Page 133 of 471 FirstFirst ... 3383123129130131132133134135136137143183233 ... LastLast
Results 1,321 to 1,330 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1321
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Rắn trong tín ngưỡng dân gian.-

    Rắn cũng là đối tượng của một số tín ngưỡng dân gian. Thiên Thiên Thánh Giáo thờ Tam Vị Thủy Phủ trong đó có Rồng và rắn. Người Trung hoa thờ rắn như là thần của sông nước (river-gods) nhất là các con sông lớn có h́nh dạng như một con rắn trườn về biển cả. Chẳng hạn, Thần sông Hoàng Hà là một con rắn nạm vàng óng ánh với một cái đầu h́ng vuông có những điểm son dưới đôi mắt. Vị thần rắn này rất thích các màn ca kịch, ca kịch sẽ làm cho thần trở nên dịu dàng và ḥa thuận.

    Một vài vị thần rắn đ̣i dâng cúng bằng trinh nữ vào một ngày nhất địng nào đó hàng năm. Tục lệ mê tín này đă làm cho dân đau khổ rất nhiều, do đó, về sau có một người anh hùng, giả trang con gái làm vật tế thần và giết chết con rắn cứu dân khỏi tai họa.(tương tự với chuyện Vịệt Nam: Thần Rắn).

    Trong huyền thoại vùng Tây Á châu, rắn thường tặng cho con người những ngọc quư và nữ trang. Một truyền thuyết quen thuộc kể rằng một chàng trai t́nh cờ cứu được một con rắn. Con rắn đă đền ơn bằng các tặng cho anh ta những viên ngọc quư; vị Hoàng đế thời đó ngỏ ư muốn có gan rắn, chàng thanh niên liền yêu cầu rắn hăy tặng cho anh ta lá gan. Thấy đ̣i hỏi của anh thanh niên đi quá xa, rắn đă nuốt luôn chàng thanh niên.



    C̣n tiếp...

  2. #1322
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    RẮN TRONG BIỂU TƯỢNG Y HỌC TÂY PHƯƠNG

    Theo thần thoại Hy Lạp, con trai của Appolo (Thần Thái Dương) và Coronis, con gái của Phlégyas, vua xứ Thèbes là Esculape được xem là Tổ của ngành y dược.

    Bởi v́ Esculape không những có khả năng chữa bệnh mà c̣n có cả biệt tài làm cho người chết sống lại.



    Thoại kể rằng:

    Thần Esculape (tiếng Hy Lạp là Asclépios) có lẽ sinh ra ở Thessalie, miền Bắc Hy Lạp vào khoảng năm 1260 trước Thiên Chúa. Theo truyền thuyết mẹ Esculape chết khi đang mang thai ông. Chính người cha đă phải dùng phẫu thuật để lấy ông ra khỏi bụng mẹ.

    Không có mẹ, nên Esculape bị đem bỏ lên một vùng núi gần thành phố Epidaure, nhờ được dê cho bú và chó canh chừng nên ông đă sống sót. Sau đó ít lâu, người cha đem Esculape đến trao cho Chiron, một vị thần Nhân Mă (đầu người, ḿnh ngựa) nuôi dạy. Do bản tính ưa quan sát và lớn lên trong khung cảnh rừng núi, nên Esculape đă nhận ra là các loại cây cỏ có dược chất dùng chữa bệnh hoặc có thể cải tử hoàn sinh.

    Cũng theo truyền thuyết, một hôm, Esculape trên đường đi thăm bạn, gặp một con rắn, ông đă đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi ḅ lên quấn quanh cây gậy. Thấy vậy, Esculape liền đập cây gậy xuống đất để giết chết con rắn. Rồi sau đo,ù ông lại thấy một con rắn khác ḅ tới, miệng ngậm một loại lá cây ḅ đến cứu và con rắn đă bị chết kia bỗng sống lại.

    Từ đó Esculape chú ư t́m kiếm các loại cây cỏ trong rừng núi, đặc biệt là loại lá có tính năng làm con rắn chết sống lại, để chữa bệnh cho con người.

    Thần Jupiter (Zeus) lo ngại nếụ Esculape quá tinh thông y học, sẽ giúp cho loài người trở thành bất tử, liền sai hai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm sét để trừng phạt. Nhờ thần Apollo van xin, Jupiter tha tội và cho Esculape tham dự vào hàng tinh tú trong cḥm sao Nhân Mă (Sagittaire), từ đó Esculape được xem như thần bổn mệnh của các thầy thuốc.

    Thần Esculape lấy vợ là Lampetie, có hai người con gái là Hygia và Panacée, ba người con trai là Thelesphore, Machaon và Podalire. Tất cả 5 người con của ông bà đều có danh tiếng không kém người cha. Hai người con gái sau này cũng theo ngành chữa trị bệnh cho con người. Cô con gái đầu Hygie đă nuôi rắn thần để chữa bệnh và về sau trở thành Nữ thần biểu tượng cho việc giữ ǵn sức khỏe con người, danh từ Hygène (Pháp) chỉ môn Vệ Sinh Học (Bảo vệ sự sống) bắt nguồn từ tên cô Hygie. Và chữ Panacée (Pháp) có nghĩa là “thuốc chữa bá bệnh” bắt nguồn từ tên cô con gái thứ hai Panacée, là vị Nữ thần có khả năng chữa lành mọi bệnh tật, Người con trai thứ tư là Machaon có tài chữa vết thương cho các chiến binh, và người con trai út Podalire là một thầy thuốc ngoại khoa tài năng.

    Podalire lấy vợ và sinh con trai là Hipocoon, là tổ tiên của Hippocrates, sau này được tôn vinh là bậc y tổ của thế giới Tây phương.

    Để tưởng nhớ Esculape, hậu thế đă dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh. Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Cũng theo truyền thuyết, loài rắn đă được đưa đến La Mă để cứu nguy cho người dân bị nạn dịch hạch đang hoành hành khủng khiếp lúc bấy giờ. Có người c̣n cho rằng, những con rắn của thần Esculape đă chữa bệnh cho người bằng cách liếm các vết thương của người bệnh trong lúc họ đang ngủ.

    Ư Nghĩa cái Biểu tượng của ngành y dược. (nguyên thủy/ xem h́nh )

    Có nhiều cách giải thích:

    A. Con rắn tượng trưng cho sự khôn ngoan, thận trọng, sức khỏe và trường sinh (v́ con rắn có thể thay da để trẻ lại (Rắn già rắn lột da). Nọc rắn có khả năng chữa trị bệnh. Con rắn xuyên suốt ḷng đất, mạch đất, không có chân nhưng có thể đi khắp mọi nơi nên biết tất cả bí mật và tính chất của cây cỏ, đó là biểu tượng của kiến thức, hiểu biết. Cây gậy là biểu tượng của cái trục của thế giới. Hai con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho LỬA và NƯỚC (Thủy-Hỏa) Cây gậy tượng trưng cho ĐẤT và hai cái cánh tượng trưng cho TRỜI. Đó là Biểu Tượng của sự B́nh An do Thiên Sứ của Thần Linh đem tới.

    B. Một số người cho rằng hai con rắn giao hợp là biểu tượng của sự sinh sản.

    C. Cái gậy c̣n được xem là biểu tượng của người lữ hành vũ trụ, chỉ thị hoạt động của người thầy thuốc là đưa khoa học cứu nhân độ thế đến khắp nơi.

    Về sau, có nơi biến chế biểu tượng Y Khoa nguyên thủy thành h́nh tượng con rắn quấn quanh một cái ly rượu có chân cao. Chiếc ly tượng trưng cho chén thuốc. ***

  3. #1323
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    RẮN TRONG SẤM TRẠNG TR̀NH

    Trên đây là một số chuyện liên quan đến rắn trong nhiều văn hóa khác nhau. Rắn rất nhiều loại nên chuyện kể không sao hết được. Vậy xin được nói thêm vài điều về Rắn trong Sấm Kư của Trạng Tŕnh để kết thúc chuyện rắn đầu năm Quư Tỵ.

    Trạng Tŕnh tên thật là Nguyễn Bỉnh Khiêm, tự là Hành Phủ, Biệt hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, sinh năm 1491, mất năm 1585. Đỗ Trạng Nguyên, làm quan với tước Tŕnh Quốc Công (triều Nhà Mạc), nên người trong nước gọi là Trạng Tŕnh. Trạng Tŕnh nhờ đọc sách “Thái Aát Thần kinh” do vị thầy của cụ là Lương Đắc Bằng trao lại, nên đă có một số tiên tri về thời cuộc khá xác đáng. Những tiên đoán về các biến cố xă hội và chính trị của quốc gia và thế giới của Trạng Tŕnh được ghi thành thơ, gọi chung là Sấm Trạng Tŕnh. Theo truyền tụng th́ Sấm Trạng Tŕnh sẽ tiên đoán đến “tam bách niên chi hậu” nghĩa là đến 300 năm sau…

    Thế nhưng, sách cũng có câu “lịch sử tái diễn” theo từng chu kỳ, cho nên, xin trích lại những câu sấm có liên quan đến năm Tỵ để cùng suy đoán đầu Xuân 2013 cho vui…

    Trước khi nói đến năm Tỵ, xin nhắc lại những câu mà nhiều người suy ra thấy ăn khớp với t́nh h́nh Việt Nam từ năm 1975 trở đi khi Cộng sản từ Bắc xâm chiếm miền Nam, xưng là “đỉnh cao trí tuệ” và thi hành chính sách tàn ác với nhân dân, làm cho dân phải bỏ nước ra đi (?)

    “…Ai c̣n khoe trí khoe năng,

    Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.

    Chưa từng thấy nay đời sự lạ,

    Chốc lai ṃng gá vạ cho dân…

    Muốn b́nh sao chẳng lấy nhân?

    Muốn yên sao lại bắt dân ghê ḿnh?”

    Và sau đây là thời cuộc từ năm Dần đến năm Tỵ, Sấm rằng:

    “ Hùm gầm khắp nẻo gần xa

    Mèo kêu rợn tiến, quỷ ma tơi bời

    Rồng bay năm vẻ sáng ngời,

    Rắn qua sửa soạn hết đời Sa-tăng

    Ngựa lồng, quỷ mới ngăn răng…”

    Cư sĩ Đại Lăng luận rằng: Năm Dần (2010), những con Hổ Á châu gầm thét do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh khắp nơi trong khu vực ảnh hưởng đến Thế giới, nhân đó, những tay cộng sản có tiếng tăm ở Hà Nội đă lên tiếng đ̣i cải tổ chính trị làm cho cộng sản phải lo đối phó về mặt tư tưởng, rồi qua năm Măo (2011), các cuộc đấu tranh của tôn giáo tại miền Nam và Trung, nông dân đ̣i đất cày, chống cưỡng chế gây đổ máu, chống Trung Cộng xâm lăng ngay tại quê hương của nước cộng sản Việt Nam làm cho loài quỷ Đỏ tơi bời… tiếp đến là năm Th́n (2012) Cộng sản bị trời hành lụt băo làm cho kinh tế không phát triển được…hàng chục ngàn công ty lớn nhỏ giải tán, hai công ty quốc doanh lớn nhất nước bị thua lỗ, Thủ Tướng Dũng bị phê b́nh, kiểm điểm, bị đề nghị từ chức. Trong lúc người Việt Quốc gia ở Hải ngoại được các quốc gia cho định cư tỵ nạn vinh danh về sự đóng góp vào quốc gia họ, đặc biệt, Quốc Hội Hoa Kỳ ra nghị quyết 322, Vinh danh Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tự Do, ngăn chạn làn sóng đỏ…Cờ vàng ba sọc đỏ đă bay rạng ngời trước trụ sở Liên Hiệp Quốc New York, trong ngày các nguyên thủ mọi quốc gia trên thế giới họp bàn về nhân quyền và dân quyền, đúng là Rồng bay năm vẻ sáng ngời… Cộng đồng Việt hải ngoại c̣n sáng giá hơn vế mặt kinh tế và đă nhiều phen đóng góp cứu nguy cho đồng bào quê nhà bị thiên tai tàn phá mà nhà cầm quyền Cộng sản, các đỉnh cao trí tuệ không lo cứu giúp bằng ngân sách Nhà Nước, chỉ biết lên tiếng van xin Quốc tế cứu dân, Đảng dành quyền nhận tiền hải ngoại cứu lụt, trong lúc Đảng chẳng chi một đồng xu nào… Chính, đảng viên cộng sản Dương Thu Hương đă lớn tiếng tố cáo đích danh những tên trùm cộng sản như Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Vơ Văn Kiệt… là những tên tư bản đỏ đă ăn cắp của nhân dân hàng trăm triệu Đô la Mỹ, gửi ớ các Ngân Hàng ngoại quốc…Dương Thu Hương đă nói “sao chúng nó không nôn ra vài triệu đô để cứu lụt mà cứ ăn xin…”

    Từ ngày các Tổng Thống Mỹ đến đọc diễn văn tại Đại Học Hà Nội nói về Tự Do và Nhân quyền, về tương lai, cộng sản Việt Nam đă vô cùng nhục nhă, v́ hầu hết các thanh niên nam nữ sinh ra và lớn lên tại miền Bắc Xă Hội Chủ Nghĩa đều bày tỏ ước mơ và mong muốn được đến Hoa Kỳ và ca ngợi Mỹ!

    Hậu quả từ chuyến viếng thăm của Tổng Thống Mỹ Clinton rồi Obama đối với “tư duy” giới trẻ tại Việt Nam rất nguy hại cho chế độ cộng sản lỗi thời…Do đó, đến năm Tỵ chắc chắn sẽ có nhiều biến động trong nước có thể đưa đến sự chấm dứt triều đại quỷ Sa-tăng tức cộng sản như lời sấm đă phán:

    “Rắn qua sửa soạn hết đời Sa-tăng”

    Nghĩa là năm Tỵ chuẩn bị mọi biến động quyết định, sang năm Ngọ, cộng sản Việt mới chết dưới vó ngựa lồng:

    “Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng”…

    “Vó ngựa lồng” cũng có thể là toàn dân nổi dậy lật đổ đảng Cộng sản để chống xâm lăng Trung Cộng v́ chính phủ cộng sản Việt Nam hoàn toàn phục tùng Trung Cộng, không dám có hành động cụ thể để bào vệ chủ quyền đất nước khiến cho toàn dân vô cùng bất măn.

    Ngoài ra, Sấm trạng tŕnh c̣n nói

    “Rồng nằm bể cạn ai hay

    Rắn mới hai đầu khó chịu thay!”

    “Rồng nằm bề cạn” tức là Rồng bị cản trở, không có môi trường để tung hoành, trong lúc đó một loài rắn mới có tới hai cái đầu” giống như cái gọi là “Kinh tế Xă hội chủ nghĩa theo hướng thị trường”. Đây chính là con Rắn hai đầu, tiến không được, lui cũng không xong, nên kinh tế cộng sản Việt Nam nằm ỳ một chỗ!

    NGUYÊN CHÂU (2013)

    http://www.baocalitoday.com/index.ph...37:ngi-ni-ting

  4. #1324
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sự tích ông Táo bà Táo


    Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau.

    Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu t́nh duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước.

    Một năm trời làm mất mùa, hạt gạo kiếm rất khó khăn. T́nh trạng đói kém diễn ra khắp mọi miền. Hai vợ chồng theo lệ cũ đi t́m việc ở các nhà giàu nhưng chả mấy ai thuê nữa. Người vay công lĩnh nợ th́ đông mà gạo rất khan hiếm nên khó chen vào lọt. Hơn nữa, cổng mấy lăo trọc phú lại thường đóng chặt v́ chúng không muốn cho ai quấy nhiễu.

    Túng thế hai vợ chồng phải đi ṃ cua bắt ốc, hoặc đào củ, hái rau về ăn. Tuy có đỡ phần nào nhưng t́nh cảnh vẫn không mảy may sáng sủa. Cái chết luôn luôn đe dọa họ v́ trận đói c̣n kéo dài. Một buổi chiều, sau khi húp vội mấy bát canh rau má, chồng bảo vợ:

    - Tôi phải đi một nơi khác kiếm ăn, không thể ở nhà được.

    Nghe chồng nói, người đàn bà đ̣i đi theo để sống chết có nhau. Nhưng người chồng bảo:

    - Tôi chưa biết sẽ đi đến đâu và sẽ phải làm những ǵ. Nàng ở nhà dễ sống hơn tôi, không nên theo làm ǵ cho vất vả. Chưa biết chừng tôi sẽ nằm lại dọc đường để cho loài chim đến than khóc.

    Nhưng cũng chưa biết chừng tôi lại mang những quan tiền tốt bó mo về đây nuôi nàng cũng nên! Chao ôi! Số mệnh! Nàng hăy chờ tôi trong ba năm, nghe! Hết ba năm không thấy tôi trở về ấy là tôi đă bỏ xác quê người. Nàng cứ việc đi lấy chồng khác.

    Người vợ khóc lóc thảm thiết như đứng trước cảnh tang tóc thực sự. Nhưng không biết làm thế nào cả, nàng đành phải để chồng ra đi.

    Sau khi tiễn chồng, người đàn bà kiếm được việc làm ở một nhà kia. Nhà họ không giàu ǵ nhưng thương cảnh ngộ nàng, có ư giúp đỡ cho qua những ngày thảm đạm. ở đây, người đàn bà kiếm mỗi ngày hai bữa, trong đó có một bữa cháo bữa khoai. Nhờ lanh lẹn và xinh xắn nên nàng lấy được cảm t́nh của chủ. Nhưng h́nh dáng người chồng thân yêu không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nàng.

    Thời gian trôi nhanh như nước chảy. Người ta đă bớt nhắc đến trận đói khốc liệt vừa qua. Nàng th́ ngày ngày hồi hộp chờ đợi chồng. Nhưng cây bưởi trước sân đă ba lần trổ hoa mà chồng nàng vẫn không thấy tăm dạng.

    Giữa lúc ấy người chủ đă từng bao bọc nàng trong lúc đói, vừa chết vợ. Sẵn có t́nh cảm với nàng, người ấy ngỏ ư muốn được nối duyên cùng nàng. Nhưng người ấy đâu có hiểu được ḷng của người thiếu phụ. Câu trả lời của nàng là:

    - Chồng tôi hẹn tôi trong ba năm sẽ về. Đến bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đă chết. Vậy cho tôi để tang chồng trong ba năm cho trọn đạo.

    Ba năm nữa lại trôi qua một cách chóng vánh. Không tin tức cũng chẳng có một lời đồn về người chồng. Hàng ngày, những buổi chiều tà, nàng vẫn đăm đăm nh́n bóng người đi lại trên con đường cái quan. Và rồi nàng khóc cạn cả nước mắt. Người đàn ông kia giục nàng quyết định:

    - Một là chồng nàng đă chết, hai là c̣n sống nhưng đă lập gia đ́nh khác ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Đằng nào nàng cũng khó mong tái hợp. Âu là cùng tôi lập một gia đ́nh mới. Sức của tôi và của của tôi đủ bảo đảm cho nàng sung sướng trọn đời.

    Nàng sửa lại vành khăn trắng đă ngả màu, cảm ơn hậu t́nh của anh ta và xin rốn chờ cho một năm nữa. Một năm nữa lại trôi qua không mang lại một tin tức ǵ mới mẻ. Lần này nàng mới tin là chồng ḿnh chết thật. Sau một bữa rượu cúng chồng và đăi họ hàng làng xóm, nàng đến ở cùng người chồng mới.

    Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ xách khăn gói trở về quê hương. Chàng không có vẻ ǵ khấm khá hơn trước. Chàng chỉ ôm một hy vọng là được gặp lại người vợ yêu. Nhưng vườn cũ nay đă thuộc về chủ mới. Chàng lẩm bẩm: - "Thế là hết. Bởi số cả!".

    Việc người đàn ông đột ngột trở về làm cho mọi người ngơ ngác. Nhất là đôi vợ chồng mới cưới không c̣n biết ăn nói làm sao bây giờ. Người đàn bà xấu hổ không dám gặp mặt. Nhưng người chồng cũ đă t́m đến họ và an ủi họ.

    - Tôi đi vắng lâu quá. Cái đó hoàn toàn là lỗi ở tôi. Nàng xử sự như thế rất đúng. Tôi chỉ cần về gặp nàng một chút. Thế là đủ. Bây giờ tôi sẽ đi khỏi nơi này măi măi.

    Mặc dầu người vợ nài nỉ hết sức, mặc dầu người chồng mới xin trả lại vợ, nhưng chàng nhất quyết dứt áo ra đi. Chàng không nỡ phá hạnh phúc của họ. Mà chàng cũng không có gan đi đâu xa v́ không thể quên được vợ cũ. Băn khoăn dằn vặt hành hạ tâm trí chàng. Đầu óc rối như mớ ḅng bong. Chàng nghĩ đến cái chết và trong một lúc cuồng loạn, chàng tự treo cổ lên cây đa đầu làng.
    Cái chết kinh khủng đó như một tiếng sét nổ vào đầu người đàn bà. Nàng cảm thấy chính ḿnh là thủ phạm gây ra cái chết của người chồng cũ. Tại sao ta chờ chồng được bảy năm trời mà không ráng chờ thêm ít lâu nữa? Tại sao thấy chồng trở về, ta không dám giáp mặt? Nàng không tự chủ được nữa. Tất cả những câu hỏi như lên án một cách âm thầm nhưng kịch liệt trong đầu óc nàng.
    Thế rồi buổi sáng hôm sau, trong khi người ta sắp sửa cất đám người đàn ông bạc mệnh th́ người ta lại hoảng hốt kéo nhau đi vớt tử thi người đàn bà dưới cái ao bên cạnh nhà.

    Người chồng mới sau khi làm ma cho vợ, trở nên như người mất trí. Hai cái chết đánh mạnh vào đầu óc mọi người, riêng đối với chàng chưa bao giờ có một sự xúc động dữ dội đến như thế. Chàng luôn miệng kêu to: - "Tại sao ta cố ư cướp vợ của người khác!". Rồi một hôm, sau khi đem hết gia sản chia cho họ hàng và cúng vào chùa, chàng uống thuốc độc tự tử.

    Lúc xuống đến thế giới bên kia, cả ba người đều được đưa tới trước ṭa án của Diêm vương để định công luận tội. Tất cả mọi người một khi đă đến đây đều phải khai rơ sự thật.

    Theo lời khai của người chồng cũ th́ chàng không thể nào xa ĺa vợ cũ. Chàng sở dĩ chết ở làng là chỉ mong luôn luôn được gần gũi nàng. Người chồng mới cũng khai rằng chàng có cảm t́nh rất sâu xa đối với người vợ mới mặc dầu mới chính thức lấy nhau chỉ có ba tháng. Khi Diêm vương hỏi t́nh của chàng đối với người vợ cũ như thế nào th́ chàng giơ ngón tay so sánh rằng một bên mười, một bên chưa được một. Đến lượt người đàn bà th́ nàng thú thật rằng cái t́nh của nàng đối với chồng cũ choán một chỗ rộng răi trong ḷng ḿnh, đồng thời đối với người chồng mới, nàng cũng không thể nào quên được t́nh cảm nồng nhiệt của chàng.

    Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau măi măi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi ĺa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng t́nh yêu của họ. Đồng thời, vua c̣n phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đ́nh một trên trần thế.



    (nguồn Web Du ca Việt Nam)



    http://blogtiengviet.net/kimthu/2008..._aang_taio_ban

  5. #1325
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Truyền thuyết khác về Táo Quân

    Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lăo giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.

    Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về t́nh tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

    Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đă lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay căi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng ḷng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại ḿnh cũng có lỗi nên đi t́m vợ. Khi đi t́m v́ tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

    Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, th́ hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ ḷng ân hận v́ đă trót lấy Phạm Lang làm chồng.

    Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây th́ khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đă chết bởi sự sắp đặt của ḿnh nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

    Phạm Lang gặp t́nh cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

    Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

    - Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

    - Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
    - Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

    Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau" - tức là ba ḥn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai ḥn nhỏ hơn ḥn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ "hai ông một bà", ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm "lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời"... Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (c̣n được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đă được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân th́ không nhất quán. Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lă Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lư lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. C̣n sách Tây Dương tạp trở th́ kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi...

    Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đ́nh (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta th́ cưỡi cá chép lên trời).

    Lượm lặt trên mạng

  6. #1326
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642

    Tết Saigon Xưa



    Người đẹp gói bánh chưng


    Thiều Vũ


    “Bánh chưng, bánh tét - hai món bánh quốc hồn quốc túy vào mỗi dịp Tết của dân tộc Việt từ ngàn xưa.

    Có loại bánh nào mang ư nghĩa đẹp hơn thế: "Vật trong trời đất không ǵ quư bằng gạo, v́ gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hăy lấy gạo nếp làm bánh h́nh tṛn và h́nh vuông, để tượng h́nh Trời và Đất. Hăy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng h́nh cha mẹ sinh thành".






    C̣n được bao nhiêu người trong chúng ta có thể giữ được truyền thống nấu bánh vào dịp Tết rất đẹp đang dần mất đi ấy?

    C̣n bao nhiêu đứa trẻ có được cảm giác lâng lâng khi vớt chiếc bánh bé xíu đầu tiên làm thuộc về riêng ḿnh?


    Tết này, xin gửi đến quư độc giả những giây phút làm bánh chưng và bánh tét - hai thứ bánh của hai miền Nam - Bắc rất b́nh dị



    Hạnh phúc vớt chiếc bánh đầu tiên...




    Khoe kết quả...

    C̣n tiếp...

  7. #1327
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642




    Cô thiếu nữ Việt Nam với đặc sản hai miền: bánh chưng, bánh tét. Thông qua bộ ảnh, Hoàng My muốn gửi chúc mọi người một cái Tết thật nồng nàn vị Tết, một dịp tụ họp gia đ́nh thật ấm cúng và chào đón một năm con rồng với nhiều niềm vui lớn, tài lộc lớn, hạnh phúc lớn.




    Người đẹp tuổi Th́n căng tràn sức sống trong tà áo bà ba đỏ rực và nón lá, chọn lá chuối trong vườn.




    Những tấm lá gói bánh phải là lá bánh tẻ, xanh rộng.


    C̣n tiếp...

  8. #1328
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642


    Công việc vót lạt cũng đ̣i hỏi nhiều công phu. Lạt phải mỏng, dai, làm từ cật tre.




    Tự tay vo gạo bên bờ giếng.




    Người đẹp không nề hà vất vả để có những khuôn h́nh ưng ư.Người đẹp không nề hà vất vả để có những khuôn h́nh ưng ư.




    Chặt dừa lấy nước và nước cốt trộn gạo để bánh thơm và mềm ngọt.




    Peterphu : Anh Hoa Biển cho tui apply một tay thợ vịn nấu bánh chưng đi ?

    Hoa Biển :OK , c̣n ông nào muốn tham gia , lẹ tay kẻo hết chỗ ?

    Ngày Ông Táo Về Trời

  9. #1329
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy.. bánh chưng/bánh tét...

    Cảm ơn người đưa h́nh ảnh về sửa soạn ăn Tết ..Nhân tiện đây, nmq cũng xin góp đôi điều..
    1/ Lá gói bánh chưng là lá dong, sau này có nơi dùng lá chuối hột, hiện nay lá chuối nhập cảng là lá chuối hột, đă được luộc (hấp chín ). Lư do lá chuối trong h́nh dễ bị tét theo thớ lá, c̣n lá chuối hột th́ dai thớ hơn, nên dễ gói nhất là khi gấp góc...
    2/ Lạt, lạt chẻ ra từ ống giang, nhưng trước khi chẻ phải ngâm nước cho dẻo, dễ chẻ mỏng rồi, tước theo thớ thật mỏng và dài.. trong Nam đôi chỗ dùng lạt buộc bằng dây cói.
    3/ Luộc bánh chưng mà mặc yếm đào hở th́ hoa than nổ văng dễ bị bỏng, mà chỗ bị bỏng lại ở sườn.. nên
    ...ngày xưa.. các cô mặc áo hở sườn th́ sườn phải trắng nơn nà.đẹp.. c̣n không th́ khi nh́n thấy.. thường gọi chỗ nhậy cảm này là " khảm xà cừ.." v́ bị sẹo..
    Cái thú thứ nhất là canh nấu bánh chưng... và ăn bánh mụi... đôi hàng... nmq

  10. #1330
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Quote Originally Posted by Hoa Biển View Post




    Peterphu : Anh Hoa Biển cho tui apply một tay thợ vịn nấu bánh chưng đi ?

    Hoa Biển :OK , c̣n ông nào muốn tham gia , lẹ tay kẻo hết chỗ ?

    Ngày Ông Táo Về Trời
    Ông Táo đi vắng th́ đâu c̣n ai gỏ đầu mà sợ. Đêm hôm khuya vắng mà ngồi bên em canh bánh chưng th́ thú vị ơi là thú vị….
    Măi cứ ṭ ṭ theo em làm cái đuôi như thi sĩ Peterphu hay tối ngày ngắm trời mây nước và cùng lắm th́ mấy cái bọt sóng sau tàu như ông Hoa Biển th́ chán phèo.
    Nhưng cũng phải coi chừng chứ cạn nước không hay cháy bánh chưng th́ lại bị Bà Nội cho ăn đ̣n th́ tội em lắm đó nghe mấy cụ……


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •