Lữ Giang

Hôm 20.11.2008 vừa qua, Ủy Ban Thẩm Định Kinh Tế và An Ninh Mỹ - Trung (U.S.-China Economic and Security Review Commission) của Hoa Kỳ đă tŕnh lên Quốc Hội một bản báo cáo nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đang thực hiện chương tŕnh t́nh báo đặc biệt nhắm vào hệ thống tin học của Mỹ.

Ủy Ban nói trên là một ủy ban lưỡng đảng được Quốc Hội thiết lập năm 2000, gồm 12 người, để phân tích về quan hệ kinh tế và an ninh quốc gia giữa hai nước. Phúc tŕnh năm 2008 của Ủy Ban dày 393 trang, trong đó đă đưa ra 45 khuyến cáo cần được thực hiện để chống lại hoạt động gián điệp của Trung Quốc.

Trước khi đưa ra các khuyến cáo này, Ủy Ban đă đến nghiên cứu ở Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn và Nhật Bản, mở 8 cuộc điều trần và tham khảo với cơ quan Cộng Đồng T́nh Báo Hoa Kỳ (United States Intelligence Community, được viết tắt là IC).

Người Việt chống “đặc công cộng sản nằm vùng” thường không biết đến IC và vai tṛ quan trọng của tổ chức này, nên cái ǵ cũng đem CIA hay FBI ra hù nhau, do đó cần nói rơ thêm: IC bao gồm nhiều cơ quan (argencies) và tổ chức thuộc hành pháp hoạt động riêng rẽ hay phối hợp, có trách nhiệm lănh đạo các hoạt động t́nh báo cần thiết trong các lănh vực quan hệ đối ngoại và an ninh quốc gia. Người điều khiển IC là “Giám Đốc T́nh Báo Quốc Gia” (Director of National Intelligence, viết tắt là DNI). Đây là cơ quan được thiết lập do Đạo Luật Cải Cách T́nh Báo và Ngăn Ngừa Khủng Bố năm 2004 (Intelligence Reform and Terrorism Prevention Act of 2004) do chính Tổng Thống điều khiển và kiểm soát.

Dĩ nhiên, các cơ quan t́nh báo của Hoa Kỳ như CIA, FBI, USD, NGA, NRO, NSO. DIA, INR, v.v., đều nằm trong IC.



CHUYỆN GIÁN ĐIỆP CỘNG SẢN!

Gần như ngày nào trên các diễn đàn Internet và website của “người Việt chống cộng” cũng có bài tố cáo người này người kia hay nhóm nọ nhóm kia là đặc công cộng sản nắm vùng. Tiêu chuẩn để phân biệt “địch” và “ta” được rập khuôn theo chế độ ở trong nước: “Nói hay làm theo ta là quốc gia, nói hay làm trái lại là cộng sản nằm vùng”.

Chúng tôi nhớ lại, vào sáng 29.10.2003, ba nhân viên FBI đă đến nói chuyện với các nhà báo ở Little Saigon, báo động về việc nhà cầm quyền CSVN đă gởi nhiều cán bộ t́nh báo sang Hoa Kỳ để thâu nhận tin tức. Với những tin tức này, CSVN có thể dùng để tuyển mộ những người làm việc có lợi cho trong nước, dù những người đó vô t́nh không biết. Tôi nhớ nhà báo Đỗ Sơn có hỏi rằng theo FBI, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có những nhược điểm nào khiến CSVN dễ xâm nhập, một nhân viên FBI nói rằng một trong những nhược điểm quan trọng nhất là sự chia rẽ.

Sau đó, FBI đă cho phổ biến một thông cáo yêu cầu cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ biết được các hoạt động t́nh báo của cộng sản nằm vùng tại Hoa Kỳ xin viết thư về số 180 Grant Ave. suite 1100, Oakland, CA 94162, hay gọi điện thoại số (510) 451 – 9782.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, FBI lại phải mở cuộc họp báo và tuyên bố hủy bỏ lời kêu gọi nói trên v́ có quá nhiều thư tố cáo nhảm nhí được gởi đến FBI. Thậm chí có người c̣n tố cáo một ông chủ báo ở San José là điệp viên cộng sản nằm vùng v́ trên báo ông ta thường dùng chữ thành phố Hồ Chí Minh thay v́ thành phố Sài G̣n!

Hiện tượng trên cho chúng ta thấy nhiều người Việt không hiểu thế nào là gián điệp và gián điệp thường được gởi ra ngoại quốc để làm những công tác nào. Họ chỉ muốn muợn cái thông cáo của FBI để đánh phá hay hù doạ nhau. Những khuyến cáo của Ủy Ban Thẩm Định Kinh Tế và An Ninh Mỹ – Trung và một số vụ gián điệp Trung Quốc mà chúng tôi sẽ kể lại dưới đây sẽ giúp nhiều người hiểu rơ gián điệp cộng sản được gởi ra ngoại quốc để làm các nghiệp vụ ǵ và hoạt động như thế nào.



NHỮNG KHUYẾN CÁO CHÍNH

Bản báo cáo của Ủy Ban Duyệt Xét Kinh Tế và An Ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc cho biết Trung Quốc hiện đang gia tăng các nỗ lực gián điệp điện toán qua các cuộc tấn công nhắm vào cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, các công ty đấu thầu quốc pḥng và các công ty khác ở Hoa Kỳ.

Bản báo cáo cho biết Trung Quốc đă tiến xa và làm chủ được các h́nh thức chiến tranh tin học rất tinh vi mà Hoa Kỳ khó có thể ngăn chặn được, thậm chí khó phát hiện được các vụ xâm nhập.

Báo cáo cho rằng các tin tặc của Trung Quốc đă hành động với sự hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh. Theo ước lượng, có chừng 250 nhóm tin tặc Trung Quốc được nhà nuớc dung duỡng, nếu không nói là khuyến khích, để len lỏi vào hệ thống tin học Hoa Kỳ và gây rối loạn.

Cũng theo bản báo cáo, trong truờng hợp xảy ra tranh chấp, thế mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực tin học có thể làm giảm thế thống trị quân sự trong chiến tranh quy ước hiện nay của Mỹ.

Bản báo cáo cũng lưu ư rằng các chương tŕnh không gian đang được đẩy mạnh của Trung Quốc cũng cho phép Trung Quốc nhắm vào các mục tiêu quân sự Hoa Kỳ một cách hiệu qủa hơn. Trung Quốc coi việc Hoa Kỳ phải trông cậy nhiều vào các vệ tinh trên không và kỹ thuật tin học là “cạnh sườn yếu kém” của Hoa Kỳ.

Bà Larry Wortzel, Chủ Tịch Ủy Ban, nói: Trung Quốc hiện đang đánh cắp nhiều tài liệu bí mật từ các hệ thống máy điện toán Hoa Kỳ. Ủy Ban đề nghị Quốc Hội cung cấp ngân khoản cho các chương tŕnh của chính phủ nhằm theo dơi và bảo vệ các hệ thống máy điện toán.

ĐIỆP VIÊN THỜI NAY

Ngày nay, điệp viên kiểu James Bond trèo tường, cạy cửa sổ, leo vào trộm một xấp hồ sơ, rồi gấp rút nhảy ra, lao vào một chiếc xe hơi đang rồ máy đợi sẵn và phóng đi... rất ít khi xẩy ra. Càng khó t́m thấy điệp viên đánh nhau hàng ngày trên Internet bằng những ngôn từ bẩn thỉu... Điệp viên ngày nay hoạt động khoa học và rất tinh vi. Một thí dụ cụ thể: Một hôm nào đó, bạn mở computer ra, thấy có email của một người lạ gởi đến, bạn mở ra và đọc thấy một vài câu giới thiệu vớ vẩn. Bạn xoá đi, nhưng mọi sự đă quá muộn. Khi bạn mở email ra, trong đó đă gài sẵn một spyware, tức là một sofware dọ thám mạng mà bạn không thấy. Spayware đó đă lấy trộm các hồ sơ trong máy của bạn và gởi ngay hồ sơ đó về cho người gởi.

Đây chỉ là một thí dụ thôi. Các bạn đừng lo, v́ đối phương không gởi spyware tới để lấy những bài tố cộng trong máy điện toán của bạn làm ǵ. Họ thường gởi tới các cơ quan an ninh, các cơ sở kỷ thuật cao... để ăn cắp tài liệu. Hiện nay, máy điện toán của những cơ quan về an ninh và kỷ thuật cao đều có cài đặt Anti-spyware rất tinh vi để chống ăn cắp tài liệu, nhưng thỉnh thoảng đồi phương vẫn có thể vô hiệu hoá các Anti-spyware đó và lấy được tài liệu như thường. V́ thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy thỉnh thoảng Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ lại la lên tài liệu bị đánh cắp!

Trong thời chiến tranh lạnh, báo chí Tây phương thường nói đến điệp viên KGB, ngày nay họ đang cố gắng phát hiện một loại điệp viên mới, đó là các sinh viên và nghiên cứu sinh Trung Quốc. Một số sinh viên hay nghiên cứu sinh này được cho tham gia vào một số công tŕnh nghiên cứu của các nước Tây phương. Một số khác, nhờ tài năng xuất chúng, đă được chọn làm nhân viên tập sự trong các hăng lớn của Tây phương. Mục tiêu của các thành phần này là theo dơi tin tức t́nh báo về công nghệ và thương mại và dùng các phương tiện, kể cả hợp pháp và bất hợp pháp, để thu thập và chuyển về nước nhằm giúp Trung Quốc trở thành một siêu cường mới.

Tờ Sunday Telegraph của Anh vừa đăng tin một điệp viên hàng đầu của người Trung Quốc đă đào ngũ tại Bỉ. Sự tiết lộ của điệp viên này đă phá tan hoạt động của hàng trăm điệp viên Trung Quốc khác đang làm việc trong ngành công nghiệp Châu Âu ở nhiều cấp độ khác nhau. Tờ Le Monde của Pháp cho biết thêm: một nhóm điệp viên Trung Quốc có tên là “Hiệp Hội Sinh Viên và Nghiên Cứu Sinh Trung Quốc tại Leuven” đang hoạt động ở Bĩ đă bị phát hiện. Đài phát thanh Ekot của Thuỵ Điển loan tin cảnh sát tại Thuỵ Điển đă nghi ngờ các khách Trung Quốc được mời sang nghiên cứu đă đánh cắp các kết quả nghiên cứu chưa được công bố và chưa đăng kư sáng chế của một viện nghiên cứu Thuỵ Điển.

Ông Rodger Baker, chuyên gia phân tích cao cấp thuộc tổ chức Stratfor cho hay các sinh viên tốt nghiệp, và một số giáo sư làm việc trong ngành công nghiệp kỹ thuật, có vẻ như là những thủ phạm chính. Theo ông, nếu nhà cầm quyền Trung Quốc tuyển lựa những người của quân đội Trung Quốc để làm gián điệp, Hoa Kỳ sẽ khám phá ra một cách nhanh chóng khi xét đơn xin nhập cảnh Mỹ của những người này. V́ thế, Trung Quốc thường chọn những người dân b́nh thường rồi huấn luyện cho họ khả năng để họ có thể vào Hoa Kỳ. Một khi đă vào Mỹ, những người này sẽ học hỏi, làm việc trong một công ty nào đó, thu thập kinh nghiệm, rồi trở lại Trung Quốc và mang theo một số kỹ thuật. Nhờ vậy, kỷ nghệ của Trung Quốc có thể tiến nhanh, không phải tốn nhiều công sức nghiên cứu. Nếu một vài người này bị chính quyền Hoa Kỳ phát hiện và bắt giữ, Trung Quốc sẽ nói: “Ồ! Đó là chuyện cá nhân. Chỉ có cá nhân người đó làm bậy chứ không phải quân đội Trung Quốc!”

Việc bắt và truy tố các sinh viên và nghiên cứu sinh đánh cắp tài liệu không phải là chuyện dễ dàng. Một nữ nhân viên Trung Quốc, 22 tuổi, bị bắt tại Pháp sau khi bị hăng sản xuất phụ tùng xe hơi Valeo cáo buộc nhân viên này đă "xâm phạm bất hợp pháp cơ sở dữ liệu". Hăng này đă thuê nữ nhân viên này vào làm thực tập sinh. Tuy nhiên, sau đó, cô ta đă được thả ra v́ không có bằng chứng cô ta đă ăn cắp tài liệu và gởi về Trung Quốc.

Một yều tố khác khiến các nước Tây phương phải dè đặt khi đối phó với các gián điệp Trung quốc, đó là quyền lợi kinh tế của họ ở Trung Quốc.

Ông Chen Yonglin, cựu bí thư thứ nhất của Toà Tổng Lănh Sự Trung Quốc tại Sydney, Australia, mới đây đă đào ngũ, đă tiết lộ rằng chỉ riêng ở Australia, Bắc Kinh đă có tới 1000 điệp viên. Tuy nhiên, sau đó ông Chen cho biết các luật sư của ông ta khuyên ông không nên nói thêm v́ sợ ảnh hưởng tới cơ hội xin tỵ nạn chính trị của ông.

Tại Hoa Kỳ, một số điệp viên Trung Quốc bị khám phá đă khai rằng gia đ́nh của họ ở trong nước đă bị áp lực và có thể gặp nguy hiểm nếu như họ không làm được những ǵ mà những người chỉ đạo họ yêu cầu.

Trong ṿng 25 năm qua, Trung Quốc đă gửi khoảng 600.000 sinh viên ra nước ngoại quốc trong chính sách rơ ràng là nhằm phát triển kỹ năng khoa học, công nghệ và kinh doanh.

Các viên chức Hoa Kỳ nói Trung Quốc có khoảng 3000 “công ty b́nh phong" tại Hoa Kỳ, hầu hết là nhằm thu thập bí mật công nghệ và quốc pḥng.

Trong cuốn "War by Other Means" (Chiến tranh bằng những phương tiện khác), một cuốn sách nói về hoạt động t́nh báo, tác giả John Fialka đă nhận định rằng các cộng đồng Á châu thường có cái nh́n ít tính pháp lư hơn so với một số quốc gia khác. Thế nhưng Trung Quốc khác với nhiều nước khác v́ các đơn vị làm kinh tế của nước này vẫn nằm giữa chính phủ và quân đội. Họ tin rằng ảnh hưởng quân sự sẽ sớm diễn ra theo sau sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục cũng như quyền lực chính trị của Trung Quốc.

Tuy nhiên, dù ở trong chính phủ, trong giới kinh doanh hay trong các viện nghiên cứu..., người ta thường ngần ngại không muốn làm điều ǵ để Bắc Kinh phật ḷng, dẫn đến đe doạ khả năng tiếp cận thị trường to lớn của nước này, chưa kể tới việc Trung Quốc có rất đông sinh viên có tài năng.

Các nhóm hữu khuynh tại Hoa Kỳ và các đảng phái đối lập tại Australia, Canada và những nơi khác, đang cảnh báo các nước Tây phương rằng sẽ đến một ngày người ta phải hối tiếc v́ đă để Trung Quốc lợi dụng sử cởi mở và bao dung của ḿnh.



MỘT VÀI VỤ ÁN GIÁN DIỆP

Bây giờ chúng tôi sẽ kể lại một số vụ án để độc giả có thể thấy gián điệp Trung Quốc đă hoạt động như thế nào.



1.- Vụ án “Greg” Chung

Đầu năm 2008, FBI đă tŕnh bày trước công luận hai hồ sơ gián điệp Trung Quốc. Trong tháng 2, FBI đă bắt 4 người, trong đó có hai người gốc Trung Hoa và một người gốc Đài Loan. Họ sống tại Alexandria (Virginia), New Orleans (Louisiana) và thành phố Orange (California).

Vụ quan trọng nhất là vụ Dongfan “Greg” Chung, 72 tuổi, bị tố cáo về tội ăn cắp những dữ kiện bí mật của một công ty quốc pḥng.

Chung sinh tại Trung Hoa, có quốc tịch Hoa Kỳ, làm việc cho công ty không gian Rockwell International từ năm 1973 cho đến khi Boeing mua lại Rockwell vào năm 1996. Chung về hưu vào năm 2002. Nhưng một năm sau, ông lại được tuyển làm việc theo hợp đồng với Boeing cho đến tháng 9 năm 2006. Trong nhiều năm làm việc, ông có thẻ đặc biệt để có thể mở xem những hồ sơ bí mật.

Theo hồ sơ của Bộ Tư Pháp, Chung đă sớm hoạt động gián điệp cho Trung Quốc kể từ năm 1979. Bắc Kinh đă giao cho ông ta nhiệm vụ thu thập những dữ kiện về các chương tŕnh hàng không và không gian của Hoa Kỳ, kể cả các chương tŕnh liên quan đến phi thuyền con thoi, những phi cơ quân sự và phi cơ dân sự. Cũng theo hồ sơ của Bộ Tư Pháp, trong một lá thư gởi cho các cán bộ, Chung từng viết rằng ông muốn “đóng góp cho đất mẹ.”

Trong hơn 18 năm, Chung đă về Trung Quốc nhiều lần để thuyết tŕnh về phi thuyền con thoi và những chương tŕnh khác. FBI đă theo dơi Chung khoảng một năm kể từ khi một kỹ sư gốc Trung Hoa khác bị điều tra về tội cung cấp tài liệu cho Bắc Kinh.

Chung đă bị truy tố về 14 tội, trong đó có những tội như gián điệp kinh tế, hoạt động cho một chính phủ ngoại quốc một cách bất hợp pháp, cản trở công lư, khai man với điều tra viên của FBI, v.v.



2.- Vụ án Gregg Bergersen

Trong vụ điều tra thứ nh́, ông Gregg Bergersen, 51 tuổi, là một phân tích gia của Bộ Quốc Pḥng, sống tại Alexandria, Virginia, đă bị bắt. Hồ sơ Bộ Tư Pháp cho biết ông ta đă bán tài liệu quốc pḥng cho Tai Kuo, 58 tuổi, một nhân viên bán bàn ghế tại New Orleans.

Tai Kuo là người Mỹ gốc Đài Loan, đă có quốc tịch Hoa Kỳ. Sau khi nhận tài liệu từ tay của Bergersen, Tai Kuo giao lại cho Yu Xin Kang, 33 tuổi, một người Trung Hoa giữ vai tṛ môi giới giữa Kuo và chính quyền Bắc Kinh. Kang cũng bị bắt tại New Orleans.

Tài liệu mà Bergersen giao cho Tai Kuo đă tŕnh bày tất cả những chương tŕnh bán vũ khí hoặc kỹ thuật quân sự của Hoa Kỳ dành cho Đài Loan trong ṿng 5 năm sắp tới.

Hồ sơ ghi nhận rằng trong thời gian từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 2 năm 2008, Tai Kuo đă nhận thông tin từ một chuyên viên của bộ Quốc Pḥng Mỹ có tên là Gregg Bergersen, rồi chuyển các thông tin đó cho một quan chức Trung Quốc. Để đổi lại, chuyên viên Bergersen đă nhận được một số quà tặng, tiền mặt, và các chuyến du lịch. C̣n Kuo đă nhận được khoảng 50 ngàn đôla của viên chức Trung Quốc.



3.- Vụ án Lili

Một cô gái Trung Quốc tên là Lili, 24 tuổi, đă bị kết tội gián điệp tại Paris v́ thu thập các tin tức dữ kiện của một công ty chế tạo phụ tùng xe hơi lớn của Pháp.

Lili đă bị bắt vào tháng 5 năm 2005 sau khi công ty Valeo tŕnh báo rằng dữ kiện nhạy cảm của công ty đă bị đánh cắp từ một chi nhánh về nghiên cứu và phát triển của công ty.

Lili rất thông minh và có tŕnh độ học vấn cao. Cô nói được các tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và khá về tiếng Ả Rập. Cô đă học xong đại học về toán, vật lư ứng dụng và thủy động lực tại Pháp, và đang thực tập 4 tháng ở công ty Valeo. Sở dĩ người ta nghi ngờ cô v́ cô hay đi ṿng ṿng trong office với cái laptop và có vẻ bỏ th́ giờ nhiều quá cho máy computer.

Khi khám xét nhà của Lili, cảnh sát bắt gặp 6 máy computers và hai ổ cương liệu chứa các thông tin nhạy cảm, kể cả chi tiết về những xe cộ do khách hàng công ty Veleo giao cho công ty thực hiện.

Một ṭa án ở Versailles đă hạ nhẹ tội của Lili. Cô không bị kết tội “gián điệp kinh tế”, một tội danh khá nặng, mà chỉ bị tội “lợi dụng ḷng tin”, v́ công tố viện không chứng minh được cô ta đă chuyển những tài liệu nói trên cho một tổ chức ở ngoại quốc.

4.- Vụ án “Mata Hari Trung Quốc”

Bà Katrina Leung là công dân Mỹ gốc Trung Hoa, giàu có và được nhiều người biết đến trong xă hội trung và thượng lưu tại quê hương thứ hai của bà. Tuy nhiên, vào tháng 4/2003, một vụ tai tiếng đă làm chấn động giới t́nh báo Mỹ và thế giới khi Leung bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc.

Katrina Leung đăï bị bắt giữ vào ngày 9.4.2003 và cuộc điều tra sơ khởi đă đưa ra ánh sáng một số t́nh tiết đủ để các nhà b́nh luận thời sự mệnh danh Katrina Leung là “Mata Hari Trung Quốc” (Mata Hari: tên nữ điệp viên lừng danh trong Thế chiến I).

Năm 1982, với uy tín của một nhà vận động chính trị sáng giá, từng gây quỹ ủng hộ đảng Cộng Ḥa, Katrina Leung đă được FBI tuyển dụng làm điệp viên, với mật danh là “Parlor Maid”. Nhiệm vụ chủ yếu của bà là cung cấp cho FBI những thông tin mật của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.

Người được FBI giao trách nhiệm móc nối và bố trí công tác cho Leung là một viên chức phản gián đặc trách Trung Quốc tên là James J. Smith, lúc đó đă 61 tuổi, làm việc tại FBI từ tháng 10/1970 đến tháng 11/2000.

Việc móc nối bà Katrina Leung hoàn tất vào năm 1982 với mức thù lao là 1,7 triệu USD. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai người không diễn ra đúng như FBI đă dự đoán. Với sắc đẹp khả ái, nữ điệp báo Katrina Leung đă sớm trở thành t́nh nhân của Smith. Sau một thời gian, cơ quan phản gián phát hiện Leung lấy cắp hai tài liệu mật trong cặp da của Smith. Trong hai tài liệu bị đánh cắp, có một tài liệu liên quan đến cuộc điều tra của FBI mang mật danh “Royal Tourist”, và một công văn mật về “truyền thông điện tử”.

FBI bắt giữ bà Leung vào ngày 9.4.2003 và truy tố bà về tội phản bội quyền lợi của nước Mỹ bằng cách cung cấp tài liệu mật cho Trung Quốc. Nếu kết quả điều tra xác nhận sự thật đúng như lời cáo buộc của FBI, bà Leung có thể nhận lănh một bản án đến 50 năm tù. Ngày 20.6.2003, bị cáo được tại ngoại hầu tra sau khi nộp một khoản tiền thế chân lên đến 3 triệu USD. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng buộc bà không được ra khỏi nhà, ngoại trừ trường hợp đi gặp luật sư hoặc ra hầu ṭa. Đồng thời với quy định này, bà phải đeo thường trực một chiếc ṿng kiểm soát điện tử, giúp FBI dơi được mọi h́nh thức di chuyển của bà.

Về phần James J. Smith, mặc dù đă về hưu từ năm 2000, ông cũng bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm, để hồ sơ mật lọt vào tay gián điệp nước ngoài, và có thể nhận lănh một bản án đến 40 năm tù nếu kết quả điều tra chứng minh ông có tội. Smith cũng được tại ngoại sau khi nộp khoản tiền thế chân 250.000 USD.

Tuy nhiên, ngày 7.1.2005, Ṭa án liên bang ở California đă đưa ra quyết định miễn tố cho bà Leung, v́ lư do không t́m ra chứng cứ đương sự chuyển về Trung Quốc các tài liệu mật lấy từ cặp da của James J.Smith. Bà Leung được miễn tố th́ Smith cũng không có tội, ngoại trừ sự sơ suất trong lúc làm nhiệm vụ.

Có ba giả thuyết được đưa ra để giải thích quyết định nói trên của Ṭa án California:

* Giả thuyết thứ nhất: Phải chăng chuyện bà Leung chuyển hồ sơ mật ra ngoại quốc là có thật, nhưng FBI - và cao hơn nữa là Bộ Tư pháp và Chính phủ Mỹ - không muốn bị mất mặt v́ một sự sơ suất quá sơ đẳng như vậy nên đă né tránh việc kết án đương sự?

* Giả thuyết thứ hai: Tài liệu mật mà FBI giao cho James J.Smith để trong cặp chỉ là tài liệu gỉa hay không quan trọng để thử xem bà Katrina Leung có phải là một điệp viên hai mang (double agent) hay không. Trong thực tế, nếu bà Katrina Leung không làm double agent, bà rất khó có những tin mà FBI yêu cầu.

* Giả thuyết thứ ba: Phải chăng đă có một cuộc thương lượng ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh?

CON ĐƯỜNG TRƯỚC MẮT

Ngày nay không c̣n làn ranh giữa Trung Cộng và Đài Loan và cũng không c̣n làn ranh giữa Trung Cộng và người Hoa tại Hoa Kỳ. Cả ba đang kết hợp với nhau để khai thác công việc kinh doanh. Lợi dụng t́nh trạng này, Trung Cộng đă chinh phục một số ngườ́ Hoa tài giỏi tại Hoa Kỳ đánh cắp tài liệu về kỷ thuật và quốc pḥng cho họ.

CSVN chưa xoá được làn ranh giữa chính quyền trong nước và người Việt tỵ nạn ở hải ngoại nên có nhiều vướng mắc khi thực hiện những ư định của họ. CSVN cũng chưa có những công nghệ kỷ thuật cao như Trung Quốc và cũng không thể tiến tới cạnh tranh quân sự với Hoa Kỳ, nên trong lúc này, CSVN chưa xây dựng một hệ thống gián điệp kiểu Trung Quốc. Nhưng chắc chắn Hà Nội có kế hoạch tinh vi để làm cho các thành phần chống cộng ở hải ngoại tự phân hoá rồi đi đến tan ră. Những người thông thường không thể nhận ra được kế hoạch này và có khi c̣n góp phần giúp Hà Nội thực hiện kế hoạch đó nhanh hơn, v́ lúc nào họ cũng cứ tưởng ḿnh đang cầm súng chống cộng!

Về gián điệp Trung quốc, ông Rodger Baker nhận định rằng chính phủ Hoa Kỳ dưới quyền của Tổng Thống Bush có vẻ như quyết tâm làm ngơ vấn đề này. Hoa Kỳ chỉ lợi dụng và khai thác chuyện gián điệp Trung Quốc để làm áp lực khi mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Theo ông Rodger Baker, sở dĩ Hoa Kỳ không nêu vấn đề này ra là v́ Hoa Kỳ không muốn quyền lợi của ḿnh bị phương hại.

Lữ Giang

Ghi chú : Bài củ , nhưng posts lại để nhắc nhớ và tham khảo ...(kẻ cắp gặp bà già của tủ sách Z 28)