Results 1 to 10 of 10

Thread: 70 năm cuộc di cư Bắc - Nam; và Cải cách Ruộng đất ở Bắc Việt

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    70 năm cuộc di cư Bắc - Nam; và Cải cách Ruộng đất ở Bắc Việt

    70 năm cuộc di cư Bắc - Nam; và Cải cách Ruộng đất ở Bắc Việt

    Các nhà nghiên cứu Việt Nam học là Giáo sư Vũ Tường, TS. Alex Thái Vơ, GS. Tuấn Hoàng, cùng Họa sỹ Châu Thụy từ Hoa Kỳ thảo luận một số khía cạnh về lịch sử Việt Nam đương đại, nhân đánh dấu 70 năm cuộc di cư Bắc Nam hậu Hội nghị Geneva và nh́n lại sự kiện Cải cách Ruộng Đất ở miền Bắc Việt Nam dưới thời VNDCCH, cùng tác động, hệ lụy trên cả nước đối với quốc gia, dân tộc.



    -------------------------------

    70 năm cuộc di cư 1954: người Công giáo ra đi rồi lại hướng về quê cũ!

    Sau trận chiến Điện Biên Phủ (05/7/1954) mà phần thắng thuộc về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, người Pháp và Việt Minh đă kư Hiệp định Geneva ngày 21/7/1954 tạm thời chia cắt Việt Nam thành hai nửa với sông Bến Hải- vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời để hướng tới tổng tuyển cử hai năm sau đó.

    Theo hiệp định này, bên cạnh việc hai bên tập kết quân đội ở hai vùng riêng biệt, dân cư giữa hai vùng cũng được tự do đi lại trong thời gian 300 ngày kể từ ngày kư hiệp định.

    V́ quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung tại miền Nam nên có từ tám trăm ngàn người đến một triệu người dân, đa phần là dân Công giáo, đă ồ ạt di cư từ miền Bắc vào Nam trong khoảng thời gian này, mà phía Việt Minh mỉa mai gọi cuộc di cư này là “theo Chúa vào Nam” cho dù có khoảng một phần tư trong số họ không phải là tín đồ của đạo này.

    Nhiều giáo dân Công giáo sau nhiều năm sinh sống ở miền Nam cũng như tiếp tục phải rời đất nước đến định cư tại một quốc gia khác như Hoa Kỳ suốt thời gian qua đă hướng về hay trở lại quê cũ.

    Ra đi v́ tự do tôn giáo

    Kỹ sư Đỗ Như Điện sinh năm 1943 trong một gia đ́nh Công giáo ở làng Quần Liêu, xă Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ông hiện là điều phối viên Phong Trào Giáo dân Hải ngoại ở California, Hoa Kỳ.

    Ông Điện cho biết lúc c̣n ở Nam Định, khi Việt Minh về, đám trẻ con như ông không được học hành tử tế. Mấy chục trẻ em như ông chỉ có một cô giáo trẻ tuổi, người chỉ chép vài câu lên bảng bắt học sinh đọc đi đọc lại suốt cả tháng, và thời gian c̣n lại là dẫn lũ trẻ ra đồng để ṃ cua bắt ốc hay đánh chuột. Chính v́ kiểu học này mà ông bị chậm học mấy năm sau khi vào Nam.

    Phía Việt Minh cũng t́m cách ngăn cản bọn trẻ như ông tham dự các buổi lễ sớm vào sáng Chủ nhật. Họ lấy sân nhà thờ làm nơi sinh hoạt văn nghệ trong tối thứ bảy, và tổ chức chiếu phim vào đêm muộn. Bọn trẻ con thích xem phim nên cố thức để xem, và xem xong th́ đă muộn và không thể dậy để đi lễ sớm cuối tuần.

    Khi gia đ́nh c̣n ở miền Bắc, bố ông là một ông giáo làng thường xuyên giúp việc cho linh mục và nhà thờ địa phương vùng Bùi Chu. Vùng Nam Định bị Việt Minh kiểm soát từ năm 1952, và gia đ́nh ông hiểu chế độ cộng sản vô thần, do vậy, khi có cơ hội thoát khỏi sự cai trị của họ th́ ngay lập tức nắm lấy.

    Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về lư do gia đ́nh ông phải rời bỏ nơi “chôn nhau, cắt rốn” để đi vào một nơi chưa biết tương lai thế nào:

    “Lư do rất rơ ràng, tức là không thể sống cùng cộng sản được. Gia đ́nh tôi bị khủng bố tinh thần rất là nặng nề, từ việc họ ḍm ngó, kiểm soát vật chất đến tinh thần, cản trở vấn đề đi nhà thờ, đi lễ, rồi thuế nông nghiệp, cải cách ruộng đất rồi đấu tố. Tất cả những cái đó tôi chứng kiến hết.”

    Ông cho biết việc chạy trốn khỏi quê hương cũng không dễ dàng v́ Việt Minh t́m cách ngăn cản. Ban đầu, vào tháng 8/1954, bố ông tổ chức cho 16 người trong nội tộc đi thuyền từ sông Ninh Cơ hướng ra biển nơi có tàu chiến của người Pháp đợi ở ngoài khơi. Tuy nhiên, thông tin về chuyến đi bị lộ và bố của ông bị Việt Minh bắt, tra tấn gẫy xương sườn và chỉ được thả về sau sáu tháng giam giữ.

    Măi đến tháng 3 năm sau, gia đ́nh phải giả bộ đi ăn giỗ ở nơi xa th́ mới có thể vượt qua tai mắt của chính quyền địa phương để lên Nam Định, rồi từ đó đi xe lửa ra Hải Pḥng, nơi có tàu há mồm của người Pháp đưa họ ra ngoài khơi và từ đó họ được chuyển sang một tàu du lịch mà quân đội Hoa Kỳ thuê và vận hành để đưa người di cư vào Nam.

    Ở Hải Pḥng, gia đ́nh ông phải sống tạm trong một băi than trong thời gian một tháng để chờ đến lượt được lên tàu “há mồm,” người từng làm giám đốc Đài phát thanh Đáp lời Sông núi trong 6 năm chia sẻ.

    Nhà báo Trần Phong Vũ, sinh năm 1932, cũng là người cùng gia đ́nh di cư vào Nam năm 1954. Ông cho biết nguyên nhân chính khiến gia đ́nh ông phải ra đi là để bảo vệ niềm tin tôn giáo v́ họ hiểu rằng người cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện và sẽ không cho họ thực hành niềm tin vốn đă ăn sâu vào người dân huyện Tiền Hải (Thái B́nh) từ hàng trăm năm trước.

    Ông chia sẻ với RFA:

    “Trong đạo chúng tôi đọc được thư chung của các giám mục gửi các giáo dân cảnh báo về một chủ nghĩa trong đó mọi người không thể nào mà có thể tự do để sống niềm tin của ḿnh được

    Cho nên các cụ chúng tôi cũng không có nề hà bỏ lại tất cả sản nghiệp, ra đi với hai bàn tay trắng dù biết rằng đến một cái phương trời xa lạ sẽ vất vả lắm, phải làm việc lo lắng lắm th́ mới có thể lo cho con cái tiếp tục đi học.”

    Ông cũng cho biết có nhiều người Công giáo không di cư vào Nam v́ những người này “không có niềm tin tôn giáo mănh liệt và họ ở lại bởi v́ họ không thấy lư do chính đáng để ra đi cả.”


    Ông Phạm Huy Cường, 85 tuổi, hiện đang sống ở Houston (tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) cho hay gia đ́nh ông theo đạo Công giáo ở huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định). Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, bố mẹ ông đă lên chiến khu theo Việt Minh nhưng sau một thời gian th́ họ bỏ về làm giáo viên ở xứ đạo Bùi Chu (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Do hiểu rơ về Việt Minh và người cộng sản nên sau Hiệp định Geneva th́ họ không lưỡng lự trong việc rời bỏ quê hương để đi t́m tự do, thứ sẽ không có khi người cộng sản cầm quyền.

    Tuy nhiên, việc ra đi của họ cũng không dễ dàng. Gia đ́nh đi trước c̣n hai anh em ông đi sau và phải nhờ ông bác ruột, một cán bộ địa phương, cấp cho một tờ giấy thông hành giả đi mua xe ở Hà Nội nên mới đi thoát được vùng do Việt Minh kiểm soát. Người bác này ở lại nhưng bị Việt Minh sát hại trong đợt cải cách ruộng đất năm 1956 cho dù có đóng góp cho chế độ.

    Theo nhà báo Trần Phong Vũ, ngoài người Công giáo th́ có khoảng vài trăm ngàn người không theo đạo này cũng di cư vào Nam ngay sau Hiệp định Geneva. Họ di cư không phải v́ lư do tôn giáo. Họ là những trí thức, người tham gia bộ máy hành chính của chính quyền cũ, tư sản, người buôn bán, và cả những người đă bỏ chiến khu về- họ đều hiểu về Việt Minh và sự ḱm kẹp tự do của chính phủ kháng chiến nên trốn chạy đàn áp mà họ dự đoán sẽ xảy ra khi miền Bắc rơi vào tay người cộng sản.

    Đoàn người di cư từ Bắc vào Nam sau Hiệp định Geneva theo nhiều phương cách. Phần đông trong số họ là ra Hải Pḥng để lên tàu há mồm đi vào Nam hoặc ra ngoài khơi và được chuyển sang tàu khác để Nam tiến.

    Cũng có một số ít, là những người tham gia bộ máy hành chính của người Pháp, rời miền Bắc bằng phi cơ, như trường hợp của gia đ́nh ông Phạm Huy Cường.

    Cũng có nhiều người ở khu vực ven biển miền Bắc lên thuyền và đi dọc theo bờ biển vào Nam, theo nhà báo Trần Phong Vũ.

    Ông Vũ Văn Lộc, người hiện đang sống ở California, rời Hà Nội ở tuổi 20, bốn tháng trước ngày kư Hiệp định Geneva để học sỹ quan ở Đà Lạt. Khi người dân miền Bắc di cư vào Nam và tới Sài G̣n bằng đường biển và hàng không, đơn vị tiểu đoàn bộ binh 530 độc lập của ông được giao nhiệm vụ đón tiếp và đưa họ về nơi ở tạm. Trong số này có nữ tài tử Kiều Trinh và danh ca Khánh Ly.

    Ông nói về vai tṛ của Pháp và Hoa Kỳ trong việc đưa người Bắc di cư vào Nam thời kỳ đó:

    “Anh Tây (Pháp) th́ bỏ cuộc rồi, người Mỹ hết ḷng viện trợ đủ mọi thứ cho cuộc di cư. Công của người Mỹ lo cho cuộc di cư từ Bắc vào Nam rất là lớn, vừa quan trọng về chính trị, yểm trợ để giữ được miền Nam về chính trị, về xă hội về đủ mọi thứ, trong đó có cả t́nh nghĩa nữa. Giúp cho một triệu người từ miền Bắc vào Nam định cư, công đó của người Mỹ rất là nhiều, người Pháp không làm nhiều trong vụ này.

    Giúp đỡ để ổn định cuộc sống cho một triệu người đó là một công việc đáng ghi nhớ và cao quư.”


    Cuộc sống nơi ở mới

    Kỹ sư Đỗ Như Điện cho biết như nhiều người khác, gia đ́nh ông bỏ lại hết sản nghiệp để trốn chạy khỏi miền Bắc và vào Nam với hai bàn tay trắng. Khi tới miền Nam, gia đ́nh ông đến Gia Kiệm (tỉnh Đồng Nai) với ư định ở lại đây nhưng nơi đây không c̣n nhận thêm người di cư nữa nên cả nhà lại di chuyển xuống giáo xứ Kiên Long ở tỉnh Tây Ninh. Tại đây, mỗi gia đ́nh từ Bắc vào được chính phủ cấp cho một căn nhà tranh vách đất cùng một mảnh đất để trồng khoai lang, sắn (mỳ) và nhiều nông sản khác.

    Ông cho biết hai ba năm đầu cuộc sống rất vất vả nhưng thoải mái về mặt tinh thần. Ông cụ thân sinh vào rừng chặt tre về để cả nhà đan thành rổ rá rồi đem bán bên cạnh việc làm thuê bất cứ công việc ǵ người khác mướn. Ông cụ c̣n đi cắt tóc dạo để kiếm thêm thu nhập.

    Hơn hai năm sau, đầu năm 1958, cả nhà lại chuyển về Long Khánh (Đồng Nai), mua được một mảnh đất nhỏ để làm nhà. Gia đ́nh vào rừng khai hoang được hơn một mẫu đất để trồng chuối, bắp, đậu nành… Thời gian sau, người mẹ c̣n thu mua nông sản và bán lại cho chợ đầu mối.

    Với sự cần cù vượt khó th́ sau vài năm, họ cũng có được cuộc sống đầy đủ. Anh em ông được học đến đại học và ông trở thành một giáo sư trung học cho đến khi di cư sang Hoa Kỳ sau khi quân đội Bắc Việt chiếm được miền Nam năm 1975.

    Nhà báo Trần Phong Vũ cho biết sau khi tới miền Nam, người di cư ban đầu được Tổng uỷ tị nạn trợ cấp 700 đồng tiền Đông Dương mỗi người, số tiền đủ sống trong hơn nửa năm giúp họ thời gian ban đầu khi chưa t́m được công việc để mưu sinh lâu dài.

    Nhà báo kỳ cựu này cho hay người dân miền Bắc di cư được cưu mang bởi người dân miền Nam vốn phóng khoáng và xởi lởi, đặc tính của người dân ở miền đất đai trù phú. Người mới đến chịu khó cần cù trong khi người dân miền Nam hào hiệp giúp đỡ nên cuộc sống của người di cư nhanh chóng vượt qua khó khăn để hoà nhập xă hội mới, ông nói.

    Ông Phạm Huy Cường cho biết ông học hết đệ ngũ ở miền Bắc và vào Nam ông tiếp tục lên lớp đệ tứ (tương đương lớp 8). Sau đó ông học lên cử nhân và làm giáo viên một thời gian rồi sang Đức học cao học về hoá học. Về nước, ông làm việc ở Khu kỹ nghệ An Hoà (Quảng Nam) và Khu chế xuất Tân Thuận Đông cho tới khi miền Nam thất thủ, ông lại đưa gia đ́nh di cư sang Mỹ.

    Nhiều người trẻ như ông di cư vào Nam được học hành tử tế và đóng góp trong nhiều lĩnh vực của Việt Nam Cộng hoà sau này, ông cho hay.

    Về sinh hoạt tôn giáo ở nơi đất mới, ông Đỗ Như Điện cho hay người Công giáo di cư từ miền Bắc liên kết với nhau theo t́nh đồng hương, do vậy, người từ cùng một xứ đạo ở miền Bắc thường sống tụ tập với nhau và lập lên những xứ đạo mới mang tên cũ như xứ đạo Bùi Chu, Phát Diệm, Vinh...

    “Giai đoạn đầu th́ họ có những khó khăn sau một thời gian ngắn thôi th́ trở thành những giáo xứ mà những giáo xứ ấy đều là những nhóm người có cùng cái t́nh đồng đạo và t́nh đồng hương. Tụ tập thành những xóm đạo, tụi tôi có đời sống ở trong giáo xứ của các họ đạo gần như là lặp lại tất cả những sinh hoạt tôn giáo có từ quê hương ở ngoài Bắc đem vào miền Nam.

    Từ giáo lư cho tới sinh hoạt nhà thờ, các linh mục rồi cách đọc kinh trong nhà thờ mang sắc thái giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm, Hà Nội, Hải Pḥng, Hưng Hoá… Gia đ́nh tôi đă tham gia và đă sống trong những vùng như vậy.”


    Ông cho biết với sự cần cù và tiết kiệm của người miền Bắc, dân Công giáo di cư vào Nam đă xây dựng các xứ đạo với cơ sở vật chất khang trang. Hầu như xứ đạo nào cũng có trường Công giáo, và xung quanh Sài G̣n có nhiều trường tư thục Công giáo nổi tiếng như trường Nguyễn Bá Ṭng, trường Hưng Đạo, trường Đắc Lộ.

    Ông Trịnh Tiến T́nh, một người Công giáo ở giáo xứ Thượng Phúc (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái B́nh) được cha mẹ đưa vào miền Nam đầu năm 1954, cho RFA biết người trong giáo xứ của ông vào B́nh Dương tụ tập một nơi và lập nên giáo xứ mới nhưng vẫn giữ tên cũ.

    Giúp đỡ cho giáo xứ nơi chôn nhau cắt rốn

    Hai năm sau Hiệp định Geneva, tổng tuyển cử chung cho cả hai miền không diễn ra. Trong Nam là chính quyền Việt Nam Cộng hoà, c̣n ngoài Bắc, người cộng sản lập ra Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, với ranh giới là sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17.

    Rồi sau đó, cuộc chiến tranh Việt Nam xảy ra giữa hai miền, miền Nam có sự tham dự của quân đội Hoa Kỳ cùng đồng minh trong khi miền Bắc có sự trợ giúp của phe cộng sản, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc.

    Trong thời gian này, mối liên hệ giữa dân chúng ở hai miền gần như là không có, và người Công giáo di cư từ Bắc vào không nhận được bất cứ tin tức nào từ nơi họ đă ra đi.

    Trong khoảng thời gian hai mươi năm kể từ khi rời miền Bắc di cư vào Nam tới khi chấm dứt nội chiến, người Công giáo phát triển kinh tế gia đ́nh, chăm chú học tập và lao động ở vùng đất mới. Họ có cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ và cuộc sống tinh thần phong phú cho dù hai miền đang trong cuộc nội chiến tương tàn.

    Năm 1975, người cộng sản thống nhất đất nước thống nhất và đây là cơ hội để nhiều người di cư t́m về quê cũ hoặc liên lạc với người thân hay đồng hương ở miền Bắc cho dù có nhiều người không bao giờ thực hiện điều này cho tới ngày hôm nay như trường hợp của ông Phạm Huy Cường, người hiện đang sống ở Houston (tiểu bang Texas, Hoa Kỳ).

    Ông Cường cho biết trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc, người bác ruột bị đấu tố thành địa chủ và bị sát hại bởi “toà án nhân dân” cho dù ông là người tham gia kháng chiến chống Pháp và làm cán bộ địa phương trong nhiều năm. Chính v́ việc người thân bị chính quyền cộng sản giết hại nên ông và gia đ́nh ở Mỹ không bao giờ có ư định trở về Việt Nam v́ sợ bị hăm hại, và họ cũng hoàn toàn mất liên lạc với quê hương cũ ở miền Bắc.

    Nhiều người di cư từ Bắc vào Nam theo Hiệp định Geneva, và sau năm 1975, họ lại rời Việt Nam để trốn chạy cộng sản. Hoặc là họ đi ngay trong dịp miền Nam thất thủ, hoặc là kẹt ở lại và t́m cách vượt biên trên những con thuyền con tàu công suất nhỏ. Họ được cứu vớt và đưa vào trại tị nạn, sau đó được định cư ở nước thứ ba như Hoa Kỳ, Úc, Canada…

    Khác với những trường hợp như của ông Cường, nhiều người di cư từ Bắc vào Nam theo Hiệp định Geneva và rời quê hương sau năm 1975, t́m cách liên lạc với quê cũ, hoặc quay về thăm.

    Ông Triệu Tiến T́nh, hiện đă hơn 70 tuổi và đang sống ở Houston (tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) cho hay năm 2004 ông đă trở về thăm quê ở giáo họ Thượng Phúc, nơi c̣n họ hàng thân thích đang sinh sống. Cùng nhiều người đồng hương ở Houston cũng như ở các nơi khác của Hoa Kỳ và quốc gia khác, ông có đóng góp tiền để xây dựng nhà thờ họ với chi phí hơn 5 tỷ đồng. Ông cho biết ông sẽ về Thái B́nh trong tháng năm năm tới để tham dự lễ khánh thành công tŕnh này.

    Không chỉ đóng góp cho quê hương Thái B́nh, ông T́nh c̣n tham gia một số chương tŕnh thiện nguyện ở một số xứ đạo miền Nam, như chương tŕnh trợ giúp nạn nhân HIV hay thu thập thi hài và mai táng cho hài nhi…

    Ông Đỗ Như Điện cho hay ông rời Việt Nam sang định cư ở Mỹ năm 1975, nhưng nhiều người trong gia đ́nh và bạn bè ông c̣n ở lại Việt Nam. Những người c̣n ở lại đă quay trở về quê hương cũ để giúp đỡ xứ đạo trong việc xây dựng nhà thờ v́ thời chiến tranh nghèo khó, các xứ đạo ở miền Bắc không có khả năng bảo tồn, tu bổ hay xây mới các công tŕnh phục vụ tôn giáo.

    “Gia đ́nh tôi rồi bao nhiêu người ở quê hương tôi từ miền Nam quay trở lại miền Bắc để giúp xây dựng xứ đạo bởi v́ sau hai mươi năm, miền Bắc rất nghèo, rất thiếu thốn. Nhà thờ, nhà thánh chỗ th́ mục nát, chỗ th́ bị biến thành nhà kho.”

    Ở California, ông và nhiều người khác cũng trợ giúp quê hương cũ bằng cách trực tiếp đóng góp tiền bạc, hoặc tiếp đón các chức sắc tôn giáo từ Việt Nam qua và tổ chức các buổi quyên góp để xây dựng xứ đạo Bùi Chu hiện giờ ở Nam Định. Các giáo xứ khác cũng có các hoạt động tương tự, đặc biệt là người từ Giáo phận Vinh.

    Ông cho hay, nhờ sự giúp đỡ tiền bạc của đồng hương ở hải ngoại, nhiều xứ đạo ở miền Bắc hiện giờ đă có cơ sở vật chất khang trang, nhà thờ mới to và đẹp, thậm chí c̣n đẹp hơn nhà thờ của người gốc Việt ở Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ cho việc hành lễ của người Công giáo cũng rất hiện đại và hoành tráng.

    * NGHE AUDIO: https://www.rfa.org/vietnamese/in_de...024104610.html

  2. #2
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    70 năm cuộc di cư 1954: người Công giáo ra đi rồi lại hướng về quê cũ!



    Chỉ huy J.G. Wells giám sát việc phân phối cơm cho khoảng 3.000 người tị nạn Việt Nam trên tàu chiến Warrior của Anh đang được di tản từ Hải Pḥng đến Cap St. Jacques (Vũng Tàu) ngày 1/10/1954



    Người tị nạn Việt Nam trên chiếc xuồng gỗ sắp ch́m mang theo bức ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh phía trước con tàu sân bay Bois Belleau của Pháp tháng 11/1954. Ảnh chụp màn h́nh video của Reuters



    Một phụ nữ Việt Nam lớn tuổi, không thể đi lại, được hai thủy thủ Hoa Kỳ khiêng lên tàu USS Menard trong quá tŕnh di tản thường dân chống Cộng khỏi miền bắc Đông Dương trước khi Cộng sản tiếp quản do các thỏa thuận ngừng bắn gần đây, ngày 7 tháng 10 năm 1954. Ảnh AP/Pool/Hải quân Hoa Kỳ

  3. #3
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    Bài Nói Chuyện về “Đấu tố và H́nh Phạt” của GS. Nguyễn văn Canh. Ngày 17 tháng 8, năm 2024

    Bài Nói Chuyện về “Đấu tố và H́nh Phạt” trong Cải Cách Ruộng Đất mà Hồ Chí Minh thi hành vào đầu thập niên 1950 tại Bắc Việt.

    Thưa các anh chị,

    Tôi được quí anh em trong Ban Tổ Chức yêu cầu nói về a). Trường hợp đấu tố điển h́nh, và b). Chế độ h́nh phạt được áp dụng trong Cải Cách Ruộng Đất.

    Tôi đặt tiêu đề cho buổi nói chuyện này là:

    CÔNG LƯ NHÂN DÂN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở BẮC VIỆT.

    Trong dân chúng, khi nói tới “đấu tố” trong Cải Cách Ruộng Đất mà Hồ chí Minh cho thực hiện vào đầu thập niên 1950 tại Bắc Viêt, người ta gọi đây là một phiên ṭa- ṭa án nhân dân, mà Việt cộng dựng lên dể xét xử “địa chủ” ở nông thôn. Cuộc Đấu tố này được sắp xếp và diễn ra hay hoạt động dưới danh nghĩa một ṭa án mà các quốc gia dân chủ áp đụng. Nó có nhiều nét đặc thù bắt nguồn từ ư thức hệ Công sản Chủ Nghĩa, nên gọi đó là công lư nhân dân, mà Cộng Sản Việt nam áp dụng trong giai đoạn này.

    Ư niệm căn bản nằm trong Cải Cách Ruộng Đất.

    a). CCRĐ là một công cụ hay nói theo Lênin là vơ khí đấu tranh đạt mục tiêu của Cộng Sản, là tận diệt kẻ thù của nông dân vô sản. Đó là giới địa chủ (1); Họ là Giai Cấp Thống Trị ở nông thôn. Loại chúng ra khỏi xă hội, để thay thế vào đó bằng giai cấp thống trị mới, là giai cấp vô sản;

    b). Tịch thu toàn bộ tài sản của giai cấp này và chia ngay cho giới nông dân, để đạt cái mà người ta gọi là “công bằng của xă hội chủ nghĩa.”

    CCRĐ được thực hiện bằng bạo lực của nền chuyên chính vô sản mà Đấu Tố là biểu tượng.

    Ta xét 2 vấn đề: Đấu Tố trong CCRĐ và H́nh Phạt

    I. CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: ĐẤU TỐ.


    Để trấn áp, bóc lột giai cấp vô sản, giới thống trị cũ thiết lập ra guồng máy ḱm kẹp, gồm cơ quan hành chánh, quân đội, cảnh sát, ṭa án, nhà tù, cần phải có cuộc cách mạng vô sản, loại bỏ giai cấp này.

    Tại nông thôn, giới thống trị này là địa chủ gian ác, bóc lột. Chương tŕnh Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) được thiết lập để tiêu diệt giới này và “ Đấu Tố hay Ṭa Án Nhân Dân” là phương thức thực hiện chủ trương ấy.

    Tổ Chức của cơ quan CCRĐ.

    Tổ Chức và Nhân sự: Ở Trung Ương, có một bộ phận đầu năo điều khiển. Đứng đầu chỉ đạo là Trường Chinh, Bí Thư Thứ Nhất Đảng lúc đó gọi là Lao Động. Người trực tiếp điều khiển mọi công tác là Hồ viết Thắng (2). Phụ trách công tác Tuyên Truyền là Tố Hữu.

    Xuống dưới là cấp tỉnh, có Đoàn CCRĐ. Ở mỗi tỉnh 10 Đoàn. Mỗi Đoàn gồm hơn 100 người, được chia ra làm nhiều Đội CCRĐ. Mỗi Đội có 6 hay 7 người. Đội là đơn vị cản bản và được cử về Làng (xă) để thục hiện CCRĐ.

    Về mặt tổ chức, CCRĐ là một bộ phận riêng biệt trong chính quyền, được ban cấp quyền hành vô cùng rộng răi, cao hơn các cơ quan khác, kể cả Đảng Ủy.

    Về hệ thống chỉ huy, các Đoàn nhận lệnh trực tiếp từ Cơ Quan điều khiển Trung Ương, không qua Cơ Quan Hành Chánh Trung Ương, và cũng không qua hệ thống Đảng.

    Đoàn chỉ huy trực tiếp các Đội.

    Các đội viên là thành phần quan trọng trong chiến dịch này. Họ là những người được tuyển chọn trong số các thành phần ”cốt cán” thuộc giai cấp “bần và cố nông”- những nông dân nghèo nhất trong làng. Họ đă là đảng viên, đă từng chiến đấu trong quân đội. Trong các cuộc CCRĐ ở giai đoạn kế, con số đội viên cần nhiều hơn, th́ sau mỗi đợt, có một số thành phần cốt cán bần cố nông khác được “bồi dưỡng” để trở thành đội viên cho các đợt sau. Như vậy, Cộng sản mới có đủ con số đội viên để thực hiện công tác trên toàn lănh thổ.

    Mỗi Đoàn có một Đoàn Trưởng. Đoàn Trưởng thường là một Tỉnh Ủy Viên trong hệ thống Đảng.

    Đội Trưởng là một nông dân cốt cán, đă từng có kinh nghiệm tham gia nhiều đợt CCRĐ từ trước.

    Bên cạnh Đội, có các đơn vị vơ trang đi theo để duy tŕ trật tự, và nhất là để uy hiếp tin thần nông dân. Các đơn vị này là du kích địa phương, được đặt dưới quyền chỉ huy của Đội Trưởng.

    Ngoài ra, chi bộ Đảng Cộng Sản địa phương là tổ chức yểm trợ Đội mọi phương diện để thực thi công tác CCRĐ như chuẩn bị đấu trường, xây dựng sân khấu cho Ṭa ngồi xử án, cờ quạt, biểu ngữ, kèn trống, huy động (bắt buộc) nông dân đến tham dự cho đông (chứng kiến) như một ngày hội......, gồm cả cung cấp tin tức và tài liệu cần thiết để Đội quyết định.

    Hoạt động của Đội CCRĐ.

    A. CCRĐ đă phát động 5 đợt vận động quần chúng qua 4 giai đoạn như sau:

    1). Các thành phần ưu tú của giới bần cố nông được huấn luyện để giải thích chính sách của Đảng trong quần chúng. Đây cũng là công việc bắt đầu củng cố các tổ chức chính trị ở nông thôn.

    2). Xác định thành phần gia cấp: Phải định ranh giới giữa bạn (giai cấp bần cố nông) và thù ( giai cấp địa chủ)

    3). Nông dân thiết lập bản kê khai đầy đủ chi tiết về ruộng đất của mỗi địa chủ. Căn cứ vào đó, Ban CCRĐ quyết định tịch thu, trưng thu, hay truất hữu có bồi thường chiếu theo luật CCRĐ. Rồi chia ruộng đất cho nông dân.

    4). Đoàn ngũ hóa các nông dân thành các tổ chúc khác nhau.

    B. Các Hoạt động của Đội tại làng/xă:

    Trước khi công khai phát động, Đội được học tập các chỉ thị của Trung Ương. Sau khi thấu triệt, Đội được chỉ định thi hành nhiệm vụ tại các làng xă.

    1). Điều tra: Sau khi về làng xă, một mặt Đội phát động chiến dịch, nêu khẩu hiệu “ Phóng Tay phát động quần chúng cải cách ruộng đất.” Mặt khác, Đội bí mật điều tra, thu lượm các tài liệu về các địa chủ, và gia đ́nh, vợ con, lư lịch 3 đời trở lên, mối quan hệ với các người khác, lập trường chính trị, các đoàn thể của đương sự, qua các Chi Ủy Xă và Ủy Ban Hành Chánh Xă.

    Thí dụ như tin tức từng địa chủ, giàu có tới mức nào, của ch́m của nổi, gia cảnh các địa chủ, các hoạt động của mỗi người để Đội xếp đối tượng thuộc thành phần nào: địa chủ có nợ máu với nhân dân (ví dụ trước kia có dính líu đến một tai nạn một nông dân bị chết hay bị thương kể cả bịa ra), hay địa chủ cường hào ác bá, nếu địa chủ nắm một chức quyền trong xă như Tiên Chỉ, Lư Trưởng, Phó Lư, Trương Tuần.... bắt nông dân chấp hành đóng góp thuế cho chính phủ theo luật định như thuế thân, hoặc đánh đập nông dân....hay địa chủ bóc lột là người có ruộng đất cho nông dân thuê mướn và phải trả tô suất cho chủ điền, hay địa chủ phản động, là những người tham gia các phong trào chống thực dân Pháp, như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt..., và chống Cộng. Căn cứ vào các kiện này, Đội quyết định h́nh phạt và phương pháp thi hành án phạt.

    Thí dụ tử h́nh hay khổ sai đưa đi biệt xứ là buộc lập nghiệp, cư trú vĩnh viễn trên vùng rừng núi.. Và tùy ”tội trạng”, th́ h́nh phạt nếu là tử h́nh, th́ thực thi như thế nào: chôn sống hay trói nạn nhân vào một cái cọc, cho du kích bắn rồi đẩy nạn nhân xuống hố đă đào sẵn ngay bên cạnh, hay chôn sống toàn thể thân xác hay chỉ chôn phần dưới thân thể ngoại trừ đầu của nạn nhân, rồi cho trâu kéo chiếc bừa ngang qua để tách đầu khỏi thân thể của nạn nhân.....

    Đội cũng được Chi Ủy địa phương cung cấp tin tức về t́nh h́nh nông dân, nhất là các bần nông và cố nông để Đội lựa chọn, rồi “vận động” họ để tham dự vào công tác đấu tố sau này.

    2). Bắt Rễ. Rễ là người sẽ đứng ra đấu tố. Bắt (Rễ) là tuyển chọn. Có một số tiêu chuẩn để tuyển lựa các người đứng ra “đấu tố” địa chủ nạn nhân. Ưu tiên nhất là thân nhân ruột thịt như vợ, con, cháu của họ, nếu thấy có các mâu thuẫn gia đ́nh. Kế đó là những nông dân đă có những mối quan hệ với địa chủ, như làm công, ở đợ hay nhờ vả như được giúp đỡ lúa gạo lúc bị thiếu thốn...

    Khi Đội đă có đầy đủ chi tiết của một số đối tượng và quyết định tuyển lựa họ để thực hiện công tác đấu tố. Đội lúc này làm các công việc gọi là “Bắt Rễ”. Bắt Rễ là công tác tiếp xúc, móc nối với nông dân đối tượng để “giác ngộ” họ để sau này chính thức “tố cáo” tội ác của “địa chủ phạm nhân” trong một “phiên xử án” công khai. Công tác “Bắt Rễ” được Đội thực hiện đối với nhiều người và tất cả “Rễ” sẽ hợp thành một “Chuỗi Rễ” cho phiên xử của Ṭa Án Nhân Dân.

    Nếu so với định chế tư pháp trong Thủ Tục Tố Tụng của nền dân chủ Tây phương, th́ các “rễ” này là các “nhân chứng” cung khai các “tội phạm” mà chính họ là nạn nhân hay chứng kiến trực tiếp khi các bị cáo thực hiện các hành vi phạm pháp trong các phiên xử của Ṭa Án.

    Sau khi công tác “bắt rễ” hoàn tất, các Đội viên bắt đầu “vận động” để “các rễ” trở thành các “khổ chủ”, nghĩa biến đổi một nông dân chất phác trở thành một “nhân chứng” tố cáo “tội ác” của địa chủ nạn nhân trong một phiên xử công khai. Đây là một tiến tŕnh hoạt động gian nan, cực khổ. Đội viên áp dụng phương pháp “Tam Cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm với “rễ.” Một mặt để t́m hiểu đối tượng và mặt khác từ đó khích động để người này thay đổi tư duy (nếu không nói là trở thành điên) về cách đối xử với giai cấp địa chủ.

    Chủ điểm trong công tác “xây dựng” rễ là: “Ôn nghèo kể khổ” mô tả một cảnh tượng nghèo túng, thiếu ăn, thiếu mặc, cảnh “đàn áp, bóc lột....” do địa chủ gây ra cho nông dân nghèo. Chủ đề này được nhắc đi nhắc lại măi trong thời gian “tam cùng”, cho đến khi làm cho rễ tin rằng đó là sự thật. Đó là động lực để gây căm thù với giai cấp địa chủ. Công việc tiếp tục như vậy cho đến khi đội viên thấy rằng t́nh thế đă chín mùi, nghĩa là “rễ’ cảm thấy có lư khi kể ra những thống khổ ấy là do địa chủ gây ra. Một khi bần cố nông đă quen với kể khổ, và kể khổ rất nhiều, th́ những khổ cực ấy không c̣n dựa trên sự thực nữa.

    Đến giai đoạn này, đội viên sẽ dạy họ cách ăn nói và thực tập cách tố cáo. Đội viên dạy họ tả chân, với các “chứng tích cụ thể” để làm “bằng cớ” gây xúc động quần chúng tham dự phiên ṭa. Thí dụ rễ có một vết sẹo cũ ở chân v́ bị ngă lúc c̣n bé, sẽ dơ cao lên, nói rằng đây là dấu tích của một trận đ̣n, hay một vết chém do địa chủ “ác ôn”gây ra; hoặc là mắt bị lem nhem, mù ḷa v́ đau mắt hột hay lông quặm, sẽ nói là địa chủ bóc lột bắt thức khuya dậy sớm chăn heo, nuôi gà không cho ngủ nên sinh ra nông nỗi ấy, hoặc nếu là một bà già đă rụng hết tóc v́ già hay bệnh hoạn, th́ nói là bị địa chủ đánh đập, nắm kéo tóc, nếu là con gái, th́ nói là bị địa chủ hiếp dâm nhiều lần..

    Các rễ này phải đạt tiêu chuẩn, nghĩa là kể được càng nhiều càng tốt.

    Các công việc “giác ngộ” này được thực hiện một cách bí mật.

    Nếu không đạt được mục đích, th́ đội viên ấy, gặp phải một “rễ thối.”

    Rễ thối có nhiều nguyên nhân khác nhau: cũng có thể, bần cố nông đó là một người có thần kinh bất b́nh thường, ăn nói bất nhất; có thể người đó khăng khăng không chịu áp lực của Cộng sản để làm việc tố cáo không đúng sự thực, cũng có thể là người ấy thấy rằng việc tố cáo như thế là vu cáo, không hợp đạo lư, nên từ chối, cũng đă có trường hợp xảy ra ngay khi một rễ được gọi ra để tố cáo trong phiên xử, trước sự hiện diện của dân làng bị “vận động” ra chứng kiến vụ xử án, cũng có người ôm lấy địa chủ và khóc, v́ trước đó đă làm ơn cho họ.

    Đây là một trường hợp khổ chủ không chịu thi hành chính sách đấu tố:

    “ Nguyễn văn Thất, người xă Hưng Đạo, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái B́nh, mồ côi cha mẹ, được ông Hồ văn Long, một địa chủ lớn trong xă, đem về nuôi cho ăn học, đậu bằng tiểu học. Khi khôn lớn, Thất được ông địa chủ này cưới vợ cho, và cấp cho của cải, ruộng đất.

    Thất tham gia kháng chiến, hoạt động tại địa phương. Anh được vào Đảng. Đến khi thi hành chính sách CCRĐ, Đội bắt rễ với Thất, bồi dưỡng Thất để bắt anh ta đấu tố ông Long. V́ công lao dưỡng dục, Thất thấy không thể đấu tố ông Long được, Anh ta nói trước Ṭa: “Tôi không thể đấu tố một người đă nuôi dưỡng tôi, thay cha mẹ tôi được.” V́ thế, anh ta bị kết tội “c̣n liên quan với địa chủ.” Cuối cùng uất quá, đứng trước Ṭa, Thất tuyên bố ly khai khỏi Đảng. Ṭa lập tức đ́nh phiên đấu tố ông Long, quay ra xử Thất, và tuyên án phạt sáu năm tù ở.” (3)

    Khi việc huấn luyện rễ bằng phương pháp Tam Cùng đă hoàn tất, th́ lúc đó địa chủ nạn nhân đă bị bắt giam và gia đ́nh đă bị “cô lập” rồi, nghĩa là dân trong làng đă bị cấm, cũng như tự ư không dám liên lạc, giao thiệp hay lui tới viếng thăm v́ sợ bị qui tội liên lụy. Mọi sinh hoạt làm ăn, buôn bán với địa chủ đều bị cắt đứt. Nói đúng ra, là cả gia đ́nh địa chủ đă bị bao vây.

    Bầu không khí trong làng lúc này đă căng thẳng do hậu quả của chính sách khủng bố đă áp dụng suốt trong thời gian kể từ khi bắt đầu chống Pháp. Dân làng trở thành ngoan ngoăn, dễ bảo, nhất là các thành phần nông dân có ít ruộng đất hơn địa chủ mà Cộng sản xếp vào loại Phú Nông và Trung Nông. Họ đă nghe thấy tin đồn về số phận nông dân ở các nơi khác và đang chứng kiến số phận địa chủ trong làng ḿnh. V́ thế, nếu họ bị gọi đi họp về CCRĐ, th́ họ đi ngay. Bảo họ khóc, th́ khóc. Bảo ǵ, làm nấy, v́ ai cũng sợ bị “kích” lên thành địa chủ.

    Sau khi hoàn tất công tác “xây dựng” chuỗi Rễ cùng với công tác tuyên truyền trong quần chúng (làng), Hồ chuyển sang Đấu Tố.

    3). Đấu Tố Thực Tập trước Đại Hội Toàn Dân.

    Sau khi công tác huấn luyện các rễ đă hoàn tất, nghĩa là chắc chắn họ là các “nhân chứng ấy” thành thạo tố cáo “tội ác” của địa chủ trước ṭa, công việc “thao rượt” các rễ bắt đầu để cho phiên ṭa xét xử công khai về sau cho trôi chảy, chu đáo, Đội tổ chức một Đại Hội Toàn Dân, nhưng chỉ gồm bần, cố và trung nông trong làng được dự để học tập về đấu tố.

    Đại Hội được họp trong nhiều đêm liền. Mỗi đêm có một rễ chính lên kể khổ, kể tội một địa chủ với sự phụ họa của một vài rễ phụ. Đại Hội được mệnh danh là buổi học “ôn nghèo kể khổ mà mục đích gây căm thù của quần chúng nông dân chống lại địa chủ gian ác, bóc lột. Ngoài ra, c̣n gây ra một ảo tưởng cho nông dân thấy rằng dưới chế độ hiện hữu, đời sống nông dân tốt đẹp hơn dưới thời thực dân phong kiến.

    Khi các rễ đă thành thạo trong vai tṛ của ḿnh và khi quần chúng nông dân đă tỏ ra xúc động thực sự và căm thù về những khổ sở do địa chủ gây ra cho giới bần nông và cố nông, th́ đây là lúc đưa địa chủ ra tŕnh diện để thực tập đấu tố.

    Để cho cuộc đấu tố được sôi động, Đội cho chiếu một cuốn phim để cho toàn thể nông dân tham dự xem. Cuốn phim có tựa đề là Bạch Mao Nữ. Phim tả một cô gái đi ở cho một địa chủ. Cô này bị hành hạ, áp bức, hiếp dâm. Cuối cùng cô phải lên núi trốn. Phải đợi cho đến khi Đội CCRĐ về làng, Cô mới dám về nhà. Lúc này, tóc cô đă bạc trắng. Các cảnh hành hạ, áp bức dă man đă tác động mạnh về tâm lư mọi người. Họ xúc động, khóc sướt mướt và căm thù tên địa chủ trong phim.

    Phim vừa chiếu xong, th́ cuộc đấu tố bắt đầu. Các rễ phụ được đưa ra tŕnh diện trước nông dân và bắt đầu kể khổ. Lập tức, khí thế sắt máu bừng bừng nổi dậy theo tiếng khóc, tiếng kể lể của các rễ. Khí thế này luôn luôn được nung nấu thêm bởi không khi náo nhiệt, đầy khích động qua những tiếng hô khẩu hiệu:” Đả đảo địa chủ cường hào gian ác...”

    Kế đó là việc thi đua kư tên vào bản kiến nghị yêu cầu xử tử hoặc kết án tù tên địa chỉ cường hào nạn nhân. Thư kư Đại Hội lập Biên Bản ghi quyết nghị của toàn thể Đại Hội, lập báo cáo lên Đoàn CCRĐ để xin quyết định của Trung Ương.

    Vài ngày sau, Đoàn gửi công văn xuống, chỉ thị rằng Trung Ương đă đồng ư với bản án mà toàn dân đă đồng ḷng đưa ra.

    Căn cứ vào quyết định này trong phiên xử chính thức kế đó Ṭa Án chỉ việc tuyên bản án đối với nạn nhân.

    Trong suốt thời gian thực tập đấu tố này, có những hoạt động hỗ trợ, như Đoàn Thiếu Nhi trong làng liên tục “biểu dương” lực lượng bằng cách tuần hành, thổi kèn, đánh trống, ḥ hét hô khẩu hiệu diệt trừ địa chủ. Những việc ồn ào này làm tăng thêm tác động tâm lư, làm cho không khí đă căng thẳng lại căng thẳng thêm; đôi khi trở thành ghê rợn, đầy đe dọa. Các đoàn thiếu nhi này có khi vào nhà các nông dân thúc dục họ hăng hái tham gia vào việc đấu tố địa chủ.

    Tóm lại, công tác đấu tố thực tập này được tổ chức lồng trong Đại Hội Toàn Dân để cho nhóm Nông Dân này có cảm tưởng rằng đây là chế độ dân chủ, và họ là dân và có quyền quyết định số phận địa chủ. Thành quả công tác này làm căn bản cho công tác đấu tố chính thức tiếp theo được thực hiện trong một phiên xử án của Ṭa Án Nhân Dân.

    * C̉N TIẾP TRANG SAU

  4. #4
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    Hai trường hợp đấu tố điển h́nh:

    D. Hai trường hợp đấu tố điển h́nh:

    1. Nhân chứng Nguyễn bảo Hùng. (quê xă Hồng Quang, huyện Ứng Ḥa, tỉnh Hà Đông, con địa chủ, thi hành Nghĩa vụ quân sự, được đưa vào Nam năm 1967 và ra hồi chánh năm 1969.)
    “ Phiên Ṭa xử điển h́nh nhất là phiên ṭa xử ông Lăng. Ông Lăng ở thôn Hữu Vĩnh, cùng xă với tôi, bị qui là thành phần địa chủ và Quốc Dân Đảng. Ông Lăng theo Việt Minh từ 1950 và đă giữ các chức vụ trong Đảng Ủy Xă. Đến năm 1956, ông bị đ́nh chỉ các chức vụ v́ bị qui là địa chủ và hoạt động cho Quốc Dân Đảng. Ông bị bắt và xét xử.

    Một ngày vào tháng 4 năm 1956, lúc 8 giờ sáng, phiên xử được triệu tập tại sân đ́nh làng Bái Lâm Thượng, xă Hồng Quang, Huyện Ứng Ḥa, Hà Đông. Chánh án và Phó Chánh Án là cán bộ CCRĐ. Thẩm phán và bồi thẩm là vài ba nông dân, cốt cán vô sản tại xă. Những người tham dự là bà con nông dân trong toàn xă và các đại biểu các xă lân cận. Gia đ́nh, thân nhân của nạn nhân bị xử được ngồi phân tán ra. Tất cả các can phạm đều bị trói cho ngồi riêng biệt ở một khu gần đó, có du kích vơ trang canh gác. Phía ngoài khu xử cũng có du kích bao quanh.

    Khi Ṭa đọc tên Ông Lăng, th́ nạn nhân được 2 du kích vơ trang áp giải vào ṿng đấu, vạch bằng vôi trắng h́nh tṛn, có hàng rào kẽm gai vây xung quanh.
    Ṭa bắt đầu đọc bản cáo trạng trong hồ sơ, gồm ư lịch, tội trạng của ông Lăng. Rồi hỏi lại ông Lăng có đúng các tội trạng đă phạm không? Ông Lăng trả lời: “ Thưa Ṭa, thưa Ông Bà Nông Dân, tôi công nhận có phạm các tội trên.”

    Kế dó, Ṭa cho phép nông dân cốt cán là khổ chủ lên vạch mặt, tố khổ ông Lăng. Có tới 20 người.Trong số này có chị Hường, trước đây ở đợ cho ông Lăng cho tới 1945. Sau khi tố các tội như bóc lột, đánh đập, không trả công, không cho ăn...., rồi chị tố đến tội ông Lăng hiếp dâm tới 4 lần. Chị này với thái độ hung hăng, nhảy lên xỉa xói vào mặt ông, bắt ông phải ngửa mặt lên nh́n chị và hỏi ông có nhận tội đó không?
    Ông Lăng trả lời: “Thưa Bà Nông Dân, Bà quên rồi đấy. Tôi hiếp Bà tất cả 5 lần, ạ.”

    Thế là Ṭa đập bàn quát to: “Tên địa chủ này ngoan cố, dám láo với Bà Nông Dân.” Và tất cả nông dân dự khán phụ họa, đồng thanh hô: “Đả đảo tên địa chủ Lăng.” Khẩu hiệu này được hô 3 lần.
    Sau đó, Ṭa hỏi lại, ông Lăng phải nhận có 4 lần thôi.”

    Kế đó, người thứ hai đứng ra tố khổ là ông Hậu, trước kia là lực điền của ông Lăng.
    Ông Hậu không có một oán thù ǵ với ông Lăng. Ông này lại là người hiền lành, bị buộc ra tố cáo, nên không sôi nổi. V́ thế, cán bộ CCRĐ, khích động viên, phải hô khẩu hiệu đả đảo ông Lăng và quần chúng nông dân đứng dậy, hô theo, để gây phấn khởi cho nông dân tham dự, và sẽ dùng để kết án sau này.
    Kế đến là anh Tiến và các người kế tiếp, việc hô đả đảo vang dậy, không ngớt.

    Người tố cáo khác là anh Dung. Anh Dung tố cáo ôn Lăng là đảng viên Quốc Dân Đảng đă chỉ điểm và vây bắt anh trong các lần anh đi buôn lậu hàng hóa từ vùng Tề đem về bán cho dân quân vùng kháng chiến. Ông Lăng c̣n bị tố cáo là đă sát hại anh Ngũ, một bạn đi buôn với anh Dung.

    Đến lúc này, ông Lăng v́ quá mệt mỏi, quá uất ức nên ngă gục xuống và ngất đi. Hai tên du kích được chỉ định đến xốc nách ông đứng dậy, nhưng cứ đứng lên, ông lại gục xuống. Ṭa phải đ́nh để giải lao 10 phút. Bấy giờ là 10 giờ sáng.

    Gia đ́nh ông Lăng, gồm vợ và 3 con, bị buộc đến dự phiên đấu tố. Họ ngồi chung với số đồng bào trong xă. Khi thấy ông Lăng bị đấu tố quá nhục nhă, họ chỉ c̣n biết gục đầu xuống khóc, xót thương cho chồng, cha. Nhưng du kích ngăn cản không cho khóc. Họ bảo rằng khóc lóc như thế là c̣n xót thương địa chủ, c̣n ngoan cố. Sau đó, du kích phân chia mẹ con, họ mỗi người một nơi, không ở chung một chỗ như trước.

    Cuộc đấu tố kéo dài tới 2 giờ chiều th́ chấm dứt. Ṭa dừng 10 phút để nghị án. Rồi mọi người nghe tiếng hô to: Đứng dậy để nghe Ṭa tuyên án. Ṭa tuyên bố ông Lăng bị 3 tội:
    -Bóc lột Nhân Dân,
    -Có nhiều nợ máu với nhân dân,
    -Và hoạt động cho Quốc Dân Đảng.
    Và tuyến bố xử bắn.

    * C̉N TIẾP

  5. #5
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    Cuộc xử bắn được thi hành ngay tại một nơi gần sân đ́nh làng.

    Cuộc xử bắn được thi hành ngay tại một nơi gần sân đ́nh làng.

    Ông Lăng quá sợ hăi, bị lôi đi vả trói vào một cái cọc tre, phía trước là một cái hố đă đào sẵn.
    Du kích bịt mắt, bịt mồm ông Lăng lại bằng một mảnh vải. Nhưng ông Lăng trước khi bị bắn, cố vùng vẫy, đẩy được nắm giẻ trong miệng ra, và hô to:” Hồ Chủ Tịch muôn năm! Đảng Lao Động muôn năm!”
    Sau khi bị bắn chết, thây ông Lăng được đẩy xuống hố và chôn ngay tại đó.

    Khi Ṭa tuyên bản án cho ông Lăng, Ṭa cũng tuyên bố tịch thu tất cả tài sản: ruộng nương, trâu ḅ,cây bừa, cuốc sẻng, nhà cửa, đồ đạc, nồi niêu xoong chảo, quần áo, chén, đũa .. của ông Lăng, tập trung mọi thứ vào một chỗ trong nhà ông, niêm phong lại, chờ ngày chia cho nông dân. Gia đ́nh ông Lăng được Ṭa cho phép tạm thời ở lại trong phần nửa gian bếp.
    Rồi, Ṭa tuyên bố bế mạc.

    2. Nhân chứng Hoàng văn Toán.(quê xă Hưng Đạo, huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái B́nh, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, ngành động vật không xương sống, và là nghiên cứu sinh, Đại Học Sư Phạm, Hà nội. Tốt nghiệp hạng ưu và được Nhà Nước Bắc Việt cho đi du lịch Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Bị nhập ngũ và đưa vào Nam năm 1968 và hồi chánh 1970)

    Người phỏng vấn: Ông Vương văn Bách, tốt nghiệp Đại học Luật Khoa Hà nội, từng giữ chúc Tham Chánh Văn Pḥng cho Bộ trưởng Tài Chánh, Vũ văn Hiền, Chính phủ Trần trọng Kim. Phỏng vấn tại Sài g̣n.

    Hỏi: Xin anh cho biết chuyện đấu tố điển h́nh nào gây xúc động lớn trong mọi từng lớp ở xă Hưng Đạo, huyện Tiền Hải?

    Đáp: Chuyện đấu tố ông Nguyễn văn Thái.

    Hỏi: Ông Thái có liên hệ gia đ́nh với anh không?

    Đáp: Về quá tŕnh sinh trưởng và hoạt động của ông ấy, tôi không được biết. Tôi chỉ được biết ông ấy qua lời tố cáo của các khổ chủ là ông ấy là cán bộ cách mạng của cộng sản, từng tham gia cách mạng từ 1945. Đó là một quá tŕnh mưu cầu mang lại quyền lợi cho nông dân và dân tộc.

    Hỏi: Nói như vậy, anh cho ông Thái là người yêu nước?
    Đáp: Vâng.

    Hỏi: Điều ǵ làm anh nhận thấy ông Thái là người yêu nước.
    Đáp: Theo như cộng sản cho chúng tôi học tập, yêu nước là tham gia kháng chiến chống Pháp giành độc lập, và đem lại cơm no áo ấm cho nông dân. Căn cứ vào đó, tôi thấy ông Thái là người yêu nước. Trong thời gian kháng chiến Ông ấy đă lên tới chức Chủ Tịch Ủy Ban Hành Kháng huyện Tiền Hải, và lúc bị đấu tố, ông lả Tỉnh Ủy Viên, tỉnh Thái B́nh.

    Hỏi: Là tỉnh ủy viên, ông Thái phụ trách Ban nào?
    Đáp: Tôi không biết, nhưng tôi biết chắc ông ấy là Tỉnh Ủy Viên. Gia đ́nh ông thuộc thành phần địa chủ, theo sự qui định của chế độ Miền Bắc, v́ có nhiều ruộng, nhiều trâu và có nhiều người làm công.

    Hỏi: Nhà ông Thái có bao nhiêu ruộng?
    Đáp: Tôi không rơ, v́ nhà tôi ở xa nhà ông ấy, vả lại lúc đó tôi c̣n nhỏ. Mẹ ông Thái được coi là một đại điền chủ có tiếng. C̣n ông Thái bị qui vào là địa chủ cường hào gian ác. Trong thời gian giảm tô, ông không bị đấu tố. Măi cho tới lúc thi hành chính sách CCRĐ, người ta coi lại hồ sơ của ông kể từ khi ra ở riêng, bấy giờ mới bị kết tội là địa chủ cường hào gian ác.

    Hỏi: Căn cứ vào đâu, ông Thái bị liệt vào hạng cường hào gian ác?
    Đáp: Căn cứ vào các tố cáo của các khổ chủ đưa ra. Chẳng hạn như trước kia, mẹ ông Thái có chia cho ông một số ruộng đất, ông có tá điền và có người ở hầu hạ. Chẳng hạn như khi chưa tham gia cách mạng, ông thường hay đánh đập nông dân. Đă có nhiều ruộng, lại thuê người cày, cấy và c̣n đánh đập nông dân, th́ ắt là địa chủ cường hào gian ác rồi.

    Ông Thái đang là tỉnh ủy viên tỉnh Thái B́nh, th́ bị gọi về làng để bị đấu tố với lư do có nợ máu giới nông dân.
    Trong lúc đấu tố, người ta có kể một số tội mà ông Thái không có, nhưng ông vẫn phải chịu nhận. Thí dụ: người ta tố ông đánh chết cô Nguyễn thị Roi và chôn cô này ở chuồng trâu. Việc này, cả dân làng biết rằng họ bịa đặt, dựng đứng lên.
    Thế rồi, Ṭa Án Nhân Dân kết tội ông là một tên địa chủ cường hào gian ác, một tên phản bội đă len sâu và trèo cao vào Đảng, ḥng lật đổ Nhà Nước sau này. V́ thế, tên này rất nguy hiểm, cần phải trừng trị.
    Cuối cùng, ông bị đưa ra pháp trường xử bắn vào tháng 5 năm 1956.

    Hỏi: Anh có đi dự buổi đấu tố ông Thái không?
    Đáp: Có.

    Hỏi: Anh vui ḷng kể lại quang cảnh buổi đấu tố ấy, diễn ra như thế nào?
    Đáp: Buổi đấu tố diễn ra tại Huyện Tiền Hải. Từ nhà tôi lên huyện Tiền Hải độ 7 cây số, c̣n từ nhà ông Thái lên huyện độ 2 cây.
    Nông dân các xă trong huyện kéo về. Trong một sân vận động lớn, người ta dựng lên một khán đài. Phía bên phải, có những khẩu hiệu như: “đả đảo địa chủ cường hào gian ác”, “ nợ máu phải trả bằng máu”, “cương quyết trừng trị những tội phạm đă gây nợ máu với quần chúng lao động.” Thường thường, hễ khẩu hiệu mà viết trên băng đỏ và vàng là hôm đó không có giết người. Hễ khẩu hiệu viết bằng chữ trắng trên băng xanh là hôm đó có giết người.

    Hỏi: Hôm đó đấu tố ông Thái, người ta có treo băng xanh không?
    Đáp: Hôm ấy, tất cả biểu ngữ đều viết trên băng xanh, chữ trắng.

    Hỏi: Hôm ấy, ngoài ông Thái ra, c̣n có ai bị đưa ra pháp trường không?
    Đáp: Có ông Hối nữa.

    Hỏi: Tất cả có người?
    Đáp:Vâng. Tất cả khổ chủ của ông Thái thường ở xă Hưng Đạo, và gia đ́nh ông Thái ở đó.
    Phía sau, ở bên phải của khán đài, có 3 cái cọc được dựng và 1 cái huyệt được đào sẵn, sâu khoảng 60 cm. Tôi là người ngồi sát đó, cùng các thành phần địa chủ, phú nông xă Hưng Đạo.
    Khung cảnh thật rùng rợn. Tôi tự hỏi: “Hôm nay, ai sẽ là người chết? Người xă ḿnh hay xă khác?”

    Ngồi yên độ 20 phút, tôi thấy có một người được dẫn vào chỗ vẽ vạch trắng làm vành móng ngựa, hai tay bị trói giật cánh khuỷu, mặc áo đen quần cộc. Lập tức, toàn bộ nông dân có mặt gào thét lên, liên tục trong gần 10 phút như thế. Rồi đến lễ nghi đánh trống, mở cờ.
    Qua phần lễ nghi, thẩm phán Ṭa Án Nhân Dân nêu tên địa chủ có mặt tŕnh diện ở chỗ vẽ vạch trắng làm vành móng ngựa.

    Sau đó, các khổ chủ thay phiên nhau lên đấu tố, thỉnh thoảng hô khẩu hiệu chen vào: “cương quyết trừng trị bọn địa chủ cường hào ác bá”.
    Tôi nhớ có một khổ chủ lên đấu tố ông Thái. Bà ta rất già, chẳng biết có phải là người ở trước kia của ông Thái hay không. Bà ấy tố cáo ông Thái đă cưỡng hiếp bà 2 lần.

    Hỏi: Lúc ấy, bà ta chừng bao nhiêu tuổi?
    Đáp: Chừng 60 hay 70 tuổi.

    Hỏi: Thế ông Thái lúc đó chừng bao nhiêu tuổi?
    Đáp: Chỉ độ 40.

    Nhưng tôi không hiểu v́ lư do ǵ, ông Thái vặn lại: “ Bà c̣n quên một lần, tôi đă hiếp bà trên cối xay nữa.” V́ câu nói này, nông dân lại hô: “Đả đảo tên láo xược với Ông và Bà Nông dân.
    Bà già tố xong, chánh thẩm mới hỏi lại ông Thái và ông này xác nhận là có 2 lần. Rồi Ṭa bắt ông Thái ngẩng mặt lên. Đồng thời tiếng hô đả đảo lại tiếp tục, kèm theo đề nghị: “cương quyết trừng trị tên Thái h́nh phạt nặng nhất”

    Phần tố khổ xong. Công tố ủy viên nói: Đối với tội lỗi của Thái như vậy, nhưng xét lại Thái đă có công hoạt động trong quá tŕnh cho Đảng, nên có thể giảm bớt được cái tội của y.”
    Liền đó, chánh thẩm đứng phắt ngay dậy, nói : “Mặc dù tên Thái có công đóng góp cho Đảng, nhưng Thái là tên địa chủ cường hào gian ác, đă có âm mưu len sâu trèo cao vào hàng ngũ đảng. Cho nên, phải trừng phạt tên Thái đích đáng hơn.”

    Kết thúc phiên ṭa, ông Thái bị tuyên án tử h́nh.

    Ông ta bị đưa ra chỗ 3 cái cọc dựng sẵn. Mắt mồm của ông ta bị bịt kín. Hai tay bị trói vào cọc. Một lúc sau đó, ông ta bị một loạt đạn bắn vào người.
    Phiên ṭa bế mạc.



    II. H̀NH PHẠT VÀ THI HÀNH.

    H́nh phạt và thi hành bản án được áp dụng tùy theo loại địa chủ.

    V́ là tội phạm của nền công lư nhân dân, nên h́nh phạt cũng vô cùng khác lạ. H́nh phạt không chỉ áp dụng cho phạm nhân, mà cả những người không là phạm nhân trong vụ xét xử liên hệ, cũng nhận được h́nh phạt: vợ con, và các cháu, chắt.

    Ngoài nhục h́nh như bị giết hay bị giam tù trấn áp, hay đưa đi cải tạo, nhân phẩm của bị cáo và thân nhân cũng là mục tiêu của h́nh phạt.

    1. Các loại Địa chủ bị cáo:

    Nếu là các địa chủ như có nợ máu, cường hào ác bá và phản động th́ bản án luôn luôn là tử h́nh.

    Nếu là các địa chủ khác, kể cả địa chủ kháng chiến (những người giàu có, tham gia kháng chiến và có công trạng đă được gia nhập Đảng), th́ chỉ bị phạt tù và dưa đi các trại tập trung cải tạo để tẩy năo. Có người bị 2 năm, người khác bị 20 năm hay hơn, có người trong loại này bị định cư vĩnh viễn trên vùng rừng núi.

    Sau khi Ṭa tuyên án th́ bản án được thi hành ngay.

    Với các bản án tử h́nh, nạn nhân bị hành quyết ngay trước mặt quần chúng và gia đ́nh nạn nhân. Đội du kích tham dự phiên đấu tố có nhiệm vụ thi hành bản án. Họ đem nạn nhân ra trói vào một cọc tre đă trồng sẵn cách chỗ vẽ vach vôi trắng làm vành móng ngựa chừng độ 10 hay 20 m. Họ tập trung 5 hay 6 cây súng trường để bắn nạn nhân, chờ cho nạn nhân giăy chết, rồi hất xác xuống một hố đă đào sẵn ở bên cạnh. Việt Minh cũng nghĩ ra nhiều cách khác như chôn sống nạn nhân hay nhiều trường hợp man rợ hơn.

    Một hồi chánh viên trước đó đă tham gia đội CCRĐ kết luận:“ Nói một cách tổng quát, sự chém giết thật là ghê rợn. Tổng sồ người bị giết trong đợt CCRĐ vào thời gian trước 1955 là 100,000 người. Trong số này, có chừng 40,000 địa chủ đă là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngoài ra, c̣n độ 40,000 khác bị bắt đi tù trong các trại lao công cưỡng bách tại các miền rừng núi Bắc việt.

    Ta lấy thí dụ tại xă Sơn Trung, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây, xă này có chừng 1,500 gia đ́nh với gần 7,000 dân. Trong đợt I CCRĐ, trước năm 1955, Xă này có 20 gia đ́nh bị qui vào thành phần địa chủ cường hào gian ác (nghĩa là có 20 người bị tử h́nh) và chừng 30 gia đ́nh thuộc thành phần địa chủ khác, như vậy có 30 người bị đi tù. Đến đây th́ thành phần địa chủ là 50 người đă bị quét sạch khỏi xă hội, ngoại trừ vợ con (sẽ nói sau).

    Sang năm 1956, khi thi hành đợt II, Đội phải kích một số thuộc giai cấp Phú Nông lên thành địa chủ để đấu tố cho đủ chỉ tiêu 5%, là 350 địa chủ trong tổng số dân xă. (Lưu ư: trong trường hợp số người thuộc thành phần Phú Nông được “kích” lên, vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Đội phải kích một số thuộc thành phần Trung Nông lớp trên lên thành địa chủ để đấu tố cho đủ số.)

    2. Vợ, con địa chủ cũng bị trừng phạt: Bị đuổi ra khỏi nhà ngay ngày hôm đấu tố. Không được mang theo bất cứ thứ ǵ. Đội chỉ định một mảnh đất ở đầu làng, ra đó mà ở. Họ phải tự kiếm vật liệu, dựng lều lên mà trú nắng mưa, phải ṃ ốc, bắt cua, đào rễ cây để ăn mà sống. Có khi đi ăn trộm khoai, sắn ngoài đồng. Dân làng bị cấm liên lạc với họ. Họ bị loại ra khỏi xă hội.

    3. H́nh phạt áp dụng cho cả Cháu Chắt: Cuối cùng là các cháu, chắt không được gia nhập cộng đồng, lư lịch ghi là cháu, chắt địa chủ, không được đi học, v́ trường học được lập ra để đào tạo các con cháu của giới vô sản để trở thành lănh đạo. Phải đến đời thứ 3, chắt của địa chủ mới có lư lịch trong sạch, và được “hưởng đầy đủ quyền” của một nông dân chế độ xă hội chủ nghĩa.



    Tài sản của cải được chia cho bần cố nông ngay trong một buổi họp mà công sản gọi là chia “quả thực”. Nông dân rất vui mừng về thành quả của cuộc cách mạng vô sản này. Riêng về ruộng vườn th́ chia về sau.

    Đó là Công Lư Nhân Dân
    Kết luận: Đến 1956, th́ CCRĐ chấm dứt, Đảng Cộng Sản đă thành công tiêu diệt hẳn giới thống trị ở nông thôn. Giới Địa chủ đă hoàn toàn bị loại ra khỏi xă hội. Bần cố nông đă được đôn lên thay thế. Tài sản của địa chủ đă chia cho bần cố nông. Giới này rất hồ hởi về kết quả của cuộc cách mạng vô sản này.Tuy nhiên, niềm vui chưa rứt, th́ bắt đầu từ năm 1957, chương tŕnh Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp bắt đầu.


    Bước đầu là Tổ Đổi Công được thực hiện với quảng cáo là các nông dân hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong cộng việc cầy cấy, thu hoạch kết quả. Kế đó là mọi nông dân phải vào Hợp Tác Xă. Giai đoạn đầu, là Hợp Tă Xă cấp thấp và vài năm sau, là Hợp Tác Xă cấp cao. Và đây là lúc tài sản ruộng vườn của nông dân thuộc Ban Quản Trị của Hợp Tác Xă, một công cụ trá h́nh của Đảng và nông dân trở thành trắng tay, và từ lúc này mọi người phải cật lực làm việc theo khả năng và chỉ được hưởng thụ theo năng xuất của chính ḿnh.

    Nông dân không ai được hưởng thụ theo nhu cầu như ư thức hệ cộng sản quảng cáo ./.

    --------------

    Ghi Chú:
    (1) a) “Thề phanh thây, uống máu quân thù.” Trích trong Quốc ca nguyên thủy của Việt Công. Để tỏ ḷng trung thành không lay chuyển với chủ thuyết Mác Lê, Mao và cũng để các quan thày tin cậy, Hồ và đồng bọn ghi câu trên vào bài quốc ca. Quân thù ở đây là giai cấp đja chủ. Về sau, chúng nhận ra tính cách man rợ, ghê tởm của lời ca, nên đă đổi lại câu này.
    b) Thơ của Tố Hữu, phụ trách tuyên huấn CCRĐ.

    ---------------------------------
    * COPY TỪ EMAIL GS. NGUYỄN VĂN CANH GỞI CHO Sydney

    From: Canh Nguyen <nguyenster@gmail.co m> nguyenster@gmail.com
    Date: Wed, Aug 14, 2024 at 7:30 PM
    Subject: CCRĐ

  6. #6
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    Triển Lăm Và Thảo Luận "Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc & Di Cư 1954"

    Triển Lăm Và Thảo Luận "Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc & Di Cư 1954"

    Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt được sự hỗ trợ của các hội đoàn thân hữu. Đă tổ chức buổi triển lăm và thảo luận, trong hai ngày thứ Bảy 17/8 - Chúa Nhật 18/8/2024 tại Bowers Museum thành phố Santa Ana,về Cải Cách Ruộng Đất Ở Miền Bắc và Cuộc Di Cư 1954


  7. #7
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    Cuộc Cải Cách ruộng đất 1 - Vết thương chưa lành

    01. Cuộc Cải Cách ruộng đất 1 - Vết thương chưa lành

    Last edited by Sydney; 28-08-2024 at 09:20 AM.

  8. #8
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    Cuộc Cải Cách ruộng đất 2 - Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất

    Cuộc Cải Cách ruộng đất 2 - Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất


  9. #9
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    Vẹm T́m Tự Do - Bi Hài Kịch Về độc lạ sau 30/4/1975

    Vẹm T́m Tự Do - Bi Hài Kịch Về độc lạ sau 30/4/1975


  10. #10
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    Tri Ân Cuộc Di Cư Vĩ Đại 1954

    Tri Ân Cuộc Di Cư Vĩ Đại 1954


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 04-04-2012, 01:38 PM
  2. Replies: 11
    Last Post: 09-01-2012, 03:24 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-06-2011, 01:05 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2011, 04:41 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 24-02-2011, 05:19 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •