“Tôi đă dự, xin quư vị tha thứ cho tôi phải dùng mấy tiếng “buổi tiệc trà Giáng sinh” (Christmas party), tại bộ tư pháp, và…”.

Đó là câu nói của Nina Totenberg thông tín viên pháp luật của đài phát thanh NPR (National public radio) trong một phóng sự, đă gây nhiều chỉ trích trong dư luận Mỹ. Có người cho rằng Nina là một người thiên tả, phóng túng, chống Thiên Chuá giáo. Có người coi đó là biểu hiện của một xu hướng âm thầm chống những ǵ là truyền thống của Mỹ, tức là chống Mỹ. Nghĩ như thế, nên có ư kiến mong hạ viện mới mà đảng Cộng hoà chiếm đa số sẽ cắt trợ cấp cho đài NPR. Thực ra th́ khi nghe nguyên văn câu nói của Totenberg, có thể nghĩ rằng đó là một cách để mỉa mai cái quan điểm “phải đạo chính trị” phổ thông ở Mỹ, là không nên đụng chạm đến ai, và chinh phủ phải đứng ngoài tôn giáo. Vi thế, các công sở và các đất công đă không được trưng bày các ảnh tượng giáng sinh như chúa hài đồng, máng cỏ và đức mẹ Maria và những thú vật đứng quanh sưởi ấm chúa hài đồng, vân vân. Ngoài ra, cũng v́ có những than phiền trên truyền thông là vào dịp cuối năm người đi mua sắm bị mệt v́ những bài hát giáng sinh liên tục cho nên số các cửa hàng mở nhạc giáng sinh đă giảm đi. Năm nay, tin tức c̣n cho biết rằng tại Anh quốc, các trụ sở Hồng thập tự đă không được dùng chữ Christmas. Và cây giáng sinh đă dẹp đi tại một chi nhánh ngân hàng Bank of America.

Tại sao lại có chuyện chống chữ Christmas? Theo nguyên nghĩa th́ Christ là dịch từ tiếng Do thái Messiah, có nghĩa là “đấng cứu tinh”, được chính thức phong chức bằng sự xức dầu thánh olive, bởi đức chuá Trời. Người Thiên chúa giáo tin rằng đấng cứu tinh Messiah chính là chúa Jesus. C̣n người Do Thái th́ không tin như thế, nghĩa là đấng cứu tinh chưa ra đời, và chỉ coi chúa Jesus là một nhà hoạt động xă hội (activist). Sự khác biệt này làm cho người Do Thái giáo và Thiên chúa giáo đụng chạm suốt hai ngàn năm ở những mức độ khác nhau cho tới bây giờ. Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây rằng dân Trung đông Hồi giáo cũng tin ở đức chúa Trời, và truyền đạo cho các tiên tri, là Adam, Abraham, Moses, Jesus và Mohammed. Sau đạo Hồi phát sinh vào thế kỷ thứ 6, th́ ở Âu châu vào thế kỷ thứ 16 đă nẩy ra các giáo phái Thiên chúa đứng đầu là các ông Luther và Calvin, và Anh giáo chống lại tư tưởng thần quyền giáo hội La Mă, và không đồng ư quan điểm đức mẹ Maria đồng trinh. V́ tính chất chống lại này mà các giáo phái này được gọi là Protestant, tức là phản kháng. Hai chữ này không đẹp, nên chính thức th́ những giáo phái này được gọi là Tin Lành, v́ đem đến tin lành về Thiên chúa. Người ta biết rằng niềm tin tuyệt đối của các tín đồ những tôn giáo lớn cùng thờ đức chúa Trời này đă là nguồn gốc của những giết chóc kinh khủng trong lịch sử thế giới trên hai ngàn năm nay.

Tóm lược lịch sử như thế, th́ người ta hiểu Christmas là ngày lễ của những người Thiên chúa giáo, bao gồm cả Tin Lành lẫn Công giáo, tin tưởng chúa Jesus là đấng cứu thế. V́ Christ hay Christus chuyển sang âm Việt là Ky tô, là Jesus mà nguyên ngữ Do thái là “đấng cứu độ”. C̣n mass là lễ xức dầu, phong Vua theo thói tục Do Thái. Nhưng lễ giáng sinh Christmas không được công nhận bởi người Do Thái, dựa trên nền tảng Cựu ước, tức là Thánh Kinh cũ. Với thế lực người Do Thái ngày càng mạnh trong chính quyền và truyền thông, ở Mỹ và Âu châu, kể từ sau thế chiến thứ hai chấm dứt, ngày Christmas v́ thế đă dần dần bị thách đố. Và nhiều lư do đă được đưa ra, như phải tách chính quyền ra khỏi tôn giáo, như Mỹ là một nước đa văn hoá có nhiều tôn giáo chứ không chỉ có một Thiên chúa giáo vân vân…Những người biết Nina Totenberg là người Do Thái th́ hiểu ngay cái ư của Nina, v́ thế đă lên tiếng phản đối câu nói “xin quư vị tha thứ cho tôi phải dùng mấy tiếng “buổi tiệc trà giáng sinh (Christmas party)”.

Trong toàn cảnh vụ này, người ta thấy Thiên chúa giáo nói chung và giáo hội La mă nói riêng không c̣n giữ được cái tư thế bao trùm và độc nhất trước đây nữa, tại Mỹ và các nước Âu châu. Trong vụ Nina Totenberg, có thể thấy rằng những chỉ trích Nina chống Mỹ chỉ là một phản ứng cảm tính, không sâu sắc và không đi tới đâu. Bởi v́ không thể nào thắng được cái luận điểm được nhiều người Mỹ đồng t́nh là tách tôn giáo ra khỏi chính phủ và rằng dân Mỹ theo đủ loại tôn giáo, chưa kể rằng với tŕnh độ phát triển khoa học, sự tin tưởng tuyệt đối vào một nhân vật tiên tri hay giáo chủ giảm đi. V́ thế, điạ bàn phát triển của Thiên chúa giáo chuyển sang các nước Á Phi nghèo nàn lạc hậu và những nước CS cũ là nơi mà con người chật vật sống trong hoàn cảnh kinh tế tư bản hoang dă, với nhiều phiền bực không giải quyết nổi mà phải quay về t́m an ủi trong đời sau, nhờ quyền năng của một đấng thiêng liêng thương xót con người.

Bác sĩ Trần Xuân Ninh
(Ngày 26 tháng 12/2010)