Page 232 of 471 FirstFirst ... 132182222228229230231232233234235236242282332 ... LastLast
Results 2,311 to 2,320 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #2311
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Từ công Phụng há cho mùa xuân trên đỉnh b́nh yên



    Từ công Phụng với gịng nhạc êm đềm trong những khuôn viên của ĐHSG, mà ngày đó thường hát chung với Từ Dung đă hơn 40 năm qua.

  2. #2312
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Huế Đẹp và Thơ
    Kinh Đô Triều Nguyễn

    Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo... Với ḍng sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế, c̣n gọi là đất Thần Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam. Thành phố có hai di sản văn hoá thế giới. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945).
    Huế nằm trên phần đất của làng Phú Xuân. Là thủ phủ của các đời Chúa Nguyễn trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh.
    Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đă "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư"
    Thật ra th́ không biết danh từ Huế từ đâu và có từ lúc nào. Chỉ thấy danh từ Huế xuất hiện trong những thư từ hay văn kiện của người Pháp mà thôi như.
    •Trong hồi kư của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.
    •Năm 1787, Le Floch de la Carrière đă vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rơ và cái tên Huế đă được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ .
    •Trong một lá thư viết tại Sài G̣n ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về t́nh h́nh nơi này .
    •Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế




    Grande porte de la citadelle de Hué
    Cổng chính vào Hoàng Thành


    Tử Cấm Thành nh́n từ phía sau - Không ảnh khoảng đầu thập niên 1930


    Pagode de Confucius
    Chùa Thiên Mụ


    Ville de Hué, le Grand Marché
    Chợ Đông Ba


    VUE SUR LA RIVIERE DES PARFUMS
    Sông Hương- Núi Ngự B́nh


    Cathédrale de Phu-Gam - Nhà thờ Phủ Cam


    Le pont Clemenceau
    Cầu Clemenceau, sau đổi tên là cầu Thành Thái và nay là cầu Trường Tiền
    Last edited by Pleiku; 06-10-2013 at 10:08 AM.

  3. #2313
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thuong Ve Xu Hue

    -Minh Ky & Hoai Linh -Ha Thanh & Hoang Oanh






    Không ai có thể tŕnh diễn bài này hay hơn Hà Thanh Và Hoàng Oanh

  4. #2314
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Đường Tự Do Sài G̣n


    Một đầu, ḍng sông Saigon lấp lánh. Một đầu khác, tượng Đức Mẹ trắng toát trước Vương Cung Thánh Đường. Ḷng đường hẹp mà vỉa hè rộng. Con đường ấy, một thời ngắn ngủi thôi, mang tên là Tự Do. Tên cũ của nó, thời Pháp: Catinat. Tên mới, thời Cộng Sản: Đồng Khởi. Không biết đă hoặc sẽ c̣n những tên nào khác nữa? Với tôi, măi măi, con đường ấy mang tên là Tự Do.
    Đủ loại gót giày, từ Nam chí Bắc, từ năm châu bốn biển, đă nện trên vỉa hè Tự Do. Không chỉ giày dép đâu, mà con người, cả tôi nữa, khi đi đứng, hít thở, ḥa ḿnh vào sinh hoạt ở trên con đường này,đă ḥa hợp với mạch sống của mọi thời đại, mọi hoàn cảnh.
    Bắt đầu từ một buổi trưa nắng sau khi Saigon đă thay tên đổi đời...

    Nhă Ca

    Cinéma Eden
    183 Cinéma Eden




    Bijouterie Chambon
    110 « Bijouterie Chambon »
    Suzanne & Papin Chambon sont les propriétaires de ce magnifique magasin.
    En 1950 la « Bijouterie Chambon » devient « Hanoï Bijoux »


    Alimentation Générale
    Thai-Thach
    58-62 Alimentation Générale « Thai-Thach »







  5. #2315
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tặng các bạn Petrus Kư ( không phải Lê ...ǵ đó )

    Ôn lại lịch sử trường Petrus Kư trước 75


    (Gs Nguyễn Thanh Liêm)


    Posted on October 9, 2013 by Lê Thy


    Tôi ra đời trong một làng quê ở tỉnh Mỹ Tho. Ngay từ lúc c̣n học ở trường Tiểu Học tỉnh, tôi đă được nghe ba tôi và chú tôi nói nhiều về trường Petrus Kư. Thấy các anh học sinh trường College Le Myre de Vilers với bộ đồng phục trắng có gắng phù hiệu trông rất uy nghi tôi đă nể phục các anh và ngưỡng mộ trường college này lắm rồi. Nhưng chú tôi bảo là Petrus Kư c̣n to hơn, quan trọng hơn Le Myre de Vilers nhiều lắm. Riêng ba tôi th́ h́nh như lúc nào cũng nhắc là “nữa lớn con sẽ học trường Petrus Kư.” Thành ra trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó trường Petrus Kư là cái ǵ vĩ đại lắm, nó lớn lao quan trọng vô cùng. Tôi cũng nghe một người bà con bảo là “học Petrus Kư ra là làm cha thiên hạ đấy.” Lời phát biểu chói tai đó thật ra cũng có phần đúng đối với thế hệ của tôi và đối với người dân Miền Nam thời đó. Bởi v́ cho đến năm 1945, sau ngày Đại Chiến Thế Giới Thứ Hai chấm dứt, cả Miền Nam nước Việt chỉ có 4 trường Trung Học công là Petrus Kư, Gia Long, Le Myre de Vilers (Nguyễn Đ́nh Chiểu), và College de Cần Thơ (Phan Thanh Giản), mà trong 4 trường đó chỉ có trường Petrus Kư là trường duy nhất có bậc đệ nhị cấp (tức là lycée hồi đời Tây). Dù ra đời trễ nhất trường Petrus Kư vẫn là trường lớn nhất, cao nhất, và nỗi tiếng nhất ở trong Nam. Thời xưa, có được bằng Tiểu Học đă là oai lắm đối với dân quê, có được bằng Thành Chung th́ kể như trí thức lắm rồi, thuộc hạng thầy thiên hạ, huống chi là có được bằng Tú Tài. Quí hóa vô cùng, có mấy ai có được bằng này. Vậy mà trường Petrus Kư lại sản xuất ra số ít người quí giá đó. Bởi thế nên phụ huynh học sinh, những người hiểu rơ giá trị của giáo dục, nhất là những người có con trai, ai ai cũng đều mong muốn cho con ḿnh được vào Petrus Kư cả.

    Nhưng khi lên trung học th́ tôi vào Le Myre de Vilers chớ không phải Petrus Kư v́ thời cuộc lúc này và v́ hoàn cảnh gia đ́nh không cho phép. Khi xong đệ nhất cấp, tôi mới xin chuyển về trường Petrus Kư và từ đó sống ở Sài G̣n luôn. Được vào Petrus Kư là kể như ước mơ đă thành, tôi mừng không thể tả, nhưng người vui nhất chắc chắn là ba tôi và kế đó là nhưng người thân trong gia đ́nh tôi. “Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dăy lớp học đồ sộ uy nghi, tôi có cảm giác như tôi đang được vươn ḿnh lên để lớn thêm và để mở rộng tâm hồn cho khoáng đạt, cho thích nghi với với cái khung cảnh uy nghi đồ sộ của ngôi trường. Khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật tôi nói thầm trong ḷng rằng ở trên đời này chắc chưa có trường học nào có được cái kỷ luật chặt chẽ và cái không khí trang trọng như trường này. Nhất là khi vừa qua khỏi cổng vào sân trong, nh́n lên giữa hành lang chính (préau) thấy thầy hiệu trưởng Phạm Văn C̣n cùng với thầy giám học (thầy Huấn) và thầy tổng giám thị (thầy Trương) oai vệ đứng đó tôi càng thấy cái không khí nghiêm trang của ngôi trường hơn, một sự nghiêm trang mà tôi chưa hề thấy được ở những ngôi trường nào tôi đă học qua.” (TTHPK tr. 115-116). So với Le Myre de Vilers, trường Petrus Kư lớn hơn nhiều lắm, cũng ra đời sau Le Myre de Vilers lâu lắm. Họa đồ xây cất trường do một kiến trúc sư người Pháp là ông Hebrard de Villeneuve vẽ hồi năm 1925, và trường được khởi công xây cất liền sau đó để hoàn tất vào năm 1927. Niên khóa đầu tiên khai giảng hồi tháng 9 năm 1927 với bốn lớp học sinh chuyển từ Chasseloup Laubat sang. Lúc này trường mang tên Collège de Cochinchine. Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Banchelin. Năm sau, 1928, Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse lấy tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Kư đặt tên cho trường, biến trường này thành lycée (trường Đệ Nhị Cấp) và cho đặt tượng đồng bán thân Petrus Kư vào giữa sân trường. Lễ khánh thành tượng đồng Petrus Kư và trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Kư được đặt dưới sự chủ tọa của Tống Đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse. Trường nằm ở giữa hai thành phố Sài G̣n và Chợ Lớn, trên khoảng đất rộng mênh mông với đầy đủ cung cách của một khu học đường trang nghiêm yên tịnh. Tất cả đất đai, và phần lớn cơ sở trong khu vực đóng khung bởi bốn con đường Cộng Ḥa, Thành Thái, Trần B́nh Trọng và Nguyễn Hoàng, đều thuộc lănh thổ của Petrus Kư. Trường có sân vận động riêng của trường, sân vận động Lam Sơn. Nhưng v́ sự phát triển nhanh của nền giáo dục trong thập niên 1950 khi nước vừa độc lập nên một số cơ sở và đất đai của trường Petrus Kư bị cắt xén, trưng dụng để xài cho những cơ quan giáo dục khác. Trường Quốc Gia Sư Phạm, trường Trung Tiểu Học Trung Thu dành cho con em Cảnh Sát, Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục đều được xây trên phần đất của trường Petrus Kư. Ba dăy lầu lớn của trường Petrus Kư được dùng cho Đại Học Khoa Học và Đại Học Sư Phạm. Nhà Tổng Giám Thị Petrus Kư được dùng làm Trung Tâm Thính Thị Anh Ngữ, và một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số các viên chức Bộ Giáo Dục. Tuy bị cắt xén nhiều nhưng trường Petrus Kư vẫn c̣n là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam Việt Nam.

    (Về phương diện kỷ luật và trật tự th́ có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Kư. Ở Le Myre de Vilers tuy kỷ luật cũng khá chặt chẽ, tuy cũng có nhiều biện pháp mạnh trừng phạt học sinh như cấm túc, đuổi học, vv…nhưng vẫn không có cái không khí trang nghiêm uy nghi của trường Petrus Kư. Ở Le Myre de Vilers khi cổng trường mở th́ học sinh cứ đi thẳng vào trước lớp học của ḿnh chờ tới giờ sắp hàng trước cửa lớp đợi thầy đến cho phép là vào lớp. Ở Petrus Kư, sau khi vào cổng học sinh phải xếp hàng bên hông trường trước. Xong rồi mới theo lệnh giám thị tiến vào bên trong xếp hàng chờ trước cửa lớp một cách rất trật tự. Ở Le Myre de Vilers học sinh không thấy ông hiệu trưởng đâu, nhưng ở Petrus Kư, khi vào bên trong trường là học sinh sẽ thấy ngay ban giám đốc đứng giữa hành lang chính nh́n xuống toàn thể học sinh của trường. Tôi chưa hề chào cờ ở trường Le Myre de Vilers bao giờ. Nhưng ở Petrus Kư th́ học sinh phải chào cờ mỗi sáng Thứ Hai. Cảnh chào cờ bao giờ cũng rất nghiêm trang và long trọng. Ở đây lúc nào bạn cũng cảm thấy như được ban giám đốc chiếu cố tới luôn).

    Muốn được vào học trường Petrus Kư người đi học phải chứng tỏ được rằng ḿnh thuộc thành phần ưu tú, xuất sắc, có thể là ở trong nhóm từ 5 đến 10 phần trăm đầu của những người cùng lứa tuổi. Kỳ thi tuyển vào Petrus Kư là kỳ thi rất gay go cho nhiều học sinh, xưa cũng vậy mà sau này cũng vậy. V́ thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Kư đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi. Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng B́nh mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Kư. Quyển Kỷ Yếu của trường Petrus Kư niên khóa 72-73 ghi thành tích học tập của niên khóa trước như sau:

    TÚ TÀI II

    Ban A: Dự thi 101, trúng tuyển 101 với 2 Ưu, 10 B́nh, 25 B́nh Thứ, tỷ lệ 100%.
    Ban B: Dự thi 419, trúng tuyển 419, 11 Ưu, 53 B́nh, 114 BT, tỷ lệ 100%
    Ban C: Dự thi 52, trúng tuyển 52, với 7 BT, tỷ lệ 100%

    Đậu nhiều và nhiều người đậu cao, đó là thành tích học tập của học sinh Petrus Kư từ xưa đến giờ.

    Trường Petrus Kư đối với tôi là một trường mẫu, lư tưởng, là tấm gương cho các trường khác noi theo. Lúc c̣n học ở Le Myre de Vilers bọn học sinh chúng tôi luôn lấy các bạn Petrus Kư làm mẫu trong mọi hoạt động. Bởi vậy nên khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, tôi quyết định lấy Petrus Kư làm ưu tiên một trong việc chọn lựa nhiệm sở của tôi. Tôi được về Petrus Kư theo ư muốn. Ở thời đại của tôi được bổ nhiệm về trường Petrus Kư và một số các trường lớn khác ở Đô thành thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đă dạy lâu năm ở tỉnh. Nói chung th́ phần đông giáo sư Petrus Kư là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo sư Petrus Kư đă đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian. (Giáo sư Nguyễn Thành Giung sau làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Lược sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và B́nh Dân Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Thuật sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm sau làm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên). Đặc biệt là từ niên khóa 1964-65 giáo sư Petrus Kư giữ vai tṛ quan trọng trong việc soạn đề thi cho các kỳ thi trên toàn quốc. Họ cũng là những người đem bài thi trắc nghiệm khách quan (objective tests) thay dần vào chỗ những bài thi theo lối luận đề (essay). Một số giáo sư khác đă có những công tŕnh nghiên cứu soạn thảo, viết sách giáo khoa rất có giá trị như giáo sư Phạm Thế Ngũ, giáo sư Vũ Kư, vv…Phần đông đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Thầy Đảnh, thầy Thái, thầy Ái, thầy Minh, thầy Hạnh, thầy Đính, thầy Nam… thầy nào học tṛ cũng thương cũng mến và thầy nào cũng hết ḷng lo lắng cho học sinh, cũng như lo lắng cho trường. Mến thương học tṛ, mến thương trường Petrus Kư, đó là điều mà phần đông anh chị em giáo sư Petrus Kư đều cảm thấy. Cho nên năm 1962 khi tôi bị đưa đi làm hiệu trưởng ở B́nh Dương tôi thấy rất khổ tâm khi phải rời khỏi trường. Cũng may là năm sau tôi lại được trở về Petrus Kư không phải để đi dạy lại mà để làm hiệu trưởng trường này.

    Tôi là hiệu trưởng đời thứ 13 của trường mặc dầu trước tôi chỉ có 11 ông hiệu trưởng (v́ ông Valencot làm hiệu trưởng tới hai lần cũng như giáo sư Trần Ngọc Thái sau này). Từ 1927 cho đến năm 1975 trường có tất cả 17 vị hiệu trưởng. Trong số 17 ông hiệu trưởng này, có 5 người Pháp (Banchelin, Valencot, Andre Neveu, Le Jeannic, và Taillade) và 12 người Việt Nam (Lê Văn Kim, Phạm Văn C̣n, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Lược, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thái, Trần Văn Thử, Trần Văn Nhơn, Bùi Vĩnh Lập, và Nguyễn Minh Đức). So với những vị hiệu trưởng trước, tôi là người quá trẻ khi đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường này. Lúc đó tôi mới có 30 tuổi trong khi những vị hiệu trưởng trước tôi không có vị nào dưới năm mươi tuổi. Tất cả đều là bậc thầy của tôi. Nhưng cũng từ tôi trở đi th́ hiệu trưởng Petrus Kư đều c̣n nhỏ tuổi cả (trừ ra giáo sư Trần Văn Thử), tất cả là đàn em của tôi về phương diện tuổi tác. Lớp trẻ chúng tôi tuy có rộng rải, cởi mở hơn thế hệ lớn tuổi nhưng tất cả đều không xa rời truyền thống tốt đẹp của trường Petrus Kư. Kỷ luật, trật tự vẫn đứng hàng đầu. Chọn lựa kỷ giáo sư, chọn lựa kỷ học sinh, thúc đẩy các hoạt động trong cũng như ngoài học đường, vận động mọi phương tiện, mọi nguồn yểm trợ để phát triển trường sở, thăng tiến việc học của học sinh, làm cho học sinh đậu nhiều và đậu cao trong các kỳ thi, đào tạo người giỏi cho non sông tổ quốc, đó là những điều chính yếu mà ông hiệu trưởng Petrus Kư nào củng cố làm. Ông hiệu trưởng nào cũng biết là trường ḿnh là trường rất nỗi tiếng, rất được sự chú ư của chính quyền cũng như của dân chúng. Ông hiệu trưởng nào cũng biết trường ḿnh là trường được giới giáo dục coi như là trường kiểu mẫu của trường trung học ở miền Nam tự do và là trường luôn được sự chú ư của mọi người và mọi giới. Những nhân vật hàng đầu của chính phủ thường đến thăm viếng trường, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Quốc Hội đến các Tổng Bộ trưởng, đến các quốc khách từ các quốc gia khác đến. Ai cũng biết trường ḿnh là trường đă từng đào tạo rất nhiều nhân vật quan trọng, từng giữ những vai tṛ lănh đạo trong chánh quyền bên này hay bên kia, từng đóng góp vào việc làm nên lịch sử cho xứ sở.

    Và trên hết tất cả ai cũng hiểu rằng trường ḿnh hết sức hănh diện mang tên một nhà bác học, một nhà văn hóa có công rất nhiều đối với việc phổ biến nền học thuật mới ở Việt Nam hồi thế kỷ thứ XIX. Đó là nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Kư. Nói đến ông là người ta phải nhớ đến vai tṛ “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt sau đây:

    1. Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo trước tác.
    2. Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho,
    3. Làm báo theo đúng mẫu mực một tờ báo, và
    4. Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ kỹ lỗi thời của nho gia.

    Qua công tŕnh soạn thảo, trước tác của ông ta thấy ông là một nhà văn hóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, ba đặc tính quan trọng mà nền giáo dục chân chính và tiến bộ nào cũng cần phải có. Lư tưởng của ông là đào tạo được lớp người mới có đủ những kiến thức khoa học kỹ thuật của văn minh Aâu Tây đồng thời nắm vững những nguyên tắc đạo đức cổ truyền Á Đông, vừa có tâm hồn khai phóng, cởi mở, vừa có tinh thần dân tộc, vừa biết tôn trọng giá trị con người dù bất cứ trong xă hội nào. Lư tưởng đó được thể hiện trong chương tŕnh giáo dục phổ thông Việt Nam manh nha từ thời Pháp thuộc để phát triển và bành trướng mạnh mẽ từ Đệ Nhất qua Đệ Nhị Công Ḥa.

    Trường trung học được cái danh dự mang tên Petrus Trương Vĩnh Kư từ khi ra đời đă mang lư tưởng giáo dục đó biểu lộ trong hai câu đối ghi khắc trước cổng trường:

    “Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
    Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”

    Từ ngày được thành lập cho đến khi bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường Petrus Kư đă làm tṛn sứ mạng giáo dục được giao phó, đă đóng tṛn vai tṛ một định chế xă hội đối với quốc gia, đă đào tạo được không biết bao nhiêu nhân tài cho xứ sở, đă trở thành một trường trung học phổ thông nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam Việt Nam.

    Nguyễn Thanh Liêm

    http://baovecovang2012.wordpress.com...en-thanh-liem/

  6. #2316
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    SAIGON XƯA VÀ NAY




  7. #2317
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon, miền Nam thuở ấy ; các trường Nữ Trung học...

    Thấy quí Bạn chỉ lăng xăng quanh các trường Nữ to lớn như Trưng Vương, Gia Long, Marie Curie, Ste Rosaire, Bùi thi Xuân... thế c̣n Huế có Đồng Khánh., Nha Trang có Nguyễn Huệ (?), Mỹ Tho có Đồ Chiểu ( La Myre de Vyler), Cần Thơ có Phan thanh Giản... các bà, các cô cựu học sinh đâu ?? lên tiếng gọi đàn cho hợp cùng sắc màu đoàn kết Tỵ Nạn CSVN, hợp thời đoàn kết chống lại chế độ bạo quyền.../.

  8. #2318
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    Thấy quí Bạn chỉ lăng xăng quanh các trường Nữ to lớn như Trưng Vương, Gia Long, Marie Curie, Ste Rosaire, Bùi thi Xuân... thế c̣n Huế có Đồng Khánh., Nha Trang có Nguyễn Huệ (?), Mỹ Tho có Đồ Chiểu ( La Myre de Vyler), Cần Thơ có Phan thanh Giản... các bà, các cô cựu học sinh đâu ?? lên tiếng gọi đàn cho hợp cùng sắc màu đoàn kết Tỵ Nạn CSVN, hợp thời đoàn kết chống lại chế độ bạo quyền.../.
    Dạ , tại v́ ḿnh không biết ǵ , và không quen ai học ở đó , hay ít nhất cũng phải có kỷ niệm ǵ đó th́ mới cảm xúc mà viết .

    Cũng như Lê Văn Duyệt ở ngay sát Saigon , nhưng ít ai biết nhiều về Lê Văn Duyệt , và nhất là ít khi nào thấy mấy anh kể về ...cô em LVD . Các nhạc sĩ cũng thế , chỉ nghe nhắc đến " Em Gia Long - Em Trưng Vương mà thôi .

  9. #2319
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Đường Tự Do Sài G̣n

    Khi Hàng Me Thay Lá
    Em, c̣n nhớ hôm nào chúng ta đi bên nhau dưới hàng me vào mùa xuân từ đường Gia Long qua đường Đồn Đất có nhà thương Grall và Centre Culturel Francais? Và ḿnh th́ thầm bên nhau dưới cơn mưa phùn nhẹ rơi của mùa xuân năm xưa, c̣n nhớ không em?

    Xa nhau ngày nào, xa h́nh bóng em cùng hàng me kỷ niệm và dáng xuân xưa cũng lui vào dĩ văng, để dĩ văng măi mộng mơ, để anh nghe đâu đây bài t́nh ca đă cũ như chuyện ḿnh, nó như nỗi ấp ủ vấn vương, thật nhẹ nhàng như vương tà áo em, nhưng cũng chất chứa bao tin yêu thơ ngây với bao nuối tiếc:

    "Xuân sang lả lơi chợt thấy hoa cười
    Nối duyên chạnh nhớ một người
    từ mùa Xuân trước tới bây giờ c̣n mơ

    Xuân nào sánh vai cùng ngắm hoa đào
    Ái ân nào chẳng lúc tàn
    vườn em thơm ngát chờ anh bước sang

    Xuân nay mang về kỷ niệm ngày xưa thênh thang
    Bâng khuâng thấy hoa mỉm cười chạnh nhớ tới người
    Đầu cành oanh ăn nói h́nh dáng Xuân xưa

    Em ơi ước mơ th́ cũng lỡ rồi
    Trách nhau th́ cũng xa rồi
    Ḷng ta lơ đăng mà Xuân vẫn sang"

    ("Dáng Xuân Xưa", Nguyễn Văn Đông)
    Sưu Tầm

    151 le cinéma « Catinat Ciné »
    Permanent de 13h 00 à Minuit.


    Au Châlet
    69 A au rez de chaussée de l'hôtel Catinat se trouve le fameux Bar-Restaurant "Au Châlet"




    Aux Nouveautés Catinat
    "Lucien Berthet"
    165 Lucien Berthet & Cie
    Aux Nouveautés Catinat" ( maintenant Louis Vuitton !)




    Paris Tissus
    Anciens établissements L. Delignon


    Café l'impérial
    93 le café "L'Impérial" était tenu par un Corse monsieur Bonelli.



  10. #2320
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy; miền Nam của riêng ai.!!

    thấy bạn Pleiku nhắc dến gịng nhạc của Từ công Phụng... rồi nhắc đến lá me xanh trên những con đường.. mà một thời nmq ngày hai buổi đi về..

    Tuy năm 1966-1975.. đă có nhiều xáo trộn, tuy nhiên những con đường khu phố này.. cho ra đến bờ sông... Hải quan.. vẫn là đẹp.. đáng yêu..

    con đường có lá me bay.. xanh xanh dịu dàng.. đi bên cạnh một ai đó đang vu vơ dệt chuyện t́nh.. hồng... gơ đến đây nmq chợt nhớ đến..
    sau này sang đến xứ Tự do, cái u uất đam mê.. cái khắc khoải đau thương và t́nh tự quê hương.. gợi lại h́nh ảnh.. để khi nghe đến gịng nhạc của Ngô thuỵ Miên...
    em có khi nào chợt nhớ mùa xuân.... (ngothuymien)...
    nghe để lắng tâm hồn.. rồi lại tiếc nuối công lao.. của bao người, bạn bè...ai đó chạnh nhớ đến...
    ... chiều mưa biên giới... sắc hoa màu nhớ ( Nguyễn văn Đông ) để thương cho đời của những người chiến sĩ vô danh.. hay những bạn bè đă nằm xuống cho quê hương bỏ lại.. c̣n những gịng nhạc nào gây niềm cảm xúc nhẹ nhàng mà day dứt nữa !!
    Hăy nghe lại.. trầm lắng tâm tư, bên giọt cà phê đắng.. để cảm ơn những nhạc sĩ đă khơi động âm thanh, và những thầm kín qua lời ca... thật đẹp thật phong cách...
    C̣n như những gịng nhạc ngày hôm nay, nó ra sao ?? Văn hoá đỉnh cao thế nào ?? và cảm xúc của lời viết, phong cách truyền cảm trong tŕnh bày của ca sĩ.... ./. Chào. nmq

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •