Wikileaks: vụ khủng hoảng Cablegate
Sau vụ tiết lộ 251,287 trang tài liệu mật của Bộ ngoại giao Mỹ, Bộ tư pháp Úc ra lệnh cảnh sát điều tra hành động của Julian Assange, sáng lập viên trang web Wikileak có vi phạm luật Úc hay không, bởi lẽ Julian Assange là một công dân Úc.

Tài liệu mật trên là các điện văn ngoại giao giữa Mỹ và các đồng minh. Sự việc đă được báo chí đặt tên là "Cablegate".

Tổng trưởng tư pháp Robert McClelland, Cảnh sát liên bang Úc (Australian Federal Police) cho biết là Úc thành lập toán đặc nhiệm tiến hành điều tra và “nh́n từ quan điểm của Úc th́ hành động của Assange có thể cấu thành tội phạm h́nh sự.

Wikileaks là một tổ chức truyền thông quốc tế đăng bộ tại Thụy Điển ra đời năm 2006 và chuyên đăng tải các tài liệu nặc danh và các thông tin từ các nguồn tài liệu chưa công bố và luôn giữ ǵn tính nặc danh của nguồn tin. Chỉ trong ṿng một năm sau khi ra mắt, website tuyên bố cơ sở dữ liệu của họ đă có hơn 1.2 triệu tài liệu.

Tổ chức này từng mô tả về những người Trung Quốc bất đồng chính kiến, các nhà báo, nhà toán học, và những nhà kỹ thuật của các công ty mới thành lập từ Mỹ, Đài Loan, Âu châu, Á châu và Nam Phi. Tuy nhiên đến tháng 7 năm 2010 tạp chí The New Yorker tiết lộ rằng công dân Úc Julian Assange, một hacker đă nhiều lần bị kết tội, chính là một trong ban điều hành gồm 9 thành viên và là người trực tiếp điều hành tổ chức như một giám đốc.

Assange sinh năm 1971 tại Townsville, Queensland, Australia, là con của một vợ chồng kinh doanh sân khấu, điều hành một gánh kịch lưu động. Chính v́ vậy nên từ nhỏ Asange đă rày đây mai đó theo gánh kịch của cha mẹ.

Tính ra suốt thời nhỏ Assange đă chuyển trường đến 12 lần, khi th́ học chính thức tại trường, khi th́ tự học và sau khi đă ghi danh tại hai trường đại học, Julian Assange học toán và vật lư tại Đại học Melbourne từ năm 2003 đến 2006, và năm 2005 đă đại diện trường này tại cuộc thi Vật lư quốc gia. Ngoài ra, Assange cũng học triết và năo học.

Từ thập niên 80 Assange là thành viên của nhóm tin tặc (hacker) "International Subversives" với bút hiệu "Mendax", từ lắp ghép từ tiếng Latinh có nghĩa là “sự nói láo cao quư” (nobly untruthful). V́ hoạt động này nên năm 1991 Assange đă bị Cảnh sát Liên bang Úc điều tra và xét nhà. Sau đó Assange bị cáo buộc đột nhập vào hệ thống điện toán của một đại học Úc, một công ty viễn thông tại Canada có tên Nortell và nhiều công ty khác. Năm 1992 Assange bị đưa ra toà và nhận 24 tội tin tặc và bị phạt 2,100 Úc kim.

Về đời tư th́ năm 1989, Assange bắt đầu sống chung với bạn gái và mau chóng có một con trai. Tuy nhiên v́ say mê computer để ăn cắp thông tin nên cô vợ đâm chán. Năm 1991, sau khi cảnh sát lục nhà và cáo buộc tội trên, cô vợ không hôn thú này quyết định ly thân và mang con theo. Assange sau đó kiện tụng để giành quyền nuôi con nhưng thất bại.

Assange viết nhiều nhu liệu độc đáo nhưng chẳng mấy ai biết đến, măi cho đến khi anh ta quậy phá với WikiLeaks th́ anh mới được để ư.

Tài liệu mật về chiến tranh Iraq,“Quả bom sự thật Iraq” bùng nổ ngày 22.10 khi WikiLeaks tung ra đến 391,832 trang tài liệu của quân đội Mỹ, nêu rơ chi tiết những vụ tra tấn và và sát hại dân thường tại Iraq thực hiện trong khi quân đội Mỹ đă không làm ǵ để ngăn chặn. Thông tin này cũng thêm rằng 15.000 sinh mạng dân thường trong các vụ giết hại chưa từng được biết đến.

Trong các tài liệu mật trên, Wikileak tiết lộ nhiều thông tin hấp dẫn. Thí dụ như viên trùm khủng bố Abu Musab al-Zarqawi bị bắt hụt và tiếp tục giết hại hàng trăm người.

Trang web Wikileaks đă buộc Ngũ Giác Đài phải có phản ứng. Áp lực do Mỹ tạo ra khiến Assange cảm thấy ngộp thở và đầu tháng 11 này cho hay ông có thể xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên Assange bị cáo buộc hiếp dâm 2 phụ nữ tại Thụy Điển, nơi Wikileaks đăng bộ hoạt động.

Assange phủ nhận tất cả các cáo buộc trên và khẳng định các cáo buộc là một phần của chiến dịch bôi nhọ. Luật sư của Assange, Bjorn Hurtig, cho hay thân chủ của ông khẳng định vô tội. Tuy nhiên v́ Assange bỏ trốn, không ra tŕnh diện nên, theo yêu cầu của Thụy Điển, Cảnh sát Quốc tế đă đưa tên anh ta vào danh sách nghi can bị tầm nă.

Assange đă lên tiếng từ một căn nhà bí mật tại London, Anh Quốc. Assange khẳng định sẽ tiếp tục việc công bố những thông tin mật và sắp tới sẽ nhắm vào những đại công ty toàn cầu, trước mắt sẽ là những tin mật của một ngân hàng Mỹ.

Julian Assange bị bắt tại Anh để dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông ta bị cáo buộc tội cưỡng hiếp. Luật sư của Assange tại Anh bác bỏ đề nghị này, cho rằng nếu về Thuỵ Điển th́ Assange có thể không an toàn v́ có nguy cơ bị chuyển vào bàn tay Mỹ với cáo buộc gián điệp.

Trong khi đó th́ báo The Independent tại Anh cho biết các viên chức hữu trách Mỹ và Thụy Điển đang bàn thảo một cách bán chính thức việc dẫn độ Assange sang Mỹ, nơi Bộ tư Pháp Mỹ đang “nghiên cứu” việc truy tố nhân vật này ra toà với cáo buộc gián điệp.

Ngay sau khi Assange bị bắt, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd lên tiếng tuyên bố Bộ Ngoại giao Úc sẽ hỗ trợ ông Julian Assange. Ông Rudd vẫn kêu gọi bảo vệ quyền lợi của ông Assange ngay cả khi những tài liệu mật mà WikiLeaks công bố mô tả ông là “một kẻ bốc đồng hay gây ra những vụ rắc rối về ngoại giao” khi c̣n đương chức Thủ tướng Úc.

Ông Rudd tuyên bố: "Chúng tôi sẽ cung cấp những hỗ trợ trong khuôn khổ hiệp định lănh sự theo đúng những ǵ mà công dân Úc được hưởng. Chúng tôi sẽ sớm gửi ông Assange một lá thư đề cập đến những quyền lợi hợp pháp của ông ấy cũng như những hỗ trợ mà đại sứ quán Úc có thể cung cấp”

Về cáo buộc tiết lộ bí mật của Assange, ông Rudd đă lên tiếng phản ứng cho rằng trước hết Mỹ phải tự trách ḿnh.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 8.12/2010, ông Rudd đă đặt vấn đề về khả năng bảo mật của chính phủ Mỹ đối với các điện văn ngoại giao. Trả lời kư giả hăng tin Reuter, ông Rudd cho biết: “Tự ông Assange không chịu trách nhiệm cho việc tiết lộ 250,000 tài liệu mật của hệ thống liên lạc ngoại giao” và nhấn mạnh rằng chính các giới chức Mỹ có lỗi. Ông nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu là Mỹ phải siết chặt lại các quy chế bảo mật. Việc có quá nhiều nhân viên có thể sử dụng kho tài liệu này là một hiện trạng khó khăn khi chính phủ Mỹ không thể kiểm soát hết.


Chung vui với cô cậu tân khoa tú tài
Sáng sớm ngày 13.12.10 bảng vàng tú tài VCE (Victoria Certificate Education - tốt nghiệp chứng chỉ trung học tại tiểu bang Victoria) tại tiểu bang Victoria đă được kéo lên. 50,018 thí sinh đă nhanh chóng coi bảng qua Internet hay điện thoại di động. Sau đó hai ngày, 71, 316 thí sinh dự thi ít nhất một môn học trong chương tŕnh HSC (High School Certificate - chứng chỉ tốt nghiệp trung học) đă nhận được kết quả. Trong số cô cậu tú tân khoa HSC năm nay có năm anh chị em sinh năm, 36 anh chị sinh ba và 673 cặp sinh đôi.

Một ngày trước khi bảng vàng được kéo lên, 107 thí sinh đầu bảng HSC trong từng môn học đă được tưởng thưởng trong buổi lễ tại Eveleigh. Nh́n vào danh sách cô cậu tú đứng đầu ít nhất một môn học người ta thấy phần lớn là phái nữ.
Danh sách này có rất đông tên họ thường thấy của người Việt nam như các họ Đặng (12 cô cậu), Đoàn (3 cô cậu), Đỗ (10 cô cậu) Huỳnh (23 cô cậu), Lê (24 cô cậu), Lư, Ngô (16 cô cậu ) Nguyễn (152 cô cậu ), Phan (31 cô cậu), Phạm (16 cô cậu), Trần (80 cô cậu), Trịnh (15 cô cậu),Trương (27 cô cậu) và nhiều tên họ của người Việt Nam khác.

Đặc biệt hơn nữa, trong số thí sinh nhảy mừng vào ngày kéo bảng vàng HSC có chú bé chỉ học lớp 5. Jacob Bradd, 11 tuổi, đang học lớp 5 tại Illawarra Christian School, Cordeaux Heights, NSW. Jacob thi môn toán HSC và được liệt vào Band 6 (nghĩa là đạt hơn 90% tổng số điểm ). Chú bé 11 tuổi này hy vọng sang năm thi xong tất cả các môn cần phải thi để lănh bằng HSC. Ngoài việc học Jacob Bradd c̣n giỏi bơi lội và bóng tṛn nữa.

Năm nay 23,277 thí sinh tú tài VCE tại Victoria được xếp vào hạng giỏi và danh tính được báo chí xuất bản tại Melbourne đăng tải. Trong số này có 636 thí sinh đạt ít nhất một môn 50/50 điểm. Đặc biệt môn Việt ngữ hai em Ho Yen và Nguyen Thanh Nhan thuộc trường Việt ngữ VSL - Altona North / Footscray /Sunshine đạt điểm tối đa.

Ngoài thành công của từng cô cậu, năm nay người ta c̣n thấy nhiều trường học ở phía Tây thành phố Sydney -- nơi có đông người Việt định cư -- gặt hái nhiều tiến bộ. Căn cứ trên tỷ lệ tú tân khoa đạt hơn 90 điểm, báo The Sydney Morning Herald (16.12.10) cho biết có trường tại phía Tây Sydney dọt lên hơn 104 hạng. Đó là Homebush Boys High nhảy từ hạng 206 lên 102.


Thảm cảnh người tị nạn bất hợp pháp đến thắng Úc bị đắm tầu ngoài khơi đảo Christmas Island.
Một chiếc thuyền chở khoảng 100 người xuất phát từ Indonesia đến thắng nước Úc xin tỵ nạn đă bị sóng lớn đẩy vào bờ biển đầy đá ngầm fling fish cove thuộc hải đảo Christmas Island nằm về phía tây bắc nước Úc vào sáng sớm thứ tư 15 tháng 12 và đă bị vỡ tan thành từng mảnh, công tác cứu với nạn nhân của hải quân Hoàng gia Úc gặp nhiều trở ngại v́ biển động mạnh và chắc chắn nhiều xác chết của nạn nhân đă bị sóng cuốn trôi ra xa.

Phát biểu sau biến cố trên, tổng trướng Chris Bowen cho biết: biển lúc đó động mạnh ở cấp 5 và ước lượng số thuyền nhân trên chiếc thuyền có thể lên đến 100 người, toàn bộ những người được cứu vớt đều là người Iran và Iraq, tất cả thuyển nhân đều là người sống sâu trong nội địa, nên chưa thấy biển bao giờ, ông Chris Bowen cũng xác nhận là trong số 44 thuyền nhân trên chiếc thuyền được cứu vớt có 11 trẻ em.

Tin tức cho hay hải quan của Úc đă phát hiện chiếc tàu này khi hoàng hôm xuống, nhưng v́ do bóng đêm nên chiếc tàu đă thoát khỏi sự chận bắt của lực lượng tuần duyên. Gần đây, những chiếc tàu chở người tầm trú đến Úc đă di chuyển vào ban đêm để tránh bị phát hiện.

Tai nạn mới nhất này đă được hầu hết báo chí Úc trong ngày Thứ Năm 15 tháng 12 chạy trang nhất với những h́nh ảnh tang thương của các nạn nhân vụ đắm tàu.

Đảng đối lập cho rằng đảng Lao động đă qua mềm yếu trong việc ngăn chận chuyên chở người tầm trú bởi những con buôn chở lậu người vào Úc. Họ cho rằng từ khi Lao động lên lên cầm quyền và bỏ chính sách Giải pháp Thái b́nh dương của chính phủ Howard, số người tầm trú đến Úc đă gia tăng đến mức báo động.

Trên nhật báo Herald Sun phát hành ở Melbourne, kư giả Andrew Bolt yêu cầu Thủ tướng Julia Gillard hăy từ chức v́ “bàn tay chính phủ của bà dính máu” và thảm cảnh ở đảo Christmas “là hậu quả trực tiếp của chính sách bất cẩn của bà”.

Vấn đề đặt ra là tại sao chiếc thuyền trên có thể vào sát nội địa nước Úc mà không bị phát hiện, v́ vấn thuyền nhân đến thẳng Úc ngày càng gia tăng nên khu vực chung quanh Chrismas Island là vùng biển được canh pḥng và tuần thám cẩn mật nhất nước Úc. Ngoài ra cảnh sát liên bang c̣n biệt phái nhiều nhân viên sang Indonesia để theo dơi các chuyến phà qua lại giữa Indonesia và Malaisia, và c̣n hợp tác trong các toán cảnh sát Indonesia để theo dơi các nhóm buôn người.

Nhiều thính giả đă điện thoại lên các đài phát thanh cho biết, các nhóm thuyền nhân đến Úc từ các nước a rập đều phải trả vài ngàn mỹ kim cho mỗi đầu người để được các nhóm buôn người lo cho đến Úc tỵ nạn và có thể chiếc thuyền đến Úc mới gặp nạn vừa qua cũng nằm trong các đường dây buôn người.

Quỳnh Thanh - Trần Huy