Page 301 of 471 FirstFirst ... 201251291297298299300301302303304305311351401 ... LastLast
Results 3,001 to 3,010 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3001
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; bao giờ trở lại chốn xưa ??

    Trưa nay thi nmq nhận được phôn từ Paris gọi sang, hoá ra một bạn cùng thời GM1. Bs Robert, Rob nói t́m măi, may gặp một người quen, họ nói hôm 14-07, nmq cũng về dự lễ. Câu truyện của 50, 60 năm về trước nay được ôn lại, Celine mất rồi Genevieve cũng mất rồi.. trơ trụi c̣n vài bóng già .. lang thang trên khắp nẻo đường. Rồi Rob hỏi Q.;
    - Toa( toi) về Pháp đi học trở lại rồi sao lại đi Bắc Phi làm chi ??
    Câu truyện dài từ ngày chia tay ở De Lanessan, cho đến vô Nam th́ Yvonne tử nạn.. tất cả được ôn lại.. Riêng Rob, sau khi trở về Pháp th́ Rob nhận làm việc cho Bv ở Le Havre. Rồi cũng đổi qua Rabbat/Bắc Phi. Rob có nghe chuyện trong những năm Algerie rối loạn an ninh tệ hại tham nhũng th́ ở đó họ giải quyết ra sao ? Đang tồi tệ như vậy mà sao chỉ có trong một năm mà Ammed lập lại được trật tự ??
    -- Tôi ph́ cười trả lời ; chuyện xứ người thắc mắc làm chi ??
    -Rob ; cũng v́ ngày nay tưởng rằng cái xứ pieds noirs yên ổn sống mà cũng ôi thôi ,như nồi bouillabaisse Marseillaise..!!
    -moa(moi) có nghe dân Algerien khen Dr Bernard Junior th́ nghi rằng đó là tên Dr indigene có vợ mũi lơ tóc vàng.. là toa (toi) ngay thôi.. không ngờ rằng Yvonne đă bị ngộ nạn, xin chia buồn cùng toa.. Thế bây giờ gia đ́nh ra sao.. bao nhiêu cháu trai.. gái rồi..
    Sau cùng th́ ra Rob muốn hỏi đến cái thời 1960-1965 ở Algerie, họ thẳng tay dẹp loạn ra sao..?
    - Rob nói rằng; bà bạn sống chung với Rob hiện nay là người Việt miền Bắc,trước đây cũng khoảng 4, 5 năm thôi. ,khoe VN tốt này nọ.. rồi đưa Rob về Hanoi ra mắt gia đ́nh. Về đến Hà nội th́ thấy chóng quay cả mặt (vertige).. đau có dám sang đường một ḿnh, sao mà lắm scooters thế,cái ngược cái xuôi.. đương ngơ ngác thi bị thằng chạy scooter giật cái máy ảnh đeo bên vai làm muốn ngă chúi xuống đường luôn, ghê qua ( terrible).. v́ vậy moa ṭ ṃ hỏi xem tại sao xứ Tonkin một thời đẹp đẽ, lịch sự.. lễ độ như thế mà nay lại c̣n thua, có lẽ thua cả Algerie 60-65 hay sao !! Telle pitié pour Tonkin.

    -Moi rất đau ḷng khi phải nói xấu cái Tonkin của chúng ḿnh một thời đă qua !!

    --Cảm ơn Rob đă thông cảm và thương cho Tonkin của 50-54.. v́ ngay chính tôi sau khi ra khỏi trại Cải tạo 9-2001 , chân đặt xuống đất Ha nội, ga Hàng cỏ th́ đă cảm nhận ngay ra rằng Hanoi hay Tonkin đă mất đi cái bản sắc thanh lịch(identity) của cả Đông lẫn Tây phương vun đắp lên tây vực Hồng Hà..
    - Mà Coucou chưa nói cho Rob nghe chuyện Algerie.. v́ Rob biết rằng Coucou đă làm adjoint cho Commandant GM-1. dưới tên Dr Bernard Junior . Chính đặc sứ khi về Pháp đă khoe rằng một người Y sĩ indigene.. giỏi dang toubib y khoa mà biết cả hành chính nữa..C̣n Viet Nam của Coucou .. sao Coucou không về giúp một tay ??
    -- Sao Rob lại lan man đến chuyện về giúp VN, VN ngày nay thiếu ǵ người tài giỏi. Coucou nay đă già rồi, cùng tuổi với Rob mà, hơn nữa lại c̣n thù hận giữa chế độ hiện nay với gia đ́nh Coucou thời Revolution45 nữa mà. VN bây giờ ra sao th́ đó là vấn đề của người cầm quyền và của dân trong nước, chứ ở ngoại quốc như Coucou th́ chẳng làm được việc ǵ hơn là đánh vơ mồm (boxer par la bouche) hay taper claviers( gơ bàn phím)..
    - Từ chối trả lời công thức dẹp loạn của Algerie có phải không ? ...
    -- C'est discret , confidentiel politique... (đó là bí mật chính trị mà ). Hơn nữa lâu rồi cũng quên hết rồi . Chỉ có một điều muốn làm th́ phải quyết tâm, v́ dân hay v́ tham vọng.. thế thôi.

    Chính nmq cũng nh́n nhận rằng t́nh h́nh thối nát nhiễu nhương ngày nay không khác mà c̣n tệ hại hơn Algerie 60-65.
    Như vậy đúng như lời cổ nhân đă nói ; làm Cách mạng th́ phải có đổ máu, như vậy mới thay đổi được c̣n như cứ lùng nhùng che đậy th́ cả cầm quyền lẫn nhân dân chẳng sớm th́ muộn sẽ.. được rước cờ năm sao hết thôi. Buồn cho VN ./.

  2. #3002
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; Hương khói đam mê. 2/

    tiếp theo bài #2986 ở trên..
    Thuốc Lào xuất xứ từ vùng Tiên Lăng, vùng nước lợ (phèn nhẹ). Mùi thơm của thuốc, nếu là mộc th́ có chút hôi cho nên của hàng ở trước cửa chợ Đồng Xuân/ Hà nội thu gom về phân loại rồi mới tẩy, hồ thêm phụ gia cho thơm.. thuốc hồ th́ khi vê dính tay hơn (v́ có phun mật ong), cam thảo..Thuốc Lào được đóng gói thành bánh như viên gạch thẻ, nặng chừng một cân ta/600gr, bao quanh gói bằng lá chuối khô..bán lẻ th́ được gói thành gói nhỏ, h́nh củ ấu.
    nhớ ai như nhớ thuốc lào !! .. đem chôn điếu xuống lại đào điếu lên..
    Khi vào trong Nam dân Bắc không quên mang theo điếu cầy.. điếu bát.. lại mang cả giống thuốc lá cho đủ cơn ghiền. Thuốc lào đă được trồng tại Cái Sắn, Hố Nai...

    Vô đến miền Nam, miền Nam quí bô lăo ngay như dân quê cũng bập thuốc, cũng cái kén ph́ phà khói thuốc màu bàng bạc, nhưng nặng mùi hơn thuốc Lào. Thuốc rê được trồng dọc theo triền sông Hậu. Cũng ủ cũng phơi rồi sấy cho chín, thái nhỏ nhưng bán rời,

    Muốn hút th́ phải có giấy bản loại tốt cắt nhỏ, đặt một dúm thuốc lên rồi xoe lại như cái loa kèn, đầu thừa đưa lên lưới liếm qua rồi dán lại, ngắt chút đuôi cho thông lỗ..rồi đưa lên miệng, ngậm nơi phía đuôi,một chân co lên ghế, tay với lấy.. bật hộp quẹt,, đưa ngọn lửa sáp gần rồi bập bập cho bén lửa cháy thuốc.. sau đó là kéo một hơi cho đă.

    Ngậm miệng lại, rót chút cà phê ra đĩa cho nguội.. ngửa cổ nh́n trời rồi ph́ ra khói.. Cà phê cũng đă bớt nóng.. chao qua lại, gỡ điếu thuốc rê xuống gắn mép bàn.. hớp ngụm cà phê sáng.. chu choa thật là đă.. Bây giờ kêu phô ky.. tô hủ tiếu hay tô ḿ nước.. lại cái bánh tiêu hay chá quẩy.. Đó là bữa ăn sáng b́nh dân của lớp thường dân lao động Nam kỳ..

    C̣n thuốc lá nữa, thời kỳ đô hộ, thức dân mang sang xứ ta nào Job, Bastos, Melia, Cotab..(gói 20 điếu, các tút(cartouche 20 bao) cũng đủ loại đen có thơm có, nặng nhẹ không thiếu, sau đó họ trồng và mở rộng ngành thuốc lá này ở miền Nam. Thuốc lá tiện, gon, sạch hơn nên được ưa chuộng nhiều. Tuy nhiên không có cảnh say thuốc ngă bổ ngửa như thuốc lào Tiên Lăng.

    Hương khói đam mê con phải kể đến; bàn đèn thuốc phiện ( nmq cũng đă gơ ở những trang trên., nên không nhắc laị nữa.). Thú vui cùng Tiên Nữ Phù Dung đưa đến những thi hứng dạt dào t́nh tiết.

    Ngay như những tiểu thuyết vơ hiệp trường kỳ, có lẽ Kim Dung cũng không thoát khỏi ṿng tay mê hoặc của nữ chúa Phù Dung. Cái say của Phù Dung khắc hẳn, nó mê hoặc, ngây ngất và t́nh tự dịu dàng chiều theo sự tưởng tượng của kẻ đang say. Trí óc lúc đó, tự nhiên nhớ dai và sắp đặt t́nh cảm một cách tài t́nh, hoà hợp với cảnh trí giả tưởng, rồi ghim lại.. t́m cách giải theo từng chi tiết..
    V́ vậy, khi mấy ông dân làng bẹp, có văn hoá cao, sau khi có chút khói dẫn đường thấm vào tạng phủ đă có những lư luận, những biện pháp lư thuyết.. mà với khối óc b́nh thường không suy nghĩ kịp thời để đối đáp cho được. Nhất là lại có chén nước chè Tàu nóng, đậm ngon và thanh kẹo lạc, để hăm thuốc sau khi nhả khói bay đi..
    Ngày nay các loại thuốc đê mê này nọ, có lẽ chỉ là loại kích thích làm mất tri, hay rối loạn tâm thần, phản ứng như một con thú. Tạo nên những con nghiện vô năo, mà cứ tưởng như là đạt mức siêu h́nh thoả măn cái tôi. Thật tội nghiệp,....
    một cái nghiện để nẩy nở phong lưu hoá văn chương và một cái nghiện làm suy đồi tuổi trẻ../.

  3. #3003
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Thú vui “Ngủ đ̣”

    Xứ Huế là đất kinh kỳ, là nơi sinh sống của vua chúa, nơi tao nhân mặc khách cùng nhau tụ hội. Cũng v́ vậy mà Huế có rất nhiều thú vui tao nhă. Mỗi thú vui đều có một dư âm, một tầng văn hoá khác nhau, nhưng cùng hoà quyện vào nhau để làm nên một dư vị Huế tuyệt vời. Và trong rất nhiều thú vui đó, thú vui “Ngủ đ̣” được xem như một phần không thể thiếu trong văn hoá xứ Huế.
    Thừa Thiên Huế có nhiều sông nhưng chỉ có con sông Hương mới khai sinh nên thú ngủ đ̣, vốn rất quyến rũ nhưng cũng đầy tai tiếng. Ḍng Hương Giang gắn bó với nhiều tṛ giải trí của xứ thần kinh, nhưng với riêng thú ngủ đ̣ th́ sự gắn bó đó thật là đặc biệt v́ không có ḍng sông, con đ̣ th́ lấy đâu ra thú ngủ đ̣.
    “ Nếu như không có sông Hương
    Câu thơ xứ Huế nữa đường đánh rơi…”

    Một đêm khuya nào đó, ta đang ngủ say, bỗng vẳng lên đâu đó điệu ḥ mái nh́ xao xuyến như mời gọi trong mơ, tỉnh dậy hóa ra là thực. Giọng ḥ con gái từ một con đ̣ đêm nào đó từ dưới sông Hương vọng lên làm ray rức tâm can...
    Những con đ̣ đêm trên sông Hương không ngủ, mà cần mẫn chở lời ca tiếng hát, chở niềm tri ân tri kỷ, chở cả giấc mơ hoa của bao lữ khách giang hồ. Từ đó sinh ra cái thú "ngủ đ̣".
    Khi đêm xuống, thuyến rời bến chạy máy (hoặc chèo tay nếu khách yêu cầu), ngược sông lên Ḥn Chén hoặc Hương Hồ th́ dừng lại, tắt máy, rồi thả trôi. Những điệu ca Huế, những thú chơi lịch lăm như thả thơ, b́nh thơ, hoặc trao nhau những lời thủ thỉ suốt canh trường .
    Đ̣ trôi đến Thiên Mụ hoặc Phu Văn Lâu th́ buông neo. Lúc này đă về khuya, sương trăng huyền ảo, chén thù chén tạc nặng ḷng, không ai ngủ được. Lại đàn, lại hát, lại trằn trọc nghe eo óc tiếng gà... Đói th́ ăn, say th́ nằm gối đầu nghe lẩy Kiều... Thật thi vị. Ngủ thiếp đi cũng chẳng việc ǵ. Tinh sương th́ đ̣ nhổ neo xuôi về bến, bịn rịn chia tay, mơ màng cứ ngỡ ḿnh vừa qua một kiếp người.
    Con đ̣ sông Hương phục vụ thú "ngủ đ̣" (như đ̣ ca Huế , thuyền rồng, thuyền phụng) được kết cấu rất tao nhă, khác với các loại đ̣ trong Nam, ngoài Bắc, lại hoàn toàn khác với đ̣ bán hàng, đ̣ đánh cá, đ̣ vận chuyển trên sông Hương. Các loại đ̣ khác cứ thống thống từ lái đến mũi, ở giữa chỉ có cái mui che.
    C̣n đó sông Hương phục vụ khách "ngủ đ̣" bao giờ cũng có bốn phần: Phần mũi là khoảng không gian để du khách ngồi hóng gió, ngắm trăng, ngắm cảnh vật đôi bờ. Tiếp theo là khoang thuyền dành cho khách. Ở khoang này, có mui ṿm đóng bằng tôn hoặc gỗ, có cửa để vào ra đóng mở.
    Bên trong người ta thiết kế có pḥng ngủ, có sàn gỗ làm nơi trải chiếu để uống rượu, ngâm thơ, hoặc nghe đàn hát. Khoang tiếp theo là chỗ ở của gia đ́nh chủ đ̣, cũng có mui ṿm, có cửa đóng mở, có sàn trải chiếu để ngủ, cách biệt hẳn với gian ngủ, chơi của khách.
    Sau cùng là chỗ để máy đ̣, bánh lái để người lái thuyền điều khiển đ̣. Nghĩa là con đ̣ Huế giống như một ngôi nhà di động. Bây giờ gọi là thuyền Rồng, thuyền Phụng, có cái đơn, có cái đôi (gọi là bằng)…


    Không biết lối ngủ đ̣ này ra đời từ bao giờ, nhưng có lẽ nét văn hoá này được manh nha từ thói quen của những cư dân sông nước, sinh sống trên những con sông của Huế. Nơi mà hàng ngày những ngư chài mưu sinh cùng sông nước, đêm đến tận hưởng chút thanh thơi cùng với mây trời. Và dần dần niềm vui nho nhỏ đó đă tạo nên một thú vui cho Huế - Ngủ đ̣.
    Lối “Ngủ đ̣” ra đời cũng xuất phát từ chính trong ḷng của xứ Huế. Nơi mà thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, cuộc sống mưu sinh vô vàn khó khăn. Lắm lúc con người ta phải làm tất cả để kiếm sống không đủ thời gian để cảm nhận thiên nhiên xung quanh. V́ thế Ngủ đ̣ ra đời như một sự bù trừ của thiên nhiên, để con người ta có thể cảm nhận sâu lắng nhịp đập của tâm hồn, tạm quên đi những bon chen của cuộc sống xô bồ để ch́m vào những phút giây thư thái nhất, thả tâm hồn cùng với mây nước trăng thanh. Được nghe những điệu ḥ vang vọng trên sông:
    “Đ̣ từ Đông Ba, đ̣ qua Đập Đá
    Đ̣ từ Vĩ Dạ, thẳng ngă ba Śnh
    Lờ đờ bóng ngă trăng chênh
    Tiếng ḥ xa vọng nhắn t́nh nước non”

    “Bên chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
    Bên làng Thọ Lộc tiếng trống sang canh
    Trên sông Hương thấy sống dập dềnh
    Non sông thêu dệt kinh thành Phú Xuân”

    Hay:
    “Bên chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
    Bên làng Thọ Lộc tiếng trống sang canh
    Giữa sông Hương tiếng sóng khuynh thành
    Đêm khuya một chiếc thuyền t́nh ngả nghiêng”

    “Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
    Thuyền về xuôi mái sông Hương
    Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay”

    “Gió thổi pho pho đưa đ̣ lên Huế
    Trăng non đoài vội xế Bao Vinh
    Gặp nhau đây giữa ngă ba Śnh
    Có ai vô kết nghĩa chung t́nh ngàn năm”

    Và Ngủ đ̣ đă tạo cho Huế thêm nhiều chất thơ. Làm cho nhiều tâm hồn Huế trở thành thi sĩ, làm cho bao lữ khách tha phương đến Huế phải ghé chân dừng lại để cảm nhận dư vị đặc biệt này. Nhà thơ Hàn Mặc Tử đă từng giải bày qua những ḍng tâm sự chất chứa nỗi niềm:
    “Gió theo lối gió mây đường mây
    Ḍng nước buồn trôi hoa bắp lay
    Có ai đậu bến sông trăng đó
    Có chở trăng về kịp tối nay…

    …ở đây sương khói mờ nhân ảnh
    Ai biết t́nh ai có đậm đà”

    (Hàn Mặc Tử)
    Được Ngủ đ̣, con người ta sẽ cảm nhận được từng khoảng khắc của không gian, cảm nhận được ngày tàn của Huế đang lịm dần, đang ch́m vào khoảng không vô tận. Hoà cùng những tiếng rao đêm khuya, tiếng gơ “lanh canh” của những người đánh cá đêm, hay tiếng chuông chùa Thiên Mụ báo thức lúc ban mai hoà trong sương đêm mờ ảo. Được cùng mây nước đón những tia nắng ban mai từ phía chân trời phản chiếu trong ḍng sông Hương mát lạnh. Bởi thế, nhiều người đă từng nói rằng: Ngủ đ̣ như được sống từng phút, từng giây, từng ti cảm giác để một mai “Thuyền có về Đại Lược, duyên có ngược Kim Long” th́ vẫn có chút ǵ để nhớ.


    Gọi là ngủ đ̣ nhưng có ai xuống đ̣ để ngủ bao giờ. Khách xuống đ̣ là để nghe đàn ca xướng hát, để ngâm vịnh thơ ca, để t́m kiếm bạn tri âm, tri kỷ, hay để được thao thức trong khoang thuyền với cô gái Huế bởi những câu chuyện thâu đêm của nàng, mà dân Huế vẫn quen gọi là chuyện canh trường.Rồi từ những vui thú tao nhă ấy mới thai nghén nên cái trần tục khiến khách xuống đ̣ phải nao ḷng trước thú mua hoa bán nguyệt. V́ thế mà sau này trong giới ngủ đ̣ mới h́nh thành nên các cụm từ “ngủ chay”, “ngủ mặn” để nói về múc độ và tính chất của những chuyến xuống đ̣.
    Khách đ̣ thuở trước lịch lămvà nho nhă lắm. Hành trang mang xuống đ̣ của họ không chỉ là niềm đam mê lạc thú, mà cả một hồn thơ lai láng, một trí tuệ uyên thâm và niềm háo hức muốn trải nghiệm một đêm trên ḍng sông của trăng, của thơ và của nhạc. Khách hiếm khi xuống đ̣ một ḿnh mà thường đi với một, hai người bạn. Lúc con thuyền rời bến, ngược ḍng Hương đi về phía Kim Long, Thiên Mụ là lúc những sử tích, những giai thoại về ḍng sông và những địa danh ven bờ được khơi dậy. Đó là những bài học lịch sử và địa dư lư thú và lăng mạn nhất mà khách đ̣ được học trong đời. Nó hấp dẫn bởi giọng Huế ngọt ngào của người kỹ nữ sông Hương, bởi khung cảnh thi vị của một đêm trăng, bởi cảm giác được bồng bềnh trên sông nước với những con sóng lao xao ru vỗ mạn thuyền và tiếng mái chèo khua nước róc rách.


    Con đ̣ dừng lại, buông neo và một giọng ḥ mái nh́ cất lên lan dài trên mặt sóng. Người ta nghe trong giọng ḥ ấy những nỗi niềm của thân kiếp; những sử tích về cuộc đời của nàng công chúa biết dứt t́nh riêng để mang hoà b́nh, và cả một phần giang sơn, về cho tổ quốc…khiến ḷng lăng khách bùng lên mối cảm thông sâu sắc và cả một nỗi buồn vô cớ nhưng da diết. Giọng ḥ chợt tan biến vào thinh không, cũng bất ngờ như lúc nó ngân lên. Thay vào đó là tiếng dây cuốn neo xé nước roàn roạt. Con đ̣ quay mũi về xuôi trong tiếng thủ thỉ kể “chuyện canh trường” của phận nữ trong khoang đ̣. Rồi khách đ̣ đi vào giấc mộng lúc nào không hay. Tinh sương, đ̣ nhổ neo xuôi về bến, bịn rịn chia tay, mơ màng cứ ngỡ ḿnh vừa qua một kiếp người.
    Bây giờ, khi cuộc sống trở nên xô bồ, người Huế ngày càng bon chen hơn với cuộc sống th́ thú vui ngủ đ̣ cứ dần dần lui về quá khứ. Không c̣n nhiều người đi ngủ đ̣ nữa nhưng những dư âm của nó vẫn vang vọng măi trong mỗi tâm hồn Huế mỗi khi có dịp được phiêu du cùng mây nước trăng thanh.

  4. #3004
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; Sông Hương.. và tiếng ca nhi nức nở hay ??

    nmq xin phép tác giả Pleiku gơ lại một bài thơ.. có lẽ của cụ Ng Cg Trứ..

    ... đêm khuya một chuyến đ̣ ngang,
    một cô ca sĩ.. một quan đại thần,
    ban ngày quan lớn như thần,
    ban đêm quan lớn tầm mần như con.... có lẽ nmq nhớ sai nhiều, quí Bạn chỉnh sửa lại cho. Cám ơn

    Quả thật gịng sông Hương chảy rất chậm chạp.. thơ mộng và gái xứ Huế cũng rất đa t́nh..
    Mong sao được đọc nhiều bài về xứ Huế, nhất là các cô gái Quảng..
    Trên Diễn đàn Vietland đă có Hà nôi , đă có Saigon, chỉ c̣n thiếu Huế.. và nếu được nmq thèm đọc đến Dalat, Buồn muôn thuở và ngay cả Phố núi Pleiku.
    Những địa danh anh hùng vơ thượng và những địa danh phong hoá ngàn năm. Viết lên đi, gơ lên đi đừng để cho Cộng sản phá vỡ hết cả di tích, thắng cảnh của non sông gấm vóc. Mong lắm thay./. nmq

  5. #3005
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hôm nay 1 tháng 11 , kính nhớ người khai lập nền Cộng Ḥa Việt Nam :


  6. #3006
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM

    Phần 1 và 2






    Tưởng Giới Thạch: "Một trăm năm nữa Việt Nam cũng không t́m được một người nào tài ba đức độ như Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm"
    Last edited by Tigon; 01-11-2014 at 07:51 PM.

  7. #3007
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Chinh Chiến Điêu Linh
    Tưởng Nhớ Những Người Lính Đă Hy Sinh Để Cho Chúng Ta Sự Tự Do

    Polei Kleng
    "Tên vẫn chưa quen người dân Thị Thành"
    Polei Kleng là tên của một ngọn đồi lớn nằm về phía Tây Bắc của thành phố Kontum khoảng 22 cây số. Chung quanh Polei Kleng có những đồi đại đội ṇng cốt của tiểu đoàn do Thiếu Úy Kchong làm Đại Đội Trưởng. Thiếu Úy Kchong từ lực lượng Dân Sự Chiến Đấu do Hoa Kỳ thành lập và huấn luyện, sau chuyển qua Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Pḥng. Kchong mới 22 tuổi, anh là một sĩ quan can trường và hành quân rất giỏi.

    Chỉ huy Tiểu Đoàn 62 là Đại Úy Bửu Chuyển, dáng người cao lớn, nước da trắng hồng. Một lần Tướng Lam Sơn đến thăm trại, gọi ông theo kiểu Huế: "Mệ Chuyển". Tiểu Đoàn Phó là Trung Úy Phan Thá, dáng người dong dỏng cao, rắn rỏi, đôi mắt linh động, và các sĩ quan khác của tiểu đoàn như Thiếu Úy Lê Văn Anh, Thiếu Úy Nguyễn Văn Tám... đều là những sĩ quan trẻ rất kiên cường.

    Lệ Khánh được tổ chức như một làng nhỏ, có bệnh xá khám bệnh cho các gia đ́nh Thượng ở chung quanh trại. Có trường học, thầy giáo là người Thượng. Có trại gia binh, không phải nhà, mà là những căn hầm như những công sự pḥng thủ, nhưng rộng răi cho vợ con của những quân nhân Thượng. Trại cũng có những vườn rau xanh, có câu lạc bộ nằm trên đồi rất thơ mộng, người trong trại gọi là câu lạc bộ Mây Trên Đồi.

    Trong những ngày làm phóng sự chiến trường ở Cao Nguyên, hôm qua tôi xin tháp tùng theo một chuyến bay nào đó để nhảy xuống Lệ Khánh nhưng bị từ chối.

    Lư do từ chối là v́ sau khi bị đẩy lui trong một cuộc tấn công đẫm máu vào Lệ Khánh, Cộng quân nhất định muốn san bằng căn cứ này, nên mỗi ngày tiếp tục pháo vào từ 3 đến 4 ngàn quả đạn đủ loại. Bởi vậy, trực thăng khó có thể đáp xuống được.

    Tôi xin thẳng với Trung Tướng Ngô Dzu, đương kim Tư Lệnh Quân Đoàn II, nhưng ông cũng từ chối và hứa đợi đến lúc nào t́nh h́nh khả quan hơn. Tôi cám ơn hảo ư của ông và trong ḷng tự hứa, không đến được hôm nay, th́ cũng sẽ đến một ngày nào đó để gặp và viết về những người chiến sĩ đă đánh những trận đánh để đời trong Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa.

    Cộng quân đă pháo vào trại Lệ Khánh suốt tuần nay với hàng ngàn đạn 82 ly và hỏa tiễn 122 ly. Vào lúc 20 giờ 15 phút ngày 7 tháng 5, sau một đợt pháo dữ dội hơn những ngày vừa qua và kéo dài đến nửa đêm, liền sau đó Cộng quân đă ào ạt xung phong vào ba mặt: Đông, Đông Bắc và Đông Nam.

    Ngay lúc trận chiến khởi đầu, Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Chỉ Huy Trưởng Biệt ‡ộng Quân của Quân Khu II bay trực thăng ṿng ṿng trên trời, vừa để quan sát trận đánh vừa để khích lệ tinh thần binh sĩ. Sau khi liên lạc với Tướng Ngô Dzu, Đại Tá Đương gọi máy cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy Trưởng trại Lệ Khánh, đang chỉ huy trận đánh bên dưới:

    - Tất cả Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đang theo dơi sự chiến đấu của anh em. Kể từ giờ phút này, anh đă được Quân Đoàn thăng cấp Thiếu Tá.

    Suốt đêm đó, Tướng Dzu, Đại Tá Lê Quang B́nh, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II và ông John Paul Vann, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II bay trực thăng trên căn cứ để quan sát những diễn biến của trận đánh.

    Từ nửa đêm cho đến 6 giờ sáng, Cộng quân xung phong trên 10 lần, quyết tâm tràn ngập căn cứ này, nhưng cuối cùng phải rút lui, bỏ lại hơn 300 xác rải rác trên khắp các hàng rào pḥng thủ. Đến 7 giờ sáng, Cộng quân dội tiếp vào một trận mưa pháo kéo dài hơn một tiếng đồng hồ để mở đầu cho đợt xung phong lần thứ hai. Lần này có 20 chiến xa T54 dẫn đầu tràn vào các công sự pḥng thủ của những chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Pḥng đang anh dũng chống trả từ lúc nửa đêm đến giờ chưa một giây ngừng nghỉ.

    Một toán 5 chiếc T54 tiến vào từ hướng Tây Bắc đă lọt vào băi ḿn chống chiến xa. Cuối cùng, đợt tấn công thứ hai này, Cộng quân cũng bị thiệt hại nặng nề nên phải rút lui. Và theo những tài liệu tịch thu được tại chiến trường, Cộng quân đă chọn Lệ Khánh để đánh chiếm làm quà kỷ niệm cho ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Bởi vậy một tuần trước đây, địch quân đă gia tăng áp lực chung quanh căn cứ này một cách rơ rệt.

    Buổi chiều cùng ngày, lúc 18 giờ 20 phút, Trung Tướng Ngô Dzu bay trực thăng trên trại Lệ Khánh để "gắn lon" cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy Trưởng trại Lệ Khánh. Cặp lon Thiếu Tá mới toanh và hai chai rượu champagne được thả từ phi cơ xuống. Trung Úy Phan Thái B́nh, Tiểu Đoàn Phó cùng 20 chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Pḥng khác cũng được thăng cấp và tưởng thưởng tại mặt trận.

    Tôi nghĩ rằng trong lịch sử chiến tranh của nhiều quốc gia, chắc chưa bao giờ có một cảnh "gắn lon" độc đáo như vậy. Hai bông mai bạc từ trên trời rơi xuống, xuyên qua làn mưa pháo của địch quân, nở trên vai áo của người hùng biên trấn Tây Nguyên.

    Ông John Paul Vann là cố vấn quân sự Hoa Kỳ của Quân Đoàn II. Ông mang cấp bậc Đại Tá, nhưng v́ giữ chức vụ cố vấn bên cạnh Tư Lệnh Quân Đoàn, nên Bộ Quốc Pḥng Mỹ cho ông giải ngũ để khỏi trở ngại về vấn đề cấp bậc. Ông Vann là một cố vấn quân sự có một vị thế và cuộc sống riêng tư rất đặc biệt. Người ta đồn rằng ông là bạn thân của Tổng Thống Nixon, có uy tín ngang hàng với Kissinger, cho nên ông là cố vấn quân sự có nhiều quyền hạn đặc biệt trong những quyết định về sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ.

    Nhưng miền Nam Việt Nam và cả Hoa Kỳ nói nhiều đến ông, không phải v́ chức vụ cố vấn, mà v́ đời sống t́nh cảm riêng tư của ông nhiều hơn. Trong thời gian ở Cao Nguyên này, một người con gái má đỏ, môi hồng đă thay đổi cuộc đời của ông. Sóng gió của mối t́nh muộn và đầy ngang trái này đă âm hưởng mạnh mẽ tận Hoa Thịnh Đốn, v́ ông là nhân vật quyền thế đương thời.

    Và một ngày, giữa lúc Cao Nguyên khói lửa ngút trời, ông Vann đă nói lên tâm sự của ḿnh, sự thổ lộ cũng xem như là một chọn lựa:

    - Sau khi t́nh h́nh của Cao Nguyên sáng sủa, tôi sẽ làm đám cưới với nàng. Tôi sẽ ở lại đây với nàng cho hết cuộc đời và Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của tôi.

    Bởi vậy, bạn bè của ông thường nói rằng, ông đang phục vụ một cách hăng say cho quê hương Việt Nam của ông, chứ không phải đang làm cố vấn cho một quốc gia bạn. Tôi gặp ông John Paul Vann trong một buổi sáng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II khi đến đây cùng với một kư giả người Anh của tờ Sunday Times để xin phương tiện ra chiến trường.

    Ông Vann khoảng chừng 50 tuổi, dáng người cao lớn, ông không nói tiếng Việt nhưng h́nh như hiểu tiếng Việt, bởi v́ khi nghe một sĩ quan của Pḥng Báo Chí nói với tôi sáng nay không c̣n chiếc trực thăng nào cho báo chí, ông Vann đă vui vẻ hỏi tôi có muốn dùng chiếc trực thăng của ông không. Ông vẫn được tiếng là người rất niềm nở với giới kư giả.

    Tôi đă có lần nh́n thấy chiếc trực thăng riêng của ông Vann trên băi đáp, chiếc trực thăng này sơn màu trắng, mũi nhọn, thân dài, có h́nh dạng khác hẳn với những chiếc trực thăng của quân đội thường dùng. Chưa quen biết nhiều, nên tôi không muốn nhận sự giúp đỡ của ông, cũng một phần tôi nghĩ rằng, một chiếc máy bay đặc biệt như vậy, chắc súng và hỏa tiễn pḥng không của địch thích nhắm vào để lập chiến công.

    Sau này, một lần về Sài G̣n, ông có đến toà soạn báo Ḥa B́nh thăm tôi, nhưng lúc đó tôi đang về làm phóng sự ở miền Tây. Ông Vann trước là cố vấn quân sự của Vùng IV, nên ông gọi điện thoại về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV để nhờ những người quen t́m đến gặp và chuyển lời thăm tôi. Một thời gian sau, tôi nghe tin ông tử nạn v́ máy bay bị bắn trong lúc bay thị sát mặt trận ở Cao Nguyên.

    Trại Lệ Khánh vẫn anh dũng chống trả trước bao nhiêu đợt tấn công của địch quân ṛng ră gần một tháng trời. Lần lượt Charlie, Tân Cảnh rồi Dakto thất thủ. Muốn tiến vào Kontum, địch quân phải san bằng Lệ Khánh. Khi mở đầu cuộc tổng công kích vào toàn vùng Cao Nguyên, giai đoạn đầu tiên là một chiến dịch mà Cộng quân đặt tên có tính cách kích động tâm lư là chiến dịch "Poko Dậy Sóng". Poko là một ḍng sông nằm phía Tây Quốc Lộ 14, cách Lệ Khánh khoảng 7 cây số và cách Kontum chừng 20 cây số. "Poko Dậy Sóng" là chiến dịch đánh chiếm một loạt các căn cứ trong vùng Tam Biên, mà Lệ Khánh là điểm cuối cùng.

    Một buổi sáng, khi nắng ban mai chưa đủ ấm để làm tan hết sương mù của miền rừng núi, trại Lệ Khánh lại một lần nữa rung chuyển vừa bởi đạn pháo, vừa bởi tiếng động cơ của một đoàn chiến xa T54 của địch quân. Pháo phủ đầu rồi khinh binh của địch theo chiến xa tiến vào như thác lũ. Địch quân dùng cả những đại pháo của ta mà chúng lấy được ở Dakto như đại bác 105 ly, 155 ly để bắn vào Lệ Khánh.

    Thiếu Tá Bửu Chuyển và tất cả chiến sĩ của Tiểu ‡oàn 62 Biệt ‡ộng Quân không hề nao núng. Đă đội lên đầu chiếc Mũ Nâu, mặc bộ đồ trận màu hoa rừng là đă sẵn sàng chờ đợi những giây phút như ngày hôm nay. Và tiểu đoàn đă anh dũng chiến đấu, chiến đấu cho đến giây phút mà người chiến sĩ c̣n có thể chiến đấu.

    Những ngày mở đầu, địch chỉ pháo từ 500 đến 1,000 quả 82 ly và 105 ly. Những ngày về sau, cường độ pháo kích tăng lên đến mức khủng khiếp, từ 10 ngàn đến 15 ngàn quả. Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân của Quân Khu II, Đại Tá Nguyễn Bá Th́n, Tỉnh Trưởng Kontum và Tướng Lư Ṭng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh đă thường xuyên bay trên Lệ Khánh, cố gắng đáp xuống nhưng không thể nào thực hiện được. Nhất là

    Đại Tá Đương, ông lo lắng cho các binh sĩ của ḿnh đang ngày đêm chịu từng đợt tấn công nặng nề của địch.

    Ngày thứ 20, tính từ ngày đẩy lui địch quân đợt đầu, pháo của địch dội vào tới mức không thể đếm được nữa. Kho đạn đă bị cháy. Trung Tâm Hành Quân bị đạn 155 ly phá sập. Đạn dược, lương thực và nước chỉ dự trữ đủ dùng trong 3 tháng. Lệ Khánh hoàn toàn bị cô lập. Không tiếp tế, không tải thương được. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn hỏi trên máy:

    - Các anh c̣n chịu được không?

    Thiếu Tá Chuyển trả lời:

    - Chúng tôi vẫn chiến đấu.

    Một tuần sau, toán cố vấn quân sự liên lạc về Kontum. Một cuộc oanh kích dữ dội do máy bay của Không Quân Mỹ đảm trách để dọn một băi đáp khẩn cấp ngay trong trại. Hai chiếc trực thăng loại nhỏ, từ bên ngoài luồn vào Lệ Khánh với một độ bay thật thấp để tránh pháo, và không một lời giả từ, toán cố vấn vội vă lên trực thăng ra khỏi trại. Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân vẫn tiếp tục chiến đấu. Những người bị thương nặng th́ nằm ở bệnh xá. Những người bị thương nhẹ được băng bó rồi tiếp tục cầm súng trở lại pḥng tuyến của ḿnh. Vợ con của các binh sĩ cũng được phát súng, phụ giúp quan sát, canh pḥng, tải đạn, tải thương...

    Có thể nói gần một tháng trời, Lệ Khánh không có ban đêm. Mỗi ngày khi mặt trời khuất bóng, những trái hỏa châu được máy bay thả xuống liên tục soi sáng cả một vùng chung quanh trại. Tướng Lư Ṭng Bá đưa một tiểu đoàn Pháo Binh nằm tại hướng Đông Lệ Khánh, bên kia sông Poko, để yểm trợ cho căn cứ này.

    Pháo yểm trợ bắn trùm chỉ cách quân trú pḥng có 20 thước. Xác của địch quân rải đầy chung quanh hàng rào pḥng thủ đă hơn 20 ngày nay. Thây người chết śnh thối và mùi thuốc súng pha trộn với nhau làm cho Lệ Khánh đầy đặc cả tử khí.

    Từ ngày thứ 20 về sau, Quân Đoàn II cho lệnh Lệ Khánh được xử trí tùy theo t́nh h́nh. Liên lạc truyền tin khó khăn v́ ăng ten dù không căng lên được. Các cao điểm chung quanh Lệ Khánh đă bị chiếm và đặt súng lớn. Ăng ten dù căng lên là bị pháo trúng ngay.

    Ngày thứ 25, Thiếu Tá Bửu Chuyển và Đại Úy Phan Thái B́nh bàn thảo với nhau. Cuối cùng Thiếu Tá Chuyển quyết định rút. Đại Úy B́nh đồng ư nhưng cảnh giác:

    - Ra là đụng nặng lắm.

    Trong suốt thời gian này, Đại Úy B́nh đă nhận xét kỹ và thấy rằng, trong 13 lô cốt chung quanh trại, chỉ có lô cốt số 13 là khu vực tương đối ít bị pháo nhất. Bởi vậy anh đề nghị, nếu có ra, nên ra hướng này.

    Một hạ sĩ quan thủ kho đạn dược được lệnh kiểm xem c̣n có bao nhiêu đoạn Bangalo. C̣n đúng 13 đoạn. Tất cả tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, kể cả gia đ́nh binh sĩ. Hành trang gọn và nhẹ, chủ yếu là súng đạn. Tất cả những tài liệu cần thiết đều được hủy.

    Đúng 4 giờ sáng, 13 đoạn Bangalo nối thành một ống dài xuyên qua những lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt ở hướng lô cốt số 13. Địch vẫn pháo như mưa vào trại.

    Thiếu Tá Chuyển ra lệnh. Tiếng nổ của Bangalo ch́m mất trong tiếng pháo ầm ầm của địch. Một ánh lửa xanh biếc chói mắt bừng lên, cả chục lớp hàng rào kẻm gai đă bị Bangalo xé ra một đường dài.

    Thiếu Úy Kchong, Đại Đội Trưởng Đại Đội I được lệnh dẫn đại đội mở đường máu tiến ra trước. Thiếu Tá Chuyển cùng Bộ Chỉ Huy theo sau, tiến về hướng Đông. Đại Úy B́nh dẫn một cánh với gia đ́nh binh sĩ vừa tiến ra là đánh chiếm ngay một ngọn đồi nhỏ gần đó, phá được ổ đại liên của địch để yểm trợ cho cánh của Thiếu Tá Chuyển. Sau đó, hai bên tách ra, cánh của Đại Úy B́nh đi về hướng Bắc.

    L19 vẫn bay quan sát trên cao. Người phi công gọi:

    - Nam B́nh, anh ở đâu trả lời.

    Đạí Úy B́nh:

    - Tôi vừa ra khỏi trại.

    Máy bay L19:

    - Tăng địch đă vào trại, đông như kiến.

    Đại Úy B́nh hét lên:

    - Cho bom dập xuống.

    Máy bay L19:

    - Nhận rơ. Chờ xem.

    Từng chiếc phản lực theo nhau bay đến. Lượn trên cao v́ pḥng không của địch như đan lưới. Những cánh chim bằng của Không Đoàn Biên Trấn đă từng vào sanh ra tử nên biết bao kinh nghiệm. Những chiếc phản lực nối đuôi nhau chúi xuống. Những tiếng nổ rung chuyển cả một vùng đồi núi. Lệ Khánh ch́m trong biển lửa.

    Đại Úy B́nh gọi L19 nhờ dẫn đường. Không nghe trả lời, nh́n lên, thấy máy bay đă trúng đạn đang bốc cháy. Một cánh dù bung ra. Cầu cho anh đừng rơi vào tay địch. Ngày hôm sau, khoảng 4 giờ chiều, cánh của Thiếu Tá Chuyển và cánh của Đại Úy B́nh gặp nhau. Họ mới rời Lệ Khánh được chừng 5 cây số. Địch bám theo sát, vừa đi vừa đánh. Đàn bà và trẻ con di chuyển rất chậm. Trẻ con khóc la nên bị địch theo hoài. C̣n chừng hai cây số nữa mới đến sông Poko. Thiếu Tá Chuyển ra lệnh đi tiếp và nói với Đại Úy B́nh:

    - Anh vẫn theo hướng Bắc và giữ mặt Bắc cho tôi.

    Hai cánh chia tay. Vừa đi chừng 500 thước th́ Đại Úy B́nh nghe bên cánh của Thiếu Tá Chuyển có tiếng súng nổ rền. Đại Úy B́nh chụp máy hỏi:

    - Anh đụng nặng không?

    Thiếu Tá Chuyển:

    - Tôi bị tụi nó vây rồi.

    Đại Úy B́nh:

    - Cần tôi tiếp không?

    Thiếu Tá Chuyển:

    - Không. Dẫn anh em đi đi.

    Sau đó Đại Úy B́nh không c̣n liên lạc được với Thiếu Tá Chuyển nữa. Và bây giờ cánh của anh bị chận đánh. H́nh như ở đâu cũng có địch. Anh dàn quân, vừa đánh vừa di chuyển. Ra tới bờ sông Poko, gặp lúc mùa khô, nước cạn ngang ngực. Cả đoàn người cố băng qua sông. Đại Úy B́nh cùng với một toán c̣n đứng lại trên bờ đánh cản hậu. Một người đàn bà Thượng đai đứa con trước ngực trúng đạn nằm chết bên bờ sông, đứa bé vẫn c̣n ngậm vú mẹ mà bú sữa. Cái h́nh ảnh đó làm cho người chiến sĩ kiên cường như Đại Úy Phan Thái B́nh cũng thấy tim ḿnh se lại. Anh ra lệnh cho một người lính Thượng ẵm đứa bé đưa qua sông, t́m cách gửi vào một làng Thượng gần đó. Địch đuổi tới, dàn súng cối 61 ly trên bờ bắn như mưa xuống đoàn người đang vượt qua. Sông Poko không dậy sóng, mà nước sông Poko chỉ nhuộm đỏ bởi máu của đàn bà và trẻ con vô tội.
    Bờ bên kia có căn cứ của Liên Đội 385 Điạ Phương Quân. Đơn vị này yểm trợ cho đoàn người qua sông. Khi ra đi, cánh của Đại Úy B́nh gồm có 360 người. Qua khỏi sông Poko, chỉ c̣n 97 người. Phần thất lạc, phần chết, phần bị địch bắt. Đại Tá Đương, Đại Tá Th́n và Tướng Bá đă đợi sẵn. Đại Tá Đương ôm chầm Đại Úy B́nh an ủi và ngạc nhiên khi thấy anh vẫn mang lon Trung Úy. Đại Úy B́nh giải thích:

    - Cặp lon rơi giữa hàng rào nên không ra lấy được.

    Đại Tá Th́n đích thân mở một lon nước ngọt cho Đại Úy B́nh, và mọi người vào Trung Tâm Hành Quân nghe Đại Úy B́nh thuyết tŕnh diễn tiến trận đánh Lệ Khánh, cùng chỉ rơ những đường nào mà chiến xa của địch có thể tiến vào Kontum. Sau đó Đại Tá Đương gắn lon cho Đại Úy B́nh và ra lệnh cho xe đưa 97 người về Kontum, nhưng Đại Úy B́nh thỉnh cầu:

    - Tôi và các anh em xin ở lại đây thêm vài hôm nữa để chờ đón những người thất lạc. Tôi tin tưởng thế nào cũng có người trở về được.

    Những ngày kế đó, bên bờ sông Poko, từ sáng khi trời c̣n mờ sương cho đến tối khi sương mù lại xuống dày đặc, một người đứng bên này nh́n qua bờ bên kia để mong ngóng, mặc cho pháo của địch từ bên kia bắn qua. Đại Úy Phan Thái B́nh vẫn kiên nhẫn đứng chờ trong sương lạnh. Đă ba ngày qua, nhưng anh tin rằng thế nào cũng đón được anh em. Khi bóng đêm buông xuống, Đại Úy B́nh nghe có tiếng nước khua động, có người đang lội qua sông. Một, hai, rồi ba, rồi bốn... Đại Úy B́nh nép ḿnh sau gốc cây, chờ cho mấy bóng người vừa lên bờ, hỏi nhỏ:

    - Biệt Động Quân?

    Mấy cây súng châu lại định bắn, nhưng tiếng nói quen quá, một người hỏi lại:

    - Đại Úy hả?

    Đại Úy B́nh bước ra. Hai bên chạy ào đến ôm nhau. Một người với giọng c̣n xúc động:

    - Em tưởng Đại Úy chết rồi. Núp trong rừng, nghe tụi nó đi ngang nói chuyện với nhau: "Đă giết được tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn phó ác ôn rồi".

    Người này là hạ sĩ quan Truyền Tin của Thiếu Tá Bửu Chuyển, anh kể:

    - Thiếu Tá bị thương. Chúng bắt dẫn đi, ông không chịu đi, bị chúng bắn chết tại chỗ.

    Khi địch lục ba lô trên xác một người lính, thấy bộ đồ trận có gắn lon và bảng tên của Đại Úy B́nh và khuôn dấu của tiểu đoàn, nên tưởng tiểu đoàn phó cũng đă tử thương.

    Gọi báo tin cho Đại Tá Đương ở Kontum, Đại Úy B́nh nghẹn ngào:

    - Bửu Chuyển chết rồi.

    Đại Tá Đương sững sờ, ông hy vọng Bửu Chuyển sẽ về. Nhưng bây giờ ông biết, ông đă mất đi một sĩ quan ưu tú, gan ĺ nhất trong binh chủng.

    Tháng 4 năm 1975, Đại Tá Nguyễn Văn Đương chung số phận với những đồng đội của ḿnh. Sau 13 năm tù cải tạo, ông cùng gia đ́nh đến Hoa Kỳ ngày 26 tháng 5 năm 1992 trong đợt HO10, hai tuần trước ngày tác phẩm "Dai Uy" đưa đến nhà in. "Dai Uy" là cuốn hồi kư dày gần 300 trang của Trung Tá hồi hưu James E. Behnke, viết về cuộc chiến đấu anh dũng của Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, mà hồi đó, Đại Úy Nguyễn Văn Đương là Tiểu Đoàn Trưởng và Đại Úy James E. Behnke là cố vấn của tiểu đoàn. Cho đến năm 1992, hai người bạn cũ mới gặp lại nhau, hai người vẫn gọi nhau một cách thân mật là Đại Úy như ngày nào c̣n bên nhau, cùng vào sinh ra tử.

    Phóng sự chiến trường của nữ kư giả Kiều Mỹ Duyên

  8. #3008
    Member philong51's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    161

    Xin Bổ Túc

    PL51 xin bổ túc với tác giả cùng anh Pleiku :
    Polei Kleng nằm phía Tây của Kontum. Trong ngày rút quân nầy chiếc phi cơ A-1 Skyraider của Tr/uư Nguyễn Đ́nh Xanh, Phi Đoàn Thái Dương 530, KĐ72CT, SĐ 2 KQ bị bắn cháy trong lúc yểm trợ tiếp cận cho TĐ62 BĐQ và anh Xanh nhảy dù xuống ngay trại nầy.
    Sau khi thấy 8 chiếc trưc thăng của KĐ 72CT lần lượt bị trúng pḥng không mà không thể bay đến gần để cứu anh Xanh quyết định bẻ găy cần antena của máy cấp cứu RT-10 để vô hiệu quá chiếc radio nầy. Anh không muốn có thêm những đồng đội bị hy sinh v́ anh. Lúc nầy VC đă tràn ngập căn cứ Lệ Khánh nầy và cố ư dùng anh làm mồi để nhử.
    Ngay sau đó Tướng TLQĐ II ra lịnh thí quân "dập bom" xuống trại nầy nhưng Đ/Tá Nguyễn Văn Bá KĐT/KĐ72CT từ chối:
    "Th/Tướng ra lịnh bọn họ chớ tôi không thể v́ tôi biết chắc chắn tụi nó thân với nhau hơn anh em ruột thịt. Tụi nó không thể nhẫn tâm giết người bạn đang sa cơ, đă từng vào sanh ra tử với nhau bao nhiêu năm tháng qua"
    . Xin mời quư T/V theo dơi câu chuyện rất cảm động của vị Đ/Tá hồi hưu Williams S Reeder kể về hành tŕnh dẫn độ ra Bắc:

    http://hoiquanphidung.com/showthread.php?7527

    Cũng v́ việc từ chối thi hành thượng lịnh của ĐT Bá đă đóng góp 1 phần nào về chuyện căn cứ KQ Pleiku suưt 1 chút nữa bị xoá tên trong bản đồ hành quân của VNCH vào khoảng tháng 8/1972 nếu không nhờ Th/sĩ Nguyễn Văn Tư tự Tư Rocket liều thân và thành công dùng xe nâng bom kéo 2 xe bành chở đầy bom đạn đậu gần chiếc AD-5 đang bốc cháy và 114 hoả tiễn mang 2 bên cánh lần lượt bay lên tứ tung. Anh Tư Rocket đă giảm thiểu sự thiệt hại trong vụ pháo kích nầy.
    Last edited by philong51; 03-11-2014 at 11:04 AM.

  9. #3009
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; ngày đó chúng ḿnh..và đống tro tàn !!

    .. Nguyên cái tháng Mười tât này vừa mới ăn lễ Tạ ơn rồi đến, nếu như c̣n ở miền Nam xuwa th́ đến lễ Quốc khánh 26/10.. hay lễ 1/11// Nhưng qua đến bên này th́ lại đến lễ Halloween, hay lễ Âm hồn gọi theo lới Bắc.. rồi đến lễ Các Thánh (toussaints) 1/11.. mà năm nay lại nhằm ngày thứ Bảy..

    Căn pḥng mới nới ra được dựng toàn bằng kiếng trong.. giống như một studio.. đồ đạc sơ sài.. quanh dọc vách tường kiếng là những chậu hoa.. những chiếc ghế (banc) bé nhỏ xinh xinh gam mầu tối dịu..một tượng Phật toạ thiền bằng thạch cao trắng. Lũ trẻ nói rằng.. chỗ này dành cho các ông bà an tu không c̣n vướng mắc bụi đời.. thế nhưng chúng lại cho tu sửa cái piano cũ xưa.. Măi đến trưa hôm qua, mới được mở ra, nhẹ nhàng lau chùi lớp bụi thời gian.. khẽ gơ lên các phím ngà.. tiếng đàn vang lên trong không gian vắng lặng như cất tiếng chào..
    Tuy rằng cũ, cổ lỗ, nhưng tiếng đàn thật trong sáng, lảnh lót và âm hưởng ngân xa vang thật dễ mấy kẻ nào sánh bằng !. Ngay kệ bên là chồng sách nhạc.. giấy cũng đă ngả màu vàng. Tất cả đă già.. v́ khi mua lại căn nhà này, cây đàn cũng đă có mặt, hơn nữa cây đàn này trước đây phục vụ trong nhà thờ, sau này đem về đây, và hôm nay kiều nữ Âm thanh lại cất tiếng...
    Lần mở ra, lục lọi đám sách.. hầu hết là nhạc cổ điển và nhạc Thánh lễ nơi giáo đường.. ṛi đến Schubert.. đến Mozart.. đến ủa sao li có Mauriat.. thôi th́ thử Serenade... lâu rồi những ngón tay thế tục hăy c̣n ngượng ngùng lướt phím.. chút lâu sau h́nh như đă quen với mặt phím. Mười ngón tay đă thuần thục nhập cơn mê Từ Thức hay Bà Nha.. cứ thế. chợt có tiếng động.. ngó lại phía sau.. cô con dâu, vờ cháu Thêm...
    - Bố cũng chơi piano.. ừ.. mà con có khoẻ không ?? v́ cháu mới mang bầu được ba tháng..
    cảm ơn bố, con khoẻ và cháu nội của bố cũng khoẻ.. mà trong tiếng đàn của bố h́nh như có chút đau thương ??
    - Bố đâu có ǵ !! ... thật không ? v́ chỉ khi đơn côi vắng lặng th́ tiếng đàn hầu như là tiếng ḷng của người đang lướt phím khơi lên đấy bố ạ. ... khen con có nhận xét tinh vi..
    .. Bô cho con nghe nhạc Viêt của bố đi !.. để con t́m má Út.. má Út có nhiều nhạc Việt lắm ..
    Út Hiền là con Út một gia đ́nh ở Vĩnh Long, nữ sinh trường Phan Thanh Giản Cần thơ...
    .. Đây này.. bố thữ xem bài nào bố thích.. lần mở.. đủ cả nào Trần thiện Thanh nào Lam Phương và mới nhất là Ngô thuỵ Miên.. để bố thử bài này..
    .... dù mai đây ai đưa em đi đến cuối cuộc đời,, ( Ngô thuỵ Miên ).. tiếng đàn vang lên bay xa..
    giải thích ư nghĩa của lời ( lyrics)... hay lắm đấy Bố. thật lăng mạn t́nh tự và thật trong sáng..
    c̣n nữa mà hay là bài khác đi...
    ... tôi đi giữa trời bồi hồi, cờ bay phấp phới quên chuyện ngày xưa...
    ... mong cho đất Việt đời đời.. ( Nguyễn văn Đông )
    gịng nhạc hy lắm, bày tỏ niềm hy vọng, sự ao uớc.. có phải không bố ??
    Hai cha con đàm đạo t́nh đời qua phím đàn và âm thanh chuyển ư đến người nghe..

    Thế c̣n gịng nhac cận đại của Âu châ th́ sao ? con dâu cho bố nghe đi ! dạ con xim phép..
    ... memories.. like the corners ...scatered pictures of the smiles we left behind....
    Ồ có phỉ tên bài là the way we were.. bài này xuất hiện vào đầu 1970 . và tiếng hát hay nhất có phải là Barbra Streisand không con ?? ... dạ đúng vậy.
    Lời (lyrics) của bài này là gần như một bài Triết, và nhạc th́ khỏi chê, lại đuọc tiếng hát lừng danh
    (quí Bạn haỹ vô Youtube/music rồi gơ; Barbra Streisand - The way we were (lyrics) để thưởng thức.
    Hai cha con tiếp tục trao đổi những bài ca thời danh trên phím ngà. Rồi như chợt tỉnh, ngoái lại phía sau.. các bà đang vịn vai nhau.. im lặng đứng để nghe..
    Tiếng đàn vẫn âm vang..rồi đến.. you need me.. bản nhạc gần như dành cho tiếng hát của Ann Murray.. rồi qua đến gịng nhạc Mexico nào Besame mucho.. rồi đến arrive deci de Roma.. và love is the many splendored things... mệt rồi.. Mấy bà say sưa đứng nghe không biết mỏi chân,..
    G Ngọc nói;
    - ở miền Bắc chỉ biết đến nhạc đỏ.. đâu có được nghe đến gịng nhạc t́nh, thời trang hay chinh chiến miền Nam để mà hiểu được nét đẹp của âm thanh trong thời phân cách..
    Út Hiền :... anh..anh chơi lại bài Niệm khúc cuối được không ?? được chứ.. mà..
    ....th́ để Út hát cho mấy chị nghe ..
    tiếng đàn thong thả nhỏ giọt d́u đưa tiếng há của Út Hiền.. núc nở.. nghẹn ngào quyện theo nót nhạc và thánh thót của phím ngà thoẳt lướt.. nh́n lại .. các bà đang tựa vai nhau mà hai mắt muốn đỏ hoe...
    ... Ôi Viêt Nam.. ôi miền Nam thân yêu của tôi.. rồi mai đây c̣n được chút ǵ để nhớ....

  10. #3010
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Vui Buồn Với Pleiku

    Tặng cho PhiLong vài h́nh ảnh cũa Phi Đoàn 530 Pleiku để mà hồi tưởng lại cái thời đi mây về gió trên các đỉnh núi sương mú của cao nguyên.


    PhiLong có trong đám nầy không

    Trần Ngọc Nguyên Vũ và các bạn cùng Phi Đoàn 530 / Pleiku

    Vùng trời biên-trấn!
    (Để vinh danh những hảo-hán đă một thời tung hoành nơi quan tái.)
    Trần Ngọc Nguyên Vũ
    *****

    “Những người chinh chiến bấy lâu
    Nhẹ xem tính mệnh như mầu cỏ cây.”
    Chinh Phụ ngâm


    …Kể từ ngày cuộc chiến leo thang, và để đáp ứng cho nhu cầu đ̣i hỏi của chiến trường, theo với đà bành trướng của Quân Lực Việt Nam Cộng-Ḥa, quân-chủng Không-Quân cũng đă nâng cấp số đơn-vị từ Không-Đoàn thành Sư-Đoàn Không-Quân. Cho tới năm 1970 th́ KQ đă có 4 sư-đoàn, chia đều cho 4 quân-khu, và căn-cứ 92 KQ nằm trong lănh thổ của Quân Khu 2, đă trở thành căn-cứ KQ Pleiku trực thuộc Sư-Đoàn 2 KQ, với hai Không-Đoàn chủ lực là Không-Đoàn 72 chiến-Thuật và Không-Đoàn Yểm-Cứ PleiKu.

    Trước kia, căn cứ 92CT/BTLKQ đồn trú tại phi-trường Cù-Hanh; ngoài những quân nhân thường trú thuyên chuyển lên đây, căn cứ này c̣n là nơi tiếp nhận những đơn-vị biệt-phái ngắn hạn. Các biệt đội quan-sát, trực-thăng, vận-tải, và khu-trục thường được biệt-phái lên PleiKu từ 2 đến 3 tuần lễ, để yểm trợ cho nhu cầu chiến trường của quân-khu 2, hoặc cho các cuộc nhẩy toán của Biệt-Kích vào mật khu của địch, xuất phát từ các căn-cứ B15 ở KonTum, và B50 ở Ban Mê-Thuột. Nếu những người được đổi lên làm việc tại PleiKu coi như là bị “đi đầy”, th́ đối với dân biệt phái, nhiều người lại thích cuộc sống xa đơn-vị gốc này; một cuộc sống xa nhà, nhưng phảng phất một chút ǵ bồng-bềnh lăng-mạn, để thỏa cái chí “Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái” của người trai thời loạn:

    PleiKu gió núi mưa rừng
    Mây Trường-Sơn phủ mù vương cuộc đời.


    Tôi người lính trận từ xa tới
    Gặp em nơi phố núi sương mù
    Quán nhỏ ngây buồn nghe tâm-sự
    Một buổi chiều mưa rơi…pleiKu


    PS : Vậy th́ có sao đâu…..Pleiku ngày ấy quá dể thương phải không…..

    Trần Ngọc Nguyên Vũ là bút hiệu của Thiếu Tá phi công khu trục "Thiên Kích, Skyraider" Trần Ngọc Hà, cựu SVSQK63A/KQ.
    Tháng 11 năm 1970, từ Căn Cứ KQ Biên Ḥa, ông thuyên chuyển lên Phi Đoàn tân lập 530 Thái-Dương trên PleiKu, Phi-Đoàn Trưởng là Th/Tá Lê Bá-Định. Mấy tháng sau ông được bổ nhiệm làm trưởng-pḥng huấn-luyện KĐ72/CT thay vị trưởng pḥng cũ đi Hoa-Kỳ. Cũng trong năm 1971 ông bị bắn rớt, và nhẩy dù thoát hiểm trong phi-vụ yểm trợ cho tiền đồn BenHet.
    Mùa Hè năm 1972, tại mặt trận Tây nguyên, phi công Trần Ngọc Hà đă phải nhảy dù tại Charlie v́ pḥng không địch, trong phi-vụ giải vây TĐ11 Dù. Vào thời điểm căng thẳng nhất của cuộc chiến, để khích lệ tinh thần các chiến hữu, ông coi việc nhảy dù ra khỏi chiếc phi cơ bốc cháy trên ṿm trời lửa đạn như là một môn thể thao thời thượng!

    PS : Anh chàng phi công nầy tuy là số con rẹp nhưng cũng may là mới có 2 lần chưa đến nổi “ Sự bất quá tam”……….hihi
    C̣n đây là Khối QY Hàng Không của tui, tuy không phải nhảy dù như mấy Cụ nhưng Vẹm cũng cố gởi tặng 1 trái Hỏa tiển 122 ly làm sập hết 1 gian trại đấy……

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •