Page 359 of 471 FirstFirst ... 259309349355356357358359360361362363369409459 ... LastLast
Results 3,581 to 3,590 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3581
    Tran Truong
    Khách

    Nhẩy Bắc

    Lần trước chúng ta đổ bộ Ga Vinh _ Nghệ An . Hôm nay các vị cùng toán tôi đi sâu ra Bắc ... vào tận ven đô ,của mảnh đất Ngàn Năm Văn Vật trước 1954 :



    Những mảnh đời vạn chài ven sông Hồng

    Sông Hồng đang trong những ngày khô cạn kỷ lục, dải đất trống ven bờ ngổn ngang rác và cỏ dại. Hàng chục “nhà nổi’ (Phúc Xá, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nằm rách rưới, liêu xiêu trong gió lạnh.

    Từ trên cầu Long Biên xuống, băng qua những cánh đồng ngô cằn cỗi v́ thiếu nước, là xóm băi Giữa. Chỉ cách Hà Nội không xa, nhưng nơi đây dường như biệt lập với thế giới của chốn đô thị, phồn hoa.

    Trong căn nhà lụp xụp, 4 vách và mái được chắp vá chằng chịt bởi những mảnh tôn, ken thêm là những tấm gỗ cũ kỹ và loang lổ .

    Ông Nguyễn Văn Trọng, 67 tuổi, trưởng xóm băi Giữa tiếp khách trong bộ quần áo xộc xệch, cáu bẩn. Cái rét của mùa đông khiến ông lăo cứ phải ngồi thu lu trong chiếc chăn đă nhàu nát, cũ kỹ....

    Gió sông thổi vào ràn rạt, rón tay rót chén trà nóng mời khách, ông lăo cho biết, 21 hộ ở đây đều là những người dân tứ xứ, không nhà không cửa, cắm cḥi neo đậu bên sông .

    Quẳng chiếc cuốc xuống bên góc nhà, ông Nguyễn Đăng Được, 63 tuổi vớt nước ngay từ dưới sông lên rửa tay, rửa mặt.

    Đă mấy năm nay, do sức khỏe kém và già cả, ông không đi làm thuê được nên ở nhà trồng rau. Mấy khóm đậu, rau cải trước cửa nhà được ông thuê đất, rồi trồng rau đem đi chợ bán.

    Ngày ngày, vợ ông đi nhặt rác, làm thuê, mấy đứa con lớn lộc ngộc nhưng mới chỉ học hết lớp 7, lớp 4.

    Trầm ngâm một lúc, ông Được cho biết, ông là một trong những người đầu tiên thành lập ra xóm băi này.
    Chẳng nhớ năm nào, ông rời vùng quê Quảng B́nh nghèo khó, quanh năm băo lụt lên Hà Nội làm đủ thứ nghề từ làm thuê, bốc vác…

    Năm 1990, ông Được gặp người vợ bây giờ là chị Kiều Thị Hoa, kém ông hơn 30 tuổi, quê ở Sơn Tây.
    “Cái nghèo, cái khổ đă đẩy chúng tôi lại gần nhau. Hai chúng tôi dắt díu đến băi sông này, dựng tạm lều sinh sống, có cưới xin ǵ đâu” _ ông vừa nói, đôi bàn tay nhăn nheo châm lửa hút thuốc lào.

    Những ngày tháng lênh đênh trên chiếc lều dựng tạm, lần lượt 3 đứa con ra đời. Đứa lớn nhất 20 tuổi giờ mới đang học lớp 9, đứa thứ hai 15 tuổi đang học dở lớp 4.

    "Chúng tôi làm quần quật cả năm mà chẳng đủ ăn, nói ǵ đến chuyện cho con đi học " Ông nói giọng trầm buồn.

    “Đời thất học như bố mẹ chúng đă khổ lắm rồi, tôi cũng muốn các con học được cái chữ để hiểu biết, mở mang thêm” Ông nói .

    . “Dù vất và và đói rét nhưng chúng cháu sẽ quyết tâm không bỏ học lần nữa, quyết tâm bám trụ để học lấy cái chữ”_ Bắc, 15 tuổi, học sinh lớp 4 tâm sự.

    Như mấy đứa trẻ cháu bà Hanh, bà Vân sắp đến tuổi đến trường mà cũng có nguy cơ không được đi học v́ chẳng có giấy khai sinh ǵ cả ”_ Tuyết, 13 tuổi cho hay.

    Cô bé trông đen nhẻm, gầy guộc đang theo học lớp học t́nh thương thuộc dự án Ngôi nhà tuổi trẻ, một trường học không chính quy và cho trẻ lang thang và trẻ nghèo nằm ở làng Phúc Xá.

    Hoàng hôn khuất bóng trên các băi bồi ven sông Hồng, những người đi làm thuê cũng lục tục kéo nhau về căn nhà bập bềnh trên sông nước.

    Trong ánh sáng bập bùng được nhóm lên, vợ chồng, con cái quây quần bên bữa cơm đạm bạc, giữa âm u những ruộng sắn, ngô hoang vắng.

    Xóm chài trong chiều đông, khi sương bắt đầu giăng mắc, lại càng u ám, buồn bă... !!!

  2. #3582
    Tran Truong
    Khách

    Con mẹ hàng xóm

    Hắn tên là Cui, Đặng văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và v́ nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”. Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ ! Bởi v́ tiếng “Cui” một ḿnh vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa !


    Thật ra, hồi đi làm khai sanh, ông già hắn đặt tên hắn là “Qui”, nghĩa là “Về”, vừa văn vẻ lại vừa nhắc nhở năm đó ông đưa vợ con trở về quê làm ruộng sau một thời gian dài “bôn ba bá nghệ” ở Sài G̣n Chợ Lớn. Nhưng không biết tại v́ ông phát âm không rơ hay tại v́ ông chánh lục bộ lăng tai mà tiếng “Qui” trở thành “Cui” trong sổ bộ ! Thành ra, trong gia đ́nh và trong xóm người ta gọi hắn là “Qui”, c̣n trong trường và sau này khi ra đời, hắn vẫn mang cái tên “Cui” cứng ngắc đó và thường bị người ta hỏi “Cui là ǵ ?”.

    Coi vậy chớ tên “Cui” có vẻ như là cái tên… “tiền định”, bởi v́ rất hạp với con người và tánh t́nh của hắn. Con người hắn không đến nỗi quá cục mịch nhưng, thật t́nh, cũng không có nét ǵ thanh tú hết ! Người gầy gầy,nước da đen đen như người Miên, mắt lộ, g̣ má cao, môi mỏng dánh, giọng nói th́ nhọn hoắt. Vậy mà trong cử động đi đứng, hắn lại rất lanh lẹ, không… ù ĺ chút nào. C̣n tánh t́nh th́ cứng cỏi, thẳng răng, gan góc… như cây dùi cui !

    Hồi đó – cái thời c̣n là lính quốc gia – hắn đánh giặc hăng lắm. Khi lâm trận, mặt nào địch bắn rát nhứt là có Cui Đen phóng tới. Làm như hắn không biết sợ là ǵ. Vậy mà suốt cuộc đời “binh nghiệp” của hắn, chưa bao giờ hắn bị thương ! Bạn đồng đội nói: “Chắc thằng Cui Đen nó có vô bùa !”.

    Hắn đánh giặc “hết ḿnh” như vậy, không phải tại v́ hắn có lư tưởng này lư tưởng nọ hay có ư thức chánh trị ǵ ǵ, mà tại v́ hắn nghĩ rất đơn giản: “Nhà ai nấy ở. Mắc mớ ông cha ǵ tụi nó mà tụi nó kéo vô đánh ḿnh ? Rơ ràng là tụi nó muốn đánh chiếm xứ ḿnh để đô hộ như tụi Tàu tụi Tây hồi đó. Mẹ bà nó ! Phải đánh chết cha tụi nó hết !”.

    Đánh giặc “chết bỏ” như Cui Đen vậy mà Trời không thương. Cho nên mới có ngày 30 tháng tư năm 1975…

    … Được lịnh đầu hàng, hắn tức muốn ói máu ! Hắn cắn chặt môi, chĩa súng lên trời bắn như điên. Bắn hết đạn, hắn liệng súng vào đống binh cụ. Trước khi quay đi, hắn nh́n lại vơ khí, ánh mắt căm hờn dịu xuống. Hắn nh́n với cái nh́n của người đàn ông nh́n cô nhân t́nh lần cuối, nhưng hắn lại đưa tay lên trán chào như hắn chào người đồng đội vừa vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường…

    Trong đời đánh giặc của hắn, hắn đă từng chào như vậy. Nhưng lần này hắn nghe như hắn đang chào vĩnh biệt một cái ǵ to lớn hơn, một cái ǵ quan trọng hơn, một cái ǵ quí giá hơn người lính cộng ḥa chết trận.
    “Cái ǵ đó” hắn không định nghĩa được nhưng hắn cảm nhận được. “Cái ǵ đó” cũng bất thần lãnh một viên đạn vào đầu, cũng ngă gục xuống không kịp trối. Nhưng, trong “cái ǵ đó”, hắn thấy rơ có hắn, có vợ con hắn, có bà con hắn, có đồng bào hắn nữa. Xưa nay, Cui Đen không biết khóc. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên hắn nghe hai mắt ḿnh xót xót…

    Một người bạn trong đơn vị chở Cui Đen về nhà bằng Honda.

    Nhà Cui Đen ở gần chợ Bà Chiểu, trong một hẻm ngắn nhưng rộng, xe hơi vào được. Đó là loại phố trệt, có sân trước sân sau, và tường rào cao cỡ đầu người. Cui Đen, vợ và hai con nhỏ, ở căn cuối cùng trong hẻm. Vợ chồng hắn ở đó từ thời chưa có con, nên cả hẻm đó đều biết hắn. Ở đây, người ta gọi hắn là “Ba Cui”.

    Ba Cui bước vào sân thấy cửa nhà đóng im ỉm. Mở cửa vội vă, thấy đồ đạc c̣n y nguyên, kể cả chiếc xe đạp của hắn. Hắn bước nhanh vào trong, vừa bước vừa gọi lớn: “Lựu ! Lựu à ! Mẹ con em đâu ? Anh về đây nè !”. Im lặng. Im lặng kéo dài ra tới sân sau. Căn nhà bỗng như rộng minh mong… Trong cái trống vắng đó, Ba Cui nghe như muốn ngộp thở.
    Hắn trở ra nhà trước, kéo ghế ngồi. Bỗng hắn để ư đến một tờ giấy trắng xếp hai nằm dưới cái gạt tàn thuốc. Lấy lên xem, th́ ra là thơ của vợ hắn. Thơ viết vắn tắt: “Em và hai con di tản theo anh Sáu. Anh ở lại, nhớ nh́n kỹ Thẩm Thúy Hằng để mà sống. Em Lựu”.

    Đọc câu đầu, hắn nghe yên tâm v́ anh Sáu – anh vợ hắn – là trung tá hải quân. Đọc câu sau, hắn “x́” một tiếng, bỏ lá thơ lên bàn rồi lấy tay vỗ lên đó nghe một cái bốp, miệng lẩm bẩm: “Đến nước này mà c̣n viết móc ḷ móc chảo !”. Nói như vậy, bởi v́ Ba Cui vốn mê đào hát. Hắn cắt h́nh mấy cô minh tinh trong mấy tờ báo Tết, lộng vô khuôn kiếng treo đầy tường. Người mà hắn thường ngắm say mê nhứt là Thẩm Thúy Hằng !

    Ba Cui đốt điếu thuốc, vừa hút vừa nh́n quanh. Rồi theo thói quen, mắt hắn dừng lại ở khuôn h́nh người minh tinh mà hắn ái mộ. Cặp mắt quá đẹp ! Cái mũi quá đẹp ! Nụ cười quá đẹp ! Bỗng hắn nghĩ: “Chẳng lẽ trong cái chộn rộn sanh tử của mấy ngày này mà Lựu c̣n nghĩ tới chuyện con nít như vậy à ?”. Một lúc lại nghĩ: “À ! Mà xưa nay Lựu đâu có ghen về vụ này !”.
    Rồi hắn lại nh́n chầm chầm khuôn h́nh, miệng lẩm nhẩm: “Nhớ-nh́n-kỹ-Thẩm-Thúy-Hằng… Tại sao phải nh́n kỹ ? Mà tại sao để-mà-sống ? Và tại sao lại gạch đít trọn câu này ? Chắc Lựu muốn nói ǵ đây !”.

    Hắn đứng lên, bước lại gần để nh́n. Nh́n một lúc, rồi ṭ ṃ, hắn nhắc khuôn h́nh xuống, lật xem phía sau: trên miếng gỗ ép dính bụi có nhiều dấu tay nho nhỏ. Hắn chạy xuống bếp lấy con dao rồi cạy bật mấy cây đinh gài miếng gỗ ép. Miếng gỗ được lật ra, dán dính ở mặt trong bằng băng keo là ba lượng vàng. Ba Cui đứng ngẫn ngơ, quên mất điếu thuốc trên môi đang cháy dở !

  3. #3583
    Tran Truong
    Khách

    Con mẹ hàng xóm ( tiếp theo )

    Sau ngày 30 tháng tư là chuỗi dài… bận rộn ! Đi mết-tinh. Rồi họp rồi hội rồi học tập. Rồi họp rồi hội rồi học tập nữa. Khi tàm tạm yên, kiểm điểm lại th́ những người trong hẻm không có ai đi di tản hết. Thành ra Ba Cui phải nói trớ là vợ con hắn về dưới quê “sống dễ thở hơn”.

    Thời gian sau, lần lần người trong hẻm đổi nghề. Có lẽ cho hạp với thời cuộc, với cái gọi là “đổi đời” mà Nhà Nước cách mạng lúc nào “lên lớp” cũng nói. Cho nên thấy thầy Trân nghỉ dạy tiểu học ở phường Sáu, thầy giáo đó bây giờ… “tháo giày” đi làm thợ hồ.
    Thấy bác Năm thợ bạc bây giờ ngồi bán chuối chiên ở đầu ngơ.
    Thấy ông thầy chích hạ bảng “Y tá có bằng cấp” rồi sơn viết lại “Hớt tóc b́nh dân”.
    Thấy bà Ba “thớt thịt” nghỉ bán thịt heo ở chợ Bà Chiểu, tối ngày nằm nghe băng nhạc cải lương, để chồng con chạy áp-phe tuốt trong Chợ Lớn.
    Thấy ông “Chánh Kư” chuyên cho mướn xe ba bánh bây giờ bán hết dàn xe rồi ra đứng nấu ḿ cho thằng con có tiệm cà phê ở ngang hông chợ… vv.

    C̣n Ba Cui th́ đi đạp xích-lô !

    Một hôm, trong lúc đạp rề rề trước nhà thương để đón khách, Ba Cui bị xe bộ đội chạy loạn đụng găy chân mặt. Hắn phải mang băng bột cả tháng. Lúc nào xê dịch cũng phải chống hai cây nạng gỗ. Hắn tức lắm ! Khi người trong hẻm qua thăm, hắn thường cầm cây nạng gơ vô ống băng bột cốp cốp, để nói: “Mẹ bà nó ! Hồi đó đánh giặc, tụi nó không bắn được tôi bị thương. Bây giờ yên rồi, tụi nó cũng ráng đụng cho tôi găy chân, tụi nó mới nghe ! Quân chó chết !”.

    Hồi c̣n ở nhà thương, khi nhận hai cây nạng gỗ, hắn cặp hai bên nách rồi chĩa thẳng về phía trước như hai cây súng. Mắt hắn trừng lên, hắn bắn bằng miệng: “Pằng ! Pằng ! Pằng ! Pằng !…”. Cho… đỡ tức ! Sau đó, hắn gỡ bỏ hai gù cao su của đầu nạng, để mỗi lần hắn chống đi có tiếng côm cốp khô khan sắc bén. Hay khi hắn nói chuyện, hắn gơ đầu nạng xuống mặt gạch nghe cành cạch. Cho… đỡ tức !

    Hôm đi cắt băng bột, Ba Cui nói với đôi nạng gỗ: “Tụi bây chịu trận với tao bữa nay nữa là… lễ tất !”. Nào dè, sau khi cắt băng, chân mặt bây giờ ngắn hơn chân trái, mà chỗ xương găy lại cong cong, thành ra chân bị thương đó bây giờ không c̣n chống chỏi mạnh như xưa nữa.

    Hắn tức giận, quăng cặp nạng vào góc tường, chửi lớn: “Mẹ bà nó ! Gia tài có cặp gị để đạp xích-lô mà bị như vầy th́ c̣n làm ăn khỉ ǵ được ?”. Cô y tá nói nhỏ: “Tại số anh xui. Hôm đó anh nhập viện nhằm ca của ông bác sĩ ngoài đó…”. Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó !”. Rồi ḷ c̣ lại góc tường lượm đôi nạng lên chĩa thẳng về phía trước, miệng bắn lớn: “Pằng ! Pằng ! Pằng ! Pằng !…”.
    Mà lần này, hắn bắn đến ba bốn đợt nhưng sao vẫn chưa nghe hả tức ! Bỗng hắn thèm có khẩu M16 để hắn… ria một hơi…

    Về sau, Ba Cui sắm thùng đồ nghề rồi ngày ngày đạp xe ra góc đường gần Ủy Ban Nhân Dân ngồi sửa xe đạp. Và lúc nào cũng có đôi nạng gỗ, bây giờ đầu dưới có bịt sắt ! Cho nó… oai !

    … Thầy Hai Khuê ở khít vách Ba Cui, hồi thời trước làm thơ kư kế toán cho một hăng buôn ở Chợ Cũ, sau thời gian đổi nghề đi đan mây tre chắc chịu không nỗi nên… bán nhà. Người chủ mới là đàn bà, cỡ tuổi Ba Cui, con người thanh tú, “coi được lắm”. Cô ta ở một ḿnh. Làm việc ở đâu không biết, nhưng ngày nào cũng thấy đi thấy về bằng chiếc xe Vélo-Solex. V́ vậy, trong hẻm gọi cô ta là “cô Hai Sô-lết”.

    Cô Hai không giống người trong xóm. Thời buổi này mà cô ta vẫn ăn mặc như hồi đó, vẫn áo dài màu in bông trang nhă quần hàng trắng ống thon thon. Vẫn chút phấn chút son chút dầu thơm loại “xịn”.
    Cho nên người trong xóm cũng ngại, không muốn gần, mặc dầu thấy cô Hai Sô-lết cũng dễ thương, gặp ai cũng chào cũng hỏi. Riêng Ba Cui th́ thẳng thừng: “Con mẹ này… Tôi coi không vô ! Cái thứ đàn bà ở một ḿnh mà tối ngày son phấn… tôi nghi lắm”. Cho nên, gặp cô ta mấy lần mà hắn chẳng hỏi thăm xă giao một tiếng. Chỉ gật đầu lấy lệ rồi đi luôn !

    Một buổi tối, tên công an phường đi xe Honda tới nhà cô Hai Sô-lết với một anh bạn. Họ và cô Hai chào hỏi nhau, giọng điệu chứng tỏ họ đă quen thân nhau từ lâu. Ba Cui nằm trên ghế bố đặt ở pḥng khách – hắn ngủ ở đây cho nó mát – nghe cái lối chào đón của “con mẹ hàng xóm” mà phát ghét. Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó ! Tao nói có sai đâu ! Cái thứ này… xài không được !”

    Bên kia, chắc họ bày biện ăn uống ở ngoài sân nên Ba Cui nghe rơ mồn một:

    – Biết bà chị neo đơn nên chúng tôi có mang đến thịt quay và phá lấu đây này.

    – Các anh bày vẽ. Hồi trưa, ở cơ quan, em đă bảo đừng mang ǵ hết. Em có bia nè. Em có tôm khô củ kiệu nè. Em có cua rang muối nè.

    – Đấy ! Đồng chí thấy không ? Tôi đă bảo là chị Tâm chu đáo lắm mà đồng chí không tin.

    – Ấy ! Đây là lần đầu, tớ cũng phải có cái ǵ để ra mắt bà chị chứ !

    – Ḿnh là người nhà với nhau hết, mấy anh đừng khách sáo. Em không thích đâu.

    – Vâng ! Thế th́ cho tôi xin bà chị. Lần sau sẽ nghiêm túc hơn.

    Nằm bên nây, Ba Cui vừa lắng nghe vừa suy nghĩ: “Con mẹ này ghê lắm chớ không phải vừa. Thằng công an mà c̣n gọi bằng chị th́ không phải thứ cóc cắn đâu. Theo cách nói chuyện của con mẻ th́ con mẻ vô ra cơ quan Nhà Nước như đi chợ. Vậy là người của tụi nó rồi”. Nghĩ đến đó, hắn có ngay một thái độ: “Mẹ bà nó ! Ḿnh phải coi chừng. Trong hẻm này toàn là dân ngụy không mà con mẻ chen vô đây làm ǵ ? Phải có ư đồ ǵ đó ! Ḿnh phải cho lối xóm biết mới được”.

    Sau đó, cứ năm bảy hôm là cô Hai Sô-lết có nấu nướng ăn nhậu với bọn công an. Rồi công an kéo theo công an. Họ nói năng cười cợt như chỗ không người. Cả xóm đều biết. Cho nên mọi người đều dè dặt lẩn tránh cô Hai Sô-lết.
    Chỉ có Ba Cui là làm ngược lại. Trước đây, hắn không thèm chào một tiếng. Bây giờ th́ hắn nghĩ: “Ḿnh phải làm cho nó thấy là ḿnh biết nó là ai. Ḿnh phải đương đầu với nó để cho nó thấy rằng ḿnh không sợ nó, mặc dầu nó là bà chằng hay ông kẹ ǵ ǵ. Mẹ bà nó ! Phải như hồi đó, tao ria cho một trận là chết cha hết !”.

  4. #3584
    Tran Truong
    Khách

    Con mẹ hàng xóm ( tiếp theo và hết )

    Cho nên, có hôm, nghe Ba Cui nhái giọng nửa Bắc nửa Nam của “tụi giải phóng” để hỏi cô Hai Sô-lết – hỏi trổng:

    – Thế nào ? Tốt chứ !

    – Dạ… Cám ơn anh. Cũng tàm tạm.

    – Chà… Dạo này thấy… béo ra đấy !

    – Em thấy em cũng vậy, hà.

    – Có chứ ! Cứ ăn nhậu măi là ph́ ra thôi !

    Bỗng cô Hai nh́n thẳng vào mắt Ba Cui, nghiêm giọng:

    – Anh Ba à ! Ḿnh ăn cây nào ḿnh rào cây nấy, chớ anh !

    Hắn phun nước miếng xuống đất, khoát tay rồi chống nạng cành cạch đi vô nhà. Thiếu chút nữa là hắn phun thẳng vào mặt con mẹ hàng xóm đó ! Cho bỏ ghét !

    Càng ngày, cô Hai Sô-lết càng tiếp đăi “tụi nó” thường hơn, đông hơn và nhiều thành phần hơn. Có cả cán bộ đến bằng xe hơi có tài xế nữa ! Ngoài việc ăn uống – h́nh như chủ nhà có tài nấu nướng nên lúc nào cũng nghe “thực khách” hết lời khen ngợi thán phục – không biết họ có… “làm ǵ” nữa không ? Ba Cui nhiều lần cố ư ŕnh nghe nhưng chẳng thấy có ǵ khả nghi hết.
    Nhưng, đối với Ba Cui, nguyên cái sự ăn uống cười đùa thân mật thoải mái của “tụi nó” cũng đủ làm cho hắn “tức con mắt”. C̣n con mẹ hàng xóm th́ hắn dứt khoát: cái giống ǵ mà hắn… hửi không vô ! “Cái giống” đó cơng rắn cắn gà nhà, mở ngỏ đưa đường cho tụi ngoài đó vô xâm chiếm thống trị miền Nam rơ ràng mà nói là “đi giải phóng”. Mẹ bà nó !

    Một đêm đó, cũng gần khuya, trong lúc bên kia, hai tên công an và gia chủ c̣n chuyện tṛ, bên nây Ba Cui tắt đèn nằm trên ghế bố nghĩ vẩn vơ chờ giấc ngủ, th́ nghe tiếng xe hơi chạy vào thắng gấp trước nhà cô Hai. Hắn lẩm bẩm: “Giờ này mà c̣n kéo tới nữa ! Thiệt… cái lũ này…”.
    Nhưng sao không có tiếng mở cửa đóng cửa xe mà lại nghe có tiếng chân người phóng xuống. Vậy là thuộc loại xe “gíp” chớ không phải xe nhà. Lại nghe tiếng súng khua và tiếng lên c̣ lách cách. Ba Cui phóng nhanh lại cửa, lắng tai nghe. Giọng quen thuộc của tên công an phường vang lên:

    – Này ! Các đồng chí làm ǵ thế ?

    Một giọng lạ, nghiêm nghị:

    – Hai đồng chí hăy ngồi yên. Con này, đứng vào góc tường kia !

    Tiếng cô Hai la: “Ối !”. Có vẻ đau. Tên công an la lên:

    – Này ! Nhẹ tay chứ đồng chí. Có vấn đề ǵ th́ ta hăy từ từ giải quyết. Loạn à ?

    – Ừ ! Loạn ngay trong phường của đồng chí mà đồng chí c̣n hỏi nữa à ? Đồng chí hăy ngồi xuống ! C̣n con này, quay mặt vào tường, đứng yên ! Không, tao bắn nát óc !

    Rồi ra lịnh cho đồng bọn vào lục soát trong nhà xem “có tên nào ẩn nấp trong ấy hay có cất giấu vũ khí không” và “phải cảnh giác”.

    Không khí bên đó có vẻ căng thẳng. Tên công an thấp giọng:

    – Chị Tâm đây là người của Thành ủy. Chắc đồng chí lầm người rồi.

    Không nghe trả lời. Ba Cui đoán bọn mới tới là bộ đội và “thằng xếp” này có vẻ coi thường hai tên công an.

    Một lúc sau, nghe:

    – Báo cáo đồng chí: không phát hiện ǵ cả.

    – Tốt ! Hai đồng chí ra ngoài.

    Im lặng. Rồi lại nghe giọng “thằng xếp”:

    – Các đồng chí có biết con này là ai không ?

    Ngừng một chút. Chừng như để cho câu nói tiếp theo có hiệu lực hơn, bởi v́ “thằng xếp” gằn từng tiếng:

    – Người ta biết nó là Trần thị Tâm, nhưng tên thật của nó là Nguyễn Kim Hoa. Nó được bọn ngụy cài vào hàng ngũ của ta từ ngày giải phóng. Chính nó bao lâu nay bí mật đưa tin cho lũ phản động đang ẩn nấp ở vùng biên giới để chống phá cách mạng. Ác ôn như thế đấy !

    Lại ngừng một chút, rồi tiếp:

    – Bây giờ th́ hai đồng chí về đi, để chúng tôi xử lư vụ này. Sáng mai chúng ta sẽ nói chuyện sau.

    Một lúc, có tiếng Honda của bọn công an rồ máy rồi chạy ra ngơ. “Thằng xếp” ra lịnh:

    – Con này ! Đi ngay !

    – Anh cũng phải để tôi dọn dẹp mấy thứ này vô nhà rồi tắt đèn đóng cửa chớ !

    – Ừ ! Nhưng khẩn trương lên !

    Bên này, Ba Cui chống hai tay lên cửa, đầu gục xuống. Hắn cắn môi kềm xúc động. Hắn nghe ân hận vô cùng: “Cô Hai là người của ḿnh mà lâu nay ḿnh khinh miệt cổ như đồ phản quốc ! C̣n đ̣i phun nước miếng vào mặt cổ nữa ! Mẹ bà nó ! Ḿnh tệ quá ! Bây giờ làm sao xin lỗi cổ đây ?”. Trong đầu hắn bỗng hiện lên h́nh ảnh của cô Hai Sô-lết. Bây giờ, sao hắn thấy cô Hai đẹp quá, cao cả quá, rắn rỏi quá.
    Cô vẫn giữ nguyên nét ngụy, từ cái áo cái quần tới chút phấn chút son.
    Cô vẫn tự trọng chớ không làm ra vẻ lam lũ theo… thời trang cách mạng. Cô đáng phục quá !

    Bây giờ mới hiểu câu nói “ăn cây nào ḿnh rào cây nấy” của cô Hai. Phải rồi. Cô phải “rào” cho kỹ để rút tỉa tin tức cần thiết cho “Kháng Chiến Phục Quốc”, vậy mà ḿnh đă nghĩ rằng cô là phường bợ đỡ chánh quyền ! Thiệt là bậy !

    Bên kia, giọng cô Hai Sô-lết nghe rất b́nh tĩnh:

    – Rồi. Tôi xong rồi.

    – Mang ǵ thế kia ?

    – Bao quần áo, bàn chải đánh răng, khăn, lược. Nè ! Anh xét đi !

    – Thôi ! Được ! Lên xe !

    Xe rồ máy, sang số de rồi lùi ra hẻm.

    Bên nây, Ba Cui bỏ tay xuống, lắc đầu thở dài. Bỗng, một tiếng nổ chát chúa, tiếp theo là tiếng xe đụng vào tường rào rầm rầm rầm rồi im. Ba Cui giựt ḿnh, đứng thẳng người lên, lắng tai nghe. Tiếng người xôn xao ngoài hẻm:

    – Xe bộ đội nổ ! Xe bộ đội nổ !

    – Nó đụng tường rào nhà bác Năm !

    – Có ai sao không ?

    – Có ai bị ǵ không ?

    – Anh chị Năm với mấy đứa nhỏ có sao không ?

    – Không ! Không có sao ! Tụi này đang ngủ trong nhà.

    Ba Cui định mở cửa chạy ra coi nhưng nghĩ lại :” Trong hẻm nầy, chỉ có ḿnh ḿnh là lính ngụy. đứng xớ rớ ở đó nguy hiểm .” Bên ngoài vẫn nghe xôn xao :

    – Đứa nào chạy kêu công an coi bây ! Trời ơi !

    – Lấy đèn pin rọi coi !

    – Rọi đây nè ! Mầy rọi ở đâu vậy ?

    – Sao không thấy ai nhúc nhích hết vầy nè !

    – Thấy ghê quá !

    – Mầy rọi vô giữa coi ! Cứ ria ria ngoài nầy th́ thấy khỉ ǵ được. Thằng… nhát gan quá mậy !

    – Đưa đèn đây tao rọi coi.

    – Trời ơi ! Cô Hai Sô-lết chết banh xác trong nầy nè !

    Ba Cui bỗng thở hắt ra, gục đầu vào tường, không nghe rơ ǵ ǵ nữa. Làm như tiếng nổ vừa rồi làm cho hắn lùng bùng lỗ tai. Kinh nghiệm chiến trường cho hắn biết đó là tiếng nổ của lựu đạn, loại lựu đạn mà hồi thời c̣n “đánh giặc chết bỏ” hắn vẫn thường dùng để diệt địch. Bây giờ, cô Hai đă dùng nó để nói lên tiếng nói cuối cùng. Một-tiếng-nói-cuối-cùng…

    H́nh ảnh cô Hai Sô-lết lại hiện về trong đầu Ba Cui, thật rơ, thật đẹp, nhưng thật hiên ngang, thật oai hùng, thật vĩ đại. Trong bóng tối, hắn bỗng đứng nghiêm, trịnh trọng đưa tay lên trán chào. Xưa nay, hắn không biết khóc. Vậy mà bây giờ hắn bật khóc ! Không biết nước mắt ở đâu mà tuôn ra nhiều như vậy ?

    Mặc dầu một chân ngắn một chân dài, Ba Cui vẫn đứng thẳng, trong tư thế chào vĩnh biệt người đồng đội vừa tử trận, đứng lâu thật lâu…

  5. #3585
    Tran Truong
    Khách
    Thằng Chó Đẻ của Má


    Má ơi ! Bữa nay là ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo. Không biết những người Việt lưu vong như tụi con có c̣n giữ phong tục hằng năm cúng đưa ông Táo về Trời hay không, chớ vợ của con năm nào đến ngày này cũng mua hoa quả bánh ngọt cúng đưa ông Táo, cũng thành khẩn như ngày xưa, hồi c̣n ở bên nhà.

    Năm nay, nhờ vợ của con lau dọn bàn thờ ông Táo để sửa soạn bày lễ vật ra cúng, nên con mới nhớ ra là ngày 23 tháng chạp. Ngày này cũng là ngày sanh của má. Hồi đó, má hay nói : « Ngày sanh của đứa nào c̣n khó nhớ, chớ ngày sanh của tao là ngày ông Táo về Trời, không dễ ǵ quên ! ».
    Và ngày này hồi đó, khi cúng vái, má hay cầu khẩn : « Ông về ở trển nhờ tâu lại bữa nay tôi lên thêm một tuổi, cầu xin Ngọc Hoàng bớt cho tôi chút đỉnh khổ cực … ».

    Hồi đó, nghe má cầu xin, con ph́ cười. Bây giờ, nhớ lại, con bỗng ứa nước mắt… Cuộc đời của má – theo lời tía kể – cũng lắm gian truân từ ngày má bỏ cái làng quê ở bờ sông Vàm Cỏ để đi theo tía dấn thân làm cách mạng vào những năm 1928/29. Gia đ́nh gịng họ từ bỏ má cho nên hồi sanh con, tía bận đi xa, má nằm chèo queo một ḿnh trong nhà bảo sanh, chẳng có người nào đi thăm hết.
    Vậy mà sau đó, má vẫn tiếp tục bôn ba …Măi về sau, khi con lên sáu bảy tuổi, có lẽ chỉ v́ sanh có một ḿnh con nên tía má mới « trụ h́nh» – vẫn theo lời tía kể – với nhiều cực nhọc và khó khăn tiếp nối dài dài… Hỏi sao sau này mỗi lần đưa ông Táo má không có lời cầu khẩn nghe tội nghiệp như vậy ?

    Nhớ lại, cách đây ba năm má thọ tṛn trăm tuổi. Tính ra, từ ngày con đi chui theo ư má muốn – má nói : « Mầy đem vợ con mầy đi đi, để tao c̣n hy vọng mà sống thêm vài năm nữa » ! – cho đến năm đó, con xa má 25 năm. Con mới 72 tuổi mà cứ bịnh lên bịnh xuống nhưng năm đó con quyết định phải về. Và con đă về …

    Thằng Bảy, con chị Hai Đầy ở Thị Nghè nghỉ chạy xe ôm một bữa để đưa con về cái làng quê nằm bên sông Vàm Cỏ. Nó nói : « Đi xe đ̣ chi cho tốn tiền, để con đưa cậu Hai về, sẵn dịp con thăm bà Tám luôn ».

    Hồi tụi con bước vào nhà, cả xóm chạy theo mừng. Con nhỏ giúp việc vội vă đỡ má lên rồi tấn gối để má ngồi dựa vào đầu giường : « Thưa bà cố, có khách ». Má nhướng mắt nh́n, hai mắt sâu hỏm nằm trên gương mặt gầy nhom đầy vết nám thâm thâm : « Đứa nào đó vậy ? ». Con nghẹn ngào : « Dạ, con… ». Chỉ có hai tiếng « Dạ, con» mà má đă nhận ra con ngay mặc dầu đă xa con từ 25 năm !

    Má nói : « Mồ tổ cha mầy ! Trôi sông lạc chợ ở đâu mà bây giờ mới d́a ? Mà d́a sao không cho tao hay ? » Con ngồi xuống cạnh má : “ Sợ cho hay rồi má trông ” Má nói mà gương mặt của má nhăn nhúm lại : “ Tao trông từ hai mươi mấy năm nay chớ phải đợi đâu tới bây giờ ! ” Rồi má nhắm mắt một vài giây mới để lăn ra được hai giọt nước mắt. Cái tuổi một trăm của má chỉ c̣n đủ hai giọt nước mắt để cho má khóc mừng gặp lại thằng con …
    Xúc động quá con gục đầu vào vai má khóc ngất, khóc lớn tiếng, khóc mà không cần biết cần nghe ǵ hết. Cái tuổi bảy mươi hai của con c̣n đầy nước mắt để thấm ướt cái khăn rằn má vắt trên vai…

    Suốt ngày hôm đó, má con ḿnh nói biết bao nhiêu chuyện, có sự tham dự của họ hàng cḥm xóm. Nhớ ǵ nói nấy, đụng đâu nói đó …vui như hội. Vậy mà cuối ngày, không thấy má mệt một chút nào hết. Con nhỏ giúp việc ngạc nhiên : “ B́nh thường, bà cố nói chuyện lâu một chút là thở ồ ồ. Bữa nay sao thấy nói hoài không ngừng ! Có ông Hai d́a chắc bà cố sống thêm năm bảy năm nữa à ông Hai !”

    Đêm đó, má “đuổi ” con vô mùng sớm sợ muỗi cắn. Con nằm trên bộ ván cạnh cái ḥm dưỡng sinh của má. Con hỏi : “ Bộ cái ḥm hồi đó má sắm tới bây giờ đó hả ? ” Má cười khịt khịt vài tiếng rồi mới nói : “ Đâu có. Cái ḥm mầy nói, tao cho cậu Tư rồi. Hồi Cao Miên pháo kích quá, tao đem cậu Tư về đây ở, rồi ổng bịnh ổng chết. Tao có sắm cái ḥm khác, cái đó tao cho thằng Hai con cậu Tư. Tội nghiệp thằng làm ăn suy sụp nên rầu riết rồi chết !”

    Con nói chen vô : “ Vậy, cái nầy má sắm sau đám của anh Hai ” Má lại cười khịt : “ Đâu có. Cái ḥm sắm sau cái ḥm cho thằng Hai, tao cho d́ Sáu rồi. Hồi chỉ nằm xuống, nhà chỉ không có tiền mua ḥm th́ lấy ǵ làm đám ma ? ” Ngừng lại một chút rồi má mới nói : “ C̣n cái ḥm nầy chắc tao không cho ai nữa. Họ hàng quyến thuộc lần hồi chết hết, c̣n lại có ḿnh tao thôi, có nó nằm gần tao cũng yên bụng ! ”.

    Nằm tơ lơ mơ một lúc bỗng nghe má hỏi : “ Thằng chó đẻ … ngủ chưa ? ” Con trả lời : “ Dạ chưa ” Má tằng hắng : “ Tao tụng kinh một chút nghen ” Con" _ “ Dạ ” mà nghe tiếng “ Dạ ” nghẹn ngang trong cổ.
    Mấy tiếng “ Thằng chó đẻ ” của má kêu con đă làm cho con thật xúc động. Hồi đó – lâu lắm, cách đây sáu mươi mấy bảy chục năm, hồi con c̣n nhỏ lận – má hay gọi : “ Thằng chó đẻ, lại hun cái coi ! ”. Hồi đó, mổi lần cưng con, nựng con, ôm con vào ḷng má luôn luôn gọi con bằng “ thằng chó đẻ ” ! Mà con th́ chỉ biết sung sướng khi nghe má gọi như vậy. Rồi con lớn lần, má không c̣n gọi con bằng “ thằng chó đẻ ” nữa.

    Con không để ư và chắc má cũng không để ư đến chuyện đó. Măi đến bây giờ má lại gọi con bằng “ thằng chó đẻ ”, gọi tự nhiên như hồi c̣n nhỏ. Chỉ có mấy tiếng thật thô thiển b́nh dị, nghe khô khan như vậy mà sao con cảm nhận t́nh thương thật là tràn đầy. Và đối với má, dầu tuổi đời của con có cao bao nhiêu nữa, con vẫn là “ thằng nhỏ ”,” thằng chó đẻ cưng ”.
    Con bắt gặp lại sự sung sướng của hồi đó khi được má gọi như vậy. Rồi bao nhiêu h́nh ảnh thuở ấu thời hiện về trong đầu con, liên miên chớp tắt. Đêm đó, con trằn trọc tới khuya…

    Sáng hôm sau, má biểu con đẩy xe lăn đưa má đến từng bàn thờ để má thắp nhang tạ ơn Trời Phật, Ông Bà. Cuối cùng, đến bàn thờ của tía, má nói : “ Ông ơi, Có thằng nhỏ nó d́a đó. Ông độ cho nó được mạnh giỏi, độ cho vợ con nó ở bên tây được suông sẻ trong công việc làm ăn…”
    Đứng sau lưng má, con phải cắn môi thật mạnh để khỏi bật lên thành tiếng nấc !

    Đẩy má ngang bàn viết cũ của tía, con thấy trên tường có treo hai khuôn kiếng lọng văn bằng đỏ chói có đóng dấu cũng đỏ chói của Nhà Nước. Con ngừng lại đọc : một tấm là huân chương hạng nhứt và một tấm là huy chương hạng ba cấp cho Lê thị Ráng. Con hỏi : “ Cái ǵ vậy, má ? ” Má nói : “ Mề-đai của tụi nó cho tao. Tụi nó bươi chuyện thời ông Nhạc nào đâu hồi mấy năm 1928-29 rồi chạy lại cho. Cái hạng nhứt đó cho năm ngoái, c̣n cái hạng ba mới cho đây ”

    Con cười : “ Vậy là họ hạ cấp má rồi ” Má hỏi : “ Sao mầy nói vậy ? ” Con giải nghĩa: “Th́ từ hạng nhứt tuột xuống hạng ba là bị hạ cấp chớ ǵ nữa ?” Má cười: “Mầy không biết. Cái đầu hạng nhứt đó, cho treo chơi chớ không có tiền. Cái hạng ba đó mới có cho tiền ”
    Con đùa : “ Vậy má chia cho con chút đỉnh lấy hên coi ! ”
    Má khoát tay : “ Ối …từ ngày nhận cái mề-đai đó tới nay đă ba tháng rồi mà có thấy tụi nó đưa tiền đâu. Nghe nói c̣n mấy khâu ǵ ǵ đó chưa thông nên có hơi trễ ! ”

    Thấy trên văn bằng đề “Lê Thị Ráng ” con thắc mắc : “ Ụa ! Mà Lê Thị Ráng đâu phải là tên của má. Trong khai sanh của con, má là Lê Thị Láng mà !”
    Má cười khục khục mấy tiếng rồi mới nói : “ Để tao nói cho mầy nghe. Hồi đó tao sanh mầy ở gần nhà thờ Cha Tam, trong Chợ Lớn. Cô mụ người tàu, nói tiếng Việt c̣n lơ lớ. Cổ hỏi tao tên ǵ để làm khai sanh. Tao nói tao tên Ráng, mà R cổ nói không được, nên ra sở khai sanh, cổ nói Ráng thành Láng là như vậy ”
    Măi tới bảy mươi hai tuổi con mới biết tên đúng của má là “ Ráng ” !

    Hôm đưa ông Táo, con có tổ chức một bữa tiệc để ăn mừng một trăm tuổi của má, có họ hàng tham dự đầy nhà. Vừa ngồi vào bàn, d́ Bảy Giang nói : “ Theo phong tục ḿnh, con cái phải qú lạy để chúc thọ mẹ cha. Bây giờ, chị Tám được một trăm tuổi, hiếm lắm, quí lắm. Mầy phải lạy má mầy đi rồi ăn uống ǵ ăn ”
    Mọi người vỗ tay tán thành. Má cũng cười, nói : “ Ồ phải ! Hồi nẳm, đám cưới của mầy, mầy có đi học lạy với cậu Bảy Dinh, nhưng bên đàng gái miễn lễ chỉ bắt xá thôi, rồi về đây tía mầy cũng miễn luôn. Cho nên tao chưa thấy mầy lạy ra sao hết. Đâu ? Mầy lạy tao coi ! ”

    Mọi người lại vỗ tay nữa. Con đứng trước mặt má, chấp tay ấp úng: “ Thưa má. Hôm nay là ngày sanh thứ một trăm của má, con xin lạy mừng thọ má ” Rồi con lạy ba lạy, cũng đủ điệu bộ lên gối xuống gối như con đă học lạy cách đây gần năm chục năm. Con lạy mà nước mắt chảy quanh. Con biết rằng lần lạy đầu tiên này có thể là lần lạy cuối cùng, bởi v́ qua Tết, con sẽ trở về Pháp với cái lạnh cắt da của mùa đông, rồi sau đó biết có c̣n về nữa hay không ?

    Sức khỏe của con càng ngày càng kém, bao nhiêu thứ thuốc uống vô hằng bữa liệu kéo dài sự sống của con được đến bao lâu ? Điều này, con đâu dám cho má biết. Mọi người lại vỗ tay khi con lạy xong. Rồi th́ nhập tiệc. Bữa tiệc hôm đó thật là vui. Người vui nhứt là má.



    Má ơi ! Bữa nay là ngày sanh thứ 103 của má, ngày đưa ông Táo về Trời. Vậy là ba năm qua rồi, con đă không về thăm má. « Thằng chó đẻ » của má vẫn c̣n « trôi sông lạc chợ », để cho má cứ phải trông nó về, trông hằng ngày, trông ṃn con mắt, trông khô nước mắt !

    Má thương con , xin má tha thứ cho con… tha thứ cho con ….

  6. #3586
    Tran Truong
    Khách
    Nội


    – Nội xuống ḱa !

    – Nội xuống ! Ê ! Nội xuống !

    – Nội xuống !

    Bầy con tôi reo mừng, chạy ùa ra ngơ. Ngoài đó, tiếng xích lô máy cũng vừa tắt.

    Trong buồng, vợ tôi gom vội mấy giấy tờ hồ sơ nhét vào xắc tay, nh́n tôi, im lặng.Tôi hiểu : bà già xuống như vậy, làm sao giấu được chuyện tôi và hai đứa lớn sẽ vượt biên ? Sáng sớm mai là đi rồi …

    Tôi choàng tay ôm vai vợ tôi, siết nhẹ :

    – Không sao đâu. Để anh lựa lúc nói chuyện đó với má.

    Khi vợ chồng tôi bước ra hiên nhà th́ bầy nhỏ cũng vừa vào tới sân. Đứa xách giỏ, đứa xách bao, đứa ôm gói, hí hửng vui mừng. Bởi v́ mỗi lần bà nội chúng nó từ G̣ Dầu xuống thăm đều có mang theo rất nhiều đồ ăn, bánh trái thịt thà… Những ngày sau đó, mâm cơm dưa muối thường ngày được thay thế bằng những món ăn do tay bà nội tụi nó nấu nướng nêm-nếm. Nhờ vậy, mấy bữa cơm có cái phong vị của ngày xưa thuở mà miền Nam chưa mất vào tay Việt Cộng…

    Mấy con tôi thường gọi đùa bà Nội bằng « trưởng ban hậu cần » hoặc chị « nuôi » và lâu lâu hay trông có bà nội xuống. Và lúc nào câu chào mừng của chúng nó cũng đều giống như nhau : « Nội mạnh hả Nội ? Nội có đem ǵ xuống ăn không Nội ? ». Mới đầu, tôi nghe chướng tai, nhưng sống trong sự thiếu thốn triền miên của chế độ xă hội chủ nghĩa, lần hồi chính bản thân tôi cũng chỉ nghĩ đến miếng ăn thôi !

    Con gái út tôi, mười một tuổi, một tay xách giỏ trầu của bà nội, một tay cặp-kè với bà nó đi vào như hai người bạn. Bà nó cưng nó nhứt nhà. Lúc nào xuống, cũng ngủ chung với nó để nghe nó kể chuyện. Nó thích bà nội ở điều đó và thường nói : « Ở nhà này chỉ có nội là thích nghe em kể chuyện thôi ! ».Thật ra, nó có lối kể chuyện không đầu không đuôi làm mấy anh mấy chị nó bực. Trái lại, bà nó cho đó là một thi vị của tuổi thơ, nên hay biểu nó kể chuyện cho bà nghe, để lâu lâu bà cười chảy nước mắt.

    Tôi hỏi má tôi :

    – Sao bữa nay xuống trưa vậy nội ?

    Vợ chồng tôi hay gọi má tôi bằng « nội » như các con. Nói theo tụi nó, riết rồi quen miệng. Lâu lâu, chúng tôi cũng có gọi bằng « má » nhưng sao vẫn không nghe đầm-ấm nồng-nàn bằng tiếng « nội » của các con. Hồi cha tôi c̣n sống, tụi nhỏ c̣n gọi rơ ra « ông nội » hay « bà nội ». Cha tôi mất đi, ít lâu sau, chúng nó chỉ c̣n dùng có tiếng « nội » ngắn gọn để gọi bà của chúng nó, ngắn gọn nhưng âm thanh lại đầy tŕu mến.

    Má tôi bước vào nhà, vừa cởi áo bà ba vừa trả lời :

    – Thôi đi mầy ơi !… Mấy thằng công an ở Trảng Bàng mắc dịch ! Tao lên xe hồi sáng chớ bộ. Tới trạm Trảng Bàng tụi nó xét thấy tao có đem một lon ghi-gô mỡ nước, vậy là bắt tao ở lại. Nói phải quấy bao nhiêu cũng không nghe. Cứ đề quyết là tao đi buôn lậu !

    Rồi má tôi liệng cái áo lên thành ghế bàn ăn, nói mà tôi có cảm tưởng như bà đang phân trần ở Trảng Bàng :

    – Đi buôn lậu cái ǵ mà chỉ có một lon mở nước ? Ai đó nghĩ coi ! Nội tiền xe đi xuống đi lên cũng hơn tiền lon mỡ rồi. Đi buôn kiểu ǵ mà ngu dại vậy hổng biết !

    – Ủa ? Rồi làm sao nội đi được ? Bộ tụi nó giữ lại lon mỡ hả nội ? Con gái lớn tôi chen vào.

    – Dễ hôn ! Nội đâu có để cho tụi nó « ăn » lon mỡ, con ! Mỡ heo nội thắng đem xuống cho tụi con chớ bộ.

    Ngừng lại, hớp một hớp nước mát mà con út vừa đem ra, xong bà kể tiếp, trong lúc các con tôi quây quần lại nghe :

    – Cái rồi … cứ đảng ... ca riết , làm nội phát ghét, nội đổ ĺ, ngồi lại đó đợi tụi nó muốn giải đi đâu th́ giải.

    Nghe đến đây, bầy con tôi cười thích thú. Bởi v́ tụi nó từng nghe ông nội tụi nó kể những chuyện « gan cùng ḿnh » của bà nội hồi xưa khi cùng chồng vào khu kháng chiến, nhứt là giai đoạn trở về hoạt động ngầm ở thành phố sau này, trước hiệp định Genève…

    Con út nóng nảy giục :

    – Rồi sao nữa nội ?

    – Cái rồi… lối mười một mười hai giờ ǵ đó nội hổng biết nữa. Ờ… cở đứng bóng à. Có thằng cán bộ đạp xe đi ngang. Nó đi qua khỏi rồi chớ, nhưng chắc nó nh́n thấy nội nên hoành xe lại chào hỏi : « Ũa ? Bà Tám đi đâu mà ngồi đó vậy ? » Nội nh́n ra là thằng Kiểu con thầy giáo Chén ở Tha-La, tụi bây không biết đâu. Kế nội kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nó nghe. Nó cười ngất. Rồi nhờ nó can thiệp nên nội mới đi được đó. Lên xe th́ đă trưa trờ rồi… Ti ! Kiếm cây quạt cho nội, con !

    Ti là tên con út. Cây quạt là miếng mo cau mà má tôi cắt, vanh thành h́nh rồi đem ép giữa hai tấm thớt dầy cho nó bớt cong .Má tôi đem từ G̣ Dầu xuống bốn năm cây quạt mo phân phát cho mấy cháu, nói : « Nội thấy ba má tụi con gỡ bán hết quạt máy, nội mới làm thứ này đem xuống cho tụi con xài. Kệ nó, xấu xấu vậy chớ nó lâu rách ».

    Con út cầm quạt ra đứng cạnh nội quạt nhè nhẹ mà mặt mày tươi rói : tối nay nó có « bạn » ngủ chung để kể chuyện ! Vợ tôi đem áo bà ba của má tôi vào buồng mấy đứa con gái, từ trong đó hỏi vọng ra :

    – Nội ăn ǵ chưa nội ?

    – Khỏi lo ! Tao ăn rồi. Để tao têm miếng trầu rồi tao với mấy đứa nhỏ soạn đồ ra coi có hư bể ǵ không cái đă.

    Rồi mấy bà cháu kéo nhau ra nhà sau. Tôi nh́n theo má tôi mà bỗng nghe ḷng dào dạt . Từ bao nhiêu năm nay, trên người má tôi chẳng có ǵ thay đổi. Vẫn loại quần vải đen lưng rút, vẫn áo túi trắng ngắn tay có hai cái túi thật đặc biệt do má tôi tự cắt may : miệng túi cao lên tới ngực chớ không nằm dưới eo hông như những áo túi thường thấy.
    Mấy đứa nhỏ hay đùa : « Cha… bộ sợ chúng nó móc túi hay sao mà nội làm túi sâu vậy nội ? » Má tôi cười : « Ậy ! Vậy chớ túi này chứa nhiều thứ quí lắm à bây ». Những thứ ǵ không biết, chớ thấy má tôi c̣n cẩn thận ghim miệng túi lại bằng cây kim tây !

  7. #3587
    Tran Truong
    Khách

    Nội ( )

    Tôi là con một của má tôi. Vậy mà sau khi cha tôi chết đem về chôn ở G̣ Dầu, quê tôi, má tôi ở luôn trên đó. Nói là để châm sóc mồ mả và vườn tược cây trái. Thật ra, tại v́ má tôi không thích ở Sài G̣n, mặc dù rất thương mấy đứa cháu.
    Hồi c̣n ở chung với vợ chồng tôi để tránh pháo kích – dạo đó, Việt cộng hay bắn hỏa tiễn vào G̣ Dầu về đêm – má tôi thường chắc lưỡi nói : « Thiệt… không biết cái xứ ǵ mà ăn rồi cứ đi ra đi vô, hổng làm ǵ ráo ». Cái « xứ » Sàig̣n, đối với má tôi, nó « tù chân tù tay » lắm, trong lúc ở G̣ Dầu má tôi có nhà cửa đất đai rộng răi, cây trái xum xuê, và dù đă cao niên, má tôi vẫn thường xuyên xách cuốc xách dao ra làm vườn, làm cỏ.

    Vả lại chung quanh đất má tôi, là nhà đất của các anh bà con bên ngoại của tôi, thành ra má tôi qua lại cũng gần. Các anh chị bà con tới lui thăm viếng giúp đỡ cũng dễ. Cho nên, dù ở một ḿnh trên đó, má tôi vẫn không thấy cô đơn hiu quạnh. Lâu lâu nhớ bầy con tôi th́ xuống chơi với chúng nó năm bảy bữa rồi về. Má tôi hay nói đùa là « đi đổi gió » !

    Mấy năm sau ngày mất nước, cuộc sống của gia đ́nh tôi càng ngày càng bẩn chật. Cũng như thiên hạ, vợ chồng tôi bán đồ đạc trong nhà lần lần để ăn. Má tôi biết như vậy nên xuống thăm mấy đứa nhỏ thường hơn, để mang « cái ǵ để ăn » cho chúng nó. Nhiều khi nằm đêm tôi ứa nước mắt mà nghĩ rằng lẽ ra tôi phải nuôi má tôi chớ, dù ǵ tôi cũng mới ngoài bốn mươi lăm c̣n má tôi th́ tuổi đă về chiều.

    Vậy mà bây giờ, mặc dù là công nhân viên nhà nước xă hội chủ nghĩa với lương kỹ sư « bậc hai trên sáu », tôi đă không nuôi nổi má tôi, mà trái lại chính má tôi phải cắt-ca cắt-củm mang đồ ăn xuống tiếp tế cho gia đ́nh tôi, giống như má tôi mớm cơm đút cháo cho tôi thuở tôi c̣n thơ ấu ! Thật là một « cuộc đổi đời » ( Việt Cộng thường rêu rao : « Cách mạng là một cuộc đổi đời » ). Nhưng cuộc đổi đời của mẹ con tôi th́ thật là vừa chua cay vừa hài hước !

    Lắm khi tôi tự hỏi : « Rồi sẽ đi đến đâu ? ». Bấy giờ tôi đă trở thành « trưởng ban văn nghệ » của cơ quan, một lối đi « ngang » mà nhờ đó tôi c̣n được ở lại với sở cũ. Bởi v́ mấy chục năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp chánh của tôi, nhà nước cách mạng cho là vô dụng, không « đạt yêu cầu ». Thành ra, tối ngày tôi chỉ lo cho đoàn « nghiệp dư » của cơ quan tập dượt hát múa. Thật là hề. C̣n về phần các con tôi, tương lai gần nhứt là đi đánh giặc Kampuchia, tương lai xa hơn th́ thật là mù mịt !

    Trong lúc tôi không có lối thoát th́ một người bạn đề nghị giúp chúng tôi vượt biên, nhưng chỉ đi được có ba người. Vậy là chúng tôi lấy quyết định cho hai đứa lớn đi theo tôi. Chuyện này, chúng tôi giấu má tôi và mấy đứa nhỏ, kể cả hai đứa đă được chọn. Phần v́ sợ đổ bể, phần v́ sợ má tôi lo. Ai chẳng biết vượt biên là một sự liều lĩnh vô cùng. Rủi đi không thoát là bị tù đày chẳng biết ở đâu, may mà đi thoát cũng chưa chắc là sẽ đến bờ đến bến.
    Người ta nói trong số những người đi thoát, hai phần ba bị mất tích luôn. Thành ra, « vượt biên » là đi vào miền vô định…

    Theo chương tŕnh th́ sáng sớm ngày rằm cha con tôi đi xe đ̣ xuống Cần Thơ rồi từ đó có người rước qua sông ông Đốc để xuất hành ngay trong đêm đó. Tôi thắc mắc hỏi : « Tổ chức ǵ mà đi chui nhằm ngày rằm cha nội? ». Bạn tôi cười : « Ai cũng nghĩ như anh hết. Tụi Việt Cộng cũng vậy. Cho nên hể có trăng sáng là tụi nó nằm nhà nhậu, không đi tuần đi rỏn ǵ hết. Hiểu chưa ? »

    Bữa nay là mười bốn ta nhằm ngày thứ bảy, vợ chồng tôi định không nói ǵ hết, chờ sáng sớm mai gọi hai đứa lớn dậy đi với tôi xuống Cần Thơ. Như vậy là chúng nó sẽ hiểu. Và như vậy là kín đáo nhứt, an toàn nhứt. Rồi sau đó vợ tôi sẽ liệu cách nhắn tin về cho má tôi hay. Chừng đó th́ « sự đă rồi »…

    Bây giờ th́ má tôi đă có mặt ở đây, giấu cũng không được .Đành phải nói cho má tôi biết. Nhưng nói lúc nào đây ? Và nói làm sao đây ? Liệu má tôi có biết cho rằng tôi không c̣n con đường nào khác ? Liệu má tôi có chấp nhận cho tôi không giữ tṛn đạo hiếu chỉ v́ lo tương lai cho các con ? Liệu má tôi… liệu má tôi… Tôi phân vân tự đặt nhiều câu hỏi để chẳng thấy ở đâu câu trả lời…

    Tôi ngồi xuống thềm nhà, nh́n ra sân. Ở đó, bờ cỏ lá gừng xanh mướt ngày xưa đă bị chúng tôi đào lên đấp thành luống để trồng chút đỉnh khoai ḿ, một ít khoai lang , vài hàng bắp. Không có bao nhiêu nhưng vẫn phải có. Cho nó giống với người ta, bởi v́ nhà nào cũng phải « tăng gia » cho đúng « đường lối của nhà nước » . Thật ra, trồng trọt bao nhiêu đó, nếu có… trúng mùa đi nữa, th́ cũng không đủ cho bầy con tôi « nhét kẻ răng » !

    Vậy mà tên công an phường, trong một dịp ghé thăm, đă tấm tắc khen : « Anh chị công tác tốt đấy chứ. Tăng gia khá nhất khu phố đấy ! Các cháu tha hồ mà ăn ». Anh ta không biết rằng mấy nhà hàng xóm của tôi, muốn « tăng gia », họ đă phải đào cả sân xi-măng hoặc sân lót gạch, th́ lấy ǵ để « làm tốt » ?

    Khi tôi trở vào nhà th́ con út đang găi lưng cho nội. Nó vén áo túi nội lên đến vai, để lộ cái lưng gầy nhom, cong cong và hai cái vú teo nhách. Tôi tự hỏi : « Lạ quá ! Chỉ có ḿnh ḿnh bú hồi đó mà sao làm teo vú nội đến như vậy được ? ». Rồi tôi bồi hồi cảm động khi nghĩ rằng chính hai cái núm đen đó đă nuôi tôi lớn lên với ḍng sữa ấm, vậy mà chẳng bao giờ nghe má tôi kể lể công lao.
    Tôi cảm thấy thương má tôi vô cùng. Tôi len lén từ phía sau ḷn tay măn vú má tôi một cái. Má tôi giựt ḿnh, rút cổ lại :

    – Đừng ! Nhột !Thằng chơi dại mậy !

    Rồi má tôi cười văng cốt trầu. Con Ti la lên :

    – Má ơi ! Coi ba măn vú nội nè !

    Tôi cười hả hê thích thú. Trong khoảnh khắc thật ngắn ngủi đó, tôi bắt gặp lại những rung động nhẹ nhàng sung sướng khi tôi măn vú mẹ thuở tôi mới lên ba lên năm…Và cũng trong khoảnh khắc đó, tôi đă quên mất rằng má tôi đă gần tám mươi mà tôi th́ trên đầu đă hai thứ tóc ! Và cũng quên mất rằng từ ngày mai trở đi, có thể tôi sẽ không bao giờ c̣n gặp lại má tôi nữa, để măn vú khi bất chợt thấy má tôi nhờ cháu nội găi lưng như hôm nay…

    Chiều hôm đó, khi ngồi vào bàn ăn, mắt bầy con tôi sáng rỡ. Bữa cơm thật tươm tất, đầy đủ món ăn như khi xưa. Có gà nấu canh chua lá giang, một loại giây leo có vị chua thật ngọt ngào mà h́nh như chỉ ở miệt quê tôi mới có. Món này, bà nội mấy đứa nhỏ nấu thật đậm đà. Bà thường nói : « Canh chua phải nêm cho cứng cứng nó mới ngon ». Mà thật vậy. Tô canh nóng hổi, bốc lên mùi thơm đặc biệt của thịt gà lẫn với mùi chua ngọt của lá giang, mùi mặn đằm thấm của nước mắm và mùi tiêu mùi hành…

    Húp vào một miếng canh chua, phải nghe đầu lưỡi ngây ngây cứng cứng và chân tóc trên đầu tăng tăng, như vậy mới đúng. Nằm cạnh tô canh chua là tộ cá kèo kho tiêu mà khi mang đặt lên bàn ăn nó hăy c̣n sôi kêu lụp-bụp, bốc mùi thơm phức vừa mặn vừa nồng cay lại vừa béo, bỡi v́ trong cá kho có tóp mỡ và trước khi bắt xuống, bà nội có cho vào một muỗng mỡ nước gọi là « để cho nó dằn » !
    Đặc biệt, khi làm cá kèo, bà không mổ bụng cá, thành ra khi cắn vào đó, mật cá bể ra đăng đắng nhẹ nhàng làm tăng vị bùi của miếng cá lên gấp bội. Ngoài hai món chánh ra, c̣n một dĩa măng luộc, tuy là một món phụ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn nhờ ở chỗ sau khi luộc rồi măng được chiên lại với tỏi nên ngă màu vàng sậm thật là đậm đà…

    Sau khi và vài miếng, vợ tôi nh́n tôi rồi rớt nước mắt. Nội hỏi :

    – Bộ cay hả ?

    Vợ tôi “dạ”, tiếng “dạ” nằm đâu trong cổ. Rồi buông đũa, mếu máo chạy ra nhà sau. Tôi hiểu. Bữa cơm này là bữa cơm cuối cùng, bữa cơm mà cả gia đ́nh c̣n xum họp bên nhau. Rồi sẽ không c̣n bữa cơm nào như vầy nữa. Gia đ́nh sẽ chia hai. Những người đi, rồi sẽ sống hay chết ? C̣n những người ở lại, ai biết sẽ c̣n tan tác đến đâu ?

    Tôi làm thinh, cắm đầu ăn lia lịa như ḿnh đang đói lắm. Thật ra, tôi đang cần nuốt thật nhanh thật nhiều, mỗi một miếng nuốt phải thật đầy cổ họng… để đè xuống, nén xuống một cái ǵ đang trạo trực từ dưới dâng lên. Mắt tôi nh́n đồ ăn, nh́n chén cơm, nh́n đôi đũa, để khỏi phải nh́n má tôi hay nh́n bầy con, ngần đó khuôn mặt thân yêu mà có thể tôi sẽ vĩnh viễn không c̣n thấy lại nữa.

    Trong đầu tôi chợt hiện ra h́nh ảnh người đang hấp hối, trong giây phút cuối cùng lưỡi đă cứng đơ mắt đă dại, vậy mà họ vẫn nh́n nuối những người thương để rồi chảy nước mắt trước khi tắt thở. Rồi tôi thấy tôi cũng giống như người đang hấp hối, không phải chết ở thể xác mà là chết ở tâm hồn, cũng một lần vĩnh biệt, và cũng sẽ bước vào một cơi u-minh nào đó, một cơi thật mơ hồ mà ḿnh không h́nh dung được, không chủ động được !

    Má tôi gắp cho tôi một cái bụng cá to bằng ngón tay cái :

    – Nè ! Ngon lắm ! Ăn đi ! Để rồi mai mốt hổng chắc ǵ có mà ăn !

    Ư má tôi muốn nói rằng ở với Việt Cộng riết rồi đến loại cá kèo cũng sẽ khan hiếm như các loại cá khác.
    Nhưng trong trường hợp của tôi, lời má tôi nói lại có ư nghĩa của lời tống biệt. Nó giống như : ”Má cho con ăn lần này lần cuối. Ăn đi con ! Ăn cho ngon đi con !”. Tôi ngậm miếng cá mà nước mắt trào ra, không kềm lại được. Nếu không có mặt bầy con tôi, có lẽ tôi đă cầm lấy bàn tay của má tôi mà khóc, khóc thật tự do, khóc thật lớn, để vơi bớt nỗi thống khổ đă dằn vật tôi từ bao nhiêu lâu nay … Đằng này, tôi không làm như vậy được. Cho nên tôi trạo trực nuốt miếng cá mà cảm thấy như nó thật đầy xương xóc !

  8. #3588
    Tran Truong
    Khách

    Nội ( Tiếp theo )

    Má tôi nh́n tôi ngạc nhiên :

    – Ủa ? Mày cũng bị cay nữa sao ?

    Rồi bà chồm tới nh́n vào tộ cá. Các con tôi nhao nhao lên :

    – Đâu có cay, nội.

    – Con ăn đâu thấy cay. Hai có nghe cay hôn Hai ?

    – Chắc ba má bị ǵ chớ cay đâu mà cay.

    – Con ăn được mà nội. Có cay đâu ?

    Các con tôi đâu có biết rằng cái cay của tôi không nằm trên đầu lưỡi, mà nó nằm trong đáy ḷng. Cái cay đó cũng bắt trào nước mắt !

    Tôi đặt chuyện, nói tránh đi :

    – Hổm rày nóng trong ḿnh, lưỡi của ba bị lở, nên ăn cái ǵ mặn nó rát.

    Rồi tôi nhai thật chậm để có thời gian cho sự xúc động lắng xuống. Miếng cơm trong miệng nghe như là sạn sỏi, nuốt không trôi…

    Sau bữa cơm, bà cháu kéo hết vào buồng tụi con gái để chuyện tṛ. Thỉnh thoảng nghe cười vang trong đó. Chen trong tiếng cười trong trẻo của các con, có tiếng cười khọt khọt của nội, tiếng cười mà miếng trầu đang nhai kềm lại trong cổ họng, v́ sợ văng cốt trầu. Những thanh âm đó toát ra một sự vô tư, nhưng lại nghe đầy hạnh phúc. Lúc này, có nên nói chuyện vượt biên với má tôi hay không ?

    Tội nghiệp bầy con, tội nghiệp nội… Ngoài pḥng khách, tôi đi tới đi lui suy nghĩ đắn đo. Vợ tôi c̣n lục đục sau bếp, và cho dù vợ tôi có mặt ở đây cũng không giúp ǵ tôi được với tâm sự rối bời như mớ ḅng bong. Tôi bèn vào buồng ngủ, trải chiếu dưới gạch-từ lâu rồi, vợ chồng tôi không c̣n giường tủ ǵ hết- rồi tắt đèn nằm trong bóng tối, gác tay lên trán mà thở dài…

    Thời gian đi qua… Trăng đă lên nên tôi thấy cửa sổ được vẽ những lằn ngang song song trắng đục. Trong pḥng bóng tối cũng lợt đi. Không c̣n nghe tiếng cười nói ở pḥng bên và tôi nghĩ chắc đêm nay vợ tôi ngủ với hai đứa lớn ngoài pḥng khách, để trằn trọc suốt đêm chờ sáng.

    Bỗng cửa pḥng tôi nhẹ mở, vừa đủ để tôi nh́n thấy bóng má tôi lom khom hướng vào trong hỏi nhỏ :

    – Ba con Ti ngủ chưa vậy ?

    Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng cũng trả lời nho nhỏ vừa đủ nghe :

    – Dạ chưa, má.

    Má tôi bước vào đóng cửa lại, rồi ṃ mẫm ngồi xuống cạnh tôi, tay cầm quạt mo quạt nhè nhẹ lên ḿnh tôi, nói :

    – Coi bộ nực hả mậy ?

    – Dạ. Nhưng rồi riết cũng quen, má à.

    Tôi nói như vậy mà trong đầu nhớ lại h́nh ảnh tôi và thằng con trai hè hụi tháo gỡ mấy cây quạt trần để mang đi bán. Im lặng một lúc. Tay má tôi vẫn quạt đều. Rồi má tôi hỏi:

    – Tụi bây c̣n ǵ để bán nữa hông ?

    – Dạ…

    Tôi không biết trả lời làm sao nữa. Chiếc xe hơi bây giờ chỉ c̣n lại cái sườn, không ai chịu chở đi. Trong nhà bây giờ chỉ c̣n bộ bàn ăn, cái tủ thờ nhỏ và bộ xa-long mây “sứt căm găy gọng”. Ngoài ra, trên tường có chân dung “Bác Hồ” dệt bằng lụa và nhiều “bằng khen”,”bằng lao động tiên tiến”… những thứ mà nhà nào cũng có hết, cho, chưa chắc ǵ có ai thèm lấy !

    Bỗng tôi nhớ có một hôm tôi nói với bầy con tôi :”Ba tự hào đă giữ tṛn liêm sỉ từ mấy chục năm nay. Bây giờ, đổi lấy cái ǵ ăn cũng không được, đem ra chợ trời bán cũng chẳng có ai mua. Sao ba thấy thương các con và tội cho ba quá !”. Lúc đó, tôi tưởng tượng thấy tôi đứng ở chợ trời, dưới chân có tấm bảng đề “Bán cái liêm sỉ, loại chánh cống. Bảo đảm đă hai mươi năm chưa sứt mẻ”. Thật là khùng nhưng cũng thật là chua chát !

    Nghe tôi “dạ” rồi nín luôn, má tôi hiểu, nên nói:

    – Rồi mầy phải tính làm sao chớ chẳng lẽ cứ như vầy hoài à ? Tao thấy bầy tụi bây càng ngày càng trơm lơ, c̣n mầy th́ cứ làm thinh tao rầu hết sức.

    Má tôi ngừng một chút, có lẽ để lấy một quyết định :

    – Tao xuống kỳ này, cốt ư là để nói hết cho mầy nghe. Tao già rồi, mai mốt cũng theo ông theo bà. Mày đừng lo cho tao. Lo cho bầy con mầy ḱa. Chớ đừng v́ tao mà bắt mấy đứa nhỏ phải hy sinh tương lai của tụi nó. Mầy liệu mà đi, đi ! Kiếm đường mà kéo bầy con mầy đi, đi ! Ở đây riết rồi chết cả chùm. Không chết trận trên Miên th́ cũng chết khùng chết đói. Thà tụi bây đi để tao c̣n thấy chút đỉnh ǵ hy vọng mà sống thêm vài năm nữa. Mày hiểu hôn ?

    Nghe má tôi nói, tôi rớt nước mắt. Chuyện mà bao lâu nay tôi không dám nói với má tôi th́ bây giờ chính má tôi lại mở ngỏ khai nguồn. Và tôi thật xúc động với h́nh ảnh bà mẹ già phải đẩy đứa con duy nhứt đi vượt biên để vui mà sống với ít nhiều hy vọng ! Thật là ngược đời : có người mẹ nào lại muốn xa con ? Chỉ có ở chế độ xă hội chủ nghĩa mới xảy ra những chuyện “đổi đời” như vậy !

    Tôi nắm bàn tay không cầm quạt của má tôi, lắc nhẹ :

    – Má à ! Lâu nay con giấu má. Bây giờ má nói, con mới nói. Sáng sớm mai này, con và hai đứa lớn sẽ xuống Cần Thơ để vượt biên.

    Tôi nghe tiếng cây quạt mo rơi xuống gạch. Rồi yên lặng. Một lúc lâu sau, má tôi mới nói :

    – Vậy hà…

    Tôi nghe có cái ǵ nghẹn ngang trong cổ. Tôi nuốt xuống mấy lần, rồi cố gắng nói :

    – Con đi không biết sống hay chết. Con gởi má vợ con và ba đứa nhỏ, có bề ǵ xin má thương tụi nó …

    Nói tới đó, tôi nghẹn ngào rồi ̣a lên khóc ngất. Tôi nghe có tiếng quạt phe phẩy lại, nhanh nhanh, và bàn tay má tôi vuốt tóc tôi liên tục giống như hồi nhỏ má tôi vỗ về tôi để tôi nín khóc.

    Một lúc sau, má tôi nói :

    – Thôi ngủ đi, để mai c̣n dậy sớm.

    Rồi bước ra đóng nhẹ cửa lại. Sau đó, có tiếng chẹt diêm quẹt rồi một ánh sáng vàng vọt rung rinh ḷn vào khuôn cửa, tôi biết má tôi vừa thắp đèn cầy trên bàn thờ. Tiếp theo là mùi khói nhang, chắc bà nội mấy đứa nhỏ đang cầu nguyện ngoài đó.

    Tôi thở dài, quay mặt vào vách, nhắm mắt mà nghe chơi vơi, giống như đang nằm trong một cơn mộng…

    Năm giờ sáng hôm sau, má tôi kêu tôi dậy đi. Hai con tôi đă sẵn sàng, mỗi đứa một túi nhỏ quần áo. Chúng nó không có vẻ ǵ ngạc nhiên hay xúc động hết. Có lẽ mẹ tụi nó đă gọi dậy từ ba bốn giờ sáng để giảng giải và chuẩn bị tinh thần. Riêng tôi, thật là trầm tĩnh. Nước mắt đêm qua đă giúp tôi lấy lại quân b́nh. Thật là mầu nhiệm !

    Tôi vào buồng hôn nhẹ mấy đứa nhỏ đang ngủ say, xong ôm vợ tôi, ôm má tôi. Hai người thật là can đảm, không mảy may bịn rịn.

    Tôi chỉ nói có mấy tiếng :

    – Con đi nghe má !

    Rồi bước ra khỏi cổng.

  9. #3589
    Tran Truong
    Khách

    Nội ( Tiếp theo và hết )

    Lần đó, tôi đi thoát.

    Rồi phải ba bốn năm sau, tôi mới chạy chọt được cho vợ con tôi rời Việt Nam sang sum họp với tôi ở Pháp. Má tôi ở lại một ḿnh.

    Mấy ngày đầu gặp lại nhau, vợ con tôi kể chuyện “bên nhà” cho tôi nghe, hết chuyện này bắt qua chuyện nọ. Bà Nội được nhắc tới nhiều nhứt và những chuyện về bà nội được kể đi kể lại thường nhứt.

    Tụi nó kể :

    “Ba đi rồi, mấy bữa sau cơ quan chỗ ba làm việc cho người đến kiếm. Tụi con trốn trong buồng, để một ḿnh nội ra. Nội nói rằng nội nhờ ba về Tây Ninh rước ông Tư xuống bởi v́ trên đó đang bị Cao Miên pháo kích tơi bời, tới nay sao không thấy tin tức ǵ hết, không biết ba c̣n sống hay chết nữa. Nói rồi, nội khóc thật mùi-mẫn làm mấy cán bộ trong cơ quan tin thiệt, họ an ủi nội mấy câu rồi từ đó không thấy trở lại nữa”.

    Rồi tụi nó kết câu chuyện với giọng đầy thán phục : “Nội hay thiệt !”.

    Nghe kể chuyện, tôi bồi hồi xúc động. Tôi biết lúc đó má tôi khóc thiệt chớ không phải giả khóc như các con tôi nghĩ. Bởi v́, trong hai trường hợp dù sự việc xảy ra có khác nhau, nhưng hoàn cảnh sau đó vẫn giống nhau y hệt. “Ba con Ti đi không biết sống hay chết” vẫn là câu hỏi lớn đè nặng tâm tư của má tôi. Bề ngoài má tôi làm ra vẻ b́nh tĩnh để an ḷng con dâu và cháu nội, nhưng là một cái vỏ mỏng manh mà trong khi kể chuyện cho các cán bộ, nó đă có dịp bể tung ra cho ưu tư dâng đầy nước mắt…

    “Rồi sau đó -tụi con tôi kể tiếp- nội ở lại nhà ḿnh để chờ tin tức và cũng để ra tiếp chuyện hàng xóm và chánh quyền địa phương, chớ má th́ ngày nào cũng đi chùa, c̣n tụi con nội sợ nói hé ra là mang họa cả đám. Lâu lâu, nội về G̣ Dầu bán đồ rồi mua thịt thà đem xuống tiếp tế cho tụi con. Thấy nội già mà lên lên xuống xuống xe cộ cực nhọc quá, tụi con có can ngăn nhưng nội nói nội c̣n mạnh lắm, nội c̣n sống tới ngày con Ti lấy chồng nội mới chịu theo ông theo bà !”.

    Tôi biết : má tôi là cây cau già – quá già, quá cỗi – nhưng vẫn cố bám lấy đất chỉ v́ trên thân cây c̣n mấy dây trầu… H́nh ảnh đó bỗng làm tôi ứa nước mắt. Thương má tôi và nhớ cả quê hương. Cái quê hương tuyệt đẹp của tôi mà Việt Cộng đă cướp mất. Cái quê hương mà trên đó tôi không c̣n quyền sống như ư ḿnh muốn, phát biểu những ǵ ḿnh nghĩ, ca tụng những ǵ ḿnh thích.

    Ở đó, ở quê hương tôi, tôi c̣n bà mẹ già, bà mẹ tám mươi đă cắt ruột đuổi con đi, bỏ quê hương mà đi, để bà c̣n chút ǵ hy vọng sống thêm vài ba năm nữa ! Bây giờ, vợ con tôi cũng đă đi hết. Má tôi c̣n lại một ḿnh. Thân cây cau giờ đă nhẵn dây trầu, thêm tuổi đời một nắng hai mưa. Tôi biết ! Má ơi ! Con biết : cây cau già bây giờ đang nhớ thắt thẻo mấy dây trầu non …

    Theo lời các con tôi kể lại, hôm tiếp được điện tín của bạn tôi ở Pháp đánh về báo tin tôi và hai đứa lớn đă tới Mă Lai b́nh yên, cả nhà tưng bừng như hội. Tụi nó nói : “Nội vội vàng vào mặc áo rồi qú trước bàn thờ Phật gơ chuông liên hồi. Đă giấu không cho ai biết mà nội gơ chuông giống như báo tin vui cho hàng xóm !”

    “Mấy hôm sau, bỗng có công-an phường lại nhà. Công an đến nhà là lúc nào cũng có chuyện ǵ đó cho nên nội có hơi lo. Thấy dạng tên công an ngoài ngơ, trong này nội niệm Phật để tự trấn an. Sau đó, nội cũng kể chuyện ba về Tây Ninh rồi nội kết rằng ba đă chết ở trên đó. Rồi nội khóc…”

    Mấy con tôi đâu biết rằng đối với má tôi, dù tôi c̣n sống, sống mà vĩnh viễn không bao giờ thấy lại nhau nữa th́ cũng giống như là tôi đă chết.

    “ Sau đó nội than không biết rồi sẽ ở với ai, rồi ai sẽ nuôi nội, bởi v́ má buồn rầu đă bỏ nhà đi mất. Nghe vậy, tên công an vội vàng an ủi :

    – Bà cụ đừng có lo ! Rồi chúng cháu sẽ đem bà cụ về ở với chúng cháu. Cứ yên chí !”. Sau khi tên công an ra về, nội vào buồng kể lại chuyện đó cho tụi con nghe, rồi nói : “Nội nghe thằng công an đ̣i đưa nội về nuôi mà nội muốn xỉu luôn ! Không phải v́ cảm động mà v́ sợ ! Ở với tụi nó, thà chết sướng hơn !”

    Vợ con tôi được đi chánh thức nên hôm ra đi bạn bè thân quyến đến chia tay đầy nhà. Lúc mẹ con nó qú xuống lạy má tôi để giả biệt -hay đúng ra để vĩnh biệt- tất cả mọi người đều khóc. Đó là lần cuối cùng mà má tôi khóc với bầy cháu nội. Và tôi nghĩ rằng má tôi khóc mà không cần t́m hiểu tại sao ḿnh khóc, chỉ thấy cần khóc cho nó hả, chỉ thấy càng khóc thân thể gầy c̣m càng nhẹ đi, làm như thịt da tan ra thành nước mắt, thứ nước thật nhiệm mầu mà Trời ban cho con người để nói lên tiếng nói đầy câm lặng.

    Bầy bạn học của các con tôi đứng thành hai hàng dài, chuyền nước mắt cho nhau để tiễn đưa tụi nó ra xe ngoài ngơ. Tôi h́nh dung thấy những cặp mắt thơ ngây mọng đỏ nh́n các con tôi đi mà nửa hồn tê-dại, không biết thương cho bạn ḿnh đi hay thương cho thân phận ḿnh, người ở lại với đầy chua xót…

    Mấy con tôi nói : ”Nội không theo ra phi trường. Nội ở nhà để gơ chuông cầu nguyện”.

    -oOo-

    Tôi làm việc ở Côte d’Ivoire ( Phi Châu ), cách xa vợ con bằng một lục địa, và cách xa mẹ tôi bằng nửa quả địa cầu. Những lúc buồn trống vắng, tôi hay ra một băi hoang gần sở làm để ngồi nh́n biển cả. Mặt nước vuốt ve chân cát, tiếng sóng nhẹ nghe như th́ thào… những thứ đó làm như chỉ dành cho riêng tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như được dỗ về an ủi. Những lúc đó, sao tôi nhớ má tôi vô cùng.

    Trên đời này má tôi là người duy nhứt an ủi tôi từ thuở tôi c̣n ấu thơ cho đến khi trên đầu tôi đă hai thứ tóc. Ngay đến đêm cuối cùng trên quê hương, cũng chính trong ṿng tay khẳng khiu của má tôi mà tôi khóc, khi gởi vợ gởi con… Lúc nào tôi cũng t́m thấy ở má tôi một t́nh thương thật rộng răi bao la, thật vô cùng sâu đậm, giống như đại dương mà tôi đang nh́n trước mặt.

    Bây giờ tôi hiểu tại sao tôi hay ra ngồi đây để nh́n biển cả .

  10. #3590
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tran Truong
    Nội ( Tiếp theo và hết )
    Câu chuyện anh TT post , hay và cảm động quá . Thương thay cho đất nước ḿnh , dan tộc ḿnh , và thuơng cho những bà mẹ Việt Nam
    Năm 1954 , tôi đă cùng Mẹ từ Hà Nội , bao xe xích lô về Hà Đông chào Bà Ngoại lần cuối để theo chồng trốn vô Nam . Gọi là " trốn " , là v́ mới tháng 10 , hạn cho phép di cư chưa hết , nhưng Cộng an Hà Nội đă có lệnh ngăn cản dân bỏ đi bằng mọi cách . Do đó , tôi cảm thong với những ǵ xẩy ra trong câu chuyện , cứ như ḿnh là nhân vật chính

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •