Page 356 of 471 FirstFirst ... 256306346352353354355356357358359360366406456 ... LastLast
Results 3,551 to 3,560 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3551
    hanhtrang
    Khách
    Bản nhạc nói về 1 anh chàng ngây thơ bị cô nàng gạt và cho leo cây, giống như những anh chàng chờ em Tigon ở quán vậy đó

  2. #3552
    hanhtrang
    Khách
    T́nh cảm tuổi trẻ thuở đó, thơ mộng, nhẹ nhàng và cao thượng, không như bây giờ

    Tôi lớn lên giữa giai đoạn hỗn độn này, nửa rock Mỹ, nửa pop Tây.


  3. #3553
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Thật t́nh tôi chỉ là một người lính bất đắc dĩ, lệnh tổng động viên giới hạn tuổi ở đại học, ông tướng Đạm không kư giấy hoăn dịch nữa th́ tŕnh diện .

    Tôi rời Sài G̣n cũng chưa được bao lâu, ở Thủ Đức th́ cũng chỉ mới là lính tập sự, lính sữa. Đă có tối nào nh́n toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn.

    Đă có đêm nào trùm poncho gh́m súng ngồi dưới mưa giữa ṿng vây quân địch đâu, mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hải .

    Đă bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nh́n máu chảy cho đến hết đâu, mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng.

    Vậy mà tôi đă tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa lạ, lạc lơng với Hân, với Sài Gon. Kỳ cục không?

    Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm. Nhưng tôi không có th́ giờ để suy nghĩ, để phân tích điều ǵ, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh.

    Sau này, nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Mười Ngày Phép Của Một Người Lính” Tôi đọc và thấy nhẹ nhàng thơ thới lắm.

    Đại khái tác giả đă nhân danh một người lính mà đặt vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng.
    Tôi nhẹ nhơm v́ ông Thế Uyên đă nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.

    Đoạn sau đây lẽ ra không có trong bài viết này, nhưng tôi vừa nhắc đến nhà văn Thế Uyên với một cách nói được hiểu như là một sự mến mộ v́ vậy nên tôi xin phép nói thêm vài điều trong cái ngoặc đóng này.

    Đúng, có một thời gian rất dài tôi mến mộ ông Thế Uyên. Tôi mê Thế Uyên từ truyện ngắn “Những Kẻ Thuộc Bài.”

    Đại khái chuyện muốn nói là mỗi chúng ta đều học được từ sách vở, học đường, tôn giáo và nhiều nguồn giáo dục khác những điều tốt đẹp.
    Thật đáng buồn, thực tế không giống như những ǵ ta được dạy.

    Trong cuộc đời có quá nhiều những kẻ không thuộc bài, có quá nhiều những ngụy quân tử, nói rất đúng bài vở nhưng chính họ lại làm khác và Thế Uyên nhân danh một người thuộc bài, phê phán về điều đó.

    Tôi đă từng có lúc bạo gan nghĩ là ḿnh cũng thuộc loại thuộc bài nên hết sức thông cảm và chia xẻ nỗi buồn của Thế Uyên, ủng hộ Thế Uyên .

    Về sau Thế Uyên lập nhà xuất bản Thái Độ, lại đúng nữa, xă hội của chúng ta quả là có nhiều vấn đề cần tỏ thái độ và tôi lại tiếp tục ủng hộ Thế Uyên dù tôi chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết ǵ với ông .

    Tôi giữ một t́nh cảm rất đặc biệt về Thế Uyên cho đến năm 1979. Hồi đó các trại tù đă được thăm nuôi và tôi được bạn bè lén lút gởi cho tờ báo Đứng Dậy hay Đối Diện ǵ đó của nhóm Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan.

    Trong tờ báo này có một bài viết của Thế Uyên, anh ta kể về một cái Tết ở trại giam Kà Tum .
    Nhà văn lớn có khác, tả tết th́ đúng là tết, có thịt cá bánh trái ê hề, có cà phê thuốc lá vui vẻ, có giọng nói tiếng cười “hồ hỡi phấn khởi” .

    Có những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, có các cán bộ khoan ḥa nhân ái như những nhà tu, đặc biệt là cảm tưởng sung sướng xúc động của tác giả khi được đứng nghiêm chào lá cờ máu trong ngày đầu năm .

    Tôi đọc bài báo mà buồn lắm, buồn ghê gớm lắm. Tôi biết là trong hàng ngũ những kẻ không thuộc bài đă có thêm một người và tôi tự buộc ḿnh phải quên hai chữ Thế Uyên đi, thật đau ḷng nhưng phải quên, nhất định quên .

    Tôi xin trở lại với cà phê Hân và xin làm ơn bỏ qua một bên cái cảm giác xa lạ của riêng tôi.
    Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người.

    Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà phê Duyên Anh (không biết nơi này có liên quan ǵ với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bởi một người chủ ái mộ nhà văn này).

    Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đă trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Thống Nhất - Cường Để .

    Và các anh em bên khu Đài Phát Thanh, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hướng Phan Đ́nh Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mỉm cuời và sẽ thấy rất gần gũi, rất thân thiết .

  4. #3554
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo và hết

    Tôi vừa mời các bạn đi thăm một ṿng mấy quán cà phê mà chắc nhiều anh em trong chúng ta từng quen biết, từng có những gắn bó thế này hay thế khác.

    Tôi xin ngừng ở đây nhưng anh em có thể tiếp tục đến những nơi chốn kỷ niệm khác của riêng ḿnh.
    Tôi biết anh em đều là những người nặng t́nh cho nên tôi tin là mỗi hẻm nhỏ, mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi cổng trường đều thấp thoáng bóng h́nh của tuổi nhỏ, của quê xưa .

    Tôi xin nhắc là anh em nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nh́n họ ngậm ống vố, đeo kiếng cận nói chuyện văn chương th́ mời đến quán Cái Chùa .
    Anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió .

    Anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự th́ cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên G̣ Vấp, vào quán Hương Xưa . Ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối với nhau cũng rất đẹp.

    Tất cả những ǵ tôi nhắc tới là một chút ngày cũ . Một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài G̣n trong trí nhớ.

    Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, tặng tất cả những ai c̣n có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy ... dường như một nửa trái tim ḿnh c̣n đang bay lơ lửng ở đâu đó ... nơi quê nhà .


    Nguyễn Mạnh An Dân

  5. #3555
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ;.. về thăm mái nhà xưa..

    ngày 08-09-2016...
    Kính chào Thân hữu xa gần...
    bỏ vườn bỏ xóm ra đi măi..
    che nắng đụn mưa dưới mái nhà...

    Vaang Saigon có nhiểu những ky niệm của đám tuổi già nay trên sáu bó..Cà phê thầm lặng.. cà phê đàu ngơ.. nhiều lắm Cái duyên thàm của cà phê là đem lại những phút trầm ḿnh trong váng lặng.. hay trong góc tâm hồn mệt mỏi.. nh́n những giọt nước nâu đậm đen rớt xuống cái tách sứ trắng.. đẻ lại vệt nâu... nhất là nh́n mấy cậu đi trồng si trên vỉa hè xi măng.. ngồi ủ rũ...
    C̣n cửa hàng.. nào Nguyễn thiện Thuật hay Văn khoa.. và c̣n có ở Dakao Đinh Tiên Hoàng.. đến Nguyễn phi Khanh.. con đường bé bé êm êm như tiếng nói thầm th́ của một ai đó đang kề bên tai.. ồn ào sinh động như Hầm gió Vơ Tánh.. cả một khung trời tuổi trẻ khó có ai quên được. Đó là khung cảnh của quán hàng.....
    .... c̣n như cung cách nhâm nhi thưởng thức hương vị nữa.. v́ cà phê cũng có vài loại.. và cái gout cũng tuỳ khẩu vị cá nhân .. như lăo hủ được biết th́ Việt nam các loại cà phê được trồng nhiều trên Cao nguyên Lâm đồng cho lên tới Ban mê thuột.. c̣n miền Bắc th́ trồng nhiều ở Lao bảo.. gần Khe sanh. Sau đây là vài loại mà nmq có dịp được thưởng thức qua..
    1/ Arabica.. hạt nhỏ hương vị thơm nhẹ..nhưng thoảng lâu.. cho đến giọt cuối.. vị hơi chua.. dáng hạt cà phê hơi ovale và nhỏ xinh xắn. Uoongs để thức học b́ th́ hết sảy.
    2/ Robusta.. hạt hơi to tṛn.. kém thơm, nhựa nhiều có vị đắng.( hơi chát giống quinacrine). Càfeine nồng độ cao nên khó ngủ..sau khi uống
    3/ Moka.. hạt trung b́nh ovale hơi dài.. không chua ít đắng, Nhuwng hương thơm th́ khỏi có chê, chuyên dùng để pha làm bánh cake... ( chỉ có ở Trung đông và Bắc Phi)
    4/ Cà phê mít, hạt to như đầu ngón tay út, nhựa nhiều đắng cũng khá kém thơm..

    Gọi là có đôi gịng chứ chưa dám bỏ nhà "..đi mất đất.." .. ./. nmq

  6. #3556
    Tran Truong
    Khách
    Mừng cụ NMQ vẫn thương nhớ Vietland . Vẫn chưa đành xa lìa độc giả . Chúc cụ sức khỏe dồi dào , gõ phím đều tay . Thân ái .

  7. #3557
    Tran Truong
    Khách

    Viết cho những thằng mang danh Người Việt

    Mạn phép các vị ,hôm nay được mang dòng thơ ,một người con của SàiGòn thưở ấy lên đây .

    Nhà thơ Nguyễn Đức Trạch, bút hiệu Trạch Gầm, hiện cư ngụ ở Anaheim, Orange County. Là con trai của bà Tùng Long, có em ruột là nhà văn Nguyễn Đức Lập và nhà văn Nguyễn Đông Thức(tên thật là Nguyễn Đức Thông, hiện sống ở Sài G̣n.Nguyễn Đông Thức vừa là nhà báo (báo Tuổi Trẻ từ năm 1981) trước khi trở thành nhà văn chuyên nghiệp). Nhà văn Nguyễn Đức Lập cũng là 1 cây bút nổi tiếng ở Bolsa.

    Anh Trạch gốc Quăng Ngăi, sinh năm 1942 tại Sài G̣n. Cựu học sinh Vơ Trường Toản. Tốt nghiệp khóa 21 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Địa chỉ thường trú trước 1975: TRẠI HÙNG VƯƠNG, Biên Ḥa; KBC 3570 trại Lam Sơn, B́nh Dương. Sau 1975: tù cải tạo. Nay định cư tại Nam California.

    Ít nhất Trạch Gầm cũng đă văng vào mặt bọn bán nước Việt Cộng những chữ ĐM mà tôi không đủ "ch́" để xin phép chúng cho tôi chửi chúng một tiếng, dù tôi vẫn chửi chúng, chửi hàng ngày, nhưng lại chửi bằng những câu văn hoa, bóng bẩy chỉ có tác dụng làm nhẹ tiếng chửi. Một nét khác trong bức truyền thần vẽ trái tim của người lính mất nước là hai câu:

    Tao không tin lính lại hèn đến thế

    Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm

    Trạch Gầm là một Trung Úy Đại Đội Trưởng, nhiều năm vào sinh ra tử với trên dưới 100 quân nhân được anh mô tả như "8000 anh em đất Bái Thượng" của Hạng Vơ. Những người lính đó không hèn, dù vị tổng tư lệnh quân đội phản bội họ theo lệnh đồng minh ; những người lính đó vẫn không hèn trong suốt nhiều năm dài bị địch sinh cầm trong những điều kiện vô nhân đạo nhất.

    Giờ này, 34 năm sau ngày gẫy súng, người lính Trạch Gầm vẫn gầm vào mặt Việt Cộng hai chữ "đi em - (ĐM)" để hỏi chúng Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu ? Tôi yêu khí phách Trạch Gầm dù mới gặp anh một lần ; tôi yêu thơ Trạch Gầm, anh nói giùm tôi, nói mạnh, nói thẳng hơn tôi, những điều tôi vẫn nói hàng ngày.

    Nguyễn Đạt Thịnh, 2009/02/23


    Và đây , một trong những bài thơ của anh " Viết cho những thằng mang danh Người Việt "


    H́nh như chúng ḿnh đă quen nhau trước

    H́nh như ḿnh cùng bú sữa miền Nam

    H́nh như ḿnh cùng từng ôm cây súng

    Giữ Quê Hương và… t́m kiếm thanh b́nh

    H́nh như mầy thừa hơn tao kinh nghiệm

    Đă một lần bỏ miền Bắc ra đi

    V́ không thể sống với người cộng sản

    Mầy dạy tao hiểu cộng sản là ǵ

    Chia xương máu… mầy có phần trong đó

    Từng là chứng nhân bao cảnh điêu tàn
    *
    * *
    Huế, Tết Mậu Thân sờ sờ tội ác

    Hè 72, máu ngập Lộ Kinh Hoàng

    Ngành viết lách mầy viết ǵ thời đó

    Nhớ hay quên tao mặc kệ xác mầy

    Có một điều tao nhắc mầy nên nhớ

    Với cộng nô, ḿnh là bọn “tay sai”

    Lư lịch mầy bửa ngang xẻ dọc

    Tưởng chia cơm với bọn chúng được sao ?
    *
    * *
    Ngửi gió phất cờ khôn ngoan kiểu đó

    Trơ trất đời, mầy gây chuyện tào lao

    Hít bă mía theo bọn dày mả tổ

    Thân phận mầy hít bả mía được sao ?

    Liếm tí mật quên hết t́nh hết nghĩa

    Phải chưởi mầy, tao…đau quá là đau !

    Trạch Gầm


  8. #3558
    Quản Giáo
    Khách
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Mạn phép các vị ,hôm nay được mang dòng thơ ,một người con của SàiGòn thưở ấy lên đây .

    Nhà thơ Nguyễn Đức Trạch, bút hiệu Trạch Gầm, hiện cư ngụ ở Anaheim, Orange County. Là con trai của bà Tùng Long, có em ruột là nhà văn Nguyễn Đức Lập và nhà văn Nguyễn Đông Thức(tên thật là Nguyễn Đức Thông, hiện sống ở Sài G̣n.Nguyễn Đông Thức vừa là nhà báo (báo Tuổi Trẻ từ năm 1981) trước khi trở thành nhà văn chuyên nghiệp). Nhà văn Nguyễn Đức Lập cũng là 1 cây bút nổi tiếng ở Bolsa.

    Anh Trạch gốc Quăng Ngăi, sinh năm 1942 tại Sài G̣n. Cựu học sinh Vơ Trường Toản. Tốt nghiệp khóa 21 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Địa chỉ thường trú trước 1975: TRẠI HÙNG VƯƠNG, Biên Ḥa; KBC 3570 trại Lam Sơn, B́nh Dương. Sau 1975: tù cải tạo. Nay định cư tại Nam California.

    Ít nhất Trạch Gầm cũng đă văng vào mặt bọn bán nước Việt Cộng những chữ ĐM mà tôi không đủ "ch́" để xin phép chúng cho tôi chửi chúng một tiếng, dù tôi vẫn chửi chúng, chửi hàng ngày, nhưng lại chửi bằng những câu văn hoa, bóng bẩy chỉ có tác dụng làm nhẹ tiếng chửi. Một nét khác trong bức truyền thần vẽ trái tim của người lính mất nước là hai câu:

    Tao không tin lính lại hèn đến thế

    Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm

    Trạch Gầm là một Trung Úy Đại Đội Trưởng, nhiều năm vào sinh ra tử với trên dưới 100 quân nhân được anh mô tả như "8000 anh em đất Bái Thượng" của Hạng Vơ. Những người lính đó không hèn, dù vị tổng tư lệnh quân đội phản bội họ theo lệnh đồng minh ; những người lính đó vẫn không hèn trong suốt nhiều năm dài bị địch sinh cầm trong những điều kiện vô nhân đạo nhất.

    Giờ này, 34 năm sau ngày gẫy súng, người lính Trạch Gầm vẫn gầm vào mặt Việt Cộng hai chữ "đi em - (ĐM)" để hỏi chúng Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu ? Tôi yêu khí phách Trạch Gầm dù mới gặp anh một lần ; tôi yêu thơ Trạch Gầm, anh nói giùm tôi, nói mạnh, nói thẳng hơn tôi, những điều tôi vẫn nói hàng ngày.

    Nguyễn Đạt Thịnh, 2009/02/23


    Và đây , một trong những bài thơ của anh " Viết cho những thằng mang danh Người Việt "


    H́nh như chúng ḿnh đă quen nhau trước

    H́nh như ḿnh cùng bú sữa miền Nam

    H́nh như ḿnh cùng từng ôm cây súng

    Giữ Quê Hương và… t́m kiếm thanh b́nh

    H́nh như mầy thừa hơn tao kinh nghiệm

    Đă một lần bỏ miền Bắc ra đi

    V́ không thể sống với người cộng sản

    Mầy dạy tao hiểu cộng sản là ǵ

    Chia xương máu… mầy có phần trong đó

    Từng là chứng nhân bao cảnh điêu tàn
    *
    * *
    Huế, Tết Mậu Thân sờ sờ tội ác

    Hè 72, máu ngập Lộ Kinh Hoàng

    Ngành viết lách mầy viết ǵ thời đó

    Nhớ hay quên tao mặc kệ xác mầy

    Có một điều tao nhắc mầy nên nhớ

    Với cộng nô, ḿnh là bọn “tay sai”

    Lư lịch mầy bửa ngang xẻ dọc

    Tưởng chia cơm với bọn chúng được sao ?
    *
    * *
    Ngửi gió phất cờ khôn ngoan kiểu đó

    Trơ trất đời, mầy gây chuyện tào lao

    Hít bă mía theo bọn dày mả tổ

    Thân phận mầy hít bả mía được sao ?

    Liếm tí mật quên hết t́nh hết nghĩa

    Phải chưởi mầy, tao…đau quá là đau !

    Trạch Gầm

    Bài thơ thật bi-hùng trộn lẫn, trong giọng đọc trầm buồn, tôi phải ngưng lại không nghe tiếp đôi lần v́ xúc động ... xin mời ... để ôn lại đời lính, và cảm nhận cùng người lính đứng rơ ràng trên chiến tuyến quay súng về quân thù để giữ yên lư tưởng .

    Một thời để sống, một đời để hy sinh và một lần nằm xuống . Xin chia xẻ với những cảm súc chân thành

  9. #3559
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Câu chuyện Trạch Gầm cứu cô gái , that cảm động . Ông đă làm hết sức , nhưng định mệnh , hay số mệnh của cô gái đă măn , nên Trạch Gầm không cứu cô được

  10. #3560
    Tran Truong
    Khách

    Chân dung Trạch Gầm qua nhăn quang của người thầy cũ nhân dịp ra mắt tập thơ Vụn Vặt

    Vì dài nên xin trích đoạn ,hầu các vị :

    10 giờ sáng Chủ Nhật, 18 tháng 11 năm 2007, Thư Viện Việt Nam tổ chức buổi ra mắt thi phẩm Vụn Vặt của Trạch Gầm tại TVVN số 10872 Westminster, Ave., Suite 214, Garden Grove. Bai viết của cô giáo Khư Thị Ngọc Sang - vị thầy với cậu học trò - đã gặp nhau cách nay trên 50 năm và ghi lại vài hình ảnh khó quên của thưở xa xưa nói lên tinh thầy trò đáng nhớ. Tuy tuổi hạc đã cao nhưng cô giáo hiện ở Canada vẫn còn nhớ những hình ảnh xa xưa để ghi lại nhân dịp thi phẩm của cậu học trò chào đời - Cali Weekly

    Nguyễn đức Trạch cũng mơ ước tương lai trong đó thấp thoáng bóng h́nh cô nữ sinh Trưng Vương kế cận:

    Ta vốn là dân Vơ Trường Toản

    Nên cách trường Em một tấc đường

    Ta lang thang bước hoài không tới

    Qua hai cây cầu th́ đến trường nữ Lê Văn Duyệt, Trạch giả đ̣ viếng Lăng Ông : Khói nhang đâu chỉ thấy bóng hồng thướt tha
    Khiếu viết văn cũng sớm xuất hiện. Có lần luận văn được Cô cho 10 điểm, dù rằng cô nổi tiếng khe khắt:

    Xin trả lại Cô bài văn miêu tả

    Một lần về thăm quê ngoại miệt vườn

    Có ǵ lạ đâu nếu ta biết Trạch là con Bà Tùng Long, tiểu thuyết gia nổi tiếng trên văn đàn miền Nam vào những thập niên 50, 60, 70... Thi tú tài 1 cũng ạch đụi một hai lần, Trạch nhắc lại lần vào hạch miệng Pháp văn, cứ chần chừ cho đến cuối không dám bước vô pḥng thi, cô làm giám thi hành lang phải đẩy Trạch qua cửa.

    Trạch nhớ lần thi cá nguyệt Sử đệ nhị, Thống ngồi cùng một dăy bàn, mở sách trong học tủ cho Trạch chép, sau khi nộp bài cho Cô mới biết thằng Thống mở lầm trang !!
    Tất cả những giai thoại trên để chứng tỏ Trạch tiêu biểu tự nhiên và b́nh thường của lớp ‘nhất quỷ, nh́ ma,thứ ba học tṛ.’

    Những giáo sư đă dạy Sử cho Trạch thật không uổng công, bởi những trang sử ấy đă un đúc t́nh yêu quê hương khiến Trạch cả đời hết đem sinh mệnh th́ đến đem tấm ḷng, hiến dâng cho đất nước.
    Trạch đậu Tú Tài 2 rồi « vui chơi » cho đến khi vắng bóng bạn bè, lăn vào chiến cuộc như một số không ít bạn bè cùng lớp trong trường. Cũng từ đó thầy tṛ bặt tin nhau cho đến hơn 30 năm sau.

    Năm 1965 Trạch t́nh nguyện vào quân ngủ, đám bạn thân, thằng Khôi lư la lư lắc, cao lớn đẹp trai nhất nh́ trường, giỡn hớt, ăn vụng trong giờ học hơn ai hết, thằng Quang mũ mỹ, hiền lành, cũng vào lính 3 năm trước rồi. Không khí chiến tranh sôi động khiến thanh niên dù c̣n trên ghế nhà trường cũng ngồi đứng không yên.

    Em lội ngược ḍng trọn năm dệ nhất

    Giữa cảnh quê hương khói lửa tơi bời

    Trước sau rồi cũng đến lúc quyết định, thôi th́ đi sớm có lẽ c̣n chọn được binh chủng ḿnh thích:

    Một ngày của ta trên tuổi hai mươi

    Quê hương của ta khói lửa ngập trời

    Cơm áo nhà binh ta vào cuộc chiến

    T́m lấy tự do bằng chính mạng người

    Trạch hăng hái lăn vào chinh chiến với động lực thúc đẩy mạnh mẽ : Chinh phục tự do và đem lại thanh b́nh cho xứ sở. Trạch nhắc lại nhiều lần hai danh từ mầu nhiệm nầy:

    Nhớ ra ta là lính

    Từng hát bài Tự Do

    Trong gian khổ vẫn một ḷng mơ ước

    Mong Thanh B́nh về thắp sáng tương lai

    Để chinh phục thanh b́nh cho đất nước Trạch cắn răng chấp nhận mọi gian khổ, kể cả cái chết của những đồng đội trẻ tuổi và của chính ḿnh

    Hai mươi tháng bảy ta rời An Lộc

    Bỏ lại sau lưng vô số bạn bè

    Bao đứa ngủ yên trong ḷng đất mẹ

    Cho thanh b́nh ca khúc hát hoan ca

    Mười năm chiến đấu Trạch tham dự vào đa số những trận đánh khốc liệt, đẫm máu: Lộc Ninh, Lai Khê, Xa Cát, Bù Đốp, Bung Cầu, Sóc Con Trăng, Kà Tum… những mùa hè lửa đỏ, những thực tại, những quyết định chớp nhoáng trong súng nổ đạn rơi, máu, mồ hôi, đau thương giữa bạn và thù đang lẫn lộn nhau:

    Hai thằng cắn răng ḅ qua bao xác
    Xác bạn, xác thù trộn lẫn đau thương

    Cũng không quên nhân đạo khi xử sự với tù nhân và dân chúng nạn nhân chiến cuộc:

    Cũng nơi đây ta cứu người con gái
    Gởi trực thăng di tản về B́nh Dương

    Trực thăng nổ khi vừa rời mặt đất

    Ta điếng hồn như vừa nuốt phải xương
    *
    * *
    Cũng nơi đây ta bắn thằng Việt Cộng

    Một viên M79 vào hông

    Bởi quá gần đạn không kịp nổ
    Ta lại phải nuôi nó mấy tháng ṛng

    Trạch không rơi vào thơ ca chinh chiến cổ điển mà t́nh yêu trai gái, Em hậu phương, Anh tiền tuyến, mỏi ṃn chờ đợi, trong viễn tượng hãi hùng ... Anh về nạng gỗ cụt chân…
    T́nh yêu xuất hiện trong thơ Trạch như mây bay gió thoảng, đem lại chút mọng mơ, vài nụ cười hóm hỉnh

    Anh có mẹ ǵ đâu để tặng

    Một món quà sinh nhật cho Em

    Gặp gỡ thôi…dăm ba lần thất hẹn

    Dù kết cuộc

    Mười mấy năm ṛng cơm áo nhà binh

    Đổi mạng sống lấy Thanh B́nh…cũng không được

    Trạch vẫn có quyền hănh diện về hành trang của một người lính anh dũng.
    Một đặc điểm nữa không thể xem nhẹ trong đoạn đời binh sĩ của Trạch, là t́nh yêu thương đồng đội, kẻ c̣n đang kề vai chiến đấu với ḿnh cũng như người đă ngă gục. Trạch chia xẻ với chiến hữu từng ly rượu hiếm hoi, từng phần lương khô nuốt cầm hơi qua các trận đánh.

    Mấy phần lương khô mấy phần gạo xấy

    Chia cho đồng, để sống đến ngày mai

    Chừa vài chén cho những thằng nằm xuống

    Gọi nó về cùng ngồi uống cho vui

    Trạch thân thương vuốt mắt từng chiến hữu vừa ngă gục :

    Ta quen B́nh Long, ta quen Quảng Trị

    Vuốt mắt bạn bè chết giữa gió sương

    Cho đến ngày được lịnh buông súng, Trạch cũng không quên ghé vào nghĩa trang, chia xẻ niềm tủi nhục và uất hận với linh hồn đồng đội cũ:

    Tao sống đến ngày cuối cùng cuộc chiến

    Được cái hơn mầy nh́n thấy đau thương

    Mầy đă hơn tao v́ mầy đă chết

    Hưởng chút lễ nghi, hưởng chút ân cần

    Có được người thân cho lời nuối tiếc

    C̣n tao bây giờ sống cũng như không

    Đành đến thăm mầy những thằng đă chết

    Thương mến, ân cần với đồng đội sống cũng như chết là điểm son trong tánh t́nh Trạch . Tháng tư 75 đen kết thúc bất ngờ cuộc chiến, niềm tức tưởi nghẹn ngào cho người lính một ḷng vũng tin vào chính nghĩa ḿnh theo đuổi trong 10 năm vào sinh ra tử:

    Ba mươi tháng tư… ta ôm mặt khóc

    Trên cầu Saigon cạnh phố Hùng Vương

    Mười năm binh đao… mựi ngày kết thúc

    Ta c̣n nguyên mà…. mất cả quê hương !

    Bản tính thận trọng và suy tư, Trạch không vội vàng đổ tội cho ai đă bất chợt trở bàn tay xóa bàn cờ chiến cuộc, Trạch nhỏ lệ nghiêng ḿnh trước vong linh anh hùng của một số nhỏ đàn Anh chỉ huy đă tuẩn tiết

    Giờ th́ đau thương vây Anh vây tôi

    Súng trên tay rớt xuống ngậm ngùi

    Anh đă chết cho tṛn t́nh non nước

    Cho bạn bè… nuối tiếc măi không nguôi

    Với người bạn đồng minh quay lưng bất th́nh ĺnh, Trạch vẫn nhă nhặn:
    Cám ơn mầy cùng tao chia xẻ

    Trận chiến nào cũng khốc liệt cam go

    Có hỏi mầy cũng là điều vô lư

    Chuyện bỏ đi mầy quyết định được sao

    Tao với mầy cũng chỉ là thằng lính

    Thằng lính nào chẳng chấp nhận thương đau

    Giai đoạn 10 năm kế tiếp của một chiến sĩ Việt Nam sau tháng 4/75, nếu không tự sát hoặc thoát ra khơi, dĩ nhiên là ngồi tù cải tạo dài dài từ nam ra bắc:

    Bạn bè của ta có thằng tự sát

    Bạn bè của ta có đứa ra khơi

    Ta quẩy thân tù từ Nam ra Bắc

    Long Giao, Văn Bản, Vĩnh Phú, Lào Cai

    Ta gặp Quê Hương lưng tṛng nước mắt

    Thương xót cho ta, thương xót mọi người

    Đói khát hành hạ thân xác, tủi nhục vằn vật tâm hồn, trước kia Gầm Thét nơi chiến trận, bây giờ là lúc Gầm Gừ trong ngục tù, Trạch là con hổ nhớ rừng Gậm mối căm hờn trong cũi sắt:

    Ngày vào tù lại tung hô mẹ kiếp

    Thua thằng ngu mới tơi tả cả hồn

    Không sợ khổ chỉ sợ đời châm biếm

    Ra khỏi trại tù, trở về trên 40 tuổi, thành phố hoa lệ cũ đă trở thành chợ trời bát nháo:

    Cái tách, cái ly, cái quần, cái áo

    Giải phóng ra đường đổi bát cơm tươi

    Trạch đạp xích lô, đi kinh tế mới như đa số quân, cán, chánh cũ, huấn nhục thêm 10 năm nữa:

    Cố dặn tâm hồn … đừng nhé chớ điên

    Gắng sống nghe chưa… t́m đường vượt biển

    Để cùng bạn bè lấy lại t́nh thương

    Giờ Tự Do, Thanh B́nh đă thoát tầm tay th́ c̣n động lực T́nh Thương để bám sống . Ngày ra đi của một H.O. Trạch ôn lại cho con Lịch Sử cùng Địa Dư quê hương ḿnh, với lời hứa hẹn:
    Con đă nhớ rơ rồi

    Thôi ngày mai cha con ḿnh sẽ

    Vẫy tay chào tạm biệt quê hương

    Ḿnh ra đi mà vẫn nhớ vẫn thương

    Ngày khôn lớn Con về trang trải nhé..

    Trạch vẫn nghĩ ḿnh c̣n NỢ quê hương, và giao món NỢ truyền kiếp đó lại cho con. Vào năm 2000, thầy tṛ nối được liên lạc, bản thân tôi cũng khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, trong 25 năm lưu vong.

    Vẫn một ḷng ân cần với mọi người, Trạch sợ tôi buồn nên rào đón « Thầy luôn hoài vọng, hoc tṛ ḿnh thi đỗ, làm quan, Em, trước sau chỉ là một người lính, và một người lính bại trận… ». Tôi đă rớt những giọt nước mắt hiếm hoi của tuổi già v́ những lời ấy. Bây giờ th́ luận ǵ về Thành Bại, Vinh Nhục.. chỉ có hân hoan gặp lại người học tṛ cũ sau 3, 4 chục năm dâu bể tang thương.

    Xếp tập thơ lại, tôi đau xót, bàng hoàng, không phải chỉ v́ Trạch là một học sinh cũ mà tôi vẫn c̣n thương mến như vào những ngày Vơ Trường Toản xa xưa ...


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •