Page 212 of 471 FirstFirst ... 112162202208209210211212213214215216222262312 ... LastLast
Results 2,111 to 2,120 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #2111
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Classe de 3ème (1966-1967)


    Classe de Seconde (1965-1966)


    Classe de Premiere (1967-1968)


    Classe de Premiere (1971-1972)


    Classe de Terminale (1968-1969)


    Classe de Terminale (1969-1970)[/CENTER]




    Promotion 1962 : A L'heure du Sport
    Last edited by Pleiku; 25-08-2013 at 02:32 AM.

  2. #2112
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trưng Vương ngày xưa ấy ...


    ( Trèo cây thua ǵ con trai đâu !)

    Trở lại với những ngày xưa thân ái , cả lớp rủ nhau vào Sở Thú phá phách khi có giờ trống ( v́ giáo sư vắng mặt bất ngờ )

    -Tigon ơi , đưa tay đây , ta kéo mi lên , sao chậm chạp quá vậy ?

    - Từ từ chứ , Hồng Tước , coi chừng rách áo ta .

    - Nh́n ḱa , nhỏ Tiếng Xưa trèo tuốt lên gần ngọn cây rồi !

    - Chị Bích Huyền ơi , lên đây chơi với tụi em đi ?

    Copy từ FB của Tigon

  3. #2113
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Pleiku View Post
    Tiếu Lâm Cuối Tuần…

    Cô Tigon ơi, bộ VC hết tên để đặt tên đường ở Saigon rồi sao. Mấy ông Vẹm đỉnh cao trí tuệ đi đâu hết rồi sao mà dở thế. Không kêu tui làm cố vấn cho th́ dù Saigon có đến một ngàn cái đường tui cũng đủ tên cho mà đặt đó.
    Đă có Lê văn Tám rồi th́ sao không thêm Lê văn Chín, Lê văn Mười, Mười Một, Mười Hai………..
    Chẳng hạn như anh hùng Lê văn Chín, 10 tháng tuổi, thấy lính Mỹ đi càn em giả vờ dói bụng khóc. Cho nên lính gái Mỹ thấy tội cho em bú. Thế là em thừa dịp cắn đứt vú với cái miêng dơ . V́ vậy lính gái Mỹ bị nhiểm trùng chết. Do đó đảng ta đă phong danh hiệu anh hùng diệt Mỹ cho Lê văn Chín…..Có phải là giải quyết xong cho một con đường không………...

    Thêm một h́nh vui cuối tuần :

    Kiểu đậu xe không giống ai




    ( Hổng phải xe tui à nhen !)

  4. #2114
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    MÀU- PLEIKU 2

    - Phạm Lương

    Trực thăng đưa tôi về bệnh viện Hai Dă Chiến. Vết thương trúng chân không đến nỗi tệ, được bó bột tới đầu gối. C̣n năm người lính trung đội tôi th́ hai người bị nặng, ba người khác nhẹ ...

    Nằm bệnh viện, ngày nào cũng có quà ủy lạo, kem đánh răng, sữa hộp, kẹo bánh, giấy viết thư, khăn mặt v...v.. Tôi chia bớt cho mấy người cũ, ít ủy lạo hơn.

    Tôi chợt nghĩ đến người đẹp Pleiku, giờ này mà gặp mặt th́ vui biết mấy. Tôi ao ước được gặp lại khuôn mặt trái xoan, nụ cười xinh và mái tóc của cô nữ sinh. Tôi nhớ giọng Bắc ngọt ngào, cách trả lời thông minh của cô bé.



    Nằm bệnh viện Hai Dă Chiến mười ngày, có lệnh chuyển về Pleiku - Tôi chia phần quà c̣n lại cho mọi người, quần áo, ba lô, đôi giày lủng theo tôi nằm ngay ngắn dười chân băng ca, gia tài tôi chỉ có vậy - Máy bay tới, tôi bắt đầu từ giă mọi người. Ai cũng chúc tôi mau lành, gặp lại gia đ́nh v...v... T́nh chiến hữu làm tôi cảm động.

    Trực thăng đáp xuống ngay Quân Y Viện Pleiku. Tôi được đưa về Ngoại Thương Hai. Trung sĩ Sơn, y tá trực đưa tôi về pḥng bệnh dành cho sĩ quan, vừa đi vừa nói với tôi:

    - Thiếu úy nằm một ḿnh. Tháng trước bốn giường đầy hết. Ngày mai bác sĩ sẽ khám vết thương. Nếu cần ǵ Thiếu úy cứ mở cửa pḥng gọi tôi.

    Tôi nh́n quanh. Pḥng có bốn giường, sạch sẽ. Tôi lựa nằm giường gần cửa sổ. Chỉ một chút xíu sau, đợt khách đầu tiên tới thăm tôi. Họ là những người bị thương trước, có người đă nằm ở đây cả năm, đủ loại thương tật. Họ cởi mở, vui vẻ làm tôi cũng vui lây. T́nh lính thật chân thành và nồng nhiệt. Một người lên tiếng:

    - Thiếu úy muốn mua ǵ kêu tụi em. Tụi em xuống Câu Lạc Bộ hay ra Pleiku mua cho!

    Nằm bệnh viện Pleiku được bốn ngày, tôi đă quen quen, nên thường đẩy xe lăn ra pḥng Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ đánh cờ, uống cà phê, tán dóc. Bác sĩ nói vết thương của tôi phải bốn tháng mới lành hẳn - Bốn tháng! Biết làm ǵ cho hết!

    Chiều nay thứ bảy, đang ngồi trên xe lăn xem chơi Domino, Trung sĩ Sơn gọi:

    - Thiếu úy về pḥng đi. Phái đoàn học sinh ủy lạo tới!

    Tôi lăn xe về pḥng. Chưa tới cửa pḥng th́ từ ngoài hành lang, một toán học sinh ùa vào, nói cười vui vẻ. H́nh như họ đă quen với không khí bệnh viện và đă vào thăm nhiều lần.

    Một cậu học sinh đi đầu, tới người thứ hai, tôi nhận ra cô bé. Cùng lúc đó, cô bé cũng nhận ra tôi, dù màu áo xanh bệnh viện làm hơi lạ đi - Cô đứng lại, trố mắt, thảng thốt kêu lên:

    - Ô! Anh. À Thiếu úy làm sao vậy? Thiếu úy bị thương hả?

    Cô bé vừa nói vừa nh́n vào chiếc chân bó bột, hai hàng nước mắt tự nhiên chảy trên g̣ má. Nh́n ḍng nước mắt của cô, tôi thật cảm động và sung sướng.

    Qua phút sửng sốt ban đầu, cô bé đă lấy lại b́nh tĩnh, cô nói:

    - Để em đẩy xe anh vào pḥng nhá! Anh nằm pḥng sĩ quan hả!

    Hai tay cô đẩy chiếc xe thành thạo, trở về pḥng của tôi, theo hướng ngược chiều với toán học sinh đang mang đầy quà bánh bước vào. Cả toán ai cũng nh́n tôi với cô bé, tôi chợt nghe có tiếng gọi nh́n lên:

    - Màu! Ai vậy?

    Tôi nhận ra cô bạn của Màu, cô cũng chợt nhận ra tôi. Một chút sững sờ, cô im lặng cúi đầu chào và hỏi nhỏ:

    - Thiếu úy bị thương hả? Thiếu úy có đau lắm không?

    Tôi ngỏ lời cám ơn cô và tiếp:

    - Mấy ngày đầu cũng đau lắm, nhưng bây giờ th́ hết rồi.

    Quay sang Màu, thấy nước mắt c̣n đọng trên mi mắt, cô ta nói:

    - Ồ! Sao Màu lại khóc? Đáng lẽ phải cười chứ v́ anh ấy vẫn được b́nh an mà!

    Quay sang tôi cô ta nói:

    - Thiếu úy biết không, ngày nào Màu cũng kể cho em nghe Màu gặp Thiếu úy trong quán chè. Màu nói chưa bao giờ gặp ai kỳ như Thiếu úy.

    Tôi hỏi:

    - Thế dễ thương hay dễ ghét?

    - Màu nói "Dễ thương". Cô ta trả lời thật mau.

    - Thôi Trâm ơi! Mày im lặng cho tao nhờ chút đi! Nói xong Màu quay chiếc xe lăn, với tay mở cửa kéo tôi vào pḥng.

    - Anh nằm một ḿnh hả?

    Tôi gật đầu, bước ra khỏi xe lăn. Màu đưa tay đỡ tôi. Tôi ḷ c̣ về giường.

    Tôi nói với Màu:

    - Em chịu khó ngồi đây chút nhé! Pḥng không có ghế.

    Màu ghé ngồi lên cạnh giường, đưa mắt ṭ ṃ nh́n quanh pḥng. Có lẽ thấy tôi nằm một ḿnh một pḥng nên hỏi:

    - Anh ngủ ở đây có ....sợ không?

    - Sợ ǵ? Tôi hỏi lại.

    Màu im lặng, mắt liếc đọc bảng định bệnh của tôi treo ở đầu giường rồi hỏi:

    - Anh bị thương ở Kon Tum hả? Gia đ́nh có ai thăm chưa? Anh có muốn gửi thư cho .... vợ anh không? Anh viết vài ḍng chiều em mang gởi cho. Hay anh muốn em đánh điện tín cho mau!

    Nghe Màu hỏi, tôi biết Màu cũng ṭ ṃ, muốn hỏi khéo về đời tư của tôi. Tôi lại không muốn để Màu biết dễ dàng như bản lư lịch của một Thiếu úy ra trường Vơ Bị, trăm phần trăm độc thân, tôi trả lời dứt khoát:

    - Anh không muốn ba má anh lo lắng. Má anh sẽ đôn đáo đi thăm. Anh độc thân th́ biết gửi thư cho ai bây giờ. Em muốn nhận thư anh không?

    - Lần nào em thăm các anh thương bệnh binh em cũng nghe câu: "Anh c̣n độc thân". Ai nghe cũng thảm năo hết. Em không nhận thư anh đâu! Màu vênh váo trả lời.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 25-08-2013 at 09:01 AM.

  5. #2115
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Câu chuyện cứ tiếp tục. Màu hỏi tôi. Tôi kể từng đoạn một, đời học sinh, đời sinh viên ở Sài G̣n, đời sinh viên Vơ Bị. Màu nghe, thỉnh thoảng cũng hé cho tôi biết chút xíu về gia đ́nh Màu. Màu có hai em, gái kế và chót là em trai. Đầu năm học tới, Màu bắt đầu vào Đệ Nhị.

    Tôi hỏi Màu chọn ǵ, Toán hay Vạn Vật? Màu nói:

    - Em chẳng biết chọn ǵ. Em dốt Toán, lại lười nữa. Anh chọn cho em đi!

    - Đẹp như em th́ học ǵ chẳng được! Tôi nói.

    - Anh nói dễ thương ghê đi ! Lần đầu tiên nghe người khen em đẹp đấy ! Màu cười dễ dăi.

    - Lần đầu tiên anh khen một người đẹp đấy ! Tôi đáp lại.

    - Em không tin!

    Câu chuyện dẫn tới Đà Lạt. Màu hỏi tôi:

    - Đà Lạt đẹp lắm phải không anh? Mấy cô Đà Lạt đẹp nổi tiếng ghê lắm. Em có ông chú, bạn thư tín với một cô ở Đà Lạt. Cô gửi h́nh, thấy mà mê luôn. Em thích phong cảnh Đà Lạt nữa. Có mấy thác nước. Nghe nói hồ Than Thở, vườn Bích Câu, thác Prenn mơ mộng lắm phải không anh. Thế nào em cũng phải lên Đà Lạt mới được!

    Tôi nói nhỏ:

    - Người ta nói đừng bao giờ lên Đà Lạt một ḿnh. Thành phố của những cặp t́nh nhân, những đôi vợ chồng mới cưới hưởng tuần trăng mật. Em đi Đà Lạt một ḿnh buồn lắm... Hay em chờ anh được nghỉ phép, anh làm hướng đạo cho em.

    - Thôi đi! Em với anh đâu đă quen. Anh khôn quá đi. À quên! Anh có nhiều bạn gái không?

    - Ngay cả một người cũng không có. Tôi trả lời chắc nịch:

    - Ai tin. Mấy ông sĩ quan Đà Lạt nhiều cô thích lắm.



    Tôi chuyển hướng câu chuyện:

    - Gái Pleiku đẹp ghê đi!

    - Anh nịnh đầm lắm, em bất ngờ luôn đó. Pleiku chắc ....không thích anh đâu .... Màu tiếp luôn giọng đùa cợt


    Câu chuyện chợt ngừng khi cánh cửa pḥng bật mở. Toán học sinh, có cả cô bạn của Màu ùa vào. Cô bạn đưa hai gói quà cho Màu nói:

    - Màu! Tặng chiến sĩ của ḷng em đi!

    - Mày đưa đi ! Màu chanh chua.

    Một giọng con trai nói lớn:

    - Màu phải hát nữa. Thiếu úy biết không, Màu ca hay nhất trường đấy.

    Màu nhăn nhó, cuối cùng cầm hai gói quà đến trước mặt tôi nhỏ nhẹ:

    - Thay mặt học sinh trường Trung học Pleiku, em và các bạn chúc anh mau lành bệnh và sớm về gặp người yêu.

    Tôi thắc mắc :

    - Sao lại hai gói? Có ǵ lạ không?

    - Thiếu úy đặc biệt mà. Cô bạn Màu liến thoắng.

    Tôi cầm hai gói quà, nh́n Màu, nói đùa, nhưng thật chậm để mọi người cùng nghe:

    - Tôi nhận quà, nhận lời chúc đầu, trả lại em lời chúc thứ hai.

    - Tại sao? Tại sao? Mọi người cùng nhao nhao lên hỏi.

    - Tại tôi chưa có người yêu mà! Tôi vui vui.

    - Thiếu úy sẽ có. Ai đó nói tiếp.

    - Thiếu úy có duyên lắm đấy. Chưa bao giờ Màu ngồi với ai được nửa giờ. Trâm, bạn Màu thêm vào.

    Cả toán lại rời pḥng và dặn Màu :

    - Tụi tôi đi thăm Ngoại thương Một và Nội Thương Một rồi trở lại. Màu cứ ở đây nghe!

    Câu chuyện giữa tôi và Màu càng lâu càng vui. Màu bớt e ngại và nói chuyện một cách rất vui vẻ, thông minh và hóm hỉnh. Chợt Màu nh́n xuống ngón tay áp út của tôi đang đeo chiếc nhẫn Đà Lạt nhận hột màu đỏ. Tôi làm bộ lấy tay che. Màu càng ṭ ṃ, Màu năn nỉ:

    - Nhẫn đẹp ghê. Anh cho em xem đi.

    - Không được. Lần tới em đến thăm, anh cho xem và kể cả tiểu sử chiếc nhẫn nữa. Tôi ỡm ờ, bí mật.

    - Hay ghê hé! Tiểu sử có dài không anh?

    - Dài lắm!

    Gần hai giờ đồng hồ trôi qua. Sợ Màu khát nước, tôi nhờ Màu:

    - Em ra pḥng ngoài, tới giường số 5, mượn cho anh b́nh nước và ly.

    Màu nhanh nhẹn đi, chút xíu sau mang vào hai ly nước. Màu hỏi ngay:

    - Lính cùng đơn vị anh hả? Lần tới em không làm dùm anh nữa đâu. Họ ghép em với anh, như em là người yêu anh vậy.

    Nghe thế, tôi nói thật nhỏ:

    - Họ nói đúng đấy!

    - Anh nói lại đi!!! Màu kêu.

    Tôi không bao giờ có dịp nói lại. V́ kể từ ngày hôm đó, tôi và Màu yêu nhau.

    Bỗng có tiếng Trâm kêu ngoài cửa pḥng:

    - Màu ơi về thôi! Xe chỉ c̣n thiếu ḿnh mày.

    Màu đứng dậy thảng thốt:

    - Chết, em phải về. Anh nhớ giữ ǵn sức khoẻ nha! Em sẽ trở lại thăm anh.

    - Mai nhé! Tôi hăm hở.

    - Không được đâu!

    - Thế bao giờ?

    Màu không trả lời. Tôi nhờ Màu đưa cặp nạng. Màu biết ư cản tôi:

    - Thôi! Anh ngồi đây đi. Em ra một ḿnh cũng được.

    Tôi nhất định không chịu. Cuối cùng chiều ư tôi, Màu dịu dàng đi bên cạnh. Cả toán học sinh trên xe vỗ tay khi thấy tôi và Màu xuất hiện. Màu vừa đi vừa châm chọc:

    - Sao anh không giống lính chút nào vậy? Lính ǵ mà trắng trẻo. Môi lại đỏ như con gái. Anh biết không, bữa gặp anh ở quán chè, em về nói với Trâm, ông Thiếu úy đó sao thấy "sữa" quá.

    Chợt như nhớ ra, Màu hỏi:

    - Anh cần ǵ không để em mua vào?

    - Đừng mang ǵ cả. Em thấy đó, giường của anh đầy quà bánh, để chỗ nào nữa! Sợ Màu buồn, tôi cắt nghĩa thêm.

    - Anh không hút thuốc phải không ? Anh thật đặc biệt. Em thấy ai cũng hút thuốc, nhất là mấy anh lính.

    - Màu thích anh hút thuốc hay không?

    - Ơ kià! Sao anh lại hỏi em? Làm như em có quyền lắm đấy.

    - Em có quyền ngay từ khi lần đầu tiên anh gặp em dưới phố.

    - Anh nịnh ghê. Nếu vậy th́ em không muốn anh hút thuốc, được không?

    - Được chứ! Em về, mỗi ngày viết một lá thư. Cuối tuần thăm, mang vào cho anh.

    - Em không viết thư đâu. Viết thư dở lắm, sợ anh liệngđi không kịp. Hơn nữa, vài bữa khi tin anh bị thương tới tai mọi người, anh thiếu ǵ thư đọc.

    - Một ngày rất gần thôi, em sẽ thấy em lầm. Chẳng ai thăm anh cả, chỉ ḿnh em thăm thôi. Đến khi đó em lại cấm: "không ai được thăm anh đâu nhé!"

    - Lần tới anh phải cho em xem chiếc nhẫn của anh và kể tiểu sử như anh hứa. Anh nợ em đấy. Màu im lặng suy nghĩ, cuối cùng nhắc tôi.

    - Anh hứa, nếu em muốn. Chiếc nhẫn sẽ vào tay em.

    - Không, em sợ lắm.

    Tay vịn vào chiếc thang lên xe. Mắt nh́n tôi, em nói vừa đủ ḿnh tôi nghe:

    - Thôi em về. Anh vào đi.

    Trong ánh mắt thật đẹp của Màu, tôi đă đọc được tất cả những ǵ nàng muốn nói ra.

    Chiếc GMC từ từ lăn bánh. Cả toán học sinh vẫy tay chào. Tôi đứng nh́n theo. Hai cô bạn ngồi cạnh ghé tai nói ǵ với Màu. Chỉ thấy Màu đấm thùm thụp trên lưng hai người.

    Tôi vẫn đứng cho tới khi chiếc xe khuất sau hàng dương ngoài cổng bệnh viện, mới tập tễnh đôi nạng đi vào. Trời về chiều, ánh nắng vàng chiếu nhè nhẹ vào mặt tôi, vui vui và ấm áp ....


    * Trích Trong Tập San BĐQ Số 17

    Tân Sơn Ḥa chuyển



    http://haingoaiphiemdam.net/Trang.as...HuyenThoai_404
    Last edited by Tigon; 25-08-2013 at 09:22 AM.

  6. #2116
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NGUỒN GỐC ĐỊA DANH SÀI G̉N

    B́nh-nguyên Lộc

    Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đă nỗ lực để t́m biết nguồn gốc của địa danh Sài G̣n, tên của một thành phố mà qua phong cách lăng mạn tây phương họ biến nó thành “Ḥn Ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrêm Orient), một cái tên đă được thông dụng từ lâu nhưng họ, và cả ta nữa, đều không biết nghĩa.

    V́ thiếu tài liệu, tôi không thể trích dẫn tên của nhà học giả tiên phong đó, chỉ biết đại khái các điều sau đây. Ông ấy cho rằng Sài G̣n, người Cao Miên, chủ đất cũ của miền Nam nước Việt, gọi Là Prây Nokor. Prây là Rừng, Nokor là Quốc gia. Có thể Sài G̣n do âm của Prây Nokor mà ra chăng? Đây chưa hẳn là giả thuyết đáng tin cậy. Prây cũng có thể biến thành Sài. Nhưng Nokor có hơi khó biến thành G̣n lắm.

    Riêng tôi th́ tôi thấy giả thuyết này không đứng vững. Tôi biết cơ cấu của ngôn ngữ Cao Miên (tức Cam Bu Chia), nó không có khác cơ cấu Việt Ngữ, trừ một chi tiết nhỏ. Ta nói “ba con cá” th́ họ nói cá ba con. Theo cơ cấu đó th́ “Quốc Gia rừng” phải là “Nokor Prây”, chớ không thể là Prây Nokor được. Mặt khác, người Chàm gọi Sài G̣n của ta là Prây Kor, chớ không hề là Prây Nokor. Prây Kor, cũng cứ là tiếng Cao Miên mà người chàm vay mượn, có nghĩa là Rừng Ḅ. Có lẽ xưa kia ở đó người ta nuôi ḅ nhiều, trong rừng, hoặc là ở đó nhiều ḅ rừng.

    Một ông Tây thứ nh́, cũng biết cơ cấu ngôn ngữ Cam Bu Chia như tôi, xác nhận rằng địa danh phải là Prây Ko, hoặc Prây Kor, chớ không thế nào mà là Prây Nokor được hết. Rừng quốc gia là cái ǵ? Người Cao Miên xưa đâu có biết khoanh rừng để tạo ra những cái National Forest như người Mỹ ngày nay. Nhưng cũng có đưa vào thuyết một điều mới lạ. Ông ấy cho là Ko, hoặc Kor, không phải chỉ có nghĩa là Ḅ, mà là có nghĩa là cây g̣n, một thứ cây có công dụng y hệt như cây gạo của Bắc Việt.

    Cambuchia: Ko(r); Lào: G̣n; Phù Nam: G̣n; Nam Kỳ xưa nay: G̣n.

    Và ông ấy kết luận rằng Sài G̣n do Prây Kor biến ra. Prây biến ra Sài th́ có thế chấp nhận được, nhưng Kor, sao không biến ra C̣, mà biến ra G̣n. Dịch chăng? Khó ḷng mà có lư. Nếu dịch, th́ dịch cả hai từ, chớ sao lại chỉ lấy âm từ thứ nhứt thôi, c̣n từ thứ nh́ th́ lại dịch?
    Thế nên thuở ấy các nhà học giả ta mới xía vào, cho rằng xưa kia ta chặt cây g̣n ở đó để làm củi chụm, mà Củi th́ chữ nho là Sài. Thuyết của ta là cố gắng giúp cho thuyết thứ nh́ của Tây có lư mà thôi, tức ta dịch cả hai từ, từ đầu Rừng, gượng gọi củi dịch ra chữ nho là Sài, c̣n từ sau Kor th́ dịch ra tiếng Phù Nam là G̣n mà Nam Kỳ vay mượn.

    Thiên hạ làm thinh sau thuyết của ta, v́ không ai biết phải giải thích cách nào cho ổn hơn hai ông Tây và vài ông Việt nói trên. Nhưng nửa thể kỷ sau, sau năm 1954, th́ có Vương Hồng Sển lên tiếng, không phải bằng một bài báo, mà bằng một quyển sách, quyển “Sài G̣n năm xưa”. Cụ Vương bác bỏ ba thuyết không vững trên kia. Theo cụ th́ mọi việc xảy ra như sau, và có lấy tài liệu ở bộ sử địa Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức:

    Trịnh Hoài Đức viết rằng sau khi Tây Sơn tàn phá thành phố lớn Nông Nại Đại Phố, ở Biên Ḥa, th́ người Tàu sống sót, trong đó có họ Trịnh, người Tàu lai, chỉ mới lên tám, chạy xuống phía dưới để lập ra một thành phố khác, nay truy ra là thành phố ấy là vùng Chợ Lớn ngày nay. Đa số người Tàu sống sót là người Quảng Đông. Họ đặt tên thành phố mới ấy là Đề Ngạn Thành. Đề Ngạn có nghĩa là “Nắm (vững) bờ sông”. Sông ở đây, chỉ là sông con, trỏ tả ngạn của con rạch Cầu ông Lănh, đoạn nằm ở đại lộ Đồng Khánh ngày nay. Người Quảng Đông phát âm Đề Ngạn là Thầy Ngồl, và Thầy Ngồl bị Việt Hoá ra là Sài G̣n.

    Đây là thuyết hữu lư nhất, so với ba thuyết trên, nhưng mà rồi lại sai, khi ta nghiền ngẫm sâu vấn đề. Những ǵ mà cụ Vương Hồng Sển nói ra đều đúng cả, chớ không phài là nói liều, bằng chứng là măi cho đến ngày nay, người Tàu vẫn tiếp tục gọi Chợ Lớn là Thầy Ngồl, viết ra chữ là Đề Ngạn.

    Nhưng tại sao rồi th́ địa danh Sài G̣n, đáng lư ǵ chỉ trỏ Chợ Lớn thôi, mà lại trỏ Sài G̣n chớ không trỏ Chợ Lớn bao giờ? Đồng hóa chăng v́ hai thành phố đó chỉ là một? Không, không có vấn đề đồng hóa. Dưới đây là những ǵ mà kẻ viết bài nầy đă thấy vào năm 1928. Xin nhắc lại vài chi tiết về đời sống cá nhân riêng tư của người viết bài.

    Cha mẹ tôi làm nghề buôn gỗ. Thể nên từ năm lên bảy (1920) tôi đă được dịp theo cha mẹ để đi chơi Sài G̣n. Nhưng chưa biêt rơ Sài G̣n đâu. Măi cho đển năm 1928 tôi mới rời làng, sống hẳn ở Sài G̣n để theo học Trung học (Làng của tôi là làng huyện lỵ nhưng dưới thời Pháp thuộc, trong làng chưa có trường trung học như dưới thời ông Ngô Đ́nh Diệm).
    Vào năm 1928 th́ tôi đă lớn xác và biết thật rơ về Sài G̣n. Sài G̣n và Chợ Lớn là hai thành phố khác nhau, cách biệt nhau bằng một vùng đất gần như là hoang vu, bề rộng của vùng đất hoang ấy ước đến sáu miles chớ Không phải ít. Sài G̣n chỉ tiến đến cái nơi mà nay là rạp hát Nguyễn Văn Hảo. Đại lộ Trần Hưng Đạo đă có rồi, tên cũ là đại lộ Galliéni. Có đường xe điện nối liền hai thành phố Sài G̣n và Chợ Lớn. Từ rạp Nguyễn Văn Hảo (thuở ấy chưa xây cât) đi măi cho tới chợ Ḥa B́nh (thuở ấy cũng chưa xây cất) là đồng không mông quạnh, thỉnh thoảng mới thấy một nhà gạch nằm giữa đồng. Trường Trương Vĩnh Kư mà tôi theo học, cũng cho nằm giữa đồng trống minh mông.

    Thế th́ làm sao mà có sự đồng hóa hai thành phố làm một trước năm đó được, v́ trước năm đó hằng trăm năm, Sài G̣n đă được gọi là Sài G̣n rồi, mà khoảng cách th́ lại c̣n xa hơn là vào năm 1928 nữa.

    Đành là không thể biết sự thật, và tạm chấp nhận thuyết Vương Hồng Sển vậy.

    Sau khi sách của cụ Vương Hồng Sển ra mắt độc giả th́ một quyền sách khác được xuất bản, đó là quyền “Lịch sử xứ Đàng Trong” mà tên của tác giả tôi đă quên mất, nhưng c̣n nhớ khá nhiều những chương sách đó. Tác giả của quyển sử này bác bỏ thuyết Vương Hồng Sển bằng luận cứ sau đây, mà tôi chỉ nhớ đại khái thôi, và đây là nhắc lại chớ không phải là trích sách: “Có người cho rằng địa danh Sài G̣n là do địa danh Đề Ngạn, đọc theo Tàu là Thầy Ngồi biến ra. Nhưng tôi chỉ tin theo tài liệu Cổ thôi là sử Trào Nguyễn, sử này viết tên của Sài G̣n là Sài Côn vậy Sài G̣n do Sài Côn mà ra.”

    Thuyết này quá yếu về các điểm sau đây:

    A) Nhưng c̣n Sài Côn th́ do cái ǵ mà ra chớ? Sài Côn, chữ nho có nghĩa là Cây gậy bằng củi? Sao vua chúa ta lại đặt tên một thành phố kỳ khôi đến thế chớ ?

    B) Sử trào Nguyễn viết dưới thời Tự Đức, trong khi đó th́ danh xưng Sài G̣n đă c̣ rồi hằng trăm năm trước Tự Đức. Thế sao dùng Sài Côn thời Tự Đức để làm căn bản được? C̣n Sài G̣n đă có rồi trước Tự Đức th́ do cái ǵ mà ra?

    Ta nên nhớ rằng vua Tự Đức là một ông vua Việt Nam mê Tàu nhất nước. Ông vua ấykhông bao giờ cho quan của ông đặt tên một thành phố là “cây gậy bằng củi” đâu, trừ phi tên đó là tên phiên âm mà ông vua ấy đành phải chấp nhận.

    Thế th́ Sài Côn chỉ là phiên âm của Sài G̣n, chớ không phải Sài G̣n là phiên âm của Sài Côn. Vă lại Sài Côn đă có âm Hoa Việt là âm rất quen tai với dân ta, th́ dân ta mắc chứng ǵ mà lại đi phiên âm Sài Côn ra là Sài G̣n?

    ***


    C̣n tiếp....

  7. #2117
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ta đành chịu bí (chỉ tạm chịu bí thôi) và c̣n một điều khó hiểu nữa: Người Tàu gọi Sài G̣n của ta là Xi Cống viết ra chữ th́ là Tây Cống. Tây Cống do cái ǵ mà ra đây? Có phải Sài G̣n bị Hoa hóa thành Xi Cống không? Nhứt định là không, v́ Tàu Quảng Đông vẫn có âm Sài, họ không mắc chứng ǵ biến Sài ra là Xi. Nếu họ không có âm G̣n th́ họ cũng gọi Sài G̣n là Sài Cống, mà không bao giờ là Xi Cống cả đâu.

    Tôi tạm dẹp vụ Sài G̣n lại để làm việc khác nhưng không phải là đầu hàng vĩnh viễn. Sang tới đất Huê Kỳ này th́ sự thật mới chịu ḷi ra, mà lại ḷi nhờ sự hiểu biết của người Hoa Kỳ này th́ thật là oái oăm không thể tưởng được. Số là tôi có một người láng giềng, một vị bác sĩ y khoa trước kia ở Sài G̣n, sang đây ông ấy giúp cho tiểu bang Cali tiếp coi về Á Đông sự vụ. Ông ấy góp nhặt tất cả những ǵ mà người Mỹ viết về Á Đông, để nghiên cứu thêm, v́ ông ấy thấy rằng người Mỹ biết nhiều hơn ông ấy, nhưng ông ấy chỉ nghiên cứu lịch sử, chủng tộc học, phong tục học, tôn giáo thôi mà bỏ sót ngôn ngữ học. Chính tôi, khách láng giềng, hưởng được các sách ngôn ngữ học mà ông ấy không dùng tới.

    Trong một quyển sách nhỏ, nhan là “Cantonese Speaking Students” do California State Department of Education xuất bản, soạn giả cho biết rằng trong tỉnh Quảng Đông có đến sáu phương âm khác nhau. Mỗi phương âm ăn khớp vào với một vùng đất của tỉnh ấy, và có một vùng đất kia tên là Sài Gọng (có G cuối). Sách nói trên là sách tiếng Anh, nhưng có chua chữ Tàu. Sài Gọng được chua là Tây Giang. Tây Giang là một con sông khá lớn bắt nguồn từ xứ ta, nhưng chảy lên Quảng Đông để rồi đổ ra biển, cũng trong tỉnh Quảng Đông.

    Tôi có kiểm soát lại sách đó, và thấy rằng tác giả có sai ở một điểm. Trong sách có nói đến phương âm Màn, Màn là Mân-Việt đó, và chắc chắn là sách ấy trỏ bảy phủ Triều Châu. Xin nhắc rằng nước Mân-Việt thời Tần Thủy Hoàng gồm bảy nhóm Mă Lai tất cả, gọi là Thất Mân, nhưng về sau nhà nước Tàu lại đặt một trong bảy nhóm ấy là nhóm Triều Châu, vào tỉnh Quảng Đông (sáu nhóm kia là Phúc Kiến) mà như thế th́ âm Mân không phải là một phương ngữ Quảng Đông, mà là một ngôn ngữ riêng biệt.

    Quan Thoại: Xữa là Ăn; Quảng Đông: Xực là Ăn; Phúc Kiến: Lim là Ăn; Triều Châu: Cha là Ăn.
    (Chỉ có Quảng Đông là nói Ăn bằng tiếng Tàu, các nhóm Tàu Hoa Nam khác nói Ăn bằng tiếng Mă Lại). Nhưng điểm sai của quyển sách đó, không liên hệ đến việc t́m ṭi của ta nên tôi chỉ nói qua vậy thôi, và trái lại muốn khen tác giả sách ấy là người biết nhiều, v́ chỉ sai có một điểm nhỏ trong một quyển sách. Như vậy là giỏi lắm rồi.

    Cái điều mà ta cần biết là đă được biết, đó là nguồn gốc của địa danh Sài G̣n (không G cuối) Sài G̣n do Sài G̣ng mà ra, và đó là tiếng Tàu, không bị Việt hóa theo cái lối chữ nho, mặc dầu văn tự đă bị đọc sai ra là Tây Giang.

    Thế nên tôi xin tŕnh ra một thuyết mới, mặc dầu sự phát hiện địa danh Sài G̣ng (tên tàu) cũng đă khá rơ ư nghĩa rồi, khá rơ đối với một số người, nhưng c̣n chưa rơ đối với đa số. Trước hết xin bác bỏ thuyết Vương Hồng Sển, không, theo luận cứ của quyển “Lịch Sử Đàng Trong”, mà theo luận cứ khác. Thầy có thể biến thành Sài, nhưng Ngồl biến thành G̣n thật khả nghi, mặc dầu cha tôi, mẹ tôi đều gọi Sài G̣n là Thầy G̣n, có thể xem đó là cái móc không gian giữa Thầy Ngồl và Sài G̣n. Nhưng cũng không chắc chắn lắm về vụ âm trung gian đâu. Cha mẹ tôi buôn bán với Chợ Lớn chớ không với Sài G̣n v́ thuở ẩy người ḿnh chưa lập vựa gỗ quí tại Sài G̣n như từ sau này, tại đường Hồng Thập Tự, có thể sau hai vị sanh thành ra tôi đă lấy âm Thầy của Thầy Ngồl, nhập lại với G̣n của Sài G̣n cũng nên.

    Ta có thể nghĩ rằng Trịnh Hoài Đức không biết hết sự thật. Trịnh Hoài đức đă thú nhận rằng ông chạy về vùng dưới sau khi Tây Sơn tàn phá vùng Biên Ḥa. Nhưng rồi ông không sống với người Tàu, mà theo mẹ, vốn là người Việt sống riêng ở làng Ḥa Hưng (vùng khám Chí Ḥa nay) và học với thầy Việt là cụ Vơ Trường Toản, nhờ thế mà về sau họ Trịnh mới thi hội đỗ đạt và làm quan ở Huế, chớ học với thầy Tàu th́ không sao mà đỗ được, cho dầu ông thầy ấy là Khổng Tử đi nữa, v́ các cuộc thi của ta có cách thức khác Tàu, chỉ giống Tàu ở điểm thi cử văn chương nhiều hơn là thi cử thực tiễn. Năm chạy loạn, họ Trịnh chỉ mới lên tám, chưa biết ǵ cho thật rơ lắm. Ngày nay, đi từ khám Chí Ḥa vào chợ Lớn, chỉ tốn có một cuốc tắc xi, nhưng vào năm Trịnh Hoài Đức - năm 1775 - th́ hoàn toàn không phải như vậy.

    Chắc bạn đọc ai cũng biết chợ Trương Minh Giảng, một vùng thương măi trù mật. Ấy thế mà vào năm 1941 tôi tên đó chơi, để hóng mát th́ nơi đó đồng không mông quạnh. Tôi hỏi một ông cụ nông dân ở đó về đời của ông cụ, ông cụ kể rơ một việc, trong đó có chi tiết sau đây. Từ bé đến lớn, ông cụ chưa hề đi Sài G̣n hay đi Chợ Lớn, v́ cái lẽ giản dị là con đường Trương Minh Giảng với cây cầu Trương Minh Giảng chỉ mới có từ cuối năm 1938. Trước đó. không đi đâu được hết. Ḥa Hưng c̣n xa hơn chợ Trương Minh Giảng nữa, th́ có thể chú bé Trịnh Hoà Đức chẳng biết ǵ về Đề Ngạn đâu.

    Thuyết của tôi là như thế nầy. Cái tên đầu tiên mà người Tàu đặt ra cho cái thành phố mà nay ta gọi Chợ Lớn, không phải là Đề Ngạn mà là Sài G̣ng. Tại sao họ lại đặt như vậy? Là tại họ là người Quảng Đông gốc Sài G̣ng (bên Tàu). Lối đặt tên đó giúp cho họ nhớ quê hương của họ. Ta lại không đặt tên cho khu Bolsa là tiểu Sài G̣n hay sao? Và đặt như thế, có phải chăng để mà nhớ Sài G̣n của ta hay sao chớ ?

    Và Đề Ngạn, chỉ là tên thứ nh́ do người Quảng Đông đến sau, họ không có gốc Sài G̣ng (bên Tàu) nên họ thấy Sài G̣n vô nghĩa, họ phải đặt tên lại vậy. Và họ rất có lư mà đặt tên lại, v́ bấy giờ thành phố đó đă phồn thịnh phần nào rồi nên mới mang tên là “Nắm Vững Bờ Sông” chớ thuở mới lập, nó chỉ là vài trăm nếp nhà lá, có nắm vững ǵ đâu mà đặt là Thầy Ngồl.
    Vậy địa danh đầu, bị bỏ mấy chục năm, không dùng tới, đến khi Trịnh Hoài Đức lớn lên th́ ông chỉ c̣n biết Thầy Ngồl (Đề Ngạn) thôi nên không hề nói đến Sài G̣n bao giờ.

    Sau đó non một trăm năm th́ Pháp chiếm cái nơi mà nay là Sài G̣n, nhưng thuở ấy được gọi là Gia Định kinh, v́ Nguyễn Ánh không chắc ḿnh sẽ lấy lại được Huế, nên xây thành ở đó và xem nơi đó là Kinh Đô của miền Nam, và miền Nam thuở ấy mang tên là xứ Gia Định.

    Thế rồi người Tàu ở Thầy Ngồl tràn ra đó để hợp tác với Pháp và Pháp đang cần người mà dân ta th́ bỏ đi (xin xem tiểu sử Nguyễn Đ́nh Chiểu, và các bạn sẽ thấy là dân ta bỏ Gia Định Kinh mà đi nhiều lắm). Người Tàu tràn ra đó, họ có tật đặt tên, bất kể tên của người bổn xứ. Sáng tác th́ mất công lắm nên họ cứ lấy tên đầu tiên của Thầy Ngồl là Sài G̣ng để gán cho thành phố thứ nh́ mà họ tràn tới đông đảo và cũng thành công về sanh kế.

    Tới đây th́ ta cứ tưởng mọi việc đều xuôi chèo mát mái, v́ thuyết này có vẻ ổn hơn thuyết Vương Hồng Sển.

    C̣n rắc rối ở cái điểm. Thế rồi tại sao Sài G̣n của ta không được Tàu chợ Lớn gọi là Sài G̣ng, mà sao lại gọi là Xi Cống ?

    Quá dễ hiểu. Khi Tàu ở Thầy Ngồl thành công rồi th́ đồng bào của họ hay tin nên lại sang đây từng đợt, mà các đợt sau không đọc Tây Giang là Sài G̣ng mà đọc khác, như quyển sách Hoa Kỳ đă cho ta biết khi năy là ở tỉnh Quảng Đông có sáu phương âm (mà chúng tôi vừa loại bớt một). Họ đọc Tây Giang như sau:

    a/ Sài G̣n;

    b/ Tsi Kiang;

    c/ Tsi Kang;

    d/ Xi Cống.

    Ấy có thể nhóm sang đây đông đảo là cái nhóm đọc hai chữ Tây Giang là Xi Cống.


    C̣n tiếp...

  8. #2118
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhưng vẫn chưa hết phiền đâu. Nay họ không c̣n viết ra chữ là Tây Giang nữa, mà là Tây Cống. Tại sao lại thế?

    Cũng dễ hiểu thôi. Cống là từ đồng âm dị nghĩa củ họ. Cống là sông, mà cống cũng lại trỏ nhiều thứ khác nữa. Đối với người đến sau, không có gốc ở Tây Giang. th́ nói về Cống tức là Sông là chuyện vô lư, nhưng nói đến những Cống khác th́ hay. Chẳng hạn, đất đó là đất mà người Tây Phương “cống” cho họ để họ nhờ đó mà làm giàu. (Thật ra th́ chữ Cống về sau cũng chẳng phải là Cống sứ đâu, và nếu không có biến cố 1975, có thể Cống sẽ bị viết khác nữa, v́ có rất nhiều Cống).

    Tôi không c̣n ǵ dể nói về Sài G̣n nữa, nên xin phép bạn đọc viểt lạc đề vài câu. Trong quyển sách “Thời Đại Hùng Vương” của Hà nội (đây là sách hợp soạn), một tác giả đă viết đại khái: Chữ Giang của Tàu là vay mượn của dân phương Nam (ư tác giả muốn trỏ Đông Nam Á, bằng chứng là họ viết bằng chữ Công với bộ Thủy. Công có nghĩa là Sông). Tác giả ấy không hề cho biết Công là danh từ của dân tộc nào. Tôi xin tŕnh ra danh từ của các dân tộc lớn ở Đông Nam Á thử xem sao:

    lndonesia: Kali; Phù Nam: Ka-i; Nam Kỳ xưa nay: Cái (sông thật nhỏ trong Cái Mơn, Cái Thia, Cái Nhum, Cái Tàu vv… )

    Mă Lai: Sungai; Việt Nam: Sông; Cam Bu Chia: Stưng; Lào: Nặm (sông nhỏ); Lào: Thađai (sông lớn, tức sông Cửu Long Gíang); Thái: Maê (sông nhỏ); Thái: Mê (sông lớn. tức sông Mênam): Chàm: Krong; lndonesia (riêng đảo Sumata): Kroeneng; Phù Nam: Bassac (sông lớn có bùn phù sa)

    Chẳng thấy dân tộc nào có danh từ Công hay Kông mang nghĩa là sông. Các dân tộc nhỏ như Mạ, Sơ Đăng, Bà Na th́ dùng danh từ Nước để trỏ Sông, mà cả dân tộc Lào, dă dựng nước rồi, cũng làm như thế, v́ trong Lào Ngữ Nặm có nghĩa là Nước. Tác giả của quyển “Thời đại Hùng vương” có thể cải: “công” do Cống của Quảng Đông mà ra. Nói như thế th́ có lư đó. Nhưng than ôi, khi đưa ra cái thuyết Công là Sông, th́ tác giả ấy chưa biết rằng người Quảng Đông đă dọc Giang là Cống.

    Đó là điều mà tôi mới ra hôm nay, lần thứ nhất, trên quả địa cầu. Và sự thật th́ Công trong tên con Sông Mê Kông, không hề có nghĩa là Sông đâu. Chính Mê mới là sông, đó là tiếng Thái, c̣n Kông là To, Lớn. Mà tác giả th́ lại nghĩ đến MêKông .

    B́nh-nguyên Lộc


    http://namkyluctinh.org/a-dialy/bnloc-diadanhsaigon.htm

  9. #2119
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Cười Chút Chơi...

    Mới nhận được qua email một video đăng bởi Thùy Trâm ngày 24/8/2013 "Một cô giáo ở Văn Quan bị tụt quần "ś líp" tại đoạn 2':32" khi đang hát ca ngợi Bác kính yêu. Bác Hồ đă hiển linh thật rồi..."




  10. #2120
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Nhân dịp nói đến tên Saigon , xin hỏi luôn các vị , tại sao lúc nhỏ tôi nghe , người Việt ḿnh , gọi người china bằng Tàu , cắt chú , chệt ?
    Theo người lớn tuổi th́ họ giải thích rằng gọi là Tàu tại v́ họ đến VN bằng tàu , c̣n "cắt chú" là nói trại từ hai tiếng "khách trú ", c̣n
    "chệt" th́ không biết từ đâu mà ra .
    Và không hiểu v́ sao lại cho Tàu ngôi thứ ba , anh em trong gia đ́nh , ... anh ba Tàu ,
    cho người Ấn Độ ngôi thứ bẩy ... anh bẩy cà ri ?
    Có khi chỉ cần nói anh ba hay anh bẩy là người ta hiểu muốn nói đến ai .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 11 users browsing this thread. (0 members and 11 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •