Page 254 of 471 FirstFirst ... 154204244250251252253254255256257258264304354 ... LastLast
Results 2,531 to 2,540 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #2531
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tất cả các trường trung học tư thục nầy, dù nhiều dù ít, đều đă có những đóng góp quan trọng vào việc giáo dục thanh thiếu niên ở cấp trung học trong một thời gian dài, nhất là trong thập niên 50 (trước 19540) v́ lúc đó tại Saigon chỉ có một trường trung học công lập duy nhất là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Kư ở mải tận trong khu Nancy, gần Chợ Lớn. Tất cả học sinh Saigon, sau khi thi đậu bằng Tiểu Học, đều phải trải qua kỳ thi tuyển vào trường Pétrus Kư. Năm 1953 khi tôi tham dự kỳ thi tuyển nầy, trường Pétrus Kư chỉ lấy vào 550 học sinh cho 10 lớp Đệ Thất. Những học sinh rớt kỳ thi tuyển nầy không c̣n cách nào khác hơn là phải theo học tại các trường trung học tư thục.

    Về các trường tiểu học công lập, khu Đakao có hai trường, trường nam nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, giữa hai đường Tự Đức và Nguyễn Thành Ư, và trường nữ, nằm trên đường Phan Đ́nh Phùng, cùng một địa điểm với Ty Tiểu Học Saigon. Tôi theo học trường nam suốt bậc tiểu học, cho đến khi thi đậu vào trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Kư, nên đă có rất nhiều kỹ niệm với ngôi trường nầy. Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây để nói thêm vài điều về giáo dục tiểu học và ngôi trường nầy. Chương tŕnh giáo dục tiểu học lúc đó đă được chuyễn ngữ, dùng tiếng Việt để giảng dạy, nhưng vẩn c̣n phải học môn Pháp văn. Tên gọi của các cấp lớp đều dùng cả hai ngôn ngữ: Lớp Năm (nôm na gọi là Lớp Chót) - Cours Enfantin, Lớp Tư - Cours Préparatoire, Lớp Ba - Cours Élementaire, Lớp Nh́ - Cours Moyen, Lớp Nhứt - Cours Supérieur, và Lớp Tiếp Liên - Cours Certifié.

    Về thi cử, hết Lớp Ba th́ phải qua một kỳ thi lấy văn bằng Sơ Đẳng Tiểu Học, đậu th́ mới được lên Lớp Nh́. Hết Lớp Nhứt th́ phải đi thi lấy văn bằng Tiểu Học. Đậu bằng Tiểu Học rồi th́ mới được làm đơn xin dự kỳ thi tuyển vào Lớp Đệ Thất của trường Trung Học Pétrus Kư. Những người thi rớt kỳ thi tuyển nầy, muốn năm sau thi lại, th́ xin vào học Lớp Tiếp Liên. Trong thời gian tôi theo học, trường nam Tiểu Học Đakao có 2 lớp cho mổi cấp, trừ cấp Tiếp Liên chỉ có một lớp thôi. Xin đóng dấu ngoặc lại ở đây.

    Về các trường tiểu học tư thục, khu Đakao có rất nhiều cơ sở như thế nhưng tôi không c̣n nhớ được hết, nên chỉ xin kể ra đây những trường tôi c̣n nhớ được. Trường đầu tiên tôi muốn nói đến là trường Quốc Học, không phải v́ nó là trường lớn nhứt hay quan trọng nhứt mà chỉ v́ đó là ngôi trường tôi theo học đầu tiên trong đời. Đó là cuối năm 1947, tôi mới được 6 tuổi, mẹ tôi đóng tiền cho tôi vào học Lớp Chót tại trường nầy để chuẩn bị cho tôi năm sau sẽ xin vào trường Tiểu Học Đakao. Ngôi trường nầy nằm ở đường Legrand de la Liraye (sau gọi là đường Phan Thanh Giản), gần ngả tư với đường Albert 1er (Đinh Tiên Hoàng), ngay đằng sau tiệm hủ tiếu của người Hoa ở ngả tư nầy. Trường nầy chỉ là một căn phố và có 3 lớp mà thôi, một Lớp Chót, một Lớp Tư và một Lớp Ba. Tôi theo học tại trường nầy độ 5 hay 6 tháng ǵ đó mà thôi, đủ để biết đọc, biết viết, và thuc cữu chương. Sau trường nầy th́ phải kể

    đến các trường nằm trên đường Paul Bert (Trần Quang Khải) mà tôi chỉ c̣n nhớ tên được một trường mà thôi, đó là trường Lễ Văn (chắc là đặt tên theo câu Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn). Từ cuối thập niên 50 trở đi, mới thấy xuất hiện các trường Mẫu Giáo, và khu Đakao cũng có hai cơ sở lớn và nổi tiếng, đó là Trường Michelet, sau đổi tên là Rạng Đông, ở đường Hiền Vương, gần ngả ba Lư Trần Quán, và Trường Mạnh Mẫu, nằm trong đường Lư Trần Quán.


    Các Cơ Sở Tôn Giáo

    Song song với cơ sở giáo dục như vừa kể qua ở trên, các cơ sở tôn giáo trong vùng mới chính thật là nét văn hóa đặc thù của khu Đakao.

    Trước hết xin nói về các ngôi đ́nh. Tôi tin rằng trong toàn thành phố Saigon không có khu vực nào có nhiều đ́nh như khu Đakao và tập trung trong mt diện tích nhỏ hẹp như vậy.

    Ni trên đường Trần Quang Khải thôi ta đă có đến 4 ngôi đ́nh. Ở khoảng đầu đường, đi vào từ ngả tư với đường Đinh Tiên Hoàng, bên phải có mt ngôi đ́nh mà tôi không c̣n nhớ tên, ngôi đ́nh nầy bề ngoài trông như một căn phố, không có sân; cách đó chừng mười lăm mét, bên tay trái là ngôi đ́nh lớn nhứt trong toàn khu Đakao, đó là đ́nh Nam Chơn. Đ́nh nầy có sân rất rộng, có cả một cây đa cổ thụ ngay ở trước, phía bên trong vách tường bằng gạch ở mặt tiền. Chính dưới bóng mát của cây đa nầy là các bàn hớt tóc mà tôi đă nhiều lần đến hớt tóc lúc c̣n nhỏ. Vào bên trong, toà nhà của đ́nh với điện thờ nằm bên tay trái, phần c̣n lại là một khoảng sân đất rất rộng, đây là nơi dựng rạp khi cúng kỳ yên. Rạp được dựng lên bằng vải và được sử dụng cho hai việc: ban ngày là nơi để cho khách đến cúng đ́nh ngồi nghĩ uống nước, ghi sổ cúng tiền, và chờ đợi đến phiên ḿnh vào lể khi bên trong điện đă quá chật, ban đêm trở thành rạp hát để tŕnh diển các vở tuồng hát bi.

    Sau đ́nh Nam Chơn, ra đến gần ngả ba với đường Nguyễn Phi Khanh, bên tay phải lại có mt ngôi đ́nh nhỏ nữa, tôi cũng không nhớ tên ngôi đ́nh nầy, chỉ nhớ ngôi đ́nh nằm bên cạnh mt con hẽm nhỏ, và là nơi đóng đô thường trực của mt đoàn hát bi nhỏ. Qua khỏi ngả ba Nguyễn Phi Khanh, tại ngay ngả ba với đường Bà Lê Chân, là đ́nh Phú Ḥa, với cửa vào quay ra đường Bà Lê Chân, chính tại đây có quán cà phê của nghệ sĩ cải lương lừng danh Bảy Nhiêu. Đ́nh Phú Ḥa thường được các đoàn cải lương lớn dùng làm nơi tập tuồng mới.

    Trên đường Nguyễn Phi Khanh, ngay ngả ba với đường Huyền Quan, gần ra tới ngả ba với đường Trần Quang Khải, cũng có mt ngôi đ́nh lớn là đ́nh Sơn Trà. Đ́nh nầy chỉ nhỏ hơn đ́nh Nam Chơn thôi, phía trước và dọc theo cạnh đường Huyền Quan là hàng rào cây sống. Trước mặt tiền của điện thờ cũng là mt sân đất lớn và, cũng như đ́nh Nam Chơn, đây là nơi dựng rạp trong các dịp cúng kỳ yên. Chính tại ngôi đ́nh nầy tôi đă được mẹ tôi cho đi theo để coi những vở tuồng hát bi nổi tiếng của thời đó như tuồng San Hậu, Huê Dung Đạo, Thần Nữ Dưng Ngủ Linh Kỳ, Trăm Trịnh Ân..., với các cô đào hát bi một thời vang bóng như Cô Năm Đồ, Cô Cao Long Ngà ...

    Tôi c̣n nhớ măi cái không khí ngột ngạt của các đêm hát bội tại đây. Rạp bằng vải bố, che không cao lắm, bên trong rạp rất chật, và nóng bức. Sân khấu bằng gổ cũng không cao lắm, và gần như lúc nào cách bài trí cũng giống nhau, dầu là cảnh nhà dân, nhà quan, hay cung vua, cũng chỉ thấy có một cái bàn với hai cái ghế để ở hai bên, cả bàn và ghế đều có tấm phủ mầu sắc đẹp. Ngay đưới sân khấu, chỉ có hai hay ba hàng đầu là để ghế, các hàng c̣n lại toàn là băng gổ. Ngay trước cái ghế ở chính giữa hàng ghế đầu có để một cái trống lớn, và người ngồi ở cái ghế đó thỉnh thoảng cầm cây chầu đánh vào trống mấy cái thùng thùng. Về sau lớn lên tôi mới biết đó là một vị chức sắc trong đ́nh có nhiệm vụ "cầm chầu" để làm cái việc đánh giá cách tŕnh diển của các nghệ sĩ trên sân khấu. Thỉnh thoảng người đi xem cũng tham gia vào việc tán thưởng các nghệ sĩ bằng tiền, họ kẹp tiền vào các cây quạt xếp bằng giấy và liệng quạt lên sân khấu. Đoàn hát luôn luôn có người phụ trách đi lượm các cây quạt, gở tiền ra và mang quạt không trả lại cho khán giả.

    Trên đường Nguyễn Bĩnh Khiêm, ngay ngả tư với đường Tự Đức, là đ́nh Tân An, cũng là nơi đóng quân của một đoàn cải lương nhỏ. Tôi không có kỹ niệm ǵ về ngôi đ́nh nầy.

    Ngoài ra khu Dakao c̣n cái đ́nh nhỏ nữa. Đ́nh nầy nằm trong một con hẽm trổ ra gần nơi đường Đinh Tiên Hoàng gặp đường Hiền Vương. Con hẽm nầy ăn thông ra đến đường Huỳnh Khương Ninh. Tôi không c̣n nhớ tên ngôi đ́nh nầy.


    C̣n tiếp...

  2. #2532
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Như thế là trong một khu vực với diện tích chưa tới một cây số vuông, ta có tất cả 7 ngôi đ́nh. Nếu tính theo đường chim bay, hai ngôi đ́nh lớn nhứt trong khu Đakao, đ́nh Nam Chơn và đ́nh Sơn Trà, cách nhau chưa tới hai trăm mét. Hồi c̣n nhỏ tôi hoàn toàn không nghĩ ǵ về mật độ tập trung nầy của các ngôi đ́nh trong vùng. Về sau lớn lên, nhất là tôi lại học về ngành sử, nét văn hóa đặc thù nầy làm tôi thấy thắc mắc nhiều. V́ thông thường mổi làng chỉ có một ngôi đ́nh mà thôi, làm nơi thờ thành hoàng bổn cảnh . Làng ở trong Nam lại thông thường có diện tích rất lớn. Thật khó tin là khu vực nhỏ bé nầy của Đakao, nơi quy tụ bảy ngôi đ́nh nầy, ngày xưa là địa hạt của bảy cái làng. Nhưng nếu không phải như vậy th́ tại sao lại có tới bảy cái đ́nh. Tôi đă có dự định làm mt cuc nghiên cứu về các ngôi đ́nh nầy để t́m câu trả lời nhưng chưa bao giờ làm được v́ nhiều lư do ngoài ư muốn. Cho đến một hôm vào khoảng cuối năm 1974, rất t́nh cờ, thắc mắc nầy của tôi đă được giải đáp một phần nào. Hôm đó tôi đi họp ủy ban tại trụ sở của Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục (HĐVHGD) ở đường Trần Quư Khoách mà tôi là một thành viên. Trong khi chờ họp, tôi ngồi tṛ chuyện với cụ Đổ Văn Rở, Thứ Trưởng

    Bộ Văn Hoá Giáo Dục Đặc Trách Văn Hóa, Phó Chủ Tịch Văn Hóa của HĐVHGD (ở nhiệm kỳ 2 nầy của HĐVHGD, 1974-1977, Chủ Tịch HĐVHGD là Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Phó Chủ Tịch Giáo Dục của Hi Đồng là Giáo Sư Trần Văn Tấn, Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Saigon). Tôi không c̣n nhớ chúng tôi đă khởi đầu câu chuyện như thế nào nhưng sau một hồi th́ câu chuyện xoay quanh các ngôi đ́nh của vùng Đakao. Tôi chợt nhớ lại thắc mắc của ḿnh nên đem vấn đề ra hỏi cụ Rở. Không suy nghĩ ǵ cả, cụ nói ngay ư nghĩ của cụ ra cho tôi nghe, và tôi nhận thấy cụ rất có lư, và đây có thể là mấu chốt của vấn đề. Theo cụ Rở, những người đă dựng lên các ngôi đ́nh nầy là những di dân thuc các làng chài lưới đánh cá từ miền nam Trung phần vào. Tiếng địa phương gọi các làng chài nầy là các Vạn. Vào đây rồi, khi đă ổn định th́ họ lập đ́nh để tiếp tục thờ cúng các vị thành hoàng của họ. Mổi Vạn đều có thành hoàng riêng nên bắt buc họ phải lập đ́nh riêng. Đó là lư do tại sao có quá nhiều đ́nh trong môt phạm vi nhỏ hẹp như thế. Cụ Rở đưa ra bằng chứng là ngay tại vùng Đakao nầy có một xóm gọi là Xóm Vạn Chài. Xóm nầy nằm sát bờ Rạch Thị Nghè, ngay phía sau khu vực trường Văn Hiến và rạp chớp bóng Văn Hoa ở đường Trần Quang Khải sau nầy, gần như đối diện với đ́nh Nam Chơn, và cũng không cách đ́nh Sơn Trà bao xa. Cho tới thập niên 50, lúc tôi c̣n nhỏ, xóm nầy vẩn c̣n mang tên là Xóm Vạn Chài. Lư luận và bằng chứng cụ Rở đưa ra khá vững, tôi nghĩ là bước kế tiếp cần thực hiện là nghiên cứu các thần sắc (nếu c̣n) thờ trong các ngôi đ́nh nầy, chắc chắn ta sẽ t́m được gốc tích của những người đầu tiên đă lập ra các ngôi đ́nh nầy. Trong thâm tâm tôi tin rằng thuyết của cụ Rở là đúng.

    Sau các ngôi đ́nh, các cơ sở tôn giáo quan trọng khác của khu Đakao là chùa Cô Hồn ở đường Trần Quang Khải, chùa Ngọc Hoàng ở đường Phạm Đăng Hưng và Đền thờ Đức Trần Hưng Đạo ở đường Hiền Vương. Trong ba cơ sở nầy, chùa Ngọc Hoàng là cổ nhứt. Ngay trong thập niên 50 lúc tôi c̣n nhỏ th́ chùa nầy đă có được nữa thế kỹ rồi. Chùa Ngọc Hoàng có cơ sở khá lớn, cổng gạch, sân rộng và dài, lối đi lát gạch, bên trong sân có nhiều cây cối. Vào hết phần sân ngoài rồi là lan can bằng gạch rồi đến phần sân trong hoàn toàn lát gạch, có nhiều cây kiểng, và đặc biệt ở góc bên tay phải có mt hồ nhỏ nuôi rùa và cua đinh, mặt hồ hoàn toàn phủ rong xanh, vách và thành hồ bằng đá cũng đầy rong rêu, trông rất cổ kính. Trước khi vào bên trong chùa, hai bên cửa có hai tượng Ông Thiện và Ông Ác to gần bằng người thật, đứng cầm gươm, màu sắc rực rỡ. Bên trong chùa lúc nào cũng âm u và khói nhang nghi ngút, thú thật tôi chỉ dám đứng ở ngoài cửa nh́n vào mà thôi, chưa bao giờ tôi dám bước vào bên trong. Tôi chỉ thích đứng chồm ḿnh vào thành cái hồ ngoài sân để nh́n các chú rùa lâu lâu trồi lên mặt nước để thở. Chùa Cô Hồn, cách không xa đ́nh Phú Ḥa, tuy gọi là chùa nhưng xem có vẻ giống cái đ́nh nhiều hơn, không biết cất từ năm nào, có cổng gạch và sân gạch, về sau dường như có cho thuê phần sân để làm garage sửa xe hơi.

    Chùa Cô Hồn th́ tôi cũng có khá nhiều kỹ niệm. Đó là nơi hàng năm vào dịp Rằm Tháng Bảy bọn con nít tụi tôi kéo tới xem cúng cô hồn, xem tượng Ông Tiêu làm bằng hoa lá, với cái lưởi le dài ra, đỏ ḷm trông đễ sợ, và cũng để chờ tiết mục hấp dẫn nhứt sau khi chùa cúng xong: đó là màn màn nhào vô giựt bánh trái, giựt tiền trong chùa liệng ra sân (gọi là thí cô hồn). Bánh trái th́ đủ loại, nào chuối, nào khoai, nào đậu phng nấu, nào bánh cúng, bánh cấp, bánh in, bánh ít. C̣n tiền th́ chỉ là bạc cắc, một cắc, hai cắc mà thôi. Đền thờ Đức Thánh Trần là mới nhứt trong ba cơ sở tôn giáo nầy. Đền được cất lên sau năm 1954, bên ngoài đường Hiền Vương nh́n vào tưởng như chỉ là một căn phố với cổng sắt cao. Sau khi vào cổng rồi là một lối đi lát gạch, bề ngang chỉ rộng độ ba mét, dài độ hơn mười mét. Cuối lối đi nầy khách viếng thăm đền sẽ ngạc nhiên vô cùng khi đối diện với một sân gạch rất rộng nằm xéo qua phía bên tay phải, sân nầy h́nh chữ nhựt, mổi cạnh dài có đến trên hai mươi mét. Cuối sân đó là điện thờ, nền lát gạch bông luôn luôn sạch bóng và sơn son thếp vàng rực rỡ. Hàng năm đến ngày húy của Đức Thánh th́ đồng bào đến lể đông vô cùng, bên trong khói nhang nghi ngút và chiêng trống đánh vang rền.

    Khu Đakao c̣n một cơ sở tôn giáo nữa, tuy nhỏ nhưng mang nhiều nét độc đáo. Đó là Miểu Nổi. Đây là tên của người địa phương đặt cho cơ sở tôn giáo nầy, tên chính thức của nó là ǵ th́ tôi không biết v́ chưa bao giờ nghe nói đến. Đặt tên như thế v́ đây là một cái miểu cất trên một cái cù lao nhỏ trên rạch Thị Nghè (rạch Thị Nghè là tên gọi trên bản đồ, người địa phương th́ gọi là sông Cầu Bông). Có thể đến Miểu Nổi bằng hai cách, hoặc theo mt con hẽm nhỏ ở đường Trần Quang Khải, đi xuyên qua hết khu xóm Vạn Chài, ra tới tận bờ sông rồi dùng đ̣ qua miểu, hoặc đi xuyên qua trại cưa Trần Pháp, ở dưới dốc Cầu Bông, về phía bên Bà Chiểu, đ hơn 100 mét, ra bờ sông rồi cũng dùng đ̣ qua miểu. Miểu là nơi thờ một vị Thánh Mẫu, dân trong vùng thường chỉ gọi là Bà, nên cũng có khi người ta gọi cơ sở tôn giáo nầy là Miểu Bà. Dân chúng trong vùng tin là Bà rất linh thiêng, cầu xin ǵ cũng được, nên suốt năm lúc nào cũng có đông người đến cúng vái, và v́ thế Miểu Nổi lúc nào cũng ở trong t́nh trạng được chăm sóc, sơn phết tươi tốt.

    Về phần đạo Thiên Chúa, ngoài hai ngôi thánh đường lớn, tuy không xa khu Đakao, nhưng khó có thể gọi là thuc khu Đakao, Nhà Thờ Đức Bà Saigon (về sau được Toà Thánh La Mă nâng cấp lên hàng Vương Cung Thánh Đường), và Nhà Thờ Tân Định, c̣n phải kể đến các cơ sở đào tạo tu sĩ nằm trong khu Đakao. Đó là Đại Chũng Viện Saigon và nhà Ḍng Tu Kín, cả hai cơ sở nầy đều nằm trên đường Cường Để.



    C̣n tiếp...

  3. #2533
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngoài những cơ sở tôn giáo thuần túy như vừa tŕnh bày ở trên, khu Đakao c̣n có Đền thờ Quốc Tổ trong Thảo Cầm Viên (người Saigon thường gọi là Sở Thú). Sau khi vào cổng chính của Thảo Cầm Viên, nh́n sang phía tay phải ta thấy ngay đền thờ Quốc Tổ. Ngôi đền nầy có kiến trúc rất độc đáo,

    vuông vức, mổi cạnh khoảng 10 mét, dựng trên một mô đất cao, với mái cong, lợp ngói âm dương rất đẹp. Mổi phía đều có bậc thềm đá dẩn lên đền, hai bên thềm có lan can h́nh rồng đúc xi măng và sơn phết rất đẹp. Ngay trước mặt chính của đền là sân lát gạch, ỡ giữa có một bia đá. Nh́n từ phía chính diện vào trong đền, bên tay phải, các đền chừng 5 mét có mt tượng voi bằng đồng đen, theo bảng đề bên cạnh th́ tượng voi nầy là do Vua Cao Miên tặng vào dịp khánh thành Sở Thú. Chung quanh đền, bốn phía đều có cửa bằng gổ quư. Đền chỉ mở cửa cho khách viếng vào ngày Chúa Nhựt thôi. Bên trong đền là điện thờ sắp xếp như trong các ngôi đ́nh, chia làm ba gian, với các giá dựng binh khí bằng đồng bóng loáng. Hàng năm cứ đến ngày Giổ Tổ Hùng Vương đều có tổ chức lể rất long trọng tại đây.


    Các Cơ Sở Văn Hóa Khác


    Ngoài các cơ sở giáo dục và tôn giáo vừa kể trên, khu Đakao c̣n có nhiều cơ sở văn hóa quan trọng khác.

    Trước hết, đáng kể nhứt là Thảo Cầm Viên Saigon, tức Sở Thú. Tọa lạc trên mt vùng đất rộng hàng chục mẫu, mặt tiền là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, mt cạnh là đường Hồng Thập Tự, và mặt sau chạy dọc theo rạch Thị Nghè, Sở Thú là một trong những khu giải trí quan trọng của dân chúng Saigon, nhứt là vào ngày Chúa Nhựt. Sở Thú thời Pháp thuc gọi là Jardin Botanique (nghĩa là vườn bách thảo), sang thời Cng Ḥa đổi ra tên Việt, gọi là Thảo Cầm Viên, nhưng đối với người dân Saigon th́ truớc sau vẩn gọi là Sở Thú. Theo ư kiến riêng của tôi th́ cả ba tên gọi nầy, hai tên chính thức, một tên nôm na, đều không diển tả được hết nội dung của khu vườn nầy. Tên Pháp th́ hoàn toàn chỉ nói về cây cối là sai, v́ trong vườn có nuôi rất nhiều loại thú khác nhau. Tên Việt chính thức cũng không hoàn toàn đúng v́ chỉ nói đến cây cối và chim, bỏ ra ngoài các loài thú. Tên Việt nôm na th́ chỉ nói tới thú, bỏ qua hết cây cối, bông hoa.

    Tuy nhiên phải công nhận mt điều là tên Sở Thú có vẻ sát với thực tế nhứt, v́ phần đông khách vào Sở Thú là để xem thú nhiều hơn là xem cây cối. Sau khi vào cổng chính, du khách sẽ thấy ngay trước mặt ḿnh mt con đường tráng nhựa rất rng xe hơi có thể chạy được, chia làm hai đường, mt đường để vào, một đường để ra, phần chính giữa c̣n khá rng có những bồn hoa đủ màu. Ngay đầu con đường nầy, bên tay phải là Đền Thờ Quốc Tổ (đả kể ở trên), bên trái là Viện Bảo Tàng Saigon (sẽ nói đến sau). Con đường nầy chạy dài, thẳng tắp độ 200 mét th́ hết, đụng vào con đường chạy dọc theo rạch Thị Nghè. Ngay tại ngả ba nầy là một sân khấu lộ thiên nhỏ, có tam cấp đi lên, hai bên viền lại bằng các giàn bông giấy đủ màu trắng, đỏ, và tím. Đây chính là nơi ḥa nhạc công cng vào các ngày lể hay Chúa Nhựt để giúp vui cho du khách. Ở vào khoảng giữa con đường lớn nầy có một ngả tư. Con đường cắt ngang, nếu ta rẽ về bên tay phải, sẽ dẩn ta vào

    khu trung tâm của Sở Thú, một nơi có chuồng khỉ, hầm gấu, chuồng chim, két, và, đặc biệt nhất, là một hồ sen rất lớn, ở giữa có nhà thủy tạ h́nh bát giác có cầu gổ từ trong bờ đưa ra. Hồ sen nầy, từ thập niên 60 trở đi có nuôi nhiều cá chép Nhật Bản đủ màu rất đẹp. Rời khu vực hồ sen ta sẽ đến khu chuồng cọp, sư tử và dă nhân. Sau đó bọc ṿng trở lại bờ sông th́ có chuồng voi và nai. Từ bờ sông gần chuồng voi có một cây cầu lớn dẩn qua khu Thị Nghè. Chính trên cây cầu nầy đă xảy ra vụ tai nạn làm chết nhiều người trong thời gian Hội Chợ Thị Nghè trong thời Đệ Nhứt Cộng Ḥa. Ngoài các loại thú, Thảo Cầm Viên cũng có trồng nhiều kỳ hoa dị thảo, và có cả một khu nhà kiếng cho các loại phong lan.

    Đến Thảo Cầm Viên mà không vào viếng Viện Bảo Tàng sẽ là một điều đáng tiếc. Viện Bảo Tàng, như đă nói ở trên, nằm ngay bên phía tay trái khi bước vào cổng chính của Sở Thú. Thời Pháp thuc Viện Bảo Tàng mang tên Pháp là Musée Blanchard de la Brosse. Trong thời Cộng Ḥa, cố học giả Vương Hồng Sển đă làm Giám Đốc viện trong khoảng 10 năm. Tôi xin mạn phép mở mt đấu ngoặc nhỏ ở đây để ghi lại đôi ḍng kỹ niệm về vị thầy khả kính vừa khuất bóng. Năm thứ hai ở Đại Học Sư Phạm Saigon, niên khóa 1961-1962, anh chị em Ban Sử Địa chúng tôi được may mắn học môn sử Việt Nam với thầy Vương Hồng Sển. Ngoài việc dạy môn chính khóa nầy, thầy c̣n kể cho chúng tôi nghe những nghiên cứu của thầy về đồ sứ men lam Huế mà thầy là chuyên gia số một của thế giới. Tôi c̣n nhớ măi hai câu thơ thầy đă ngâm cho chúng tôi nghe khi nói về chiếc dĩa Mai Hạc:

    " Nghêu ngao vui thú yên hà Mai là bạn củ, Hạc là người quen"

    Tôi xin được đóng dấu ngoặc lại ở đây. Xin mời độc giả trở lại Viện Bảo Tàng. Viện Bảo Tàng là một toà nhà lớn, dài, sơn trắng, xây trên một nền cao. Bên trong chia làm nhiều pḥng, mổi pḥng dành riêng cho một giai đoạn lịch sử hay một nền văn minh, chủ yếu là các cổ vật của nước ta và các quốc gia trong vùng như Chiêm Thành, Phù Nam, Chân Lạp. Đáng chú ư nhứt có lẻ là pḥng trưng bày các cổ vật của nền văn minh Óc Eo, đào được tại Long Xuyên trong thập niên 40, đặc biệt là hai đồng tiền cổ La Mă thời Hoàng Đế Marc Aurèle, chứng tỏ Vương Quốc Phù Nam xưa đă có những trao đổi hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp (qua các thương nhân Ả Rập?) với Đế Quốc La Mă.

    Một cơ sở văn hóa quan trọng khác, trong đầu thập niên 60, là Viện Khảo Cổ, cũng nằm ngay trên đường Nguyễn Bĩnh Khiêm, đối diện với Sở Thú (từ cuối thập niên 60 trở đi Viện Khảo Cổ mới dời về đường Gia Long, đối diện với Bộ Kinh Tế). Khi tôi học năm thứ nhứt tại Đại Học Sư Phạm Saigon, thầy dạy môn Phương Pháp Sử của chúng tôi là Giáo Sư Trương Bữu Lâm, lúc đó là Giám Đốc Viện Khảo Cổ. Trong năm học thầy Trương Bữu Lâm tổ chức cho anh chị em sinh viên chúng tôi vào viếng Viện để được nghe thuyết tŕnh về công tác của Viện, và chính tại đây tôi đă được lần đầu tiên nh́n thấy tận mắt một chiếu chỉ của triều Lê Thánh Tôn, lồng kính treo trên tường trong pḥng làm việc của thầy.

    Ngoài các cơ sở văn hóa quan trọng vừa nêu trên, khu Đakao c̣n có khá nhiều rạp hát, cả cho bộ môn hát bội, cải lương và chiếu bóng. Về môn hát bội th́ rạp hát chính là những ngôi đ́nh mà tôi đă có kể qua ở phần trên. Về cải lương th́ có rạp Thuận Thành ở đường Paul Bert (Trần Quang Khải, về sau bị phá đi để xây rạp chiếu bóng Văn Hoa) là nơi đóng quân của đoàn Phụng Hảo, và một rạp nữa trên cùng một đường mà tôi không c̣n nhớ tên và là nơi đóng quân của đoàn Bích Thuận. Về chiếu bóng th́ có rạp ASAM và Casino Đakao cùng nằm trên đường Albert 1er (Đinh Tiên Hoàng), và rạp Nam Tân trên đường Dr. Angier (Nguyễn Bĩnh Khiêm). Sang thập niên 60 chỉ c̣n lại rạp Casino Đakao, sau năm 1975 đổi tên lại gọi là rạp Cầu Bông.



    C̣n tiếp...

  4. #2534
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Các Món Ăn Ngon Khu ĐaKao


    Nói về văn hóa mà không nói đến các món ăn th́ có phần thiếu sót, v́ ăn uống cũng là một phần khá quan trọng trong đời sống văn hóa của một dân tộc. Sau đây tôi xin lược kể ra các món ngon nổi tiếng của khu Đakao. Trước hết xin kể về các món ăn của người Việt. Khu Đakao nổi tiếng về các món ăn sau đây: cơm tấm, bánh cuốn, và bánh ḿ thịt. Về cơm tấm th́ có hai tiệm. Tiệm thứ nhứt nằm trong đường Nguyễn Phi Khanh, không có bảng hiệu, nhưng khách ăn quen thường gọi là Cơm Tấm Bà Ba Liên, theo tên bà chủ tiệm. Cơm tấm tiệm nầy ngon nhờ gạo ngon, nấu khéo, hột cơm rời nhưng không khô, b́ nhiều thịt ít da và luôn luôn tươi (v́ khách ăn tới đâu th́ bà chủ mới xắc tới đó), và nước mắm th́ pha đậm (lại bằng nước mắm hạng ngon) nên không cần chan nhiều. Tiệm nầy chỉ bán có hai loại, cơm tấm b́, và cơm tấm b́ chả, miếng chả rất ngon v́ chắc chớ không bời rời và nhiều thịt cua. Dĩ nhiên tiệm cũng bán luôn cà phê phin đen và sửa, nhưng cà phê nầy chỉ thuộc loại xoàng. Tiệm thứ nh́ theo tôi nhớ cũng không có bảng hiệu nhưng ai cũng gọi là Cơm Tấm Hiền Vương v́ nằm trên đường Hiền Vương, gần tới ngả tư Hai Bà Trưng. So với tiệm Bà Ba Liên, cơm tấm tiệm nầy không ngon bằng, nhưng không khí và giá cả có vẻ b́nh dân hơn. Cơm tấm tiệm nầy th́ nhiều loại hơn, cơm tấm b́, cơm tấm b́ chả, cơm tấm b́ hột gà, cơm tấm b́ nem chiên. Miếng chả tiệm nầy th́ thua xa tiệm Bà Ba Liên, v́ chỉ có trứng và thịt heo chớ không phải làm bằng thịt cua. Món ngon của tiệm nầy chính là cơm b́ nem chiên, với mấy chiếc nem Lái Thiêu chiên mở vàng ngậy, thơm lừng. Cà phê tiệm nầy th́ uống cũng được mà không uống cũng không có điều ǵ đáng tiếc. Về bánh cuốn th́ phải nói là rất nổi tiếng, đó là bánh cuốn Tây Hồ. Hàng bánh cuốn nầy thật ra không có tên, người ta gọi như thế là v́ lúc mới ra hàng nầy đặt cơ sở trong sân của Đền thờ Cụ Tây Hồ Phan Châu

    Trinh ở bên cạnh chợ Đakao. Sau 1975, cửa hàng dời ra một căn phố nhỏ đường Đinh Tiên Hoàng, gần ngả ba với đường Huỳnh Khương Ninh. Bánh cuốn Tây Hồ ngon nhờ cuốn ăn liền tại chổ, bt rất mơng, nhưn ngon v́ làm bằng thịt heo tươi, trộn nấm mèo và củ hành xắc nhuyễn, nước mắm chanh pha rất loăng nhưng vừa miệng nên có thể chan nhiều. Về bánh ḿ thịt th́ nổi tiếng nhứt là xe Bánh Ḿ Bảy Quan, đặt tại ngả ba Đinh Tiên Hoàng và Huỳnh Khương Ninh. Nét đặc biệt của xe bánh ḿ nầy là không bán vào buổi sáng, mà chỉ bán vào ban đêm, từ 6 giờ chiều trở đi. Cái ngon của bánh ḿ Bảy Quan là một tổng hợp của nhiều đặc điểm:1) bánh ḿ luôn luôn nóng ḍn (do được nướng lại trên mt cái ḷ than đằng sau chiếc xe), 2) bánh ḿ được phết một lớp mơng sauce mayonnaise, 3) sau đó được phết thêm lên trên một lớp ba tê gan, 4) thịt ba chỉ (cuộn lại, cột chặt bằng dây, và có nhuộm phẩm đỏ bên ngoài) luôn luôn mới mổi đêm, và 5) kèm theo là đồ chua (củ cải trắng và cà rốt xắc cọng dài và ngâm dấm), dưa leo và mấy cọng ng̣ tàu tươi xanh. Về sau nhiều người cũng nhái theo công thức nầy và ra nhiều xe bánh ḿ khác, cũng có tiếng, nhu Ba Lẹ, Bé Bự, nhưng vẩn không tài nào giựt nổi khách của Bảy Quan.

    Về món ăn Tây, th́ khu Đakao, như có nói qua trong Phần Thứ Nhứt về các con đường, có khá nhiều nhà hàng cơm Tây khá nổi tiếng, tất cả đều nằm trên đường Albert 1er (Đinh Tiên Hoàng). Nhà hàng lâu đời nhứt trong khu Đakao là nhà hàng Casino Đakao, đối diện với rạp chiếu bóng có cùng tên, và cũng là nhà hàng cơm Tây đầu tiên của cả Saigon có bán Repas Complet với ba món và với mt giá tiền nhứt định. Các món nổi tiếng của nhà hàng nầy là Soupe à l'Oignon, Poulet Marengo, và Homard Thermidor. Soupe à l'Oignon (súp hành) dựng trong tô lớn bưng ra múc vào dĩa cho khách, rất nóng, thành phần gồm có củ hành tây xắc khoanh và chiên vàng, fromage Gruyère bào nhuyển, và mấy miếng ruột bánh ḿ, trong một thứ nước súp rau cải ngọt lịm. Poulet Marengo (Gà Marengo) là mt món gà (thường là cái đùi) chiên vàng, thả vào trong một thứ nước sốt rất sệch có pha sửa và có đủ thứ đồ bổi như cà rốt, khoai tây, và cà mấy khoanh bánh ḿ nữa. Homard Thermidor (Tôm hùm Thermidor) là món tôm hùm làm bằng thịt tôm hùm trn với fromage, dồn trở lại vô vỏ tôm, rồi đút ḷ. Một nhà hàng cơm Tây khác là Chez Albert th́ nổi tiếng với hai món ngon, Salade Russe au Crabe và Chateaubriand. Salade Russe au Crabe làm bằng các loại cà rốt, khoai tây, đậu Ḥa Lan, tất cả xắc vuông nhỏ, trộn sauce mayonnaise và thịt cua, món nầy ăn rất ngon nhưng không ăn nhiều được v́ quá béo nên mau ngán. Chateaubriand là một loại steak cao cấp, làm bằng một miếng thịt ḅ rất dầy, nhưng rất mềm, ăn kèm với khoai tây chiên. Một nhà hàng cơm Tây nữa nổi tiếng với món Bouillabaisse là nhà hàng La Cigale (Con Ve Sầu), ở gần ngả tư với đường Richaud (Phan Đ́nh Phùng). Bouillabaisse là món đồ biển, gồm có nhiều loại tôm, cá, cua, ốc, mực, ăn với một loại nước chấm đặc biệt.

    Món nầy ngon hay dở là do nước chấm đó, nghe nói làm rất công phu, món nầy xuất phát từ vùng Marseille của Miền Nam nước Pháp. Một nhà hàng cơm Tây khác nữa là nhà hàng Duy Ban, đối diện với Chez Albert, cũng nổi tiếng, nhưng có lẻ nổi tiếng là do khung cảnh (rất lịch sự, trang nhă) hơn là món ăn, v́ tôi không c̣n nhớ món nào là món ngon của nhà hàng nầy cả.

    Về món ăn của người Hoa th́ dĩ nhiên, không nói ai cũng biết, đó là ḿ Cây Nhản. Tiệm ḿ nầy mang cái tên dễ nhớ đó là v́ đặt cơ sở trong sân một ngôi nhà xưa, đối diện với trường Tiểu Học Đakao, có một cây nhản rất lớn. Ḿ Cây Nhản ngon nhờ một thứ nước sốt đặc biệt, làm bằng thịt heo xoay nhuyển, vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm. Sau khi nấu ḿ xong cho vào tô, trước khi đổ nước lèo vào, th́ nước sốt nầy được chan một ít lên trên mặt vắt ḿ. Nước sốt nầy như thế sẽ thấm vào cọng ḿ, và sau đó tan vào trong nước lèo luôn, làm thành cái vị đặc biệt mà không có tiệm ḿ, xe ḿ nào có được. Tiềm ḿ nầy, sau năm 1975, dời ra ngoài xa lộ, cách cầu Phan Thanh Giản chừng vài trăm mét.

    Nói đến chuyện ăn uống ở Đakao mà không nói đến tiệm Cà phê Thái Chi sẽ là một thiếu sót lớn. Dân sành điệu chuyên uống cà phê phin ở Đakao, và có lẻ một phần khá lớn dân ghiền cà phê phin của Saigon, ai mà không biết tiệm cà phê Thái Chi nầy. Nằm ngay sát đầu đường Nguyễn Phi Khanh, tiệm cà phê nầy đặt cơ sở trong một căn phố nhỏ xíu, bề ngang chừng hơn ba mét, c̣n bề sâu vô chắc chừng hơn hai mét thôi, trong tiệm chỉ đặt được chừng ba hay bốn cái bàn gổ nhỏ, thấp lè tè, ghế th́ toàn là ghế đẩu. Tuy nhiên đừng v́ cái bề ngoài lôi thôi nầy mà bị lầm. Cà phê phin tiệm nầy có thể xếp vào hàng ngon nhứt của cả thành phố Saigon, theo ư kiến riêng của cá nhân tôi, th́ c̣n ngon hơn cả cà phê phin Gió Bắc một thời lừng danh ở đường Phan Đ́nh Phùng, trong khu Bàn Cờ. Chủ nhân là một cặp vợ chồng sồn sồn (hồi thập niên 60, bây giờ không biết c̣n sống hay không) người Bắc di cư năm 1954 không có con cái ǵ cả. Cà phê tiệm nầy ngon nhờ làm toàn bằng cà phê loại ngon của Ban Mê Thuột, do chính chủ nhân rang, ướp, và xay một cách đặc biệt nên hương vị vô cùng đậm đà, khi phục vụ khách th́ dùng những phin rất tốt, pha thật đậm đặc, nên uống vô th́ "phê" vô cùng. Tiệm nầy hiện nay vẩn c̣n ngay tại địa điểm nầy, nhưng khách th́ đông hơn gấp bội, v́ tiệm bày thêm rất nhiều bàn ra ngoài lề đường luôn. Điều nầy đă một lần nữa xác định tiệm Cà phê Thái Chi của khu Đakao quả là "danh bất hư truyền".


    Thay LờI Kết


    Qua sự tŕnh bày trên chắc bạn đọc cũng khó mà không đồng ư với tôi rằng khu Đakao quả thật là một trong những cái nôi văn hóa quan trọng của thành phố Saigon. Nó là một trong những vùng đất được định cư từ lâu đời nhứt

    của Saigon, với một mật độ tập trung văn hóa rất cao về nhiều mặt: giáo dục, tôn giáo, bảo tàng, văn nghệ, và cả ẩm thực nữa. Ước mong sau nầy sẽ có những công tŕnh địa phương chí nghiên cứu nghiêm chĩnh vùng đất nầy để trả lời cho những thắc mắc mà đến nay vẩn chưa được giải đáp thỏa đáng như: nguồn gốc của địa danh Đakao và Đất H, tại sao có quá nhiều đ́nh trong một khu vực nhỏ hẹp như vậy, ai là những người dân đầu tiên khai phá vùng đất nầy


    https://blu180.mail.live.com/mail/Vi...=0&n=591326070

  5. #2535
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đời Tôi Chỉ Một Người


    ( Để tưởng nhớ nhạc sĩ Huỳnh Anh , và gửi tặng những ai cùng tấm sự ...)




  6. #2536
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cái này hay quá , không biết post ở đâu , để đỡ ở đây


    Cái b́nh xịt WD 40 không ngờ hiệu quả như thần

    VienDongDaily.Com


    Cái b́nh xịt WD 40 không ngờ hiệu quả như thần. Sau khi dùng nó xịt vào các rănh ṛng rọc để làm trơn dây kéo, các khe cửa lùa, cửa kéo, cửa patio…. trong nhà, khiến cho việc đóng mở bây giờ trở nên trơn tru dễ dàng, Hằng cảm thấy phục ông xă ghê lắm, bèn thưởng cho ổng một nụ hôn… gió. Biết là chưa vừa ư người ta đâu, nhưng kẹt có nhỏ bạn chuyên nghề “bóp bi tai” c̣n ngồi đó, nên đành khất với ổng dịp khác vậy. Nhưng kể từ lúc đó th́ cái b́nh WD-40 được mang ra khỏi nhà kho, và có một chỗ danh dự trong “xưởng bếp,” bên cạnh hộp baking soda, hộp muối, chai dấm…. với những công dụng càng ngày càng phong phú đa diện. Thực vậy, WD 40 có đến hằng trăm cách sử dụng, giúp nội tướng chúng ta rất nhiều trong việc quản lư, săn sóc, và bảo tŕ nhà cửa… Sau đây là bảng kê một ít công dụng:

    1. Thỏi son quên ở đâu đó….

    Măi tới khi mở cửa máy giặt mới thấy nó nằm ở trong túi của cái áo vừa giặt, nhưng bây giờ th́ son đỏ đă ướt nhèm, loang ra khắp mọi nơi. Đừng lo, xịt một ít WD 40 vào những chỗ loang son rồi ṿ lại là xong.
    Đối với những dấu son lỡ vương trên cổ áo c̣n dễ hơn: Chỉ một chút WD 40 là hoàn toàn phi tang dấu tích. Xin thanh minh trước với các bạn: Em không muốn làm người “chỉ đường cho hươu chạy”, nhưng sự thật là như vậy.
    Nhân tiện nói về dấu son, đôi khi quần áo chúng ta cũng bị lem dấu cà chua hoặc Ketch-up: WD40 giải quyết những dấu lem này c̣n dễ nữa.

    2. Zíp-pờ bị kẹt…

    Zip-pờ, hay Zip là một thứ cửa, cánh cửa th́ đúng hơn. Hằng nhớ ở Việt Nam ngày xưa, các anh chị lớn gọi nó là “phẹc mơ tuya,” tức là những dải vải dầy có “răng” ăn khớp với nhau, dùng thay khuy cài đính trên quần, áo, hoặc túi xách. Những dải zipper này rất tiện lợi, chỉ xoẹt xoẹt một cái là xong, nhưng bất tiện ở chỗ là nó rất dễ bị kẹt, kéo lên không được mà rút xuống cũng không xong. Những lúc vội vàng mà không điều khiển được nó, nhất là khi hàng Zip lại đằng sau lưng cái áo dài, người mặc chỉ muốn vất ngay cả cái áo đi. Lúc bấy giờ, xin bạn đừng vội nóng, nói ông xă kiếm b́nh xịt WD 40, xịt vài đường vào đường Zip là xong: Răng Zip bây giờ di chuyển dễ dàng, giúp bạn kéo lên kéo xuống một cách rất thoải mái.

    3. Dây chuyền rối

    Những sợi dây chuyền, đeo cổ, đeo cườm tay… chúng mà rối lên th́ dù có b́nh tĩnh cách mấy cũng phải mất 5,7 phút mới gỡ được. Nhưng với vài giọt WD 40 bạn có thể gỡ rối trong nháy mắt.

    5. Quạt máy: Trời đă sang xuân, sắp vào hè, quạt máy lại được dịp kẽo kẹt cả ngày và … cả đêm. Nếu bạn thấy sốt ruột với những tiếng rền rỉ đó, xin chế cho nó chút WD 40.

    6. Cán ô dù: Cây dù là một vật dụng đơn giản, nhưng có nhiều khe kẹt, khiến việc “trương dù” hoặc “cụp ô” trở nên khó khăn. Đừng ngại, lâu lâu nhỏ một vài giọt WD 40 vào các khe nan dù, các nút điều khiển là dù trơn ngay.

    7. Di tích của băng keo: Băng keo thường để lại di tích trên đồ vật sau khi được tháo gỡ đi. Nếu đó là cái mặt tủ kính b́nh thường vẫn sáng ngời, th́ vết lem đó hẳn là làm đồ vật mất nhiều giá trị. Không lo, hăy dùng WD 40 trên đó để rửa và lau lại, mặt kính sẽ sáng ngời như mới.

    Áp dụng mẹo này với dấu vết c̣n để lại sau khi chúng ta đă gỡ cái “mác” ghi giá tiền trên quần áo hoặc một món đồ vừa mua cũng rất là “ép phê.” Chứ tặng quà cho người ta mà để nguyên cái “mác” giá tiền trên đó, th́ “show off” lộ liễu quá!

    8. Vạch bút ch́ sáp (Crayon): Cũng vậy WD 40 rất hiệu quả trong việc lau rửa các vệt bút ch́ sáp do trẻ em vẽ nguệch ngoạc trên tường, trên bàn, trên quầy bếp…. Xịt WD40 lên các vệt lem đó, rồi lấy vải mềm khô lau lại.

    9. “Bựa” dầu mỡ quanh khu vực nấu ăn: Dầu mỡ bắn ra từ nồi niều xoong chảo, kết dính lại thành những lớp “bựa” đen rất khó tẩy trừ. WD-40 sẵn sàng can thiệp làm chúng bở và mềm ra như đất để chủ bếp lau đi.

    10. Gỡ tàn tích kẹo “cao su” trên mặt thảm, hoặc dính vào tóc: Có lúc những miếng kẹo cao su dính kết thảm vào mặt thảm, làm bạn phải cắt trụi nhiều sợi thảm mới gỡ miếng kẹo đó ra được. Bây giờ nếu lại gặp trường hợp ấy, xin bạn b́nh tĩnh, lấy WD 40 ra xịt vài giọt…. cao su sẽ rời ra, để cho ḿnh “nhón” đi dễ dàng….

    * * *

    B́nh xịt WD 40 c̣n cả ngàn công dụng khác nữa, cứ thử dùng nó đi rồi “nghề dạy nghề” bạn sẽ khám phá ra các ích lợi c̣n lại. Nhưng có một số tác dụng lạ đời, khiến cho WD 40 xuất hiện như một thứ thần dược, nhỏ bạn bác sĩ của Hằng cũng phải công nhận, để lần sau chúng ḿnh sẽ nói thêm.

    1. Khi bị ong chích

    Ai không biết chứ cái tai nạn này th́ trước đây em gặp hoài. Chỉ do cái tội thơ thẩn ngoài vườn thôi. Nhất là khi trời vào xuân, thời tiết mát mẻ, theo với chim trời, loài ong cũng đi t́m những vườn cây để làm tổ. Có những loài ong truyền nọc rất độc, có thể gây tử vong. Không đến nỗi đó th́ cũng làm nạn nhân khổ sở v́ ngứa, đau, và nhức nhối dai dẳng cả mấy ngày. Về phần thủ phạm, sau khi chích xong rồi, th́ để lại cái ṿi của ḿnh trong da thịt người ta rồi bay đi t́m đường … chết.
    Đúng vậy, và bởi v́ chỉ có một cái ṿi mà đă bị mất, con ong chỉ chích được một lần trong đời. Sao dại thế không biết? Ông xă em nghe được chuyện này thường hay thở dài, xót xa: “Của quí không biết giữ lấy mà xài! Sao không học chúng ông đây? Có chích cả ngàn lần cũng không bao giờ để mất ṿi!” Chuyện, học được mấy ông th́ chúng đă chẳng là ong.
    Nhưng chính v́ cái ṿi để lại mà nọc độc tiếp tục được tiêm vô da thịt, khiến nạn nhân càng lúc càng cảm thấy khổ sở. V́ thế, điều đầu tiên là ḿnh phải t́m cách lấy cái ng̣i chích ra, càng sớm càng tốt. Mà phải cẩn thận trong khi lấy ng̣i, đừng nhấn ép vào 2 bên chỗ bị chích, như vậy càng giúp cho nọc độc phun ra nhiều hơn. Thay vào đó, ḿnh phải “găi” cho nó ra, bằng cách dùng móng tay, nếu có móng dài. Tốt nhất là dùng cái thẻ nhựa (thẻ tín dụng, bằng lái xe...) kê vào bên dưới nốt chích, rồi từ từ nẫy cái kim ra. Sau đó, để chữa đau tức thời, bạn có thể xịt lên đó ít giọt WD40. Nốt chích sẽ từ từ dịu lại, bớt đau ngay. Không kiếm được WD 40, bạn có thể dùng kem đánh răng để thoa, cũng sẽ thấy hiệu quả tức thời. Lục t́m được b́nh WD 40 để cấp cứu chắc hơi khó, nhưng kem đánh răng th́ cứ vào pḥng rửa mặt là có ngay, phải không?
    Tuy nhiên, nếu muốn ngăn chặn từ gốc, tức là không muốn ong đến làm tổ quanh nhà ḿnh th́ bạn phải kiếm WD40. Ong thích làm tổ bên dưới mái nhà, ở chỗ mà giới xây dựng gọi là Eaves (xem h́nh). Có người bảo rằng ong đến làm tổ là mang lại sự may mắn. Không biết có đúng như vậy không, nhưng bị ong chích chắc chắn là chẳng may mắn chút nào. Nhất là khi cái tổ lại nằm ù ù một cách rất phản mỹ thuật ở ngay trên lối đi vào nhà. Mấy nhỏ bạn kỳ kèo với Hằng hoài, chúng bảo lừa măi mới phá được, lũ ong lại kiếm đất về xây tổ ngay mấy ngày sau đó. Nhưng nếu bạn áp dụng cái mẹo này th́ …. ong sẽ tuyệt tích, không dám về nữa, đó là: Lấy WD40 xịt vào. Trước tiên, ong sẽ bay đi hết, để lại cái tổ đất... bở dần ra như bùn, ḿnh phá đi dễ dàng và không sợ ong bay ra tấn công.

    Nhưng khoan! Sau khi bạn phá tổ ong đi rồi mà thấy số ḿnh không c̣n được hên như trước, th́ đừng đổ tội con bé này xúi dại nhé.

    2. Tháo gỡ chân tay

    Xin nói ngay đây là chân tay giả, mà Hằng đă từng thấy mấy chú bác thương phế binh phải mang. Có nhiều lúc tháo những đồ giả này ra rất khó khăn, nhất là khi không có ai bên cạnh để nhờ giúp. Nếu bạn thấy ai gặp t́nh cảnh này, xin mách với họ một cái mẹo nhỏ: Xịt mấy giọt WD-40 vào các khớp nối, đoạn chân hoặc tay giả sẽ được tháo ra một cách dễ dàng.

    3. Tháo nhẫn

    Bạn có công nhận là nhẫn đeo vào tay nhiều khi dính chặt, tháo ra rất khó không? Dù là nhẫn cưới, hay là nhẫn đeo chỉ để làm đẹp, vẫn có nhiều lúc chúng không chịu để cho ḿnh tháo ra. Nếu đă xoay xoay, kéo kéo hoài đến đỏ cả tay cũng không rút ra được, bạn hăy đi kiếm b́nh WD-40, và xịt vài tia vào khe nhẫn. Chắc chả cần vài tia, chỉ cần một tia đă được việc, có thể tháo nhẫn ra ngay. Nhưng nhớ phải rửa tay cho sạch sẽ sau đó nhé.

    4. Chân đạp trúng... ḿn

    Uh-oh! Trúng rồi! Đường phố nước Mỹ đẹp thật, nhưng người Mỹ lại thích dẫn chó đi rông ngoài đường, vô ư để lại những “băi ḿn thời b́nh.” Đạp trúng ḿn, ít khi ḿnh biết ngay là v́ đôi chân có đi giầy. Phải chờ đến khi ngồi vào trong xe, hay về tới nhà, nghe mùi thối mới biết là ḿnh đă bị gài. Bây giờ lật đế giầy lên, bạn mới thấy xác ḿn len đầy trong các khe kẽ đế giầy, rửa thật là khó. Nhưng xin bạn b́nh tĩnh, lấy một b́nh WD 40 xịt nhiều nhiều lên đó. Để một lúc cho thấm, rồi lấy nước xịt là xong, không mất công mấy đâu. Nhưng nhớ là lần sau đi bộ ngoài đường chịu khó nh́n xuống đất một chút, không phải lúc nào cũng “ngước mắt nh́n trời” là tốt đâu.


    VienDongDaily.Com

  7. #2537
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mới ! Mới ! Mới ! Video /Audio cho Saigon Thuở Ấy

    (khỏi phải dùng cặp mắt " mơ huyền ' của quư lăo thân hữu )






    C̣n tiếp...

  8. #2538
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; cà phê làm sao cho thơm ngon ??

    Nhân được đoc # 2534.. đăng ở trên, nói về ca phê Thái Chi.. Hồi mới trở về Saigon 1966, nmq chỉ biết loanh quanh Saigon.. mà chưa biết đến Thái Chi đầu Nguyễn phi Khanh ,nmq th́ nghiện cà phê, mà cà phê Saigon chưa đáp ứng được yêu cầu du bạn bè đưa đi nhiều chỗ.. cho đến khi mẹ nuôi của nmq ở Pháp qua, nmq mới biết đến ... con nai vàng ngơ ngác ở Thủ đức " ngă tư Thủ đức quẹo tay trái qua trường Kỹ thuật Việt Đức.. khoảng 100 mét có con ngơ quẹo tay mặt th́ đến nơi. Quán nằm sâu trong khu rừng cao su.. nhưng yên tĩnh.. thơ mộng.
    Chủ quán là tây rặc giống, ông Rejean là chủ. Sau cuộc giới thiêu.. trong câu truyện... nmq khen cà phe pha ngon.. ông tây này thấy dân mít mà khen cà phê tây pha ngon(!!) ông ta bèn hỏi; thế anh (vous) có nhận ra loại hột ca phê mà anh đang uống không ??
    .. thưa ông ngon.. giống như ca phê ở Malaysia.. tôi (Rejean) hỏi là giống hạt ǵ đấy ?? rồi ông cười trêu ..
    .. hớp thêm một ngụm nữa... ừ ngon thật arabica moulu grade3/5
    Anh giỏi lắm !! bà mẹ nuôi chen vô;... nó ở bên Pháp cả hơn 10 năm đấy.. !! nói xong..
    Vậy anh là mũi lơ gốc Viêt...
    người Pháp gốc Việt !! thế nhưng muốn thật ngon, đậm đà th́.. ngoại hạt arabica ra c̣n phải có hương liệu phụ đôi chút.. cái này tôi học được của người Annam..
    ... ǵ vậy ông.. hương liệu ǵ ??..
    đó là phải quen mấy ông thổi kèn..
    sao lại dây dưa đến mấy ông thổi kèn...
    .. đúng là dân mất gốc rồi... dân thổi kèn là.... hút thuốc phiện đó !!
    xin nói tiếp...
    phải nói với chủ tiệm hút ( kín đáo đấy nhé v́ VNCH cấm hút đấy !!).... mua lại chút sái nhất sái nh́.. để dùng vô việc rang cà phê... bây giờ tôi xin pha một tách cà phê khác.. anh uống thử để so sánh...
    Hi Mẹ con chúng tôi ngồi ngắm phong cảnh của nhà hàng.. thật sang trọng.. thật ấm cúng t́nh tự.. c̣n món ăn.. đặc sản th́ khỏi chê.. mà giá cả th́ cũng rất đắt...

    Tách cà phê mới được bưng ra mời khách.. chưa nâng tách lên đă cảm thấy hơi thơm đặc chủng của cà phê thượng hạng.. thơm nhẹ nhàng,cộng chút mùi của beurre Bretels 5 đồng tiền phảng phất.. nhưng ngất ngây.... lướt qua trước mũi.. sao mà thơm đến vậy !!.. trong miệng chân răng đă thấm ướt đợi chờ.. khẽ hớp một chút để ḍ độ nóng... rồi hớp một hớp nữa.. gịng nước nâu nâu.. ngấm sâu vô chân răng.. cái lưỡi.. rồi từ từ trôi xuôi xuống đến bao tử.. từ hương thơm. hơi ấm toả đều đến vị chua thanh thanh ẩn dụ trong ngot của đường kính loại hơi vàng.. rồi tan hoà trong bao tử.. tự nhiên hàng mi chầm chậm khép hờ.. một cảm giấc lâng lâng khó tả.. ôi thiên đường hay hạ giới trần ai..
    Hít thở một hơi dài.. xin cám ơn chủ nhà hàng đă cho thưởng thức.. thật ngon.. ngon lắm !!
    một đĩa nhỏ bày mấy loại kẹo vùng, kẹo lac đông phương đưa ra mời khách.. thật đúng điệu nghệ.. c̣n muốn siêu phiêu du nữa th́ phải có điếu thuốc lá Philips bao màu vàng nâu của Hongkong.. một khói thuốc màu xanh bàng bạc... làm cho con người lơ lửng bay bay...
    2001.. sau khi được thả về mảnh đất thân yêu Saigon.. nmq cũng đă lần ṃ lên đây.. nhưng đa thay đổi.. quán hàng sập sệ.. không c̣n thơ mộng của một thời ... con nai vàng ngơ ngác.... nmq

  9. #2539
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    Tách cà phê mới được bưng ra mời khách.. chưa nâng tách lên đă cảm thấy hơi thơm đặc chủng của cà phê thượng hạng.. thơm nhẹ nhàng,cộng chút mùi của beurre Bretels 5 đồng tiền phảng phất.. nhưng ngất ngây.... lướt qua trước mũi.. sao mà thơm đến vậy !!.. trong miệng chân răng đă thấm ướt đợi chờ.. khẽ hớp một chút để ḍ độ nóng... rồi hớp một hớp nữa.. gịng nước nâu nâu.. ngấm sâu vô chân răng.. cái lưỡi.. rồi từ từ trôi xuôi xuống đến bao tử.. từ hương thơm. hơi ấm toả đều đến vị chua thanh thanh ẩn dụ trong ngot của đường kính loại hơi vàng.. rồi tan hoà trong bao tử.. tự nhiên hàng mi chầm chậm khép hờ.. một cảm giấc lâng lâng khó tả.. ôi thiên đường hay hạ giới trần ai..

    Hít thở một hơi dài.. xin cám ơn chủ nhà hàng đă cho thưởng thức.. thật ngon.. ngon lắm !!
    một đĩa nhỏ bày mấy loại kẹo vùng, kẹo lac đông phương đưa ra mời khách.. thật đúng điệu nghệ.. c̣n muốn siêu phiêu du nữa th́ phải có điếu thuốc lá Philips bao màu vàng nâu của Hongkong.. một khói thuốc màu xanh bàng bạc... làm cho con người lơ lửng bay bay...
    Bác sĩ Quốc đúng là điệu nghệ . Thán phục !

  10. #2540
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    .02. [AudioBook] Nửa Chừng Xuân - Phần 02 .



    Mời xem tiếp cho đủ trọn bộ Nửa Chừng Xuân ...
    Last edited by Tigon; 05-01-2014 at 09:59 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •