Page 352 of 471 FirstFirst ... 252302342348349350351352353354355356362402452 ... LastLast
Results 3,511 to 3,520 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3511
    Member Sig Sauer's Avatar
    Join Date
    19-03-2016
    Posts
    1,073
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Ồ , SS lặn sâu wá hen . Trốn biệt cả tháng nay . Định hỏi mượn cây súng nào dư bắn chơi ... cho bõ ghét ...xả stress . Bầu cử không thấy , bạn trẻ , cũng không , VT cũng biến ... ! nay lại vào đây đọc chuyện xưa . Bí mật , nói ra mất hay... giống như đi coi phim dzậy mà. Còn hai posts nữa . Thân ái
    Tôi trở lại "đơn vị" (đi cày lại) sau gần 2 tháng nằm "bịnh viện Đổ Vinh" (vacation & té trật chân) LOL rồi bác. Thỉnh thoảng cũng có ghé qua nhưng không thấy ǵ đáng nói. Thread bầu cử cũng chẳng c̣n ǵ nói nữa, để cho mấy thằng cu tí đệ tử của Sư Mẫu Clinton la hét bên đó đi. Thread Quốc Hạnh th́ ông Nhộng quậy nó như nồi cháo heo. Ông Hanh Trang th́ chạy ṿng ṿng chơi tṛ bịt mắt bắt dê với ông Nhộng nên cũng chả ǵ đáng nói. C̣n cái thread "nói chuyện với SS 75" th́ tôi có biết ǵ đâu mà nói. Lang thang sang đây kiếm chuyện đọc sướng hơn.

    Bác cũng có tài viết văn đó chứ. Chuyện đọc rất hay. Cuộc t́nh của bác đó huh? Hihihhi...lăng mạn hén. Đọc phê thiệt đó nhe. Bác cũng có số với gái Tàu huh? Hồi đi học tôi cũng có số với gái Tàu ĐL hơn gái Việt. Gái Tàu gặp tôi th́ thân thiện liền. "Ngộ Ái Nị; Nị Ái Ngại" loạn lên cả. Gái Việt? Not so much....:)

    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Porcupine là con nhím . Những chuyện xảy ra ỏ VN ,đem kể cho Mỹ nghe ... thì chẳng ai tin nổi ! Nhưng lại có thật tại VN ! CKC là súng trường bá đỏ , trông từa tựa như M14, lính Úc xài trong VN war . VC thường bắn sẻ bằng CKC .

    Nhớ hồi ở Thất sơn , vác M16 bắn chim ven núi , trên đất cầy . Chim cũng cỡ chim sẻ , sparrow, cứ phát một , khỏi mất công mổ bỏ bộ đồ lòng . Vặt lông là xong. Xoài , me cũng vài viên là có ăn ... khỏi mất công leo hái .
    Chắc có lẽ vậy. Chứ mà săn kiểu đó bên này gặp tụi PETA là chết với tụi nó. 1 shot; 1 kill thôi. Không trúng không bắn. Bắn mà maim con thú kiểu đó là tụi nó rút bằng luôn.

    Bác nói súng trường bá đỏ th́ tôi hiểu. Cây đó gọi là SKS. H́nh như CKC là tiếng lóng th́ phải? Súng này của khối CS xài từ thế chiến thứ 2. VC dùng bắn sẽ th́ khỏi chê rồi. Súng khá nặng. Nếu cộng thêm đạn mà vác đi rừng th́ mau xuống cân lắm.

    Trong phim mới bắn auto , tác chiến , súng cá nhân ,chả dại mà để auto , hết đạn là hết sống . Dùng lựu đạn nhiều hơn . Che dấu vị trí của mình ..mà làm địch khiếp đảm . Nhất là đêm tối .
    Ok...Cái này tôi có nghe mấy ông bạn ND của ông Cậu nói. Đánh cận chiến mà xài lựu đạn là hết xẩy. Nhất là đánh ban đêm. Mỗi lần "giao banh" là 1 trái lựu đạn. Vậy mỗi lần hành quân bác vác theo bao nhiêu trái lựu đạn? H́nh như bác là BDQ phải không?

    Nhanh nhanh lên đi bác...Nhớ viết làm sao cho nó lâm ly bi đát, các mác đau thương nhé. T́nh mà không có mấy cái đó không nhớ bác ui (LOL)

  2. #3512
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Tôi không t́m gặp lại Muội nữa. T́nh thơ dại của tôi đă tan theo vận nước. Bây giờ tôi chỉ là một sĩ quan ngụy, đi cải tạo về, mỗi tuần phải tŕnh diện công an phường một lần cho tới ngày xả chế.

    Tôi ra khỏi một nhà tù nhỏ, để vào một nhà tù lớn hơn ! Tôi chỉ có chữ, mà chữ bây giờ chẳng ai mua. Chế độ này không cần chữ.
    Lúc tôi lên tŕnh diện, lăo phó công an phường lẩm nhẩm đánh vần lịnh tha của tôi mà nước miếng tràn ra cả khóe miệng. Chế độ này cần lư lịch. Mà lư lịch tôi hạng 15, nghĩa là hạng bét, tận cùng đáy xă hội, th́ tôi làm được ǵ bây giờ?

    Tôi không t́m gặp lại Muội không phải v́ tôi mặc cảm. Tôi không có ǵ phải mặc cảm cả. Tôi chỉ đi lính, đánh giặc, tôi thua, giặc bắt tôi ở tù. Thế thôi !

    Tôi không t́m gặp lại Muội chỉ v́ tôi không muốn ḿnh trở thành gánh nặng cho Muội . Yêu người , có ai muốn trở thành gánh nặng cho người ḿnh yêu bao giờ đâu ?
    Tôi cũng không muốn trở thành gánh nặng cho em tôi . Thương em, có ai muốn trở thành gánh nặng cho em ḿnh thương bao giờ đâu?

    Tôi đă sống sót suốt năm năm trời dưới chín tầng địa ngục. Tôi đă đói, đói đến mức phải ăn bất cứ cái ǵ động đậy : cóc, nhái, ễnh ương, bù tọt . Tôi phải sống sót để trở về, như đă hứa, với Muội .

    Kẻ thù muốn tôi quỳ xuống, van xin. Tôi không quỳ xuống, van xin. Kẻ thù muốn tôi chết. Tôi không chết. Tôi đă trở về, dù thân tàn ma dại.

    Em gái tôi đem chiếc nhẫn cưới của má để lại, đến vợ tên công an khu vực cầm , để tôi có chút vốn đi buôn lậu dầu dừa.
    Ngày xưa nói đến buôn lậu là nói đến tiền tỉ, đến những vật phẩm đắt tiền, trốn thuế, chuyển hàng có xe quân cảnh hụ c̣i như vụ Long An. C̣n bây giờ chỉ mười lít dầu dừa, bỏ vào cặp táp, từ cầu Ba Lai qua phà Rạch Miễu về Mỹ Tho, kiếm lời đủ mua lít gạo .

    Đế quốc Mỹ, tàu to, súng lớn, không đủ sức đưa nhân dân ta trở về thời kỳ đồ đá.
    Nhà nước ta, đỉnh cao trí tuệ loài người, bằng ngăn sông, cấm chợ, rào đường, chặn ngơ dễ dàng đưa nhân dân ta trở lại thời kỳ đồ đá, thời kỳ hái, lượm, thời kỳ của nền kinh tế tự cung, tự cấp ; bởi buôn bán, dù năm mười lít gạo, mười, hai chục lít dầu dừa là không lao động, không sản xuất, là bóc lột, là chủ nghĩa tư bản xấu xa.

    Tôi cắt tóc ngắn lên, cho gọn gàng, cho có vẻ thầy giáo . Phần th́ để né mấy tay du kích bên Cầu Bắc Tân Thạch, quê hương Đồng Khởi . Mấy tay du kích VC này có kiểu làm tiền rất láu cá, bằng cách làm nhục khách bộ hành qua phà, dùng súng, chận họ lại, bắt vào hớt tóc.

    Tóc dài là tàn dư Mỹ Ngụy. Ngồi trước gương của ông thợ hớt tóc đầu đường, thấy tóc ḿnh đă điểm vài sợi bạc, dù tôi chưa đầy ba mươi tuổi.

    Tôi mặc lại chiếc áo sơ mi trắng năm học đệ nhứt, đă ố vàng. Chiếc quần xanh được nhuộm đen. Mặc áo bỏ vô quần, mang giày với đôi vớ rách. Tôi xách chiếc cặp táp cũ nhưng không để đựng sách vở. Sách vở ích ǵ cho buổi ấy.

    Chiếc cặp đựng cái can nhựa mười lít dầu dừa. Tôi nhập vai thầy giáo, dù ước mơ làm thầy giáo làng, có vợ bán hủ tiếu để tôi ăn trừ cơm những ngày mưa bán ế, đă chết tự lâu rồi, từ Mỹ Tho qua Bến Tre dạy học, canh giờ đến lớp hay tan học, ḥa vào đám học tṛ để vượt qua trạm Cầu Bắc .

    Tôi đi buôn lậu dầu dừa được chừng sáu tháng th́ thằng bạn học cũ thời trung học cũng ở tù về, rủ tôi hùn tiền mua chiếc xích lô đạp. Nó chạy sáng, tôi chạy chiều hoặc ngược lại.

    Thằng bạn tôi nói, cay đắng: “Thằng Mỹ quưnh quáng bỏ chạy, c̣n làm rớt lại cái tên Mỹ, Xô xích Le, xe xích lô ”.
    Tôi th́ lại nói: “Mấy ông tai to, mặt lớn của tụi ḿnh th́ hô hào tử thủ, để có thời giờ tom góp vàng bạc, đô la rồi dông, c̣n làm rớt lại chức dân biểu . Xô xích Le, dân biểu. Dân biểu đâu, ḿnh chạy đó”

    Một buổi chiều sau khi chở khách ra bến xe cổng thị xă, tôi thả xe không về chợ Ṿng Nhỏ th́ thấy một ông cắc chú đội chiếc nón mây đan, rộng vành, như Khương Đại Vệ trong phim kiếm hiệp tàu trước 75 .

    Ông mặc chiếc quần tiều lỡ, quá gối, chiếc áo thung tay dài gần tới cùi chỏ, bỏ vô quần, gánh hai cái cần xé không, đi lủi thủi . Tướng đi ngờ ngợ, quen quen. Chú Phu rồi chứ chẳng ai !

  3. #3513
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo và hết

    “Đi xích lô hông ? Chú ba !” Chú Phu nh́n lên, ngơ ngác, ngờ ngợ một lát, rồi nhận ra tôi. Tôi đă đổi thay nhiều quá .

    “Chèn ơi! Vậy mà ngộ tưởng nị chết rồi ”

    “Chết sao được! Sống nhăn răng ra đây nè ”

    Tôi chở chú Phu về nhà. Cũng căn nhà lợp ngói âm dương ở đường Huyện Toại, nhưng có vẻ tiêu điều, u ám. Chiếc xe hủ tiếu xập kỷ ńn, năm xưa, ngày cũ, c̣n đậu trước hàng ba, xẹp bánh, bụi bám, nhện giăng.

    “Nị ở chơi, ngộ nấu hủ tiếu cho nị ăn. Lâu quá ngộ cũng không có ăn hủ tiếu ”

    “Vậy chứ chú thôi bán hủ tiếu rồi sao?””

    “Thôi lâu rồi! Giờ ai cũng mạt, tiền đâu ăn hủ tiếu.””

    “Th́ bán cho mấy ổng.”

    “Ổng nào? À mấy ông cách mạng hả? Ờ mấy ổng đâu có thèm ăn hủ tiếu. Mấy ổng ăn vàng không hà.”

    Chú Phu đem ra một tô hủ tiếu và một lít rượu. Tô hủ tiếu, chú Phu vừa mới nấu, cũng chịu cùng số phận tang thương theo vận nước, chỉ nước lèo, bánh và lèo tèo những lát thịt mỏng như tờ giấy quyến.

    Tôi nhớ tô hủ tiếu Muội nấu cho tôi ăn trong những ngày mưa bán ế.
    Tô hủ tiếu với bánh bột lọc làm bằng gạo G̣ Cát, trụng với nước thật sôi, dai mà không bở như hủ tiếu Sài G̣n, nước lèo nấu bằng xương heo, tôm khô, khô mực, cải bắc thảo, thêm vài tép mỡ, điểm vài cọng sà lách non xanh với mấy cọng hành luộc, một nhúm giá, vài lát ớt sừng trâu xắt mỏng, rắc chút tiêu, ăn với x́ dầu và dấm đỏ.

    Tô hủ tiếu, người thương ḿnh nấu, ly cà phê sữa nhỏ, xây phé nại, do chính tay ḿnh pha, trong những ngày băo rớt, mưa dầm, bán ế giờ đă trở thành kỷ niệm.

    Tôi không tiện hỏi thăm về Muội, dù rất muốn.

    Tôi hỏi: “Chú bây giờ làm ǵ để sống?”

    “Th́ nị thấy đó, ngộ đi mua ve chai, lông vịt về bỏ cho vựa. Nghề ve chai lông vịt mà, nghề móc bọc, móc bọc ny lon đem xuống sông rửa, rồi cân kư. Bây giờ khổ quá! Nhớ hồi xưa ḿnh vui quá !”

    Lít rượu ngâm ô môi, cho có màu, chú, cháu cưa hai gần hết .

    Chú Phu, chưn nam đá chưn chiêu, lảo đảo bước vào nhà trong, lấy ra cái bọc ny lon.

    Chú nói: “Con Muội! Nó gởi cho nị. Con Muội! hu hu ! Nó chết rồi !”

    “Muội ơi ! ”
    “Ngộ biết nó thương nị. Lúc nị đi ở tù, nó nói nó chờ nị được tha về, nó sẽ đi bán hủ tiếu nuôi nị . Nhưng có được đâu ! Tụi nó đánh ăn tụi ḿnh rồi lại giành ăn, đánh lẫn nhau . Thiệt hết biết ! Hết Pol Pot, Bành Trướng Bắc Kinh, rồi Nạn Kiều .
    Ngộ sợ tụi nó sẽ đuổi cha con ngộ về Trung Quốc. Tưởng thống chế bỏ ngộ chạy ra Taiwan. Mao xếnh xáng rượt ngộ chạy tuốt đến đây. Mỹ Tho đất lành chim đậu. Rồi sanh ra con Muội. Ngộ nói với con Muội : “Mỹ Tho bây giờ đất dữ rồi, thôi bay đi con!”

    Muội ngần ngừ, có ư đợi nị về. Ngộ nói: “Nị làm quan, mà lại rằn ri nữa, tù biết đến lúc nào ra? Nếu không đi ; sợ không c̣n có dịp. Cái cột đèn c̣n muốn đi nữa mà ”

    “Suốt cuộc đời bán hủ tiếu, ky cỏm được hai cây vàng, ngộ xuống năn nỉ mấy x́ thẩu dưới chợ Mỹ Tho cho con Muội một chổ ”
    “Tàu nó ra cửa được ba ngày đêm th́ bơm nhớt bị hư, máy lột dên, trôi giạt. Ở hải phận quốc tế, tàu buôn qua lại nườm nượp mà không ai vớt. Ba tuần linh đinh trên biển, tuyệt vọng quá, mấy người đi trên tàu gom quần áo, giày dép lại, đốt. Cuối cùng có chiếc tàu buôn tội nghiệp dừng lại, thả thang dây xuống. Ba tuần trên biển, nị nghĩ coi, sức đâu nữa mà leo. Nó sút tay, rớt xuống biển. Chết ch́m. Hu hu ”

    Chú Phu không c̣n nước mắt nữa để khóc, chú chỉ kêu hu hu, tiếng kêu của con thú bị một vết thương trí mạng, bị ví vào đường cùng, không lối thoát thân.

    “Đêm trước khi đi, nó đưa cho ngộ cái này, nói nếu nị c̣n sống sót trở về, th́ đưa lại cho nị . Hu hu ! ”

    Trong cái bọc ny lon, chú Phu đưa cho tôi, là chiếc áo bà ba h́nh chữ hỉ tôi may cho em ngày cũ .

    Muội ơi ! Xác em giờ ở phương nào . Trôi vào đất Thái hay vào Nam Dương . Áo bà ba, Muội yêu, ḥa biển tím. T́nh c̣n đây trời đày ta mất nhau .

    Tôi không c̣n khóc được nữa, nước mắt tôi đă cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.

    “Muội ơi ! Anh sẽ đem chiếc áo bà ba h́nh chữ hỉ của chúng ḿnh theo, ra biển ! ”


    Đoàn xuân Thu

  4. #3514
    Tran Truong
    Khách
    Giờ mới dám trả lời quí độc giả . Bạn Quảng Trị thông cảm nhá , tôi không là tác giả câu chuyện . Nên hoàn toàn không chịu trách nhiệm về tương lai cũng như hiện tại ...về những tác hại hay lợi ích , nếu có . Thấy hay , thích , thì đem về chia xẻ thôi , bạn ơi .

    Bạn SS : Nhảy dù cố gắng . Nhảy dù chiến thắng !!! Binh chủng nào tôi cũng trân quí . Họ đều góp phần trong cuộc chiến vệ quốc . Định mệnh chua cay : Kẻ ác ,quỉ dữ đã thắng !
    Tôi thích đọc chuyện về tiểu đoàn BĐQ ba đầu rằn và tiểu đoàn BĐQ 82 với những trận đánh để đời từ Pleime cho tới Xuân Lộc ! Thương tiếc cho cái chết của Tr/tá Lê Hồng ! Mong chân bạn bình phục hoàn toàn . Thân ái.

  5. #3515
    Tran Truong
    Khách

    Chuyện không tên thời chiến .

    Để thay đổi không khí , xin dẫn dắt các vị trở về thưở xa xưa : thời chiến . Bối cảnh : Nhà ga xe lửa miền Bắc . Xin mời :

    Chật vật lắm tôi mới kiếm được một chỗ ngồi... Ngay trên đầu tôi, đung đưa đôi chân to như chân voi và dơ dáy của một cô buôn chuyến.
    Cô ta mắc vơng ngay toa tàu, rồi cứ nằm há miệng ngáy, mặc cho kẻ qua người lại. Con tàu thời chiến giống bát cơm chộp giật trong cơn đói lầm than, khốn cùng.

    Tàu chỉ đỗ ở ga xép năm phút. Khách đi tàu chen lẫn nhau, đạp lên những băi phân lổn nhổn rác và đá, đạp lên các túi xách, ba-lô, sọt đựng hàng, đạp cả lên lưng và chân nhau...

    Người ta cố phải t́m được một chỗ ngồi, dù trên ghế hay dưới sàn đầu toa, nước tiểu tràn lênh láng bốc mùi khai lợm.
    Những chiếc ghế gỗ cứng, long lở, nhem nhuốc vết dao cứa và nhựa hắc ín. Ở cửa: cái c̣n, cái mất, phủ đầy bụi lẫn muối than. Tàu sơn loang lổ màu rêu ngụy trang.

    Một người đàn ông gày g̣, mặt đen nhẻm, huưch tôi vào sát thành toa:

    - Nhờ anh tí nhá.

    Ông ta ghé mông ngồi xuống đồng thời đặt kê nửa chiếc bao tải nặng trĩu lên đùi tôi:

    - Thông cảm tí nhá.

    Tôi nói:
    - Việc ǵ khó, tôi sẵn sàng giúp ông. Nhưng đi đường dài, mà đặt bao tải nặng như cùm sắt th́ làm sao chịu nổi !

    Ông ta nhăn nhó:

    - Bát. Toàn bát ăn cơm. Để dưới sàn vỡ mất.

    Tôi bảo:
    - Phải t́m cách thu xếp chứ ?

    Ông ta lắc đầu quầy quậy:
    - Anh thông cảm, vỡ mất, ở vùng tôi, bom phá vỡ hết.
    Nhiều nhà phải ăn cơm bằng gáo dừa !

    Tôi dịu giọng:

    - Yên trí, tôi sẽ giúp ông.

    Thương lượng với mấy cô buôn chuyến, tôi xếp được tải bát giữa những cuộn chiếu cói và sắn khô. Người đàn ông sung sướng nhoẻn miệng cười.
    Hai hàm răng trắng làm sáng bừng gương mặt gầy choắt, đen như nhọ than. Ông ta thở phào:

    - May quá là may. .

    Đoạn, rút trong túi dết ra một ổ bánh ḿ khô cứng, ông ta bẻ làm đôi mời tôi:

    - Làm một miếng cho đỡ đói ḷng.

    Tôi lắc đầu:
    - Cảm ơn, tôi vừa ăn cơm no.

    Người đàn ông hể hả, cầm bánh ăn. Miếng bánh ḿ đă có vết mốc. Tôi nh́n những lằn gân nổi chằng chịt trên cổ ông ta, cả hai bàn tay khô khẳng như rê duỗi...

    Trong chiến trường, có lúc đói trắng mắt, đói ră xương, mà lại có lúc thực phẩm dồi dào, ngập đũa ngập bát. Nhưng cái đói b́nh thường của người dân hậu phương là thứ đói triền miên vô tận !

    Thấy tôi nh́n, người đàn ông nói vồn vă:

    - Tôi hăy c̣n cái bánh nữa trong túi, anh ăn nhá?

    Tôi vui vẻ đáp:

    - Không, tôi nh́n cái mụn ruồi trên cổ ông. Nó giống hệt mụn ruồi của bố tôi.

    Người đàn ông cười hề hề, đoạn cúi xuống cẩn thận nhặt từng mẩu bánh vụn rơi trên đùi, bỏ vào miệng. Xong xuôi, ông ta khoanh tay trước bụng, nhắm mắt ngủ. Chỉ một lát sau, tiếng ngáy đă cất lên đều đặn.

    Con tàu thét lên hồi c̣i dài, nhưng vẫn chưa chuyển bánh. Cô buôn chuyến nằm vơng trên đầu tôi nói mê:

    - Trả tiền tao ngay... Không cho khất được. Biết phiên chợ sau mày c̣n hay bom nó cắt hộ khẩu rồi... Trả tao...

    Cô ta nói rành rẽ khiến đám buôn chuyến xung quanh ph́ cười.
    Tàu rú hồi c̣i thứ hai. Một nhân viên hỏa xa bước vào toa:

    - Yêu cầu đồng bào lùi ra... yêu cầu lùi ra...

    Anh ta nói liên tục:

    - Dẹp cho tôi một lối đi, yêu cầu...

    Đám khách xô đẩy nhau, dạt sang hai phía, nhường đường cho anh ta. Một việc miễn cưỡng. Tuy nhiên, bộ đồng phục ngành hỏa xa, chiếc mũ kê-pi mới và chiếc túi giả da đeo bên hông khiến tấm thân lom khom của anh ta cũng có phần nào oai vệ.

    Phía sau anh ta, hai người đàn ông bước theo. Cả hai đều to béo, nhưng một người lùn, một người cao. Ông lùn đeo kính gọng vàng, ông cao đeo kính cận dầy như trôn chén.

    - Nào, nào... dẹp vào... dẹp vào lấy lối...

    Người nhân viên hỏa xa tới dăy ghế đối diện với dăy ghế tôi ngồi. Ở đó, đă có hai hành khách đi từ ga nào chẳng rơ.
    Khi tôi lên tàu, họ đang ngủ, đầu ngoẹo vào nhau, mũ cối úp lên mặt. Cả hai đều mặc quân phục cũ. Chàng nhân viên hỏa xa đập vào vai họ:

    - Dậy, dậy... .

    Hai thanh niên bừng tỉnh, giương những con mắt đỏ kè nh́n xung quanh. Khi nhận ra người đứng trước mặt, họ bỗng ngồi thẳng lên. Người nhân viên hỏa xa nói lạnh lùng:

    - Yêu cầu cho kiểm tra vé.

    Cả hai thanh niên đều giữ khư khư mũ cối trước bụng, người nọ đưa mắt nh́n người kia. Cả vẻ mặt lẫn toàn thân họ toát ra vẻ khúm núm:

    - Dạ... thưa đồng chí... dạ...

    Người soát vé nhắc lại:

    - Yêu cầu cho kiểm tra vé...

    Hai người đàn ông đeo kính vẫn im lặng quan sát từ đầu bỗng cùng lên tiếng:

    - Thôi ... thôi...

    Nhân viên nhà ga bảo hai thanh niên:

    - Về pḥng vé giải quyết.

    Đoạn, anh ta quay lại cúi đầu một cách lễ phép nói:

    - Xin hai đồng chí cho ư kiến, ngồi đây có được không?

    Người đàn ông lùn gật đầu:

    - Được

    Chàng nhân viên hỏa xa nói tiếp:

    - Dạ, có cần ǵ xin các đồng chí t́m tôi tại pḥng vé. Tôi sẵn sàng phục vụ.

    Người đàn ông lùn gật đầu:

    - Được rồi.

    Nhân viên hỏa xa nói:

    - Tôi xin phép được đi ạ?... .

    V́ phải cúi xuống nói với người lùn một cách kính cẩn, trông bộ dạng anh ta hệt như thằng gù có bướu lưng. Người đàn ông lùn sẵng giọng:

    - Được rồi, cần ǵ tôi sẽ báo...

    Anh chàng nhân viên hỏa xa cúi đầu chào lần nữa rồi đi . Hai người đàn ông không có hành lư ǵ đáng kể, ngoài một chiếc túi du lịch cỡ nhỏ chắc đựng đồ ăn.

    Không ai dám ngồi chen thêm vào ghế của họ. Những con người béo múp, trắng như dế nhốt lâu ngày trong bao diêm trở thành bậc chúa tể vô danh giữa đám đông.

    Người ta bắt đầu liếc nh́n họ một cách rụt rè, hoặc sợ hăi, hoặc muốn lấy ḷng. Ngay đám buôn chuyến trâng tráo là thế cũng không dám thản nhiên buông những lời thô tục.

    Không khí trong toa tàu bớt ồn ĩ hẳn đi... Có một thứ quyền lực không tên khống chế mọi người!
    Con tàu rít lên hồi c̣i thứ ba, xô lắc rồi chuyển bánh. Hai người đàn ông tựa đầu vào thành toa, nh́n nhau.
    Ông lùn đeo kính gọng vàng cười ha hả:

    - Thấy chưa? Cậu đă thấy chưa?...

    Người cao lớn gật đầu, im lặng với vẻ như chờ đợi.
    Người lùn nói tiếp:

    - Cuộc đời không nhàm chán, mịt mù như văn chương, báo chí của các cậu. Chỉ bước lên toa tàu này mươi phút đă rơ.

    Người đàn ông đeo kính cận nói:

    - Chính v́ muốn thấy rơ nên tôi mới theo cậu đi chuyến tàu chợ này. Chưa chi vợ tôi nó đă đe: - - - Liệu đấy, đem rệp về nhà th́ tôi tống khứ !

    Người đàn ông lùn cười :

    - Vợ là kẻ thù không chính thức của mọi người đàn ông ha... ha... ha... Nhưng chúng ta không thể loại bỏ. Bây giờ trở lại vấn đề cậu quan tâm.

    Người đàn ông cao lớn hỏi:

    - Nội dung và h́nh thức.

    Người đàn ông lùn gật đầu:

    - Chính thế. Tôi khỏi cần bố trí diễn các tiểu phẩm làm minh chứng. Trước mặt chúng ta, vừa mới đây đă xảy ra một ví dụ hiển nhiên.

    Cậu hăy nhớ lại: Hai thằng trốn vé tàu gọi cậu nhân viên hỏa xa là đồng chí. Cậu nhân viên hỏa xa cũng gọi chúng ta là đồng chí.
    Nhưng thực chất mối quan hệ thứ nhất là mối quan hệ giữa những kẻ phạm pháp với người thừa hành pháp luật.
    Mối quan hệ thứ hai là quan hệ đầy tớ với ông chủ. Nói rơ thêm: cậu nhân viên kia chỉ là đầy tớ của đầy tớ chúng ta... Đúng chưa?...

    Vậy danh từ đồng chí là cái vỏ. Một h́nh thức chứa đựng những nội dung khác biệt nhau:
    - Xét phương diện ngữ-nghĩa, đó là sự ngụy trá.
    - Xét phương diện lịch sử, đó là sự thích ứng.
    - Xét phương diện thực tiễn, đó là một mánh khóe của các nhà cai trị .

  6. #3516
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Để thay đổi không khí , xin dẫn dắt các vị trở về thưở xa xưa : thời chiến . Bối cảnh : Nhà ga xe lửa miền Bắc . Xin mời :
    Biết Bác là ai rồi . Cứ tự nhiên , khỏi cần mời mọc

  7. #3517
    Tran Truong
    Khách
    Đừng la lớn .... chị . Chị Trưng Vương , còn tui Petrus Ký . Đâu có chi xa !

  8. #3518
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Người cao lớn đưa tay sửa gọng kính, lắc đầu:

    - Trong xă hội văn minh, người ta phải t́m cách khắc chế sự bất-tương-đồng giữa h́nh thức và nội dung .
    Người đàn ông lùn nh́n vào mặt bạn, lại cười ha hả:

    - Cậu ngây thơ thật! Không phải lúc nào chúng ta cũng cần đến một xă hội văn minh.

    Người đàn ông cao lớn nói:

    - Tôi không hiểu.

    Người đàn ông lùn diễu cợt:

    - Tôi không hiểu... tôi không hiểu... Đừng nói câu đó khi tuổi ngoại ngũ tuần. Văn minh là con đường cực nhọc. Chúng ta lại thiếu thời gian. Cuộc đời chúng ta ngắn ngủi. Phải t́m kiếm vinh quang bằng con đường khác.

    Người đàn ông cao lớn nhăn mũi:

    - Cậu có những ư tưởng tàn nhẫn.

    Người đàn ông lùn cười:

    - Phẩm chất đầu tiên cần thiết cho các nhà cầm quyền là tàn nhẫn. Cậu giống như đàn bà, duy cảm bệnh hoạn !

    Người cao lớn nói:

    - Tôi giống tôi.

    Người lùn vẫn cười:

    - Cậu thấy con đà điểu chưa !... Khi gặp ác thú tiến đến, nó rúc đầu vào cát. Nó tưởng cát sẽ khắc chế được hiện thực.

    Người đàn ông cao lớn bảo:

    - Nhưng chúng ta đă ra đi v́ lư tưởng.

    Người đàn ông lùn gật đầu quả quyết:

    - Đúng. Đó là sự thực không thể chối căi...

    Rồi ông ta lại cười.
    Lần này tôi thấy rơ hàm răng ông ta ám khói thuốc vàng vàng, lại hơi ch́a ra phía trước. Mũi ông ta tẹt, hai lỗ mũi trống hoác.

    Có lẽ vật giá tri nhất trên con người ông ta là chiếc gọng kính bằng vàng nguyên chất. Sức chinh phục lớn nhất ở ông ta là cái vẻ tự tin pha lẫn diễu cợt chớt nhả của một thằng ôn con lơi đời .
    Ông ta nói tiếp:

    - Tôi và cậu, và nhiều người khác nữa, chúng ta đă ra đi v́ lư tưởng. Nhưng đó là những ư nghĩ năm mười bảy tuổi . Vào lứa tuổi năm mươi, nó chỉ là những kỷ niệm mốc meo.
    Lư tưởng đó, đơn giản là bánh thánh phát cho lũ trẻ vị thành niên. Muốn chúng mặc áo thầy tu, mặc áo lính hay áo cảnh sát quốc gia cũng chỉ cần dùng bấy nhiêu từ.

    Người đàn ông cao lớn nói:

    - Không ít người nghĩ như thế. Nhưng...

    Người đàn ông lùn cắt lời:

    - Danh từ cũng như mọi vật, có lúc nảy sinh, có lúc lụi tàn.

    Người đàn ông cao lớn hỏi:

    - Vậy năm tôi với cậu rời Quảng trị ra đi, cái ǵ nảy sinh, cái ǵ đă lụi tàn?

    Người đàn ông lùn đáp:

    - Hồi ấy chúng ta mười lăm tuổi, tâm hồn và cách mạng đều tươi non. Suốt cuộc hành tŕnh, chúng ta luôn miệng hát bài Đồng Chí.. Ǵ nhỉ?... "Quê hương anh nước mặn đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá..."
    Lời hay tuyệt, phải không? Nhưng qua thời gian đó, nó đă trổ bông kết trái. Giờ, tới lúc lụi tàn. Đó là qui luật. Cách mạng cũng như t́nh yêu, có nảy sinh, có thối rữa.
    Nhưng cách mạng thối rữa nhanh hơn ái t́nh...Đồng chí…. Khi thực chất mối quan hệ giữa những người cùng tham dự vào một trận tuyến không c̣n là đồng chí nữa th́ các nhà cầm quyền cần phổ biến danh từ ấy một cách rộng răi và ầm ĩ hơn...
    Đó chính là bổn phận của các cậu các nhà văn hóa và giáo dục cao cả. Người ta trả lương cho các cậu chính v́ lẽ đó.

    Ông ta ngửa cổ lên cười. Rồi rút một điếu thuốc, châm lửa hút. Người đàn ông cao lớn ngập ngừng:

    - Có những hạt nhân có lư trong điều cậu nói... Nhưng mà...

    Người đàn ông lùn cướp lời:

    - Nhưng mà không chịu nổi, đúng không?...

    Ông ta cười tiếp. H́nh như ông ta có điều ǵ vui vẻ lắm và cuộc chuyện tṛ chỉ là cái cớ để bùng nổ nhưng trận cười vô tiền khoáng hậu.

    Tới lượt người đàn ông cao lớn châm thuốc. Hai người thi nhau thả khói. Họ im lặng hồi lâu.
    Trong toa chỉ c̣n vài người đàn ông cùng tôi theo dơi câu chuyện.

    Đám đàn bà buôn chuyến đă há hốc mồm ra ngủ. Tiếng bánh sắt nghiến trên đường rầy buồn tẻ vô cùng.
    Chợt người đàn ông lùn hỏi:

    - Cậu có đem bia theo không đấy?

    Người kia gật đầu:

    - Có . Đă khát rồi à?

    Người đàn ông lùn lắc đầu:

    - Không. Tí nữa ta uống.

    Người cao lớn mỉm cười:

    - Đă muốn đi tàu chợ xem dân chúng sống ra sao mà lại c̣n phải đem theo đồ hộp !!!
    Người đàn ông lùn cười xúyt xoa:

    - Tôi yếu bụng. Tŕnh độ vệ sinh ăn uống của dân ta ở vào loại man rợ nhất nh́ thế giới. Nước lă ở các nơi bên Tây Âu sạch hơn nước lọc giải khát đóng chai và hộp ở bên ta.

    Người đàn ông cao lớn cười mát:

    - Cậu thật mâu thuẫn! Vừa muốn hưởng tiện nghi của nền văn minh vừa không muốn thiết chế một xă hội văn minh !?

    - Thiết chế một xă hội văn minh là việc khó . Nhưng bảo đảm đời sống văn minh cho một nhóm người là việc dễ. Tôi đă bảo cậu rằng văn minh là con đường gai góc, tốn phí thời giờ lại phải chia xẻ quyền lực.

    Đối với một dân tộc ấu trĩ như dân ta, t́m cho họ một tôn giáo thích hợp, dẫn dắt họ đến lễ đài vinh quang bằng con đường ngắn nhất, dễ trăm lần hơn dạy họ văn minh...

    Người đàn ông cao lớn nheo mắt:

    - Cậu trắng trợn thế !!!...

    Người lùn cười hề hề:
    - Sự thật nào mà không trắng trợn?... Cậu cứ thử đặt điạ vị của cậu, vào vị thế của một ông vua ... Lúc ấy, cậu sẽ khoái đứng trên lễ đài duyệt binh hơn lọ mọ trong triều đ́nh để t́m kiếm các phát minh về một giống lúa mới hay một qui tŕnh sản xuất mới.
    Đấy, cái nền văn minh của cậu bắt buộc các ông vua phải lọ mọ trong triều, phải gặp gỡ ve vuốt lũ trí thức gàn dở, kiêu ngạo...

    C̣n đứng trên lễ đài, cờ xí rợp trời, lưỡi lê tuốt trần sáng lóe, súng đại bác gầm thét... đó là niềm thụ hưởng tối cao của quyền lực, - tiền bạc, và ái t́nh cũng không sánh được... Cho nên, chúng ta cần tôn giáo...

    Người đàn ông cao lớn nói:

    - Thế mà ít nhất cũng dăm bảy lần tôi nghe cậu trích dẫn câu nói của Lê-nin: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.

    Người đàn ông lùn cười cợt:

    - Cậu đến lạ! Tôi là giáo sư. Khi đứng trên bục giảng, tôi phải giảng bài đúng yêu cầu.
    Bọn sinh viên chúng cần ăn những thứ thực phẩm ấy, cũng như cần học thuộc ḷng danh từ lư tưởng... Chúng ta không phải bọn chíp hôi...
    Vả lại, đừng cố chấp. Nếu đúng tôn giáo là thuốc phiện th́ chúng ta cần thứ thuốc phiện ấy hơn ai hết.

    Người bạn đồng hành lắc đầu:

    - Đến thế là cùng...

    Người lùn nh́n bạn, vẻ ái ngại:

    - Cậu luôn luôn là một thằng học tṛ... Nhưng có lẽ tôi thích cậu cũng chính v́ điều đó. Cậu thấy chưa?...Dân ḿnh ngu lắm. Phải có tôn giáo dẫn dắt và phải có ngọn roi để dạy dỗ họ
    Thế cậu tưởng rằng chúng ta là những kẻ vô thần hay sao?... Không phải thế !
    Khi chúng ta đập phá đ́nh chùa miếu mạo, ấy là để dọn chỗ treo ảnh Mác, là để tạo dựng h́nh ảnh một tân-chúa cho đám đông.
    Cậu có nhớ những cuộc chỉnh quân, chỉnh huấn năm 52-53 không? Chúng có khác ǵ những buổi lễ xưng tội ở nhà thờ?
    Trong đó con người tự hành xác, tự dằn vặt sám hối để lương tâm thanh sạch, để được tiến đến gần đấng chí tôn... Bây giờ cũng thế, tôi cũng đă dự những buổi kiểm điểm và kỷ luật đảng viên. Mác đă hiển thánh và trở thành tấm gương đạo đức.

  9. #3519
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo và hết

    Tới đó, ông ta bật ra vài tiếng ho. Người bạn đồng hành lặng im. Rồi hai người cùng châm thuốc hút... Nhả vài hơi khói, người đàn ông lùn nheo mắt nh́n bạn:

    - Cậu đọc kỹ tiểu sử Mác chưa?

    - Chưa, chỉ một đoạn a-văng pờ-rô-pô (avant-propos) trong cuốn "Gia đ́nh thần thánh" thôi.

    - Cố nhiên... Cố nhiên... Muốn cho Mác hiển thánh th́ phải xóa đi mọi dấu vết của đời thường...
    Tôi, th́ tôi đă tới tận ngôi nhà sinh ra Mác, tôi kư tên trên các bảo tàng về Mác, tôi đến đặt ṿng hoa trên nghĩa trang Mác tại Anh...

    Ngừng nói, ông ta nghiêng đầu ngửa mặt nh́n người bạn. Mắt ông ta nheo lại, ánh lên nụ cười ranh mănh. Cái gọng kính vàng lóng lánh dưới tràng mày thưa.
    Người đàn ông cao lớn quay sang nh́n, ông ta nói tiếp:

    - Tất nhiên, chân giá trị của một vĩ nhân không đặt ở phạm trù đạo đức cá thể... Nhưng mà, nói cho vui, cậu có biết về phương diện sinh hoạt, cá nhân Mác là người thế nào không?
    Đó là một thằng lùn trụy lạc. Từ thời sinh viên đă ṃ xuống các xóm nhà thổ chơi điếm.
    Đặc biệt, Mác rất thích đám con gái di-gan. Nói theo ngôn ngữ của Lép-tôn- tôi, đó là một thằng cha đi hoang không biết mệt.
    Đoạn đời sau của Mác, nhiều người biết: lăo ngủ với cô đầy tớ, đẻ một đứa con. Khi Mác chết, Gien-ni đă tha thứ và công nhận đứa con ngoài hôn thú.

    - Ha ha... ha ha... ha...

    Ông ta cười rũ rượi. Người bạn đồng hành cũng cười.
    Họ thi nhau lấy khăn tay thấm nước mắt. Rồi họ châm điếu thuốc thứ ba, tiếp tục hút.

    Tôi ngồi im. Lưng tôi lạnh toát. Một cơn choáng váng xâm chiếm óc năo tôi. Tôi có cảm tưởng như ḿnh đang đi trên một cây cầu, trong chớp mắt nó hóa thành sợi dây và bên dưới là vực thẳm.

    Tôi lén lút đưa mắt nh́n người đàn ông đeo kính gọng vàng lần nữa. Ông ta đang chun mỏ thả khói thuốc, đầy vẻ măn nguyện.

    Ánh mắt ông ta như c̣n tiếp tục cười cợt . Hai khóe mép nhếch lên vui vẻ nhưng mỉa mai... Tôi hiểu, những điều ông ta nói là sự thật...

    Tôi bỗng h́nh dung ông ta là tay phù thủy, vê cục bột thành một h́nh nhân, đặt lên bệ thờ, rồi ông ta phà ra luồng hơi phù phép.

    H́nh nhân thằng lính kèn bằng bột hóa thành vị thần linh oai nghi, vĩ đại. Trước thần linh ấy, ngàn triệu người x́ xụp qú lạy, khấn vái.

    Ngàn triệu cặp mắt ngước nh́n khiếp hăi, cuồng si. Ngàn triệu sinh linh chờ đợi một tín hiệu là nhất loạt nhảy vào bể dầu sôi hay hỏa ngục...

    Trong hàng triệu người ấy có tôi, có tất thảy những người máu thịt thân thiết của tôi... Và ông ta, gă phù thủy thấp lùn mũi tẹt, ngồi ở hậu cung vừa nhả khói thuốc vừa tủm tỉm cười .

    - Báo cáo...

    Tiếng nói giật giọng khiến tôi sửng sốt!
    Tôi quay lại, thấy một anh chàng bận quân phục, đeo băng đỏ đang đứng trước mặt hai người đàn ông.
    Anh ta dằn từng tiếng:

    - Có người đến báo rằng hai ông đă xúc phạm Các- Mác, vị lănh tụ vĩ đại và đă bôi nhọ chủ nghĩa xă hội của chúng ta.

    Người đàn ông lùn lập tức đứng bật dậy, ưỡn ngực quát:

    - Ai, ai tố cáo?

    Mặt ông ta đanh lại, không c̣n vẻ bỡn cợt mà trở nên nghiệt ngă:

    - Ai?

    Ông ta quát lại lần thứ hai, dơng dạc, khinh bỉ. Anh chàng cảnh vệ quay lại phía sau... Hẳn kẻ tố cáo đă nhanh chân lủi mất. Anh ta đứng đần độn, mặt đỏ lự, ấp úng:

    - Có người đă tố cáo... Dứt khoát có người đă...

    Người đàn ông lùn rút trong túi áo một mảnh giấy, ch́a cho chàng cảnh vệ:

    - Đây đọc đi .

    Một cuốn sổ nhỏ có b́a cứng màu đỏ, các góc hơi quăn lên. Tôi biết đó là tấm hộ chiếu ngoại giao, loại các ông lớn thường dùng.

    Anh chàng cảnh vệ run run đỡ lấy cái báu vật biểu hiện quyền uy, mắt như lạc khỏi tṛng. Anh ta đọc rất nhanh, và, đọc xong, mặt tái xám.
    Người đàn ông mỉm cười, rút lại cuốn sổ nhỏ trên hai bàn tay thô kệch của anh ta, bảo:

    - Chính chúng tôi là những người đưa chủ nghĩa Mác vào Việt nam. Chính chúng tôi dạy cho nhân dân, trong đó có bản thân anh, hiểu thế nào là chủ nghĩa Mác.
    Cho nên, người bảo vệ chủ nghĩa Mác trước tiên là tôi chứ không phải là anh. Rơ chưa?

    Chàng thanh niên cúi gằm mặt xuống. Tôi nh́n rơ những hạt mồ hôi đọng trên hai thái dương của anh ta lớn dần lên.
    Người đàn ông lùn nói tiếp:

    - Tôi bỏ qua cho anh lần này... Lần sau c̣n hành động hồ đồ như thế, anh sẽ được đưa tới nơi cần thiết.

    Anh chàng vẫn dán mặt xuống sàn tàu. Người đàn ông lùn giật giọng:

    - Đi đi !

    Ông ta ưỡn ngực, chắp tay sau đít, mặt hầm hầm khủng bố đến nỗi chàng cảnh vệ ngă dúi dụi vào đám hành khách.
    Đi tới gần cửa toa anh ta mới đứng thẳng lên được. Tức khắc, anh ta biến mất.

    Người đàn ông lùn ngồi xuống. Vẻ cau có, nghiệt ngă trên mặt ông ta tan biến. Ông ta quay sang người bạn, nháy mắt cười vui vẻ nói:

    - Cậu thấy chưa?...Dân ḿnh ngu lắm. Phải có tôn giáo dẫn dắt và phải có ngọn roi để dạy dỗ họ .

  10. #3520
    Tran Truong
    Khách

    Vài hàng về trí thức XHCN

    Sau khi cướp xong chính quyền . Trí thức miền Bắc quẳng súng cầm bút , đòi lại quyền được viết , quyền tự do tư tưởng của con người . Vâng của con người , vì con vật làm gì biết suy nghĩ mà ... mà tư với tưởng !

    Phong trào Nhân văn Giai Phẩm ra đời . Bị đàn áp và trù đập đến mãi sai cả 1975 cũng chưa thả hết !! Xin được sơ lược vài dòng :

    Thuỵ An, bị bắt trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm . “nữ sĩ Thuỵ An.” đă tự chọc mù một mắt ,sau 3 tháng bị Cộng Sản cầm tù với lời tuyên bố, “Chế độ này chỉ đáng nh́n bằng một con mắt ” Ôi, đúng là câu nói để đời, uy vũ có một không hai
    nữ sĩ Thuỵ An, vị anh thư bất hạnh, thân bại danh liệt, đă bị vùi giập, bị bôi bẩn thành một tội phạm suốt mấy mươi năm dưới chế độ cộng sản, măi tới năm 1978, bà được thả ,sau khi được thả bà vào Saigon sống và chết ở đó nữ sĩ Thụy An, người nữ tù kiên cường, bất khuất, người đă hy sinh hạnh phúc riêng ḿnh trong mưu cầu đ̣i hỏi tự do cho dân tộc.

    Hữu Loan, tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại làng Vân Hoàn, xă Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa trong một gia đ́nh nông dân nghèo. Sau khi đỗ tú tài, ông sinh sống bằng nghề dạy học. Từ những năm 1940, nhà thơ tham gia cách mạng và từng làm Phó chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn.
    Ḥa b́nh lập lại, ông về Hà Nội làm biên tập viên báo Văn Nghệ, tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm... Đi tù....đến năm 1958, ông về quê, sống bằng nhiều nghề như: làm ruộng, đánh cá, thồ đá... cho đến lúc qua đời. Ôi,một kiếp tài hoa trong cái gọi là XHCNVN !!

    Còn nhiều ... nhiều nữa . Trong lúc tìm cà phê , mời các vị thưởng thức , vừ nhâm nhi vừa nhớ lại SaiGon thửơ ấy , nhớ lại trí thức VN của một thời xa xưa ... và sau này . Diệt xong NVGP , trí thức VN còn lại chỉ rặt là một loài hoa vạn thọ !!! xin tạm post mấy dòng về nhân vật Lê Đạt :

    Đào Phương Liên, con gái Lê Đạt, đă ghi lại bối cảnh gia đ́nh, nhân ngày giỗ đầu của cha. Bài văn khơi động một cảnh sống mà người ngoại cuộc không thể h́nh dung nổi, chúng tôi xin trích lại ở đây:
    (... Suốt tuổi thơ, con luôn trăn trở măi trong ḷng câu hỏi Bố là ai ? ...)
    Nhưng con không dám hỏi Bố v́ sao , sau những buổi vui vẻ ấy, Mẹ lại lo lắng nhắc Bố: “Ông đừng có nói to, cười lớn như thế!”. Bố thế nào cũng nổi cáu, quặc lại: “Tôi có làm ǵ khuất tất đâu mà không được cười to, nói to?”

    Con đă bênh Bố v́ nghĩ đó không phải là một tội nhưng lại thầm thắc mắc: “V́ sao nhỉ? Hay cười nói to thế là không lịch sự ?”

    Rồi một hôm Mẹ đi làm về, nhỏ to th́ thầm: “Bà vợ ông Văn Cao dặn tôi nhắc ông vẫn có người theo dơi đấy. Ông phải cẩn thận. Đừng có cười to, nói to. Người ta để ư đấy!’’

    Con đă quá quen với lời nhắc nhở đó, giờ chỉ c̣n mỗi bận tâm: “ Văn Cao nào nhỉ? Làm sao mà Bố quen được với tác giả TIẾN QUÂN CA cơ chứ?”

    Trên chiếc thùng gỗ tạp mà bề mặt xù x́ dăm gỗ, chỉ rộng bằng tờ báo, kê dưới chiếc cửa sổ có chấn song nhỏ xíu của căn gác 3 như chuồng chim cu nhà ta, bố úp đáy làm bàn ngổn ngang giấy tờ, sách báo, Bố ngồi bệt dưới sàn, hư hoáy viết rồi gạch xóa.

    Bố là nhà thơ, nhà văn ư? Con thoáng nghĩ đến cái nghề cao siêu đó. Con lén t́m đọc. Con chỉ thấy vài chữ nguệch ngoạc bên lề những mẩu báo, bên lề những bài kiểm tra của con hay ở mặt sau những tờ giấy đen x́ nổi gai: "chi chi…chành chành, rồng rắn lên mây, cái đanh thổi lửa"

    … Mà mỗi khi con hỏi bố t́m ǵ v́ thấy bố hoảng hốt, cáu gắt loạn lên th́ bố chỉ im im rồi thở dài. Bố đâu biết mẹ con con khi lau dọn tưởng là rác vứt đi rồi ! Con vội gạt đi ngay v́ nhà ḿnh không có một quyển truyện, một quyển thơ nào.

    Và con lại trăn trở với câu hỏi: Bố là ai? Làm nghề ǵ?

    Cho đến tận năm 1975, năm lớp 10 cuối cấp, một cậu bạn cùng phố, học từ thời vỡ ḷng với con, con một cán bộ miền Nam tập kết cấp cỡ, đến lớp bô bô: “Bố cái Liên là phản động chúng mày ạ”.

    Con nghe máu nóng bốc rát mặt nhưng cúi mặt vờ không nghe thấy. Một cậu bạn kế bên đế thêm: “Bố nó sỏ nhầm giầy à ?” Lúc đó, con chỉ muốn độn thổ v́ sợ.

    Về nhà, con len lén để ư xem Bố có đúng là “phản động” không? Con không dám hỏi v́ sợ… đúng ???. V́ sợ… đụng phải nỗi đau cần phải che dấu của Bố dù con không hề tin !

    Con đă tự trấn an ḿnh bằng những kiến thức thu nạp được qua biết bao chuyện công an bắt gián điệp những tối thứ bẩy, qua những câu chuyện trong các tạp chí QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, qua những nhân vật phản diện xấu xa trong các tác phẩm văn học.

    Con vừa là công an theo dơi Bố, vừa là luật sư phản biện, bảo vệ Bố. Con chịu khó lục t́m mọi chứng cớ có lợi cho Bố.
    Con tự lư giải : Nếu Bố là “phản động” th́ Bố đă không khóc ngày Bác Hồ mất ! Nếu Bố “phản động” th́ đă không có thẻ thương binh ! (Lúc đó con không biết đó là thẻ Bố được tặng?)

    Rồi con không được xét vào Đoàn dù lần kết nạp nào con cũng được giới thiệu . ... Rồi con làm hồ sơ thi đại học, anh con bác hàng xóm cười khẩy: “Rồi em cũng như tụi anh thôi. Có giỏi mấy cũng chẳng vào được đại học. Cùng lắm là Sư phạm. Mà mày chưa Đoàn viên th́ đừng mơ !”

    Đem thắc mắc đó về hỏi, Bố cười gạt đi: “Làm ǵ có chuyện đó. Con cứ thi đi. Mà Bố thấy Sư phạm cũng tốt”.

    Bố chợt trầm ngâm: “Chắc không có chuyện ǵ đâu. Bút danh của Bố là Lê Đạt cơ mà. Có phải Đào Công Đạt đâu mà lo?”.

    Rồi Bố lo lắng hỏi lại: “Thế có thật không phải Đoàn viên th́ không được vào Sư phạm không con?”. Và bố lại tất tả dắt xe đi…

    Cho đến lúc ấy con mới được nghe từ Bố cái bút danh Lê Đạt nhưng quả thật không gây ấn tượng ǵ với con v́ con chưa bao giờ nghe tới phong trào Nhân Văn Giai Phẩm .

    Và Bố không biết đâu, ngay những ngày đầu của năm thứ nhất Sư phạm ngoại ngữ, trong một giờ văn học sử Pháp, thầy giáo không biết sao lại nhắc đến “bọn Nhân văn Trần Dần, Lê Đạt” với những câu “bôi xấu chế độ”.

    "Tôi bước đi
    Không thấy phố ,
    Không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    Trên nền cờ đỏ"

    Của bác Trần Dần

    Và của Bố (Lê Đạt ) :

    "Đặt bục công an giữa trái tim người
    Bắt t́nh cảm ngược xuôi theo chế độ".

    Con đă cúi gằm mặt, người nổi gai v́ ngỡ cả hội trường dồn mắt nh́n ḿnh.
    Cho tới ngày Bố "đi xa", cô chủ nhiệm của con mới móm mém : “tao đến khổ v́ chuyện vào Đoàn của mày”. Con thật thà: “v́ em chưa xứng đáng”. Cô vỗ vai: “v́ cái lư lịch”

    trích Bố ơi, những câu chuyện của con... của Đào Phương Liên, in trên Tuổi trẻ cuối tuần, 12/4/2009

    Lê Đạt : CS đă giẻ rách hóa con người ! Biến con người thành hèn hạ !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •