Ca sỹ Lệ Thu, một trong những danh ca hàng đầu của miền Nam Việt Nam trước 1975, vừa qua đời ở miền Nam California sau gần hai tháng chống chọi với Covid-19 ở tuổi 78, được đầu tiên xác nhận trên một bản tin của VOA ngay sau đó.

Anh Jimmy Nhựt Hà, người dẫn chương tŕnh truyền h́nh đồng thời là người gần gũi với gia đ́nh Lệ Thu, cho VOA biết anh được con gái ca sỹ Lệ Thu thông báo mẹ cô qua đời vào lúc 7h tối ngày 15/1 tại bệnh viện Orange Coast Memorial, Quận Cam.

Bà ra đi khi đang trong t́nh trạng hôn mê suốt ba tuần qua kể từ khi được đặt ống thở.
“V́ cô Lệ Thu bị Covid, bệnh viện không cho đem về nhà mà để trong bệnh viện làm sạch hết virus, mấy tuần sau mới cho đưa ra nhà quàn cho thăm viếng,” anh Jimmy nói với VOA về việc chuẩn bị tang lễ.
Anh cũng cho biết là gia đ́nh Lệ Thu đă liên lạc nhà quàn để đặt ngày làm tang lễ ‘nhưng nhà quàn không c̣n chỗ nữa mà phải đến cuối tháng Hai mới có’.
Miền Nam California đang trong đợt bùng phát dịch Covid-19 dữ dội với nhiều người Việt ở đây qua đời v́ căn bệnh này.
Hôm 31/12, con gái lớn của ca sỹ Lệ Thu nói với VOA rằng khi nhập viện, t́nh h́nh của bà ‘rất khả quan’ và ca sỹ Lệ Thu c̣n chuẩn bị để xuất viện. Nhưng chỉ sau hai tuần th́ t́nh h́nh bà đột ngột trở xấu, khó thở và được đặt ống thở từ hôm Giáng sinh đến nay.

Được biết, khi biết ḿnh nhiễm Covid, ca sỹ Lệ Thu tự ḿnh gọi cứu thương v́ không muốn lây cho con cái. Kể từ khi nhập viện đến nay, các con của bà không thể vào thăm mà chỉ có thể nói chuyện và nh́n thấy mẹ qua màn h́nh điện thoại.


o0o



3 nữ danh ca hàng đầu của nền âm nhạc Miền Nam từ trái sang phải
Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh


Lệ Thu là một trong ba tên tuổi ca sĩ nổi tiếng làng nhạc Việt trước 1975 đến nay, bên cạnh Thái Thanh, Khánh Ly. Bà sinh năm 1943 tại Hải Pḥng, tên thật là Bùi Thị Oanh. Bố mẹ bà sinh được tám người con, tuy nhiên bảy con đầu đều qua đời khi bà mới chỉ lên ba. Bà vốn sinh ra trong một gia đ́nh khá giả. Do khúc mắc chuyện gia đ́nh, mẹ đưa bà vào Sài G̣n sinh sống khi bà mới 10 tuổi.

Năm 1959, khi c̣n học trường Les Lauriers (nay là tiểu học Đuốc Sống, quận 1, TP HCM), được bạn bè cổ vũ, bà lần đầu hát với ca khúc Tà áo xanh (Dang dở) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Chất giọng của bà được ông chủ pḥng trà Bồng Lai để ư, ngỏ lời mời đi hát. Ban đầu, sợ mẹ không chấp nhận, bà từ chối. Ông ra sức thuyết phục bà đến hát ở pḥng trà, kèm theo một khoản thù lao hậu hĩnh. Khi được hỏi muốn gọi với nghệ danh là ǵ, bà lập tức nói: Lệ Thu. Sau này, trả lời phỏng vấn, bà cho biết: "Tôi hiểu chữ 'lệ' mang nghĩa buồn lắm, là nước mắt, và mùa thu cũng sầu không kém. Thế nhưng 'lệ' ở đây c̣n có nghĩa là mỹ lệ, là một mùa thu rất đẹp. Đến giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao cái tên này lại được bật lên một cách tự nhiên như thế".

Từ năm 1968 đến năm 1971, tiếng hát Lệ Thu cuốn hút khán giả đến các vũ trường trung tâm Sài G̣n. Thời gian đầu, bà thường tŕnh bày những nhạc phẩm Anh, Pháp: La vie en rose, A certain smile, La mer, Love is a many-splendored thing... Ngoài đi hát tại các tụ điểm, bà c̣n kư giao kèo hợp tác thu thanh băng nhạc, khởi đầu cho thời kỳ đỉnh cao trong nghề. Theo báo chí đương thời, bà thuộc top ba giọng ca ăn khách nhất Sài G̣n lúc bấy giờ, bên cạnh Thái Thanh và Khánh Ly,

Nổi tiếng với giọng ca khàn ấm, âm vực rộng, Lệ Thu được nhiều nhạc sĩ viết tặng riêng các ca khúc: Nước mắt mùa thu (Phạm Duy), Xin c̣n gọi tên nhau (Trường Sa), Thu, hát cho người (Vũ Đức Sao Biển)... Thực ra bài "Thu, Hát Cho Người" nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển viết để nhớ về mối t́nh thời trung học ở Quảng Nam. Sau đó, ca khúc in đậm dấu ấn của giọng hát Lệ Thu, trở thành một trong những bản t́nh ca thành công nhất của bà và nhiều người vẫn cho rằng VĐSB viết bài này cho ca sĩ Lệ Thu .

Thập niên 1970, tên tuổi bà gắn liền với nhạc sĩ Trường Sa khi là người đầu tiên thu âm ba sáng tác nổi tiếng của ông: Rồi mai tôi đưa em, Xin c̣n gọi tên nhau, Mùa thu trong mưa. Trường Sa từng kể, năm 1969, khi chạy trên đường phố Sài G̣n, nghe tiếng hát Lệ Thu lồng lộng qua khung cửa sổ pḥng trà Tự Do, ông lập tức dừng lại, viết những câu đầu tiên trong Xin c̣n gọi tên nhau: "Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng/ Chiều đong đưa những bước chân đau ṃn...". Bà cũng thành công với nhiều tác giả khác: Phạm Đ́nh Chương, Dương Thiệu Tước, Cung Tiến, Y Vân, Từ Công Phụng...
Trong những giờ phút cuối cùng của Sài G̣n , Lệ Thu đă lên đường di tản. Nhưng khi đă đến phi trường chuẩn bị di tản vào ngày 28/4 năm 1975, bà quyết định quay trở lại v́ c̣n mẹ già mà bà là người con duy nhất.

Năm 1979, bà vượt biên cùng con gái út, được đưa đến trại tị nạn Pulau Bidong. Đến năm 1980 bà đến Mỹ và định cư ở miền Nam California. Hai năm sau hai người con gái lớn của bà cũng vượt biên và đoàn tụ với bà.
Tại Mỹ, bà tiếp tục thâu đĩa, đi hát phục vụ cộng đồng người Việt và tham gia vào các chương tŕnh nhạc hội của Thúy Nga, Asia… Từ năm 2007, bà cũng bắt đầu trở về nước biểu diễn. Năm 2017, Lệ Thu từng thực hiện đêm nhạc ‘Như là kỷ niệm’ cùng Tuấn Ngọc tại Việt Nam.

Từ một người yêu mến tiếng hát của Bà từ khi biết nghe nhạc Việt, xin nguyện cầu hương hồn Bà theo "Hoàng hạc bay, bay măi bỏ trời mơ" để về cơi Vĩnh Hằng nhưng tiếng hát Bà vẫn ở lại để "Thu hát cho người, Thu hát cho người, người yêu...ơi! "
Xin cúi đầu tiễn biệt Bà

BlackHole

Thu Hát Cho Người (Vũ Đức Sao Biển) - tiếng hát Lệ Thu



Bản T́nh Cuối (Ngô Thụy Miên)- Lệ Thu
https://w.soundcloud.com/player/?url...5500&auto_play

V́ Tôi Là Linh Mục (Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Đức Quang phổ nhạc)- Lệ Thu
https://w.soundcloud.com/player/?url...5500&auto_play

Phượng Yêu (Phạm Duy)- Lệ Thu
https://w.soundcloud.com/player/?url=https%3A//api.soundcloud.com/tracks/821525308&color=%23f f5500&auto_play

Em Lễ Chùa Này (thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy) - Lệ Thu
Với bản nhạc này giọng ca của Lệ Thu xếp thứ 2 chỉ sau Thái Thanh
https://w.soundcloud.com/player/?url=https%3A//api.soundcloud.com/tracks/968766709&color=%23f f5500&auto_play

Những người Công Giáo hẳn đă một lần nghe Lệ Thu ca bài hát này bởi chưa có giọng ca nào vượt tiếng hát của Bà với nhạc phẩm này:

Lời Con Xin Chúa (Lê Kim Khánh)- tiếng hát Lệ Thu