Page 19 of 471 FirstFirst ... 91516171819202122232969119 ... LastLast
Results 181 to 190 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #181
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC LÊ VĂN DUYỆT


    NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN ĐỨC TẢ QUÂN

    Vũ Ngọc Mai


    Trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt tọa lạc trên đường Lê Văn Duyệt, gần Lăng Ông thuộc xă B́nh Ḥa tỉnh Gia Định, nơi thờ phượng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt.

    Theo Nguyễn Ngọc Oanh, một trong những học sinh kỳ cựu nhất của Lê Văn Duyệt, vào năm 1957 trường chỉ có 2 lớp Đệ Thất, một nam và một nữ, được học nhờ tại trường Nam Tỉnh Lỵ. Trường này c̣n có tên là Trương Tấn Bửu, theo cô Trần Thị Ngoạn. Hiệu trưởng đầu tiên là ông Lê Ngọc Toản. Lớp nam sinh sau đó đă dược chuyển về Hồ Ngọc Cẩn.

    Theo bà Bùi Thị Lắm, ṭa tỉnh trưởng Gia Định đă cấp cho môt khu đất để xây trường Lê Văn Duyệt mà chúng ta hiện có. Miếng đất này được biết trước đó là nơi trồng rau muống. Bà Bùi Thị Lắm đă trở thành vị Hiệu trưởng thứ nh́ bắt đầu từ niên khóa 1959-60, và bà cho biết đă đích thân khánh thành ngôi trường mới này.

    Sau Bà Lắm, Giáo sư Phạm Thị Diệu Linh đă lănh chức quyền hiệu trưởng trong một thời gian ngắn, từ cuối tháng 11 năm 1963 đến đầu năm 1964, rồi được điều về Trưng Vương làm Giám Học.

    Vị Hiệu trưởng kế tiếp là Bà Nguyễn Ngọc Hương, một người tài đức vẹn toàn, rất được giáo sư và học sinh kính mến. Hiện nay tuổi Bà đă cao, đang cư ngụ tại San Jose và thỉnh thoảng vẫn được cựu đồng nghiệp và nữ sinh ghé thăm.

    Bà Trần Hoàng Mai đă trở thành vị Hiệu trưởng cuối cùng của Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt tính đến năm 1977 khi bà bị chính quyền cộng sản cho nghỉ việc. Từ một ngôi trường bé nhỏ với mươi lớp, trường đă được xây thêm nhiều lớp học và lên một tầng lầu, và đă là nơi cư ngụ cho gia đ́nh bà Trần Hoàng Mai trong suốt thời gian bà làm Hiệu trưởng nơi đây.

    Bà đă lâm bịnh trong một thời gian khá dài và từ trần vào cuối năm 2007 trong sự thương tiếc của cựu đồng nghiệp và nữ sinh.

    Một số giáo sư và nhân viên khác cũng lần lượt ra đi, trong số có Cô Trần Ngọc Lan, Giáo sư Pháp Văn, mất năm 1975 khi c̣n rất trẻ. Các cố giáo sư khác gồm Cô Đoàn Thị Lài dạy môn Việt Văn, Cô Nguyễn Thị Thanh Lan phụ trách môn Lư Hóa, Cô Đinh Thị Bạch Nga dạy Pháp Văn. Cách nay gần 3 năm, Cô Dương Thị Diệp, giám thị, đă mất ngày 12 tháng 8 năm 2006. Hai nhân viên văn pḥng nữa là bà Sáu và bà Lương Ngọc Tương cũng đă ra người thiên cổ.

    Trở lại ngôi trường cũ, chúng tôi đă có từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Nhị, rồi Đệ Nhất, đào tạo được rất nhiều thế hệ học sinh đa tài và hữu dụng cho đất nước.

    Vào năm 1963, sau lớp Đệ Nhị, Ngọc Oanh và các bạn phải chuyển qua Trưng Vương học Đệ Nhất v́ năm đó trường ta chưa có cấp lớp này. Lớp Anh Văn sinh ngữ chính của Thúy Lan, cựu hội trưởng Lê Văn Duyệt, cũng đă được chuyển qua Trưng Vương, trong khi lớp Đệ nhất Pháp văn sinh ngữ chính của Trưng Vương th́ lại được qua học tại Lê Văn Duyệt.

    Nhưng chỉ vài năm sau th́ trường nhà có lớp Đệ Nhất và học sinh không c̣n phải từ giă trường của ḿnh sớm một năm nữa.

    Bây giờ khi nhẩm tính lại, trường Lê Văn Duyệt đă được thành lập trên nửa thế kỷ. Nhưng so với hai trường nữ Gia Long và Trưng Vương, Lê Văn Duyệt được coi như một ngôi trường trẻ với thành phần giáo sư cũng có tinh thần trẻ trung và rất gần gụi với học sinh.


    Trường tôi đó, nơi rất nhiều lần tôi đă được nghe câu hỏi: “Sao trường nữ mà lại có tên một vị nam tướng quân?” Tôi không biết ai đă đặt tên trường, song thường nghĩ rằng cái tên này đă gắn liền với cuộc đời của một vị khai quốc công thần suốt đời lo cho dân cho nước.


    Ngài sinh năm 1763, gốc người làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngăi, là danh tướng thời Nguyễn sơ, rất có công trong việc giúp chúa Nguyễn chống lại nhà Tây Sơn. Ngài rất thông minh, có sức khỏe và chuộng vơ nghệ. Từng hai lần hộ giá Chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy sang Xiêm, đánh chiếm thành Qui Nhơn, dùng hỏa công đốt phá toàn đội chiến thuyền và các thủy trại của Tây Sơn tại cửa biển Thị Nại.

    Sau khi lên ngôi Hoàng đế, vua Gia Long phong cho Lê Văn Duyệt chức Khâm-sai Chưởng Tả- quân-dinh B́nh-Tây Tướng-quân tước Quận công, rồi cùng với Trung Quân Nguyễn văn Trương và Hậu quân Lê Chất tiến đánh Bắc hà. Sau khi đất Bắc được dẹp yên, ông được cử làm Kinh-lược xứ Thanh Nghệ.

    Ngài đă 2 lần được bổ làm Tổng Trấn Gia Định, theo Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm. Lần thứ nhất từ 1812 đến 1815, thời vua Gia Long. Và lần thứ nh́ từ năm 1820 đến năm 1832 là năm ngài mất .

    Không những là một vị tướng tài, Đức Tả quân c̣n là một nhà chính trị lỗi lạc, hết ḷng chăm lo cho đất nước và dân chúng. Ông cũng là nhà ngoại giao giỏi, thức thời trong cách đối xử với người Tây phương đến buôn bán tại Saigon.

    Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt đă làm được hai điều rất khôn khéo: đó là không theo chính sách bế quan tỏa cảng mà đón nhận thương gia vào buôn bán, và làm ngơ cho việc truyền đạo.

    Hiện nay tại xă B́nh Ḥa, tỉnh Gia Định có lăng Đức Tả quân, c̣n được gọi là Lăng Ông, nơi dân chúng rất sùng bái v́ tin rằng Ngài rất linh thiêng. Người ta đến đây để cầu phúc, cầu tài, xin xâm, nhất là vào dịp lễ vía và đầu năm âm lịch.

    Cho đến hôm nay và măi măi về sau, ngôi trường mang tên Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt vẫn để lại trong ḷng chúng ta những h́nh ảnh thân thương và những kỷ niệm khó nhạt phai nhất.

    (Tài liệu tham khảo về Đức Tả Quân: Việt Nam Danh Nhân Tự Điển của Nguyễn Huyền Anh. Nhà xuất bản Hội Văn Hóa B́nh Dân Saigon, 1960).

  2. #182
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Có hơi ...buồn....

    TX có hơi buồn khi thấy trường Nữ Trung Học mà lại bị chọn tên ông vua Gia Long, rồi ông Tả Quân Lê Văn Duyệt??
    Đáng lẽ mà lấy tên Hồ Xuân Hương, Bùi thị Xuân, Triệu Thị Trinhv.v..., thì thich hợp hơn? Có lẽ ngày trước họ ...chê nữ tướng hay nhà văn không "ngon lành" bằng vua chăng?

    Bây giờ thì hầu như ở Sàigòn chẳng còn cái trường riêng nào như Nữ trung Học, Nam trung học nữa thì phải?
    Đúng là bọn cộng phỉ khốn nạn, - xin cho chửi bọn nó một tiếng - chúng nó manh tâm muốn xoá bỏ hoàn toàn dấu vết truyền thống tốt đẹp cuả người miền Nam, để người dân không còn có cơ hội so sánh, chọn lựa mà chỉ biết cam chịu những gì bọn "đầy tớ nhân dân gian manh" nó ban phát cho mà thôi!

  3. #183
    Thim7CM
    Khách

    Mỹ nhân tự cổ như danh tướng

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    TX có hơi buồn khi thấy trường Nữ Trung Học mà lại bị chọn tên ông vua Gia Long, rồi ông Tả Quân Lê Văn Duyệt??
    Đáng lẽ mà lấy tên Hồ Xuân Hương, Bùi thị Xuân, Triệu Thị Trinhv.v..., thì thich hợp hơn? Có lẽ ngày trước họ ...chê nữ tướng hay nhà văn không "ngon lành" bằng vua chăng?

    Bây giờ thì hầu như ở Sàigòn chẳng còn cái trường riêng nào như Nữ trung Học, Nam trung học nữa thì phải?
    Đúng là bọn cộng phỉ khốn nạn, - xin cho chửi bọn nó một tiếng - chúng nó manh tâm muốn xoá bỏ hoàn toàn dấu vết truyền thống tốt đẹp cuả người miền Nam, để người dân không còn có cơ hội so sánh, chọn lựa mà chỉ biết cam chịu những gì bọn "đầy tớ nhân dân gian manh" nó ban phát cho mà thôi!
    Bạn Tiếng Xưa thân mến,
    Xin bạn chớ có buồn làm chi vì hậu duệ của các Bà Trưng Bà Triệu lại học tại các trường mang tên ông vua khai sáng ra nhà Nguyễn, được truy tôn là Thế Tổ Cao Hoàng Đế của Nhà Nguyễn, và một vị tướng lãnh nổi danh một thời nội chiến. Chữ Trung -hiểu theo quan niệm hẹp theo thời đó- mà vẫn bị̣ thác oan, được dân gian tin phục đúng với danh nghĩa SINH Ư TƯỚNG TỬ VI THẦN, được đời sau hương khói.
    Như vậy, hai cái tên Trường Nữ Sinh Gia Long, và Lê Văn Duyệt có ỵ nghĩa khác với tên một ông vua và một vị Tướng
    lắm chứ. Chính con người đã làm đẹp, làm nổi danh cho cái tên. Ví dụ như khúc sông Tiền Đường được nổi danh là nhờ Truyện Kiều. Chùa Hàn San được du khách ngày nay chú ý là vì bài thơ của Trương Kế "Nguyệt Lạc Ô Đề..."
    - Trai anh hùng với gái thuyền quyên vốn là túc trái.
    - Người đời than thở nuối tiếc mốt thời xuân sắc của Mỹ Nhân sao ngắn ngủi như một thời huy hoàng của vị tướng quân
    Khói ran đầu ngưa súng vang mặt thành
    Chén đưa rượu tiễn chưa tàn
    Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo
    Mỹ nhân và danh tướng đúng canh nhau có phải đẹp như Ỷ Thiên KIếm với Đồ Long Đao không nào.

    ---
    Bây giờ có người thăc mắc không biết 35 ngàn các cô gái VN sang Đại Hàn làm dâu không biết đã học ở trường nào ấy nhỉ. SAo các nhà Đỉnh Cao Trí Tuệ không đặt tên cái trường đó là " TỐ HỮU"?

  4. #184
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Giải ...tỏa nỗi lòng!

    Cám ơn Thím 7CM nhiều nhiều, lời giải thích thật hay!
    Như vậy, hai cái tên Trường Nữ Sinh Gia Long, và Lê Văn Duyệt có ỵ nghĩa khác với tên một ông vua và một vị Tướng
    Ngày xưa khi chọn trường vào đệ thất, em đã sung sướng khi chị cả chọn trường Trưng Vương cho em, còn hai cô em sau thì lại ..lộn chuồng vào Gia Long.
    Và em rất tâm đắc với nhận xét này cuả Thím 7CM:
    Chính con người đã làm đẹp, làm nổi danh cho cái tên.
    Thí dụ điển hình là "đám con cháu Hai Bà " tụi em đó!
    Hai Bà thì đã lùi vào lịch sử có đến hai ngàn năm lẻ, nhưng hoc sinh trường TV chúng em thì... đi tới đâu là có "đình đám" - không tin hỏi chị Tigon đi - và rất là kiên quyết chống bọn cộng phỉ buôn dân bán nước, giữ vững truyền thống anh thư nước Việt.

  5. #185
    Thim7CM
    Khách

    Cám ơn

    BCM cám ơn hiền muội Tiệng Xưa nhiều.
    BCM rất vui thấy chúng ta có một góc độ nhìn sự việc giống nhau, mà chắc
    còn nhiều, rất nhiều người đồng ý như thế nữa, vì đó là mẫu số chung mà.
    Chúc vui quí vị

  6. #186
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí

    Xin chuyển tiếp:

    Ông KHAI TRÍ , người Saigon nên đọc , không phải người Saigon, đọc cho biết !


    Tôi có ngướ chị ruột giúp viêc bán sách cho tiệm sách Việt Hương ở số 34 đựng Lê Lợi. Từ đây đi về hướng chợ Bến Thành có thêm 3 tiệm sách : ThanhTuan số 56 , Phuc Thành số 58 và Khai Trí chiếm 2 căn 60 - 62 . Theo chị tôi kể laị Ông Khai Trí khơỉ nghiệp bằng 1 chiếc xe đẩy ( như xe bán sách ở bến sông Seine bây giờ ) . Xe bán sách của Ông thường đậu trước cổng Trường Chasseloup Laubat đường Hồng

    Thập Tự . Tôi nghe kể laị vây thôi chớ đâu ngờ gặp Ông ở Z30C Hàm Tân


    Buôỉ sáng Tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có 1 Ông già lúc nạ cũng với bộ quần áo trắng đă ngă qua màu cháo ḷng đẩy chiếc xe caỉ tiến chứa phân Bắc cuả Tù đem đi . Sáng nạ cũng vậy , it ai biết Ông là ai










    Ông Nguyễn Hùng Trương ( Chủ nhà sách Khai Trí )



    Người Sài G̣n gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về ḿnh, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam .

    Ông Khai Trí" tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức.
    Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài G̣n học trung học ở Petrus Kư, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lă cho đỡ đói.

    Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đă gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem kư gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó c̣n không, nếu c̣n th́ đem tới tiếp v́ sách gửi trước đă bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ư định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quư hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả ngh́n cuốn.

    Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài G̣n). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo...

    Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó th́ quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.

    Nhà sách Khai Trí c̣n phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.

    Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông c̣n cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị.

    Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đă tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ t́nh Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam...

    Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Loan mắt nhung," một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề "Vĩnh biệt ông Khai Trí," trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975:

    "Ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức, Gia Định, mất hồi 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, tức ngày mồng 2 tháng 2 năm Ất Dậu, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xă hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài G̣n. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước "quản lư", nay mang tên Phahasa của nhà nước.

    Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Ḥa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.

    Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, v́ người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đă từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam , kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.

    Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in c̣n để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài G̣n. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.

    ..Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nh́n thấy ông Khai Trí buồn bă đứng ở góc đường đó, nh́n sang hiệu sách cũ của ḿnh mang tên mới là Phahasa.
    Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi?
    Ông cười chua chát:
    - Phải đến năm 3000 th́ may ra..

    Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông c̣n dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân t́nh lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.

    Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Phan thanh Giản cũ) tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài G̣n cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia xẻ sự thương tiếc với gia đ́nh ông.

    ...Tôi nhớ măi dáng ông Khai Trí đứng nh́n lên hiệu sách cũ của ḿnh và câu nói chán nản của ông, năm 3000 th́ người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ ǵn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.

  7. #187
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Tưởng nhớ ông Nguyễn Hùng Trương

    TX post bài này để chúng ta cùng tưởng nhớ tới ông Khai Trí, người đã có công sáng lập một tiệm sách từng là một nơi ...hẹn hò rất "trí thưc" cho những người yêu sách, báo cuả Sàigòn trước 75. Ngày còn nhỏ TX được anh chị dắt đến đây thì ôi thôi, như là được đi ...hội vậy. Ôm về toàn sách truyện Tintin, tủ sách Ánh Dương, tryện Jack London - báo Thiếu nhi, Thằng Bờm v.v..., truyện cổ tích Việt Nam thì thuộc nằm lòng và nghe kể đầy đủ, khỏi phải mua - Lớn hơn thì mua Hoa xanh, Hoa đỏ, Hoa Tím cuả tủ sách Tuổi Hoa. Cơ man là sách truyện!
    Quả thật ông Khai Trí đã góp phần mở mang nền văn hoc miền Nam không phải là nhỏ. Nhưng lấy lý do đó để "bỏ tù" và cướp trắng gia sản cuả ông thì không ai gian xảo và thù hận quá khích như bọn việt cộng! Chả lẽ sống trong thời tự do dân chủ, nhà sách Khai Trí lại bán sách giả dối, biạ đặt cuả nhà xuất bản "Sự Thật" ngoài Bắc? Thí dụ như sách cuả Trần dân Tiên nào đó ca tụng họ hồ? Mà có muốn bán thì ...ai mua?

  8. #188
    Thim7CM
    Khách

    Khai Trí thì đẹp, Tiếng Xưa thì giòn

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    TX post bài này để chúng ta cùng tưởng nhớ tới ông Khai Trí, người đã có công sáng lập một tiệm sách từng là một nơi ...hẹn hò rất "trí thưc" cho những người yêu sách, báo cuả Sàigòn trước 75. Ngày còn nhỏ TX được anh chị dắt đến đây thì ôi thôi, như là được đi ...hội vậy. Ôm về toàn sách truyện Tintin, tủ sách Ánh Dương, tryện Jack London - báo Thiếu nhi, Thằng Bờm v.v..., truyện cổ tích Việt Nam thì thuộc nằm lòng và nghe kể đầy đủ, khỏi phải mua - Lớn hơn thì mua Hoa xanh, Hoa đỏ, Hoa Tím cuả tủ sách Tuổi Hoa. Cơ man là sách truyện!
    Quả thật ông Khai Trí đã góp phần mở mang nền văn hoc miền Nam không phải là nhỏ. Nhưng lấy lý do đó để "bỏ tù" và cướp trắng gia sản cuả ông thì không ai gian xảo và thù hận quá khích như bọn việt cộng! Chả lẽ sống trong thời tự do dân chủ, nhà sách Khai Trí lại bán sách giả dối, biạ đặt cuả nhà xuất bản "Sự Thật" ngoài Bắc? Thí dụ như sách cuả Trần dân Tiên nào đó ca tụng họ hồ? Mà có muốn bán thì ...ai mua?
    Cái tên tiệm sách là KHAI-TRÍ thì thật là đẹp, là mở mang kiến thức trí tuệ.
    Ngày xưa thi sĩ, thày giáo Đông Hồ Lâm Trác Chi đặt tên cho trường dạy chữ Quốc Ngữ của mình
    là KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC, cũng có cùng một ý nghĩa như thế, và còn có nghĩa Trí có khai thông thì cái Đức mới thăng tiến. Cái ĐẸP TUYỆT VỜI CỦAVĂN HOÁ NƯỚC TA.
    Đó là "TIẾNG XƯA" đã GIÒN GIÃ vang vọng đến bây giờ, ngày hôm nay, và ở những bài như thế này.
    Xin cám ơn Tiếng Xưa.

  9. #189
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    " Cọp " Khai Trí

    Hồi đó , cha mẹ cho tiền tiêu th́ để dành ...chụp h́nh ( hihihih !).

    C̣n khi nào muốn xem sách th́ vào Khai Trí xem " cọp " ..

    Có ai đồng bệnh với tớ th́ giơ tay xem nào ?

    Tigon

  10. #190
    Thim7CM
    Khách

    Nhà sách Khai Trí là ổ cọp

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Hồi đó , cha mẹ cho tiền tiêu th́ để dành ...chụp h́nh ( hihihih !).

    C̣n khi nào muốn xem sách th́ vào Khai Trí xem " cọp " ..

    Có ai đồng bệnh với tớ th́ giơ tay xem nào ?

    Tigon
    - Có tớ đây! Hi hi.
    Không những thế, nhà sách Khai Trí còn là ổ cọp. Cọp tơ thì trông như chăm chú và sách, nhưng nhìn kỹ lâu lâu lại thấy ánh mắt lia quanh một vòng loang loáng như ánh chớp xem có cọpchoai choai đeo kính trắng bộ dang sinh viên đẹp giai con nhà giầu không....
    Còn cọp thuộc giới tính phía bên vào tiệm, thì ra cái điều đạo mạo, mặ ngẩng lên nhìn giá sách như tìm tòi, nhưng mắt thì liếc ngang xem có tào áo nào thướt tha, suối tóc mềm nào óng ả để tìm vần thơ, mà hồi ấy giới tính phía bên kia gọi là cuối tuần đi rửa mắt....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •