Page 59 of 78 FirstFirst ... 94955565758596061626369 ... LastLast
Results 581 to 590 of 775

Thread: Lượm lặt đó đây

  1. #581
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Biến đổi khí hậu - 'Con ngáo ộp' tiến lên Chủ nghĩa toàn cầu (Kỳ 4/4)

    https://www.ntdvn.com/kinh-te/su-die...-4-247506.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/10...tien-l-en.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên


    Cựu Tổng thống Donald Trump đă nói trong bài phát biểu khai mạc tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ tháng 1/2020: “… để nắm lấy những ǵ có thể xảy ra của ngày mai, chúng ta phải từ chối những nhà tiên tri lâu năm về sự diệt vong và những tiên đoán của họ về ngày tận thế.” (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP qua Getty Images)

    Sự diệt vong do biến đổi khí hậu - 'Con ngáo ộp' tiến lên Chủ nghĩa toàn cầu (Kỳ 4)
    Thủy Tiên • 16:23, 13/09/21

    Đúng là môi trường cần được bảo vệ đúng cách. Nhưng các chính sách giảm thải CO2 sẽ chẳng tác động ǵ tới nóng lạnh toàn cầu khi 97% khí thải CO2 toàn cầu do tự nhiên tạo ra. Các dự báo dày đặc, phần đa đă được chứng minh là sai về thảm họa diệt vong do trái đất nóng lên lại đang biến vấn đề biến đổi khí hậu thành một thứ ǵ đó khải huyền hoặc tôn giáo, như thế giới sắp kết thúc. Đằng sau kịch bản này là một thế lực khác và một câu chuyện hoàn toàn khác...

    Cuộc vận động bảo vệ môi trường mang tính toàn cầu này đă liên quan đến rất nhiều những nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà hoạt động xă hội, những người làm truyền thông v.v.
    Có ba nhóm chịu trách nhiệm cho chủ nghĩa môi trường ngày tận thế. Thứ nhất là nhóm các nhà khoa học theo học thuyết dân số của Malthus. Họ nghĩ rằng có quá nhiều người trên thế giới, rằng dân số quá đông, rằng tất cả mọi người cần tiêu thụ ít hơn và sinh sôi ít hơn. Nhóm thứ hai là các nhà báo, bản thân họ thường là những người phóng đại câu chuyện. Báo chí có động lực để làm điều đó, nhưng nhiều người trong số họ có một nền chính trị cực tả mà họ đang cố gắng sử dụng khoa học để ủng hộ. Và nhóm thứ ba là các nhà hoạt động như Greta Thunbergs, nhóm Extinction Rebellions... Ba nhóm người này kết hợp lại để tạo nên một câu chuyện đáng sợ.
    Chuyên gia về vấn đề Liên-Xô – người có nghiên cứu chuyên sâu đối với “chiến tranh tin đồn”, Natalie Grant Wraga (đă quá cố) từng viết: “Bảo vệ môi trường đă trở thành công cụ chủ yếu để chỉ trích tất cả những thứ của phương Tây. Có thể mượn cớ bảo vệ môi trường, để làm một loạt biện pháp phá hoại cơ sở công nghiệp của các quốc gia phát triển. Nó c̣n có thể thông qua việc hạ thấp mức sống (của các quốc gia phát triển) và dẫn dắt các giá trị quan của chủ nghĩa cộng sản vào để thực hiện mục đích quấy rối phá đám.”

    Natalie Grant Wraga, an expert on Russia, died on November 12th, aged 101

    Cựu tổng thống Cộng ḥa Séc Vaclav Klaus nói : “Chủ nghĩa môi trường chỉ giả vờ đối phó với vấn đề bảo vệ môi trường. Đằng sau thuật ngữ thân thiện với con người và thiên nhiên của họ, những người theo chủ nghĩa môi trường thực hiện những nỗ lực đầy tham vọng để tổ chức lại và thay đổi hoàn toàn thế giới, xă hội loài người, hành vi và giá trị của chúng ta… Họ coi chúng ta là những sinh vật nguy hiểm và tội lỗi phải bị chúng kiểm soát. Tôi đă từng sống trong một thế giới tương tự được gọi là chủ nghĩa cộng sản. Và tôi biết nó đă dẫn đến sự tàn phá môi trường tồi tệ nhất mà thế giới từng trải qua….
    Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường vẫn tiếp tục đưa ra cho chúng ta những kịch bản thảm khốc khác nhau với ư định thuyết phục chúng ta thực hiện ư tưởng của họ…. . Các khuyến nghị của họ sẽ đưa chúng ta trở lại thời đại của thống kê và tự do bị hạn chế… Hệ tư tưởng sẽ khác. Tuy nhiên, bản chất của nó sẽ giống hệt nhau — ư tưởng cao cả hấp dẫn, đáng thương, thoạt nh́n vượt lên trên cá nhân nhân danh lợi ích chung, và sự tự tin to lớn ở phía những người ủng hộ về quyền hy sinh của họ đối với con người và sự tự do của con người để biến ư tưởng này thành hiện thực…. Nó không phải là về khí hậu học. Đó là về tự do”.

    Václav Klaus is a Czech economist and politician who served as the second president of the Czech Republic from 2003 to 2013.

    E.Calvin Beisner, tiến sĩ, nhà khoa học, đă tham dự hội nghị khí hậu Copenhagen và báo cáo một trải nghiệm rất khác so với những ǵ được truyền thông báo chí truyền đạt cho người dân Mỹ. Trong Bản tin Liên minh Cornwall tháng 1/2010, ông viết : “Chúng tôi là một nhóm nhỏ (khoảng 30 hoặc 40 người) ở giữa một biển người biểu t́nh (gần như tất cả ở 'phía bên kia'), có lẽ là 20 ngh́n hoặc hơn, ở trung tâm thành phố Copenhagen, các biển hiệu vẫy tay, hô khẩu hiệu, v.v. Các nhóm lớn nhất dường như là Đảng Cộng sản (vâng, các biển hiệu của họ đă nói lên điều đó), Phong trào Thanh niên Xă hội Chủ nghĩa Quốc tế, Các Nhà hoạt động Khí hậu Cấp tiến và Tổ chức Ḥa b́nh Xanh”. Khi diễn giả là cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez phát biểu, đám đông đă im lặng khi ông nói, có một “bóng ma im lặng và kinh khủng trong căn pḥng – 'chủ nghĩa tư bản’”. Nhưng khi ông nói “chủ nghĩa xă hội, con ma khác có lẽ đang lang thang quanh căn pḥng này, đó là cách để cứu hành tinh, chủ nghĩa tư bản là con đường dẫn đến địa ngục… Hăy chiến đấu chống lại chủ nghĩa tư bản và làm cho nó tuân theo chúng ta; đám đông các đại biểu chính thức đă dành cho ông ấy một sự hoan nghênh nhiệt liệt”.
    Cựu Tổng thống Donald Trump đă nói trong bài phát biểu khai mạc tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hồi tháng 1/2020 : “Nhưng để nắm lấy những ǵ có thể xảy ra của ngày mai, chúng ta phải từ chối những nhà tiên tri lâu năm về sự diệt vong và những tiên đoán của họ về ngày tận thế. Họ là người thừa kế của những ông thầy bói khờ khạo của ngày hôm qua. Và tôi nắm được họ, và bạn nắm được họ, và tất cả chúng ta đều nắm được họ. Và họ muốn thấy chúng ta làm điều xấu, nhưng chúng ta không để điều đó xảy ra.
    Họ đă dự đoán về một cuộc khủng hoảng dân số quá mức vào những năm 1960, nạn đói hàng loạt trong những năm 70 và sự kết thúc của dầu mỏ vào những năm 1990”, ông Trump nói tiếp. “Những người báo động này luôn đ̣i hỏi một điều tương tự: quyền lực tuyệt đối để thống trị, biến đổi và kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta. Chúng tôi sẽ không bao giờ để những kẻ xă hội chủ nghĩa cấp tiến phá hủy nền kinh tế của chúng ta, phá hủy đất nước của chúng ta hoặc xóa bỏ quyền tự do của chúng ta”.

    Sự phủ nhận của Tổng thống thứ 45 của Mỹ, đồng điệu với một số nhà khoa học, chính trị gia, lănh đạo quốc gia khác, lập tức bị xem như là tuyên bố của một kẻ rối trí, của tên hề kệch cỡm như hầu hết phát biểu khác của ông, nhiều trong số đó giờ đă được chứng minh là sự thật.

    Chủ nghĩa bảo vệ môi trường cực đoan đến mức khủng bố


    Chủ nghĩa bảo vệ môi trường chịu ảnh hưởng của cánh tả, từ lúc mới sinh ra đă khá là cấp tiến. Khẩu hiệu “Bảo vệ mẹ trái đất, quyết không thỏa hiệp!” là của nhóm “Ưu tiên Trái đất”. Các phong trào nhiều khi cực đoan tới mức biến thành bạo lực và vi phạm pháp luật.
    Năm 1992 những thành viên cấp tiến hơn trong đó đă khởi xướng một nhánh gọi là “Mặt trận giải phóng trái đất”, dùng biện pháp phóng hỏa. Cuối năm 2000, 9 biệt thự sang trọng trên đảo Long của Mỹ bị thiêu thành tro chỉ trong một đêm. Nguyên nhân là v́ nó được xây dựng trong một vườn đào thiên nhiên. Mặt trận giải phóng trái đất, tổ chức khủng bố môi trường khét tiếng này, như thường lệ, sau khi phóng hỏa c̣n hiên ngang ghi lại dưới đất ḍng chữ “nếu lại xây lại, chúng tôi lại đốt”. Năm 2005, Cục điều tra Liên bang Mỹ đă tuyên bố, “Mặt trận giải phóng trái đất” là mối đe dọa khủng bố lớn nhất trong nước ở Mỹ, nó đă gây nên hơn 1200 “sự kiện phạm tội”, tạo ra thiệt hại hơn 10 triệu USD.

    Ḍng người tham gia cuộc biểu t́nh School Strike 4 Climate ở Melbourne, Úc, ngày 21/5/2021. (Ảnh Graham Denholm / Getty Images)

    Ông Michael Shellenberger, một nhà môi trường học đă nói : “Và sau đó, mọi trạng thái, đức tính mà bạn thấy là mọi người muốn tự cảm thấy tốt hơn khi dựa vào những lư do tâm lư, cũng như lư do chính trị mà lên án người khác v́ đă ăn thịt, đi máy bay hoặc lái xe ô tô, hoặc sử dụng ống hút nhựa. Tôi nghĩ động lực mạnh mẽ nhất, đó là chủ nghĩa môi trường đă trở thành tôn giáo thế tục thống trị của những người không c̣n tin vào Chúa nữa. Những người không theo tôn giáo theo cách truyền thống. Và khi bạn không có điều đó, bạn bắt đầu t́m cách để lên án cả thế giới một cách cơ bản. V́ vậy, có điều ǵ đó về câu chuyện ngày tận thế của chủ nghĩa môi trường rất đáng thất vọng, nó rất tiêu cực và chứa đầy sự tức giận và căm thù thực sự đối với sự giàu có và sự văn minh đáng kinh ngạc mà chúng ta có ngày nay. Chủ nghĩa môi trường đang chán nản, hay những người chán nản bị thu hút bởi chủ nghĩa môi trường? Tôi nghĩ chúng ta phải bàn lại về điều đó”.
    Ông Paul Watson là người thuộc cộng đồng những người sáng lập Ḥa b́nh xanh và đă rời khỏi tổ chức này năm 1977, ông từng miêu tả như sau về bí quyết thành công của David McTaggart (nguyên chủ tịch Ḥa b́nh xanh) cũng chính là bí quyết thành công của tổ chức Ḥa b́nh xanh: “Không quan trọng cái ǵ thật sự là thật, chỉ quan trọng cái ǵ mà mọi người tin là thật…… Truyền thông nói bạn là thế nào th́ bạn chính là thế ấy. Ḥa b́nh xanh trở thành thần thoại, đă trở thành công cụ để sinh ra thần thoại”.

    Ông Patrick Moore cũng từng là một trong những người đồng sáng lập tổ chức bảo vệ môi trường Ḥa b́nh xanh, từng bỏ rất nhiều công sức cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Ông Moore sau đó đă từ bỏ chức vụ ở “Ḥa b́nh xanh”, nguyên nhân là do ông phát hiện tổ chức này không thuần túy về môi trường, nó hoạt động chính trị ngả về cánh tả, biến đổi thành một tổ chức cực đoan và có cả chương tŕnh nghị sự chính trị, các chính sách của nó dựa trên các mục đích chính trị hơn là căn cứ vào bằng chứng khoa học.

    Patrick Albert Moore is a Canadian industry consultant, former activist, and past president of Greenpeace.

    “Câu lạc bộ tỷ phú” - nhà tài trợ chính cho chủ nghĩa môi trường cực đoan

    Phần lớn các hành vi của chủ nghĩa môi trường cực đoan này được sử dụng để biện minh cho các chính sách không công bằng. Ví dụ, trước đây, Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển khác mà các nước đóng góp đă từng tài trợ cầu, đường, thủy lợi, phân bón cho các nước nghèo phát triển. Hiện nay, số tiền đó được chuyển thành nhiều nguồn năng lượng xanh khác nhau, các tấm pin mặt trời và pin không cung cấp năng lượng mà các quốc gia cần để phát triển. Điều này rất đáng báo động.

    Chắc chắn có những lợi ích tài chính khổng lồ ở đằng sau, ví dụ như năng lượng gió công nghiệp và năng lượng mặt trời công nghiệp. Những công ty này cần nhiều đất hơn gấp 3-4 lần để tạo ra lượng điện tương đương với một nhà máy khí đốt tự nhiên hoặc một nhà máy hạt nhân, chúng có những tác động tiêu cực rất lớn đến môi trường khi pin hết hạn sử dụng và xả thải.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Ví dụ, theo một nghiên cứu của The American Spectator, Michael Mann, giám đốc Trung tâm Khoa học Hệ thống Trái đất của Bang Pennsylvania, đă nhận được khoảng 6 triệu USD, chủ yếu là trợ cấp của chính phủ, bao gồm 500.000 USD tiền của liên bang chi để bảo vệ ông ta khi bị điều tra về các email liên quan đến vụ bê bối Climategate của ḿnh.
    Mặc dù tuyên bố rằng họ là những người kiểm soát, các phương tiện truyền thông như Times đă bỏ qua vai tṛ quá phận của chính phủ trong việc chỉ đạo nghiên cứu. Và họ đă lờ đi hàng triệu khoản đóng góp từ các tổ chức cánh tả - những khoản đóng góp, giống như tài trợ của chính phủ, t́m cách đưa cuộc tranh luận trệch hướng.

    Mùa hè năm 2014, một báo cáo quan điểm bất đồng từ Ủy ban Môi trường và Công tŕnh Công cộng của Thượng viện Hoa Kỳ đă đưa ra thông tin chi tiết về “Câu lạc bộ tỷ phú” - một mạng lưới các quỹ từ thiện mờ ám phân phối hàng tỷ USD để thúc đẩy báo động khí hậu. Các tổ chức phi lợi nhuận mờ ám như Quỹ Năng lượng và Tides Foundation đă phân phối hàng tỷ USD cho các nhóm xanh cực tả như Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên. Hội đồng này lại cử nhân viên đến Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, Cục chỉ đạo các khoản tài trợ của liên bang quay trở lại các nhóm xanh này. Một sự mờ ám như vậy nhưng các phương tiện truyền thông lớn đă bỏ qua báo cáo này.

    Phân phối lại sự giàu có của thế giới bằng chính sách khí hậu

    Việc làm sai lệch hồ sơ nhiệt độ cũng như di chuyển vị trí của các nhiệt kế sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự nóng lên toàn cầu. Nhưng chúng sẽ có tác động chính trị. Các các quy định chính trị sẽ không ảnh hưởng đến CO2 trên toàn thế giới theo bất kỳ cách nào có ư nghĩa v́ 97% lượng khí thải CO2 trên trái đất là do tự nhiên tạo ra. Chỉ riêng biển Thái B́nh Dương ở xích đạo đă tạo ra 72% lượng khí thải của hành tinh; phát thải của con người là rất nhỏ, và bằng chứng địa chất hàng triệu năm chứng minh rằng hiệu ứng nhà kính không dẫn đến biến đổi khí hậu. V́ vậy, hàng trăm tỷ USD đă được chi để theo đuổi một chính sách môi trường không để làm ǵ (và sẽ gây bất lợi nếu có thể làm được ǵ đó) - trừ khi bạn tin rằng số tiền đó đă được chi tiêu hợp lư cho các quy định chính trị với một mục đích khác.

    Năm 2010, một thành viên hàng đầu của Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change: IPCC) của Liên Hiệp Quốc đă nói: “Người ta phải giải phóng bản thân khỏi ảo tưởng rằng chính sách khí hậu quốc tế là chính sách môi trường. Điều này hầu như không liên quan ǵ đến chính sách môi trường nữa”. Ottmar Edenhofer, đồng chủ tịch Nhóm công tác III của IPCC và là tác giả chính của Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC (2007) cho biết, giờ đây không phải là việc cứu môi trường mà là phân phối lại của cải : "Chúng tôi phân phối lại sự giàu có của thế giới bằng chính sách khí hậu".
    Ông tiếp tục: “Các nước phát triển về cơ bản đă chiếm đoạt bầu không khí của cộng đồng thế giới, và v́ vậy họ phải trưng thu tài sản của ḿnh và phân chia lại cho các nạn nhân chịu tội ác mà họ bị cáo buộc. Những người ủng hộ nhiệt thành của Liên hợp quốc đang t́m cách áp thuế bồi thường khí hậu toàn cầu đối với mọi thứ, từ các chuyến bay của hăng hàng không và vận chuyển quốc tế đến các giao dịch tài chính và nhiên liệu….”
    Edenhofer nói với một hăng tin Đức (NZZ AM Sonntag ) rằng hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Cancun “không phải là một hội nghị về khí hậu mà là một trong những hội nghị kinh tế lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II”. Thỏa thuận Cancun thành lập “Quỹ Khí hậu Xanh” để hỗ trợ các quốc gia nghèo bị lũ lụt và hạn hán do trái đất nóng lên. Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ đă dẫn đầu cam kết 100 tỷ USD mỗi năm cho các quốc gia nghèo đến năm 2020, cộng với 30 tỷ USD hỗ trợ ngay lập tức.

    Christine Stewart, Bộ trưởng Bộ Môi trường Canada, 1997-1999 cho biết: “Dù khoa học có là giả mạo hay không, th́ vẫn có những lợi ích môi trường làm vật hy sinh…. Biến đổi khí hậu [cung cấp] cơ hội lớn nhất để mang lại công lư và b́nh đẳng trên thế giới”.
    “Chúng ta phải giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu. Ngay cả khi lư thuyết về sự nóng lên toàn cầu là sai, chúng tôi sẽ làm đúng về chính sách kinh tế và chính sách môi trường” - Tim Wirth, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về các vấn đề toàn cầu và là người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập Hiệp ước Kyoto.

    Biến đổi khí hậu là cái cớ của chủ nghĩa toàn cầu, một h́nh thức khác của chủ nghĩa xă hội toàn cầu

    Mượn cớ bảo vệ môi trường, người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường tăng mạnh tuyên truyền, xây dựng pháp luật bảo vệ môi trường, số lượng công ước môi trường tăng nhanh, lớn thêm về quy mô, chủ nghĩa bảo vệ môi trường đă trở thành công cụ chủ yếu để hạn chế quyền tự do công dân các nước, tước đoạt chủ quyền quốc gia dân tộc, hạn chế và công kích xă hội tự do phương Tây.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Một loạt các tổ chức quốc tế chính thức khác cũng đă tham gia vào các vấn đề về môi trường, ngay cả khi họ chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực khác (ví dụ: Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Hầu hết các tổ chức khu vực đều tham gia vào các vấn đề môi trường.
    Đây chính là Tiến tŕnh toàn cầu hóa với sự xuất hiện các loại tổ chức quốc tế mới, đặt ra các loại điều ước quốc tế và nghị tŕnh chính trị, hạn chế chủ quyền quốc gia, chuyển dần quyền lực của chủ quyền quốc gia sang cho các tổ chức quốc tế. Sau khi phương thức quản lư giám sát, quy tắc và cơ cấu quốc tế siêu vượt khỏi quyền quản hạt của quốc gia, th́ bắt đầu tiến hành thâm nhập toàn diện vào cuộc sống xă hội, văn hóa và chính trị của các nước, quyền lực quản lư tập trung hướng về một loại giống như một cơ cấu quốc tế chính phủ toàn cầu, có xu thế diễn biến thành “đại chính phủ thế giới”. Nó ăn ṃn chủ quyền quốc gia, làm suy yếu cơ sở đạo đức và tín ngưỡng truyền thống của xă hội nhân loại, phá hoại văn hóa truyền thống, làm điên đảo các quy tắc quốc tế b́nh thường.

    Thủy Tiên

    NGUỒN TIN THAM KHẢO
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Xem thêm:
    Bài quà dài, phải cắt bớt

  2. #582
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Quốc hữu hóa thời ông Tập: bắt nạt kẻ yếu do Covid, đàn áp kẻ mạnh, cướp doanh nghiệp nước ngoài (Kỳ 1)
    https://www.ntdvn.com/kinh-te/quoc-h...-1-229221.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/10...at-nat-ke.html


    Các doanh nhân của Trung Hoa, đặc biệt là những gă khổng lồ công nghệ, đă được chú ư kể từ khi đồng sáng lập Alibaba và cựu CEO Jack Ma đối đầu với giới lănh đạo của đất nước vào cuối năm ngoái và chính phủ tung ra một loạt các hành động và chỉ thị nhằm kiềm chế sức mạnh ngày càng tăng của họ. (Ảnh: NTDVN Tổng hợp)

    Quốc hữu hóa thời ông Tập: bắt nạt kẻ yếu do Covid, đàn áp kẻ mạnh, cướp doanh nghiệp nước ngoài (Kỳ 1)
    Thủy Tiên - Thanh Đoàn • 13:39, 09/08/21

    (Bị dị ứng với TQ: nước ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)

    Khu vực tư nhân của Trung Hoa tạo ra 3/4 của cải cho Trung Hoa. Những người Trung Hoa chăm chỉ, thông minh và không ngừng lao ḿnh vào kiếm tiền sau khi bị tước đoạt đi tất cả là nguồn gốc của tăng trưởng kỳ diệu ở nước này. Nhưng giờ, sức mạnh kinh tế, thông tin của khu vực này đă quá lớn. ĐCSTH không thể cho phép điều đó. Thủ đoạn quốc hữu hóa thời 4.0 của ông Tập làm kinh ngạc chính giới toàn cầu....

    Khi ông Tập Cận B́nh lên nắm quyền vào năm 2012, ông đă không ngừng tán dương tầm quan trọng của nền kinh tế nhà nước trong khi toàn bộ kết quả kinh tế mà Trung Hoa ngày nay gặt hái được thúc đẩy bởi khu vực doanh nghiệp tư nhân. Tín hiệu rơ ràng cho thấy ông Tập muốn tạo ra một sự thay đổi chính sách theo hướng mở rộng kinh tế nhà nước và thu hẹp, thậm chí làm biến mất khu vực kinh tế tư nhân.

    Con gà đẻ trứng vàng bị hắt hủi

    Mặc dù tỏ rơ thái độ khó chịu với khu vực kinh tế tư nhân, vào thời điểm ông Tập Cận B́nh nhậm chức, khu vực kinh tế tư nhân chịu trách nhiệm khoảng 50% tổng vốn đầu tư ở Trung Hoa và tạo ra khoảng 75% sản lượng kinh tế. Không một nghiên cứu khách quan nào có thể phủ nhận vai tṛ và hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân tại quốc gia này. Hiệu quả doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa cao hơn nhiều và ngày một bỏ xa khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), vốn ỳ ạch, thiếu sáng tạo, thiếu trách nhiệm và đầy rẫy tham nhũng.
    Một nghiên cứu của Nicholas Lardy, đăng trên Tạp chí Đại học quốc gia Úc (2018) [1], cho thấy tại thời điểm năm 2016, cùng một đồng vốn chủ sở hữu, khu vực tư nhân sẽ tạo ra số lợi nhuận gấp 4 lần các DNNN. Và chỉ trong 10 năm (2006-2016), hiệu quả sinh lời trên một đồng vốn của khu vực tư nhân tăng 12% trong khi của khu vực DNNN giảm 57%.

    Chỉ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu b́nh quân của khu vực doanh nghiệp tư nhân (nét liền) và DNNN (nét đứt) từ 1998 - 2016 (NAU Press, 2018) [1]

    Mặc dù đóng góp tới 75% vào GDP và là trụ cột tạo việc làm, ổn định tại Trung Hoa, nhưng các doanh nhân Trung Hoa đều cảm thấy họ không được Bắc Kinh coi trọng. Bloomberg nhận định Trung Hoa sẽ không bao giờ từ bỏ cấu trúc công nghiệp do nhà nước đứng đầu trong lúc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ không được bàn đến.
    Ông Nicholas Lardy, một nhà kinh tế học Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu kinh tế uy tín trong nhiều thập kỷ về nền kinh tế Trung Hoa, đă kết luận trong một nghiên cứu gần đây “Kể từ năm 2012, tăng trưởng tư nhân, theo định hướng thị trường đă nhường chỗ cho sự hồi sinh vai tṛ của nhà nước”.
    Nicholas Lardy on Economic Reform in China: Past, Present, and Future


    Thật vậy, nhất quán với chiến lược này, tháng 9/2020, ông Tập phát đi thông điệp dài ḍng trên kênh truyền thông của ĐCSTH là CCTV.
    Thứ Tư (ngày 15/9) - Chủ tịch Tập ban hành "chỉ thị quan trọng", với một tiêu đề dài ḍng: "Ư kiến về Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Kinh tế Tư nhân trong Kỷ nguyên Mới".

    Mục đích cuối cùng đơn giản là để ĐCSTH có thể thâm nhập, can thiệp và kiểm soát tư tưởng lănh đạo của khối doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
    Tuyên bố t́m cách cải thiện sự kiểm soát của ĐCSTH đối với DNTN và doanh nhân thông qua Công tác Mặt trận thống nhất “để tập trung tốt hơn trí tuệ và sức mạnh của các doanh nhân tư nhân vào mục tiêu và sứ mệnh thực hiện sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Hoa”.
    Chỉ thị của ông Tập đă được đưa ra một ngày trước khi diễn ra Hội nghị về chủ đề này. ĐCSTH muốn thấy một "mặt trận thống nhất" giữa DNTN và doanh nghiệp chính phủ.
    Không ai ở những nền kinh tế chính thường có thể trả lời thấu đáo câu hỏi
    “tại sao ông Tập phải hy sinh sức tăng trưởng mà tư nhân mang lại để đổi lấy kiểm soát của ĐCSTH với khu vực này?”

    Các chiêu bài quốc hữu hóa thời ông Tập
    Theo thông tin từ truyền thông ḍng chính của Bắc Kinh mà chúng tôi có thể tiếp cận và tổng hợp, có tới gần 100 doanh nghiệp tư nhân bị quốc hữu hóa kể từ khi ông Tập có quyền lực tối cao. Số liệu hiếm hoi này không cho phép chúng tôi ước tính ra giá trị các doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, nhưng chúng ta có thể nghĩ tới con số hàng ngàn tỷ, hàng trăm ngh́n tỷ USD. Các doanh nghiệp tư nhân bị quốc hữu hóa rất đa dạng, từ ngành tài chính (bảo hiểm, dịch vụ tài chính), cho tới khai khoáng, sản xuất thép, sản xuất đất hiếm…
    Ngay từ năm 2011, chính phủ Trung Hoa đă quốc hữu hóa các doanh nghiệp sản xuất kim loại đất hiếm, hợp nhất 31 doanh nghiệp chủ yếu là tư nhân thành Đất hiếm Bao Gang, một công ty độc quyền thuộc sở hữu của chính phủ. Một ví dụ nổi bật khác là việc Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Hoa (China Banking and Insurance Regulatory Commission: CBIRC) tiếp quản Bảo hiểm Anbang vào tháng 2/2018, công ty này xuất hiện trở lại 2 năm sau đó với tên Dajia Insurance. Chính phủ cũng quốc hữu hóa 44 doanh nghiệp công nghệ chiến lược, một phần để đối phó với các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.
    Xu hướng quốc hữu hóa dường như âm thầm gia tăng trong đại dịch Covid-19. CBIRC đă kiểm soát bốn công ty bảo hiểm, hai công ty ủy thác và ba công ty chứng khoán để đảm bảo “hoạt động ổn định” của các công ty. Hăng thông tấn nhà nước của Trung Hoa, Tân Hoa xă, đưa tin rằng việc tiếp quản sẽ kéo dài trong một năm và các công ty sẽ tiếp tục hoạt động b́nh thường dưới sự chăm sóc của CBIRC. Tuy nhiên, CBIRC có thể dễ dàng thay đổi các điều khoản hoặc kéo dài thời gian tiếp quản, đặc biệt nếu nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn. Các công ty này có thể không bao giờ trở lại là hoạt động tư nhân.
    Một vụ tiếp quản khác liên quan đến Covid-19 là chính quyền tỉnh Hải Nam “giải cứu” HNA Group vào tháng 2/2020. Mặc dù những rắc rối tài chính của HNA đă có từ lâu trước khi xảy ra đại dịch, virus đă tấn công lĩnh vực kinh doanh hàng không cốt lơi của tập đoàn khi số lượng hành khách giảm 91% so với giữa tháng 2/2019. Hải Nam đă bổ nhiệm một chủ tịch điều hành cho công ty và thành lập một nhóm công tác bao gồm các quan chức thành phố, cơ quan hàng không dân dụng và Ngân hàng Phát triển Trung Hoa, một tổ chức tài chính nhà nước. Các nhà phân tích dự đoán rằng các nhà chức trách sẽ buộc HNA phải bán bớt các doanh nghiệp và trả nợ.
    Chính phủ Trung Hoa bị cáo buộc quốc hữu hóa các nhà sản xuất khẩu trang N95 tư nhân đang ăn nên làm ra giữa đại dịch. ĐCSQT dường như không thể để những cỗ máy in tiền nhờ đại dịch thuộc về tư nhân, nó phải thuộc về ĐCSTH bằng cách quốc hữu hóa.
    Mặc dù việc tiếp quản được thực hiện dưới chiêu bài lo ngại về kiểm soát chất lượng, nhưng vụ thu giữ này cho phép chính phủ Trung Hoa bảo đảm khẩu trang cho mục đích sử dụng trong nước và cho các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ḿnh (chẳng hạn như giành được sự ưu ái với châu Âu và Nga thông qua việc tặng và bán khẩu trang). Nhưng động thái này cũng có ư nghĩa đối với Hoa Kỳ, v́ người mua Mỹ không c̣n có thể mua khẩu trang trực tiếp từ các nhà máy và thay vào đó phải mua chúng thông qua trung gian. Không có mốc thời hạn được báo cáo để các công ty này lại tiếp tục hoạt động độc lập.

    Các hăng hàng không đă chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước, ĐCSTH vẫn tiếp tục gia tăng tối đa hóa sở hữu nhà nước trong ngành này. Đại dịch Covid-19 đă giúp ĐCSTH. Nhân dịp các hăng hàng không nhỏ (tư nhân) lao đao giữa đại dịch, làn sóng quốc hữu hóa trong ngành đă diễn ra. Khoản tiền rót từ NHTM không trực tiếp tới các hăng bay tư nhân, mà qua các ông lớn DNNN trong ngành để thành công quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân đang khó khăn một cách êm thấm.

    Ngạc nhiên hơn nữa, ĐCSTH c̣n tranh thủ việc chủ sở hữu nước ngoài không thể quay lại Trung Hoa giữa đại dịch để ngang nhiên cướp trắng sở hữu trí tuệ và quốc hữu hóa doanh nghiệp của họ. Steve Saleen, người sáng lập hăng sản xuất ô tô thể thao hiệu suất cao đặc biệt Saleen Automotive, và đối tác của ông Charles Wang, một người nhập cư Trung Hoa và cựu luật sư tại một công ty luật ở New York, đă tố cáo chính quyền Bắc Kinh đánh cắp sở hữu trí tuệ về xe đua của ông và quốc hữu hóa luôn doanh nghiệp của ông ở Mỹ do ông không thể quay lại Trung Hoa v́ dịch Covid-19 năm 2020. Vụ việc đ́nh đám được Fox Business đưa tin.

    Steve Saleen (left) at Le Mans in 1997
    Stephen Mark "Steve" Saleen is an American businessman and former racing driver. He is best known for being the founder and former vice chairman of Saleen, Inc., originally named Saleen Autosport, which is an OEM manufacturer of specialty vehicles including the Saleen S7 and highly modified Ford Mustangs.


    Nhưng có những tập đoàn tư nhân lớn, nắm giữ mô h́nh kinh doanh thành công về công nghệ, nắm giữ thông tin cá nhân và sự sùng bái của người Trung Hoa, nhưng kẻ thậm chí c̣n mạnh hơn nhờ đại dịch th́ sao? Thực ra, những ông lớn tư nhân ngành công nghệ này đe dọa tới quyền lực của ĐCSTH nhiều hơn tất cả các doanh nghiệp đă bị quốc hữu hóa được liệt kê ở trên. Bởi v́, các doanh nghiệp như Ant Group, Tencent, Didi nắm giữ thông tin cá nhân của 80% dân số Trung Hoa, một lượng lớn tiền, giao dịch tài chính (khoảng 10 - 15%) của Trung Hoa không được kiểm soát bởi hệ thống NHTM Trung Hoa mà rơi vào nhóm các “big tech”. ĐCSTH có thể ngồi yên trước nguy cơ quyền lực quản 100% thông tin và tiền, những công cụ đảm bảo quyền lực tuyệt đối của đảng, lại rơi vào tay của một cá nhân mà đảng không lựa chọn?
    Từ đây, Trung Hoa không c̣n âm thầm trong công cuộc quốc hữu hóa nữa. Bắc Kinh chuyển sang đàn áp công khai nhắm vào ông chủ các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ như Alibaba, Ant Group, Tencent, Didi,
    Vấn đề ở chỗ, các tập đoàn kinh tế tư nhân công nghệ của Trung Hoa có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến toàn xă hội Trung Hoa, họ như biểu tượng của sự thành công, sáng tạo và dám làm mà các thế hệ trẻ của đất nước ngưỡng mộ. Việc đàn áp ông chủ, xé lẻ tập đoàn, quốc hữu hóa có thể đánh một đ̣n tâm lư lớn vào động lực khởi nghiệp và niềm tin của người Trung Hoa. Xa hơn, những doanh nghiệp này đều đă hút một lượng lớn tiền của các nhà đầu tư nước ngoài, những người tin vào triển vọng kinh doanh của các ông lớn tư nhân này trong một nền kinh tế đang có sức tăng trưởng mạnh nhất thế giới.
    Các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào khối doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa có lẽ cũng không thể ngờ rằng Trung Hoa sẵn sàng đàn áp, thôn tính và quốc hữu hóa khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp tới 75% vào GDP. Các nhà đầu tư nước ngoài có lẽ đă tin rằng dù Trung Hoa tẩy năo người dân bằng tường lửa và tuyên truyền, kiểm duyệt thông tin, đàn áp đức tin, diệt chủng lạnh các dân tộc thiểu số ở Tân Cương và Tây Tạng, th́ Bắc Kinh vẫn cần tăng trưởng cao để tồn tại, để giàu có, để cạnh tranh với Mỹ… nên họ không thể có hành vi đàn áp kinh tế tư nhân, quốc hữu hóa khu vực này để lèo lái nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở lại nạn đói kinh hoàng thời Mao Trạch Đông.
    Đáng tiếc, những ǵ họ không tin lại là sự thật. Và đáng tiếc hơn nữa, đó không phải là sự ngẫu hứng của ông Tập, kiểu như chính sách này ban hành v́ nhận định sai lầm của ông ấy. Đó là con đường tồn hay vong của ĐCSTH mà ông Tập bắt buộc phải đi, phải thành công một lần nữa giống Mao, dù trả giá bằng bao nhiêu sinh mệnh đi chăng nữa. Nếu không thành công quốc hữu hóa khu vực tư nhân lần này một cách êm ả, con đường diệt vong của ĐCSTH sẽ là tất yếu. Mặt khác, đây cũng là con đường mà các tiền bối trước ông đă vạch ra, ông Tập chỉ đơn giản là kế tục và thực thi nó mà thôi. Chúng ta sẽ quay trở lại chi tiết với phần thảo luận về vấn đề này trong các kỳ tiếp theo của chuyên đề này.

    Mời các bạn đón đọc Kỳ 2: Để tồn tại, ĐCSTH chấp nhận ‘cắt dạ dày’ khi đàn áp khu vực kinh tế tư nhân

    Thủy Tiên - Thanh Đoàn

    TÀI LIỆU VÀ NGUỒN TIN THAM KHẢO:
    NAU Press, China’s 40 Years of Reform and Development: 1978–2018, 2018.
    Atherton, Andrew & Smallbone, David. (2013). Promoting Private Sector Development in China: The Challenge of Building Institutional Capacity at the Local Level. Environment and Planning C: Government and Policy. 31. 5-23. 10.1068/c1125b.
    https://www.aei.org/foreign-and-defe...tionalization/

    https://www.protocol.com/china/china...-data-exchange

    https://asia.nikkei.com/Business/Chi...with-eye-on-US

    https://www.theguardian.com/world/20...erprise-huawei

    https://www.wsj.com/articles/china-x...ty-11607612531

  3. #583
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Để tiếp tục kư sinh, ĐCSTH chấp nhận ‘cắt dạ dày’ khi đàn áp khu vực kinh tế tư nhân (Kỳ 2)

    https://www.ntdvn.com/kinh-te/de-tie...-2-231140.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/10...-nhan-cat.html


    Ba công ty internet thống trị của Trung Hoa, Baidu (một công cụ t́m kiếm), Alibaba (thương mại điện tử) và Tencent (nhắn tin và chơi game), được gọi chung là BAT, đều cảm thấy sự phẫn nộ của chính phủ. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

    Để tiếp tục kư sinh, ĐCSTH chấp nhận ‘cắt dạ dày’ khi đàn áp khu vực kinh tế tư nhân (Kỳ 2)
    Đàm Thanh - Thủy Tiên • 23:58, 12/08/21

    (Bị dị ứng với TQ: nước ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)

    Jack Ma, CEO của Alibaba, từng nói “Trước khi đến Úc, tôi nghĩ rằng Trung Hoa là quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Bởi chúng tôi đă được giáo dục từ nhỏ là “Chúng ta muốn giải phóng toàn nhân loại”. Kết quả là sau khi đến Úc, tôi phát hiện ra là họ muốn giải phóng chúng ta trước”.

    Jack Ma Yun is a Chinese business magnate, investor and philanthropist. He is the co-founder and former executive chairman of Alibaba Group, a multinational technology conglomerate. In addition, he co-founded Yunfeng Capital, a private equity firm. Ma is a strong proponent of an open and market-driven economy.

    Jack Ma, một doanh nhân, đă xây dựng thành công đế chế bán lẻ Alibaba của ḿnh và các ứng dụng thanh toán, tín dụng có thị phần lớn nhất Trung Hoa nhờ công nghệ. Nhờ thành công trong nước, ông có tiền và có thể ra nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh của ḿnh. Tiếp xúc với thế giới bên ngoài bức tường lửa, ông đă chia sẻ với 1,4 tỷ dân Trung Hoa sự thật rằng người Trung Hoa không thể giải phóng được ai hết, mà thế giới ngoài kia mới cần giải phóng người Trung Hoa khỏi tường lửa, khỏi các tṛ tẩy năo, khỏi đàn áp và diệt chủng...

    Lựa chọn lịch sử

    Phát hiện của Jack Ma về thế giới bên ngoài không mới mẻ với một số ít người Trung Hoa may mắn, những người đă vượt qua bức tường lửa kiểm duyệt của chính quyền hà khắc nhất thế giới, nhưng đă gây kinh ngạc cho hầu hết phần dân số c̣n lại.
    Nhưng một người nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng rộng răi trong xă hội, một người mà thành công của ông khiến mọi lời nói của ông có trọng lượng và sức lan tỏa rất lớn trong xă hội, một người sở hữu khối tài sản xếp hạng trên thế giới, nắm giữ công nghệ và thông tin của 80% dân số Trung Hoa, một người như thế nếu chia sẻ nhận thức thật của họ về ĐCSTH th́ ĐCSTH không thể tồn tại. Mà ĐCSTH c̣n th́ toàn bộ quyền lực tối cao của ông Tập, chính phủ của ông Tập, quyền lực của quan chức từ trung ương - địa phương đang ủng hộ ông Tập sẽ c̣n.

    Vấn đề Trung Hoa có bao nhiêu doanh nhân, nhờ đi ra khỏi Trung Hoa, mà thay đổi nhận thức như Jack Ma? Có bao nhiêu người trong số họ trở về Trung Hoa nói với nhân viên, gia đ́nh của họ sự thật đó? Làn sóng người giàu Trung Hoa cho con đi du học, định cư ở nước ngoài và rời khỏi Trung Hoa ngày một lớn là một minh chứng rơ ràng rằng số người suy nghĩ như Jack Ma đang ngày một nhiều hơn và không dễ bị kiểm soát hoàn toàn bởi các thông tin tẩy năo của đảng.

    Những người như Jack Ma thách thức quyền lực tối thượng của đảng. V́ thế Jack Ma và những người như ông ta chỉ có thể tồn tại và phát triển tiếp nếu ông Tập nhận thức rằng ĐCSTH là rào cản cho văn minh, hạnh phúc và sự thịnh vượng bền vững của dân tộc Trung Hoa và ghi danh vào lịch sử như một người làm sụp đổ chế độ này trong ḥa b́nh.

    Những người như Jack Ma thách thức quyền lực tối thượng của đảng. V́ thế Jack Ma và những người như ông ta chỉ có thể tồn tại và phát triển tiếp nếu ông Tập nhận thức rằng ĐCSTH là rào cản cho văn minh, hạnh phúc và sự thịnh vượng bền vững của dân tộc Trung Hoa và ghi danh vào lịch sử như một người làm sụp đổ chế độ này trong ḥa b́nh. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

    Đáng tiếc, như tất cả chúng ta đă biết, ông Tập không nhận thức như vậy. ĐCSTH đă lựa chọn một người rất trung thành với lư tưởng CNCS, người có thể ‘đồng sinh, đồng tử’ với nó.

    Công cụ của quyền lực

    Trước khi lên nắm quyền, ông Tập đă phục vụ tại hai tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang, những nơi phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân từ năm 1985 đến năm 2007. Do vậy, nhiều doanh nhân đều nghĩ khi ông Tập trở thành tổng bí thư, ông ấy sẽ cởi mở hơn và sẽ quan tâm nhiều hơn đến doanh nghiệp tư nhân và sinh kế của người dân. Đó là bởi v́ ông ấy đă ở Chiết Giang 5 năm.


    Phúc Kiến

    Chiết Giang

    Tuy nhiên, đào sâu hơn vào các tuyên bố và bài viết trong quá khứ của ông Tập về kinh tế sẽ cho thấy đây là một quan chức luôn ủng hộ lư tưởng chính thống của đảng đối với nền kinh tế: đó là cộng sản, là kinh tế tập thể, là bài trừ kinh tế tư nhân.
    Ông Tập có thể đă chấp nhận rủi ro lớn trong chính sách đối nội và đối ngoại, nhưng về kinh tế, ông không phải là người thích thử nghiệm ư thức hệ.
    Trong bộ chính trị, với tư cách là phó chủ tịch từ năm 2008 đến năm 2013 và là người đứng đầu trường đảng trong phần lớn thời gian, có rất ít bằng chứng về việc ông ta đi lạc khỏi niềm tin cốt lơi của ḿnh về sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát của đảng trong các doanh nghiệp.
    Khi ông Tập đến Chiết Giang vào năm 2002, ông đứng đầu một nhóm quan chức, được gọi là “Quân đội Tân Giang mới”, những người chấp nhận việc sử dụng đầu tư tư nhân để phân tán rủi ro trong việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đặc trưng của tỉnh.
    Ông Tập đă làm những ǵ mà mọi quan chức khác có trách nhiệm với nền kinh tế đă làm vào thời điểm đó: ông đơn giản hóa việc đăng kư cho các công ty tư nhân và giúp họ tiếp cận tài chính. Khi đảng tranh luận về luật bảo vệ tài sản tư nhân, ông đă ủng hộ. Ông Tập nói:
    “Với việc bảo vệ tài sản, người Trung Hoa có thể thu được nhiều tài sản hơn nữa.
    Nhưng sự ủng hộ của ông Tập đối với việc kết hợp cơ cấu sở hữu tư nhân và công cộng hoàn toàn là thực dụng. Ông nói trong một diễn đàn khác, nó có giá trị v́ nó sẽ “cải thiện cơ cấu kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa”
    .
    Michael Collins, một trong những quan chức cấp cao nhất của CIA về châu Á nhận xét: “Cái đích cơ bản của ĐCSTH dưới thời Tập Cận B́nh là kiểm soát xă hội đó về mặt chính trị và kinh tế. Nền kinh tế đang bị xem xét, bị ảnh hưởng và được kiểm soát để đạt được mục đích chính trị”.


    “Cái đích cơ bản của ĐCSTH dưới thời Tập Cận B́nh là kiểm soát xă hội đó về mặt chính trị và kinh tế. Nền kinh tế đang bị xem xét, bị ảnh hưởng và được kiểm soát để đạt được mục đích chính trị”. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp từ Getty images)

    Kinh tế tư nhân không bao giờ chung lư tưởng với chủ nghĩa cộng sản

    Năm 2012, khi ông Tập lên nắm quyền, cục diện đă thay đổi đáng kể. Trung Hoa ban đầu đă bị đánh hạ bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trước khi nhanh chóng điều hướng trở lại tăng trưởng nhanh thông qua một biện pháp kích thích tài khóa khổng lồ do chính phủ điều hành và các ngân hàng nhà nước lớn thực hiện.
    Ông Tập dành nhiều nhiệm kỳ đầu tiên của ḿnh để kiềm chế các công ty nhà nước lớn. Dưới thời người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào, nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, đủ lớn để lọt vào top 20 của Fortune 500 toàn cầu, đă phát triển thành đế chế hùng mạnh và là nơi sinh ra nạn tham nhũng nghiêm trọng.

    Ban đầu, ông Tập đă cởi mở với việc thúc đẩy cải cách thị trường bắt đầu ở Trung Hoa dưới thời Đặng Tiểu B́nh vào những năm 1980. Cuối năm 2013, ban lănh đạo của ông Tập đă thề sẽ trao cho các lực lượng thị trường một “vai tṛ quyết định”. Ông chúc phúc cho các nhà quản lư có đầu óc thị trường, những người đă nói chuyện đầu tư chứng khoán và nới lỏng quyền kiểm soát của chính phủ đối với tiền tệ của Trung Hoa. Chính quyền của ông thậm chí c̣n cân nhắc đề xuất có các nhà quản lư chuyên nghiệp c̣n hơn là các bộ máy đảng điều hành các công ty nhà nước.

    Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng của Trung Hoa đến từ các công ty tư nhân, sau khi tăng trong những thập kỷ gần đây, đạt đỉnh vào năm 2015 với hơn một nửa tổng đầu tư tài sản cố định và đă giảm dần kể từ đó.

    Một trong những dấu hiệu rơ ràng nhất cho thấy hướng đi của Trung Hoa, nhiều công ty nhà nước đang ngốn các công ty tư nhân, xác định lại một sáng kiến của chính phủ được gọi là “cải cách sở hữu hỗn hợp”. Ư tưởng ban đầu ra đời từ cuối những năm 1990 là khuyến khích vốn tư nhân đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, mang lại sự nhạy bén hơn của khu vực tư nhân đối với các doanh nghiệp nhà nước vốn đang nở rộ ở Trung Hoa.

    Giờ đây, dưới thời ông Tập, quá tŕnh này thường diễn ra theo chiều ngược lại khi các công ty nhà nước lớn thôn tính những công ty nhỏ hơn để duy tŕ hoạt động của họ, và cấu h́nh lại chiến lược của các công ty nhỏ hơn để phục vụ nhà nước.
    Thông thường, các quan chức chính phủ chỉ muốn đảm bảo các công ty tư nhân lớn đang tuân thủ các mục tiêu và chính sách của nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó, nhà nước đang thành lập nhiều chi bộ Đảng Cộng sản trong các văn pḥng công ty tư nhân và khuyến khích các chi bộ quyết đoán hơn trong việc ra quyết định.
    Các quan chức Trung Hoa nói rằng ông Tập không có ư định bóp chết tinh thần kinh doanh hoặc loại bỏ các lực lượng thị trường. Ông đă hứa sẽ hỗ trợ khu vực tư nhân, khu vực đóng góp một nửa doanh thu thuế của chính phủ và sử dụng 80% lao động thành thị.
    Không giống như những người tiền nhiệm của ḿnh, những người đều đặn mở rộng kinh tế tư nhân, ông Tập tập trung vào việc đưa các doanh nhân vào đảng. Bước tiếp theo mà Bắc Kinh triển khai là đảm bảo khối tài sản màu mỡ, kếch xù của kinh tế tư nhân sẽ gộp chung với khối tài sản mà ĐCSTH toàn quyền quản lư.
    Chính quyền trung ương của Bắc Kinh hiện trực tiếp giám sát 128 công ty nhà nước. Mặc dù con số này giảm so với khoảng 140 vào năm 2012, các doanh nghiệp đă phát triển lớn hơn rất nhiều, lấn sân nhiều hơn vào khu vực tư nhân trong bối cảnh chính phủ hợp nhất nhằm tạo ra các tập đoàn quốc gia. Chính quyền địa phương quản lư hàng ngh́n công ty khác.

    Chính quyền trung ương của Bắc Kinh hiện trực tiếp giám sát 128 công ty nhà nước. Mặc dù con số này giảm so với khoảng 140 vào năm 2012, các doanh nghiệp đă phát triển lớn hơn rất nhiều, lấn sân nhiều hơn vào khu vực tư nhân trong bối cảnh chính phủ hợp nhất nhằm tạo ra các tập đoàn quốc gia. Chính quyền địa phương quản lư hàng ngh́n công ty khác. (Nguồn ảnh: Noel Celis / AFP / Getty Images)

    Cưỡng bức quốc hữu hóa tài sản công nghệ, thứ đáng giá và nguy hiểm nhất thời 4.0
    Theo Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Hoa, nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Hoa đă tăng trưởng 9,7% vào năm 2020 bất chấp đại dịch, gấp vài lần tốc độ tăng trưởng GDP chung của Trung Hoa. Nó chiếm 39% tổng GDP của năm ngoái và dự kiến sẽ tăng trưởng trung b́nh 15% mỗi năm, chiếm hơn một nửa nền kinh tế Trung Hoa vào năm 2025.
    Việc quốc hữu hóa các công ty công nghệ cao đă bắt đầu. Tổng cộng 165 công ty niêm yết của Trung Hoa đă thay đổi quyền sở hữu trong năm 2019, nhiều hơn khoảng 60% so với năm trước do kinh tế Trung Hoa suy thoái, theo Tạp chí Chứng khoán Trung Hoa, một tờ báo được Nhà nước Tân Hoa Xă hậu thuẫn.
    Trong số những công ty đă thay đổi quyền sở hữu, 44 công ty, với tổng vốn hóa thị trường khoảng 36 tỷ USD, đă được mua lại bởi các công ty nhà nước hoặc các công ty đầu tư do chính phủ điều hành. Nhiều công ty đă tham gia vào các lĩnh vực chiến lược cao như giám sát và hệ thống thông tin.
    Hơn nữa, ĐCSTH cũng không muốn những công ty này qua mặt họ, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ như các hăng công nghệ lớn nắm giữ quá nhiều thông tin của người Trung Hoa, bí mật của đảng có thể bị bại lộ bởi họ. Các hăng này có thể đă lỗ hổng đẩy thông tin chống đối đảng ở ngoài tường lửa cho người Trung Hoa. Cái ǵ cũng có thể xảy ra. Trong thời đại 4.0, công nghệ và thông tin và là tài sản đáng giá nhất cũng là mối nguy lớn nhất thách thức quyền lực của đảng.

    Ba công ty internet thống trị của Trung Hoa, Baidu (một công cụ t́m kiếm), Alibaba (thương mại điện tử) và Tencent (nhắn tin và chơi game), được gọi chung là BAT, đều cảm thấy sự phẫn nộ của chính phủ. Năm 2018, Tencent đă mất 200 tỷ USD vốn hóa thị trường sau khi các cơ quan quản lư ngừng phê duyệt các tṛ chơi trực tuyến mới, đẩy công ty ra khỏi 10 công ty hàng đầu thế giới được xếp hạng theo định giá thị trường cổ phiếu của họ.

    Năm 2018, Tencent đă mất 200 tỷ USD vốn hóa thị trường sau khi các cơ quan quản lư ngừng phê duyệt các tṛ chơi trực tuyến mới, đẩy công ty ra khỏi 10 công ty hàng đầu thế giới được xếp hạng theo định giá thị trường cổ phiếu của họ. (Ảnh: Trụ sở chính của Tencent tại quận Nam Sơn, Thâm Quyến, Trung Hoa. Wikipedia/CC BY-SA 4.0)

    Đồng sinh đồng tử

    Ch́a khóa giải thích mọi hành vi chiến lược có phần điên rồ của ông Tập hiện giờ chỉ có thể t́m thấy khi thấu đáo lịch sử và bản chất của ĐCSTH. Nó có quá nhiều tội ác, có quá nhiều dă tâm cần phải được che đậy kín đáo. Chỉ cần mất kiểm soát nguồn tin, mất kiểm soát đàn áp ở một khía cạnh nào đó trong bộ máy vận hành của nó th́ người đứng đầu ĐCSTH lập tức trở thành con dê thế tội cho lịch sử cầm quyền đẫm máu, cho sự phẫn nộ tích tồn từ vô số cuộc thanh trừng, cho hàng trăm triệu oan hồn thường dân vô tội bị đàn áp, cho các tộc người thiểu số bị diệt chủng lạnh…
    Trước khi tiếp quản vị trí đứng đầu ĐCSTH, có lẽ ông Tập chưa lường trước vấn đề này. Nhưng khi trở thành Bí Thư đảng, ông buộc phải thấu đáo hết quy mô của các tội ác đang diễn ra tại Trung Hoa. Hăy nghĩ xem, quân đội của ĐCSTH đă mổ cướp tạng của hàng triệu người tu luyện Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và tù nhân lương tâm Tây Tạng chỉ để kiếm tiền? Nếu các tội ác trong quá khứ đă khép và thành sẹo như Cách mạng văn hóa, Đại nhảy vọt hay Thảm sát Thiên An Môn, th́ tội ác mổ cướp tạng người dân Trung Hoa vẫn đang diễn ra, tanh máu, khủng khiếp hơn cả tội ác diệt chủng người Do Thái của Hitler. Có lẽ, trong nỗ lực đả hổ diệt ruồi, triệt phá gia tộc Giang Trạch Dân (cựu Tổng bí thư ĐCSTH), ông Tập mới biết hết nguồn gốc và quy mô của tội ác này này.

    Tội ác mổ cướp tạng người dân Trung Hoa vẫn đang diễn ra, tanh máu, khủng khiếp hơn cả tội ác diệt chủng người Do Thái của Hitler. (Tranh vẽ minh họa mổ cướp nội tạng tại Trung Hoa của tổ chức Falunart.org)

    Lúc này, ông Tập đứng trước lựa chọn trở thành một Mikhail Sergeyevich Gorbachyov thứ hai ở Trung Hoa hay củng cố ngai vàng của Hoàng đế đỏ. Đáng tiếc, ông Tập đă đánh cược sinh mệnh của ḿnh để trở thành vị Hoàng đế đỏ, dẫu là cuối cùng của chế độ.
    Nếu vậy, hết thảy quyền lực, an nguy trong sinh mệnh của ông phụ thuộc vào sự hưng - vong của ĐCSTH, hết thảy tội ác từ quá khứ đến hiện tại trong lịch sử của đảng này cũng không thể không tính lên đầu ông.

    Đó là lư do, ông Tập buộc phải đi lại con đường mà các lănh tụ trước của đảng đă đi. Trong nước th́ thanh trừng nội bộ loại bỏ các ‘đồng chí’ chống đối ḿnh, dạy dỗ các ‘đồng chí’ ở phe ḿnh hoặc c̣n trung lập về ḷng trung thành; tăng cường mọi biện pháp tẩy năo và kiểm soát tư tưởng của người dân; tăng cường tường lửa và kích động thù hận..; thúc đẩy chủ nghĩa đại hán cực đoan; tiếp tục đàn áp và bưng bít... Ở nước ngoài, ông Tập buộc phải kết bè phái với các thế lực đen tối giống ḿnh bằng mọi giá, bằng tiền, bằng bẫy nợ, bằng đe dọa, bằng mua chuộc… Nếu ngừng lại, bất kể điều ǵ, thứ đợi ông Tập và ĐCSTH chỉ là vực sâu vạn trượng.

    Trong bối cảnh công nghệ 4.0 khiến tường lửa ngày một mỏng manh. Trong bối cảnh hàng triệu người Trung Hoa ra nước ngoài học tập, làm việc và một số trong đó đă thay đổi như Jack Ma. Trong bối cảnh tội ác mổ cướp tạng không thể che giấu, đang bị lên án, kết tội khắp thế giới. Trong bối cảnh cả thế giới thức tỉnh trước Giấc mộng Trung Hoa đầy ma tính… Ông Tập buộc phải hung hăng với bên ngoài, dù là bằng ngoại giao sói chiến hay cướp phá trên Biển Đông. Trong nước, ông Tập buộc phải đóng cửa thông tin, buộc phải thu hồi quyền lực từ khu vực kinh tế tư nhân, buộc phải tập trung tối đa quyền lực, không thể để một chút sự thật nào từ thế giới bên ngoài có thể lọt vào tai người Trung Hoa. Mà quyền lực thực sự chỉ có được trong tay của kẻ có thể nắm giữ được 100% của cải, tiền bạc của quốc gia đó. Đó là lư do cuộc cách mạng quốc hữu hóa, cướp tài sản tư nhân thành tài sản của Đảng, một lần nữa được tiến hành. Khi người Trung Hoa c̣n sở hữu tiền và của cải, họ chỉ có thể thờ phụng đảng để lấy chút phúc lợi và cầu xin sự ‘từ bi’ của đảng mà thôi.

    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Mời các bạn đón đọc Kỳ 3: Nuôi béo để thịt và đồ tể cuối cùng

    Đàm Thanh - Thủy Tiên

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Bài quà dài, phải cắt bớt

  4. #584
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nuôi béo để thịt và tên đồ tể cuối cùng (Kỳ 3/3)

    https://www.ntdvn.com/kinh-te/nuoi-b...-3-232843.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/10...oi-c-ungk.html


    Kinh tế Trung Hoa phát triển như vũ băo, khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển như nắng hạn gặp mưa rào ngay sau ‘cải cách’ và ‘mở cửa’, mang về một nguồn tiền khổng lồ cho ĐCSTH. (Ảnh: Tổng hợp)

    Nuôi béo để thịt và tên đồ tể cuối cùng (Kỳ 3)
    Thủy Tiên - Thanh Đoàn • 11:15, 16/08/21

    (Bị dị ứng với TQ: nước ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)

    "Doanh nhân Trung Hoa sẽ không có kết cục tốt đẹp”. Tuyên bố này đă được Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba, đưa ra cách đây 10 năm, được lan truyền mạnh mẽ trên Internet gần đây. Có lẽ một bộ phận doanh nhân và người dân đă thoát khỏi hội chứng Stockholm với ĐCSTH, nhận ra bản chất ‘nuôi béo để thịt’ của chế độ này. Tất cả điều này liệu có biến vị ‘Hoàng đế đỏ’ thành ‘tên đồ tể cuối cùng’ hay không?

    Vào ngày 12/4, Initium Media có trụ sở tại Hồng Kông đưa tin rằng, trong một bài phát biểu trước đây với một nhóm doanh nhân, Ma đă nói: "Không có doanh nhân nào ở Trung Hoa chết một cách tự nhiên".
    Tuy nhiên, vào đầu tháng 1/2013, Ma đă lên tiếng phủ nhận rằng ḿnh đă nói điều đó. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí ESQUIRE, ông giải thích rằng những ǵ mà ông thực sự nói là: "Các doanh nhân Trung Hoa thực sự không có kết cục tốt đẹp".
    Vào thời điểm đó, phóng viên đă hỏi Ma: “Ông đă đưa ra rất nhiều tuyên bố bi quan trong năm 2011. Mọi người luôn thấy ông là một người rất lạc quan và truyền cảm hứng cho người khác. Tại sao vậy? Ông đă nói rằng đó là một thời điểm tồi tệ, và ông nói rằng hầu như không có doanh nhân Trung Hoa nào chết một cách tự nhiên. Tại sao ông lại bi quan như vậy?”.
    Ma trả lời: "Không. Tôi không nói câu đó. Mọi người nên nói về những người ở vị trí cao với sự kính sợ. Bản thân tôi nghĩ rằng các doanh nhân Trung Hoa thực sự sẽ không có kết cục tốt. Nó đúng bây giờ, và nó đúng trong suốt lịch sử (của Đảng Cộng sản Trung Hoa). Lịch sử sẽ không thay đổi v́ ngày hôm nay. Luôn luôn có những người may mắn, nhưng không nhiều”.

    Sau 10 năm, tất cả những ǵ Jack Ma nói đều đúng.

    Jack Ma phải im lặng và hiện biến mất trên truyền thông. Một đại gia BĐS phải vào tù 18 tháng sau câu phát biểu ‘thật ḷng’ chê bai ông Tập. Ít nhất 165 doanh nghiệp tư nhân niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Bắc Kinh đă phải chuyển h́nh thức sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước, theo công bố của Ủy ban chứng khoán nhà nước Trung Hoa. Hàng trăm doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết đă bị cưỡng ép quốc hữu hóa. Hàng loạt các tập đoàn tư nhân công nghệ lớn mất hàng trăm tỷ USD giá trị thị trường, bị xé lẻ, bị hạn chế hoạt động, phải dâng nộp mô h́nh kinh doanh và chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của ĐCSTH…


    Hàng loạt các tập đoàn tư nhân công nghệ lớn mất hàng trăm tỷ USD giá trị thị trường, bị xé lẻ, bị hạn chế hoạt động, phải dâng nộp mô h́nh kinh doanh và chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của ĐCSTH… (Ảnh: Tổng hợp)

    Hội chứng kinh tế Stockholm
    “Hội chứng Stockholm đề cập đến các triệu chứng có thể xảy ra ở người đang trong t́nh trạng làm con tin hoặc tù nhân bị bắt cóc, giam giữ và bạo hành. Khác với trạng thái tâm lư b́nh thường của các nạn nhân, hội chứng Stockholm được mô tả là sự cảm thông, thậm chí phát sinh t́nh yêu, sự bảo vệ của các nạn nhân đối với chính những kẻ bắt cóc, giam giữ, bạo hành họ sau một thời gian.”

    Ông Đặng Tiểu B́nh, cựu Tổng bí thư của ĐCSTH, luôn được ca ngợi như nhà lănh đạo sáng suốt nhất của ĐCSTH, người mở cửa cho Trung Hoa với thế giới bên ngoài, là công thần thúc đẩy Trung Hoa trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, có câu nói nổi tiếng thế này:
    a/ “Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”;
    b/ “Ẩn ḿnh chờ thời”;
    c/ “Hăy để một số người làm giàu trước”…;
    d/ “Tôi đă quan sát thế giới trong nhiều năm và rút ra một kết luận: Các nước có quan hệ tốt với Mỹ đều trở nên giàu có”.


    ĐCSTH tự ca ngợi sự sáng suốt trong chương tŕnh cải cách kinh tế của họ hồi thập kỷ 1970. Nhờ "cải cách", tiền bạc, tri thức, công nghệ, nguồn lực của giới tư bản đổ về Trung Hoa t́m kiếm lợi nhuận nhờ sức lao động giá rẻ của người dân Trung Hoa đang đói khát. ĐCSTH cho rằng đó là thành công nhờ chỉ đạo sáng suốt của đảng. Một minh chứng hùng hồn cho sự tồn tại hợp pháp của đảng. Thậm chí tuyên truyền của đảng c̣n mạnh mẽ đến mức, họ khẳng định "không có ĐCSTH th́ không có đất nước và dân tộc Trung Hoa".

    Nhiều người Trung Hoa bắt đầu tin vào điều đó. Thế giới cũng vậy.

    Nhưng ĐCSTH và Đặng Tiểu B́nh đă cải cách ǵ? ĐCSTH và ông Đặng khi đó chỉ trả lại cho người dân Trung Hoa, những tù nhân [nạn nhân] của họ chút quyền lợi mà chính họ đă tước đoạt đi trước đó. Tù nhân sau khi bị cướp đoạt hết quyền lợi, tài sản th́ phẫn nộ. Nhưng phẫn nộ ấy đă bị ĐCSTH dùng hết cuộc thanh trừng này đến cuộc đàn áp đẫm máu khác đè bẹp xuống, tâm phẫn nộ sớm bị thay thế bằng tâm sợ hăi. Sau khi tù nhân sợ hăi đủ rồi, đất nước đủ kiệt quệ v́ mải miết thanh trừng phe phái, ĐCSTH lúc này dùng chiêu bài "cải cách kinh tế" để tiếp tục tồn tại.
    Thực chất của cải cách kinh tế chính là trả lại cho người dân Trung Hoa một chút quyền cơ bản đă bị ĐCSTH tước đoạt từ năm 1949, đó là quyền được tự do kinh doanh, quyền được hưởng thành quả lao động của ḿnh theo công sức đă bỏ ra. Những thứ quyền cơ bản đă mất đi, nay được giải phóng trở về khiến người Trung Hoa cảm kích không thôi. Lúc này, các tù nhân của ĐCSTH (người dân Trung Hoa) trở nên cảm kích trước sự "sáng suốt của đảng" như được tuyên truyền. Đây chính là hội chứng Stockholm kinh điển mà ĐCSTH vận dụng cực kỳ thành công. Nó khống chế, tước đoạt và ban phát thứ chính nó đă cướp đi để trở thành kẻ được hàm ơn, dùng khái niệm bị đánh tráo này để đảm bảo tính chính danh của ḿnh.
    Không chỉ người dân Trung Hoa bị mắc lừa, Mỹ và Châu Âu cũng bị mắc lừa trước 'cải cách kinh tế' của ĐCSTH. Mỹ và Châu Âu đă tin rằng, cùng với sự cải cách kinh tế, sự thịnh vượng, b́nh thuốc độc là ĐCSTH sẽ bớt độc, nó sẽ thay đổi chính ḿnh để trở thành một thể chế tự do và dân chủ. Nhưng thời gian chứng minh rằng Mỹ và Châu Âu đă quá ngây thơ.
    Trung Hoa đă không cải cách và không bao giờ có ư định làm như vậy. Một số người thậm chí c̣n cho rằng ĐCSTH đă lừa dối Washington kể từ năm 1972, khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Hoa và b́nh thường hóa quan hệ với Bắc Kinh. Theo quan điểm này, Trung Hoa chỉ đơn thuần giả vờ khao khát tự do hóa. Đó là cách hiểu sai về đường lối kinh tế của Trung Hoa.

    Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi. Cạnh tranh giành quyền tối cao giữa Mỹ và Trung Hoa. Ảnh biểu tượng về các chủ đề kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v ... Bức ảnh thể hiện một quả địa cầu trên lá cờ của Trung Hoa và Hoa Kỳ. (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images)

    Trang trại súc vật - Nuôi béo để thịt
    Kinh tế Trung Hoa phát triển như vũ băo, khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển như nắng hạn gặp mưa rào ngay sau ‘cải cách’ và ‘mở cửa’, mang về một nguồn tiền khổng lồ cho ĐCSTH.

    Tại sao?

    Trải qua hơn hai thập kỷ bị bị tước hết tài sản, tư liệu sản xuất, hàng trăm triệu người bị chết v́ bị đàn áp, v́ đói, v́ bất đồng chính kiến… Người dân Trung Hoa lúc đó chỉ có mơ ước là có cái ăn, có thể làm việc để sống. C̣n ĐCSTH th́ cần ‘ai đó giàu có trước’ v́ của cải tước đoạt trước đó của người dân đă bị tiêu hao hết rồi, dưới chế độ cộng sản, nền kinh tế kiệt quệ hoàn toàn. Nếu ĐCSTH không làm cái gọi là ‘mở cửa’, nó cũng v́ không có tiền sẽ chẳng thể tiếp tục đàn áp dân, nó không thể tiếp tục thống trị Trung Hoa được.

    Đảng cần người dân Trung Hoa giàu có trong khuôn khổ giám sát và quyền lực của nó. Sau này, tất cả của cải ấy, tri thức ấy, mô h́nh kinh doanh ấy sẽ được quốc hữu hóa. V́ ‘cộng sản’ tức là chỉ đảng (người đứng đầu và thân tín của ông ấy) sở hữu toàn bộ, toàn dân không được sở hữu ǵ, kinh tế tư nhân luôn là con đường của chủ nghĩa tư bản, tuyệt đối mâu thuẫn với lư tưởng của cộng sản chủ nghĩa. V́ thế, giai đoạn mở cửa từ 1976 đến nay của kinh tế Trung Hoa có thể coi là giai đoạn ‘nuôi béo để thịt’; chỉ là ông Đặng cho cho phép doanh nghiệp tư nhân tự kiếm ăn và trở nên béo mập, ông Tập kế tục ông Đặng, trở thành ‘đồ tể’ thực hiện quốc hữu hóa doanh nghiệp tư nhân trong kế hoạch kiên định này của đảng.
    Người dân Trung Hoa đột ngột được trả lại quyền được buôn bán, sản xuất kinh doanh, và làm việc từ các phân xưởng nước ngoài đă vô cùng nỗ lực làm việc, sáng tạo và tích lũy. Nỗi ám ảnh của cái đói, của kiệt quệ tiền tài khiến người Trung Hoa sẵn sàng làm bất kỳ việc ǵ, khó nhọc đến đâu với mức lương rẻ mạt đến mấy, vẫn nỗ lực tiết kiệm trong sự bất an v́ tương lai không hứa hẹn.

    Cứ như vậy, Trung Hoa trở thành quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất thế giới dù thu nhập b́nh quân thấp. Nguồn tiền này đổ vào các ngân hàng quốc doanh để phân phối lại cho các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế tiếp cận vốn vay trong giai đoạn đầu.

    Trung Hoa trở thành quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất thế giới dù thu nhập b́nh quân thấp. Nguồn tiền này đổ vào các ngân hàng quốc doanh để phân phối lại cho các doanh nghiệp nhà nước. (Ảnh: Pixabay)

    Nhưng doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa lại năng động và sáng tạo hơn nhiều doanh nghiệp nhà nước. Họ học hỏi không ngừng và tích lũy không ngừng dù thuế suất phải trả cho ĐCSTH là mức thuế gần như cao nhất khu vực và thế giới. Hăy nghĩ xem, từ lúc họ thậm chí không được sản xuất, buôn bán, giờ có thể làm những việc đó th́ thuế cao cũng không khiến doanh nghiệp bận tâm.
    Mặc dù doanh nghiệp tư nhân không được ưu ái trong tiếp cận tài nguyên (vốn, đất đai, lao động), nhưng doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa cũng được hưởng lợi từ chiến lược trở thành kẻ cắp công nghệ toàn cầu của Bắc Kinh, vốn chủ đạo để dành cho DNNN hoặc các doanh nghiệp khoác áo tư nhân nhưng lại có quan hệ mật thiết với quân đội.

    ĐCSTH tạo ra một thể chế nơi doanh nghiệp Trung Hoa tự do ăn cắp mẫu mă, thương hiệu, thiết kế công nghiệp của nước ngoài; tạo ra văn hóa sử dụng hàng giả, hàng nhái khiến bất kỳ sáng tạo nào của thế giới đều dễ dàng bị doanh nghiệp Trung Hoa đánh cắp, mang về Trung Hoa sản xuất và sử dụng với nhăn hiệu tương tự. Báo cáo của Global Innovation Policy Center: GIPC thuộc Pḥng thương mại Mỹ: United States Chamber of Commerce (USCC) năm 2016, khoảng 86% số hàng nhái trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Trung Hoa. Thể chế này đơn giản là giơ cao đánh khẽ với các cáo buộc làm hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bí mật công nghệ… Thêm vào đó, Bắc Kinh quy định trong luật về sở hữu trí tuệ của họ rằng chỉ cần một điểm khác biệt so với thương hiệu đă được đăng kư trước đó th́ thương hiệu đăng kư mới vẫn được công nhận. Ví dụ, Apple mà thành 'Applee" th́ không sao cả. H́nh ảnh quả táo cắn dở bên trái mà dịch phần cắn dở sang bên phải một chút là được công nhận sở hữu trí tuệ bởi luật pháp. Doanh nghiệp lớn nhỏ của Bắc Kinh dựa vào đó, tha hồ ăn cắp mẫu mă, thương hiệu, làm hàng giả, hàng nhái trong sự bảo hộ của thể chế này.

    Không chỉ vậy, Trung Hoa cũng lờ đi mọi tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động để đảm bảo doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa chỉ cần kiếm tiền mà không bị buộc phải tăng chi phí gắt gao. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa không phải trả phí tổn quá lớn trong xử lư môi trường, có thể tạo ra hàng giá rẻ từ nhân công rẻ, sản xuất ô nhiễm, công nghệ đánh cắp và thương hiệu nhái…
    Và muốn phát triển hơn, doanh nghiệp tư nhân cũng cần nương tựa vào các doanh nghiệp nhà nước lớn, các quan chức địa phương.. chủ nghĩa tư bản hoang dă và thân hữu của Trung Hoa đă lớn mạnh không ngừng trong bối cảnh như thế.
    Tích lũy tư bản hoang dă khu vực tư nhân ngày một lớn mạnh th́ làn sóng công nghệ 4.0 bắt đầu. Làn sóng này làm thay đổi hoàn toàn hệ thống tài chính vốn phát triển ỳ ạch, bảo thủ do hoàn toàn thuộc về nhà nước. Lúc này các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent,.. học hỏi và áp dụng công nghệ mới vào thanh toán điện tử, huy động điện tử, cho vay điện tử,... Các sản phẩm tích hợp công nghệ và tài chính như vậy làm hoạt động thanh toán, huy động - cho vay, trở nên đơn giản, thuận lợi hơn bao giờ hết. Dù Mỹ và phương Tây đă tạo ra sự thuận tiện tương tự trong ngành tài chính từ năm 2000, nhưng người Trung Hoa mới chỉ biết đến sự thuận tiện này khi các đế chế công nghệ tư nhân như Alibaba, Tencent,.. xuất hiện. Các tập đoàn công nghệ phát triển thị phần như Thánh Gióng. Rất nhanh, Alibaba chiếm tới 10% thị phần tín dụng cá nhân của Bắc Kinh. Chỉ một doanh nghiệp gọi xe công nghệ như Didi đă nắm tới 80% thông tin của toàn dân Trung Hoa.
    Tiền là huyết mạch, thông tin là sinh tồn. Cả hai thứ này, nếu không quản được, sẽ là lỗ hổng thất thoát quyền lực của ĐCSTH, thậm chí đe dọa quyền lực thống trị của đảng này.

    Tiền mà huyết mạch, thông tin và sinh tồn. Cả hai thứ này, nếu không quản được, sẽ là lỗ hổng thất thoát quyền lực của ĐCSTH, thậm chí đe dọa quyền lực thống trị của đảng này. (Ảnh: Tổng hợp)

    Thêm vào đó, khu vực tư nhân Trung Hoa đă quá giàu rồi. Theo báo Người lao động, Trung Hoa có 1.058 tỷ phú vào năm 2020 so với con số 696 ở Mỹ. Trong số 610 tỷ phú mới nổi trên toàn cầu, 318 người đến từ Trung Hoa, nhiều hơn so với 95 ở Mỹ, dựa trên đánh giá của Hurun.

    Tên đồ tể cuối cùng
    Quá nhiều người giàu, quá nhiều người bỏ ra nước ngoài định cư, quá nhiều người chạy trốn khỏi Bắc Kinh. Quá nhiều người phát hiện ra thế giới muốn giải phóng người Trung Hoa như Jack Ma. Quá nhiều người vượt tường lửa và biết rằng quân đội Trung Hoa kiếm tiền từ mổ cướp nội tạng đồng bào của họ. Quá nhiều người Trung Hoa không c̣n tin rằng virus Vũ Hán đến từ dơi hay do Mỹ, Nga, Châu Âu ném vào pḥng thí nghiệm Vũ Hán….
    Công nghệ 4.0 khiến Trung Hoa không thể che giấu sự thật về lịch sử đẫm máu, không thể che giấu tội ác diệt chủng đang diễn ra ngay trong ḷng đại lục. Đây mới chính là con dao phản chủ hướng thẳng vào trái tim của ĐCSTH.
    Lúc này, để tiếp tục kư sinh, việc chuyển hướng và tốc độ của con dao phản chủ là phản kháng tất yếu. Ông Tập không có cách nào khác ngoài việc lựa chọn đóng cửa nền kinh tế Trung Hoa để đóng chặt hơn nữa cánh cửa thông tin sự thật với bầy cừu của ông ta, để khiến cả Trung Hoa phải im lặng thêm một lần nữa..
    Đàn áp khu vực tư nhân khiến dạ dày của ĐCSTH đau nhức nhối. Nhưng không thể không làm. Chỉ có điều, vận mệnh lịch sử chọn Tập Cận B́nh. C̣n ông ấy đă tự lựa chọn trở thành đồ tể cuối cùng, tước đoạt tài nguyên của khu vực tư nhân thêm một lần nữa, đóng cửa nền kinh tế thêm một lần nữa, tàn sát đẫm máu dân tộc Trung Hoa thêm một nữa…
    Nhưng bánh xe lịch sử có cho phép ông Tập thành công một lần nữa giống Mao Trạch Đông? Ghi danh vào lịch sử như vị Hoàng đế đỏ với hai bàn tay đẫm máu chứ không phải là tên đồ tể cuối cùng?

    Thủy Tiên - Thanh Đoàn

  5. #585
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nh́n từ đáy

    https://baomai.blogspot.com/2021/07/nhin-tu-ay.html
    https://nuocnha.blog#spot.com/2021/1...tpsbaomai.html


    Nh́n từ đáy

    Mới sáng sớm, nghe lao xao, mở cửa bước ra nh́n đă thấy con hẻm cách chục thước bị giăng dây cách ly rồi. Đó là một cái ngơ nhỏ, dẫn vô mấy căn nhà toàn người ở trọ. Có vẻ như là dân ở tỉnh vào, thuê để đi làm. Họ ở gần, mà không bao giờ chạm mặt để tṛ chuyện được: Sáng tờ mờ họ đă đi, khuya mịt mới về. Người ở ngơ đó cũng không thấy chơi karaoke hay sinh hoạt giải trí ǵ. Dường như về đến nơi trọ, họ chỉ kịp ăn, ngủ vội để mai lại đi làm.

    Đóng ngơ đó, không biết họ sống sao. Anh công an khu vực trẻ buổi tối ngồi gác ở trước dây cách ly một ḿnh, có mắc một ngọn đèn nhỏ tù mù, nh́n buồn buồn như ngơ có đám tang.
    Thấy tôi đi mua hàng về, anh chào. Sẵn tiện, tôi hỏi thăm là sao thấy anh chỉ có một ḿnh vậy (ngày thường nhân viên trật tự, dân pḥng… của vùng này cũng đông đúc lắm). Anh ngần ngừ rồi nói rằng ngoài các nhân viên ăn lương của chính phủ, ai nấy cũng cần chạy về nhà để lo cho gia đ́nh lúc mù mịt này.

    Note: h́nh trong bài là minh họa

    À. Có thể hiểu, khó khăn thật sự đang thúc mọi thành phần quay đầu, nh́n về gia đ́nh của ḿnh. Chỉ mới có một tuần đóng cửa, Sài G̣n đă có quá nhiều chuyện khốn khó hiện ra, ai cũng lo ngay ngáy. Việc siết chặt phong tỏa với các cuộc tuần tra, phạt… khiến các nơi vẫn đang nỗ lực chia sẻ phần ăn của người nghèo cũng không làm được nhiều như trước. Không ở Sài G̣n lúc này, không đứng dưới đáy của cuộc sống, khó có thể nh́n thấy sóng ngầm đang run rẩy mọi nền móng thiết chế.
    Mấy người lo phần cơm từ thiện ở Phú Nhuận kể rằng họ mất một ngày không tiếp cận được khách quen của ḿnh, hôm sau mang được cơm đến, có cụ run run bóc ăn ngay v́ đói từ qua đến giờ. Người phát cơm cũng muốn khóc. Gánh nặng của lẽ yêu thương cuộc đời chưa bao giờ trĩu như vậy.


    Sài g̣n lần đầu tiên chứng kiến những người gơ cửa xin giúp. Họ không xin tiền, chỉ xin gạo, xin nước mắm, xin ít quả cà… Một người họ Huỳnh viết trên trang fanpage Sài G̣n Chợ Lạc Xoong rằng anh bị gọi từ đêm trước để xin thức ăn, bồn chồn ngủ không được. Đến sáng chạy ra đưa th́ thấy người già nhận và chắp tay lạy anh. Kể lại với giọng như muốn khóc, anh nói rằng cả đời họ Huỳnh của anh không dám nhận lạy của ai, nên đối diện với chuyện đó, đă hoảng kinh lạy trả. Sài G̣n đă run rẩy đến vậy trong hơi thở, đôi chân, tiếng gọi của kẻ khó. Ai nỡ ḷng nào tự cho ḿnh là kẻ đứng trên?
    Bài viết của anh được share nhiều lắm. Nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau th́ anh cho ẩn đi. Mấy người quen đi t́m coi lại, không thấy, thở dài và nói rằng cũng dễ hiểu thôi. Bởi đông người vào b́nh luận xót ruột, nói nặng về chính quyền. Như tất cả mọi người đang làm từ thiện, đang gánh vác sứ mạng đồng bào ở Sài G̣n hay Việt Nam cũng vậy, phải biết chọn cách bày tỏ.

    Ngay cả nói về người nghèo, phải mô tả với giọng điệu lạc quan, không được quá cùng cực. Nếu không may bị rơi vào ánh nh́n như kiểu “mượn từ thiện để bôi xấu chế độ”, mọi công việc giúp người sớm muộn ǵ sẽ gặp khó.
    Anh họ Huỳnh đó cũng kể một câu chuyện khác.
    “Em ơi cho chị xin hai phần cơm với nha, ở nhà chị c̣n một đứa bạn. Mấy nay tụi chị không có ǵ ăn, đói lắm.”
    “Dạ đây, chị lấy thêm đồ ăn nè để mai có mà ăn, mua hoặc nấu thêm cơm trắng thôi!”
    “Cảm ơn em, cảm ơn em nhiều lắm nha!”
    “Mà chị có đi làm không, cố lên nha chị, mùa này ai cũng khó khăn!”
    “Đi làm không ai dám nhận em ơi, nên chị chỉ nhận đồ gia công về làm thôi à. Mà cũng bữa có bữa không, đói miết.”
    “Ủa sao không ai nhận chị, em thấy đi bán hàng cũng đỡ lắm.”
    “Tại hồi đó chị làm… gái. Sau này chị có bệnh nên không làm nữa, sợ lây cho người ta mang tội. Nghiệp ḿnh gieo giờ ḿnh lănh em ơi, trách chị chứ không trách ai. Giờ đi khám sức khỏe ra giấy tờ vậy rồi ai đâu dám nhận, nên thôi. Chị cũng không biết ḿnh c̣n bao lâu, bây giờ chỉ ráng sống rồi đi chùa làm công quả. Cũng mong cuối đời nhẹ gánh, kiếp sau chuộc tội…”


    Bạn họ Huỳnh kể, nh́n thấy nước mắt chị ứa ra. Trong khốn khó, có khi người ta không ngại mở lại vết thương của đời ḿnh, và trong chân thành, con người đối diện nhau cũng cảm thấy như cùng chung một niềm đau vô danh hoàn hảo. Triệu con người mang triệu tâm trạng không lời đó, đang quay quắt trong ngày tháng này. Đất Sài G̣n vẫn im lặng ôm lấy họ bao lâu nay, nay kiệt sức mới đành để lộ diện vậy.

    Mới quay qua quay lại. Anh H., một anh bạn luật sư gửi cho cái tin nhắn về chuyện “đă lâu lắm rồi, Sài G̣n mới nh́n thấy người đi xin gạo qua bữa”. Mà giật ḿnh, lại là những bạn sinh viên trẻ ở tỉnh. Kẹt ở khu cách ly thành phố. Kẹt ở mùa giăn cách mà nhiều vùng chia cắt không giúp được, họ đành phải muối mặt xin chút gạo qua ngày.
    Sao chính quyền không làm như ngày xưa nhỉ? Lúc ốm đau, khốn khó, các chính quyền phong kiến Việt Nam vẫn mở kho thóc, phát chẩn cho khắp dân đen. C̣n bây giờ, chỉ thấy phải làm đơn để đợi duyệt cho đúng thành phần, mở thêm cửa hàng bán cho dân, lại tăng giá điện, giá xăng…
    Miếng ăn thôi mà. Một người làm dân pḥng xênh xang đến chị gái lỡ đường, thậm chí đến một quan chức… Có phải cái đói luôn công bằng trong từng sự đay nghiến sao?

    Năm Ất Hợi, đời Gia Long năm thứ 14 (1815), đă từng có bệnh dịch, ghi nhận thiệt hại có tới 206.835 người chết. Triều đ́nh Huế đă xuất công quỹ 730.000 quan tiền để phát chẩn, mai táng.

    Đại Nam Thực Lục ghi, Vua Gia Long ra dụ, rằng “Gần đây nghe có người đau ốm giữa đường, dân sở tại đă không nhận nuôi lại c̣n ruồng đuổi, chẳng chút ḷng thương xót giúp nhau, phong tục ấy rất là bạc bẽo. Từ nay quân dân đi đường có người đau ốm th́ chủ quản ở làng xóm đều phải tùy tiện bảo dưỡng, không được ruồng đuổi, mỗi ngày nuôi dưỡng bao nhiêu, nhà nước trả tiền, chết th́ cấp tiền chôn cất, để cho kẻ c̣n người mất đều được nhờ ơn, không một ai phải bơ vơ thất sở. (Cấp tiền nuôi dân và quân mỗi ngày 30 đồng; cấp tiền chôn quân 3 quan, dân 1 quan)”.
    Ngày xưa th́ vậy. Giờ th́ dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét ǵ nhau. Vậy lại nhanh hơn, và t́nh người hơn.
    Đă là ngày 17-7 rồi. Hai ngày trước, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội, cam kết chi 26.000 tỷ cho người nghèo với phương thức nhanh, quả quyết táo bạo nhất, chưa từng có. Nhưng giờ th́ lại không thấy dư âm ǵ của cuộc ra quân phát chẩn “táo bạo” ấy của chính quyền.

    Cũng có thể ai đó, đă được nhận. Mừng cho họ. Nhưng c̣n nhiều lắm, nhiều gương mặt mệt nhoài, những đôi mắt buồn rầu chờ một tia sáng san sẻ lúc này. Sao nhà nước không dùng 26.000 tỷ đó để mua thực phẩm, hoặc đổi thành phiếu thực phẩm để phát từng nhà, từng người đang bị vây hăm khó khăn từ cuộc phong tỏa, để người không phải chắp tay lạy người, nh́n nhau, rưng rưng khắc khoải?

    NS Tuấn Khanh

    Tuấn Khanh (sinh năm 1933) là một nhạc sĩ trước năm 1975 tác giả ca khúc Chiếc lá cuối cùng. Ông c̣n là một ca sĩ với nghệ danh Trần Ngọc.
    Phụ Lục:
    https://saigonnhonews.com/thoi-su/vi...7-nhin-tu-day/

  6. #586
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Câu chuyện của nữ Hải Quân Đại Tá Quân Y Hoa Kỳ gốc Việt

    https://vietquoc.org/cau-chuyen-cua-...a-ky-goc-viet/
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/10...-t-quan-y.html

    Câu chuyện của nữ Hải Quân Đại Tá Quân Y Hoa Kỳ gốc Việt
    Published 06/10/2021 | By VQ0


    Hải quân y sĩ Trung tá (Commander) Josephine Nguyễn Cẩm Vân đă được vinh thăng Đại tá (Navy Captain) vào ngày 29/9/2021. Bộ trưởng bộ Hải Quân Hoa Kỳ nhận lời tuyên thệ của đại tá Josephine Nguyễn.

    Tháng 4, 1975, trong ḍng người di tản, có một sĩ quan hải quân trẻ, tên là Nguyễn Văn Huấn. Anh rời Việt Nam trên một con tàu, mang theo cô con gái nhỏ tên là Minh Tú vừa mới tṛn thôi nôi và bỏ lại đàng sau giấc mộng hải hồ của người sĩ quan hải quân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH)…
    Sang định cư tại Hoa Kỳ, tại vùng phía bắc tiểu bang Virginia, sát cạnh thủ đô Hoa Thịnh Đốn, gia đ́nh ông Huấn sinh hạ thêm một cháu gái vào năm 1977 với tên Việt là Cẩm Vân và tên Mỹ là Josephine Nguyễn. Nay thành Hải quân Đại Tá Quân Y Phi Hành Nguyễn Cẩm Vân (U.S Navy Commander Flight Surgeon).
    Sẽ chẳng có chuyện ǵ đáng nói, nếu người sĩ quan hải quân QLVNCH ấy hàng ngày “đi cày” kiếm tiền nuôi con, cho con học hành, đỗ đạt thành tài…
    Chuyện đáng nói ở đây là người sĩ quan trẻ phải giă từ màu áo chiến binh ngày nào đă nối dài ước mơ đời lính của ḿnh tới hai cô con gái yêu quư của anh…

    – Từ huyền thoại người lính QLVNCH …

    Hai cô gái nhỏ Minh Tú và Cẩm Vân lớn lên nơi vùng đất lạ, tiểu bang Virginia và không ít lần thắc mắc về cuộc đời của bậc sinh thành, nguồn gốc của ḿnh. Ông Huấn nhiều khi kể cho con nghe về quá khứ của ḿnh, về h́nh ảnh anh dũng của người lính QLVNCH, về cuộc chiến Việt Nam, về quê hương bỏ lại ngh́n trùng xa cách bên kia bờ Thái B́nh Dương…
    Hai cô con gái nhỏ ngồi nghe chuyện kể của cha như nghe những chuyện cổ tích từ nhà trường như “Cuộc Chiến Thành Troy”, như “chuyện cổ Hy Lạp Odyssey”, như nhiều chuyện cổ tích thần thoại khác,…
    Và có ai ngờ rằng những câu chuyện kể về một cuộc chiến đă qua, về những trận đánh oai hùng trong quân sử hải quân QLVNCH lại trở thành những hạt giống nhỏ, những chồi non và qua thời gian trở nên lớn dần, nẩy mầm, sinh chồi nảy lộc trở thành những ước mơ đời lính trong tâm hồn của các cô gái Mỹ gốc Việt, dù rằng các cô lớn lên trong xứ sở an b́nh, ở một nơi chốn b́nh an,… Các cô lớn dần và giấc mộng hải hồ đời lính cũng lớn dần theo năm tháng…
    Chính Cẩm Vân cũng tiết lộ trong bài “Female cadets finally take command with top Naval Academy graduating honors” của hăng thông tấn Associated Press vào ngày 27 tháng 5, 1999 là quyết định theo đuổi ngành hải quân của cô là do ảnh hưởng của cả từ người cha và người chị. Cô nói: “Chúng tôi lớn lên trong những câu chuyện kể về sự nghiệp hải quân của cha tôi.” Ngoài ra, một động cơ khác sâu lắng hơn, tiềm ẩn hơn để cô quyết định vào hải quân là ư tưởng đền ơn đáp nghĩa theo truyền thống báo đáp của người Việt. Cẩm Vân nói trong bài viết nói trên của AP: “Bạn muốn đền đáp lại cho đất nước đă giúp đỡ rất nhiều cho gia đ́nh bạn.”

    – Con đường vào binh nghiệp lận đận của người chị Minh Tú.

    Thoạt tiên, ngay khi vừa tốt nghiệp trung học, Minh Tú muốn vào Học Viện Hải Quân Annapolis ngay để nối tiếp sự nghiệp c̣n dang dở của người cha, thế nhưng con đường vào binh nghiệp của Minh Tú – chị của Cẩm Vân – thật là gian nan. Cô ta bị Học Viện Hải Quân từ chối đến 3 lần, và cuối cùng cô phải đi một con đường ṿng để thực hiện được ước mơ: gia nhập lực lượng trừ bị (ROTC: Reserve Officers’ Training Corps). Minh Tú bộc lộ trên báo Mỹ: “Tôi nộp đơn vào Học Viện Hải Quân ngay khi xong trung học, thế nhưng, đơn của tôi bị bác đến 3 lần. Tôi đành phải đi học tạm tại trường đại học George Mason và năm sau lại nộp đơn gia nhập quân ngũ, nhưng vẫn bị từ chối.” Dẫu vậy, Minh Tú không phải là người dễ dàng chấp nhận bỏ cuộc, cho nên cô nghĩ ra cách đi đường ṿng. Cô ta kể lại: “Tôi gia nhập Lực lượng Trừ Bị (ROTC), nhờ xuất sắc nên được sự đề cử của tổng trưởng Hải Quân vào Học Viện Hải Quân. Và sau gần một năm dưới màu áo Trừ Bị, tôi được chọn lựa vào trường Dự Bị của Học Viện Hải Quân tại Rhode Island”. Cô ta kể lại rằng đạt mục đích này là giấc mơ sắp thành tựu.
    Vào năm 1995, Minh Tú chính thức được nhận vào Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ và cũng vào năm này, một niềm vui lớn cũng đến với cô là người em gái Cẩm Vân được nhận ngay vào Học Viện Hải Quân. Cả hai chị em, một sinh năm 1974 và một sinh năm 1977, đều vào quân ngũ cùng một khóa.
    Những câu chuyện kể về người lính hải quân QLVNCH ngày nào từ người sĩ quan trẻ Nguyễn Văn Huấn đă được chính hai cô con gái của anh viết tiếp trong trang sử quân nhân trên đất nước Hoa Kỳ. Vào năm 1999, sau khi ra trường, Minh Tú trở thành sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

    -Cẩm Vân và những cánh cửa cơ hội rộng mở

    Nếu Minh Tú sẵn sàng cuộc đời quân nhân sau khi tốt nghiệp Trung Học (sau khi giải ngũ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, cô Minh Tú trở thành luật sư và nay là công chức liên bang tại Hoa Thịnh Đốn), th́ cô em Cẩm Vân có ư định vào chuyên khoa, v́ cánh cửa đại học chuyên môn đă rộng mở ngay sau khi cô tốt nghiệp trung học.
    Vừa tốt nghiệp trung học, Cẩm Vân được nhiều trường đại học uy tín như Stanford, Brown, Princeton và Yale nhận vào học. Cô muốn vào một trường nổi tiếng, ra trường với mảnh bằng bác sĩ. Thế nhưng, lời thuyết phục của người cha và người chị khiến cho Cẩm Vân thay đổi quyết định, và đă chọn lựa con đường chông gai và thử thách hơn mà đi:
    Gia nhập học viện hải quân vào năm 1995, cùng khoá với người chị – Minh Tú.

    Con đường nhập ngũ của Cẩm Vân suông sẻ hơn con đường gồ ghề gian nan hơn của người chị Minh Tú. Cẩm Vân thú nhận rằng cô rất vui khi làm theo lời khuyên của gia đ́nh… Và từ ấy, quân lực Hoa Kỳ có thêm hai nữ quân nhân… người Mỹ gốc Việt!

    Khi những giọt nước mắt đă biến ư chí người nữ quân nhân gốc Việt thành thép.

    Hai chị em Minh Tú và Cẩm Vân tốt nghiệp Học Viện Hải Quân khóa 1999. Riêng Cẩm Vân tốt nghiệp á khoa (hạng nh́) trong một khóa ra trường trên 900 tân sĩ quan và cô cũng lănh đạo 2,000 sinh viên sĩ quan. Vị thủ khoa chỉ huy toàn thể 4,000 sinh viên sĩ quan trong Học Viện Hải Quân.
    Cần nói thêm là Quân Lực Hoa Kỳ có 3 đại học quân sự huấn luyện các sĩ quan, cùng với đại học quân y tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
    – Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến (Annapolis) U.S Naval Academy, tọa lạc tại Maryland.
    – Lục Quân (West Point) U.S Military Academy, ở tiểu bang New York.
    – Không Quân (Colorado Springs) U.S Air Force Academy, trong tiểu bang Colorado.


    Thông thường các sĩ quan tốt nghiệp đầu bảng các đại học quân sự là các nam sinh viên sĩ quan, năm 1999 có một hiện tượng đặc biệt là tại US Naval Academy, nơi đào tạo các danh nhân như tổng thống Carter, Nghị Sĩ John S. McCain.. đầu bảng có một nữ sinh viên sĩ quan và hạng nh́ là một nữ sinh viên gốc Việt, hải quân thiếu úy Nguyễn Cẩm Vân.
    Theo hệ thống tự chỉ huy, sinh viên thủ khoa chỉ huy toàn thể 4,000 sinh viên sĩ quan, sinh viên á khoa là phụ tá và chỉ huy 1 trung đoàn 2,000 sinh viên, sinh viên có hạng thứ ba chỉ huy trung đoàn khác.

    – V́ sao một cô gái Việt nhỏ nhắn lại có thể vượt qua những nam sinh viên sĩ quan người Mỹ to lớn về thể chất như thế?
    – Điều ǵ đă làm cho cô gái Việt trở thành một sĩ quan á khoa và là một trung đoàn trưởng được 2,000 sinh viên sĩ quan người Mỹ nể phục và tuân lệnh?

    Chắc quư vị cũng ṭ ṃ trước những câu hỏi như thế!

    Trong bài viết “Godfrey, Nguyen, Lentz reach pinnacle for ’99 của USNA Public Affairs”, th́ cô Cẩm Vân tốt nghiệp á khoa với 3.98 điểm trong số điểm tối đa 4.0, và ba yếu tố cấu thành là: kiến thức văn hóa, khả năng quân sự, yếu tố vượt qua khó khăn. Ông phó khoa trưởng giáo dục Frederic I. Davis của Học Viện Hải Quân nói rằng “bạn không thể nào có thứ hạng cao mà không tỏ ra xuất chúng trong ba lănh vực nói trên”.
    Nói về học tập th́ cô gái Việt Nam có thể so tài với người Mỹ, thế nhưng, làm sao một cô gái Việt Nam nhỏ bé lại có thể xuất chúng hơn những chàng trai Mỹ to lớn, khoẻ mạnh để trở thành một trung đoàn trưởng lănh đạo 2,000 sinh viên sĩ quan và tốt nghiệp á khoa?
    Chúng tôi bị thu hút vào câu hỏi này và càng ṭ ṃ về nữ bác sĩ Hải Quân người Mỹ gốc Việt này, sau thời gian 6 năm trong hạm đội ở lực lượng ứng chiến tiền phương tại Nhật Bản (forward-deployment naval forces), vị bác sĩ này tu nghiệp chuyên môn 2 năm tại University of Pennsylvania Medical Center, một trong các trường thuộc Ivy League, bác sĩ Nguyễn Cẩm Vân có cấp bậc trung tá, phục vụ tổng y viện quốc gia của Quân Lực Hoa Kỳ (Walter Reed National Military Medical Center) tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

    – Cẩm Vân kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cô như sau:

    Cô ta vẫn nhớ như in trong đầu những ngày đầu của một sinh viên sĩ quan trong Học Viện Hải Quân. Đó là mùa hè nắng cháy tới 105 độ Fahrenheit. Trong 6 tuần hè đó, mà những tân sinh viên sĩ quan thường gọi là 6 tuần hỏa ngục (thời gian huấn nhục). Dưới cái nắng cháy da trong quân trường đổ lửa, các tân sinh viên sĩ quan, dù nam hay nữ, dù Mỹ trắng hay Mỹ gốc Phi, gốc Á đi nữa vẫn phải học giống nhau từ môn chạy vượt chướng ngại vài dặm mỗi ngày, cho đến bắn súng, hít đất, lăn lộn, ḅ càng…Không chỉ tập luyện rất gay go như thế mà nhiều khi c̣n bị đàn anh, đàn chị la hét, khi cô tỏ ra mệt mỏi.
    Cô ta kể lại, có lần mệt nhoài, cô núp vào một góc và suưt bật lên tiếng khóc. Cô muốn khóc cho lớn để vơi đi những nỗi buồn bị la rầy từ cấp trên. Một hôm một nữ sĩ quan huấn luyện bắt gặp và mời cô lên văn pḥng an ủi là mọi chuyên sẽ trở nên tốt đẹp, và cô không nên tự ái khi bị la v́ nhờ vậy cô mới trở nên khá hơn, thoát bỏ đời sống và lối suy nghĩ dân sự để trở thành một quân nhân, một sinh viên sĩ quan…
    Cô Cẩm Vân kể lại là khi bước ra khỏi văn pḥng sĩ quan cán bộ này, cô bớt buồn và quyết tâm thành công hơn trong thời gian huấn luyện, quyết tâm ở lại quân trường và quyết tâm ra trường với kết quả thứ hạng hàng đầu. Nhiều khi, cô tự an ủi ḿnh là người con gái Việt không nên để người ta cười, người ta chế giễu, người ta lấy làm đề tài cho những chuyện vui đùa khôi hài tại quân trường…
    Quyết tâm đó đă giúp cô làm quen với cường độ tập luyện ngày càng gia tăng nặng nề hơn. Những giọt nước mắt, những tự ái và tự hào người Việt hun đúc trong cô, biến ư chí của cô trở nên cứng rắn như sắt thép, và từ đó, những ngày tháng nơi quân trường chỉ thấy mồ hôi của cô chảy và không bao giờ thấy nước mắt chảy nữa.
    Ngày xưa, chúng ta nghe đến câu chuyện người thiếu phụ hóa đá và bây giờ, chúng ta nghe câu chuyện về nước mắt tự ái đă biến trái tim và ư chí của cô gái Việt trở nên cứng rắn như đá, như thép.
    Cô ta kể lại, như để trả lời câu hỏi là làm sao cô có thể vượt lên trên cả ngàn tân binh to lớn người Mỹ như thế, như sau:
    – Trong quân trường, dưới cái nắng thiêu người như thế, trên một lộ tŕnh chạy vượt chướng ngại dài và những bài tập thể lực căng thẳng, sau những đêm, ngày thiếu ngủ, dù ai đi nữa, Mỹ trắng, dù Mỹ gốc Phi hay gốc Á, dù là nam hay nữ tân binh,… cũng sẽ mệt nhoài, kiệt sức, và trong hoàn cảnh ấy, ai cũng giống ai cả, cũng gần ngă gục cả, và chỉ có một thứ làm ḿnh đứng dậy, hiên ngang lao tới là ư chí, là tự ái, là tự tin và tự hào, là tâm lư không muốn cho người ta coi thường, cười nhạo báng người con gái Việt… Người con gái Việt phải vượt lên, lao tới, trở thành ưu tú…
    Và cô đă lấy nước mắt pha lẫn mồ hôi, cộng với ư chí kiên cường, cộng với niềm tự hào về đời quân ngũ của người cha mà viết tiếp trang quân sử tuyệt vời mà thân phụ đă dang dở năm nào,…
    Cô nói: All I can say is “sure they’re stronger than I am, but when we’re all in the same boat, when it’s 105 degrees outside, when we’re all exhausted from lack of sleep, doing hundreds of pushups and from running numerous miles, it’s your determination that will keep you going”. I never gave up. I never fell out of the runs…
    Và cô đă làm được điều đó: Tốt nghiệp á khoa và được là trung đoàn trưởng, lănh đạo chỉ huy 2000 sinh viên sĩ quan. Đọc câu chuyện về cô, nghe kể về cô, trái tim tôi xúc động trước sự rực rỡ ư chí của một người con gái Việt trẻ tuổi.
    Không những ư chí của cô là một tượng đài tuyệt đẹp mà nhân cách của một cô gái Việt cũng được chứng minh, được khẳng định trong quân trường…
    Cô kể lại rằng khi sĩ quan cán bộ yêu cầu một phiên làm vệ sinh quân trường, th́ cô là người t́nh nguyện đầu tiên để nhận lănh trách nhiệm ấy. Chính việc làm này càng làm tăng thêm uy tín cho cô và càng ngày cô càng được các khóa sinh kính trọng và yêu mến…
    Và từ đó, ngay trên quân trường, một khả năng lănh đạo phát sinh trong người con gái Việt.
    Cô kể lại rằng nhiều người quan niệm là khả năng lănh đạo là thiên phú, là trời cho, thế nhưng cô nghĩ là trong mỗi chúng ta đều có năng lực trở thành một người lănh đạo thành công và giỏi. Năng lực lănh đạo phát sinh từ thực tế công việc, từ sự cần cù và những học hỏi từ sai lầm mà ḿnh đă vấp. Và đó là những đặc điểm độc đáo từ Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, một nơi mà theo cô là một pḥng thí nghiệm tuyệt vời về khả năng lănh đạo và chỉ huy.
    Hành tŕnh 4 năm tại học viên Hải quân, Cẩm Vân đi từ một cô gái rụt rè, sợ hăi, đến một vị trí Trung Đoàn trưởng, chỉ huy 2000 sinh viên sĩ quan, th́ bài học nào cần thiết được rút ra cho khả năng lănh đạo chỉ huy? Cô đắn đo suy nghĩ và rút ra năm kinh nghiệm sau đây:

    1. Đặt lợi ích của người khác trước lợi ích của ḿnh.
    Cô nói rằng thuộc cấp của bạn sẽ biết rơ ràng rằng liệu bạn có thật sự lo cho họ hay không bằng cách bạn đối xử với họ thế nào. Nên nhớ bao giờ cũng thực hiện tối đa nguyên tắc này và bạn sẽ được thuộc cấp nể phục.

    2. Đừng chẻ sợi tóc làm tư. Đừng micro-manage (đừng quản trị chi tiết):
    Nếu bạn giao cho ai việc ǵ, bạn đề nghị cho họ cách thực hiện và cho họ biết là bạn tin tưởng vào khả năng làm việc của họ. Hăy để cho họ t́m cách riêng để hoàn thành công việc. Hăy để họ bàn với bạn phương cách làm việc và chính họ là người hoàn thành công việc. Làm như thế họ sẽ tự hào về khả năng của họ và cần mẫn làm việc hơn bao giờ hết. Người ta sẽ làm việc hết ḿnh nếu lănh đạo tin vào họ.

    3. Lấy ḿnh làm gương:
    Nếu bạn muốn mọi người có mặt vào lúc 8 giờ, th́ bạn phải có mặt vào lúc 7:50, chứ đừng đến 8:05 hay 8:10. Châm ngôn trong quân đội là đúng giờ tức là đến trước giờ.

    4. Luôn làm điều đúng dù không có ai quan sát hay theo dơi bạn. Có lúc, làm khác đi, bạn sẽ ân hận và bị ám ảnh điều đó.

    5. Khen công khai, phê b́nh kín đáo:

    Nhiều thượng cấp và cả cha mẹ phạm sai lầm là la con cái hay thuộc cấp trước mặt mọi người. Làm như thế sẽ hạ thấp, làm mất thể diện người khác và bạn sẽ mất đi sự kính trọng và ḷng trung thành của người đó.
    Trong xă hội ngày nay, nhiều người quên một điều quan trọng nhất trong đời sống. Đó không phải là tiền tài hay địa vị mà đó là cuộc sống của bạn sống thế nào, ảnh hưởng đến xă hội và người khác ra sao, dù chỉ một người mà thôi,… Chính điều này, sự ảnh hưởng xă hội và người khác một cách tốt đẹp mới là giá trị quan trọng của đời sống…
    Tính cách lănh đạo chỉ huy và quan niệm thay đổi đời sống đang hun đúc giá trị người lănh đạo của một cô gái Việt này và giúp cô vượt lên từ một cô gái Việt b́nh thường thành một sĩ quan tốt nghiệp á khoa và là một trung đoàn trưởng của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ.

    – Nguồn cảm phục: Những gương tiền nhân trong ḍng sử Việt!

    Sinh ra trên đất Mỹ và lớn lên ở xứ người, cũng như những người cùng hoàn cảnh, nhiều lúc Cẩm Vân tự hỏi ḿnh: Tôi là người Mỹ hay người Việt?
    Cô phải trải qua một quá tŕnh dài để nhận ra sự khác biệt này, chấp nhận căn cước bản thể của ḿnh, và yêu mến cộng đồng của ḿnh, di sản dân tộc ḿnh… Cô tâm sự: “Sự thừa nhận nguồn gốc đă làm cho tôi cảm thấy tự tin hơn, cởi mở hơn với sự đa dạng trong đời sống và có thêm nhiều ư kiến khác biệt. Tôi phát hiện ra những sự dị biệt trong con người và và điều đó làm cho tôi thấy mỗi người trở nên đẹp đẻ hơn đối với tôi…
    Trong hành tŕnh t́m thấy bản thể của ḿnh, cô trân quư cha mẹ của cô. Cô nói: Cha mẹ tôi đă liều thân đưa chúng tôi ra đi để có một tương lai tươi sáng hơn, và do đó tôi mới có mặt cùng quư bạn trên đất nước này. Khi nghĩ về điều đó, tôi cảm thấy nợ cha mẹ tôi rất nhiều, và cũng như nhiều cha mẹ khác đă cũng hy sinh như thế v́ tương lai của các con cái…
    Và tôi luôn muốn nói với mọi người và với bạn là tôi muốn vinh danh cha mẹ tôi, vinh danh cha mẹ bạn, vinh danh tất cả những bậc cha mẹ đă hy sinh liều chết đưa con cái ra đi để có tương lai tươi sáng, vinh danh họ v́ những nỗi nhọc nhằn, hy sinh, tủi cực mà họ đă trải qua để có cuộc sống tươi đẹp cho con cái, và vinh danh cả t́nh yêu mà thế hệ cha anh đă dành cho chúng ta…

    Cô tâm sự: “Tôi đă từng khóc trên quân trường, trong cuộc đời v́ tự ái. Bạn và tôi có bao giờ nh́n thấy nước mắt của cha mẹ ḿnh chảy ṛng trên má để mang lại cuộc sống đầy đủ cho gia đ́nh trên xứ lạ quê người?”…

    Cô ta kể lại rằng từ nơi xa xôi ấy, cô vẫn đọc sách sử về văn hóa Việt và cô tự hào về gia sản văn hóa của ḿnh và trong những đêm ngồi đọc sử Việt, cô ngưỡng mộ rất nhiều những nữ anh hùng đất Việt như Bà Trưng, Bà Triệu… Cô tâm sự rằng h́nh ảnh Bà Triệu làm cô ngưỡng mộ và xúc động nhất. Mới tuổi 20, Bà Triệu đă lănh đạo khởi nghĩa chống quân Trung Hoa xâm lược, để bảo vệ giang sơn bờ cơi của tiền nhân, và khi mộng không thành th́ chấp nhận quyên sinh chứ không nộp ḿnh cho giặc…
    Bài quà dài, phải cắt bớt. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Nguyễn Viết Kim
    Posted in Sinh Hoạt Cộng Đồng

  7. #587
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Hành Trình Từ Bãi Rác

    https://www.cambodianchildrensfund.o...s/sophys-story
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/10...b-oi-r-ac.html

    Hành tŕnh thay đổi cuộc đời đầy ư nghĩa của Sophy được đăng tải rộng răi trên truyền thông Campuchia. Giờ đây, không c̣n là cô bé nhặt rác năm nào, thay vào đó Sophy đă trở thành niềm tự hào của đất nước nơi ḿnh sinh ra.
    Năm 2009, khi đang bới rác mưu sinh, cô bé Sophy Ron (11 tuổi) bất ngờ may mắn t́m được "phao cứu sinh" của cuộc đời sau cuộc gặp gỡ cực ḱ ngẫu nhiên. Hồi đó, Sophy vẫn là một đứa trẻ nghèo khổ, sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh lao động cấp thấp ở Phnom Penh, Campuchia.
    Nhà đă nghèo mà cô bé c̣n có đến tận 5 anh chị em khác. Cả gia đ́nh họ gần chục người sống trong túp lều lụp xụp tự dựng ngay trên băi rác Steng Meanchey. Địa điểm này chính là băi rác lớn nhất Đông Nam Á, nơi sinh sống của những người khốn khổ nhất Campuchia.

    Sophy Ron 12 năm trước

    Cả Sophy hay những đứa trẻ sống tại đây đều làm nghề bới rác, sáng nào chúng cũng dậy sớm, lội qua những núi rác hôi thối, bẩn thỉu, đầy mầm bệnh và virus. Nguy hiểm và khó nhọc đến thế nhưng việc này có thể giúp chúng kiếm chút tiền, đỡ đần cha mẹ. Nếu may mắn kiếm được đôi chút, hôm đó cả nhà sẽ có cơm ăn, c̣n nếu không bữa ăn của họ chính là thực phẩm vứt đi nhặt nhạnh được từ băi rác.

    Cuộc sống của những đứa trẻ nhặt rác tại Campuchia

    "Tôi ăn, ngủ và làm mọi thứ trên băi rác, nó mặc nhiên trở thành nhà của tôi. Tôi c̣n không nhận ra nó bốc mùi, không biết đó là chỗ bẩn thỉu", Sophy nhớ lại. Cô bé cũng không được đi học v́ gia đ́nh không có đủ tiền. Tương lai "những đứa trẻ nhặt rác" cứ tối tăm như thế, nh́n đâu cũng chẳng thấy ánh sáng hy vọng.
    Hôm đó, như thường lệ, Sophy đang vác một bao rác lớn. Một người đàn ông ăn mặc tươm tất bỗng xuất hiện, trên tay ông cầm chiếc máy ảnh. Khi ông ta giơ ống kính lên, cô bé ngây thơ 11 tuổi liền cười tươi rạng rỡ. Bức ảnh đáng yêu và đầy kí ức ấy đến hôm nay vẫn c̣n. Và khoảnh khắc đó chính là khởi đầu cho cuộc đời mới của Sophy.


    Người đàn ông đặc biệt hôm đó chính là Scott Neeson, người sáng lập Quỹ Nhi đồng Campuchia (Campuchia Children Fund).
    Sau khi gặp gỡ cô bé nghèo, Scott Neeson đă hỏi Sophy có muốn học tiếng Anh không. "Tôi c̣n không biết Tiếng Anh là ǵ nhưng cứ gật đầu v́ ông ấy hứa cho tôi đến trường", Sophy kể lại ngày hôm đó.

    Scott Neeson —From Hollywood Executive to Cambodian Rubbish Dump
    Why he quit his job as a president of 20th Century Fox


    Thế rồi cuối cùng, điều ḱ diệu đă thật sự xảy ra. Tổ chức của ông Scott Neeson đă giúp Sophy được đến Úc đi học. 11 năm qua chỉ quanh quẩn ở băi rác bẩn thỉu, không ngờ có một ngày Sophy lại được lên máy bay, đi đến nước Úc xa xôi, và c̣n được thực hiện ước mơ của ḿnh là "đi học". Sophy vẫn nhớ như in cảm giác vào năm 11 tuổi khi lần đầu tiên được tới lớp và nh́n thấy nhóm trẻ con nô đùa.
    Có lẽ v́ hiểu rằng không phải ai cũng được trao cơ hội đáng giá này nên Sophy đă nỗ lực hết ḿnh với nó. Kết quả nhận lại khiến ai nấy đều phải kinh ngạc. Năm 2016, "cô bé nhặt rác" năm nào đă đứng trên sân khấu của Tedx Talk để diễn thuyết bằng tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp, cô nàng giành được học bổng toàn phần tại Đại học Trinity College thuộc Đại học Melbourne.

    Sophy khiến nhiều người kinh ngạc với thành công ở hiện tại


    Tháng 6/2019, cô nàng tốt nghiệp thủ khoa bằng cử nhân văn học, thành tích vượt xa mong đợi của bất ḱ ai. "Tôi đă rất mừng khi nhận được học bổng, mọi may mắn cứ như dồn hết vào tôi vậy, tôi thật sự rất biết ơn", Sophy bộc bạch.


    Cô nàng giờ đây là tấm gương sáng cho nhiều người trẻ



    Dù rất thích Melbourne và cuộc sống tại Úc, cô nàng 23 tuổi dự định sau khi học xong sẽ trở về với gia đ́nh ở Campuchia để kinh doanh và làm việc thiện nguyện cho CCF - nơi đă mang lại cho cô cơ hội thay đổi cuộc đời 12 năm về trước. Hành tŕnh thay đổi cuộc đời đầy ư nghĩa của Sophy được đăng tải rộng răi trên truyền thông Campuchia. Giờ đây, không c̣n là cô bé nhặt rác năm nào, thay vào đó Sophy đă trở thành niềm tự hào của đất nước, tấm gương tiêu biểu và niềm cảm hứng to lớn đối với nhiều người.

    "Thông điệp trong suốt cuộc đời mà tôi luôn mang theo đó là: Không bao giờ bỏ cuộc, dù bạn ở trong hoàn cảnh nào", Sophy nói.


    Cô sẽ về quê huong và giúp đỡ cộng đồng của ḿnh sau khi học xong


    HLoan
    Nguồn: Cambodian Children's Fund
    https://www.youtube.com/watch?v=VbJDC0j6z14
    Posted by: lpk 116

  8. #588
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Một Cô gái Việt đươc đề cử giải Nobel Amanda Nguyễn Một bảng thành tích ấn tượng

    http://sinhhoatdoisong.blogspot.com/...iai-nobel.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/10...-c-u-gi-i.html

    FRIDAY, FEBRUARY 5, 2021
    Một Cô gái Việt đươc đề cử giải Nobel Amanda Nguyễn Một bảng thành tích ấn tượng


    Amanda Nguyễn, 28 tuổi, là một hiện tượng của cộng đồng người Việt. Cô là một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình; nhận giải Heinz Award trị giá 250.000 USD; được chọn vào danh sách 100 nhân vậ̣t ảnh hưởng tương lai toàn cầu; có mặt trong danh sách 30 nhân vật xuất chúng dưới 30 tuổi; 100 nhân vật đối ngoại xuất chúng; được trao giải Nelson Mandela; giải Lãnh đạo Thế Giới; giải Phụ Nữ Trẻ, và nhiều giải thưởng vinh dự toàn quốc.
    Cô là người gốc Việt duy nhất soạn thảo và thúc đẩy bộ luật đặc biệt Quyền lợi của Nạn Nhân Bị Cưỡng Hiếp (Sexual Assault Survivors’ Rights Act). Bộ luật này nhận được chấp thuận toàn diện từ liên bang, trong đó có 437 dân biểu, 100 thượng nghị sĩ, và sau cùng là Tổng thống. Sau đó, cô vận động từng tiểu bang, qua 32 tiểu bang, để được chính quyền từng tiểu bang chấp thuận. Bộ luật này có ảnh hưởng hỗ trợ hơn 85 triệu người. Không ngừng ở đó, cô là nhà sáng lập và cũng là tổng giám đốc của Rise Now, một tổ chức khởi nghiệp cho những cơ quan-tổ chức quan tâm về vấn đề xã hội. Tổ chức này giúp những ai muốn đẩy vấn đề xã hội mà họ quan tâm qua những ngõ ngách phức tạp để trở thành luật. Rise Now được sự hỗ trợ tài chính của các nhân vật có khả năng tài chính nhất hành tinh, trong đó có ông Mark Zuckerberg và ông Bill Gates.

    Nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới quan tâm về nhân quyền đă mời Amanda Nguyễn làm cố vấn và diễn giả về những vấn đề nhân quyền cho phụ nữ. Những nhân vật sáng giá nhất, từ các chính trị gia thượng thặng, tỉ phú, thủ tướng, hoàng gia, đến những người nổi tiếng trên màn ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, đều muốn có sự liên hệ với cô. Cô đã được mời phỏng vấn trên các talk show nổi tiếng và là khách danh dự tham dự những sự kiện lớn như chương trình Oscar và Emmy.

    Người mẹ
    Amanda sinh tháng Mười năm 1991, con của chị Tăng Ngọc Lan và anh Nguyễn Minh Tú – những người bạn của tôi. Từ nhỏ, Amanda đã thể hiện một tố chất thông minh, luôn cố gắng, và có một trái tim khác người. Mẹ của cô kể lại, khi có thai cô, mẹ cô đã thổi vào bầu thai những ước vọng lớn lao cống hiến cho xã hội. Để hiểu về cô hơn, phải biết về mẹ của cô, người đã bỏ toàn vẹn cuộc đời hỗ trợ cho con gái ḿnh, giúp hình thành nên con người của cô. Amanda lớn lên trong yêu thương và quen việc xả thân cho xã hội.

    Mẹ và ông bà của Amanda Nguyễn trên cánh đồng lúa ở Bạc Liêu

    Sẽ là không ngoa nếu nói chị Ngọc Lan là một phụ nữ phi thường. Chị có nét đẹp dịu dàng nhưng có lòng từ tâm mãnh liệt. Chị quên ḿnh lo cho người thân và xã hội, dù cực khổ cỡ nào. Có những câu chuyện chị trải qua, tưởng như chị là hình ảnh thu nhỏ của mẹ Teresa. Chị sinh ra ở một làng nhỏ thuộc Bạc Liêu. Bình thường, con gái quê thời đó lấy chồng sớm và lo công việc đồng áng, nhà cửa. Riêng chị, xong tú tài, chị xin cha mẹ lên Sài Gòn để học luật. Khi học ở Đại Học Vạn Hạnh, ngoài công việc kiếm tiền học và thậm chí c̣n dành dụm gửi về nhà, chị tham gia hoạt động xã hội khi có thời gian, nhất là chăm sóc trẻ mồ côi và đi vòng Sài Gòn đưa các em bụi đời về. Sau này, nhiều em nhỏ được đưa ra khỏi Việt Nam năm 1975 trong chương tŕnh Operation Baby Lift nổi tiếng. Chị kể cho tôi những câu chuyện cảm động về các em mồ côi tìm lại chị cảm ơn sau này. Mỗi câu chuyện là một bài học đẹp cho đời.

    Bạc Liêu

    Những ngày đi học
    Khi mới sinh ra, Amanda không khóc, dường như cháu thể hiện sự can đảm nhìn cuộc đời bằng con mắt tò mò. Sau này, cô cho thấy ḷng can đảm và ý chí trong suốt hành trình đời ḿnh. Thời tiểu học, cô đã tỏ ra có thiên năng về tiếp xúc với công chúng. Từ lớp một, cô đã mạnh dạn phát biểu trước đám đông và đảm nhận nhiều chức vụ lãnh đạo trong học đường. Cô tham gia rất nhiều các công tác thiện nguyện. Theo lời cô, cô tình nguyện để có thêm kinh nghiệm đời, giúp đỡ và hiểu hơn con người cần gì, để sau này cô nâng tầm giúp đỡ nhiều hơn, từ những việc trong nhà, rồi bệnh viện, văn phòng chính trị, đến môi trường học đường. Cô từng gây quỹ cho hội Ung Thư Việt Mỹ của Bác sĩ Bích Liên. Sau này, cô sử dụng rất hiệu quả trải nghiệm xă hội khi c̣n học sinh của ḿnh.

    Amada Nguyễn và bạn trong FBLA lúc còn trung học

    Khi vào trung học, Amanda nắm nhiều chức vụ trong tổ chức Lãnh Đạo Thương mại Tương Lai. Cô được bầu làm chủ tịch Hội lãnh đạo thương mãi tương lai toàn California (Future Business Leaders of America: FBLA) nhiệm kỳ 2008-2009. FBLA là tổ chức toàn cầu lớn nhất và ảnh hưởng nhất cho học sinh giỏi theo ngành thương mãi. Sự kiện được bầu chọn làm chủ tịch FBLA của bang lớn nhất nước Mỹ khi mới 16 tuổi đă chứng tỏ khả năng lãnh đạo, kiến thức, và trưởng thành của Amanda như thế nào.
    Amanda tốt nghiệp thủ khoa trung học tại trường Centennial, Corona, California năm 2009. Hầu hết trường nổi tiếng như Harvard, Stanford, UCLA, Berkeley, UPenn… đều mong đợi cô vào. Cuối cùng, cô chọn Harvard – với hai môn, chính trị học và vật lư thiên văn. Đây là trường cô hằng mơ ước. Trong phòng cô, có một tấm bảng đen nhỏ. Cô đã ghi lên bảng lời nhắc nhở rằng ḿnh phải làm cho được để vào Harvard. Mỗi sáng thức dậy, cô đều nhìn bảng đó để tự nhắc nhở. Trong thời gian học Harvard, Amanda tỏ ra xuất sắc và đa năng trong học hành, sáng tạo, và xây dựng nhiều công trình nghiên cứu ấn tượng. Cô tạo tên tuổi ḿnh trong lịch sử Harvard, khi kiến tạo ra một lớp học về nô lệ thời nay, một sự kiện chưa từng có.
    Bài văn của cô được chọn đăng trong quyển 50 bài văn thi vào đại học của Harvard.
    Năm 19 tuổi, cô chọn đi Bangladesh, một đất nước nghèo khổ mà ngay cả phòng vệ sinh cũng không có. Amanda phải ra đồng, giúp đỡ những phụ nữ không có tiếng nói. Tại đó, cô đã tranh đấu trong hiểm nguy, vượt qua được lệ tục và ngôn ngữ địa phương để đưa ra toà án một người đã giết một cô gái Bangladesh sau khi nạn nhân bị cưỡng hiếp.

    Amanda Nguyen tại Viện mồ côi Wema Children’s Centre

    Amanda cũng là người đồng sáng lập Viện mồ côi Wema tại Kenya, châu Phi, trong thời gian cô tình nguyện làm công tác xă hội ở đó. Cô thực tập khoa học tại NASA với nhiệm vụ theo dõi những vật thể lạ gần Trái đất. Cô c̣n dùng mạng xã hội để lôi kéo sự ủng hộ của tuổi trẻ cho NASA. Cô được chọn là cộng tác viên tại Harvard-Smithsonian khoa học không gian và sau đó trở thành trưởng nhóm sinh viên thực tập trong Ṭa Bạch Ốc. Đặc biệt, cô được chọn thực tập ở Morgan Stanley, một công ty tài chính nổi tiếng, dù cô không học về tài chính. Năm 2013, cô ra trường. Năm đó, một sự kiện khủng khiếp xảy ra cho cuộc đời cô, và nó là dấu rẽ cho cả cuộc đời. Vì nhiều chi tiết, xin hẹn kỳ sau.

    “I have to live!”
    Cô có một tình yêu vô biên và biết ơn đối với cha mẹ. Để không quên nguồn gốc Việt Nam, cô tự trau dồi tiếng Việt. Mẹ cô còn nhớ rõ hôm đó là ngày 6-9-2011. Cha mẹ được cô mời thăm Tòa Bạch Ốc, nơi cô được nhận làm sinh viên thực tập. Khi ra đón ba mẹ, bỗng nhiên cô nói cha mẹ chờ một chút. Thế rồi cô chạy vào trong, và lát sau, trao cho cha mẹ bức thư viết bằng tiếng Việt. Lá thư bày tỏ ḷng cảm ơn cha mẹ. Đoạn cuối ghi: “Không ngày nào mà con không cảm ơn Chúa đã ban phước cho con. Không có người nào hạnh phúc bằng con mỗi khi con làm ba mẹ hãnh diện. Con yêu ba mẹ rất nhiều. Amanda”.

    Amanda Nguyễn đạt được thành công kỳ diệu nhờ nhiều yếu tố. Tầm nhìn sâu rộng, say mê công việc, nhiệt tâm bảo vệ sự công bằng, luôn trau dồi bản thân để đạt được ước mơ, nhưng quan trọng hơn hết, đó là ý chí cô cực cao để vượt qua trở ngại và giới hạn con người bình thường. Ngoài ra, không thể không kể sự hỗ trợ toàn diện của cha mẹ cô, những người đã xây dựng nền tảng bản chất và ư chí dấn thân xã hội cho cô.

    Nhờ nỗ lực và cọ xát cuộc đời sớm qua các hoạt động thiện nguyện và hoạt động ngoài trường lớp, Amanda đă trưởng thành hơn hẳn những bạn cùng trang lứa. Không một khoảng thời gian nào trôi qua mà cô bỏ phí. Khi 16 tuổi, cô bị bệnh rối mạch tim (Superventricular Tachycardia) và tưởng chừng phải chết. Cô phải ngồi xe lăn nhiều tháng trời. Tuy nhiên, không vì thế mà cô buông bỏ con đường của mình. Trước khi gây mê thực hiện ca mổ tim cho cô, bác sĩ hỏi cô muốn nói gì. Cô nói với giọng cương quyết và bừng lên lạc quan: “I have to live – Tôi phải sống”!

    Nam California, August 25 2020 LƯƠNG TẠ
    Posted by Thoi Chinh Chien at 4:57 PM

  9. #589
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Eva Perón Đàn bà dễ có mấy tay. - EVITA Don't cry for me Argentina

    http://sinhhoatdoisong.blogspot.com/...vita-dont.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/10...-m-ay-tay.html

    MONDAY, JUNE 14, 2021
    Eva Perón Đàn bà dễ có mấy tay. - EVITA Don't cry for me Argentina



    15 tuổi ch́m nổi chốn lầu xanh, 27 tuổi thành đệ nhất phu nhân, cô đă làm ǵ để cả dân tộc phải ngưỡng mộ?
    Từ một cô gái đến bước đường cùng, ch́m nổi trong chốn phong trần, về sau trở thành đệ nhất phu nhân Argentina, bà chỉ sống đến 33 tuổi nhưng lại viết nên một trang sử huyền thoại.


    Tháng ngày ch́m nổi

    Bà chính là Eva Perón, c̣n được biết đến với cái tên Evita, có một xuất thân nghèo khổ. Toàn bộ tuổi thơ của bà bị bao phủ trong màn đêm đen kịt.
    Mẹ của Evita là người phụ nữ Argentina truyền thống, sống bằng nghề may vá, lại yêu say đắm một chủ trang trại đă có gia đ́nh, c̣n sinh cho ông ấy 5 người con. Bà những tưởng người đàn ông từng nói lên những lời thề son sắt này sẽ chăm lo cho mẹ con bà cả đời, không ngờ trong một lần căi vă, người đàn ông nhẫn tâm này đă bỏ nhà ra đi ngay khi Evita c̣n trong tă lót, và từ đó không bao giờ quay lại nữa.

    V́ để nuôi sống mấy đứa con, mẹ bà đă ngày đêm làm việc cật lực. “Trong hồi ức tuổi thơ của tôi, tiếng máy may hầu như chưa bao giờ dứt quăng”, Evita từng hồi tưởng lại.
    Nghèo khổ, túng quẫn trong thời gian dài, 5 chị em Evita bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Evita gầy c̣m, yếu ớt, bị người ta đặt cho biệt danh là “cô bé c̣i”.
    Không có được t́nh thương và sự che chở của người cha, bà cùng với anh chị em thường phải chịu sự chế giễu của những bạn bè cùng trang lứa, bị miệt thị là “đồ con hoang”… Dù vậy, mẹ của bà vẫn yêu say đắm người đàn ông đó, thậm chí khi hay tin ông ấy mất, c̣n dẫn theo các con đến viếng tang.
    Không ngờ, khi đến nơi, mấy mẹ con bị người ta đuổi thẳng mặt, ngay đến nh́n mặt người quá cố lần cuối cũng không có tư cách. Ngay lúc đó, Evita đă thề rằng:
    “Tôi sẽ trở thành một người khiến tất cả phải nh́n bằng con mắt khác”.
    Những người có mặt lúc đó, gồm cả mẹ bà đều cho rằng đây chỉ là lời nói bồng bột, ngây thơ nhất thời của một đứa trẻ, một đứa con riêng không có gia thế, làm sao nó có thể trở thành “nhân vật lớn” được đây?
    Hiện thực dù sao cũng không giống như trong chuyện cổ tích, dù cho bạn có được dung mạo trời ban th́ cũng không có ai bằng ḷng giúp bạn vô điều kiện. Trong làng quê hẻo lánh cách biệt này, người duy nhất mà cô có thể dựa dẫm chỉ có bản thân ḿnh mà thôi.
    Năm Evita 15 tuổi, ca sĩ Agustín Magaldi đến quê bà biểu diễn. Gặp người đàn ông này, Evita dường như đă thấy được niềm hy vọng của cuộc đời ḿnh. Suốt 15 năm qua, Evita đă chịu đủ mọi miệt thị khinh miệt, cô khao khát mong được nh́n thấy thế giới bên ngoài, càng muốn có được quyền b́nh đẳng: “Dù phải trả bất cứ giá nào, tôi cũng muốn rời khỏi nơi này”.


    Agustín Magaldi was a tango and milonga singer. His nickname was "the sentimental voice of Buenos Aires." Magaldi took part in the opening broadcasts of Argentina's LOY Radio Nacional in July 1924. Magaldi suffered from liver disease and was admitted to Sanatorium Otamendi early in September 1938.

    Người đàn ông đó cũng đồng ư dẫn cô đến thủ đô, nhưng ra điều kiện rằng Evita phải bằng ḷng dâng hiến thân thể của ḿnh.

    Evita ngây thơ, hồn nhiên của tuổi 15 đă chấp thuận điều kiện đó để bản thân ḿnh có được chỗ dựa dẫm từ người đàn ông đáng tuổi cha ḿnh, mong sao từ đây có thể thay đổi vận mệnh. Nhưng chính điều này lại bắt đầu cơn ác mộng của cô. Chẳng bao lâu, Magaldi đă không c̣n hứng thú với cô nữa, ông ấy đă ruồng bỏ Evita để đi t́m kiếm thú vui khác.
    Ở nơi đô thị phồn hoa đắt đỏ, không có lấy một người thân thích, bản thân bị lừa, trong lúc tuyệt vọng lại không có bất cứ kỹ năng sinh tồn nào.

    V́ để sống sót, Evita đành phải bán nhan sắc và thân thể của ḿnh để kiếm kế mưu sinh. Cô thường xuyên lui tới các nhà hát, quán bar. Những thương nhân, sĩ quan, đạo diễn… chỉ cần bỏ tiền là đều mua được nhan sắc thanh xuân của cô.
    Bước ngoặt cuộc đời
    Evita cứ như vậy đă ch́m đắm trong ṿng xoáy phồn hoa. Nếu không gặp được Juan Perón, có thể cô sẽ giống như biết bao kỹ nữ khác:
    “Một mai xuân tận hồng nhan già, hoa tàn người khuất chẳng ai hay“.

    Cuộc gặp gỡ giữa hai người họ hệt như được vận mệnh an bài. Trong một buổi tiệc, Thượng tá Juan Perón đàm luận hùng hồn trong pḥng khách, mạnh mẽ lên án môi trường chính trị hiện thời, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo lan rộng, thái độ hờ hững của những người giàu mà bất nhân, phê phán mạnh mẽ thói tham lam vô độ của họ.
    Những tân khách có mặt ở hội trường chỉ trả lời một cách khách sáo “vâng, vâng, vâng” để ứng phó. Mọi người đều không chút động ḷng, chỉ có Evita ở đằng xa để tâm đến. Chỉ có bà, người đă sa ngă đắm ch́m trong phóng túng, đồi trụy một cách không tự biết bỗng nhiên nước mắt chảy ướt cả khuôn mặt.
    Bà tin rằng đây mới chính là người đàn ông thực sự của đời ḿnh. Đó là người đó có thể cứu vớt dân nghèo khổ của Argentina. Lau khô nước mắt, đè nén tâm t́nh kích động, bà từng bước từng bước đi về phía Đại Tá, nở nụ cười chân thành.


    Bà nói với Đại Tá Perón rằng: “Cảm ơn sự có mặt của ngài“. Hai người vốn là người của hai thế giới khác nhau, cứ như vậy bởi tâm ư tương đồng mà đến với nhau, bắt đầu t́nh yêu công khai.
    Tin này vừa mới truyền ra, ngay lập tức đă dấy lên một làn sóng lớn trong xă hội thượng lưu ở Argentina. Một kỹ nữ, một người đàn bà phóng đăng không biết liêm sỉ, làm sao có thể bước chân vào xă hội thượng lưu được?
    Dưới quan niệm bảo thủ thời bấy giờ, sự kết hợp của hai người họ, chẳng khác chi một đ̣n nặng của xă hội tầng thấp đánh vào tầng lớp quư tộc. Evita mới đầu cảm thấy e ngại, cô sợ Perón sẽ chê bai ḿnh bởi những lỗi lầm mưu sinh ngày trước.
    Những lúc ở một ḿnh cùng Perón, bà thường chủ động kể hết cho ông nghe về toàn bộ những ǵ mà bà đă trải qua từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành.
    Nào ngờ Peron căn bản không chút quan tâm, nghe bà kể xong, ông đưa tay vuốt nhẹ mái tóc của bà, nói rằng:
    “Em lúc trẻ đă phải chịu nhiều đau khổ như vậy, đó vốn không phải là lỗi của em. Anh sẽ giúp em quên đi mọi đau khổ trước đây“.

    Ông đă nắm tay đưa bà đến khắp các buổi tiệc tùng và gặp mặt. Tuy cũng là ăn mặc gọn gàng, hào nhoáng sang trọng, nhưng so với những phụ nữ quư tộc sống trong nhung lụa th́ Evita quả là khác xa.
    Bà thường tới thăm nơi ở của dân nghèo, tham gia nhiều hoạt động từ thiện, thân thiết bắt tay tṛ chuyện với người nghèo và lắng nghe những câu chuyện cuộc đời họ.
    Bởi đă thật sự trải qua đủ mọi bất hạnh trong đời, bà muốn thay đổi tất cả những điều này. Tất cả mọi người đều bị người phụ nữ dịu dàng này chinh phục. Thân ở địa vị cao sang nhưng cử chỉ của bà lại vô cùng nhă nhặn. Bà thật sự từ đáy ḷng ḿnh, quan tâm đến nỗi khổ của người dân nghèo.
    Dân chúng Argentina, ai ai cũng biết đến danh tiếng của hai vợ chồng Perón. Nhưng thành công của đôi “nhân t́nh chính trị” ngọt ngào này lại chọc giận phe phản đối trong nước.
    T́nh h́nh trong nước vô cùng rối ren, bạo lực và cải cách không ngừng diễn ra. Perón bị nhà cầm quyền tống vào ngục giam. Evita trong lúc khẩn cấp ấy vẫn không hề hoang mang, bà đă dùng hết vốn liếng đi khắp nơi tranh cử, kêu gọi sự ủng hộ của người dân.
    Bà nói: “Bởi tôi cũng đă từng giống như mọi người, vậy nên tôi hiểu được nỗi khổ của mọi người!“.
    “Nỗi khổ của mọi người, bản thân tôi đă từng nếm trải qua. Nghèo khó của mọi người, bản thân tôi cũng đă từng trải qua. Perón đă từng cứu vớt tôi, và sẽ cứu vớt mọi người.
    Perón sẽ ủng hộ những người nghèo, yêu thương những người nghèo, nếu không phải như vậy, sao ông ấy lại yêu thương tôi như vậy?“.


    Lời diễn thuyết của bà đă cảm hóa được vô số người dân nghèo đang trong cảnh thất nghiệp và tràn đầy oán hận. Hơn 300 ngh́n người dân xuống đường phố, lớn tiếng hô lên:
    “Hăy trả lại tự do cho Perón, hăy trả lại tự do cho Perón“.
    Trong khoảng thời gian 5 ngày, nhà cầm quyền không chịu đựng nổi áp lực to lớn ấy, đành phải thả Perón từ trong tù ra.
    Việc làm đầu tiên sau khi Perón ra tù chính là ôm thật chặt người vợ của ḿnh, và lập tức chính thức cầu hôn bà. Lúc đầu ông kinh ngạc và ấn tượng bởi vẻ đẹp và dũng khí của Evita, cuối cùng lại bị tấm ḷng chân thành và cứng rắn của bà chinh phục.

    Một di sản tinh thần đáng ngưỡng mộ

    Thoáng chốc đă sang năm thứ hai, Perón đắc cử trở thành Tổng thống, Evita nghiễm nhiên đă trở thành đệ nhất phu nhân, khi đó bà chỉ mới 27 tuổi.
    Từ một đứa con riêng của người đàn bà may vá chịu đủ mọi lời giễu cợt, đến vũ nữ lâm vào bước đường ch́m nổi trong chốn phong trần, rồi trở thành đệ nhất phu nhân Argentina, sau 20 năm bà đă thực hiện được lời thề ngày trẻ mà mọi người cho là bồng bột nhảm nhí.

    Sau khi kết hôn không bao lâu, Evita tự cảm thấy bản thân phải hoàn thành những trách nhiệm trọng đại của ḿnh, không dám trễ nại phút nào. Bà vừa mưu cầu phúc lợi cho người dân nghèo, trẻ nhỏ cùng người già, vừa bôn ba theo đuổi quyền b́nh đẳng cho phụ nữ. Bà c̣n thành lập hội ngân sách “đệ nhất phu nhân” và trung tâm cứu trợ những người nghèo khổ, đă giúp đỡ vô số những người dân nghèo khổ.
    Có một lần, chỉ trong thời gian 48 giờ đồng hồ, bà đă liên tục lên bục diễn thuyết 7 lần. Bác sĩ cố gắng khuyên bà hăy chú ư nghỉ ngơi, bà lại tự hào trả lời rằng:
    “Tôi nguyện hiến dâng sinh mệnh của ḿnh cho những người nghèo khổ“.
    Tuy nhiên ông trời đă không có cho bà quá nhiều thời gian, ngày 9/1/1949, Evita đă ngất xỉu ngay trong lúc đang cắt băng khánh thành. Bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư cổ tử cung, cũng tương đương với việc bà đă bị tuyên án tử h́nh.
    Trên giường bệnh, bà vẫn kiên tŕ làm việc. Dưới sự cố gắng của Evita, tất cả phụ nữ Argentina đều được quyền bỏ phiếu bầu cử. Bà ngày càng mệt mỏi đến cực điểm, chỉ có thể dựa vào cái giá làm từ khung kim loại giữ cho thân thể thăng bằng.

    8h 25 phút tối ngày 26/7/1949, bà gọi Perón đến bên cạnh, nói khẽ với ông rằng: “Cả một đời này của em, chỉ những lúc ốm đau mới chảy nước mắt, ‘cô bé c̣i’ không gắng gượng thêm được nữa, em phải đi rồi!“. Năm đó, bà mới 33 tuổi.
    Trong đêm đó, truyền h́nh Argentina nghẹn ngào tuyên bố với người dân cả nước: “Linh hồn của đất nước chúng ta, người lănh đạo tinh thần của dân tộc chúng ta đă qua đời rồi“.
    Hôm diễn ra tang lễ, hơn 700 ngh́n người dân cả nước đă đến thủ đô đưa tiễn bông hồng vĩnh hằng của ḷng họ, có người khóc ngất ngay nơi hiện trường, có người ra sức chen lên phía trước chỉ để trao nụ hôn lên quan tài của bà.
    33 tuổi, cuộc đời của Evita đă kết thúc, nhưng huyền thoại về bà vẫn sẽ luôn sống măi. Trước đêm kỷ niệm tṛn 60 năm ngày mất của bà, tờ tiền giấy kỷ niệm mệnh giá 100 đồng của Argentina đă được phát hành, chân dung in trên mặt của tờ tiền chính là Evita. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên tờ tiền giấy của Argentina.
    “Sở dĩ chúng ta lựa chọn phu nhân của Tổng thống Juan Perón, không phải bởi v́ bà ấy là bậc thánh nhân, cũng không phải bởi bà ấy chưa từng phạm phải sai lầm, mà bởi bà ấy là một người khiêm nhường và bác ái.
    Một người phụ nữ mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng tầng thấp, dù cho bà ấy đă từng sa ngă, nhưng bà ấy vẫn là một thiên thần“.
    Hoa hồng dù có rực rỡ hơn nữa, cũng sẽ có ngày khô héo, nhưng điều khiến Evita sống măi trong ḷng người Argentina chính là những giá trị nhân văn sâu sắc mà một đời bà theo đuổi. Cho đến nay, “Evita” vẫn là cái tên được đông đảo người dân Argentina ưa chuộng nhất khi đặt tên cho con gái của ḿnh.

    Posted by Thoi Chinh Chien at 9:20 PM

  10. #590
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Hành tŕnh của cô gái Hmong tới chiếc huy chương vàng Olympic

    http://sinhhoatdoisong.blogspot.com/...toi-chiec.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/10...mong-t-oi.html

    SATURDAY, JULY 31, 2021
    Hành tŕnh của cô gái Hmong tới chiếc huy chương vàng Olympic


    Trong cuộc thi thể dục dụng cụ tại Olympic 2021, một tài năng mới của Mỹ đă xuất hiện từ cái bóng vĩ đại của Simone Biles.

    Sunisa Lee, 18 tuổi đă gây sự chú ư từ khi cô trở thành người Mỹ gốc Hmong đầu tiên thi đấu cho đội tuyển Mỹ tại Olympic 2021. Và sau đó cô gái này gây sốc một lần nữa, trong một màn tŕnh diễn căng thẳng ở cuộc thi đồng đội tối Thứ Ba, 27 Tháng Bảy, sau khi Biles rút lui v́ lo lắng, Lee đă có một màn tŕnh diễn bùng nổ với năng lượng, sự táo bạo và mạnh mẽ tuyệt vời, đủ để đánh bại Rebeca Andrade, vận động viên người Brazil, người cũng đă hoàn thành xuất sắc phần thi đấu của ḿnh sau khi phẫu thuật tái tạo đầu gối. Do hai lỗi muộn trên sàn, Rebeca đă mất điểm vàng với chỉ 0.135 điểm.

    Rebeca Rodrigues de Andrade is a Brazilian artistic gymnast and two-time Olympian, having represented Brazil at the 2016 and 2020 Olympic Games.

    Vận động viên người Nga, Angelina Melnikova đoạt Huy Chương Đồng.

    Angelina Romanovna Melnikova is a Russian artistic gymnast. At the 2020 Tokyo Olympics, she led the Russian Olympic Committee to gold in the team competition. She previously represented Russia at the 2016 Summer Olympics, winning a silver medal in the team competition.

    Sunisa Lee tạo nên một câu chuyện đáng chú ư đến nỗi người ta cho rằng nó có thể được Hollywood viết thành kịch bản. Một câu chuyện bắt đầu từ rất lâu trước khi Lee được sinh ra, khi CIA tuyển mộ những người Hmong để ngăn chặn cộng sản Bắc Việt Nam xâm nhập Lào nhằm giúp cộng sản Lào lật đổ Chính Phủ Hoàng Gia. Nhưng rồi sau đó nước Lào tự do đă thuộc về tay cộng sản vào năm 1975.
    Cha mẹ của Lee, John Lee và Yeev Thoj, là một trong số hàng ngh́n người tị nạn Hmong đă thực hiện hành tŕnh vượt thoát đến Thái Lan và sau đó là đến Mỹ. Tuy vậy, phần lớn trong số họ không t́m thấy thành công trên miền đất hứa: 60% người Mỹ gốc Hmong có thu nhập thấp và hơn một phần tư sống trong cảnh nghèo đói.
    Hôm kia, nhiều người trong số họ đă tập trung vào một trung tâm cộng đồng ở Oakdale, Minnesota, để xem cô gái vàng của họ giành huy chương Olympic. “Cộng đồng chúng tôi thật tuyệt vời”, Lee giải thích. “Những người đồng hương ấy đă thấy tôi giành huy chương vàng và tôi ước họ có thể ở đây. Thực sự nhà của tôi quá nhỏ để có thể đón tiếp họ, v́ vậy họ đă đến một trung tâm cộng đồng và cùng nhau xem tôi thi đấu”.

    Cú tiếp đất của Sunisa Lee – Chụp màn h́nh nbcolympics.com

    Nhưng những lời nói của Lee nhuốm màu buồn bă, v́ cô thừa nhận mọi thứ không hề dễ dàng đối với nhiều bạn bè và gia đ́nh của cô. “Cộng đồng người Hmong là những người ủng hộ tôi nhiều nhất từ trước đến nay. Tôi cảm thấy buồn cùng họ v́ nhiều người đă không đạt được mục tiêu trong cuộc sống”, cô nói thêm, “Nhưng tôi muốn mọi người biết rằng không bao giờ biết điều ǵ sẽ xảy ra cuối cùng. V́ vậy, đừng từ bỏ ước mơ của ḿnh”.

    Lee chắc chắn không từ bỏ ước mơ của cô, dù đă phải trải qua rất nhiều cuộc chia tay tồi tệ cùng những nỗi đau tinh thần. Chẳng hạn, năm 2019 cha của cô bị liệt từ ngực trở xuống sau cú ngă từ một bậc thang và năm ngoái, cô đă mất người d́ và chú ruột của ḿnh v́ Covid.
    Lee cho biết, những nỗi buồn vô hạn mà cô phải gánh chịu đă khiến cô trở nên mạnh mẽ hơn, cô luôn chiến đấu chống tại những suy nghĩ tiêu cực. Cô không thể quên lời cha cô viết cho cô trước trận chung kết Olympic bằng một tin nhắn đơn giản. “Bố tôi chỉ nói với tôi rằng hăy làm những ǵ tôi thường làm, và làm hết sức ḿnh. Ông không đ̣i hỏi ǵ hơn, v́ trong trái tim ông, tôi đă là một người chiến thắng”, Lee thổ lộ.

    Chính người cha đă vô t́nh dẫn dắt con gái ḿnh vào con đường đưa đến chiếc huy chương vàng Olympic hôm nay. Khi mới sáu tuổi, Lee luôn thích nhảy nhót lên giường và hay nhờ bố giúp khi cô làm các động tác lộn ngược. Cuối cùng, mẹ cô đă nhượng bộ và chấp nhận cho đứa con gái nhỏ tham gia một câu lạc bộ thể dục dụng cụ tại địa phương. Hành tŕnh đam mê của Lee bắt đầu từ đó.
    Mặc dù vậy, một năm trước, cô đă có ư nghĩ bỏ nghề sau khi bị tai nạn găy xương bàn chân trong thời gian đại dịch. “Nó thật tệ, tôi tưởng như ḿnh sẽ không bao giờ có thể tham dự Thế Vận Hội nữa”. Nhưng chấn thương của cô đă lành lại đúng lúc để Lee có thể lấy một tấm vé lên đường sang Tokyo.
    Sẽ rất dễ dàng cho Biles- cái tên nổi bật trong làng thể dục dụng cụ thế giới- nếu cô không có mặt ở trận chung kết toàn năng. Không ai có thể không để tâm sau khi cô ấy thổ lộ như vậy về cuộc chiến đấu với t́nh trạng sức khỏe tâm thần của ḿnh. Thay v́ th́ đấu, cô đă quyết định ngồi ở hàng ghế đầu trên khán đài. Và chỉ trong một đêm, cô đă trở thành một khán giả hâm mộ đỉnh nhất với sàn đấu thể dục dụng cụ thế giới.

    Vận động viên thể dục dụng cụ Sunisa Lee – 2020 – Chụp màn h́nh NBC News

    Biles có một thói quen không thay đổi. Bất cứ khi nào một vận động viên thực hiện một động tác nguy hiểm trên xà kép, Biles sẽ đưa hai tay lên mặt và lo lắng nh́n qua kẽ các ngón tay. Cô không cần biết họ đến từ quốc gia nào. Phản ứng của Biles là giống nhau đối với các vận động viên thể dục dụng cụ của Nga, Brazil và Mỹ. Luôn luôn, Biles là người có giọng nói lớn nhất trong Trung tâm Thể dục Ariake khi cô ấy hét lên lời động viên và vỗ tay không ngớt sau mỗi lần vận động viên đáp xuống an toàn.

    Trung tâm Thể dục Ariake

    Lee sau đó chia sẻ: “Biles có rất nhiều ư nghĩa đối với tôi khi cô ấy ở đây cổ vũ cho tôi. Chỉ cần có mặt cô ấy ở đấu trường, v́ cô ấy là nguồn cảm hứng bất tận cho tôi, và là người tôi mong đợi”.
    Angelina Melnikova vận động viên đoạt huy chương đồng cũng bày tỏ t́nh cảm tương tự, “Vâng, tất nhiên là tôi đă nghe thấy tiếng cổ vũ của cô ấy, thật tuyệt vời”.
    Vào Thứ Năm, Biles đă gửi một thông điệp cảm ơn trên mạng xă hội v́ những t́nh cảm đó. Cô nói: “T́nh yêu và sự hỗ trợ mà tôi nhận được đă khiến tôi nhận ra ḿnh c̣n có ích hơn cả những thành tích thể dục dụng cụ, điều mà trước đây tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ tới.” Vẫn có khả năng Biles sẽ trở lại cuộc đấu khi mà Biles đă đủ điều kiện cho trận chung kết diễn ra vào tuần tới.
    Nhưng đêm này đă thuộc về Lee, một ngôi sao mới của Hoa Kỳ đă giành Huy Chương Vàng trong cuộc thi cá nhân toàn năng – mặc dù đây không phải là cuộc thi mà tất cả người xem mong đợi nhất khi Thế Vận Hội này bắt đầu.

    Lee có thể sẽ trở thành gương mặt đại diện cho môn thể dục dụng cụ nữ ở Mỹ. Cô có kế hoạch theo học đại học vào mùa Thu, sau quyết định của National Collegiate Athletic Association (NCAA) vào Tháng Bảy, cho phép các vận động viên hưởng lợi từ tên tuổi, h́nh ảnh và sự quư mến của mọi người dành cho họ. Lee sẽ không phải đưa ra lựa chọn khó khăn mà những người tiền nhiệm của cô đă trải qua: Bỏ học đại học để tận dụng cơ hội luyện tập và thi đấu.
    Sau Olympic, Lee sẽ về quê nhà, ăn mừng cùng gia đ́nh và dọn hành lư đến Auburn, trường đại học mà cô lựa chọn.
    “Tôi có lẽ sẽ nghỉ tập thể dục vài tuần, và sau đó vào đại học,” cô nói với các phóng viên hôm 30 Tháng Bảy tại Tokyo. “Vào đại học, đó là cách ăn mừng của tôi”.
    (Nguồn: theguardian.com)

    Phụ Lục:
    The BEST of Simone Biles 🇺🇸 at the Olympics

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •