Page 343 of 471 FirstFirst ... 243293333339340341342343344345346347353393443 ... LastLast
Results 3,421 to 3,430 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3421
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO GUAM, 27 NĂM SAU – 1

    Viên phi công loan báo cho hành khách chuẩn bị để hạ cánh, đồng thời cho biết những ai ngồi ở ghế cạnh cửa sổ bên cánh phải, phía tôi đang ngồi, đă có thể nh́n thấy căn cứ Không Quân Anderson ở phía Bắc của đảo Guam. Quả nhiên, trên phi đạo, một chiếc phi cơ vận tải quân sự loại mới C-17 vừa hạ cánh và đang từ từ tiến về băi đậu. Cách đây đúng 27 năm, tôi đă từng đặt chân lên phi trường này, cảm giác nôn nao không thể ngăn chặn với muôn vàn kỷ niệm và những ư nghĩ ngổn ngang như cùng bừng dậy trong thâm tâm tôi.

    Đúng đêm 30 tháng Tư, 1975, tôi cùng trên 200 đồng bào di tản đă được chuyển từ (đảo) Grande Island thuộc căn cứ Hải Quân Mỹ Subic Bay ở Phi Luật Tân đến căn cứ Không Quân Clark để đi đảo Guam. Nhưng khi qua đến phi trường, mọi người lại được thông báo rằng trại tị nạn ở Guam đă đầy, chúng tôi sẽ phải đi đảo Wake, xa hơn Guam khoảng ba tiếng đường bay.

    Bay qua khỏi đảo Guam độ một giờ đồng hồ, th́nh ĺnh viên phi công loan báo rằng phi cơ đang gặp trục trặc kỹ thuật, phải quay lại Guam, mọi người đều lộ nét lo âu, nhưng rồi máy bay cũng an toàn đáp xuống phi đạo của phi trường quân sự Anderson. Đoàn người được đưa vào một nhà chứa máy bay (hangar) rất lớn để ngồi chờ, trong khi các chuyên viên lo sửa chữa chiếc vận tải C-141 của Không Quân Hoa Kỳ. Hôm ấy là sáng mùng 1 tháng Năm. Hơn hai tiếng đồng hồ sau, máy bay được sửa xong, mọi người lại tiếp tục chuyến bay đến đảo Wake. Chỉ vài tiếng dừng chân ngắn ngủi nhưng cũng đủ gây ấn tượng sâu đậm trong ḷng, khiến tôi đă tâm niệm rằng phải trở lại hải đảo này khi có cơ hội. Cơ hội đó đă không đến với tôi, cho mãi đến 27 năm sau.

    Trung Tá Tuyên Úy Trưởng, David Girardin, của Bộ Tư Lệnh lực lượng Hải Quân trong vùng quần đảo Marianas (U.S. Naval Forces Marianas), đặt bản doanh trong căn cứ Hải Quân ở bán đảo Orote Point, và trung sĩ nhất trưởng ban phụ tá pḥng tuyên úy, Mannix Babanto, đă thân mật ra tận phi trường đón tôi. Một ư nghĩ ngộ nghĩnh chợt nảy sinh: “Tên anh chàng này cũng dễ nhớ đây, Bà-Bán-Tô.” Họ đă giúp tôi nhận xe thuê và hướng dẫn tôi đi một ṿng quanh căn cứ trước khi về nơi tạm trú. Tôi hơi ngạc nhiên v́ họ không để tôi nghỉ ở lưu xá dành cho các sĩ quan độc thân (Bachelor Officers’ Quarters) như thường lệ, nhưng là một khu ở ngoài căn cứ, tận trên đỉnh núi, pḥng của tôi đầy đủ tiện nghi như một “suite” của các khách sạn sang trọng.

    Sáng hôm sau, ở văn pḥng các tuyên úy, tôi đem việc này nói với vị tuyên úy Công Giáo, Thiếu Tá Kent McCord, ông nói ngay: “Úi chào, Nimitz Hill, họ đă đưa cha về lưu xá của các sĩ quan cao cấp đấy.” Tôi thầm nghĩ: “Thảo nào.” Tuyên úy trưởng Girardin đã dành riêng cho một văn pḥng với đầy đủ điện thoại và máy điện toán, rất tiện lợi cho việc đọc và viết điện thư hàng ngày (ở thời điểm 2002). Được biết trước về chuyến công tác của tôi, một nhân viên dân sự, đă và đang làm thư kư cho văn pḥng tuyên úy suốt 26 năm qua, bà Bennie Limtiaco, trao ngay cho tôi hai tập albums đầy những h́nh ảnh của dân tị nạn ở Orote Point từ cuối tháng Tư năm 1975. Tôi không có giờ xem ngay, nhưng biết chắc các h́nh ảnh này sẽ gợi lại trong tôi bao nhiêu tủi hận của những ngày bất chợt phải ly hương từ mấy mươi năm cũ.

    Cũng như Puerto Rico và Phi Luật Tân, đảo Guam, nguyên là thuộc địa của Tây Ban Nha, đă nhượng lại cho Hoa Kỳ từ năm 1898. Cái tên “đảo Guam” đă bắt đầu đi vào tâm tư của người dân Việt từ khoảng những năm 1965-66; lúc ấy, cuộc chiến Quốc-Cộng đang đến hồi khốc liệt và bộ Quốc Phòng Mỹ đă bắt đầu sử dụng các siêu pháo đài bay (Stratofortress) B-52, cất cánh từ đảo Guam, để dội bom “trải thảm” (carpet bombing) trên chiến trường Việt Nam. Mỗi chiếc phi cơ này có thể chở được đến 70 ngàn cân (Lbs.) bom, tính trung b́nh mỗi qủa bom nặng 250 cân (khoảng 120 kư lô), vị chi là 280 quả. Mỗi phi vụ thường có ba chiếc B-52, họ bay thành hàng ngang và dội bom cùng một lúc. 840 qủa bom thi nhau nổ, tạo cơn địa chấn trên một dải đất chiều ngang chừng 500 thước và dài khoảng một cây số rưỡi. Thường th́ rất ít sinh vật có thể sống sót trong tầm “tấm thảm” đó, nếu không chết v́ mảnh bom, cũng chết v́ bị nội thương do sức ép khủng khiếp trong không khí.




    Khoảng tháng 7, năm 1967, cả hai chính phủ Mỹ và VNCH cùng loan tin rằng đại tướng Nguyễn Chí Thanh, tư lệnh các lực lực quân sự của phía Cộng Sản ở miền Nam, đă thiệt mạng trong một cuộc oanh tạc của B-52. Tuy nhiên, chính phủ của CSBV (Cộng Sản Bắc Việt, VNCH đã gọi họ như vậy) lại loan báo rằng tướng Thanh đă chết v́ một cơn đau tim ở Hà Nội! Khi đó ông ta mới được 53 tuổi! Sự thật về sự kiện này, sớm muộn rồi cũng sẽ được phơi bày. (Con trai út của tướng Thanh là thượng tướng (ba sao) Nguyễn Chí Vịnh, hiện đang giữ chức thứ trưởng bộ Quốc Pḥng của Việt Nam).


    (Còn tiếp)

  2. #3422
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO GUAM, 27 NĂM SAU


    Chỉ vài ngày sau khi tấn công căn cứ hải quân Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) và các cơ sở quân sự khác, thuộc tiểu bang Hawaii, khai chiến với Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến, quân Nhật đă chiếm hải đảo Guam, hôm 10 tháng 12, 1941. Tuy nhiên, đến tháng 10 năm 1944 Guam đă được quân Mỹ phản công tái chiếm. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, chiếc siêu pháo đài bay B-29, mang tên riêng “Enola Gay” đă cất cánh từ đảo Tinian thuộc quần đảo Marianas, để thả qủa bom nguyên tử đầu tiên (hình 3) xuống thành phố Hiroshima của Nhật, tạo những hệ lụy c̣n vương vấn măi đến ngày nay.
    Giữa tháng 7 năm ấy, chiếc tuần dương hạm USS Indianapolis, CA-35 (hình 1), do đại tá Charles B. McVay, III làm hạm trưởng đă được lệnh tối mật, chở chất uranium và các thành phần khác của quả bom nguyên tử đầu tiên đó đến đảo Tinian. Kế đến, tàu được lệnh ghé qua Guam, trước khi trực chỉ vịnh Leyte thuộc Phi Luật Tân, nhưng không may, trên chặng chót của chuyến công tác định mệnh này, chiếc Indianapolis đă bị một tàu ngầm của Nhật phóng thủy lôi đánh ch́m vào đêm 30 tháng 7. V́ đó là một công tác tối mật, ít người biết, nên măi đến năm ngày sau Hải Quân Mỹ mới được tin chẳng lành của chiếc Indianapolis. Khoảng 900 trên tổng số 1196 thủy thủ, kể cả thuyền trưởng McVay, đă sống sót khi tàu ch́m, nhưng sau năm ngày, hai phần ba những người lính thủy đó đă chết v́ các vết thương, đói khát, và nhất là làm mồi cho cá mập, chỉ c̣n 316 người được cứu.


    Vị thuyền trưởng của tuần dương hạm Indianapolis, đại tá Mcvay, đă bị bộ Hải Quân Mỹ đưa ra ṭa án quân sự, mặc dù có sự phản đối của Thủy Sư Đô Đốc (Fleet Admiral – 5 sao) Chester W. Nimitz, tư lệnh các lực lượng quân sự của Mỹ ở Thái B́nh Dương, lúc bấy giờ. (Kể từ sau đệ nhị thế chiến đến nay, chính phủ và quốc hội Mỹ đă không c̣n phong hàm 5 sao cho các đại tướng và đô đốc nữa.) Đại tá McVay bị kết án là bất tuân lệnh chiến thuật: Phải cho tàu chạy ngoằn ngoèo (zigzag) trong vùng có nhiều tàu ngầm của địch. Nhưng ngay cả khi điều này đă được thực hiện, tàu vẫn bị đánh đắm, theo như lời khai của chính vị thuyền trưởng chiếc tàu ngầm Nhật (I-58, tương tự như chiếc I-10 trong hình số 2) đă đánh ch́m chiếc Indianapolis, trung tá Mochitsura Hashimoto.


    Sau đó, ông Mcvay đă được ân xá, hoàn lại cấp bậc cũ, ít lâu nữa lại được thăng cấp Phó Đề Đốc (một sao), rồi về hưu vào năm 1949. Nhưng có lẽ v́ bị ám ảnh triền miên trước cái chết đau thương của bao nhiêu chiến hữu (điều mà hiện nay các tâm lý gia gọi là PTSD – Post-traumatic Stress Disorder – Bị mất thăng bằng bởi dồn ép sau cơn kinh hoàng), nên cuối cùng phó đề đốc Mcvay đă tự sát vào năm 1968. Cho đến nhiều năm sau, các chiến hữu và người thân của ông vẫn đang cố gắng vận động để ông chính thức được trắng án trước ṭa quân sự. Mãi đến ngày 30 tháng 10 năm 2000, Phó Đề Đốc McVay mới được Quốc Hội Hoa Kỳ và Tổng Thống Bill Clinton tuyên bố trắng án.


    Trong khi đó, về phần thuyền trưởng Hashimoto của chiếc tàu ngầm Nhật I-58, lúc đầu đă không biết rằng chính ông đă đánh ch́m chiến hạm Mỹ chở qủa bom nguyên tử (uranium-235) tàn sát thành phố Hiroshima của quê hương ông. Rồi Hashimoto lại được hung tin cho biết, cùng với 70 ngàn người dân Nhật khác, nhiều người trong gia đ́nh của ông đã bị thiêu hủy hoàn toàn chỉ trong vài giây đồng hồ vì quả bom oan nghiệt đó! Về cuối đời, ông đã trở thành một nhà sư thần đạo (Shinto) và tạ thế năm 2000, hưởng thọ 91 tuổi.

    (Còn tiếp)

  3. #3423
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO GUAM, 27 NĂM SAU – 3


    Trung tá tuyên úy trưởng Girardin đă gặp riêng tôi để nhắc rằng Guam là đơn vị mà tôi sẽ phải tŕnh diện khi có lệnh tổng động viên. “Như cha đã biết, cha sẽ phải giữ trách nhiệm chức tuyên úy trưởng của bộ tư lệnh này, v́ vậy trong những ngày sắp tới, cha sẽ cùng làm việc với tôi như một tuyên úy trưởng thứ hai vậy. Chiều nay, chúng ḿnh sang tŕnh diện đề đốc tư lệnh, nhá.”

    Sáng hôm sau, tôi lại cùng tuyên úy Girardin đi dự buổi họp thường lệ với đề đốc tư lệnh (2 sao) và ban tham mưu của ông. Bước vào pḥng họp khá rộng, tôi đă ngạc nhiên đến sững sờ trước bức h́nh lớn như một màn ảnh chiếu phim, trong đó có trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (3 sao), thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (2 sao), đại sứ Bùi Diễm và phái đoàn của Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia Việt Nam, cả thảy chín người; đang ngồi họp với tổng thống Lyndon B. Johnson và phái đoàn cũng chín người của ông, trong đó có đại tướng Westmoreland và các ông McNamara, Cabot Lodge, Dean Rusk, Bunker... Tuyên úy Girardin nói với tôi: “Cha nh́n kỹ cái bàn trong h́nh với cái bàn này (trong pḥng họp) xem có giống nhau không?” Th́ ra đó chính là cái bàn h́nh bầu dục mà hai phái đoàn Việt-Mỹ đă họp trong những ngày 20-21 tháng 3, 1967 ở Guam. Sau cuộc họp “thượng đỉnh” này, miền Nam Việt Nam có tuyển cử và hai ông Thiệu-Kỳ đă trở thành tổng thống và phó tổng thống của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa.



    Tôi ngồi vào bàn họp với tâm trạng thật ngổn ngang, họ c̣n quyết định thêm những ǵ nữa? Chắc chắn những quyết định đó đă ảnh hưởng đến số mệnh của biết bao sinh linh Việt tộc (và cả một số người Mỹ nữa). Tôi đặt tay xoa nhẹ trên mặt bàn mà ḷng trĩu nặng những ưu tư…

    Thăm viếng các pḥng tuyên úy của những đơn vị trực thuộc bộ tư lệnh là việc tôi đã làm kế tiếp. Tiểu đoàn Công Binh (Construction Battalion hay Sea Bees) CB-40 vừa mới từ California ra đáo nhậm công tác trong ṿng 6 tháng. Tuyên úy đại úy Haagen đă đưa tôi đi thăm các thành phần của tiểu đoàn, một số trung đội đă được trải ra khắp địa bàn hoạt động ở miền Tây Thái B́nh Dương, kể cả việc hỗ trợ cho cuộc tập trận thường niên giữa quân Mỹ và quân của các nước đồng minh trong vùng Đông Nam Á, mang tên Hổ Mang Vàng (Cobra Gold) đang diễn ra ở Thái Lan. Cách ban chỉ huy khá xa, một toán công binh đang đổ bê tông làm mái nhà cho vài căn lều nghỉ mát trên băi biển. Ở Guam, tất cả các cơ sở phải được xây cất vững chắc để có thể chịu đựng được những cơn băo “Tứ Phương” (Typhoons ) rất lớn mà sức gió có khi lên đến 250 cây số một giờ (category 5.)

    Th́nh ĺnh tuyên úy Haagen nói nhỏ vào tai tôi: “Sir có thấy cô bé đang đổ hồ trên mái nhà đó không? Cũng là một Miss Nguyễn đấy!” Thật ngạc nhiên, v́ trong ngành rất vất vả này mà cũng có một thiếu nữ gốc Việt tham gia, tôi đă cho gọi cô ta xuống để hỏi thăm vài câu. Được biết cô T. Nguyễn đă lớn lên ở Houston, Texas, năm nay 21 tuổi, nhưng trông nhỏ bé như cô gái 16, mới gia nhập Hải Quân hơn một năm. Qua quân trường căn bản ở Great Lakes, Illinois, rồi trường huấn luyện chuyên môn, th́ cô được gửi về tiểu đoàn CB-40, vừa tŕnh diện không bao lâu đă đến lượt tiểu đoàn phải ra công tác 6 tháng ở Guam. Hỏi tại sao cô lại gia nhập cái ngành cực khổ này, cô chỉ cúi đầu chúm chím cười. Hỏi cô có dự tính ǵ trong thời gian công tác ngoài này không? Cô đáp rằng ở đây gần Việt Nam quá, chỉ hơn 4 giờ bay nữa, cô muốn được một lần về thăm quê cha, đất mẹ. Tôi đă chúc cô sớm được toại nguyện.

    Guam là hậu cứ lớn của toàn lực lượng Hải Quân Mỹ ở Tây Thái B́nh Dương, nên các chiến hạm thường xuyên thay nhau vào bến ở đây. Tôi đă lần lượt xuống thăm tuần dương hạm (Cruiser) USS Lake Champlain (CG-57), “Tender Ship” USS Frank Cable (AS-40) là loại “tàu mẹ” của các tiềm thủy đĩnh, chở tất cả những thứ cần thiết cho tàu ngầm, ngay cả việc sửa chữa cấp tốc, nếu cần. Tiểu hạm đội (Battle Group) của hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk (CV-63) có hậu cứ ở Yokosuka, Nhật, cũng ghé bến trong những ngày này. Cả hải đảo như bừng lên v́ trên 8,000 thủy thủ của các tàu chiến đă chia nhau “xuống phố.” Các nhà thương mại địa phương đă ước tính, trung b́nh mỗi thủy thủ sẽ tiêu khoảng 1,000 đô cho năm ngày ghé bến. Chỉ năm ngày, hải đảo đă thu vào 8 triệu đô-la, ai mà không “thương” lính thủy?

    (Còn tiếp)

  4. #3424
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO GUAM, 27 NĂM SAU – 4



    Tôi lái xe thật chậm, lách tránh những ổ gà, trên một phi đạo cũ đă bị bỏ hoang hàng mấy chục năm, dài khoảng hai cây số. Hai bên phi đạo này và một phi đạo chéo góc nữa của phi trường chiến thuật Orote Point, đă có hàng hàng lớp lớp những lều bạt lớn được dựng lên vội vă trong những ngày cuối tháng Tư, 1975, cho dân tị nạn người Việt Nam vào tạm trú. Gọi chung là dân tị nạn cho cả hai thành phần: Những người được Mỹ di tản và những người vượt thoát ra biển vào phút cuối, trước khi quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam. Từ một không ảnh, người ta có thể đếm được đến trên 600 lều bạt, mỗi lều có thể kê đến 50 giường gấp (cots) hay nệm giường cho cùng một số người ở tạm. Như vậy, tổng số người tị nạn ở trại Orote Point lúc nào cũng phải trên 25 ngàn và có ít nhất 100 ngàn người đă “đi qua” trại này trong những tháng kế tiếp, sau ngày bi thảm 30 tháng Tư.
    Để tái định cư dân Việt tị nạn (đúng hơn là dân Đông Dương vì có cả những người tị nạn từ Cambodia và Laos nữa), những người đã được hưởng quy chế “tạm dung” (Parolee), được cấp số an sinh xã hội, được định cư và làm việc ở Mỹ; chính phủ Hoa Kỳ đã thành lập hai chương trình mang tên “Chiến dịch Đời Sống Mới và Chiến Dịch Tân Nhập Cư” đặt dưới sự điều hành của một cơ quan “Đặc Nhiệm Liên Ngành” (Interagency Task Force.) Các chương trình này đã kéo dài từ 1 tháng 4, 1975 đến 1 tháng 6, 1976. (Để ý: Người Mỹ đã chính thức chuẩn bị di tản khoảng 100 ngàn người Việt Nam từ đầu tháng 4/75)


    Những tấm h́nh trắng đen, chen lẫn vài tấm ảnh màu, do ban tuyên úy của căn cứ Hải Quân chụp, như cùng nhảy múa trước mắt tôi. Những khuôn mặt hốc hác, thất thần không thể che giấu của nhiều người v́ họ vừa trải qua cơn kinh hoàng vượt xa sự tưởng tượng của con người. Không âu lo sao được khi con đang lạc cha, vợ đang t́m kiếm chồng, anh em không biết có c̣n gặp được nhau không. Những người dân đă dùng các bảng thông tin tạm để dán đầy các mẩu giấy viết vội vài hàng, với hi vọng mong manh rằng người thân của ḿnh sẽ đọc được, chính tôi cũng đă làm việc này ở đảo Wake cũng như khi phi cơ tạm ngừng ở phi trường quốc tế Honolulu thuộc tiểu bang Hawaii. Những tấm h́nh đó đă nói lên phần nào nỗi nhiêu khê của đời sống dân Việt trong các trại tạm trú vào thuở đầu đời tị nạn. Cuộc sống này đă được hai anh em nhà đạo diễn Tim và Tony Bùi làm sống lại khá đầy đủ trong phim Rồng Xanh (Green Dragon.)

    Tôi dừng xe tại một ngă tư, nơi hai phi đạo cắt chéo góc với nhau, “Khu này, hẳn là ‘thị tứ’ nhất trại,” tôi thầm nghĩ, v́ ở đây có nhiều lều nhất, dày đặc khắp bốn góc của ngă tư. Một số h́nh chụp lúc Đức Giám Mục Flores của giáo phận Guam vào thăm trại, số khác đă ghi nhận sự hiện diện của vài nhân vật quen thuộc như Giám Mục MTL và Linh Mục MKH ở Orange County, Linh Mục NQB (RIP) ở San Diego v.v... Một nhà sư mặc áo nâu cũng chụp h́nh chung với các tuyên úy Mỹ trước lều Phật Giáo...


    Nay, tất cả đã đi vào quá khứ nhạt nḥa, đặc biệt trong những người trẻ, cây rừng nhiệt đới đă mọc phủ kín hoàn toàn những phần đất của trại tị nạn năm xưa, để lại hai phi đạo hoang tàn, loang lổ những ổ gà… C̣n chăng chỉ là những kỷ niệm ghi dấu ấn sâu đậm trong ḷng một số người lớn tuổi hơn, vẫn tha hương, vẫn hoài băo, vẫn mong chờ...

    (Còn tiếp)

  5. #3425
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐẢO GUAM, 27 NĂM SAU - 5


    Mấy hôm sau, tôi đã làm một việc mà tôi muốn thực hiện ngay từ hôm đầu trở lại đảo Guam: Đi thăm căn cứ Không Quân Anderson. Qua băi biển Asan, nơi cũng đă có một trại tị nạn nhỏ, tôi còn pải lái xe gần nửa tiếng nữa mới tới cổng căn cứ. Mặc dù toàn trại và phi trường đang trong t́nh trạng báo động khá cao (Threat Condition: Alpha), người lính gác vẫn nhanh chóng lịch sự ra dấu cho tôi lái xe vào, sau khi đă xem thẻ quân nhân của tôi và kính cẩn nghiêm chào.

    Một chiếc siêu pháo đài bay B-52 cũ đặt giữa một bùng binh thật đẹp để để trưng bày. Đă bao lần chiếc phi cơ này vần vũ trên bầu trời Việt Nam? Bao nhiêu tấn bom đă từ nó trút xuống mảnh đất nghèo trơ sỏi đá đó?

    Vị tuyên úy Công Giáo, linh mục đại úy McDowell, của binh chủng Không Quân, đă thân mật đón và đưa tôi đi một ṿng quanh căn cứ. Anderson cũng từng là trại chuyển tiếp cho những đồng bào được di tản bằng phi cơ trong những ngày đầu của chiến dịch “Đời Sống Mới”, bắt đầu khoảng 21/4/75. Tất cả dân tị nạn đến từ Đông Dương (Indochina: Việt-Miên-Lào) đều được chuyển vào một trong bốn bốn trung tâm tị nạn ở lục địa Hoa Kỳ: Camp Pendleton, California; Fort Chafee, Arkansas; Căn cứ Không Quân Eglin, Florida; và Fort Indiantown Gap, Pennsylvania.

    Hangar dành để chứa B-52 năm xưa đă được xây cất lại, vẫn bề thế, rộng lớn và đẹp hơn xưa. Sáng mùng 1 tháng 5, 1975, tôi đã ngồi trong hangar đó, một thanh niên đă không c̣n nhà, đă ly biệt gia đ́nh và không c̣n có thể trở lại quê hương. Trong cái túi xách nhỏ, chỉ thêm một bộ quần áo, vài quyển sách, và thực sự không có một xu dính túi. Tương lai bất định, mịt mờ như chính nỗi khốn khó đã ập đến trên quê hương miền Nam Việt Nam yêu dấu của tôi và đang xa cách ngh́n trùng. Tâm trạng của tôi lúc ấy quả đúng như lời cụ Nguyễn Du đã diễn tả:

    “Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
    Để xem con tạo xoay vần đến đâu.” (Kiều).

    Nỗi trống không, bất ổn, hụt hẫng như lúc phi cơ vừa cất cánh là đă nh́n thấy vách đá thật sâu bên dưới v́ phi trường được xây trên đỉnh vách đá này.
    Cũng như hàng trăm ngàn người dân Việt đến Mỹ vào thuở ban sơ đó, tôi đă phải bắt đầu lại cuộc sống trên miền đất mới với những bước đi thật nhỏ bé, thật khiêm nhường. Hoa Kỳ quả là một cường quốc với nhiều cơ hội, “giấc mơ Hoa Kỳ” vẫn luôn tồn tại, chỉ cần có ư chí và một chút may mắn là người ta đă có thể thành công. Nhưng cần nhất vẫn luôn phải có một tấm ḷng, t́nh nhân ái không thể thiếu trong mọi cảnh vực của cuộc đời, có như thế những thành công kia mới mong tồn tại lâu dài.

    Tôi hỏi tuyên úy McDowell: “Có đường xuống đến bờ biển không?” “Có, để tôi đưa cha xuống băi biển.” Phải đứng tận mé nước nh́n lên mới thấy cái thăm thẳm, cheo leo của vách núi. Phi đạo nằm ngay trên đỉnh vách, thảo nào tôi đă cảm thấy rờn rợn khi phi cơ vừa cất cánh đă bay qua chốn này.
    Kết thúc chuyến công tác, tôi đã phải thức dậy từ nửa đêm để chuẩn bị cho chuyến bay sớm, trở lại đất liền, gần tám tiếng mới tới Hawaii và thêm năm tiếng nữa mới vào đến California. Từ trên đỉnh núi nơi có cư xá Nimitz Hill, tôi lái xe theo con đường quanh co để xuống băi biển Asan dọc theo lối ra phi trường, vầng trăng hạ tuần vằng vặc dăi chiếu trên những đồi nương thiếu ánh đèn đường.

    Tôi chợt nhớ tới danh sách những sĩ quan gốc Việt sẽ ra hội đồng thăng cấp năm nay (2002.) Chỉ trong binh chủng Hải Quân và ở hai cấp khá cao là thiếu tá và trung tá đă có đến trên 20 người; riêng trong cục Quân Y, 11 bác sĩ và nha sĩ đang ra hội đồng để lên thiếu tá. Nhưng đấy là những sĩ quan hành chánh (Staff Officers), hiếm khi được lên đến hàng đề đốc (tướng) và không được chỉ huy chiến hạm hay phi đoàn. Tôi lại ṭ ṃ xem qua danh sách các sĩ quan tác chiến (Line Officers) ở hai cấp nói trên, ngạc nhiên đến thích thú, tôi đếm được 13 sĩ quan trong các ngành tác chiến của Hải Quân đang ra hội đồng thăng cấp. Ai sẽ là người đầu tiên lên chức đề đốc? Lên hàng tướng lănh? Căn cứ vào thâm niên quân vụ của những sĩ quan trẻ này, chỉ khoảng hơn 10 năm nữa người ta sẽ có câu trả lời. “Tiềm năng của dân Việt ở hải ngoại quả thật khôn lường,” tôi nghĩ và mỉm cười, một niềm tự hào sảng khoái chợt dậy, ư tưởng sẽ về hưu khi tṛn 20 năm tuổi lính, nhẹ nhàng đến với tôi như sự tự nhiên của vũ trụ tuần hoàn.

    Chỉ thiếu một điều, một ước mơ, một đ̣i hỏi là được nh́n thấy Việt Nam trở thành quốc gia thật sự có tự do, dân chủ và phú cường. Những điều đó, cho đến nay, dường như vẫn c̣n ở ngoài tầm tay của cả dân tộc.

    Ánh trăng suông vẫn theo tôi đến tận bên ngoài khung cửa sổ phi cơ. Hai câu Đường thi của Lý Bạch lại như văng vẳng bên tai:

    “Cử đầu vọng minh nguyệt,
    Đê đầu tư cố hương.”
    (Ngửng đầu nh́n trăng sáng,
    Cúi đầu nhớ quê hương.)
    (“Tĩnh Dạ Tứ” của Lư Bạch)
    ____________________ _______________

    Ghi chú: Lời tiên đoán của tôi đã thành sự thật ngày 6 tháng 8, 2014, khi Đại Tá Lương Xuân Việt (hình 1) đã trở thành vị chuẩn tướng (một sao) gốc Việt đầu tiên ở Hoa Kỳ. Ông thuộc thế hệ thứ hai của dân Việt tị nạn, những người còn quá trẻ khi họ đến Mỹ hay đã sinh ra trên đất nước này. Hiện Chuẩn Tướng Việt đang giữ chức Phó Tư Lệnh, đặc trách hành quân, của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh, đang trấn đóng ở Fort Hood, Texas. Trong thời chiến tranh Việt Nam, sư đoàn này được mệnh danh là “Sư Đoàn Không Vận Kỵ Binh số 1” 1st Cavalry Division (Airmobile) chuyên dùng trực thăng để hành quân, hay vắn tắt là Air Assault Division.

    Tôi cũng nên nhắc đến vài vị sĩ quan cao cấp khác được biết đến khá nhiều như Hải Quân Đại Tá Lê Bá Hùng và Duyên Phòng (Coast Guard) Đại Tá Nguyễn M. Hùng.


    Hình 2: Một số sĩ quan trẻ gốc Việt, thuộc Hải, Lục, Không Quân của quân đội Hoa Kỳ.

    Last edited by Tigon; 23-04-2016 at 08:16 AM.

  6. #3426
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CUỐN THEO MỆNH NƯỚC

    VỊNH ĐÔNG KINH, NHẬT BẢN - 1


    Tôi ngồi trên ghế đá công viên sát bờ nước, dơi nh́n về hướng Bắc, trải ḷng ra với cái mênh mông của vịnh Đông Kinh (Tokyo Bay) của Nhật Bản. Gần đó, chiếc hàng không mẫu hạm Kitty Hawk, CV-63, đang đậu bến, (hiện tại, tàu này đă được thay thế với chiếc HKMH vận hành bằng năng lượng nguyên tử George Washington CVN-73) sừng sững như một quả núi; nhưng vắng lặng, hiền ḥa như một trường học mùa Hè. Toàn bộ các phi đoàn máy bay chiến đấu đă trở về hậu cứ của họ ở Atsugi, cách Yokosuka, nơi tôi đang ngồi, khoảng 30 cây số. Chiếc soái hạm (Flagship) Blue Ridge (LCC-19) của vị tư lệnh Đệ Thất Hạm Đội cũng đang đậu gần đó.

    Ngoài kia, hàng chục chiếc thương thuyền và tàu chở dầu vĩ đại (super tankers) đang cặp bến hoặc buông neo dài dài từ hải cảng Yokohama đến tận thủ đô Đông Kinh (Tokyo.) Ở một vị trí cao hơn hay ngồi trên thuyền giữa vịnh, người ta c̣n có thể nh́n thấy núi Phú Sĩ (Fuji) ở xa xa. Vịnh Đông Kinh có thể so sánh được với vịnh San Francisco ở Bắc California, chiều ngang của hai vịnh khá tương đồng, khoảng 20 cây số ở chỗ rộng nhất, nhưng vịnh Đông Kinh ngắn hơn, chỉ dài khoảng 50 cây số và cửa vịnh nằm về hướng Nam, thay v́ thuộc phía Bắc như vịnh San Francisco.

    Phần cực Nam của vịnh Đông Kinh là bán đảo Miura, gồm nhiều thị trấn như Kamakura, Zushi, Yokosuka v.v… Căn cứ hải quân Yokosuka là một bán đảo nhỏ, nằm trên bờ phía Bắc của bán đảo Miura, bên trong và gần cửa vịnh Đông Kinh. Đêm đêm, thủ đô Đông Kinh rực rỡ ánh đèn, có lẽ nó c̣n huy hoàng hơn nhiều thành phố lớn ở Mỹ, với hàng triệu bóng đèn neon với đủ loại sắc màu.

    Là một cường quốc về kinh tế, cũng như đang trong thời kỳ cực thịnh của đất nước (2003) có lẽ ít người Nhật c̣n nhớ đến ngày bi thảm và tủi nhục của quốc gia họ, ngày 2 tháng 9 năm 1945, ngày Nhật Bản phải kư kết bản văn đầu hàng phe Đồng Minh, do Mỹ đứng đầu, một cách vô điều kiện. Sự kiện lịch sử đó đă diễn ra trong ḷng vịnh Đông Kinh này. Trước đệ nhị thế chiến, hải quân của đế quốc Nhật (được gọi là Teikoku Kaigun) đă là một lực lượng hùng mạnh vào bậc nhất trên thế giới. Họ có đến 10 hàng không mẫu hạm với 1,500 phi công tài giỏi và thiện nghệ; 12 thiết giáp hạm (battleships) một loại tàu có vỏ thép rất dày (như pháo tháp xe tăng, thiết giáp) có nhiều cỗ đại bác lớn hơn các đại bác trên đất liền rất nhiều. Trong số các thiết giáp hạm đó có hai chiếc to và hùng mạnh nhất thế giới: Yamato và Musashi. Họ c̣n có cả ngàn chiến hạm khác nữa.

    Công tâm mà nói, người Nhật đă buộc phải tấn công Mỹ trước, khởi đi từ trận Trân Châu Cảng, Pearl Harbor ở Hawaii, cuối năm 1941. Thứ nhất, v́ họ không thể rút lui khỏi Trung Hoa cách nhục nhă theo đ̣i hỏi của Mỹ. Thứ hai, v́ họ đă bị phong tỏa kinh tế do Mỹ đă khóa chặt eo biển Malacca ở Tân Gia Ba (Singapore) cũng như Biển Đông của Việt Nam là thủy lộ huyết mạch, vận chuyển nhiên liệu, nhất là dầu hỏa, của Nhật. Tuy nhiên, họ đă tính toán rất sai lầm về tiềm năng kinh tế và chiến tranh của nước Mỹ, nhất là về ư chí quyết thắng của toàn dân Hoa Kỳ, để rồi quân đội nói chung và hải quân Nhật nói riêng, đă bị thảm bại trước sự phản công của phe Mỹ và Đồng Minh.

    Sau khi hai quả bom nguyên tử dội xuống Hiroshima và Nagasaki trong tháng 8, 1945, Đế Quốc Nhật đă xin đầu hàng Mỹ và Đồng Minh vô điều kiện. Nếu không có hai quả bom nguyên tử này, quân Mỹ và Đồng Minh sẽ phải đổ bộ lên đất Nhật và nếu ước tính so với sự tổn thất của hai trận Iwo Jima cũng như Okinawa trước đó th́ họ sẽ bị thiệt hại đến trên nửa triệu quân và thêm khoảng hai triệu dân quân Nhật sẽ bị thiệt mạng.


    Sáng ngày 2 tháng 9, 1945, ngoại trưởng Mamoru Shigemitsu và các tướng lănh của liên quân Nhật, đă được hải quân Mỹ đưa lên sàn chính của thiết giáp hạm Missouri (BB-63) đang buông neo trong vịnh Đông Kinh, để thay mặt Nhật Hoàng và chính phủ của thủ tướng Tojo kư bản văn đầu hàng. Đại diện phía Đồng Minh có thống tướng (General of the Army, 5 sao) Douglas MacArthur, tổng tư lệnh quân đội Đồng Minh ở Thái B́nh Dương; thủy sư đô đốc (Fleet Admiral, 5 sao) Chester W. Nimitz, tư lệnh các hạm đội của Mỹ ở Thái B́nh Dương; cũng như đại diện của các nước Anh, Pháp, Úc, Canada, New Zealand và Liên Bang Soviet.

    (Còn tiếp)
    Last edited by Tigon; 23-04-2016 at 03:47 PM.

  7. #3427
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VỊNH ĐÔNG KINH, NHẬT BẢN - 2

    Trước khi thế chiến kết thúc, Đồng Minh đă dội bom tàn phá hầu hết những thành phố lớn, các căn cứ quân sự và những khu vực kinh tế của Nhật. Duy có một căn cứ hải quân đă không bị tấn công: Yokosuka. Dường như họ đă cố ư “để dành” căn cứ này cho việc xử dụng về sau. Quả nhiên, sau khi chiến thắng và vào chiếm đóng nước Nhật, người Mỹ đă có sẵn một căn cứ và một hải quân công xưởng c̣n nguyên vẹn cho hạm đội của họ. Các chiến hạm lớn, kể cả hàng không mẫu hạm, vẫn có thể lên ụ để được sửa chữa và tân trang ở đây. Cho đến hiện tại, Yokosuka vẫn là bản doanh của bộ tư lệnh đệ thất hạm đội và là hậu cứ của tiểu hạm đội (battle group) hàng không mẫu hạm George Washington (CVN-73).


    Từ hoang tàn đổ nát và từ cái nhục quốc gia bị chiếm đóng, người Nhật đă âm thầm tái thiết quê hương của họ, đặt trọng tâm vào kinh tế. Thay v́ phải phát động một cuộc “chiến tranh giải phóng” giành lại độc lập cho quê hương, họ đă dùng đường lối ngoại giao để từ từ thoát ra khỏi ṿng kềm tỏa của chính phủ Mỹ. Họ còn biết biến sự “chiếm đóng” của quân đội Hoa Kỳ trở thành một sự “bảo trợ an toàn” cho nền an ninh quốc gia của họ. Nói một cách khác, họ đă “thuê” quân đội của đại cường nguyên tử Mỹ để giữ an ninh và sẵn sàng làm nản chí bất cứ quốc gia nào muốn lăm le xâm lấn đất nước Phù Tang, con cháu của Nữ Thần Mặt Trời (Thái Dương Thần Nữ - Amaterasu).

    Cho đến hiện tại, hàng năm họ chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ để “giữ” quân đội Mỹ ở lại, theo thỏa ước từ sau thế chiến; thay v́ phải bỏ ra một kinh phí khổng lồ để tái vơ trang và nuôi dưỡng quân của họ. Số tiền không phải chi tiêu đó, họ tận dụng vào “cuộc chiến” kinh tế, để rồi gần 60 năm sau kể từ ngày bi thảm 2/9/45, thế giới đă nh́n thấy một Nhật Bản (và Đức Quốc) chuyển “bại” thành “thắng” như thế nào! Có nước nào trong vùng đã học được bài học này? Hiển nhiên là Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) đã học được, c̣n Philippines th́ dường như… không!

    Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Đại Hàn (Korea) hay Triều Tiên bị phân chia làm hai, miền bắc (Bắc Triều Tiên) theo khối cộng sản và miền nam (Hàn Quốc) theo khối tự do. Tháng 6, 1950, Bắc Triều Tiên, được Liên Sô (Soviet Union) và Trung Quốc cung cấp vũ khí, đã ào ạt tấn công miền nam. Chỉ trong hai tháng, họ đã dồn quân miền nam đến tận vùng chung quanh thành phố Pusan (Phú Sơn) ở phía đông nam của bán đảo này. Nhưng qua tháng 9 Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố Bắc Triều Tiên xâm lăng miền nam và cần được ngăn chặn. Họ thành lập một đạo quân tình nguyện của nhiều nước do Mỹ đứng đầu và danh tướng Douglas McArthur lại chỉ huy. Quân Đồng Minh đã đổ bộ ở phía bắc, Inchon, gần thủ đô Seoul (Hán Thành) của miền nam khiến nhiều đội quân của Bắc Triều Tiên bị chặn lối về. Số còn lại phải chạy ngược lên hướng bắc, rút lui mãi đến tận biên giới Trung Quốc, nơi có sông Yalu (Áp Lục). Đến tháng 10 thì Trung Quốc nhảy vào vòng chiến, hai bên giằng co mãi đến tháng 7, 1953, mới có đình chiến, lúc đó quân Đồng Minh đã rút về phía nam của vĩ tuyến 38. Sau chiến tranh, Hàn Quốc tiếp tục “giữ” quân Mỹ ở lại trên đất nước của họ cho tới bây giờ. Cũng như Nhật, họ đặt trọng tâm vào việc phát triển kinh tế và chẳng bao lâu họ đã trở thành một trong bốn con rồng nhỏ (Little Dragons) ở Châu Á. (Những con rồng kia là Đài Loan, Hồng Kông, và Singapore).

    Trong khi đó, sau cuộc Chiến Tranh Lạnh (Cold War), phong trào quốc gia chủ nghĩa đã nổi lên ở nhiều nơi trên thế giới và Philippines đã đi theo hướng đó rất sâu. Họ đã yêu cầu chính phủ Mỹ rút hết quân ra khỏi nước của họ, mặc dù chính phủ và các quân nhân Mỹ đã đổ nhiều tỷ đô-la hằng năm vào nền kinh tế của họ.

    Đối với người Mỹ, trước hết, quốc gia của họ và khối tự do vừa chiến thắng trong cuộc chiến tranh lạnh mà không phải bắn đến một phát súng. Liên Sô và toàn thể khối cộng sản đã sụp đổ và biến mất vĩnh viễn trên trái đất, c̣n chăng chỉ là một thứ cộng sản lai căng, mất gốc và đă bị tư bản hóa như Trung Quốc và Việt Nam; hay bị ruồng bỏ hầu như hoàn toàn khỏi xă hội và nền văn minh nhân loại như Bắc Triều Tiên và Cuba. Nếu không có ơn Chúa Quan Phòng thì việc “nước Nga trở lại” đă chẳng bao giờ xảy ra. Nước Mỹ cần điều chỉnh lại quân đội của họ cho phù hợp với trật tự mới của thế giới, và dĩ nhiên, việc cắt giảm binh bị là điều đầu tiên trong nghị trình của họ. Kế đến, do một sự tình cờ, núi lửa Pinatubo đã thình lình hoạt động trở lại (1991) và làm hư hỏng nặng hai căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Phi, căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân ở vịnh Subic. Phải cần đến hơn một tỷ đô-la để sửa chữa hai nơi này. Với những yếu tố đó, chính phủ Mỹ đã quyết định rút quân thay vì chiều theo những đòi hỏi mới của chính phủ Phi.

    Cuộc rút quân của Mỹ khỏi Philippines đã tạo một lỗ hổng khổng lồ trong vùng, không may thay, Trung Quốc, một nước lớn đang trỗi dậy lại đi theo chính sách bành trướng của họ, tạo nhiều căng thẳng với các nước láng giềng, “bạn” cũng như “thù”. Kể từ vùng Hoàng Hải (Yellow Sea) phía Đông Bắc của Trung Quốc, tháng 5, 2013 một tàu đánh cá Trung Quốc đã ngang nhiên tiến vào vùng biển của Bắc Triều Tiên và bị nước này bắt giữ đến hai tuần, tạo mối căng thẳng bất ngờ giữa hai nước Xã Hội Chủ Nghĩa “anh em”. Kế đến là cuộc tranh chấp nghiêm trọng hơn giữa Trung Quốc và Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) về một vùng đá ngầm ở phía bắc của Đông Hải (hay nam của Hoàng Hải) mà người Hàn gọi là Ieodo, trong khi người Hoa gọi là Suyan. Dần về phía tây nam, một nơi nằm về phía đông bắc của Đài Loan, Trung Quốc và Nhật đang có tranh chấp về hòn đảo mà người Nhật gọi là Senkaku, và người Hoa đặt tên là Điếu Ngư (Diaoyu).

    Trung Quốc tiếp tục gây hấn đến vùng biển ở giữa Việt Nam và Philippines mà người Việt gọi là Biển Đông, người Phi đặt tên là Biển Tây, và dĩ nhiên người Hoa gọi đó là Nam Hải. Năm 1974, Trung Quốc đã đưa một hạm đội khá lớn xuống đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) đang thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam Việt Nam). Họ đã giết chết 75 thủy thủ người Việt. Đến năm 1988, Trung Quốc lại tiếp tục lấn xuống phía nam, tấn công và chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) đang thuộc quyền của nước XHCN Việt Nam, “anh em” với họ. Lần này họ lại giết chết thêm 64 thủy thủ người Việt nữa.

    Chính Philippines cũng bị Trung Quốc lấn chiếm trong vùng biển cạn Scarborough (Shoal). Đến lúc này, có lẽ họ đã nhận ra lỗi lầm chiến lược của họ khi “đuổi” Mỹ ra khỏi đất nước Phi. Trong những năm gần đây họ đã ve vãn và mời chiến hạm Mỹ ghé vào bến cảng của họ. Điều đó đã đưa đến “Hiệp Ước Hợp Tác Gia Tăng Phòng Thủ giữa Mỹ và Phi” (U.S. – Philippines Enhanced Defense Cooperation Agreement) vào tháng 8, 2014. Bản văn có những lời lẽ nhẹ nhàng, ngoại giao để tránh cho Phi bị bẽ mặt, nhưng tựu trung là Phi đang giang tay thật rộng để chào đón người Mỹ trở lại, giúp họ bảo vệ đất nước.

    Trong khi đó, sau thế chiến, Nhật chỉ được phép có một lực lượng tự vệ rất khiêm nhường, gần như không đáng kể, gọi là “Lực Lượng Tự Vệ Nhật – Jieitai”. Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh, lực lượng này đã được gia tăng và hiện đại hóa để đối phó với những mối đe dọa mới, gây ra bởi Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Tháng 5, 2013, lực lượng tự vệ Nhật đã chính thức trở thành quân đội Nhật với đủ ba binh chủng Hải, Lục, Không Quân.

    Hiện tại Nhật đang có một binh chủng Hải Quân, tuy nhỏ về số lượng, nhưng rất hùng mạnh về kỹ thuật và vũ khí. Họ có 4 hàng không mẫu hạm chở trực thăng lớp Hyuga, một lớp mới, Izumo (xin xem h́nh), đang được nhanh chóng đóng tại các công xưởng hải quân; 26 khu trục hạm, (tương tự như loại Aegis của Mỹ); 11 hộ tống hạm (frigates); 16 tàu ngầm; 137 phi cơ cánh thẳng và 136 trực thăng. Ngoài ra, Nhật đã và đang mua thêm những phản lực lên thẳng, hiện đại nhất của Mỹ, F-35B. Điều này đã khiến các hàng không mẫu hạm của họ, đáng ra chỉ chở trực thăng để tự vệ, biến thành các tàu tấn công hùng mạnh.

    Với lực lượng hải quân đó, chỉ một mình nước Nhật cũng đủ để đương đầu với các hạm đội của Trung Quốc dù nhiều về số lượng nhưng kỹ thuật và vũ khí còn rất kém. Đối với mối đe dọa từ các hỏa tiễn (tên lửa) tầm trung của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, Nhật đã có những dàn hỏa tiễn chống hỏa tiễn mang tên PAC-3 đặt rải rác khắp nước, đặc biệt chung quanh các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya, Sapporo, Misawa và Okinawa.

    (Còn tiếp)

  8. #3428
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VỊNH ĐÔNG KINH, NHẬT BẢN – 3

    Trở lại với những suy tư bên bờ vịnh Đông Kinh, tôi liên tưởng đến cái uy dũng của những đại chiến hạm đă từng ra vào vịnh cảng lừng danh và đă đi vào chiến sử thế giới này, người ta không thể không nghĩ đến ba thiết giáp hạm lừng danh nhất của thế chiến thứ hai: Yamato của Nhật, Bismarck của Đức, và Missouri của Mỹ.

    Thiết giám hạm Yamato (trong h́nh) “ra đời” (commissioned) vào tháng 12 năm 1941, chỉ sau trận Trân Châu Cảng hơn một tuần lễ. Tàu có trọng tải gần 72,800 ngàn tấn, hoàn thành tại xưởng đóng tàu Kure, Nhật, chiếc thứ hai, cùng loại (class) mang tên Musashi. Đây là hai thiết giáp hạm lớn nhất thế giới, tính đến hiện tại. (Ngày nay, hải quân Mỹ đă không đóng thiết giáp hạm nữa, v́ hàng không mẫu hạm hiệu lực hơn nhiều.) Ngoài lớp vỏ dày nhất thế giới, chiếc Yamato c̣n có 9 đại bác với ṇng súng rộng 460 mm (18.1 inches), có thể bắn ra một viên đạn nặng 1400 kg, bằng chiếc xe hơi nhỏ, với sức xuyên thép (armor piercing) để tấn công bất cứ chiến hạm nào của địch.


    Thoạt tiên Yamato được dùng làm soái hạm cho vị tư lệnh liên hạm đội Nhật, đô đốc Isoroku Yamamoto, trong những trận chiến quyết định với các hạm đội Mỹ vào năm 1942, trên mặt trận Thái B́nh Dương, đặc biệt nhất là trận hải chiến đă làm lệch cán quân chiến lược giữa hai bên: Midway, vào tháng 6, 1942. Yamamoto định phân tán lực lượng của hải quân Nhật để đưa hạm đội Mỹ vào bẫy, nhưng không may, thay quân Mỹ đã khám phá được mật mã của Nhật nên họ đã tương kế tựu kế phục kích hạm đội Nhật. Thảm họa đã xảy đến, chỉ trong vài tiếng đồng hồ, bốn hàng không mẫu hạm của Nhật bị đánh chìm cùng với 332 máy bay chiến đấu bị tiêu diệt. Không còn máy bay bảo vệ, Yamamoto chỉ còn cách rút lực lượng còn lại của mình về Nhật. Kể từ đó, quân Nhật chỉ còn biết chống đỡ trong tuyệt vọng rồi rút lui từ đảo này đến đảo khác cho đến khi thất trận hoàn toàn.

    Khoảng đầu năm sau, 1943, vì một lý do nào đó, đô đốc Yamamoto đã chọn chiếc Musashi, cùng lớp với Yamato, để làm soái hạm cho liên hạm đội của Nhật. Yamato trở lại công tác với lực lượng hải pḥng lưu động để bảo vệ các căn cứ của Nhật ở miền trung Thái B́nh Dương. Cuối năm 1943, Yamato bị trúng thủy lôi của tàu ngầm Mỹ: Skate (SS-305) nhưng không ch́m. Tàu được sửa xong vào tháng 4 năm 1944; đến tháng 6, Yamato tham dự trận thủy chiến trong vùng biển của Phi Luật Tân; tháng 10, tàu lại tham dự trận chiến chống lại cuộc đổ bộ của Mỹ và Đồng Minh tái chiếm nước Phi trong vịnh Leyte của quốc gia này. Sau đó là những trận quanh đảo Samar khiến Yamato bị hư hại nhẹ bởi sự tấn công của phi cơ và các khu trục hạm (destroyers) Mỹ.

    Từ mùa Đông, 1944, Yamato được gọi về để bảo vệ vùng biển quê hương Nhật Bản, bị thiệt hại nhẹ trong cuộc tấn công của Đồng Minh vào tháng 3 năm 1945. Sang tháng sau, tàu được lệnh tham dự cuộc hành quân “tự sát” mang tên “Ten-Go” gồm cả hải và không quân, với những đội phi cơ cảm tử Thần Phong (Kamikaze,) nhằm triệt hạ lực lượng hải quân Mỹ đang yểm trợ cuộc đổ bộ lên đảo Okinawa. Trong thế chiến thứ hai, 3,860 phi công Thần Phong đă thiệt mạng v́ những vụ tấn công tự sát bằng cách nhào máy bay chở đầy bom đạn của họ xuống các tàu chiến của Mỹ và Đồng Minh. Khoảng 19% các máy bay Thần Phong của Nhật đă thành công trong những cuộc tấn công này. Riêng trong trận đổ bộ ở Okinawa, ít nhất có 30 tàu chiến của Mỹ và một số khác của Đồng Minh đă bị ch́m hay loại ra khỏi ṿng chiến v́ hư hại nặng.

    Ngày 7 tháng 4, khi chỉ c̣n cách Okinawa khoảng 320 Km mà chẳng c̣n phi cơ yểm trợ trên không, Yamato đă bị tấn công ồ ạt bởi hàng đàn chiến đấu cơ từ các hàng không mẫu hạm Mỹ và đă tức tưởi ch́m xuống ḷng đại dương cùng với hầu hết thủy thủ trên tàu! Năm 1985, các thợ lặn đă t́m thấy xác chiếc Yamato, bị đứt làm hai mảnh và chỉ ở độ sâu 300 thước nước.

    (Còn tiếp)

  9. #3429
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VỊNH ĐÔNG KINH, NHẬT BẢN – 4


    “Cuộc đời” thiết giáp hạm Bismarck (trong h́nh) của Đức c̣n ngắn ngủi hơn, nhưng cũng không kém phần oanh liệt. Ngoài chiếc Bismarck được đưa vào biên chế (gia nhập hạm đội) tháng 8 năm 1940, còn có một thiết giáp hạm cùng lớp (class), Tirpitz, là hai TGH lớn nhất của Đức Quốc và là hai trong những tàu chiến vĩ đại nhất của Châu Âu, thuở đó. Tuy vậy, chiếc Bismarck vẫn nhỏ hơn TGH Yamato của Nhật, nhưng các khẩu đại bác của Bismarck đă được kể là chính xác nhất. Chỉ vài hôm, sau khi tiến vào Đại Tây Dương, ngày 24 tháng 5 năm 1941, Bismarck và tuần dương hạm (Cruiser) Prinz Eugen, trong chận chiến mang tên “Eo biển Denmark,” đă đánh ch́m tuần dương hạm quí nhất của Hoàng Gia Anh Quốc, HMS Hood-51, chỉ trong ṿng 6 phút giao tranh. Một quả đạn đại bác từ chiếc Bismarck đă xuyên thẳng vào hầm chứa đạn của chiến hạm Hood khiến tàu này nổ tung. 1415 sĩ quan và thủy thủ trên tàu thiệt mạng tức khắc, chỉ có 3 người tuy bị văng xuống biển, nhưng vẫn sống sót. Chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales của Anh mới được hạ thủy, đang ở gần đó, cũng bị thiệt hại nặng.


    Tuy nhiên, Bismarck cũng đă trúng một phát đạn ở phía mũi tàu, khiến vận tốc của nó bị giảm đi. Trong khi đó chiếc Prinz Eugen lại được lệnh tách riêng, đi xa hơn về phía Nam. Bismarck chuyển hướng để về quân cảng gần nhất là Brest ở Pháp, mà quân Đức đang chiếm đóng. Để trả thù, hải và không quân Anh Quốc thề phải đánh ch́m chiếc Bismarck với bất cứ giá nào! Lúc đầu, họ không t́m được Bismarck v́ nghĩ rằng nó đang ở một vị trí khác. Nhưng sau đó, một phi cơ thám thính PBY đă nh́n thấy tàu này đang tiến về Brest và chỉ c̣n cách bờ biển Pháp khoảng 900 km.

    Cơ hội cuối cùng cho hải quân Anh là tiểu hạm đội “H” từ mũi Gibraltar (một phần đất của Anh Quốc ở cực Nam nước Tây Ban Nha - Spain) đang mở hết tốc độ trực chỉ hướng Bắc để chặn tàu địch. Khi Bismarck gần thoát nạn th́ không may bị trúng một quả thủy lôi của những phi cơ cũ kỹ “Swordfish” từ hàng không mẫu hạm Ark Royal, làm hai bánh lái bị hư hại hoàn toàn và chân vịt của tàu cũng bị ảnh hưởng. Nhờ đó, các lực lượng khác của hải quân Anh Quốc đă tiến đến để dứt điểm Bismarck!

    Sáng sớm ngày 27 tháng 5, 1941, đang khi trong t́nh trạng bồng bềnh vì bánh lái bất khiển dụng và chỉ còn cách quân cảng Brest có 560 km, th́ Bismarck bị tấn công “hội đồng” bởi các chiến hạm Rodney, King George V, Norfolk, và Dorsetshire. Cuối cùng, thay v́ đầu hàng, hạm trưởng Lindemann của chiếc Bismarck đă ra lệnh tự đánh đắm tàu của ḿnh (scuttled) vào lúc 10:30 sáng; đồng thời ông cũng ra lệnh cho các thủy thủ bỏ tàu (abandon ship!) Tuy nhiên, phải hơn tiếng đồng hồ sau Bismarck mới thực sự ch́m, dưới cơn mưa pháo và thủy lôi của các chiến hạm Anh. Trong 2,200 sĩ quan và thủy thủ trên tàu, chỉ có 115 người sống sót!

    Lính Đức chết nhiều như vậy là v́ các tàu của Anh đă không vớt họ để trả thù cho chiếc Hood? Trước cáo buộc này, chính phủ Anh Quốc đă giải thích rằng lúc đó, chiếc tàu ngầm của Đức (U-556) đang lảng vảng trong khu vực và có thể sẽ tấn công, nên các tàu Anh phải vội vă rời vùng chiến . Thực ra, tàu ngầm U-556 không thể tiếp ứng Bismarck được v́ đă xài hết các thủy lôi trong những cuộc phục kích nhiều tàu vận tải của Đồng Minh trước đó rồi! Mặc dù không c̣n thủy lôi, ít nhất tàu ngầm này (nếu có mặt ở đó, lúc bấy giờ) vẫn có thể nổi lên và tiến tới vớt các bạn của ḿnh, sau khi những tàu Anh đă rời khỏi khu vực, nhưng chuyện này đă không xảy ra! V́ vậy, nghi vấn đó, cho đến nay vẫn c̣n đang trong ṿng tranh luận.

    (Còn nữa)

  10. #3430
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VỊNH ĐÔNG KINH, NHẬT BẢN – 5

    May mắn hơn hai chiến hạm kia, thiết giáp hạm USS Missouri (BB-63, tên riêng là “Mo Vĩ Đại” hay “Mo Bự”) đă có một “cuộc đời” dài hơn, cho đến khi được về hưu. Là một trong 4 chiến hạm thuộc “Iowa class,” Missouri “xuất thân” từ xưởng đóng tàu New York Navy Yard, ngày 11 tháng 6, 1944. Tàu được chuyển qua mặt trận Thái B́nh Dương khoảng cuối năm 44 và bắt đầu tham dự các trận thủy chiến khốc liệt từ đầu năm 45, như cuộc đổ bộ lên đảo Iwo Jima trong tháng 2; chiến dịch Ryukyus đánh vào vùng ven biển Inland thuộc lănh thổ Nhật, tháng 3. Đến cuối tháng 3, Missouri nhập với đội thiết giáp hạm TF-58 đánh phá vùng đông nam Okinawwa, chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên đảo này. Qua tháng 5, Missouri trở thành soái hạm (Flag Ship) của đệ tam hạm đội Mỹ; và ngày 30 tháng 8, 1945, Missouri vinh quang tiến vào vịnh Đông Kinh, chuẩn bị cho cuộc kư kết đầu hàng của Nhật Bản, hai hôm sau đó.

    Sau thế chiến, Missouri công tác thường xuyên ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Năm 1950, Missouri là thiết giáp hạm duy nhất tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên (giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản, diễn ra ở hai miền nam-bắc Đại Hàn.) Tháng 2, 1955, tàu này được về hưu (de-commissioned) lần thứ nhất. Qua hơn 3 thập kỷ, Missouri chỉ là tàu trừ bị và là nơi cho khách thập phương thăm viếng. Nhưng đến năm 1986, trong nỗ lực tái vơ trang quân đội Mỹ của tổng thống Reagan, Missouri và 3 thiết giáp hạm cùng lớp (class), đă được tân trang và gọi trở lại thành tàu hiện dịch, trong kế hoạch một binh chủng Hải Quân với 600 tàu chiến.


    Là một chiến hạm lịch sử, Missouri đă đóng vai tṛ ngoại giao, đi thăm viếng khắp thế giới. Tháng 1, 1991, tàu vào vịnh Ba Tư (Persian Gulf) tham dự trận tấn công của quân Đồng Minh, do Mỹ đứng đầu, đẩy quân Iraq của Saddam Hussein ra khỏi nước Kuwait. Tháng 11 cùng năm, Missouri vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) tham dự đại lễ kỷ niệm 50 năm ngày quân Nhật tấn công Hoa Kỳ tại quân cảng này. Qua tháng 3, 1992, một lần nữa Missouri lại về hưu và trở thành tàu trừ bị ở Bremerton, tiểu bang Washington. Đến tháng 6, 1998 th́ chiếc tàu chiến vĩ đại này vĩnh viễn trở thành một “viện bảo tàng nổi” ở Trân Châu Cảng, Hawaii.

    Đối với người dân Nhật, những tháng năm chinh chiến đó đă trở nên thật xa xôi, đă là một quá khứ không mang lại vinh dự ǵ cho quốc gia của họ. Nhưng họ là một dân tộc quật cường, chính phủ của họ đă biết nắm thời cơ để đưa quốc gia vươn lên trong một sách lược thật chính xác. Sách lược (hay chính sách) đó không dựa trên chiến tranh, v́ “Chiến tranh chỉ là sự tiếp tục của chính sách bằng một phương tiện khác” (Karl von Clausewitz.) Hơn nữa, nhiều khi chiến tranh chỉ đem lại tàn phá, giết chóc, tiêu hủy tiềm năng của dân tộc, chứ không đem lại hiệu quả tốt đẹp nào. Chính sách đó của người Nhật đă theo đúng lời dạy của Thánh Hiền: “Dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh Tử) có nghĩa dân là quư nhất, đất nước đứng hạng nh́, c̣n vua hay ngai vàng của vua th́ không đáng kể. Điều này rất gần vơi tư tưởng của một chính khách Tây Phương, ông Abraham Lincoln, tổng thống Hoa Kỳ, người đã nói: “Một chính phủ vì dân, bởi dân, cho dân thì không bị diệt vong trên cõi đời này.” (Gettysburg Address, November 19, 1863). Thực vậy, giang sơn gấm vóc là của toàn dân, chứ không phải của riêng cá nhân hay đảng phái nào, chính phủ phải biết tôn trọng và hành sử theo ư của dân, mới thực sự được gọi là dân chủ, mới hoàn toàn có tự do; nhờ đó dân mới giàu, nước mới mạnh.

    Mặt trời vừa xuống khỏi rặng núi phía Tây, làn gió Thu đưa nhẹ khiến mặt nước phẳng lặng gợn lên những lượn sóng lăn tăn. Tôi đứng dậy, thắt chéo hai tay áo lạnh đang quàng quanh cổ và lững thững trở về cư xá sĩ quan, nơi tôi tạm trú trong chuyến công tác lần này tại căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ ở Yokosuka trên đất Nhật. Hôm sau, linh mục thiếu tá tuyên úy Larry Leslie đă đưa tôi ra phi trường Narita, ở góc đông bắc của vịnh Đông Kinh, để về lại Mỹ. Ông đă chở tôi qua lối đường hầm “Tokyo-wan Aqua-Line” nối liền miền Nam Đông Kinh và Kisarazu ở bờ bên kia của vịnh. Thực ra, có đến hai đường hầm đi lại, với hai lằn xe mỗi bên, dài đến gần 10 cây số, rồi lại tiếp nối với một chiếc cầu thật cao, để tàu lớn có thể chui qua bên dưới, dài khoảng 5 cây số nữa.

    “Một công tŕnh đáng kể của nhân loại,” tôi thầm nghĩ, và rồi gần như cùng một lúc, tôi không thể nén tiếng thở dài khi nghĩ đến “công tŕnh” cầu Văn Thánh 2 ở Sàig̣n. Đã gần 30 năm kể từ ngày im tiếng súng, thế mà chỉ một nỗ lực nhỏ như vậy cũng thất bại hoàn toàn. Dự án đó chỉ bằng một phần trăm của đường hầm này, nhưng v́ phải cắt xén để hối lộ quan trên, sếp dưới, nên nhà thầu bắt buộc phải dùng những vật liệu thiếu chất lượng, đến nỗi cầu hầm làm chưa xong mà đă bị sụt lở!!!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •