Page 342 of 471 FirstFirst ... 242292332338339340341342343344345346352392442 ... LastLast
Results 3,411 to 3,420 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3411
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHẬP NGŨ – 4


    Một hôm, tuyên úy đại tá giám đốc gọi tôi vào văn pḥng của ông và nhắn nhủ rằng, "Cha Nguyễn, (các tuyên úy Tin lành vẫn có thói quen gọi những tuyên úy Công giáo là… cha) cuối tuần này tôi muốn gửi cha lên làm lễ trên một chiến hạm khá đặc biệt, cần phải cho cha biết trước." Tôi vẫn thầm cảm phục vị chỉ huy và là "ông thầy" này qua tư cách, việc đối xử ṣng phẳng với khóa sinh, và nhất là trên ngực trái của ông đang có huy chương màu cờ VNCH! (Sau này ông đă lên đến đề đốc – hai sao – và giữ chức giám đốc nha tuyên úy Hải Quân Hoa Kỳ) "Tôi sẽ cố gắng, Sir." Tôi đáp, và ông tiếp: "Chiếc hộ tống hạm này mang tên USS Capodanno, FF-1093. Đó là tên của một linh mục tuyên úy Hải Quân, đại úy Joseph Capodanno, thuộc tu hội truyền giáo Maryknoll; ông đă phục vụ ở Việt Nam, quê hương của cha, và đă tử trận ở đó." Tôi cảm thấy lành lạnh ở xương sống, trong khi vị giám đốc vẫn trong giọng nói đều đều, "hành động của cha Capodanno thật anh dũng và can đảm trước khi ông hi sinh *(đă kể trong bài “Bụi Trần,” xin đọc lại ở cuối bài này) nên sau này quốc hội Hoa Kỳ đă trao tặng Huy Chương Danh Dự, cao quí nhất của quốc gia cho ông (posthumously.) Bộ Hải Quân Mỹ cũng dùng tên ông để đặt cho hộ tống hạm FF-1093 đang thuộc Squadron 6 (Hải đội 6), cạnh NETC đây, chúc cha dâng lễ sốt sắng."


    Chăm chú nh́n vào bức tranh treo bên ngoài văn pḥng đại tá giám đốc, vẽ cảnh một tuyên úy đang chăm sóc một thương binh giữa sa trường ngập đầy khói lửa, tôi hiểu ngay bức tranh đă nói về tuyên úy Capodanno ở một chiến trường nào đó trên đất Mẹ thân yêu, (sau này tôi mới biết đó là vùng thung lũng Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam của miền Trung nước Việt.) Những h́nh ảnh tang thương của quê hương thời tao loạn bỗng lại trở về ắp đầy trong tâm trí, tôi phải bước vào một lớp học trống, ngồi một ḿnh trong đó cho đến khi cơn xúc động vơi đi...


    Tu hội Maryknoll có trụ sở chính ở gần Ossining, New York, cũng là nơi tôi đă tạm trú và học hành cả năm trời vào thuở đầu đời tị nạn (1975-76) trước khi tôi quyết định dời về miền Nam, nơi có khí hậu ấm áp hơn, để tiếp tục học đại chủng viện và định cư. Bao lần, tôi đă đi trên những hành lang, ngồi trong những lớp học, ngắm nh́n cảnh núi non hùng vĩ, và ḍng sông Hudson lờ lững dưới chân đồi… những nơi đó chắc chắn đă có vết chân của Joseph Capodanno, vị tuyên úy đă hi sinh trên quê hương mình, tôi cảm thấy thật gần với người quá cố. (Nhà ḍng Maryknoll, ở gần Ossining, cũng là nơi vị lãnh đạo anh minh nhưng xấu số của miền Nam, Ngô Đ́nh Diệm, đă từng lưu ngụ trước khi ông về nước chấp chính, năm 1954, và sau đó trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhất Cộng Hòa.)

    Những chiến hạm được buộc sát vào nhau thành từng cặp, dọc theo các cầu tàu (Piers), tôi phải đi qua một hộ tống hạm khác trước khi đến chiếc USS Capodanno; một thủy thủ đă chờ sẵn ở lối chính lên tàu (Quarter Deck) để đưa tôi đến pḥng họp và cũng là pḥng ăn của các sĩ quan (wardroom.) Bên ngoài pḥng họp, tôi thấy một tủ kính trưng bày những vật kỷ niệm và bộ chén lễ của tuyên úy Capodanno, cả chiếc huy chương danh dự cao quí mà có lẽ gia đ́nh của cha Capodanno đă tặng chiến hạm để trưng bày. Trung tá hạm trưởng và hai người con của ông, cũng như một số sĩ quan và thủy thủ đă chờ sẵn trong pḥng.


    Trong bài giảng, tôi đă nhắc đến cuộc gặp gỡ giữa tôi và người TQLC, cựu chiến binh ở Việt Nam, tôi cũng không quên nói lời cám ơn và "welcome home" với những người đang đeo huy chương có h́nh cờ VNCH. Sau thánh lễ, trung tá hạm trưởng đă tặng tôi một chiếc mũ (cap) của chiến hạm Capodanno, đồng thời mời tôi trở lại để đọc lời cầu nguyện (Invocation) và chúc lành (Benediction) trong buổi lễ bàn giao chức hạm trưởng giữa ông và một sĩ quan khác sẽ diễn ra vài tuần sau đó. Khi được tin, đại tá tuyên úy giám đốc đă cho tôi biết rằng đây là một vinh dự hiếm có không chỉ cho riêng tôi mà còn cho cả trường tuyên úy, v́ đó là công tác dành cho trung tá tuyên úy trưởng của Hải Đội 6. Lần cầu nguyện đầu đời tuyên úy ấy, đă bắt đầu cho bao lần cầu nguyện sau này tôi trong đời quân ngũ, trên các chiến hạm cũng như tại chiến trường Iraq.

    Thời gian cứ thế trôi đi theo sự vận hành của vũ trụ; nhanh hay chậm, tùy cảm quan, tùy hoàn cảnh của con người, nhưng chẳng bao giờ nó ngừng lại. Sau cuộc chiến tranh lạnh (Cold War) quân đội Mỹ đă bị cắt giảm nhiều nhưng cũng được canh tân không ít. Khi hải quân Mỹ có những hộ tống hạm mới, loại FFG, tối tân hơn và có thể phóng các hỏa tiễn “hành tŕnh” (cruise missiles) bay thấp với tầm hoạt động khá xa, th́ chiếc Capodanno đă được chuyển giao cho hải quân Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) một đồng minh trong khối NATO. Tàu bị đổi tên và thực sự đă đi vào quá khứ. Các cầu tàu năm xưa của Hải Đội 6 nay đang bỏ trống, chỉ c̣n hai chiếc hàng không mẫu hạm Forrestal (CV-59) và Saratoga (CV-60) một thời oanh liệt ở ngoài khơi Việtnam, nay đă "về hưu," nằm im ĺm, nhẫn nhục chịu cảnh hoang phế giữa ḍng đời...

    Thoáng đấy mà đă 10 năm... tôi lái xe trở lại khu lưu xá của các sĩ quan độc thân (Bachelor Officers’ Quarters - BOQ) vừa mới xây xong, sang trọng như một khách sạn "năm sao," nhưng ḷng vẫn trĩu nặng những kỷ niệm xa xưa. Các quân nhân c̣n đeo huy chương có h́nh lá cờ VNCH ngày càng ít đi, v́ đă hơn phần tư thế kỷ, từ khi tàn cuộc chiến. Trong cái mênh mang của một lần trở về với quá khứ, tôi bỗng nhớ đến mấy câu thơ của cụ Vũ Đ́nh Liên:

    "Những người muôn năm cũ,
    Hồn ở đâu bây giờ?!." (Ông Đồ)
    ____________________ ________

    *Trong cuộc chiến ở Việt Nam, một tuyên úy TQLC, linh mục đại úy Vincent Capodanno, thuộc tiểu đoàn 3, lữ đoàn 5 đă tử trận. Đầu tháng 9 năm 1967, đơn vị của ông được tung vào vùng thung lũng Quế Sơn để lùng một trung đoàn lính Bắc Việt (CSBV) vừa đột nhập vào khu vực. Thay v́ đi chung với bộ chỉ huy tiểu đoàn, tuyên úy Capodanno đă xin đi với đại đội M. Đại đội lọt ổ phục kích của địch, ông đă vội vă rời vị trí tương đối c̣n an toàn của ban chỉ huy đại đội để giúp các TQLC thuộc trung đội 2 đă bị thương. Ba lần, ông thành công kéo các binh sĩ bị thương về vị trí an toàn, cũng như ban phép xức dầu cho những người sắp chết. Lần thứ tư, khi tiến lên lần nữa, một qủa đạn súng cối đă nổ gần ông, mặc dù bị trúng nhiều mảnh đạn và bị thương ở cánh tay và chân, ông vẫn tiếp tục giúp nhiều thương binh khác. Cuối cùng, chính viên y tá của trung đội cũng trúng đạn; tuyên úy Capodanno đă cố kéo anh ta về vị trí an toàn và dùng thân ḿnh để che chở cho anh. Nhưng không may địch quân đă nh́n thấy ông và quay ṇng súng đại liên về phía đó, ông đã chết với 27 phát đạn trên ḿnh.


    C̣n tiếp ...

  2. #3412
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO VIEQUES, PUERTO RICO - 1



    Một chiếc phi cơ bị trục trặc máy, không cất cánh được đă gây ảnh hưởng dây chuyền khiến tôi bị trễ đến mấy tiếng đồng hồ. Khi tôi đến phi trường quốc tế San Juan, thuộc thủ đô của Puerto Rico, th́ đă gần nửa đêm; hai thượng sĩ nhất ra đón tôi và mấy người nữa đă phải chờ suốt khoảng thời gian đằng đẵng ấy. Họ vội vàng đưa tôi ra hăng cho thuê xe Avis, nhận một chiếc loại nhỏ, do Bộ Hải Quân đài thọ như thường lệ, để dùng cho những ngày tôi sẽ công tác ở căn cứ hải quân Roosevelt Roads. Thêm tiếng rưỡi đồng hồ lái xe nữa mới về đến căn cứ, rồi làm thủ tục nhận pḥng ở lưu xá dành cho các sĩ quan độc thân (Bachelor Officers’ Quarters); đến lúc tôi có thể nghỉ th́ đă gần 3 giờ sáng. Tôi điện thoại cho trung tá tuyên úy trưởng của căn cứ và nhắn lại rằng sẽ đến văn pḥng muộn hơn vào sáng hôm sau.

    Mười giờ sáng, tôi bước vào pḥng họp với sáu tuyên úy và gần chục phụ tá. Ngoài vị tuyên úy trưởng trách nhiệm tổng quát, các tuyên úy trong căn cứ chia nhau làm mục vụ cho những đơn vị, từ không quân (của Hải Quân) đến các cầu tàu, bệnh viện, đơn vị Công Binh Chiến đấu (Seabees), đến toán Người Nhái (Seals), Thủy Quân Lục Chiến và cả lực lượng đặc biệt (Special Force) của bên Bộ Binh, họ trực thuộc bộ tư lệnh Miền Nam (Southern Command.) Ngoài ra c̣n có nhiều đơn vị nhỏ khác nữa.

    Sau cuộc họp, tuyên úy trưởng D. Remy đă đưa tôi đến chào đại tá chỉ huy trưởng và đi một ṿng quanh căn cứ để tôi có một cái nh́n tổng quát. Đă có những điểm tương tự giữa Roosevelt Roads và căn cứ Subic Bay của hải quân Mỹ trước đây ở Phi Luật Tân (Philippines,) mà tôi đă ghé qua trên đường đi "tị nạn" năm xưa. Naval Station Roosevelt Roads hiện là một căn cử hải quân lớn nhất của Hoa Kỳ ngoài lục địa Mỹ, nằm về phía Đông của “quốc gia” hải đảo Puerto Rico đang hưởng chính sách Commonwealth (Khối thịnh vượng chung) của Hoa Kỳ. Căn cứ này c̣n bao gồm cả phân nửa đảo Vieques, nơi có vùng "oanh tạc tự do" bằng bom đạn thật và đang có cuộc tranh chấp khiến cả thế giới phải để ư.


    Hôm sau, tôi đă đi với tuyên úy trách nhiệm bên không quân để thăm viếng các phi đội, những chiếc phi cơ thám thính EP3 đang rồ máy chuẩn bị cho chuyến tuần tiễu khá lâu, có khi đến 12 tiếng đồng hồ. (Đây là loại máy bay do thám, tương tự như chiếc đă phải đáp khẩn cấp xuống đảo Hải Nam của Trung quốc, sau cuộc va chạm với một phi cơ chiến đấu, khiến viên phi công TQ tử nạn, đầu tháng 4, 2001.) Mấy chiếc vận tải C-141 của Không Quân Mỹ đă làm tôi nhớ lại chuyến bay đầu đời tị nạn từ Subic Bay đến Wake Island, sau khi đã phải đáp khẩn cấp xuống đảo Guam, vì bi trục trặc kỹ thuật; mấy hôm sau, cũng bằng loại phi cơ này, tôi đã được chuyển từ đảo Wake vào trại tị nạn Fort Chaffee ở tiểu bang Arkansas. Những chiếc trực thăng loại lớn CH-53E có thể câu được một khẩu đại bác hay một xe Jeep loại mới (Humvee); rồi đến những chiếc phản lực có in h́nh ngôi sao đỏ, một phù hiệu thông dụng trong các nước thuộc khối Cộng Sản trước đây. Hỏi ra, tôi mới biết đó là những chiếc A-4 Skyhawk của Mỹ, có từ thời chiến tranh Việt Nam, phi cơ này có nhiều điểm tương tự như các chiến đấu cơ của khối Cộng Sản nên được dùng để huấn luyện, giả làm phi cơ…địch.


    Trước khi đi công tác, thường kéo dài khoảng sáu tháng, các tiểu hạm đội (Naval Battle Groups) ở Đại Tây Dương đă phải đến vùng biển quanh đảo Vieques để tập trận, những lực lượng quân sự ở căn cứ Roosevelt Roads sẽ đóng vai "địch quân" cho họ. Các chiến đấu cơ A-4 do những phi công nhiều kinh nghiệm điều khiển, đă thường làm điên đầu những phi công trẻ đang xử dụng các loại phi cơ mới và tân tiến hơn nhiều, cất cánh từ hàng không mẫu hạm. Đối với những tàu chiến, căn cứ đă có những chiếc phi cơ không người lái (drones) kéo theo các mục tiêu để họ thử hỏa tiễn chống máy bay (surface-to-air, địa-không) hay các phao nổi để họ thử loại chống tàu chiến (surface-to-surface, địa-địa). Một cách tóm tắt, tất cả các lực lượng của tiểu hạm đội đều phải tập và thử những bom, đạn thật của họ trước khi đi công tác mà ở thời điểm này, mùa Hè 2001, sự thường th́ họ phải đi Vịnh Persia (Trung Đông) để “kềm chế” Saddam Hussein, trong cuộc hành quân mang tên “Southern Watch.” (Xin xem lại bài “Đi Biển”)

    (C̣n tiếp)

    H́nh 2: EP3 trên đảo Hải Nam, Trung Quốc
    H́nh 3: A-4 Skyhawk

  3. #3413
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO VIEQUES, PUERTO RICO - 2

    Ngày kế tiếp, tôi đă nghe thuyết tŕnh (briefing) về đảo Vieques, được biết có một đơn vị an ninh thường xuyên trú đóng trên đảo, ít khi được gặp tuyên úy, nên tôi đă quyết định qua thăm họ vào hôm sau. Vieques dài khoảng 30 cây số, chỗ rộng nhất chừng 8 cây số, nằm đối diện và chỉ cách căn cứ Roosevelt Roads trên 12 cây số, giữa hai bến tàu. Chiếc catamaran (loại tàu có hai thân bên dưới, được nối bằng mặt phẳng làm sàn tàu bên trên) chạy khá nhanh trong t́nh trạng biển lặng; nhưng hôm nay biển động, có những lượn sóng "bạc đầu" nên nó chỉ có thể đạt tới vận tốc gần 20 knots (gút, khoảng 36 cây số) một giờ. Đôi khi tôi tưởng như chiếc catamaran đă "bay" từ đỉnh lượn sóng này qua đỉnh lượn sóng kế tiếp. Cuối cùng th́ tàu cũng đến được bờ biển của đảo Vieques, một xe "van" (12 chỗ) mà tài xế là người địa phương đă chờ sẵn để đưa tôi về trại (Camp) Garcia. Đường dài khoảng 8 cây số, tôi phải đi qua một trong những thị trấn chính trên đảo, Isabel Segunda, nơi có một sân bay với khá nhiều máy bay loại nhỏ của các khách du lịch giàu có, một "trung tâm du lịch" với nhiều ngôi nhà đang được xây cất. Phần c̣n lại, nói chung là một thị trấn nghèo. Đă có một vài hàng chữ viết nguệch ngoạc trên tường hay những nét phấn viết vội trên cửa kính xe hơi: "Ḥa b́nh cho Vieques." Càng gần đến trại Garcia, càng thêm nhiều khẩu hiệu chống sự hiện diện của Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên đảo.



    :
    HKMH Theodore Roosevelt, CVN-71.

    Tại cổng chính, nơi đă có những cuộc biểu t́nh lớn hồi tháng Tư (2001), tôi thấy khoảng vài chục cây thánh giá gỗ, sơn trắng với các hàng chữ đen ghi tên của những người chết, được cắm sát bên ngoài hàng rào, phe biểu t́nh đă cáo buộc rằng những người này đă bị chết v́ ảnh hưởng chất độc từ các bom đạn. Đối diện với cổng, một ngôi nhà chỉ cắm cờ Puerto Rican và nhiều khẩu hiệu bằng vải giăng chung quanh. Cổng trại được canh gác bởi những nhân viên an ninh người địa phương, bên trong, c̣n một cổng thứ hai do lực lượng an ninh quân đội đảm trách. Xe phải đi khoảng một cây số nữa trên con đường đất bụi mù mới tới khu chính cuả trại Garcia, nằm trên một đỉnh đồi với những ngôi nhà tiền chế, nhà "di động" (trailers), hoặc chỉ là những lều vải.

    Trong trại, ngoài đơn vị an ninh, đă có thêm khoảng một trung đội Công Binh đến trước để dựng thêm những lều vải, chuẩn bị cho cuộc tập trận mang tên COMTUEX (Composite Training Unit Exercise - Huấn Luyện Hỗn Hợp Đơn Vị Thao Diễn) của tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm Theodore Roosevelt, CVN-71, trong những ngày sắp tới và sẽ kéo dài gần 3 tuần lễ. Tôi đi thăm các đơn vị và báo cho họ biết sẽ có thánh lễ ở lều ăn (mess tent). Sau thánh lễ, lại có thêm hai "công binh chiến đấu" đến xin dự lễ, v́ họ biết tin có thánh lễ quá muộn! Tôi đă phải hứa với họ là sẽ trở lại vào tuần sau.

    Trước giờ cơm trưa, một hạ sĩ quan an ninh quân đội đă đưa tôi đi "xem" các tháp canh và hàng rào cắt ngang hải đảo. Con đường đất ngoằn ngoèo dài hơn 5 cây số, vắt quanh những sườn đồi và thung lũng, có những lúc chiếc xe Humvee đă phải "ḅ" thật chậm v́ đoạn đường quá xấu. Cứ khoảng nửa cây số lại có một tháp canh với những ngọn đèn pha, ngày đêm được lính an ninh canh giữ. Hàng rào "mắt cáo" được tăng cường thêm với những ṿng kẽm gai (concertinas) nhọn hoắc đă khiến tôi có cảm tưởng như đang đi cạnh biên giới giữa hai quốc gia đang có chiến tranh. Người hạ sĩ quan an ninh quân đội chỉ cho tôi những chỗ hàng rào đă bị đám biểu t́nh cắt thủng và được vá tạm hay được chồng thêm những ṿng kẽm gai khác.

    Trở về gần đến trại Garcia, th́ xe quay ra hướng bờ biển phía Nam. Qua sân cỏ rộng, tôi thấy một sân bay "chiến thuật" dành cho trực thăng và phản lực lên thẳng (Harriers,) bộ chỉ huy tiền phương cuộc đổ bộ của TQLC thường được đặt ở đây. Băi biển "Đỏ" (Red Beach) gần đó là nơi các xe lội nước AAVs đổ bộ, dài về hướng đông c̣n có những băi biển khác, hoang dă và đẹp đến nao ḷng, mang các tên như “băi Xanh,” “băi Bạc” (Blue Beach and Silver Beach.) Tuy nhiên, vùng "oanh tạc tự do" chỉ là một dải đất nhỏ thuộc miền cực Đông ở cuối hải đảo, cách trại Garcia đến 13 cây số, cách nhà người dân gần nhất 14 cây số. Có một chi tiết khá quan trọng là nơi đó chỉ cách các hải đảo du lịch Saint Thomas và Saint Croix, trong nhóm đảo Virgin Islands, có mấy chục cây số. Điều này rất ảnh hưởng đến sự tồn tại của Camp Garcia.

    Một tai nạn xảy ra cách đây hơn hai năm đă khởi đầu cho cuộc tranh chấp kéo dài, dai dẳng măi đến nay: Gần vùng oanh tạc và tác xạ tự do, Bộ Hải Quân đă cho xây những lô cốt kiên cố để quan sát. Những lô cốt này khá xa chỗ bom nổ, nên nhiều khi một số nhân viên dân sự người địa phương đă leo lên nóc lô cốt để xem máy bay… thả bom! Không may, hôm đó có một thiếu úy phi công phản lực mới ra trường, cất cánh từ một hàng không mẫu hạm, đă ghi nhầm tọa độ, và ném một lượt hai quả bom 500 cân Anh xuống gần lô cốt ấy. Tai nạn đă khiến một người chết và vài người khác bị thương, tất cả đều là những người ngồi xem trên nóc lô cốt! Những người khác đứng bên trong lô cốt th́ không việc ǵ, nhưng dĩ nhiên, vấn đề đã bị lợi dụng và xuyên tạc bởi những kẻ có chủ mưu khác và muốn thủ lợi.


    (Còn tiếp)

  4. #3414
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO VIEQUES – 3


    Sau khi làm một chút nghiên cứu, tôi được biết rằng, khi xưa, nhà thám hiểm Kha Luân Bố (Christopher Columbus) đă đến đảo Puerto Rico trong chuyến thám hiểm Mỹ Châu lần thứ hai của ông, vào năm 1493. Cũng như những hải đảo chung quanh được đặt theo tên các thánh như Saint Thomas, Saint John, Saint Christopher v.v... Puerto Rico thoạt tiên có tên là đảo Thánh Gioan Bao-ti-xi-ta (San Juan Bautista) và thị trấn lớn nhất được đặt tên là Puerto Rico (Hải Cảng Trù Phú hay Phú Cảng), bắt nguồn từ việc dân bản xứ đă đem cho đoàn thám hiểm một ít vàng t́m thấy ở ḍng sông cạnh đó. Nhưng một lầm lẫn đáng tiếc đă xảy ra, nguyên do là v́ người ghi sổ đă điền nhầm tên của hải đảo vào khung của thị trấn và ngược lại, từ đó người ta vẫn giữ tên Puerto Rico cho hải đảo cựu thuộc địa của Tây Ban Nha (Spain) này và tên San Juan cho thành phố thủ phủ của họ.

    Năm 1854 Spain sát nhập đảo Vieques vào lănh thổ của Puerto Rico. Sau khi thất trận trong cuộc chiến với Mỹ, năm 1898 Spain đă nhượng lại cho Mỹ tất cả những thuộc địa của họ, từ Tây Thái B́nh Dương, trong đó có đảo Guam, đến các hải đảo miền Đông của vùng quần đảo Caribbean (thuộc Đại Tây Dương) kể cả Puerto Rico, ngoài ra, Spain c̣n "sang nhượng" Phi Luật Tân (Philippines) cho Mỹ với giá 20 triệu Đô-la.

    Năm 1917 người dân Puerto Rico được phép trở thành công dân Mỹ nhưng chỉ ở mức độ giới hạn, họ không được bầu tổng thống Mỹ. Năm 1922 Puerto Rico được kể là lănh thổ (Territory) của Mỹ, nhưng không thuộc Liên Bang Hoa Kỳ (Union). Năm 1941, Mỹ thiết lập những căn cứ quân sự ở các đảo Culebra và Vieques, từ đó, dải đất cực Đông của Vieques được chọn làm nơi tập trận bằng bom đạn thật cho Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

    Năm 1952, Puerto Rico được theo thể chế Commonwealth, được có chính phủ riêng nhưng vẫn lệ thuộc vào chính quyền Liên Bang Mỹ. Ngược lại chính phủ liên bang trợ cấp tài chánh cho họ như một tiểu bang ở lục địa vậy. Tuy nhiên, từ khoảng hai thập niên qua, đă có những phong trào đ̣i độc lập, muốn Puerto Rico trở thành một quốc gia như Cuba, Haiti hay Dominican Republic, đôi khi những nhóm này đă đi đến chỗ bạo động. Năm 1997 chính phủ liên bang Mỹ đă cho phép Puerto Rico mở cuộc trưng cầu dân ư (Referendum) và kết quả đă khá bất ngờ như sau: Giữ nguyên t́nh trạng Commonwealth: 48.6%; trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ: 46.3%; và số cử tri muốn độc lập chỉ có 4.4%. Người dân Puerto Rican đă có cái nh́n thực tế hơn cả một số chính khách ở Washington DC, họ không muốn độc lập để rồi trở nên nghèo khổ như dân chúng ở Haiti.

    Một cuộc trưng cầu dân ý khác đã diễn ra vào năm 2012 và lần này đa số dân Puerto Ricans muốn được trở thành một tiểu bang mới của Mỹ với 54% phiếu, trên tổng số phiếu bầu. Nhưng dường như quốc hội Mỹ đã và đang không muốn bàn đến chuyện đó trong vài năm qua!
    Trong khi đó, dân chúng trên đảo Vieques, phiên âm từ chữ Bieque (đảo nhỏ) của thổ dân Taino; sau khi bị sát nhập vào Puerto Rico họ đă nổi dậy chống lại quân đội của Spain, nhưng thất bại, nhiều người đă bị bắt làm nô lệ và đày qua Puerto Rico. Cũng trong thời kỳ này, một số quốc gia đă tấn công muốn chiếm và biến Vieques thành thuộc địa của họ như Anh, Pháp, Đan Mạch (Denmark), nhưng tất cả đều bị quân Spain trú đóng trên đảo đẩy lui.

    Năm 1941, quân đội Mỹ, để chuẩn bị nhảy vào Đệ Nhị Thế Chiến, đă đến Vieques lập căn cứ, họ dùng khỏang 2/3 lănh thổ ở cả hai đầu của hải đảo. Dân chúng trên đảo lúc đó có chừng 10 ngàn người, đă bỏ không trồng mía làm đường nữa, họ bán đất cho chính phủ liên bang rồi đi làm công xây dựng các căn cứ với số lợi tức cao hơn là trồng mía nhiều. Nhưng khi hết việc, nhiều người đă phải di cư qua các đảo lân cận, đặc biệt là Saint Croix để t́m kế sinh nhai. Hai lần, vào những năm 1945 và 1960, chính phủ Puerto Rico đă cố tái lập hệ thống kinh tế nông nghiệp cho Vieques nhưng đều thất bại. Khoảng giữa thập niên 60s hăng General Electric đă cất một nhà máy sản xuất đồ điện ở đây và c̣n tồn tại đến bây giờ.


    Đa số dân chúng trên đảo vẫn c̣n cảm t́nh với quân đội và không muốn họ ra đi, nhưng những tên tài phiệt và đám hoạt đầu chính trị cũng như những người tỏ ra là quan tâm đến vấn đề môi sinh và phe bồ câu chủ ḥa, đă gây lo âu trong họ. Bọn chúng đă dùng những người dân chất phác này làm hậu thuẫn cho âm mưu đen tối của chúng để biến Vieques thành một hải đảo du lịch, bất kể đến nền an ninh của quốc gia. Nhiều kẻ thừa tiền từ Mỹ cũng bắt đầu kéo nhau ra đây mua đất với giá rẻ mạt, để cất nhà nghỉ cho mùa hè hay sống hưu dưỡng.
    Trên đường trở lại cầu tàu, người tài xế đă chỉ cho tôi những ngôi nhà mới được xây cất thật đẹp cạnh bờ biển và nói rằng mỗi căn sẽ được cho thuê với giá 700 Mỹ kim một đêm!

    (Còn tiếp)

  5. #3415
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO VIEQUES – 4

    Vài ngày sau khi tôi trở lại căn cứ Roosevelt Roads th́ cũng là thời gian các chiến hạm vào bến. tôi đă lên chiếc Tiếp Vận Hạm (combat support ship) USS Detroit, AOE-4, để gặp và tiếp đón vị tuyên úy cũng như trên 650 thủy thủ, khi tàu này ghé lấy nhiên liệu cho toàn cuộc tập trận sắp đến. Tàu sẽ cung cấp nhiên liệu cho tất cả các tàu chiến của tiểu hạm đội, kể cả những phi cơ trên hàng không mẫu hạm USS Rossevelt và nhiên liệu cho những toán trực thăng. Các chiến hạm Mỹ, dù là những hộ tống hạm (Frigates), nhỏ nhất, cũng có sàn đáp và có một hoặc hai trực thăng tăng phái trên tàu. Chiếc USS Detroit c̣n mang thêm các loại vũ khí khác, như thủy lôi, hỏa tiễn v.v... cho tiểu hạm đội.

    Để tiết kiệm thời giờ, những chiến hạm của Hải Quân Mỹ luôn làm việc “tiếp liệu” khi đang hành quân trên biển, tàu tiếp liệu đi ở giữa, hai chiếc khác đi hai bên với cùng vận tốc và luôn luôn giữ đúng khoảng cách. Các chiến hạm “nối” với nhau bằng những dây cáp, được thực hiện như sau: Thoạt tiên một thủy thủ trên tàu tiếp liệu dùng súng bắn bằng hơi ép, phóng một quả cầu qua tàu bên kia, quả cầu đó kéo theo một sợi dây “dù” nhỏ, cuối dây dù lại nối với đầu một dây cáp. Thủy thủ bên tàu thứ hai kéo sợi dây cáp qua và móc chặt chẽ vào bộ máy“ṛng rọc” trên tàu của ḿnh, sau đó họ lại phóng quả cầu ngược về tàu tiếp liệu để sợi dây cáp hoàn toàn nằm trong hệ thống ṛng rọc của hai tàu. Với cách này, họ sẽ cặp các ống dẫn dầu vào dây cáp, hay treo những kiện hàng để vận chuyển vũ khí, cứ như vậy cả hạm đội luôn luôn được tiếp tế đầy đủ. Trước khi việc xử dụng các trực thăng trở thành thường xuyên, nhiều khi Hải Quân Mỹ đă chuyển người từ tàu nọ qua tàu kia cũng bằng cách này, một vài cuốn phim về Đệ Nhị Thế Chiến ở Thái B́nh Dương đă có những cảnh như vậy.


    Một số chiến hạm khác cũng vào bến như Tuần Dương Hạm (Cruiser) USS Leyte Gulf, CG-55; Khu Trục Hạm (Destroyer) USS Ross, DDG-71, (cùng lớp – class - với chiếc USS Cole, DDG- 67, đă bị hư hại v́ hai tên khủng bố đánh bom tự sát ở Yemen, Trung Đông, trước đây;) thêm một hộ tống hạm và hai tàu ngầm loại tấn công (Attack Submarines) nữa.

    Hải Quân Mỹ có hai loại tàu ngầm, một loại để “tấn công” tàu ngầm của địch quân đồng thời bảo vệ các tàu chiến của ḿnh, đặc biệt là hàng không mẫu hạm, các tàu ngầm này dài khoảng 110 mét. Loại thứ hai được coi là các tiềm thủy đĩnh chiến lược (Ballistic Missile Submarines) dài khoảng 170 m, và chở được 20 hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa (SLBM: submarine-launched ballistic misiles,) mỗi hỏa tiễn này có từ một đến 10 đầu đạn nguyên tử. Mỗi đầu đạn đều được “lập tŕnh” (programed) trước để bắn vào các mục tiêu khác nhau, đầu đạn nhỏ nhất cũng có thể phá tan một thành phố cỡ trung b́nh. Chính v́ vậy, trong thời c̣n chiến tranh lạnh, cựu tổng thống Jimmy Carter (1976-80) có lần đă nói rằng chỉ một đội tàu ngầm chiến lược này, Mỹ đă có đủ sức mạnh thể tiêu diệt toàn bộ Liên Bang Soviet. Các tiềm thủy đĩnh đó c̣n có tên “Boomers” và hiện nay Hoa Kỳ vẫn đang sử dụng 14 chiếc, thuộc lớp mới nhất “UGM-133 Trident II.” Cả hai loại tàu ngầm nói trên đều hoàn toàn được vận hành bằng năng lượng nguyên tử. (*Tổng thống Carter đă bị nhiều người chê là “yếu” về đối ngoại, nhưng ông rất được kính trọng về các hoạt động nhân đạo, đặc biệt ông đă ra lệnh cho Đệ Thất hạm đội trở lại Biển Đông – khoảng từ năm 1978 - để vớt các thuyền nhân Việtnam - boat people - đang vượt biên t́m tự do. Chương tŕnh này đă kéo dài suốt nhiệm kỳ của ông.)

    Một nửa tiểu hạm đội gồm HKMH Roosevelt và các chiến hạm c̣n lại đă vào bến ở đảo Saint Thomas. Buổi tối, tôi đă cùng các tuyên úy ở căn cứ Roosevelt Roads mời vị tuyên úy, từ chiếc tuần dương hạm Layte Gulf (các khu trục hạm, hộ tống hạm và tiềm thủy đĩnh là những tàu chiến có dưới 500 thủy thủ, nên không có cấp số cho tuyên úy,) đến nhà trung tá chỉ huy phó của căn cứ để dự bữa tiệc vui và cũng là dịp để từ giă hai sĩ quan sắp lên đường lănh nhiệm vụ mới. Cứ mỗi hai hoặc ba năm là các quân nhân Hoa Kỳ phải đổi đơn vị một lần, các tuyên úy cũng vậy; ngoài ra, không tuyên úy nào có thể lẩn tránh trách nhiệm đi biển hoặc phục vụ với Thủy Quân Lục Chiến hay lực lượng Duyên Pḥng (Coast Guard) mà tại ngũ lâu dài được; những lần ra hội đồng thăng thưởng để được lên cấp đă hệ tại rất nhiều vào các phiên công tác đặc biệt này. Từ cấp đại úy trở lên, trung b́nh cứ trên sáu năm các sĩ quan mới ra hội đồng thăng thưởng, nếu bị loại, họ chỉ được thêm một cơ hội nữa vào năm sau; không lên cấp th́ thường là họ phải về hưu "non" (trước khi hoàn tất ít nhất 20 năm quân ngũ) và không được hưởng lương hưu bổng sau này, ngoại trừ các cựu chiến binh đă tham chiến ở nước ngoài. Hằng năm, chỉ có 60% các đại úy ra hội đồng thăng thưởng được tuyển chọn để thăng cấp thiếu tá; 40% cho cấp trung tá và chỉ 20% cho cấp đại tá.

    (C̣n nữa)

  6. #3416
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO VIEQUES – 5


    Những ngày thứ bảy, mọi người đều được nghỉ, tôi đã cùng mấy thủy thủ trong nhóm công tác… "xuống phố." Chúng tôi anh đi thăm thành phố cổ và Pháo Đài thánh Phi-líp-pê thành Morro (Castillo de San Felipe del Morro) ở thủ phủ San Juan, pháo đài này đă trấn giữ cửa biển cho cả thành phố với một hỏa lực khá mạnh vào thời bấy giờ. Tôi cố t́nh đội chiếc mũ (cap) của tiếp vận hạm USS Detroit, có thêu h́nh một con cọp rất đẹp, để t́m hiểu xem dân chúng Puerto Rican "ghét" quân đội Mỹ đến cỡ nào. Quả như thống kê, đa số dân chúng vẫn c̣n thiện cảm với quân đội, một vài người nh́n tôi với cái nh́n ṭ ṃ (một tên “Mít” trong lính Mỹ) hơn là ác cảm, trong các hàng quán th́, dĩ nhiên, chẳng ai nói ǵ.

    Chuyến trở lại đảo Vieques lần thứ hai của tôi cũng là ngày khởi đầu cuộc tập trận; tại cổng chính, từ sáng sớm đă có một số người tụ tập và la ó, đặc biệt khi có xe ra vào trại. Toán an ninh đă được tăng cường thêm 160 nhân viên nữa, cộng với 130 cảnh sát liên bang (U.S. Marshals) và một số lớn cảnh sát từ San Juan tăng phái, trong khi đám biểu t́nh chỉ có khoảng 80, 90 người vào những ngày đông nhất. Bất ngờ, sáng hôm sau, 14/6/2001, tin cho biết tổng thống George W. Bush đă quyết định sẽ đóng cửa trại Garcia, không để Hải Quân và TQLC tập trận ở Vieques nữa, lệnh có hiệu lực kể từ tháng 5 năm 2003. Tuy nhiên, ông cũng ra lệnh cho Bộ Quốc Pḥng phải t́m một giải pháp khác để các binh chủng này có chỗ tiếp tục tập trận; nhưng mọi người đều biết rằng sẽ không thể nào t́m được một Vieques thứ hai trong toàn cơi Bắc Đại Tây Dương.

    Những cây thánh giá gỗ ngoài cổng trại Garcia đă khiến tôi suy nghĩ nhiều, sự kiện các cựu quân nhân tham chiến ở Kuwait và Iraq, trong trận chiến vùng Vịnh đầu thập niên 90s, đă vướng những căn bệnh không tên; và sau cuộc không tập phá tan lực lượng quân sự của Serbia một tiểu quốc thuộc cựu Nam Tư (Yugoslavia) vài năm trước đây, nhiều quân nhân trong khối NATO cũng than phiền là đang mang những căn bệnh mà bác sĩ không t́m ra nguyên nhân! Phải chăng đó là hậu quả của chất Uranium thô (Depleted Uranium) mà quân đội Mỹ đang dùng trong các vũ khí của họ? Nếu điều đó trở thành sự thật th́ Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ sẽ phải thay đổi hầu hết khí cụ (khí tài) và bom đạn của họ, sự tốn kém sẽ lên đến nhiều triệu-triệu (trillions) đô la, và cần một khoảng thời gian khá dài.

    Từ một góc cạnh khác, công tác đi biển luôn luôn là trách nhiệm nặng nề nhất, không những về các công việc trên tàu nhưng c̣n phải xa gia đ́nh, thường khi đến trên sáu tháng. Nếu những quân nhân phải dấn thân vào nơi nguy hiểm (harm’s way) mà không được huấn luyện, chuẩn bị kỹ càng, th́ khác nào chính phủ và dân chúng đă đưa họ vào chỗ chết? Quân đội Hoa Kỳ là một trong những quân đội ở Tây Phương đă hoàn toàn kết hợp bởi t́nh nguyện quân, không c̣n chế độ quân dịch; liệu sẽ c̣n người t́nh nguyện gia nhập quân đội nếu họ biết rằng đôi khi họ phải đi vào vùng nguy hiểm nhưng không được huấn luyện đầy đủ? Tai nạn thảm khốc v́ ném bom nhầm ở Kuwait (Trung Đông) đầu năm nay khiến cả toán viễn thám bị thiệt mạng, đă khởi đi từ lư do thiếu thực tập.


    Mệt mỏi với những suy tư về các cuộc tranh chấp của con người mà nguyên do chính là lòng tham và những cái túi vô đáy, tôi đứng dậy nh́n qua khung cửa sổ. Cành phượng vĩ, rực đỏ những đóa hoa mùa Hè đă gợi nhớ trong tôi vùng quê hương tận bên kia nửa ṿng trái đất, với bao nhiêu kỷ niệm buồn vui của những mùa thi, từ hơn ba thập niên về trước. Bỗng dưng, tôi thèm nghe lại tiếng ve sầu.

    C̣n tiếp ...

  7. #3417
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NGŨ GIÁC ĐÀI HẬU 11/9 – 1

    Từ phi trường quốc tế Dulles, tôi chỉ lái xe với tốc độ vừa phải để vào Washington DC, thủ đô nước Mỹ, xa lộ thật sạch và đẹp, những rặng cây bên đường đang lác đác điểm vài chiếc lá vàng trong cảnh trời chiều mới vào Thu. Tôi vẫn thường mong có dịp trở lại miền Đông Bắc Mỹ để ngắm cảnh rừng thu bát ngát lá vàng, nhưng hôm nay, tôi không c̣n ḷng dạ nào để hưởng cảnh thanh b́nh, thư thả ấy. Tôi phải về Navy Annex, cạnh Ngũ Giác Đài (NGĐ, Pentagon), tŕnh diện Đề Đốc (hai sao), giám đốc nha Tuyên Úy Hải Quân, để nhận một công tác đặc biệt. Việc của tôi sẽ liên hệ nhiều đến vụ một chiếc máy bay hàng không dân sự bị bọn khủng bố chiếm đoạt rồi cho đâm nhào xuống NGĐ, nơi có bộ Quốc Pḥng và đại bản doanh của bộ Tổng Tham Mưu quân lực Hoa Kỳ. Sự kiện này đă xảy ra cùng ngày (September 11, 2001) với vụ hai chiếc máy bay dân sự khác đă đâm sập các ṭa tháp đôi của Trung Tâm Thương Măi Quốc Tế (World Trade Center) ở thành phố New York, cũng như chiếc máy bay thứ tư đă rớt xuống một cánh đồng ở tiểu bang Pennsylvania, v́ các hành khách trên phi cơ đă được báo tin và cùng “nổi dậy” chống lại bọn khủng bố. Tổng số nạn nhân bị thiệt mạng do các cuộc tấn công đă lên đến gần 3 ngàn người.



    Đă vài lần có dịp đến NGĐ, cũng như những lần đứng trên sân thượng của một trong hai ṭa nhà WTC để ngắm cảnh đẹp New York; tôi cảm thấy như vừa bị cướp đi cái ǵ thật quí báu, thật trân trọng, thật riêng tư, khi nh́n những ṭa nhà đó sụp đổ.

    Navy Annex là một khu dinh thự lớn tọa lạc trên đỉnh đồi, nh́n xuống NGĐ, trong một khoảng cách có thể đi bộ được. Cũng như nhiều quân nhân và các nhân viên dân chính khác đang về NGĐ công tác, tôi ghi tên lấy pḥng ở khách sạn Sheraton National Arlington, sát bên Navy Annex và cùng khu vực với trại Henderson Hall của Thủy Quân Lục Chiến, trại Fort Myer của Bộ Binh và nghĩa trang quân đội quốc gia Arlington.

    Sáng hôm sau, tôi nghe thuyết tŕnh (briefing) cách tổng quát về các hoạt động của bộ Quốc Pḥng, công tác t́m kiếm và giảo nghiệm DNA các nạn nhân… Trên 50 tuyên úy thuộc các binh chủng và nhiều giáo hội khác nhau đă được gọi về thủ đô lần này để làm việc tại một trong năm trung tâm của NGĐ: (1) Ngay nơi xảy ra cuộc tấn công, để hỗ trợ tinh thần những nhân viên đang ngày đêm làm việc ở đây; (2) Navy Annex để giúp (de-brief) mấy chục ngàn dân, quân trong vùng, trường hợp có người bị PTSD (Post-traumatic Stress Disorder - Mất thăng bằng bởi dồn ép sau cơn kinh hoàng); (3) nhà quàn quân đội, nơi tập trung tất cả những xác người được t́m thấy; (4) văn pḥng loan tin cho thân nhân của các nạn nhân (CACO), cần một tuyên úy, một và hai sĩ quan, trong mọi trường hợp; (5) khách sạn Sharaton ở Crystal City, cạnh phi trường Reagan, nơi gia đ́nh các nạn nhân đang tạm trú để chờ tin tức về người thân của họ. Tôi đă được chỉ định làm việc ở Crystal City.

    Sau buổi thuyết tŕnh, tôi và các tuyên úy được hướng dẫn xuống NGĐ để quan sát nơi xảy ra thảm nạn. Phải qua đến bốn trạm gác, các tuyên úy mới được cấp thẻ ra vào đặc biệt, một nhân viên an ninh ra đón phái đoàn và đưa mọi người vào khu vực bị sụp đổ (Impact Area.) Chỉ sau có mấy mày mà ṭa nhà đă được dọn khá sạch và đang thuộc phần vụ của các cảnh sát liên bang, FBI. Sự thiệt hại, nh́n từ bên ngoài đă không trầm trọng như tôi nghĩ, chỉ như một lỗ hổng nhỏ so với sự vĩ đại của toàn khu vực. Mỗi cạnh của ṭa lầu năm góc (NGĐ) dài khoảng 300 thước, dăy nhà được xây bằng đá, gạch và bê tông tạo thành một h́nh năm cạnh bằng nhau, cao năm tầng và một hay nhiều tầng ngầm dưới đất. Bên trong c̣n bốn ṿng lầu ngũ giác khác, cũng với những dăy nhà cao như vậy, nhưng, dĩ nhiên, càng ở tầng trong các cạnh càng ngắn đi. Các dăy nhà năm cạnh được nối với nhau bằng những hành lang khá rộng, từ trên cao nh́n xuống, cả khu NGĐ như được chia thành 10 khoang, ngăn cách bởi những hành lang cắt ngang. Nơi bị thiệt hại chỉ xảy ra trong một khoang, dài khoảng 30 thước thuộc dăy lầu ngoài cùng, tuy nhiên, ở những tầng dưới của hai dăy lầu bên trong cũng bị thiệt hại khá nặng v́ sức đập mạnh của phần đầu chiếc phi cơ đang trong vận tốc đến gần 500 dặm (800 Km) một giờ.

    Đă có sự may mắn cho phía Mỹ cũng như sự thất bại chiến thuật của bọn khủng bố, may mắn là v́ khoang nhà bị tấn công đang được sửa chữa chưa hoàn toàn xong, c̣n mấy ngày nữa mới chuyển giao. Đa số trong 130 người bị thiệt mạng lúc đó đang làm việc ở các lầu bên trong của NGĐ, không kể 59 hành khách trên máy bay và 5 tên khủng bố. Chiến thuật mà bọn khủng bố đă xử dụng để tạo sự công phá tối đa cho các ṭa nhà ở New York, là trước khi đâm vào các ṭa nhà đó, phi công của chúng đă bay nghiêng cánh để gây thiệt hại cho nhiều tầng lầu, v́ vậy đă làm cho các ṭa nhà yếu đi hơn; sau đó, sức nóng do sự bùng cháy của hàng chục ngàn gallons xăng (các máy bay chúng chọn đều thuộc loại lớn, chứa đầy xăng để bay xuyên nước Mỹ) đă làm mềm các cột thép khiến các ṭa nhà đă sập từ trên xuống.

    Bọn khủng bố đă dùng cùng một chiến thuật đó ở NGĐ, nhưng đây lại là một ṭa nhà quá rộng lớn, lại chỉ cao có năm lầu; hơn nữa, ṭa nhà c̣n bị chắn bởi hai ngọn đồi nơi có Navy Annex và nghĩa trang quân đội Arlington. Chúng đă phải bay tránh hai ngọn đồi này, rồi lại phải nghiêng cánh trong một vận tốc lớn như vậy, nên đă không được chính xác hoàn toàn. Cánh phải của chiếc máy bay đă xà quá thấp, chạm vào một máy phát điện khá lớn của nhà thầu đặt ở bên ngoài, khiến chiếc máy bay gần như quay ngang trước khi đập vào ṭa nhà. Nếu chúng giữ cho hai cánh thăng bằng th́ máy bay đă có thể ở vị trí cao hơn và xuyên qua cả mấy dăy lầu bên trong, như vậy sự thiệt hại sẽ không thể nào lường được. Những người bị thiệt mạng trong khảnh khắc đó đă có trung tướng Timothy J. Maude, tham mưu phó của Lục Quân Hoa Kỳ, nhiều sĩ quan cấp tá và các nhân viên dân chính, kể cả một người gốc Việt, kỹ sư Nguyễn Ngọc Khang, đang làm việc cho bộ Hải Quân.

    (Còn tiếp)

  8. #3418
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NGŨ GIÁC ĐÀI SAU 9/11 - 2


    Trung tâm yểm trợ gia đ́nh các nạn nhân của NGĐ (Pentagon Family Assistance Center) đặt ở khách sạn Sheraton thuộc khu Crystal City, đă do trung tướng John van Alstyne, của Lục Quân chỉ huy (Trung tướng: ba sao, theo cách gọi của quân lực VNCH.) Cộng sự với ông có một chuẩn tướng tuyên úy (một sao), và hơn mười tuyên úy thuộc các binh chủng. Trung tâm c̣n có các cơ quan khác như Hồng Thập Tự, Quân Y, Salvation Army v.v… cùng hợp tác trợ giúp gia đ́nh các nạn nhân đang lưu ngụ nơi đây để chờ tin về người thân của họ.

    Ngay sáng hôm đầu tiên, tôi đă được lệnh phải chuẩn bị để dâng thánh lễ cầu hồn và an táng cho một trung tá Lục Quân, Dennis Johnson, ở nghĩa trang quân đội Arlington vào ngày thứ Bảy sắp tới. Nhưng trưa hôm sau, tôi lại được cho biết rằng cấp trên đă t́m được một tuyên úy Công giáo bên bộ binh (Lục Quân) rồi và tôi không phải lo cho công tác đó nữa. Hơi ngạc nhiên về sự “chọn lựa” kỹ càng này: “Tại sao cứ phải tuyên úy bộ binh mới lo cho bộ binh được?” Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn t́m đến vị linh mục tuyên úy bộ binh đó để cùng làm việc. Cha Bill Metzdorf, trung tá tuyên úy Vệ Binh Quốc Gia (National Guard) đến từ San Diego, California, đă niềm nở chào đón và mời tôi cùng dâng thánh lễ cầu hồn và nghi thức an táng cho cố trung tá Johnson. Báo tin cho cấp trên bên Hải Quân, tôi đă được chỉ thị về những chuẩn bị cần thiết và phải mặc quân phục đại lễ mùa Hè (giày, mũ, găng tay, quần áo trắng – cổ cao, tay dài – với các huy chương loại lớn.)


    Cố trung tá Johnson được an táng với đầy đủ nghi thức quân cách cấp quốc gia. Ban quân nhạc và đại đội chào kính (Honor Guards) đứng trước cửa nhà nguyện của doanh trại Fort Myer, cạnh nghĩa trang Arlington, đă nghiêm chào và trổi nhạc khi linh cữu của ông được rước vào nhà nguyện. Ở những hàng ghế đầu trong nhà nguyện, tôi thấy có đại tướng Eric K. Shinseki, gốc Nhật, tham mưu trưởng Lục Quân cùng một đại tướng, hai trung tướng và nhiều sĩ quan cao cấp khác.

    Sau thánh lễ, áo quan của cố trung tá Johnson được đặt trên cỗ xe “Caisson,” kéo bằng sáu con ngựa, trông như xe kéo trọng pháo thời xưa và tương tự như cỗ xe đă chở linh cữu cố tổng thống Kennedy đến nghĩa trang Arlington năm 1963. Quốc kỳ, quân kỳ và ban quân nhạc đi đầu, kế đến là đại đội chào kính, tiếp theo là cỗ xe caisson có tuyên úy Matzdorf đi trước, và sau cùng là gia đ́nh và tất cả những người tham dự lễ an táng. Đoàn quân hoàn toàn trong những bộ quân phục đại lễ màu xanh lá rừng của Lục Quân, tôi cảm thấy lạc lơng với bộ quân phục trắng toát của ḿnh và thật sự đă hiểu tại sao họ phải t́m bằng được một tuyên úy bộ binh cho lễ an táng này. Tôi định cùng đi với gia đ́nh nhà Johnson, vợ và hai con gái, nhưng tuyên úy Matzdorf đă nhờ tôi đi xe dẫn đầu để mở đường cho đoàn tuần hành. Chính nhờ ở vị trí này mà tôi đă được chiêm ngắm sự trang trọng, thanh thoát và trầm hùng của nghi thức an táng theo quân cách Hoa Kỳ.

    Đoàn tuần hành đă đi khoảng hai cây số, hết sườn đồi này qua sườn đồi khác, giữa rừng mộ bia thẳng tắp bằng đá cẩm thạch của đại đa số là những quân nhân đă được an táng ở đây. Tiếng nhạc trầm buồn trong một chiều Thu không nắng như đang chiêu hồn tử sĩ; từng ngọn cỏ, từng mộ bia đă được chăm sóc rất chu đáo, xứng đáng là nghĩa trang quốc gia của một đại cường. Tôi bỗng ngậm ngùi chợt nhớ đến người anh họ, thuộc lực lượng đặc biệt của quân đội VNCH, đă tử trận năm 1968 và được an táng ở nghĩa trang quân đội Biên Ḥa. Đă từ mấy mươi năm nay, mộ của anh cũng như của hàng chục ngàn chiến hữu khác đă trở nên hoang phế, khói lạnh, hương tàn…

    Cố trung tá Johnson được an táng ngay trên sườn đồi nh́n xuống Ngũ Giác Đài. Trớ trêu thay, đó cũng là hướng chiếc máy bay định mệnh đă đâm nhào xuống văn pḥng của ông! Sau lời nguyện của vị tuyên úy, những bản quân nhạc, những chào tiễn biệt với ba loạt súng, đến tiếng kèn truy điệu, rồi lá quốc kỳ được các quân nhân cẩn trọng xếp chéo góc, trước khi trao cho một chuẩn tướng, vị này, có lẽ là chỉ huy trực tiếp của cố trung tá Johnson, lại kính cẩn trao tận tay bà quả phụ Johnson với lời phân ưu và cảm ơn bà, thay cho cả nước. Đại tướng tham mưu trưởng Lục Quân, Eric Shinseki, đă đến tận nơi, một chân quỳ bên cạnh ghế ngồi của bà Johnson, để nói những lời an ủi. H́nh ảnh thật đẹp, nói lên t́nh nghĩa huynh đệ chi binh của quân lực Hoa Kỳ. Tướng Shinseki đă từng tham chiến ở Việt Nam hai lần, thuộc các sư đoàn bộ binh Mỹ 9 và 25, cả hai lần ông đều bị thương trên chiến trường đó. Tuyên úy Matzdorf và Nguyễn cũng lần lượt đến phân ưu với gia đ́nh nhà Johnson.

    Trước thánh lễ an táng, tôi đă tiếp chuyện với hai cụ già, t́nh nguyện vào nhà nguyện giúp lễ và đọc sách thánh. Cả hai cụ đều mặc thường phục nhưng dáng người quắc thước, thoảng nét oai phong, một cụ tự giới thiệu tên là Ken Robinson, đă từng phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) suốt 30 năm.

    “Như vậy, chắc cụ đă từng tham chiến ở Việt Nam?” Tôi hỏi.

    Cụ đáp: “Dạ đúng, thưa cha, tôi đă là tiểu đoàn trưởng của một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 1 TQLC, trấn đóng trong vùng Đà Nẵng và thung lũng Quế Sơn.”

    Tôi hỏi tiếp:

    - “Chắc cụ c̣n chỉ huy nhiều đơn vị lớn hơn trong binh chủng TQLC?”

    - “Có lần tôi đă là tư lệnh sư đoàn 1 ở Camp Pendleton, California.”

    - “Như vậy chức vụ cuối cùng của cụ phải là?”

    - “Trung tướng.” Cụ đáp.

    Thật b́nh dị, thật khiêm nhường nơi vị danh tướng đă từng cầm quyền sinh sát của hàng vạn quân, giờ đây, cụ t́nh nguyện phục vụ trong ngôi thánh đường nhỏ bé này để tăng sức cho đời sống tâm linh của cụ, nhưng có lẽ cũng là để cụ có dịp chào tiễn biệt những chiến hữu trở về với ḷng đất quê hương; và rồi một ngày nào đó, chính cụ cũng sẽ được an táng nơi nghĩa trang rất danh dự này.

    Cựu trung tướng Robinson còn giới thiệu tôi với vị cựu trung tướng thứ hai với vẻ kính trọng đặc biệt, tuy nhiên vị này có vẻ ít nói, vả lại chúng tôi cũng không có giờ nhiều để tṛ chuyện thêm trước thánh lễ nên tôi cũng không nhớ nổi tên của vị thứ hai. Sau này nghĩ lại, tôi tin chắc rằng tên vị trung tướng về hưu thứ hai là Harold Gregory “Hal” Moore, Jr., người đã viết cuốn sách bán chạy hàng đầu, theo tờ New York Times, “Chúng tôi đã từng là lính trẻ” năm 1992. Đến năm 2002 cuốn sách đó được đóng thành phim, kể trận đánh vang dội ở thung lũng Ia Drang, phía Tây Nam thành phố Pleiku, giữa hai tiểu đoàn 1 và 2 của trung đoàn 7 Không Vận Kỵ Binh Hoa Kỳ và khoảng 2000 bộ đội Cộng Sản Bắc Việt. Lúc đó trung tướng Moore là trung tá chỉ trưởng của tiểu đoàn. Vai chỉ huy của CSBV đã do cố tài tử Đơn Dương thủ diễn. Sau phim này anh ta bị chỉ trích nặng nề và phải lưu vong qua Mỹ để rồi đã từ trần ở đây. Tôi nghĩ, chắc chắn phải là cựu trung tướng Moore, vì đã có bao nhiêu trung tướng về hưu, người Công Giáo trong quân lực Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2001?

    (Còn tiếp)

  9. #3419
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    CUỐN THEO MỆNH NƯỚC

    PENTAGON SAU 11/9 – 3

    Trở lại với những ngày, hay đêm, làm việc dài đăng đẵng (12 hour shift) ở trung tâm yểm trợ gia đ́nh các nạn nhân, tôi đă có dịp gặp gỡ, thăm hỏi và an ủi nhiều người, nhiều gia đ́nh. Chính nơi đây t́nh nhân ái giữa những con người đă được thể hiện đến cao độ, từ vị trung tướng, trung tâm trưởng, đến những em nhỏ, không ai nhắc đến bọn khủng bố hay chửi bới, nguyền rủa, đ̣i phục thù… Nhưng tất cả đă luôn sẵn sàng cười với nụ cười hiếm hoi của gia đ́nh các nạn nhân, cũng như nếu cần, khóc với niềm đau của họ.

    Mấy hôm sau đó, Bộ Quốc Pḥng đă quyết định dùng ngày 11 tháng 10, đúng một tháng sau ngày thảm nạn 11 tháng 9, để tổ chức lễ truy điệu cho tất cả các nạn nhân ở New York, Pennsylvania và Pentagon. Riêng với gia đ́nh những nạn nhân ở NGĐ, bộ Quốc Pḥng đă mời mỗi gia đ́nh có thể cử đến 15 người tham dự. Tổng số người được cung cấp phương tiện chuyên chở (đến từ bất cứ nơi nào trên đất Mỹ), cũng như nơi ăn, chốn ở, có thể lên đến gần 3 ngàn người, v́ vậy trung tâm yểm trợ lại càng bận rộn hơn để đón thêm khách, chuẩn bị cho ngày đại lễ.

    Thứ Bảy kế tiếp, thay v́ đi tham dự lễ truy điệu cố trung tướng Timothy Maude, nạn nhân cao cấp nhất của cuộc thảm nạn, tôi đă đến dự lễ tưởng niệm kỹ sư Nguyễn Ngọc Khang ở Falls Church, Virginia. Nghi thức tưởng niệm được gia đ́nh chia làm ba phần: điếu văn của các bạn quân, dân đồng nghiệp, cũng như của đại diện chính phủ và các hội đoàn gốc Việt; chia sẻ của những người thân trong gia đ́nh; và lễ cầu siêu.

    Tiếp xúc với chị Tú, vợ anh Khang, tôi được biết sau lễ cầu siêu, gia đ́nh sẽ hỏa táng di hài của anh. Một đề đốc (hai sao) và nhiều sĩ quan đại diện Hải Quân đă nhân danh chính phủ trao huy chương Danh Dự (Dân Sự) cho anh Khang, chị Khang đă nhận lănh thay chồng. Huy chương này mới được thiết lập để tuyên dương những nhân viên dân chính đang làm việc cho chính phủ, bị tử nạn trong thời chiến, tương đương với Chiến Thương Bội Tinh (Purple Heart) của bên quân đội. Đại diện cộng đồng người Việt trong vùng Washington DC, Maryland, Virginia… cũng đến phúng điếu. Đặc biệt, nữ tài tử Kiều Chinh cũng có mặt để chia sẻ nỗi mất mát lớn lao này của gia đ́nh chị Khang.

    Trở lại trung tâm, hàng ngày gặp gỡ và cùng cầu nguyện với trung tướng Alstyne, trung tâm trưởng, tôi quen dần và rất mến vị tướng nhiều kinh nghiệm và đầy ḷng vị tha này. Một hôm, ông đến bá vai tôi và phát âm tiếng Việt rất rơ ràng: “Chào cha!” Ngạc nhiên đến thích thú, tôi hỏi:

    “Năm xưa, trung tướng phục vụ ở vùng nào của miền Nam?”
    “Tôi làm cố vấn quân sự ở tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).”
    “Có phải là sư đoàn 7 của quân đội VNCH?”
    “Không, chi khu Cai Lậy.”
    Sau một lúc trầm tư như đang hồi tưởng về một quá khứ xa xưa trong thời trai trẻ, ông hỏi tiếp, giọng ân cần như muốn nhắc đến vùng quê hương của chính ḿnh:
    “Cai Lậy bây giờ ra sao?”



    Quên sao được thị trấn nằm bên quốc lộ số 4 (bây giờ là QL 1), con đường huyết mạch nối liền Sài g̣n với các tỉnh miền Tây. Những đồng lúa và thôn ấp hiền hòa chunh quanh Cai Lậy đă là băi chiến trường, nhiều khi rất đẫm máu, của bao nhiêu cuộc thư hùng giữa hai bên Quốc – Cộng.

    Trung tướng Alstyne đă làm cố vấn quân sự cho lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của quận Cai Lậy, khoảng cuối thập niên 60s. Ông vẫn luôn nhớ những người bạn Việt Nam đă cùng sát vai chiến đấu với ông, những người đă gọi ông bằng cấp bậc, nhưng thân mật như một tên riêng: “Đại Úy.” Ông c̣n nhớ cả những bữa ăn thanh đạm giữa lúc hành quân, mà các bạn, đa số nguyên là những nông dân chất phác của miền đồng bằng sông Cửu, đă chẳng bao giờ cho ông biết đó là những món ǵ! Câu nói bằng tiếng Việt mà có lẽ ông đă dùng nhiều nhất, nay ông vẫn c̣n rất nhớ: “Ngày mai, chúng ta đi hành quân!”

    (Còn tiếp)

  10. #3420
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NGŨ GIÁC ĐÀI SAU 11/9 – 4

    Đại lễ tưởng niệm các nạn nhân bị thiệt mạng trong ngày bi thảm 11 tháng 9, 2001 đă diễn ra ngay cạnh Ngũ Gíac Đài, chỉ cách nơi bị thiệt hại vài trăm thước, phía hướng ra ḍng sông Potomac. Hôm ấy, bầu trời trong xanh, rực nắng, nhưng vẫn thoảng những làn gió Thu dịu mát. Các tuyên úy đă chia nhau hướng dẫn những chuyến xe bus đưa gia đ́nh các nạn nhân đến khu hành lễ. Họ đă được xếp ưu tiên vào những hàng ghế ngay sát cạnh lễ đài, và các tuyên úy cũng ngồi với họ. Phía sau, c̣n những hàng ghế thẳng tắp chạy dài đến cuối tầm mắt, đủ chỗ cho gần hai mươi ngàn dân quân đang làm việc ở NGĐ và khách đến dự lễ.

    Đúng 11 giờ sáng, tổng thống George W. Bush đến và buổi lễ bắt đầu bằng lời cầu nguyện của thiếu tướng Lorraine Potter, giám đốc nha tuyên úy Không Quân. Sau đó, thiếu tướng Gaylord Gunhus, giám đốc nha tuyên úy Lục Quân đă giới thiệu trung tướng John A. Van Alstyne, thay mặt gia đ́nh các nạn nhân để phát biểu ḷng chân thành ghi ơn của họ đối với tổng thống và nhân dân cả nước. Đại tướng Richard B. Myers, tổng tham mưu trưởng liên quân (Chairman of the Joint Chiefs of Staff) đă phát biểu sau lời đọc sách thánh (Cựu Ước) của đại tá Bruce Khan, một tuyên úy thuộc Do Thái giáo của Hải Quân.

    Tiếng kèn truy điệu đă trổi lên, trong khi tên của 189 nạn nhân lần lượt được chiếu trên những màn ảnh lớn quanh khu lễ đài. Tôi nh́n vào tên của trung tá Dennis Johnson và tên của kỹ sư Nguyễn Ngọc Khang mà cảm thấy như đó là tên của những người thân trong gia đ́nh. Cùng với hàng trăm triệu người đang theo dơi cuộc lễ ở Mỹ, cũng như trên khắp thế giới, gần 20 ngàn tâm hồn trên sân cỏ cạnh NGĐ đă thâm hiểu ư nghĩa và cái giá phải trả cho Tự Do. Những hàng chữ vô tư trên màn ảnh đó đă có thể là tên của bất cứ quân nhân hay của bất cứ người dân nào trên đất Mỹ. Cả nước như vừa choàng tỉnh sau cơn ác mộng, nhưng đây không phải là mộng mị mà sự thật trăm phần. Kẻ thù đă lẻn vào đến tận sân nhà để mưu ám hại họ và từ nay họ sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến mới, trong đó nhiều tự do cá nhân sẽ chắc chắn phần nào bị giới hạn.

    Gần hai triệu người Việt đang sinh sống trên đất nước này không thể c̣n đứng ngoài như những kẻ bàng quan; đă có những lời nói, những bài viết cách tắc trách về nước Mỹ như các tác giả vẫn c̣n oán hận vu vơ từ một nguyên do nào đó… Cuộc sống của người Việt ở Mỹ, dù muốn hay không, đang dính liền với vận mệnh của quốc gia này, đó là một thực tại không thể chối căi, một sự thật hiển nhiên như lời của chị Khang, nói về cháu bé Nguyễn Ngọc An, đứa con duy nhất của anh chị: “Chúng tôi vẫn nghĩ rằng con của chúng tôi được may mắn hơn nhiều đứa trẻ khác trên thế giới, v́ cháu được sinh ra ở Mỹ với thật nhiều cơ hội để xây dựng tương lai; nhưng nay, mới có bốn tuổi… cháu đă mồ côi cha!” Cha của cháu đă thiệt mạng v́ cuộc tấn công của kẻ thù và cha của cháu đă được cả nước Mỹ vinh danh là “Anh Hùng, Vị Quốc Vong Thân.”

    Bộ Trưởng Quốc Pḥng, ông Donald H. Rumsfeld đă phát biểu, rồi đến lời đọc sách Thánh (Tân Ước) của đề đốc (hai sao) Barry Black, giám đốc nha tuyên úy Hải Quân, sau đó là lời phát biểu của tổng thống George W. Bush với toàn dân. Tất cả đều là những lời đanh thép, nhất định phải t́m bắt, đưa những tên khủng bố và đồng bọn ra trước công lư. Điều đó, nước Mỹ đă và đang nhanh chóng được thực hiện, họ đă bắt đầu ném bom các cứ điểm của quân Taliban ở nước Afghanistan (A Phú Hăn) từ hôm 7 tháng 10, nơi có tên trùm khủng bố Osama bin Laden và đồng bọn đang lẩn trốn. Đây chỉ là khởi đầu của một cuộc chiến mới, một cuộc chiến chắc chắn kéo dài và rất có thể sẽ không có ngày kết thúc.
    (Ngày 2 tháng 5, 2011, Osama bin Laden đă bị Navy Seals và những biệt kích khác của Mỹ hạ sát ở thành phố Abbottabad thuộc nước Pakistan - Hồi Quốc.)

    Nh́n ra phong cảnh chung quanh khu lễ đài, tôi thầm nghĩ: “Đất nước này và thế giới này, thật sự đă đổi thay!” Cây sồi (oak) lớn, mọc thật gần bờ tường của NGĐ đă thay quá nửa lá vàng, thời gian cứ vận hành, nhưng con người của thế kỷ mới, của thiên kỷ mới đang đi vào một khúc quanh lịch sử, với muôn vàn nguy hiểm không tên.

    Trước khi ra đến chỗ đậu xe bus, một người đă th́nh ĺnh ôm chầm lấy tôi, quay lại và nhận ra ngay người bạn cố tri, cùng học với tôi ở nhà ḍng Maryknoll, New York, năm xưa, thuở đầu đời tị nạn: Linh mục Giuse Vũ Đức Minh, cựu chủng sinh của địa phận Sàig̣n, thiếu tá tuyên úy Không Quân (trong hình). Sau thời gian phục vụ ở Trung Đông (Saudi Arabia), hiện ông đang làm việc ở căn cứ Không Quân Andrew, bên ngoài Washington DC. Căn cứ này có đơn vị lo chuyên chở tổng thống Mỹ bằng chiếc “chuyên cơ” Boeing 747, trang bị đặc biệt nhất thế giới, được mang tên “Air Force One.” Đă mấy năm không gặp, nay lại trong hoàn cảnh này, hai người siết tay nhau thật chặt, nh́n nhau tận mắt trong như cùng thầm nói rằng: “Chúng ḿnh sẽ c̣n phục vụ trong quân đội thêm ít lâu nữa…”


    Quả nhiên, chỉ vài tháng sau sự kiện Ngũ Giác Đài, cả hai chúng tôi đă cùng được thăng cấp Trung Tá, và mùa Thu năm 2005, hai người lại gặp nhau lần nữa, khi đang phục vụ giữa chiến tranh ở một quốc gia nghìn trùng xa cách, hoàn toàn xa lạ, mang tên… Iraq!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •