhưng đều thất bại ê chề. Rồi như được ‘trời giúp’, vi khuẩn Tầu cộng đóng vai di dân lậu mới, tràn ngập vào Mỹ mà không có giấy tờ chiếu khán ǵ cả, -undocumented 100%- khiến cả triệu người bị nhiễm và cả trăm ngàn người chết.
    Phe ta vui mừng xoa tay, coi vi khuẩn như cứu tinh giúp họ. Ban đầu cố t́nh giảm thiểu mối nguy của vi khuẩn, như thể cố t́nh muốn giúp cho vi khuẩn lây lan dễ dàng.
    Dịch bắt đầu vào Mỹ đầu tháng Giêng, TT Trump có biện pháp đầu tiên, ngày 6/1, cho CDC ra thông báo, cảnh giác không nên đi Tầu, qua ngày 17/1, ra lệnh kiểm tra gắt gao du khách từ Tầu vào 5 phi trường lớn của Mỹ, ngày 31/1 ra lệnh cấm du khách từ Tàu vào Mỹ, tất cả những người đă ghé Tàu trong ṿng hai tuần trước phải khai báo và bị cấm cung hai tuần sau khi được vào Mỹ.
    Bị phe DC và TTDC chống đối mạnh. Cụ Biden tố cáo các biện pháp pḥng ngừa dịch của TT Trump là bài ngoại cuồng điên, là hù dọa (nguyên văn câu nói của cụ Biden trong một diễn văn tại Iowa, ngày 31/1/2020, ngày TT Trump ra lệnh giới hạn du khách từ Tầu vào Mỹ: “This is no time for Donald Trump’s record of hysteria and xenophobia – hysterical xenophobia – and fearmongering to lead the way instead of science.” ).
    Cái thô bỉ của cụ Biden là qua tháng Tư khi dịch đă hoành hành mạnh, th́ uốn lưỡi, biểu diễn môn vơ bài ngoại c̣n cuồng điên hơn cả TT Trump, trở giọng tố TT Trump đă không dám cản mạnh làn sóng du khách Tầu vào Mỹ khi dịch mới xẩy ra!
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Muốn biết TT Trump thực sự có lơ là, có chậm chạp hay không th́ chỉ cần nghe WHO và bác sĩ Fauci, người cầm đầu cuộc chiến chống dịch.

    Anthony Stephen Fauci is an American physician and immunologist who has served as the director of the National Institute of Allergy and Infectious Diseases since 1984
    Ngày 2/2/2020, WHO, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế, ra thông cáo bệnh dịch đă được kềm chế tại TC, không phải là đại dịch thế giới – not an international endemic-. Ngày 17/2/2020, đúng một tháng sau khi TT Trump ra lệnh kiểm tra du khách từ TC vào Mỹ qua 5 phi trường lớn của Mỹ, ông Fauci c̣n tuyên bố dịch Vũ Hán có mức rủi ro nhỏ xiú –minuscule risk-, chỉ những người đă bị nhiễm mới cần đeo mặt nạ để tránh lây lan qua người khác, c̣n ai không bị nhiễm khỏi cần v́ mặt nạ không ngăn cản được vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể ǵ hết.
    https://www.usatoday.com/story/news/...ds/4787209002/
    Nói trắng ra, măi qua tới đầu tháng Ba, vẫn chưa ai thấy rơ mối nguy của dịch Vũ Hán hết. Khi đó, cả thế giới mù, nhưng bây giờ, gần nửa năm sau, th́ cả thế giới sáng mắt hết, lo xỉa tay tố Trump mù không nh́n thấy mối nguy của dịch.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Dưới thời TT Obama, cả ba vụ Ferguson, Baltimore và New York cũng không khác ǵ: cảnh sát mạnh tay đưa đến cái chết của một nghi can da đen. Ngay sau đó, dân da đen cũng đă xuống đường biểu t́nh, đốt phá, ăn cướp như thông lệ. Nhưng v́ TT Obama là da đen ‘phe ta’, nên các cuộc nổi loạn cướp phá đă mau mắn bị dẹp khi TT Obama gửi Vệ Binh Quốc Gia đến mà không ai phản đối hết. Các lănh tụ da đen và TTDC khi đó nhất tề đứng sau lưng TT Obama, lên án cảnh sát dĩ nhiên nhưng cũng lên án cướp bóc và cổ vơ cho việc tái lập an ninh trật tự. Các chính quyền DC địa phương hoan hỷ đón chào Vệ Binh Quốc Gia đến tái lập an ninh trật tự. Và TTDC cũng ca tụng các quyết định cứng rắn của tổng thống. T́nh h́nh ổn định mau lẹ và dễ dàng.
    Nhưng dưới thời TT Trump, t́nh h́nh tại Minneapolis đă chẳng được ổn định mau lẹ hay dễ dàng ǵ hết. Chính quyền Minneapolis và Minnesota ngồi nh́n những tàn phá trong ba ngày đầu, ra lệnh không cho cảnh sát can thiệp, cũng không cho TT Trump gửi Vệ Binh Quốc Gia đến dẹp loạn.
    Rồi họ khôn khéo lái vấn đề qua câu chuyện kỳ thị. Việc anh cảnh sát ngộ sát một tay cướp cạn vặt biến thành da trắng cố sát da đen, rồi đi xa hơn nữa, biến chuyện này thành con đẻ của ‘chính sách’ kỳ thị da đen của TT Trump. Để rồi họ khích động khối da đen xuống đường, thổi phồng khẩu hiệu Black Lives Matter, làm điểm tập hợp của dân da đen xuống đường chống TT Trump. Làm như thể chuyện cảnh sát giết chết dân da đen là chuyện chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ, chưa bao giờ xẩy ra dưới bất cứ tổng thống nào, mà chỉ là con đẻ của chính sách kỳ thị của tay ‘thượng tôn da trắng Trump’ thôi.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Như DĐTC đă từng viết: “Dưới đây là vài điểm chính trong lư luận mới toanh của TTDC qua The Atlantic: Cấm cung là cách tốt nhất để bệnh dịch lây lan v́ bệnh dịch khó lây lan ngoài đường phố khi mọi người ở trong không gian rộng lớn, lại di chuyển liên tục, trong khi lây lan mạnh nhất trong nhà khi mà không khí bị bít kín”.

    https://www.theatlantic.com/health/a...ndemic/612745/

    Giải Nobel về giả dối, phải nói là nham hiểm mới đúng, đă về tay thị trưởng New York Bill de Blasio khi ông này kư sắc lệnh cấm thiên hạ không được tụ họp đông người để tránh dịch lây lan, nhưng biểu t́nh tung hô Black Lives Matter hay chống TT Trump th́ được miễn, tha hồ, càng đông càng tốt, các luật lệ cấm cung, cách ly đều được miễn, không áp dụng. Thuần tuư trên phương diện y khoa, có bác sĩ nào giải thích được tại sao vi khuẩn sẽ không tấn công những người biểu t́nh chống Trump không?

    Bill de Blasio is an American politician who has served as the 109th mayor of New York City since 2014. A member of the Democratic Party, he was New York City's public advocate from 2010 to 2013.

    Tạp chí Newsweek trong hai số liên tục đăng hai bài thật ư nghĩa:
    Hàng triệu người ào ào xuống đường, đứng sát nhau, ḥ hét văng nước miếng tùm lum, không sao, nhưng một chục ngàn người đến nghe TT Trump đọc diễn văn th́ đă khiến vi khuẩn phát tác mạnh ngay.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Điều đáng buồn cho phe đối lập là tất cả những chiêu bài kỳ thị này có vẻ không ăn khách lắm, dân Mỹ có vẻ vẫn dửng dưng.
    Với vụ anh Floyd, th́ đây là cơ hội ngàn vàng để khai thác tính kỳ thị da đen, là khối dân mà đảng DC bây giờ đă hoàn toàn trở thành nô lệ trong các cuộc bầu bán.
    Đây là sách lược được đảng DC và TTDC nghiên cứu rất kỹ thay thế cho những khẩu hiệu vớ vẩn vô nghĩa kiểu như “Yes, We Can” của TT Obama năm xưa. Vừa nhạy cảm dễ gây xúc động, vừa dễ hiểu, vừa mát ḷng cử tri đen, vừa đánh trúng tâm lư nhân đạo của dân Mỹ nói chung.
    Ngay cả một anh dân biểu Mỹ gốc Việt tại Texas cũng mau mắn phất cờ Black Lives Matter cho đúng ‘phải đạo chính trị thời thượng’, lại c̣n bi thảm hóa câu chuyện, xác nhận dân Mỹ kỳ thị hết thuốc chữa, đến độ chính anh ta là dân da vàng cũng đă là nạn nhân nặng của kỳ thị. Xin lỗi, anh là dân biểu trong một đơn vị bầu cử chẳng có một anh đen nào, lưa thưa vài anh gốc Mễ, lác đác vài anh gốc Việt không bao giờ đi bầu. Xin hỏi anh chứ ai bầu cho anh nếu không phải là đám dân Mỹ trắng. Nếu anh là nạn nhân của kỳ thị th́ anh giải thích như thế nào việc anh được bầu liên tục từ 15 năm qua như vậy? Tố giác của anh chứng minh anh chỉ tầm thường như bất cứ chính khách thời cơ nào. Thật đáng thất vọng!
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Cuộc nổi loạn biến thái qua những phong trào bạo động quy mô, không c̣n là đốt nhà cướp của, đập kính Target ăn cướp tủ lạnh hay TV vặt nữa, mà thành những phong trào nổi loạn thực sự như đ̣i giải thể hay ít nhất giải ngân cảnh sát, chiếm đóng khu phố đ̣i tự trị, liên tục xuống đường biểu t́nh phá rối đ̣i xóa bỏ di tích lịch sử, đốt phá sở cảnh sát, tấn công các công sở, và kinh hồn hơn nữa, thành lập những đội quân vơ trang xung kích không khác ǵ các nhóm Thanh Niên Xung Phong của Việt Minh cộng sản ở VN năm xưa, lấy tên quái lạ và thô bỉ “Not Fucking Around Coalition” -NFAC-!

    Lực Lượng “Not Fucking Around Coalition”
    Quư độc giả hăy thử tưởng tượng có một nhóm da trắng thành lập một lực lượng tương tự như NFAC th́ TTDC và phe DC -và các cụ tỵ nạn cuồng chống Trump- sẽ phản ứng như thế nào.
    Nhưng tuyệt chiêu của ‘phe ta’ là chiến thuật gọi là ‘Wall of Moms’, ‘Bức Tường Của Các Bà Mẹ’. Nghĩa là trong các cuộc biểu t́nh, ‘phe ta’ đưa các bà mẹ dắt theo mấy đứa con nhỏ đi hàng đầu để không cho cảnh sát dám tấn công. Một chiến thuật trước đây có hai nhóm ưa xài: đó là VC trong Nam, và ISIS bên Trung Đông. Bây giờ là chiến thuật của khối DC chống Trump đấy.
    Kích động nổi loạn, đó chính là cái giá kinh hoàng mà phe đối lập sẵn sàng trả, chỉ v́ lư do hiển nhiên nhất là ngoài phương cách đó ra, th́ phe đối lập hầu như tuyệt vọng, không có cách nào khác để chiến thắng trong cuộc bầu cử tới.
    Chuyện nước Mỹ sẽ gặp những hậu quả lâu dài của cuộc nổi loạn tai hại cỡ nào bất kể ông Trump tái đắc cử hay cụ Biden chiến thắng, là … chuyện nhỏ! Không nên thắc mắc, suy nghĩ xa hơn cuộc bầu cử tới. Chỉ cần thắng cử thôi, chuyện ǵ sau đó … sẽ tính sau.
    Hậu quả đầu tiên, hiển nhiên nhất của việc các quan chức hèn nhát đă nhắm mắt, trốn trong nhà bếp trước cao trào dân da đen nổi loạn, là đă xác nhận cho đám nổi loạn thấy là nếu họ được đằng chân th́ có thể leo lên đằng đầu.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Mà nghĩ cho cùng, có thật sự là vô tổ chức, vô lănh đạo không? Hay là đă có ‘bàn tay lông lá’ của 30.000 thành viên của tổ chức Organization for America của Obama đứng sau lưng, với tiền của ông tỷ phú Hung Gia Lợi George Soros? Ai mà biết được?

    George Soros, Hon FBA is a Hungarian-American billionaire investor and philanthropist. As of May 2020, he had a net worth of $8.3 billion, having donated more than $32 billion to the Open Society Foundations. Born in Budapest, Soros survived Nazi Germany-occupied Hungary and moved to the United Kingdom in 1947.
    Chỉ có một hiện tượng ai cũng thấy rơ hơn ban ngày là phản ứng của khối DC.
    Ở mức địa phương, các thị trưởng, thống đốc hoàn toàn bị tê liệt, một phần v́ sợ hăi, tuyệt đối không dám làm bất cứ chuyện ǵ để tái lập an ninh trật tự, càng không dám lên án các vụ bạo động, nhưng một phần cũng kỳ vọng chiêu vơ bạo loạn này sẽ đánh Trump tới thân bại danh liệt luôn. Tại Portland, thủ phủ của tiểu bang cấp tiến hàng đầu Oregon, cuộc nổi loạn đập phá đă kéo dài hơn hai tháng, ngang với Seattle của tiểu bang Washington State. Chẳng những các chính quyền địa phương bủn rủn chân tay, hoàn toàn tê liệt, mà lại c̣n sợ hăi đám nổi loạn đến độ chống lại việc TT Trump mang lính của bộ An Ninh Lănh Thổ đến dẹp loạn luôn.
    Bà bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Oregon, Ellen Rosenblum mắt bị quáng gà nặng, tỉnh bơ tuyên bố các cuộc biểu t́nh ở Portland ôn ḥa nhất.

    Ellen F. Rosenblum is an American lawyer and politician who has served as the Oregon Attorney General since 2012. She is the first female state attorney general in Oregon's history, and previously was a judge on the Oregon Court of Appeals from 2005 to 2011.
    Cái hèn nhát -hay dă tâm- của đám lănh đạo đảng DC trước những biến động cực tai hại hiện đang thấy xẩy ra trên cả chục thành phố từ cả mấy tuần liên tục, được thể hiện rơ nét khó chối căi, khi cả đám lănh đạo của đảng DC bất th́nh ĺnh á khẩu, ngậm tăm hết. Từ cụ Biden đến các chuyên gia sách động như bà Pelosi, ông Schumer, ngay cả các chuyên gia quậy Al Sharpton, Jesse Jackson,… cũng nín khe hết. Hiển nhiên là họ thấy những nổi loạn bạo động này cực tai hại cho đất nước trong dài hạn, nhưng đồng thời họ cũng thấy đó là phương cách khích động cử tri chống TT Trump hữu hiệu nhất trong ngắn hạn, trong khi cả đám cũng run lẩy bẩy không một ai dám động đến khối dân da đen mà đảng DC đang cần phiếu hơn bao giờ hết.
    Chính khách DC duy nhất dám lên tiếng là dân biểu Jerold Nadler, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện, nhận định “những cuộc biểu t́nh trong ôn ḥa này hoàn toàn hợp pháp, trong phạm vi tu chánh án số 1 của Hiến Pháp, bảo đảm quyền tự do phát biểu tư tưởng”. Đi cướp phá, đốt nhà, giật tượng, xé cờ,… đó là phát biểu tư tưởng trong ôn ḥa được Hiến Pháp bảo đảm sao?

    Jerrold Lewis Nadler is an American politician serving as the U.S. Representative for New York's 10th congressional district since 2013. A member of the Democratic Party, he is in his 15th term in Congress, having served since 1992.
    [i]https://i.postimg.cc/CM7KgfzK/screen-shot-2020-07-30.png[/url]

    Hiến Pháp bảo đảm?
    Nh́n vào thái độ của đảng DC và TTDC, dường như họ đang đánh một canh bạc chí tử, nhất chín nh́ bù. Ở đây, b́nh tâm mà suy nghĩ, người ta thấy rơ sách lược thật nham hiểm của phe DC, sẵn sàng chấp nhận những nổi loạn cướp phá, chấp nhận dịch corona lây lan tùm lum khiến cả triệu người bị nhiễm, cả trăm ngàn người chết, chấp nhận kinh tế tiếp tục đóng cửa, cả chục triệu người thất nghiệp, cả vạn tiểu doanh gia tiêu tan sự nghiệp cầy cuốc cả đời họ, chấp nhận trẻ con mất học cả năm trời,…, tất cả như cái giá đáng phải trả để có dịp tuyên truyền công kích, không cho TT Trump tái đắc cử lại.
    Nhớ lại câu nói cách đây hai năm của anh Bill Maher, một b́nh loạn gia của HBO, sẵn sàng chấp nhận đại khủng hoảng kinh tế với cả triệu người thất nghiệp và phá sản, nếu đó là cách để hạ được Trump. Hiển nhiên, anh Maher này coi vậy mà ít tàn độc hơn đám lănh đạo DC hiện nay.
    https://i.postimg.cc/jdkdW060/Bill-Maher.jpg
    William Maher is an American comedian, political commentator, and television host. He is known for the HBO political talk show Real Time with Bill Maher and the similar late-night show called Politically Incorrect, originally on Comedy Central and later on ABC.
    Như DĐTC này đă từng viết nhiều lần, chỉ v́ ông Trump chính là mối đe dọa sinh tử -existential threat- của đảng DC và cả ư thức hệ cấp tiến thiên tả.
    Vấn đề là canh bạc này thật sự chưa ai biết ai sẽ thắng. Những bạo động hiện thấy cũng rất có thể gây hoang mang, sợ hăi cho đại đa số dân Mỹ, khiến họ hoảng sợ, ào ào dồn phiếu cho TT Trump, là người hiển nhiên có bản lănh trị loạn hơn xa cụ lẩm cẩm Biden.
    Tệ hơn nữa, nhiều người lo ngại h́nh ảnh loạn hiện nay sẽ trở thành h́nh ảnh tiêu biểu của chính quyền Biden.
    Ba tháng nữa, chúng ta sẽ có câu trả lời.

    ĐỌC BÁO MỸ:
    Bài quà dài, phải cắt bớt

  9. #139
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    D̉NG DƯƠNG-TỬ UẨN KHÚC

    https://baovecovang2012.wordpress.co...khuc-soi-ngoc/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...uan-kh-uc.html
    Bài quà dài (gấp ba lần cho phép), phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    D̉NG DƯƠNG-TỬ UẨN KHÚC (Sỏi Ngọc)
    Posted on May 19, 2020 by Lê Thy


    Xe taxi chở chúng tôi dừng lại ở phi trường Trudeau, thành phố Montréal, nơi hăng hàng không Air Canada. Những sợi nắng nhẹ xuyên qua mái hiên bằng kiếng của đầu mùa thu lung linh nhảy múa rọi trên vai áo rằn ri xanh màu lính của tôi. Mùa thu không nơi nào đẹp hơn xứ lạnh t́nh nồng Montréal, nơi đây thu hút biết bao dân du lịch chỉ để ngắm nh́n những chiếc lá đổi màu!

    Bài quà dài phải cắt bớt
    Viện Virus học Vũ-Hán là một viện thí nghiệm đầu tiên, có tổ chức nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, quan hệ chặt chẽ với pḥng thí nghiệm quốc gia Galveston tại Đại Học Texas.
    Bài quà dài phải cắt bớt

    Thế là tôi đă lén mẹ làm đơn xin vào lính!
    Ngày tôi được gọi lên làm xét nghiệm sức khỏe, v́ được sinh ra tại Canada, không thiếu sữa, nên tầm vóc kích thước tôi khá cao như người bản xứ, mặc dù bố mẹ tôi chỉ tầm thước. Tôi cũng may mắn thoát qua phần thi vấn đáp một cách nhẹ nhàng, trôi chảy. Chỉ c̣n chờ đơn chấp nhận của họ mà thôi.
    Tôi nhớ khi nhận được đơn chính thức chấp thuận vào quân đội, mẹ tôi đă sững sờ, ngạc nhiên cầm tờ đơn trên tay khi tôi mới vừa đi học về:
    – Philippe… Tại sao con lại giấu mẹ…?
    – … Con giấu mẹ điều ǵ ạ!
    – C̣n nói không giấu mẹ sao, con đă tự động đăng kư vào lính mà không bàn với mẹ! … Con biết là nếu bố c̣n sống cũng chắc chắn không chấp thuận chuyện này đâu! … Ḿnh đă bao nhiêu cực khổ vượt biên để sang xứ tự do, tại sao con lại vào lính đánh trận làm ǵ. con không biết là nguy hiểm đến tính mạng hay sao chứ?… Mẹ lại chỉ có mỗi ḿnh con…Con…
    – Mẹ! Mẹ à! Hăy nghe con nói, con sanh ở đây, lớn lên nơi này, con phải làm nghĩa vụ của con đối với đất nước này chứ! Đi quân sự là điều mà con ao ước từ lâu rồi.
    – Tại sao con không bàn với mẹ trước?!
    – Con biết nếu có bàn với mẹ, mẹ. sẽ không bằng ḷng đâu!
    – Biết mẹ không thích, tại sao con lại cứng đầu cứng cổ như thế chứ! … Có biết bố đă bị đi học tập cải tạo mấy năm trời, suưt mất mạng bao nhiêu lần khi ra trận hồi c̣n ở Việt-Nam giữa hai phía đồng minh Mỹ và Cộng Sản không? Cũng chỉ v́ quân đội!! … Sang đây bố mất sớm cũng v́ những vết thương ấy sinh độc, bố không có những ngày hạnh phúc vui sướng bên mẹ con ḿnh v́ những cơn đau hành hạ khi con mới chỉ 3-4 tuổi … Mẹ không muốn con đi vào vết xe ấy nữa khi ḿnh có thể tránh được. Con hăy từ chối họ đi.
    – Mẹ! Mẹ hăy suy nghĩ lại đi, hồi xưa bố mẹ ở quê hương chiến tranh là khác, c̣n ở bên này thật ḥa b́nh, con muốn đi quân sự v́ họ rất có nề nếp sống, có trật tự, tập cho ḿnh thành con người cứng rắn, biết chia xẻ trong t́nh đồng đội, nhân loại.
    – Thôi đừng nói nữa! Hăy trả lại tờ đơn cho họ đi, mẹ không bằng ḷng, mẹ sẽ không kư vào đâu!… Mẹ đă mất đi bố con khi con c̣n rất nhỏ, bây giờ mẹ không muốn mất cả con nữa đâu, con hiểu chứ?…
    – Mẹ … có thể nào suy nghĩ lại được không? Con sẽ học thành nhà nghiên cứu vi sinh học chứ không phải là đi làm lính đánh trận đâu, mẹ đừng lo con bị đổi sang Iran hay Irak đánh nhau.
    – … Cũng không được! Tại sao con phải cứ vào quân đội? Học b́nh thường như thằng Julien, thằng Henri, bạn con không được sao?… Mẹ chỉ mong có một đứa con rất b́nh thường khỏe mạnh. Mẹ không muốn có đứa con anh hùng, nổi tiếng… để rồi mất mạng ở một xứ sở nào đó mà mẹ không thấy được mặt mũi nó.
    – Mẹ ạ, mỗi người đều có số!… Con xin lỗi mẹ! … Đó là ước mơ của con, là hoài băo của con, con không thể bỏ được đâu!
    – Đồ bất hiếu! … Mày không xem t́nh cốt nhục của mẹ mày đă nuôi mày ăn học 22 năm nay, cực nhọc vất vả nắng mưa dậy sớm về khuya vẫn không màng, vậy mà… mày thí mạng cho những tên ở đâu đâu.
    – Con xin lỗi. Mẹ. hiểu cho con.
    – Thôi tao không nói nữa, mày muốn làm ǵ th́ làm đi!
    Mẹ bỏ vào pḥng thất vọng và tức giận, vứt tờ đơn xuống đất, chưa có chữ kư đồng ư của mẹ!
    Tôi nhặt đơn lên đặt trên bàn, trong ḷng thật xao xuyến bùi ngùi thương mẹ, những lời mẹ nói thật đúng! Tôi trở thành đứa con bất hiếu từ bao giờ vậy? Trở thành đứa cứng đầu cứng cổ từ hồi nào? Tôi biết rằng mẹ sẽ chả ngủ được yên tối nay đâu!!
    Bài quà dài phải cắt bớt

    Tôi luyến tiếc nh́n tờ đơn nằm chênh vênh trên bàn, hoài băo tương lai của tôi đă đặt cả vào đấy!… chả lẽ đam mê của tôi lớn hơn cuộc sống của mẹ?
    Hy sinh ước mơ của ḿnh để làm niềm vui cho mẹ thật đáng lắm chứ!
    Có một thứ ǵ đó nghèn nghẹn ở cổ, một điều ǵ đó thật khó nuốt.
    Nhưng thôi, hăy quên đi v́ chữ hiếu!
    Ngước mặt nh́n lên bàn thờ bố, bố nh́n tôi thật hiền ḥa, ánh mắt của những ngày xưa cũ bao dung và chịu đựng không rên la v́ những vết thương ưng mủ lên cơn sốt. Bố can đảm, kiên nhẫn sống v́ gia đ́nh, tại sao tôi lại không làm được như thế chứ?!
    Như t́m thấy giải pháp thích đáng, thấy tâm nhẹ nhàng hơn, tôi quyết định sẽ không làm trái ư mẹ nữa.
    Tôi nhớ hồi c̣n rất nhỏ, bố đă ráng cắn răng đau đớn v́ những chỗ lở loét ăn sâu vào người, những vết thương đă từng chữa trị ở Việt-Nam nay lại bị ưng mủ, tôi nghe mẹ kể v́ “bọ độc” (vi trùng) đă ăn sâu tận trong xương trong tủy, mẹ không cho tôi lại gần v́ sợ tôi sẽ bật khóc khi thấy bố có những vết thương ghê sợ. Lúc ấy tôi đă ngây thơ hỏi mẹ:
    Bài quà dài phải cắt bớt

    – Bố! Hăy giúp con thực hiện ước mơ của con có được không?… Con vẫn có thể vào quân đội, rồi về thăm mẹ mà. Con hứa sẽ làm được điều này!
    Tôi th́ thầm nói chuyện với Bố đến ngủ vùi không hay..

    Bài quà dài phải cắt bớt

    Tôi say mê theo dơi, t́m hiểu sự chuyển biến của các gen đến quên mất cả thời gian. Khi ngẩng đầu lên th́ trời đă tối, tôi vội vàng rời pḥng lab về nhà.
    Bước vào nhà đă 11:00 giờ đêm, mẹ đă vào pḥng nghỉ ngơi, chỉ viết giấy để lại trên bàn “Con hăy ăn cơm, mẹ đă sửa soạn phần cơm cho con đem đi học ngày mai trong tủ lạnh rồi!”
    Tôi cảm động, đến gần cửa pḥng mẹ, nghe ngóng, tiếng ngáy êm nhẹ của mẹ đều đều … Mẹ đă ngủ rồi, chắc cả ngày đi làm mệt, tối mẹ phải ngủ sớm để sửa soạn cho sáng mai cũng lại phải dậy sớm!
    Ngồi vào bàn ăn, chưa kịp cầm đũa th́ tờ đơn xin vào lính ở ngay trước mặt, cạnh bát cơm, chữ kư của mẹ hiện rơ ngay chỗ “consent.”
    Bài quà dài phải cắt bớt

    Sau những lần tập huấn quân trường, tôi trở về trường đại học như một con người khác, trưởng thành chững chạc, nh́n sự việc khách quan, trầm ngâm nhiều hơn nữa về nhân văn, giá trị cuộc sống.


    Hai năm sau tôi ra trường về ngành nghiên cứu vi sinh học, tức là tṛn năm năm đại học.
    Tôi phải vào làm việc cho quân đội ở Québec, thỉnh thoảng mới được về thăm nhà một lần. Mẹ cũng rất hănh diện v́ tôi, bà ngây người ngắm khi thấy tôi mặc bộ quân phục trang trọng trên người, tôi hôn lên trán mẹ khi trở về đơn vị, mẹ dặn:
    – Con đi cẩn thận nhé, mẹ đă gói xong tất cả những thùng đồ ăn cho con khi cần thiết.
    – Mẹ ơi, con đă có tất cả ở dưới Québec rồi, mẹ làm chi cho mất công vậy!
    Bài quà dài phải cắt bớt


    Tôi không c̣n thấy mẹ nữa, tôi đă đi vào bên trong để làm thủ tục giấy tờ cùng với hai người bạn cùng đoàn, chẳng ai nói với ai lời nào, v́ trong ḷng chúng tôi c̣n đang quyến luyến bịn rịn h́nh ảnh của người thân.
    Tôi tự an ủi, chỉ 6 tháng làm nghiên cứu thôi mà, sẽ trôi qua nhanh lắm, rồi sẽ về nghỉ phép một tháng bên mẹ!

    Vũ-Hán là một thành phố lớn nhất của tỉnh Hồ-Bắc với những kỳ quan thiên nhiên, một trong những thành phố có nền công nghệ quan trọng thuộc về Trung phần của Trung-Quốc, nằm trải dài trên sông Dương-Tử, với những vườn thực vật, rừng mận, hoa anh đào và đầm sen tuyệt mỹ.
    Bài quà dài phải cắt bớt

    Nàng vừa nh́n tôi ăn, vừa kể:
    – Tôi sanh ra và lớn lên ở LA, bên Mỹ, gia đ́nh tôi dọn qua Texas khi tôi lên 6 tuổi, khi bố tôi đổi sang làm ở viện nghiên cứu ở đó, bố tôi là người đam mê công việc, có thể nhốt ḿnh ở chỗ làm 24/24 quên ăn, quên luôn cả gia đ́nh. về đến nhà c̣n kể những công việc cho mẹ con tôi nghe nữa, nên tất cả công việc của bố h́nh như đă. mọc rễ trong đầu từ khi tôi c̣n nhỏ. Lớn lên tôi tự nhiên học về ngành này mà không thấy khó khăn ǵ cả. Rất lạ! … c̣n anh th́ thế nào?
    – … Nh́n cô tôi cứ tưởng cô là người Hoa 100%, chắc ở nhà nói tiếng Hoa nên cô thông thạo như vậy?
    – Đúng rồi, bố th́ ít khi nói chuyện với tôi, nhưng mẹ th́ chỉ dùng tiếng Hoa để nói với tôi thôi, tôi lớn lên ở trường nói tiếng Mỹ, về nhà là tiếng Quan-Thoại.
    – Cũng may là cô rành về Quan-Thoại chứ không th́ bụng tôi sẽ. kêu cả đêm nay rồi, cám ơn cô nhiều lắm! … Cô ở đâu?
    – Tôi được xếp ở tầng 8, building này đây!
    – Pḥng mấy?
    – Pḥng 26, c̣n anh?
    – Vậy tôi và cô có duyên rồi, tôi pḥng 28, nhận tôi làm đệ tử, dậy cho tôi vài tiếng Quan-Thoại về mấy món ăn nhe, tôi sẽ hậu tạ.
    – Các bạn của nhóm tôi th́ lại ở cách xa tôi, họ pḥng 52, 54. kỳ lạ thật. không biết anh có quen. tay trong không đó?
    – Hahaha tôi có cung … nô bộc tốt nên gặp toàn người tốt giúp đỡ khi gặp cảnh khó khăn!
    – … Anh. chắc cũng có khoa ăn nói đấy!
    Cả hai chúng tôi cùng cười vang như bắt đầu cho một t́nh bạn thật vô tư dễ mến của những sinh viên xa quê hương.

    Bài quà dài phải cắt bớt



    Fragrant Hills Park in Beijing
    Bài quà dài phải cắt bớt

    Tôi thấy ḿnh may mắn được ngắm vẻ đẹp tươi mát của cuối mùa hạ, rồi bây giờ là thu đầy quyến rũ, không những chỉ mùa màng trong khiết mà cả cảnh vật thật tuyệt mỹ.
    Đi một lúc, tôi và Zhany vào một quán kem gần đấy, mùi vị kem cũng rất lạ so với Bắc Mỹ. Bỗng dưng, nàng đưa th́a kem vào môi tôi:
    – Anh nếm thử xem, kem dừa vừa lạ vừa rất ngon!
    Tôi nh́n nàng một thoáng do dự, v́ chỉ có người yêu, mới mời khách bằng chính cái muỗng ḿnh đang dùng. hay có thể nàng xem tôi như một người bạn thân.
    Thấy tôi ngần ngừ, nàng tiếp:
    – Nào. há miệng ra nào!
    – … Bỏ vào ly tôi được không?…
    – Bộ … sợ … nhiễm vi khuấn hay sao?
    – Ồ không! Không đâu, tôi…
    Khuôn mặt nàng sát lại gần tôi, tôi nghe trái tim ḿnh đập liên hồi, máu dâng lên muốn nghẹt thở, đôi mắt tôi từ từ khép lại khi môi nàng chạm đến đôi môi tôi.
    Bên cạnh suối vẫn róc rách chảy, buổi chiều về đêm rực rỡ một màu huyết dụ.
    Đó là nụ hôn đầu đời của tôi với Zhany, thật hạnh phúc, ngọt ngào, mang cho tôi thêm rất nhiều niềm tin hứa hẹn cho cuộc sống mới!
    Nàng th́ thầm bên tai tôi:
    – Em… Anh không hiểu t́nh cảm của em sao?
    – …
    – Em …yêu anh!
    Tôi nh́n nàng với cặp mắt dọ hỏi:
    – Em… đă nói là … có người yêu rồi mà!
    – Em … chưa chắc đó là t́nh yêu thật sự!… Nhưng… em sẽ ngưng hẳn từ đây!
    – V́… anh sao?
    – Không phải! V́ em cảm thấy ḿnh hợp với anh hơn, anh mới chính là người trong suy nghĩ của em. C̣n anh ấy… chỉ yêu em khi rảnh, lúc bận th́… không hề hỏi thăm đến em! Nếu sau này thành vợ chồng th́ sẽ ra sao? Sẽ … bỏ mặc em!
    Tôi vuốt tóc nàng:
    – Anh…sẽ dắt em về Canada, ra mắt mẹ anh nhé! Mẹ rất yêu quư con dâu đấy!
    – Vâng! Khi ḿnh xong khóa học ở đây!


    Bài quà dài phải cắt bớt
    – Em… em không thể đi làm được đâu, em mệt ghê lắm! … Đau cả tứ chi.
    Tôi lo lắng định đưa tay mở cửa, nàng chận lại:
    – Anh hăy đi làm đi, đứng xa ra, coi chừng lây cảm… chắc mặc phong phanh quá nên cảm. Em vào nằm nghỉ đây. Anh đi cẩn thận nhé.
    – … Ừm! anh đi làm, có ǵ em cứ liên lạc với anh bằng cell nhe. Thôi em vào nghỉ ngơi đi!
    Cánh cửa pḥng vội vàng đóng sập lại, tôi đứng một lúc bên ngoài xem có động tĩnh ǵ lạ không rồi mới rời đi.
    Bài quà dài phải cắt bớt
    Chiều, tôi ba chân bốn cẳng nhanh nhanh chạy về, ghé mua thuốc cảm cho Zhany. Phone cho nàng, không thấy người cầm phone; đập cửa pḥng, cũng không thấy nàng ra mở cửa, tôi la to và tiếp tục đập cửa, một lúc mới thấy nàng hiện ra với chiếc mền dài trùm kín ló đầu ra một cách vât vă:
    – Em… em thật khó thở quá! Rất mệt và khô cuống họng.
    Chưa kịp trấn an, cả thân nàng rơi rụng xuống đất như một trái cây chín rời cành lăn đùng xuống đất. Tôi hoảng hồn, xô rộng cánh cửa, vội vă gọi ngay ambulance.
    Các bạn trong équipe vừa về tới nơi, họ xôn xao, hoảng loạn:
    – Philippe, cậu có nghe ǵ về vấn đề siêu vi trùng Corona đă bị lọt ra ngoài và bây giờ mọi người đang bị lây nhiễm đó, rất nguy hiểm! Phải coi chừng bị lây bệnh! Hồi sáng nay trong viện tất cả mọi người đều nhốn nháo v́ tin tức này. Có giáo sư Lư cũng đă bị nhiễm. Nhưng chúng ta không được phao tin này ra v́ họ không muốn làm dấy động quần chúng!… Chúng ḿnh chờ khi họ tự đưa tin này ra thôi…

    Bây giờ tôi mới thực sự hiểu ra câu chuyện hồi sáng! Như vậy thật là nguy kịch đến tính mạng, không biết Zhany sẽ ra sao, v́ nàng là một trong những người đầu tiên bị nhiễm khuẩn, sự lây lan rất nhanh và chưa ai t́m ra thuốc chủng ngừa cả!
    Bài quà dài phải cắt bớt


    T́nh yêu đầu đời của tôi. sao vất vả thế!
    Tôi đă đặt cả cuộc đời vào người con gái mong manh đang nằm trên giường bệnh, nàng có vượt qua được cơn bệnh ngặt nghèo không? Hay … sẽ làm tôi măi măi mang mối sầu u uất?! Có phải t́nh yêu của tôi chưa đủ duyên lành? bất chợt những ḍng nước mắt nóng hổi lăn dài xuống má!


    Bài quà dài phải cắt bớt


    Từ cuối tháng 09 đến nay, gần nửa năm tôi chưa liên lạc được với mẹ v́ bao nhiêu biến cố ngoài ư muốn.
    Giờ đây ra khỏi Hoa Lục, điều đầu tiên là phone về cho mẹ ngay, tiếng mẹ lộ rơ vẻ vui mừng như trút bao sự lo lắng:
    – Con trai, Philippe hả? Con khỏe không? … Con đang ở đâu? Con…
    – Mẹ!… Mẹ ơi, con thật nhớ mẹ! … Mẹ khỏe không? Mẹ …
    – Mẹ khỏe lắm. Mẹ đang ở nhà v́ chính phủ có lệnh cấm… sợ lây lan con à!… Vậy con có về nhà được không? Mẹ sẽ nấu đồ ăn chờ con về.
    – Không! Không được đâu mẹ, con mới về từ Trung-Quốc, bây giờ phải cách ly 15 ngày ở trại lính của chúng con ở tận Québec lận, con sẽ phone cho mẹ thường xuyên, sẽ facetime mẹ nhé; con đă rất lo lắng đến mẹ. Những ngày ở nhà có chuyện ǵ không hả mẹ?
    – … Không đâu con, tất cả yên ổn lắm! Con b́nh an là mẹ mừng rồi! … Nhớ ăn uống đầy đủ con nghe, c̣n các bạn con thế nào? Họ cũng mạnh khỏe b́nh thường hết chứ?
    – Vâng. tụi nó không sao hết mẹ ạ!
    – Mẹ rất vui khi con trở về b́nh an, bây giờ con nghỉ ngơi đi, có ǵ th́ ngày mai nói chuyện với mẹ sau, chắc con cũng mệt lắm!
    – … Có ǵ ngày mai con sẽ phone mẹ nhé, nhiều chuyện muốn kể cho mẹ nghe ghê lắm, nhưng bây giờ th́ con mới về tới trại thôi, con phải ra tập trung với mọi người mẹ nhé!
    – Được rồi, ngày mai hăy nói sau con trai ạ, cho mẹ hỏi thăm đến các bạn của con! Sau này khi về lại Montréal nhớ rủ họ về nhà chơi và ăn cơm với ḿnh.
    – Dạ vâng.
    Tôi sực nhớ đến Zhany… nàng thật cô độc lẻ loi trong nhà thương, người mà tôi đă định giới thiệu với mẹ … không biết nàng đă chết hay c̣n sống, thật trớ trêu thay!
    Bài quà dài phải cắt bớt


    Tôi ít khi đến chùa lạy Phật, nhưng lần này v́ Zhany cũng như cả thế giới, tôi xin khấn đầu van vái Phật Tổ hăy thương xót cho loài người, mong cho các nhà khoa học, nghiên cứu t́m được thuốc trừ virus Covid-19. Tôi cũng thầm cầu xin những em bé vi sinh vật này hăy đừng làm tay sai cho những người độc ác gieo rắc tàn sát những người vô tội trên thế giới, hăy nằm yên, hăy bỏ xuống những ṿi bạch tuộc gieo trứng ác, hăy ngủ yên để cả nhân loại sẽ nhớ ơn em! Phải chăng các em cũng là nạn nhân của những kẻ đang muốn làm bá chủ thế giới?
    Mỗi buổi sáng tôi dậy rất sớm để tập thể dục, chưa bao giờ tôi thấy cảnh lặng yên đẹp đến thế!
    Đầu tháng tư, mùa xuân đă đến, không phải mùa xuân yên vui rộn ràng rực rỡ như mọi năm, mà một mùa xuân thật thầm lặng, mùa xuân của lo lắng khi mới bắt đầu của một ngày!
    Từ xa mặt trời đang ló dạng dưới chân núi, tỏa sáng một vùng bao la rộng lớn, tiếng chim hót thật thanh và rơ giữa bầu không khí trong lành mà hôm nay tôi mới thực sự để ư đến!
    Nhờ có bệnh dịch Covid-19 mà chính phủ cấm tất cả mọi người không được ra đường, ở yên trong nhà trong mấy tuần liền, nên khí thải giảm rất đáng kể, không c̣n tiếng ồn ào xe chạy, tiếng nói huyên náo vào 4 giờ sáng để họp chợ hay chuẩn bị công việc.
    Tất cả thật tĩnh lặng, chỉ nghe tiếng chim líu lo làm trái tim tôi thật rung động!
    Ngoài tiếng chim c̣n có tiếng xào xạc của những bước chân rất nhẹ của những chú sóc, nàng nai ở b́a rừng gần bên.
    Mùi thơm của đất mới, của mùa xuân đang trỗi dậy, tôi bàng hoàng cảm xúc dâng trào trước vẻ đẹp của thiên nhiên chưa từng thấy!
    Tôi tự hỏi tại sao loài người bị lầm than với nỗi sợ hăi dịch bệnh? Đến bao giờ mới chấm dứt, đến bao giờ chúng tôi mới trở lại những hoạt động b́nh thường như xưa? Chúng tôi đă làm ǵ để bị thiên nhiên trừng phạt nặng nề thế?
    Tôi nhớ mẹ từng hay nói “Bất kỳ sự việc ǵ xảy ra trong đời cũng đều có một thông điệp nhắn gởi.”
    …Vâng! Tôi đă hiểu! Chúng đến rồi sẽ ra đi.
    Tôi thầm biết ơn những em bé Covid-19 đă đến với thế kỷ 21 để truyền tải cho loài người chúng tôi: Hăy sống đoàn kết, yêu thương, trân trọng thiên nhiên và môi trường sống! ❖
    Sỏi Ngọc
    Montréal, Mars 2020.
    (nguồn: Lê Thy đánh máy từ Tạp chí NGỌN ĐUỐC – Montreal, Canada số 50-Xuân Nhân Ái 2020)

  10. #140
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    NGƯỜI TỪ TRĂM NĂM

    https://vietmania.blogspot.com/2020/...anh-trich.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...vietmania.html

    THURSDAY, JULY 23, 2020
    NGƯỜI TỪ TRĂM NĂM

    (Một cách mới để sống lâu. Phần tôi quá già, hiến thân không dùng được. đã thu xếp để thành tro bụi.)
    Toại Khanh (trích: Chuyện Phiếm Thầy Tu)


    Manual Of Zen Buddhism 2- Gathas and Prayers | Meditation Alchemy

    Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80, th́ là nửa đường, nhưng với 70 th́ đă quá nửa. Vậy rồi, se ḿnh một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, c̣n chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không thử máu là chuyện ǵ cũng có thể xảy ra.
    Tôi tay trắng, vô sản c̣n ngại chết đến vậy, thử hỏi mấy người thứ ǵ cũng có th́ thảm đến mức nào. Vua Tàu, vua Ai Cập, vị nào cũng muốn trường sinh. Không được trường sinh ở cơi này, th́ mong bất tử ở cơi khác. Dùng đủ cách, từ linh đơn thần dược lúc sống, cho đến xây lăng mộ ướp xác với nhựa thông và thắp mấy ngọn đèn trường minh bằng dầu cá. Nhiều nhà giàu thời nay vẫn đêm ngày ḅn của thành núi, rồi hi vọng các nhà khoa học dùng cách nào đó giúp ḿnh sống thêm. Với mấy bà th́ sống dai chưa đủ, phải trẻ đẹp thiệt lâu mới chịu, dù phải nhờ dao kéo tùng xẻo liên miên để giằng co với con tạo.
    Mấy hôm nay, ngẫu nhiên đọc bài báo thiệt lạ. Các tỷ phú Việt Nam trong nước đă biết học theo Tàu, dùng các loại thần dược, từ thai nhi ngâm rượu cho đến những động vật khó ngờ nhất; hoặc mua gỗ đàn hương, ngọc am về làm giường nằm, ghế ngồi để ngày đêm ngửi lấy mùi hương như một kiểu linh khí giúp sống lâu.
    Đă hết đâu, họ c̣n kín đáo chuẩn bị hậu sự bằng cách xây lăng mộ với cả kỹ thuật cổ truyền lẫn hiện đại, để xác họ mai sau được trường tại tề thiên. Hồn đi xa mà xác vẫn c̣n đó thiên thu, như một cách nấn ná với đời cho đỡ tủi.
    Người da trắng th́ văn minh hơn. Ngoài chuyện tới lui bác sĩ theo định kỳ, ăn uống theo công thức, c̣n trù bị cho kiểu hậu sự rất hiện đại:
    Cho đông lạnh thi hài để mong mai kia hồi sinh, hoặc cao siêu hơn một chút, là dặn thân nhân lấy tro hỏa táng gửi vào vũ trụ.
    Một công ty Mỹ ở Houston cho biết giá cả mỗi vụ gửi tro tốn đến hàng chục ngàn Mỹ kim. Đại khái, tùy theo tŕnh độ văn hóa, sở thích, khả năng tiền bạc mà mỗi người có cách sợ-chết và ham-sống khác nhau.
    Tôi cứ ngờ rằng, mấy nhà cầm quyền độc tài trên thế giới thường có các tham muốn quái gở chỉ v́ sau khi có quyền lực và tiền bạc trong tay, th́ họ bắt đầu sợ chết hơn. Có điều là vốn tâm linh nghèo quá, họ chỉ có một hai cách sợ chết vừa trẻ con, vừa lố bịch. Trước cái chết lù lù đến gần, họ điên cuồng với ước mơ trường thọ hoặc dốc hết mọi thứ cho con cháu như một cách đầu tư cho cái TÔI gián tiếp. Có ra đi th́ một phần máu me của ḿnh vẫn c̣n gửi lại trần gian này. Thế là con họ bằng trời, dân tha hồ khổ.
    Nếu nói làm quấy v́ thương con, rơ ràng họ đă quên hay không biết câu nói này của Thiệu Khang Tiết (người Tàu, đời Tống):
    “Nhi tôn tự hữu nhi tôn phúc,
    mạc dữ nhi tôn tác mă ngưu”,
    "Con cháu có phúc họa riêng của nó, đừng v́ chúng mà làm thân trâu ngựa, bất kể thiên hạ".


    Tôi để ư rằng, nếu không có được ḷng lành bẩm sinh, th́ người ta phải nhờ đến cái văn hóa hấp thụ để sống đàng hoàng, ước mơ đàng hoàng và sợ chết cũng đàng hoàng. Văn hóa Tây phương bao gồm cả tâm thức tôn giáo, lẫn chính trị, có vẻ bất lực trong việc xây dựng nhân sinh quan lành mạnh. Xin gẫm lại xem, thường chỉ có kẻ quái gở, nông nổi mới khoái chuyện tẩm ướp cái xác thối của ḿnh để được làm ma xó trong lăng mộ mà thôi.
    Nhân loại ai chẳng ham sống sợ chết, ham sướng sợ khổ, nhưng không có được vốn liếng tâm linh căn bản, người ta rất dễ trỡ thành quái vật với những suy nghĩ ích kỷ và tàn bạo khó ngờ.

    --LÀM SAO ĐỂ BẤT TỬ ?-có thể hay không?

    Xin thưa, có 1001 cách để trường sinh bất tử, thọ ngang nhật nguyệt. Có điều là tùy theo căn cơ mà mỗi người bất tử hay không và bất tử theo kiểu nào.
    -Theo kinh Phật, sống với phiền năo cũng là một cách sống hoài trong ba cơi.
    Trở thành thánh nhân, chấm dứt luân hồi, cũng là con đường bất tử.
    Lưu phương thiên cổ như hiền thánh xưa nay cũng là một kiểu bất tử, hay để tiếng xấu muôn đời như bạo chúa cũng là kiểu bất tử khác.
    Ướp xác, xây đền, dựng bia cũng là kiểu nấn ná nhân gian, để lại con đàn cháu đống nối dơi tông đường cũng là một kiểu nấn ná, để lại cho đời những công tŕnh hữu ích cũng là kiễu bất tử khác…
    -Mấy chuyện đó cao siêu quá, mới đây có một bản tin làm tôi suy nghĩ hoài.
    Nữ diễn viên Natasha Richardson người Anh vừa qua đời trong lúc trượt tuyết tại Canada, ngày 17/3 vừa qua. Đă mấy hôm rồi, thiên hạ vẫn chưa hết bàng hoàng. Cô chết trẻ, mới 45 tuổi, và ra đi giữa lúc có trong tay tất cả những thứ tốt đẹp nhất:
    Nhan sắc, tiếng tăm, tiền bạc, t́nh yêu, con cái. Xuất thân từ một gia đ́nh xuất sắc (mẹ cô từng đoạt giải Oscar, chồng cô hiện là một đạo diễn tiếng tăm và hai cậu con trai đẹp như thiên thần).

    Natasha Richardson
    Natasha Jane Richardson was an English-American actress of stage and screen. Richardson was a member of the Redgrave family, being the daughter of actress Vanessa Redgrave and director/producer Tony Richardson, and the granddaughter of Michael Redgrave and Rachel Kempson
    Là thầy tu. tôi quan tâm đến một thứ khác. Cô đă để lại di nguyện hiến nội tạng cho bất cứ ai cần. Và lập tức, tâm nguyện đó đă được thực hiện:
    Một cô bé 7 tuổi tên Morgan McCracken, đang thập tử nhất sinh, đă được cứu sống bằng phần cơ thể hiến tặng của Natasha Richardson. Đă vĩnh viễn ra đi, nhưng cô vẫn tồn tại qua h́nh hài khác: trong cô bé 7 tuổi kia và trong tim mọi người!
    -Descartes từng bảo: "tôi tư duy tức là tôi tồn tại".
    Tôi muốn nói câu khác: "được nhớ đến cũng là đang tồn tại".
    Lăo Trang đă là người hai ngàn năm trước, nay vẫn sừng sững trong từng trang Nam Hoa hay Đạo Đức Kinh. Ai đọc Tứ Thư, Ngũ Kinh mà không thấy thầy Khổng đang ngồi trước mặt, dù ông cứ một mực cho rằng ḿnh chỉ "thuật nhi bất tác". Chùa Từ Ân, tháp Đại Nhạn bên Tàu có thể sụp đổ, hư hao nhưng đến muôn sau, ai là người nghiên cứu kinh Phật chữ Hán, lại quên ngài Huyền Trang.
    -Thay v́ cảm thấy an ḷng hay thích thú kiểu chuẩn bị hậu sự thuần vật chất, sao ta lại không thử làm quen với kiểu hạnh phúc lâu bền và hữu ích hơn. Chẳng hạn, để lại cho đời sau một đóng góp nào đó và thời gian bất tử của ḿnh sẽ tùy thuộc vào giá trị của thứ ḿnh để lại. Trộm nghĩ, người mù trên thế giới hôm nay, khó có thần tượng nào vĩ đại hơn Louis Braille và Charles Barbier, những người đă tạo chữ Braille có thể đọc bằng tay.

    Louis Braille
    Louis Braille was a French educator and inventor of a system of reading and writing for use by the blind or visually impaired. His system remains virtually unchanged to this day, and is known worldwide simply as braille.

    Charles Barbier
    Charles Barbier de la Serre was the creator of night writing. Charles Barbier de la Serre served in the French Army during the late 18th century. He invented various forms of shorthand, as well as a form of writing known as "Ecriture Nocturne" using raised dots that became the basis for what is now Braille.
    **Hăy học cách hạnh phúc qua niềm vui trao cho kẻ khác. Nó càng được nhân rộng, sự hiện hữu của ta trên đời này càng rơ ràng hơn. Từ đó, trăm năm không phải là giới hạn sau cùng cho sự hiện hữu của một con người. Chuyện đời nhiều khi cũng huyền nhiệm lắm thay.
    Posted by Angesat 2:41 AM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •