Results 1 to 4 of 4

Thread: Thầy Tuệ Sỹ, bậc chân tu của Phật Giáo Việt Nam viên tịch, trụ thế 81 tuổi:-(

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,752

    Thầy Tuệ Sỹ, bậc chân tu của Phật Giáo Việt Nam viên tịch, trụ thế 81 tuổi:-(

    Thầy Tuệ Sỹ, bậc chân tu của Phật Giáo Việt Nam viên tịch, trụ thế 81 tuổi:-(



    * SOURCE: https://www.youtube.com/@TuLucBookstore

    Thầy Tuệ Sỹ trong vận mệnh Phật giáo Việt Nam

    Chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023, tin lan nhanh trong giới Phật giáo Việt Nam, cũng như những người quan tâm, thầy Thích Tuệ Sỹ đă ra đi lúc 16 giờ, ở chùa Phật Ân, Đồng Nai, với những người thân thiết và các thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chung quanh.

    Thầy đă rời bệnh viện ngày 23 và về đến chùa Phật Ân, chấp nhận giờ lâm chung theo lẽ tự nhiên, hóa thân về với hư không, như thầy viết trong di chúc “hư không hữu tận, ngă nguyện vô cùng”. Thầy Tuệ Sỹ ra đi để lại những bài học khôn cùng về trí tuệ, về chọn lựa và cả tận hiến cho Phật giáo, cho quê hương, dân tộc.

    Phật giáo Việt Nam trong nửa thế kỷ này có thể nói đă trải qua hai lần chuyển biến, chân đứng như chạm mép vực sâu của thời thế, và của cả những điều khó nói. Trong hai lần chuyển biến đó, tôi học được sự điềm nhiên và những bước đi có chọn lựa đầy trí tuệ của Thầy Tuệ Sỹ, qua nhiều cảnh ngộ khác nhau.

    Những năm tháng sau khi Việt Nam thống nhất địa lư, nhưng đó cũng là lúc Phật giáo bị tan tác, chia rẽ và h́nh thành giáo hội mới với sự bảo trợ của nhà nước. Đó được coi là lần chuyển biến thứ nhất. Những bậc thầy của Phật giáo Việt độc lập truyền thống rơi vào những hoàn cảnh xót xa. Những minh sư hiền giả lại bị đẩy vào cái chết bất thường, tù đày, cô lập… trong giai đoạn rối ren, hỗn loạn. Thế hệ tiếp nối của tinh thần Phật giáo lúc đó như Thầy Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu, Thích Phước An… mỗi người một nơi.

    Nhưng riêng với Thầy Tuệ Sỹ, sự có mặt, đối thoại và hành xử theo luật pháp Việt Nam vào giai đoạn sau năm 1975 đă đặt các nhà làm chính sách ở Việt Nam vào thế muốn xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một tổ chức bất hợp pháp là một điều không dễ. Sự biến Lương Sơn là một biến cố mà sự có mặt của Thầy đă mở ra một chứng minh quan trọng: cộng đồng tôn giáo, dù lớn hay nhỏ, là một thực thể lịch sử và truyền thống vượt lên hạn chế của tên gọi, thời gian và địa lư, bất luận có được thế quyền nh́n nhận hay không.

    Chính v́ vậy, việc có thêm một giáo hội, chỉ có ư nghĩa làm đa dạng sinh hoạt tôn giáo chứ không thể v́ vậy mà loại trừ một hoạt động tôn giáo khác. Cấm chỉ, thành lập hay loại bỏ bằng quyền lực chỉ là hoạt động vô nghĩa ngoài da.

    Buộc ḷng phải lên tiếng v́ lẽ phải, và sự tồn tại của một tập hợp tôn giáo có tính lịch sử của người Việt Nam, Thầy Tuệ Sỹ đột nhiên trở thành một h́nh ảnh mang tính chính trị. Ngay cả án tử h́nh (1988) hay những lần bị tù, quản thúc, Thầy được chúng Phật tử kính trọng với câu trả lời trở thành kinh điển trước các quan chức hay ṭa án, nhưng Thầy lại không coi đó là danh tiếng hay điều đáng lưu tâm trong cuộc đời theo chân Phật.

    Thầy Hạnh Viên, người kề cận nhiều với thầy Tuệ Sỹ, có kể rằng Thầy Tuệ Sỹ thấy ngại khi người ta nói nhiều về những năm tháng khó khăn của Thầy, ngại khi nghe nói về những phát biểu có tính như một nhà đấu tranh chính trị.

    “Ôn (ngài) nói là một người đi tu, điều đáng nói là sự giác ngộ và giá trị tu tập của ḿnh, c̣n những chuyện khác đó là sự đối phó với đời thường, không có ǵ đáng nói. Nếu cứ nói miết về tính chính trị, hóa ra đời ḿnh đă xao lăng kinh kệ rồi sao?”

    Quả thật, vận mệnh của Phật giáo Việt Nam nổi ch́m theo vận nước. Thầy Tuệ Sỹ nói, và xác định sự tự tại, minh định giá trị đời ḿnh trong vận mệnh của Phật giáo, là điều buộc phải làm chứ không là điều Thầy chọn làm.

    Đó là lư do những đoạn thăng trầm, bất ḥa và mất kết nối trong nội bộ dẫn đến chuyện năm 2005, sau khi bị thay thế bởi một thành viên khác trong Ban chỉ đạo Viện Hóa đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thầy vẫn tập trung làm công việc dịch kinh, chú giải và Phật sự như lẽ sống quan trọng nhất: Một người đến với Phật, điều quan trọng nhất vẫn là t́m về ngồi dưới chân Phật.

    Tấm ḷng và trí tuệ của Thầy vẫn tỏa sáng. Tháng 5 năm 2019, Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ ra Quyết định số 14 trao quyền điều hành Giáo hội cho Ḥa thượng Thích Tuệ Sỹ. Nên đến tháng 4 năm 2020, nhân lễ chung thất của Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, Ḥa thượng Thích Tuệ Sỹ tuyên bố phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền điều hành Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

    Có thể nói, lúc này là lần chuyển biến thứ hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Việc xuất hiện và được giao phó, khiến nhiều vị chức sắc và những nhánh hoạt động thiên về Phật giáo Thống nhất đàm luận, chất vấn và thậm chí tỏ ra nghi ngờ. Bởi lẽ, Thầy ẩn dật và dành nhiều thời gian cho các công tŕnh Phật học – được cho là có lẽ đă “quy thuận” chính quyền và không c̣n muốn tranh đấu.

    Đó có thể là lư do, dù được Đức Đệ ngũ Tăng thống giao toàn quyền, Thầy chỉ xin được nắm vị trí là một “Bỉnh pháp Tỳ-kheo,” chờ khi thuận tiện sẽ tổ chức đại hội để dựng lại Hội đồng Lưỡng viện và bầu ra người lănh đạo mới: Đức Đệ lục Tăng thống. Cho đến ngày 21 và 22 tháng 8 năm 2022, Thầy mới vận động được Chư tôn đức để dựng lại Hội đồng Giáo phẩm Trung ương và Hội đồng này đă thỉnh cử Thầy làm Chánh thư kư kiêm Xử lư Thường vụ Viện Tăng thống.

    Hơn ai hết, Thầy hiểu vấn nạn của nội bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lúc này: Có người muốn đấu tranh quyết liệt đối đầu, có người muốn tập hợp lực lượng chính danh, có người muốn giữ yên t́nh thế để phát triển nhân lực và vật lực… nhưng quan trọng sự bất đồng là điểm chính, trong sự theo dơi chặt chẽ của nhà cầm quyền.

    Chính v́ sự nóng ḷng muốn có người lănh đạo, để đấu tranh, để phục hoạt, mà đă từng có một đại hội tự tổ chức ở miền Trung không lâu sau khi Đệ ngũ Tăng thống viên tịch, để bầu lên Đệ lục Tăng thống. Tuy nhiên, kết quả và chức vị từ đại hội đó dần im tiếng v́ không chính danh.

    Những năm tháng này là sự đau yếu kéo dài của Thầy Tuệ Sỹ. Nhưng Thầy vẫn nhận vị trí cố vấn Hội đồng Hoằng pháp, và thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam tạng Lâm thời. Công tŕnh mới nhất là phiên dịch 29 cuốn kinh, luật và luận thuộc Thanh văn tạng của Đại tạng kinh Việt Nam, được coi là vô cùng quan trọng trong tàng thư Phật giáo cho người Việt Nam.

    Có lúc, vang lên lời chất vấn về chuyện tự do tôn giáo đang khốn khó, tại sao Thầy Tuệ Sỹ lại không chọn tranh đấu, mà lại thực hiện việc dịch kinh sách? Thật, trong bối cảnh lửa tàn tro lạnh của sinh hoạt tôn giáo độc lập nói chung, lời chất vấn này không phải là không có ư nghĩa. Câu hỏi đặt ra, nhằm trực diện đến vận mệnh Phật giáo Việt Nam tự do hôm nay, cũng đă có lúc gieo cho tôi sự hoài nghi, khiến tôi phải loay hoay đi t́m sự giải đáp giữa thế giới đầy biến động này.

    Năm 1959, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 phải đi tỵ nạn sang Ấn Độ để tránh âm mưu sát hại của cộng sản Trung Quốc, trên đường đi, những nghĩa quân kháng chiến Tây Tạng đón ngài và đề nghị ngài làm lănh đạo tinh thần của cuộc kháng chiến đ̣i độc lập. Nhưng là một người đi tu, ngài chỉ có thể đấu tranh bằng lời kinh truyền thống và mở rộng tinh thần tôn giáo tự do bên ngoài quê hương bị cộng sản thao túng, đàn áp.

    Khi đến Ấn Độ, nghe thấy có người kháng chiến thất vọng về ngài đă tự sát, lúc đó Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đă khóc và nói rằng ngài không thể đứng ở vị trí chỉ huy những cuộc tấn công hủy diệt con người và cầu xin những người kháng chiến hăy b́nh tâm.

    Cũng chính v́ vậy, năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma xin rút vai tṛ chính trị trong Quốc hội lưu vong để dành trọn thời gian vận động tinh thần cho một nước Tây Tạng độc lập. Đấu tranh trực diện là giai đoạn, nhưng ǵn giữ giá trị truyền thống cho mai sau mới là điều phải tận lực.

    Tôi như chợt nh́n ra cuộc vận động lặng lẽ và là rường cột mà Thầy Tuệ Sỹ chủ xướng. Chủ ư của Thầy là dành sức cho vận mệnh Phật giáo Việt Nam độc lập và tinh khiết – một ngày mai phải đến. Sau năm 1975, việc tách nhập Phật giáo, tạo thành nhánh mới vào năm 1981, mọi thứ hoàn toàn là chỏng chơ, với toàn bộ trí tuệ kinh điển, đều là của những bậc đại sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tạo dựng, chuyển soạn, phiên dịch…

    Ngoài đền đài, những tượng Phật to lớn và ngôn từ thao túng trục lợi dân chúng của giáo hội mới, xương sống của Phật giáo Việt Nam độc lập là kinh điển h́nh thành mọi lư thuyết, vẫn sừng sững không thể xâm phạm và xóa bỏ. Nếu cam tâm hủy diệt, tức có nghĩa hủy diệt luôn cả bộ mặt sơn son thếp vàng vô hồn của Giáo hội Phật giáo mà nhà nước dựng lên.

    Đời người th́ hữu hạn, và cả một chế độ cũng hữu hạn. Tiếp tục duy tŕ trí tuệ thật, của Phật giáo thật, là chuyện của trăm năm sau, của những thế hệ t́m thấy chỗ dựa để dựng lại xă hội Việt Nam, với Phật giáo đang suy đồi v́ danh lợi và chính trị. Và hơn hết, dành sức cho tri thức Phật giáo, cũng đồng nghĩa làm thất bại những lời vu cáo về “lợi dụng tôn giáo, hoạt động chính trị”.

    Cũng như nhiều năm trước, đột nhiên Thầy Tuệ Sỹ phải bước ra, cất tiếng trong vận mệnh của Phật giáo Việt Nam trong bi thương. Hôm nay, ngài chấp nhận im lặng trước những câu hỏi không thể trả lời một lần, mà đang dồn sức lực cuối cùng hành động cho tương lai của Việt Nam, tương lai của vận mệnh Phật giáo Việt Nam ngàn đời.

    “Nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đ̣. Nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ ngọn đuốc sáng. Đây có thể là ước nguyện xa vời, thậm chí sáo rỗng đối với một số người. Nhưng đó chính là mặt đất kim cang để trên đó tuổi trẻ tự vạch hướng đi cho ḿnh, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời ḿnh,” lời của Thầy nói với tuổi trẻ Việt Nam từ nhiều năm trước đến nay vẫn y nguyên vậy.

    Sự kiên quyết và hành hoạt không lùi bước của Thầy có thể được xem như một thái độ chính trị cho đạo Phật trước buổi hỗn mang, nhưng chung quyết vẫn là ư chí và tâm nguyện của một người kiên tâm thừa tự chánh pháp, nguyện soi đường cho thế hệ Việt mai sau.

    Thầy Tuệ Sỹ trong vận mệnh Phật giáo Việt Nam

    * SOURCE:

    https://nhacsituankhanh.com/2023/11/...giao-viet-nam/

  2. #2
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,752

    Thầy Tuệ Sỹ trong vận mệnh Phật giáo Việt Nam

    Thầy Tuệ Sỹ trong vận mệnh Phật giáo Việt Nam:-(

    Last edited by Sydney; 27-11-2023 at 05:15 PM.

  3. #3
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,752

    Thầy Tuệ Sỹ trong vận mệnh Phật giáo Việt Nam


  4. #4
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,752

    DI SẢN CUẢ THƯỢNG TOÀ TUỆ SỸ VÀ CON ĐƯỜNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

    DI SẢN CUẢ THƯỢNG TOÀ TUỆ SỸ VÀ CON ĐƯỜNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM



    * SOURCE: https://www.youtube.com/@VOATiengViet/featured

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •