Page 357 of 471 FirstFirst ... 257307347353354355356357358359360361367407457 ... LastLast
Results 3,561 to 3,570 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3561
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trần Trường nhắc , tôi mới nhớ , Trạch Gầm là con trai bà Tùng Long

    Con nhà Tông , hèn chi ...

  2. #3562
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BF là ǵ ?


    Một cậu bé nói với một cô bé:
    - Tớ là BF của cậu!
    Cô bé hỏi:
    - BF là ǵ?
    Cậu bé cười h́ h́ trả lời:
    - Nghĩa là Best Friend đấy.


    Sau này họ hẹn ḥ, chàng trai lại nói với cô gái:
    - Anh là BF của em!
    Cô gái dựa nhẹ vào vai chàng trai, thẹn thùng hỏi:
    - BF là ǵ hả anh?
    Chàng trai trả lời:
    - Là Boy Friend đấy!


    Vài năm sau đó họ kết hôn, sinh được những đứa con thật xinh xắn,
    người chồng lại cười và nói với vợ rằng:
    - Anh là BF của em!
    Người vợ dịu dàng hỏi chồng:
    - BF là ǵ hả anh?
    Anh chồng nh́n đàn con xinh xắn và hạnh phúc trả lời:
    - Là Baby’s Father.


    Khi họ già, họ cùng nhau ngồi ngắm hoàng hôn trước hiên nhà,
    ông lăo lại nói với vợ:
    - Bà nó à! Tôi là BF của bà đấy!
    Bà lăo cười với những nếp nhăn trên mặt:
    - BF là ǵ hả ông?
    Ông lăo mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời 1 cách thật thần bí:
    - Là Be Forever!


    Khi ông lăo hấp hối cũng nói :
    - Tôi BF bà nha.
    Bà lăo trả lời với giọng buồn:
    - BF là ǵ vậy ông??
    Ông lăo trả lời rồi nhắm mắt:
    - Là Bye Forever!


    Vài ngày sau, bà lăo cũng ra đi, trước khi nhắm mắt, bà lăo nói nhỏ bên mộ ông lăo:
    - Beside Forever nha ông!!

    Nguồn FB

  3. #3563
    Tran Truong
    Khách

    Thầy Giáo Ngụy!

    Thưa năm 75, tui cũng như những người khác là phải xách cái giỏ đệm đi học tập cải tạo cho thành người tốt. “ Ủa! Xưa giờ tui có làm người xấu bao giờ đâu mà bây giờ tui lại phải bị ‘cải tạo’ cho thành người tốt chớ ? ”

    Dạy ‘giáo’ là dạy cho con nít biết đọc, biết viết chớ để tụi nhỏ dốt đặc cán mai sao được, th́ Giáo có tội lỗi ǵ?

    Th́ tay cán bộ Tuyên huấn Thành ‘quỷ’ nói rằng: “Đồng chí (?!) đừng có xỏ xiên tụi tui dốt đặc cán mai! Mấy đồng chí (?!) giáo viên không có tội cầm súng chống phá lại cách mạng nhưng các đồng chí có lỗi, lỗi nầy lớn lắm. Các đồng chí dạy học tṛ học toán cho giỏi, lớn lên tụi nó đi ‘đề lô’ pháo binh, chấm tọa độ chính xác đến từng mi li mét một, pháo ngay chóc hầm của Cách mạng, làm tụi tui chạy như vịt... Mà các đồng chí nói hổng có lỗi là sao hả?”

    “Kẻ thù Pháp, Nhật, Mỹ nào... ta cũng đều đánh thắng hết ráo. Bắc Nam gom về chung một mối, cả nước ḥa lời ca?! Khó như vậy ta c̣n làm được... huống hồ ǵ cái chuyện kinh tế! Đảng ta sẽ xây dựng gấp 10 lần ngày nay. Xong kế hoạch ngũ niên nầy cả miền Nam vừa được giải phóng đêm ngủ không ai cần đóng cửa nữa!”



    Đúng vậy! C̣n của cải quư giá ǵ nữa đâu mà sợ ăn trộm để đêm ngủ phải mắc công cửa đóng then gài chớ?!

    Thưa đói khổ như vậy; nhưng Trời lại thương cho trúng lô an ủi là tui có quen anh bạn tù cải tạo cũng giáo, giáo dạy Việt văn.

    Ở tù về, hai đứa thầy giáo ‘ngụy’ đều bị ‘thầy giáo tháo giầy’, ‘giáo chức dứt cháo!’ Anh bạn chạy xe đạp ôm; c̣n tui, tui đi bán vé số.

    Chiều 5 giờ là ảnh rề rề chiếc xe đạp đến trước bàn vé số của tui đặt ở Công viên trước cổng Bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa hồi xưa, mà giờ VC đặt cái tên mới là Bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ, để ḍ vé số.

    6 giờ tối là tui xếp bàn vé số lại, leo lên cái ‘bọt ba ga’ cho ảnh chở vào chợ Tham Tướng, kêu một xị rượu thuốc và hai tô cháo vịt, lai rai... để thưởng công cho một ngày lao động vinh quang !
    “Trời làm một trận lăng nhăng.

    Ông xuống làm thằng, thằng lại lên ông!”

    Có hôm quất sạch tô cháo vịt và xị rượu đế, nổi hứng, mặt hồng hồng sáng trong trong, anh chơi luôn một bài thơ như vầy:

    “Em giỡn chơi hay là em tàn nhẫn?

    Phụ anh rồi, tình không để… trôi xuôi.

    Em bỏ anh, em lấy chồng… thây kệ !

    Nỡ lòng nào, em mời đến…chung vui?

    Anh đã đến dẫu lòng anh đưa đám.

    Mặt đám ma, miệng mếu… nở nụ cười.

    Anh… quân tử, trót lỡ làm… quân tử.

    Dẫu tình thua, tay vẫn bắt, vẫn cười…

    Em nhí nhảnh: “đâu rồi anh, quà cưới?

    Nhà thơ nghèo, tiền chẳng có bao nhiêu.

    Quà anh đi: thư tình xưa, em viết.

    “Em đốt đi, kẻo chồng biết, nó ghen!”

    Thì kỷ niệm.. ừ thôi… là kỷ niệm.

    Em đã quên khi em bước qua cầu.

    Lỡ chồng hỏi, từ xưa giờ… thùy mị.

    “Chỉ mình anh, không ‘nhăng cuội’ ai đâu!”

    Anh quân tử, trót lỡ làm quân tử.

    Tình em yêu, anh liệm kín, chôn sâu.

    An tâm nhé ! đừng vấn lòng… bội phản.

    Đời hợp tan… ai rảnh… để mà sầu?

    Dẫu giỡn chơi hay là em tàn nhẫn?.

    Thiệp cưới mời “anh đến để chung vui”

    “Anh đã đến, dẫu lòng anh đưa đám.

    Đêm say vùi làm tốn rượu em chơi!”


    Chẳng qua, hồi c̣n đi dạy anh có t́nh nhỏ vắt lên vai với một em sinh viên Luật khoa năm thứ tư của trường Đại học Cần Thơ, tính cưới Luật sư cho nó khoái. Ai dè 30 Tháng Tư 75 bất ngờ ập tới như trời sập. Xong !

    Ba em ở trong rừng ra ! Nghe nói làm ‘thành quỷ, thành ma’ ǵ đó.... Em có kêu tui tới nhà ra mắt ba em; rồi hai người đàm đạo để kết t́nh ‘thương mến thương’.
    Nhưng hai chiến tuyến khác nhau: ‘đàm đạo’ cái ǵ... Chỉ có ‘đạn đạo’ mà thôi! Tía em bắn qua; là tui xẹt lại... Hổng có hưu chiến, ‘đánh đánh đàm đàm’ ǵ hết ráo!

    Có lần Tía em hỏi (xem tui cải tạo có tốt hay chưa) rằng: “Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa Cộng sản khác nhau như thế nào?” Tui trả lời là: “Chủ nghĩa Tư bản là cái ǵ cũng bán. C̣n Chủ nghĩa Cộng sản là cái ǵ cũng mua!”

    Ông trừng mắt, nghiến răng trèo trẹo: “Giáo Ngụy! Là đồ phản động!”

    Em yêu im lặng ngồi nghe hai người đấu khẩu sùi bọt mép... không dám binh ai bỏ ai, mặt em xanh chành như đít nhái.

    Tui thấy tới đây kể là xong rồi... Dễ ǵ ổng chịu gả con gái cưng của ổng cho một thằng ‘Giáo Ngụy’ như tui.

    Tui nổi khùng lên, chơi luôn. “Năy giờ Bác hỏi con coi bộ hơi nhiều. Giờ tới phiên con hỏi Bác... một câu thôi: Ai đă t́m ra cái cạo râu bằng điện?

    ” Ổng trả lời như con két “Đồng chí Liên Xô chớ ai!” “

    Bác nói rất đúng: Đồng chí Ivan của Bác đă t́m ra... trong cái thùng rác đặt sau lưng Ṭa Đại sứ Mỹ ở Moscow ! He he!”

    Xong tui phủi ‘đít’ cái rẹt ra về ! Bữa sau em đến nhà để vĩnh biệt t́nh tui! Em nói tía em không chịu gả em cho một thằng giáo ngụy, cực kỳ phản động như tui!
    “Ôi! Yêu mà cũng phân chia giai cấp, địch ta, yêu theo lư lịch... th́ nghỉ ‘yêu’ luôn cho nó phẻ!”

    o O o

    Chiều chiều nhậu ở Ngă ba Tham Tướng, anh bạn, miệng hơi mom móm, được cứu văn bởi một cái mụt ruồi duyên, cười chúm chím... đọc thơ cho tui nghe !

    Nhậu ở đâu, ảnh đều ghi sổ được hết trơn mới hay chớ ! Bí quyết của ảnh được quyền nhậu trước trả sau là... làm thơ tặng cho em chủ quán ‘Tím Yêu’!

    “ Ngã ba Tham Tướng, hàng cây bã đậu.

    Lá cho tàn, em quán nhậu bình dân.

    Anh, thầy giáo, tháo giầy, đi chân đất.

    ‘Mất dạy rồi!’, anh chạy xe đạp ôm.

    Sáng vất vả, chiều tà tà Tham Tướng.

    Xị rượu buồn, đêm ngủ khỏi nghĩ suy;

    Khách quen lung, dĩ nhiên... em tình cảm.

    Em cho anh ghi thiếu, lúc không tiền.

    Cuốn sổ nợ tên anh dài dằng dặc.

    Cụt vốn em sao? đành nhậu hơi thưa.

    Anh không đến, dăm ngày em đi kiếm.

    Thấy bóng em, anh nhớ tới nợ xưa...

    Dè đâu nói: “vắng anh, em nhớ quá!.

    Đến uống đi! đừng có ngại ngùng chi!

    Chuyện tiền bạc đâu phải là tất cả.

    Nhơn ngãi mình mới thật tựa thiên kim.”

    “Ghi thêm nữa làm sao anh trả nổi?.

    Em vốn nghèo, anh mạt, chết chùm sao?”

    “Đừng có sợ, nếu chết chùm, thì chết.

    Không kiếp nầy, em cho nợ kiếp sau,

    Anh thề hứa một lời... là ghi tiếp...

    “Ráng chờ em! đừng cưới vợ nghe anh!”.


    Sau đó, anh ‘biến’ mất tăm... Mới hay là anh đă theo em ‘Tím Yêu’ về tận cùng Năm Căn, Cà Mau sông nước quê em để :

    “Chim quyên xuống đất ăn trùng.

    Anh hùng lỡ vận xuống rừng vượt biên!”

    Măi Tết rồi, tiệc tất niên của hội cựu học sinh trường nọ, khi Thầy Cô lên sân khấu để được vinh danh th́ người viết chợt thấy: “Cha! lần nầy móm dữ nha... nhưng vẫn c̣n được cứu văn bởi một cái mụt ruồi duyên, trông giông giống ai vậy cà?”

    Cầm ly rượu bước qua bàn anh ngồi, tui nói: “Xa em lâu, vẫn nhớ chiều Tham Tướng.

    Buồn cuối năm, anh uống rượu quê người.

    Anh tiếc, anh thương một trời quê cũ.

    Tro tình ta vương kỷ niệm mù khơi!”


    Ảnh nhận ra bạn hiền năm cũ năm trên năm (5/5) ngay lập tức ! Rồi cuối tuần, Thứ Bảy, ảnh mời tới nhà ảnh nhậu chơi, tui đi liền.

    Bước vào pḥng khách, thấy ảnh chỉ có nuôi một con chuột bạch, làm thú cưng, đang chạy giỡn trong một cái lồng. Tui nói: “Cha! Con chuột nầy lớn quá ta!”

    Anh cười hi hi và trả lời: “Con chuột nầy là con chuột của chế độ Cộng sản Việt Nam ! Nó ‘xơi’ của đồng bào ta hơi ‘bị’ nhiều nên hơi ‘bị’ mập! Thịt của nó dành cho gia đ́nh tui mùa Đông nầy đó bạn!”

    Thiệt khẩu khí, 40 năm rồi, mà vẫn c̣n đúng y chang là ‘Thầy Giáo Ngụy’! He he!


    Đoàn xuân Thu

  4. #3564
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trả Lại Cho Tôi Sài G̣n Ngày Tháng Cũ



  5. #3565
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy; Hà nội cũ xưa.. c̣n Huế th́ sao ??

    ngày 09-09-2016...
    Missisauga nắng rát vai gầy.. cả buổi chiều đi lượm quả đào rụng sau những ngày gió lộng.. Chiều nay đang đợi các bà cho ăn bát cơm.. rảnh chút thời giờ lên mạng th́ gặp ngay bài hát ; Trả lại cho tôi....

    Thế là hai đầu của Tổ quốc ; Saigon và Ha nội đều có một thư mục kể lại chuyện xưa.. Thế c̣n miền Trung.. nơi quê nghèo mưa dầu nắng lửa..đông th́ áo rách cơ hàn..
    ... quê em nghèo lắm ai ơi..
    đông thời rét buốt mà hè thời thiếu ăn..
    Thành viên Tygon có thể nào kêu gọi các người bạn miền Trung đóng góp lên tiếng.. nào sông Hương núi Ngự .cửa Thuân an đến cầu Bạch hổ... biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh của Triều đ́nh.. mà truyên đau thương Mậu Thân, "Giải khăn sô cho Huế"..; vẫn c̣n ám ảnh trong thâm tâm con dân đất Thần kinh.. và ngay cả toàn dân quê Việt..
    nmq đang them.. mong được đọc những chân t́nh của xú Huế thơ mộng.. Xin cảm ơn trước.. /. nmq

  6. #3566
    Tran Truong
    Khách

    Xóm cửu vạn Ga Vinh

    Chúng ta vừa đi khắp SàiGòn . Thưởng thức đủ quán cà phê , ngay cả trong hẻm hóc như quán Năm Dưỡng , chè chị Chi , chè Hiển Khánh Đa kao , Hiển Khánh Phan đình Phùng ...

    Nay mời các vị vượt vĩ tuyến 17 , thăm vùng " địa linh nhân kiệt " . Đất cắt mạng thành đồng ,sau những năm dài ... của chiến thắng long trời lở đất ,giải phóng con người VN :

    Xóm cửu vạn Ga Vinh

    Ngày mới lập xóm, cuộc sống của họ lắc lư theo nhịp tàu. Từ khi ga Vinh tổ chức lại công việc bốc xếp, họ không được làm cửu vạn nữa , nhưng vẫn lay lắt bám băi lầy để sống qua ngày bởi không biết đi đâu về đâu.

    Men theo đường tàu, đến xóm 19 phường Đông Vĩnh - TP Vinh (Nghệ An) hỏi đến xóm cửu vạn, ai cũng chỉ tay về băi lầy cuối ngơ.

    Xóm cửu vạn tá túc trong những dăy nhà thấp lè tè nằm trên mương nước cạnh nhà ga.
    Bất cứ ai lần đầu tiên đến đây đều ngỡ như đang lạc vào một xóm nào đó của Thanh Hóa bởi cái giọng xứ Thanh đặc trưng mà cả xóm xử dụng.

    Hỏi ra mới biết, phần nhiều cư dân nơi này đều từ tỉnh Thanh vào Vinh lập nghiệp. Người có thâm niên bám trụ xóm cửu vạn nhiều nhất là cố Côi, cũng là người già nhất xóm.

    Sinh năm 1912, quê ở xă Hải Lĩnh, Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, cố Côi từng có thâm niên gần chục năm đi dân công hỏa tuyến , gánh gạo trên những chiến trường Nam Lào, Điện Biên Phủ, Trường Sơn …

    Có vợ con ở Đông Sơn, Thanh Hóa nhưng cố vẫn bám trụ cái xóm nghèo này để kiếm sống , bởi “thói đời mà các anh, cha mẹ nuôi được mười con nhưng mười con có nuôi được cha mẹ đâu”- cố cay đắng tâm sự.

    Trong căn pḥng ẩm thấp, ủ dột và hôi hám, cố Côi đang chuẩn bị cho bữa ăn tối, “thực đơn” của cố là một nắm gạo và một niêu bí đỏ.

    Ấy thế mà năm nay 98 tuổi, cố vẫn khỏe mạnh như thường, ngày ngày c̣n cắp bị đi khắp các ngơ ngách của TP Vinh để kiếm ăn .

    “Bí quyết” sống lâu của cố là vô tư, giản dị và kham khổ trong ăn uống , bởi “làm ǵ có tiền mà ăn cho sang, mỗi ngày đi ăn xin được dăm bảy hào bạc, ít lượng gạo nữa là tôi sống qua ngày”.

    Gần trọn đời người “chu du” khắp thành phố Vinh để kiếm sống, cố Côi là một trong những người đầu tiên lập nên xóm cửu vạn này.

    Cố kể : “Ngày ấy vùng này c̣n là một băi lầy, cóc nhái, rắn rết, lau sậy chen nhau sinh sống, sau khi ga Vinh nâng cấp, chúng tôi không được tá túc trong đó nữa nên chuyển ra đây để tiện làm ăn.

    Từ ngày ga Vinh quản lí luôn đội quân bốc xếp th́ chúng tôi mất nghề cửu vạn, xóm nhỏ ngày càng sập xệ v́ không có công ăn việc làm”.

    Một ḿnh tá túc trong căn lều nhỏ xíu, những ngày mưa gió, ốm đau, cố Côi từng phải húp cháo cầm hơi, trông chờ vào sự giúp đỡ của bà con hàng xóm.

    Cụ ngậm ngùi: “Cóc chết 3 năm c̣n quay đầu về núi, nhưng tôi một ḿnh nơi đất khách quê người, không biết sống chết thế nào, về quê cũng khổ, ở đây cũng khổ, chắc rồi khi chết cũng nhờ bà con hàng xóm thôi”.

    Cũng như cố Côi, bà Lê Thị Khuyên ở Quảng Xương, Thanh Hóa vào Vinh làm nghề bốc vác lúc c̣n xuân xanh, năm nay 64 tuổi, chồng chết, một ḿnh bà phải gánh gồng nuôi 4 đứa con.

    Ngày trước có việc c̣n dễ chứ bây giờ không được làm cửu vạn nữa,các con của bà Khuyên phải chia nhau, người ra chợ bán hàng thuê, người đi ṃ ốc về bán, riêng bà lại mở một “nhà trẻ”, giữ 4 đứa trẻ con trong xóm để cha mẹ chúng đi kiếm ăn.

    Số tiền 40 ngh́n đồng mỗi tháng của mỗi đứa trẻ cũng giúp bà trang trải đủ tiền nhà (50 ngh́n mỗi tháng) và đỡ đần một phần tiền gạo.

    _ “Các con tôi đi làm quần quật cũng chỉ đủ sống qua ngày, sợ nhất là mùa mưa băo, vừa phải lo nhà sập, vừa phải lo chạy ăn để cầm hơi, những lúc ấy, cả mấy mẹ con chỉ biết chăng lều, ăn cháo qua ngày.
    Không dám ngồi trong nhà v́ nó có thể sụp bất cứ lúc nào”.

    Những gia đ́nh của xóm cửu vạn đến từ các vùng quê nghèo của Thanh Hóa, Hà Nam, Nam Định… vào Vinh làm nghề bốc vác từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, có người quê Nghệ An tha hương trên chính quê hương !!!

    Người c̣n nhà cửa, ruộng vườn ở quê nhưng không dám về, người không c̣n quê hương nữa v́ đi quá lâu, hộ khẩu bị cắt …

    Từ ngày mất nghề cửu vạn ở Ga Vinh, xóm nghèo sống nhờ vào nghề ṃ cua, bắt ốc, nhặt rác ... trẻ đi đánh giày, già hành nghề ăn xin.

    Chuyện học hành của con trẻ cũng v́ thế mà trở thành một điều xa xỉ. Cả xóm có chừng 20 đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học ... thì đang làm nghề đánh giày, chỉ trừ 2 đứa con chị Nga, c̣n lại không có đứa nào được xóa mù.

    Nói như cụ Khuyên th́ “đến cả giấy đi vệ sinh cũng không có, lấy đâu sách vở cho chúng nó đến trường”.

  7. #3567
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ;.. đề nghị mở một thư mục mới cho miền Trung...

    .. gởi đến quí Bạn, t/v Tran Truong..và T/v Tigon.

    nmq có ư; đề nghị ban Diễn đàn và t/v mát tay Tigon mở một thư mục mới dành riêng cho Miền Trung..;
    thí dụ : như lấy tiêu đề (title) là; "Hương giang ngày xưa..!" !hay một tiểu đề nào thích hợp cho miền Trung,...
    phong cách viết, đóng góp bài gơ cũng y trang như hai thư mục nêu tên; "Hà nội trong kư ức.." và "Saigon thuở ấy.."
    Như vậy là đủ cả tiếng nói của ba miền Bắc Trung Nam.. Trọn t́nh trọn nghĩa. nmq chỉ biết đề nghị c̣n phần đóng góp là do các thân hữu và Đàn chủ.. ./. nmq

  8. #3568
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Tự kiểm ..

    Nghe ông Trạch Gầm tâm t́nh trên video clip tôi có 2 điều tâm đắc cùng anh như sau :

    __Về Chiến Tranh Chính Trị ḿnh không hề tạo được cho quân và dân cái ư tửởng , cái quan niệm ,cái cảm giác là CS và Quốc Gia phải như nước với lửa , hoàn toàn khắc nhau . Hễ mầy sống là tao chết và ngược lại ..Bởi thế nó mới gây ra nông nổi và cũng tự kiểm luôn:

    __Chắc hầu hết quân nhân các cấp khi thi hành xong một việc ǵ đó là coi như xoa tay xong nhiệm vụ rồi ,lương tâm thảnh thơi,phủi tay không cần nghĩ đến những việc xung quanh ,hay suy nghĩ ǵ sâu xa thế nào có lợi cho đơn vị hay phe ḿnh hơn nữa .Nôm na là cái kiểu "ăn xổi ở th́ "quá đi . Nhận ra th́ quá muộn .

    Nói tóm về CTCT chút thôi

  9. #3569
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Nguyễn Mạnh Quốc View Post
    .. gởi đến quí Bạn, t/v Tran Truong..và T/v Tigon.

    nmq có ư; đề nghị ban Diễn đàn và t/v mát tay Tigon mở một thư mục mới dành riêng cho Miền Trung..;
    Kính Cụ , Tigon chưa hề đặt chân lên mien Trung , không có một chút xíu hiểu biết , hay t́nh cảm ǵ với mien Trung , th́ làm sao mà viết hả Cụ ?

    Những ǵ ḿnh viết ra , phải phản ảnh những t́nh tự chất chứa trong tiềm thức , chứ đâu phải cứ khơi khơi t́m tại liệu rồi copy & paste . Không có hứng Cụ ơi

  10. #3570
    Tran Truong
    Khách

    Chuyện không tên một thời

    Mới nhảy " saut" đầu " vượt tuyến " đã thấy buồn hiu hắt ! Nghe lòng mang mang ... khó tả !!! Thôi ta lại về sau vĩ tuyến chúng ta :


    Huế là h́nh ảnh lúc khai quật những mồ chôn tập thể sau cuộc tàn sát ghê rợn Tết Mậu Thân 1968 trước những gương mặt thảm năo .

    Những ḍng nước mắt chan hoà của hàng hàng lớp lớp người mẹ, người vợ, người con ngơ ngác với những mảnh khăn tang chen chúc tạo thành những con sóng nhấp nhô trắng xoá ....

    Quảng Trị là đoạn đường 40 cây số mà màu nhựa đen trên mặt đường phủ kín một lớp màu nâu đỏ sạm của máu khô với hàng chục ngàn xác chết .

    Hầu hết là đàn bà, trẻ nít gục ngă bởi những chùm đạn pháo tập trung xối xả trút xuống, và tiếp tục bị tung lên nhiều lần xé thành mảnh nhỏ.

    An Lộc là đống gạch vụn và ngôi nhà thờ bay hết nóc với cả trăm thi hài chồng chất, thối rữa giữa các hàng ghế nát vụn dưới bục thờ Chúa.

    Hai tuần lễ trước, một chiến xa T.54 đă dùng đại bác bắn trực xạ vào đám tín đồ đang cầu nguyện giết không c̣n một ai và toàn bộ xác chết vẫn nằm tại chỗ.

    Cùng chung một gợi nhắc là hàng loạt địa danh khác từ Khe Sanh, Đông Hà, Phù Ly, Phù Cũ tới Pleime, Dakto, Ben Het… và thậm chí từ cả những vùng đất không tên:

    “Tôi đă đi xuyên qua một ngôi làng ở Dakson bị huỷ diệt bởi một tiểu đoàn Bắc Việt. Chân tôi bước trên những đống tro tàn c̣n hơi nóng, ngập đến mắt cá, tro của các căn nhà tranh bị đốt bằng súng phun lửa.

    250 xác người Thượng trong đó có 103 trẻ em gục chết khắp nơi trên mặt đất đang âm ỉ cháy. Một cảnh tượng ghê rợn, tàn ác, không thể chịu nổi với các tử thi śnh trương bị nướng phồng dưới ánh mặt trời, tương tự những con heo quay có đầu người…”

    “… Lúc 5 giờ chiều ngày 12/04/1975, một xe vận tải nhẹ từ Xuân Lộc đi liên lạc với Trảng Bom. Tôi nhảy lên xe đó… Đi được khoảng 3 cây số, cách chúng tôi hơn 100 thước, một xe chở dân chúng bị trúng một quả pháo.

    Tiếp theo tiếng nổ chói tai là bụi, lửa bắn lên tung tóe. Cả chiếc xe và người trên xe đều không c̣n ǵ! Chỉ c̣n trên đường một chấm đen lớn và vung văi thịt xương tóc tai người chết với mấy mảnh kim khí của hộp số…

    Vậy là chỉ trong một giây đồng hồ, hơn 20 người vô tội đă bị xóa tên trên danh sách người Việt.”


    Những h́nh ảnh đó không thể không khiến dấy lên những băn khoăn. Với Pierre Darcourt là: “Tôi muốn gào lên, muốn hét thật to để cả thế giới cùng nghe: Hăy để cho họ được sống! Hăy chấm dứt sự đau khổ của họ đi!”

    Trong khi Mỹ cắt giảm viện trợ cho miền Nam từ 2 tỉ 300 triệu xuống 964 triệu và cuối cùng bác bỏ luôn ngân khoản này th́ Nga Xô tăng mức viện trợ quân sự năm 1974 cho Bắc Việt lên gấp đôi là 1 tỉ 700 triệu.

    Trung Quốc cũng gửi qua Bắc Việt 500 ngàn súng cá nhân với 90 triệu đạn, 21 ngàn súng cộng đồng với 4 triệu 500 ngàn đạn và ngót 3 triệu quân trang, quân phục…

    Trong khi quân đội Mỹ cùng các quốc gia đồng minh rút khỏi miền Nam th́ tàu hàng Nga Xô chở đầy ắp chiến cụ nối nhau cập bến Hải Pḥng.

    Cuối tháng 2, 1973, tức vỏn vẹn 30 ngày sau hiệp định ngưng bắn, phi cơ quan sát đă ghi nhận 175 xe vận tải và 223 chiến xa Bắc Việt băng qua khu phi quân sự vượt đường ṃn Hồ Chí Minh xâm nhập miền Nam.

    Cuộc xâm nhập không c̣n lén lút v́ quân đội Mỹ đă rời cuộc chiến và hiệp định ngưng bắn cũng loại bỏ hoàn toàn khả năng ngăn chặn bằng không quân của quân đội Miền Nam.

    Cuối tháng 4, 1975, tin ghi nhận cho biết đă có 18 ngàn lượt xe vận tải công khai chạy trên đường ṃn Hồ Chí Minh chở vào Nam gần 80 ngàn quân cùng hàng trăm ngàn tấn chiến cụ, các loại đại pháo, hoả tiễn tối tân của Nga Xô và 650 xe tăng…

    Giữa năm 1974, tin t́nh báo xác định 17 sư đoàn cơ giới chính quy Bắc Việt đầy đủ quân số và trang bị vơ khí tối tân gồm nhiều loại đại bác hạng nặng, hoả tiễn pḥng không … đă hiện diện tại miền Nam.

    Tin chi tiết cho biết lực lượng xâm nhập được bố trí 7 sư đoàn tại Vùng I, 5 sư đoàn tại Vùng II, 3 sư đoàn tại Vùng III, 2 sư đoàn tại Vùng IV.

    Ngoài ra, một lực lượng trừ bị cũng đă tập trung tại nhiều căn cứ thuộc lănh thổ Lào và Campuchia với quân số 40 ngàn tại Campuchia và 50 ngàn tại Lào. Mấy tháng sau, lực lượng xâm nhập được ghi nhận tăng lên 23 sư đoàn và một sư đoàn đặc công thành lập tại Nam Kinh, Trung Quốc đă được đưa về vùng Thượng Du Bắc Việt để sẵn sàng tham chiến.

    T́nh h́nh đă biểu hiện viễn cảnh miền Nam khó tránh bị vùi dập trong lửa đạn qua tiến tŕnh chuẩn bị hối hả của cả Hà Nội, Bắc Kinh lẫn Nga Xô.

    Đặc biệt là Trung Quốc công khai đưa lực lượng hải quân chiếm quần đảo Hoàng Sa vào cuối tháng Giêng 1974.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •