Page 368 of 471 FirstFirst ... 268318358364365366367368369370371372378418468 ... LastLast
Results 3,671 to 3,680 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3671
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865

    Sài G̣n niềm thương nhớ không nguôi ,

    Sài G̣n niềm thương nhớ không nguôi ,
    Nhạc và h́nh ảnh lấy trên các trang báo điện tử nhằm mục đích giữ lại những h́nh ảnh sinh hoạt của Thành Phố Sài G̣n trước ngày 30-4-1975 ,để những người trẻ sinh sau năm 1975 biết đuợc rằng ngày trước đất nước chúng ta có một Quốc Gia mang tên Việt Nam Cộng Ḥa dù mới chỉ nhận đuợc Độc Lập từ tay người Pháp năm 1954 ,Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa đă nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia đang phát triển có Văn Hóa ,Khoa Học ,và Kỹ Thuật nhất là vẫn mang dậm sắc thái Dân Tộc Việt Nam Hiếu Ḥa chan chứa T́nh Nhân Ái . Về Giáo Dục Việt Nam Cộng Ḥa có hai hệ thống Trường Công ,Trường Tư ,Trường Tư dành cho những ai có tiền c̣n Trường Công dành cho học sinh con nhà trung lưu và nghèo ,muốn vào Trường Công phải thi ,con nhà nghèo đuợc thêm học bổng tiền cấp dưỡng hàng năm và đuợc mua vải may đồng phục gía rẻ ,thời ấy vào đuợc Trường Công là hănh diện v́ nơi có uy tín giáo dục theo đúng trương tŕnh của Bộ Quốc Gia Giáo Dục ,dậy Văn Hóa ,Kỹ Thuật ,Khoa Học bồi bổ ḷng yêu Tổ Quốc Quê Hương nhưng không tuyên truyền cho một chủ thuyết ngoại lai nào cả .Về Y Tế Xă Hội cũng có hai loại Bệnh Viện ,Bệnh Viện Công và Bệnh Viện Tư ,Bệnh Viện Công cho quảng đại quần chúng v́ mới dành độc lập Bệnh Viện c̣n thiếu ,người đến khám bệnh phải xếp hàng xin số thứ tự ,song tất cả đều đuợc chữa trị và phát thuốc miễn phí ,những Bác Sĩ và Y Tá rất tận tâm không có chuyện đ̣i hỏi tiền bạc qùa cáp ,đại đa số đều muốn vào Bệnh Viện Công chữa trị v́ phương tiện chữa trị tại đây đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế và nhân viên Y Tế đuợc huấn luyện từ các Trường Y Khoa đúng tŕnh độ .Thời ấy những quốc gia lân cận như Lào ,Campochia ,Mă Lai ,Indonesia ...thường đưa sinh viên qua Việt Nam Cộng Ḥa học hỏi và thụ huấn các nghành chuyên môn như Nữ Hộ Sinh ,Nông Lâm Sản ...Một quốc gia mới mở mang c̣n thiếu thốn đang cố gắng phát triển ,nên từ các cấp chính quyền đến người dân đại đa số chăm chỉ làm việc ,ǵn giữ kỷ luật sinh hoạt với nhau trong t́nh người với người thật đậm đà nhân ái mà biểu hiệu cho cả nước là Thành Phố Sài G̣n ,một thành phố đă từng đuợc người ngoại quốc vinh danh là " Ḥn Ngọc của Viễn Đông " ,khách du lịch khắp nơi đến Sài G̣n không một điều tai tiếng ,nhà cửa trong thành phố lúc ấy cứ sáng ra nhà ai cũng mở cửa sổ cửa chính toang hoang cho thóang mà chẳng một ai bị mất cắp bị trộm vào nhà ,hàng xóm có đám cưới đám ma là cả xóm xúm lại giúp đỡ cho mươn bàn mượn ghế ,chăng đèn kết hoa phụ nhau vui vẻ ...Ôi chan chứa t́nh người ...tiếc thay một bọn người từ miền Bắc chạy theo chủ nghĩa "quốc tế vô sản" thời bấy giờ muốn làm " tên lính tiền phong " đem lư thuyết Các-Mác ,Lê-Nin và Mao Trạch Đông của Nga Tầu về reo rắc phá nát Văn Hóa Dân Tộc ở Miền Bắc sách động căm thù vô cớ phi lư với nhân dân Miền Nam Việt Nam tạo cuộc chiến tranh 20 năm gây bao nhiêu tang tóc điêu linh cho cả ba miền Trung Nam Bắc ,để rồi kết qủa chỉ c̣n lại một đất nước suy đồi từ Văn Hóa ,Xă Hội ,Kinh Tế đến cả t́nh người ,một đất nước hiện bị Trung Quốc gậm nhấm ,khống trị từ trên xuống dưới , đồng hóa từ Văn Hóa Kinh Tế ,Giáo Dục đến Sinh Hoạt ,Biển mất ,Đảo mất ,Lănh Thổ mất và cả t́nh người Việt Nam giữa người Việt Nam cũng mất .
    Trong niềm đau sót ấy tôi ghi lại h́nh ảnh và bài hát này hy vọng có một ngày nào đó những thế hệ trẻ t́nh cờ xem đuợc có nẩy nở ḷng yêu Quê Hương Đất Nước ḿnh t́m đuợc phương thức phục hồi Tổ Quốc Việt Nam hay chăng ?


  2. #3672
    Tran truong
    Khách

    Chiếc khăn mu soa ( tiếp theo )

    Sau khi nghe CD và ghi chép lại, tôi gọi điện thoại xuống Marseille th́ thằng bạn tôi cho hay là ông Lân đă dọn về ở ngoại ô Paris, cách đây mấy năm. Nó cho tôi địa chỉ và số điện thoại của ổng. Vậy rồi ổng và tôi gặp nhau. Tôi kể sơ câu chuyện và đưa cho ổng mượn cái CD.

    Tôi thấy ổng rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói làm tôi cũng xúc động : người đàn ông hiên ngang, xông xáo trong trận mạc, gan lỳ đánh Việt cộng đến nỗi mang hỗn danh ” thằng Lân ăn pháo “ … vậy mà bây giờ cũng biết ứa nước mắt khi nhận được tin thằng bạn không bao giờ gặp lại !

    Khi chia tay, ổng nói :

    ” Cám ơn ông ! Nhờ có bài viết của ông mà hôm nay tôi mới có tin của thằng Cương ! Tôi sẽ thay nó, đưa con gái nó về thăm Cồn Cỏ ! Và thắp cho nó ba cây nhang ở đầu vàm để vong hồn nó nương theo đó mà t́m lại con đường vể … “.

    * * *

    Hơn một tháng sau, ông Lân gọi điện thoại cho tôi nói ổng vừa ở Việt Nam về, muốn gặp tôi để trả cái CD và để ổng kể chuyến đi nầy của ổng. Vậy là chúng tôi đă gặp nhau và tôi đă ghi những lời ổng kể …

    … Nhờ cái CD ông cho tôi mượn mà tôi liên lạc được con Sương. Tội nghiệp ! Biết được là tôi gọi, nó khóc ồ ồ ở đầu dây bên kia ! Sau đó, nó kêu tôi bằng ” Bác Sáu “, ngọt như tôi là bác ruột của nó vậy ! Thấy thương quá !

    Vậy rồi hai bác cháu tôi bay về Việt Nam. Ở Sài G̣n chúng tôi mướn một chiếc xe hơi có tài xế để về Nhơn Ḥa Cồn Cỏ. Trên xe, tôi nói với con Sương :

    ” Ở Cồn Cỏ, ba của con không c̣n bà con ǵ hết, họ đă dọn lên tỉnh ở mấy chục năm nay. Bây giờ, ba con chỉ c̣n có một người bạn thân … ” .

    Con nhỏ nói : “ Cô Hai Huê ! “. Tôi gật đầu “Ờ”. Nó nói tiếp :

    “ Cô Hai là người ba nhắc thường nhứt và ba hay thở dài nói ba có lỗi với cô Hai nhiều lắm ! Thấy ba con như vậy, con cũng nghe đau lòng, bác Sáu à ! “.

    Thấy thương quá, tôi cầm bàn tay nó bóp nhẹ. Con Sương nh́n cảnh vật bên ngoài nhưng vẫn để bàn tay nó trong long bàn tay tôi. Ông biết không ? Tôi không có con, bây giờ, trong cái cầm tay nầy, tôi bỗng cảm thấy như thằng Cương vừa đặt vào tay tôi một đứa con. Trời Đất ! Sao tôi muốn nói : ” Sương ơi ! Từ nay, bác Sáu sẽ thay ba con mà lo lắng bảo vệ con như con là con của bác vậy ! “. Nhưng thấy có vẻ cải lương quá nên tôi làm thinh !

    Xe ngừng ở chợ Cồn Cỏ. Bác cháu tôi vô chợ nhà lồng đến sạp vải của con Huê th́ thấy một cô gái lạ. Cổ nói cổ là cháu kêu con Huê bằng d́ và đến đây phụ bán vải từ mấy năm nay. Cổ nói :

    ” D́ Huê có ở nhà, ông bà vô chơi ! “.

    Chúng tôi đi lần theo con đường nằm dọc bờ rạch. Đường nầy bây giờ được tráng xi-măng sạch sẽ. Tôi nói :

    “ Nhà cô Hai có cây mù u nằm trước nhà cạnh bờ rạch, dễ nhận ra lắm ! “.

    Đến nơi, thấy c̣n nguyên như cách đây mấy chục năm : cũng hàng rào bông bụp thấp thấp, qua một cái sân nhỏ là ngôi nhà xưa ngói âm dương, kèo cột gỗ, ba gian hai chái với hàng ba rộng, một bên hàng ba có một bộ ván nhỏ … Tôi hơi xúc động v́ bắt gặp lại những ǵ của thời cũ.

    Chỉ có bao nhiêu đó thôi – nhỏ xíu – vậy mà sao gợi lại được vô vàn kỷ niệm ! Tôi gọi lớn : ” Huê ơi Huê ! “. Trong nhà chạy ra một người đàn bà tóc bạc nh́n tôi rồi la lên : ” Trời Đất ! Anh Lân ! “. Tuy cô ta đang nhăn mặt v́ xúc động, tôi vẫn nhận ra là Huê ! Không kềm được nữa, Huê và tôi cùng bước tới nắm tay nhau vừa dặc dặc vừa nói ” Trời Đất ! Trời Đất ! “ mà không cầm được nước mắt !

  3. #3673
    Tran truong
    Khách

    Chiếc khăn mu soa ( Tiếp theo và hết )

    Một phút sau, Huê buông tay tôi ra quay sang con Sương, hỏi :

    ” C̣n ai đây ? “.

    Tôi nói :

    ” Con Sương ! Con thằng Cương ! “.

    Nó hỏi :

    ” C̣n anh Cương đâu ? “.

    Con Sương thả rơi ba-lô xuống đất, bước lại phía con Huê, nói :

    ” Ba con chết rồi, cô Hai ơi ! “.

    Con Huê chỉ nói được có một tiếng ” Chết ” rồi xiêu xiêu muốn quị xuống. Con Sương phóng tới đỡ con Huê, nói : ” Cô Hai ơi ! “. Rồi hai cô cháu ôm nhau khóc nức nở. Tôi đứng tần ngần một lúc mới bước lại đặt tay lên vai Huê bóp nhẹ :

    ” Tại cái số hết, Huê à ! Thằng Cương đang dạy ở bên Bỉ, mắc ǵ mà qua Phi Châu làm việc để rồi chết mất xác trong chiến tranh ở bên đó. Tại cái số hết ! Phải chịu vậy thôi ! “.

    Con Sương d́u Huê lại ngồi ở bực thềm, vói tay mở ba-lô lấy phong b́ A4, nói :

    ” Ba con gởi cái nầy cho cô “.

    Huê cầm phong b́, nheo mắt đọc rồi lắc đầu nhè nhẹ : ” Chắc là cái khăn mu-soa ! “. Huê xé phong b́ lấy khăn ra cầm hai góc khăn đưa lên nh́n : khăn c̣n thẳng nếp, chưa có dấu hiệu xử dụng ! Huê nhăn mặt, đưa khăn lau nước mắt của ḿnh rồi sang qua lau nước mắt của con Sương làm nó cảm động nấc lên khóc. Huê nói :

    ” Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu ḿnh gặp nhau “.

    Con Sương cầm lấy khăn rồi ngả đầu vào vai Huê, nói :

    ” Con cám ơn cô Hai “.

    Huê vừa gật đầu vừa choàng tay ôm con Sương lắc nhè nhẹ như vỗ về đứa con ! Tôi bước ra bờ rạch ngồi cạnh gốc cây mù u đốt thuốc hút. Tôi thấy trên thân cây có đóng một cây đinh dài đă gỉ sét đen thui, vắt lên cây đinh là một cuộn dây dừa cũ mèm như muốn mục. Tôi nghĩ chắc con Huê nó làm như vậy, nó vốn nhiều t́nh cảm và giàu tưởng tượng.

    Nó có ư nói con thuyền ngày xưa đă bỏ bờ đi mất, nếu một mai có trôi về được th́ cũng có sẵn dây để cột con thuyền vào gốc cây mù u … Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm : ” Cương ơi ! Mầy có linh thiêng th́ về đây hút với tao một điếu thuốc ! “. Tự nhiên, tôi ứa nước mắt !

    Khi tôi trở vô nhà th́ cô cháu tụi nó ngồi cạnh nhau trên bộ ván, nói chuyện coi bộ tương đắc ! Thấy tôi , Huê nói để vô làm cơm cùng ăn. Tôi từ chối v́ phải về trả xe. Huê xin cho con Sương ở lại chơi với nó mươi hôm, c̣n con Sương th́ hớn hở :

    ” Bác Sáu đừng lo ! Con về một ḿnh được ! “.

    Tôi bằng ḷng nhưng đề nghị cùng ra đầu vàm thắp ba cây nhang cho thằng Cương. Con Huê vô nhà lấy nhang và một tấm ni-long để ra đó trải cho ba người ngồi. Khi đi ngang cây mù u, con Huê bước lại gốc cây lấy cuộn dây dừa liệng xuống rạch, rồi phủi tay, đi !

    Sau khi cúng vái ở đầu vàm, cô cháu nó đưa tôi ra xe. Nh́n tụi nó cập tay nhau mà thấy thương quá, ông ơi !

    * * *

    … Bây giờ th́ cô Sương đă đem cô Huê qua Bỉ ở với cổ. Nghe ông Lân nói hai cô cháu rất ” tâm đồng ư hợp “. C̣n chiếc khăn mu-soa thêu th́ ông Lân nói cô Sương đă cho lộng vào một khuôn kiếng rất đẹp treo ở pḥng khách , ở một vị trí mà ai bước vào cũng phải thấy !

  4. #3674
    Tran truong
    Khách
    Tôi đi để lại đường xưa!


    “Hỏi rằng quê ở nơi đâu?

    Là dân mất nước, quê đâu mà ‘d́a’?!

    Ôi! Quê hương, nơi tui đành đoạn bỏ ra đi rất là lâu, v́ thời cuộc biển dâu.

    Vậy mà cứ đêm đêm, khi tui chăn êm nệm ấm, nằm ngáy kḥ kḥ th́ nó từ trong một ngơ ngách nào của ḷng tôi lại hiện ra rơ mồn một như một bức tranh chân dung vẽ thời xưa cũ, về miền quê nào đó xa ngai ngái, đượm buồn trong băo lửa .... và … nghèo rớt mùng tơi.

    Thưa khi Sài G̣n thất thủ, tự dưng trong rừng, trong bưng, tụi nó chạy ào ào như chạy vượt rào … tới quê tui.

    "Thôi coi đó là chiến lợi phẩm, gom hốt cho lẹ rồi dông ! V́ ḿnh đánh ăn nó, tất cả cái ǵ của nó là ḿnh giải phóng, ḿnh tiếp quản … cho ḿnh !"

    Sau thấy thiên hạ im re, không càm ràm ǵ ráo, chỉ ngậm tăm, t́m cách bỏ đi ra hướng biển Đông … nên cũng từ từ an tâm … hô phong hoán vũ, biến nhà cửa của người ta, vàng ṿng của thiên hạ, và ngay cả con đường, căn phố, cái chợ của ông cố ông cha người ta lập ra … giờ tất cả là của ḿnh.

    ***

    Thưa! Có anh bạn văn, lúc nhậu nhẹt với tui, thường hay hỏi rằng: “Khi nào tui sẽ ‘d́a’ quê ?” “Muốn về đâu biết quê đâu mà ‘d́a’.”

    “Thôi phần số ông trôi sông lạc chợ như vậy, nếu mai kia mốt nọ thời thế đổi thay ông về quê tui đi.”

    Cứ tưởng quê phải là quê … Phải là nơi khỉ ho c̣ gáy, chó ăn đá gà ăn muối, ai dè ảnh hiểu quê là chỗ ảnh sanh ra. Ngay tại cái đất Sài G̣n, mà cụ thể là ngay tại cái đất Tân Định.

    Sau khi quất nghe cái ót ly rượu đỏ, rồi chiêu thêm một ngụm nước lạnh, ảnh mới khề khà kể chuyện khi xưa ta bé ta ngu … ta lấy dây thun ta bắn con … ruồi như vầy:

    “Từ đường Trần Quang Khải ḿnh quẹo vào đường Trần Nhật Duật chạy thẳng tới bờ kinh Nhiêu Lộc, có bốn con đường nhỏ đi ngang qua: đường Đặng Dung (con), Đặng Tất là (cha). Rồi đường Trần Quư Khoách và Trần Khánh Dư.

    Trần Quư Khoách tức vua Trùng Quang (1409 – 1413) thất trận bị quân Minh bắt cầm tù. Tháng Tư, năm Canh Ngọ (1414), trên đường bị giặc giải về Tàu, người đă anh dũng nhảy xuống sông Lam tự trầm, quyết không để sa vào tay giặc.”

    ***

    Đó là chuyện ngày xưa, c̣n thời ḿnh, đường Trần Quư Khoách cũng cho anh bạn văn của tui nhiều kỷ niệm rất bùi ngùi của một thời đi học …

    “Trước năm 1975, số trường Trung học Công lập ở Sài G̣n, Chợ Lớn và Gia Định không đủ để đáp ứng nhu cầu đi học của tất cả học sinh nên phải tổ chức thi tuyển rất gay go, nhứt là với những trường có tiếng như Petrus Kư, Chu Văn An (dành cho nam sinh) hay Gia Long và Trưng Vương (dành cho nữ sinh).

    Ảnh là một học sinh (lớp Nhứt) cực kỳ xuất sắc … nên thi không đậu, đành phải đi học trường Tư, có uy tín ở Tân Định! Đó là trường Văn Lang ở số 51 đường Trần Quư Khoách.

    Trước năm 1954, chia đôi đất nước, nơi đây chỉ là những ao rau muống, bùn lầy nước đọng và cây cỏ mọc um tùm.

    Thầy Ngô Duy Cầu đă từ bỏ tất cả sản nghiệp ngoài Bắc để di cư vào miền Nam t́m tự do và xây dựng trường Văn Lang bắt đầu trên nền đống rác này, với những lớp học sơ sài, rồi xây dựng dần dần, để sau đó trở thành một ngôi trường bề thế : Trung học Đệ Nhất Cấp và Trung học Đệ Nhị Cấp.

    Sau ngày 30 tháng Tư, năm 1975, trường Văn Lang bị VC tịch thu !!!

    Cái trường Văn Lang của anh bạn văn đă trôi theo y chang cái vận nước Việt Nam Cộng Ḥa. Bắt đầu từ năm 1954 và chấm dứt một cách tức tưởi vào 30 tháng Tư, năm 1975.

    ( Còn tiếp )

  5. #3675
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran truong View Post
    Tôi đi để lại đường xưa!


    “Trước năm 1975, số trường Trung học Công lập ở Sài G̣n, Chợ Lớn và Gia Định không đủ để đáp ứng nhu cầu đi học của tất cả học sinh nên phải tổ chức thi tuyển rất gay go, nhứt là với những trường có tiếng như Petrus Kư, Chu Văn An (dành cho nam sinh) hay Gia Long và Trưng Vương (dành cho nữ sinh).

    Ảnh là một học sinh (lớp Nhứt) cực kỳ xuất sắc … nên thi không đậu, đành phải đi học trường Tư, có uy tín ở Tân Định! Đó là trường Văn Lang ở số 51 đường Trần Quư Khoách.

    Trước năm 1954, chia đôi đất nước, nơi đây chỉ là những ao rau muống, bùn lầy nước đọng và cây cỏ mọc um tùm.

    Thầy Ngô Duy Cầu đă từ bỏ tất cả sản nghiệp ngoài Bắc để di cư vào miền Nam t́m tự do và xây dựng trường Văn Lang bắt đầu trên nền đống rác này, với những lớp học sơ sài, rồi xây dựng dần dần, để sau đó trở thành một ngôi trường bề thế : Trung học Đệ Nhất Cấp và Trung học Đệ Nhị Cấp.

    Sau ngày 30 tháng Tư, năm 1975, trường Văn Lang bị VC tịch thu !!!

    Cái trường Văn Lang của anh bạn văn đă trôi theo y chang cái vận nước Việt Nam Cộng Ḥa. Bắt đầu từ năm 1954 và chấm dứt một cách tức tưởi vào 30 tháng Tư, năm 1975.
    Tôi là dân trường công , sau này lại dạy toàn trường công , nên không biết ǵ về các tư thục ở Saigon . Thật là một điều đáng tiếc .

    Học trường tư chắc vui hơn nhỉ ? 7 năm trường công với kỷ luật sắt và bạn th́ cùng phái , tuổi trẻ của ḿnh h́nh như mất mát cũng nhiều?

  6. #3676
    Tran Truong
    Khách

    Tôi đi để lại đường xưa ! ( Tiếp theo và hết )

    Dù chỉ có 21 năm ngắn ngủi nhưng thuở vàng son đó, trường Văn Lang đă kịp đào tạo được những con người có học, có hạnh và có tài …

    Ư tui muốn nói tới nhà thơ Phạm Thiên Thư (Đưa em t́m động Hoa Vàng nhớ nhau).

    Nghe nói lúc người ta đi lính, th́ ổng đi tu … Người ta đi tù … th́ ổng mở quán cà phê Hoa Vàng.

    Thoạt đầu nghe ổng tính đặt tên quán cà phê là Động Hoa Vàng nhưng sau nằm đêm nghĩ lại tên quán có chữ Động … e mấy ông anh ḿnh tưởng lầm chỗ đó không có bán cà phê mà bán ‘cái khác’ th́ chết …

    Nên ổng bỏ quách chữ Động đi, chỉ c̣n Hoa Vàng … để quư ông anh hảo ngọt của ḿnh đừng có bé cái lầm.

    Thưa dẫu vậy tui vẫn c̣n cái ḷng ái mộ nhà thơ từng làm Đại đức mà làm thơ t́nh, mùi hết biết … như ổng.

    Tui khoái cái bài Ngày Xưa Hoàng Thị, thơ Phạm Thiên Thư do Phạm Duy phổ nhạc.

    Ông nhà thơ th́ thích Thanh Thúy hát … Tui cho rằng thích vậy cũng phải . V́ một là Thanh Thúy hát hay, hai là Thanh Thúy cũng đẹp.

    Nhưng ông nhạc sĩ Phạm Duy th́ lại thích Thái Thanh (em vợ của ḿnh) hát thôi …

    Tui cho rằng thích vậy cũng phải . V́ một là Thái Thanh hát hay, hai là Thái Thanh cũng đẹp … Hi hi !

    “Em tan trường về

    Anh theo Ngọ về

    Chân anh nặng nề

    Ḷng anh nức nở

    Mai vào lớp học

    Anh c̣n ngẩn ngơ ... ngẩn ngơ….

    Em tan trường về

    Anh theo Ngọ về

    Môi em mỉm cười

    Man man sầu đời ... t́nh ơi …T́nh ơi ! ”

    Thành thử nhà thơ, nhà nhạc, nhà văn khoái ai cũng khó ḷng giữ kín như bưng trong ḷng, dẫu biết tiết lộ ra là có xác suất rất cao cho cái chuyện ‘guốc bay’.

    Thưa ‘guốc bay’ bà con độc giả thân thương hiểu nghĩa nào cũng đặng hết .

    Một là em yêu ghen, cho ‘guốc bay’ vô bản mặt của ḿnh .

    Hai là em ‘guốc bay’ tức ‘good bye’ (người bỏ ta sao đành?) cũng đặng nhe !

    Thưa cái đất Tân Định, quê cũ mến yêu của anh bạn văn, làm tui cũng mến yêu luôn . V́ thú thiệt với bà con chuyện nầy (xin đừng hé môi cho con Sư Tử Hà Đông của tui biết, tui đội ơn nhe !)

    V́ ngày đó, cây si anh trồng ngay lối đi, hẻm Bưu Điện 230 Hai Bà Trưng, Tân Định …

    Em Thanh Xuân, 50 năm, giờ chắc người xưa đă thành đồ cổ như tui rồi …

    Hu hu !

    ***

    Nhưng thưa bà con cũng có một người chỉ xẹt qua, xẹt lại bằng xe đạp ngang qua đất Tân Định thôi mà hơn 40 năm sau ông vẫn c̣n nhớ tới bây giờ .

    Đó là Thầy Vơ Hoài Nam, tốt nghiệp kỹ sư tại Marseille, Pháp, về dạy Trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Kư (1955-1956).

    (Năm mà tui chưa có đi học, c̣n ở truồng, tập tễnh bắn ‘cu li’ để sau nầy phải chịu cái thân làm ‘cu li’ ở cái đất lạ quê người.)

    Năm 1979, Thầy vượt biên qua Pháp rồi trở thành nhà văn Tiểu Tử .

    “Xe cháo huyết của bà xẩm đó nằm trên vỉa hè phía đối diện với rạp hát Casino Đa Kao, gần trụ đèn xanh đèn đỏ. Chiều đi làm về tôi hay tấp vô đó “làm” một tô cháo huyết .

    … Cháo nấu nhừ, huyết cắt vuông thành từng miếng vừa vặn nhỏ để được nằm gọn trong ḷng cái muỗng nhôm. Múc một muỗng vừa có cháo vừa có huyết đưa lên môi thổi cho bớt nóng trước khi cho vào miệng, mà nghe thơm phức làm chảy nước miếng …

    Rồi sau đó !… Có khi cả tháng không dư được một đồng . Lấy ǵ ăn cháo huyết ?

    – Vô ăn cháo đi thầy Hai. Lâu quá mà …

    – Tôi không có tiền! (Tôi đă nói như vậy – dám nói như vậy – một cách thẳng thừng và không chút ngượng nghịu !)

    – Không có sao ! Vô ăn đi ! Chừng nào trả cũng được . Ḿnh quen mà ..

    … Miếng cháo tôi đang nuốt bỗng nghe như bị nghẹn ngang ở cổ họng, làm tôi ứa nước mắt …”

    ***

    Thưa Thầy ! Cái truyện ngắn Tô Cháo Huyết của Thầy làm em lại bùi ngùi nhớ lại vùng quê, một Trời Tân Định .

    Nhớ : Ḿnh đi hết đường Trần Quang Khải sẽ gặp đường Đinh Tiên Hoàng, nơi có bà xẩm bán tô cháo huyết cho Thầy ăn chịu … !!!

    Nhớ bên kia đường Trần Quang Khải là đường Nguyễn Văn Giai, gần Chợ Đa Kao . Quẹo trái là đường Bùi Hữu Nghĩa. Có một cây cầu sắt cũ. Đi về phía chợ Bà Chiểu (Gia Định), nơi thầy muốn né xe cháo huyết v́ ‘Giải phóng’ vô … Thầy hổng có tiền … !!!

    Cái ngă tư đèn xanh đỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng và xe cháo huyết của bà Xẩm già gần rạp hát Casino Đa Kao … làm mắt em ướt … nên em buồn như mây chiều trôi khi nhớ về một trời Tân Định .

    Hu hu !



    Đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước là rạp Casino Dakao.

    Đoàn xuân Thu
    -----------------------------------------------------

    Chị Tigôn à , đừng buồn . Mất này thì được kia . Luật bù trừ của Tạo Hoá . Trường tư có cái vui thì cũng có buồn lo . Trường công cũng vậy , có cái gò bó . thì có cái hãnh diện , tự hào ... Trời chẳng để ai thiệt thòi .

  7. #3677
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post


    Đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước là rạp Casino Dakao.

    .
    Tran Truong để tấm h́nh này làm tôi nhớ lại một chuyện xưa , xưa lắm , dễ cả hơn 50 năm rồi
    Thuở sinh viên , chúng tôi nghèo lắm , chỉ đủ tiền sách vở , chứ không có tiền để đưa nhau đi chơi .
    Hôm ấy , trời quá nóng , chúng tôi tung tăng đi trên đường Đinh Tiên Hoàng , tới gần cửa rạp Casino Đakao th́ hai đứa nh́n nhau , chẳng phải v́ muốn xem phim . Tổng cộng tiền 2 đứa có , vừa đủ mua 2 vé .Đó là lần đầu tiên và cũng là kỷ niệm duy nhất về vụ đi cine'.Đừng hỏi tôi phim ǵ , có hay không ? Tên phim th́ tôi vẫn nhớ , nhưng phim hay không , tài tử diễn xuất thế nào , th́ xin miễn trả lời .
    Đừng vội tưởng tượng nha , thuở ấy , t́nh học tṛ ngây thơ trong trắng như tờ giấy tập vở , nhiều lắm nắm tay nhau là cùng , là đủ thấy hạnh phúc tuyệt vời rồi , phải không ?
    Last edited by Tigon; 08-10-2016 at 10:19 AM.

  8. #3678
    Tran Truong
    Khách
    Hồn ma cũ !


    Thưa mấy hôm rồi, bầu rượu túi thơ, t́nh cờ xuống chốn giang hồ, tui có dịp may diện kiến và đàm đạo với một độc giả thân thương. “Hỏi rằng quê ở nơi đâu?” Tui trả lời : “Sài G̣n, quận Nhứt ! He he !”

    Phải là quận Nhứt (hạng) ở Thủ đô Sài G̣n mới hỏng sợ anh bạn mới quen nầy ngon hơn ḿnh nữa !

    Ảnh nh́n tui với đôi mắt FBI (Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ), nghi ngờ tui là cái thằng chuyên dóc tổ …

    “Quận Nhứt nhưng mà chỗ nào ?”

    “Tân Định ?”

    Rồi lại thêm màn tra vấn :“Tân Định, Hai Bà Trưng hay Tân Định, Trần Quang Khải ? Tui ở đường Phạm Đăng Hưng nè ! Có Viện Nhu đạo Quang Trung của Thượng tọa Thích Tâm Giác, Giám đốc Nha Tuyên úy Phật Giáo ! Tui có vơ Judo, đeo tới đai vàng, đệ tử ruột của Vơ sư Chiêm Huỳnh Văn nè ! Ngán hông ?”

    Chu choa, người ta học Nhu Đạo, đeo tới đai đen, một hai, đẳng c̣n chưa dám khoe . Thằng cha nầy mới có thắt đai vàng, học mới ba tháng, mà nổ như đẻ gần Trảng Bom vậy !

    Dẫu nghĩ vậy; nhưng thưa vốn là con người tế nhị, tui giả bộ … khờ thôi hết biết, hỏng nói ra làm chi, đâu có ích lợi ǵ ?

    Nên tui trả lời xuôi xị hè :“Tui ở nhà số 9, trên lầu hai cư xá công chức, hẻm 230, sát bên hông Bưu điện Tân Định !”

    Anh độc giả nầy điềm nhiên đi ‘bốt đờ sô’ vô đời tư của tui !

    Sau khi điều tra xét hỏi lung tung cũng hơi tin tin; nhưng ra vẻ ta đây là người Tân Định cố cựu nên thằng chả làm tàng cho tui thi thêm vài câu vấn đáp nữa .

    “Đường Phạm Đăng Hưng, bây giờ bị đổi tên thành đường Mai Thị Lựu !”

    Tui hỏi khó: “Mai Thị Lựu hay Mai Thị Lựu ‘đạn’ là ai ?”

    Th́ thằng chả bí lù và tui cũng mù, hỏng biết luôn ! Mà biết để làm cái ‘quái’ ǵ chớ ?!

    Anh bạn hơi bị quê xệ, ráng vớt vát là trên đường Mai Thị Lựu tức Phạm Đăng Hưng nầy có ngôi chùa Tàu gọi là Điện Ngọc Hoàng cho bà con người Hoa hay đến cầu con trai mà Tổng thống Barack Obama mới vừa đi thăm đó !

    “Ủa ! Tổng thống Mỹ đi thăm người Việt mà vô Chùa Tàu chi vậy cà ? Tréo cẳng ngỗng hết trơn !” Bộ có hai đứa con gái, giờ ổng muốn cầu có một đứa con trai … cho nó giống tui … sao chớ ?

    “À chắc tại Mỹ xa quá nên ông Obama hỏng biết ất giáp ǵ, mấy đứa chủ nhà mời đi đâu th́ đành đi đó … Chớ con nào cũng là con ! Trai hay gái ǵ ḿnh cũng thương hết ráo !”

    Mai Thị Lựu ǵ đó là tui không biết thiệt v́ từ hồi vượt biên tới giờ tui chưa có trở về thăm, nhưng Phạm Đăng Hưng là tui biết nhiều à nha. V́ nó có dính tới cái Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi nằm trên đường Hai Bà Trưng, Tân Định đó .

    “Biết ǵ nói thử nghe coi !”

    Được lời như cởi tấm ḷng, tui bèn đem mớ kiến thức lượm được trên mạng mà phang tá lả cho thằng chả ngán, để không dám giỡn mặt với một con người trí ‘tệ’ như ḿnh chơi !

    Chớ thú thật với bà con là hồi nhỏ tới lớn tui sợ ma lắm ! Nói tới người chết, nói tới nghĩa trang, nơi người chết ở … là hỏng có tui trong đó rồi !

    Chẳng qua ông Phạm Đăng Hưng từng làm tới chức Lễ bộ Thượng thư, (như Bộ trưởng Bộ Giáo dục bây giờ), là người ở Giồng Sơn Quy (xưa thuộc huyện Tân Ḥa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định); nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xă Long Hưng, thị xă G̣ Công .

    Mùa hạ năm 1825, ông Phạm Đăng Hưng mất, được đưa về quê nhà ở Giồng Sơn Quy chôn cất .

    Con gái của ông là Phạm Thị Hằng (sinh năm 1810), tức Hoàng Thái hậu Từ Dũ vốn được gả cho Hoàng tử Miên Tông, sau này là Vua Thiệu Trị .

    (Thời Việt Nam Cộng Ḥa ḿnh có Bảo sanh viện Từ Dũ nằm ở đường Cống Quỳnh đó đa ! Sau bị đổi tên là Xưởng đẻ Từ Dũ ! Từ Bảo sanh viện đổi thành Xưởng đẻ …Thiệt là hay chữ thôi hết biết hé !)

    Đối với Vua Tự Đức, con Vua Thiệu Trị, th́ Phạm Đăng Hưng là ông Ngoại nên mới được truy phong Đức Quốc Công vào năm 1849.

    Năm 1858, Vua Tự Đức sai đại thần Phan Thanh Giản khắc bia ghi lại công trạng của ông Ngoại ḿnh; rồi cho chuyển vào Bến Nghé nhưng tấm bia nầy biến mất một cách bí ẩn. Măi tới đúng 140 năm sau, (1859-1999), châu mới về hợp phố !

    Chẳng qua là do việc xóa sổ nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, bọn vô thần đào mồ cuốc mả người ta để làm công viên Lê Văn Tám, đă phát hiện tấm bia mộ của Đại úy Thủy quân Pháp Nicolas Barbé chữ được khắc phía mặt sau, chính là tấm bia ghi công trạng của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng .

    Năm 1858, Nicolas Barbé xua quân chiếm giữ Chùa Khải Tường, một ngôi cổ tự, tọa lạc trên một g̣ cao tại ấp Tân Lộc, thuộc Gia Định xưa .

    Barbé là một tên thực dân vô lại, cho đem tượng Phật bỏ ngoài sân, đuổi các vị sư trụ tŕ ra khỏi Chùa .

    Chính Barbé cướp tấm bia vào năm 1858 và Trời bất dung gian đảng, 2 năm sau, y bị Nghĩa quân Trương Định giết chết, Tây đă lấy tấm bia ấy làm bia mộ cho y !

    Vào tháng Ba năm 1955, nghĩa trang rộng khoảng 7.5 ha này, được mang tên nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Phía Bắc là đường Hai Bà Trưng, phía Đông là đường Phan Thanh Giản, phía Tây là đường Hiền Vương và phía Nam là đường Phan Liêm. C̣n đường Mạc Đĩnh Chi th́ đâm vô ngay cổng chánh !

    Thoạt kỳ thủy là Nghĩa trang cho người Châu Âu (Cimetière Européen) hay Nghĩa trang Massiges hoặc Đất Thánh Tây theo cách gọi của người Sài G̣n, là nơi chôn cất các lính bộ binh, thủy thủ và sĩ quan Pháp trong cuộc chiến nhằm chiếm đóng Sài G̣n. Và tên thực dân xâm lược Nicolas Barbé là một trong những khách hàng đầu tiên đến thường trú !

    ( Còn tiếp )

  9. #3679
    Tran Truong
    Khách

    Hồn ma cũ ! ( Tiếp theo và hết )

    Từ ngày 14 tháng Chạp năm 1912, nghĩa trang này vốn dành riêng cho người Châu Âu trở thành một nơi chôn cất cho tầng lớp thượng lưu của Nam Kỳ thuộc địa.

    Kết quả là: các ngôi mộ của nhiều người lính và thủy thủ đa phần là Pháp, vốn không có thân nhân ở gần nên bị bỏ phế, cỏ mọc um tùm.

    Đă có những lời chỉ trích việc “không cữ kiêng”, đào mồ cuốc mả những người nghèo, chỉ cho chôn trong thời hạn bảy hay tám năm rồi phải di dời đi nơi khác, để nhường chỗ cho những người giàu có và nổi tiếng.

    (Sống giành nhà ! Chết rồi lại giành đất để chôn! C’est la vie!)

    Thưa nhà văn Ngọc Linh, sau 75, không c̣n thấy viết tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên báo như trước nữa ! Chắc để kiếm sống, ông quay qua viết tuồng “Nàng Hai Bến Nghé” dựa trên sự kiện lịch sử nầy .

    “Nàng Hai Bến Nghé” với đào chánh Mỹ Châu và kép Hùng Minh trong vai Đại úy Barbé. V́ Hùng Minh cao lớn giống như Tây vậy !

    Nàng Hai – một người con gái Bến Nghé trẻ đẹp, yêu một anh học tṛ nghèo cùng xóm tên Tri ! Nhưng nàng Hai bị buộc phải về làm thiếp cho tên Lănh binh Sắc lớn tuổi, hung hăng và tàn bạo .

    Lănh binh Sắc nghi vợ ḿnh vẫn c̣n tơ tưởng tới t́nh xưa, nên rất ghen tức . Một hôm Sắc cho người giả danh vợ mời Tri tới nhà bàn công việc gấp . Khi hai người gặp nhau, Sắc rời khỏi nơi ẩn nấp bước ra tri hô, ghép họ vào tội lăng loàn và cho lính đóng bè thả trôi sông cả hai người .

    Một hai hôm sau viên quan ba Barbé, đóng binh ở chùa Khải Tường đang đi săn, bất ngờ gặp một bè chuối trôi trên đó có một người đàn ông và một người đàn bà . Theo ḍng, hai con sấu lớn hung hăn, quẫy đuôi bám riết đuổi theo bè . Barbé liền nổ súng, sấu sợ hăi lặn trốn mất .

    Khi bè được vớt lên, người con trai tức Tri bị sấu cắn cụt mất một chân, đă chết . Phần người con gái là Nàng Hai c̣n thoi thóp thở .

    Sau khi được chăm sóc, thấy Nàng Hai trẻ đẹp nên Barbé, vốn là tên thực dân háo sắc, ép cô phải chung sống với ḿnh . Nàng Hai đành phải tỏ vẻ ưng thuận với điều kiện là được trở về nhà để thu xếp việc riêng .

    Hôm đó là ngày mồng 7, tháng Chạp, năm 1860, trời vừa sụp tối, nghe lính canh báo có Nàng Hai đến xin gặp . Barbé mừng rỡ phóng ngựa ra đón, đâu ngờ ḿnh đă trúng mỹ nhân kế, điệu hổ ly sơn của Nghĩa quân Trương Định !

    Đúng là :“Súng giặc đất rền/ Ḷng dân trời tỏ ….

    … Gươm đeo dùng một ngọn dao phay, cũng chém đặng đầu quan hai nọ”

    (Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đ́nh Chiểu)

    C̣n Trung úy Hải quân người Pháp là Léopold Pallu đă sang Sài G̣n tham chiến, sau này, kể lại :

    “Buổi chiều hôm đó, Đại úy thủy quân Barbé cưỡi ngựa đi tuần tra như thường lệ. Bọn sát nhân ŕnh rập trong một bụi cây … Ông bị đột kích bằng giáo té ngay xuống ngựa . Bọn An Nam liền cắt đầu, ḅ qua các bụi rậm và cỏ cao trở về giới tuyến cũ của thành Kỳ Ḥa .

    Sáng hôm sau, người ta thấy phần thi thể c̣n lại (của Barbé) bị kéo bỏ bên vệ đường; con ngựa bị thương nằm bất động kế bên .

    Người ta kể lại rằng khi cái đầu ông Đại úy đem đến đặt bên khay trầu của vị tướng An Nam, th́ ông này liền đếm tiền thưởng mà không nói ǵ, rồi sau đó mới thốt ra một lời tiếc thương !”

    Thưa rồi sau 75, Sài G̣n ḿnh tức đất Bến Nghé xưa thất thủ .

    Mà đâu phải chỉ riêng Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi của giới thượng lưu, Nghĩa trang quân đội Pháp tại ngă tư Bảy Hiền và Lăng Pigneau de Béhaine tức Lăng Cha Cả, gần sân bay Tân Sơn Nhất … mà c̣n những nghĩa trang khác rải rác khắp các tỉnh của Việt Nam Cộng Ḥa như Nghĩa trang Quân đội, Nghĩa trang Công chức cũng đều chịu nỗi tang thương.

    Trong ṿng hai tháng, thân nhân của người quá văng phải tự lo hốt cốt, di dời; bằng không th́ tụi nó đem đi đốt …

    Thiệt chết rồi mà cũng c̣n bị hành hạ, hỏng có được yên mồ yên mả !

    Thưa bà con ! Phong tục tang ma xưa giờ của dân ḿnh là địa táng tức là chôn xuống đất .

    Tục ngữ có nói “Sống cái nhà, thác cái mồ”. Khi c̣n sống, ai ai người ta cũng phải lo cho ḿnh có cái nhà để ở . Trước khi chết, ai cũng mong có ngôi mộ đàng hoàng để được ‘mồ yên mả đẹp’ .

    Tục ngữ cũng có nói: “Có mồ có mả th́ ả làm nên”. Người chết mà “mồ xiêu mả lạc” th́ con cháu không thể “ăn nên làm ra”

    Bà con ḿnh c̣n đi nhờ thầy Địa lư, chi biết bao nhiêu tiền của, để cố t́m cho được long huyệt để sau nầy con cháu phát làm vương, làm tướng !

    (Chuyện Thầy Tả Ao, chuyện Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ai cũng tin là thiệt đó thôi!)

    Thế nên v́ ḷng tham không đáy, bọn vô thần nhẫn tâm đi đào mồ cuốc mả của ông bà cha mẹ người ta để cướp đất … th́ dẫu không dám nói ra nhưng trong ḷng, họ oán giận lắm !

    Rồi bây giờ, Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi đă thành Công viên Lê Văn Tám rồi sẽ lại bị đào mồ cuốc mả thêm lần nữa để trở thành siêu thị … ǵ ǵ đó !

    Th́: “Ê! Ngon nhào vô làm đi ! Sẽ biết thế nào là lễ độ với những hồn ma cũ nầy đă từng bị đuổi nhà một lần, nên hồn vẫn c̣n vất vưởng, lảng vảng quanh đây, hiện về báo oán cho mà coi!”

    Đoàn xuân Thu

  10. #3680
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Mà đâu phải chỉ riêng Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi của giới thượng lưu, Nghĩa trang quân đội Pháp tại ngă tư Bảy Hiền và Lăng Pigneau de Béhaine tức Lăng Cha Cả, gần sân bay Tân Sơn Nhất … mà c̣n những nghĩa trang khác rải rác khắp các tỉnh của Việt Nam Cộng Ḥa như Nghĩa trang Quân đội, Nghĩa trang Công chức cũng đều chịu nỗi tang thương.

    Trong ṿng hai tháng, thân nhân của người quá văng phải tự lo hốt cốt, di dời; bằng không th́ tụi nó đem đi đốt …

    Thiệt chết rồi mà cũng c̣n bị hành hạ, hỏng có được yên mồ yên mả !
    Ông Cụ tôi vừa được con cháu xây xong mộ , mời cha sở đến làm lễ chưa đầy một tháng , th́ có lệnh phải dời mộ . Tiền mướn người ta đập đá xây mộ , rửa hài cốt chưa ră thịt , đốt và cho vào hũ gửi ở nhà thờ ( Xứ đạo Bàn Cờ ) c̣n tốn hơn tiền chôn cất . Bọn CS

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •