Page 361 of 471 FirstFirst ... 261311351357358359360361362363364365371411461 ... LastLast
Results 3,601 to 3,610 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3601
    Tran Truong
    Khách
    Chuyện thuở giao thời


    Tháng 3, rồi tháng 4 năm 1975, thiên hạ chạy di tản rần rần từ miền trung vào trong nam, rồi từ đất liền “chạy” ra biển, nhốn nháo hỗn loạn chẳng biết “trời trăng” ǵ hết,.. chỉ có một ư nghĩ rơ rệt ở trong đầu là “Ở lại với tụi nó là chết !”. Vậy rồi giai đoạn di tản đó chấm dứt vào ngày 30 tháng 4……


    Giữa tháng 4, một thằng bạn gọi điện thoại cho tôi, nói: “Mầy đừng đi di tản. Ở lại đi ! Không có sao hết ! Tao bảo đảm“. Thằng nầy làm lớn trong “Tổng Nha”, nó nói “chắc như bắp” ! Lại một thằng bạn khác – thằng này người Pháp, làm việc ở sứ quán Pháp – nói trong điện thoại, giọng rất b́nh thản: “Mầy đừng đi đâu hết ! Mọi việc đều đă thoả thuận trước rồi ! Yên tâm !“.
    Riêng tôi, tôi nghĩ: “Ḿnh làm việc cho hăng dầu ngoại quốc trực thuộc hăng quốc tế SIPC ( Shell International Petroleum Company – Anh Quốc ) chắc không sao ! “. Vậy là tôi quyết định ở lại……

    Ngày 30 tháng tư năm 1975 ! Việt cộng vào “đớp” hết, công tư ǵ cũng đớp hết, thượng vàng hạ cám ǵ cũng đớp hết. Họ gọi hành động đó bằng một danh từ nghe cũng… văn chương: “Tiếp Quản“. Không biết hai thằng bạn tôi kể ở trên có… tức hộc máu hay không khi thấy ḿnh bị gạt dễ dàng như con nít ? Riêng tôi, tôi thấy như tôi từ trên trời rơi xuống, thấy những ǵ xưa nay ḿnh học, ḿnh hỏi, ḿnh hiểu biết, ḿnh suy luận v.v… đều sai bét đối với “cái gọi là cách mạng” !

    Hăng dầu tôi làm việc bị tiếp thu bởi… “ê-kíp” có bí số K7. Những người nầy mặc đồ đen đội mũ tai bèo đen. Mấy tay có vẻ “xếp” mang túi dết ngang hông và bao súng lục nằm… sau đít ! Họ chiếm kho dầu Nhà Bè và văn pḥng trung ương ở đường Thống Nhứt. Hai hôm sau, có tin bộ đội vào kho Nhà Bè “vít” K7 ra ngoài, v́ kho dầu không thuộc quyền quản lư của mấy cha K7.

    Vậy là trong cái tổ chức rất là… “cách mạng” nầy, cái “đầu năo” của công ty không c̣n dính với cái thân ḿnh là kho dầu nữa ! Phải nói thiệt : tôi làm việc cho hăng dầu hơn 19 năm, đă đi thăm viếng nhiều hăng dầu ở các quốc gia khác, nhưng chưa thấy một tổ chức hăng dầu nào… khùng như vậy !
    Qua sáng ngày thứ ba, tôi được chở xuống kho Nhà Bè để hướng dẫn một ông tướng VC đi viếng kho (Có lẽ mấy tên “nằm vùng” đă cho bọn “cách mạng” biết rằng tôi… rành kho dầu này lắm ! ) Đến kho, tôi được “ông” bộ đội xếp kho cho biết ông tướng là “xếp” cục hậu cần. Tôi tưởng tượng sẽ gặp lăo ta với bộ quân phục thẳng nếp và một ngực mề đai như thường thấy ở mấy tướng các nước cộng sản !…

    Xe ông tướng đến. Bước xuống là một người cao lớn mặc bộ đồ “xá xẩu” tàu bằng lụa màu ngà, đội nón Panama trắng, miệng ngậm ống đót có điếu thuốc đang cháy dở. Được giới thiệu, ông ta không bắt tay tôi, chỉ gật nhẹ đầu, nói: “Ta đi thôi !”. Tôi lưu ư ông ta đừng hút thuốc trước khi vào kho. Ổng gạt bỏ mẫu thuốc nhưng vẫn ngậm ống đót trên môi…

    Kho Nhà Bè lớn lắm. Ngoài bốn cầu tàu chiếm hết mặt sông, trên bờ có khu bồn chứa và các khu nhà máy trộn nhớt, trộn hoá chất, sản xuất thùng thiếc 20 lít đựng dầu hôi, châm dầu vào thùng 200 lít, nhà máy nhựa đường.v.v…
    “Phái đoàn” đi viếng gồm có ông tướng, hai người hộ vệ và xếp kho. V́ kho dầu không làm việc nên tôi chỉ đưa họ đi… phớt phớt ṿng ngoài các khu nhà máy. Tôi có ư đợi họ đặt câu hỏi, nhưng không nghe cha nào nói một tiếng. Sau nầy, tôi mới biết rằng ngoài bắc không có những ǵ chúng tôi có ở trong nam, cho nên họ không biết … khỉ ǵ để mà hỏi !

    Đến khu bồn chứa, bỗng ông tướng chỉ một cái bồn, hỏi: “Cái bể nầy bao nhiêu khối ? “. Tôi trả lời: “Mười lăm ngàn m3“. Hỏi: “Mỹ nó làm cho các anh đấy à ? “. Trả lời: “Không có thằng Mỹ nào vô đây hết ! Toàn là dân Việt Nam thực hiện“. Nghe vậy, lăo ta cười khẫy: “Làm ǵ có ! Ở ngoài ta, trên 2000 khối là phải ông Liên Xô hay ông Trung Quốc thực hiện cơ ! “.

    Cái cách thằng chả nghi ngờ lời tôi nói đă chạm mạnh tự ái của tôi, đồng thời cũng cho tôi thấy rằng miền bắc của mấy chả nó dở ẹc hà ! Tôi nhấn mạnh: “Tất cả ba mươi mấy cái bồn nầy, lớn nhỏ ǵ cũng do nhà thầu thực hiện với thầy thợ hoàn toàn người Việt“. Tôi đưa mấy người đến xem cái bồn mới làm xong cách đây mươi hôm. Đó là cái bồn lớn nhứt kho Nhà Bè, 30000 m3, do nhà thầu Việt Nam EVS thực hiện, nó lớn bằng nửa cái sân banh !.

    Từ đó, mấy chả làm thinh luôn cho đến về văn pḥng để họp với mấy anh em cấp chỉ huy cũ theo ư muốn của ông tướng ! Sau khi nghe mấy anh em lần lượt tŕnh bày lư lịch, cấp bậc, phần việc và lương bổng của ḿnh, ông tướng nói : “Các anh yên tâm : Đảng và Nhà Nước sẽ trả lương các anh y như cũ. Cứ yên chí phục vụ ! “. Nghe giọng ông ta rất tin tưởng vào những ǵ ổng nói, ḿnh cũng thấy tin tưởng theo … …
    Thời gian sau, hăng dầu đường Thống Nhứt được mang tên “Công Ty Xăng Dầu Khu Vực Hai“. Hỏi “Khu Vực Một” ở đâu th́ được trả lời “Chưa có, nhưng đă có Tổng Công Ty ở Hà Nội” ! Cách mạng có khác !

    Rồi là “xếp thang lương“, nghĩa là mỗi ngành mỗi nghề đều được xếp cấp bậc trên từng thang lương, từ đó lănh lương mỗi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ nửa lương. Tôi được xếp “kỹ sư bậc 2 trên 6“, nghe… khoẻ re. Thang lương có 6 bậc mà ḿnh nằm gần trên đĩnh rồi, họ cũng biết… chấm điểm đó chớ ! Ai dè khi lănh lương mới… té ngửa: mấy chả xếp thang lương ngược, hạng nhứt là bậc 6 nằm trên hết, rồi tuột lần xuống dưới chót là hạng một. Tôi bậc 2 trên 6, là hạng… áp chót ! Mẹ !…Tôi lănh 80 đồng tiền mới (Vậy là thằng cha tướng Tổng Cục Hậu Cần đă nói láo ! )

    Bực ḿnh, chạy đi gặp thủ trưởng, ảnh nói: “Trời đất ! Bác Hồ chủ tịch nước mà chỉ lănh có 200 đồng. C̣n anh, anh lănh tới 80 đồng c̣n muốn ǵ nữa ? “. Thấy thằng chả đem “Bác Hồ” ra… làm chứng, tôi biết có căi cũng vô ích. Rồi tôi nhớ ra là anh tài xế cũ của tôi bây giờ lănh 90 đồng, tôi… đánh đ̣n chót: “Vậy thôi anh cho tôi làm tài xế, đi ! “. Thằng chả cười, thấy như tôi sao quá khùng, nên vừa lắc đầu vừa trả lời: “Đâu được ! Anh là Kỹ Sư đâu làm tài xế được ! “. Tôi làm thinh, bước ra khỏi văn pḥng thủ trưởng mà thấy như ḿnh từ trên trời rơi xuống !

    * * *

    …Tôi “chịu trận” với cái gọi là “cách mạng” hết ba năm. Vượt biên thất bại hết ba lần, qua lần thứ tư đi thoát, để bây giờ – ba mươi mấy năm sau – ngồi viết mấy ḍng nầy nhân ngày 30 tháng tư thứ 37… mà thấy không phải tôi đă từ trên trời rơi xuống, chính mấy thằng cha “cách mạng” mới là từ trên trời rơi xuống !

  2. #3602
    Tran Truong
    Khách

    Từ Sàigòn thưở ấy nhìn ra đất Bắc hôm nay !

    Chuyện hơi lạc đề , xin post để các vị nhìn kỹ những gì cộng sản " xây dựng " trên quê hương .


    Đôi chân của chị P.!




    Xác chị P. quấn chiếu, được chở sau xe máy. Ảnh: Tùng Hải.
    V́ không có tiền, người anh đưa chị Ḷ Thị P từ bệnh viện về nhà bằng xe gắn máy. Giữa đường chị mất, người anh đành chở xác em về nhà. Người ta nhận ra chị P nằm phía sau xe gắn máy nhờ đôi chân trần dài hơn chiếc chiếu với một chiếc dép ṃn c̣n dính vào bàn chân phải.

    Chị P mới 40 tuổi , có nghĩa là đă sinh ra sau những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất của đất nước. Hàng triệu người hy sinh trong chiến tranh chắc chắn trước khi nhắm mắt cũng không thể tưởng tượng được sau hơn 40 năm thống nhất đất nước, thế hệ sinh sau chiến tranh vẩn cơ cực như h́nh tượng chị Ḷ Thị P.

    Chẵng có lời nào để diển tả cảm xúc đầy đắng cay và đau xót này. Thế là người em gái đa đoan, lo toan mọi việc trong nhà đă ra đi!

    Chị ra đi trong nghèo đói, từ giă một xă hội với những biển hiệu đầy ắp bia và các món nhậu.

    Đôi chân của chị, nhắc những người c̣n sống phải biết chọn con đường đi của chính ḿnh.

    Đừng quên đôi chân của chị Ḷ Thị P.

  3. #3603
    Tran Truong
    Khách
    Người Bán Liêm-Sỉ



    Xin gọi ông ta là ông X. Để tránh phiền phức. Thời buổi bây giờ, con người dễ bị chụp mũ bất cứ lúc nào và bởi bất cứ ai.

    Ở trên chụp xuống là nhà cầm quyền –hạng này đông lắm và rất… vững tay nghề v́ đă từng hành nghề này cả mấy chục năm. Ở dưới chụp lên là kẻ tiểu nhơn –hạng này thường thấy xuất hiện khi có biến cố hay khi thấy chánh quyền đa nghi như Tào Tháo; hạng này hành động theo thời cơ nên tay nghề lắm khi c̣n vụng; họ không đông nhưng rất nguy hiểm bởi v́ họ giống như mọi người nên khó mà nhận diện!

    Ở ngang với ḿnh mà chụp mũ ḿnh là mấy đứa mà ḿnh thường gọi là bạn hay chiến hữu hay đồng chí –hạng… mắc dịch này mới bắt tay ôm hôn ḿnh thắm thiết đó, vậy mà hôm sau đă “trở cờ xé lẻ” bởi v́ cái đít của họ đ̣i cái ghế và cái mặt của họ muốn được… bự bằng cái nia (để được thấy là … đại diện!); hạng này không cần tay nghề khéo nên cách chụp mũ thiếu… tế nhị!

    Nói chung, hạng chụp mũ nào cũng chỉ chụp người có tên tuổi đàng hoàng chớ chẳng ai chụp mũ một kẻ vô danh. Cho nên, gọi nhân vật trong chuyện sau đây là ông X để ổng trở thành kẻ vô danh, khỏi bị chụp mũ! (Xin lỗi! Tôi hơi dài ḍng ở đây tại v́ tôi muốn mọi người đều thấy tôi “rơ như ban ngày”, để đừng ai… chụp mũ tôi “có ư đồ này nọ”. Đa tạ).

    Bây giờ th́ xin nói đến ông X.

    Hồi thời trước – thời mà sau này “được” gọi là ngụy – ông X làm việc cho một hăng tư của ngoại quốc. Ông làm việc lâu năm và rất đắc lực nên ban giám đốc giao cho ông những chức vụ quan trọng với quyền hạn về tài chánh thật rộng răi. Để thực hiện những chương tŕnh xây dựng đồ sộ của hăng, ông thường xuyên giao dịch với chánh quyền. Nhờ vậy, ông “quen lớn” nhiều trong cả hai giới dân sự và quân sự.

    Ở địa vị như của ông, con người dễ bị cám dỗ v́ tư lợi. Chẳng có ǵ khó hết. Chỉ cần “nhắm mắt” một chút là nhà thầu sẽ biết cách đền ơn. Chỉ cần “biết phải quấy” một chút là vô “áp phe” riêng cho ḿnh. Chỉ cần “bóp chẹt bắt bí” một chút là hất chân những đứa không theo bè cánh…

    Ông X lại không thuộc hạng “biết làm ăn” như kể trên. Ông lớn lên trong một gia đ́nh theo Khổng giáo, lấy “nhân nghĩa lễ trí tín” làm phương châm, luôn đề cao giá trị đạo đức của con người. Cho nên làm việc cho hăng gần hai mươi năm mà không thấy ông… “xơ múi” chút ǵ hết!Bạn bè có đứa chê ông nhát. Ông cười: “Thà tao nhát mà tao giữ tṛn liêm sỉ. Cái đó mới là cái khó. Người ta có thể chê tao như mày đă chê tao. Chớ không ai dám khi dể tao hết. Cái phách của tao là ở chỗ đó!”.

    … 30 tháng tư 1975. Ông X đă không di tản. Nghĩ rằng ḿnh làm việc cho hăng tư, lại là hăng của ngoại quốc, chắc “họ không làm ǵ đâu”. Chẳng dè quân mũ tai bèo (Giải phóng miền Nam) và quân nón cối (bộ đội) vào Nam tiếp thu tuốt tuột. Hăng công hăng tư ǵ, lớn nhỏ ǵ cũng “đớp” hết ráo (Trước đó, họ có tuyên bố “không đụng tới cây kim sợi chỉ của dân”, và sự thật, họ đă làm đúng như vậy, mới chết!

    Bằng cớ là họ đă lấy hết, chỉ chừa có… cây kim sợi chỉ! Cho nên, có thấy ai thưa gởi rằng bị cách mạng… cướp mất cây kim sợi chỉ đâu? Vậy mà sao ai cũng nói họ “nói một đàng mà làm một nẻo” hết! Oan cho họ! Có điều là với “cây kim sợi chỉ”, người dân không biết… “làm khỉ ǵ ăn”. Chỉ c̣n có nước may cái miệng lại để khỏi phải ăn, khỏi phải nói!).

    Hăng của ông X bị quân mũ tai bèo mang bí số K7 tiếp thu. May cho ổng: người dẫn đầu toán tiếp thu là người chú bà con đi khu hồi kháng chiến 1945. Nhờ ông này can thiệp nên ông X không bị đi cải tạo, nhưng bị đổi đi “hạ tầng công tác” ở một kho hóa chất (Sự che chở người thân như vậy rất hiếm thấy trong chế độ. Và có lẽ v́ vậy mà chưa đầy sáu tháng sau, ông cán bộ đó bị cho “về vườn” mặc dầu chưa tới hạn tuổi!).

    Bấy giờ, ông X ăn lương 80 đồng. Trong khi người tài xế cũ của ông lănh 90 đồng ! Ông được phát lương mỗi tháng hai kỳ. Mỗi kỳ là 40 đồng nhưng bị giữ lại 2 đồng để cho vào sổ tiết kiệm (Nhà Nước lo cho dân chí t́nh như vậy mà vẫn có người không bằng ḷng. Lạ thật!).

    Bấy giờ, v́ tất cả ngân hàng đều bị tịch thu, nên tiền của mà ông X để trong ngân hàng của ổng kể như đă… cúng cô hồn! Ông X trắng tay và… trắng mắt.

    Bấy giờ, vợ con ông X ră ra đi làm trong mấy tổ hợp. Hai đứa nhỏ nhứt ở nhà dán bao giấy bỏ mối cho bạn hàng ngoài chợ gói đồ. Ông X bán lần xe cộ, bàn ghế tủ…

    Nhiều khi ông thầm nghĩ: “Ḿnh đă tự hào giữ tṛn liêm sỉ từ mấy mươi năm. Bây giờ… đổi lấy cái ăn cũng không được. Phải chi hồi đó ḿnh nhắm mắt làm bậy, mánh mung chụp giựt đầy túi rồi bay ra ngoại quốc ở, th́ bây giờ ḿnh đâu có ngồi đây nh́n cái khổ cực của vợ con! Riết rồi không biết là ḿnh khôn hay ḿnh dại nữa”.

    Hôm nay là ngày ông đi bán chiếc xe đạp của ông. Ông đă tính kỹ: đạp xe ra chỗ thằng nhỏ sửa xe đạp ở góc đường xin nó cho đứng nhờ để bán; ở đó người qua lại cũng đông và người ghé vào bơm bánh hay sửa xe cũng thường; thế nào cũng có người hỏi mua. Sau khi lau chùi sạch sẽ chiếc xe, ông lấy một miếng b́a cứng viết lên đó “Bán xe đạp” rồi khoét lỗ xỏ sẵn dây để mang ra cột tại chỗ.

    Vừa làm ông vừa nghĩ đến thân phận của ḿnh, đến cái liêm sỉ mà ông đă đeo đẳng từ bao nhiêu năm. Ông cười chua chát: “Cái liêm sỉ không giá trị bằng chiếc xe đạp!”. Bỗng ông nẩy ra một ư, vừa hài hước vừa táo bạo: “Tại sao ḿnh không treo bảng bán cái liêm sỉ ? Cười chơi, sợ ǵ ?”. Vậy là ông lấy một miếng cạc-tông, nắn nót viết lên đó hàng chữ “Bán cái liêm sỉ. Bảo đảm 20 năm chưa sứt mẻ”. Khoét lỗ xỏ dây xong, ông cho hết vào túi xách, đạp xe ra ngơ.

    Thằng nhỏ sửa xe tuổi độ mười hai mười ba. Ốm nhom, đen thui, cười hở lợi. Sáng nào nó cũng kéo chiếc xe hai bánh chở hai thùng gỗ nhỏ và mớ đồ nghề, ra… hành nghề cạnh trụ đèn ở góc đường. Sợ người ta không biết hay sao mà thấy nó có treo trên trụ đèn tấm bảng trắng sơn chữ đỏ “Tại đây sửa xe đạp đủ loại”.

    Khi ông X xin đứng nhờ, nó vui vẻ nhận lời ngay:

    - Dạ được ! Dạ được ! Ông Hai cứ dựng xe cạnh cột đèn đó, không sao hết. Chỗ này là chỗ “bá tánh” chớ phải của riêng cháu đâu mà ông Hai xin phép !

    Rồi nó lấy cái thùng gỗ úp xuống, mời :

    -Ông Hai ngồi. Cháu đang lỡ tay !

    Nó làm như nếu nó không lỡ tay th́ nó có bổn phận phải ngồi… tiếp chuyện ông X vậy ! Ông thấy có cảm t́nh ngay với thằng nhỏ. Ông cảm ơn rồi lấy hai miếng cạc-tông ra, treo một tấm lên sườn xe đạp, tấm thứ hai đeo lên cổ của ḿnh một cách thích thú !

    Ông ngồi xuống thùng gỗ phía sau lưng thằng nhỏ, đốt thuốc hút, ung dung. Thằng nhỏ đang ráp sợi dây sên vào chiếc xe đạp dựng ngược. Nó vừa làm vừa nói chuyện với ông X, mắt vẫn nh́n châm chú vào công việc.

    -Ông Hai bán xe rồi lấy ǵ mà đi? -Th́… tôi đi chung xe với bà nhà tôi. -Ông đèo bà hay bà đèo ông vậy ? Ông X bật cười: -Dĩ nhiên là tôi đèo bả chớ! -Ư ! Bây giờ đổi đời rồi. Mấy bà chở chồng chạy bon bon thiếu ǵ, ông Hai. Nói xong, nó cười hắc hắc. Ngừng một lúc, chừng như đang ngẫm nghĩ ǵ đó. Rồi nó nói tiếp, giọng ngang ngang:

    -Bây giờ sao nhiều người bán đồ bán đạc trong nhà quá . Ở xóm của cháu, thấy có người cạy gạch bông nền nhà lên bán đặng ăn, ông Hai à !

    H́nh ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói ǵ. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đă vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người … th́ c̣n lời ǵ để nói ? Im lặng, ông hít nhiều hơi thuốc dài … Thấy sao “người đối thoại” của nó làm thinh, thằng nhỏ quay đầu nh́n lại. Bây giờ nó mới thấy tấm bảng ông đeo trước ngực . Nó ngạc nhiên :

    -Ủa! Ông c̣n bán cái giống ǵ nữa vậy ?

    -Th́… cháu đọc coi.

    -Cái … “liêm”… Cái “liêm sỉ” là cái ǵ vậy, ông Hai ?

    -Ờ… Cái liêm sỉ là… (Ông ngập ngừng t́m lời để giải nghĩa) Là… Là cái mà thiên hạ ai cũng quí trọng hết . Người ta coi nó có giá trị như … có giá trị như …

    -Như hột xoàn hả ông Hai ?

    -Ờ! Đại loại như vậy. Thiên hạ cho rằng người nào có cái liêm sỉ cũng thấy sáng ngời không kém .

    Nổi tánh ṭ ṃ, thằng nhỏ chùi vội hai tay vào một miếng giẻ cũng dơ như tay của nó, rồi xoay hẳn người lại, hâm hở :

    -Ông Hai cho cháu coi một chút được không ?Từ cha sanh mẹ đẻ cháu chưa nghe nói tới cái liêm sỉ bao giờ, chớ đừng nói thấy .

    -À cái này không có coi được . Lớn lên rồi cháu sẽ biết . Thằng nhỏ tiu nghỉu, quay trở về công việc mà nghĩ: “Chắc là đồ xịn lắm nên ổng sợ !”

    Có hai thanh niên dừng lại bơm bánh xe. Cả hai đều đọc bảng treo trước ngực ông X. Một anh hỏi anh kia:

    -Cái liêm sỉ là cái ǵ vậy mậy ?

    Thằng nhỏ nói hớt, vẻ sành sỏi:

    -Là đồ nữ trang loại xịn. Mắc lắm đó !

    Ông X mỉm cười, chua chát nghĩ: “Chế độ đâu có dạy con người phải có liêm sỉ. Bây giờ, chỉ thấy học đấu tranh, học hận thù, học giết chóc… chớ đâu thấy học làm người có đạo đức, trọng lễ nghĩa để mà biết liêm sỉ là ǵ ? ‘’

  4. #3604
    Tran Truong
    Khách

    Người Bán Liêm Sỉ ( Tiếp theo và hết )

    Một anh bộ đội, nón cối nghiêng nghiêng, tấp Honda vào hỏi mua “săm” xe đạp. Thằng nhỏ nói: “Sửa xe chớ không có bán đồ phụ tùng”. Chờ cho anh bộ đội đi khuất, nó quay lại cười cười nói với ông X:

    -Ruột xe th́ nói ruột xe. Mấy chả nói “săm”. Hồi đầu cháu đâu có biết. Cháu chỉ qua bà xẩm bán nước sâm ở bên kia đường. Thấy cười quá ! Họ nói tiếng ǵ đâu không hà !

    Một thanh niên chở một ông già, ngừng lại nhờ thằng nhỏ siết lại cái đầu bàn đạp. Sau khi nh́n ông X, anh thanh niên hỏi nhỏ ông già:

    -Liêm sỉ là cái ǵ hả ông nội?

    Ông già tằng hắng rồi nói, giọng nghiêm trang:

    -Là cái mà nó bắt con người ta phải cẩn thận trong suy tư trong hành động. Nó không cho con người ta làm bậy làm quấy, làm sai đạo lư. Nó bắt con người ta phải biết xấu hổ khi có ư xâm phạm thuần phong mỹ tục . Quí lắm, con thấy không ? Vậy mà thời buổi bây giờ có mấy ai biết nó là ǵ …

    Trả tiền xong, người cháu đợi người ông ngồi đàng hoàng vững chăi trên pọt-ba-ga rồi mới đạp đi.

    Ông già quay đầu nh́n lại ông X, giống như nh́n một món đồ cổ !

    Mặt trời đă lên cao. Cây me già cạnh đó đổ bóng mát rượi xuống chỗ “hành nghề” của thằng nhỏ . Gió thổi hiu hiu. Lá me lăng tăng rụng … Một ông già râu tóc bạc phơ đạp xe lọc cọc ghé vô nhờ sửa cái thắng . Sau khi … “kiểm tra” lại bộ phận, thằng nhỏ găi găi đầu mặc dù tay nó dơ hầy:

    -Cha … Vụ này hơi lâu à ông Hai. Cũng năm mười phút à !

    -Không sao. Tao đợi. Tao thiếu ǵ th́ giờ.

    Nó vội vàng lật úp cái thùng gỗ c̣n lại, đặt gần chỗ ông X:

    -Ông ngồi đây. Có ông Hai này ngồi bán xe, từ sáng giờ không thấy ai hỏi hết. Chắc cũng buồn !

    Đó là cách nó giới thiệu để hai người dễ dàng bắt chuyện với nhau, nếu muốn . Ông già ngồi xuống, gật đầu chào ông X, rồi móc bọc thuốc rê, mời :

    -Ông vấn một điếu chơi.

    -Cám ơn . Tôi có đem theo thuốc vấn sẵn ở nhà. Ông X lấy trong túi ra hộp thiếc giẹp màu vàng (loại đựng thuốc điếu 555 ngày xưa) móp méo trầy trụa, mở ra mời lại: -Ông hút thử thứ này coi. Ông già cất bọc thuốc vào túi lấy một điếu của ông X để lên môi, đốt. Ổng hít mấy hơi thật dài rồi gật gù:

    - Ùm … Một phần Lạng Sơn hai phần G̣ Vấp .

    -Đúng ! Ông rành quá !

    -Một đời hút thuốc mà không rành sao được, ông bạn . Hai người im lặng thở những hơi khói dài. Giờ đó, đường cũng vắng, chỉ nghe tiếng lách cách sửa xe của thằng nhỏ. Một lúc lâu sau, bỗng ông già tằng hắng rồi nheo mắt nh́n thẳng ông X, giọng ôn tồn:

    -Ông bạn à. Tôi nghĩ nếu ông bạn c̣n chút liêm sỉ th́ nên dẹp tấm bảng bán liêm sỉ của ông đi. Chỉ có phường vô liêm sỉ mới khoe khoang khoác lác rằng ta là thế này, ta là thế nọ, ta hơn thiên hạ về đủ mọi mặt vv…. Sự thật, họ không có ǵ hết. Bọn vô liêm sỉ đó đă chà đạp mọi giá trị tinh thần của con người, đă chối bỏ truyền thống đạo đức của ông cha để lại từ không biết mấy ngàn năm.

    Ông X im lặng gật gù nghe . Ông già ngừng một chút để hít mấy hơi thuốc. Rồi tiếp :

    -Ông bạn à. Tôi tin rằng ông bạn là người có liêm sỉ. Trực giác cho tôi thấy như vậy. Bây giờ, đem rao bán cái liêm sỉ, ông bạn có thấy đó là hành động thiếu suy nghĩ không ? Nói khùng mà nghe, giả dụ ông bạn có bán được cái liêm sỉ, ông bạn sẽ “trắng tay”. Không c̣n liêm sỉ nữa th́ ông bạn sẽ thành cái ǵ?

    Ông già ngừng ở đó, nh́n ông X một chút rồi nói gằn từng tiếng:

    - Ông bạn sẽ là thằng-vô-liêm-sỉ!

    Đến đây, thằng nhỏ đă sửa xong cái thắng. Ông già đứng lên chào ông X, trả tiền rồi đạp xe đi thẳng. Hút tàn điếu thuốc, ông X thở dài, đứng lên tháo hai miếng cạc-tông cho vào túi xách. Thằng nhỏ ngạc nhiên:

    -Ủa ! Bộ ông Hai về hả ?

    -Ừ !

    -Sao về sớm vậy?

    -Ừ ! Về sớm .

    Ông X nói bằng một giọng trống rỗng . Thằng nhỏ ân cần dặn :

    - Ông Hai cẩn thận nghe ! Coi chừng tụi nó giựt cái liêm sỉ à . Mấy thằng lưu manh nó giựt bóp của người ta hoài, hà !

    Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như ch́ . Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn c̣ng lưng cơng nó để đi t́m một chân trời, một lối thoát, một chút ánh sáng ở cuối con đường hầm …!

  5. #3605
    Tran Truong
    Khách
    Cái Loa


    Nhà ông Năm ở vùng Cây Quéo, trong một đường đất nhỏ quanh co không ăn thông qua con đường nào khác. Trong cái ngơ cụt đó chỉ có sáu bảy cái nhà cất theo kiểu xưa, kèo cột gỗ, ngói âm dương. Một vài nhà cũng đă được “tân trang” với mặt tiền đúc bê-tông cẩn gạch màu … Điểm đặc biệt là nhà nào cũng có đất chung quanh đầy cây kiểng và cây ăn trái. Cho nên, tuy ở sát nách thành phố mà thấy như ở đâu trong xa miệt vườn vậy ! Và thật là yên tịnh.

    Nhà ông Năm có nhiều cây vú sữa. Giống vú sữa này màu tím, chỉ to bằng nắm tay, nhưng gịn và ngọt lịm. Bà Năm trồng vú sữa một thời với những cây ăn trái khác, hồi mới mua nhà đất. Sau này, vú sữa lại là nguồn huê lợi của ông bà Năm, bởi v́ năm nào trái cũng sai quằn. Bạn hàng ngoài chợ Bà Chiểu thường hay vào đây “mua mảo cả vườn” khi cây vừa mới trổ bông…

    Cây vú sữa lớn nhứt nằm gần hàng rào phía trước, cành gie ra ngoài. Những cành này lại ít trái. Có lẽ tại v́ ngoài đường gió nhiều nên làm rụng bớt bông. Đến mùa vú sữa, trẻ con trong xóm hay tới đó thọc vú sữa, nhưng chúng có xin phép đàng hoàng và không bao giờ làm ồn. Chúng có … “tư cách” như vậy là nhờ lời dặn ḍ của trẻ con những thế hệ trước : “Đừng ăn cắp ! Ông Năm không ưa đâu. Ổng kêu lính bắt chết. Cứ xin là ổng cho hà. Mà cũng đừng làm ồn, ổng ghét lắm !”.

    Rồi cứ như vậy, trẻ con thế hệ này truyền cho trẻ con thế hệ sau … vv từ không biết bao nhiêu năm, đă thành nếp. Cho nên, khi vú sữa chín tới là hằng ngày nghe giọng trẻ con “đánh tiếng” từ ngoài rào : “Dạ thưa ông Năm cho tụi con xin vài trái vú sữa, nghen”. Có khi nghe tiếng ông Năm “Ừa” vói ra ngoài. Nhưng thông thường, sau khi xin phép như vậy rồi là chúng yên tâm thọc vú sữa. Và ngầm hiểu “Ổng làm thinh là ổng ừa đó !”.

    Một hôm, ăn trộm chuyền theo mấy cành vú sữa vào nhà ông Năm. Thời may, người nhà hay kịp nên nó đu người phóng ra ngoài tẩu thoát. Sau lần đó, các con ông Năm định cưa hết mấy cành gie ra ngoài, nhưng ông Năm không chịu.
    Ông nói: “Má tụi bây trồng mấy chục năm mới được như vậy. Cưa chi uổng. Để đó qua mùa tới cho mấy đứa nhỏ trong xóm nó ăn, nó vui !”. Rồi ông giải quyết vấn đề: “Sợ trộm vô th́ tụi bây kéo kẽm gai chằng chịt trên đó, tía thằng nào mà dám trèo ?”. Nhờ vậy, trẻ con trong xóm vẫn được ăn dài dài mỗi mùa vú sữa.


    … Tháng tư 1975. Trong bầu không khí hỗn loạn của miền Nam, mấy đứa con ông Năm kéo hết gia đ́nh về tá túc ở nhà ổng để cùng nghe ngóng, bàn tính. Cuối cùng là quyết định di tản. Ông Năm không chịu đi.

    – Tao già rồi. Năm nay tám mươi chớ ít đâu. Đi đứng phải chống gậy mà tụi bây biểu tao di tản cái nỗi ǵ ? Mà cho dầu tao c̣n sức, tao cũng không đi đâu hết. Nhà cửa đất đai này là của mồ hôi nước mắt của má tụi bây và của tao, bỏ sao được. C̣n mồ mả của má tụi bây ở G̣ Vấp, ai coi ? Thôi ! Tụi bây đi, đi ! Đừng lo cho tao !

    Vậy là ông Năm ở lại với đứa cháu gái gọi ông bằng ông chú. Cô này – năm nay trên ba mươi, chưa có chồng – ở dưới quê lên giúp việc cho ổng, “coi trong coi ngoài”, từ ngày bà Năm măn phần, nghĩa là đă bốn năm năm…

    Trong lúc bên ngoài đường lớn thiên hạ chạy rần rần, nhốn nha nhốn nháo, ông Năm vẫn b́nh thản nằm trên vơng đọc sách, hút thuốc, uống trà. Lâu lâu, chống gậy ra vườn săm soi mấy chậu kiểng, bắt sâu, tỉa nhánh. Xem rất ung dung nhàn hạ !

    Thấy cô cháu gái cứ “chạy ra chạy vào”, ông cười:

    – Mầy làm cái ǵ mà như gà mắc đẻ vậy, Hai ?

    – Trời ơi … Người ta nói Việt Cộng nó vô tới rồi mà ông biểu con không lo sao được ?

    – Lo cái ǵ ? Người ta có chức tước, có ṿng vàng, có tài sản to, có cơ sở lớn… mới sợ tụi nó vô nó giết nó lấy. Chớ … cái thứ dân quèn như tao với mầy th́ có khỉ ǵ cho tụi nó lấy ?

    – Dạ mà sao con cũng hồi hộp quá hà !

    – Cái mà mầy phải lo là coi gạo nước ở nhà c̣n đầy đủ không.

    – Dạ đồ dự trữ mấy cô chú mang lại đây để đầy nhà. Ông với con ăn cả mấy tháng mới hết !

    – Ờ ! Vậy là yên tâm một phần. Bởi v́ ḿnh không biết cái vụ này nó kéo dài tới bao lâu đây !

    “Cái vụ này”, mà ông Năm nói, chỉ kéo dài có mươi hôm rồi chấm dứt vào ngày 30 tháng tư …


    Tiếp theo đó là kiểm kê – kiểm kê đủ thứ – là khai báo – khai báo cũng… đủ thứ (biết cũng khai, không biết cũng khai !), là hội họp học tập từ đường lối chủ trương đến sổ hộ khẩu sổ gạo… Ông Năm cứ phải chống gậy đi với con nhỏ cháu nay tới tổ, mai tới phường, bữa khác tới ban… vv.

    Ông Năm có phàn nàn rằng ông già rồi mà cứ bắt đi tới đi lui, th́ được “mấy ông cách mạng” giải thích : “Ai cũng phải học tập hết. Không như thế th́ làm sao thông suốt được đường lối chủ trương của Đảng và Nhà Nước, làm sao thực hiện được quyền làm chủ của nhân dân ? Ngoài ra, sự có mặt thường xuyên của các chú các bác trong buổi họp càng làm cho bọn trẻ chúng cháu thêm hồ hởi phấn khởi. Các chú các bác có nhất trí không nào ?”.

    Mỗi lần đi họp, về đến nhà là ông Năm ngă người lên vơng, vừa đong đưa vừa hút thuốc liên miên, không nói một tiếng . Thấy vậy, một hôm đứa cháu gái an ủi:

    – Ai sao ḿnh vậy. Đều trời hết chớ phải có ḿnh ḿnh đâu mà ông buồn .

    – Tao đâu có buồn ! Tao giận chớ đâu có buồn ! Cái giống ǵ mà ăn nói ngang như cua, không biết lễ nghĩa ǵ hết. Cũng may là xóm ḿnh không có nhà nào di tản, nên tụi nó không có tiếp thu để chen vô ở như mấy xóm ngoài mặt tiền. Nghe nói tụi nó ồn ào và hay ḍm ngó lắm . Cái ngơ của ḿnh c̣n đầy đủ bà con, nhứt là vẫn được yên tĩnh như từ hồi xưa tới giờ, là ḿnh có phước đó !

  6. #3606
    Tran Truong
    Khách

    Cái loa ( Tiếp theo và hết )

    Một buổi sáng, đang nằm đọc sách, ông Năm bỗng nghe xào xạc trên mấy cành vú sữa phía trước. Bỏ kiếng lăo, nh́n ra, thấy gió thổi từng cơn. Yên tâm, ông tiếp tục đọc sách, không để ư đến nữa. Trưa đó, đang thiu thiu ngủ ông bỗng giựt ḿnh hết hồn v́ tiếng la chát chúa phát ra từ một cái loa nào đó ngay trước nhà ông: “Chú ư ! Chú ư ! Pḥng lương thực chiều nay phân phối rau cải. Mời bà con khẩn trương kẻo rau cải úng thúi chúng tôi không chịu trách nhiệm !”.

    Tiếng trong loa phát ra nghe điếc con ráy, c̣n lập đi lập lại nhiều lần, làm ông Năm phát bực. Ông chống gậy bước ra xem. Th́ ra “tụi nào” đă gắn một cái loa to trên mấy cành vú sữa ! Ông hậm hực trở vô, đầu gậy chống xuống mặt sân gạch nghe côm cốp, miệng lẩm bẩm: “Đù cha tụi nó ! Quyền ǵ mà nó gắn loa ở nhà người ta ? Quyền ǵ mà nó làm mất sự yên tịnh của xóm người ta ?”.

    Ông Năm không biết – có đi đâu mà biết – rằng công tác “quan trọng hàng đầu” của nhà cầm quyền là cho gắn loa để đưa tiếng nói của Nhà Nước đến tận… lỗ tai của nhân dân. Để đừng ai trách rằng: “Tôi không hay không biết ǵ hết !”. Cứ nhét riết vô lỗ tai, nhét rồi nhét nữa, không thể nói là không … nghe ! Mà cho dù không muốn nghe, cuối cùng rồi cũng phải thuộc !

    Đó là một quy luật máy móc, nó “vô” trong óc hồi nào không hay. Biết như vậy, nên Nhà Nước cho gắn loa cùng khắp: hang cùng ngơ hẻm, ngă tư ngă ba, chợ búa trường học… thậm chí đến bịnh viện là nơi cần sự yên tịnh ! (Có người nói: chung quanh bịnh viện có bảng “Cấm bóp c̣i” đàng hoàng mà Nhà Nước không tôn trọng luật lệ ǵ hết. Nói như vậy là sai, là “lư luận chưa đạt yêu cầu”. Bảng “Cấm bóp c̣i” chớ có cấm bắt loa nói cho dân nghe đâu ?).

    Tuy nhiên, có một nơi mà Nhà Nước không cho gắn loa: đó là nghĩa địa. Không phải tại v́ Nhà Nước biết tôn trọng “giấc ngủ ngàn thu” của những người quá cố, mà tại v́ Nhà Nước sáng suốt, biết rằng có nói ở đó cũng không có… ma nào nghe ! Đỉnh cao trí tuệ có khác !

    Chịu trận được mấy hôm, bực ḿnh quá, ông Năm nhứt định đi thưa. Ông chống gậy đi một ḿnh – con cháu gái bận đi họp hội đoàn ǵ đó.

    Đầu tiên, ông đi gặp ông tổ trưởng. Ông này dẫn qua ông tổ phó an ninh. Ở đây, sau một lúc bàn qua tính lại (bởi v́ họ cũng không rành cái tổ chức cách mạng quá mới mẻ này), cả ba kéo nhau đến công an phường.
    Anh này tỏ vẻ sành sỏi, giải thích dông dài thế nào là hàng ngang thế nào là hàng dọc, ta tổ chức có khoa học nên theo hệ thống dọc chớ không theo hệ thống ngang… vân vân, rồi vân vân, rồi vân vân. Để cuối cùng kết luận một cách rất… “bài bản”:

    – Đấy ! Rơ như thế đấy !

    – Tôi không hiểu ǵ hết ! Tôi chỉ muốn biết bây giờ anh giải quyết cái loa của tôi làm sao đây ?

    – À ! Chuyện này không thuộc diện xử lư của tôi ! Cụ nên đến Ủy ban nhân dân quận xem. Không ! Cụ phải đến Ủy ban nhân dân phường trước. Ta theo hàng dọc, phải đi từ dưới lên trên. Phải…

    Ông Năm chán nản xách gậy đi ra, bỏ mặc hai ông tổ trưởng tổ phó ngồi ngẩn ngơ với cái mà họ gọi là “vụ việc quá căng” !

    Gọi xích lô, ông Năm đi thẳng lên quận. Ở đây, người ta chỉ ông đi đúng chỗ. Mừng quá, ông thuật lại vụ cái loa của ông cho người thanh niên ngồi sau bàn viết đầy hồ sơ (Anh này có vẻ cán bộ, v́ thấy ngồi trong văn pḥng mà vẫn đội nón cối xiên xiên giống như c̣n đi dưới nắng !). Rồi ông kết:

    – Nhờ cậu giải quyết giùm, tôi cám ơn.

    – Bác có làm đơn khiếu nại chưa ?

    – Ủa ? Phải làm đơn nữa sao ?

    – Coi ? Đi thưa th́ phải có đơn. Chớ nói khơi khơi vậy lấy ǵ mà giải quyết ?

    Nghe như vậy, ông xách gậy quay ra đi thẳng.

    Tối đó, ông ngồi dưới đèn rị mọ viết đơn. Cả đời ông chưa kiện cáo ai bao giờ, cho nên ông cứ viết rồi xé, xé rồi viết. Đến chừng ông đọc được vừa ư th́ đă mất gần hai tiếng đồng hồ !

    Sáng hôm sau, ông “vác đơn lên quận”. Gă thanh niên hôm qua mở ra đọc, châm chú. Và có vẻ… nghiền ngẫm từng câu từng chữ hay sao mà thấy đọc khá lâu. Ông Năm chống gậy ngồi chờ. Một lúc sau, gă đứng lên – vẫn đội nón cối xiên xiên – cầm lá đơn đi vào pḥng trong. “Chắc là để báo cáo cho trưởng pḥng”

    Ông Năm nghĩ như vậy (Nhờ đi họp đi hội liên miên mà ổng bây giờ nghĩ và nói bằng từ ngữ cách mạng một cách … trơn tru, từ lúc nào không hay biết ! Cái hay của chế độ là ở chỗ đó. “Cứ nhai tới nhai lui cho tụi nó nghe riết là tụi nó sẽ nhập tâm thôi”). Độ mười phút sau, gă trở ra với một người cán bộ khác đứng tuổi hơn. Ông ta vui vẻ chào ông Năm, tay cầm lá đơn phe phẩy như cầm quạt:

    – Chào bác. Chuyện này các đồng chí đó làm bậy. Rồi ta sửa sai thôi. Bác về đi, yên tâm. Họ sẽ tháo gỡ trong ngày hôm nay cho bác.

    Ông Năm cám ơn, rồi ra về. Ngồi trên xích lô, ông nghĩ: “Ít ra, cũng có người biết điều như vậy chớ ! Lâu nay ḿnh nghĩ quấy cho họ cũng tội.”

    Lối gần trưa, ông nghe có tiếng xe máy dầu ngừng phía ngoài rào, kế đó là mấy cành vú sữa dao động một lúc lâu rồi yên. Ông vui vẻ nói với đứa cháu gái:

    – Rồi ! Họ gỡ rồi ! Mầy thấy không, Hai ? Họ cũng đàng hoàng chớ đâu đến nỗi.


    Xế chiều, đang nằm đọc sách trên vơng, ông bỗng giựt ḿnh v́ tiếng phát thanh chát chúa ́nh ́nh ́nh ́nh của nhạc tiến quân. Lần này, nghe c̣n lớn hơn hồi cái loa nằm trên cành vú sữa ! Ông vội vă chống gậy ra ngoài cổng coi là cái ǵ. Th́ ra cái loa bây giờ đă được gắn trên trụ đèn đường nằm ở phía đối diện, miệng loa hướng về phía nhà ông Năm ! “Tiên tổ nó ! Hèn ǵ !”. Ông Năm hậm hực trở vô thay đồ rồi hối hả gọi xích lô lên quận.

    Lần này, ông đ̣i gặp thẳng ông trưởng pḥng. Ông nói với gă thanh niên ngồi ngoài, mà ông dộng đầu gậy xuống sàn gạch nghe côm cốp. Đủ thấy ông bực ḿnh đến đâu !

    Nghe to tiếng, ông trưởng pḥng bước ra, ngạc nhiên:

    – Họ chưa gỡ cái loa cho bác à ?

    – Gỡ rồi ! Mà họ đem gắn ở trụ đèn phía bên kia đường th́ cũng như vậy thôi.

    – Bác nói không đúng ! Sao cũng như vậy được ? Hồi gắn loa trên cây nhà bác mà không có sự đồng ư của bác, đó là sai, là phạm chủ quyền của bác. Tôi nhất trí điều đó. C̣n bây giờ gắn trên cột đèn thuộc phạm vi của Nhà Nước, nằm trên lối đi công cộng, là đúng chớ đâu có sai.

    – Đành rồi. Nhưng điều mà tôi muốn nói là tôi già rồi, cần được yên tĩnh, mà cái loa nó ồn quá. Tôi…

    – À ! Chỗ này là bác hiểu sai. Nhà Nước đâu phải gắn loa để làm ồn. Nhà Nước gắn loa để hằng ngày báo cáo cho nhân dân những ǵ Nhà Nước đă làm, những thành quả của cách mạng, từng tháng, từng quí, những đường lối chủ trương của đảng đề ra … Bác thấy không ? Quan trọng lắm chớ ! Đó là trách nhiệm hàng đầu của Nhà Nước đối với nhân dân mà bác nói là làm ồn sao được !

    Ông Năm không nói thêm một tiếng, chống gậy côm cốp đi ra mà có cảm tưởng như ḿnh vừa nói chuyện với … một bức tường !

    Về nhà, ông nằm ngă người lên vơng, chửi đổng mà như tự chửi ḿnh:

    – Đu mẹ bà nó ! Nếu biết như vầy, hồi đó tao đă di tản cha nó rồi.

    Từ đó, trên cái bàn thấp kê gần vơng để để trà, thuốc, sách của ông Năm, thấy có hai cục bông g̣n nhỏ ! Và lúc nào đi họp đi hội, ông cũng cố ư nhét vô lỗ tai hai cục g̣n bự cho người ta thấy ! Có ai ra dấu hỏi th́ ông trả lời lớn tiếng như nói với người điếc:

    – Từ ngày tôi nghe loa phát thanh của Nhà Nước, tự nhiên tôi bị… thúi lỗ tai. Kỳ quá !

  7. #3607
    Tran Truong
    Khách
    Chuyện bình thường


    Tôi có một ông bạn hiện ở Sài G̣n, vùng Tân Định. Chúng tôi thường liên lạc với nhau bằng email, dĩ nhiên là những trao đổi đă được ” cân nhắc ” kỹ để tránh ” đụng chạm phiền phức “.

    Gần đây, tôi gởi ông ta tấm h́nh nầy (bên trái), lượm trên internet :

    Và hỏi ổng nghĩ sao ? Ổng trả lời :

    – Ồ ! …Khoá xe vào chân để yên tâm ngủ trưa cho … ngon lành là chuyện b́nh thường ở xứ nầy, đâu có ǵ lạ ! Bồ coi, như tôi bây giờ, trên xe đạp lúc nào cũng có ba ( 3 ) cái khoá : một cái để khoá bánh trước vô sườn xe, một cái để khoá bánh sau vô sườn xe, c̣n cái thứ ba là để khoá sườn xe vô cột điện. Vậy là an toàn ! Không làm vậy, nghĩa là chỉ khoá một bánh xe vô cột điện là chúng nó tháo lấy bánh xe c̣n lại, có khi lấy luôn cái sườn xe nữa ! Chuyện b́nh thường mà bồ ! Có gan, bồ về đây chơi sẽ thấy toàn là chuyện b́nh thường hết !

    Ở cuối email, ổng viết một câu làm tôi thật xúc động :

    – Chỉ có bọn nầy, v́ sống quen trong cái ” môi trường b́nh thường ” đó, là có thể đă trở thành … bất b́nh thường thôi ! Ḿnh biến thành ” bất b́nh thường ” mà ḿnh không biết ! Đó, cũng là ” chuyện b́nh thường ” , bồ à !

    Đọc đến đó, tôi nghe thương ông bạn của tôi vô cùng : ổng đă nén cái đau của ổng để khỏi thốt ra một lời than cho thân phận !





    Thời gian sau, ổng gởi tôi một tấm h́nh trong email ổng viết :

    – Tấm h́nh nầy chụp ở Ấn Độ . Người chủ xe đạp cởi đôi dép da để vào chùa lạy Phật , sợ mất dép nên … khoá đôi dép vào bánh xe đạp ! Đó là chuyện b́nh thường ở Ấn Độ. Nếu là ở xứ ḿnh, làm như vậy là ” bất b́nh thường “, bởi v́ chuyện b́nh thường ở đây là khi thằng cha đó lạy Phật xong bước ra sẽ không c̣n thấy xe đạp và đôi dép da nữa !

    Rồi ổng kết : ” Bồ thấy không ? Chuyện b́nh thường ở mỗi xứ mỗi khác ! Ở xứ ḿnh cái khác đó rất … độc đáo cho nên nhiều khách du lịch, sau khi biết Việt Nam, đă nói Việt Nam không giống ai hết !

    Đây là h́nh ổng gởi :




    Ông bạn tôi ” khơi ” chuyện b́nh thường làm tôi nhớ lại những hính ảnh lâu nay tôi thấy trên internet mà vẫn tự hỏi : ” Sao có thể như vậy được ? “. Th́ ra ở quê hương tôi ” Nó đă như vậy được ” nên mới gọi là ” Chuyện b́nh thường ” !

    Đây : hăy coi Sài G̣n cứ sau cơn mưa ” hơi lớn hơi lâu ” là ngập lụt . Mà loại ” mưa hơi lớn hơi lâu ” tới mùa là … có mặt ” liền tù tỳ “, nghĩa là thành phố cứ nay ngập mai lụt dài dài . Vậy mà chẳng thấy dân chúng đi biểu t́nh đ̣i hỏi chánh quyền phải ” khai thông ” cống rănh ! Rối th́ cứ tự nhiên lội nước đi sanh hoạt, đem lưới ra lưới cá giữa ḷng đường y như ngoài sông rạch, c̣n trên đầu vẫn có biểu ngữ ” Có nước sạch là có sức khoẻ “, đám cưới vẫn rước dâu bằng xe ba bánh, có ướt chút chút cũng không sao – ngày lành tháng tốt mà ! – Riết rồi trở thành ” Chuyện b́nh thường “, chẳng có ǵ phải bận tâm hết !

    Không biết chừng nào người dân xứ tôi làm một chuyện … động Trời – gọi là “ Chuyện Bất B́nh Thường “ – nghĩa là cùng đứng lên đ̣i hỏi nhà cầm quyền phải làm thế nầy, phải làm thế nọ … để cuộc sống của người dân được ” nâng cấp ” như ở các nước … b́nh thường khác ?

    Hỏi , tức là … không trả lời ! Than ôi ! …





  8. #3608
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    SAIGON NGÀY TÔI VỀ


  9. #3609
    Tran Truong
    Khách
    Bến Thành! Súp Lê vội thổi!


    Nhà văn Sơn Nam(1926-2008) có lần than phiền rằng: Mấy thằng Tây làm bản đồ nước Việt Nam mà ghi mấy cái địa danh trật lất hết trơn!

    Tây! Trật là phải rồi mà ngay cả người Việt ḿnh, quê ḿnh, ḿnh c̣n trật huống hồ Tây?!

    Chẳng hạn Sơn Nam cắt nghĩa Cần Thơ là ‘con cá sặt rằn’; th́ mấy tay tỉnh ủy Cần Thơ đ̣i đưa ông ra gặp mấy ông ṭa quan lớn v́ tội ‘biêu xấu’ tỉnh nhà? V́ theo mấy giả, Cần Thơ là Cầm Thi, đất của thơ mới phải.

    Thôi nó có súng th́ nói ǵ hỏng được? He he!

    Nhà văn Sơn Nam chắc cũng không thèm chấp mấy thằng vừa dốt, vừa ngu lại vừa hỗn ẩu nên ông chỉ khuyên mấy thằng em út văn nghệ, văn gừng của ông đang tập tễnh ‘ḅ’ vào đường văn học sử là: “Muốn viết văn cho hay là phải học Sử Địa !”

    Mà Sử Địa nào mới được chớ ? Chớ cái Sử Địa ‘Tề Thiên dóc tổ’ mà học; th́ thôi để tui đi nhậu lai rai với bạn văn sướng hơn nhiều ? !

    Do đó ḿnh cũng không lấy làm ǵ ngạc nhiên khi mấy đứa nhỏ bây giờ nghe tin bỏ môn Sử trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông đă ‘vui mừng vui quá vui’ xé đề cương môn Sử dỏm, từ trên lầu quăng xuống, bay lả tả đầy sân trường Nguyễn Hiền ở Sài G̣n như vừa mới xảy ra đây !

    Người viết th́ may mắn không phải đọc cái ‘Sử ruồi bu’ đó !

    Nhưng phải học ‘Sử xịn’ chớ ! Dù là ‘Sử xịn’ nhưng đôi khi cũng có trường hợp ông nói gà mà bà nói vịt ? Mà mấy ông toàn là sư phụ , ‘danh trấn giang hồ’, mà mỗi ông lại hiểu một kiểu, ‘đá’ với nhau ‘chan chát’ th́ em biết tin ai bây giờ ?

    Chẳng hạn như ông Vương Hồng Sển (1902-1996) có chép câu ca dao :

    "Mười giờ tàu lại Bến Thành,

    "Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao"

    Rồi ông cắt nghĩa là: Mười giờ có một chuyến xe lửa từ Mỹ Tho lên, đỗ ga "Bến Thành" th́ kéo c̣i ....

    Ông Vương Hồng Sển là người Sóc Trăng nhưng lại cắt nghĩa chữ tàu đây là tàu hỏa hay c̣n gọi là xe lửa theo tiếng miền Nam nên người viết không đồng ư … kiến ….Bèn lục t́m, kiếm thêm coi c̣n cái nào khả dĩ hợp lư hơn chăng ?

    Mười giờ, lúc có đồng hồ, th́ chắc câu ca dao này là thời Tây thuộc địa rồi. Nhưng động từ ‘lại Bến Thành’ để chỉ chiếc xe lửa vào ga th́ nghe không có lư. ‘Lại’ chỉ chiếc tàu vô, cặp bến th́ có lư hơn?!

    C̣n ‘súp lê’ theo ông Hồ Biểu Chánh (1884-1958) cắt nghĩa rất rơ và rất chi tiết rằng: Súp lê, ông viết bằng chữ ‘s’ thay v́ chữ ‘x’ như ông Vương Hồng Sển.

    “Síp lê (siffler: thổi c̣i xe lửa) ở chỗ nơi thoát hơi nước. Xe lửa không được phép cho hơi nước thoát xuyên qua ống khói v́ sẽ gây ô nhiễm (bụi than) nên có âm thanh như tiếng huưt sáo; Tiếng Pháp siffler: thổi, hút gió, huưt sáo, c̣i. Ở đây: thổi c̣i bằng hơi nước, nghĩa là c̣i xe lửa”

    “Súp lê (soufler: thổi c̣i tàu) khác với xe lửa, tàu được phép cho hơi nước thoát qua ống khói nên có âm thanh như thụt ống bễ .

    Như vậy theo ông Hồ Biểu Chánh nên dùng ‘súp lê’ cho tàu, c̣n xe lửa th́ là ‘síp lê’.

    Thế nên theo ông Hồ Biểu Chánh th́ lúc 10 giờ, tàu mới vừa cặp vô bến Bến Thành; th́ chưa ǵ đă vội thổi súp lê, chuẩn bị tách bến; nên bộ hành lao xao hỏi sao kỳ vậy cà ?








  10. #3610
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    SAIGON EM Ở ĐÓ




Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •