Page 17 of 78 FirstFirst ... 71314151617181920212767 ... LastLast
Results 161 to 170 of 775

Thread: Lượm lặt đó đây

  1. #161
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Phóng viên mất tích bí ẩn

    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...1-buc-anh.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...t-tich-bi.html
    Bài có tới 24 hình. Xin coi từ đường dẫn trên

    Sunday, December 16, 2018
    Phóng viên mất tích bí ẩn, để lại 21 bức ảnh về xă hội Trung Quốc khiến nhiều người chết lặng


    Các tác phẩm của ông phơi bày những góc khuất xă hội mà đôi khi chính quyền không muốn hoặc né tránh nhắc đến.
    Lu Guang là một phóng viên ảnh nổi tiếng Trung Quốc, các tác phẩm của ông phơi bày những góc khuất của xă hội mà đôi khi chính quyền không muốn hoặc né tránh nhắc đến như: vấn nạn nghiện ngập, hiện trạng của căn bệnh lây nhiễm HIV tại một số nơi, vấn đề môi trường…

    Năm 2004, Lu Guang đạt được giải thưởng cao nhất trong cuộc thi World Press Photo với bộ ảnh Những Ngôi Làng AIDS, dân số nơi này khoảng 3.000 người nhưng có đến 678 trường hợp bị nhiễm HIV sau khi bán máu, sau đó 200 người đă chết v́ căn bệnh thế kỉ.



    Gần đây, vị phóng viên ảnh này trở thành tâm điểm v́ bỗng mất tích bí ẩn. Bà Xu Xiaoli – vợ của ông cho biết đă mất liên lạc với chồng từ ngày 3 tháng 11.

    Ngày 23 tháng 10, Lu Guang có chuyến bay đến Urumqi – thủ phủ khu tự trị Tân Cương để dự vài sự kiện nhiếp ảnh. Tiếp theo, ông di chuyển tới tỉnh Tứ Xuyên tham gia một chương tŕnh từ thiện với người bạn họ Chen. Nhưng ông Chen không thể liên hệ được với Lu Guang.

    Xu Xiaoli cũng không biết tung tích của chồng và chuyện ǵ đang xảy ra. Bà gọi điện cho vợ của người đàn ông từng mời Lu Guang đến Urumpi và biết được cả Lu lẫn vị chủ nhà kia đều bị “đưa đi” bởi lực lượng an ninh quốc gia. Xu Xiaolin đăng lên Twitter: “Tôi liên hệ nhiều lần với văn pḥng cảnh sát Tân Cương nhưng vẫn không nhận được câu trả lời rơ ràng”.

    Khu tự trị Tân Cương là điểm nóng chính trị tại Trung Quốc, luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột sắc tộc và nhiều vấn đề nhạy cảm khác.


    Không rơ chuyện ǵ đă xảy ra và tung tích của vị phóng viên ảnh này ra sao. Trong lúc chờ đợi tin tức liên quan, xin giới thiệu 21 bức ảnh nói lên thực trạng tại một số nơi của Trung Quốc do Lu Guang ghi nhận được.
    Một công nhân làm việc tại thành phố Ô Hải (khu tự trị Nội Mông). Ảnh được chụp vào ngày 10/4/2005.
    https://i.postimg.cc/x1wjMqsT/Phong-Vien.jpg

    Không khí ô nhiễm từ ngành công nghiệp khai thác than, vôi đe dọa dân địa phương.


    Cậu bé 11 tuổi tên Xu Li ở Hotsou mắc bệnh ung thư xương.


    Gương mặt lấm lem của một cậu bé sinh sống trong khu công nghiệp.


    Ngày 16/7/2010, đường ống dẫn dầu Newport Wharf của vịnh Đại Liên phát nổ, nhiều dầu tràn ra biển. Nhiều tàu đánh cá được phân công xử lư dầu tràn, mức độ ô nhiễm nhiều gấp 8.150 lần giới hạn cho phép.


    Bé trai đáng thương bên mộ của cha mẹ vừa mới mất.


    Người bà quỳ gối ôm cháu trai bị bệnh nặng khẩn cầu trời cao phù hộ cho cậu bé tai qua nạn khỏi.


    Những đứa trẻ mồ côi bị tàn tật.


    Những trẻ em bại năo đang ăn sữa bột rải trên giường.
    https://i.postimg.cc/xj4wchp9/Phong-Vien-10.jpg

    Đền Laseng (Mông Cổ) có lịch sử hơn 200 năm tuổi, bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các nhà máy xung quanh, v́ vậy gần đây rất ít người hành hương đến đó.
    https://i.postimg.cc/fRxpqLzb/Phong-Vien-11.jpg

    Nhiều nhà máy đă được chuyển từ phía đông của đất nước sang các vùng trung tâm và phía tây. Nhân viên làm việc trong điều kiện khói bụi mù mịt.
    https://i.postimg.cc/7hFtmvj7/Phong-Vien-12.jpg

    Nhà máy thép Baotou đổ nước thải chế biến khoáng sản ra ngoài đập.
    https://i.postimg.cc/cLS0LP6r/Phong-Vien-13.jpg

    Người đàn ông lấy tay che mặt v́ mùi hôi bốc lên xung quanh.
    https://i.postimg.cc/hGCBMjsd/Phong-Vien-14.jpg

    Khu công nghiệp hóa chất của cảng Yanwei ở thành phố Lianyungang đổ nước thải ra biển.
    https://i.postimg.cc/W3CPLHQp/Phong-Vien-15.jpg

    Trong làng sản xuất quần jean ở thị trấn Xintang (Quảng Đông) công nhân lấy đá để nghiền vải denim mỗi sáng.
    https://i.postimg.cc/G3TCJby4/Phong-Vien-22.jpg

    Đàn ḅ trên vùng đất đă bị đào xới do khai thác công nghiệp.
    [url]https://i.postimg.cc/sftSz4PX/Phong-Vien-16.jpg[url]

    Người vợ đau đớn bên người chồng sắp chết.
    https://i.postimg.cc/mg6Tx8Mp/Phong-Vien-17.jpg

    Cô Qi Guihua đang được chồng bế. Cô bị bệnh khi từ Bắc Kinh trở về làng để ăn mừng lễ hội mùa xuân. Người phụ nữ qua đời hai giờ sau khi bức ảnh này được chụp.
    https://i.postimg.cc/1tvHMnbF/Phong-Vien-18.jpg

    Các gia đ́nh như thế này đă bán hầu hết mọi thứ có giá trị trong nhà để trang trải cho các chi phí y tế.
    https://i.postimg.cc/rw2S1Nzb/Phong-Vien-19.jpg


    Một cô gái trẻ làm ấm tay vào mùa đông. Gương mặt thiếu nữ vẫn c̣n nét trẻ con nhưng đôi tay th́ không c̣n mềm mại như trước v́ phải lao động nặng nhọc. Cha cô bị nhiễm HIV nhưng vẫn làm việc kiếm tiền lo lắng cho cha mẹ già và năm đứa con.
    https://i.postimg.cc/9fKTfP3J/Phong-Vien-20.jpg


    Hai bé gái chuẩn bị đám tang cho người anh trai đă chết v́ bệnh AIDS.
    https://i.postimg.cc/BQmj65HH/Phong-Vien-21.jpg

    Nguồn bài: boredpanda
    https://www.boredpanda.com/seen-blac...mpaign=organic
    Toan Trinh chuyen
    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 8:05 PM

  2. #162
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thương hoài Mekong - Kỳ (1/3): Kư ức mùa nước nổi miền Tây

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/thuong...tay-36865.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...y-uc-m-ua.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên


    Miền Tây sông nước trong kư ức tuổi thơ tôi. (Ảnh: Shutterstock)
    Thương hoài Mekong - Kỳ 1: Kư ức mùa nước nổi miền Tây
    Nguyên Phong • 06:30, 13/05/20 • 1141 lượt xem

    Đôi điều về trang nhà "Tân Đường Nhân": https://www.ntdvn.com/about.html
    (Về chúng tôi
    Tân Đường Nhân (NTD - New Tang Dynasty) được thành lập vào năm 2001, là kênh truyền thông toàn cầu thuộc tập đoàn truyền thông đa ngôn ngữ (EMG) có trụ sở tại New York. Từ khi ra đời, Tân Đường Nhân luôn nằm trong số 10 kênh truyền thông hàng đầu thế giới. Tân Đường Nhân Việt Nam hiện là kênh truyền thông ngôn ngữ tiếng Việt duy nhất được tập đoàn EMG uỷ quyền xuất bản.
    Tầm nh́n
    Với 22 ngôn ngữ, bằng những bài báo chất lượng thể hiện sự chính trực, phẩm hạnh, Tân Đường Nhân hướng tới mục tiêu nâng cao hiểu biết xă hội cũng như khôi phục, ǵn giữ các giá trị văn hoá truyền thống và đạo đức cốt lơi.
    Sứ mệnh
    Tân Đường Nhân tin tưởng một thế giới toàn vẹn phải dựa trên truyền thông chính xác và trung thực. Đó là lư do chúng tôi cống hiến hết ḿnh để cung cấp sự thật và làm sáng tỏ những vấn đề xă hội quan trọng. Không đại diện cho các nhóm lợi ích, chúng tôi đưa ra thông tin khách quan, cung cấp một bức tranh toàn cảnh, thể hiện trách nhiệm của chúng tôi đối với xă hội.)

    (Theo như quảng cáo trên, họ có tới 22 trang khác nhau. Báo này đối lập vởi nhà cầm quyền đương thời, nên họ mới vạch trần những thủ đoạn của ĐCS tàu.
    Tuy vậy, truyền thống cố hữu vẫn còn, nên họ tự xưng là Trung Quốc.
    Bị dị ứng với TQ: nước ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa.)


    Từ hàng vạn năm nay miệt mài không ngừng nghỉ, nó đă mang biết bao nhiêu phù sa từ cao nguyên Tây Tạng, từ đất Trung Hoa, cả những chất màu mỡ trên đường nó đi qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambot để xuống đến đây. Chính nó đă lấn biển, thêm rừng, bồi đắp nên đồng bằng xứ Nam Việt, nơi chúng ta đang đặt chân lên và gửi gắm cho nó cả cuộc sống
    Xa quê đă hàng chục năm trời, tôi chưa có dịp quay lại mảnh đất miền Tây yêu dấu, nhưng trong ḷng tôi luôn khắc khoải một nỗi nhớ quê hương. Đêm qua, tôi lại mơ thấy ḿnh được ngồi xuồng cùng ba, lênh đênh giữa cảnh trời nước liền nhau của miền Tây mùa nước nổi, giống như một ngày tháng 9 những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, lúc tôi lên 12, khi nước lũ về khiến làng quê bồng bềnh trong biển nước; những cánh đồng, những lũng cạn từ từ biến thành trắng xóa mênh mông.
    Là người gốc Bắc, làm giáo sư ở một Viện đại học, nhưng ba đă rời Sài G̣n từ hơn nửa thế kỷ trước để về sống ở miền Tây, lúc đầu là ở mảnh đất Đồng Tháp. Người lấy má tôi là một cô thôn nữ địa phương xinh xắn đảm đang. Rồi anh em chúng tôi ra đời trong lúc ba má cứ đi lại dọc ngang trên sông nước miền Tây, vừa để mưu sinh, vừa để thỏa măn cái thú “xê dịch” mà chính ba tôi - một trí thức yêu tự do, yêu thiên nhiên và những tâm hồn thuần hậu chân chất – đă truyền cho cả gia đ́nh. Cũng có khi chúng tôi dừng lại một thời gian ở một nơi nào đó bên bờ nước, dựng một ngôi nhà tạm vách đất, mái lợp cỏ bàng, cỏ lát, hoặc một ngôi nhà sàn bằng gỗ cây chàm, lợp lá dừa nước. Ở chán rồi lại đi. Miền Tây đủ rộng cho thú ngao du của chúng tôi. Có thể nói, chúng tôi đă sớm coi nơi đây như quê nhà.

    Chúng tôi dừng lại một thời gian ở một nơi nào đó bên bờ nước, dựng một ngôi nhà tạm vách đất, mái lợp cỏ bàng, cỏ lát... (Ảnh: Shuttersstock)
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Những ngôi nhà sàn sơn màu xanh đỏ hắt bóng xuống ḍng nước đục nhờ nhờ thật vui mắt. Lúc này, nước chỉ cách mặt sàn chừng đôi ba chục phân. Xung quanh xóm nhà lá, bên những gốc dừa, có những ông lăo ngồi trên xuồng tam bản buông câu lơ đăng như một thú vui chứ chẳng phải v́ cá, bởi cá lội dưới sàn nhiều không đếm xuể, lũ trẻ chỉ cần phóng đinh ba xuống nước là trúng cá, các bà ngồi rửa chén cũng có thể tiện tay chém được những con cá lóc lớn.
    - Ủa, giáo sư lại ra đồng hén?
    Một ngư ông da bánh mật, mặt mũi nhăn nheo, cười hồn hậu hỏi ba.
    - Chết nỗi, cụ cứ gọi tôi là Hai Hành thôi. Vâng, cha con tôi ra đồng.
    - Nếu giáo sư ra đồng kiếm cá th́ khỏi, giáo sư sang tui mà lựa tẹt ga, cá bự chà bá, cỡ nào cũng có hết á. Mấy hổm rày, tui bắt được lắm à nhen.
    - Tạ ơn cụ. Cha con tôi đi việc khác. Cụ ngồi câu vui vẻ nhé.
    Có một vài người địa phương biết ba tôi đă từng làm giáo sư đại học, vậy nên bà con vẫn gọi ba tôi là giáo sư. Những người dân quê chân chất chưa từng biết chữ nhưng lại rất trọng những người có học vấn và đạo đức. Tuy vậy, ba tôi là người giản dị, chẳng bao giờ lên mặt với ai, ba rất yêu quư và sống chan ḥa với những tâm hồn thuần hậu nơi đây.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Được cái, nước lụt ở đây lên từ từ, mỗi ngày chừng đôi ba chục phân là nhiều. (Ảnh: Shutterstock)
    - Sao vậy hả ba? Tôi hỏi
    - Chính là nhờ Biển Hồ Tonle Sap ở Cambot (2) và hai cánh đồng lớn: Đồng Tháp và Cà Mau đóng vai tṛ làm túi chứa nước. Rồi c̣n nữa, nước mưa trên thượng nguồn của ḍng Mekong được rừng giữ lại bớt nên lũ về không ồ ạt. Trước khi nước nổi lại có những báo hiệu trước, ví như nước chuyển màu đỏ đục, gọi là “nước quay”, hoặc khi thấy có những mảng lục b́nh hay rau muống từ trên những cánh đồng ở Cambot trôi xuống đây mà người ta có thể chuẩn bị trước.
    Trước mắt tôi là một mảng lục b́nh đang dập dềnh dưới chân một cụm dừa nước lớn, những cây dừa nước với tán lá xanh ngắt cao đến 9m đu đưa trong gió. Người dân nơi đây dùng lá dừa nước để lợp nhà; cơm dừa là món giải khát ngọt nhẹ, mềm dẻo, bùi bùi, thanh thanh. Dưới chân đám dừa nước là cả một thế giới thủy sản phong phú.
    - Vậy th́ đây là nước của ḍng Mekong phải không ba? Mekong là sông ǵ ạ?
    - Đúng vậy con ạ. Mekong là con sông lớn của thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng ở Tây Tạng, nơi quanh năm tuyết phủ, nó chảy băng qua những dăy núi trùng điệp của Trung Hoa, nơi nó được gọi là Lan Thương Giang và hạ phần lớn độ cao cũng như trải một nửa độ dài trên mảnh đất ấy. Rồi nó xuyên qua đất Miến Điện trong những khu rừng rậm rạp; mở ra rộng mênh mang đến vài cây số trên đất Luang Prabang của xứ Vạn Tượng – Lào; tạo thành biên giới tự nhiên của Lào và Thái Lan, nơi xuất phát cái tên Mekong của nó; rồi nó đổ sầm sập từ trên cao 18 thước ở thác Khone, gần biên giới Cambot và nghỉ ngơi trên Biển Hồ Tonle Sap của xứ Chùa Tháp trước khi len lỏi trong những vườn trái cây và trên những đồng nước này của miền Tây. Ở Việt Nam ta, nó mang một cái tên khác:
    Cửu Long Giang, với những phân lưu là Tiền Giang (sông Tiền) và Hậu Giang (sông Hậu).

    Rồi nó len lỏi trong những vườn trái cây và trên những đồng nước này của miền Tây. (Ảnh: Shutterstock)

    - Con vẫn chưa hiểu ngoài việc đem nước về th́ Mekong có ư nghĩa ǵ đối với cuộc sống của chúng ta?
    Ba tôi trầm ngâm một lúc, rồi người chỉ tay xuống ḍng nước bảo:
    - Con hăy trông ḍng nước đục này, mỗi giây con sông Cửu Long đem tới 6000 mét khối nước vào mùa khô, c̣n mùa mưa là gấp đôi con số đó. Trong mỗi mét khối nước có chừng nửa kư phù sa. Từ hàng vạn năm nay miệt mài không ngừng nghỉ, nó đă mang biết bao nhiêu phù sa từ cao nguyên Tây Tạng, từ đất Trung Hoa, cả những chất màu mỡ trên đường nó đi qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambot để xuống đến đây. Chính nó đă lấn biển, thêm rừng, bồi đắp nên đồng bằng xứ Nam Việt, nơi chúng ta đang đặt chân lên và gửi gắm cho nó cả cuộc sống. Phù sa và nước đă tạo nên cả một thế giới trù phú này. Vậy con nói xem Mekong có ư nghĩa ǵ với chúng ta không?
    Như để chứng minh lời ba nói, hàng đàn cá lớn đi mừng nước mới làm đen cả vùng nước bên dưới xuồng tam bản. Những con cá lóc, cá trê, cá tra… to như bắp vế người lớn nhiều vô số kể. Xuồng chúng tôi bơi ngang qua những giồng cao giữa đồng, trên đó đậu cơ man nào là c̣, là trích (3); cả rùa, rắn, cua đinh (baba)… cũng ḅ lên giồng. Trên trời rộn ră tiếng chim, dưới nước lao xao tiếng cá quẫy. Tôi lại nhớ câu thơ của Tế Hanh mà thi thoảng ba vẫn đọc tôi nghe: “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu. Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy”.
    - Ba, con muốn tấp vào giồng kiếm ít trứng chim.
    Ba cười rạng rỡ lộ hàm răng trắng lóa đều tăm tắp, cặp mắt sáng thông minh ánh lên niềm vui.
    - Được, lúc về ba sẽ đưa con lên đó nhặt ít trứng chim và bắt rùa, cua đinh về đổi món. Ở đây, ta đâu có lo đói. Người miền Nam nói chung, miền Tây nói riêng chẳng bao giờ lo đói rét. Thọc tay xuống nước có cá, ra đồng có chim trời, rau dại mọc khắp nơi, nhiều loại rau ăn được: từ bông điên điển, bông súng, củ sen, hạt sen đến đọt xoài, bằng lăng… nhiều vô số kể. C̣n hoa trái ư? Lên vườn là đủ loại hoa thơm trái ngọt trĩu cành: xoài, cam, chôm chôm, măng cụt, măng cầu, sầu riêng, sapoche (hồng xiêm), thơm (dứa)...
    C̣n lúa gạo? chẳng phải gieo cấy vất vả, chỉ cần gieo sạ là có lúa ăn. Con xem chẳng phải ông Trời biệt đăi dân Nam chúng ta là ǵ, thông qua nước và phù sa của sông Mekong đấy.

    Thọc tay xuống nước có cá, ra đồng có chim trời, rau dại mọc khắp nơi, nhiều loại rau ăn được: từ bông điên điển, bông súng, củ sen, hạt sen đến đọt xoài, bằng lăng… nhiều vô số kể. (Ảnh: Shutterstock)

    - Con trông ḱa, ba sẽ cho con thấy.
    Ba tấp xuồng vào gần một vùng thực vật trông vừa giống lúa, vừa giống cỏ. Thân cây dài, phần nhô lên khỏi mặt nước cũng đến 2 mét.
    - Đây gọi là lúa ma, cũng gọi là lúa Trời, một đặc trưng của đất Đồng Tháp. Nó là lúa dại, tự mọc, thân dài, hạt nhỏ, vỏ đỏ, vị đậm đà, nấu lâu chín hơn lúa thường. Lúa chín vào khoảng tháng 11 và chín vào ban đêm. Khi khai thác th́ dùng hai cây sào đập vào bông lúa và hứng mền ở dưới. Con xem, không mất công trồng mà có cái ăn, chẳng phải của Trời cho là ǵ. Cũng như Trời đă cho người dân miền Tây chim trời, cá nước, rau tươi, hoa trái trĩu cành… con người ngày nay không cần quá vất vả, chỉ cần để cho thiên nhiên được yên, đừng can thiệp thô bạo vào nó là sẽ sống khỏe.
    - Vậy người miền Tây sung sướng quá phải không ba?
    Ba bỗng trở nên ngậm ngùi, đôi mắt nh́n xa xăm như nhớ về quá khứ.
    - Nhưng chẳng bỗng dưng mà có được mảnh đất ph́ nhiêu màu mỡ này đâu con. Đó là công sức của bao nhiêu thế hệ người Việt, mồ hôi, nước mắt và cả máu của họ đă đổ xuống suốt dọc chặng đường mở đất đó.
    - Ba kể cho con đi ba.
    - Đi lại khó khăn, ít đường đất, lắm śnh lầy. Giữa đồng nước, nắng chiếu trên cao xuống, hơi śnh lầy dưới nước bốc lên, cỏ, sậy lại mọc cao quá đầu người nên gió không lọt vào đồng, nóng như hầm và sinh ra nhiều chướng khí. Lá cỏ lắm khi sắc như dao cứa đứt chân tay, lội đ́a cũng dễ thụt lún chết người. Đó là cái nguy hiểm của địa h́nh cây cỏ. Dưới nước đỉa nhiều, mỗi con to như ngón cái; trên bờ bụi muỗi đông như cỏ, đặc như mây; rắn to rắn nhỏ nhiều vô kể; dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua … thiên nhiên nơi đây đă từng cực kỳ nguy hiểm, con người mất mạng cho nó không phải là ít. Mà nào chỉ có thế.

    Rắn to rắn nhỏ nhiều vô kể; dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua … thiên nhiên nơi đây đă từng cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh: Shutterstock)

    - Thế c̣n chưa đủ sao ba? Con nghe đă rùng ḿnh ba à.
    Ba tôi nh́n những thân lúa dập dờn theo ngọn gió, giọng người vừa có chút thương cảm, lại rất đỗi tự hào:
    Rừng thiêng nước độc dù hiểm trở vẫn không gây tai hại cho những người mở đất bằng nhân họa. Kể từ khi các chúa Nguyễn cùng những lưu dân khai khẩn đất này, họ đă phải tốn bao xương máu để b́nh định các thế lực địa phương: người Miên, người Chân Lạp. Kẻ địch mạnh nhất trong khu vực này là người Xiêm, những người luôn thèm khát vùng châu thổ màu mỡ và sẵn sàng tràn xuống theo lối Biển Hồ. Chỉ chừng 90 năm từ 1690 đến 1780 mà những người mở đất theo chúa Nguyễn đă chiếm cứ hết cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, mở ra cho Việt Nam một cuộc đất rộng lớn hơn mấy trăm năm trước cộng lại. Đất rộng, dân thưa mà ư thức cộng đồng làng xă chưa h́nh thành và phát triển vững mạnh như phần Bắc và Trung kỳ vốn có thời gian ổn định lâu hơn. V́ vậy, hết Xiêm La và sau này là Pháp quốc, họ đều chọn đánh vào vùng đất khó pḥng thủ dễ tấn công này. Con nhớ bài học lịch sử không? Nam Kỳ lục tỉnh bị Pháp tấn công hai lần, lần đầu vào 1860 và những năm kế tiếp, lần sau là 1945… vậy đấy, bao nhiêu xương máu của con người nơi đây mới giữ được vùng châu thổ ph́ nhiêu này cho con cháu chúng ta thụ hưởng.
    Một đàn cá đen nhảy rào rào trên mặt nước, thân đụng cồm cộp vào chiếc tam bản. Mắt ba sáng lên, người sang sảng đọc hai câu ca dao:
    “Bao phen quạ nói với diều
    Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”
    Con có biết cù lao ông Chưởng giàu có đó ở đâu không? là ở An Giang đấy, nơi rạch Ông Chưởng nối sông Tiền và sông Hậu. C̣n ông Chưởng là danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh, một trong những người có công lớn nhất trong việc khai phá miền Nam từ thế hệ các chúa Nguyễn đầu tiên. Ngoài ông ấy, c̣n biết bao những danh nhân khác mà cuộc đời đă hiến dâng cho mảnh đất này. Từ những văn thần vơ tướng người Bắc kẻ Nam như Nguyễn Cư Trinh, Thoại Ngọc Hầu, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tri Phương… đến cả những người Trung Hoa tị nạn như cha con Mạc Cửu, đều có công khai phá, đánh dẹp; lại có những người con của miền Tây sẵn sàng chết trong cuộc chiến với người Pháp để giữ lấy vùng đất yêu dấu như là Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân, Trương Định, Nguyễn Trung Trực… con ơi, cứ nhắc đến những cái tên ấy là ḷng ba lại trào dâng niềm xúc động và biết ơn.

    C̣n ông Chưởng là danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh, một trong những người có công lớn nhất trong việc khai phá miền Nam từ thế hệ các chúa Nguyễn đầu tiên. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Tôi kéo ba ra khỏi phút trầm ngâm xúc động bằng cách tuốt một cọng lúa ma.
    - Ồ hết sảy ba ơi, sao thân lúa dài thế ba nhỉ.
    - Nó ngoi lên mặt nước lụt mà. Nước cao đến đâu nó cũng không bị ngập, nó cũng giống người dân miền Tây đấy con: dân dă, tự nhiên, chân thật, rộng răi và kiên cường.
    Vừa lúc đó, một âm thanh từ ngoài xa vẳng đến:
    Ḥ ơ ơ ớ ớ… “Ngó qua sông Tiền thấy mênh mông sông nước. Ḍm về Thường Phước thấy sóng bủa lao xao. Thấy cặp cá đao nó nhào vô lưới. Ôi biết chừng nào anh cưới được em?”.
    - Cụ Năm Ḥ đó con. Ba tôi khẽ cười. Ta ra thăm cụ chút.
    Giữa cánh đồng nước, một chiếc xuồng tam bản lớn đang trôi dập dềnh. Một lăo ngư phủ tráng kiện tay quăng mẻ lưới xuống mặt nước lấp lánh ánh vàng, miệng ḥ, giọng ḥ cao vút, ngọt ngào theo gió lan tỏa vào không gian, vang vang trên mặt nước. Chẳng ai ngờ nó là của một ông lăo đă ngoài sáu mươi.

    Một lăo ngư phủ tráng kiện tay quăng mẻ lưới xuống mặt nước lấp lánh ánh vàng, miệng ḥ, giọng ḥ cao vút. (Ảnh: Shutterstock)

    Chúng tôi đă đến sát thuyền của cụ Năm Ḥ.
    - Chào cụ Năm, cụ ḥ hay quá.
    Tôi cũng khoanh tay chào cụ. Cụ Năm Ḥ chào lại:
    - Dạ, tui chào cha con giáo sư. Giáo sư quá khen.
    - Cụ đang bắt cá ǵ đó?
    - Tui quăng lưới cho zui thôi giáo sư. Mấy hổm rầy tui kéo được đủ rồi. Cha chả, cá linh nhiều quá trời giáo sư ơi. Tui ăn đến mát trời ông Địa, làm mắm không hết. Hổm bữa kéo nhiều quá sợ rách lưới tui lại phải thả xuống. Giáo sư cầm tạm chục kư này về nấu với bông điên điển cho sấp nhỏ ăn.
    Những bụi điên điển mọc ở nơi trước kia là bờ ruộng, nay cũng ch́m trong nước, lá điên điển xanh um nhưng hoa nở vàng ruộm, tô điểm chút màu sắc tươi sáng cho vùng châu thổ mùa mưa lụt. Tôi bảo đi hái nhưng ba ngăn lại nói: “không ai hái bông điên điển lúc sáng, khi nụ hoa đă nở, ong đến bướm đi, bông không c̣n mật ngọt, độ bùi thơm nữa. Phải hái vào buổi chạng vạng tối, lúc bông vừa hé nhụy. Khi hái nhớ nâng niu, tuốt nhẹ, để dập cánh mất ngon”.

    “Không ai hái bông điên điển lúc sáng, khi nụ hoa đă nở, ong đến bướm đi, bông không c̣n mật ngọt, độ bùi thơm nữa..." (Ảnh: Shutterstock)

    Ba cảm ơn cụ Năm Ḥ và xách mớ cá về xuồng. Ba bảo: “người nơi đây thực ḷng lắm, con không nhận là họ giận đấy”. Rồi ba con tôi bơi xuồng đi tiếp.
    Trời đang nắng, bỗng chốc mây đen kéo đến rồi mưa lớn rơi xuống thật nhanh, người nơi đây gọi là “mưa đồng”. Ba dựng mái tam bản lên che mưa. Dưới nước, trâu nối đuôi nhau bơi thành đoàn. Ba bảo: “giờ là mùa len trâu đó con”, những con trâu băng đồng t́m cỏ và chỗ đất cao để tránh nước.
    Mưa rơi trắng đồng, sóng gió nổi lên khiến người ta liên tưởng tới khung cảnh hàng ngh́n năm trước, lúc nơi đây c̣n là biển cả. Nhưng mưa càng lớn, nước lên càng mạnh th́ tôm cá lại về càng nhiều.
    Ba tôi nh́n về phía chân trời, vẻ tư lự buồn, người đọc câu thơ trong bài “Qua sông” của Tô Thùy Yên:
    “Mùa mưa như một trận mưa liền
    Châu thổ mang mang trời nước sát
    Hồn chừng hiu hắt nỗi không tên…”

    Không khí thơm phức mùi sen, gió hây hẩy thổi khiến cánh hoa rung rinh, càng đưa hương sen đi xa bát ngát. (Ảnh: Shutterstock)

    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Bỗng tôi giật ḿnh tỉnh giấc. Té ra chỉ là một giấc chiêm bao. Tôi thấy ḷng ḿnh như thắt lại. Ba đă mất vài năm trước ở thành phố. Mùa nước nổi giờ cũng không c̣n nữa.
    Và Mekong cũng đang hấp hối.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Nguyên Phong

  3. #163
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thương hoài Mekong - Kỳ (2/3): Nước mắt vùng châu thổ

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/thuong...tho-38177.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...uoc-mat-v.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Xây một con đập chẳng khác nào bóp kẹp một động mạch trên cơ thể. Nếu máu không lưu thông, hẳn nhiên cơ thể bị tổn thương. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Thương hoài Mekong - Kỳ 2: Nước mắt vùng châu thổ
    Nguyên Vũ • 06:30, 19/05/20 • 5378 lượt xem

    Có nghĩa là nếu “sữa mẹ Mekong” không về th́ biển sẽ lấy lại những ǵ đă từng thuộc về nó. Khi miền Tây mất mùa nước nổi, nước biển sẽ xâm nhập ruộng đồng theo con nước thủy triều, gây nên nhiễm mặn cho đất và nước. Đất mặn th́ cây khô, cây khô th́ dân khổ. Môi sinh bị tàn phá, động thực vật tàn lụi, con người sẽ sống ra sao khi đồng khô cỏ cháy?
    Ở Kỳ 1, chúng ta đă theo ḍng kư ức của một người miền Tây đứng tuổi trở về với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước với hồi tưởng về trang sử hào hùng của những người con nước Việt đi mở đất ở phía trời Nam; Kết quả là ḍng sông Mekong ăm ắp nước ngọt nước lành và vô tận phù sa màu mỡ đă trả ơn xứng đáng cho công lao khai phá của bao thế hệ người dân Nam Bộ bằng một vùng đồng bằng ph́ nhiêu, giàu có với chim trời cá nước, cây trái sum suê… tưởng như thiên đàng dưới thế ấy sẽ trường tồn như lịch sử mấy ngh́n năm của ḍng Mekong.

    Nhưng rồi một ngày, Mekong không c̣n nước. Và tai họa bắt đầu. Tai họa ấy là ǵ? Do đâu mà có?

    Và tai họa bắt đầu. Tai họa ấy là ǵ? Do đâu mà có? (Ảnh: Getty images)
    Cá “lỉnh” cá linh, bao giờ ta lại gặp ḿnh, cá ơi?
    Biển Hồ (Tonle Sap) là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997, nó cung cấp 1/2 tổng sản lượng cá đánh bắt được cho Campuchia. 60% nước của Biển Hồ đến từ sông Mekong. Người Campuchia sống nhờ vào nguồn cá dồi dào của Biển Hồ trong suốt nhiều thế kỷ qua, nhưng đến nay, cá đang ít dần đi.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Thiệt hại này chẳng phải chỉ có ḿnh người dân Campuchia hứng chịu. Người dân miền Tây đă bao đời nay “sống khỏe” với thủy sản mùa nước nổi. Cá linh - loài cá đặc trưng của mùa nước nổi - cách đây mấy chục năm có thể dùng thùng vục xuống nước mà xúc. Cá ăn không xuể, làm mắm không hết, phải đổ làm phân bón. Thời ấy, cá linh được trao đổi theo đơn vị giạ như giạ lúa, giờ đây người ta buôn bán theo cân, mà cũng không phải dễ có mà bán mà mua.
    Cá linh không c̣n nhiều như trước, các loài cá khác cũng “lỉnh” đi đâu hết.
    Cá ngày càng ít đi khi con nước cạn ḍng, nhưng nhu cầu th́ tăng lên theo dân số và các nguyên nhân xă hội khác, bởi vậy người ta phải dùng đến những phương pháp thu hoạch tiêu cực: lưới rê, chích điện… khiến tận diệt nguồn thủy sản, khan hiếm lại càng khan hiếm.

    Cá ngày càng ít đi khi con nước cạn ḍng, nhưng nhu cầu th́ tăng lên theo dân số và các nguyên nhân xă hội khác. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

    Mùa nước nổi đă “lặn” từ bao giờ?
    Ngày 11-11-2015 đă diễn ra buổi hội thảo “Diễn đàn nhân dân khu vực Mekong” tại Đại học An Giang. Trong đó, các đoàn đại biểu cư dân địa phương ba nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và các tổ chức quốc tế đă thông qua “Tuyên bố chung về tác hại của những đập thủy điện trên sông Mekong” gửi chính phủ các nước lưu vực Mekong. Người dân địa phương đă phản ánh những hậu quả do các con đập này gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh kế của họ như mất nguồn cá, nguồn nước, nguồn phù sa và gây nguy hại tới an toàn thực phẩm của họ.
    Một nông dân từ xă Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang tên là Trương Văn Khôi kể lại rằng mấy năm rồi, ông cũng như bao người dân địa phương cảm nhận rơ những thay đổi của ḍng sông, đó là vào Mùa Nước Nổi nhưng lũ rất thấp, đặc biệt năm 2015 gần như không có lũ. Nhà ông bên sông Vàm Nao, nơi hợp lưu giữa hai ḍng Sông Hậu và Sông Tiền.

    T́nh trạng ấy đă lặp lại những năm gần đây.

    Cũng chẳng lạ nếu miền Tây mất mùa nước nổi v́ nếu ngược về phía thượng nguồn của ḍng Mekong, người ta thấy Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia đang trơ đáy, c̣n ở đoạn trên của Mekong chảy qua Lào, người dân có thể đá bóng dưới ḷng sông theo miêu tả trong một bài báo vào năm 2019 của tờ tuoitre.vn
    Những quốc gia chung ḍng Mekong đều chịu ảnh hưởng mạnh của ḍng chảy suy giảm của con sông này trong những năm gần đây. Trong đó những tác động mạnh nhất có thể kể đến sự sụt giảm của nguồn nước, nguồn thủy sản, nguồn lương thực hoa màu, cấu trúc địa chất thổ nhưỡng, môi trường sinh cảnh, du lịch, văn hóa, giao thông…

    Những quốc gia chung ḍng Mekong đều chịu ảnh hưởng mạnh của ḍng chảy suy giảm của con sông này trong những năm gần đây. (Ảnh: Shutterstock)
    Mặn ruộng đồng, đắng chát ḷng người
    "Đây con sông như ḍng sữa mẹ, nước về xanh ruộng lúa vườn cây. Và ăm ắp như ḷng người mẹ, chở t́nh thương trang trải đêm ngày…” đó là những ngợi ca một thời về con sông Vàm Cỏ Đông, một phụ lưu của ḍng Mekong trên ĐBSCL. Dẫu những vần thơ ấy c̣n có những ẩn ư và mục đích khác nữa th́ nó cũng đă sử dụng một h́nh ảnh so sánh ư vị sâu sắc và đầy cảm xúc. Nếu ví ḍng Mekong như một người mẹ, th́ người mẹ ấy đă hào phóng ban tặng cho những người con nước Việt ḍng sữa màu chocolate từ những phù sa nơi thượng nguồn; ḍng sữa quư giá ấy trong hàng ngh́n năm đă bồi đất, lấn biển tạo nên một vùng châu thổ mênh mang trù phú để con dân nước Việt sinh cơ lập nghiệp. Đă bao đời nay, ḍng nước “cam lộ” ấy chưa hề phụ bạc con người trong các nền văn minh ở hai bên bờ của nó. Những nền văn minh ấy có khi ḥa b́nh, có lúc va chạm dữ dội với nhau nhưng chưa bao giờ họ đối xử thô bạo với ḍng sông… cho đến những thập kỷ gần đây.

    Đă bao đời nay, ḍng nước “cam lộ” ấy chưa hề phụ bạc con người trong các nền văn minh ở hai bên bờ của nó. (Ảnh: Shutterstock)
    Trong tác phẩm “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười”, cố học giả Nguyễn Hiến Lê, nguyên là một kỹ sư đạc điền, cho biết “độ cao của vùng Đồng Tháp chỉ cao hơn mực nước biển từ nửa mét đến một mét”.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Brian Eyler, giám đốc chương tŕnh Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, tác giả quyển Last Days of the Mighty Mekong - Những ngày cuối cùng của Mekong hùng mạnh, cho biết rằng mỗi năm có đến 300.000 người Việt phải rời bỏ ĐBSCL trong vài năm gần đây.

    Mỗi năm có đến 300.000 người Việt phải rời bỏ ĐBSCL. (Ảnh: Getty)
    “Nước mất, nhà tan”, h́nh như câu nói ấy có nhiều tầng ư nghĩa hơn ta tưởng.
    Eyler cũng đồng thời cho biết: Nhiều khu vực ĐBSCL, nơi sinh sống của 20% dân số Việt Nam, đang “lún” xuống biển. Thủ phạm chính là các con đập, ngoài ra c̣n do t́nh trạng khai thác cát và hiện tượng biến đổi khí hậu.

    Một vài dữ kiện và số liệu đáng lo ngại về t́nh trạng nhiễm mặn và lở đất ở ĐBSCL
    Nhà nông học Vơ Ṭng Xuân nói: "Chúng tôi đă chứng kiến những cánh đồng lúa lan rộng trong mùa khô trên khắp các vùng Đông Bắc Thái, Nam Lào và Cam Bốt, đă rút đi một lượng nước sông rất đáng kể trong vùng. Nhiều năm qua, nguồn nước cung cấp cho các vụ lúa mùa khô nơi ĐBSCL đă bị sút giảm nghiêm trọng, hậu quả là nạn nhiễm mặn tiến sâu vào đất liền xa tới 80km và gây tổn hại cho mùa màng”. (26-10-2013).
    “Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) h́nh thành do sự bồi lắng của phù sa từ sông Mekong và ḍng bùn cát ven biển tạo nên. Do vậy, ĐBSCL có cấu tạo nền địa chất rất yếu và rất dễ bị tổn thương. Năm 2010, ĐBSCL chỉ có 99 điểm xói lở và sạt lở; đến năm 2019 số điểm sạt lở đă lên đến 681 điểm, tăng gấp 7 lần. Trong đó, từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, tỉnh An Giang xuất hiện 78 điểm sạt lở với trên 91,2 km bờ sông và tỉnh Đồng Tháp xuất hiện 52 điểm sạt lở dọc sông Tiền, sông Hậu, với tổng chiều dài và diện tích sạt lở 28,5 km và 17,98ha. Các điểm sạt lở này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, gây cản trở giao thông nghiêm trọng”. (theo Báo An Giang).
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Một nhạc sĩ nổi tiếng đă từng viết trong một bài hát như sau về mảnh đất Cà Mau - một tỉnh thuộc ĐBSCL, mảnh đất phía cực nam của tổ quốc: “một hạt phù sa lấn biển thêm rừng, đều giục người đi nhanh nhanh đôi bàn chân, nhanh nhanh những nghĩ suy và ước vọng. Về đất biển Cà Mau, thấy đất trời thêm rộng lớn…”.
    Những lời hát ấy đại diện cho những say sưa của thế kỷ trước. C̣n giờ đây, khi Mekong đang hấp hối, chúng ta đang có nghĩ suy ǵ? Và c̣n ước vọng nào nữa?

    C̣n giờ đây, khi Mekong đang hấp hối, chúng ta đang có nghĩ suy ǵ? Và c̣n ước vọng nào nữa? (Ảnh: Shutterstock)

    Văn hóa, văn minh đến và đi theo các ḍng sông
    Theo tin báo Phnom Penh Post (31/10/2015) Thủ tướng Hun Sen một lần nữa đă phải kư sắc lệnh huỷ bỏ ngày Lễ Hội Nước dự trù tổ chức vào ngày 24 tới 26 tháng 11 "do mực nước sông quá thấp và t́nh trạng hạn hán mà Vương quốc Campuchia đang phải đối đầu, đồng thời đ̣i hỏi mọi người phải tập trung nỗ lực và vận dụng mọi phương tiện có thể có được nhằm giải quyết vấn đề thiếu nước trên các ruộng lúa trong mùa khô." Đây là lần thứ tư trong ṿng 5 năm chính phủ Hun Sen đă phải huỷ bỏ Lễ Hội Nước truyền thống hàng năm, thường tụ hội hàng mấy trăm ngàn người đổ về thủ đô Phnom Penh để tham dự lễ hội đua thuyền trên sông Tonle Sap.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Đất chết, cây chết, cá hết, con người phiêu dạt ly tán, nước biển tràn về, cũng mặn như nước mắt của vùng châu thổ.

    Khi đất liền đang bị nuốt dần bởi nước biển xâm thực và vô số người dân bỏ đi các vùng miền khác để t́m kế sinh nhai… th́ hoạt động văn hóa, du lịch, giao thông ở đây liệu có c̣n phong phú, nhộn nhịp như xưa? (Ảnh: Luc Forsyth/Getty Images)
    Thủy điện - sát thủ giấu mặt

    V́ sao mà Mekong cạn nước?
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Hiện nay số lượng các đập thủy điện trên lưu vực chính sông Mekong là hàng chục con đập, chưa kể đến con số 94 đập thủy điện trên các ḍng nhánh của Mekong (Wikipedia). Riêng Lào tính đến đầu năm 2020 đă đưa vào vận hành 50 con đập và dự trù xây dựng ít nhất 50 con đập nữa trên ḍng sông này.

    Hiện nay số lượng các đập thủy điện trên lưu vực chính sông Mekong là hàng chục con đập, chưa kể đến con số 94 đập thủy điện trên các ḍng nhánh của Mekong. (Ảnh: Jeff T. Green/Getty Images)

    Tại sao các đập thủy điện lại được xây dựng ồ ạt trên lưu vực sông Mekong?
    Theo Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thủy điện ḍng chính Mê Kông (ICEM 2010), được xem là báo cáo đánh giá toàn diện nhất cho đến nay về các tác động của các dự án thủy điện ḍng chính, th́ có mấy nguyên nhân sau đây:
    Nhu cầu năng lượng gia tăng
    Tiềm năng lớn về thủy điện của ḍng Mekong
    Thủy điện được kỳ vọng là đ̣n bẩy kinh tế
    Thủy điện được coi là nguồn năng lượng bền vững

    Sự cổ vũ gián tiếp của các thể chế tài chính lớn trên thế giới và trong khu vực
    Tuy nhiên, sau một giai đoạn dài ồ ạt đầu tư xây dựng các công tŕnh thủy điện, người ta mới phát hiện ra những sự thật hoàn toàn trái ngược với những suy diễn lạc quan ban đầu. Như là:
    Thủy điện chưa hẳn là nguồn năng lượng sạch: Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy các hồ chứa thủy điện, đặc biệt là ở khu vực nhiệt đới, là nguồn phát thải khí nhà kính đáng kể. Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil đă ước tính rằng các đập lớn của thế giới phát thải 104 triệu m3 tấn khí methan mỗi năm từ mặt hồ chứa, tuốcbin, đập tràn và hạ nguồn đập. Từ đó nghiên cứu đă kết luận rằng, đập thủy điện chịu trách nhiệm khoảng 4% tác động do con người gây ra đối với biến đổi khí hậu (theo Lima et al. n.d.). Theo bản báo cáo của Uỷ ban Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn so với công suất phát điện (ít hơn 100 watt trên mỗi km2 diện tích bề mặt) và không có việc phá rừng trong vùng được tiến hành trước khi thi công đập nước, khí gas gây hiệu ứng nhà kính phát ra từ đập có thể cao hơn những nhà máy nhiệt điện thông thường.
    Thủy điện không phải nguồn năng lượng rẻ: Sản xuất thủy điện chỉ rẻ khi đập đă được vận hành v́ chi phí xây đập rất cao và thời gian cần thiết để hoàn thành công tŕnh rất dài. Theo tính toán của Ủy ban Đập Thế giới, trung b́nh chi phí xây dựng mỗi con đập vượt 56% so với dự toán. Đặc biệt, năng suất thiết kế của đập thường cao hơn năng lượng thực tế mà đập sản xuất được. V́ vậy, khi biến đổi khí hậu đang ngày càng khiến khô hạn tăng về tần suất và mức độ th́ thủy điện không thể là nguồn năng lượng giá rẻ (International Rivers 2008).
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Đập thủy điện không thể kiểm soát lũ hiệu quả: Đập có thể cắt lũ theo quy luật nhưng thường thất bại trước những cơn lũ lớn, bất thường. (Ảnh: Shutterstock)

    Không có thủy điện th́ sao?
    Thực tế, theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thủy điện ḍng chính Mekong (ICEM 2010: International Centre for Environmental Management) th́:
    “Nếu không có thủy điện ḍng chính, Lào vẫn có đủ tiềm năng thủy điện trên các phụ lưu sông Mê Kông trong trung hạn, để tiếp tục tạo ra các nguồn thu dồi dào từ xuất khẩu điện và khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế năng động của Lào.” (ICEM 2010).
    “Thủy điện ḍng chính ít có ư nghĩa quan trọng đối với các ngành năng lượng của Thái Lan và Việt Nam. Những dự án này chỉ có tác động nhỏ đến giá điện (thấp hơn 1,5%) và có ảnh hưởng hạn chế đến các chiến lược cung cấp năng lượng so với quy mô của các ngành năng lượng ở hai nước này. (...) 96% nhu cầu điện dự báo đến năm 2025 là từ Thái Lan và Việt Nam và hai nước này có khả năng cần mua đến gần 90% lượng điện sản xuất ra từ các dự án trên ḍng chính. Nếu Thái Lan và Việt Nam quyết định không mua lượng điện sản xuất từ ḍng chính, th́ các dự án này - tất cả đều thiêt kế để xuất khẩu - sẽ có khả năng không thể triển khai” (ICEM 2010).
    Cũng như theo ư kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam th́:
    “Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Những năm gần đây, các nước vùng thượng nguồn xây dựng các công tŕnh khai thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn khiến nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực phụ thuộc mạnh vào nguồn nước trên. Cụ thể, sông Cửu Long phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nhiều nước nhất, tỷ lệ lưu trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất và có số hộ nghèo cao thứ hai trong cả nước” (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2010).
    Đối với Việt Nam và Thái Lan, thủy điện ḍng chính ở phần hạ lưu Mekong không có tầm quan trọng lớn đối với nhu cầu năng lượng quốc gia. Lợi ích ṛng đến từ các đập ḍng chính là nhỏ, ước tính khoảng 655 triệu đô la Mỹ đối với Thái Lan và Việt Nam, nhỏ hơn 1% tổng giá trị hàng năm của ngành điện của các quốc gia này tính cho năm 2025. V́ vậy, thủy điện ḍng chính sẽ có tác động rất nhỏ lên giá điện của các hệ thống điện này (giảm chi phí cho người tiêu dùng khoảng 1,5% theo ICEM2010). Nói cách khác, với nhu cầu điện lớn của hai quốc gia trên th́ thủy điện trên ḍng chính sông Mekong không phải là một phương án có nhiều ư nghĩa.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Rơ ràng, nếu cân nhắc lợi hại th́ thủy điện ḍng chính sông Mekong không phải là lựa chọn khôn ngoan và duy nhất cho các nước vùng châu thổ sông Mekong.
    https://i.postimg.cc/DwRXsxnw/shutte...-629248955.jpg
    Cụ thể, sông Cửu Long phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nhiều nước nhất, tỷ lệ lưu trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất và có số hộ nghèo cao thứ hai trong cả nước. (Ảnh: Shutterstock)

    Đập thủy điện trên ḍng Mekong có từ khi nào?
    Cho đến cuối thế kỷ 20, Mekong vẫn là một trong số ít những con sông lớn chưa bị ngăn đập trên ḍng chảy. Cuối những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch xây ít nhất 7 đập thủy điện trên thượng nguồn Mê Kông và đến nay đă hoàn thành và đưa vào vận hành 11 con đập. (Wikipedia)
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Nguyên Vũ
    Tài liệu tham khảo:
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Xem thêm:
    Bài quà dài, phải cắt bớt

  4. #164
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thương hoài Mekong. Kỳ (3/3): Thủy điện sông Mekong và tinh thần bạo thiên nghịch địa của ĐCSTC

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/thuong...stq-39595.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...-aimekong.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên


    “Đấu Trời đấu Đất” th́ ĐCSTC sẽ dẫn dắt đất nước Trung Hoa đă từng có 5000 năm văn minh rực rỡ ấy đi tới nơi đâu? C̣n Trời Đất nào khác dung thứ nổi? (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Thương hoài Mekong. Kỳ 3: Thủy điện sông Mekong và tinh thần bạo thiên nghịch địa của ĐCSTC
    Nguyên Vũ • 06:30, 24/05/20 • 8221 lượt xem

    ĐCSTC thử nghiệm vô tội vạ với môi trường và cuộc sống nhân dân như tṛ chơi con trẻ. Thật là coi sinh mệnh con người cũng như tương lai của con cháu, của dân tộc như tṛ đùa. Và phải chăng sau tất cả những điều ấy, ĐCSTC vẫn có thể “sướng vô cùng” v́ đă được “đấu Trời, đấu Đất, đấu người” như “kim khẩu” của Mao chủ tịch?

    Ở Kỳ 2, ta thấy rơ khuôn mặt của hung thủ hạ sát ḍng Mekong chính là hệ thống các đập thủy điện bố trí dày đặc suốt từ thượng nguồn đến hạ lưu con sông. Nhưng nghi phạm lớn nhất c̣n chưa lộ diện. Thực tế, chúng nằm ở đầu nguồn ḍng Mekong trên lănh thổ Trung Quốc. Đằng sau những đập thủy điện ấy là những mưu toan ǵ? gốc rễ tư tưởng của chúng nằm ở đâu? chúng ta hăy khám phá vấn đề này dưới góc nh́n văn hóa.

    Phải chăng Trung Quốc cố ư giữ lại nước trên thượng nguồn

    Cuối những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch xây ít nhất 7 đập thủy điện trên ḍng chính thượng nguồn Mekong và đến nay (05/2020) họ đă có tới 11 con đập trong đó có những đập thủy điện thuộc loại lớn nhất trên ḍng Mekong như Nọa Trát Độ, Tiểu Loan, Cảnh Hồng, Đại Triều Sơn… với khả năng tích nước lên đến một vài chục tỷ m3 (1).
    Ngày 12/04/2020, Điều tra của công ty Eyes on Earth http://558353b6-da87-4596-a181-b1f20...dex=trueĐ, do chính quyền Mỹ tài trợ, cho thấy đă có rất nhiều nước từ cao nguyên Tây Tạng đổ về sông Lan Thương – tức là thượng nguồn sông Mekong tại Trung Quốc. Tuy nhiên, lúc này Bắc Kinh lại tuyên bố phía Trung Quốc cũng bị hạn hán. Đồng giám đốc điều tra, ông Alain Basist, nhấn mạnh : ‘‘Không thể bác bỏ được các dữ liệu từ vệ tinh, trong khi có rất nhiều nước trên cao nguyên Tây Tạng, th́ những nước như Cam Bốt và Thái Lan lại lâm vào cảnh thiếu nước… Đă có một lượng nước khổng lồ bị Trung Quốc giữ lại’’. (2)

    Kết quả cho thấy, trước năm 2012, ḍng chảy được coi là diễn biến tương đối tự nhiên. Ḍng chảy từ biên giới Trung Quốc - Thái Lan trở xuống có thể dự báo trước, căn cứ trên lượng nước từ các con suối trên thượng nguồn và nước băng tan. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi có sự chênh lệch lớn giữa số liệu dự báo và số liệu thực của lượng nước xuống hạ lưu. Đó cũng là năm bắt đầu vận hành của thủy điện Nọa Trát Độ và sau đó là các thủy điện khác của Trung Quốc trên ḍng Lan Thương.
    Theo điều tra của Eyes on Earth, tổng lượng nước mà các hồ chứa nước để làm thủy điện của Trung Quốc ở đầu nguồn ḍng Mekong có thể dự trữ là 47 tỷ mét khối – như vậy riêng các con đập này chiếm 1/10 lưu lượng hàng năm của con sông Mekong (là 475 tỷ m3 theo Wikipedia)
    Rơ ràng, thủ phạm chính hạ sát Mekong đă lộ mặt - chính là 11 đập thủy điện Trung Quốc nằm trên thượng nguồn của con sông.

    Thủ phạm chính hạ sát Mekong đă lộ mặt - chính là 11 đập thủy điện Trung Quốc. (Ảnh chụp màn h́nh qua Nongnghiep.vn)

    Trung Quốc “Một ḿnh một chợ”

    Ngày 5/4/1995, 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đă kư Hiệp định sông Mekong. Theo thỏa thuận kư năm 1995, 4 nước thành viên này nhất trí tham vấn lẫn nhau khi mỗi nước lên kế hoạch xây đập. Ủy hội sông Mekong (MRC) được thành lập trên cơ sở đó.
    Điều 3 của Hiệp định Mekong 1995 về Bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái quy định: “Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện sống và đời sống thủy sinh, và cân bằng sinh thái của lưu vực Mekong khỏi bị ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng có hại khác do các kế hoạch phát triển và việc sử dụng nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực gây ra”.
    Tuy nhiên, Trung Quốc chọn đứng ngoài tổ chức này để không bị ràng buộc bởi các quy định chung và có thể tùy ư hành xử kiểu “một ḿnh một chợ”.
    Thủy điện ở thượng nguồn Mekong và mục đích của Trung Quốc

    Cơn khát năng lượng cho “giấc mộng Trung Hoa”
    Ở Trung Quốc, thủy điện được quảng cáo là năng lượng "xanh sạch" tốt nhất thay thế cho các nhà máy điện đốt than, và sẽ mở đường cho sự phát triển của phía tây (3). Than và dầu khí cũng chính là 2 nhiên liệu cần thiết nhất đối với việc sản xuất điện năng ở Trung Quốc.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Thêm được chừng nào năng lượng th́ hay chừng ấy, vậy thủy điện cũng phải vào cuộc. (Ảnh: STR/AFP/GettyImages)

    Trung Quốc âm thầm trữ nước cho tương lai
    Trong hội thảo "Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mekong" sáng 8/10/2019 tại Hà Nội, Brian Eyler, Giám đốc Chương tŕnh Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ cho rằng: trong khoảng ba thập kỷ tới, Trung Quốc có thể phải đối diện với t́nh trạng thiếu nước ngọt do băng tan trên dăy Himalaya sẽ cạn dần. Trung Quốc c̣n có thể đang t́m cách khơi nguồn nước chảy sang sông Dương Tử. "V́ sao Trung Quốc vẫn xúc tiến kế hoạch xây đập? Tôi cho rằng Bắc Kinh đang muốn tích trữ nước cho tương lai", ông nói.
    Nước - gọng ḱm siết chặt lân bang
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Trả lời phỏng vấn trên trang Southeast Asia - Globe 03/05/2016, Giáo sư Marvin Ott từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ nói: "Các con đập trên ḍng Mekong có ư nghĩa chiến lược v́ chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa."(4)

    Như vậy là cả vùng nước ngọt lẫn nước mặn mà các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong sở hữu đều nằm trong tay Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)

    Tham vọng lănh thổ của ĐCSTC
    Vào năm 1965 Mao Trạch Đông tuyên bố: "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore. Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… "
    Mỗi hành động, kế hoạch của con người hay quốc gia đều dựa trên một nền tảng tư tưởng để chỉ đạo. Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTC dựa vào nền tảng tư tưởng hay văn hóa ǵ để thúc đẩy những việc này? Không ǵ ngoài văn hóa “Giả, Ác, Đấu” mà ở đây chúng ta đề cập chủ yếu đến văn hóa “Đấu”: đấu Trời, đấu Đất, đấu Người.

    Vào năm 1965 của Mao Trạch Đông tuyên bố: "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore..." (Ảnh: Wikipedia)
    Văn hóa “Đấu” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc: ô nhiễm môi trường chưa đáng sợ bằng ô nhiễm nguồn tư tưởng.
    Mao Trạch Đông viết trong khi c̣n là sinh viên ở Hồ Nam:
    “Trong tất cả các thế kỷ, tất cả các quốc gia đều đă thực hiện những cuộc cách mạng vĩ đại. Những cái cũ bị rửa trôi đi và mọi thứ được nhuộm mới; những biến đổi to lớn đă diễn ra, kéo theo sự sống chết, thành bại. Sự hủy diệt của vũ trụ cũng như vậy. Sự hủy diệt rơ ràng sẽ không phải là sự hủy diệt cuối cùng, và không nghi ngờ ǵ là sự hủy diệt ở chỗ này sẽ là sự sinh thành ở chỗ khác. Tất cả chúng ta đều lường trước được sự hủy diệt đó, bởi v́ trong việc hủy diệt vũ trụ cũ chúng ta sẽ tạo ra vũ trụ mới. Chẳng phải nó sẽ tốt hơn vũ trụ cũ hay sao?!”
    Trong đoạn văn có hơn 100 từ này có tới tận 6 từ “hủy diệt”.
    “Muốn tạo ra vũ trụ mới, th́ phải hủy diệt vũ trụ cũ”, lư tưởng ấy của Mao Trạch Đông chưa bao giờ phai nhạt mà chỉ mạnh dần lên theo năm tháng v́ đó chính là lư tưởng của ĐCSTC mà ông ta là người đại diện. Khi đă là lănh tụ tối cao của ĐCSTC, Mao nói: “Đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người, thật sướng vô cùng”. V́ lư tưởng cuồng điên và ngạo mạn ấy, ĐCSTC đă lôi dân tộc Trung Hoa vào hết cuộc vận động này đến cuộc vận động khác với những hậu quả ghê gớm vô cùng.

    V́ lư tưởng cuồng điên và ngạo mạn ấy, ĐCSTC đă lôi dân tộc Trung Hoa vào hết cuộc vận động này đến cuộc vận động khác. (Ảnh: BomB01.com)

    Hăy nói về “đấu Đất”. Từ “đại luyện sắt thép”, “vây hồ tạo ruộng”, “bắt chim sẻ một cách điên cuồng”, “chặt phá bừa băi”... lúc ĐCSTC mới nắm quyền cho đến việc trả giá bằng môi trường để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như ngày nay, đều là chỉ quan tâm đến trước mắt, không màng đến phúc lợi của con cháu thế hệ sau, gây hủy hoại to lớn đối với tự nhiên.
    Tổng Cục Bảo vệ Môi trường Quốc gia Trung Quốc tiết lộ, để sản xuất ra sản phẩm có giá trị 10.000 Đô la Mỹ, nguyên liệu mà Trung Quốc tiêu hao lớn gấp bảy lần Nhật Bản, gấp sáu lần nước Mỹ, thậm chí so với Ấn Độ c̣n gấp hai lần. Ngân hàng Thế giới cho hay, trên thế giới có 10 thành phố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất, th́ Trung Quốc đă chiếm tới 6. Diện tích xói ṃn đất của toàn quốc chiếm tới 38% đất, 471 huyện của 18 tỉnh (địa khu), đất canh tác và vườn của gần 400 triệu nhân khẩu nằm trong sự uy hiếp của sa mạc hóa.
    Ngày 26 tháng 08 năm 2006, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc trong một báo cáo kiểm tra môi trường, dùng những cụm từ như “nước ô nhiễm cả”, “mưa toàn axit”, “mức độ ô nhiễm nặng nề đến độ tim đập chân run”, “không thể tŕ hoăn nữa rồi” để h́nh dung tính nghiêm trọng của ô nhiễm. Kênh 2 của Đài truyền h́nh Trung ương từng đưa tin, con số GDP mà Trung Quốc mỗi năm sản xuất ra, có 18% GDP là “thấu chi” vào môi trường sinh thái và tài nguyên mà ra…
    Rơ ràng, hậu quả của văn hóa đấu này thật khôn lường.

    Lúc ĐCSTC lên nắm quyền đều là chỉ quan tâm đến trước mắt, không màng đến phúc lợi của con cháu thế hệ sau, gây hủy hoại to lớn đối với tự nhiên. (Ảnh: JACQUET-FRANCILLON/AFP qua Getty Images)
    “Đấu Đất” trong lĩnh vực thủy điện, thủy lợi
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Có nhiều hồ chứa nước cỡ lớn được xây dựng ở khu vực Trú Mă Điếm, tỉnh Hồ Nam. Năm 1975, những cái đập của các hồ chứa nước đó đă theo nhau sập đổ. Chỉ trong khoảng hai giờ đồng hồ, 60 ngh́n người đă bị chết đuối. Tổng số người chết đă lên đến 200.000 người.
    ĐCSTC vẫn tiếp tục những hành động tự ư hủy hoại đất đai của Trung Quốc. Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang (sông Dương Tử) và Dự án chuyển nước từ miền Nam lên miền Bắc đều là những cố gắng của ĐCSTC nhằm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên với số tiền đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đô-la Mỹ. Thủy điện Tam Hiệp với tuyến dẫn nước dài 600km có độ dốc bằng không chỉ có thể có một trong hai lựa chọn: hoặc là nước ở đầu tuyến sẽ bao phủ Trùng Khánh th́ tại đập thủy điện mới đủ chiều cao cột nước phát điện. C̣n muốn để Trùng Khánh yên ổn th́ Thủy điện Tam Hiệp chẳng c̣n ư nghĩa phát điện và pḥng lũ nữa. Dự án chuyển nước từ miền Nam lên miền Bắc c̣n hoang đường hơn, chính là lấy nước ở sông Trường Giang ở miền Nam chuyển lên sông Hoàng Hà ở miền Bắc với độ cao hơn sông Trường Giang 200m và cách đó cả hàng ngh́n cây số. Đó là chưa kể đến những dự án vừa và nhỏ để “đấu Đất”.

    Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang (sông Dương Tử) và Dự án chuyển nước từ miền Nam lên miền Bắc đều là những cố gắng của ĐCSTC nhằm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên với số tiền đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đô-la Mỹ. (Ảnh: Agence France Presse/Getty Images)
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Điều đặc biệt là trong tất cả những dự án kinh thiên động địa này, người dân Trung Quốc hoặc không được biết một cách thực chất hoặc ư kiến của họ chẳng có một tí trọng lượng nào với chính quyền hay ĐCSTC. Đó đều là những quyết định mang tính chính trị của một thiểu số những người cai trị. Những ư kiến khoa học nghiêm túc, cẩn trọng của những nhà khoa học hàng đầu lẽ ra phải được coi như tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá mức độ khả thi của công tŕnh, thông thường lại bị ném vào sọt rác và chủ nhân của chúng sẽ bị trù dập đày đọa... một khi nó đi ngược lại với “quyết tâm chính trị” và lư tưởng “đấu Trời đấu Đất” của ĐCSTC. Năm 1957, giáo sư Hoàng Vạn Lư v́ phản đối việc xây dựng đập lớn Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng Hà, đă bị Mao Trạch Đông đích thân “sờ gáy”, bị coi là cánh hữu. Sau nhiều năm, sự thất bại của đập Tam Môn Hiệp đă chứng minh chủ trương của ông là chính xác. Liên quan đến công tŕnh Tam Hiệp, giáo sư Hoàng đă từng viết ba lá thư, trần thuật lư do “công tŕnh Tam Hiệp vĩnh viễn không thể xây”. Ông chỉ muốn xin người lănh đạo ĐCSTC cho ông thời gian 30 phút, để nói rơ cho họ vấn đề của công tŕnh Tam Hiệp, thuyết phục họ cải biến quyết sách này. Tuy nhiên, ngay cả đến thời gian 30 phút mà ông cũng không có được.
    https://i.postimg.cc/MKjGjVKW/gettyimages-2630773.jpg
    Năm 1957, giáo sư Hoàng Vạn Lư v́ phản đối việc xây dựng đập lớn Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng Hà, đă bị Mao Trạch Đông đích thân “sờ gáy”, bị coi là cánh hữu. (Ảnh: Keystone/Getty Images)
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    ĐCSTC thử nghiệm vô tội vạ với môi trường và cuộc sống nhân dân như tṛ chơi con trẻ. Thật là coi sinh mệnh con người cũng như tương lai của con cháu, của dân tộc như tṛ đùa. Và phải chăng sau tất cả những điều ấy, ĐCSTC vẫn có thể “sướng vô cùng” v́ đă được “đấu Trời, đấu Đất, đấu người” như “kim khẩu” của Mao chủ tịch?
    https://i.postimg.cc/sgdgPxv5/gettyimages-180268867.jpg
    ĐCSTC thử nghiệm vô tội vạ với môi trường và cuộc sống nhân dân như tṛ chơi con trẻ. Thật là coi sinh mệnh con người cũng như tương lai của con cháu, của dân tộc như tṛ đùa. (Ảnh: XINHUA/AFP qua Getty Images)

    Văn hóa Đấu là phản truyền thống, phản tự nhiên
    Lăo Tử giảng: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên” (người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên)... từ trước đến giờ đều không có chuyện bảo con người đi đấu với Đất, phá hoại tự nhiên. Trong quan niệm truyền thống, con người và tự nhiên không phải là đối kháng lẫn nhau, “Thiên Nhân hợp nhất” nghĩa là cần tồn tại hài ḥa cùng Tự nhiên. Khái niệm phát triển bền vững của thời hiện đại thực ra cũng không phải là điều ǵ mới mẻ, từ trước Công nguyên, đă có lư luận bảo vệ tự nhiên và hợp lư sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nó khiến cho Trung Quốc từng có nền nông nghiệp truyền thống phát triển, là nền tảng cho nền văn hóa truyền thống xán lạn. V́ sao hiện tại lại xuất hiện t́nh huống là môi trường sinh thái và nhân văn bị phá hoại nghiêm trọng? Chính là v́ phương thức làm việc bất chấp hậu quả này, đi ngược lại quy luật tự nhiên khiến cho câu cửa miệng của người Trung Quốc: “non xanh c̣n đó, nước biếc c̣n đây” phải đổi thành: “núi xanh không c̣n, nước xanh ngừng chảy”. Đặc biệt là hiện giờ những người dưới sự xui khiến của lợi ích kim tiền, mất đi tâm lư kính úy đối với tự nhiên, th́ lại càng to gan làm bừa, cái ǵ cũng dám làm. Khi tự nhiên phản đ̣n, th́ ai đến cứu vớt dân tộc của Trung Hoa đây?
    Trong Bát Quái, tổ tiên Trung Quốc coi Trời là Càn hay Tạo hoá, và kính trọng Đạo Trời. Họ coi đất là Khôn hay Mẹ, và kính trọng Đức sinh thành.

    Trong Bát Quái, tổ tiên Trung Quốc coi Trời là Càn hay Tạo hoá, và kính trọng Đạo Trời. (Ảnh: VCG/VCG qua Getty Images)
    Tượng trong “Kinh dịch” viết: địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật, hiểu là đất rộng răi, kẻ quân tử nên theo gương đất, lấy đức dày chở muôn vật.
    Khổng Tử ghi chú về “Kinh dịch”: “chí tai khôn nguyên, vạn vật tư sinh”, cái Khôn ấy rất vẹn tṛn, vạn vật từ đó mà sinh ra.
    Và bàn tiếp: “Khôn là mềm nhất, nhưng trong vận động nó rất rắn. Nó là tĩnh nhất, nhưng trong thiên nhiên, nó vững chắc. V́ thuận theo mà nó đạt được chủ của nó, nhưng vẫn giữ được bản chất của nó và do đó nó trường tồn. Nó chứa đựng vạn vật, và rạng rỡ trong sự biến đổi. Đó là cách của Khôn, ngoan ngoăn biết bao, nó mang theo Trời và chuyển động với thời gian.”
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Nguyên Vũ

    Tài liệu tham khảo
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Xem thêm:
    Bài quà dài, phải cắt bớt

  5. #165
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Hạt bụi vo tṛn trong bụng Mẹ cút côi

    https://saigonthapcam.wordpress.com/...ng-me-cut-coi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...g-me-c-ut.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Hạt bụi vo tṛn trong bụng Mẹ cút côi
    Posted on September 17, 2020

    (Ai là người sinh sau 1975 thì nên coi bài này để biết thêm về một nhân tài của đất nước Việt-Nam khốn khổ. Xin nghe bài : "7000 đêm" ; đó là bài diễn tả 20 năm mà những ngườì CSVN đã gây ra cuộc huynh đệ tương tàn)

    Một đêm mùa hè năm 1985, trên căn gác ọp ẹp của căn nhà vách phên mái lá, gần phi đạo của trại tị nạn Palawan, lần đầu tôi nghe một nhạc phẩm “lạ”. Tiếng hát bật ra từ chiếc máy của căn nhà lá đầu dăy, quyện cùng tiếng mơ, cất lên:
    Mẹ ngồi nguyện cầu hằng bao đêm/ Lời kinh vọng xa thật êm đềm/ Mẹ cầu cho con, vượt qua ngày tṛn/ Mẹ cầu cho em tuổi trời xanh c̣n nguyên đừng biến mất

    Đoàn Nhă Văn


    Lần đầu tiên nghe, tôi không biết ai đă sáng tác nhạc phẩm này. Điệu nhạc và giọng hát quyện vào nhau, da diết. Ca từ của nhạc phẩm này ám ảnh tôi. Nhiều hôm sau, tôi muốn nghe lại, tiếc rằng chủ nhân của chiếc máy đă mở những bản nhạc khác. Sau này, tôi mới biết đó nhạc phẩm “Kinh Khổ”, của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

    Cũng măi sau này, tôi có nghe nhiều giai thoại về cuộc đời ông, nhưng trong đó có một giai thoại, tôi nhớ đến tận giờ. Đó là, sau 1975 ông nhiều lần t́m đường vượt biên. Liên lạc bao nhiêu đầu mối, qua nhiều trung gian uy tín, nhưng tất cả đều lắc đầu từ chối v́ những chủ ghe không muốn nhận ông đi cùng. Khi hỏi: người hành khách đó là ai? Người trung gian nói tên ông. Tất cả mọi chủ ghe đều từ chối. Rất đơn giản, vượt biển, không ai dại ǵ nhận theo ḿnh một người có cái tên: Trầm + Tử + Thiêng.
    Nhưng rồi, ông vẫn đến được bến bờ tự do. Có lẽ lần này, ông cho chủ ghe biết, tên thật của ḿnh là Nguyễn Văn Lợi. Có ông đi là mang lại thuận lợi chăng.
    Nghe nhiều nhạc phẩm của Trầm Tử Thiêng, ở những góc riêng của ḿnh mỗi bài hát như đi vào từng tế bào, chiếu rọi vào trong, chiêm nghiệm. Ở những khoảnh khắc ấy, tôi như “uống” từng chữ trong ca từ của ông, một cách mê mẩn. Cũng từ đó, tôi nghiệm ra, phần ca từ trong những nhạc phẩm của Trầm Tử Thiêng có nhiều điều đáng suy ngẫm.

    I – Trái tim của một người Việt Nam chân chính

    Có nhiều nguồn liệt kê danh sách những nhạc phẩm của Trầm Tử Thiêng, và những nguồn đó đều cho rằng con số sáng tác của ông đến hơn 200 nhạc phẩm. Từ những sáng tác ấy, phảng phất một trái tim mẫn cảm với đời, luôn đập những nhịp đập với sự nổi trôi của vận nước.
    Đất nước chiến tranh, súng đạn vô t́nh, ông đau với cái đau của người c̣ng vai gánh nặng những điêu linh, những người đă để lại một phần thân thể của ḿnh cho đất nước, hay nằm yên trong huyệt lạnh vô danh v́ hai chữ “quê hương”. Lời ca của ông như một lời tạ ơn chân thành, tha thiết.

    Cám ơn anh kịp lớn giữa thù hằn
    Thắp đôi vai gồng gánh nỗi điêu linh
    Bóng vinh quang lắp sâu trong huyệt lạnh
    Hay ngồi đau thầm lặng giữa thanh b́nh
    (Cám ơn Anh)


    Cũng trong thời chinh chiến ấy, có bà Mẹ nào nh́n thấy từng đứa con ngă xuống mà không nhói ḷng. Trong tất cả những nỗi đau, không có nỗi đau nào lớn hơn cảnh lá vàng khóc lá xanh rơi, đó là nỗi đau của bà Mẹ mất con. H́nh ảnh một người mẹ ngồi nguyện cầu từng đêm, từng đêm cho những đứa con của ḿnh. Lời nguyện cầu nhỏ nhoi giữa một thời chinh chiến đầy lửa đạn. Ở cuối nẻo điêu linh mà người dân Nam gánh chịu, nhạc phẩm “Kinh Khổ” viết năm 1973, đă lay động ḷng người.
    Mẹ ngồi nguyện cầu hằng bao đêm
    Lời kinh vọng xa thật êm đềm

    Ca từ và điệu nhạc quyện vào nhau, chở nhạc phẩm vào thẳng trái tim của người thưởng ngoạn. Người Mẹ ấy không c̣n của riêng ai. Không c̣n của tôi, của anh, của chị. Đó là Mẹ Việt Nam.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    (Kinh Khổ)

    Đây là một trong những bài hát có ca từ mang những ẩn dụ, có thể xem là rất khác xa những bài hát khác của ông. “Người về một ngày một lưa thưa / Người đi càng đêm càng đông dần”. Từng đợt người về, rồi từng đợt ra đi.
    “Lạ” ở chỗ: tiếng cầu kinh cứ đều đều, tiếng bước chân cứ liên tục. Người về, rồi người đi. Mà người ở đâu về? Rồi người từ đâu đi? Và đi về đâu? Không rơ.
    Tuy nhiên, chúng ta biết chắc một điều: Từ khi loạn ly vào đêm đầu / T́nh người tiêu hao / Niềm tin bội bạc. Để rồi ông mở ra:
    “Lạnh lùng một ngày một qua mau
    Lời kinh mù sương mờ trên đầu
    Mộng chờ sau đêm
    Ngày mai thật lạ
    Thù hằn anh em, bỗng nh́n nhau gọi nhau thật đậm đà”

    Đó là ước vọng cao đẹp của hai chữ “đồng bào”, đó cũng là mơ ước của t́nh máu mủ. Không có ǵ đẹp hơn h́nh ảnh “bỗng nh́n nhau gọi nhau thật đậm đà”. Xa hơn, với tôi, nhạc phẩm này không chỉ vẽ lại một phần lịch sử, mà c̣n có tính tiên tri cho vận mệnh của dân tộc Việt, trong nhiều năm sau nữa. Cứ nh́n lại giai đoạn lịch sử cận đại sẽ rơ.

    1954, kẻ về, người đi. Vâng, kẻ ở rừng, người về thành ở lại, rồi người ra đi, xuôi Nam.
    1975, cũng từng lớp người về từ Trường Sơn, lại từng lớp người khác xuôi nhau ra biển. Cuộc ra đi vẫn tiếp diễn và kéo dài thêm nhiều năm sau đó, như ông tiên liệu “người đi càng đêm càng đông dần”?
    2000 cho đến nay và sẽ cho đến nhiều năm sau nữa, cũng lớp lớp người trở về, và vẫn lớp lớp người ra đi. Đi và về, hay Về rồi đi. Lịch sử đang tiếp diễn, nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, như lời tiên tri của ông. Dẫu đi hay về, người Mẹ vẫn ngày đêm nguyện cầu “Thù hằn anh em, bỗng nh́n nhau gọi nhau thật đậm đà”. Đó là một ước mơ, từ trái tim bật máu của một người Mẹ.
    Không đau với nỗi đau chung của dân tộc, không thể viết nên một nhạc phẩm hay như thế.
    Đất nước chiến tranh, đồng hoang xơ xác, bạn bè gục ngă, thiếu phụ khăn tang, trái tim người nghệ sĩ bật máu với cái mất mát tận cùng, ông đă từng khóc với chiếc cầu Trường Tiền găy đổ qua ca khúc “Chuyện một chiếc cầu đă găy”. Để rồi, ông ước mơ một ngày mai ḥa b́nh tươi sáng, để c̣n thấy con sông quê lặng yên, con đ̣ chiều chở trăng tĩnh mịch; để ngửi mùa lúa đang chín tới, để thương ngọn khói chiều hôm ở cuối thôn làng.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    (Ḥa b́nh ơi, Việt Nam ơi)

    Ước vọng đồng hoang trở thành những đồng lúa chín, không chỉ là ước mơ của ông, mà c̣n là ước mơ của bao thế hệ. Và ông đă viết cho ḿnh, cho quê hương, như thế.
    Sau khi chiến tranh bằng súng đạn chấm dứt, lại có một cuộc chiến tranh khác không kém phần nghiệt ngă, đó là cuộc chiến của ḷng thù hận đă diễn ra tàn khốc. Để rồi, “Cây cột đèn nếu có chân cũng phải ra đi”, nên bao người đă nằm xuống trên đường vượt thoát. Cuối “mùa” tị nạn, thế giới làm ngơ, lương tâm nhân loại đă ngủ quên đâu đó trước tiếng kêu gào của máu đỏ, da vàng, Trầm Tử Thiêng song hành với đồng bào ḿnh, nhất là những em thơ mở to đôi mắt nh́n xuyên qua những dăy rào kẽm gai, ước mơ được tự do, bay nhảy với bầu trời xanh bên ngoài song chắn, bên ngoài những dăy rào kẽm gai.
    Bên em đang có ta, hát về em tương lai xót xa
    Hát giùm em cơn mơ thiết tha, giấc mơ tuổi hoa
    Bên em đang có ta, thống thiết kêu vang lương tâm thế gian
    Cứu vớt em rời khỏi ngày u ám, giữa trại giam
    (Bên em đang có ta)

    https://www.youtube.com/watch?v=HOzG...ature=emb_logo
    Cuối thập niên 1970’s, tự điển của thế giới có thêm từ mới là “boat people”. Thuyền nhân hay “boat people”là một điều không thể không nhắc tới nếu nói đến lịch sử cận đại Việt Nam. Mà trong giai đoạn 1975-1995 ấy, có người nhạc sĩ nào đau đáu với nỗi đau của đồng bào tị nạn như Trầm Tử Thiêng? Có nhạc sĩ nào đă viết những ca khúc về người tị nạn, chẳng hạn như “Tâm ca của người tù vượt biển”, “Trại tị nạn Ga Lăng” v.v., như Trầm Tử Thiêng? Không phải chỉ có thế giới ngoảnh mặt, mà chính những nhạc sĩ Việt Nam dường như không đủ dũng khí để làm một nhạc phẩm cho hai mươi năm tưởng đá vàng phai này.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Và hơn thế nữa, ông đă viết một ca khúc lẫy lừng “Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng”.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    (Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng)

    Đă rớt nước mắt trong niềm hạnh phúc vô tận, đă vang vang hô lớn giữa đất trời lồng lộng, “Hăy nói cho mọi người cùng nghe: Người đă cứu người”. Bao nhiêu nhạc sĩ Việt Nam đă làm được như ông, trong một thời dâu bể, tang thương?
    Cũng nên nói thêm, v́ nhờ ḷng nhân đạo vô bờ bến của chính phủ Phi, mà mấy năm sau, nhiều ngàn đồng bào được chính phủ Mỹ mở ra ân huệ cuối cùng cho người tị nạn Việt Nam. Bao nhiêu năm chờ đợi, nhiều ngàn đồng bào kém may mắn, đi sau, đă thực sự đến bến bờ tự do.

    Cuộc bỏ phiếu bằng chân đă mở ra một hướng mới: người tị nạn Việt nam đă đặt chân trên khắp năm châu. Một lần nữa, có bao nhiêu nhạc sĩ đă viết về họ, những bước chân Việt Nam này, từ những hoang mang, hơ hoảng bước đầu, đến những tự tin, rồi thành công ở nhiều lĩnh vực? Cũng chỉ ḿnh ông làm điều ấy. Và ông mơ những trái tim mang ḍng máu da vàng, dù bất cứ chân trời góc bể nào, hăy cùng tựa vào nhau, cùng hát vang lên lời Việt Nam, cho b́nh ḿnh xua tan bóng tối.

    Dù nhục dù vinh, xin hăy hát vang lời Việt Nam
    Tựa vào ḷng nhau, ơi những trái tim cùng ḍng máu
    Gọi người gọi ta
    Gọi số kiếp lưu đày gần xa
    Gọi bóng tối ngưng bài cuồng ca
    Cho tiếng hát mơ ngày Việt Nam.
    (Một ngày Việt Nam)

    https://www.youtube.com/watch?v=8n5f...ature=emb_logo
    Tấm ḷng ông c̣n thể hiện qua rất nhiều bài hát, trong đó có một số bài viết chung với Trúc Hồ, chẳng hạn: Việt Nam Niềm Nhớ, Một ngày Việt Nam, Bước chân Việt Nam, v.v.

    Hỡi kiếp sống mang khổ đau chưa qua bên niềm mơ tương lai chưa tới
    Hăy cất tiếng qua đại dương mênh mông ta cùng ca chung nỗi mong chờ
    Hỡi những bước chân Việt Nam lưu vong đang c̣n chu du trên thế giới
    Hăy cất tiếng ca cùng tôi câu ca mang t́nh thương gửi tới quê nhà
    (Việt Nam Niềm Nhớ)

    Và,

    Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân Việt Nam
    Những đôi chân miệt mài, đang vươn tới dưới ánh ban mai
    (Bước chân Việt Nam)

    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Chưa có một nhạc sĩ nào viết về những khổ nạn của người Việt Nam, về trái tim VN, về những bước chân VN trên khắp địa cầu như ông, từ năm 1975 đến nay. Và cũng dường như chưa có một nhạc sĩ nào mơ những trái tim mang ḍng máu da vàng, dù bất cứ chân trời góc bể nào, cùng hát vang lên lời Việt Nam, như Trầm Tử Thiêng.
    Với tôi, ông là một-người-Việt-Nam-chân chính đúng nghĩa.

    II – Một tấm ḷng thơ

    Không chỉ điệu nhạc và tấm ḷng, mà ca từ trong rất nhiều ca khúc của Trầm Tử Thiêng đă đến và ở lại trong trái tim của nghe khắp năm châu. Đó là những h́nh ảnh đẹp, nghe xong khó thể nào quên, dù đó là t́nh ca hay những nhạc phẩm viết về thân phận, về quê hương đất nước.

    Ở t́nh ca, ông viết:
    Trong xót xa mắt nào đă khóc
    Trong thiết tha môi nào đă hôn
    Đêm hắt hiu nhớ ṿng tay góa
    Em vẫn đi theo đời cuốn xô
    (Một thời để nhớ)

    Hoặc:

    https://www.youtube.com/watch?v=OPgW...ature=emb_logo
    Bảy ngàn đêm giấc ngủ chưa tṛn
    Giấc ngủ hao ṃn
    cơn mơ thành bại
    mắt c̣n đỏ hoe.
    (7000 đêm góp lại)

    Đẹp không? Đẹp chứ!
    “Cám ơn cha đă cho con hạt bụi,
    vo tṛn trong bụng mẹ cút côi”
    (Cám ơn anh)

    Hạt bụi vo tṛn trong bụng mẹ cút côi không chỉ là h́nh ảnh đẹp, mà c̣n gói trọn một t́nh yêu, khởi đầu một sự sống mới, như hạt mầm nguyên sơ một ngày nọ xôn xao ḷng đất, lớn dậy, trưởng thành. Đó cũng là ṿng quay của đời sống, với tấm ḷng tha thiết, tạ ơn đấng sinh thành.
    Năm 1968, khi chiến tranh đă bắt đầu dâng lên cao độ, ông đă sáng tác nhạc phẩm “Đưa em vào hạ”, với phần lớn ca từ rất đơn giản, dễ hiểu. Tuy vậy, đoạn trích sau đây chứa đựng một vài h́nh ảnh rất khác.
    Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói
    Đứa bé nh́n cha đang chờ giặc dưới giao thông hào
    (Đưa em vào hạ)

    Chiến trường có thể lắng đọng v́ hai bên chiến tuyến có thể đang t́m cách hạ gục đối phương. Nhưng “chiến trường nằm im thở khói” là một h́nh ảnh hiếm thấy trong âm nhạc.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Ca từ của những bài hát về chiến tranh thường có tính cách dẫn giải. Riêng ông, ông thu gọn chiến tranh bằng cách nh́n của riêng ḿnh. Lạ lẫm và độc đáo.
    Năm 1972, ông cho chào đời nhạc phẩm “Tưởng Niệm”, có đoạn.
    Bàn tay làm sao níu một đời vừa đi qua
    Bàn tay làm sao giữ một thời yêu thiết tha…

    Mang ơn trên cho cuộc đời ta
    Vài vạn ngày gió cuồng mưa lũ
    Trăm cơn đau một vừng nhang khói
    Kéo ta về, về cơi hư vô
    (Tưởng niệm)
    https://www.youtube.com/watch?v=3qnh...ature=emb_logo

    Bạn có để ư cách dùng chữ của ông không? “Níu một đời”, “giữ một thời”. Rồi tiếp theo, vài vạn ngày; trăm cơn đau, một vừng nhang khói, cuối cùng là cơi hư vô. Cuộc đời như một chiếc xe từ đỉnh trời, không phanh lao xuống dốc đời. Thời gian cứ trôi đi, đời người cứ ngắn dần, con số cứ nhỏ lại, để rồi một ngày nào đó ai cũng phải trở về với cát bụi, với hư không. Từ vạn xuống trăm, từ trăm xuống một, từ một về zero (hư vô). Đó là một cách dàn trải theo toán học, từ cực đại trở về cực tiểu.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Thử nh́n thêm một nhạc phẩm khác, “Đêm nhớ về Sài G̣n”, viết sau khi định cư tại Mỹ.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    (Đêm nhớ về Sài G̣n)

    Nếu có ai đó chưa từng nghe bài này (qua tiếng hát, ví dụ, của Vũ Khanh, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Nguyên Khang, v.v.), không sao. Cứ đọc trích đoạn ca từ như một phần của một bài thơ xuôi. Và đây là bài thơ xuôi nổi trội, so với hàng ngàn hàng vạn bài thơ xuôi mà chúng ta thấy nhan nhản suốt hơn nửa thế kỷ qua. Không chỉ nổi trội, mà c̣n là một bài thơ hay.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Vậy mà Trầm Tử Thiêng làm được. “Những con đường thèm đôi chân vui” là một h́nh ảnh lạ và đẹp trong âm nhạc. Không chỉ làm được, mà c̣n hay. Không chỉ hay, mà c̣n độc đáo. Không chỉ độc đáo, mà c̣n cho thấy một bản lănh. Tuyệt!

    Hoặc:
    Con đă thấy mùa xuân trong ḷng mẹ
    Mẹ đă t́m mùa xuân trong mắt cha
    Mẹ rưng rưng ôm xuân nồng hội ngộ
    Cha mừng xuân trong sắc áo sương pha
    (Ta đă gặp mùa xuân)

    Đây không c̣n là một đoạn của một ca khúc, mà đích thị là một đoạn thơ. H́nh ảnh gần gũi và lay động của đứa con thấy phơi phới, hân hoan như mùa xuân về trong ḷng mẹ, như sắc xuân về trong ánh mắt Cha. Và đặc biệt là âm điệu. Cái nhẹ nhàng, trong vắt của mùa xuân, cái rưng rưng của hội ngộ, cái lâng lâng không chỉ của thời tiết, đất trời, mà của xuân ḷng phơi phới. Mùa xuân khởi đi từ tận đáy ḷng. Một trích đoạn ngắn thôi, nhưng bộc hết nỗi niềm của ba nhân vật. Ca từ này không “thơ” hay sao?

    Rồi:
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    (Mười năm yêu em)

    https://www.youtube.com/watch?v=ZV97...ature=emb_logo
    Hăy nh́n h́nh ảnh cuộc đời như chiếc lá bồng bềnh trên ḍng lũ nhân sinh để hiểu rằng: đó không chỉ là lời nhạc. Đó là … thơ. Đó c̣n là sự chắt lọc của một trái tim bao lần tưởng như ngưng đập, của từng đêm gian nan, “ngỡ ḿnh sắp đuối”.

    Và đây nữa:
    Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
    Lời cầu kinh vừa có người nghe
    Trái tim ơi, đất trời lồng lộng
    Chờ đêm đêm biển hát t́nh ca

    Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
    Bao sinh linh nhận phép giải oan
    Xiết tay nhau cúi đầu gạt lệ
    Tạ ơn Trên, người vẫn thương người
    (Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng)

    Lời nhạc thật hay. “Thơ” không? “Thơ” quá đi chứ! Thơ bảy chữ đưa vào nhạc chở được cái hiển lộng của t́nh người không phải ai cũng làm được.

    “Lời cầu kinh vừa có người nghe” và “Bao sinh linh nhận phép giải oan” là chứng nghiệm của niềm tin vào những điều tốt đẹp. Đó cũng là điều ông gởi gắm: chúng ta có thể mất tất cả, nhưng đừng bao giờ để mất niềm tin, ngay cả trong lúc tuyệt vọng nhất. Không đập những nhịp đập lạc quan, không bao giờ có những ca từ hay như thế. Chất thơ như rắc mật ngọt trong từng câu chữ, có thể mở được những cánh cửa khó tánh nhất từ người thưởng ngoạn. Nhạc của ông, thơ của ông đă gieo rắt niềm tin vào cuộc đời này.
    Cũng xin nói thêm một bài nữa, đó là bài hát mà tôi đă nghe, đă rớt nước mắt. Tôi khóc cho tâm trạng của một thuyền nhân. Và cũng khóc cho hàng trăm ngàn thuyền nhân khác không bao giờ tới được bến bờ tự do.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    (Dứt băo bắt đầu nước mắt)

    Đây không c̣n là một trích đoạn của một nhạc phẩm, mà đích thị là thơ. Không chỉ là thơ, đây là một phần của một bài thơ “đẹp”. Đẹp ở h́nh ảnh, đẹp ở âm điệu.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Nhà văn, nhà báo Giao Chỉ cho rằng Trầm Tử Thiêng đă “để lại cho chúng ta một t́nh yêu mênh mông giữa con người và đất nước. Giữa con người với con người. Ông đă viết nên những lời năo nùng nhất của nhân loại”. (1)
    Nhà văn Huy Phương cho rằng “Trầm Tử Thiêng là người chép sử lưu vong bằng âm nhạc”. (2)
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Đoàn Nhă Văn, 7/2020

    (1) Giao Chỉ: Trầm Tử Thiêng – người viết Kinh Khổ: http://phiendasau-vongngayxanh.blogs...-kinh-kho.html
    (2) Huy Phương: Trầm Tử Thiêng – người chép sử lưu vong bằng âm nhạc. http://thoibao.com/tram-tu-thieng-ng...-bang-am-nhac/
    Nguồn: Tạp chí Ngôn Ngữ số 9, 9/2020
    Phụ Lục:

    Sau lài bài "Tâm sự của tôi với một người em họi từ miền Bắt vào Nam thăm gia đình tôi:
    https://nuocnha.blogspot.com/2017/12...u-cua-toi.html

  6. #166
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Sự “đánh đổi” của Singapore: Tự do hay “bánh ḿ và bơ sữa”?

    https://www.luatkhoa.org/2020/07/su-...-mi-va-bo-sua/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...-do-hay-b.html

    Sự “đánh đổi” của Singapore: Tự do hay “bánh ḿ và bơ sữa”?
    Published 4 weeks ago on 12/07/2020
    By Kirsten Han


    Singapore. Ảnh: campus.sg.
    (Trong chiến tranh 1954-1975 của Việt-Nam, có 3 con rồng kinh tế là: Nam Hàn, Đài Loan, Singapore. Các nước này hưởng lợi từ cuộc chiến ở VN. Cả ba đều có chính phủ độc tài. Những đảng này vì dân vì nước, nên họ đã đưa đất nước mình tới giai đoạn "Cất cánh về kinh-tế". Quê hương VN khốn khổ của chúng ta cũng có chế độ độc đảng. Điều khác biệt như sau: Thủ lãnh của họ là gián điệp Hồ-quang, người Tàu. Lãnh đạo đảng ta, sau khi thành công theo chủ trương "Cứu cánh biện minh cho phương tiện" đã thừa nhận:

    Ai ở trong nước, xin đến huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh để xem câu nói bất hủ được ghi trang trọng ở cổng vào nghĩa trang)
    Quốc đảo Singapore luôn được ngưỡng mộ khắp nơi trên thế giới v́ những thành công của họ, dù là thực tế hay chỉ là qua cảm nhận: sự ổn định về chính trị; pháp luật và trị an; sự thịnh vượng về kinh tế; các tài năng trẻ; tỷ lệ tội phạm thấp và những đường phố an toàn.
    Thế nhưng, quốc đảo này lại tồn tại những mặt trái: sự thiếu vắng các quyền tự do dân sự như tự do hội họp hay tự do ngôn luận; phương thức điều hành vi mô mang tính rập khuôn, độc đoán đang len lỏi đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hằng ngày.
    Một giả thuyết phổ biến ở Singapore cho rằng những mặt trái đằng sau chỉ đơn giản là cái giá cần phải trả cho thành công ở phía trước. Dân chủ, các quyền tự do dân sự đi kèm cùng với một hệ thống đa đảng bị coi là hỗn loạn và không hiệu quả, và nó không lư tưởng cho nhu cầu phát triển của Singapore.
    Đó là một lập luận thuận tai, không chỉ với người Singapore, mà c̣n với nhiều nhà quan sát từ các quốc gia khác, kể cả những nước có truyền thống dân chủ hơn.
    “Nếu chúng tôi có một Lư Quang Diệu. Chúng tôi sẽ giống Singapore hơn,” tôi đă nghe điều này từ bạn bè ở các quốc gia như Philippines hay Ấn Độ. Xét theo khía cạnh bề nổi, điều đó có lư: v́ sao cần dân chủ khi cái mà nó mang lại chỉ là sự hỗn loạn, tham nhũng, bế tắc và sự kém hiệu quả? Tại sao không cố gắng có được những ǵ Singapore đang có?

    Bánh ḿ, bơ sữa… và chính trị
    Chính trị Singapore có xu hướng tập trung vào các vấn đề được gọi là “bánh ḿ và bơ sữa”. Việc làm. Chi phí sinh hoạt. Giá nhà đất. Những thứ có tác động trực tiếp và rơ ràng đến cuộc sống hàng ngày và sự tiện nghi của thành phố.
    Các vấn đề khác, chẳng hạn như dân chủ và nhân quyền, thường bị coi là “không thực tế” hay “quá lư tưởng”, v́ mối liên hệ của chúng với các mối quan tâm hàng ngày của một người là không rơ ràng. Công bằng mà nói đối với một người dân Singapore b́nh thường, sự kết nối này đă không được chú ư ǵ nhiều nhặn trong nhiều năm; cuộc sống ở quốc đảo này, nh́n chung, rất thoải mái ngay cả khi không có dân chủ hay các quyền tự do dân sự.
    Nhưng sự tách biệt giữa các giá trị dân chủ này và các vấn đề “bánh ḿ và bơ sữa” là một vấn đề lớn, bởi v́ chúng có mối liên hệ phức tạp. Điều này hiện đang được chứng minh với một sự ảnh hưởng đáng kể từ Hong Kong, một trung tâm tài chính châu Á khác thường được so sánh với Singapore.


    Một người biểu t́nh Hong Kong mang “Tấm khiên Tự do”, ngày 24/8/2019. Ảnh: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images.

    Tấm gương Hong Kong

    Các cuộc biểu t́nh đă diễn ra ở Hong Kong từ năm ngoái đến nay. Nguyên nhân dẫn đến phong trào phản đối rộng lớn này ban đầu đến từ một dự luật gây tranh căi sẽ cho phép dẫn độ người dân sống, hoặc chỉ ghé thăm từ Hong Kong đến Trung Quốc Đại lục – nơi sự độc lập của nền tư pháp là rất đáng ngờ và đă từng xảy ra các vụ án oan. Các cuộc biểu t́nh ngày càng lan rộng nhằm đ̣i hỏi trách nhiệm đối với hành vi bạo lực của chính quyền và kêu gọi quyền phổ thông đầu phiếu. Trong khi các vấn đề “bánh ḿ và bơ sữa”, như giá bất động sản và giá thuê nhà cao ngất ngưởng, cũng là một nỗi lo lắng đáng kể cho người dân Hong Kong, th́ mục tiêu của những người biểu t́nh không phải là chính sách liên quan đến tài chính, mà là những đ̣i hỏi về những quy tŕnh dân chủ, thể chế và giá trị.
    Cách tiếp cận này đă khiến nhiều người Singapore hoang mang. Tôi đă gặp nhiều người không hiểu tại sao người Hong Kong lại ra đường hết lần này đến lần khác, tự đặt mạng sống của ḿnh vào làn hơi cay và đạn cao su, trong khi cơ hội chiến thắng th́ dường như rất mong manh. Một số người nổi tiếng ở Singapore đă nhấn mạnh rằng nguyên nhân của các cuộc biểu t́nh liên quan đến giá nhà đất, và nỗi lo của mọi người sẽ được xoa dịu một khi điều này được khắc phục. Sau cùng, những phân tích như vậy càng cho chúng ta biết nhiều hơn về tâm lư của người Singapore và sự cố chấp của chúng tôi trong việc coi trọng “bánh ḿ và bơ sữa” hơn cả những điều khác, hơn cả các sự lựa chọn của người Hong Kong.
    Đối với người biểu t́nh ở Hong Kong, các vấn đề về “bánh ḿ và bơ sữa” có liên quan chặt chẽ đến sự thiếu vắng dân chủ và trách nhiệm giải tŕnh. Giá bất động sản có thể tăng hoặc giảm, nhưng nếu không thể bầu ra một chính phủ quyết định các chính sách của thành phố, người Hong Kong sẽ luôn phải sống dưới sự điều hành của các chính trị gia không được dân bầu hoặc các trùm tài phiệt. Đó là lư do v́ sao nền dân chủ thực sự cần phải có trước; sau đó mọi người mới có thể có tiếng nói trong các vấn đề “bánh ḿ và bơ sữa”.

    Trách nhiệm giải tŕnh và sự minh bạch
    Mối liên hệ giữa dân chủ và “bánh ḿ và bơ sữa” cũng cần được nhận diện tại Singapore. Một số vết nứt đă bắt đầu hiện rơ: nhiều sự cố đă xảy ra trong những năm gần đây đă cho thấy việc thiếu các thể chế dân chủ, có trách nhiệm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người Singapore qua những con đường rất hiện hữu và tức th́.


    Đường phố Singapore. Ảnh: sgsme.sg.
    Trong những năm gần đây, người dân Singapore đă trải qua những bất tiện như sự cố tàu điện, chứng kiến những thảm kịch đau ḷng như cái chết của một số quân nhân, các vụ ṛ rỉ thông tin cá nhân, và chứng kiến một biến cố trong chính gia đ́nh thủ tướng. Tuy nhiên, từ những sự cố này đă nảy sinh ra vấn đề thiếu trách nhiệm giải tŕnh. Dù các cuộc điều tra đă được tiến hành cùng với một số h́nh phạt được đưa ra, nhưng người dân Singapore vẫn chưa thấy các bộ trưởng, CEO hàng đầu v.v… chịu trách nhiệm hoặc từ chức.
    Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch cũng xuất hiện trong các vấn đề khác. Chẳng hạn, Hà Tinh, vợ của Thủ tướng Lư Hiển Long, hiện là CEO của quỹ tài sản công Temasek Holdings, nhưng không ai biết mức lương của bà. Đă có những vấn đề về xung đột lợi ích, chẳng hạn như việc bổ nhiệm cựu luật sư riêng của Thủ tướng Lư vào vị trí tổng chưởng lư, hoặc tổng kiểm toán mới là vợ của một bộ trưởng hiện tại. Trong khi những vụ bổ nhiệm này tự nó không phải là dấu hiệu của tham nhũng, nhưng nó cũng làm dấy lên nhiều nghi ngờ.

    Lư Hiển Long
    Lee Hsien Loong is a Singaporean politician who has served as the 3rd Prime Minister of Singapore since August 2004. Lee is the eldest son of the first prime minister, Lee Kuan Yew.
    Với nhiều chuyện xảy ra ở hậu trường như vậy, thật khó để các công dân b́nh thường thực sự biết hệ thống dân chủ của chúng tôi thực sự chống đỡ được đến mức nào. Và không có các quyền tự do dân sự cũng như các quyền chính trị như tự do hội họp, tự do ngôn luận cùng với các kỳ bầu cử thực sự tự do và công bằng, người dân có rất ít lựa chọn trong việc kiểm soát những người có quyền lực.

    Có nhất thiết phải đánh đổi hay không?

    Bên cạnh việc coi trọng kinh tế và những vấn đề liên quan đến “bánh ḿ và bơ sữa” hơn các vấn đề dân chủ và tự do dân sự, c̣n có một câu hỏi khác thậm chí c̣n quan trọng hơn: liệu có nhất thiết phải đánh đổi không?
    Ư tưởng về một “sự đánh đổi” cho rằng nền dân chủ và tính hiệu quả/sự thịnh vượng vốn không tương thích với nhau. Tuy nhiên, có những ví dụ rơ ràng cho thấy điều ngược lại. Ví dụ, các quốc gia Scandinavia như Na Uy và Thụy Điển thường xếp hạng cao về dân chủ cũng như chất lượng cuộc sống. Không có lư do để tin rằng bất cứ ai cũng cần phải lựa chọn giữa cái này hay cái khác.
    Nhiều người ở các quốc gia khác nh́n vào sự hào nhoáng của Singapore và tự hỏi liệu quốc gia họ có nên đánh đổi giữa nền dân chủ và tự do cho sự thịnh vượng và ổn định kinh tế hay không. Nhưng họ nên nhớ rằng: mặc dù có thể có một số lợi ích ngắn hạn, một hệ thống được xây dựng trên một sự đánh đổi không cần thiết như vậy là rất bấp bênh, nó khiến mọi người phải chiều theo ư chí tùy tiện của những kẻ có quyền.
    ***
    Kirsten Han đóng góp bài viết này cho Luật Khoa theo dự án hợp tác giữa Luật Khoa và tạp chí New Naratif: https://newnaratif.com/ của Singapore.

    Kirsten Han
    Kirsten Han is a Singaporean freelance journalist and activist, covering politics, human rights, and social justice. Her work has been published in the Guardian, ...
    Kirsten Han là một nhà báo tự do người Singapore và là người quản lư thư tin We, The Citizens. Cô nhận được Giải thưởng Danh dự của tổ chức World Justice Project cho hạng mục Báo chí Pháp quyền Đặc biệt năm 2018, và Giải thưởng Báo chí Nhân quyền (Human Rights Press Award) cho các tác phẩm chính luận của cô về “tin giả” và tự do biểu đạt năm 2019. Tiểu luận của cô, “The Silhouette of Oppression”, được Epigram Books xuất bản thành sách năm 2019. Kirsten cũng là sáng lập viên của We Believe in Second Chances, một tổ chức vận động băi bỏ án tử h́nh ở Singapore.
    Hoang Nguyen dịch bài viết gốc của Kirsten Han (tiếng Anh) sang tiếng Việt.
    Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả. Mọi bài b́nh luận xin gửi cho Luật Khoa tại đây.

  7. #167
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 1/4: Lược sử

    https://www.luatkhoa.org/2020/07/nen...-ky-1-luoc-su/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...-1-4-luoc.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 1: Lược sử
    Published 2 weeks ago on 06/07/2020
    By Phùng Anh Khương


    Một người dân Singapore đến viếng đám tang cố thủ tướng Lư Quang Diệu năm 2015. Ảnh: AP.
    Dịch từ bài “Justifying Colonial Rule in Post-Colonial Singapore” của tác giả Thum Ping Tjin, được đăng trên New Naratif ngày 9/9/2017. Thum Ping Tjin là giám đốc điều hành của New Naratif, đồng thời là nghiên cứu viên về Đông Nam Á tại Đại học Oxford (Anh).

    Tựa chính, tựa phụ và cách chia kỳ do Luật Khoa tạp chí đặt.

    Có ba huyền thoại làm nền cho sự cai trị tại Singapore kể từ Thế Chiến thứ Hai đến nay: huyền thoại về sự mong manh, về chế độ nhân tài, và về sự phát triển kinh tế của Singapore.
    a/ Huyền thoại về sự mong manh của Singapore cho rằng sự tồn tại của nước này chưa bao giờ được bảo đảm, bởi v́ quốc gia này nhỏ, dễ bị đe dọa bởi các hiểm họa và các trào lưu bên ngoài, và bởi v́ trong nước này có một hỗn hợp chủng tộc và tôn giáo không ổn định.
    b/ Huyền thoại về chế độ nhân tài của Singapore th́ cho rằng ai ai ở nước này cũng có thể vươn lên làm lănh đạo dựa vào tài năng của họ, bất kể gốc gác, các mối quan hệ xă hội, chủng tộc, hay tôn giáo.
    c/ Huyền thoại về sự phát triển kinh tế của Singapore th́ xác định tính chính danh của chính quyền Singapore thông qua năng lực phát triển kinh tế, sử dụng các tiêu chuẩn kinh tế hẹp như tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Các huyền thoại đó phản chiếu chính xác bối cảnh và hoàn cảnh lịch sử của Singapore tới mức độ nào?

    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Việc hiểu rơ về sự tiếp nối mang tính nền tảng đó giúp chúng ta hiểu rơ hơn về hiện tại, để chúng ta có thể đưa ra những quyết định tốt hơn cho tương lai.

    Tượng Stamford Raffles ở Singapore. Ảnh: kuoni.co.uk.

    Kỳ 1: Lược sử
    Cách duy nhất để tra khảo triệt để các huyền thoại nói trên là t́m hiểu các bối cảnh lịch sử cụ thể của thời mà chính quyền thuộc địa Anh và sau đó là chính quyền đảng Nhân dân Hành Động (People”s Action Party – PAP) nắm quyền. Bên cạnh đó, phải t́m hiểu lư do tại sao các chính quyền đó cho rằng việc tạo dựng các huyền thoại này là quan trọng.
    Dĩ nhiên, nền cai trị của PAP khác, về căn bản, với nền cai trị thuộc địa: trong khi người Anh t́m cách khai thác giá trị chiến lược và giá trị kinh tế của thuộc địa Singapore để phục vụ lợi ích của người Anh, th́ PAP lại là một đảng được đa số người dân Singapore bỏ phiếu ủng hộ. Từ trước đến nay, PAP vẫn cương quyết với mục tiêu phát triển đất nước.
    Không thể chối căi là các chính sách kinh tế, xă hội của PAP phần lớn đă thành công và mang lại các thành quả tích cực cho cả nhà nước và cho đa số người dân.
    Tuy nhiên, các nền cai trị của cả PAP và của chính quyền thuộc địa Anh đều dựa trên các yếu tố quan trọng để đạt được mục đích của họ: kiểm soát chính trị, kiểm soát xă hội và kiểm soát văn hóa.
    Tới cuối Thế Chiến thứ Hai, người Anh đă dần chấp nhận rằng việc trao trả tự do cho thuộc địa Singapore là việc không thể trốn tránh. Để đảm bảo quyền lợi của họ vẫn được bảo vệ sau khi chuyển giao quyền lực, người Anh đặt mục tiêu: Khi ra đi rồi, họ phải để lại Singapore một cộng đồng dân cư xác định căn tính của ḿnh là người Anh, hoặc chí ít là một nhóm các lănh đạo chính trị xem các quyền lợi của họ là tương đồng với quyền lợi của Anh quốc.
    Để đạt được mục tiêu đó, người Anh bắt đầu một tiến tŕnh thiết kế xă hội (social engineering) áp dụng một cách đại trà với cộng đồng dân Singapore.
    Tiến tŕnh thiết kế xă hội này thường sử dụng biện pháp ép buộc và bạo lực. Người Anh đặt các quyền lợi cá nhân xuống bên dưới các nhu cầu của nhà nước. Họ vô hiệu hóa các thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước, và tạm ngừng áp dụng các luật lệ bảo vệ tự do cá nhân trước đàn áp từ nhà nước.
    Chính quyền thuộc địa Anh đă áp đặt T́nh trạng khẩn cấp Malaya (Malayan Emergency) – một giai đoạn áp dụng thiết quân luật từ năm 1948 đến năm 1960 – lên Singapore dựa trên các lư do an ninh, trên hết, là để “chống lại hiểm họa cộng sản”.
    Tuy nhiên, người Anh đă tận dụng t́nh trạng khẩn cấp này để áp đặt các quy chuẩn kinh tế, xă hội, văn hóa mới lên Singapore.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Mọi h́nh thức hoạt động xă hội và chính trị nói trên đều thách thức một mong muốn của chính quyền thuộc địa Anh: mong muốn độc quyền định đoạt căn tính người dân khu vực Malaya.

    Singapore năm 1957. Ảnh: NATIONAL ARCHIVES OF SINGAPORE.
    Người Anh cũng t́m cách gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử tại Singapore, đầu tiên bằng cách chỉ cho phép những người có hộ chiếu cư dân thuộc địa Anh (British subjects) đi bầu. Năm 1957, theo đề xuất từ Lư Quang Diệu, người Anh c̣n áp đặt thêm điều luật “chống phản động” đầy tai tiếng không cho phép bất kỳ ai từng bị tạm giữ với cáo buộc tội danh phản động được ra ứng cử trong đợt bầu cử năm 1959. Luật này theo đó đă loại bỏ khỏi cuộc bầu cử một loạt các lănh đạo thiên tả được nhiều người dân ủng hộ. Các lănh đạo thiên tả này trước đó đều chỉ bị tạm giữ mà không thông qua xét xử.
    Các luật lệ nói trên đă đảm bảo là cơ quan lập pháp của Singapore luôn nằm dưới sự kiểm soát của một đồng minh ủng hộ phương Tây. Đồng minh này sẽ luôn tiếp tục hợp thức hóa các luật lệ đó.
    Bằng cách thông qua các luật lệ phản tự do dựa trên một cơ chế dân chủ nghị viện theo kiểu Anh về h́nh thức nhưng không về bản chất, các nhà cầm quyền thuộc địa tại Singapore tiếp tục hợp thức hóa các hành động của họ trong khi vẫn rao giảng rằng họ đang duy tŕ một nền “pháp quyền” (rule of law).
    Việc làm luật như thế tạo điều kiện cho một quá tŕnh chuyển hóa xă hội và văn hóa tại Singapore trong những năm 1950 theo đúng ư muốn người Anh.
    Để định h́nh cách người dân suy nghĩ về chính trị, người Anh t́m cách kiểm soát các hoạt động truyền bá thông tin, truyền thông và văn hóa. Họ khẳng định uy thế trí thức và uy thế đạo đức của họ. Họ thể hiện bản thân họ như là nguồn của các giá trị quốc gia và là bên có toàn quyền phân xử các vấn đề liên quan đến các giá trị đó.
    Theo cách như vậy, một nhóm người nước ngoài mang tư tưởng đế quốc đă tự cho ḿnh độc quyền định đoạt căn tính người dân xứ Malaya, và định đoạt hành vi nào có thể bị xem là “phản động”.
    Các cách nh́n nhận căn tính người Malaya theo lối khác được xem là những thách thức với đặc quyền này của người Anh. Theo đó, những tư tưởng khác biệt phải bị đàn áp.
    Đặc biệt, người Anh t́m cách hủy diệt các không gian ngôn ngữ và chính trị của người Hoa. Các không gian đó vốn rất khó để người Anh kiểm soát. Do bản chất ngôn ngữ riêng biệt và do thường được hỗ trợ tài chính bởi cộng đồng doanh nghiệp người Hoa, các không gian này thường độc lập khỏi chính quyền thuộc địa.
    Bằng cách quy định tiếng Anh là ngôn ngữ chính, người Anh đă giành không gian công luận cho riêng họ. Họ đơn phương áp đặt các định nghĩa vốn dĩ gây tranh căi theo hướng có lợi nhất cho chính sách của họ: chỉ có người Anh mới được quyền diễn dịch thế nào là “có trách nhiệm”, thế nào là “ôn ḥa”, thế nào là “mang tính xây dựng” trong chính trị.
    Theo đó, các tài liệu nội bộ của chính quyền thuộc địa – đặc biệt là các báo cáo của Cơ quan Điều tra đặc biệt (Special Branch), và cả các báo cáo về đời sống văn hóa xă hội Singapore – phơi bày một câu chuyện dễ hiểu về “phản động” với một thứ ngôn ngữ đặc thù mà Ranajit Guha đă gọi một cách ấn tượng là “văn xuôi chống nổi dậy”.

    Ranajit Guha
    Ranajit Guha is a historian of the Indian Subcontinent who has been vastly influential in the Subaltern Studies group, and was the editor of several of the group's early anthologies. He migrated from India to the UK in 1959, and was a reader in history at the University of Sussex.

    Trong các tài liệu đó, các nhà hoạt động chống thực dân của Singapore đều không thể tránh khỏi việc bị mô tả là những kẻ bị thao túng bởi các thế lực ngoại quốc, những thế lực bất hợp pháp muốn chống lại quốc gia Singapore, thường là Đảng Cộng sản Malaya hay các thành phần cách mạng cánh tả. Người Anh rất ít khi chịu phân biệt giữa các hoạt động t́m cách giải quyết các vấn nạn xă hội thực sự và các hoạt động phản động của các thế lực bên ngoài.
    Người Singapore không chỉ mất đi tự chủ của họ do nền cai trị thuộc địa, họ c̣n được đặc tả trong các tài liệu thuộc địa rằng họ không có sẵn năng lực tự chủ. V́ người Singapore không thể tư duy cho chính họ, chính phủ thực dân phải tư duy thay cho họ. Nếu người dân không thể tư duy, việc kiểm soát theo đó là cần thiết.

    Lư Quang Diệu năm 1959. Ảnh: TIME.

    Năm 1959, đảng PAP chiến thắng trong cuộc bầu cử để trở thành một chính phủ Singapore tự trị. Đảng này nguyên gốc là một liên minh giữa một nhóm trí thức học từ Anh về do Lư Quang Diệu lănh đạo và một nhóm lớn hơn bao gồm các nhà hoạt động công đoàn cánh tả. PAP ban đầu đă rất thành công và nhận được nhiều ủng hộ.
    Sang giai đoạn 1960-61, PAP gặp khó khăn. Lư Quang Diệu từ chối tôn trọng các cam kết bầu cử quan trọng trước đó, bao gồm cam kết ủng hộ phong trào lao động, cam kết băi bỏ các luật lệ thuộc địa cho phép việc tạm giam không xét xử, và cam kết trả tự do cho các tù nhân chính trị thiên tả.
    PAP mất dần sự ủng hộ từ quần chúng và thua hai cuộc bầu cử phụ (by-election) trong năm 1961. Phần lớn các đảng viên PAP bỏ đảng khi giới lănh đạo đảng này từ chối thay đổi chính sách. Thất bại trong cuộc bầu cử năm 1963 là có thể dự báo trước.
    Giới lănh đạo PAP đối mặt với hai lựa chọn: chấp nhận ư nguyện của người dân, hoặc đàn áp ư nguyện đó để củng cố quyền lực họ đang nắm.
    Nhóm lănh đạo PAP lúc đó đă chọn phương án thứ hai. Họ từ chối con đường dân chủ và quay ngược lại sử dụng các biện pháp, chính sách của chính quyền thuộc địa để kiểm soát các không gian vật lư (physical space) và không gian tri thức (intellectual space). Trong các biện pháp và chính sách đó có việc bắt giữ và giam cầm không xét xử hơn 130 chính trị gia đối lập, các nhà hoạt động và các lănh đạo công đoàn trong Chiến dịch Coldstore vào tháng 02/1963.
    Sau khi tách rời khỏi Malaysia, PAP t́m cách áp dụng các chiêu bài thuộc địa trong một lớp vỏ mới. Chính quyền Singapore b́nh thường hóa t́nh trạng chèn ép các quyền tự do cá nhân, t́nh trạng thiếu vắng các thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Đồng thời, họ tiếp tục ngưng áp dụng các luật bảo đảm quyền tự do cá nhân trước đàn áp từ nhà nước.
    Đặc biệt từ những năm 1980, các nguồn lực nhà nước, như ngân sách và quy hoạch hành chính, được dồn cho các hoạt động tạo dựng và phát triển ưu thế của giới tinh hoa cầm quyền, thông qua các chương tŕnh giáo dục có chọn lọc và các chương tŕnh học bổng. Việc đó tạo ra một ṿng tṛn tự cường của một nền cai trị tinh hoa.
    Nền cai trị thuộc địa phản tự do trước đây đă được đem ra ca tụng như là một thế mạnh của Singapore (ví dụ, việc lưu giữ tượng đài và di sản của Stamford Raffles). Từ những năm 1990, việc ca tụng chính quyền thuộc địa đó được đem ḥa quyện vào một phiên bản tự sự quốc gia mới. Phiên bản tự sự đó nhấn mạnh vai tṛ của PAP trong việc phát triển Singapore, và khẳng định uy thế của giới lănh đạo PAP.
    Dùng địa vị thống trị ngành lập pháp của ḿnh, PAP hợp thức hóa các luật lệ kiểm soát không gian công cộng. Dần dần, truyền thông cả nước được đưa vào trong tầm kiểm soát của nhà nước, và việc nhà nước độc quyền không gian công luận chính trị đă được khẳng định. Các chính sách thời thuộc địa về kiểm soát trí thức cũng được áp dụng, đưa ra áp dụng trở lại, hay được mở rộng thêm. Trong các chính sách đó có việc chèn ép các ngôn ngữ địa phương trong khi suy tôn tiếng Anh, và việc áp đặt rằng chỉ có chính quyền mới có quyền định nghĩa căn tính quốc gia.
    Mục tiêu hủy diệt hay kiểm soát các nền giáo dục sử dụng ngôn ngữ địa phương của chính quyền thuộc địa xưa kia cuối cùng cũng đă được hoàn thành vào những năm 1980, khi chính phủ Singapore chấm dứt việc giáo dục sử dụng các ngôn ngữ địa phương và ép trường Đại học Nanyang phải sáp nhập với trường Đại học Singapore.
    Củng cố sức mạnh cho bản hiến pháp thuộc địa mà họ thừa hưởng, PAP cũng tiến hành tinh vi hóa thêm và mở rộng vượt mức các các hoạt động đàn áp mà chính quyền thuộc địa từng áp dụng.
    PAP đă đi c̣n xa hơn cả chính quyền thuộc địa Anh. PAP gạt bỏ các nguyên tắc dân chủ, trách nhiệm nhà nước, và nhân quyền mà chính người Anh đă xem là không thể từ bỏ.
    Ví dụ, đạo luật về Phá hoại công tŕnh công cộng (Vandalism) năm 1966 phớt lờ nguyên tắc cho rằng h́nh phạt phải tương xứng với vi phạm. Đạo luật này áp dụng các h́nh phạt mang tính nhục mạ với mục đích đàn áp các hoạt động chống đối của các tổ chức dân sự.
    Đạo luật về báo chí và in ấn báo chí năm 1974 c̣n đẩy xa hơn mức độ kiểm soát truyền thông của chính quyền thuộc địa cũ. Đạo luật này cắt giảm tự do biểu đạt, áp đặt một mô h́nh hai tầng kiểm soát các cơ quan báo chí trong nước, và sau đó áp đặt việc kiểm soát báo chí nước ngoài.
    Đạo luật cải cách ngành nghề pháp lư năm 1986 cũng loại bỏ một năng lực độc lập của Luật sư đoàn Singapore, đó là năng lực góp ư lập pháp.
    Đạo luật duy tŕ hài ḥa tôn giáo năm 1991 th́ cắt giảm sâu sắc tự do tôn giáo, tự do biểu đạt và tự do đi lại bằng cách định nghĩa khắt khe mọi h́nh thức chống đối chính sách nhà nước là các hoạt động chống hài ḥa tôn giáo.

    Chính phủ PAP cũng t́m cách ngăn trở các hoạt động chính trị của các đảng chính trị đối lập ôn ḥa thông qua việc thay đổi hệ thống bầu cử bằng cách tạo ra các khu vực bầu cử tập tuyển (Group Representative Constituencies) (1988) và vị trí tổng thống dân cử (Elected Presidency) (1991). PAP cũng tạo ra các hội đồng địa phương (Town Councils) (1986) để trừng phạt các khu vực bầu cử nào dám bầu cho các ứng cử viên đối lập, đồng thời áp dụng trở lại h́nh thức nghị viên được bổ nhiệm (Nominated Members of Parliament) từng có thời thuộc địa (1990).

    Từ phải qua là các đời thủ tướng Singapre: Lư Quang Diệu, Ngô Tác Đống và Lư Hiển Long. Ảnh: SCMP.
    Quyền tự do phát biểu trong Nghị viện cũng bị cắt giảm bằng các áp đặt giới hạn thời gian phát biểu của các nghị viên (giới hạn c̣n một tiếng đồng hồ vào năm 1964, sau đó c̣n nửa tiếng đồng hồ năm 1987). Chủ tịch Nghị viện cũng có quyền xử phạt nghị viên theo một cách giản lược không cần thông qua một ủy ban chuyên trách (1986).
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Trong các năm gần đây, các luật lệ mới cũng đă được đưa ra để mở rộng quyền lực của chính phủ trong kiểm soát ngôn luận và cắt giảm tự do biểu đạt. Các luật lệ đó là Dự luật Trật tự công cộng năm 2009, Luật bảo vệ chống sách nhiễu năm 2013, các thay đổi với Luật Quy tŕnh chính phủ, với Luật về Thông báo Phát sóng (Giấy phép theo thứ hạng) năm 2013, Luật về Giải trí và Mít-tinh công cộng năm 2014, Luật Bảo vệ Công lư (Quản trị) năm 2016.
    Các luật này gia tăng các quyền lực độc đoán của các cơ quan hành pháp và/hoặc làm cho việc thách thức các quyết định của các cơ quan đó trở nên khó khăn hơn.
    Bản phác thảo khái quát 70 năm lịch sử Singapore nói trên cho thấy một sự tiếp nối mang tính nền tảng giữa nền cai trị thời thuộc địa và nền cai trị trong giai đoạn độc lập của nước này.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

  8. #168
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 2/4: Huyền thoại về “thế lực thù địch”

    https://www.luatkhoa.org/2020/07/nen...-luc-thu-dich/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/09...re-ky-2-4.html

    Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 2: Huyền thoại về “thế lực thù địch”
    Published 2 weeks ago on 07/07/2020
    By Phùng Anh Khương


    Thủ tướng Singapore Lư Quang Diệu. Ảnh: Chưa rơ nguồn.Thủ tướng Singapore Lư Quang Diệu. Ảnh: Chưa rơ nguồn.
    Dịch từ bài “Justifying Colonial Rule in Post-Colonial Singapore”: https://newnaratif.com/research/just...ial-singapore/ của tác giả Thum Ping Tjin, được đăng trên New Naratif ngày 9/9/2017. Thum Ping Tjin là giám đốc điều hành của New Naratif, đồng thời là nghiên cứu viên về Đông Nam Á tại Đại học Oxford (Anh).

    Tựa chính, tựa phụ và cách chia kỳ do Luật Khoa tạp chí đặt.

    Kỳ 2: Huyền thoại về “thế lực thù địch”
    Nằm ở vị trí trung tâm trong các mạng lưới vận chuyển và mạng lưới trí thức của cả khu vực và thế giới, Singapore là nơi các ư thức hệ và các trường phái chính trị đối lập tranh giành ảnh hưởng với nhau. Singapore là một địa điểm mấu chốt trong hệ thống pḥng thủ các khu vực của Anh quốc tại Đông Nam Á, Úc, và New Zealand.
    Năm 1915, nhiều cuộc nổi loạn xảy ra tại Ấn Độ. Đặt cạnh phong trào chống thuộc địa đang lên ở đất nước này, người ta càng thấy rơ rằng Singapore thật dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng chính trị ngoại quốc, và chủ quyền của lănh thổ nhỏ bé này quả thật mong manh. Từ bối cảnh đó, nền tảng hay phiên bản gốc của khái niệm “mối đe dọa an ninh với Singapore” được h́nh thành. Nền tảng đó xác định: “Hiểm họa của Singapore đến từ bên ngoài, bắt nguồn từ các tổ chức ngoại quốc với mưu tính lật đố các quyền lực thuộc địa”. Tư tưởng chính của các nhà chức trách an ninh cho rằng “các hành động nổi loạn đều gần như hoàn toàn là kết quả của các âm mưu từ bên ngoài.”
    Nguồn cơn của bất măn được xác định ngay từ gốc rễ là không phải do sai sót ǵ của giới cầm quyền thuộc địa. Trái lại, nguy cơ đó được xem là đến từ nước ngoài, mang tính phản loạn và gây ra chết chóc.
    Quan điểm này được dùng để đánh giá mọi hành động phản kháng chống lại chính quyền Singapore sau này, suốt từ 1930 đến 1960, bất kể đó là hoạt động công đoàn, các hoạt động theo chủ nghĩa quốc gia, theo chủ nghĩa cộng sản, theo chủ nghĩa xă hội, hay theo chủ nghĩa chống thực dân.

    Một cuộc bạo loạn sắc tộc ở Singapore năm 1964. Ảnh: Pinterest.
    Ngay cả trong giai đoạn độc lập, các bất măn do các cuộc khủng hoảng kinh tế của những năm 1970 và do các chính sách không hợp ḷng dân của chính quyền Singapore trong những năm 1980 đến nay cũng được nh́n nhận trong cùng lăng kính đó: xuất phát từ các thế lực bên ngoài.
    Trong Giai đoạn T́nh trạng khẩn cấp Malaya, cách diễn giải hiểm họa an ninh đó tạo ra một lư do biện minh cho việc áp dụng thiết quân luật, vốn bao gồm việc ngừng suy tôn pháp quyền, cho phép bắt bớ người mà không cần giải tŕnh, và không tuân thủ chuẩn mực tố tụng.
    T́nh trạng náo động tăng cao của giới lao động đă đe dọa ổn định chính trị và lợi ích tư bản. T́nh trạng náo động đó có nguyên do từ các ảnh hưởng kinh tế xă hội của thời kỳ phát-xít Nhật chiếm đóng, từ việc tái áp đặt chế độ thực dân Anh, và từ sự dâng cao của phong trào chống thực dân của người Malaya.
    Cho dù không hề có bằng chứng nào cho thấy có tồn tại một âm mưu ở mức cơ bản của Đảng Cộng sản Malaya (MCP), chính quyền thuộc địa Anh vẫn đă ra lệnh cấm đảng này hoạt động từ tháng 07/1948, “không phải bởi v́ chính quyền Anh có bằng chứng không thể phủ nhận là có tồn tại một âm mưu lật đổ của phe cộng sản, hay bởi v́ chính quyền Anh có lợi ích trong việc bịa ra một âm mưu như thế, mà bởi v́ chính quyền Anh muốn gây dựng lại ḷng tin vào thể chế thuộc địa.”
    Đảng Cộng sản đă hoàn toàn chẳng có ảnh hưởng ǵ đến đời sống của đa số người dân Singapore, ngoại trừ vai tṛ của họ như là một “ông kẹ” được các nhà chức trách thuộc địa dùng để dọa dẫm người dân.
    Các tài liệu của Cơ quan Điều tra Đặc biệt cho thấy Đảng Cộng sản chưa bao giờ gây dựng được chỗ đứng đáng kể ở Singapore (như họ đă gây dựng được ở các khu vực Malaya khác). Những người cộng sản này cũng không thực sự có khả năng điều khiển các đồng minh cánh tả của họ – những người thường có động cơ chính trị đa dạng và hoạt động hoàn toàn độc lập với Đảng Cộng sản.
    Đảng Cộng sản bị Cơ quan Điều tra Đặc biệt săn đuổi, cuối cùng bị tận diệt và hoàn toàn biến mất trên chính trường Singapore từ năm 1950.
    Đảng Cộng sản càng bị cắt bỏ vây cánh ở Singapore th́ chính quyền thuộc địa lại càng phải vẽ thêm ra các bức tranh bạo loạn cộng sản rộng hơn, lớn hơn. Họ vẫn cần phải tự biện minh cho việc kiểm soát xă hội và kiểm soát chính trị ngày càng sâu rộng.
    Phạm vi của các hành động “phản động” và gây chết chóc theo đó cũng được chính quyền thuộc địa mở rộng. Tháng 09/1956, nhằm biện minh cho việc đàn áp phong trào chống thuộc địa đang lớn mạnh, Giám đốc Cơ quan Điều tra Đặc biệt Alan Blades và Thống đốc Singapore William Goode đưa ra một định nghĩa mới về chủ nghĩa cộng sản. Đó là: bất kỳ hành vi phản kháng chính quyền nào.
    Blades và Goode lập luận rằng thông qua việc động viên tinh thần nổi loạn, các hành vi phản kháng làm suy yếu uy quyền chính phủ và theo đó hỗ trợ cho các mục đích của các phe nhóm cộng sản. Blades đề xuất phải bắt giữ bất kỳ ai “cư xử như một người cộng sản”.
    “Khi mà khả năng kháng cự tự nhiên của chúng ta chưa có, th́ chúng ta cần gấp rút đẩy mạnh việc mở rộng các biện pháp đàn áp, bao gồm việc giam giữ và trục xuất tất cả những ai có hành tung giống một đảng viên cộng sản, bất kể người đó có liên kết với MCP hay không. Hội Tam Hoàng đă bị luật pháp cấm. Phe cộng sản cũng ác độc không kém và thậm chí c̣n nguy hiểm hơn. Các hành vi cộng sản phải bị cấm đoán hoàn toàn.”
    Với chính sách như thế, chính quyền thuộc địa Anh tiến hành bắt và giam giữ không xét xử hơn 300 người với cáo buộc phản động, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1956. Các vụ bắt giữ này đă được xem là bằng chứng cho thấy có tồn tại một âm mưu cộng sản, theo đó thúc đẩy nhu cầu phải có các hành vi đàn áp khác trong tương lai.
    Tương tự, chiến dịch Coldstore cũng đă được biện minh trước công chúng là một chiến dịch bảo vệ an ninh nội địa. Và cũng vẫn thế, các tài liệu chính quyền Anh liên quan đến Coldstore cho thấy rằng đă không hề có một bằng chứng nào về một âm mưu cộng sản hay một hành động trái pháp luật nào đó. Các cuộc điều tra sau bắt giữ cũng không t́m ra được bất kỳ bằng chứng nào của một âm mưu lật đổ chính quyền.

    Thủ tướng Lư Quang Diệu gặp gỡ với các nhóm dân cư trong cuộc khủng hoảng năm 1964. Ảnh: Strait Times.
    Giới lănh đạo đảng PAP chủ động hợp tác với chính quyền thuộc địa Anh và chính quyền Liên bang Malaya trong chiến dịch Coldstore, giúp mở rộng thêm các huyền thoại do người Anh tạo ra về một mối hiểm họa cận kề Singapore.
    Phản động cộng sản tiếp tục được dùng làm lư do biện minh cho việc bắt giữ không xét xử sau chiến dịch Coldstore. Các vụ bắt giữ tăng cao nhất trước các kỳ tổng tuyển cử năm 1968, 1972, 1976, 1980, và 1988.
    Lần nào cũng thế, việc bắt giữ được biện minh là cần thiết để ngăn chặn các hành động phản loạn vốn do các thế lực bên ngoài giật dây. Ví dụ, các vụ bắt giữ năm 1987 được biện minh là để ngăn chặn một “âm mưu của phe theo chủ nghĩa Marx” vốn được giật dây điều hành từ London. Chính quyền Singapore chưa hề đưa ra được bằng chứng nào để giải thích các vụ bắt giữ đó, và cũng không có người bị bắt giữ nào bị đưa ra buộc tội trước ṭa.
    Trong cái huyền thoại hay được đảng PAP kể về sự mong manh của Singapore trước tấn công quân sự từ nước ngoài, cuộc xâm lăng và chiếm đóng của phát-xít Nhật hay thường được viện dẫn như một bằng chứng không thể chối căi.
    Tuy nhiên, việc Singapore thất thủ hồi đó đă gây bất ngờ chính là bởi v́ Singapore không hề là một vị trí dễ bị thất thủ. Trái lại, Singapore là một địa điểm chủ chốt được pḥng thủ kỹ càng của quân đội Anh tại Đông Nam Á. Nó chính là địa điểm vững mạnh nhất trong các thuộc địa của người Anh.
    Nhật Bản có cả một cỗ máy chiến tranh khổng lồ. Cỗ máy đó đă hủy diệt Trân Châu Cảng, xâm chiếm phần lớn diện tích Trung Quốc và Đông Nam Á, đánh bại cả các lực lượng quân đội thuộc địa Anh, Pháp, và Hà Lan đồng thời cầm chân quân đội Mỹ trong một thế giằng co kéo dài sáu tháng. Người Nhật đă phải tận dụng cả cỗ máy chiến tranh đó mới có thể chiếm được Singapore, và họ chiếm được cũng có phần do may mắn.
    Việc Singapore có vẫn đang mong manh trước các tấn công quân sự hay không là một chủ đề gây tranh căi. Sau giai đoạn phát-xít Nhật chiếm đóng, và ngay cả trong một khoảng thời gian dài sau độc lập, an ninh lănh thổ Singapore đă tiếp tục được bảo đảm bởi các lực lượng Anh, Úc, và New Zealand. Các lực lượng kết hợp của họ, vốn đă tham chiến trong Giai đoạn T́nh trạng Khẩn cấp Malaya, và trong cuộc tranh chấp với Indonesia trong những năm đầu thập niên 1960, bao gồm 63.000 binh lính, hai hàng không mẫu hạm, 80 tàu chiến, 20 phi đội máy bay đóng tại Singapore.
    Khi Hoa Kỳ ngày càng can thiệp sâu rộng vào Việt Nam trong những năm 1960 và 1970, xuất khẩu từ Singapore sang Nam Việt Nam tăng mạnh. Người Mỹ vẫn tiếp tục ở lại Đông Nam Á khá lâu sau giai đoạn đó và họ đă đóng vai tṛ lực lượng ngăn ngừa cộng sản trong khu vực. Ngày nay, Hoa Kỳ vẫn có tàu thuyền hoạt động ngoài khơi Singapore.
    Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, Lực lượng Quân sự Singapore (SAF) có năng lực quân sự vượt xa kích cỡ bé nhỏ của nước này. Các nhà phân tích đă gọi lực lượng này là “lực lượng quân sự hiệu quả nhất, có thể là mạnh mẽ nhất, của Đông Nam Á” và “lực lượng quân sự tinh vi nhất của Đông Nam Á”, đồng thời ghi chú thêm rằng các láng giềng Malaysia và Indonesia xem SAF là một mối nguy hiểm, chứ không phải là một lực lượng pḥng thủ.
    Trong bối cảnh đó, có thể tranh luận rằng Singapore về mặt pḥng thủ quân sự không hề dễ tổn thương hơn phần c̣n lại của Đông Nam Á. Singapore có thể c̣n là nơi vững vàng nhất trong khu vực này.
    Kỳ 3 – Huyền thoại về “làng chài”
    Kỳ 4 và hết – Huyền thoại về chế độ nhân tài

  9. #169
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 3/4: Huyền thoại về “làng chài”

    https://www.luatkhoa.org/2020/07/nen...-ve-lang-chai/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/10...re-ky-3-4.html

    Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 3: Huyền thoại về “làng chài”
    Published 2 weeks ago on 08/07/2020
    By Phùng Anh Khương


    "Làng chài" Singapore cuối những năm 1940. Ảnh: photo-heritage.com."Làng chài" Singapore cuối những năm 1940. Ảnh: photo-heritage.com.
    Dịch từ bài “Justifying Colonial Rule in Post-Colonial Singapore”: https://newnaratif.com/research/just...ial-singapore/ của tác giả Thum Ping Tjin, được đăng trên New Naratif ngày 9/9/2017. Thum Ping Tjin là giám đốc điều hành của New Naratif, đồng thời là nghiên cứu viên về Đông Nam Á tại Đại học Oxford (Anh).

    Tựa chính, tựa phụ và cách chia kỳ do Luật Khoa tạp chí đặt.

    Kỳ 3: Huyền thoại về “làng chài”
    Trái với giọng điệu đầy lo lắng khi nói về các nguy cơ phản động, tài liệu ghi chú của chính quyền thuộc địa Anh nhắc đến các vấn đề kinh tế Singapore từ thế kỷ 19 trở đi bằng một giọng kể đầy tự hào.
    Trong câu chuyện đó, nền cai trị thuộc địa anh minh của người Anh đă giúp phát triển Singapore, giúp mang lại sự giàu sang, ḥa b́nh và ổn định. Tới năm 1950, người Anh đă biến Singapore từ một làng chài bé nhỏ thành một đô thị toàn cầu sống động.
    Câu chuyện này phần lớn là sự thật, tuy nhiên không nhất thiết chính xác theo cái cách người Anh tự khắc họa.
    Khi Raffles bước lên băi biển Singapore năm 1819, địa phương này lúc đó đang sống trong cái bóng của một thời hoàng kim xưa cũ. Trong các năm 1800, Singapore đă tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào sự trợ giúp của các thương gia người Bugis và người Hoa, và đă hưởng lợi từ các đường dây mua bán thuốc phiện và nô lệ trong khu vực.
    Báo cáo năm 1904 của Thống đốc Ngài John Anderson mạnh mẽ tuyên bố rằng khu vực Malaya sở hữu “các điều kiện cơ sở vật chất thông thường về hành chính, về tiện nghi và nhu cầu thiết yếu của cuộc sống văn minh nhiều hơn bất kỳ thuộc địa nào của Đế quốc Anh”. Tới năm 1930, Singapore là nước giàu nhất tại châu Á, “bề ngoài là một trong những thành phố giàu sang nhất trong Đế quốc Anh”.
    Singapore lúc ấy vốn đă nổi tiếng v́ nhiều điều vẫn đang làm quốc đảo này nổi tiếng ngày nay: các ṭa nhà cao, tráng lệ và hiện đại; các khu mua sắm khổng lồ; công nghệ hàng đầu; một giai cấp thượng lưu quốc tế; tiêu chuẩn sống cao; và thương mại.


    PHIM TÀI LIỆU VỀ SINGAPORE NĂM 1938.
    Sau giai đoạn Nhật chiếm đóng, Singapore cũng nhanh chóng hồi phục, và tới năm 1950, lại lần nữa trở thành trung tâm quan trọng nhất về thương mại, vận tải, và truyền thông trong khu vực Viễn Đông. Singapore lúc đó cũng có: thị trường lớn nhất trên thế giới dành cho cao su tự nhiên và thiếc; một thị trường giao dịch kỳ hạn (commodities futures) có chuyên môn; một trung tâm phân phối dầu khí hàng đầu thế giới.
    Các cộng đồng tinh hoa người châu Âu và người châu Á tại Singapore đă trở nên giàu có nhanh chóng nhờ vào thương mại. Singapore cũng có nước uống sạch nhất tại châu Á, và số xe gắn máy tính trên đầu người cao nhất châu Á. Siêu đô thị giàu có này có mức thu nhập b́nh quân đầu người lúc đó là $1.200, cao thứ nh́ châu Á, chỉ sau thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
    Các quan chức người Anh cho rằng người dân Singapore phải cảm thấy biết ơn người Anh. Năm 1957, Thống đốc Black than phiền rằng những cử tri người Singapore đă tỏ ra vô ơn với “các thành tích rơ rệt mà Hội đồng Thành phố đă giành được trong 10 năm qua”.
    Nhưng các cử tri người Singapore lại nh́n nhận rằng Hội đồng Thành phố – vốn là một dạng chính quyền dân cử địa phương được chính quyền thuộc địa Anh đưa vào áp dụng trong các năm 1950 – là một cơ quan tham nhũng và kém hiệu quả, và là một bộ máy quan liêu chỉ phục vụ quyền lợi người châu Âu và giới thượng lưu.
    Tương tự, Giám đốc Sở Giáo dục David McLellan than phiền rằng công chúng Singapore chưa bao giờ biết ơn công sức lao động của các quan chức cơ quan giáo dục. Chính những quan chức này đă chịu trách nhiệm t́m cách kiểm soát giáo dục bằng tiếng Hoa, đóng cửa các trường Hoa ngữ, và ngăn chặn hoạt động của Đại học Nanyang. Nanyang vốn là trường đại học Hoa ngữ đầu tiên của Đông Nam Á vốn được thành lập năm 1956 nhờ một chiến dịch quyên góp từ người dân Singapore bất kể chính quyền thuộc địa Anh chống đối.
    Giới cầm quyền Anh vẫn luôn tin rằng nền cai trị thuộc địa là tốt cho khu vực Malaya, và tương lai Malay phụ thuộc vào việc người dân Malaya chấp nhận các kế hoạch của người Anh trong tiến tŕnh trao trả thuộc địa. Người Anh cho rằng các hoạt động phản kháng lại các kế hoạch của họ, như phong trào chống thuộc địa của các phe phái cánh tả theo chủ nghĩa xă hội, là mối đe dọa hủy hoại các thành quả của người Anh và đe dọa tương lai của khu vực Malaya.
    Luận điểm đó dĩ nhiên là hư cấu. Mục tiêu của công cuộc thuộc địa hóa là làm giàu cho Anh quốc. Người Anh theo đuổi việc phát triển kinh tế chính là để đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu đó. Có một số lớn dân chúng thời thuộc địa là các cộng đồng lao động nghèo khổ vốn đă bị bóc lột để tạo ra của cải. An sinh của người dân Singapore đă hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ của nước này với tư bản toàn cầu.
    Chính quyền thuộc địa Anh đă phớt lờ hay tránh né vấn đề an sinh xă hội cho đến khi họ thấy rằng vấn đề này là thiết yếu cho việc duy tŕ chính sách thuộc địa sau Thế Chiến thứ Hai. Singapore vẫn luôn rất giàu, nhưng nó cũng là một nơi đầy sự phân biệt và bất b́nh đẳng.

    Không ảnh Singapore khoảng năm 1950. Ảnh: National Archives of Singapore (NAS).
    Huyền thoại về phát triển kinh tế Singapore của Đảng Nhân dân Hành động (PAP) t́m cách thế chỗ cho cái huyền thoại cũ hơn của người Anh bằng cách giành về cho PAP chiến công phát triển kinh tế Singapore. Theo đó, Singapore trước khi độc lập là một nước nghèo khó và thành quả lớn của PAP chính là làm cho Singapore giàu mạnh.
    Ngay từ khi bắt đầu làm thủ tướng, Lư Quang Diệu đă t́m cách giành lấy công trạng phát triển kinh tế đó.
    Khi chính phủ của ông ta vừa chưa đầy một năm tuổi, Lư đă huênh hoang vào năm 1960 rằng nhờ chính sách của chính phủ ông, Singapore đă có “thu nhập b́nh quân cao nhất tại châu Á – $1.200/người/năm.”
    Con số đó không đến từ chính sách kinh tế hiệu quả mà đến từ những năm bóc lột sức lao động người dân của chính quyền thuộc địa Anh.
    Lương bổng ở Singapore đă bị ǵm giữ do chính sách chứ không phải do thị trường. Thu nhập trung b́nh (mean income) năm 1957 của Singapore là $1.200, nhưng mức lương (wage) phổ biến nhất của một lao động phổ thông nam lúc đó chỉ vào khoảng $100-120/tháng – ngay ngưỡng nghèo của một hộ gia đ́nh bốn người ($101.85/tháng) và ít hơn 1/10 con số lương trung b́nh (mean wage) $1.200/tháng.
    Các công nhân Singapore có rất ít quyền và sự bảo đảm pháp lư dành cho người lao động trong thời thuộc địa. Các quyền ít ỏi họ có được cũng hay bị xâm phạm. Chi phí cuộc sống thường cao: tiền nhà, tiền y tế, tiền đi lại đều đắt đỏ. Những người dân Singapore không được hưởng nền giáo dục Anh quốc thường chịu các h́nh thức phân biệt đối xử mang tính hệ thống, bởi v́, tiếp cận với giáo dục, dịch vụ hành chính, và công việc trong khu vực công đều yêu cầu phải có bằng cấp tiếng Anh.
    Từ năm 1959, PAP ban đầu t́m cách phá bỏ các h́nh thức phân biệt đối xử có hệ thống như thế. Họ áp dụng các chính sách tiến bộ như bảo vệ người lao động khỏi các h́nh thức bóc lột và mở rộng các cơ hội giáo dục, cũng như bảo đảm b́nh đẳng giữa các ngôn ngữ khác nhau. PAP cũng vạch ra các kế hoạch rộng lớn cho việc mở rộng an sinh xă hội, xây dựng một hệ thống chăm sóc y tế công sử dụng ngân quỹ nhà nước, và ủng hộ trường Đại học Nanyang.
    Chính phủ PAP bắt đầu hiểu rằng người dân làm việc tốt nhất khi họ được nhận lương bổng thỏa đáng, được trao thêm quyền tự do, và không phải lo ngại về các vấn đề như tiếp cận y tế, giáo dục, và nhà cửa. Tuy nhiên, nhiều chính sách tiến bộ nói trên không kéo dài lâu.
    Thành công của PAP không hề đến từ việc làm giàu và phát triển Singapore, như người ta thường giả định. Singapore đă giàu và phát triển từ rất lâu trước khi PAP ra đời.
    Danh tiếng của PAP về quản trị nhà nước tốt đến từ các chính sách thúc đẩy công lư xă hội và cơ hội cho mọi người; từ việc duy tŕ và bảo vệ quyền lợi của người dân, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các thành quả từ phát triển kinh tế, để họ có được mức lương công bằng, và đạt được một mức sống tương xứng với nỗ lực họ đă bỏ ra để xây dựng Singapore.
    Các cải cách nói trên phần lớn được đưa ra trong thập niên cầm quyền đầu tiên của PAP và chúng vẫn tiếp tục là nền tảng cho thành công ngày nay của Singapore. Tuy nhiên, nhiều cải cách và chính sách đang ngày càng bị cắt giảm kể từ khi chính phủ Singapore chuyển hướng sang áp dụng tư tưởng tân tự do (neoliberal) từ cuối thập niên 1970. Dấu hiệu của việc chuyển hướng này bao gồm việc rút trợ cấp an sinh xă hội và tư nhân hóa các dịch vụ công ích.

    Kỳ 4 và hết – Huyền thoại về chế độ nhân tài

  10. #170
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 4/4: Huyền thoại về chế độ nhân tài

    https://www.luatkhoa.org/2020/07/nen...e-do-nhan-tai/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/10...re-ky-4-4.html

    Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 4 và hết: Huyền thoại về chế độ nhân tài
    Published 1 week ago on 09/07/2020
    By Phùng Anh Khương


    Thủ tướng Lư Hiển Long và một số thành viên nội các năm 2016. Ảnh: MCI.Thủ tướng Lư Hiển Long và một số thành viên nội các năm 2016. Ảnh: MCI.

    Dịch từ bài “Justifying Colonial Rule in Post-Colonial Singapore” của tác giả Thum Ping Tjin, được đăng trên New Naratif ngày 9/9/2017. Thum Ping Tjin là giám đốc điều hành của New Naratif, đồng thời là nghiên cứu viên về Đông Nam Á tại Đại học Oxford (Anh).

    Tựa chính, tựa phụ và cách chia kỳ do Luật Khoa tạp chí đặt.

    Kỳ 4 và hết: Huyền thoại về chế độ nhân tài
    Huyền thoại này có các gốc rễ khá sâu ở Singapore. Lực lượng công nhân viên chức Malaya (Malayan Civil Service – MCS) vốn là lực lượng viên chức chính phủ Anh quản lư toàn bộ khu vực thuộc địa Malaya. Họ có tổng hành dinh tại Singapore và cho đến Thế Chiến thứ Hai, họ là một lực lượng đầy đặc quyền, với tư tưởng phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính nặng nề.
    MCS cương quyết chỉ tuyển người là các “gentlemen” có gốc gác phù hợp, và phải là nam giới người châu Âu. Vấn đề với MCS là phần lớn những người được cử đến Malaya làm việc đều không hề xem Malaya là một khu vực đáng mong đợi.
    Với các sinh viên mới ra trường từ các trường “tốt nhất” và từ các đại học hàng đầu như Oxford và Cambridge, các cơ quan nhà nước đáng ngưỡng vọng nhất là Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các cơ quan hành chính thuộc địa tại Sudan và tại Ấn Độ. Chương tŕnh đào tạo cán bộ Viễn Đông, vốn đào tạo những người sẽ được cử đến Singapore, là một trong những chương tŕnh ít được sinh viên coi trọng nhất. Ngay cả trong nội bộ Chương tŕnh đào tạo cán bộ Viễn Đông, người ta cũng thích đến Ceylon (Sri Lanka ngày nay) hoặc Hong Kong hơn.

    Tranh minh hoạt Singapore nh́n từ Government Hill khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nơi ngày nay là Fort Canning Hill. Nguồn: Bảo tàng Quốc gia Singapore.
    Những người gia nhập MCS không hề là những người giỏi nhất. Ngược lại, họ là những người thuộc nhóm cuối, thường là đă thi tuyển vào các cơ quan khác nhưng không thành công và “bất đắc dĩ” phải chọn MCS.
    Qua thời gian, MCS dần quán triệt rằng yếu tố quan trọng cho việc bổ nhiệm chức vụ không phải là kết quả học tập mà là vai vế xă hội. Vai vế xă hội, thay v́ năng lực học tập, trở thành điều kiện tuyển chọn tiên quyết của MCS. Họ muốn tuyển người từ một nhóm nhỏ tầng lớp thượng lưu Anh – những người biết cách suy nghĩ và nói năng sao cho thích hợp.
    Năm 1899, quan chức cấp cao Sir Charles Mitchell báo cáo với Bộ Thuộc địa Anh rằng MCS cần một số “người đàn ông trẻ, có thể chất tốt, năng động và không e sợ ǵ, có hiểu biết trung b́nh, nếu được th́ nên đến từ gia đ́nh gia giáo. Năng lực học vấn cao không phải là yếu tố cần thiết.”
    Cách tuyển chọn này đă tạo ra một tầng lớp cai trị ở Malaya bao gồm những người thuộc giới thượng lưu nhưng không học hành giỏi giang. Các quan chức MCS có một thái độ tự tôn lấn át, nhưng không hề có thực tài để cho thấy rằng họ xứng đáng được quyền ngạo mạn như thế. Họ sinh ra trong nhung lụa và có vẻ bề ngoài là đă được tuyển chọn thông qua một chế độ trọng nhân tài.
    Giai cấp cai trị người Anh thực sự tin tưởng vào tính ưu việt của họ, và theo đó họ trở thành “những nhà tuyên truyền tốt nhất, những người tin tưởng mạnh mẽ nhất vào cái huyền thoại tự-tạo về một năng lực tự-thân độc nhất trong việc đào tạo ra các thủ lănh nhân loại.”
    Sau khi chiếm lại Malaya sau Thế Chiến thứ Hai, người Anh vẫn không hề cho thấy họ đă học được ǵ từ thất bại ê chề trước người Nhật. Người Anh nhanh chóng tái thiết lập các đặc quyền về chủng tộc và đặt ra các lằn ranh màu da tại Singapore.
    Tuy nhiên, tiến tŕnh trao trả tự do cho các nước thuộc địa càng được đẩy mạnh th́ các khẳng định đặc quyền chủng tộc như thế càng trở nên đáng chê trách và khó có thể duy tŕ.
    Trong vai tṛ những kẻ xâm chiếm thuộc địa, người Anh không thể biện minh cho nền cai trị của họ bằng cách trưng ra rằng họ là những nhà cầm quyền được bỏ phiếu dân chủ hay là những nhà cầm quyền gốc bản địa. Quyền lực của người Anh, trái lại, đến từ các hiệp ước được kư kết với các nhà cầm quyền người Malay và đến từ quyền lực ṇng súng của chính người Anh.
    Để biện minh cho việc duy tŕ nền cai trị Singapore trong khi nhiều thuộc địa khác đă được độc lập (Ấn Độ năm 1947, Myanmar năm 1948, và Liên bang Malaya năm 1957), người Anh khẳng định rằng họ có một uy thế vượt trội về đạo đức và trí thức so với người Singapore tại Singapore, rằng là người Anh biết mọi chuyện rơ nhất, rằng là các kế hoạch tại Malay của họ là những kế hoạch hoàn hảo nhất. Tại Singapore, và thực sự là trên toàn đế quốc Anh, các nền cai trị thuộc địa được biểu đạt như là hiện thân của phát triển hiện đại, của giàu sang và của tính đa nguyên.
    Huyền thoại về chế độ nhân tài của Singapore cũng đă được đảng PAP tiếp nối từ người Anh. Năm 1959, PAP thực ra có lư do xác đáng để nói rằng họ là một đội ngũ nhân tài. Một trong các lư do chính cho các thành công tranh cử ban đầu của PAP chính là v́ họ có một đội ngũ lănh đạo ban đầu rất đa dạng.

    Lư Quang Diệu (người đang phát biểu) và dàn lănh đạo nội các của PAP sau khi nhậm chức năm 1959. Ảnh: Strait Times.
    PAP được thành lập năm 1954 như là một liên minh các lực lượng chống thuộc địa và mang tư tưởng cánh tả đến từ nhiều gốc gác nghề nghiệp, ngôn ngữ, giáo dục khác nhau. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1959, PAP tự hào quảng cáo bản thân họ là đại diện cho mọi người dân Singapore b́nh thường. Các ứng cử viên PAP bao gồm các nhà nghiên cứu, bác sĩ, nhân viên hành chính, luật sư, kế toán, các thành viên công đoàn, nông dân, thợ cắt tóc, thợ mộc, và thợ may. Thành công của thế hệ lănh đạo đầu tiên này của PAP là một minh chứng cho thấy nhân tài có thể đến từ mọi gốc gác.
    Nhưng khi giới lănh đạo PAP trở nên ngày càng độc đoán và mang tư tưởng tinh hoa, th́ nội bộ lănh đạo đảng có nhiều chia rẽ giữa các năm 1955 và 1961. Nhiều đảng viên có năng lực với xuất thân đa dạng đă bỏ đảng hoặc bị khai trừ đảng.
    Các lănh đạo c̣n lại t́m đến những người họ quen biết và tin tưởng để thế vào chỗ những người bỏ đi. Những người mới vào này chủ yếu giống các lănh đạo PAP c̣n lại đó về cả địa vị xă hội-kinh tế và tư tưởng chính trị. Quyền lực dần dần được tập trung vào trong tay một nhóm quyền thế nhỏ hẹp. Vào những năm 1980, trong đảng PAP ngày càng có tính đồng nhất về tư tưởng, giá trị, và trải nghiệm. Giới tinh hoa chính trị PAP ngày nay đa số là nam giới, gốc Hoa, thuộc tầng lớp thượng lưu, tốt nghiệp từ một nhóm nhỏ các trường hàng đầu, hay đă từng phục vụ trong quân đội như là các sỹ quan-học giả.
    Việc gia nhập vào một giới “tinh hoa” như thế chủ yếu là do may mắn sinh vào gia đ́nh danh giá. Cạnh tranh diễn ra gắt gao trong nội bộ giới quyền thế này, nhưng chế độ nhân tài của Singapore trong truyền thuyết thực ra chỉ tồn tại bên trong nhóm nhỏ đă định sẵn này mà thôi.
    Điều này tạo ra một giai cấp cầm quyền đồng nhất giống như giai cấp cầm quyền thuộc địa ngày trước: mọi người đều đến từ một nhóm nhỏ.
    Giới tinh hoa đó là những người được sinh ra với những đặc quyền đặc lợi sẵn có, nhưng lại tin rằng họ được tuyển chọn thông qua một quy tŕnh trọng đăi nhân tài. Họ tin rằng các thành quả đạt được là do công sức cá nhân của chính họ và không hề nghĩ rằng họ hàm ơn xă hội cho những đặc quyền sẵn có ấy.
    Đặc điểm này khiến cho họ khó mà đồng cảm với các vấn đề kinh tế xă hội bức thiết, như giá sinh hoạt hay chi phí y tế tăng cao, việc phải cạnh tranh giành việc làm với người nước ngoài, hay các ảnh hưởng tiêu cực của việc tư nhân hóa các dịch vụ công ích.

    Kết luận

    Các huyền thoại về sự mong manh, về chế độ nhân tài, và về sự phát triển kinh tế của Singapore vốn đang được hô hào bởi chính quyền đảng PAP đều là di sản từ chính quyền thuộc địa Anh.
    Cả chính phủ PAP và chính phủ thuộc địa đều dùng các huyền thoại đó cho cùng mục đích: để biện minh cho việc nhà nước can thiệp vào đời sống người dân; biện minh cho việc đẩy ra ŕa các nguồn cội truyền thống và nguồn cội cộng đồng của các tổ chức xă hội-chính trị; và để biện minh cho việc mở rộng các quyền lực độc đoán của nhà nước.
    Chỉ ra các huyền thoại đó không phải là để phủ nhận hàng loạt thành quả của cả nền cai trị thuộc địa và chính phủ PAP. Chỉ ra các huyền thoại đó giúp chúng ta nh́n nhận rằng Singapore thời kỳ độc lập phần lớn vẫn đang được cai trị bằng các giá trị không hoàn mỹ và mang nặng định kiến vốn đă được các quan chức thuộc địa người Anh đưa vào Singapore từ trước.
    Các huyền thoại đó đă, và sẽ vẫn tiếp tục dựa trên một nửa sự thật và những câu chuyện hư cấu. Chúng rất có ảnh hưởng, và chúng được sử dụng để biện minh cho những nền cai trị độc tài, cho việc áp bức, cho việc làm què quặt các cơ chế kiểm soát quyền lực thể chế, và cho việc cắt giảm tự do cá nhân cùng các quyền con người cơ bản.
    Đảng PAP từng chối từ các huyền thoại ấy trước khi họ khai trừ phe cánh tả trong đảng này vào năm 1961. Tuy nhiên, khi đối mặt với thử thách và chống đối, giới lănh đạo PAP đă chọn việc tận dụng chính các diễn ngôn này để biện minh cho nền cai trị độc tài của họ. Theo đó, các giá trị và các giả định quan trọng từng là nền tảng cho nền cai trị thuộc địa đă được PAP dựng lại. Đảng này sau đó phát triển thêm và mở rộng các chính sách đàn áp của chính quyền thuộc địa.
    Đặt nền cai trị Singapore rơ ràng trong bối cảnh lịch sử như trên giúp nâng cao khả năng phân tích, phê phán và cải tạo chính quyền trong tương lai. Đặc biệt, hiểu về việc tiếp nối nền cai trị thuộc địa của chính quyền PAP hiện tại giúp chúng ta đi đến một nhận xét: tuy đất nước Singapore đă độc lập về mặt vật lư, chúng ta vẫn chưa tiến hành việc giải thuộc địa chính ḿnh về trí thức và tâm lư.
    Như Franz Fanon đă nh́n nhận, chủ nghĩa thuộc địa gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho tâm trí của người dân ở xứ sở bị cai trị. Họ bị làm cho thấp kém đi bởi một định kiến bám rễ sâu trong chính ḿnh, rằng họ có ít phẩm giá hơn.

    Franz Fanon
    Frantz Omar Fanon, also known as Ibrahim Frantz Fanon, was a French West Indian psychiatrist and political philosopher from the French colony of Martinique. His works have become influential in the fields of post-colonial studies, critical theory and Marxism.
    Các huyền thoại được sử dụng bởi chính quyền Anh và PAP đều có mục đích dạy dỗ và uốn nắn những người dân bị nô dịch hóa và những kẻ cai trị vào các vai tṛ tương xứng: nô lệ và chủ nô. Theo đó, các diễn ngôn này giúp thiết lập các trật tự xă hội mà trong đó những người dân bị nô dịch hóa phải hợp tác trong chính quá tŕnh lệ thuộc hóa bản thân họ.
    V́ vậy, để cho xă hội Singapore phát triển thành một xă hội công bằng và b́nh đẳng, chúng ta phải giải cấu trúc và từ chối các huyền thoại nói trên. Người Singapore càng nhận thức bản thân tốt hơn th́ họ càng hiểu đầy đủ hơn vai tṛ của chính ḿnh trong việc xây dựng một xă hội dân chủ dựa trên công lư và b́nh đẳng.
    (Hết)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •