Page 303 of 471 FirstFirst ... 203253293299300301302303304305306307313353403 ... LastLast
Results 3,021 to 3,030 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3021
    Member philong51's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    161

    Kính Cẩn Nghiêng Ḿnh Trước Anh Linh

    [QUOTE=Pleiku;218321]
    Một Thời Chinh Chiến



    (1931-2002)
    Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang Tư Lệnh SĐ 6 KQ


    Nhân ngày lễ Veterans Day tôi xin kính cẩn nghiêng ḿnh trước anh linh Tướng Phạm Ngọc Sang, vị tướng thanh liêm, chính trực tôi hằng bái phục. Nếu có kiếp sau tôi sẻ không bao giờ phụ ḷng yêu mến của ông.

  2. #3022
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    H́nh mới trước mộ Cụ Diệm :







  3. #3023
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Một Thời Chinh Chiến

    Y Sĩ Tiền Tuyến


    "Y Sĩ Tiền Tuyến" Giải nhất Văn Học Nghệ Thuật VNCH 1969

    Nhà văn Quân Đội Trang Châu
    (nguyên Y Sĩ Trưởng TĐ3ND)
    Những quân y sỹ chết trận đầu tiên
    Lúc bấy giờ chiến cuộc vừa leo thang, Mỹ đổ vào miền Nam mấy chục ngh́n quân và bắt đầu oanh tạc Bắc Việt. Nhưng chiến trường miền Nam vẫn do quân đội Cộng Ḥa gánh vác. Những trận địa chiến khởi đầu với Đức Cơ, Đồng Xoài, B́nh Giả. Trong số hàng chục hàng trăm thanh niên ngă gục hằng ngày, giới y sĩ bắt đầu góp phần xương máu. Người y sĩ tử trận đầu tiên vào giữa năm 1964 là anh Đoàn Mạnh Hoạch. Anh đă nhảy ra khỏi xe bọc sắt để lên trận tuyến săn sóc một thương binh, mặc dù đă có sự ngăn cản của vị Trung đoàn trưởng. Và anh đă gục ngă trước làn đạn địch. Chúng tôi đón nhận tin anh hy sinh ở Quảng Ngăi với tất cả bàng hoàng. Cái chết của anh như một nhát búa đập vào chữ “Thọ” của giới Quân Y.

    Sáu tháng sau, người thứ hai, anh Trương Bá Hân tử trận ở B́nh Giả. C̣n nhớ hôm đó ngày cuối năm 1964, tôi đang thực tập giải phẫu ở Tổng Y viện Cộng Ḥa. Nghe hung tin, các sinh viên Quân Y có mặt tại pḥng trực chạy xuống nhà xác. Một ḿnh tôi ở lại: tôi không thích nh́n mặt người chết. Tôi ngồi một ḿnh cố moi trí nhớ xem anh Hân là ai, nhưng không h́nh dung nổi mặt anh. Chỉ biết anh học trên tôi ba lớp, vừa từ Pleiku thuyên chuyển về Thủy Quân Lục Chiến. Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến bị một Trung đoàn địch tràn ngập. Tất cả sĩ quan Bộ Chỉ huy đều tử thương. Mấy thằng bạn ở nhà xác lên kể lại tôi nghe một chi tiết về cái chết của anh Hân: người ta t́m thấy xác anh hai tay bị trói thúc ra đằng sau và bị trúng đạn ở tim. Mọi người đều nghĩ anh bị bắt rồi mới bị hạ sát. Không khí buồn bă vây quanh chúng tôi suốt cả tuần.

    Ngày ba mươi mốt tháng ba năm 1965, anh Đỗ Vinh, Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tử trận ở Thăng B́nh (Quảng Tín). Một mảnh 81 đă phạt trúng đầu khi anh đang ngồi săn sóc một thương binh. Vinh là y sĩ Nhảy Dù đầu tiên tử trận. Vinh học trên tôi một lớp, không thân nhưng quen mặt nhau. Vinh chết trong vinh quang v́ trận đó Tiểu đoàn anh thắng lớn.

    Tháng 5 năm 1965, Trần Ngọc Minh, Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến tử trận, cũng ở Thăng B́nh. Minh bị thương ở tay vào lúc địch mở đợt xung phong biển người. Khi Tiểu đoàn phản công chiếm lại mục tiêu, người ta t́m thấy Minh nằm chết dưới hố với một vết dao đâm vào tim.

    Ngày mười lăm tháng bảy 1965, anh Phạm Bá Lương, Y sĩ trưởng Trung đoàn 7 Bộ Binh, tử trận ở Bầu Bàng. Một y tá sống sót kể lại: - Lúc tờ mờ sáng địch từ dưới hầm chui lên. Bác sĩ Lương lúc ấy đang mặc quần lót đứng đánh răng. Lúc chúng ập vào bắn xối xả, em thấy bác sĩ Lương đưa tay đầu hàng nhưng chúng vẫn hạ sát. Em bị thương nằm giả chết, một tên dến đá vào người em một cái rồi bỏ đi.
    Lương và Vinh là đôi bạn thân. Hồi nghe tin Vinh chết, từ Bến Cát, Lương viết một bài khóc bạn gửi về chúng tôi đăng ở nguyệt san T́nh Thương. Sau đó, một lần vào buổi chiều có người gặp anh thơ thẩn ngồi bên mộ Vinh ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Bây giờ đôi bạn chắc không bao giờ xa nhau nữa.

    Tháng mười 1965, Y sĩ Trung úy Nguyễn Văn Nhứt tử trận ở Dầu Tiếng. Cái chết của anh Nhứt gây một xúc động lớn trong giới y sĩ, nhất là phía Dân Y v́ anh Nhứt là y sĩ trưng tập đầu tiên tử trận. Trận Dầu Tiếng là một trận đánh xáp lá cà đẫm máu. Vị Trung đoàn trưởng cũng tử thương trong trận đánh. Nhứt bị trúng đạn vào đầu và ngực. Tôi nhớ dáng người anh dong dơng cao, tính t́nh trầm lặng. Nhứt đỗ thủ khoa nội trú năm 1963, xuất sắc về sản khoa. Nghe nói anh được biệt phái sang Bộ Y Tế, chờ ngày du học Mỹ. Không hiểu v́ sao anh lại được gọi nhập ngũ rồi thuyên chuyển về Trung đoàn 7 Bộ Binh, thế chỗ anh Lương.
    Tháng mười hai 1965, Y sĩ Trần Thái tử trận trong một cuộc phục kích đoàn xe tải đạn và vũ khí trên đường Saigon đi Bà Rịa. Thái được ở gần Saigon thế mà vẫn chết.
    Năm 1965 trong niềm đau chung cho quê hương khói lửa, xáo trộn; ḷng người chia rẽ hận thù, chúng tôi c̣n mang cái tang riêng của bảy đồng nghiệp hy sinh.

    Bác sỹ Lê văn Châu, Nhóm QYND.
    (Trích Y Sĩ Tiền Tuyến của Trang Châu)

  4. #3024
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Tiếc Một Người

    “Bao nhiêu thời gian qua
    Đường nét đă phai nḥa
    Ôi bóng h́nh năm xưa
    Chỉ c̣n trong quá khứ“



  5. #3025
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Ngược Ḍng Lịch Sữ
    Những Nàng Công Chúa Mở Mang Bờ Cỏi

    Ngoài Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước cả nữ anh hùng Jeanne d'Arc (1412-1431) của Pháp gần 14 thế kỷ.
    Đất nước Việt Nam c̣n có những bậc nử lưu khác đă có công trong công cuộc mở rộng bờ cỏi cho Tổ quốc. Trong số những phụ nữ mở nước, phải kể đến các công chúa như :
    - Huyền Trân công chúa
    -Ngọc Vạn công chúa : tên thật là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn con gái thứ nh́ của Săi Vương Nguyễn Phúc Nguyên.
    -Ngọc Khoa công chúa : Nguyễn Phúc Ngọc Khoa con gái thứ ba của Săi Vương Nguyễn Phúc Nguyên.
    Công trạng của những Công Chúa nầy thật lớn, nhưng rất tiếc có lẽ vào thời đó cái quan niệm khinh miệt về chủng tộc c̣n quá lớn nên sữ sách dường như muốn lờ đi nên không ghi lại đầy đủ, thậm chí c̣n chế nhạo châm biếm….
    1-HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA : Vào cuối thế kỷ 13, sau khi cùng liên kết đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, mối giao hảo giữa Đại Việt và Chiêm Thành (Champa) khá tốt đẹp. Tháng 2 năm tân sửu (1301), nước Chiêm Thành gởi sứ giả và phẩm vật sang thăm viếng ngoại giao. Khi đoàn sứ giả Chiêm Thành về nước, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi theo. Lúc đó thượng hoàng đă xuất gia đi tu, gặp khi rảnh rỗi, ông qua thăm Chiêm Thành, vừa để trả lễ, vừa để du ngoạn, từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch cùng năm.



    Vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman IV, trị v́ 1287-1307), nguyên là thái tử Bổ Đích (Harijit), con đầu của vua Jaya Simhavarman III hay Indravarman XI (trị v́ 1257-1287). Thời kháng Nguyên, vua Jaya Simhavarman III đă già, Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nước, và đă chỉ huy quân Chiêm đẩy lui lực lượng của Toa Đô (Sogatu).
    Trong cuộc gặp gỡ với vua Chế Mân, Trần Nhân Tông hứa gả con gái ḿnh là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thể lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nước Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân nầy. Lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đ́nh nước ta. Thời đó, quan niệm khắc khe về phân biệt chủng tộc đă khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông, vị vua đương triều, ngăn trở cuộc hôn nhân nầy.


    Đền thờ Công Chúa Huyền Trân ở Huế

    Măi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí (Lư) ở phía bắc Chiêm Thành làm sính lễ, Trần Anh Tông mới nhận lời, và lễ cưới diễn ra năm 1306 (bính ngọ). Năm 1307 (đinh mùi), Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu , châu Lư thành Hóa Châu . So với ngày nay, Thuận Châu từ phía nam tỉnh Quảng Trị và phía bắc tỉnh Thừa Thiên ngày nay; Hóa Châu gồm phần c̣n lại của tỉnh Thừa Thiên và phía bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay; diện tích tổng cộng vùng đất nầy khoảng 10.000 km2



    Huyền Trân được vua Chế Mân phong tước hoàng hậu Paramecvari. Đám cưới được hơn một năm, Chế Mân từ trần (1307). Vua Trần Anh Tông thương em, sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng trong tục lệ Chiêm Thành, nên nhà vua cho tướng Trần Khắc Chung (tức Đỗ Khắc Chung) sang Chiêm lấy cớ viếng tang, rồi lập mưu đưa Huyền Trân và con là Đa Da trở về Đại Việt. Theo Đại Nam nhất thống chí, quyển 16 viết về tỉnh Nam Định, sau khi trở về nước, Huyền Trân công chúa đă đến tu ở chùa Nộn Sơn, xă Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Sách nầy không cho biết chính xác thời điểm công chúa đi tu, nghĩa là công chúa đă đi tu ngay khi về nước hay sau khi đă về già?. Số phận hoàng tử Đa Da không được sử sách nhắc đến.
    Cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân tượng trưng cho sự phát triển một cách ḥa thuận về phương nam theo truyền thống sống cùng và để người khác cùng sống của người Việt. Sự hy sinh của công chúa Huyền Trân đă được một tác giả vô danh đề cao trong một bài ca Huế theo điệu nam b́nh rất được truyền tụng cho đến ngày nay:
    Dó là khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam B́nh, mà có người cho rằng chính công chúa đă làm ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc:

    Nước non ngàn dặm ra đi...
    Mối t́nh chi!
    Mượn màu son phấn
    Đền nợ Ô, Ly.
    Xót thay v́,
    Đương độ xuân th́.
    Số lao đao hay là nợ duyên ǵ?
    Má hồng da tuyết,
    Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết,
    Vàng lộn theo ch́.
    Khúc ly ca, sao c̣n mường tượng nghe ǵ.
    Thấy chim ***g nhạn bay đi.
    T́nh lai láng,
    Hướng dương hoa qú.
    Dặn một lời Mân Quân:
    Như chuyện mà như nguyện
    Đặng vài phân,
    V́ lợi cho dân,
    T́nh đem lại mà cân,
    Đắng cay muôn phần.

    Một nhà thơ khác vịnh Huyền Trân công chúa:

    Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười.
    Vốn đà không mất lại thêm lời.
    Hai châu Ô, Lư vuông ngh́n dặm,
    Một gái Huyền Trân của mấy mươi?
    Ḷng đỏ khen ai lo việc nước,
    Môi son phải giống măi trên đời?
    Châu đi rồi lại châu về đó,
    Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời!

    Trong dân gian, người ta than tiếc cho công chúa Huyền Trân:

    Tiếc thay cây quế giữa rừng,
    Để cho thằng Mọi thằng Mường nó leo.
    Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
    Đă vo nước đục lại vần lửa rơm

    2.- CÔNG CHÚA NGỌC VẠN : Vào đầu thế kỷ 17, sau khi Nguyễn Hoàng từ trần năm 1613, con là Săi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, lúc đó 51 tuổi , lên kế vị và cầm quyền ở Đàng Trong từ 1613 đến 1635. Theo di mệnh của Nguyễn Hoàng, Săi Vương quyết xây dựng Đàng Trong thật vững mạnh để chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Do đó, ông giao hảo với các nước phương nam để củng cố vị thế của ông



    Phía nam nước ta là Chiêm Thành và Chân Lạp (tức Cambodia ngày nay). Lúc đó, vua Chân Lạp mới lên ngôi là Chey Chetta (trị v́ 1618-1628). Ông nầy muốn kết thân với chúa Nguyễn để làm thế đối trọng với vua Xiêm La (Siam tức Thái Lan ngày nay), nên đă cầu hôn với con gái Săi Vương.
    Không có sử sách nào ghi lại diễn tiến đưa đến cuộc hôn nhân nầy. Có thể v́ ngày trước, quan niệm người Chân Lạp là man di, nên các sách sử nhà Nguyễn tránh không ghi lại việc nầy. Bộ Đại Nam liệt truyện tiền biên, khi ghi chép về các con gái của Săi Vương, đến mục „Ngọc Vạn“, đă ghi rằng: „Khuyết truyện“ tức thiếu truyện, nghĩa là không có tiểu sử. Gần đây, bộ gia phả mới ấn hành năm 1995 của gia đ́nh chúa Nguyễn cho biết là vào năm 1620 (canh thân) Săi Vương gả người con gái thứ nh́ là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey-Chetta II.
    Ba năm sau cuộc hôn nhân của Ngọc Vạn, Săi Vương cử một sứ bộ sang Chân Lạp xin vua Chey-Chetta II nhượng khu dinh điền ở vùng Mô Xoài, gần Bà Rịa ngày nay. Nhờ sự vận động của hoàng hậu Ngọc Vạn, vua Chân Lạp đồng ư cho người Việt đến đó canh tác. Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt chân lên đất Chân Lạp, và Mô Xoài là bàn đạp để người Việt dần dần tiến xuống đồng bằng sông Cửu Long.
    Chồng công chúa Ngọc Vạn, vua Chey-Chetta II từ trần năm 1628. Từ đó triều đ́nh Chân Lạp liên tục xảy ra cuộc tranh chấp ngôi báu giữa các hoàng thân. Năm 1658 (mậu tuất) hai hoàng thân So và Ang Tan nổi lên đánh vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Ông Chân (trị v́ 1642-1659), nhưng thất bại, xin nhờ thái hậu Ngọc Vạn giúp đỡ. Thái hậu Ngọc Vạn chỉ cách cho hai người nầy cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, cháu gọi thái hậu Ngọc Vạn bằng cô ruột, liền cử phó tướng Tôn Thất Yến (hay Nguyễn Phúc Yến), đang đóng ở Phú Yên (dinh Trấn Biên), đem 3.000 quân qua giúp, bắt được Nặc Ông Chân ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay), đưa về giam ở Quảng B́nh v́ lúc đó nhà chúa đang hành quân ở Quảng B́nh. Tại đây, Nặc Ông Chân từ trần năm 1659.
    Chúa Nguyễn phong So lên làm vua Chân Lạp tức Batom Reachea (trị v́ 1660-1672). Từ đó, nước ta càng ngày càng can thiệp vào công việc của Chân Lạp và đưa người thâm nhập nước nầy, dần dần tiến đến sinh sống tận mũi Cà Mau như ngày nay.
    Như thế, đă hai lần bà Ngọc Vạn đă dẫn đường cho người Việt mở đất về phương nam. Lần thứ nhất sau cuộc hôn nhân năm 1620 và lần thứ nh́ trong cuộc tranh chấp nội bộ vương quyền Chân Lạp năm 1658.

    3.- CÔNG CHÚA NGỌC KHOA : Như trên đă viết, Săi Vương Nguyễn Phúc Nguyên có bốn cô con gái. Hai người lớn nhất và trẻ nhất có chồng Việt. Người thứ nh́ là công chúa Ngọc Vạn kết hôn với vua Chân Lạp. Vậy số phận cô công chúa thứ ba tên là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa như thế nào mà trong Đại Nam liệt truyện tiền biên, tiểu truyện của Ngọc Khoa cũng đề là „khuyết truyện“ ?



    May thay, sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, do chính Hội Đồng Nguyễn Phúc tộc viết lại, đă chép rằng:"...Năm tân mùi [1631] bà [Ngọc Khoa] được đức Hy Tông [Săi Vương] gả cho vua Chiêm Thành là Pôrômê. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà t́nh giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp.
    Nhưng vấn đề không đơn giản chỉ là t́nh giao hảo giữa hai nước, mà lư do cuộc hôn nhân nầy c̣n sâu xa hơn nhiều.
    Thứ nhất, chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc vừa mới bùng nổ năm đinh măo (1627) tại vùng Bố Chính (Quảng B́nh ngày nay).
    Thứ nh́, năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong (không biết họ) liên kết vơi người Chiêm Thành nổi lên chống lại chúa Nguyễn. Săi Vương liền cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh, chồng của công chúa Ngọc Liên, đem quân dẹp yên, và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên.( Săi Vương rất lo ngại nếu ở phía nam, Chiêm Thành mở cuộc chiến tranh chống chúa Nguyễn th́ ông sẽ lâm vào t́nh trạng“lưỡng đầu thọ địch“.
    Thứ ba, vào cuối thế kỷ 16, người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Macao, thuộc địa của Bồ trên đất Trung Hoa. Thương thuyền Bồ Đào Nha hay ghé buôn bán trao đổi với người Chiêm ở các hải cảng Cam Ranh và Phan Rang. Do đó, nếu triều đ́nh Chiêm Thành liên kết với người Bồ Đào Nha để chống lại Đại Việt, th́ thật là nguy hiểm chẳng những cho chúa Nguyễn và nguy hiểm cho cả nước ta. Điều nầy làm cho chúa Nguyễn lo ngại, nhất là khi Pô Ro mê là một người anh hùng, lên làm vua Chiêm Thành (trị v́ 1627-1651).
    Có thể v́ các nguyên nhân trên, Săi Vương quyết định phải dàn xếp với Chiêm Thành, và đưa đến cuộc hôn nhân ḥa hiếu Việt Chiêm năm 1631 giữa Ngọc Khoa, con của Săi Vương, với vua Chiêm là Poromê, nhắm rút ng̣i nổ của phía Chiêm Thành, bảo đảm an ninh mặt nam.
    Các sách tây phương ghi nhận rằng không hiểu v́ sao, sau năm 1639 th́ cuộc giao thương giữa Chiêm Thành và người Bồ Đào Nha không c̣n được nghe nói đến nữa. Phải chăng việc nầy là hậu quả của chuyện công chúa Ngọc Khoa sang làm hoàng hậu Chiêm Thành tám năm trước đó (1631)?
    Sử sách không ghi lại là bà Ngọc Khoa đă làm những ǵ ở triều đ́nh Chiêm Thành, chỉ biết rằng truyền thuyết cũng như tục ngữ Chiêm Thành đều có ư trách cứ, nếu không muốn nói là phẫn nộ, cho rằng bà Ngọc Khoa đă làm cho vua Pô Ro mê trở nên mê muội và khiến cho nước Chiêm sụp đổ.
    Trong sách Dân tộc Chàm lược sử, hai ông Dohamide và Dorohiem cho biết theo lời của một vị "Pô Thea", người phụ trách giữ tháp Pô Ro mê, kể cho tác giả E. Aymonier câu chuyện rằng vua Pô Ro mê có ba vợ. Bà vợ đầu là Bia Thanh Chih, con của vị vua tiền nhiệm đă truyền ngôi cho Pô Ro mê. Bà nầy không có con. Pô Ro mê cưới người vợ thứ nh́ là một cô gái gốc Ra đê, tên là Bia Thanh Chanh. Bà nầy sinh được một công chúa, sau gả cho hoàng thân Phik Chơk. Hoàng thân Phik Chơk lại "liên kết với vua Yuôn [chỉ người Việt] và cho triều đ́nh Huế rơ nhược điểm trong tâm tánh của Pô Ro mê: sự yếu đuối trước sắc đẹp mỹ nhân. Vua Yuôn đă cho một công chúa thật đẹp giả dạng làm khách thương sang nước Chàm. Do sự sắp xếp khéo léo, tin tức về nữ khách thương duyên dáng ngoại bang nầy đến tai Pô Ro mê, nên Pô Ro mê đă cho dời đến và khi vừa thấy mặt th́ đă phải ḷng ngay. Người Chàm gọi vị công chúa Yuôn nầy là Bia Ut hay Nữ Hoàng Ut cũng thế.
    Theo truyền thuyết Chiêm Thành, bà Ngọc Khoa hay Bia Ut đă dùng sắc đẹp mê hoặc Pô Ro mê, khiến ông chặt bỏ cây "kraik", biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chiêm Thành, v́ vậy sau đó vương quốc nầy sụp đổ. Dân chúng Chàm thường truyền tụng câu đố: "Ô hay ngài linh thiêng, rước vợ từ kinh, lim ngài mất ứng."(Sanak jak po ginrơh patrai, tok kamei Ywơn mưrai kraik po lihik ginrơh). Ngoài ra, người Chàm c̣n dùng tên bà Bia Ut trong một câu thành ngữ để mỉa mai những phụ nữ béo mập: "Béo như bà Ut " (Limuk you Bia Ut).
    Ngoài việc thần linh hóa câu chuyện, truyền thuyết trên đây đă phản ảnh một phần sự thật lịch sử, đó là nước Chiêm Thành, một lần nữa suy yếu hẳn đi sau cuộc hôn nhân Việt Chiêm năm 1631, nhờ đó, người Việt nhanh chóng vượt qua Chiêm Thành, xuống đồng bằng sông Cửu Long.
    Như thế, hai công chúa Ngọc Khoa và Ngọc Vạn, tuy không chính thức đem lại đất đai về cho đất nước như công chúa Huyền Trân, nhưng cả hai đều đă mở đường cho cuộc Nam tiến, và quả thật khoảng một thế kỷ sau đó, chúa Nguyễn đă mở rộng biên cương về phía nam như địa h́nh nước Việt ngày nay.
    Trong lịch sử, những chiến công oanh liệt để bảo vệ đất nước và mở nước ở dạng bùng nổ luôn luôn được ghi nhận đầy đủ, nhưng những cuộc mở nước âm thầm như việc làm của các bậc nữ lưu trên đây ít được chú ư đến. Thi sĩ Pierre Corneille (Pháp, 1606-1684), trong kịch phẩm cổ điển Le Cid, đă viết: "A vaincre sans péril, on triomphe sans gloire“ (Chiến thắng không gian nguy th́ khải hoàn không vinh dự). Điều nầy cũng chưa chắc, nhiều khi sự chiến thắng không gian nguy lắm nhưng khải hoàn cũng vinh quang chán v́ nó không cần phải hao tốn nhiều xương máu của hàng vạn sinh linh. Đó là sự chiến thắng của những nàng Công Chúa nước Việt…..

  6. #3026
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; và ngày này trời nắng hay mưa ??

    .. Saigon của ai.. của tôi.. cả tuần nay im ẵng.. không biết những hàng cây xanh cao vút giờ này c̣n có được bao nhiêu??.. trời có nắng hay ban mai se lạnh. Những cô nàng áo dài trắng bon bon trên xe đạp đến trường..khoác lên lưng ong tấm áo len ôm nhẹ ấm ḷng..đàn em nhỏ tíu tít dắt nhau đi học..
    Cũng là đầu tháng một ta rồi.. lớp sương mai mờ mờ và cuối đọt cành lá đang đọng lại những giọt sương mai.. tiếng xe thổ mộ lóc cóc trên đường trải nhựa đưa nông phẩm vô thành phố... và tiếng trẻ thơ đau đó gợi ḷng.. ai cảnh gia đ́nh ấm cúng...
    Saigon xưa.. c̣n Daigon nay ra sao ?? ai mới về .. ai nuối tiếc chút t́nh xưa đâu.. xin mời lên tiếng để Saigon c̣n măi trong tim những người lữ thứ... mong lắm thay.../.

  7. #3027
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    .. Saigon của ai.. của tôi.. cả tuần nay im ẵng.. .. xin mời lên tiếng để Saigon c̣n măi trong tim những người lữ thứ... mong lắm thay.../.
    Tại mắc xem Cụ kể chuyện bên mục Hà Nội ly kỳ quá , nên quên bẵng cả chuyện Saigon

    Nói đùa thôi , tại trong người không khoẻ , nên không có hứng viết .

  8. #3028
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mượn đất Saigon , để kể

    CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN



    Tản mạn quanh "vụ" ông Putin khoác áo cho bà Bành Lệ Viên



    Bắt đầu từ “sự cố” nhỏ khi ông Putin choàng áo khoác cho bà Bành Lệ Viên.

    Chuyện rằng hôm 10/11 vừa rồi, tại ở trung tâm thể thao Water Cube, Tổng thống Nga Vladimir Putin được xếp ngồi cạnh bà Bành Lệ Viên, vợ ông Tập Cận B́nh. Kế bên kia bà Bành là ông Tập Cận B́nh - chồng bà tiếp theo là ông Obama. H́nh như bà Bành kêu lạnh nên ông Putin đă lấy một chiếc áo khoác choàng lên người bà. Chuyện chỉ có vậy.




    Ông Putin ngồi cạnh bà Bành Lệ Viên, tiếp theo là Tập Cận Binh, Obama




    Ông Putin choàng áo cho bà Bành Lệ Viện. Ảnh: REUTERS



    Lập tức, chi tiết này được khai thác triệt để. Báo chí Phương Tây giật lên những cái tít tưởng đảo lộn thế giới đến nơi: “Putin ra tay: Vlad có cử chỉ thân t́nh với đệ nhất phu nhân Trung Quốc”, “Putin nhắm bắn đệ nhất phu nhân Trung Quốc”. Thậm chí c̣n cho cử chỉ của Putin là tán tỉnh vợ của một nguyên thủ quốc gia nước khác rồi “khen” ông Pu tin có tài quyến rũ phụ nữ. Nếu ở Việt Nam, mấy tay kư giả này thế nào cũng bị đi tù về điều 258 với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của người khác.


    Có báo c̣n kể, chuyện xảy ra khi ông Tập Cận B́nh ngồi ngay đó nhưng lại đang mải mê câu chuyện với ông Obama. Cái ác là ở mấy chữ “đang mải mê”, hẳn là hàm ư rằng, do ông Tập không để ư th́ ông Putin mới thừa cơ làm như thế, ngay trước mũi họ Tập, chứ nếu không, Putin đố dám.


    Hóm hỉnh nhất là mẩu b́nh luận trên mạng xă hội ở Trung Quốc: “Tất cả những ǵ Obama và Tập Cận B́nh có thể làm chỉ là … ngồi nh́n”. Cứ là vụ trộm t́nh do một tay bợm thứ thiệt thực hiện trót lọt nhưng chủ sở hữu đành bất lực.


    C̣n tiếp...

  9. #3029
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    C̣n blog Chú Tễu, khi dẫn bài “Putin khoác áo cho Đệ nhất phu nhân Trung Quốc” liền la toáng lên như là bắt được quả tang đôi gian phu dâm phụ:“Putin cởi áo đắp lấy hơi cho vợ Tập Cận B́nh”. Nghe thật mùi mẫn. Khá khen cho sự nghịch ngợm của anh chàng tiến sĩ Hán Nôm này. Blog này c̣n dẫn ra câu ca dao "Yêu nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay" với ư đồ là không yêu th́ cởi áo cho nhau làm ǵ. Vui đáo để.

    Nếu phân tích kỹ thêm th́ ông Putin có vẻ bị oan. Ở ảnh khi b́nh thường th́ ông Obama với ông Tập đúng là "đang mải mê" thật. Nhưng bà Bành cũng đang say sưa hướng sự chú ư của ông Putin vào một điều ǵ đó, c̣n ông Putin có vẻ như là thụ động. Hoặc h́nh như ông ta đang "ủ mưu" chờ cơ hội. Và cơ hội ấy đă đến khi bà Bành kêu lạnh. Về phía Bành phu nhân, khi được người hùng từ xứ sở Bạch Dương khoác áo cho th́ bà thỏa măn ra mặt, có vẻ như "t́nh trong như đă, mặt ngoài c̣n e". Ảnh chụp cho thấy như thể ông Putin đă đánh trúng tâm lư bà Bành. Đấy là tán thêm ra theo kiểu soi mói của báo giới chứ thực ra Putin chỉ "can tội" khoác áo cho bà Bành mà thôi.


    Báo chí phương Tây c̣n lục hồ sơ, truy xét rằng, năm ngoái, ông Putin cũng từng choàng khăn lên vai bà Thủ tướng Đức Angela Merkel trong hội nghị G-20 ở St. Petersburg, khiến nhiều người đưa ra những b́nh luận tương tự. Ư nói, tay này đă có “tiền sự” về việc chim chuột phụ nữ đồng cấp hoặc vợ đồng cấp nhưng vẫn… không chừa.




    Ông Putin choàng khăn cho bà Angela Merkel Thủ tướng Đức



    Ấy vậy mà, mấy chuyện bông phèng cũng làm cho Trung Quốc lo lắng. Họ lập tức ra lệnh cho báo chí xóa bỏ tất cả những thông tin có dính dáng đến vụ, tạm gọi là “Tập bị trộm t́nh”.


    Những lời đàm tiếu của báo chí Mỹ và Phương Tây dĩ nhiên làm cho Nga và Trung Quốc không hài ḷng. Nhưng Nga đâu có chịu ngồi yên để cho thiên hạ chọc ngoáy, chế giễu. Để trả đũa, báo chí nước này lôi chuyện Obama cũng từng có cử chỉ với phụ nữ c̣n thân thiện hơn tổng thống của họ, chứ việc ông Putin choàng áo khoác cho bà Bành chưa là cái đinh ǵ. Đó là chuyện hồi ông Obama sang thăm Myanmar c̣n ôm bà Aung San Suu Kyi, chẳng những ôm mà c̣n hôn (nhẹ) nữa.




    Ông Obama "hôn nhẹ" bà Aung San Suu Kyi


    Tuy nhiên, sự b́nh phẩm của báo Nga có vẻ chừng mực, chỉ ở mức, cho đó là “một cái ôm vụng về”, “hành động của ông Obama không được phải phép cho lắm” hay phàn nàn rằng, cử chỉ của ông Obama đối với bà Aung San Suu Kyi là “quá thân mật”


    Nhưng việc báo Nga đưa ra chi tiết bà Aung San Suu Kyi góa chồng đă 15 năm nay quả là rất hiểm. Th́ xưa nay vẫn vậy, trêu ghẹo một người phụ nữ chưa có chồng hoặc đă có chồng, c̣n thể tất được, chứ anh ṃ vào nhà phụ nữ góa chồng th́ nhất định là có ư đồ. V́ vậy, phụ nữ góa chồng thiệt đủ mọi đằng. Phải sống trong cô đơn, lạnh lẽo đă đành mà c̣n bị đàn ông xa lánh v́ sợ những lời thị phi. Cũng may mà ông Obama đang có vợ con, chứ nếu hoàn cảnh tương tự bà Aung San Suu Kyi th́ rắc rối hơn nữa.


    Báo Nga c̣n bắt lỗi chuyện ông Obama khoe ảnh “tự sướng” với bà Helle Thorning Schmidt, thủ tướng Đan Mạch ngay khi đang dự đám tang Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela. Riêng chuyện này, ông Obama bị bắt lỗi là đúng.



    Ông Obama khoe ảnh “tự sướng” với bà Helle Thorning Schmidt


    Thực ra, những chuyện đàn ông khoác áo, ôm phụ nữ đối với các chính khách là chuyện hết sức b́nh thường, mặt khác, nên coi là những cử chỉ đẹp. Đó là những cử chỉ ngoại giao, bày tỏ sự thân thiện (với những nước có quan hệ tốt) hay đưa ra một thông điệp thiện chí nào đó (với những nước đang ḍ xét nhau). Một cử chỉ thân thiện có thể làm tan băng giá trong quan hệ bang giao, đẩy lùi hiểm họa chiến tranh.


    Không thể nói cử chỉ của ông Putin hay Obama là v́ mê gái đẹp. Người ga lăng như Putin hay hào hoa như Obama chẳng thiếu ǵ những phụ nữ trẻ, đẹp và thông minh vây quanh. V́ vậy, bà Bành Lệ Viên hay bà Aung San Suu Kyi không thể là tác nhân gợi t́nh các ông ấy v́ hai bà thiếu ít nhất một yếu tố là trẻ trung, nếu không nói là hơn một.


    Có điều, sự thân thiện với phụ nữ chỉ dừng lại như thế là đủ. Đừng nên tiến xa hơn như hôn chùn chụt vào miệng người ta, thậm chí tḥ lưỡi vào miệng người ta khua khoắng. C̣n nếu để lại con rơi con văi th́ hiển nhiên là nghiêm trọng hơn.


    Không phải báo giới không hiểu ư nghĩa từ cử chỉ của ông Obama hay ông Putin. Nhưng họ vốn là những người nhạy bén và giỏi săn lùng thông tin cũng như hướng dẫn dư luận. Hoặc cũng có thể như tạp chí Foreign Policy cho rằng “Hành động này có thể sẽ trôi qua mà chẳng khiến ai bận tâm. Tuy nhiên với cánh báo chí dường như đă mệt mỏi trước các sự kiện diễn ra đều đều trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh APEC, đây là chi tiết đắt giá”


    Dù sao, đọc những b́nh luận xung quanh những câu chuyện trên cũng thấy vui vui, nó như phút giải lao sau khi phải đọc những tin tức thời sự khô khan hay căng thẳng.


    18/11/2014


    NGUYỄN TƯỜNG THỤY BLOG
    .

  10. #3030
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; lịch sự trời Âu/ Nam nữ thụ thụ bất tương !!

    ... cảm ơn những gịng chữ của T/v Tigon.. qua bài post đă đưa lên cho thấy ;
    1/ cái lịch sự tối thiểu ( galant) của phương Tây đối với phụ nữ qua những cung cách quư trong giai nhân đó là thông lệ mất rồi.
    2/ C̣n như phong tục Á châu..như trường hợp của T/t Nga Putin và bà Bành Lệ Viên người nam ( đàn ông) muốn đưa cho ngụi nữ.. th́ phải tŕnh ra.. và để cái áo lạnh ở bên tay ghế cho người nữ.. hoặc ngụi nữ tự khoác lấy hay nhờ bạn phụ nữ khoác cho.. cùng lắm mới cúi đầu ngỏ lời nhờ vả khoác giúp lên v́ hoặc áo lạnh nặng.. hay quá dài..
    Bà Bành lệ Viên đón nhận tấm áo lạnh của Tt Putin đúng cách xă giao phương Tây là bà ngỏ lời cảm ơn với nụ cười xă giao thông lệ. Noblesse oblige.
    Đồ đạc cũng vậy , khi người nam muốn mời ngụi nữ uống tách trà th́ hai tay nâng tách trà đặt trên đĩa đưa ra mời, nếu đang đứng nói truyện th́ đợi cho người nữ cất tiếng nhận tách trà, đợi cho ngụi nữ cầm lấy tách trà nâng khỏi đĩa.. lúc bấy giờ người nam mới được để cái đĩa tách xuống bàn.
    Đồ đạc.. ví dụ như đưa tăm.. đưa đũa hay bất cứ món đồ ǵ th́ cũng phải để xuống bàn cho người nữ nhận và cầm lên, đó là ; ....nam nữ thụ, thụ bất thân.. Chứ không được đưa thẳng ngay tay ( trao tay) cho ngụi nữ. Đó là cái lễ nghi nho phong cổ hủ của phương Đông.
    Đến khi nào đă là thân thuộc lắm rồi, hay như gia đ́nh chấp nhận sự giao thiệp của cả hai ngụi nam/ nữ th́ lúc bấy giờ mới có cách đón nhận bằng cách xoè ngửa bàn tay ra để đón nhận.. chứ không phải lấy mấy ngón tay .. để "nhón" lấy món đồ trên tay người đưa cho.
    C̣n như đưa tặng th́ phải xin phép gia đ́nh của người được tặng, rồi mới được đem đến trước mặt ngụi nhận mở gói quà ra tŕnh người nhận.. và sau đó nguời nhận ưng ư hay chỉ nhận cho vừa ḷng th́ lại có nhiều cách ứng xử khác nhau.. Cái cổ tục Á đông phiền không quí Bạn .../.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •