Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 18 of 18

Thread: NASA: Bão từ cực lớn vào năm 2013 có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt loài người

  1. #11
    Dòm
    Khách
    Xem phim Knowing và 2012 của điện ảnh Hollywood thì viễn cảnh trái đất bị hủy diệt theo ảnh hưởng từ mặt trời gồm:
    - 1 vụ nổ trên mặt trời dẫn đến 1 bức xạ nhiệt cực kỳ lớn hướng thẳng đến trái đất gây ra thảm họa "lửa" tràn làn khắp bề mặt trái đất, dẫn đến sự hủy diệt của loài người.
    - 1 vụ nổ trên mặt trời dẫn đến 1 cơn bão từ theo hình thức "microwave" làm tan chảy "lõi" của trái đất. Từ đó làm thay đổi cực của trái đất và bề mặt trái đất không ổn định, dẫn đến động đất và sóng thần trên toàn thế giời làm dịch chuyển các lục địa, đó cũng là 1 thảm họa diệt vong.
    Tuy nhiên, với khoa học hiện tại thì đều có thể dự đoán trước trong thời gian ngắn, sẽ không có chuyện "ngày tận thế" xảy ra trong thời gian tới đây.

  2. #12
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    291
    Quote Originally Posted by numberdach View Post
    Có mang đến hậu quả nào cho bọn Tàu Cộng không ? Cơ chế của Đảng CSVN có bị lung lay không ? Các vị thuộc đỉnh cao trí tuệ có ảnh hưởng tới tuổi thọ không ? Các việc trên vẩn bình ổn thì dân Việt giờ vẩn bình chân như vại thôi họ chán lắm rồi , giả sử tận thế xảy ra thiệt thòi là kiều bào Hải Ngoại và phần còn lại thế giới , chứ dân Việt đa số chẳng ham hố gì lắm đâu , làm ông làm cha , ăn trên ngồi trốc , bọn cầm quyền sinh ra như có số hưởng , dân ngu khu đen sống mòn nai lưng làm giàu cho chúng thôi , thử tận thế chết hết coi bọn nào lổ cho biết !
    Ở đề tài nầy là bão mặt trời (BMT), mặt trời, và sự kiện nếu có BMT xảy ra thì ra sao mà thôi. Chớ numberdach hỏi về bọn csvn ra sao nếu BMT có xảy ra hay MT tạo 4 mùa trên TĐ ảnh hưởng gì đến bọn csvn thì tớ dek có câu trả lời. :D numberdach xem tớ là Thượng Đế hay sao mà hỏi những câu về số mạng của bọn csvn hay bọn TC? hê hê hê ;)

    Lẽ dĩ nhiên tớ có quan tâm đến BMT rồi, vì nhỡ nó có xảy ra thật năm 2013 thì năm 2011 và 2012 tớ và gia đình phải lo chuẩn bị đi du lịch nhiều nơi trên thế giới trước khi nó có khả năng xảy ra làm ảnh hưởng đến hanh trình du lịch bằng máy bay của tớ chứ, phải không?
    Người không vì mình thì ai lo cho mình đây? :D

  3. #13
    Member
    Join Date
    06-01-2011
    Posts
    2
    Quote Originally Posted by Thiên Bình View Post
    Tôi nghĩ con số khoảng cách lớn từ TĐ đến MT là mùa đông hoặc con số ngắn hơn là mùa hè không đúng vì con số khoảng cách không tạo ra 4 mùa.

    Trái đất có mùa hè hoặc mùa đông hay những mùa khác là do độ nghiêng của TĐ. Độ nghiêng làm phần nào của TĐ đưa ra mặt trời nhiều hơn, nóng hơn, thì là mùa hè (cho nên ngày dài đêm ngắn) và ngược lại làm ngày ngắn đêm dài vì có ít phần của TĐ có ánh sáng MT chiếu thẳng vào TĐ (vì shading) nên lạnh hơn, vào đông. Vì thế không phải khoảng cách xa là mùa đông, gần là mùa hè mà vì lý do độ nghiêng của TĐ mà có quốc gia ở gần Bắc Cực có 6 tháng không thấy MT.

    KKKKKKKKKKKKKKKK.... ...

    Khoang cach giua TD va MT xa vao mua dong hay gan mua he hoac nguoc lai hoac ngay dai dem ngan hoac nguoc lai thi tuy thuoc vao qui vi o nam hay bac ban cau ......

  4. #14
    Member
    Join Date
    26-09-2010
    Posts
    114

    Gởi bạn Thiên Bình:

    Tôi nghĩ rằng nhận xét của bạn về khoảng cách giữa trái đất và mặt trời như vậy thì hoàn toàn không đúng. Khoa học, nhất là hai khoa mà tôi đã đề cập ở trên, khẳng định rằng mặt trời đứng cố định tại chỗ; còn trái đất thì xoay quanh mặt trời theo quỉ đạo riêng của nó. Qua những gì tôi đã học từ Việt Nam trước năm 1975 và tại Mỹ sau đó về chủ đề này, thì về Mùa Hè, trái đất (cực Bắc) di chuyển đến gần mặt trời hơn, cho thấy cực Nam ở xa mặt trời hơn, nên khí hậu trên mặt đất nóng hơn trên 3/4 bán cầu phía Bắc. Điều này giải thích tại sao khi Mùa Đông bao trùm 3/4 bán cầu phía Bắc trái đất thì Mùa Đông lại đến với Úc Châu ở phía Nam bán cầu (Nam cực). Điều này cũng cho phép chúng ta nghĩ rằng quỉ đạo của trái đất thay đổi theo bốn mùa, khiến có lúc trái đất tiến gần đến mặt trời hơn và lúc khác di chuyển xa mặt trời hơn, vì đường kính của trái đất ở giữa đường xích đạo chỉ lớn gần 13000 cây số mà thôi, khiến khoảng cách giữa hai hành tinh không thể sai biệt đến 4 triệu cây số (từ 148 triệu đến 152 triệu). Nhưng dù sao thì đây là những điều được ghi trong các sách giáo khoa đại học, chứ không phải những gì tôi tự phán đoán.

    Điều đáng nói ở đây là khoảng cách giữa mặt trời và trái đất qua bốn mùa làm thay đổi khí hậu (climate) trên mặt đất và vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống trên mặt đất, thí dụ, về Mùa Xuân thì hoa lá xinh tươi, còn vào Mùa Đông thì cỏ cây tàn úa. Nhưng khí hậu không nhất thiết là điều luôn thay đổi đời sống trên mặt địa cầu. Thời tiết (weather) mới làm điều này! Phần lớn con người trên mặt đất không biết đến sự khác biệt giữa khí hậu và thời tiết. Theo sách giáo khoa, thì khí hậu có tính cách quốc gia, còn thời tiết thì có tính cách địa phương. Thí dụ, vào Mùa Hè, nhiệt độ ở Bắc Mỹ cao hơn nhiệt độ ở phía Nam Mỹ và ngược lại về Mùa Đông. Trong trường hợp này, nhiệt độ ở cả hai phía Bắc Nam Mỹ gọi là thời tiết chứ không phải là khí hậu, vì nhiệt độ trong cùng một đất nước nhưng cao thấp khác nhau ở từng địa phương. Khí hậu thì khác với thời tiết ở chỗ nó được dùng để chỉ nhiệt độ chung cho một hay một số quốc gia, thí dụ như Canada và Mỹ thì ở vùng hàn đới, còn Ấn Độ hay Việt Nam thì ở vùng nhiệt đới.

    Vì thế, khí hậu và thời tiết luôn luôn là những gì gắn bó với và làm thay đổi đời sống trên mặt địa cầu. Thật vậy, chúng có khả năng hỗ trợ, nuôi dưỡng và huỷ diệt đời sống trên hành tinh này. Thí dụ, khi một tái bomb nguyên tử phát nổ trên bờ Đại Tây Dương hay Thái Bình Dương, thì sức tàn phá hoặc huỷ diệt của nó bị giảm thiểu tới mức tối đa bởi những nguồn hơi nước (marine layers) bốc lên từ mặt biển, vì hơi nước có khả năng vô hiệu hoá phóng xạ nguyên tử (nuclear radioactive) và tăng cường sức mạnh cho vòng khí quyển (ozone) đang bao bọc và che chở cho mọi sinh vật trên mặt địa cầu. Nói một cách khác, chỉ khi nào Đấng Tạo Hoá (Creator) ra tay bằng cách làm cho đại dương biển cả khô nước, thì chừng đó chúng ta nên lo sợ ảnh hưởng hay phóng xạ của các cơn bảo trên mặt trời.

    Hạ Nhân

  5. #15
    BK75
    Khách
    Giời ạ,
    Quý vị nói chuyện cái gì vậy. Căn bản nhất của khoa thiên va8n là không có cái gì là cố định cả!

    BK 2 nút

  6. #16
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    291

    Gởi Lữ Khách & Hạ Nhân

    Vậy thì xem video mà người ta dùng để dạy trẻ em và những gì người Tây Phương và thiên văn khoa học giảng dạy nhé! Còn rất nhiều nữa, chưa đủ cứ nói tôi sẽ vào trang thiên văn tiếng Anh tiếng Pháp .... gì cũng được. Tóm lại, họ cho rằng vì độ nghiêng của trái đất (tilt) tạo ra 4 mùa!


    Why Earth Has Seasons




    What Causes Earth's Seasons?




    Seasons - What Causes the Seasons






    Science for kids: How do seasons change?






    Why Does The Earth Have Seasons?

    Last edited by Thiên Bình; 06-01-2011 at 09:54 AM.

  7. #17
    Member
    Join Date
    26-09-2010
    Posts
    114

    Lại phải gởi cho ông Thiên Bình

    Ông Thiên Bình:

    Trong bài viết đầu tiên của tôi về chủ đề này, tôi có nói rõ rằng mặt trời là một khối lửa khổng lồ (colossal fire) liên tục phun lửa ra và hút lửa vào khi những khối lửa vừa mới bị phun ra đã không còn độ nóng như lúc ban đầu, nhưng ông cứ gởi đến tôi nhiều bức ảnh (images) cho thấy các hoạt động (lửa cháy) của mặt trời thì có ý gì? Thật ra, tôi không muốn trả lời những lập luận của ông vì sự hiểu biết của ông về chủ đề này nói riêng và về khoa học nói chung quá nông cạn, nếu không muốn nói là chưa đạt được trình độ tối thiểu. Qua loạt bài của ông về chủ đề này, tôi có nhiều lý do để tin tưởng rằng ông đang bị bệnh tâm thần quá nặng. Nếu không, thì trình độ hiểu biết của ông còn thua trình độ của một em học sinh tiểu học!

    Đừng "xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ," ông ạ! Đừng nghĩ rằng chỉ có ông mới có thể tìm tòi được những bức ảnh đó, vì nếu ông tìm được chúng thì mọi người đều có thể tìm được chúng! Hơn thế nữa, hoạt động của mặt trời trong những tấm ảnh của ông không có gì mới lạ cả! Đây chỉ là những hoạt động bình thường của mặt trời từ thời tạo thiên lập địa, rất có thể là cách nay hằng tỷ tỷ tỷ năm, đến bây giờ, chứ chẳng phải là bảo táp trên mặt trời gì cả, và cũng chẳng có thằng Tây nào bị điều mà ông gọi là bảo mặt trời thiêu rụi hay ảnh hưởng gì cả! Điều này cho thấy ông vừa dốt vừa trẻ con. Viết về khoa học mà không dựa theo tài liệu khoa học hoặc sách giáo khoa thì chắc chắn ông sẽ viết sai, ông ạ!

    Hạ Nhân

  8. #18
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    291
    Quote Originally Posted by Hạ Nhân View Post
    Hơn thế nữa, mặt trời ở cách xa mặt đất đến 152 triệu cây số (km) về Mùa Đông và 148 triệu cây số về Mùa Hè (khoảng cách trung bình giữa hai hành tinh là 150 triệu cây số), nên dù bất cứ một hay nhiều biến cố cùng xảy ra một lúc bên trong mặt trời cũng chỉ có những ảnh hưởng không đáng kể trên mặt địa cầu mà thôi!
    Hạ Nhân
    (Viết theo kinh nghiệm cá nhân được thu thập từ khoa địa lý hình thể (topography) ở đại học văn khoa và khoa đại dương học (oceangraphy) ở Mỹ)

    Quote Originally Posted by Hạ Nhân View Post
    Tôi nghĩ rằng nhận xét của bạn về khoảng cách giữa trái đất và mặt trời như vậy thì hoàn toàn không đúng. Khoa học, nhất là hai khoa mà tôi đã đề cập ở trên, khẳng định rằng mặt trời đứng cố định tại chỗ; còn trái đất thì xoay quanh mặt trời theo quỉ đạo riêng của nó. Qua những gì tôi đã học từ Việt Nam trước năm 1975 và tại Mỹ sau đó về chủ đề này, thì về Mùa Hè, trái đất (cực Bắc) di chuyển đến gần mặt trời hơn, cho thấy cực Nam ở xa mặt trời hơn, nên khí hậu trên mặt đất nóng hơn trên 3/4 bán cầu phía Bắc. Điều này giải thích tại sao khi Mùa Đông bao trùm 3/4 bán cầu phía Bắc trái đất thì Mùa Đông lại đến với Úc Châu ở phía Nam bán cầu (Nam cực). Điều này cũng cho phép chúng ta nghĩ rằng quỉ đạo của trái đất thay đổi theo bốn mùa, khiến có lúc trái đất tiến gần đến mặt trời hơn và lúc khác di chuyển xa mặt trời hơn, vì đường kính của trái đất ở giữa đường xích đạo chỉ lớn gần 13000 cây số mà thôi, khiến khoảng cách giữa hai hành tinh không thể sai biệt đến 4 triệu cây số (từ 148 triệu đến 152 triệu). Nhưng dù sao thì đây là những điều được ghi trong các sách giáo khoa đại học, chứ không phải những gì tôi tự phán đoán.

    Hạ Nhân



    Ông Hạ Nhân lạ quá đi. Ông nhất quyết bảo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời "ngắn là mùa hè", còn khoảng cách "dài hơn là mùa đông" là hoàn toàn sai. Khoảng cách không ăn nhập gì hết mà là độ nghiêng của TĐ tạo nên 4 mùa.

    Ngoài khoảng cách tạo ra mùa của ông sai, tôi không tranh cãi với ông thêm gì nữa khi căn bản khoa học và hiểu biết của ông hoàn toàn không có.

    Tôi cho dẫn chứng khoa học, nếu ông vẫn tin mình đúng thì thôi vậy. Những nhà thiên văn học trên thế giới chắc là họ ngu hết, chỉ có ông biết sự thật thôi. Vậy thì thôi vậy!
    Chào ông .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 08-04-2011, 02:12 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 04-03-2011, 04:12 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 19-02-2011, 10:03 AM
  4. Replies: 18
    Last Post: 10-09-2010, 11:22 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 01-09-2010, 03:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •