Page 113 of 471 FirstFirst ... 1363103109110111112113114115116117123163213 ... LastLast
Results 1,121 to 1,130 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1121
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Gửi chị Lê Thi và các bạn đọc cựu nữ sinh Gia Long

    "Đại hội Gia Long Thế giới kỳ 6 "-tại Sydney/Australia .nhân dịp kỷ niệm 100 năm trường Gia Long .


    Gia Long NSW Úc Châu thân gởi đến quư thân hữu chi tiết về Đại Hội Gia Long Thế Giới (ĐHGLTG) Kỳ VI, năm 2013 tại Sydney, Úc Châu qua website sau:

    www.dhgltgkyvi2013.org.au

    Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VI, 2013 sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại Úc Châu nhằm đánh dấu 100 năm ngày thành lập Trường Nữ Trung Học Gia Long, một cơ quan giáo dục lớn tại miền Nam Việt Nam trước 1975.

    Đại Hội được tổ chức vào ba ngày, 20, 21 và 22 tháng 9, năm 2013, tại Sydney, Úc Châu và sẽ quy tụ các cựu Giáo Sư và cựu nữ sinh Gia Long, thân nhân và thân hữu từ các tiểu bang Úc Châu và các quốc gia trên thế giới.

    Kính mời quư thân hữu viếng website www.dhgltgkyvi2013.org.au
    để biết thêm về sinh hoạt của Gia Long và kính nhờ quư thân hữu chuyển website Đại Hội đến các thân hữu khác.

    Xin chân thành cảm ơn.


    Trân trọng,
    Lê Kim Yến,

    Hội Trưởng Hội Ái Hữu Trường Nữ Trung Học Gia Long, NSW, Úc Châu, INC 9893153
    Email: gialongnsw@yahoo.com .au
    Web: www.gialongnsw.wordpress.com
    Phone: Australia: 0402 779 588 - Overseas: +61402779588




  2. #1122
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy, ḥn ngọc Viễn đông.. c̣n bây giờ !!

    Thấy mấy Bà hăng hái giữ truyền thống, nmq xin kính gởi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Đại hội Nữ Trung học Gia Long.
    ... Miền Nam, nói đến Saigon bậc Trung học th́ ai ai cũng biết ngay đến các trường nổi danh vang bóng.. nào Trưng Vương, Gia Long, rồi đến Marie Curie, c̣n Nam sinh th́ có Petrus Ky, Chu van An, Nguyễn trường Toản, Chaseloup Laubat sau đổi thành J J Rouseau rồi đổi tiếp Lê quí Đôn.....
    C̣n bài hát th́ nhiều lắm....
    ... nắng Saigon anh đi mà chợt mát... hay day dứt hơn;
    nắng Saigon c̣n ấm không em?? Hai hàng cây bóng ngả bên thềm..
    náng ban mai.. in xanh mắt biếc...
    gió ban chiều.. làn tóc em bay !! (Saigon niềm nhớ không tên)
    rồi ngậm ngùi thương sót cho một Saigon...
    .... rồi chiều mưa ai đón đưa em !! (Lê Uyên Phương)
    Đến bao giờ chúng ta mới... dừng chân trên bến Saigon..???? nmq

  3. #1123
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Chương trình Tao Đàn Đài SAi Gòn cuả thi sĩ Đinh Hùng

    Vân Xin chép bài thơ này cuả thi sĩ Đinh Hùng
    vào đây cho hợp đề tài :

    ĐƯỜNG VÀO TÌNH SƯ
    ̉

    Khi tóc mùa xuân buông dài trước cửa,
    Khi nắng chiêm bao khẽ chớp hàng mi,
    Khi những con thuyền chở mộng ra đi,
    Giấc mộng phiêu lưu như bầy hải điểu,
    Kỷ niệm trở về, nắm tay nhau hiền dịu,
    Ngón tay thơm vàng phấn bướm đa t́nh,
    Anh sẽ t́m em như t́m một hành tinh,
    Mặc trái đất sắp tan vào mộng ảo .

    Trên đường ta đi,
    Những đóa hoa nở mặt trời xích đạo,
    Những làn hương mang giông tố b́nh sa,
    Những sắc cầu vồng nghiêng cánh chim sa,
    Và dĩ văng ngủ trong hồ cẩm thạch
    Của đôi mắt sáng màu trăng mặc khách,
    Thời gian qua trên một nét mi dài .
    Núi mùa thu buồn gợn sóng đôi vai,
    Ḍng sông lạ trôi sâu vào tâm sự .

    Chúng ta đến nghe nỗi sầu tinh tú:
    Những ngôi sao buồn suốt một chu kỳ,
    Những đám tinh vân sắp sửa chia ly,
    Và sao rụng biếc đôi tay cầu nguyện.
    Ôi cặp mắt sáng trăng xưa ḥ hẹn,
    Có ngh́n năm quá khứ tiễn nhau đi .
    Anh vịn tay số kiếp dẫn em về,
    Nh́n lửa cháy những lâu đài mặt biển.

    Phơi phới thuyền ta vượt bến,
    Từ đêm hồng thủy ra đi .
    Ḷng ta dao cắt
    Chia đôi
    Biên thùy,
    Ḍng máu kinh hoàng chợt tỉnh cơn mê .

    Chúng ta đi vào lá hoa T́nh Sử,
    Hơi thở em ḥa sương khói đường thi .
    Anh đọc cho em những ḍng cổ tự
    Ai Cập và Cổ La Hy .
    Anh viết cho em bài thơ nho nhỏ
    Bài thơ xanh ánh mắt hẹn t́nh cờ .
    Có những chữ Hoa yểu điệu,
    Không phải đại danh từ .
    Nét uốn đơn sơ
    Lưng mềm óng ả
    Những chữ hoa không thêu phù hiệu,
    Những chữ hoa không biết phất cờ .
    Một bài thơ
    Có tiếng thở dài đôi hồn t́nh tự,
    Vần điệu d́u nhau đi trong giấc mơ,
    Sông núi trập trùng lượn theo nét chữ,
    Những chữ thương yêu,
    Những chữ đợi chờ,
    Đẹp như
    Dáng em e lệ chiều xưa .

    Anh sẽ t́m em, chiều nào tận thế
    Khi những sầu thương cất cánh xa bay .
    Khi những giận hờn, khi những mê say,
    Khi tất cả hiện nguyên h́nh ảo mộng :
    Giọt lệ hoa niên, cung đàn hoài vọng,
    Và những hương thơm t́nh ái trao duyên .
    Những không gian thăm thẳm mắt u huyền,
    Những vạt áo bỗng trở màu sông biển.
    Chúng ta đến, mùa xuân thay sắc diện,
    Chúng ta đi, mùa hạ vụt phai nḥa,
    Gương mặt mùa thu phút chốc phôi pha,
    Ta dừng gót, chợt mùa đông tàn phế .

    Em hát mong manh bài ca Tuổi Trẻ,
    Bướm bay đầy một âm giai .
    Khúc nhạc lang thang như hồn Do Thái,
    Đại dương cồn sóng gọi tên ai ?
    Vời vợi tiếng em lướt qua Hồng hải,
    Tiếng hát nhân ngư tuyệt vọng than dài .

    Chúng ta thở những hơi nồng nhiệt đới,
    Nghe mùa xuân nẩy lộc rợn trên vai .
    Có những giấc mơ lẻn vào quá khứ,
    Có những chiêm bao đi về tương lai .
    Anh gặp em anh từ thủa nào ?
    Mênh mang sóng mắt
    Ngờ biển dâu .
    Núi non nh́n ta vừa nghiêng đầu
    H́nh như hội ngộ
    Từ ngàn thâu .
    Ta tỉnh hay mơ ? Chiều nay trăng khép
    Hàng mi sầu
    Hay tà dương thu
    Mưa rơi mau ?

    Em ơi! Vệt nắng phù kiều uốn ḿnh ô thước,
    Ta, suốt đời ngư phủ,
    Thả con thuyền trên mái tóc em buồn lênh đênh.
    Ôi chao dĩ văng, Dĩ Văng thần linh !
    Một phút, một giây, nh́n ta ngàn kiếp !
    Thầm gọi cỏ hoa sang tự t́nh.
    Lời nói bâng khuâng, bàn tay duyên nghiệp.
    Anh nh́n em như chiêm ngưỡng một hành tinh
    .


    ----- Đinh Hùng -----
    Last edited by Vân Nương; 12-11-2012 at 11:45 AM.

  4. #1124
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Cám ơn cô Tigon cho tin về đại hội Gia Long .
    Nhưng mà Úc châu với Âu Châu xa quá ... mà chân cẳng th́ yếu x́u .
    Thôi đành thả hồn về bên đó .
    May mắn là có phone , có email sẻ được liên lạc bên đó .
    Một lần nửa xin cám ơn cô Tigon .

  5. #1125
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642


    Stamp VNCH năm 1959

    Vị nào có h́nh stamp VNCH , po st lên cho bà con xem

  6. #1126
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hồn Sài G̣n trong từng món đồ cũ

    Trịnh Cung

    Chúng ta - mỗi người Sài G̣n cũ, dù là lưu vong ở xứ người hay đang lưu vong ngay trên quê hương ḿnh, cũng đều rất giống nhau ở nỗi niềm hoài cổ luôn muốn t́m lại một thời đáng yêu, một thời huy ḥang, kiêu hănh và những năm tháng đầy bi tráng đă qua, như một cách để quên đi cái hiện tại đang làm ḿnh hư hao, chết ṃn.



    Một trong những con đường đưa tôi về lại, dù chỉ là phút giây, với “Sài G̣n đẹp lắm Sài G̣n ơi!” thời chưa bị đổi chủ thay tên đó chính là những món đồ cũ, những ngôi nhà cũ, những con đường cũ, những hàng quán cũ, những bài ca cũ và cả những con người cũ, c̣n rơi rớt lại sau trận đại hồng thủy 1975.

    Đă 37 năm trôi qua, một quăng thời gian đủ để những người “chiến thắng” vùi chôn, xóa sổ sạch mọi vết tích tồn tại của “đồng bào” thù địch khỏi tầm mắt. Và chút Sài G̣n ít ỏi c̣n sót ấy, tất nhiên, cũng đang trên con đường bị họ triệt tiêu hoặc đang tự triệt tiêu ḿnh trên lộ tŕnh già nua, hư hỏng của thời gian.



    Hủ gốm Cây Mai -Sài G̣n, trong bộ sưu tập của Trần Tiến Dũng. (H́nh: Trịnh Cung)


    Vui sướng và đau buồn – hai trạng thái trái ngược nhau ấy là những cảm xúc thường bắt gặp mỗi khi tôi đối diện với chúng đây đó trên các nẻo đường Sài G̣n.

    Khi là một ngôi nhà kiểu Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 19 vốn từ lâu đă là biểu tượng cho cái đẹp Sài G̣n nay bị đập phá để xây một cao ốc mới;

    Khi là một b́nh gốm Cây Mai – Chợ Lớn như những kiều nữ nằm chờ khách trong những tủ kính của khu phố đồ cổ Lê Công Kiều;

    Có khi là một chiếc máy nghe nhạc Akai đang ủ rũ , héo hắc với cuộn băng Sơn Ca 7 trong xó góc của một tiệm bán đồ cũ trên đường Âu Cơ.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 15-11-2012 at 08:27 PM.

  7. #1127
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Văn hào Dostoievski từng nói “Cái Đẹp cứu chuộc thế giới.” Tôi vốn cả tin vào lời các vĩ nhân và luôn rất muốn tin vào lư tưởng đẹp đẽ đó.

    Nhưng trong ḥan cảnh Việt Nam bây giờ, có thể tin vào chân lư đó không, khi nhiều người Sài G̣n cũ đă phải chứng kiến cảnh những hàm cá mập sắt khổng lồ của những chiếc máy ủi máy xúc cạp nát từng mảng những di sản kiến trúc cổ, quật ngă những cây cổ thụ trăm năm tuổi của công viên Mê Linh thuộc khu nhà Bộ Giáo Dục VNCH để thay vào đó một cao ốc thương mại chuyên bán hàng hiệu mà bộ vó kiến trúc của nó như một gă khổng lồ vai u thịt bắp, vừa cực kỳ thô thiển vừa dương oai tự đắc!

    Rồi nạn nhân bị hành quyết tiếp sau đó: khu nhà Eden, địa chỉ văn hóa bậc nhất của Sài G̣n không chỉ v́ vẻ đẹp kiến trúc thời thuộc địa và sự phồn thịnh về thương mại, mà hơn hẳn, nó là một icon văn hóa - chính trị của Sài G̣n với những thương hiệu lớn như cà phê Givral, nhà sách Xuân Thu, rạp Ciné Eden, cà phê La Pagode,…?

    Đó là c̣n chưa nói đến những điều to tát hơn thế nhiều. Thật vậy, khu Eden này c̣n là một địa chỉ lịch sử Việt Nam từ thời Tiền Thuộc Địa cho đến trước cái chết oan nghiệt của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa bởi người CSVN.

    Có lẽ đạo diễn Phillip Noyce là người đă tiên thị được và cảnh báo về cái chết ṭan diện của Sài G̣n cũ sẽ xảy ra trong một tương lai gần khi ông lấy khu phố gồm có ṭa nhà Eden, khách sạn Continental và Nhà Hát Thành Phố để tái hiện lại cảnh chính trị bất ổn của Sài G̣n thời những năm 40 thế kỷ trước trong phim “Người Mỹ Trầm Lặng” (dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh, Graham Greene). Đây là sự kiện văn hóa hiếm có sau cùng của khu đất-vàng-lịch-sử này.


    Mỗi ngày tôi đều nghe đâu đó tiếng gọi từ những con đường Sài G̣n như thể tiếng gọi của một cuộc hẹn ḥ t́nh tứ, hoặc như thể là tiếng kêu cứu của một ṭa kiến trúc cũ, của từng gốc cây cũ đang bị xóa sổ mà cũng không biết rồi ngày mai sẽ đến biểu tượng cho Cái Đẹp Sài G̣n cũ nào sẽ đến phiên phải chịu chung một số phận tiêu vong?

    Ôi, Cái Đẹp cứu rỗi thế giới nhưng nó đang từng ngày bị hạ sát ở chốn nhỏ nhoi này, thưa Ngài Dostoievski!


    Lịch-sử-chiến-thắng giết lịch-sử-chiến-bại là như thế, và tất nhiên, nó đang tiếp tục con đường của nó trên đất nước này. Tôi, ở đây, những người Sài G̣n cũ đang ở đây hằng ngày, bị dạy cho bài học đau đớn này mỗi khi đi qua những đống đổ nát hoặc những ṭa nhà mới mọc vừa sừng sững thô lỗ vừa cực kỳ ngạo mạn mà đành bụng bảo dạ: “Thôi hết thật rồi!”

    C̣n tiếp...

  8. #1128
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tuy nhiên, liệu người ta có thể thủ tiêu hết tất di sản của Sài G̣n cũ?

    Di sản Sài G̣n cũ đâu chỉ là những ngôi nhà, những công viên, những quán cà phê, những hiệu sách, những gallery,…?

    Trở lại cát bụi chỉ là số phận của những di sản vật thể không thể tháo chạy thóat thân khỏi cuộc truy nă trường kỳ của kẻ chiến thắng luôn thấm nhuần tư tưởng “diệt tận gốc,” nhưng những thứ thuộc về “linh hồn Sài G̣n cũ” th́ có thể bức hại dễ dàng thế không?

    Những bản nhạc cũ đang phục sinh; những bức tranh của danh họa Sài G̣n đang được t́m mua; những tác phẩm văn học và tạp chí xuất bản ở Sài G̣n trước 1975, như Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn… hầu như vắng bóng tại những hiệu sách cũ v́ sự ưa chuộng của nhà sưu tập; những tác phẩm gốm của các ḷ như Cây Mai-Chợ Lớn, Lái Thiêu-B́nh Dương, Biên Ḥa sản xuất trước 1975, đang được sưu tầm như báu vật; ngay cả những máy hát đĩa than và máy nghe nhạc hiêu Akai của Nhật cũng không dễ t́m thấy.

    Điều khá lư thú là những của hiếm ấy nay lại thường được những tay chơi ở Hà Nội, những người đă một thời từng luôn mồm chửi bới miệt thị văn hóa Sài G̣n-VNCH là đồi trụy, là nô dịch, t́m mua, đặt hàng với giá đắt đỏ.

    Đây mới là câu trả lời chính xác cho sự hiển linh của linh hồn văn hóa Sài G̣n cũ.

    Và như thế, tôi đă trở thành một “fan” của những món đồ cũ ấy. Trong những lần lang thang qua các cửa hàng đồ cổ, tôi luôn dừng lại rất lâu trước những b́nh gốm Cây Mai men xanh với những họa tiết đắp nổi h́nh cành hoa, chim thú; trước những sản phẩm gốm Lái Thiêu với men màu da lươn độc đáo và những b́nh, tượng Phật Quan Âm với kỹ thuật rót khuôn bằng thach cao, một kỹ thuật gốm học được từ trường phái gốm Pháp rất ḥan hảo.

    Trong một lần như thế, bất ngờ tôi bắt gặp một tượng gốm thuộc ḍng Lái Thiêu già (cách gọi để phân loại tuổi gốm của dân chơi gốm), nó có h́nh con ốc sên, đang nằm phơi nắng trên vỉa hè phố Lê Công Kiều.

    Tôi thích quá nhưng không mua nổi với giá người bán đưa ra. Tôi bỏ đi nhưng không đi xa đươc, đành phải quay lai để ôm được nó về nhà bằng tất cả số tiền c̣n trong túi.



    “Con Ốc Sên,” gốm xưa, thuộc ḍng gốm Lái Thiêu của miền Nam Việt Nam
    mà tác giả t́m thấy trên vỉa hè Sài G̣n. (H́nh: Trịnh Cung)


    Về đến nhà, tôi đặt con ốc sên ấy trên bàn viết bên cửa sổ pḥng khách và hạnh phúc ngắm nó. Nó như cũng long lanh hạnh phúc nh́n tôi, hơi chút bùi ngùi như gặp lại bạn cũ lâu ngày. Và buổi chiều hôm đó, tôi đă cao hứng dành cho nó một bài thơ…


    Gặp Lại Ốc Sên


    Tao đă rửa nhớt của mày bằng muối
    Ướp mày bằng ngũ vị hương
    Nấu mày trong ống bơ
    Ăn mày những ngày đói ở trại tù sĩ quan ngụy Xuân Lộc
    Tao ăn mà sợ sợ
    Hỏi thằng tù bác sĩ:
    Có sao không Hải?
    “Chỉ chậm chạp qua đời…”
    Đói nên không dám ói


    36 năm rồi
    Tao chưa chết
    Để gặp lại mày
    Trên vỉa hè phố đồ cổ Lê Công Kiều chiều nay
    Đời mày phơi nắng dầm mưa bao lâu rồi
    Mày đến từ ḷ thiêu Biên Ḥa, Cây Mai hay Lái Thiêu không ai c̣n biết
    Nay mày rụng hết tai mù hết mắt miệng hết mở
    Cũng như tao hồi đó hay sao
    Thằng bán mày chắc cũng không mấy được no
    Mua bán chầm chày may rủi
    Từ những gánh ve chai
    Từ những cái túi lấm la lấm lét


    Cái số mày với tao
    36 năm không chết c̣n gặp lại nhau
    Trong một chiều hiếm khi
    Tao phải đưa mày về nhà


    Và thằng bán mày chiều nay có bữa lai rai.

    http://www.diendantheky.net/2012/01/...-mon-o-cu.html
    Sg,2011
    TRỊNH CUNG

  9. #1129
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Gửi các bạn cựu học sinh NGÔ QUYỀN

    Trung học Ngô Quyền Biên Ḥa xưa giữa Sài G̣n:

    Ghé quán café Một Thuở (*) vào những ngày trong tháng 11 - 2012 này, các CHS Ngô Quyền sẽ da diết nhớ bao kỷ niệm buồn vui tuổi học tṛ, khi bất chợt “gặp” lại chiếc hiệu đoàn ḿnh từng đính trên ngực áo. Được thiết kế như chiếc hộp đèn, huy hiệu Ngô Quyền nổi bật nằm phía trên hàng ngói đỏ, và lung linh chiếu sáng về đêm.

    Kư ức “những ngày xưa thân ái” thoáng t́m về, qua những tấm h́nh “tṛ cũ, thầy xưa” được trang trọng treo phía trái cổng quán. Một phút dừng chân, các CHS. NQBH cùng nhau ngắm lại chân dung thầy cô và bạn bè trường Ngô năm cũ. Giương… mục kỉnh lên để nh́n cho rơ, có thể bạn sẽ t́m thấy h́nh ảnh ngô nghê năm nẫm của … chính ḿnh.



    Quán café Một Thuở


    Chủ gia Một Thuở – KTS. Nguyễn Sơn Tây – cũng tái hiện trang sử “Bạch Đằng Giang” hào hùng của danh tướng Ngô Quyền. Ngoài lá cờ ngũ sắc “Bạch Đằng Giang” reo vui sắc màu chiến thắng, c̣n có những chiếc cọc nhọn ngă nghiêng trên mặt nước giữa hồ, mô phỏng trận đại bại của lũ giặc Nam Hán khi xưa. Đích thân KTS. Sơn Tây tận t́nh chăm chút từng nét vẽ, từng h́nh ảnh trang trí trong khuôn viên quán cho tháng của Ngô Quyền.



    “Bạch Đằng Giang” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, sẽ là bài hát mở đầu chương tŕnh văn nghệ hằng đêm tại Một Thuở, trong suốt tháng trưng bày h́nh ảnh giới thiệu trường Ngô Quyền-Biên Ḥa. Các sự kiện lịch sử trận Bạch Đằng Giang hào hùng, cũng được MC duyên dáng của Một Thuở giới thiệu với khách café Một Thuở hằng đêm.



    Vào đêm chủ nhật thứ tư trong tháng mười một, sẽ diễn ra buổi họp mặt giữa CHS.NQBH với các trường bạn, và những khách hàng thân thiết khác của café Một Thuở… Với chủ đề “Trường Xưa, Thầy Xưa” nhóm CHS.NQBH ở Sài G̣n sẽ tổ chức “Đêm tri ân” thầy cô giáo cũ, cũng là buổi tri ngộ của những “cụ” học sinh thiệt lâu năm của trường Ngô Quyền.

    http://ngo-quyen.org/D_1-2_2-145_4-2...581_14-2_15-2/

  10. #1130
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhà sách Khai Trí của Sàig̣n thân yêu xa xưa..




    Tôi có ngướ chị ruột giúp viêc bán sách cho tiệm sách Việt Hương ở số 34 đựng Lê Lợi. Từ đây đi về hướng chợ Bến Thành có thêm 3 tiệm sách : Thanh Tuan số 56 , Phuc Thành số 58 và Khai Trí chiếm 2 căn 60 – 62 . Theo chị tôi kể laị Ông Khai Trí khởi nghiệp bằng 1 chiếc xe đẩy ( như xe bán sách ở bến sông Seine bây giờ ) . Xe bán sách của Ông thường đậu trước cổng Trường Chasseloup Laubat đường Hồng Thập Tự . Tôi nghe kể laị vây thôi chớ đâu ngờ gặp Ông ở trại Z30C Hàm Tân.

    Buôỉ sáng Tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có 1 Ông già lúc nạ cũng với bộ quần áo trắng đă ngă qua màu cháo ḷng đẩy chiếc xe caỉ tiến chứa phân Bắc cuả Tù đem đi . Sáng nạ cũng vậy , it ai biết ông là ai. Đó là ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách Khai Trí nổi tiếng ở Sài G̣n trước năm 1975.

    Người Sài G̣n gọi ông là “ông Khai Trí” (theo tên nhà sách – nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về ḿnh, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam .



    Ông Khai Trí và nhà biên soạn tự điển Nguyễn Văn Khôn trứ danh cũa VNCH: ” Viet-Anh & Anh-Việt”
    Ông Khai Trí tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức. Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài G̣n học trung học ở Petrus Kư, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lă cho đỡ đói.

    Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đă gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem kư gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó c̣n không, nếu c̣n th́ đem tới tiếp v́ sách gửi trước đă bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ư định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quư hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả ngh́n cuốn.

    Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài G̣n). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo…

    Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó th́ quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.
    Last edited by Tigon; 18-11-2012 at 06:59 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •