Page 257 of 471 FirstFirst ... 157207247253254255256257258259260261267307357 ... LastLast
Results 2,561 to 2,570 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #2561
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nh́n lại những người Saigon sau cuộc chiến :

    Đêm Giao Thừa Của Những Người Lính Mất Nước

    Phạm Thành Châu


    Năm 1981, tôi được gọi tên ra khỏi nhà tù Cộng Sản. Hơn sáu năm tù là tiêu chuẩn thấp nhất cho tù quân, cán, chính, đảng phái, tôn giáo Việt Nam Cộng Ḥa. Ở trại tù, cán bộ thường nói mấy câu “Các anh có nợ máu với cách mạng, với nhân dân.

    Đảng và nhà nước đưa các anh vô đây là để bảo vệ các anh khỏi bị nhân dân căm thù làm hại tánh mạng các anh. Các anh đáng tội chết nhưng đảng và nhà nước ta khoan hồng, mở cho anh một con đường sống là học tập, lao động cải tạo.

    Các anh phải thành khẩn khai báo tội lỗi của ḿnh, lập công chuộc tội, chấp hành nghiêm chỉnh nội qui của trại. Về hay không về là do bản thân anh có tiến bộ hay không. Học tập tốt, lao động tốt, yên tâm cải tạo là con đường duy nhất đúng để các anh sớm được đảng và nhà nước tha về sum họp với gia đ́nh...”


    Cán bộ nào ở trại tù nào cũng nói tương tự, tù nghe suốt mấy năm đâm thuộc ḷng, có thể nói nhanh hơn cán bộ. Sự thực, ban giám thị trại chỉ có nhiệm vụ giữ tù. Tù về hay ở đều do cục Quản Huấn bộ Nội Vụ chính quyền Cộng Sản qui định sẵn số năm tù cho mỗi tù nhân, (nhưng không kêu án, tù không biết, cán bộ cũng không biết, chỉ nói, tiến bộ th́ được tha về).

    Chẳng hiểu v́ sao đảng Cộng Sản Việt Nam kích động người dân miền Bắc căm thù người miền Nam tàn tệ như trong bài hát “Giải Phóng Miền Nam”: “Ôi xương tan máu rơi ḷng hận thù ngất trời...” Miền Nam đang sống yên lành, đâu có động chạm ǵ đến miền Bắc để khiến họ căm thù kéo vào bắn giết?

    Trong tù, những ông bà tù (miền Nam) bị buộc phải làm “thu hoạch”, kể tội chính quyền miền Nam “phản dân hại nước, tay sai đế quốc Mỹ”, tự ḿnh buộc tội là “có nợ máu” với nhân dân, đáng tội chết, rồi phải hả họng hát thật to “Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng...” (?!)

    Không làm như thế th́ “đi cùm” rồi bỏ mạng. Thế mà, nhiều ông tù c̣n tưởng bởû, làm ăn-ten (entenna: vu cáo tù lên cán bộ để tù bị đi cùm) để “lập công chuộc tội”. Nhưng họ lầm to. Những người làm an-ten, dù có tên trong danh sách tha tù, trại tù vẫn đề nghị giữ lại v́ kiếm được một con chó săn tự nguyện, làm việc đắc lực không phải dễ.

    Những tù nhân b́nh thường, khi cán bộ sai làm ăn-ten (báo cáo) cũng vâng dạ nhưng chỉ báo cáo những chuyện tào lao như anh A. gây lộn với anh B., anh C. làm ồn không cho người khác ngũ hoặc “Thấy những người khác chuyện tṛ tôi đến gần th́ họ im lặng”.

    Cũng chẳng cần làm chó săn hoặc “lao động tốt, học tập tốt”, đă là tù cải tạo th́ cứ yên tâm chờ đến lượt ḿnh đi tàu suốt. Tôi từng thấy nhiều ông tù chết, được bó bằng cái chăn của ông ta, bỏ lên xe cải tiến, kéo đi trong sân, ra cổng.

    Hai cái chân khô đét, xanh lét tḥ ra khỏi xe, nhịp lên nhịp xuống theo bánh xe gập ghềnh, tưởng như người chết nằm rung chân khoái trá được vĩnh viễn ra khỏi nhà tù, lên g̣ nằm ngủ khỏe, khỏi phải “lao động là vinh quang”.

    Thông thường, tù được thả về vào những dịp lễ, tết. Tôi ở tù vùng núi rừng tây bắc Việt Nam, được thả về trước tết âm lịch. Đi xe lửa Hà Nội - Sài G̣n, về đến ga B́nh Triệu th́ đúng vào 29 tháng chạp âm lịch. Tôi đi bộ từ ga B́nh Triệu về đường Vơ Duy Nghi, Phú Nhuận (Sài G̣n).

    Khi đi tù, tôi có gửi thư về nhà bên vợ, ở đường Vơ Duy Nghi, là nơi vợ tôi và hai đứa con tá túc, nhưng không thấy trả lời cũng chẳng được thăm nuôi trong mấy năm đi tù. Nhờ sức trai, tôi chịu đựng được chứ mấy ông lớn tuổi mà không có thăm nuôi, đói lạnh, chết gần hết. Khi tôi đến nhà bên vợ, mới bước lên thềm, tôi đă dội ngược. Gia đ́nh cán bộ đang ở trong đó.

    Như vậy, gia đ́nh bên vợ tôi đă bị đánh tư sản, tài sản bị tịch thu, cả nhà bị đưa lên kinh tế mới. Chẳng biết vợ con tôi bây giờ ra sao? Tôi ôm gói đồ tù (gồm quần đùi, khăn lau mặt và bàn chải đánh răng.

    Người tù, khi được thả về, tất cả áo quần, mùng màng, nồi niêu, chén đũa, lương thực thăm nuôi, thuốc men... đều để lại cho bạn tù, chỉ đem theo vật dụng đi đường) đi lang thang mà chẳng biết về đâu?

    Anh em ruột thịt chưa chắc đă dám chứa “tù ngụy” trong nhà v́ sẽ bị công an các cấp đến hạch hỏi thường xuyên, nên tôi chẳng hi vọng ǵ từ tâm của bà con, bạn bè. Có lẽ phải sau tết, tôi đến hàng xóm của gia đ́nh bên vợ hỏi thăm tin tức th́ họa may.

    Tôi cứ đi ḷng ṿng trên đường Vơ Duy Nghi, Hai Bà Trưng, Hiền Vương với cái bụng trống rỗng, nh́n ngơ ngáo mấy chậu bông tết người ta bày bán trước nhà thờ Tân Định, chứ không dám nh́n vào mấy tiệm bánh, hủ tiếu, phở. Đói bụng nên mũi rất thính. Mùi thơm của thức ăn từ các tiệm đó làm chảy nước miếng.

    Khoảng mười giờ tối, đi rả chân, tôi nằm đại vào một hiên nhà người ta, trên đường Hai Bà Trưng, bên kia đường là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Hai bên lề đường Hai Bà Trưng, giăng đầy mùng của dân kinh tế mới. Họ là dân Sài G̣n, sau năm 1975 bị đánh tư sản.

    Nhà nước Cộng Sản tịch thu tài sản, đẩy lên kinh tế mới với hai bàn tay trắng, nơi rừng núi hoang vu khai phá đất đai sinh sống, nhưng bịnh và đói chết dần, họ bỏ về Sài G̣n, ngủ lề đường cùng với dân bụi đời, vô gia cư, cầu bơ cầu bất.

    Vừa thiu thiu ngủ, tôi bỗng bị đá vào người rồi có tiếng nạt “Ông nầy. Chỗ của tụi tôi, ai cho ông nằm đây?” Tôi giật ḿnh, lồm cồm ngồi lên, ôm gói đồ tù “Xin lỗi. Tôi tưởng không có ai”. Qua ánh đèn đường, tôi thấy hai cậu trung niên, khoảng bốn mươi tuổi, tướng bậm trợn, đứng chống nạnh nh́n tôi.

    Khi tôi bước xuống thềm, đi được mấy bước th́ bị gọi giật lại “Chú!” Tôi dừng lại, yên lặng quay nh́n “Chú có phải đi tù về không?” “Phải. Mà sao?” “Chú cứ ngủ đây đi. Tụi nầy ngủ lề đường cũng được” “Sao cũng được. Cám ơn”

    Làm phật ḷng mấy tay nầy chỉ thêm phiền nên tôi phải vâng lời, quay lại, nằm xuống hiên, gối đầu lên bọc tù, nhắm mắt để đó chứ không ngủ tiếp được. Hai tay giang hồ nầy, lẽ ra, có thể nằm phần c̣n lại của hiên nhà nhưng lại giăng mùng ngủ trên lề đường, gần nơi tôi nằm. Cách giăng mùng của họ cũng đơn giản. Mấy cái túi hay xách, bị ǵ đó chắn trên đầu và dưới chân, đ́nh mùng cao độ hai gang tay, không chạm mặt người nằm bên trong, thật nhanh và thuận tiện. Hai cậu nằm trong mùng vừa chuyện tṛ vừa chửi thề rồi cười hắc hắc nghe thật ngang tàng.

    Tôi nằm nh́n thiên hạ qua lại. Xe gắn máy chạy vù vù, người đi bộ lê dép lẹp xẹp. Tôi không biết ngày mai đi đâu với cái túi trống trơn và cái bụng xẹp lép. Mấy năm tù đă làm cho đầu óc tôi mụ mẫm, chẳng thèm lo nghĩ. Đến đâu hay đó. Trong tù, sáng nghe kẻng báo thức, dậy ra ngồi trước cửa nhà tù để cán bộ coi tù đếm tù, lănh mấy củ khoai mỳ hay trái bắp, ăn xong chờ kẻng để sắp hàng ra cổng, lao động. Chiều về, lại mấy củ khoai, trái bắp ǵ đó, ăn xong, ngồi cho cán bộ đếm tù rồi vô nhà tù nằm chờ giấc ngủ. Cán bộ khóa cửa nhà tù, bỏ đi. Khuya lại thường có bộ đội (bảo vệ) mang súng đi tuần rỏn bên ngoài các nhà tù. Tù kiệt sức sau một ngày lao động, đói và mệt rả rời nên ngủ vùi, có thao thức mà nghĩ đến gia đ́nh cũng vô ích. Gia đ́nh, vợ con đang lo cho người tù, sống chết ra sao? hơi sức đâu lo ngược lại cho họ. Trong tù, chẳng ai biết ngày giờ, chỉ khi nào được chén cơm trắng với chút mỡ heo hoặc miếng thịt trâu mới biết là ngày lễ lớn hoặc tết nhất.Nghỉ một ngày lao động, ăn chén cơm là biết một năm đă đi qua nhưng không bao giờ tự hỏi ḿnh đă bao nhiêu tuổi rồi? Càng suy nghĩ càng mau chết v́ mất ngủ. Nhiều ông lớn tuổi, bịnh hoạn, tối nhắm mắt để rồi sáng hôm sau không thèm mở mắt. Cứ thế mà vào cơi hư vô...

    Đang suy nghĩ linh tinh th́ có hai ông xuất hiện, dừng lại trước hiên, nơi tôi nằm. Thấy mỗi ông một gói đồ tù trêntay, tôi biết ngay là bạn “đồng tù” nhưng làm thinh. Một ông thấy tôi nằm lỏ mắt nh́n, bèn hỏi “Anh ơi. Chỗ nầy c̣n trống, cho tụi tôi nằm đỡ. Được không?”“Đây đâu phải nhà của tôi. Mấy anh cứ tự nhiên”

    Hai ông bèn bước lên thềm, ngồi xuống, tựa lưng vào tường, duỗi chân, ẹo ḿnh coi bộ mệt mỏi. Họ nói chuyện rù ŕ nhưng tôi nghe rơ và biết họ cũng từ ngoài Bắc về chung một chuyến xe lửa cuối năm với tôi. Họ đối đáp nhát gừng nhưng vẫn đậm đà t́nh thân. Họ kể về các trận đánh trong đó có bạn bè, người c̣n, người mất.

    Tôi cũng tốt nghiệp sĩ quan nhưng về bộ binh, nghe họ chuyện tṛ, tôi biết hai ông là sĩ quan dù, một ông là đại đội trưởng, ông kia là sĩ quan pháo binh tiểu đoàn dù. H́nh như họ cùng tiểu đoàn nên chuyện tṛ rất thân mật. Trong câu chuyện, chẳng ai nhắc đến bóng hồng nào mà toàn chuyện lính tráng, đánh đấm. Tuổi trẻ miền Nam lớn lên, vừa xong trung học, buông bút là vào quân trường cầm súng, họ, đa số chưa có người yêu. Ba lô, súng đạn như người bạn đời, sinh mạng phó mặc cho viên đạn nhỏ bằng mút đũa hay mảnh pháo có khi chỉ bằng cái móng tayquyết định... Tôi may mắn, có vợ con, nhưng bây giờ cũng như không.

    Tôi yên lặng nghe hai ông bạn đồng tù tṛ chuyện và nghĩ vẩn vơ. Khi Cộng Sản miền bắc phát động chiến tranh, đánh chiếm miền Nam, hàng triệu thanh niên trai trẻ lên đường chiến đấu để chống xâm lăng, bảo vệ tự do, an lành cho đồng bào miền Nam với sự trợ giúp của nước Mỹ. Nước Mỹ giúp miền nam Việt Nam để “be bờ” Cộng Sản. Đột nhiên, từ năm 1973, viện trợ Mỹ giảm dần rồi đến con số không.Một đô la cũng không có.

    “Nước Mỹ không có bạn, không có thù. Chỉ có quyền lợi của nước Mỹ”. Nghe nói họ bắt tay với Trung Cộng, để miền nam Việt Nam cho Cộng Sản, đổi lấy ǵ đó. Thế là miền Nam bị bó tay. Súng không có đạn, máy bay, xe cộ, thiết giáp, tàu bè không có xăng.

    Người lính Cộng Ḥa cay đắng nhận chân người đồng minh, v́ quyền lợi nước Mỹ mà bỏ rơi miền nam một cách lạnh lùng, tàn nhẫn, trong khi đó, cả một khối Cộng Sản quốc tế khổng lồ viện trợ tối đa cho Cộng Sản miền bắc, để họ thoải mái bắn giết quân dân miền nam. Người lính miền bắc được học tập để căm thù miền nam.

    Họ bắn vào trường học (Cai Lậy), giật ḿn xe đ̣, chôn sống gần chục ngh́n dân Huế, họ pháo vào người dân vô tội trên đường chạy giặc. Những con đường đầy xác chết không toàn thây của đàn bà, trẻ con. Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị – Huế, con đường chạy giặc khủng khiếp từ cao nguyên về đồng bằng. Người lính Cộng Ḥa đến đâu, dân chúng chạy theo đến đó để được bảo vệ, cứu giúp.

    Trong giây phút hấp hối của miền nam, người lính Cộng Ḥa chỉ c̣n biết lăn xả vào quân thù, đem thân ra che chắn cho đồng bào chạy thoát. Đó là dịp bằng vàng để quân đội Cộng Sản miền bắc hoan hỉ trả thù, người nào sống sót th́ đưa đi tù cải tạo, không có ngày về...

    C̣n tiếp...

  2. #2562
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( Tiếp theo ...và hết )



    Lúc đó đă về khuya, đường phố vắng tanh, hai cậu bụi đời đă im tiếng, h́nh như đang nằm lắng nghe hai ông bạn tù của tôi tṛ chuyện. Bỗng cái mùng động đậy và hai cậu chui ra, đứng dưới thềm, trước hai ông bạn tù, người thẳng đơ, đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh.

    Một cậu nói lớn “Trung sĩ nhất Nguyễn văn..., đại đội..., trung đội..., tŕnh diện đích thân” Cậu kia cũng đứng nghiêm xưng tên họ, cấp bậc, đơn vị nhưng lại “Tŕnh diện ông thầy”.

    Thông thường, lính gọi sĩ quan cấp trên trực tiếp bằng cấp bậc hoặc các chức danh tùy ư “Ông thầy, đích thân hoặc thẩm quyền...” Th́ ra các cậu đều là lính dù. Như một phản xạ, hai ông bạn tù cũng chào tay “Chào hai anh. Hai anh ngồi xuống!”. Hai cậu ngồi trên hiên nhà, chân tḥng xuống lề đường. “Tụi em nằm nghe mấy ông thầy nói chuyện mới biết là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Ḥa đi tù về”. Một cậu ngậm ngùi “Từ ngày mất nước, các cấp chỉ huy đi tù, tụi em tan hàng, bơ vơ, buồn muốn chết. Tụi em nhớ đơn vị, nhớ cấp chỉ huy, nhớ súng đạn, ba lô... nhớ đủ thứ. Lúc năy, nằm nghe hai ông thầy nói chuyện, tụi em mừng quá, tưởng như c̣n đang ở đơn vị”. “Bộ mấy cậu không bị tù cải tạo sao?” “Có, nhưng ở địa phương, tụi em bị tập trung một thời gian để nghe chửi là tay sai đế quốc Mỹ, rồi bắt đi nông trường làm thủy lợi, sau đó được đưa sang Căm Bu Chia vác đạn cho bộ đội làm nghĩa vụ quốc tế, đánh nhau với Khờ Me đỏ.Tụi em bỏ trốn về Sài G̣n” Tôi ngồi lên “Ḿnh nói chuyện có làm phiền chủ nhà không?” “Ông thầy khỏi lo. Họ ngủ trên lầu.

    Hai ông bà chủ nhà có con là đảng viên làm lớn, được cấp nhà tịch thu của tư sản. Tụi em ngủ ở đây, giữ ǵn sạch sẽ, khỏi sợ trộm cắp nên họ để yên”. Hai cậu bụi đời th́ thầm với nhau rồi cậu trung sĩ đứng lên, trịnh trọng thưa

    “Thưa, mấy khi thầy tṛ được gặp lại nhau, tụi em có ư kiến như thế nầy. Tụi em đi kiếm rượu và mồi nhắm để mấy ông thầy và tụi em lai rai đón giao thừa...”

    Một ông cười khan “Nghe văn chương của cậu là hiểu ư rồi đó. Tụi nầy vô sản, mấy cậu kiếm xị đế là đủ rồi, khỏi mồi miết phiền phức, tốn kém” “Không bao nhiêu đâu. Mấy tiệm phở sắp đóng cửa, họ bán xí oách rẻ đui. Ḿnh không lấy họ cũng đổ bỏ” “Khuya rồi, ai mà c̣n bán rượu nữa?” “Ông thầy khỏi lo. Tụi em là mấy con ma, chỗ nào không biết!”.

    Buổi “tiệc đón giao thừa” gồm hai xị đế và thau xí oách (xương ḅ, xương gà) với một cái li nhỏ để trên một tờ báo được trải ra. Người nầy “vô” xong một li th́ rót cho người kế tiếp, cứ thế xoay ṿng. Nhờ hơi men, những câu nói nhát gừng đă thành rôm rả.

    Những người lăn lộn chiến trường thường lầm ĺ, ít nói, chỉ khi có tiếng súng nổ mới kích động được họ xông lên phía trước. Chính họ, những người trực tiếp chỉ huy trung đội, đại đội, dẫn dắt đồng đội tiến, thoái mới là người quyết định chiến trường.

    Giờ đây, chiến trường đă im tiếng súng, họ là kẻ chiến bại, là kẻ mất nước, bị đối phương khinh miệt, tù đày, hành hạ để trả thù. Người lính Việt Nam Cộng Ḥa đă biến mất, chỉ c̣n lại những con người sống ngoài lề xă hội, vất vưởng, bơ vơ.

    Buổi “tiệc” cuối năm càng về khuya càng thân mật, thỉnh thoảng có tiếng cười. Ngoài đường đă vắng bóng người. Những con đường như ngủ say dưới ánh đèn vàng vọt. Đột nhiên, trong đêm vắng, vài tiếng pháo nổ lẻ tẻ, vang đến từ chợ Tân Định. Rồi như cùng hẹn trước, tiếng pháo đồng loạt nổ vang khắp nơi.Giờ giao thừa.

    Mọi người đón mừng chúa Xuân bằng những tràng pháo và lễ vật trên bàn thờ, trước cửa nhà. Bọn lính tráng chúng tôi trước đây không bao giờ quan tâm đến năm mới, năm cũ v́ thường xuyên hành quân nơi rừng sâu, núi thẩm, họa hoằn đi ngang qua một xóm làng xơ xác nào đó, nh́n đồng bào nghèo khổ v́ chiến tranh, thấy họ chẳng có ǵ để đón xuân mà ngậm ngùi, nay bỗng nhiên nghe tiếng pháo mà tưởng như đang đánh nhau, nhất là mùi thuốc súng mà người ta lấy thuốc đạn ra làm thuốc pháo.

    Suốt dọc hai bên đường Hiền Vương, đường Hai Bà Trưng tiếng pháo nổ liên tụcchen lẫn với tiếng pháo tống, pháo đại mỗi lúc một gần.

    Chúng tôi tưởng như ḿnh đang bị bao vây bởi kẻ thù với những họng súng đang hướng về chúng tôi mà khạc đạn, tưởng chừng những trái đại bác, súng cối, hỏatiễn đang trút lên đầu chúng tôi.

    Từ trên lầu, nơi chúng tôi đang ngồi, người chủ nhà tḥng xuống một dây pháo dài, nổ rang, những viên pháo đại rơi xuống đất, nổ chát chúa, xác pháo bắn vào chúng tôi, khói pháo mịt mù, nồng nặc muốn ngộp thở.

    Hai cậu cựu binh như bị đồng nhập, tay nắm lại, cằm bạnh ra, mắt trừng trừng nh́n hai ông cựu sĩ quan. Một cậu chồm tới, thét lên trong tiếng nổ hỗn loạn “Thẩm quyền! Ban lệnh đi thẩm quyền.

    Chả lẽ nằm đây chịu chết sao?”. Tôi quay nh́n. Hai ông cựu sĩ quan dù lắc đầu, nước mắt họ ứa ra, trào xuống g̣ má xương xẩu như những gịng nước, long lanh ánh chớp của pháo nổ.

    Bỗng, một ông kêu lên, giọng điềm tỉnh “418, đây 314, xin tác xạ, hết” Ông ngồi bên cạnh, trả lời “314, đây 418, xin tác xạ, hết” Thế rồi cuộc trao đổi truyền tin diễn ra “Lệ Hằng, phải 1.5, lên 2.3 một khói nổ chạm.

    Bắn khi sẵn sàng, hết” “Lệ Hằng, phải 1.5 lên 2.3, một khói, hết” “Hướng 800, gần lại 100. Một khói, hết” “Hướng 800, gần lại 100, một khói, hết” “Hỏa tập cận pḥng. Năm tràng, bắn hiệu quả, hết” “Năm tràng, bắn hiệu quả, hết” ...

    Giọng hai ông bạn tù của tôi vẫn mạch lạc, điều động nhịp nhàng pháo binh yểm trợ như trong một trận chiến sắp nổ ra.

    Tôi h́nh dung một đại đội dù đóng quân trên một ngọn đồi, là một vị trí then chốt chận đường di chuyển của địch quân.

    Đương nhiên là địch t́m mọi cách nhổ cái vị trí ác hiểm đó nên thường xuyên tấn công biển người, tràn ngập. Hai ông cựu sĩ quan dù như đang kể lại một một kỷ niệm chiến đấu nào đó đă xảy ra và hai cậu cựu binh cũng là những người đă từng tham dự nhiều trận đánh đẫm máu...

    Cuộc trao đổi truyền tin trong tiếng pháo giao thừa vẫn tiếp tục. Hỏa tập như càng lúc càng kéo gần vị trí đóng quân trong khi tiếng pháo vẫn chát chúa, khi xa, khi gần.

    Rồi tiếng pháo cũng lơi dần. Người chủ nhà trên lầu đă đốt hết dây pháo, nhưng ông ta lại gắn thêm một dây pháo nữa, lần nầy ông ta chập ba bốn phong pháo vào với nhau nên pháo nổ càng dữ dội, và như cao hứng, những căn nhà kế bên cũng đem pháo ra đốt tiếp.

    Tiếng nổ càng dồn dập, khói càng mịt mù. Ông bạn tù lại cao giọng “Các hỏa tập cũ đều kéo vào 50, sẵn sàng bắn, vị trí sắp bị tràn ngập, hết” “Hỏa tập cũ kéo vào 50, bắn, hết” ...

    Cuộc trao đổi trở nên căng thẳng, gấp rúc khiến tôi tưởng tượng đến trận chiến đang đến hồi quyết định, đối phương đang mở cuộc tấn công biển người.

    Hai cậu bụi đời ngồi chết sửng, thỉnh thoảng cựa quậy như không chịu đựng được các bắp thịt và thần kinh đang căng lên hết mức. Vẫn giọng b́nh tỉnh “418, đây 314, địch tràn ngập vị trí. Hỏa tập tối đa, nổ chụp ngay trên đầu tôi, hết”

    “Xin 314 nhắc lại, hết” “418, đây 314, địch tràn ngập vị trí, hỏa tập tối đa ngay trên đầu tôi, hết” Giọng ông pháo binh khàn khàn “Bắn trên đầu bạn ư?” “418, đây 314. Có bao nhiêu ông phang hết lên đầu tôi. Đó là lời cuối cùng” “314, đây 418, xin xác nhận lại. Nghe tôi không? Xin 314 trả lời... Vâng, hỏa tập tối đa trên đầu bạn. Vĩnh biệt 314”...

    Tiếng pháo giao thừa đă dứt. Cả thành phố yên lặng như đang mặc niệm tử sĩ.

    Vẳng lại từ xa vài tiếng nổ lẻ tẻ, rời rạc rồi lịm dần, tưởng chừng như chiến trường đă bị kéo trôi đi xa, chỉ c̣n lại cảnh b́nh địa hoang tàn.

    http://nguoingungo.weebly.com/43/cat...36805a6/1.html
    Last edited by Tigon; 14-01-2014 at 08:15 PM.

  3. #2563
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    SaiGon thuo ay.

    Gần lại.

    14 tháng một 2014
    2:32 SA

    Hướng một ngàn tám trăm.
    Gần lại một trăm.
    Pháo đội hai chục tràng, bắn.
    Tao bắn cho bay rách tả tơi.
    Mả mẹ quân bay dám lại đây.
    Sông Hậu đây Rạch Gầm.
    Gần lại năm mươi.
    Pháo đội năm chục tràng.
    Tao bắn cho bay như xác pháo.
    Tao bắn cho bay nát như tương.
    Mả mẹ quân bay đồ cướp nước.
    Mả mẹ nhà bay đồ xâm lược.
    Thời gian tuy ngắn ngủi.
    Nhưng nghiệt ngã rõ ràng.
    Lịch sử như cục đất.
    Đã thể hiện lũ chúng bay.
    Lũ bán nước giết người.
    Gây điêu linh Dân Tộc,
    Gây thảm họa giống nòi.
    Đầy tang thương dâu bể.
    Bao số kiếp dập vuì.
    Dưới bàn tay sắt máu.
    Hàng hàng lớp lớp chúng bay.
    Gần lại ba mươi.
    Pháo đội một trăm tràng.
    Phủ chụp xuống đầu ngay.
    Cho bay tan thành khói.
    Biến mất khỏi trần ai.
    Thứ âm binh nghiệt vạ.
    Suốt đời gây tai hoạ.
    Đau khổ khắp muôn nơi.

    Peterphu.

  4. #2564
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CỔ LAI CHINH CHIẾN KỶ NHÂN HỒI?!

    Nguyễn Tuấn

    (Kính tặng những vị anh hùng của QLVNCH đă hy sinh mạng sống để bảo vệ lănh hải, cánh đồng biên giới và cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của người dân miền Nam trong cuộc chiến Quốc).

    * * *


    Đêm Trung Thu mà lại nhằm cuối tuần, một ông bạn trẻ mời tôi lại nhà và theo lời ông ấy: Bác tới đây muốn nhậu th́ nhậu, muốn uống trà th́ uống trà, muốn ngủ th́ có chỗ ngủ, muốn về th́ cháu đưa về. Muốn thức sáng đêm cũng được. Áo lạnh bên này có, khỏi mang theo mất công.

    Khi người ta có ḷng mời mọc mà lại cẩn thận trước sau như thế thật khó ḷng từ chối. Thôi th́ đi, thức một đêm cũng chưa tới nỗi phải chết. Người bạn trẻ này tổ chức thiệt là chu đáo. Khi tôi tới hồi 8 giờ rưỡi tối, đă có sẵn bốn người, với tôi là năm, và ngồi trong cái nhà kiếng của chủ nhân ngó ra, trăng lên đă được hai cây sào.

    -Bác ngồi với tụi tôi được chừng nào hay chừng ấy. Ông chủ nhà vừa nói vừa khui rượu. Nói trẻ là trẻ với tôi thôi. Ông chủ nhà năm nay cũng năm lăm, năm sáu tuổi rồi, c̣n mấy ông khách kia cũng cở tuổi đó. Chỉ có chủ nhà là dân Hải Quân qua được hồi năm 75. Một ông cũng Hải Quân bạn của chủ nhà là dân H.O. C̣n mấy ông kia vượt biên. Người ta mời mọc nhau uống, vui vẻ thân t́nh. Khi người ta vui vẻ th́ người ta cởi mở. Lúc ông chủ nhà khui tới chai thứ hai th́ đă có một ông đọc thơ. Đọc thôi chớ không phải ngâm nga ǵ.

    Ông khách ấy đọc:

    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,

    Dục ẩm t́ bà mă thượng thôi.

    Tuư ngọa sa trường quân mạc tiếu

    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.


    Ông đọc rồi đưa mắt nh́n tôi: Tôi thuộc thơ mà không nhớ tên bài thơ cũng như tên tác giả, bác có nhớ không? Tôi đáp nhớ, đó là bài Lương Châu Từ của Vương Hàn đời Đường. Ông này không thấy sách nào nói rơ gốc tích lai lịch, thơ để lại cũng ít, có mỗi bài này nổi tiếng. Mà nó nổi tiếng thật chớ không phải chơi. Trẻ già lớn bé ǵ ai mà lại không biết cái câu Cố lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Phải rồi… xưa nay chinh chiến mấy ai đă về…

    *

    Âm hưởng của bài thơ đă thay đổi hoàn toàn câu chuyện quanh nhóm bạn bè. Lúc đầu người ta nói chuyện trăng, chuyện ăn chơi trên xứ Mỹ thời nay và xứ Tàu thời xưa. Bây giờ người ta có vẻ như không c̣n cái thú để uống nữa. Ông Hải Quân H.O. xoay đi xoay lại cái ly rượu trên tay, kể về những người quen của ông đă đi chinh chiến không về.

    “… Hồi đó là dịp Tết Giáp Dần, t́nh h́nh ngoài Hoàng Sa đột nhiên căng thẳng. Ngày 11-1-1974, Ngoại trưởng Trung Cộng lúc ấy là Hoàng Hoa đột nhiên tuyên bố là toàn thể quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Bên ḿnh bác bỏ liền. Ngoại trưởng của ḿnh là Vương Văn Bắc xác định mạnh mẽ rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Cộng đưa tàu, đưa lính vô Hoàng Sa cắm cờ ở Cam Tuyền, Duy Mộng và đảo Vĩnh Lạc. C̣n ở đảo Quang Ḥa th́ đă có sẵn lính của tụi nó rồi. Bên ḿnh bèn phái bốn chiếc chiến hạm ra đó, để sẵn sàng khi t́nh h́nh xoay chuyển .

    Tôi nhớ chiếc đầu tiên có mặt ở Hoàng Sa là Tuần dương hạm Lư Thường Kiệt HQ16, kế là chiếc Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ04, rồi tới chiếc Tuần dương hạm Trần B́nh Trọng và tới sau hết là chiếc Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ10, tới Hoàng Sa trưa ngày 18-1-1974.

    Chiếc Trần B́nh Trọng với chiếc Nhựt Tảo vừa tới Hoàng Sa bữa trước th́ bữa sau đụng liền. Bên ḿnh bắn tàu Trung Cộng chiếc cháy, chiếc ch́m. Chiếc Nhựt Tảo chiến đấu anh dũng, nhưng bên tụi Trung Cộng có trang bị hỏa tiễn Styx, bên ḿnh chỉ có trọng pháo. Chiếc Nhựt Tảo trúng đạn bị ch́m, có một số anh em thoát được, c̣n Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và số thủy thủ c̣n lại hy sinh theo tàu…”

    Mọi người yên lặng ngó xuống ly rượu. Riêng ông Hải Quân ngó ra sân. Trăng sáng quá. Cách một biển Thái B́nh Dương, bên kia Hoàng Sa chắc đang là ban ngày, tâm hồn ông Hải Quân chắc đang để ở đó.

    -Thôi, uống đi. Tụi ḿnh c̣n thức cả đêm. Ai có chuyện ǵ th́ kể nghe chơi!

    Ông chủ nhà muốn phá cái bầu không khí yên lặng nên chẩm răi lên tiếng. Một ông khách, bạn của chủ nhà mà cũng có quen với tôi nữa, hớp một hớp rồi kể:

    “… Tụi tôi ra trường hồi cuối năm 63, mỗi đứa đi một ngă. Cùng khóa có Lê Huấn. Nó là thằng chịu chơi hết ḿnh, đánh giặc giỏi lắm. Nguyên một khóa có ḿnh nó lên lon sớm nhất. Hồi đánh Hạ Lào đầu năm 71 nó đă là Trung tá Tiểu đoàn trưởng rồi.

    Trong trận Hạ Lào, lúc Trung đoàn 2 của Sư đoàn 1 sắp sửa nhảy vào Tchépone th́ Tiểu đoàn 4/1 của nó nhảy xuống căn cứ Lolo. Ngay hôm ḿnh chiếm Tchépone th́ Lolo bị đánh lần đầu. Nội trong ngày 6-3-71, tiểu đoàn 4/1 của Lê Huấn với 3/1 của Trung đoàn 1 hạ hơn 400 Việt Cộng rồi. Khi tụi tôi ở Tchépone rút về rồi, Huấn vẫn c̣n ở lại Lolo. Từ hôm 14 đến 17-3-71, tụi Việt Cộng bao vây kín mít. Trực thăng không tải thương được. Tiểu đoàn 4/1 của Huấn hết đạn, phải lấy đạn, lựu đạn của Việt Cộng mà đánh lại. Tới chiều 17 th́ Tiểu đoàn tan hàng. Hai tuần lễ trước, Tiểu đoàn 4/1 có 432 người nhảy xuống Lolo. Bây giờ c̣n 60 len lỏi rút ra khỏi ṿng vây. Sĩ quan chết hết. Số 60 người c̣n lại do một Trung sĩ chỉ huy, ai cũng bị thương, đạn dược hết sạch…”

    *

    Mỹ nhân tự cổ như danh tướng

    Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.


    Hai câu thơ trong bài “Điếu cổ chiến trường văn” của Hứa Ban thật là hay. Người đẹp cũng như danh tướng thường chết trẻ. Mà như vậy mới lưu lại sự nuối tiếc, nhớ thương cho người đời. Thời xưa, các mỹ nhân nổi tiếng bên Trung Quốc thường chết lúc đang c̣n xuân sắc. Chả mấy ai muốn thấy một mỹ nhân nhan sắc tàn tạ buổi về chiều. Ấy là nói bên Tàu đời xưa. C̣n nói tới quan niệm ngày nay th́ khác xa. Nói tới danh tướng, người ta nghĩ đến lúc tung hoành giữa chiến trường, “tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành.” Ít người nghĩ đến cảnh một ông danh tướng về già, tay chân run rẫy, mỗi bước đi phải có người nâng đỡ.

    Nói tới người đi chiến chinh, ai dám chắc ngày về. Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo Ngụy Văn Thà, khi được lệnh rời Đà Nẵng theo Hải đội trưởng trên chiếc Tuần dương hạm Trần B́nh Trọng trực chỉ Hoàng Sa, không biết ông Hạm trưởng có nghĩ đó là chuyến ra khơi cuối cùng của Hải nghiệp một Hạm trưởng và cũng là dịp cuối cùng để ông trả nợ cho tổ quốc?

    Tôi hỏi ông quan Năm bạn cùng khóa với cố Đại tá Lê Huấn:

    -Nếu ông Tiểu đoàn trưởng 4/1 và các người lính của ông khi lên trực thăng nhảy xuống Lolo, biết đó là chuyến đi cuối cùng của họ, liệu họ có đủ can đảm để thi hành nhiệm vụ hay không?

    Ông này buông ly, chồm người qua mặt bàn:

    -Sao không? Lính mà! Với lại tôi biết Lê Huấn và lính Tiểu đoàn 4/1. Họ không có sợ chết đâu bác.

    Ông nh́n trừng trừng vào mặt tôi, ư như muốn hỏi sao tôi lại nêu lên một câu hỏi quá sức thừa thải như vậy.

    Ông Hạm trưởng chiếc Nhựt Tảo và ông Tiểu đoàn trưởng Bộ binh vùng giới tuyến theo cấp bậc th́ chưa phải là Tướng. Nhưng cứ lấy chuyện cấp bậc ra mà so đo th́ hẹp bụng quá! Theo tôi, hai ông này xứng đáng hơn nhiều ông Tướng lon to chức lớn nhiều. Đeo tới lon Đại Tướng mà đi đầu hàng giặc th́ đeo làm chi cho nó nhục. Ông Hạm trưởng th́ chết theo tàu ở vùng biển xa tít phía Đông để chận bước xâm lăng của ngoại nhân phương Bắc. C̣n ông Tiểu đoàn trưởng th́ cùng với tất cả sĩ quan và hầu hết binh sĩ của ḿnh đă nằm lại giữa núi rừng trùng điệp Hạ Lào, nơi con đường tiếp vận Bắc-Nam của Cộng Sản đang ngày đêm đưa người, đưa súng vào xâm lược miền Nam.

    *

    Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,

    Mặt chinh phu trăng dơi dơi soi.

    Chinh phu tử sĩ mấy người,

    Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn…


    (Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc)


    Ra đi mà không hẹn được ngày về, đó là số mệnh của kẻ chinh phu. Ngàn xưa cho tới bây giờ chiến tranh đă làm cho bao nhiêu người ra đi không về. Có những cuộc chiến tranh phi nghĩa, người chết uổng mạng. Nhưng có những cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng, và những xương máu đổ ra; những người chinh phu ra đi không về v́ họ biết họ sẽ hy sinh cuộc đời họ cho những người khác được sống tự do, đất nước họ được độc lập. Một trong những cuộc chiến tranh chính đáng đó là cuộc chiến đấu bảo vệ Tự do của quân dân miền Nam. Những chinh phu của miền Nam ra đi là để đổi mạng sống của họ lấy tự do, no ấm cho chính miền Nam. Đừng có ai ăn phải cháo lú của Cộng sản rồi trở giọng cho rằng những xương máu đó đổ ra vô ích.

    … Chinh phu tử sĩ mấy người

    Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn…


    Trên căn cứ Lolo của cuôc hành quân Lam Sơn 719 năm xưa, cây rừng bây giờ chắc đă mọc cao lắm rồi.

    Dấu binh lửa nước non như cũ

    Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương.


    (Đoàn Thị Điểm, CPNK)

    *

    Bên ngoài cửa sổ, trăng vẫn sáng vằng vặc. Nửa ṿng trái đất bên kia, trăng vẫn sáng vằng vặc. Nửa ṿng trái đất bên kia, trăng vẫn sáng trên căn cứ Lolo núi rừng trùng điệp và trên Hoàng Sa ngàn khơi lộng gió…

    TRÚC GIANG cư sĩ

    http://baotoquoc.com/2009/09/01/c%E1...n-h%E1%BB%93i/

  5. #2565
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; tết tha hương..

    Chào quí Bạn... đi váng mấy bữa mà thấy nhớ Diễn đàn.. bữa nay.. mọi chuyện yên bề, nmq lại xin góp chuyện..
    ... một năm sắp hết Tết nhất đến nơi.. ngày xưa các Cụ nói rang ; Tết sắp đến; " ông Vải th́ mừng mà con cháu th́.. lo..!!" Thật vậy, ngạn ngữ có câu " đói ngày giỗ Cha chứ.. no ba ngày Tết"..
    nmq về lại nhà. Đàn con cháu ríu rít.. năm nay gia đ́nh lại them mấy nhân khẩu.. that đông vui. Các bà th́ có đàn cháu nhỏ tha hồ mà chăm lo, chúng như đàn chim non.. lúc nào cũng tíu tít bên chân các bà. Nh́n lên tấm lịch treo.. cũng là ngoài răm rồi.. lo sửa soạn teets đi. Đang đắn đo công truyện teets nhất th́ hai cô cháu gái từ chợ phố Tàu chạy vô.. chào hỏi xong .. vội vang vô câu truyện.. chẳng là năm nay.. ai ai cũng sợ thực phẩm.. có đầy hoá chat.. mà người làm bánh chưng th́ lại hiếm hoi... hai cô cháu mà T.Vân gây dựng cửa hàng cho.. vội nghĩ đến má T.Vân.. mà chạy về nấp bóng Mẹ trong vụ làm bánh chưng Tết.
    Ngồi bàn chuyện cùng sáu bà mẹ... hai đứa nó thích thú v́, có cả một lực lượng hùng hậu lại hậu cứ vững mạnh cho chúng khai thác tài nguyên; bánh chưng xanh để ăn teets.. mọi chuyện bàn tán xong.. chỗ làm bánh, sửa soạn gạo đậu xanh.. lá gói bánh.. này nọ đă sẵn sàng.. căn nhà để xe được dùng vô việc..
    Hoom qua cô cháu gái phôn về báo chỉ có một buổi sáng đă nhận khách đặt bánh.. được cả trăm chiếc bánh lớn rồi.. chồng của cháu đang chở nào lá..nào đậu, gạo..c̣n thịt th́ khoảng trưa nay khoảng 5 chục kí
    Thế là T.Vân ra lệnh.. sửa soạn rổ nhựa..rồi bàn thấp.. ghế con.. kể cả chậu tắm của em bé cũng mang ra để.. dùng.
    Software.. dở quá auto saved gây trở ngại hóc jammed..mất bytes..nghẹn khoong gơ tiếp đ.

  6. #2566
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; lời yêu cầu gởi đến BBT/Viêtland...

    Kính gởi đến ban DFdieeuf hành Diễn đàn Vietland.

    Kính chào quí Vị..

    Hôm nay, nmq có chút thời gian., lại vô Diễn đàn góp đôi hang kể chuyện cùng độc giả.. tuy nhiên chỉ được khoảng hơn 100 chữ đầu la gơ ngon lành.. nhưng nếu tiếp tục gơ th́ biến cố như chậm nhận bytes.. hóc, jammed..mà nếu cố gơ them đến 100 thứ ba tiếp th́ ôi thôi.. hết nước mô tả..
    Nếu như Diễn ddanf có ư giới hạn sỗ chữ cho phép thành viên hay độc giả gởi đến th́ xin cho biết để mọi người chấp hành.
    Ngayf xưa, cũng đă có một Diễn đàn, từng có đạt đến ba(3) hay bốn(4) tram góp ư.. mà đôi khi góp ư dài trên sau, bảy trăm chữ.. Diễn đàn nay thay đổi luật lệ va giảm xuống chỉ c̣n 300 chữ.. th́ vài ngày hôm sau.. dieenx đàn này... vắng như chùa bà Đanh.. góp ư không c̣n..đủ đếm trên 10 đầu ngón tay.. cho đến nay.. cái diễn đàn này.. góp ư nhiềù 2, 3 là .. mà cũng hiếm hoi.. nmq xin ngưng v́ bắt đầu dở chứng....
    nmq xin cảm ơn BBT/Vietland .

  7. #2567
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674



    ĐỪNG TRÁCH EM NHA ...


    Anh bảo rằng
    Anh vẫn nhớ về em
    Dẫu hơn bốn mươi năm trời đằng đẵng
    Nỗi nhớ âm thầm dù mưa hay nắng
    Và dù em biết hay không
    Bên này đầu dây em thấy đắng ḷng
    V́ em cũng muốn nói với anh những lời như anh vừa nói
    Nhưng anh ơi,
    Ḍng đời đă chia ḿnh hai lối
    Nên em nghẹn ngào nuốt ngược về tim

    Anh bảo rằng anh vẫn nhớ về em
    Thế anh có nhớ những ngày xưa ḥ hẹn ...
    Em nép bên anh má hồng v́ thẹn
    Khi thiên hạ nh́n ta ư nhị mỉm cười
    Khi bước chân t́nh rộn ră chơi vơi
    Và khi tim đập sai nhịp đập

    Anh có nhớ không ...
    Chiều Sài G̣n mông mênh nắng ngập ...
    Áo em bay và gió cợt trêu người
    Khi Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ song đôi
    Khi Cầu Sơn, Thị Nghè, Lê Văn Duyệt
    Em chưa kể với anh những lần đạp xe ra bưu điện
    Để gởi cho anh những lá thư dài
    Em vẫn nhớ bữa cơm ngon với chú em trai
    Vừa ăn vừa tṛ chuyện...

    Anh biết đâu rằng
    Có những chiều một ḿnh em ra biển
    Nh́n cuối trời t́m cánh hải âu
    Để nhớ anh và để đợi con tàu
    Mang anh trả về thành phố





    Anh hỏi em có nhớ không, một chiều mưa đổ
    Hiên nhà ai, Phú Thọ, trú mưa
    Em nhớ chứ anh ...
    Ngày anh đến t́m em và cũng là lần chia biệt, đâu ngờ ....
    Định mệnh phải không ?... hôm ấy ...
    Chẳng v́ đâu mà em giận hờn, ngúng nguẩy
    Nhưng tại sao anh chẳng làm lành ?
    V́ sao anh không t́m em lần nữa hở anh ...
    Mà một năm sau lại gởi đến em thiệp vui, báo hỉ
    Anh đă chọn rồi, người anh vừa ư
    Sao bây giờ c̣n nói nhớ về em ?!
    Sao hơn bốn mươi năm anh mới đi t́m
    (T́m trong cảnh vẫn vô cùng ngăn cách !)
    Sao anh t́m em để rồi anh trách
    Trách chẳng hồi tin khi anh gọi, anh chờ ....

    Anh có hiểu em không ?
    Em để cho t́nh trôi thế vào thơ
    Bởi chúng ta, anh chọn rồi, hai ngả
    Bởi hơn bốn mươi năm ḷng em băng giá
    Khâm liệm mối t́nh duy nhất anh ơi

    Đừng trách em nha
    Nếu biết rằng ... em vẫn là... của ... một …người ...


    Song Châu Diễm Ngọc Nhân
    http://thongominhhang1trangthotinh.blogspot.com/
    Last edited by Tigon; 22-01-2014 at 07:27 AM.

  8. #2568
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chương tŕnh Tết Giáp Ngọ tại Ḍng Chúa Cứu Thế Sài G̣n




    Đêm Giao Thừa:

    Lễ Tất Niên : lúc 18g00’ (ở nhà thờ)

    Tĩnh Nguyện : lúc 21g30 (tại Lễ đài)

    Lễ Giao Thừa : lúc 22g00’

    Mồng Một Tết:

    Lễ I: lúc 6g00’ (ở nhà thờ)

    Kiệu Đức Mẹ: lúc 16g30’

    Thánh Lễ Hành Hương Minh niên: lúc 17g00’

    Mồng Hai Tết:

    Lễ I: lúc 7g00’ (tại Lễ đài)

    Kiệu Đức Mẹ: lúc 16g30’

    Thánh Lễ Hành Hương: lúc 17g00’

    Mồng Ba Tết

    Lễ I: lúc 6g30’

    Lễ II: lúc 8g00’

    Kiệu Đức Mẹ: lúc 16g30’

    Thánh Lễ Hành Hương: lúc 17g00’

    Lễ IV: lúc 19g00

    Lưu ư: Trong cả ba ngày Tết, kể từ sau thánh lễ đầu tiên đến trước giờ Kiệu Đức Mẹ, đều có các cha thay phiên hướng dẫn các gia đ́nh dâng ḿnh đầu năm cho cộng đoàn ở sân trước nhà thờ.

    http://chuacuuthenews.wordpress.com/...-dcct-sai-gon/

  9. #2569
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Saigon thuo ay.

    Quote Originally Posted by Tigon View Post



    ĐỪNG TRÁCH EM NHA ...


    Anh bảo rằng
    Anh vẫn nhớ về em
    Dẫu hơn bốn mươi năm trời đằng đẵng
    Nỗi nhớ âm thầm dù mưa hay nắng
    Và dù em biết hay không
    Bên này đầu dây em thấy đắng ḷng
    V́ em cũng muốn nói với anh những lời như anh vừa nói
    Nhưng anh ơi,
    Ḍng đời đă chia ḿnh hai lối
    Nên em nghẹn ngào nuốt ngược về tim

    Anh bảo rằng anh vẫn nhớ về em
    Thế anh có nhớ những ngày xưa ḥ hẹn ...
    Em nép bên anh má hồng v́ thẹn
    Khi thiên hạ nh́n ta ư nhị mỉm cười
    Khi bước chân t́nh rộn ră chơi vơi
    Và khi tim đập sai nhịp đập

    Anh có nhớ không ...
    Chiều Sài G̣n mông mênh nắng ngập ...
    Áo em bay và gió cợt trêu người
    Khi Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ song đôi
    Khi Cầu Sơn, Thị Nghè, Lê Văn Duyệt
    Em chưa kể với anh những lần đạp xe ra bưu điện
    Để gởi cho anh những lá thư dài
    Em vẫn nhớ bữa cơm ngon với chú em trai
    Vừa ăn vừa tṛ chuyện...

    Anh biết đâu rằng
    Có những chiều một ḿnh em ra biển
    Nh́n cuối trời t́m cánh hải âu
    Để nhớ anh và để đợi con tàu
    Mang anh trả về thành phố





    Anh hỏi em có nhớ không, một chiều mưa đổ
    Hiên nhà ai, Phú Thọ, trú mưa
    Em nhớ chứ anh ...
    Ngày anh đến t́m em và cũng là lần chia biệt, đâu ngờ ....
    Định mệnh phải không ?... hôm ấy ...
    Chẳng v́ đâu mà em giận hờn, ngúng nguẩy
    Nhưng tại sao anh chẳng làm lành ?
    V́ sao anh không t́m em lần nữa hở anh ...
    Mà một năm sau lại gởi đến em thiệp vui, báo hỉ
    Anh đă chọn rồi, người anh vừa ư
    Sao bây giờ c̣n nói nhớ về em ?!
    Sao hơn bốn mươi năm anh mới đi t́m
    (T́m trong cảnh vẫn vô cùng ngăn cách !)
    Sao anh t́m em để rồi anh trách
    Trách chẳng hồi tin khi anh gọi, anh chờ ....

    Anh có hiểu em không ?
    Em để cho t́nh trôi thế vào thơ
    Bởi chúng ta, anh chọn rồi, hai ngả
    Bởi hơn bốn mươi năm ḷng em băng giá
    Khâm liệm mối t́nh duy nhất anh ơi

    Đừng trách em nha
    Nếu biết rằng ... em vẫn là... của ... một …người ...


    Song Châu Diễm Ngọc Nhân
    http://thongominhhang1trangthotinh.blogspot.com/


    Rộn rã.

    22 tháng một 2014
    1:19 SA

    Ứ hự hừ phải không đó.
    Em vẫn là của một người ?
    Mà Ngừơi nào đây.
    Chắc không phải anh.
    Vì em đã
    Chọn rồi hai lối mộng.
    Hai ngã đời giữa nhịp sống mong manh.

    Anh chẳng trách ai chỉ trách ông Trời.
    Hơn bốn mươi năm vẫn một đời hoài vọng.
    Em chẳng nói một lời dù là sáo ngữ lúc phân ly.
    Điều đau khổ nhất là lần gặp lại.
    Em chẳng giận hờn, chẳng ngúng nguẩy chũ môi.
    Cho anh mang làm hành trang kỷ niệm.
    Suốt cuộc đời trải rộng qúa mông mênh.

    Em còn nhớ không.
    Buổi Anh về em làm mặt lạ.
    Anh rùng mình đau đớn hiểu từ đây.
    Con sáo nhỏ đã dời đi phương khác.
    Mặc điêu tàn đổ nát dưới chân ai.
    Mặc đau thương rách nát cả hình hài.
    Anh đứng đó trơ mình như đá sỏi.
    Thấm trăm năm khắc dấu cuộc tàn phai.
    Nghe nhức buốt cơ hồ bờ sinh tử.

    Nhưng em ơi.
    Có là bao cay đắng.
    Cuộc tình si và gã si tình ấy.
    Vẫn một đời rằng nhớ về em.
    Dù em có làm ra như kẻ lạ.
    Cũng một lần rộn rã những nhịp tim.
    Peterphu.

  10. #2570
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; những chiều cuối năm...

    Hôm nay, ở VN đă là hai mươi ba.. ngày làm lễ cúng ông Công, bà Táo lên chầu trời.. nmq bữa hôm qua nhận được phôn từ xa.. nhắc nmq .. một chiều trên mien Tây Bắc.. gặp gỡ mấy em Thanh niên xung phong..tuổi đời chua qua đôi mươi.. các em xúm quanh ba ông già trong hang núi dá lạnh buốt.. ngọn lửa bập bùng lấp poangs trên những khuôn mặt c̣n non dại.. gày g̣.. các em th́ thâm kể chuyện.
    nmq không nhớ được nhiều...
    chiều hăm ba, báo công họp tổ
    được cho về, ăn Tết với gia đ́nh
    nhớ trang điểm cho ra dáng... thanh niên tiền tiến !!
    chẳng ǵ cũng xung phong; lên liếp dứa..... khoai
    tuổi trẻ yêu thương đời đang êm đẹp..

    Chiếc xuồng thả, trôi theo gịng nước..
    bông lục b́nh nở rộ, tím ngơp gịng kinh..
    đưa tay vớt ; xin nhánh bông tươi đẹp..
    mái tóc xinh đây bông đẹp gài lên..
    hai đứa bên nhau; từ đội lên đoàn,
    toàn con cháu của tàn quân Mỹ Nguỵ...

    Anh ra đi, mà em c̣n ở lại..
    mong hy sinh .. cha sớm trở về
    nào mẹ, nào em đang ngóng chờ...
    .. máy lại nghẹn.. sẽ tiếp khi nào máy hết nghẹn.. có lẽ mấy CAM bực ḿnh v́ những thread này. V́ bài gơ phơi bày sự that.....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •