Page 353 of 471 FirstFirst ... 253303343349350351352353354355356357363403453 ... LastLast
Results 3,521 to 3,530 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3521
    Tran Truong
    Khách
    Saigon Quán Cà Phê Và Tuổi Lang Thang


    Ly cà phê Sàig̣n thân quen ngày nào.
    Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nỗi tan tác chung của cả một dân tộc!

    Anh em nào có ở Đại Học Xá Minh Mạng những năm 1966-67, đă từng lê la ngồi ngắm đất trời ở Ngă Sáu Chợ Lớn.
    Chỗ quán cóc ngay góc đường Minh Mạng và Nguyễn Tri Phương, từng ít nhiều là thân chủ có kư sổ dài hạn với chú Tàu con ph́ lũ.

    Xin nhận một lời nhắn : Hồi " đổi đời " mấy anh tứ tán muôn phương hết, ba bốn cuốn sổ đầy những con số em không lấy được đồng nào nhưng em không buồn.
    Nhớ lại những ngày vui cũ mà rầu thúi ruột. Ước ǵ có được không khí hồi đó, con người hồi đó !!! Mấy anh đi ra đi vào, hớn hở kể chuyện tán đào, rầu rĩ ôm gối thất t́nh, nồng nhiệt tính chuyện lấp biển dời sông.

    Bàn tán tính đường trốn lính, cái ǵ cũng ồn ào bộc trực, thoải mái tự nhiên, không màu mè rào đón, không kiểu cách đóng tṛ ǵ cả, sống đă thiệt !!! Vui kiểu đó em bán cà phê cho mấy anh kư sổ hoài cũng được .

    Đầu năm 1980, giữa rừng già B́nh Long tôi đă t́nh cờ gặp lại người chủ, người bạn nhỏ này.
    Tôi là tù cải tạo, bạn khổ sai kinh tế mới, cả hai đều thảm như nhau nhưng đều có chút rộn ràng nhịp thở khi nhắc lại những chuyện mới đó nhưng như đă lâu lắm rồi.

    Người bạn nhỏ đă nói với tôi những lời ấm áp, không nguyên văn th́ cũng đúng ư như đă ghi ở trên và tôi muốn gởi những lời này đến các bạn như một kỷ niệm chung và tôi cũng muốn mượn dịp này để nói về cà phê Sài G̣n, ngày đó.

    Bạn đă uống cà phê nhiều, bạn biết mà, muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: cà phê sẽ loăng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị .

    Hăy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đă đi được 70% đoạn đường rồi. Muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không ?

    Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị Rhum, th́ Rhum. Bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Bretain vào.

    Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm ǵ à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Th́ để cho nó đậm đà.
    Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hăy thử và tự cảm lấy.

    Bạn đ̣i phải có tách sứ, th́a bạc. Bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan mới đă đời, thú vị phải không?

    Th́ đó, bạn đă có đủ hết những ǵ bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đ̣i đi uống cà phê tiệm, dị hợm không?

    Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta c̣n ghiền “uống” con người cà phê.

    “Uống” không khí và cảnh sắc cà phê. “Uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy th́ mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài G̣n làm vài ly chơi.
    Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đă xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.

    Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài G̣n và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở ḿnh to tát.

    Những cơn lốc kinh hồn. Những bùng vỡ vượt mọi giới hạn. Những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.

    Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố năm 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đă nhân danh một cuộc cách mạng .

    Nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lănh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lư, tái chỉnh lư.

    Chính quyền quân nhân. Chính quyền dân sự. Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung.
    Phong Trào Nhân Dân Tự Quyết ở Đà Nẵng. Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường. Thiên Chúa Giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác.

  2. #3522
    Quảng Trị
    Khách

    Sài G̣n thuở ấy.

    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Saigon Quán Cà Phê Và Tuổi Lang Thang


    Ly cà phê Sàig̣n thân quen ngày nào.
    Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nỗi tan tác chung của cả một dân tộc!

    Anh em nào có ở Đại Học Xá Minh Mạng những năm 1966-67, đă từng lê la ngồi ngắm đất trời ở Ngă Sáu Chợ Lớn.
    Chỗ quán cóc ngay góc đường Minh Mạng và Nguyễn Tri Phương, từng ít nhiều là thân chủ có kư sổ dài hạn với chú Tàu con ph́ lũ.

    Xin nhận một lời nhắn : Hồi " đổi đời " mấy anh tứ tán muôn phương hết, ba bốn cuốn sổ đầy những con số em không lấy được đồng nào nhưng em không buồn.
    Nhớ lại những ngày vui cũ mà rầu thúi ruột. Ước ǵ có được không khí hồi đó, con người hồi đó !!! Mấy anh đi ra đi vào, hớn hở kể chuyện tán đào, rầu rĩ ôm gối thất t́nh, nồng nhiệt tính chuyện lấp biển dời sông.

    Bàn tán tính đường trốn lính, cái ǵ cũng ồn ào bộc trực, thoải mái tự nhiên, không màu mè rào đón, không kiểu cách đóng tṛ ǵ cả, sống đă thiệt !!! Vui kiểu đó em bán cà phê cho mấy anh kư sổ hoài cũng được .

    Đầu năm 1980, giữa rừng già B́nh Long tôi đă t́nh cờ gặp lại người chủ, người bạn nhỏ này.
    Tôi là tù cải tạo, bạn khổ sai kinh tế mới, cả hai đều thảm như nhau nhưng đều có chút rộn ràng nhịp thở khi nhắc lại những chuyện mới đó nhưng như đă lâu lắm rồi.

    Người bạn nhỏ đă nói với tôi những lời ấm áp, không nguyên văn th́ cũng đúng ư như đă ghi ở trên và tôi muốn gởi những lời này đến các bạn như một kỷ niệm chung và tôi cũng muốn mượn dịp này để nói về cà phê Sài G̣n, ngày đó.

    Bạn đă uống cà phê nhiều, bạn biết mà, muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: cà phê sẽ loăng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị .

    Hăy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đă đi được 70% đoạn đường rồi. Muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không ?

    Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị Rhum, th́ Rhum. Bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Bretain vào.

    Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm ǵ à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Th́ để cho nó đậm đà.
    Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hăy thử và tự cảm lấy.

    Bạn đ̣i phải có tách sứ, th́a bạc. Bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan mới đă đời, thú vị phải không?

    Th́ đó, bạn đă có đủ hết những ǵ bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đ̣i đi uống cà phê tiệm, dị hợm không?

    Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta c̣n ghiền “uống” con người cà phê.

    “Uống” không khí và cảnh sắc cà phê. “Uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy th́ mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài G̣n làm vài ly chơi.
    Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đă xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.

    Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài G̣n và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở ḿnh to tát.

    Những cơn lốc kinh hồn. Những bùng vỡ vượt mọi giới hạn. Những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.

    Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố năm 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đă nhân danh một cuộc cách mạng .

    Nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lănh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lư, tái chỉnh lư.

    Chính quyền quân nhân. Chính quyền dân sự. Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung.
    Phong Trào Nhân Dân Tự Quyết ở Đà Nẵng. Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường. Thiên Chúa Giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác.
    Bác Trần Truong
    Bác nói cà phê cây mít là ở đường nào. Bác có đến uống cà phê đó chưa?
    Cám ơn.

  3. #3523
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông, theo với nó là các Snack Bars, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lư và đạo đức.

    Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đă trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực. Đủ thứ chiêu bài, đủ thứ lư thuyết mới mẻ và lôi cuốn được nhân danh, được nhắc đến…

    Như vậy đó, miền Nam Việt Nam những năm giữa thập niên 60. Như vậy đó, tuổi trẻ Việt Nam lột xác: phải biết lớn ra, phải tự già đi trước tuổi của ḿnh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại.

    Những mơ mộng hoa bướm tự nó đă thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên.
    Khuôn mặt, dáng vẻ dường như tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không c̣n, cũng không thể vô tư nhởn nhơ được nữa.

    Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên. Những ly cà phê đắng đầu tiên trong đời được nhấp vào và dù muốn hay không, tuổi trẻ đă thực sự bị chi phối, và phải thường xuyên đối diện với những bất hạnh của dân tộc ḿnh.

    Những thảm kịch của thân phận ḿnh và quán cà phê trở thành cái nơi chốn hẹn ḥ để trải dài tâm tư, để trầm lắng suy gẫm.
    Có một chút bức thiết, thật ḷng. Có một chút làm dáng, thời thượng. Thông cảm giùm đi, tập làm người lớn mà.

    Những ngày mới vào thủ đô, tôi ở Đại Học Xá Minh Mạng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài G̣n lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm.

    Trong suốt nhiều tuần lễ đầu tiên tôi đă dè dặt khi đi lại và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu “thần chú” bạn bè mớm cho: Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đ́nh Phùng đi lên và mường tượng ra một “lá bùa” như một thứ kim chỉ nam khả dụng.

    Hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển.

    Dĩ nhiên nếu tính từ đại học xá, Phan Thanh Giản được hiểu như bao gồm cả khúc Minh Mạng nối từ Ngă Bảy đến Ngă Sáu Chợ Lớn và Phan Đ́nh Phùng phải cộng thêm khúc Lư Thái Tổ rẽ phải đến Ngă Bảy hay rẽ trái đến Trần Hoàng Quân để về Ngă Sáu.

    Về sau, khi đă khá quen quen, lá bùa được vẽ lớn thêm ra: Từ Phan Thanh Giản , rẽ phải theo Lê Văn Duyệt sẽ đến phố chính Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, chợ Bến Thành, rẽ trái lên Ḥa Hưng, Bảy Hiền.

    Từ Phan Thanh Giản rẽ phải ở Hai Bà Trưng sẽ đến bến Bạch Đằng, rẽ trái sẽ qua cầu Kiệu, Ngă Tư Phú Nhuận. Cũng từ Phan Thanh Giản rẽ trái ở Đinh Tiên Hoàng sẽ đến rạp Casino Dakao, Lăng Ông Bà Chiểu và hướng ngược lại là trường Văn Khoa.

    Cứ như thế, cái xe Gobel hai số cọc cạch, nổ bành bạch như máy xay lúa, trung thành như một người bạn thân thiết tha tôi đi khắp Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định.

    Những ngày này tôi là khách thường trực của quán cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại ḥm Tobia.

    Nơi đây có một căn pḥng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần c̣n lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nh́n rơ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp.

    Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong. Cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

    Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương.
    H́nh như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hănh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó.

    Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó, việc của bạn là uống vậy th́ đừng táy máy đụng vào làm hư cà phê của tôi.

    Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và chờ. Yên tâm đi, đừng nôn nóng ǵ cả, bạn sẽ có cà phê ngon để uống mà.

    Ông chủ sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường cho bạn, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất.

    Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương. Đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương.
    Nhiều người mới đến lần đầu không biết, cà phê bưng tới là tự lo liệu cho ḿnh đều bị chỉnh ngay: Ông nôn nóng mở phin lỏng như vậy nước chảy ào ào c̣n ǵ là Thu Hương !

    Ông bỏ đường ngọt như ăn chè vậy c̣n ǵ là Thu Hương ! Ông khuấy cốp cốp kiểu đó cà phê sẽ chua lét là ông giết Thu Hương rồi !

    “Thằng cha” này rắc rối thật nhưng là sự rắc rối có thể hiểu được, thông cảm được miễn là cà phê ngon. Mà cà phê Thu Hương ngon thiệt, ngon lắm.

  4. #3524
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Quảng Trị View Post
    Bác Trần Truong
    Bác nói cà phê cây mít là ở đường nào. Bác có đến uống cà phê đó chưa?
    Cám ơn.
    Cám ơn đóng góp của bạn . Theo thiển ý tôi , cà phê Mít cũng như cà phê hột Điệp hay cà phê Bắp vậy thôi . Tức là cà phê giả ,vô vị , hồi đó hương liệu chưa thịnh hành , nên mức độ hàng giả không cao cấp như bây giờ . Vậy cà phê Mít như tác giả bài này gọi , tôi đoán là được rang cháy từ hạt mít . Hy vọng bạn chưa một lần thưởng thức cà phê làm từ hạt mít .

  5. #3525
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Trong lănh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh. Có người dùng ánh sáng và trang trí. Có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên.

    Có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đă chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đă thành công.

    Khách đến với Thu Hương là ai ? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên.
    Từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại. Từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Vơ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Dakao cả mà.

    Cũng có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm .

    “Ông” nào “Bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng với nào là “Hố Thẳm Tư Tưởng” của Phạm Công Thiện, Cho Cây Rừng C̣n Xanh Lâu của Nguyễn Ngọc Lan, Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh, v.v.

    Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác. Tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà phê.

    Thu Hương nổi tiếng như vậy. Ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ !

    Lại c̣n phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, ŕ rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian.

    Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó th́ không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà!

    Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với VCT, một người bạn đang học năm cuối ở trường Y Khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh .

    Coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ.

    Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo.

    Hồi sinh viên LKSN "té lầu "chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát, thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm.

    Người với người, chả lẽ không c̣n cách nào để có thể đối với nhau phải chăng hơn hay sao? Câu hỏi này theo anh rất lâu. Anh ra trường, làm y sĩ tiền tuyến, ở lại với thương bệnh binh ngày thành phố di tản và vào tù .

    Đến lúc này anh đă có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.

    Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur. Bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết Cà Phê Hồng ở đâu không ?

    Th́ đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung Tâm Thực Nghiệm Y Khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi v́ tôi biết có thể bạn không để ư.

    Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bảng hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa ḥe, đèn treo hoa kết ǵ cả.

    Từ ngoài nh́n vào, quán như mọi ngôi nhà b́nh thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại.

    Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ h́nh hai thiếu nữ đội nón lá, một b́nh hoa tươi, một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than.

    Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lăng mạn phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.

    Cà Phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có ǵ đáng nói ngoài cái vẻ xuề x̣a, b́nh dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân t́nh và gần gũi.

    Tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại.

    Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cỡ như “Đại Bác Đêm Đêm…” hay “Đàn Ḅ Vào Thành Phố…” đă trở thành một cái “mốt,” một cơn dịch truyền lan khắp nơi , đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong ḷng mỗi người.

    Cà Phê Hồng đă tận dụng tối đa, nói rơ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán, những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút, đă vừa uống cà phê vừa uống cái ră rời trong giọng hát của Khánh Ly.

  6. #3526
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Đến Hồng không chỉ có nghe nhạc về quê hương, chiến tranh và thân phận. Ở đây c̣n có thể đọc về những điều đó.

    Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do t́nh thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà Phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Tŕnh Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.

    Hồi Nguyễn Đăng Trừng chuẩn bị ứng cử vào Tổng Hội Sinh Viên, ban tham mưu của anh ta thường gặp nhau ở Cà Phê Hồng và khi Trừng thành chủ tịch, Đặng Tấn Tới phụ trách tờ Nội San Sinh Viên .
    Mặc dù lúc đó đă có trụ sở ở số 4 Duy Tân, rất nhiều anh em cũng vẫn thường kéo nhau đến Cà Phê Hồng.

    Những ai hồi đó nhỉ ? Đông lắm và vui lắm, vui và có ư nghĩa v́ dường như tất cả đều muốn làm một điều ǵ.
    Tôi nói dường như bởi v́, nhiều năm sau thực tế đă chứng minh là không phải chỉ có những người đến với phong trào sinh viên v́ nhiệt huyết và lư tưởng, muốn một miền Nam tốt hơn .

    Muốn bảo vệ hữu hiệu và xây dựng đất nước hoàn hảo hơn mà c̣n một số khác, dù không nhiều, đến với chủ tâm lợi dụng, coi phong trào như một cơ hội để phục vụ cho những ư đồ đen tối mà họ đang theo đuổi.

    Sau này, khi đă đắc thời, người Cộng Sản vẫn thường hănh diện nhắc đến phong trào sinh viên, coi đó như là sản phẩm của họ. Ai cũng biết là không phải như vậy.

    Thật tội nghiệp cho những người cứ phải giả vờ như không biết. Cứ phải ra rả như cái máy lặp đi lặp lại những điều mà chính họ cũng biết là không có thật.

    Tôi đă đi quá xa rồi phải không ? Xin lỗi, cho tôi được mượn cơ hội này để nói về tuổi trẻ của chúng ta một chút, tôi đang trở lại với Cà Phê Hồng đây.

    Hồng là ai? Tôi không biết, quán có ba cô chủ, ba chị em. Người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu ǵ đó.

    Nói thật ḷng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành ǵ nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang ḷng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và đều ít nói, ít cười .

    Cái kiểu ít nói ít cười làm chết người ta. C̣n cái dáng đi nữa, bạn c̣n nhớ không? Làm ơn nhắc giùm để tôi tả cho chính xác đi , khó quá.

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những lời hát khó giải thích nhưng dễ cảm nhận như “vết lăn, vết lăn trầm” hay “vết chim di” ǵ đó có lẽ có thể mượn để h́nh dung ra dáng đi của mấy cô chủ Cà Phê Hồng.

    Nó nhẹ lắm, êm ái thướt tha lắm và cũng lặng lờ khép kín lắm. Chính cái vẻ lặng lờ vừa như nhu lệ thẹn thùng, vừa như kênh kiệu kiêu sa, vừa lăng đăng liêu trai đó đă làm khổ nhiều trái tim trai trẻ lắm, rất nhiều.

    Giữa những năm 80, sau nhiều năm bầm dập ở nhiều trại giam khác nhau, tôi về lại Sài G̣n và có nhiều lần đi qua đi lại ở đường Pasteur.

    Cà Phê Hồng không c̣n, dăy phố nhỏ buồn thiu, im ĺm và trống vắng như nét ảm đạm chung của toàn thành phố một thời rộn ră của chúng ta.

    Đối diện nơi quán cũ, gần cuối bờ thành viện Pasteur là một băi rác khổng lồ, ruồi nhặng đen gật và mùi hôi thối nồng nặc, trùm tỏa.

    Ở đó, hàng trăm ông lăo bà cụ. Hàng trăm trẻ em trai gái tranh nhau giành giật, đào móc từng chút sắt vụn, từng mảnh nhỏ nylon.

    Tôi đă thường đứng lại rất lâu, nh́n cảnh năo ḷng này và tự hỏi: Những người đă có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi ?

    Anh em ta có bao giờ tự thấy là dường như ḿnh đă đắc tội, đă phụ ḷng, đă không làm hết, đă không cố gắng đủ để bảo vệ cho những ǵ cần bảo vệ, giữ ǵn hay không ?

    Và những người bên kia, có bao giờ nghĩ lại và tự hỏi họ đă nỗ lực để đạt đến điều ǵb? có xứng đáng có cần thiết không ?

    C̣n chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?
    Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nỗi tan tác chung của cả một dân tộc !

  7. #3527
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Viện Đại Học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đă thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lư:

    Hào quang Saigon Quán Cà Phê Và Tuổi Lang Thang của phong trào Phật giáo đấu tranh từ nhiều năm dồn lại .
    Cùng với những tên tuổi chính trị Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang, Hộ Giác… những cổ thụ văn hóa Minh Châu, Măn Giác, Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tôn Thất Thiện …

    Đă giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nh́n vừa như một cơ sở giáo dục khả tín vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ư thức và dấn thân nhất.

    Ở Sài G̣n, ngoài viện Đại Học Vạn Hạnh và các trường Bồ Đề, Tổng Vụ Giáo Dục và Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo .
    C̣n nhiều cơ sở trực thuộc khác như cư xá Quảng Đức ở đường Công Lư, trường Thanh Niên Phụng Sự Xă Hội ở chùa Ấn Quang.

    Nói chung là dân Vạn Hạnh có nhiều chỗ để lui tới, để “dụng vơ” lắm. Tuy nhiên, dường như “tổng đàn” của Vạn Hạnh không nằm ở những nơi chốn “thâm nghiêm” này, nó đặt tại một tiệm cà phê : Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó chéo về phía chợ Trương Minh Giảng.

    Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất v́ gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa .

    Chừng đó là quá đủ, quá đạt để phe ta tụ lại: Các anh chị em thuộc khối Văn Thể Mỹ của thầy Phạm Thế Mỹ tấp vào nói chuyện văn nghệ.

    Nhóm làm thơ trẻ Nguyễn Lương Vỵ, Vơ Chân Cửu lúc đó đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo Khởi Hành, ngồi đồng từ sáng đến tối để … làm thơ.

    Những “chuyên viên xuống đường trong sáng” chụm đầu lại để bàn kế hoạch .

    Những “chuyên viên lợi dụng xuống đường” cũng chụm đầu lại để bàn quỷ kế và đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau ở Nắng Mới.

    Đại Học Vạn Hạnh có một phân khoa mà bên Văn khoa không có: Phân khoa báo chí .
    Vạn hạnh c̣n có một lợi thế như là một sự ưu đăi đặc biệt v́ nhu cầu giáo dục là phân khoa sư phạm thi tuyển và được tăng một tuổi theo luật động viên.

    V́ lẽ đó anh em đến với Vạn Hạnh đông lắm. Không khí ở Vạn Hạnh hào hứng và sôi nổi lắm. Mỗi lần có đợt tranh đấu, xuống đường, ngày Vạn Hạnh chạo rạo, đêm Quảng Đức không ngủ, sáng Nắng Mới không có chỗ ngồi .

    Vạn Hạnh như một ḷ lửa, một điểm nóng, một trung tâm. Tiếc thay đàng sau những nhiệt t́nh trong sáng, những lư tưởng vô cầu là những bóng đen ŕnh rập, những nanh vuốt hờm sẵn .

    H́nh như Nắng Mới đă sống với Vạn Hạnh, sống theo Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng .

    Nó chứng kiến cảnh Nguyễn Tổng cởi áo thầy tu, đi tiếp thu một trường Trung học.
    Nguyễn Lương Vỵ bỏ bộ mặt hiền thi sĩ đóng vai mặt lạnh ở pḥng giáo dục Phú Nhuận .
    Vơ Như Lanh xông xáo từ Thành Đoàn qua báo Tuổi Trẻ .
    Trần Bá Phương làm chúa một trại giam, gọi đẹp đẽ là hiệu trưởng trường giáo dục lao động ...

    Và c̣n nhiều lắm ... Kẻ thù mai phục và bạn bè bạc bẽo trở cờ. Tất cả thành một bầy kên kên nhởn nhơ trên nỗi khổ của anh em, nỗi đau của cả dân tộc .

  8. #3528
    Quản Jiao'
    Khách
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Viện Đại Học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đă thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lư:

    Hào quang Saigon Quán Cà Phê Và Tuổi Lang Thang của phong trào Phật giáo đấu tranh từ nhiều năm dồn lại .
    Cùng với những tên tuổi chính trị Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang, Hộ Giác… những cổ thụ văn hóa Minh Châu, Măn Giác, Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tôn Thất Thiện …

    Đă giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nh́n vừa như một cơ sở giáo dục khả tín vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ư thức và dấn thân nhất.

    Ở Sài G̣n, ngoài viện Đại Học Vạn Hạnh và các trường Bồ Đề, Tổng Vụ Giáo Dục và Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo .
    C̣n nhiều cơ sở trực thuộc khác như cư xá Quảng Đức ở đường Công Lư, trường Thanh Niên Phụng Sự Xă Hội ở chùa Ấn Quang.

    Nói chung là dân Vạn Hạnh có nhiều chỗ để lui tới, để “dụng vơ” lắm. Tuy nhiên, dường như “tổng đàn” của Vạn Hạnh không nằm ở những nơi chốn “thâm nghiêm” này, nó đặt tại một tiệm cà phê : Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó chéo về phía chợ Trương Minh Giảng.

    Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất v́ gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa .

    Chừng đó là quá đủ, quá đạt để phe ta tụ lại: Các anh chị em thuộc khối Văn Thể Mỹ của thầy Phạm Thế Mỹ tấp vào nói chuyện văn nghệ.

    Nhóm làm thơ trẻ Nguyễn Lương Vỵ, Vơ Chân Cửu lúc đó đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo Khởi Hành, ngồi đồng từ sáng đến tối để … làm thơ.

    Những “chuyên viên xuống đường trong sáng” chụm đầu lại để bàn kế hoạch .

    Những “chuyên viên lợi dụng xuống đường” cũng chụm đầu lại để bàn quỷ kế và đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau ở Nắng Mới.

    Đại Học Vạn Hạnh có một phân khoa mà bên Văn khoa không có: Phân khoa báo chí .
    Vạn hạnh c̣n có một lợi thế như là một sự ưu đăi đặc biệt v́ nhu cầu giáo dục là phân khoa sư phạm thi tuyển và được tăng một tuổi theo luật động viên.

    V́ lẽ đó anh em đến với Vạn Hạnh đông lắm. Không khí ở Vạn Hạnh hào hứng và sôi nổi lắm. Mỗi lần có đợt tranh đấu, xuống đường, ngày Vạn Hạnh chạo rạo, đêm Quảng Đức không ngủ, sáng Nắng Mới không có chỗ ngồi .

    Vạn Hạnh như một ḷ lửa, một điểm nóng, một trung tâm. Tiếc thay đàng sau những nhiệt t́nh trong sáng, những lư tưởng vô cầu là những bóng đen ŕnh rập, những nanh vuốt hờm sẵn .

    H́nh như Nắng Mới đă sống với Vạn Hạnh, sống theo Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng .

    Nó chứng kiến cảnh Nguyễn Tổng cởi áo thầy tu, đi tiếp thu một trường Trung học.
    Nguyễn Lương Vỵ bỏ bộ mặt hiền thi sĩ đóng vai mặt lạnh ở pḥng giáo dục Phú Nhuận .
    Vơ Như Lanh xông xáo từ Thành Đoàn qua báo Tuổi Trẻ .
    Trần Bá Phương làm chúa một trại giam, gọi đẹp đẽ là hiệu trưởng trường giáo dục lao động ...

    Và c̣n nhiều lắm ... Kẻ thù mai phục và bạn bè bạc bẽo trở cờ. Tất cả thành một bầy kên kên nhởn nhơ trên nỗi khổ của anh em, nỗi đau của cả dân tộc .
    Đại Học Vạn Hạnh ra đời trong cái bối cảnh "Giặc Thày Chùa" hoành hành phe cánh ở miền Nạm . Các bên tương kế tựu kế đồng thuận cho ra đời 1 ngôi trường gần kinh nước "đen" và cầu Truong Minh Giảng . Ngôi trường này là ổ phản động đối với "Thiệu- Kỳ" . Nhưng n0' được dung dưỡng để Tổng Nha và phủ Đặc Uy? tung người vào lấy t́n .
    Bên nào trục lợi được bên nào th́ sau 30/4 /75 chúng ta đều biết . Nó c̣n là nơi đào tạo và sinh sôi nhiều kiệt xuất . Một trường ĐH không giống ai, trừ cái phân khoa báo chí chấp víu của nó . Nơi đây 1 tay ba rọi tốt nghiêp và khi "di tản" qua Mỹ hắn đă nhẩy ra làm báo với giọng điệu rất sách mé, và sỏ lá . Nhưng hắn gặp thời .
    Từ bầu cử TT tới hoà đàm Ba Lê, sân trường ĐH VH luôn luôn phảng phất mùi lựu đạn cay do những cuộc tụ tập sv biểu t́nh,

  9. #3529
    Quản Jiao'
    Khách
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Trong lănh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh. Có người dùng ánh sáng và trang trí. Có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên.

    Có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đă chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đă thành công.

    Khách đến với Thu Hương là ai ? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên.
    Từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại. Từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Vơ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Dakao cả mà.

    Cũng có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm .

    “Ông” nào “Bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng với nào là “Hố Thẳm Tư Tưởng” của Phạm Công Thiện, Cho Cây Rừng C̣n Xanh Lâu của Nguyễn Ngọc Lan, Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh, v.v.

    Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác. Tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà phê.

    Thu Hương nổi tiếng như vậy. Ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ !

    Lại c̣n phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, ŕ rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian.

    Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó th́ không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà!

    Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với VCT, một người bạn đang học năm cuối ở trường Y Khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh .

    Coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ.

    Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo.

    Hồi sinh viên LKSN "té lầu "chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát, thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm.

    Người với người, chả lẽ không c̣n cách nào để có thể đối với nhau phải chăng hơn hay sao? Câu hỏi này theo anh rất lâu. Anh ra trường, làm y sĩ tiền tuyến, ở lại với thương bệnh binh ngày thành phố di tản và vào tù .

    Đến lúc này anh đă có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.

    Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur. Bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết Cà Phê Hồng ở đâu không ?

    Th́ đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung Tâm Thực Nghiệm Y Khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi v́ tôi biết có thể bạn không để ư.

    Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bảng hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa ḥe, đèn treo hoa kết ǵ cả.

    Từ ngoài nh́n vào, quán như mọi ngôi nhà b́nh thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại.

    Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ h́nh hai thiếu nữ đội nón lá, một b́nh hoa tươi, một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than.

    Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lăng mạn phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.

    Cà Phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có ǵ đáng nói ngoài cái vẻ xuề x̣a, b́nh dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân t́nh và gần gũi.

    Tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại.

    Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cỡ như “Đại Bác Đêm Đêm…” hay “Đàn Ḅ Vào Thành Phố…” đă trở thành một cái “mốt,” một cơn dịch truyền lan khắp nơi , đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong ḷng mỗi người.

    Cà Phê Hồng đă tận dụng tối đa, nói rơ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán, những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút, đă vừa uống cà phê vừa uống cái ră rời trong giọng hát của Khánh Ly.
    LKSN là ai vậy bạn ? phải Lê Khắc Sinh Nhựt bên Luật không? chế v́ bị vc bặn cũng như Ngô Vương Toại (nhung Toại thoát chết v́ em du kich không nhắm vào tim mà khủng bố, chỉ run tay ch́a vào bụng Toại thoi) .

    Người được nghi là là bị ném từ trên lầu trường Y khoa xuống h́nh như là 1 người con của LS Trương đ́nh Du ?

  10. #3530
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Người sinh viên bị ném từ trên lầu xuống là con của một thẩm phán TTL .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •