Page 371 of 471 FirstFirst ... 271321361367368369370371372373374375381421 ... LastLast
Results 3,701 to 3,710 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3701
    tran truong
    Khách
    Làm thinh


    Cái làng nhỏ đó nằm gần biển Manche, cách thành phố Etretat (miền bắc nước Pháp) độ 10 km. Trong làng có chừng năm chục nóc gia nằm chùm nhum lại thành một khu, trừ một cái nhà nằm rời xa một ḿnh về phía biển. Người trong làng gọi cái nhà đó là ” nhà ông Lê “.

    Cách đây mấy năm, ông Lê -người Việt Nam độ 40 tuổi- từ Paris ra đây mua lại cái nhà đó để làm nhà nghỉ mát. Mùa hè và các ngày lễ lớn, ông đưa vợ con -vợ người Pháp và hai con trai chín mười tuổi- ra đây đổi gió và lâu lâu ông cho bạn bè mượn năm bảy hôm. Ông có mướn một người trong làng -tên Jean Marie- trông nom nhà cửa và cắt tỉa vườn tược cây trái.

    Mới đầu, người trong làng cứ tưởng ông Lê là người Tàu. Cho nên, họ hơi dè dặt. Chừng biết ổng là người Việt Nam, họ cởi mở hơn, thân thiện hơn. Làm như, đối với họ, người Tàu là người ngoại quốc xa lạ, c̣n người Việt Nam th́ ít nhiều ǵ cũng đă từng được xem là người trong nhà !
    Họ càng có cảm t́nh với ông Lê khi biết rằng ổng qua Pháp học từ hồi mười lăm tuổi, rằng ổng tốt nghiệp trường Arts et Métiers, rằng ổng làm chức lớn trong cơ quan Nhà Nước v.v… Họ hay nói với nhau: “Vợ chồng ông Lê thật dễ thương”.

    Vùng này cao hơn mặt biển hai ba chục thước mà cuộc đất lại không lài lài xuống lần khi ra gần biển như ở những nơi khác, nên không có băi. Ở đây, biển đâm thẳng vô bờ, loại bờ đá dựng thiên nhiên sừng sững như một bức tường cao thật cao. Những ngày biển động, sóng đập vào chân tường đá nghe ầm ầm. V́ nhà ông Lê nằm cách bờ đá dựng không xa, nên vào những ngày đó, từ trong nhà nghe âm vang tiếng sóng giống như những tiếng thở dài.

    Hè năm đó, ông Lê và gia đ́nh ra đây nghỉ mát chỉ có ba tuần thay v́ một tháng như thường lệ. Ông nói với ông Jean Marie -người quản gia- rằng phải trở về Paris để đón cha mẹ từ Việt Nam qua. Ông Jean Marie hỏi ông có định đưa ông bà cụ ra đây chơi không th́ ông Lê trả lời rằng không, bởi v́ ông bà cụ mới xuất ngoại lần đầu tiên nên phải đợi một thời gian cho quen với khí hậu phong thổ.

    Vậy mà chỉ mươi ngày sau, thấy ông Lê chở ra đây một ông già tóc trắng với hai va-ly hành trang. Người quản gia nghĩ: “Chắc định ở lâu nên mới mang hành trang nhiều như vậy “. Ông Lê giới thiệu: ” Đây là cha tôi. C̣n đây là Jean Marie, quản gia”.

    Sau đó, ông nói: “Trong thời gian cha tôi ở đây, tôi xin nhờ bà Jean Marie lo dùm việc nấu nướng giặt giũ giống như những lúc gia đ́nh tôi ra đây nghỉ mát. Có điều là cha tôi không thể đi chợ ở Etretat như chúng tôi vẫn làm lâu nay, nên tôi nhờ ông bà lo giùm luôn vụ này. Đổi lại, tôi sẽ tăng tiền thù lao của hai ông bà lên mười phần trăm. Tôi xin ông bà chấp nhận cho”.

    Sau khi gọi điện thoại về nhà bàn tính với vợ, ông Jean Marie bằng ḷng. Tiếp theo đó, ông Lê trao cho ông Jean Marie một số tiền và nói: “Đây, tôi gởi ông bà một tháng tiền chợ. Tôi dự trù dư dả pḥng khi cha tôi cần mua những ǵ khác, nhưng nếu thấy thiếu th́ điện thoại cho tôi hay để tôi gởi ra thêm. Mỗi cuối tháng, tôi sẽ gởi tiền để gối đầu cho tháng kế tiếp, ông bà yên tâm”. Ông Jean Marie hỏi: “C̣n bà cụ đâu ? Sao không cùng ra đây với ông cụ ?”. Ông Lê trả lời như không trả lời: “Mẹ tôi ở Paris”.

    Rồi sau khi nói mấy lời cám ơn ông Jean Marie, ông bắt tay từ giả người quản gia và ông già tóc trắng để trở về Paris, vội vă như không muốn vấn vương ǵ nữa ! Thấy ông Lê đối xử với ông già tóc bạc như là một người quen thường, ông Jean Marie vừa ngạc nhiên vừa bất nhẫn, bởi v́ ông nhận thấy rơ ràng ông già tóc bạc đó và ông Lê thật sự giống nhau như hai cha con.

    Ông già ở trong nhà ông Lê như một cái bóng. Ông không xem tê-lê, không nghe ra-đi-ô. Ông cứ ngồi ở xa long hút thuốc liên miên, mắt nh́n thẳng ra cửa kiếng hướng về phía biển, giống như đang coi một cái ǵ ở ngoài đó. Ở ngoài đó không có ǵ hết ! Không có một cái cây, không có một lùm bụi. Cỏ dại cũng không mọc cao. Mặt đất trống trơn chạy thẳng ra bờ đá dựng.
    Từ chỗ ông ngồi, nh́n ra chỉ thấy đất và trời. Lâu lâu, vài con hải âu bay phớt ngang, và lâu lâu trên nền trời trong xanh của mùa hè, một sợi mây đi lạc. Chỉ có bao nhiêu đó, vậy mà ông cứ ngồi nh́n, nh́n đăm đăm.

    Mới đầu, ông bà Jean Marie cứ tưởng rằng ông già không biết nói tiếng Pháp. Nhưng sau mấy lần hỏi han thấy ông trả lời trôi chảy mạch lạc, ông bà mới yên tâm. Có điều là hỏi th́ ông mới trả lời chớ không thấy bao giờ tự ông gợi chuyện. Suốt ngày, ông làm thinh. Cần dùng ǵ th́ ông viết ít chữ rồi gắn trên mặt tủ lạnh. Ông bà Jean Marie thấy vậy cũng ráng giữ ư không làm tiếng động khi quét dọn hay đi ra đi vào. Nhiều khi, họ có cảm tưởng như trong nhà không có ai hết ! Chỉ có mùi khói thuốc là nhắc đến sự hiện diện của ông già.

    Ông già đó tên Lê Tư. Hồi thời trước -cái thời mà miền nam Việt Nam chưa biết mùi cộng sản- ông Tư là một nhà thầu xây cất rất có bề thế ở Sàig̣n. Ông giao du rộng, lại “biết cách giao du”, thêm giỏi tính toán sắp xếp nên ông trúng thầu nhiều công tŕnh lớn của Nhà Nuớc và của các công ty ngoại quốc. Do đó, càng ngày ông càng nổi tiếng và sự nghiệp th́ cứ nhân lên gấp năm gấp mười. Dù vậy, ông không bao giờ chối bỏ cái gốc hàn vi của ông và rất tự hào đă bắt đầu bằng hai bàn tay trắng.

    Ông thường nói: “Hồi tôi từ Đà Nẳng vô Sàig̣n, tôi chỉ có một chiếc xe đạp cũ và cái nghề thợ hồ. Ban ngày đạp xe đi làm, ban đêm đạp xe đi học thêm ở Trung Tâm Văn Hoá Pháp và hội Việt Mỹ. Hồi thời đó, quanh năm suốt tháng, tôi chỉ biết có thắt lưng buộc bụng, ăn uống kham khổ, để dành tiền gởi về cho cha mẹ ở Đà Nẳng và để đóng các học phí. Vậy mà tôi vẫn không ngă ḷng. Lúc nào trong đầu tôi cũng nghĩ rằng phải cố gắng vương lên, bởi v́ không ai giúp ḿnh bằng ḿnh hết.
    Nhờ vậy mà bảy tám năm sau, tôi đă có một cơ sở vững chắc để cạnh tranh với các nhà thầu khác. Rồi th́ xây cất hết công tŕnh này đến công tŕnh khác, có khi hai ba công tŕnh cùng một lúc, cơ sở cứ lớn lần lớn lần để trở thành bề thế như ngày hôm nay. Nghe tôi nói tôi bắt đầu sự nghiệp bằng con số không chẳng có mấy ai tin hết “.

    Khi đă khá giả, ông mới cưới vợ. Ông hay nói đùa : “T́nh phải có tiền đi theo nó mới vững. Giống như bê-tông phải có cốt sắt nó mới bền !”.

  2. #3702
    tran truong
    Khách

    Làm thinh ( tiếp theo )

    Ông bà Lê Tư chỉ sanh có một người con trai đặt tên Lê Tuấn. Năm Tuấn được mười lăm tuổi, ông gởi con qua Pháp học. Ông muốn nó học ngành kiều lộ để sau này trở về nối nghiệp ông. Ông nói : “Việt Nam ḿnh cạnh tranh không nổi với hăng thầu ngoại quốc bởi v́ ḿnh có binh mà thiếu tướng”. Và ông hy vọng trong tương lai, con ông sẽ thực hiện những công tŕnh vĩ đại, vượt trội hẳn những ǵ ông đă làm. Để cho ông được nở mặt.

    Cái tương lai đó bỗng tắt ngúm chỉ trong một thời gian ngắn sau ngày 30 tháng tư, 1975.

    Trước cái ngày đen tối đó, một người như ông Lê Tư dư sức để di tản dễ dàng. Vậy mà không thấy ông nhúc nhích. Ông cứ điềm nhiên hút thuốc, uống trà, xem truyền h́nh, nghe ra-đi-ô. Giống như một kẻ bàng quan. Bà Lê Tư th́ cứ đi ra đi vô, hết gọi điện thoại cho bà bạn này đến gọi cho bà bạn khác. Rồi thúc giục ông đi di tản. Bà nói :

    – Trời ơi ! Mấy bả đi hết rồi ḱa !

    Ông cười :

    – Th́ ai sợ cứ đi. Bà yên tâm. Tôi bảo đảm không có sao hết. Nói thiệt với bà, “họ” đă liên lạc với tôi cách đây hơn tháng, nói rơ rằng họ cần dùng những người như tôi để xây dựng lại đất nước. Cho nên, bà thấy tôi không ? Tôi b́nh chân như vại !

    Điều mà ông không nói cho bà biết là từ bao lâu nay, ông vẫn đều đặn gởi tiền giúp cách mạng qua ngả thằng cháu -cũng gốc liên khu năm như ông- đang hoạt động ở mấy tỉnh miền Đông. Chính người cháu đó đă cho người về gặp ông để giải thích rơ ràng chủ trương đường lối của cách mạng. Nhờ vậy, ông mới vững tâm tin tưởng.

    Đâu dè, sau khi cách mạng “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, cách mạng quay về đánh tư sản. Ông Lê Tư cũng “bị” mời đi “làm việc” như mọi người. Ông có xuất tŕnh giấy chứng minh của Liên khu bảy, là vùng ông đă giúp đỡ, nhưng “lá bùa” đó không linh ! Ông cũng nghĩ đến thằng cháu cách mạng, nhưng bây giờ ông không biết nó ở đâu để gọi nó đến làm chứng.

    V́ vậy, ông vẫn bị mời tới mời lui để “làm việc”. Mỗi lần làm việc, họ quay ông như con dế ! Đến nỗi về sau, mệt mỏi quá, chán chường quá, thấy nói ǵ cũng vô ích, nên ông bèn làm thinh, mặc cho họ muốn nói ǵ th́ nói, hỏi ǵ th́ hỏi. Rồi đến lần “làm việc” cuối cùng, ông cũng làm thinh kư tên trên xấp giấy tờ họ đưa ra, ông kư mà không thèm đọc qua một chữ ! Lần đó, ông bước ra khỏi cơ quan, có cảm tưởng như đang sống trong một thế giới khác, một thế giới lộn ngược !

    Ông không c̣n khái niệm không gian thời gian. Ông chỉ biết rằng sau cái phút kư tên đó, ông trắng tay. Và ông c̣n nghe trong đầu câu nói ơn nghĩa “nhờ ông đă sớm giác ngộ cách mạng nên không phải đi cải tạo”. Ông lái xe về nhà như một người máy. Ông đâu biết rằng trong cuộc “đổi đời vĩ đại” này, con người đâu c̣n sống bằng lư trí : con người chỉ sống bằng bản năng thôi !

    Về đến trước cổng nhà, bỗng nhiên ông Lê Tư nhận thức rằng tất cả những ǵ trực thuộc về ông bây giờ chỉ c̣n lại người vợ đang đợi ông ở nhà.

    Xưa nay, mọi việc trong gia đ́nh đều do ông quyết định. Bà Lê Tư luôn luôn làm theo ư của ông, không bao giờ thắc mắc. Bởi v́ bà hoàn toàn tin tưởng vào người chồng mà lúc nào bà cũng cảm phục như một thần tượng. Bà nói : “Từ bàn tay trắng dựng nên sự nghiệp đồ sộ như vầy, không phải ai làm cũng được !”. Và bà thường ví chồng bà như một cây cau vững chắc để bà bám vào đó như một giây trầu. Vậy mà bây giờ bây giờ Ông Lê Tư không biết ví ḿnh như cái ǵ nữa.

    Cách mạng mà ông đă giúp từ ngày ông dựng nghiệp, hôm nay nhân danh ǵ ǵ đó, đă biến ông thành con số không. Dễ dàng như người ta cầm nùi giẻ bôi hết những hàng chữ phấn trên một bảng đen, bôi mà không cần biết những hàng chữ đó viết những ǵ ! Chỉ trong có một khoảnh khắc, ông chẳng c̣n ǵ hết và bản thân ông cũng không là ǵ hết ! Ông đă trở thành một “thứ ǵ” đó không có tên, một sản phẩm của cách mạng mà sách vở xưa nay chưa thấy có định nghĩa !

    Ông bước vào nhà mà cảm thấy ḿnh lêu bêu như bọt nước, không làm chủ được ǵ hết, kể cả làm chủ chính bản thân ḿnh ! Cái biệt thự có hồ tắm vườn hoa, có năm ngăn bảy nắp, mà ngày xưa ông đă xây cất cho tương xứng với địa vị xă hội của ông bây giờ bỗng trở nên ngạo nghễ, vô duyên.

    Nhà vắng teo. Một số gia nhân đă xin nghỉ việc từ những ngày sôi động, số c̣n lại đă được cho nghỉ ngay sau ngày 30 tháng tư. Bà Lê Tư chắc đang làm ǵ ở dải nhà sau nên ông không nghe tiếng động. Ông đốt điếu thuốc rồi ngồi xuống phô-tơi nh́n thẳng ra vườn. Ông nh́n mà không thấy ǵ hết ! Yên lặng.

  3. #3703
    tran truong
    Khách
    " Đập cổ kính ra tìm lấy bóng .
    Gấp tàn y lại , để dành hơi ! "


    Còn đâu di tích SàiGòn thưở tạo lập . Nói tới miền Nam là nói tới Việt Nam Cộng Hòa . Từ vĩ tuyến 17 đổ vào tận mũi Cà Mau . Những di tích lịch sử của miền Nam , đồng nghĩa với của VNCH .... phải bị hủy diệt , chôn vùi ; bởi thù dai , thù vặt !!!

    Ngày chúng vào đến nay . Chúng làm gì cho thành phố ? Hay biến phố thành sông ?

    Mẹ ơi ! Ngày chúng về đây rách đói.

    Mang dép Trị Thiên, đội nón tai bèo

    Da thú, mặt beo.Ruột teo, đít thũng

    Ăn đẽo vào dân !!

    Từng lớp lớp nối đuôi .

    Mỗi bước chúng đi .

    Lệ người dân rơi lả chả

    Mẹ ơi bốn mươi mốt năm rừng thay lá.

    Vẫn những con ác thú ...

    Giữa ba miền đất nước ! Mẹ ơi !

  4. #3704
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy. ; và nèn văn hoá " cào bằng..!.."

    ngay 17 - 10 -2016....

    nmq mới góp đôi chút nhớ quên về tàn dư phong hoá bên " Nghe chuyện Hà Nội .." nay trở về với Saigon một thuở..

    Không biết có phải cái Giáo dục cổ xưa đă ảnh hưởng nhiều lên tâm trí của nmq hay không ?? mà giờ đây, mỗi khi len mạng.. đọc truyện bốn phương th́ lại có những bâng khuâng gợi nhớ đến một thời cách xa nay đă cả hơn nửa Thế kỷ.. Gót chân lưu lạc trời Âu, và khi về lại trên mảnh đất quê hương, tưởng như đâu đă là yên phận sống cùng quê hương đất tổ. Nhưng không ngờ lại thêm một lần đổi đời, để được thấm thêm cái tư tưởng mới của Cộng sản mà, khi ở bên trời Tây cũng đă được học qua ở Sciences Politiques- D'Orsay.. sao mà nó khác lạ đến thế..!
    Từ những thảm cảnh đă sảy đến cho gia đ́nh nmq.. đến khi về miền Nam lại được nghe đến những truyện không ngờ đang xảy ra trên đất Bắc. ddeer rồi khi được Đảng đem đi.. trong những buồi học tập.. lại đước nghe đến những giáo huấn lời của chủ tịch nước họ Hồ về một nền " Văn hoá cào bàng .. ".. để xây dựng lên một nền Giáo dục mới " Trăm năm giồng người ".. Từ đây nhân dân sẽ cùng nhay tạo dựng lên những mới lạ đẹp hơn xưa.. văn minh hơn xưa... khẩu hiệu này được vẽ lên trên những bức tường làm phương châm cho cuộc sống xă hội dưới sự lănh đạo của nhà nước và đảng Cộng sản VN...
    Than ôi..;
    Đến nay đă là 41 năm hơn.. tất cả những ǵ gọi là di tích là thắng cảnh.. là niềm tin phong hoá đèu bị tàn phá, triệt hạ.. Triệt hạ từ phá đ́nh chùa.. rồi dần dà đến lăng miếu.. đến những kiến thiết xây cất cho là tàn tích của Thực dân để lại.. tất cả.. tất cả đều bị san bằng; như quư Bạn thấy.. từ Hoàng Thành Thăng Long đến chùa Trăm gian.. ngoài Bắc.. đến miền Trung.. nay lấy cớ t́m mộ của vua Quang Trung... c̣n miền Nam.. Nơi phá ra tiền của các tập đoàn lợi ích tiếp tay cho đám cầm quyền.. Saigon bị phá nát từ Charner đến Bonard.. đến Ngă Sáu.. đến khu vực đại lộ Thống nhất.. cho đến vườn ông Thượng.. lại cả cái phi trụng Tân sơn Nhứt..

    Phi trường TSN ngày xưa; dùng cho cả dân sự và quân sự ( Sư đoàn5KQ và bộ Tư lệnh KQ-VNCH.. Hơn nữa thời kỳ cao điểm Tân sơn Nhứt chứa đựng cả hai Phi đoàn HU1 của US Ảrmy..đầu băi sát Vinatexco.. một Phi đoàn F4C, giữa taxiway song song với 07- 25, c̣n có ba cái hangar ṿm có sức chứa 6 chiếc DC3 của KQVN... bên mạn nhà nhà máy dệt Bà Điểm. khu ruộng và kho đạn.. bom...chưa kể đến mấy cái tàu bay để bay chơi và cho các đồn điền cao su trú đóng nơi mạn Bắc đầu phi đạo 18.
    ... bên phía bịnh viện Cộng Hoà.. một vùng đất rộng cả trăm mẫu đất làm sân Golf. cũng như chống lụt cho TSN.. trong ṿng sân c̣n có Air VN ( hay máy bay con rồng lộn., gồm có 2 B707 và 4 B727, 2DC6..DC46, DC3.. cũng cả hơn 30 chục chiếc đậu san sát....)... rooif kho xăng.vowis 3 bồn,. băi chứa overnight của hàng không dân dụng ngoại quốc văng lai . rồi đến phi cơ của Ảir Tiger.. của Air America.. c̣n phi đạo.. được làm mới do RMK và Pacific đảm nhận.. đường taxiway dọc theo 07- 25 (runways).. Phi đạo 18- 36 ( gần đầu 36 là vila của ông phó TT thích đá gà..) đầu 36 được dùng cho băi đậu của 2 phi đoàn C130A của Hoa kỳ sau này chuyển giao cho KQVN.. lại thêm mớ máy bay A1H xung kích bảo vệ Saigon..
    Sơ qua tŕnh bày cùng quí Bạn những ǵ mà lăo hủ c̣n nhớ.. mà giờ đây.. nó đă ra sao ??
    xin đừng đổ thừa cho dân làm ra như vậy !! mà phải hỏi lại nhà chức trách.. nhất là ư đồ ".trăm năm giồng người.." nay đă làm được đến đâu hay là đă đem lại được cái ǵ hay.. cái ǵ đẹp hay chỉ là những thảm hoạ phá nát một đất nước sau những năm cầm quyền ;.. từ Xă hội, cho đến Giáo dục.và.. c̣n nữa để;.. hôm nay.. trước những thiên tai.. những tệ nạn xă hội đă cho thấy cái hậu quả đem lại bắt đầu hiển hiện ra ngay trước mắt.....
    .... Giọt nước mắt cho Saigon ./.

  5. #3705
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Gửi về quư ông đă từng có một thời Áo Trắng Quần Xanh
    Để nhớ về những ngày xưa thân ái



  6. #3706
    Member philong51's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    161

    Sự Thật ?

    Quote Originally Posted by Nguyễn Mạnh Quốc View Post
    ngay 17 - 10 -2016....


    Phi trường TSN ngày xưa; dùng cho cả dân sự và quân sự ( Sư đoàn5KQ và bộ Tư lệnh KQ-VNCH.. Hơn nữa thời kỳ cao điểm Tân sơn Nhứt chứa đựng cả hai Phi đoàn HU1 của US Ảrmy..đầu băi sát Vinatexco.. một Phi đoàn F4C, giữa taxiway song song với 07- 25, c̣n có ba cái hangar ṿm có sức chứa 6 chiếc DC3 của KQVN... bên mạn nhà nhà máy dệt Bà Điểm. khu ruộng và kho đạn.. bom...chưa kể đến mấy cái tàu bay để bay chơi và cho các đồn điền cao su trú đóng nơi mạn Bắc đầu phi đạo 18.
    ... bên phía bịnh viện Cộng Hoà.. một vùng đất rộng cả trăm mẫu đất làm sân Golf. cũng như chống lụt cho TSN.. trong ṿng sân c̣n có Air VN ( hay máy bay con rồng lộn., gồm có 2 B707 và 4 B727, 2DC6..DC46, DC3.. cũng cả hơn 30 chục chiếc đậu san sát....)... rooif kho xăng.vowis 3 bồn,. băi chứa overnight của hàng không dân dụng ngoại quốc văng lai . rồi đến phi cơ của Ảir Tiger.. của Air America.. c̣n phi đạo.. được làm mới do RMK và Pacific đảm nhận.. đường taxiway dọc theo 07- 25 (runways).. Phi đạo 18- 36 ( gần đầu 36 là vila của ông phó TT thích đá gà..) đầu 36 được dùng cho băi đậu của 2 phi đoàn C130A của Hoa kỳ sau này chuyển giao cho KQVN.. lại thêm mớ máy bay A1H xung kích bảo vệ Saigon..

    .... Giọt nước mắt cho Saigon ./.
    Cám ơn NT NMQ ghi lại h́nh ảnh TSN rất chính xác và đă làm PL 51 hồi tưởng chuyện xưa.
    Vào khoảng 07 giờ sáng ngày 29/4/1975 chiếc AC-119K Trưởng Phi Cơ người bạn cùng khoá Tr/Uư Trang Văn Thành PĐ 821 Tinh Long bị trúng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7 và cấm xuống cuối phi đạo 36 bốc cháy, ngọn lửa cuồn cuộn bốc lên hàng trăm thước trong nhiều giờ.
    Sau nầy qua sách vở, báo chí, tài liệu của nhiều sử Da ngoại quốc hay VN (sử Da Olivier Todd trong quyển Tháng Tư Nghiệt Ngă, hồi kư của Dương Hiếu Nghĩa, The last day in VN...v...v...) đều cho rằng các kho bom, kho xăng đều bị trúng pháo kích. Điều nầy đă làm cho PL 51 bị vertigo không ít v́ sau khi di tản về TSN lúc nào PL 51 cũng túc trực hành quân nên chứng kiến một ít dử kiện.
    V́ sự thật của lịch sử xin các thành viên am tường (anh Ba Búa, tran truong ...) lên tiếng nói trung thực để thế hệ mai sao tường tận không hiểu mù mờ:
    - Thủ Đô Sài G̣n, phi trường Tân Sơn Nhứt bị pháo kích ngày nào? 27, 28 hay 29/4/1975 lúc nào? 10, 12 giờ đêm hay 4 giờ sáng?
    - Các phi đạo, taxi way có bị hư hại nặng nề, xác chết đầy dẫy ?(lời tường tŕnh của Ngài Đại Sứ Mỹ Martin ...)
    Last edited by philong51; 18-10-2016 at 03:50 AM.

  7. #3707
    tran truong
    Khách

    Làm thinh ( tiếp theo )

    Tiếng bà Lê Tư làm ông giựt ḿnh :

    – Sao ông ? Họ đ̣i ǵ nữa vậy ?

    – Họ đâu có đ̣i. Họ lấy.

    – Lấy ǵ ?

    – Lấy hết tài sản của ḿnh.

    Giọng bà bỗng cao lên một nấc :

    – Lấy hết tài sản ?

    Ông nh́n bà rồi trả lời bằng cái gật đầu. Giọng của bà lại cao thêm một nấc :

    – Ǵ lạ vậy ? Tự nhiên rồi đ̣i lấy tài sản của người ta. Đó là ăn cướp chớ đâu phải lấy ! Rồi ông trả lời làm sao ?

    Ông thở mấy hơi thuốc, rồi mới nói :

    – Th́ tôi giao hết lại cho họ chớ c̣n làm sao ?

    Bà chỉ kêu được một tiếng “Trời !” rồi ngồi phịch xuống ghế, mắt nh́n thẳng ra vườn. Bà nh́n mà cũng không thấy ǵ hết ! Yên lặng. Một lúc sau, ông nói, giọng thật trầm tĩnh :

    – Bà nghĩ coi. Bây giờ họ là kẻ chiến thắng. Quyền sanh sát nằm hết trong tay, họ muốn nói ǵ làm ǵ mà không được.

    – C̣n luật pháp để đâu ?

    – Luật pháp của ai ?

    Bà làm thinh. Một lúc sau, bà nói :

    – Hôm trước ông nói họ đă móc nối với ông để ông ở lại giúp họ xây dựng ǵ ǵ đó. Sao bây giờ họ lột hết của ông vậy ?

    Ông làm thinh. Khói thuốc trong miệng bỗng trở nên thật đắng. Ông nghe thèm một hớp trà hay một hớp nước lạnh, hay bất cứ một chất lỏng nào cũng được để ông nuốt xuống “cái ǵ đó” đang nghẹn ngang ở cổ. Ông dụi điếu thuốc rồi đi lại bar ở góc xa-long rót một ly nhỏ Porto uống ực một cái, giống như người ta bị mắc xương. Xong ông trở lại phô-tơi ngồi xuống, đốt điếu thuốc. Chất rượu đang nồng trên mũi, nhưng sao khói thuốc vẫn c̣n nghe thật đắng !

    Giọng bà Lê Tư có vẻ trách móc :

    – Chớ phải ông nghe lời tôi đi di tản như thiên hạ th́ đâu có sao.

    – Đi di tản cũng mất hết chớ hơn ǵ.

    – Sao mất hết được ? Ông quen lớn nhiều mà không hốt được một mớ đem đi theo à ? Có nhiều người c̣n gởi được bàn ghế và vô số đồ cổ nữa. Như anh X , như anh T , như ông tướng Z toàn là bạn thân của ông không.

    Ông làm thinh. Bà vẫn nói, càng nói giọng càng gay gắt :

    – Thà rằng ḿnh đi, cái ǵ không đem theo được là ḿnh bỏ. Tụi nó có lấy, cũng là lấy những ǵ ḿnh bỏ. Chớ c̣n bây giờ, tụi nó bóp họng ông để lấy, bộ ông không thấy tức sao ?

    Ông làm thinh. Ngừng một lúc như để suy nghĩ, rồi bà nói một câu giống như bà đóng sập cánh cửa sắt để nhốt ông trong một nhà tù :

    – Chẳng bằng ông muốn ở lại để giúp cách mạng chớ ǵ ? Phải không ?

    Ông nuốt nước miếng mấy lần, rồi tiếp tục làm thinh. Bây giờ, ông thật sự thấy ḿnh như bọt nước trôi lêu bêu, không bám được vào đâu hết ?

    Chiều bữa đó, cách mạng đưa đến mười mấy thanh niên trai gái và một toán bảo vệ cầm súng để làm công tác kiểm kê. Họ bắt mở hết các hộc, các kệ, các tủ để họ đem ra đếm từng món, không bỏ sót một nơi nào hết, một món nào hết. Đêm, họ ngủ lại trong nhà ông Lê Tư để sáng sớm hôm sau họ tiếp tục. Xong công tác kiểm kê, người cán bộ chỉ huy chỉ định một nhóm bốn người ở lại để canh giữ những ǵ đă kiểm kê, sợ ông bà Lê Tư ăn cắp mang đi ! Gă c̣n nói như ra lịnh :

    – Từ hôm nay trở đi, anh chị phải dọn ra nhà sau để ở, không được bước lên đây nữa. Anh chị cũng không được quyền sử dụng chiếc ô-tô bây giờ thuộc diện quản lư của Nhà Nước . Khi ra vào nhà, anh chị phải dùng cái cổng hậu, không được đi bằng cổng chánh. Rơ chớ ?

    Ông Lê Tư làm thinh. Bà Lê Tư cũng làm thinh. Nhưng hai sự làm thinh đó không cùng một ư nghĩa : ông làm thinh v́ biết rằng có nói ǵ cũng vô ích c̣n bà làm thinh là v́ bà hận ông vô cùng !

    ( Còn tiếp )

  8. #3708
    tran truong
    Khách
    Quote Originally Posted by philong51 View Post
    Cám ơn NT NMQ ghi lại h́nh ảnh TSN rất chính xác và đă làm PL 51 hồi tưởng chuyện xưa.
    Vào khoảng 07 giờ sáng ngày 29/4/1975 chiếc AC-119K Trưởng Phi Cơ người bạn cùng khoá Tr/Uư Trang Văn Thành PĐ 821 Tinh Long bị trúng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7 và cấm xuống cuối phi đạo 36 bốc cháy, ngọn lửa cuồn cuộn bốc lên hàng trăm thước trong nhiều giờ.
    Sau nầy qua sách vở, báo chí, tài liệu của nhiều sử Da ngoại quốc hay VN (sử Da Olivier Todd trong quyển Tháng Tư Nghiệt Ngă, hồi kư của Dương Hiếu Nghĩa, The last day in VN...v...v...) đều cho rằng các kho bom, kho xăng đều bị trúng pháo kích. Điều nầy đă làm cho PL 51 bị vertigo không ít v́ sau khi di tản về TSN lúc nào PL 51 cũng túc trực hành quân nên chứng kiến một ít dử kiện.
    V́ sự thật của lịch sử xin các thành viên am tường (anh Ba Búa, tran truong ...) lên tiếng nói trung thực để thế hệ mai sao tường tận không hiểu mù mờ:
    - Thủ Đô Sài G̣n, phi trường Tân Sơn Nhứt bị pháo kích ngày nào? 27, 28 hay 29/4/1975 lúc nào? 10, 12 giờ đêm hay 4 giờ sáng?
    - Các phi đạo, taxi way có bị hư hại nặng nề, xác chết đầy dẫy ?(lời tường tŕnh của Ngài Đại Sứ Mỹ Martin ...)
    Sau khi cố gắng nhớ lại những gì mắt thấy .... nhưng ngày giờ thì quả khó nhớ . Nên phải hỏi qua bè bạn . Ngay cả bạn bè cũng không dám khẳng định ngày giờ ! Tôi có may mắn , nhìn tận mắt chiếc AC 119 bị SA 7 tầm nhiệt bắn rơi . Quả thứ nhất bắn hụt .... tôi nghĩ bụng : xuống ngay , xuống ngay , không cách gì thoát . Vì tôi thấy chiếc AC 119 cứ chậm rãi tà tà ... mà không thấy ném hoả châu để lừa SA 7 đâm đầu vào !

    Quả nhiên ,chỉ 30 giây sau , trái thứ hai bay lên . Máy bay trúng đuôi gẫy lìa .... rồi đến cánh phải gẫy rời ! Không thấy một ai nhảy dù ! Khoảng gần 1 phút sau mới thấy một " cục đen " xuất hiện , rơi thẳng đứng , tôi đoán là một phi hành đoàn ... nhưng chờ mãi vẫn không thấy dù mở ... rồi mất khỏi tầm nhìn ! Tôi nghĩ chắc chết vì dù không bọc ! Lúc đó khoảng 8:15 sáng . Ngày thì không nhớ nổi , nhưng sau kiểm chứng , tôi tin rằng đó là sáng 29/04/75 .

    Tương tự ,ngày TSN bị pháo cũng qua kiểm chứng . Có thể kết luận là khuya 28 /04/75 . Xin được trích dẫn từ Tác Giả: Thái Ngùng, Tinh Long 821 :
    " Đang khi mơ màng th́ tôi bừng tỉnh dậy bởi những tiếng nổ long trời lở đất rất gần chúng tôi. Tôi đă từng nếm mùi đạn pháo kích ở nhiều nơi như Đà Nẵng, Phù Cát lúc đi biệt phái hay lúc c̣n bay bên vận tải, có nhiều khi bị pháo kích ngay cả ban ngày như ở Cheo Reo, Pleiku, Nha Trang ..v..v.. nhưng chưa lần nào kinh hoàng như lần này. Chúng pháo từng đợt, lúc liên tục, lúc lưa thưa vài quả, cứ như thề từ sau nửa khuya đến măi gần về sáng. Vào lúc rạng đông ngày 29/4/75 khi tiếng pháo kích ngưng hẳn th́ một số người rất đông đă kéo ra khỏi phi trường, đa số là vợ con quân nhân."

    Tôi nằm gần ,nghe đạn pháo , nghe 122 ly xé gió ... nhìn khói lửa bốc lên sau mỗi tiếng nổ . Ngó trực thăng bay lên tránh đạn .... y như bạn Thái Ngùng mô tả , theo tôi khoảng 4 sáng ngày 29/04/75 thì chúng ngưng pháo kích.

    Còn đây là ông đại sứ Martin tả : " Tôi vào Tân sơn Nhất xem xét sau khi xảy ra vụ pháo kích. Hơn ba mươi năm trước, tôi đă là Đại tá Không quân, bổ nhiệm từ 1936, nên những chuyện phi cơ, cái ǵ bay được cái ǵ không, tôi nắm trong bàn tay. Tôi đă là Tư lệnh Phó Sư đoàn Thái B́nh Dương thời Đệ nhị Thế chiến, kiêm chỉ huy quân báo. Việc ǵ tôi làm, tôi làm cật lực, tôi nắm vững, tôi biết rơ. Buổi sáng 29/4 hôm ấy ở phi trường Tân sơn Nhất, họ bảo tôi máy bay không đáp xuống được. Chuyện này vô lư. Ra tận đấy quan sát, tôi vẫn thấy chuyện họ nói chả nghĩa lư ǵ, người ta chỉ cần vác một chiếc xe díp quần ra phi đại ba mươi phút là dọn sạch mọi thứ vụn vặt. "

    Tôi nằm ngoài phi trường ,nên mục kích mọi chuyện bằng chính mắt mình . Sau này đọc trên mạng ,mới biết " cục đen " tôi nhìn là Thượng sĩ Chín , người duy nhất sống sót ! Còn nói rằng phi đạo hư hại nặng nề , xác chết đầy rẫy .... thì tôi không tin , dù tôi không ở trong đó . Tôi được nghe kể ,hôm pháo kích có một số gia đình không quân vào chờ đi , họ đều trú ẩn trong hangar ... chỉ có valise , túi xách , mũ nón,giầy dép .... bừa bãi khắp phi đạo .

    Và đây là cảnh Th/tá Phùng và Đ/úy Phúc cất cánh trên khu trục Skyraider : " Pḥng Hành quân PĐ 518 nhận lệnh hành quân khẩn cấp gửi một phi tuần lên để oanh kich cac vị trí đặt pháo của CQ. Phi tuần gồm 2 chiếc Skyraider: một do Đại úy Trần văn Phúc điều khiển, bay ở vị trí phi tuần trưởng (lead), chiếc thứ 2, do Thiếu tá Trương Phùng, t́nh nguyện, bay ở vị trí thứ nh́ (wingman).. Đ/úy Phúc cất cánh trước, sử dụng phi đạo 07R tương đối ngắn để tránh đường đạn pháo kích (nếu dùng phi đạo 25). Phi cơ cất cánh bằng 'kỹ thuật ép máy hết mức' vào khoảng 4 giờ 25 phút sáng.. " Trích từ http://www.luanhoan.net/Bai%20Moi%20...%2015-6-24.htm

    Hy vọng phần nào giải toả thắc mắc của anh .

  9. #3709
    tran truong
    Khách

    Làm thinh ( tiếp theo )

    Từ ngày dọn xuống ở trong một nhà phụ -có ba dảy nhà phụ trước đây dùng cho gia nhân- và từ ngày biết rằng văn pḥng, các kho vật liệu, kho dụng cụ cơ giới, biệt thự ở Núi Lớn Vũng Tàu, các chương mục ở ngân hàng?v.v. đă hoàn toàn nằm trong tay Nhà Nước, bà Lê Tư ít nói chuyện với ông. Nhưng hầu như ngày nào bà cũng ngồi nói một ḿnh, nói trổng, cố t́nh nói lớn tiếng để cho ông “phải” nghe.
    Bà cứ lải nhải với giọng trách móc chanh chua, hết chuyện tin lời cách mạng, đến chuyện mất hết của cải, rồi bắt qua chuyện di tản, chuyện ở “chui rúc” trong nhà của bếp của bồi. C̣n ông th́ cứ làm thinh ngồi nghe, nghe riết mà tóc của ông càng ngày càng bạc trắng !

    Thời gian đi qua. Một hôm bà bỗng nói với ông :

    – Tôi đă nhờ người quen trong toà đại sứ liên lạc được với thằng Tuấn ở Paris. Nó sẽ lo giấy tờ cho ḿnh qua bển.

    Bây giờ, mọi sự đều do bà quyết định, ông chỉ làm thinh đi theo. Bây giờ, người chồng “thần tượng” của thời trước chỉ c̣n là một cái bóng ! Bây giờ, bà mới là thân cây cau, c̣n ông, ông chỉ là một thứ giây trầu … Đúng là một sự “đổi đời vĩ đại” !

    Ít lâu sau, chính bà đă chạy chọt đút lót để có xuất cảnh cho hai vợ chồng bay qua Paris, vào giữa mùa hè năm đó.
    Ông Lê, người con trai của ông bà Lê Tư, đến đón ông bà ở phi trường Charles De Gaulle . Gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi. Ông Lê Tư có cảm tưởng như ḿnh vừa sống lại.

    Ông ôm con siết mạnh, rồi buông ra để nh́n. Ḷng tràn sung sướng, ông vừa cung tay đấm nhẹ lên vai con, vừa chửi đổng : “Cha mày !”. Rồi tiếp : “Ba tưởng không c̣n gặp lại con nữa chớ !” Trong một khoảnh khắc, ông t́m lại được lời nói và cử chỉ của một con người b́nh thường, con người của thời trước tháng tư 1975.

    Trên đường về nhà, ông Lê vừa lái xe vừa hỏi về những chuyện đă xảy ra ở Việt Nam trong những ngày sôi động của tháng tư, nhứt là ở đoạn “mấy thằng Mỹ kéo nhau chạy sút quần”. Nghe lời nói và giọng điệu của con, ông Lê Tư cảm thấy có “cái ǵ không ổn”, nhưng ông nghĩ : “Có lẽ tại nó ở bên này lâu quá nên nó nói tiếng Việt không biết chọn lời”. Rồi ông kể lại những ǵ mắt thấy tai nghe . Người con lâu lâu khoái chí, vỗ tay lên tay lái, gục gặc đầu “cho tụi nó chết”.

    Bỗng người con hỏi :

    – C̣n mấy thằng tướng nguỵ ?

    Câu hỏi đó như ánh sáng bật lên trong bóng tối để ông nh́n thấy rơ sự thật: không phải con ông không nói rành tiếng Việt mà là con ông nghiêng về phía bên kia, cái phía đă lật lọng, ăn cháo đá bát, cái phía đă lấy hết tài sản của ông một cách ngang nhiên trắng trợn ! Trời đất chung quanh bỗng như sụp xuống ! Tuy nhiên ông vẫn trả lời:

    – Mấy người đó th́ ba không biết.

    – Tụi nó chạy ra đảo Guam hết . Thằng chủ chạy th́ thằng tớ phải chạy theo chớ dám ở lại đâu. Tưởng ba biết ǵ kể lại nghe chơi chớ ở bên nầy báo chí tê-lê nói đầy đủ . Trên tê-lê thấy nhiều thằng tướng ngơ ngác như bầy gà nuốt giây thun !

    Người con nói xong cười lên khoái trá . Ông Lê Tư nghe giận phừng lên mặt ! Ông đưa tay định xáng cho thằng con một cái, nhưng ông kềm lại kịp. Ông bỏ tay xuống mà nghe ngực ḿnh tức ran. Tự nhiên, ông ứa nước mắt. Từ phút đó, ông làm thinh. Thấy như vậy, tưởng cha bị mệt v́ cuộc hành tŕnh quá dài nên ông Lê cũng không hỏi tiếp .

    Bà Lê Tư ngồi ở băng sau, không chen vô một lời. Bà cảm thấy rồi đây sẽ không thể nào ở chung với một thằng con như vậy được. Bà đă tưởng đi ra khỏi xứ để khỏi phải thấy hằng ngày những chuyện trái tai gai mắt, nào ngờ qua đây gặp thằng con không biết học ở đâu mà ăn nói giống “tụi nó” y chang !

    Nhưng không sao. Rồi bà sẽ mua nhà ở riêng. Bà dư sức. Với số hột xoàn mà bà đă cất giấu sau 1975 và bây giờ đang nằm an toàn trong cái giỏ mây hai đáy bà ôm trong ḷng, bà dư sức. Cho dù bà phải cưu mang suốt phần đời c̣n lại ông chồng mà bà đă không c̣n coi là thần tượng nữa, từ lâu.

    Về đến nhà -ở Neuilly Sur Seine, khu nhà giàu- ông Lê giới thiệu vợ con rồi đưa cha mẹ lên pḥng trên lầu, nói :

    – Ba má nghỉ một chút rồi xuống ăn trưa.

    Bữa ăn được dọn lên từng món theo phong cách tây phương. Vợ ông Lê hỏi han lễ độ và kín đáo chăm sóc ông bà Lê Tư. Hai thằng con ông Lê -giống mẹ hơn giống cha nên ít thấy lai Việt- không biết một tiếng Việt. Chúng ăn nhanh nhanh. Xong món thứ nh́, chúng không đợi món kế tiếp, vội vă rút lên pḥng. Suốt bữa ăn, câu chuyện chỉ vây quanh mấy món ăn nấu theo tây, bởi v́ ông Lê khoe có bà bếp giỏi. Bà bếp, người Pháp, có bước ra chào ông bà Lê Tư.

    Nhờ vậy, không khí trong bữa ăn không đến nỗi nào tẻ lạnh.

    Sau bữa ăn, vợ ông Lê v́ tế nhị, muốn để cho chồng và cha mẹ nói chuyện riêng với nhau, nên xin phép lên lầu. Bà dặn chồng :

    – Anh không nên nói chuyện nhiều. Ba má chắc cần phải ngủ v́ sai giờ giấc. Ḿnh c̣n nhiều th́ giờ mà.


    Khi bước qua xa long để uống cà phê, ông Lê hỏi :

    – Ba má định qua đây ở chơi bao lâu ?

    Ông Lê Tư châu mày, nh́n bà. Bà trả lời :

    – Ba má định qua ở luôn chớ đâu phải ở chơi.

    Người con ngạc nhiên :

    – Ủa ? Sao lại ở luôn ? Bây giờ nước nhà độc lập rồi, không c̣n thằng nào ngồi trên đầu trên cổ ḿnh hết. Tất cả đều thuộc về ḿnh, không c̣n sợ thằng ác ôn nào cướp giựt nữa. Như vậy mà ba má định bỏ xứ qua đây ở luôn. Thiệt là vô lư !

    Hồi năy, trên xe về đây, ông Lê Tư c̣n nghĩ rằng thằng con ông chỉ nghiêng về phía bên kia. Bây giờ th́ quá rơ ràng : nó đă đứng hẳn về phía bên đó. Ông nghe ḷng quặn thắt : chẳng những cách mạng đă cướp hết tài sản của ông, mà tụi nó c̣n cướp luôn thằng con duy nhứt của ông, cướp từ hồi nào rồi.

  10. #3710
    Member philong51's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    161
    Quote Originally Posted by Nguyễn Mạnh Quốc View Post
    ngay 17 - 10 -2016....

    nmq mới góp đôi chút nhớ quên về tàn dư phong hoá bên " Nghe chuyện Hà Nội .." nay trở về với Saigon một thuở..


    Phi trường TSN ngày xưa; dùng cho cả dân sự và quân sự ( Sư đoàn5KQ và bộ Tư lệnh KQ-VNCH.. Hơn nữa thời kỳ cao điểm Tân sơn Nhứt chứa đựng cả hai Phi đoàn HU1 của US Ảrmy..đầu băi sát Vinatexco.. một Phi đoàn F4C, giữa taxiway song song với 07- 25, c̣n có ba cái hangar ṿm có sức chứa 6 chiếc DC3 của KQVN... bên mạn nhà nhà máy dệt Bà Điểm. khu ruộng và kho đạn.. bom...chưa kể đến mấy cái tàu bay để bay chơi và cho các đồn điền cao su trú đóng nơi mạn Bắc đầu phi đạo 18.
    ... bên phía bịnh viện Cộng Hoà.. một vùng đất rộng cả trăm mẫu đất làm sân Golf. cũng như chống lụt cho TSN.. trong ṿng sân c̣n có Air VN ( hay máy bay con rồng lộn., gồm có 2 B707 và 4 B727, 2DC6..DC46, DC3.. cũng cả hơn 30 chục chiếc đậu san sát....)... rooif kho xăng.vowis 3 bồn,. băi chứa overnight của hàng không dân dụng ngoại quốc văng lai . rồi đến phi cơ của Ảir Tiger.. của Air America.. c̣n phi đạo.. được làm mới do RMK và Pacific đảm nhận.. đường taxiway dọc theo 07- 25 (runways).. Phi đạo 18- 36 ( gần đầu 36 là vila của ông phó TT thích đá gà..) đầu 36 được dùng cho băi đậu của 2 phi đoàn C130A của Hoa kỳ sau này chuyển giao cho KQVN.. lại thêm mớ máy bay A1H xung kích bảo vệ Saigon..
    ..
    .... Giọt nước mắt cho Saigon ./.
    Thưa NT NMQ,
    Bắt đầu khoảng 04 giờ sáng ngày 29/4/1975 VC pháo nhiều trái hoả tiễn 122 ly xung quanh dinh Tướng Kỳ phía Nam độ 100 mét cư xá nữ quân nhân thành tro bui, xác người ṭn ten trên những cành cây, phía Đông Nam gần 200 mét hậu trạm HKQS làm 2 KQ Mỹ tử thuong cuối cùng ở VN và nhiều trái khác rơi xuống phía Tây và Tây Nam .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •