Page 327 of 471 FirstFirst ... 227277317323324325326327328329330331337377427 ... LastLast
Results 3,261 to 3,270 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3261
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Truyện của người Saigon : " A XÍU" -



    Nàng là người Việt gốc Hoa. Tên nàng là Trịnh Tiểu Mi, một cái tên rất... "tài tử Hồng Kông". Mà thật sự, nàng cũng có nét tài tử Hồng Kông, bởi v́ nàng đẹp. Ở nhà gọi nàng là "A Xíu", một cái tên có âm thanh thật dễ thương. Và cũng hạp với con người của nàng: nhỏ nhỏ thon thon, cân đối gọn gàng như con búp-bế.



    Gia đ́nh nàng có nhà ở Chợ Cũ Sàig̣n. Tầng dưới là cửa hàng bán cà phê đă rang rồi, cà phê hột và cà phê xay đủ loại. Hai tầng trên để ở và sân thượng là nơi rang cà phê.

    Nàng là con gái duy nhứt của gia đ́nh, lại là đứa con út nên được cưng như trứng mỏng. Hai người anh đă có gia đ́nh, đă "ra riêng", cũng bán cà phê nhưng ở tuốt trong chợ lớn. Ngày ngày, nàng phụ "mà má" đứng bán cà phê. Khách hàng tới mua nườm nượp, nhất là giới trai trẻ. Cà phê được pha trộn và rang theo lối thủ công gia truyền, ngon có tiếng. Bán đắt đă đành nhưng cửa hàng đông khách, có lẽ phần lớn tại v́ nàng duyên dáng dễ thương ! Bằng cớ là thiên hạ nói "Cà phê A Xíu" chớ không ai nói "Cà phê Hối Kư" là bảng hiệu của cửa hàng !

    ...Chàng là người Việt "chánh cống", quê ở Cần Thơ. Chàng thuộc gia đ́nh nông dân, ba đời làm ruộng. Chàng tên là Bảy v́ là thứ bảy. Dáng vóc chàng cao ráo, "đô"� con, nhưng tánh t́nh th́ trầm lặng ít nói, c̣n có vẻ... lù đù nữa ! V́ vậy nên hồi đi lính quốc gia, bạn đồng đội "gắn" cho hỗn danh "thằng Bảy Lù".

    Hồi thời trước, nhờ bà con quen lớn sao đó mà chàng được về làm việc văn pḥng ở tổng tham mưu. Chàng mướn một căn gác nhỏ ở khu cổng xe lửa số 6 để ở, rồi ngày ngày đi làm bằng xe đạp. Chàng không đủ sức mua Honda nên lúc nào cũng thấy đi xe đạp, cho dầu phải đạp xa cách mấy...

    Chàng và nàng gặp nhau lần đầu trong bữa tiệc cưới của một người bạn chung. Chú rễ này cố t́nh sắp cho họ ngồi cạnh nhau, cùng bàn. Bởi v́ khi giới thiệu, anh ta nói : "Đây là Tiểu Mi, người đẹp Chợ Cũ. Chưa có kép nào được lọt mắt xanh của nàng hết. Mày liệu thử thời vận coi ra sau. C̣n đây là thằng Bảy, bạn cùng đơn vị. Nó hơi cù lần nhưng dễ thương như một tờ giấy trắng. Anh sắp nó ngồi cạnh Tiểu Mi để nó... hầu Tiểu Mi đó nghen !" Nàng nh́n chàng, mỉm cười mà hai vành tai đỏ ửng. Chàng gật đầu, nói lí nhí : "Hân hạnh...". Vậy rồi họ quen nhau...

    Về đơn vị chàng giới thiệu "cà phê A Xíu". Mấy xếp lớn xếp nhỏ uống thử, khen ngon. Sau đó, cứ vài hôm là chàng đạp xe xuống Chợ Cũ mua cà phê giùm mấy xếp. Nhờ vậy, họ thân nhau. "Pà-pá , mà-má" của Xíu cũng mến "thằng Bảy", nên thường nói : "Tội nghiệp thằng nhỏ ! Đạp xe lên xuống mua cà phê hoài mà không nghe than một tiếng".

    Rồi họ được phép đi chơi với nhau. Đi xe đạp, mỗi đứa một chiếc, chạy song song. Những lúc đi như vậy, chỉ có ḿnh nàng nói, c̣n chàng th́ mỉm cười lắng tai nghe, lâu lâu góp vào vài câu, nhưng góp đúng lúc. Nàng thích chàng ở chỗ tế nhị đó. C̣n chàng th́ thích nghe nàng nói, nói bất cứ chuyện ǵ. Bởi v́ giọng nói của nàng đă dễ thương mà cách nàng nói càng dễ thương gấp bội.

    Vậy rồi họ yêu nhau lúc nào không biết ! Họ chưa từng nói "yêu nhau" nhưng họ biết họ yêu nhau. Bởi v́ họ nói t́nh yêu bằng đôi mắt và họ nghe lời yêu bằng tất cả con tim...

    Một hôm -chàng nhớ hoài cái hôm đó, đến bây giờ vẫn c̣n nhớ rơ, và có lẽ măi măi về sau ... ờ... măi măi về sau ... chắc chẳng bao giờ quên- hai đứa hẹn nhau đi chơi, Xíu nói : "Em để xe đạp ở nhà. Đi chơi mà đạp xe song song cứ phải nh́n qua ngó lại, sợ té sợ đụng, có khi quên bẵng đi ḿnh đang nói cái ǵ ... thành ra mất đi cái thú đi chung với nhau". Rồi nàng nghiêng nghiêng đầu nh́n chàng, cười cười : "Em muốn anh chở em đi, được không ?". Chàng sung sướng, gật đầu. Nàng ngồi lên pọt-ba-ga, hai chân buông thơng một bên, một tay nắm lấy phía sau yên xe. Dáng nàng ngồi thong dong thoải mái. Chàng đạp xe, nghe nhẹ phiêu phiêu. Một lúc, chàng hỏi "Xíu ngồi có được không ?". Nàng trả lời: "Được chớ anh". Rồi tiếp: "Anh thấy không ? Ḿnh đi chung một xe như vầy, nói chuyện với nhau có phải thích hơn không ? Dĩ nhiên, anh ngồi phía trước, em phía sau, ḿnh không nh́n nhau được trong khi nói chuyện. Nhưng ḿnh đâu cần nh́n nhau mà ḿnh vẫn thấy nhau phải không anh ?".Chàng nghe mát cả ḷng. Chàng gật đầu rồi nhấn mạnh lên bàn đạp cho xe đi nhanh nhanh như để nói lên niềm phấn khởi ! Rồi đột nhiên chàng nói, lời lẽ không biết từ đâu tuôn ra : "Xíu à ! Chở Xíu đi như vầy, có phải đạp suốt ngày, suốt tháng, suốt năm... anh cũng đạp nổi." Nàng cười sung sướng, đưa tay véo hông chàng một cái. Sao nàng thèm cắn người yêu thật đau cho hả "cái ǵ đó" đang căng đầy lồng ngực...

    Từ đó, có đi chung th́ luôn luôn chàng đèo nàng sau xe...Dễ thương quá là t́nh yêu của Bảy và Xíu !

    Vậy rồi có ngày 30 tháng tư 1975... Phải có ngày đó, để đổ nát được cách mạng đề cao. Phải có ngày đó, để hoang tàn được cách mạng xem là thành tích. Miền Nam giống như nùi giẻ rách, nhờ đă được giải phóng hoàn toàn !

    Hai người anh của Xíu đă đưa vợ con di-tản. Pà-pá, mà-má và Xíu ở lại buôn bán lai rai, chờ coi có "làm ăn ǵ được không". Cửa hàng bây giờ thâu gọn lại chỉ c̣n có hai thùng kiếng nhỏ đặt phía trước. Bảng hiệu đă được gỡ xuống cất trên sân thượng. Mấy dụng cụ rang cà phê được chất ngổn ngang trong một góc, giống như đồ phế thải. Làm như vậy để thấy cái vẻ nghèo nàn, làm ăn khó khăn...

    Bảy học tập ba hôm rồi về làm thợ phụ cho bác Năm thợ hồ ở cùng xóm. Chàng có "xẹt" qua Chợ Cũ thăm người yêu mấy lần. Bây giờ họ không c̣n th́ giờ để đi chơi với nhau bởi v́ ai cũng bận rộn bởi các buổi hội họp, học tập, khai báo, đi mết tinh v.v... là những thứ sanh hoạt rất cần thiết để đưa nhân dân lên làm chủ (Nhà Nước nói như vậy). Thành ra mỗi lần họ gặp nhau, họ coi thời gian quư như vàng ! Có lẽ v́ vậy mà bây giờ họ nh́n nhau nhiều hơn là họ nói chuyện với nhau...

    Thời gian sau, chánh quyền "đánh tư sản mại bản".Gia đ́nh Xíu không tránh khỏi "đại nạn" này. Những người "cách mạng" xông vào nhà ngang nhiên và hùng hổ như một bọn cướp. Họ "bươi" từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ sau ra trước... giống như gà bươi đống rác. Gặp ǵ kiểm kê nấy. Vậy rồi... hốt hết ! Mà-má và Xíu chỉ biết ôm nhau mà khóc, c̣n Pà-pá th́ ngồi trên ghế xích-đu, xích tới xích lui hút thuốc, nín thinh.

    Sau "trận" đó, nhiều người nhảy lầu tự tử. Nghe thấy như vậy, Pà-pá nói: "Làm như vậy đâu có giải quyết cái ǵ ? Tụi nó c̣n cười, nói ḿnh ngu ! Từ từ rồi tính nữa." Trong khi chờ đợi pà-pá "tính nữa", mẹ con Xíu ngồi xổm trên vỉa hè bán gị-cháo-quẩy bánh tiêu... Bây giờ, Bảy vẫn đạp xe xuống thăm Xíu. Lần nào cũng được nàng cho một cái bánh. Chàng ngồi xổm một bên, ăn. Không đói, nhưng vẩn ăn. Và ăn thấy ngon !

    Cách mạng không..."quản lư" được thời gian nên thời gian vẫn đi qua, ngạo nghễ. Thiên hạ lần lượt đi chui-cũng gọi là "vượt biên" -Phần đông đi bằng đường biển. Có người đi thoát, có người bị bắt. Những người đi thoát, có khi mất tích, có khi bị cướp. Dầu vậy, đi chui cũng đă trở thành gần như là một phong trào !

    Thấy mỗi người vượt biên phải đóng nhiều cây vàng cho người tổ chức, cán bộ cách mạng "nhào ra làm ăn". Họ cũng tổ chức đi chui, nhưng là một loại đi chui không sợ bị bắt v́ có chánh quyền ... hộ tống. V́ vậy, thiên hạ gọi là "đi chui bán chánh thức" ! Người Tàu được ưu tiên đi bằng cách này. Cho nên họ đi ồ ạt...

    Một hôm, được thơ hẹn của Xíu, Bảy xin nghỉ việc buổi chiều, đạp xe xuống "Con Rùa" đường Duy Tân, đợi. Một cô gái chở Xíu tới bằng Honda, gật đầu chào Bảy, đợi Xíu bước xuống rồi quay xe đi vội vă. Xíu mặc áo dài trắng, tóc được cột túm lại sau ót. Nh́n đôi mắt mọng đỏ của người yêu, Bảy linh cảm có một cái ǵ không ổn. Bảy hỏi: "Có chuyện ǵ vậy, Xíu ?". Nàng không trả lời, nhưng nói giọng trống rỗng: "Anh chở em đi. Đi đâu cũng được". Đợi nàng vén vạt áo ngồi vững vàng lên pọt-pa-ga, chàng mới đạp xe đi. Đi chầm chậm, đi thẳng. Lần này, Xíu không nắm phía sau yên xe. Xíu ṿng một tay ôm lấy nửa người của Bảy. Lần đầu tiên được bàn tay thon nhỏ của người yêu đặt lên bụng ḿnh, Bảy thật xúc động. Chàng đạp xe mà tưởng chừng như trên đường phố chỉ c̣n lại có hai đứa...

    Một lúc sau, Xíu mới nói: "Pàpá cho phép em đi chơi với anh từ giờ tới năm giờ chiều". Rồi nàng nghẹn ngào: "Đi với nhau lần cuối". Bỗng nàng chồm tới, ṿng cả hai tay ôm chặt lấy người yêu, úp mặt lên lưng chàng, khóc ngất. Chàng nghe rớt ra từng tiếng rời ră trên lưng: "Tối ... nay ... em ... đi ...". Mồ hôi bỗng vă ra như tắm, nhưng Bảy vẫn c̣n tỉnh táo để đặt một bàn tay lên bàn tay người yêu bóp nhẹ. Cử chỉ đó làm Xíu không kềm được nữa. Nàng vừa khóc lớn vừa giúi giúi mặt lên lưng người yêu, mạnh thật mạnh- Làm như nàng muốn chui hẳn vào người của chàng để hai đứa chỉ c̣n là một, để nước mắt và mồ hôi của hai đứa ḥa quyện với nhau cùng chung niềm thống khổ, để đừng thấy đừng nghe đừng biết ǵ ǵ nữa, chết lịm đi cho cuộc t́nh khép lại, vĩnh viễn khép lại... Tội nghiệp ! Rồi ngày mai, rồi măi măi, cuộc đời này c̣n ư nghĩa ǵ nữa đâu ?

    Hai người vẫn đèo nhau đi... Đầu óc trống rỗng. Chẳng c̣n nói được với nhau chuyện ǵ hết. Và chắc cũng chẳng c̣n biết phát âm là ǵ nữa ! Niềm đau quá lớn đă làm cho họ như người câm. Hai người câm...

    Xíu vẫn ôm lấy người yêu, áp một bên má lên cái lưng chắc nịch của người yêu, quên mất rằng đây là lần đầu tiên Xíu chạm vào người của Bảy ! Lâu nay, mặc dầu yêu nhau tha thiết, họ chỉ dám nắm tay nhau thôi, và nắm tay nhau chỉ có mấy lần. Xíu nhắm mắt, tưởng chừng như thời gian đang ngừng lại. Nàng bỗng nghe rơ hơi thở, nghe rỏ nhịp tim của Bảy, những thứ mà lâu nay nàng chưa từng nghe. Mũi nàng bỗng hửi được mùi mồ hôi, hửi được mùi da thịt của Bảy, những thứ mà lâu nay nàng chưa từng dám nghĩ tới. Nàng bỗng nghe hơi ấm từ người của Bảy chuyền sang người nàng âm thầm nhưng rơ rệt, thứ cảm giác d́u dịu lâng lâng mà lâu nay nàng chưa từng được biết. Nàng bỗng nhận thức rằng người yêu nàng là đây, c̣n hiển hiện trong ṿng tay. Rồi sẽ không bao giờ được như vầy nữa. Bởi v́ đây là lần đầu và cũng là lần cuối, lần cuối... Thương xót quá ! Nàng siết chặt người yêu với tất cả sức ḿnh mà nước mắt trào ra không dứt...

    ...Rồi Bảy cũng phải đưa Xíu về. Chàng vừa thắng xe, chống chân xuống đất, nàng đă đứng xuống chạy ù vào nhà. Tà áo dài trắng của nàng lất phất vài cái như vẫy chào lần cuối trước khi khuất sau cánh cửa. Bảy chống tay lên ghi-đông, đầu gục xuống giữa hai vai. Chàng có cảm giác như ḿnh đă kiệt sức...

    ...Xíu đi rồi, ngày nào Bảy cũng đạp xe đi long bong. Không biết đi đâu, cứ đạp chầm chậm, đạp hoài. Khát, th́ tấp vô uống cái ǵ đó. Đói, th́ tấp vô ăn đại cái ǵ đó. Ăn ǵ uống ǵ, không cần để ư tới nữa.

    Vậy mà Bảy cũng đạp tới cái công viên nhỏ mà hai đứa thường hẹn nhau. Chàng dựng xe cạnh chiếc băng xi măng mà hai đứa thường ngồi, rồi bước lại ngồi giống như ngày xưa chàng vẫn ngồi để đợi nàng tới. Nhưng bây giờ th́ chàng ngồi một ḿnh, ngồi thật lâu. Và không biết tại sao lại phải ngồi như vậy !

    Rồi lại đạp xe đi loanh quanh. Không cần biết đi đâu...
    Vậy mà Bảy cũng đi đến "Con Rùa" đường Duy Tân, chỗ hai đứa thường đến ăn kem, uống nước dừa. Chàng dựng xe rồi lại ngồi lên bệ gạch, chỗ quen ngồi để đợi nàng đến. Chỗ đó nh́n thẳng xuống sau lưng nhà thờ Đức Bà, nàng luôn luôn đi từ hướng đó đi lên, hướng mà bây giờ chàng nh́n đâm đâm, nh́n măi...

    Vậy mà Bảy cũng đi đến con đường Đinh Tiên Hoàng, khúc rộng thênh thang dẫn dài xuống bờ sông. Hai đứa thường đi bộ ở đó v́ đường vắng và mát. Đường đó bây giờ vẫn vắng và mát, Bảy dẫn xe đi bộ chầm chậm như ngày xưa...

    Rồi Bảy c̣n đến nhiều nơi nữa : sở thú, vườn Tao Đàn, con đ̣ Thủ Thiêm, chùa Vĩnh Nghiêm, quán thạch chè Hiển Khánh... Những nơi những chốn mà hai đứa, ngày xưa, đă từng đến một lần, hai lần, nhiều lần. Không biết cái ǵ đă đưa đẩy chàng đi như vậy ?

    Bảy không biết rằng ḿnh đang đi lượm những mảnh vụn của cuộc t́nh. Nếu không có cái "ngày cách mạng thành công", th́ cuộc t́nh đó đă không bị đập tan thành mảnh vụn... Để thấy cái gọi là "cách mạng thành công" đă thật sự thành công trong nhiệm vụ phá tan đập nát tất cả những ǵ của miền Nam, kể cả những ǵ nhỏ bé nhứt tầm thường nhứt như t́nh yêu của chàng trai và cô gái đó !

    Chuyện không nói Xíu có đi được đến bờ đến bến nào không. Điều mà người ta biết là có vài chiếc tàu "đi chui bán chánh thức" bị ch́m v́ gặp sóng to gió lớn. Việt cộng đă cho đi bằng loại tàu gần như phế thải, không c̣n đủ tiêu chuẩn vượt đại dương.

    Nhưng chuyện nói rằng Bảy vẫn đạp xe đi loanh quanh, hết ngày này qua tháng khác. Và bây giờ Bảy hay đứng ở bờ sông Sàig̣n, nh́n xa xâm rất lâu để chỉ gọi thầm có hai tiếng : "Xíu ơi"...

    Tiểu Tử


    http://www.maiyeuem.net/topic/154579...Tu-Vo-Hoai-Nam

  2. #3262
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Đà Lạt Qua Thơ Văn

    So với các đô thị khác của Việt Nam, Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên dành cho nhiều ưu ái nhứt. Những thắng cảnh của thành phố, nằm rải rác khắp mọi nơi ở cả khu vực trung tâm lẫn vùng ngoại ô, Cùng với những thắng cảnh thiên nhiên Đà Lạt c̣n có một không gian trong lành, tươi mát mù sương thật nên thơ lăng mạn.
    Những người có công sáng lập thành phố nầy mới có một câu nói bằng tiếng Latin mà các chử đầu là ghép từ chử Đà Lạt :
    “ Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem “
    (Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe)

    Nhờ vậy Đà Lạt đă trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu thi nhân văn sĩ. Nhưng Đà Lạt cũng là nơi có những mối t́nh đẹp nhưng đầy bi thương khiến cho ḷng người đau nhói……Cảnh sinh t́nh quả thật không sai……
    Đà Lạt Trăng Mờ
    Hàn Mặc Tử

    Đây phút thiêng liêng đă khởi đầu,
    Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ.
    Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,
    Như đón từ xa một ư thơ.

    Ai hăy làm thinh chớ nói nhiều,
    Để nghe dưới đáy nước hồ reo.
    Để nghe tơ liễu run trong gió,
    Và để xem trời giải nghĩa yêu.

    Hàng thông lấp loáng đứng trong im,
    Cành lá in như đă lặng ch́m.
    Hư thực làm sao phân biệt được?
    Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.

    Cả trời say nhuộm một màu trăng,
    Và cả ḷng tôi chẳng nói rằng.
    Không một tiếng ǵ nghe động chạm,
    Dẫu là tiếng vỡ của sao băng!





    Lời cuối cho cuộc t́nh
    Thơ : Mai hoài Thu
    Đà Lạt ơi! Mây chiều trôi lăng đăng
    Khói quyện sầu vương lối nhỏ mộng mơ
    Những đêm trăng in bóng xuống mât hồ
    Ta thơ thẩn, ḷng buồn như chiếc lá
    Đà Lạt sương mờ,trời Đông buốt giá
    Hồn loc loài ch́m đắm cơi hư vô
    Lung linh t́m đâu những vệt trăng mờ,
    Đem trở lại cuộc t́nh đau vụn vỡ…
    Đà Lạt ơi! Người về có nhớ,
    Mưa bay bay,xa tít tận chân đồi
    Mất em rồi,chỉ c̣n chút tàn hơi
    Ta lẻ loi, loc bầy đêm gió hú
    Đợi ngày tàn, at t́m nơi trú ngụ
    Hồn gọi về trên đỉnh núi cheo leo
    Đêm ŕ rao2nghe gió thổi thông reo
    Thấy bóng em dạo quanh Hồ Than Thở
    Thung Lũng T́nh Yêu, chuyện t́nh dang do
    Mai em về c̣n nhớ đến at chăng?
    Ta nằm đó ngậm ngùi….trong quạnh vắng
    Đà Lạt buồn,nhuộm thêm màu tang trắng
    Đà Lạt ơi! Nhạc ngh́n trùng xa vắng
    Em đâu rồi,mờ mịt dấu chân hoang….!?

  3. #3263
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Huyền Thoại Một ThiênT́nh Sữ

    Đây là câu chuyện t́nh đầy bi thương, đă làm rung động bao nhiêu trái tim con người, giữa một chàng trai thuộc bộ lạc Lát (một nhánh của dân tộc K’Ho) và một cô sơn nữ người Chil (một nhánh khác của dân tộc K’Ho) .
    Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên K’lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên H'biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc và với những oán thù từ bao đời trước giữa các bộ tộc, nên cuộc t́nh của họ bị ngăn trở và cuối cùng đưa đến một kết cuộc bi thảm.
    Cuộc t́nh của hai người bắt đầu khi t́nh cờ họ gặp nhau lúc nàng sơn nữ Biang duyên dáng xinh đẹp hay vào rừng hái thuốc, hái hoa, lượm quả.
    Một hôm nàng Biang đang hái hoa, lấy thuốc th́ bị thú rừng tấn công. Nhưng may nhờ anh chàng Lang thấy và cứu kịp bên bờ suối Datania.
    Từ đó đôi trai tài gái sắc bắt đầu thấy thương mến nhau. Họ hẹn ḥ, gặp gỡ nhau trong những đêm trăng thơ mộng bên rừng suối. Họ dắt tay nhau đi dọc dài qua núi đồi vùng La Ngư Thượng. Khi t́nh yêu đă cháy bỏng, nàng Biang quyết định “cươi” Lang làm chồng.
    Nhưng đám cưới không thành bởi tù trưởng Jrenh không cho họ được phép vượt qua những tập tục và oán cừu truyền kiếp giữa hai bộ tộc. Họ vượt qua bao nỗi khổ đau, vượt qua bao trở ngại với nhiều nước mắt đau thương, nhưng cuối cùng họ cũng không thoát khỏi một định mệnh đau thương.
    Kết thúc câu chuyện, H'biang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đă khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Đạ Nhim (suối khóc).
    Sau cái chết của hai người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H'biang chết được đặt lên là Lang Biang - tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và t́nh yêu của họ.
    Câu chuyện t́nh đau thương đó đă bay bổng vào bầu trời cô tịch và cũng đă là câu chuyện kể chung cho các bộ tộc người vùng cao nguyên mỗi lúc rừng khuya họ ngồi bên bếp lửa. Ngôi mộ đó đă hóa thành nỗi niềm xúc động của trẻ già trong mọi bộ tộc. V́ vậy Lang Biang đă trở thành tên ngọn núi và kết tinh những tinh túy của người thượng cao nguyên như bộ tộc K'Ho, M'Nông, Mạ, Chill ngàn đời bất khuất, và cũng là đỉnh núi của một thời từng ghi lại một mối t́nh đầy nước mắt của Lang Biang.
    Trên đỉnh núi, không biết có phải do nàng Biang xa xưa gieo hạt hay không, nay ta sẽ thấy một rừng hoa Đỗ Quyên với màu sắc hồng, trắng, tím mà người Lát đă đặt tên là hoa Lang Biang. Bên cạnh hoa Đỗ Quyên là có muôn loài thảo mộc, trong đó chúng ta sẽ gặp rất nhiều loại “phong lan”, nữ chúa của các loài hoa ở đây.
    Rừng Lang Biang rất phong phú về chủng loại, trong đó rừng lá rộng, rừng thông, và các loại tre thân nhỏ và những bụi trúc xum xuê. Đặc biệt, trong không gian ấy ta lại được nghe những âm thanh của các loài chim rừng hót vang triền đồi núi. Theo tài liệu sưu khảo người ta ước đoán có trên một trăm loài chim, trong đó có một số loài chim rừng tên gọi được lấy từ tên đỉnh núi Lang Biang, núi của huyền thoại, núi của t́nh yêu bao đời nay vẫn tồn tại như một giá trị truyền thống của quê hương. Lang Biang c̣n là biểu tượng ngàn đời của vùng cao La Ngư Thượng.
    Ai có về
    Chiều cao nguyên
    Lên đỉnh Lang Biang
    Bồng bềnh trong mây
    Đắm say tiên cảnh hoang sơ, mộng mơ
    nghe kể
    Lang Biang huyền thoại một t́nh yêu
    Bất diệt
    ...khát khao! vượt qua rào cản
    nồng nàn, say đắm...!
    Trái tim hồng nhận mũi tên tẩm độc
    Che người yêu
    Trước cái chết kề bên
    H'Biang nàng ra đi măi măi...
    K' Lang lặng ôm chặt H'Biang
    Nước mắt tuôn chảy thành sông thành suối
    T́nh yêu làm ǵ đâu có tội
    Sao yêu nhau.. lại chẳng được bên nhau


    CHUYỆN T̀NH LANG BIANG
    Chiều buồn trên đỉnh Lang Biang
    Nhớ nàng sơn cước thở than chuyện t́nh
    Ai kia một thuở kiên trinh
    Đầu non cuối thác điêu linh -một đời

    Mộ phần xanh ngắt kề đôi
    Tháng ngày đứng giữa mây trôi- đất trời
    Cũng v́ ḷng dạ con người
    Khắc khe bộ tộc để đời xót xa...
    ***
    ***
    Đă không sống được với nhau
    Th́ cùng thác xuống giữ nhau lời nguyền
    Mối t́nh chẳng đẹp lương duyên
    Ngàn năm c̣n đó tươi nguyên chữ t́nh

    Thơ Sông Hương Kim Liên



    Nhà K’lang và H’biang đều ở dưới chân núi. Nàng Biang là con gái xinh đẹp của tù trưởng bộ tộc Chil.


    Anh hùng cứu Mỹ nhân. H’biang gặp nạn và chàng K’lang đă dũng cảm cứu nàng thoát khỏi ác thú hung dữ.


    Và T́nh Yêu lên men trong những lần ḥ hẹn bên nhau .


    Cùng nhau chạy trốn đến một nơi trên đỉnh núi để sinh sống. Khi t́nh yêu không c̣n lối thoát.
    (C̣n Tiếp)

  4. #3264
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Giữa trời đất núi rừng bạt ngàn, họ thề thốt nên duyên vợ chồng.


    Cặp t́nh nhân sống bên nhau tràn đầy hạnh phúc


    Ngỡ đâu hạnh phúc sẽ là măi măi… Hơbiang trở bệnh, K’lang t́m mọi cách chữa trị nhưng không khỏi, đành về bản làng cầu cứu

    Nhưng dân làng vẫn quyết truy đuổi để giết cho bằng được chàng Lang. Và kết quả là một them kịch.

    (C̣n Tiếp)

  5. #3265
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Mũi tên vẫn vô t́nh chỉa thẳng vào K’Lang. H’Biang lấy thân ḿnh che cho người yêu.


    K’Lang thẫn thờ bế người vợ yêu trên tay trở về căn nhà nhỏ bé, nơi cùng nàng trăi qua những tháng ngày hạnh phúc..


    Đau buồn khôn xiết, K’lang đă khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Dankia (Suối Vàng,từ đây chảy ra sông Da Nhim mà tiếngThượng có nghĩa là nước mắt).

    Sau cái chết của hai người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là Lang Biang - tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và t́nh yêu của họ.

  6. #3266
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Xin cô Tigon và anh Pleiku kể lại chuyện " Đồi thông hai mộ "

    Rất cám ơn trong khi chờ đợi .

  7. #3267
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Đồi thông hai mộ

    [Chị Lê Thi, tôi mạo muội thay chị Tigon và anh Pleiku đăng lại ở đây có được không chị? Nhân thể xin cảm ơn anh Pleiku đă đăng nhiều h́nh đẹp và bài hay về Đà Lạt. TV]

    Đồi thông hai mộ


    Cổng vào Đồi Thông Hai Mộ

    Đồi thông hai mộ là một địa điểm tham quan du lịch nằm trên đồi thông bên bờ hồ Than Thở, Đà Lạt

    Câu chuyện:


    Hai ngôi mộ trên đồi thông

    Thắng cảnh Đồi thông hai mộ thường được gắn với những câu chuyện ly ḱ, tuy nhiên có một câu chuyện được cho là trung thực nhất kể rằng: chàng tên Vũ Minh Tâm, nàng tên Lê Thị Thảo [1]. Chàng quê ở G̣ Công, Tiền Giang[2], sinh trong một gia đ́nh đại điền chủ giàu có, là sinh viên Trường Vơ bị Đà Lạt. Nàng:
    "... năm ấy khi tuổi vừa đôi chín
    Tâm hồn đang trắng trong
    Như chim non khi ăn c̣n chưa no
    Khi co c̣n chưa ấm [3]
    Họ gặp nhau tâm đầu ư hợp, yêu nhau tha thiết và thề non hẹn biển. Tốt nghiệp, chàng về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi... nhưng bị gia đ́nh phản đối kịch liệt v́ gia đ́nh nàng không "môn đăng hộ đối" và bắt đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu. Chàng đă xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn để t́m quên... Và rồi, nàng nhận được tin báo tử của chàng từ chiến trường. Đau khổ tột cùng:
    "nàng buồn thơ thẩn chẳng c̣n ngồi
    trang điểm qua màu phấn
    Để phai úa đến tàn cả hương sắc
    tháng ngày luôn héo hon"[3]
    Sau đó, nàng t́m đến khu đồi thông bên bờ hồ Sương Mai (sau t́nh sử này được gọi là hồ Than Thở), nơi hai người xưa kia từng ḥ hẹn, tự vẫn chết vào ngày 15 tháng 3 năm 1956. Thuận theo nguyện vọng, gia đ́nh đă chôn cất nàng ngay dưới khu đồi thông. Nhưng thật ra người ta đă nhầm khi báo tử, chàng không tử trận và đang trở về thăm nàng. Hay tin nàng chết, Tâm t́m đến mộ nàng vật vă khóc than, sau đó cũng tự tử chết theo để giữ trọn lời thề[4]. Trước khi chết, chàng để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ nàng để hai người măi măi được gần nhau. Và:
    "... mộ chàng đă được ở cạnh nàng
    Như lời xưa thề ước
    Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc
    dưới mộ sâu đất khô
    Qua bao năm rêu xanh phủ che kín..."
    Tuy nhiên, sau năm 1975, do tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con, cha mẹ chàng đă cho bốc mộ anh đưa về quê. Dù hài cốt chàng đă được dời đi nhưng cảm thương mối t́nh của hai người, người thân của nàng vẫn để ngôi mộ đôi. Và sau này ngôi mộ được tôn tạo khang trang lại, trở thành điểm tham quan du lịch độc đáo như hiện nay. Nhân dịp Festival hoa Đà Lạt 2012, Ban tổ chức đă cho trồng toàn hoa tím chung quanh khu mộ.

    Nhạc phẩm Đồi thông hai mộ
    Cảm khái chuyện t́nh của hai người, nhạc sĩ Hồng Vân[5] sáng tác bài hát Đồi thông hai mộ. Bài hát điệu boléro này được nhiều người ưa thích và thể hiện thành công qua các giọng ca như: Hương Lan, Trường Vũ, Lệ Quyên...

    Chú thích
    1. Tên hai người được ghi rơ trên bia mộ
    2. Tài liệu khác nói ở Vĩnh Long
    3. a ă Lời bài hát Đồi thông hai mộ
    4. Một dị bản là v́ quá đau khổ, chàng xung phong vào những vào vùng lửa đạn ác liệt và chết trong một trận giao tranh.
    5. Hồng Vân là một nhạc sĩ có rất nhiều ca khúc "ăn khách" v́ lời ca b́nh dân, nhạc giản dị như "Tôi Bước Vào Yêu", "Đồi thông hai mộ" v.v...

    Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%...hai_m%E1%BB%99

  8. #3268
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Cám ơn anh Truc Vo đă post bài để chi Le Thi khỏi đợi lâu.
    Chị Le Thi ơi! bộ lúc nầy muốn đi t́m một ít cảm giác của “ thú đau thương “ hả. Thú đau thương th́ cũng là một hương vị của cuộc đời nhưng liệu có chịu nổi không đó….Thôi tui xin can chị, nên sống ăn chắc mặc bền như cô Tigon cho rồi…..hihi.
    Về câu chuyện t́nh bi thảm Đồi Thông Hai Mộ th́ theo như Truc Vo có vài điều nó hơi khác những ǵ tui được nghe ngày trước tuy nhân vật trong cuộc th́ như nhau.
    1-Khi quen biết cô Thảo chuyện xưa không nói rơ anh chàng Tâm làm ǵ. Nhưng tui có thể chắc chắn là anh ta không phải là sinh viên Sĩ quan trườngVBĐL. Thời năm 1956 chưa có lệnh tổng động viên th́ Cậu Ấm nầy khó mà đi lính lắm, nhứt là con một của 1 đại điền chủ Lục Tỉnh. Vậy th́ Cậu ta quen biết cô Thảo Đà Lạt chỉ có 2 trường hợp : một là trong một dịp đi nghỉ mát nào đó, hai là cậu ta đang học tại Lyceé Yersin ( mấy ông Phú hộ Lục tỉnh ngày trước hay thích gởi con lên Đà Lạt học, trai th́ Yersin, gái th́ Couvent des Oiseaux…..không thấy Bà Nam Phương cũng dân G̣ Công và học tại Couvent des Oiseaux sao….).
    2-Cậu ta chả phải tử trận ǵ hết (thời đó 1956 đă có chuyện đánh nhau với VC đâu mà tử trận). Mà tui nghe kể là Cậu ta thúc thủ trước sự phản đối kịch liệt của Cha Mẹ nên cưới vợ theo sự sắp xếp của gia đ́nh .
    3-V́ vậy cô nàng Đà Lạt đau buồn mới ra hồ Than Thở chắc là nơi in dấu nhiều kỷ niệm của 2 người thở than và chết tại đó.Nghe được tin đau buồn chàng đến bên mộ người yêu than khóc và tự tử chết với lời di chúc mong được chôn gần bên người yêu.
    4-Việc bốc mộ đem về G̣ Công là do vợ của Cậu ta chứ không phải do cha mẹ ( có lẻ v́ ghen tức có chết cũng không cho sống chung chăng…..).


    Buồn cười là mấy anh Vẹm làm du lịch nói là sau thảm kịch bi ai của đôi t́nh nhân nầy hồ Sương Mai (?)mới có tên là hồ Than Thở. Tầm bậy thiệt, hồ Than Thở là dịch từ chử Lac des Soupirs đă có từ thuở nào. Xung quanh hồ Than Thở là đồi thông ngút ngàn, khi gió xoáy từ mặt hồ lên đồi thông tạo ra những âm thanh như những lời than thở, gặp lúc một anh Tây nào đó lại giàu óc tưởng tượng nên đặt luôn cái tên ; Lac des Soupirs mà ḿnh dịch ra là Hồ Than Thở.
    Buồn cười hơn nữa là mấy ông Vẹm c̣n bịa ra một t́nh sữ của Hoàng Tùng - Mai Hương tại hồ Than Thở….Nói là họ thuộc 2 gia đ́nh khá giả nhưng không chịu nổi áp bức của bọn ác ôn nên lên Đà Lạt ở. Thế rồi Hoàng Tùng hưởng ứng lời kêu gọi của Nguyển Huệ lên đường nhập ngủ cứu nước. Rồi cũng lại chuyện báo tử lộn nên nàng Mai Hương buồn ra hồ Than Thở tự tử, rồi cũng khi Hoàng Tùng trở về nghe người yêu đă chết nên cũng chết và xin chôn gần nhau tại hồ Than Thở……
    Thiệt là thầy chạy luôn với mấy ông Vẹm. Thời Nguyễn Huệ th́ chắc BS Yersin c̣n ở truồn tắm mưa th́ ai t́m ra Đà Lạt cho mấy người nầy ở……ha ha ha.

  9. #3269
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; ddinhr lang Biang và ngày khai giảng SQ/Dalat....

    .. nói đến Đà lạt th́ chớ quên đến hănh diện kiêu hùng của trường Vơ bị Da lat, nơi đây đă đào tạo ra biết bao nhiêu chiến binh kiêu hùng cho Tổ quốc VN.. hy vọng rằng nmq nhớ đúng..; ngày khai giảng của khoá Sĩ quan thường có lễ khai giảng và khởi đầu bằng cuộc leo núi lên đỉnh Lang Biang để đốt đuôc hành lễ.

    Đồng Đế- Ninh hoà, trường Hạ sĩ quan cũng vậy, các tân học viên cũng có di hành tác chiến , mang gạch lên đỉnh núi để xây kỳ đài cho trường Hạ sĩ quan..
    Những dấu tích lịch sử đă đi vào ḷng các quân nhân của Cộng Hoà VN.. Oai hùng thay các anh hùng tử sĩ VNCH./.

  10. #3270
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam



    Lịch sử Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam, Đà Lạt

    Lịch Sử của Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam là lịch sử của một thực thể gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc, của lịch sử chiến tranh Việt Nam nói chung và của gịng Quân Sử Việt nói riêng. Vào năm 1945, khoảng thời gian mà nhân loại đang hân hoan đón chào một nền ḥa b́nh thật sự qua sự đổ vỡ toàn diện của phe Trục, người dân Việt Nam vẫn chịu âm thầm chiến đấu cho nền tự do và ḥa b́nh của ḿnh. Công cuộc tranh đấu này đă đem lại một thành quả đầu tiên qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long vào năm 1948, mà theo đó, người Pháp công nhận Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp.

    Cùng trong năm ấy một Quân Đội Quốc Gia được thành h́nh nhưng vẫn nằm trong sự chi phối của người Pháp. Vừa tranh đấu với ngoại bang vừa chống trả lại những thủ đoạn gian manh lừa đảo của tập đoàn Cộng Sản Quốc Tế mà đại điện là Hồ Chí Minh, chính phủ lúc bấy giờ đă cho thành lập một Trường Sĩ Quan Hiện Dịch nhằm đào tạo các cán bộ nồng cốt cho Quân Đội. Trường Sĩ Quan Huế là trường Sĩ Quan đầu tiên của Việt Nam được xây cất tại Đập Đá bên cạnh gịng sông Hương. Sau hai năm, trường Sĩ Quan Hiện Dịch Huế được di chuyển về Đà Lạt v́ nơi đây có đầy đủ các điều kiện về khí hậu và huấn luyện để rèn luyện các Sĩ Quan thích đáng với mọi hoàn cảnh của chiến trường mai hậu. Trường được cải tổ toàn diện và được cải danh thành Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt.

    Năm 1955, Thủ Tướng Ngơ Đ́nh Diệm thực hiện cuộc cách mạng Quốc Gia và khai sinh nền Đệ Nhất Cộng Hịa. Quân Đội Quốc Gia với toàn vẹn chủ quyền được thống nhất chỉ huy dưới danh xưng Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa. Trường Vơ Bị Liên Quân cũng nằm trong khuôn khổ cải tổ đó và một lần nữa được cải danh thành Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam, do sắc luật năm 1960 của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Ông cũng là người đă đặt viên đá đầu tiên xây dựng một cơ sở huấn luyện khang trang tọa lạc tại đồi 1515, cách hồ Than Thở không xa. Với chương tŕnh và phương pháp huấn luyện phỏng theo các tiêu chuẩn đào tạo Sĩ Quan của Trường Vơ Bị West Point Hoa Kỳ, Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam có trách nhiệm đào tạo các cán bộ Hải-Lục-Không Quân ưu tú cho Quân Đội, có khả năng chỉ huy, ổn định bờ cơi trong thời chiến và một tŕnh độ kiến thức bậc Đại Học để kiến tạo quê hương trong thời b́nh.

    Các ứng viên muốn gia nhập Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam phải có bằng Tú Tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát. Chương tŕnh học mỗi năm được chia làm hai mùa, mùa nắng quân sự, mùa mưa văn hóa. Về quân sự, các Sinh Viên Sĩ Quan được huấn luyện chiến thuật tác chiến từ cấp Trung Đội đến Tiểu Đoàn và các cuộc hành quân liên binh. Về văn hóa, Sinh Viên Sĩ Quan được dạy chương tŕnh bậc Đại Học dân chính, thêm vào các cuộc thực nghiệm tại các pḥng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi măn khóa được cấp văn bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Dụng.

    Để trao dồi nghệ thuật chỉ huy và lănh đạo, Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam có truyền thống tổ chức Hệ Thống Tự Chỉ Huy và 8 tuần huấn nhục cho các tân khóa sinh. Hệ Thống Tự Chỉ Huy ngoài mục đích giúp các Sinh Viên Sĩ Quan thực tập về chỉ huy, c̣n có tác dụng phát huy t́nh huynh đệ giữa các khóa. Tám tuần huấn nhục giúp khóa sinh dứt bỏ nếp sống dân chính, để khép ḿnh vào khuôn khổ kỹ luật của nhà trường. V́ nhu cầu chiến trường nên thời gian thụ huấn của các khóa thay đổi từ hai đến ba hoặc bốn năm.

    Từ ngày thành lập cho đến tháng 4 năm 1975, Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam đă cung ứng cho các chiến trường bốn Vùng Chiến Thuật tất cả 29 khóa Sỵ Quan với tổng số gần bảy ngàn Sĩ Quan, cùng với gần 500 Sinh Viên Sĩ Quan của 2 khóa cuối cùng. Các Sĩ Quan tốt nghiệp được phân phối đi khắp các Quân, Binh, Chủng để đảm trách vai trị cán bộ Chỉ Huy hoặc Tham Mưu. Dù ở cương vị nào, kỹ thuật hay tác chiến, người Sĩ Quan xuất thân Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần "Tự Thắng Để Chỉ Huy" và câu châm ngôn "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" là kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an dân. Đa số các Cựu Sinh Viên Sỵ Quan đă thành công trên đường binh nghiệp và làm vang danh Trường Mẹ. Những người c̣n sống đang tiếp tục con đường đă chọn, những người nằm xuống đă trở thành những anh hùng vị quốc vong thân.

    Sau năm 1975, dầu là Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam đă đi vào Quân Sử, nhưng truyền thống Bất Khuất và Hào Hùng chưa lịm tắt được trong tâm tư của những Sĩ Quan xuất thân từ Ngôi Trường lịch sử này.

    Ban Biên Tập Hội Vơ Bị Houston

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •