Page 129 of 471 FirstFirst ... 2979119125126127128129130131132133139179229 ... LastLast
Results 1,281 to 1,290 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1281
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Dạ Lan đổi tên HQ/ Tr.Tá Ngụy Văn Thà thành Nguyễn Văn Thà .

    Cô ta muốn tránh chữ " Ngụy " ư ?

    " Ngụy " VNCH c̣n hơn Cán Ngố .

    Chiến hạm 502 h́nh b́a Youtube này là chiếc Tàu đă đưa gia đ́nh Tigon vượt thoát khỏi VN đêm 29/04/1975

    Tigon

  2. #1282
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    * sẽ edit sau , cần đi gấp / tigon

  3. #1283
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Saigon Thuở Ấy



    Sài Thành một chuyến về không tiện
    Nhưng chẳng bao giờ quên được em....

    Đề tài đă có rồi đó. Xin mời các thi sĩ "nhả thơ" đi cho bà con thưởng thức......:o

  4. #1284
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    sai gon thuo ay.

    Si dại.

    26 tháng một 2013
    3:57 CH

    Bác Pleiku cho mượn mấy câu thơ để làm hứng nhé.

    "Sài thành một chuyến về không tiện.
    Nhưng chẳng bao giờ quên được em"
    Dù em suốt kiếp vẫn chẳng thèm.
    Tên si dại, hễ nhìn là phát ngán.

    Mặc, anh suốt đời nào có chán.
    Cứ tò tò ngây dại một cái đuôi.
    Thương qúa thương ấy cả một con đường.
    Mê mẩn chi bước sau một tà áo.

    Rồi một ngày em trở thành chân sáo.
    Nhẩy theo ai bỏ lại đấy bụi mờ.
    Anh âm thầm tiễn biệt cả ước mơ.
    Những ngày tháng Chúa ơi đầy ảo não.

    Rồi từ đó chẳng chi mà quên được.
    Em vẹn toàn rực rỡ chẳng mờ phai.
    Hương dấu aí tựa như nụ hoa nhài.
    Luôn phảng phất réo gọi hồn viễn khách.
    Vào ngục tù yêu dấu cả đời ai...
    Peterphu.

  5. #1285
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Quote Originally Posted by Peterphu View Post
    Si dại.

    26 tháng một 2013
    3:57 CH

    Bác Pleiku cho mượn mấy câu thơ để làm hứng nhé.

    "Sài thành một chuyến về không tiện.
    Nhưng chẳng bao giờ quên được em"
    Dù em suốt kiếp vẫn chẳng thèm.
    Tên si dại, hễ nhìn là phát ngán.

    Mặc, anh suốt đời nào có chán.
    Cứ tò tò ngây dại một cái đuôi.
    Thương qúa thương ấy cả một con đường.
    Mê mẩn chi bước sau một tà áo.

    Rồi một ngày em trở thành chân sáo.
    Nhẩy theo ai bỏ lại đấy bụi mờ.
    Anh âm thầm tiễn biệt cả ước mơ.
    Những ngày tháng Chúa ơi đầy ảo não.

    Rồi từ đó chẳng chi mà quên được.
    Em vẹn toàn rực rỡ chẳng mờ phai.
    Hương dấu aí tựa như nụ hoa nhài.
    Luôn phảng phất réo gọi hồn viễn khách.
    Vào ngục tù yêu dấu cả đời ai...
    Peterphu.

    Rồi từ đó chẳng chi mà quên được.
    Em vẹn toàn rực rỡ chẳng mờ phai.
    Hương dấu aí tựa như nụ hoa nhài.
    Luôn phảng phất réo gọi hồn viễn khách.
    Vào ngục tù yêu dấu cả đời ai...


    Ông Peterphu ơi đúng là “Ngục tù yêu dấu”, ĐAU mà lại THÍCH mới chết chứ (không phải ngục tù cải tạo của mấy anh Vẹm đâu đấy. Cái nầy th́ đau thiệt). Đúng như Xuân Diệu đă nói :

    T́nh chỉ đẹp những khi c̣n dang dở
    Đời hết vui khi đă vẹn câu thề……

  6. #1286
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Viện Đại Học Saigon
    The University of Saigon


    Viện Đại học Sài G̣n (The University of Saigon), là một viện đại học công lập ở Sài G̣n, được thành lập vào năm 1957 dưới chính thể Việt Nam Cộng hoà. Đây là viện đại học được xem là có uy tín nhất ở miền Nam Việt Nam, cung cấp các giáo sư đi thỉnh giảng ở các viện đại học khác. Viện đại học này cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ.

    Viện Đại học Sài G̣n: Tiền thân là Viện Đại học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại học Quốc gia Việt Nam (1955) - c̣n có tên là Viện Đại học Quốc gia Sài G̣n. Năm 1957, thời Đệ nhất Cộng ḥa, Đại học Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài G̣n. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó th́ chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955. Riêng Trường Đại học Y khoa dùng cả tiếng Anh. Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài G̣n.

    Văn pḥng Viện trưởng Viện Đại học Sài G̣n đặt ở số 3 Công trường Chiến sĩ. Viện đại học này có hai kư túc xá: Đại học xá Minh Mạng (Ngă Sáu, Chợ Lớn) cho nam sinh viên và Đại học xá Trần Quư Cáp (Quận 1) cho nữ sinh viên.
    Về mặt tổ chức, Viện Đại học Sài G̣n duy tŕ đường lối phi chính trị như các đại học Tây phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.

    Vào thời điểm năm 1961, Trường Đại học Khoa học có 2.135 sinh viên theo học; Trường Đại học Y khoa có 1.490 sinh viên. Các phân khoa kia là Luật khoa, Văn khoa, Dược khoa, Sư phạm, và Kiến trúc. Tính tất cả các phân khoa th́ Viện Đại học Sài G̣n niên khóa 1963 có 14.854 sinh viên ghi danh.

    Các trường thành viên
    Tính đến năm 1975, Viện Đại học Sài G̣n có các trường đại học (hay c̣n gọi là phân khoa đại học) sau đây :
    • 1-Trường Đại học Y khoa : trụ sở chính: 28 đường Trần Quư Cáp và cơ sở phụ ở đường Trần Hoàng Quân (Cơ thể Học Viện), năm 1966 đổi về địa điểm trên Đại lộ Hồng Bàng


    • 2-Trường Đại học Dược khoa (tách khỏi Y khoa năm 1961): 28 đường Trần Quư Cáp, sau chuyển về 169 đường Công Lư, góc với đường Hiền Vương rồi năm 1964 th́ chuyển về 41 đường Cường Để.


    • 3-Trường Đại học Nha khoa (lập năm 1963): ở số 652 đường Nguyễn Trăi, Quận 5


    • 4-Trường Đại học Khoa học : đường Cộng ḥa, Quận 5.


    • 5-Trường Đại học Sư phạm : 280 đường Cộng Ḥa, Quận 5; kiêm thêm Trường Trung học kiểu mẫu Thủ Đức (1965).


    • 6-Trường Đại học Luật : 17 đường Duy Tân


    • 7-Trường Đại học Kiến trúc : trước ở 61 đường Phan Đ́nh Phùng, sau đổi về 196 đường Pasteur, Quận 3


    • 8-Trường Đại học Văn khoa : thập niên 1960 ở đường Nguyễn Trung Trực, sau chuyển về đường Nguyễn Bỉnh Khiêm


    • 9-Trường Đại học Kỹ thuật: trước thuộc Viện Đại học Sài G̣n sau nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức



    Các Viện Trưởng

    GS Trần Quang Đệ viện trưởng
    GS Nguyễn Quang Tŕnh: viện trưởng ( -1963)
    GS Lê Văn Thới: viện trưởng (1963- ).
    GS Nguyễn Ngọc Huy: viện trưởng (1974-1975).

    Giáo dục đại học

    Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng ḥa. Triết lư giáo dục của Việt Nam Cộng ḥa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng ḥa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn".

    Học sinh đậu được Tú tài II th́ có thể ghi danh vào học ở một trong các viện đại học, trường đại học, và học viện trong nước. Tuy nhiên v́ số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là Y, Dược, Nha, Kỹ thuật, Quốc gia hành chánh và Sư phạm. Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lư lịch gia đ́nh. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập th́ không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học th́ sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ c̣n có những chương tŕnh học bổng cho sinh viên.
    Chương tŕnh học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp.

    • Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. th́ lấy bằng cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán,cử nhân Luật...); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp th́ lấy bằng tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh...) hay bằng kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông...).



    • Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng cao học hay tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteur de troisième cycle; tương đương thạc sĩ ngày nay).



    • Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án th́ lấy bằng tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ). Riêng ngành y, v́ phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương tŕnh dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương tŕnh đại học.

  7. #1287
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Đại Học Sư Phạm
    College of Pedagogy



    Trường Sư phạm thuộc Viện Đại học Sài G̣n


    Cô Tigon ơi. Tặng cho cô ngôi trường Đại Học của cô đây. Rất tiếc là không t́m ra được nhiều chi tiết về trường Sư Phạm cũ. Tui chỉ nhớ là nó nằm trên đường Cọng Ḥa gần trường Đại Học Khoa Học. Sinh viên của trường là những người vừa đậu Tú Tài 2 và phải qua một kỳ thi tuyển vào. Chương tŕnh học dường như là 3 hay 4 năm ǵ đó trước khi trở thành Cô hay Thầy Giáo.Và dường như trong thời gian học có lảnh lương ?.
    Có phải nơi đây là cái ổ qui tụ của các cựu con cháu Hai Bà Trưng không. Chắc có lẽ sau bao nhiêu năm bị hành hạ bởi mấy Bà Giáo già khó tính của trường Trưng Vương nên mấy cô thích chọn nghề giáo để có dịp gỏ lại đầu bọn trẻ mà ….trả thù đời chăng !!!!…..:o....:o
    Last edited by Pleiku; 30-01-2013 at 08:23 AM.

  8. #1288
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Pleiku View Post
    .1- Tui chỉ nhớ là nó nằm trên đường Cọng Ḥa gần trường Đại Học Khoa Học.

    2- Có phải nơi đây là cái ổ qui tụ của các cựu con cháu Hai Bà Trưng không. Chắc có lẽ sau bao nhiêu năm bị hành hạ bởi mấy Bà Giáo già khó tính của trường Trưng Vương nên mấy cô thích chọn nghề giáo để có dịp gỏ lại đầu bọn trẻ mà ….trả thù đời chăng !!!!…..:o....:o
    1- Pleiku chắc chắn có trải qua ít nhất là 1 năm tại Khoa Học trước khi vào Y Khoa , nên biết rơ vị trí của trường Sư Phạm : c̣n nhớ con đường nhỏ ở trước giảng đường MPC của Khoa học không ? con đường đó dẫn vào khuôn viên trường Sư Phạm , chứ nó không nằm trên mặt tiền của Đại Lộ Cộng Ḥa

    2- Lớp của tigon chỉ có một ḿnh tui là " bị " cha mẹ ép thành nhà giáo . Đa số ( lớp A-1 , thành phần giỏi của ban A ) vào Y-Dược cả .

    Giáo sư Trưng Vương có nhiều vị đẹp lắm ( dư sức làm "Hoa Hậu Phu Nhân ") như các cô Hồng Diệp , Tăng Minh Tuyết , Nguyễn Thị Hồng ( phu nhân ngoại trưởng Vương văn Bắc ), ...và nhiều cô dạy Đệ I cấp ( buổi chiều ) .

    Riêng cô Tổng Giám Thị Nguyệt Minh , tuy hơi " dữ " , nhưng là một tuyệt sắc giai nhân . Mà dữ cũng phải , có vậy mới trị nổi bọn " Thứ ba ..." như tụi tui .Cô nguyệt Minh là phu nhân của giao sư Toán Nguyễn Văn Phú , hiệu trưởng trường tư thục Hưng Đạo .

    tigon
    Last edited by Tigon; 29-01-2013 at 11:20 PM.

  9. #1289
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hỏi / Ngă

    Bích Vân
    (để tặng những người khổ sở v́ HỎI, NGĂ)

    Những ai trong chúng ta hiện đang đi trên đại lộ me mé bên cạnh hoàng hôn của cuộc đời, tức là đă bắt đầu con đường số 6, nghĩa là đă sống hơn quá nửa cái kiếp người, chắc thế nào cũng c̣n nhớ kỷ niệm lần đầu tiên khăn gói lều chơng lên đường ứng thí kỳ thi mở màn cho sự nghiệp đèn sách của ḿnh. Tôi muốn nhắc đến kỳ thi Tiểu Học, kỳ thi mà chúng ta thường gọi là “Ri-Me”, để tỏ ra là chúng ta cũng biết nói tiếng Tây, tuy chỉ là thứ tiếng Tây thuộc loại:

    Tiếng Tây tôi để ở mô,
    đến khi Tây hỏi, tôi ṃ không ra

    Trong kỳ thi này có một bài Chính tả mà có người c̣n gọi là Ám tả, có lẽ v́ bài viết này quá u ám đối với các sĩ tử tí hon như chúng ta thời đó chăng? Bài chính tả được chấm 10 điểm, nếu chúng ta không viết sai lỗi nào. Và cứ mỗi lỗi là bị trừ mất một điểm. Các lỗi HỎI và NGĂ v́ không quan trọng nên chỉ bị trừ ½ điểm.

    Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGĂ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGĂ lúc viết bài thi chính tả, dù đă học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGĂ của Thầy Lê Hiếu Kính.

    Tôi thường nghĩ thầm là: HỎI hay NGĂ th́ cũng “mắm sốt”. Đọc lên dù phát âm đúng hay sai, người dân Việt Nam vẫn hiểu được như thường, vậy th́ hơi đâu mà phải bận tâm …
    Ví dụ như:

    Hỡi cô tát nước bên đàng
    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

    Dù ta có viết chữ “hỡi” với dấu HỎI th́ ai mà lại chẳng biết chữ “hởi” có nghĩa là “ơi” là “ới” là “này”. Thế th́ chữ “hỡi” viết đúng hay sai cũng không có ǵ là quan trọng. Chẳng lẽ viết đúng th́ có tính cách thân mật hơn, lịch sự hơn, âu yếm hơn, dễ thương hơn là viết sai hay sao? Cũng như chữ “đổ”, nếu có viết sai với dấu NGĂ th́ cũng không ai lại nghĩ lầm là hạt “đậu” được.
    Luận điệu này của tôi đă bị người yêu của tôi chê sát ván và bảo tôi là gàn bướng quá thể (?). Nàng răn đe, phụng phiụ:

    - “Cái kho tàng chữ nghĩa tuyệt vời của tiếng Việt sẽ bị những người ngoan cố như anh làm thui chột mất thôi. Viết mà đúng th́ thứ nhất, chẳng ai bắt bẻ ǵ được ḿnh. Nếu không á hả, có khi lại c̣n bị người ta cười là ḿnh dốt nữa đấy. Thứ nh́, mỗi chữ có cái nghĩa riêng của nó, xập xí xập ngâù thế nào được. Này nhé, em BỎ công ra (dâú HỎI đây nhé) lư luận, dẫn giải lung tung như thế này, mệt lử c̣ bợ chứ có phải đùa đâu, thế mà anh chẳng chịu hiểu cho, vẫn cứ khăng khăng cho là ḿnh có lư. Thật là chả BƠ cái công (dâú NGĂ đây nhé) em nói ra rả bâư lâu. Vậy th́ … em BỎ anh (hứ!). Anh í à, chẳng BƠ để .. để em .. để em .. ǵ nhỉ ..? Đâư, anh thâư chưa, anh đă thâư tiếng Việt của ḿnh phong phú, biến hóa tài t́nh như thế nào chưa? Thế mà anh nỡ ḷng nào nói cùng một giọng, viết cùng một kiểu, thế th́ hỏng bét! Giời ơi là giời! Anh gàn lắm! Anh căi châỳ căi cối! Anh…bướng!!! …v..v… “.

    Các bạn có biết những cái v(ân) v(ân) chấm chấm đó, hồi mới quen Nàng, tôi đă nhặt không kịp, tôi đă hẩy đi không kịp sau những lá thư tỏ t́nh với Nàng không?

    Người tôi yêu là dân Bắc Kỳ rau muống, các bạn ạ, chính hiệu con nai vàng. Nàng rất chi ly khi viết tiếng Việt Nam, cũng chi ly như lúc ăn bún riêu nấu với cua đồng mà dân Huế chúng tôi gọi là con “rạm”. Cọng rau muống dù nhỏ bé đến đâu cũng bị Nàng chẻ ra làm tư. V́ thế mỗi lần viết thư cho Nàng, tôi phải dùng từ điển Việt-Pháp của cụ Đào Đăng Vỹ để tra cứu các dấu HỎI-NGĂ, mà nếu có ai nh́n thấy tôi dùng từ điển Việt Pháp để viết thư chắc lại nghĩ là tôi đang viết thư cho một cô đầm nào đó, và chắc là phải phục tài ngoại ngữ của tôi ghê lắm. Kể ra th́ đó cũng là một cái lợi khi bị hiểu lầm như thế. Nhưng lại là một nỗi khổ cho riêng tôi. Đă qua được kỳ thi “Ri-Me” đầu đời rồi mà vẫn phải học lại cách viết chính tả với dấu HỎI-NGĂ nhiêu khê phiền toái. Muốn tránh nỗi khổ này, tôi thường tránh né dùng những chữ có dấu HỎI-NGĂ và t́m những chữ đồng nghĩa thay thế vào.

    Ví dụ, thay v́ viết: “Anh nhớ Em kinh khủng” th́ tôi viết “Anh nhớ Em ghê gớm”.

    Nàng có chê là tôi viết không văn chương chữ nghĩa th́ tôi cũng đành chịu và Nàng cũng ráng chịu, cho bơ ghét cái thói chi ly ưa vạch lá t́m sâu, sửa chữa những lỗi lầm HỎI-NGĂ.

    Thật ra th́ tôi cũng phải cảm ơn Nàng, v́ nhờ Nàng mà tôi biết viết đúng rất nhiều chữ có dấu HỎI-NGĂ (tuy là vẫn c̣n sai khá nhiều). Nhưng nếu bây giờ mà cho tôi đi thi lại Ri-Me th́ bài chính tả của tôi chắc chắn là xuưt nữa th́ được 10 điểm, nhờ có người yêu là dân Bắc Kỳ đấy (biết rôi, khổ lắm, khoe măi!). Lại nữa, nhờ chịu khó t́m kiếm những chữ đồng nghĩa không có dấu HỎI-NGĂ mà tôi đâm ra hoạt bát hẳn lên và rất giâù ngữ vựng.

    Chẳng hạn như câu ca dao dẫn chứng trên kia tôi có thể viết như thế này:

    Cô kia tát nước bên đàng
    Sao cô múc ánh trăng vàng quăng đi

    hay là:

    Này cô tát nước bên đàng
    Răng cô múc ánh trăng vàng dzụt đi

    Các bạn có thấy tôi biết dùng cả chữ Huế và chữ miền Nam không? Như thế này th́ người yêu của tôi làm sao mà có thể chỉ trích tôi viết sai HỎI-NGĂ được nữa chứ, hử?

    Bây giờ nhé, các bạn thử xem tài biến chế của tôi để tránh dấu HỎI-NGĂ, khỏi phải sợ người yêu bắt bẻ. Th́ đây, thay v́ viết:
    “Ngủ dậy nửa đêm, lặng lẽ, ṃ mẫm, mở tủ lạnh, kiếm hũ sữa ḅ, t́m một cái ly mủ, đổ vào lưng lửng ly, hỉ hả ngủm từng giọt nhỏ, không có ǵ khỏe bằng…”

    Các bạn có thấy cái câu này gồm không biết bao nhiêu là dấu HỎI-NGĂ làm điên đầu những người dân miền Trung và miền Nam không? Nếu không tin tôi, các bạn (tôi không thách đố dân Bắc kỳ như người yêu của tôi) thử viết mà không được dùng từ điển như tôi, xem thử các bạn viết đúng được bao nhiêu chữ. Nhưng đừng lo, dễ lắm! Hăy bắt chước tôi tránh né:

    “Thức giấc lúc 12 giờ khuya, nhẹ nhàng, rờ ṃ cạy frigidaire, kiếm lon nước vắt từ vú con ḅ cái, t́m cái ly nhựa rót vào lưng chừng ly, cười một ḿnh, uống từng ngụm in ít một, không có ǵ khoái chí bằng…”

    Sao, các bạn có thấy tôi tránh né thần t́nh chưa? Đọc lên, nghe cũng xuôi tai lắm chứ bộ? Nhưng cũng chả xong với cái tính chi ly ưa bắt bẻ của người tôi yêu, các bạn ạ.

    Mỗi chữ mà tôi viết sai, Nàng thâư liền tức khắc. “Nom ngứa mắt lắm!”, Nàng nói rứa.

    Thế là có ngay một màn giảng nghĩa a, dẫn chứng a, lôi các câu của những danh nhân kim cổ ra mà kể lể a, tranh luận a… thôi th́ đủ điều, đủ kiểu. Nàng có cái esprit critique mà lỵ, tôi đă bảo. Mà không những thế, lại kiêm luôn cái esprit analytique nữa, giời ạ, thế th́ có khổ cho cái thân tôi không cơ chứ!

    Nàng thường thỏ thẻ (nguyên văn) :

    - Anh cứ thử tưởng tượng như thế này này, trước khi viết. Cứ thử tưởng tượng xem em sẽ nói cái chữ đó với cái giọng như thế nào, lên giọng hay xuống giọng, là anh biết sẽ phải viết với HỎI hay NGĂ ngay thôi. Ví dụ cụ thể đây nhé, cho mà thích mê tơi nhé, cho mà nhớ đời nhé, nghe đây này: anh cởi …, xuống giọng (v́ nằm xuống?) dấu HỎI, đă nhớ chưa? Và rồi th́ … em cỡi …, lên giọng (v́ leo lên?) dấu NGĂ, nhớ chưa nào?

    Ǵ chứ, ma bùn như tôi, cái ví dụ này là tôi khoái nhất, nhớ nhất, nhớ chết đi được, nhớ đời! Giọng nói của Nàng, ôi sao mà nó ỏn thót đến thế không biết, du dương mê ly lắm cơ, nghe mà cứ chết lịm cả người đi mất thôi, đứ đừ đừ (Dạ Lan của đài Tiếng Nói Quân Đội ngày xưa mà lỡ có dại dột đ̣i so tài “rù ŕ, dú dí” với Nàng là thua bét tỹ ngay), thế th́ bảo sao mà tôi không tăm tắp tuân theo lời dạy bảo của Nàng cho được?

    Và kỳ lạ chưa, sao dạo này tôi không thấy Nàng đả động ǵ tới hai cái dấu quái ác HỎI và NGĂ nữa thế nhỉ ??? Đă lâu lắm rồi nên tôi cũng quên mất cái cảm giác “ngẩn ṭ te” mỗi lần gửi thư cho Nàng xong, mong mong ngóng ngóng sốt cả ruột cú phone của Nàng, để chắc mẩm sẽ được nghe những lời lẽ cứ gọi là mềm nhũn ra v́ vừa thấm đẫm những t́nh tự tôi trao. Nhưng không các bạn ạ, giời ạ, thay vào đó, tôi chỉ nghe những nào là:

    - Chết chửa, cái chữ “xxxx” này mỗi ngày nghe cả chục lần, nói cả trăm lần, đọc cả ngh́n lần, thông thường như vậy mà anh cũng viết sai cho được th́ … phục anh thật cơ! Lại c̣n chữ “yyyy” nữa, anh viết như thế này th́ em hiểu thế nào bây giờ đây, hở giời? Viết cái ǵ mà chữ nghĩa ư tứ lộn cứ tùng phèo hết cả, em chả hiểu ǵ sất !!! …

    Tôi ngẩn ṭ te là phải. Đực người ra là phải.

    Nhưng may quá, đó là cái lúc ban đầu thôi, cái thuở ban đầu lưu luyến âư mà. Qua lâu rồi. Cái thuở mà tôi, v́ ngẩn ṭ te nhiêù quá nên đâm ra tức khí, bèn lôi một lô mấy bộ từ điển (vẫn nằm mốc meo ở ngăn tít cao trên cùng của kệ sách) để tra tra cứu cứu mỗi khi gặp phải một chữ oái oăm nào đó. Nếu có tả oán cái nỗi khổ cực của tôi v́ phải đánh vật với mấy quyển từ điển những lúc viết thư t́nh cho Nàng, chỉ nghe Nàng ph́ cười, khuyến khích:

    - Càng giỏi chứ sao. Người Việt mà không viết rành tiếng Việt, xấu hổ lắm, nhé.

    Có rất nhiều lần sau khi xem xong thư của tôi, Nàng gọi, chỉ để bảo:

    - Anh viết chữ “zzzz” này sai rồi nhé. Dấu HỎI (hay NGĂ) đâư, chứ không phải dấu NGĂ (hay HỎI) đâu. Nhé, anh nhé.

    Tôi căi, hùng hồn căi, v́ chữ này thông thường quá mà, dễ ợt, nên tôi nhất định cho rằng tôi viết như thế là đúng rồi, đúng quá xá đúng rồi. Phải là dấu NGĂ (hay HỎI) chứ, chắc chắn một triệu phần trăm. Nàng cười x̣a, tự tin, rồi thách tôi tra hai cuốn từ điển khác nhau để kiểm chứng lại. Chục lần như một, chỉ vài phút sau, tiếng tôi dzọ dzẹ hẳn, âu yếm:

    - Em là quyển từ điển vivant của anh. Anh viết nhầm thật. Phục thầy, “chịu” thầy ..qu..á..a..á!

    Tôi “thâư”, bên kia đâù dây, Nàng cười tủm tỉm, mắt long lanh, sung sướng, và h́nh như mát (lắm) cái ruột nữa th́ phải ….

    …. Gần đèn th́ sáng, các bạn ạ. Nhờ quen với Nàng, nhờ sự chăn dắt của Nàng, tôi sắp có thể trở thành văn sĩ đến nơi. Một điều tất nhiên thôi. Viết nhiều, viết lắm như thế này, để ca tụng Nàng í mà, th́ rồi một ngày đẹp giời nào đó cũng sẽ … bất đắc dĩ trở thành văn sĩ nổi tiếng chứ chả chơi đâu, nhỉ ?

    Thế đấy, cái mối t́nh văn chương chữ nghĩa của tôi với Nàng, kết chằng kết chịt bằng những dấu HỎI + NGĂ, và rồi khó gỡ. Nàng đă nhập hẳn vào tim, vào óc, vào … người tôi. Nàng ám ảnh tôi cả ngày lẫn đêm. Tôi đang dần dần biến thành Bắc kỳ giống Nàng. Chắc có lẽ giống y hệt rồi, giời ơi là giời, thế này th́ có “sướng” cho cái thân tôi không cưa chứ !!!


    Bà GiàTrâù BắcKỳ nho nhỏ của tui ơi,
    Rứa chừ em ở chỗ mô?
    Răng anh không thấy em ṃ vô meo?
    Nhớ em, héo úa eo xèo
    Lỡ thương nên quyết đèo queo trọn đời
    Tụi ḿnh xa cách biển trời
    Ngày mô cũng viết ít lời thăm nhau
    Khi mô Trời khiến đụng đâù
    Mời em xơi một miếng trâù cho vui
    Bữa tê trời nắng ui ui
    Nhớ em chi lạ, anh ngồi buồn xo
    Thương nhau em cứ đắn đo
    Bực ḿnh em thiệt, em lo lo hoài
    Nhiêù khi anh cũng muốn đoài
    Hun em một miếng bên ngoài mà thôi
    Giỡn chơi một tí đừng cười
    Mà anh ôốt dzột suốt đời em ơi !!!
    Thương em, anh cứ câù Trời
    Xin cho anh gặp được Người anh mê
    Ngày dài tháng lụn lê thê
    Biết chừng mô đó ḿnh kề bên nhau
    Ḿnh ngồi hai đứa chụm đâù
    Cầm ḷng không đậu, hun đâù em thương …

    Bích Vân
    (để tặng những người khổ sở v́ HỎI, NGĂ)

    Nhận từ email của Tiếng Xưa

  10. #1290
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng




    Trên đại lộ Thống Nhất gần phủ Thủ Tướng có một ngôi biệt thự treo bảng:

    Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng

    Một góc nhỏ của SaiGon mà ít người chú ư, phải chăng đây là :

    Nơi hoạch định những chiến lược, chiến thuật của Quân Lực Viet Nam Cộng Hoà ?

    Những học viên của trường này là ai ?

    Ai là những giảng viên ? và bây giờ họ lưu lạc nơi đâu ?

    Những vị trên đă làm được ǵ cho quân lực và đất nước trước và sau cuộc chiến ?
    Last edited by Mau_Than_68; 29-01-2013 at 11:10 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •