Page 354 of 471 FirstFirst ... 254304344350351352353354355356357358364404454 ... LastLast
Results 3,531 to 3,540 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3531
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chân thành cám ơn các thân hữu đă giúp cho SAIGON THUỞ ẤY sống lại
    Vâng , chúng ta không c̣n sống ở Saigon , nhưng Saigon sống măi trong chúng ta

  2. #3532
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Ngày tôi về lại Sài G̣n sau nhiều năm phải xa, cà phê Nắng Mới không c̣n.
    Đại học Vạn Hạnh biến thành một cư xá sinh viên, áo thun quần lót treo la liệt từ trên xuống dưới, quang cảnh vừa đ́u hiu vừa bát nháo nh́n thấy mà đứt ruột.

    Nghe nói núi sách của thư viện bị lấy hết, đốt sạch. Thầy Minh Châu dời lên một Phật học viện nhỏ trên đường Vơ Di Nguy gần Trung Tâm Tiếp Huyết.

    Thầy Quảng Độ bị quản thúc đâu đó tuốt ngoài Bắc. Thi sĩ, thầy Bùi Giáng lang thang ngạo đời ở đầu phố cuối chợ.
    Không lâu sau đó Đại Đức Tuệ Sĩ, Trí Siêu lần lượt bị bắt. Vạn Hạnh không c̣n ǵ, thật sự không c̣n ǵ.

    Những con người cũ tứ tán muôn phương. Cái nơi chốn đầy sức sống và niềm tin ngày nào giờ tiêu điều buồn bă như gịng kinh nước đen uể oải dưới chân cầu Trương Minh Giảng.

    Mấy năm trước đây tôi có được đọc một bài báo, nội dung của nó cũng thường thường không có ǵ đặc biệt lắm.
    Tuy nhiên bài báo có nhắc đến một chi tiết làm tôi ngẩn ngơ nhiều ngày. Tác giả đă nói về một quán cà phê thân quen: Quán chị Chi ở Dakao.

    Thật ra đây không phải là quán cà phê mà là quán trà, mà thật ra có lẽ cũng không thể gọi là quán trà mà chỉ có thể nói là chỗ uống trà ở nhà chị Chi mới hoàn toàn đúng.

    Bạn hăy tưởng tượng giùm tôi cái khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp hát Văn Hoa Dakao .
    Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè.

    Ở đó không có cái ồn ào náo nhiệt như ngoài Trần Quang Khải, khúc đổ về Tân Định, cũng không có cái tấp nập mắc cửi của đoạn Lê Văn Duyệt hướng về Lăng Ông.

    Nó trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm . Nhà nào cũng nhỏ, cất cao hơn mặt đường mấy bực tam cấp xi măng .

    Mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường.

    Quán chị Chi ở một trong những ngôi nhà này. Làm sao để nhận ra? Không biết .
    Tôi đă nói là không phải quán xá ǵ cả mà, chỉ là tới nhà bà chị uống trà chơi vậy thôi và đă là nhà bà chị th́ phải tự biết chớ, cần ǵ hỏi .

    Pḥng khách, được gọi là quán, nhà chị Chi nhỏ lắm, chắc độ chín mười thước vuông ǵ đó, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ.

    Nhà không có nhạc, không trưng bày trang trí ǵ cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp.

    Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ : “Hôm qua con đă đi học rồi mà ”

    Giang sơn của chị Chi chỉ có vậy và chị mở " tiệm " . Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo trên đài địa phương hay đọc giới thiệu trên báo chợ, báo bán ǵ cả .

    Mà hoàn toàn do thân hữu chuyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại .
    Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà . Loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi . Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn , xinh xinh .

    Ấm màu vàng đất, thân tṛn đều, láng mịn, ṿi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho vài hớp nước nhỏ .

    Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm .
    Nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bư .
    Trà được uống kèm với bánh đậu xanh, loại bánh đặc biệt của chị Chi, nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm vô cùng.

    Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm .

  3. #3533
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Quản Jiao' View Post
    LKSN là ai vậy bạn ? phải Lê Khắc Sinh Nhựt bên Luật không? chế v́ bị vc bặn cũng như Ngô Vương Toại (nhung Toại thoát chết v́ em du kich không nhắm vào tim mà khủng bố, chỉ run tay ch́a vào bụng Toại thoi) .

    Người được nghi là là bị ném từ trên lầu trường Y khoa xuống h́nh như là 1 người con của LS Trương đ́nh Du ?

    Vâng , tôi cũng nghĩ LKSN là sinh viên Lê khắc sinh Nhật . Nếu không lầm thì anh là sinh viên Y khoa , thủ phạm giết anh là VC . Tôi chỉ biết về Trương đình Hùng là con của L/s Trương đình Dzu thôi , qua chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi của bà Yung Krall (Vietnamese: Đặng Mỹ Dung; born 1946) .

  4. #3534
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  5. #3535
    Quản Giáo
    Khách

    Việt cộng dă man c̣n hơn ISIS

    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Người sinh viên bị ném từ trên lầu xuống là con của một thẩm phán TTL .
    Cái này th́ bác Le Thi nhớ rơ hơn em . Vụ đó chắc gi`không liên quan ǵ đến chính trị ?. Thẩm pham' Trần Thúc Linh, nhớ ra rồi cám ơn chị Lê Thi

    Vụ thứ 2: Con ông Thẩm phán Trần Thúc Linh:



    Ông Trần Thúc Linh cũng là một Thẩm phán từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Ông c̣n là "Tổng Thư kư Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Ḥa b́nh Việt Nam" của Luật sư Trịnh Đ́nh Thảo. Đây là một lực lượng do Cộng sản giật dây.



    Ông Trần Thúc Linh có mấy người con học rất giỏi, trong đó có Trần Quốc Chương, sinh viên Đại Học Y Khoa Saigon. Có lẽ anh bị ảnh hưởng của người cha phần nào, do đó có một thời gian Chương đă vào Bưng theo Việt Cộng. Sau anh ta về Thành (Saigon). Nhờ thế lực của bố là thẩm phán nên không bị công an bắt giữ và làm khó dễ. Anh vẫn được đi học lại. Một hôm có hai thanh niên lạ mặt tới trường t́m gặp Chương rồi thấy Chương bị té từ lầu ba xuống đất chết.



    Sau khi Chương bị chết, cảnh sát mở cuộc điều tra, nhưng không ra nguyên do cái chết của sinh viên Trần Quốc Chương.



    Có người cho rằng phe quốc gia giết Chương để dằn mặt ông Linh v́ ông Linh thân Cộng và đang làm công cụ cho Cộng sản. Giả thuyết này không vững, v́ thiếu ǵ trí thức miền Nam làm tay sai đắc lực cho Việt Cộng như luật sư Trần Ngọc Liễng, luật sư Ngô Bá Thành, thẩm phán Triệu Quốc Mạnh, giáo sư Đại Học Khoa Học Nguyễn Đ́nh Ngọc, nhà văn Vũ Hạnh v.v.. Vậy mà bản thân họ, chứ đừng nói tới con cái họ, vẫn không bị bạc đăi ǵ, vẫn hưởng bổng lộc Quốc gia và vẫn thoải mái chống chính quyền Quốc gia! Vậy không lẽ chính quyền Quốc gia lại chỉ thanh toán con ông Trần Thúc Linh? Vậy chỉ có thể là chính Việt Cộng thanh toán Trần Quốc Chương. V́ việc bỏ bưng về thành của Chương không có sự chấp thuận của bưng biền là một sự đào thoát. Một khi đă đào thoát, tức là phản bội. Hoặc giả, trong bưng bọn Việt Cộng đă giao cho Chương một công tác nào đó mà Chương không chấp hành. Như thế cũng là bất tuân lệnh của “tổ chức”. Đó là những tội phải bị trừng trị để làm gương.



    Trên đây chỉ là hai trường hợp điển h́nh cách giết người hết sức dă man trong hàng trăm trường hợp giết người khác nhau của bọn Việt Cộng đối xử với những người đă theo chúng rồi lại bỏ chúng. V́ thế, những kẻ đă đi theo Việt Cộng, nhất là những kẻ đă vào đảng, những kẻ đă sinh ra và lớn lên trong thời c̣n chiến tranh, họ đă biết thế nào là sự trả thù của Việt Cộng nên họ rất sợ sự trả thù của Việt Cộng. Do đó chúng ta không lấy làm lạ khi thấy những kẻ gọi là phản tỉnh hay bất đồng chính kiến, mặc dầu đă ra được ngoại quốc sinh sống, họ vẫn không dám có một thái độ, một lập trường dứt khoát với chế độ cộng sản Hà Nội. Đừng đ̣i hỏi qúa đáng đối với những người phản tỉnh hay bất đồng chính kiến một khi họ được Việt Cộng cho ra ngoại quốc sinh sống. Họ c̣n cha mẹ, vợ con c̣n ở lại trong nước. Biết đâu trước khi đi họ c̣n phải cam kết sẽ thi hành một nhiệm vụ nào đó cho chúng.

  6. #3536
    Quản Giáo
    Khách

    Khi tay đă nhúng chàm - Đă chơi với cộng th́ khó thoát

    Nhân nói về vụ thứ hai là con trai TP Trần Thúc Linh bị vc giết, th́ không thể bỏ qua 2 vụ khác .

    Tôi vác về đây để hầu bạn đọc, tin từ Hồn Việt UK online: (bài viết của:)

    LS. Lê Duy San

    Chúng ta đều biết bọn cộng sản, nhất là cộng sản Việt Nam, chúng không bao giờ tha thứ cho những kẻ phản bội. Đó cũng là câu trả lời “Tại sao, ông Nguyễn Mạnh Tường, một người nổi tiếng trong giới luật sư trí thức trong thập niên 50, 60, một người yêu nước đă đi theo Việt Minh ngay từ đầu (1945), tới năm 1956, chỉ v́ phê b́nh thẳng thắn những sai lầm của đảng và nhà nước trong vụ “Cải Cách Ruộng Đất” mà đă bị trù dập dă man. Đến lúc gần chết và được cho sang Pháp sinh sống, ông mới dám cho xuất bản cuốn “Un Excommunié” (Kẻ Bị Khai Trừ) cũng như triết gia Trần Đức Thảo đến lúc gần chết mới dám viết “Những lời trối trăn” để lại cho hậu thế.

    Sau đây, xin kể lại hai cái chết của hai sinh viên Việt Nam đă đi theo Việt Cộng rồi từ bỏ chúng đă bị chúng lên án tử h́nh và hạ sát như thế nào.

    Vụ thứ nhất: Con ông Thẩm Phán Nguyễn Vạng Thọ:

    Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, Ông Nguyễn Vạng Thọ nguyên là Chánh Án toà Hoà Giải Rộng Quyền tỉnh Rạch Giá, sau là tỉnh Kiên Giang. Năm 1959, ông được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đồng hoá cấp bậc Đại Tá và cử làm Chánh Thẩm Ṭa Án Quân Sự MặtTrận. Ông Thọ được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ban cho thanh gươm lịnh "Tiền Trảm hậu tấu". Đây là một toà án Đặc Biệt được thành lập theo luật số 10/59 nhằm xét xử trong 3 ngày các tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.

    Ông Nguyễn Vạng Thọ có một người con trai duy nhứt được cho đi du học theo kế họach Colombo ở Úc. Cậu này bị nhóm "Đoàn Kết", một nhóm sinh viên Việt Cộng ở Úc dụ dỗ nhập bọn.


    Khi cậu ta về nghỉ hè ở Việt Nam ông bà Thọ thấy con ăn nói khác thường, sặc mùi cộng sản. Gặng hỏi măi mới biết con ḿnh bị nhóm sinh viên Việt Cộng kia nhồi sọ và dụ dỗ gia nhập. Ông bà Thọ đă phải vất vả để tẩy năo đầu óc non dại của cậu con và lập tức chuyển cậu ta qua Canada để tiếp tục học. Cậu ta đă nhận ra ngón đ̣n nhồi sọ, bóp méo sự thật của VC nên không gia nhập họat động với SV đ̣an kết Canada như năm trước ở Úc. Nhưng bọn chúng vẫn không tha. Chúng nó theo dơi con trai của Ông Thọ đến tận chỗ trọ học ở Canada. Bọn chúng gồm cả 7 đứa dụ khị cậu ta ra công viên vắng vẻ nói là để trao đổi học hành rồi bất th́nh ĺnh chúng dùng búa Tomahawk (1) để giết chết cậu ta.

    Buá Tomahawk


    Chúng bao vây, đập đầu giết chết con ông Nguyễn Vạng Thọ. Xong chúng c̣n chặt đầu nạn nhân, chắc chúng sợ nhỡ nạn nhân tỉnh lại th́ sự việc sẽ bại lộ, nên chúng chặt đứt dầu nạn nhân cho chắc ăn.


    Khi đem xác về Saigon chôn, bọn Việt Cộng c̣n nhắn tin đe dọa gia đ́nh phải âm thầm chôn cất, chúng hâm dọa sẽ giết cả nhà nếu tin tức được loan tải trên báo chí.


    Đây không phải là giết con để trả thù bố v́ nếu muốn trả thù th́ chúng đă giết ngay khi cậu ta c̣n ở Úc mà chỉ là giết người để cảnh cáo cho những ai đă theo chúng nhưng rồi lại bỏ chúng.

  7. #3537
    Quản Giáo
    Khách

    Áp lực nào mà người ta đi theo vc ?

    Và đây là vụ thứ ba, xin trích tiếp

    Vụ thứ 3: Cái chết của nhà văn Y Uyên:

    Y Uyên, tên thật là Nguyễn Văn Uy , sinh năm 1943 tại làng Dục Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Năm 1954 anh cùng với gia đ́nh di cư vào Nam, cư ngụ tại Hạnh Thông Tây, G̣ Vấp.

    Anh tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm Sài G̣n năm 1964, dạy học tại Tuy Ḥa.

    Năm 1968 động viên khóa 27 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Măn khóa anh được chuyển về đóng tại Nora, Phan Thiết. Không lâu sau đó bỏ ḿnh trong trận phục kích bên ḍng suối dưới chân núi Tà Lơn, tỉnh B́nh Thuận, Phan Thiết ngày 8.1.1969, hưởng dương 27 tuổi.

    Là trai thời chiến, lại là một người lính chiến, th́ chuyện gục ngă nơi sa trường là chuyện thường. Nhưng cái chết của chuẩn úy Nguyễn Văn Uy không phải là một cái chết b́nh thường. Đoạn văn trích dẫn dưới đây là của bạn bè nhà văn Y Uyên nói về cái chết bi thảm của anh do bọn lính Việt Cộng đă gây cho anh. Xin trích một đoạn trong bài “Núi Tà Dôn và dấu chân Uy” của Lê Văn Chính (Sương Biên Thùy) đă đăng trong Tạp Chí Văn, số 129, phát hành ngày 1 tháng 5 năm 1969 -

    Tưởng Nhớ Y Uyên:

    “Tôi nghĩ Uy sẽ không bị chết nếu bị bắt, nếu Uy biết cách nói cho những người ở phía bên kia biết Uy là một nhà văn. Tôi cũng nghĩ đến trường hợp, sau khi bị bắt, Uy sẽ được ra Hà Nội, và guồng máy tuyên truyền phía bên kia sẽ khai thác nhà văn của chúng ta. Nhưng tất cả những điều tôi tưởng tượng đều trái ngược với thực tế, một thực tế phũ phàng, tàn nhẫn: Y Uyên, sau khi chết rồi, c̣n bị bắn bồi mấy phát súng ở mắt, tai và đâm bồi thêm mấy nhát dao ở hai cánh tay và hai bên hông.”

    “Tôi không có mặt khi bạn hữu tẩm liệm chàng, nhưng Học nói lại những nhận định như thế khi quan sát xác chết với những đầu đạn, dấu dao trên ḿnh chàng. Có những dấu đạn người ta biết được là từ đâu, như thế nào, và ngươi ta cũng biết được những dấu đạn nào là vô ích, là của hận thù. Trên thân xác của Uy, khi chở về Quân y viện, có những dấu đạn thừa, những dấu dao vô lối. Những dấu đạn, vết dao không thể cắt nghĩa được. Nếu không phải là chúng có từ những thù hận ghê gớm, những chất ngất căm hờn, th́ không thể làm sao t́m ra lư do giải thích sự hiện diện của chúng trên thân h́nh một người đă chết.”

    “Từ những dấu đạn vết dao đó, tôi có một nhận định về những người ở bên kia chiến tuyến. Tôi không hiểu bằng cách nào, trong cuộc chiến tương tàn, ṛng ră hơn hai mươi năm này, những người lănh đạo cộng sản đă dạy cho binh lính của họ như thể nào để ḷng thù hận chất ngất mênh mông đến thế? Tôi chấp nhận những viên đạn thứ nhất là hợp lư – Ừ, th́ cứ cho là hợp lư. Nhưng những viên đạn bắn bồi, những nhát dao đâm thêm trên một xác thân đă chết là những viên đạn, những nhát dao không thể cắt nghĩa, không thể chấp nhận được. Những người Cộng sản Việt Nam đă làm những điều dă man như thế, khởi đi từ ḷng thù hận, từ sự cuồng tín. Từ đó, chúng ta có một nhận thức mới, họ mù quáng trong khi chiến đấu, họ không mảy may hiểu về những căn nguyên cuộc chiến tương tàn này.”

    Trên đây chỉ là ba vụ điển h́nh trong trăm ngàn vụ giết người một cách dă man và tàn bạo của bọn Việt Cộng mà ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đă dậy chúng. Điều ngạc nhiên và đáng thắc mắc ở đây là không hiểu tại sao ông Trần Thúc Linh, thân phụ của anh Trần Quốc Chương, một trí thức và 2 em của anh Nguyễn Văn Uy tức nhà văn Y Uyên là Nguyễn Văn Nhă, Nguyễn Văn Hương (có cha bị Việt Cộng lên án tử h́nh khiếm diện) đă hưởng nhiều ân huệ của VNCH lại có thể cúi đầu nhẫn tâm làm tay sai cho giặc Cộng ?

    Sunday, June 21, 2015

    Ls Lê Duy San
    ==================== ===========

    Trong phần kết luận làm tôi nhớ đến con của học giả Phạm Quỳnh, bồi bút Phạm Tuân .

    Vâng tại sao cũng như Phạm Tuân, Nguyễn Văn Nhă, Nguyễn Văn Hương (có cha bị Việt Cộng lên án tử h́nh khiếm diện) đă hưởng nhiều ân huệ của VNCH lại có thể cúi đầu nhẫn tâm làm tay sai cho giặc Cộng ?

    Sợ bị hành quyết kiểu ISIS ? hay v́ tiền Hồ hay là cả hai ?

  8. #3538
    Quản Giáo
    Khách

    Việt cộng dă man c̣n hơn ISIS



    Trong cái an b́nh hạnh phúc của Sai G̣n, chúng ta không thể quên cái tội ác của bọn vc đă đem lại đau khổ cho người dân Sàigon`, mà giờ đây những kẻ gây ra điều đó th́ lại nhởn nhơ thụ hưởng vật chất từ cái chính quyền mà chúng chiếm được, đồng thời tiếp tục phá hoại tài nguyên và môi trường sống tại miền Nam .

  9. #3539
    Tran Truong
    Khách
    Phạm Tuyên , con trai của ông Phạm Quỳnh , người được VC giải phóng bằng đập cuốc vào gáy . Phạm Tuyên lên án bố , đặt bài hát ca ngợi bác Hồ : Ai yêu bác HCM bằng các em nhi đồng .

    Hay hết xẩy !!!

  10. #3540
    Quản Giáo
    Khách

    Chợ Lớn hơn 100 năm trước

    Nói đến Sài G̣n mà thiếu Gia Định và Chợ Lớn th́ vẫn chưa đủ về Sài G̣n, phải không ạ ?

    Nếu vào Chợ Lớn đến nhà hàng Soái Ḱnh Lâm hay Đồng Khánh th́ ta có thể có 1 "Nhất dạ đế vương", chỉ nghe thôi, v́ ngày đó đi kèm trẻ tư gia th́ ăn ḿ ở cao lầu là vui rồi .

    Hăy nh́n qua Chợ Lớn hơn 100 năm trước:


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •