Trước năm 1975, nền nhiếp ảnh Việt Nam đă có không ít những thành tích trong làng nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế với những tên tuổi của Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh, Mạnh Đan, Khưu Từ Chấn, Lư Lan Siêu, Phạm Văn Mùi, Tôn Lập, Ngô Đ́nh Cường, v.v.
Ảnh nghệ thuật thời đó đa số là ảnh phong cảnh quê hương, con người, chân dung, tĩnh vật... Mỗi một tác phẩm, thể loại đều mang theo ư nghĩa và ngôn ngữ riêng của tác giả...
Nhưng để có nhiều tác phẩm nói về người lính Việt Nam Cộng Ḥa và đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế chắc chắn không ai thành công bằng nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh. Ông có riêng một phong cách nhiếp ảnh để diễn tả chân dung người lính và những mối liên quan đến cuộc sống, tâm tư của đời lính...
Những tác phẩm của ông đă làm rung động biết bao nhiêu quả tim trong thời chiến tranh Việt Nam như: “Tiếc thương”, “Tấn công”, “Hạnh phúc trong tầm tay”, “Chân dung người lính”, v.v. Phong cách đó được ông trau chuốt, ư tứ, dàn dựng đến từng centimét; từ ánh sáng đến bố cục không chê vào đâu và chỉ bấy nhiêu đủ nói lên ông là nhiếp ảnh gia dàn dựng (set up) bậc thầy!
Đến thăm ông vào một ngày cuối Thu, được ông mời đến tư gia. Đi theo những bước chân của ông với chiếc gậy thời gian chậm răi trên muôn ngàn chiếc lá vàng khô để cảm xúc được tiếng thu và cảm nhận thời gian trải qua một đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh...
Ông ở một ḿnh trong khu apartment thật giản dị, yên tĩnh và kín đáo. Bước vào căn nhà nhỏ của ông mới thấy được sức sống của người nhiếp ảnh gia 84 tuổi mănh liệt đến dường nào! Không gian ảnh ấm cúng của ông được đón chào khách đến thăm bởi 3 tác phẩm ảnh khỏa thân ngay cửa bước vào, ba ảnh nghệ thuật khỏa thân đen trắng, ánh sáng ven tạo đường nét thanh thoát... Bên dưới, trang trí chiếc bàn nhỏ với hai chiếc chén nhỏ, đôi đũa và đôi muỗng như một bữa cơm t́nh yêu luôn đang chờ hai người hạnh ngộ! Khó khăn để bước đến pḥng khách sát bên bởi chung quanh ông để khá nhiều h́nh ảnh, khung và kể cả khá nhiều vật dụng trang trí lỉnh kỉnh. Pḥng khách của ông được trang trí bằng những tác phẩm khổ lớn nổi tiếng một thời của ông và một vài khung ảnh nho nhỏ chụp với gia đ́nh... Kỷ niệm, kư ức, một thời trai trẻ, một mái ấm, một cuộc t́nh, một tác phẩm xen lẫn nhau để cho ông chiêm nghiệm, ngắm nghía trong yên lặng... Đó là những ǵ c̣n lại trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ.
Ông ngủ một ḿnh trên chiếc ghế sofa nhỏ nhắn, chắc cũng là nơi ông làm việc với những tác phẩm thân thương của ḿnh. Ông mở cửa một căn pḥng lớn giới thiệu kho ảnh của ḿnh... Căn pḥng này là pḥng ngủ của ông nhưng lại trở thành kho ảnh vô giá của ḿnh, thật ngạc nhiên chỉ toàn là ảnh và khung ảnh chất đầy cứng căn pḥng không chừa đủ một lối đi, bên trên là bàn thờ Chúa... Sự công nhận người nghệ sĩ đam mê nghệ thuật suốt cả một đời người đă không riêng bởi cuộc đời mà c̣n có Chúa, đó là niềm tin măi măi của ông.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đă chia sẻ những cảm xúc của ông đối với khách đến thăm: “Tôi nghĩ sẽ không bao giờ ‘gác kiếm’, cũng như tôi chưa bao giờ tuyên bố về hưu. Cuộc đời nhiếp ảnh của tôi là nỗi đam mê, tôi quan niệm người nghệ sĩ là tất cả những ǵ nh́n sáng tạo trong khung ngắm đều hướng về ḷng tốt, ḷng thành đó là một hy sinh rất lớn ta sẽ được trả công, không phải thế gian mà trời đất sẽ trả công cho ta...”
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngắn với nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh tại tư gia của ông ở San Jose:
NV: Có nhận định trong giới ảnh nghệ thuật cho rằng nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh chuyên chụp ảnh dàn dựng, vậy với những ảnh dàn dựng chu đáo tỉ mỉ như vậy sẽ mất đi sự trung thực, mất đi những moment và như vậy tác phẩm mất đi một điều ǵ đó chăng? Xin cho biết cảm nghĩ của ông?
Nhiếp ảnh gia NNH: Tôi thiết nghĩ rằng người nhiếp ảnh có 2 cách chụp. Cách thứ 1 chụp ngoài trời chúng ta kiên nhẫn chờ đợi ánh sáng, chờ thời điểm. Ánh sáng là linh hồn của nhiếp ảnh, và nhiếp ảnh là nghệ thuật của ánh sáng, nếu không có ánh sáng đẹp chúng ta trở lại set up bằng ánh sáng của ḿnh, dàn dựng để tạo ra như thật, nó giả nhưng là thật, người nhiếp ảnh phải chịu trách nhiệm trong khung ngắm của ḿnh, phải biết tác động sự thật lên người mẫu của ḿnh từ âm thanh, mệnh lệnh chỉ huy, âm nhạc... Điều khó nhất là... “thôi miên” và tác động lên người mẫu, đó là tài riêng của tôi. Ví dụ như tác phẩm Tiếc Thương của tôi đă được dàn dựng đến nỗi người mẫu của tôi đă khóc thật, ngoài những giọt nước mắt thật trên mặt người mẫu, có cả giọt nước mắt giả tôi nhỏ lên chiếc thẻ bài! Ngày xưa tôi đă dàn dựng ngay ngoài chiến trường thật, bắn thật, khói lửa chiến tranh thật và người lính sống trong cảm xúc của ḿnh ngoài chiến trường, bấm máy đúng lúc trong dàn dựng vẫn bắt được cái hồn của ảnh. Để người thưởng ngoạn không t́m được khuyết điểm trong tác phẩm đó là thành công của nhiếp ảnh dàn dựng.
NV: Được biết ông cũng có nhiều tác phẩm khỏa thân, xin ông cho biết cảm nghĩ của ông về thể loại này?
NNH: Đấng tạo hóa đă tạo nên người nữ và người nam rất là perfect. Thượng đế tạo người nam để lôi kéo t́nh ái, và chúng ta phải biết dùng ánh sáng để vẽ lên những tác phẩm của tạo hóa. Sự phối hợp nghệ thuật với sự trần truồng là một biên giới rất mong manh, tác phẩm nude được thể hiện bởi sự phối hợp đó để được thiêng liêng tinh túy, hoặc là sự dâm đăng trần tục của ác quỷ làm ô uế thân xác của ḿnh. Ba tác phẩm nude của tôi đang được treo ở vị trí danh dự nhất trong ngôi nhà này nói lên sự thoát tục đó...
NV: Là một nhiếp ảnh gia có nhiều thành công trên quốc tế, xin ông cho thế hệ trẻ nhiếp ảnh Việt Nam vài lời chỉ giáo? Ông có nghĩ đến việc trở về Việt Nam chụp ảnh không?
NNH: Hiện thời tôi đang ở hải ngoại và chắc chắn rằng không bao giờ được Cộng Sản cho trở về.
Tôi chỉ khuyên những thế hệ trẻ nhiếp ảnh đi sau nên công b́nh trung thực khi trở về quê hương chụp h́nh, phải biết chụp sự thật, ngoài những cảnh thành phố, building cao đẹp c̣n có những h́nh ảnh người dân nghèo đau khổ, những khu nhà ổ chuột. Nói lên sự thật, mặt trái của xă hội, phải có tương phản, đừng nh́n một hướng, phải công b́nh trong ống kính của ḿnh đó là sự trong sáng của người nhiếp ảnh. Sự công b́nh sẽ không mất ḷng ai v́ ḿnh đă được ban ra để sáng tạo, tôi rất tiếc không được về Việt Nam để được đi chụp ảnh như vậy.
NV: Xin ông cho biết những dự định sắp tới của ông? Một chuyến sáng tác hoặc một cuộc triển lăm?
NNH: Tôi chưa bao giờ nghỉ ngơi nên đang có một chương tŕnh lớn cuối đời nhiếp ảnh của tôi là sẽ tổ chức cuộc triển lăm Top Ten Photoghrapher vào năm 2011, mười nhà nhiếp ảnh hàng đầu của PSA đúc kết. Tôi muốn mời 10 nhiếp ảnh gia có thành tích Top Ten nhiều nhất từ xưa đến nay, trong đó có 3 nhiếp ảnh gia Việt Nam: Ông Thomas Lang (USA), Huỳnh Hoa (Australia) và tôi... Tôi dự định đầu tiên sẽ tổ chức ở San Jose, kế đó là Nam Cali tại báo Người Việt, Los Angeles và sau cùng là sẽ qua Houston, Texas. Đây là cuộc triển lăm Top Ten Photographer đầu tiên từ năm 1975 đến giờ. Dự định sẽ in sách và trophy, đây là chương tŕnh rất lớn và tốn kém. Tôi nghĩ rằng cuộc triển lăm này sẽ hấp dẫn với giới nhiếp ảnh và cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, cộng đồng bé nhỏ ở đây so với 80 triệu người ở Việt Nam sẽ làm được v́ có được những nhiếp ảnh gia Top Ten mà trong nước chưa có được điều đó.
Trong một không gian nhiếp ảnh, chúng tôi cảm nhận được ḷng đam mê của một nhiếp ảnh gia tuổi đă 84. Ông đă sống trọn vẹn cho nghề nghiệp và trong nỗi cô đơn trống vắng đó chắc không thể ảnh hưởng đến tinh thần trẻ trung của ông, có thể ông đă t́m được một hạnh phúc thầm lặng qua những tác phẩm một thời vang bóng của ḿnh: “Người lính”, “Người quả phụ với chiếc thẻ bài”, “Cô gái vá cờ” và kể cả những thân thể ngọc ngà thánh thiện... chung quanh ông. Khi chúng tôi chia tay, ông vui vẻ chân t́nh nói: “Lần đầu tiên có nhiều người đến khám phá không gian yên tĩnh của ông, thật... vui như vậy!”
Chúc nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh thành công trong cuộc triển lăm Top Ten sắp tới, một ước nguyện đơn giản cuối đời của một nhà nhiếp ảnh.
____________________ ____________________
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh sinh năm 1927 tại Hà Đông, gia nhập Không Quân Việt Nam năm 1950. Ông tốt nghiệp trường nhiếp ảnh Pháp ở Toulouse năm 1956 và trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Năm 1957, ông sáng lập Hội Nhiếp Ảnh Quân Đội Việt Nam. Năm 1961, ông trở thành sĩ quan nhiếp ảnh chiến trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, binh chủng Nhảy Dù. Ông được chọn làm hội viên danh dự Hội Nhiếp Ảnh Quốc Tế năm 1971. Trong thời gian làm phóng viên chiến trường, ông được lănh nhiều giải thưởng cao quư về nhiếp ảnh tại nhiều quốc gia khác nhau.
Sau khi miền Nam thất thủ năm 1975, ông Nguyễn Ngọc Hạnh phải tạm ngưng v́ đi tù Cộng Sản. Đến năm 1983, hội The Royal Photographic Society of Great Britain can thiệp cho ông được trả tự do với 63 chữ kư của nhiều quốc gia khác nhau. Ông vượt biên nhiều lần và đến Hoa Kỳ năm 1989.
Đến Hoa Kỳ ông vẫn tiếp tục hoạt động sự nghiệp nhiếp ảnh. Ông thành lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam tại San Jose năm 1990. Sau đó hội trở thành Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam Bắc California vào năm 2000. Sau gần 20 năm định cư tại Hoa Kỳ, ông Hạnh đă đào tạo hàng trăm nhiếp ảnh viên chuyên nghiệp. Nhiều học tṛ của ông được nhận làm hội viên danh dự Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh và các hội nhiếp ảnh chuyên nghiệp Hoa Kỳ.
Với một thành tích nhiếp ảnh đáng nể phục của ông: 92 huy chương vàng, 110 huy chương bạc và nhiều giải thưởng khác nhau. Ông c̣n là hội viên danh dự của rất nhiều hội nhiếp ảnh quốc tế. Hiện ông đang định cư tại San Jose (Bắc Cali).

Dan Huynh


Chân dung nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh và tác phẩm “Vá cờ”..( H́nh: Dan Huynh/ Nguoi Viet)


Tác phẩm Tiếc thương vang bóng một thời của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh


Không gian nhiếp ảnh và những tác phẩm một thời của ông.( H́nh: Dan Huynh/ Nguoi Viet)



Căn pḥng ngủ trở thành kho ảnh vô giá đă đẩy tác giả ra ngủ ở... sofa.


Tác phẩm 'Tấn công'của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh