Page 339 of 471 FirstFirst ... 239289329335336337338339340341342343349389439 ... LastLast
Results 3,381 to 3,390 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3381
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    THƯƠNG VONG TRONG ĐƠN VỊ NHÀ


    Mặc dù đă bắt đầu nghĩ đến cái nơi “vô danh” Djibouti mà tôi sẽ phục vụ trong lần “triển khai” sắp tới, nhưng thực tại của cuộc chiến ở Iraq vẫn không cho tôi suy nghĩ viễn vông chút nào. Một trong những đơn vị trực thuộc ban chỉ huy của căn cứ Fallujah là đội Vận Chuyển Cơ Động mà lính tráng gọi tắt là “Motor T.” Đây là đơn vị chuyên vận chuyển tiếp liệu đến và đi từ những căn cứ lớn về Fallujah rồi lại chuyển đi những đơn vị nhỏ ở các tiền đồn. Đă bao lần tôi đến cầu nguyện và chúc b́nh an cho những chuyến công tác đêm của họ. Tuy nhiên, thảm họa vẫn có thể xảy đến cho bất cứ cuộc hành quân nào của họ trong mọi t́nh huống khác nhau.

    Một đêm, đơn vị Motor T đă gặp một tai nạn thảm khốc gây tử vong, mà người ta có thể h́nh dung trước được. Loại xe vận tải 7 tấn cao hơn b́nh thường, trong khi chiều ngang vẫn ở kích thước chung cho các loại xe tải, vậy mà các tay xạ thủ đại liên vẫn phải ngồi ở trên cao ngất ngưởng đó (xem h́nh). Họ phải đối diện với hai điều vô cùng nguy hiểm: làm bia ngắm cho kẻ thù và có thể bị văng xuống đất bất cứ lúc nào. Điều đó đă thực sự xảy ra trong đêm ấy, đoàn công voa chạy với tốc độ “tác chiến” (nhanh chậm tùy theo lệnh trên), chẳng may một khúc quanh khá gắt là làm một xe tải lật nhào khiến xạ thủ đại liên bên trên tử nạn tức th́!

    Đây là tử (liệt) sĩ đầu tiên thuộc ban chỉ huy căn cứ Fallujah kể từ khi tôi đáo nhiệm trong trại này. Một quân nhân trong phần trách nhiệm của tôi, nên tôi phải lo tổ chức lễ tưởng niệm cho anh ấy. Một vài hạ sĩ quan cao cấp cũng được lệnh tham gia công tác này và nơi xứng đáng để tổ chức cuộc lễ chính là nhà nguyện Hy Vọng (hội trường).

    Chương tŕnh cuộc lễ có thể tóm gọn như sau:

    Lời nguyện mở đầu (tôi)
    Phần đọc Kinh Thánh (các TQLC)
    Phúc Âm và giảng (tôi)
    Huấn từ của Đại Tá chỉ huy trưởng
    Lời chia sẻ của các hạ sĩ quan và bạn hữu trong đơn vị
    Chiếu các h́nh ảnh sinh hoạt trong đơn vị của liệt sĩ
    Phép lành cuối cuộc lễ (tôi)

    Trong bài giảng, một phần, tôi không thể nói nhiều đến những bi thương về cái chết của người hạ sĩ trẻ v́ e rằng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của lính; phần khác, tôi cũng không muốn biến họ thành những người máy vô tâm, vô cảm.

    Nên, bài giảng của tôi có thể tóm tắt với những ư chính như sau:

    “Có một vấn đề trong cuộc sống này mà không ai trong chúng ta kiểm soát được, đó là thời gian và cách chúng ta chết. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rằng mỗi người đều được tạo dựng với một sứ vụ trong đời. Sứ vụ đó có thể rơ ràng và được nhiều người biết đến, nó cũng có thể đơn giản, b́nh thường đến độ khó nhận ra được. Điều quan trọng không tùy thuộc vào sứ vụ nào ḿnh đă nhận lănh mà chính là ḿnh đă hoàn tất sứ vụ đó ra sao. Điều này lại ảnh hưởng to lớn đến hạnh phúc viên măn ở đời sau. Một sứ vụ có thể kéo dài thật lâu hay thật mau để hoàn thành, và một lần nữa, kéo dài bao lâu th́ hoàn toàn chỉ có Chúa mới biết.

    Giả sử anh chị em biết trước sứ vụ của người bạn chúng ta, Hạ Sĩ M., sẽ được hoàn tất cách đây ba ngày như đă xảy ra. Anh chị em muốn chọn cái chết nào cho anh ấy? Chết bởi một tai nạn trên xa lộ ở bang California? Hay chết đuối ở một bờ biển xinh đẹp của bang Florida? Hay một cái chết cô đơn lạnh lẽo trong một ngơ hẻm nào đó ở thành phố New York? Hoặc một cái chết anh hùng khi đang chiến đấu bảo vệ nền dân chủ, lối sống, và tự do tín ngưỡng của chúng ta?
    Tôi tin rằng câu trả lời đă quá hiển nhiên…”

    Trong khi tŕnh chiếu lại những h́nh ảnh của Hạ Sĩ M., tôi đă được nghe những tiếng cười vui vẻ nhiều hơn các giây phút trầm buồn; giống như xem những h́nh ảnh sinh động của bất cứ học sinh cấp ba nào ở Mỹ. Chỉ một điều khác biệt ở đây, trên miền đất xa lạ này, là Hạ Sĩ M. đă cùng bao nhiêu bạn hữu chơi “một tṛ chơi chiến tranh” với cái giá phải trả là ḷng quả cảm, mồ hôi, nước mắt, máu và chính mạng sống của họ.

    Sau lời chúc lành, ai đó đă hét to “Hoo Raah,” tiếng hô xung phong tác chiến của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, cả nhà nguyện với mấy trăm lính cả nam lẫn nữ đồng loạt gầm lên “HOO RAAAAAAH…” Chúng tôi đă không than khóc về cái chết của anh M., nhưng chúng tôi thực sự đă “tôn vinh” cuộc sống của anh ấy.

    C̣n tiếp...

  2. #3382
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    MÔT AN ỦI NHỎ VÀ MÔT CÔNG TÁC CUỐI CÙNG ĐẦY SẦU THẢM

    Khoảng một tuần sau, đại tá chỉ huy trưởng căn cứ Fallujah cho biết rằng tôi sẽ được kể như người phục vụ trong chiến tranh trọn năm v́ ngay sau khi rời Iraq, tôi lại tiếp tục công tác ở một vùng chiến tranh khác. Điều đó có nghĩa tôi cũng sẽ được về lại Mỹ để nghỉ hai tuần như các quân nhân khác, ở giữa thời gian của hai công tác này. Như vậy cũng có nghĩa tôi sẽ về Mỹ với nhóm thứ nhất của đơn vị vào những ngày đầu của tháng Hai. Không đầy một tháng nữa tôi sẽ rời vùng đất đầy chiến tranh và chết chóc ở Iraq.

    Bỗng nhiên, cảm giác của tôi thay đổi, từ ước muốn rời khỏi vùng đất sầu thảm này bất cứ khi nào có thể, đến nỗi thương hại cho những người dân, cho quốc gia đầy tính lịch sử và Kinh thánh này; một cảm giác chưa hoàn thành công tác của ḿnh, hay hơn nữa, một cảm giác “có lỗi” v́ chưa nh́n thấy nền ḥa b́nh thực sự trở lại với Iraq trước khi tôi rời khỏi nơi đây. Cảm giác thất vọng đó có lẽ rất nhiều quân nhân Hoa Kỳ đă kinh nghiệm sau khi hoàn tất công tác một năm của họ trong cuộc chiến dai dẳng ở Việt Nam. Tệ hơn nữa, khi về đến quê nhà chẳng ai chào đón, thăm hỏi họ và đáng buồn nhất là c̣n có những kẻ chống chiến tranh (khuynh tả, thân cộng) phỉ báng họ!

    Dù sao, cảm giác của tôi chẳng là ǵ trong cuộc chiến này, về diễn tiến của nó, về chiến lược để kết thúc nó… Sau khi tôi rời Iraq, cuộc chiến đó c̣n kéo dài thêm nhiều năm cho đến khi, theo thiển kiến của tôi, nó bị bắt buộc phải kết thúc cách toàn diện trước khi nên kết thúc, đáng buồn hơn nữa là đă chẳng có một chuẩn bị nào, ít nhất giúp đất nước đó có thể tự ǵn giữ an ninh. Đối với tôi điều đó chẳng khác ǵ “cuốn cờ bỏ chạy về nước như chính phủ Mỹ đă làm ở Việt Nam.” Một lỗ hổng to lớn đă được tạo ra bởi cuộc rút quân đó, cho nên các lực lượng quân sự khác, kể cả kẻ thù của nước Mỹ nói riêng và thế giới Tây Phương nói chung, đă lấp vào khỏang trống đó, như lực lượng ISIS (the Islamic State of Iraq and Syria) đang hoành hành ở vùng Đông-Bắc Syria và Tây-Bắc Iraq.


    V́ tôi sẽ rời Iraq sớm hơn dự tính nên vị tuyên úy Công Giáo thay thế tôi sẽ không thể đáo nhiệm trước được. Điều đó có nghĩa tôi sẽ phải “làm việc” đến ngày cuối cùng. Dù sao cũng có một chút an ủi là tôi chẳng có hành lư ǵ thêm vào các thứ tôi đă đem đến đây để mà chuẩn bị. Hai túi vải của lính thủy (sea bags), một ba lô và thêm một úi nhỏ nữa là tất cả hành trang của tôi.

    Chỉ vài ngày trước khi nhóm khoảng 40 quân nhân chúng tôi lên đường trở về Mỹ, một lần nữa tôi được gọi qua bệnh viện dă chiến. Người bị nạn là một trung sĩ, anh ta chỉ c̣n ba hôm nữa là đến ngày anh trở lại quê hương. Đây là cũng chuyến đi tuần cuối cùng với tiểu đội của anh ấy trên phố phường của thành phố Fallujah. Trong hàng ngũ của kẻ thù đă có những tên cựu lính đến từ miền Đông Châu Âu, đặc biệt là người Đức, trong khối cộng sản của liên bang Soviet cũ. Nhiều tên bắn rất giỏi hoặc đă là những thiện xạ bắn sẻ (tỉa) nhà nghề. Chúng đến với những khẩu súng bắn sẻ tối tân để chiến đấu bên cạnh kẻ thù của chúng tôi. Có lẽ một trong những tên đó đă bắn viên đạn, kết thúc mạng sống của anh trung sĩ, từ cách đó cả mấy trăm thước.

    Trước khi tôi bước vào pḥng đông lạnh, các nhân viên quân y của Hải Quân đă cho tôi biết v́ xác c̣n nguyên vẹn nên tôi có thể mở zipper của bao đựng xác, nếu tôi muốn, họ cũng đă biết giáo hội Cộng Giáo có bí tích xức dầu bệnh nhân hay c̣n gọi là bí tích cuối cùng (the last rites). Dù biết rằng đă quá muộn để xức dầu cho người Thủy Quân Lục Chiến xấu số nhưng tôi vẫn quyết định mở bao đựng xác anh ta. Rơ ràng đây là hành động của tên bắn sẻ nhà nghề, viên đạn xuyên vào ngay sau vành tai của anh ta, tử huyệt của bất cứ con người nào. Máu vẫn đang từ vết thương rỉ ra, gương mặt hốc hác của anh ấy diễn tả vẻ không hài ḷng và nỗi buồn sâu thẳm. Cũng đúng thôi, v́ người anh hùng vô danh ấy đang c̣n người vợ trẻ và con gái trong tuổi c̣n thơ… tôi không thốt lên lời… cơn giận dữ trong tôi bất chợt trào lên đến độ gần như không c̣n kềm chế nổi…

    C̣n tiếp...

  3. #3383
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    SỐNG SÓT TRỞ VỀ

    Mặt trời dường như c̣n vương trên đỉnh hàng cây khuynh diệp (bạch đàn) họa hiếm, một vài tia nắng xuyên qua tàng lá đang rung động trong cơn gió xuân nhẹ nhàng. Đàn chim tíu tít rộn ràng như đang gọi nhau về tổ. Cao hơn ở trên kia, bầu trời trong xanh không vướng đến một dải mây bồng bềnh. Vậy mà khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Iraq này chẳng được những chiến binh bận rộn trong trại Fallujah màng tới, ngoại trừ một ít người, trong đó có tôi, đang chuẩn bị chuyến dạ hành để… trở lại quê hương.

    Vào buổi chiều cuối cùng trong trại đó, tôi đang trên đường về pḥng ngủ sau khi đă kết thúc thánh lễ hàng ngày; ôm từ biệt và cám ơn cô trợ lư xinh đẹp, Sarah, đă trợ giúp và bảo vệ tôi trong suốt mấy tháng cùng nhau công tác ở vùng đất xa xôi này. Cô ấy sẽ trở về Mỹ với một đoàn sau. Th́nh ĺnh tiếng gầm rú của khẩu đại bác 155mm bắn yểm trợ quân bạn ở chiến trường đă xóa tan bất cư ư tưởng thơ mộng nào của tôi và đưa tôi trở lại thực tế khắc nghiệt trong cuộc chiến chống lại bọn khủng bố vô tâm, ma quỷ.


    Cuộc di hành ban đêm sẽ đưa mọi người trở lại đúng con đường tôi đă đến trại Fallujah sáu tháng trước đây. Các túi quân trang của chúng tôi đă được chuyển bằng đường bộ đêm hôm trước đến căn cứ không quân (của TQLC) cùng với một số lính trong đoàn, chỉ xa khoảng 20 cây số. Đêm nay, những người c̣n lại trong đoàn sẽ được chuyển bằng trực thăng đến đó trong chặng đầu của cuộc dạ hành. Mọi sự vẫn phải lên kế hoạch kỹ lưỡng và thi hành nghiêm túc v́ chẳng có ǵ được gọi là an toàn hay thoải mái cho đến khi chúng tôi thực sự ra khỏi vùng chiến tranh.

    Ba lô trên vai và một túi xách nhỏ, tôi cùng đoàn được chọn tiến ra băi đáp của trực thăng để chờ chuyến bay. Đă có một cơn mưa nhỏ vào hôm trước nên chúng tôi phải cố gắng không bước vào các vũng bùn, nếu không giày bốt sẽ bị dính x́nh và rất trơn trượt ở bất cứ chỗ nào chúng tôi bước lên, đặc biệt là sàn nhôm của trực thăng. Tai nạn có thể dễ dàng xảy đến. Một lúc sau, trong màn đêm u tối, tôi nghe âm thanh quen thuộc của trực thăng từ xa xa. Âm thanh này tôi đă quá quen trong cuộc chiến ở Việt Nam, nó rơ dần và trở nên ồn ào với sức máy c̣n ở độ mạnh nhất, khi chúng tôi xếp hàng một để bước lên trực thăng.

    Chiếc máy bay cất cánh, tôi có thể nh́n thấy căn cứ bên dưới, yên lặng với một ít ánh đèn họa hiếm. Trong một cảm giác hỗn độn, tôi th́ thầm, “Tạm biệt trại Fallujah!” và bắt đầu cầu nguyện, dâng chuyến trở lại Hoa Kỳ trong đôi bàn tay của Thiên Chúa. Thành phố Fallujah sáng hơn với một số đèn đường, dường như đang trải qua một đêm dài bất ổn nữa. Không lâu sau, những bóng đèn xanh mong đợi dọc hai bên đường bay phụ của phi trường đă hiện ra bên dưới chúng tôi, rồi chiếc trực thăng nhẹ nhàng chạm đất. Cả đoàn chúng tôi vui vẻ bước về lều đă được chỉ định mặc dù vẫn biết ḿnh đang c̣n ở trong vùng có chiến tranh. Dù sao, chúng tôi vừa hoàn tất chặng đầu của cuộc hành quân “sống sót trở về.”

    Hôm sau, chúng tôi sẽ có cả ngày để nghỉ ngơi, chờ đợi chuyến bay đêm khác bằng phi cơ chiến thuật có bốn cánh quạt C-130 ra khỏi vùng đang có chiến sự đầy hiểm nguy này. Không như hôm tôi bỡ ngỡ đến đây lần trước, ngày mai tôi nhất định sẽ khám phá căn cứ này càng nhiều càng tốt. Bây giờ, tôi chỉ đơn giản nghỉ ngơi trên chiếc giường gấp ở một trong những lều bạt dành riêng cho chiến sĩ của các cuộc chuyển quân. Nơi đây cũng là chỗ tôi đă tạm nghỉ qua đêm sáu tháng trước. Những lời thầm thĩ cuối cùng trong ngày của tôi: “Chúc tụng và tạ ơn Chúa.”

    C̣n tiếp...

  4. #3384
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    SỐNG SÓT TRỞ VỀ - 2

    Sáng hôm sau, trên đường đến nhà ăn, tôi vẫn nh́n thấy tấm bảng đánh dấu nơi một binh sĩ hi sinh v́ đạn pháo kích. Nạn nhân này có lẽ cũng là một trong những quân nhân đang dừng chân tạm ở đây. Điều này có nghĩa anh ta đang trên đường đến nhiệm sở hoặc đang được trở về quê hương, một mái nhà êm ấm mà anh ấy chẳng bao giờ có thể trở lại sau khi đă thoát bao khó nhọc, hiểm nguy trong những tháng qua. Tấm bảng này được dựng lên một phần để tưởng niệm anh ấy, phần khác để nhắc nhở chúng tôi rằng một cuộc tấn công như vậy vẫn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.


    Sau điểm tâm, tôi đi bộ đến bản doanh của một tiểu đoàn lính Thủy Quân Lục Chiến ở gần đó, định thăm vị tuyên úy của tiểu đoàn. Chúa ơi, thật là may mắn! Vị tuyên úy của đơn vị này cũng là một linh mục Công Giáo. Người ta khó có thể tưởng tượng được rằng một LM lại không gặp một LM khác cả gần 6 tháng trời! Mặc dù chưa bao giờ gặp mặt, nhưng chúng tôi đă ôm nhau vui cười trong t́nh anh em thắm thiết. Việc đầu tiên mà chúng tôi làm là thay phiên ban phép ḥa giải đầy an lành cho nhau. Rồi cha M nói sẽ nghỉ làm việc vài giờ để đưa tôi đi xem căn cứ. Tuyệt vời, v́ tôi cũng đang mong như thế, chúng tôi đă dùng một chiếc humvee của tiểu đoàn để đến bộ chỉ huy.

    Căn cứ này bao quanh một phi đạo (đường băng) nên từ trại chuyển tiếp chúng tôi phải đi đến cuối phi đạo mới ṿng qua bên kia để đến bộ chỉ huy được. Nơi đây cũng có những hàng quán đầy đủ như ở trại Fallujah. Chúng tôi ghé thăm nhà nguyện ở ngay trung tâm của bộ chỉ huy. Có đến ba tuyên úy và trợ lư của họ ở đây, nhưng toàn là Tin Lành, nên cha M vẫn phải đến đây làm lễ, nhiệm vụ thứ hai hay thứ ba của ngài.

    Chúng tôi dành th́ giờ để hớt tóc và ngồi nghỉ ở quán cà phê ngoài trời nhưng vẫn luôn trong tư thế chuẩn bị nhào xuống đất và mở tai để nghe, hễ có tiếng la… “pháo kích” là làm liền. Ở đây bị tấn công như thế này thường hơn là ở Fallujah. Cách đây mấy tháng, một quả hỏa tiễn 122mm đă rớt trúng và làm hư hại một phần của nhà nguyện, nhưng rất may không ai bị thương.

    Khi chúng tôi trở lại trại chuyển tiếp th́ cũng là lúc gió lớn nổi lên và chẳng bao lâu cả vùng đă đă nằm trong cơn băo cát. Người ta không thể trông thấy ǵ ngoài khoảng một chục thước trước mặt. Thế mà vẫn có lệnh cho chúng tôi phải chuẩn bị cho chuyến bay đêm ra khỏi Iraq. Chúng tôi đă chờ và chờ nhưng lệnh tiến ra phi đạo phụ chẳng bao giờ xảy đến. Buổi tối dần ch́m vào đêm thâu nhưng vẫn chưa có máy bay.

    Khoảng nửa đêm, chúng tôi nghe tiếng phi cơ C-130 bay quanh trên bầu trời, nhưng chúng không đáp v́, sau này chúng tôi được nghe, vẫn c̣n bụi mù nhiều quá! Thế rồi trời dựng sáng, chúng tôi đă thức trắng cả đêm. Tôi nghĩ chắc sẽ có lệnh trở lại lều để chờ đến đêm sau, nhưng điều đó không xảy ra, ngược lại, khoảng 9 giờ sáng chúng tôi được lệnh tiến ra phi đạo phụ nơi các máy bay C-130 vừa hạ cánh, máy vẫn chạy và đang chờ. Sau này, tôi nghe kể rằng, v́ lư do an toàn cho lính, đáng ra không được chuyển quân vào ban ngày, nhưng v́ băo cát đă làm giới hạn tầm nh́n rất nhiều cho bên ta, th́ điều này cũng là khó khăn của bên địch, nên cấp trên đă cho phép chuyển quân ngày hôm đó.

    Khi chúng tôi xếp hàng một tiến ra phi cơ th́ lại gặp những anh lính mới được chuyển đến Iraq cho công tác của họ. Những TQLC này cũng đi hàng một và ngược chiều với chúng tôi, bỗng có anh hỏi to, “Các anh từ đâu đến vậy?” Tôi hét lại, “Fallujah.” Anh ta hét tiếp, “Chúng tôi đang đến đó, nơi ấy ra sao?” Tôi trả lời, “Các bạn sẽ được thích thú ở đó.” Tôi thực sự mong muốn điều này sẽ trở thành hiện thực với họ.

    Chúng tôi ngồi gọn ghẽ và chờ đợi trên chiếc C-130, nhưng đă lâu mà vẫn chưa thấy nó chuyển động. Cuối cùng, phi hành đoàn lại bảo chúng tôi xuống khỏi phi cơ! Lư do: “Bụi bặm từ cơn băo cát đă làm một động cơ không hoạt động b́nh thường được!” Tôi cố nghĩ cách lạc quan hơn, thà rằng nó xảy ra bây giờ c̣n hơn là lúc đang bay trên trời.

    Ngồi đợi và đợi thêm trên băi cát… tôi bắt đầu làm một việc mà tôi chuyên làm: Cầu nguyện! Qua tràng chuỗi Mân Côi, tôi đă xin Chúa đừng để chúng tôi phải ngủ lại Iraq dù chỉ thêm một đêm nữa! Cuối cùng, chiếc C-130 khác đă đến và bốc chúng tôi ra khỏi “vùng khói lửa” trong buổi chiều hôm đó.

    C̣n tiếp...

  5. #3385
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    SỐNG SÓT TRỞ VỀ - 3

    Sau khi đă cất cánh cách tương đối nhẹ nhàng, chiếc phi cơ vận tải thông dụng nhất của quân đội Hoa Kỳ xuyên vào màn bụi dày đặc của cơn băo cát. Không lâu sau, chúng tôi đă bay lên trên vùng bụi tối tăm như luyện ngục ở bên dưới và mặt trời tỏa sáng trong bầu trời trong xanh tuyệt đẹp. Mặc dù phải chịu sự mất ngủ và căng thẳng cả 24 tiếng đồng hồ, không ai trong mấy chục con người trên chiếc phi cơ đó nói ǵ, chúng tôi đều muốn tỏ ra là ḿnh c̣n b́nh tĩnh và “ngầu” như bất cứ ai khác, nhưng tôi có thể nhận thấy những khuôn mặt vui tươi rạng rỡ không thể chối căi hay cần phải giấu diếm, những đôi mắt long lanh của họ cũng nói lên điều ấy. Có lẽ chính tôi cũng thế. Dù sao, chúng tôi vừa thoát ra khỏi địa ngục, như lính tráng vẫn thường ví vùng chiến trận của họ như vậy, và đang trở về QUÊ! Một chút “xả hơi” cũng là thái độ b́nh thường của con người thôi.


    Chỉ hơn tiếng sau, chiếc máy bay đă an toàn hạ cánh xuống một phi trường quân sự ở phía bắc nước Kuwait mà trong một đêm, sáu tháng trước đây, tôi đă cất cánh từ đó. Việc chuyển quân chẳng bao giờ được nhẹ nhàng và nhanh chóng như mong muốn. Hơn bất cứ nơi nào, câu nói “chuẩn bị nhanh lên và… đợi” đă trở thành hiện thực như ở đây. Trải qua thêm hơn hai tiếng đồng hồ của những công việc hành chánh rườm rà, chúng tôi mới được hưởng một bữa cơm nhanh và đến một căn lều bạt nhỏ để tạm nghỉ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải dùng khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng quư báu này để tắm rửa và ra quán internet để gửi điện thư báo tin cho gia đ́nh và bạn bè.

    Trong khi tôi đang vội vă gửi các điện thư th́ một trong những nhân viên người Pakistan làm việc và trông coi quán net này, đă dùng một cái chổi quèn để quét sàn nhà nhà bằng gỗ bám đầy bụi cát, mà lính tráng đă lôi vào sau cơn mưa hôm trước. Đám bụi mù đó đă làm tôi mất b́nh tĩnh, như một con đập vừa bị vỡ, bao nhiêu sự tức giận bị đè nén từ mấy tháng trời chợt bùng lên và chẳng cần phải suy nghĩ trước, tôi đă quát lên, “Đừng làm bụi tung lên trong này nữa, chúng tôi đă phải hít thở cái thứ này cả sáu tháng nay rồi!” Mọi người đều ngừng tay và hướng về tôi, căn pḥng trở nên hoàn toàn im lặng. Họ nhanh chóng nhận ra rằng tôi có thể là người nhỏ con nhất ở đấy nhưng lại là sỹ quan cao cấp nhất đối với những quân nhân hiện diện. Sếp của anh Pakistan kia, có lẽ đă quen với sự nổi nóng bất thường của lính tác chiến đang trên đường về nước, nên anh ta chỉ nhẹ nhàng ra dấu cho bạn ḿnh tạm ngưng quét nhà.

    Trên đường trở về lều, tôi đă thật sự ngạc nhiên với thái độ ḿnh vừa có, “Chuyện ǵ đă xảy ra? Tôi đă thay đổi chăng?” Tôi tự hỏi, “Điều ǵ đă làm tôi mất b́nh tĩnh cách dễ dàng và không phù hợp với cá tính hàng ngày của tôi như vậy? Hay, đơn giản là “Phải chăng Iraq đă làm tôi thay đổi?” Và câu hỏi không thể tránh được đă hiện ra, “Có lẽ tôi đă bắt đầu có triệu chứng bị PTSD?” (“Bị rối loạn trước những áp lực sau khi đă trải qua những cơn kinh hoàng”, mà bên VN đang dùng từ… “hội chứng” ǵ đó.) Tuy nhiên, tôi đă quá mỏi mệt để nghĩ xa hơn hay ngay cả việc quay trở lại quán net để xin lỗi người thanh niên kia.

    Chẳng may, khi vừa về đến lều th́ cũng đúng lúc chúng tôi được lệnh tiếp tục chuyển quân. Lại phải khuân vác “hành lư” ra khu nhà làm thủ tục cho chuyến bay về quê. Ở chặng này, chúng tôi không c̣n phải mặc áo giáp nữa và có thể gửi tất cả, trừ ba lô. Tôi lại có một “vấn đề” nho nhỏ, con gái đỡ đầu của tôi, mới học lớp 9, xin tôi đem về làm quà cho nó một cục đá từ Iraq! Tại sao nó lại thích cái thứ “quái đản” như vậy, có trời mới biết! Trong khi chúng tôi đă được lệnh tuyệt đối không đem về những thứ như vũ khí bắt được từ kẻ thù, đạn dược, hoa quả, thịt, đất cát v.v… Tôi không biết một cục đá nhỏ có được kể là đất cát không! Cuối cùng thi t́nh thương con đă vượt lên cả sự “nghi ngờ” nên tôi tôi đă lấy vài viên đá từ thuở vườn của tôi (qúy vị độc giả hẳn c̣n nhớ thuở vườn nhỏ của tôi? Xin đọc lại bài “Mesopotamia”) và vứt chúng lẫn vào mấy gói hành lư. Đúng như tôi đă lo ngại, cục đá tôi cất trong ba lô bị nhân viên kiểm soát quăng đi, nhưng các viên khác th́… thoát và chúng đă đă được ưu ái trao cho cô con gái tinh thần đáng yêu nhưng đầy tính “tuổi trẻ dữ dội” của tôi.

    Thế rồi chúng tôi lại chờ… và chờ… trên những chiếc ghế sắt chả thoải mái tí nào, cho đến… rạng đông. Đến lúc đó chúng tôi mới được chở bằng xe buưt ra phi trường cho chuyến bay dân sự đă được thuê bao. Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đă thuê bao các máy bay dân sự để chuyển quân, trong khi bên Không Quân và, có lẽ cả Bộ Binh nữa, đă dùng các phi cơ vận tải quân sự như C-5 và C-17 cho công việc này.

    Tại phi trường quốc tế ở Kuwait, chúng tôi lại được lệnh ngồi chờ trên xe buưt, loại chở khách du lịch và có máy lạnh. Đă phải trải qua gần 40 tiếng đồng hồ không ngủ nên hầu như tất cả mọi người đă nhanh chóng ch́m vào giấc ngủ an lành…




    C̣n tiếp...

  6. #3386
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    SỐNG SÓT TRỞ VỀ - 4

    Có người la to, “Dậy, đến giờ về quê rồi!” Về quê, hai tiếng nhiệm mầu đă ăn sâu trong tiềm thức chúng tôi từ mấy tháng qua, làm mọi người chợt tỉnh ngủ chỉ trong giây phút. Tôi nh́n đồng hồ và ngạc nhiên kêu khẽ, “Chao ơi, đă ba tiếng rồi, ngủ ngon quá!” Ba lô trên vai, chúng tôi xuống khỏi xe buưt th́ đă thấy chiếc máy bay thuê đậu cách đó chỉ vài chục bước. Khi đứng trên đỉnh cầu thang và trước khi bước vào phi cơ, tôi đă quay một ṿng, ghi lại lần cuối trong tâm khảm vùng đất Trung Đông này tuy biết rằng các cuộc chiến chống khủng bố vẫn đang tiếp diễn, chỉ cần hai năm nữa, ở bất cứ lúc nào, tôi có thể sẽ bị đông viên lần nữa để đi chiến trường Iraq hay Afghanistan. Lệnh đó có thể đến trong một lúc bất ngờ dù sớm hay muộn; nhưng trong lúc này tôi hi vọng và cầu mong nó sẽ đến muộn rất muộn, thay v́ sớm hơn.


    Khi máy bay đáp xuống hải đảo Cyprus, chặng đầu tiên trong cuộc hành tŕnh của chúng tôi, th́ đă gần tối, các hàng quán đều đóng cửa, ngay cả mấy cái máy bán bánh kẹo hay nước ngọt tự động cũng không giúp ǵ hơn cho chúng tôi v́ sự khác biệt về tiền tệ hoặc đơn giản là chúng tôi không có bạc cắc. Tôi đă từng đáp xuống hải đảo này vào một trong các chuyến hành hương đến Đất Thánh (ở Do Thái - Israel), đó chỉ là cuộc dừng chân… tạm, nên cách tốt nhất là chờ bay tiếp, thế thôi. Phi cơ lại hạ cánh lần nữa và lần này ở phi trường Shannon thuộc đảo quốc Ái-Len (Ireland), một cuộc dừng chân gây nhiều cảm xúc. Sáu tháng trước đây, tôi và các bạn, thủy thủ cũng như TQLC, đă dừng chân nơi đây, uống ly bia trước khi bay vào vùng chinh chiến v́ biết ở nơi đó (Iraq) chúng tôi sẽ không được uống rượu, bia. Đó là ly bia cuối cùng cho suốt thời gian đăng đẵng ấy, tuy nhiên đó chỉ là ly bia cuối cùng tạm thời cho chúng tôi c̣n đối với nhiều anh em khác, nó thật sự là ly bia cuối cùng… trên đời này!

    Họ bán bia trong những ly lớn, sức tôi chỉ uống được một ly, nhưng đêm đó tôi đă uống đến hai ly.

    Ly thứ nhất tôi uống, chẳng phải để mừng chiến thắng v́ cuộc chiến ấy vẫn c̣n đang tiếp diễn. Dường như là uống v́ thấy ḿnh c̣n sống sót trở về th́ đúng hơn.

    Ly thứ hai, tôi uống cho các bạn đă không trở về. Có bao nhiêu người đồng hành với tôi trong chuyến bay ấy, đă cùng dừng chân nơi đây trước khi bay vào Iraq, rồi thọ nạn để chẳng trở về? Có lẽ chỉ có Chúa mới biết cuộc sống riêng tư của từng người trong số đó. Tôi đă uống cho họ, ly bia mà họ chẳng bao giờ được uống.

    Cùng giây phút đó, tôi đă chợt hiểu ư nghĩa cái nh́n của một trong những cô tiếp viên, người đă đứng ở cuối chân thang chào tạm biệt chúng tôi khi chúng tôi rời chiếc phi cơ ở phi trường Kuwait để đi vào các chiến trường của Iraq. Cái nh́n đầy t́nh cảm đó, có lẽ sẽ c̣n theo tôi đến cuối cuộc đời. Tôi đă khá say khi vào lại máy bay, gục trên ghế dựa và ngủ vùi suốt chuyến bay vượt Đai Tây Dương (Atlantic Ocean), chặng cuối cùng của hành tŕnh về quê.

    Phi cơ lại đáp xuống phi trường quân sự của TQLC ở căn cứ New River, bên kia Vịnh Morgan đă là bộ tư lệnh Lejeune, vào một đêm trong tháng hai của năm 2006. Những chiếc xe buưt đă đưa chúng tôi về đến khu vực của đơn vị trong trại Lejeune khoảng 9 giờ đêm. Gia đ́nh và thân nhân của các quân nhân đă đứng chờ họ ở đấy tự bao giờ, chẳng cần phải nói đến niềm vui và t́nh cảm của họ dạt dào đến mức nào. Thế rồi mọi người tản ra để về nhà với thân nhân trên những chiếc xe riêng của gia đ́nh họ. Tôi nh́n chung quanh và bỗng nhận ra rằng chẳng có ai đưa ḿnh về khu nhà nghỉ tạm dành cho các sĩ quan độc thân. Cách giải quyết duy nhất là gọi một taxi, nhưng trước khi tôi làm việc này th́ một trợ lư tuyên úy (RP) thuộc văn pḥng tuyên úy trưởng của bô tư lệnh đă đến để giúp tôi. Anh ta xin lỗi v́ đă đến trễ.

    Nằm dài trên chiếc giường nệm trắng, gối êm của một pḥng (giống như căn hộ) dành riêng cho các sĩ quan cao cấp, tôi hồi tưởng, “Quả là một thay đổi lớn!” Chỉ qua vài ngày, từ chiếc giường gấp đầy bụi bặm trong căn lều bạt tồi tàn dưới cơn băo cát, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau bằng một quả pháo… đến căn hộ b́nh yên, êm ấm và “cao cấp” này… Nhưng trước khi tôi có thể tận hưởng những thoải mái mà quân đội đă cung cấp, một ư tưởng khác đầy xúc động th́nh ĺnh hiện lên trong tôi: Tôi đă không c̣n nơi nào để gọi là NHÀ ở thành phố New Orleans!

    C̣n tiếp ...

  7. #3387
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NGÔI NHÀ KHÔNG C̉N NỮA

    Sáng hôm sau, trước khi tham dự buổi hướng dẫn cho các lính chiến vừa trở về quê hương, tôi đă điện cho một trong những cha chính xứ trước đây của tôi và hỏi nếu ngài c̣n chỗ nghỉ ngơi trong những ngày tôi trở lại New Orleans. Lư do tôi gọi vị này là v́, thứ nhất, tính rộng lượng không giới hạn của ngài luôn thể hiện trong thời gian tôi làm cha phó của ngài; thứ hai, nhà thờ và nhà xứ của cha đă được xây dựng trên vùng đất cao (trên mặt nước biển) họa hiếm trong toàn thành phố New Orleans. Cả hai suy nghĩ của tôi đều đúng, cha sẽ giang cả hai tay để tiếp đón tôi với giọng nói ôn tồn và không giấu nổi niềm vui. Ngài cũng cho tôi biết rằng ngoài một vài thiệt hại nho nhỏ v́ gió to, nhà thờ và nhà xứ của ngài không bị lụt và nhanh chóng sinh hoạt b́nh thường trở lại. “Tốt quá!” tôi thầm nghĩ, sau khi đă cám ơn vị thực sự là “người của Chúa” này. Kế đến tôi gọi hăng bay để đặt vé về New Orleans càng sớm càng tốt.

    Chuyến bay đă hạ cánh muộn và tôi đă không về đến nhà xứ cho đến quá nửa đêm, thế mà cha sở vẫn kiên nhẫn đợi chờ; điều đầu tiên ngài làm sau khi chúng tôi ôm nhau mừng gặp lại là trao cho tôi một chiếc ch́a khóa và nhẹ nhàng nói, “Cha luôn luôn có một pḥng ngủ trong căn nhà này không kể cha cần nó bao lâu.” Hóa ra tôi đă cần căn pḥng đó đến cả sáu năm trời. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ với quân đội, tôi trở lại tổng giáo phận New Orleans và lập tức đáp lời yêu cầu của đức Tổng, t́nh nguyện qua giáo phận bên cạnh, Baton Rouge, để làm việc trong hai năm. Hết công tác ở đó, ngài lại bổ nhiệm tôi làm cha sở một giáo xứ bên kia hồ Pontchartrain, (chiều ngang có chỗ rộng đến 40 cây số, chiếc cầu với 4 làn xe đi về ở vị trí này, cho đến nay vẫn được coi là cầu liên tục bắc trên nước, dài nhất thế giới), về phía bắc của thành phố New Orleans. Hai giáo xứ đó cách thành phố hơn kém, một tiếng lái xe; v́ vậy trong những ngày nghỉ hàng tuần, tôi thường về vào chiều hôm trước, thăm các bạn hữu và dùng cơm tối với gia đ́nh họ, sau đó về nghỉ đêm ở nhà xứ. Hôm sau, tôi nghỉ ngơi và làm vài việc nhỏ cần thiết trước khi trở lại nhiệm sở vào buổi chiều. Cứ như thế và kéo dài cả sáu năm trời, nhà xứ của ngài cũng là nhà xứ của tôi và pḥng ngủ đó là pḥng ngủ thứ hai của tôi. “Đa tạ, cha T.”


    Điều tôi phải làm ngay vào sáng hôm sau, dĩ nhiên, là đi thăm nhà thờ và nhà xứ đă bị ngập đến cả 4 thước nước v́ “cơn băo của thế kỷ, Katrina” (29 tháng 8, 2005) của tôi. Ngay khi tôi rời xa lộ xuyên bang, I-10, để vào đường Bắc Robertson, song song hai chiều đi về với đường Bắc Claiborn. Sự tàn phá ghê gớm do cơn băo gây ra đă đập vào mắt tôi, cả phần trên của Phường số 9 hoàn toàn vắng lặng không người với những ngôi nhà bằng gỗ xiêu vẹo và đổ nát. Tôi cho xe chạy chậm lại trên cầu Seeber để nh́n kỹ phần thứ hai của Phường số 9, cũng là nơi bức tường chắn lụt bị vỡ. Trước mắt tôi là sự tàn phá kinh hoàng không thể diễn tả nổi, cả một vùng dân cư rộng lớn hầu như đă trở thành b́nh địa. “Chúa ơi!” Tôi kêu than, “C̣n tệ hơn cả Fallujah!”

    Đến vùng Arabi, nhiều ngôi nhà gạch, nếu trông từ bên ngoài th́ vẫn c̣n nguyên, “Nhưng sao người dân phải sống trong những nhà tạm, di động (trailers) ở cạnh đó?” tôi tự hỏi. Rồi nghĩ đến những h́nh ảnh trong trận lụt với rác rưới và cả một chiếc ca-nô vướng trên nóc một ṭa nhà, nhưng ngay cả vậy tôi vẫn chưa thể hiểu hết mức tàn phá của nó, cho đến khi tôi bước vào chính nhà (xứ) của tôi ở thị trấn Chalmette. Các cửa nhà thờ đă bị bít kín hết không vào được (h́nh 1), tượng Thánh Tâm đă mất cả hai tay, như đă kể, vẫn c̣n đó; cửa trước của nhà xứ đă khóa, nhưng cửa từ ga-ra vào nhà th́ không. Qua ngưỡng cửa đó, tôi đă thấy, thoạt tiên là pḥng ăn, cũng là pḥng tiếp khách với TV, ḷ sưởi bằng củi, quầy rượu, các kệ sách… pḥng lớn tới cả trăm thước vuông. Tất cả, giờ đă trống trơn, chỉ c̣n lại một nền nhà xi măng thay v́ lớp gỗ bóng loáng sang trọng thuở xưa. Các lớp vách lắp hai bên những bức tường trong nhà không c̣n nữa, ngay cả những chất liệu ngăn nhiệt ở giữa chúng cũng vậy. Căn pḥng chỉ c̣n là bộ xương gỗ và v́ vậy từ vị trí đó, tôi đă có thể nh́n qua khung nhà bếp bên cạnh, rồi văn pḥng của một trong hai người thư kư của tôi cuối cùng là pḥng họp lộng lẫy mà tôi luôn hănh diện mỗi khi có dịp giới thiệu với bạn bè, cuối pḥng họp là bức tường gạch kế bên cửa chính nhà xứ. Bên kia hành lang vào nhà, tôi có thể thấy văn pḥng của người thư kư thứ hai cũng như văn pḥng của tôi và của cô giám đốc chương tŕnh giáo lư. Nh́n thẳng từ chỗ tôi đứng, tôi có thể nh́n xuyên qua cả ba pḥng ngủ, trước đây, tôi đă dùng pḥng cuối cùng, tất cả đều trống rỗng, các bồn tắm và chậu rửa mặt đều không c̣n. Cả ṭa nhà chỉ là một bộ xương khổng lồ!

    Tôi tiếc nhớ những vật dụng đầy kỷ niệm và quư trọng đối với tôi, các bộ chén lễ bằng chất liệu khác nhau, gỗ trạm, sành, mạ vàng hay bạc; những h́nh ảnh năm lần tôi bắt tay với Đức Giáo Hoàng, nay đă hiển thánh, Gioan Phaolô II; tất cả các albums đầy h́nh ảnh từ thời thơ ấu, tuổi đi học (do gia đ́nh đă gửi qua), thời gian ở chủng viện, đến các lễ thụ phong chức sáu và linh mục. Hàng trăm cuốn sách mà đa số là các sách nói về cuộc chiến ở Việt Nam bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt; hàng chục bộ quân phục, dành cho các nghi lễ khác nhau của Hải Quân, TQLC và Tuần Duyên… và nhiều thứ khác… tất cả đă không c̣n.

    Tôi phải bước ra khỏi ngôi nhà v́ cơn xúc động đă lên quá cao, cũng qua cánh cửa mà tôi đă vào, nhưng ở đây, tôi lại thấy một vật kỷ niệm đầy thân thương nữa, mà lúc năy v́ nóng ḷng muốn vào nhà trước nên tôi đă không để ư: Chiếc xe loại thể thao, màu đen, số tay, hiệu Camaro quư mến của tôi! Rất may cửa của nó đă không khóa, tôi mở cửa xe th́ ḍng nước cũng theo đó tuôn chảy ra ngoài… (với tôi và trong lúc này, mọi thứ đều biết nói) dường như đó là những giọt nước mắt cuối cùng của nó trong cuộc tái ngộ, để rồi vĩnh viễn không c̣n gặp nhau. Tôi lại cảm thấy cần phải rời khỏi thành phố “khốn khổ” này! Tôi đă đi nửa ṿng trái đất, “đổ máu ḿnh ra” để mong cứu một quốc gia, một thành phố khỏi tay một bạo quyền và bọn khủng bố, thế mà thành phố thân yêu của tôi ở nhà lại bị tàn phá đến độ không c̣n nhận ra được nữa…


    Hôm sau đó, tôi đă quyết định đi đến vùng cán chảo của bang Florida (Từ Pensacola đến phía đông của thành phố Panama) nơi một số giáo dân và bạn hữu của tôi tạm trú, chỉ có Chúa mới biết những giáo dân khác của tôi phiêu bạt đến phương trời nào! Sau này, khi tôi trở lại New Orleans lần thứ hai và được Đức Giám Mục của Baton Rouge sai về coi một giáo xứ rất gần thành phố Hammond, tôi đă liên lạc lại được với thày sáu và bà vợ của ông (Bernice, RIP), hai bà thư kư của tôi, cô DRE cùng mấy chục gia đ́nh từ giáo xứ cũ đă bị tàn phá của chúng tôi. Thực ra, hàng tháng chúng tôi vẫn rủ nhau đến nhà hàng tự chọn Piccadilly để ăn trưa, hàn huyên, sống lại những kỷ niệm cũ và an ủi nhau. Tôi đă ở lại Florida cho đến hết hạn hai tuần nghỉ phép của tôi.

    C̣n tiếp...

  8. #3388
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG NGÀY NGHỈ VÀ NHIỆM VU MỚI

    Những ngày nghỉ nơi thiên nhiên rực rỡ, món quà đặc biệt của Chúa, và không khí trong lành của các băi tắm ở bang Florida đă giúp tiến tŕnh “vực dậy” của tôi rất nhiều. Tôi đă t́m lại được sự b́nh tĩnh và dần dần nhận ra sự b́nh an trong tâm hồn cũng như giữ được sự cân bằng của đời sống thiêng liêng.


    Thành phố New Orleans cần rất nhiều thời gian để tái dựng, trong khi đó, dân chúng của quận Thánh Bernard, nơi có thị trấn tôi đă ở là Chalmette và thị trấn Arabi, mới chỉ lác đác trở về. Nói một cách tự nhiên, nếu chúng tôi không có đủ dân chúng th́ cũng chẳng cần phải mở lại tất cả những nhà thờ đă có trước băo. Trước cơn đại hồng thủy đó, đă có năm giáo xứ và bốn trường tiểu học trong một dải đất chỉ dài khoảng hơn ba cấy số (giống như ở Hố Nai hay Gia Kiệm, bên nhà vậy); các cha sở và phó xứ hầu hết đang phải sống nhờ ở những giáo xứ khác hay vẫn trôi nổi đâu đó. Hầu như họ không c̣n cơ hội nào để trở về và gây dựng lại các cộng đồng đức tin của họ. Cuối cùng, chỉ có một giáo xứ được phép sinh hoạt trở lại.

    Tôi cảm thấy hài ḷng v́ đă quyết định t́nh nguyện đi làm việc với quân đội thêm một nhiệm kỳ nữa. Gạt bỏ những t́nh cảm và sinh hoạt riêng tư qua một bên, tôi nhất định phải tiến tới v́ thật ra tôi cũng chẳng c̣n chọn lựa nào khác.

    Tôi lại mạo hiểm vào vùng đất chưa bao giờ đặt chân tới, như ngôn ngữ hải quân thường dùng là “vùng nước chưa được thám hiểm và vẽ bản đồ” dẫy đầy đá ngầm và nguy hiểm. Dù sao chăng nữa, tôi vẫn mạnh dạn nói, “Châu Phi ơi, tôi đến đây!”

    Đi một ḿnh, nên tôi phải dùng phương tiện dân dụng, chặng dừng đầu tiên vẫn là một phi trường nào đó ở Châu Âu, từ đó tôi sẽ bay vào một trong các nước được tạm gọi là “thân thiện” với Mỹ, không xa Djibouti bao nhiêu, chặng cuối cùng, dĩ nhiên là tiểu quốc đó mà tôi muốn tới.

    Từ khu dành cho hành khách đến của phi trường đó (không tiện nói tên v́ cuộc hành quân hiện nay vẫn đang tiếp diễn), tôi được xe buưt chở đến một khu dành cho các chuyến bay đi Trung Đông. Ở đó, thoạt tiên tôi cảm thấy lo sợ, tưởng như đă phải đứng một ḿnh tại quốc gia Hồi giáo nào rồi! Con người khác biệt, ngôn ngữ khác biệt, trông rất khác biệt với nhiều người đàn ông mặc áo choàng (kiểu Hồi giáo), phụ nữ th́ bít kín cả mặt. Tôi đă phải cố giữ b́nh tĩnh và tiến tới quầy bán vé để chuẩn bị cho chuyến bay kế tiếp. Thật là ngạc nhiên v́ ở đây người ta không xài các thẻ tín dụng mà tất cả phải chi thu bằng… đô la Mỹ!

    Nh́n vào bản đồ hướng dẫn phi tŕnh trên các màn ảnh nhỏ, tôi nhận ra chuyến bay đă xuyên qua Địa Trung Hải, tiến vào thành phố biển Alexandria (đầy tính lịch sử của Thiên Chúa Giáo) thuộc nước Ai Cập (mà tôi đă có dịp viếng thăm), rồi thủ đô Cairo; từ đó chúng tôi bay chếch xuống hướng Đông Nam, trên bờ phía Ai Cập của Biển Đỏ. Thật may mắn, tôi có ghế cạnh cửa sổ phía trái của phi cơ nên đă có thể chiêm ngắm vùng biển nổi tiếng này, dưới bầu trời trong xanh của Trung Đông, suốt cả chặng bay. Bên kia vùng biển dài và hẹp ấy là nước Ả Rập Saudi (Saudi Arabia hay quốc gia Ả Rập của gia đ́nh Saud), xa hơn nữa về phía tây là… Iraq! Hừm, tôi chẳng muốn nghĩ đến đất nước này nữa!

    Tôi đáp xuống phi trường của một nước Hồi giáo khác thuộc phía Nam của Trung Đông và được dặn ngồi chờ trong một căn pḥng hẹp. Ở đây tôi có thể dễ dàng nhận ra vài thanh niên Mỹ trong các bộ thường phục. Họ nhất định phải là lính TQLC hay một binh chủng khác của quân đội với những khôn mặt sạch sẽ và tóc cắt ngắn đến bất thường. Trong bầu khí và hoàn cảnh này, chúng tôi tự động giữ thinh lặng và chỉ thầm th́ rất nhỏ khi phải nói chuyện với người khác.

    Thời gian trôi qua, căn pḥng đầy dần với những khách mới đến trong những ngôn ngữ khác nhau, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập hay ngay cả một vài người thuộc Châu Á. Sau mấy tiếng đợi chờ, cuối cùng chúng tôi được hướng dẫn đi bộ ra chiếc phi cơ đang đậu bên ngoài. Chặng đến kế tiếp dĩ nhiên phải là Djibouti, nhưng trong chuyến bay như thế này, mọi t́nh huống đều có thể xảy ra, tôi đă dè dặt nghĩ như vậy.

    Cám ơn Chúa, chuyến bay b́nh yên và khi chúng tôi đáp xuống phi trường Djibouti th́ trời đă xẩm tối. Tôi không nh́n thấy người ra đón cho tới khi đă lấy hết hành lư và chuẩn bị ra hỏi nhà “ga” nhỏ bé đó. Cha M, thuộc ḍng Phanxicô và là một tuyên úy Hải Quân, người mà tôi sẽ thay thế ở căn cứ hỗn hợp của Hoa Kỳ này, đă thân mật chào đón tôi và nói, “Tôi sẽ đưa cha về lều của ngài.”

    “Lều?” Tôi gần như hét lên! Dĩ nhiên, là quân nhân, chúng tôi phải sẵn sàng cho mọi sự trong mọi t́nh huống, nhưng “Lại lều? Ḿnh rất ghét phải sống trong lều!” tôi nói nhỏ chỉ để cho ḿnh nghe.

    Căn hộ sang trọng ở khu dành cho các sĩ quan độc thân thuộc Căn Cứ Lejeune dường như đă quá xa và quá lâu đối với tôi, mặc dù tôi chỉ mới rời đó vài ngày!

    C̣n tiep...

  9. #3389
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BĂI BIỂN HÓA NƯƠNG DÂU

    Tôi dúi bộ quân phục đă nhàu nát, đầy bụi bặm ào ba lô, mặc vào bộ mới đă được giặt ủi thẳng nếp mà nói thầm: “Lên tàu rồi, hết c̣n phải leo dây thừng, ḅ dưới cát, tập trực thăng vận, xe lội nước đổ bộ hay thuyền cao su (zodiac) của người nhái nữa.” Nh́n vào tấm gương nhỏ, tôi thấy ḿnh đen hơn nhiều sau mấy tuần thao luyện với một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, ở căn cứ Coronado, San Diego.

    Bước vào pḥng ăn, tôi đă thấy gần đủ mặt các sĩ quan Hải Quân và TQLC trên tàu, kể cả trung tá hạm trưởng. Pḥng ăn, dành cho sĩ quan (Wardroom) được trang bị sang trọng như của một nhà giàu Mỹ.

    Một thủy thủ trong ban phục dịch, mặc đồng phục tiếp viên nhà hàng, đến lễ phép hỏi tôi:

    “Thưa Thiếu Tá muốn điểm tâm bằng món chi?”

    Liếc qua tấm thực đơn, tôi đáp:

    “Trứng (gà) chiên và bánh ḿ lát nướng.”

    “Sir muốn trứng được chuẩn bị như thế nào?” Người thủy thủ hỏi thêm.

    “Chiên cả hai mặt (over easy).” Rồi dường như anh ta đă nh́n thấy chiếc thánh giá mạ vàng tôi đang đeo trên cổ áo bên trái, người thủy thủ đổi cách xưng hô cho chính xác hơn:

    “Thưa Tuyên Úy dùng cà phê?”

    “Có, loại thường (regular), cám ơn.”

    Tôi nói nhanh để anh ta khỏi phải hỏi thêm và thầm nghĩ: “Các sĩ quan Hải Quân Mỹ vẫn sống đế vương như thuở vừa thoát thai khỏi Hải Quân Hoàng Gia Anh Quốc.” (Ở khoảng thời gian 1995)

    Tiểu đoàn này đă lên tàu từ chiều hôm qua để tham dự cuộc hành quân tập trận lớn, gồm đến 20 ngàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) với đầy đủ các đơn vị đổ bộ, trực thăng vận, khổng yểm, hải pháo… Mục tiêu của cuộc hành quân này là “Đổ bộ tái chiếm một quốc gia bạn đă bị địch quân chiếm đóng.”

    Chiếc tàu tôi đang đi mang tên Fort Fisher, LSD 40, một loại tàu đổ bộ hạng trung, có khoảng 250 sĩ quan và thủy thủ. Tàu có thể chứa được một tiểu đoàn TQLC (khoảng 500 người) với đủ giường (tầng) và nệm cho mỗi người. Ngoài ra, tàu c̣n chở được 40 xe bọc thép đổ bộ AAVs (Amphibious Armored Vehicles), hậu thân của những chiếc M113 thời danh trong cuộc chiến ở Việt Nam năm nào. Mỗi chiếc xe “lội nước” này có thể chở đến 18 TQLC với đầy đủ vũ khí và quân dụng.
    Nếu chở ít AAV hơn, tàu có thể chứa thêm hai chiếc LCACs (Landing Craft Air Cushion.)

    Loại “thuyền” đổ bộ chạy bằng cách thổi hơi thẳng xuống gầm được quây kín bằng miếng cao su, nâng thuyền lên khỏi mặt đất hay nước, rồi bên trên có hai cánh quạt lớn đẩy thuyền tới trước. Mỗi chiếc LCAC có thể chở được một đại đội TQLC (120 người) hay một chiến xa hạng nặng, trong khi vận tốc của nó vẫn nhanh hơn tất cả các loại thuyền đổ bộ khác trên thế giới. Chiếc Fort Fisher c̣n có sân đáp cho trực thăng trên sàn phía sau. Từ trong vịnh San Diego, tàu phải đi ṿng qua North Island, ra băi trước để đón các AAVs sẽ từ bờ biển “lội” ra.

    Cuộc hành quân sẽ diễn ra từ bờ biển đến bên trong căn cứ TQLC Pendleton, cách thành phố San Diego độ vài chục dặm về hướng Bắc, nơi đây đă có trại chuyển tiếp cho dân Việt tị nạn năm 1975. Tuy nhiên, dù căn cứ này đă rộng đến 300 dặm vuông, vẫn không đủ chỗ cho cuộc tập trận cấp sư đoàn. Nhiều đơn vị như chiến xa hạng nặng và bộ binh tùng thiết đă phải dàn trận ở một căn cứ TQLC khác, Twentynine Palms trong vùng sa mạc Mojave. Đa số các phản lực chiến đấu đă lên từ căn cứ Yuma trong vùng ba biên giới nước Mexico và các tiểu bang Arizona, California. Một số khác đă cất cánh từ căn cứ không quân của TQLC, El Toro, ở gần quận Cam (Orange County).

    Ăn sáng xong, tôi ra boong tàu ngoạn cảnh. Th́ ra tàu đă rời bến và đang chui qua Bay Bridge, chiếc cầu thật cao, nối liền trung tâm thành phố San Diego và bán đảo Coronado. Nhiều TQLC cũng đang lợi dụng những giây phút quí báu này, ngồi hay nằm dài trên sàn đáp của trực thăng, thoải mái nghỉ ngơi, sau những ngày dài vất vả thao luyện


    Ngang qua căn cứ không quân của Hải Quân (Naval Air Station) tôi thấy chiếc hàng không mẫu hạm Constellation (CV-64) đang đậu bến, nằm im ĺm, hiền ḥa phơi ḿnh trong nắng sớm. Trên bờ, hằng trăm chiếc trực thăng, phản lực và máy bay săn tàu ngầm, xếp thành những hàng thẳng tắp.
    Tôi suy nghĩ miên man… chiếc Constellation cũng như nhiều hàng không mẫu hạm khác như Coral Sea, Hancock, Ranger, Forrestall, Independence, Kitty Hawk, Enterprise (tất cả những chiến hạm này nay đă lần lượt “về hưu” – retired) đă từng tham chiến ở Việt Nam. Bom đạn, máu xương, chiến tranh, ḥa b́nh, tù đày, vượt biên, hận thù, bằng hữu… thấm thoát đó mà đă 20 năm. Ngày 30 tháng 4, 1975, mốc thời gian đă đánh dấu một cuộc đổi đời quá lớn cho tôi và cho bao nhiêu đồng bào dân Việt khác.

    (C̣n tiếp)

  10. #3390
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CUỐN THEO MỆNH NƯỚC

    BĂI BIỂN HÓA NƯƠNG DÂU - 2

    Khởi đi từ những cuộc di tản kinh hoàng trong tháng Ba, khi quân đội Việt Nam Cộng Ḥa bắt đầu bỏ hết tỉnh này đến tỉnh khác. Hàng trăm ngàn dân chúng cũng khoảng hốt bỏ chạy theo họ trong khi quân đội vẫn bị truy đuổi và tấn công bởi các lực lượng Cộng Sản. Chẳng cần phải nói cũng biết đă có rất nhiều người tử nạn ở dọc đường. Cuộc tháo chạy đó chạm đến điểm tận cùng và là ngày định mệnh 30 tháng Tư. Tuy nhiên, chính ngày này lại đánh dấu khởi điểm cho một thời kỳ khác, khi dân chúng đă bỏ phiếu bằng chân của họ, hay đơn giảm là chạy trốn, khỏi chính phủ mới đang áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản trên họ, với cách áp dụng lề luật bằng bàn tay sắt. Người dân đă t́m cách trốn khỏi vùng đất khốn khổ đó bằng những con thuyền mong manh không đáng để đi biển hay bằng đường bộ qua các nước lân cận với muôn ngàn hiểm nguy.

    Ngay trong ngày 30 tháng Tư đă có những chuyến đi đầy gian nan, đói khát, trên những con tàu của Hải Quân chỉ c̣n khởi động được một máy, như HQ-402, hay chỉ đơn giản đứng chen vai với nhau trên một xà lan rỉ sét bỏ chạy ra biển khơi mà không biết sẽ đi về đâu. Họ đă may mắn được các chiến hạm của Mỹ cứu vớt nhưng với số người quá đông như vậy, những con tàu này đă không thể cung cấp đầy đủ thức ăn cho họ ngoài một nắm cơm mỗi ngày, kéo dài cả bảy ngày trước khi họ đến được đảo Guam.

    Chỉ có một số ít người được kể vào thành phần “diễm phúc” nhất trong cơn đổi đời này và là một thành phần rất riêng biệt: Thành phần của những người được di tản. Theo lư thuyết, chỉ có những người có quan hệ mật thiết với chính phủ Mỹ, và gia đ́nh của họ, mới được kể vào thành phần nói trên, v́ vậy, người Mỹ đă ước lượng chỉ di tản khoảng 120 ngàn người. Nhưng cơn địa chấn đă làm thay đổi tất cả, kể cả dự tính của những người anh em Cờ Hoa đang muốn ra tay nghĩa hiệp lần cuối đối với những “người bạn nửa vời” trong cơn nghiệt ngă. Trên 20 năm sau, số người chạy ra được các nước ngoài đă lên đến khoảng hai triệu, gần nửa số đó đang định cư ở Mỹ.


    Thành phần vượt biên khoảng một triệu, nhưng có bao nhiêu người đă bị chết trên đường t́m tự do v́ hải tặc, v́ giông băo, v́ máy tàu bị hư để rồi phải chịu cảnh bềnh bồng trên mặt nước nhiều ngày cho đến khi chết dần v́ khát, v́ đói… không ai biết được! Có người đă ước lượng ít nhất là khoảng một phần tư trên tổng số những người đi thoát. Như vậy, có trên 250 ngàn người dân Việt đă bị chết thảm trên đường vượt biên! Đó là dân số của một thành phố khá lớn ở Mỹ!

    Đầu tháng Tư đen tối đó, chủng viện của tôi trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đă phải băi khóa sớm v́ t́nh h́nh chiến cuộc. Khi quân Cộng Sản ngày càng tiến đến gần Sài G̣n, thay v́ tránh xa vùng chiến sự, tôi đă đến gần nó hơn, đến Tam B́nh, Thủ Đức, để t́nh nguyện giúp những người dân tị nạn từ miền Trung chạy về. Thế rồi, trong một sự bất ngờ không tưởng, tôi đă ra đi với một gia đ́nh thuộc thành phần được di tản. Tuy nhiên, ngay cả chuyến đi này cũng không dễ dàng như người ta tưởng.

    Ngày 23 tháng Tư, tôi về lại Sài g̣n v́ có chút việc riêng và được một người bạn “rủ” cùng đi Mỹ với gia đ́nh bà con của anh ấy, nhưng sẽ chẳng có ǵ bảo đảm là chúng tôi sẽ đi thoát. Chị của người bà con của anh ấy kết hôn với một thủy thủ thuộc đội Hàng Hải Thương Thuyền của Mỹ, tàu của anh ta đang có công tác di tản hàng ngàn người Việt ra khỏi Sài g̣n. Anh ta đă lập kế hoạch với vài anh bạn, cũng có vợ Việt, đưa các gia đ́nh của những cô vợ đi “chui.” Chị của người bà con đă di tản trước mà không c̣n ai trong gia đ́nh thông thạo tiếng Anh, đó là lư do họ đến với anh bạn tôi, một người đă tốt nghiệp cử nhân văn chương Anh tại Luân Đôn, Anh Quốc, cách đó không lâu. Đó cũng là nguyên nhân khiến tôi và một người bạn khác được cùng đi trong chuyến di tản này.

    Ngày 23 tháng Tư, tôi về lại Sài g̣n v́ có chút việc riêng và được một người bạn “rủ” cùng đi Mỹ với gia đ́nh bà con của anh ấy, nhưng sẽ chẳng có ǵ bảo đảm là chúng tôi sẽ đi thoát. Chị của người bà con của anh ấy kết hôn với một thủy thủ thuộc đội Hàng Hải Thương Thuyền của Mỹ, tàu của anh ta đang có công tác di tản hàng ngàn người Việt ra khỏi Sài g̣n. Anh ta đă lập kế hoạch với vài anh bạn, cũng có vợ Việt, đưa các gia đ́nh của những cô vợ đi “chui.” Chị của người bà con đă di tản trước mà không c̣n ai trong gia đ́nh thông thạo tiếng Anh, đó là lư do họ đến với anh bạn tôi, một người đă tốt nghiệp cử nhân văn chương Anh tại Luân Đôn, Anh Quốc, cách đó không lâu. Đó cũng là nguyên nhân khiến tôi và một người bạn khác được cùng đi trong chuyến di tản này.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •