Page 372 of 471 FirstFirst ... 272322362368369370371372373374375376382422 ... LastLast
Results 3,711 to 3,720 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3711
    tran truong
    Khách

    Làm thinh ( tiếp theo và hết )

    Ông Lê Tư làm thinh. Bà Lê Tư hơi mất b́nh tĩnh :

    – Tại con không biết. Tụi nó lấy hết tài sản của ba má rồi c̣n đuổi xuống ở căn nhà của bồi, rồi lại bắt không được đi cổng chánh phải đi cổng hậu. Bây giờ tụi nó sợ ḿnh không chấp hành chỉ thị nên kéo kẽm gai cô lập căn nhà ba má ở. Con nghĩ coi sống làm sao ?

    – Buổi đầu lúc nào chẳng có chuyện sai sót. Rồi cách mạng sẽ trả lại hết cho ba má, yên tâm đi ! Điều mà con muốn nói là chưa chi mà ba má đă muốn bỏ xứ ra đi giống như bè lũ đĩ điếm trộm cắp tháo chạy mấy ngày trước giải phóng làm con thấy không hănh diện chút nào hết !

    Câu nói chưa dứt, ông Lê Tư đă đứng phắt dậy, làm thinh đi thẳng lên lầu. Bà Lê Tư cũng nối gót, nhưng bước chân bà nặng ch́nh chịch. Đứa con máu mủ mà bà mới ôm hun thắm thiết hồi năy trên phi trường, bây giờ bỗng giống như người xa lạ. Bà cảm thấy hụt hẫng đến độ bà không biết phải làm ǵ, nói ǵ. Đến giữa cầu thang, kềm không được, bà ôm mặt khóc tức tưởi.

    Suốt buổi chiều, ông Lê Tư ngồi trong pḥng làm thinh hút thuốc. Ông không nghe buồn ngủ, ông chỉ nghe mệt – thật mệt – và chán chường – thật chán chường. Ông bắt gặp lại tâm trạng của ông vào những ngày cuối cùng của thời ông bị cách mạng quay hằng bữa để ông kê khai tài sản một cách “đầy đủ và trung thực” !

    Bà Lê Tư cũng không ngủ. Bà điện thoại để liên lạc mấy bà bạn đă định cư ở Pháp, nhứt là ở vùng phụ cận Paris. Rồi bà hẹn ḥ. Sung sướng như thấy chân trời đang mở rộng.

    Sau bữa ăn tối, đợi bà Lê và hai con lên lầu, bà Lê Tư nói :

    – Chị bác sĩ A sáng mai lại rước má về nhà chỉ chơi vài bữa. Sau đó, có lẽ sẽ qua nhà bà dược sĩ L. Ở đây, má có nhiều bạn bè lắm, con đừng lo cho má. Con chỉ cần lo cho ba thôi.

    Ông Lê Tư nh́n thẳng mặt con, giọng nghiêm trang :

    – Ba nói thật : ba với con không hạp nhau. Ba không thể ở chung với con được. Ba xin con cho ba ở một nơi nào khác, ở một ḿnh cũng không sao.

    Ông nói “xin con cho ba”, đó là sự thật. Bởi v́ bây giờ ông hoàn toàn trắng tay. Xưa nay, tiền dư ra, ông cho bà một phần để mua hột xoàn, c̣n bao nhiêu ông chuyển hết qua chương mục của người con.

    Ông Lê ngồi làm thinh, không biết ông đang nghĩ ǵ. Cũng là làm thinh, nhưng sự làm thinh của ông khó hiểu hơn sự làm thinh của ông bà Lê Tư !

    Vậy rồi sáng hôm sau, bà bác sĩ A lái xe lại rước bà Lê Tư. Tiếp theo là ông Lê chở người cha ra ở cái nhà nghỉ mát ở gần bờ đá dựng. Suốt cuộc hành tŕnh dài mấy tiếng đồng hồ, hai cha con không nói với nhau một lời !

    Từ ngày ra đây ở, ông Lê Tư cảm thấy cuộc đời ḿnh như đang đi vào một ngơ bí. Không sống được với cách mạng, đă đành. C̣n lại bà vợ th́ bây giờ bả coi ḿnh như cục bứu trên lưng. Rồi đến thằng con, đối với ḿnh, nó c̣n lạ hơn người xa lạ ! Cứ nghĩ quẩn nghĩ quanh như vậy hết ngày này qua ngày khác mà con người ông sa sút thấy rơ. Bây giờ, ông ốm nhom. Đi đứng đă phải chống ba-toon và đêm đêm cứ phải nằm trằn trọc tới khuya lơ mới dỗ được giấc ngủ.

    Thấy tội nghiệp, ông bà Jean Marie hay thừa dịp đưa nước trà hay cà phê để ngồi lại gợi chuyện vẩn vơ. Họ cũng ngạc nhiên tự hỏi sao không thấy ai gọi điện thoại hỏi thăm ông già này hết. Làm như ông không có mặt trong cuộc đời này. Cho nên họ tận t́nh chăm sóc ông từng chút. Đến nỗi, về đêm, bà Jean Marie thường đợi ông lên giường nằm đàng hoàng mới tắt đèn đóng cửa đi về nhà ! Ông Lê Tư rất cảm kích nên lâu lâu ông phá lệ làm thinh để nói hai tiếng “cám ơn”, nhẹ như hơi thở.

    Một hôm, ông Lê Tư bỗng thèm nh́n mặt biển, cái biển mà từ hôm ra đây -đă gần hai tháng- ông chỉ nghe tiếng của nó ŕ rào ngoài kia thôi. Ông bèn chống ba-toon bước từng bước run run đi lần ra hướng đó. Cứ đi vài bước là ông phải dừng lại một lúc để thở, nhưng ông vẫn cố bước đi.

    Bây giờ th́ ông đă đứng trên mép bờ đá dựng. Dưới chân ông, rất sâu phía dưới, là biển. Biển xanh dờn, kéo dài ra chân trời. Trời nước mênh mông. Gió muối và mùi thơm thơm của rong rêu nhắc ông nhớ cái biệt thự ở mỏm núi lớn Vũng Tàu. Ông đă xây cất biệt thự đó để làm nơi tiếp tân nên có một sân gạch thật rộng hướng về phía biển. Ông hay đứng ở đó nh́n chân trời như ông đang đứng nh́n chân trời bây giờ. Cũng trời, cũng nước, cũng một đường gạch ngang.

    Hồi đó, lúc nào ông cũng thấy chân trời đang mở rộng cho ông, cái hồi mà ông làm chuyện ǵ cũng thành đạt. Bây giờ, cũng trời, cũng nước, cũng một đường gạch ngang nhưng sao ông không thấy nó mở rộng cho ông một chút nào hết ! Ông chỉ thấy toàn là bế tắc . Chân trời là đường chấm dứt một cái ǵ : trời cao nghiêng xuống đến đó là hết, biển rộng vươn dài đến đó cũng là hết ! Giống như cuộc đời của ông bây giờ. Của cải : hết ! Vợ con : hết ! Sức khoẻ của ông rồi cũng sẽ hết ! Hết ! Hết !

    Bỗng, ông Lê Tư liệng mạnh cây ba-toon xuống biển, giống như ông dứt khoát không cần dùng đến nó nữa. Rồi ông hít một hơi dài, nhắm mắt bước thẳng vào khoảng không trước mặt, giống như bước qua một lằn ranh tưởng tượng .

    Từ bây giờ, ông Lê Tư làm thinh vĩnh viễn .

    Chiều hôm đó, ông Jean Marie gọi điện thoại về Paris. Không có người bắt máy, nhưng có máy nhắn tin nên ông nhắn : “A lô ! Tôi là Jean Marie. Tôi xin báo tin buồn : ông cụ đă từ trần. Ông đi dạo gần tường đá dựng chẳng may rơi xuống biển. Nhà chức trách đă vớt được xác đem về nhà xác bịnh viện Etretat. Yêu cầu ông bà ra gấp. Vợ chồng tôi xin chia buồn. Thành thật chia buồn”.

  2. #3712
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Câu chuyện của anh Trần Trường post buồn quá , nhưng đó là một sự thực không thể chối căi .

    Vừa xem xong 45 phút trực tiếp truyền trên FB , buổi Lễ Giỗ lần thứ 53 Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm do Đức Cha Micae Oanh chủ tế , trước phần mộ tại Lái Thiêu .

    Số người tham dự năm nay đông hơn những năm về trước và sốt sang hơn bao giờ hết

    Thật là xúc động ! Cảm tạ tất cả những nguớ c̣n nhớ tới và cầu nguyện cho Cụ , Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm

  3. #3713
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Cám ơn VL đă trở lại .

    Câu chuyện của anh Trần Trường post buồn quá , không khác ǵ gia đ́nh mà tôi quen thuộc :

    Trước 1975 , người cha hành nghề tự do , cho bốn đứa con du học , nuôi 3 đứa con nhỏ của một đứa con khác đi tu nghiệp dẩn vợ theo .

    Sau 1975 , lúc đó chế độ Vc không c̣n cái nghề của người cha , tài sản lại bị tịch thu , nhưng người cha đă cố gắng đem được các cháu sang cho cha mẹ chúng .

    Người mẹ ở với một đứa con tại Paris , bị bỏ đói đến bịnh chết , đứa con đó không màng lo đến thủ tục giấy tờ tuỳ thân cho mẹ khi mới sang , như xin tỵ nạn , thẻ thường trú , nhập tịch ...vv.

    nên người mẹ không thể nào xin phúc lợi xă hội của nước Pháp .

    C̣n người cha th́ ở với một đứa con trai ở Montréal , bị con đem bỏ vào một home rất xa ở ngoại ô , người cha hai lần tự tử , nhưng không may , không chết và mỗi lần như vậy , con phạt cha

    bằng cách bỏ vào nhà thương điên một thời gian ... , cuối cùng , người cha cũng được mất trong cô đơn , ở một nhà thương ngoại ô .

    Người con trách cha tự tử làm cho nó không được giải Nobel (?) , làm vợ nó mang tiếng , v́ người này là giám đốc hội lo người già ...

    Rất tiếc , tôi thoát khỏi VN quá trể ...

    Người cha người mẹ đó trong suốt cuộc đời không làm ǵ thất đức mà trái lại ...

    không lẽ luật nhân quả của nhà Phật không đúng ?

  4. #3714
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Cám ơn VL đă trở lại .
    Đinh gọi phone báo tin cho chị là VL đă có lại , nhưng vô th́ thấy chị đây rồi .

    Chị cũng chạy nhanh đấy chứ ? Mong gặp lại tất cả than hữu của Saigon Thuở Ấy

  5. #3715
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067

    Đăng trễ

    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post
    Cảm ơn loạt bài (về Sài g̣n) mà ông Pleiku đăng tải. Nhất là những h́nh ảnh sưu tầm quư giá ...

    ***
    Nhân dịp, cũng xin góp ư kiến "tào lao" chút cho xôm tụ ....

    Pháp:

    Pháp th́ tôi thấy họ để lại VN các công tŕnh, phương án, cách thức xây dựng (thành phố) , đáng lẽ VN phải dựa trên đó để học hỏi và xây dựng tiếp. Kế đến về phương diện văn hóa, có rất nhiều điều hay cần được giữ và học hỏi thêm. Rất tiếc dân chăn trâu, thiến heo, và bần cố nông đă bị cái đám đĩ già, điếm thúi quốc tế, lũ đá cá lăn dưa của nhân loại, đầu sỏ của cs nói chung và vc nói riêng "dụ khị" => đập phá, đạp đổ ... hết mọi thứ (tốt đẹp, quư giá ...cũng như đồ bỏ ... không phân biệt). => Có lẽ, đă quá trễ để mà "tiếc" ??? !!!


    Tàu:

    C̣n về Tàu , th́ qua hơn 1000 năm đô hộ họ có để lại chứ và có tác động rất RƠ RÀNG TRONG XĂ HỘI VN HÔM NAY:

    Thí dụ: VN học từ anh ba Tàu cách xài BÔ :"ỉa, đái, nhổ nước miếng" vào cái BÔ và cái kiểu học hành: "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm".

    Cũng may mà có giao tiếp với văn minh của nước Pháp nói riêng (dù là đô hộ cũng khá hơn bắc thuộc) & Tây phương nói chung. Nếu không th́ cả Sài g̣n dám đi ỉa bằng BÔ (như Tử Cấm Thành của Tàu).

    Truyền thuyết: Vua Tự Đức sùng bái Tàu đến nổi đi cầu bằng bô chứ không chịu đi cầu bằng cầu tiêu <= Bởi vậy cho nên, ngu như con heo Tàu , và không chịu nghe lời "thỉnh cầu" của Nguyễn trường Tộ để đến nỗi VN bị như hôm nay (và con cháu, hậu duệ của nhà Nguyễn cũng phải chịu chung số phận luôn).

    Bởi vậy hôm nay ở VN :

    - Dân bưng bô, bợ bô, chùi bô, đổ bô, liếm bô ... cứ ra khỏi ngơ là gặp & hằng hà sa số... Từ trí thức, quan chức, nhà tu hành ... cho đến dân ngu cu đen luôn... đều "tập tành bưng bô" => Bởi v́ đa số người VN hôm nay chỉ thiện nghệ nghề "BÔ" và "tự sướng" cho nên VN sắp gần phải qua Miên học hỏi thêm rồi ...

    - Dân VN hiện nay từ quan đến dân (hầu hết) đều lo 2 việc "ĂN & NẰM". Nói khác, dân VN chỉ "sống v́ lỗ" thôi => Nước VN & xă hội VN làm sao mà phát triển lên những "tầng cao khác" như những quốc gia khác đă & đang làm được. Đây cũng là một chuyện dĩ nhiên thôi!

    Nước TÀU CŨNG SẼ VẬY THÔI! Đừng nh́n thấy những ǵ đang xảy ra mà bị HOA MẮT ... Với suy nghĩ kiểu "ba tàu" ( như thấy) => không thể nào thắng nổi "western thinking" đâu => sẽ bị thua và bị "đ́" nữa . Ngoại trừ "tàu đổi cách suy nghĩ". Nhưng dân quen xài bô mà không có bô th́ sẽ đái bậy, ỉa bậy, nhổ bậy ... tùm lum tùm la. Nên cái chuyện "đổi" cũng sẽ rất là khó khăn!

    Nhân tiện, đề nghị cách trị bịnh đái bậy cho VN:

    VC cứ ra nghị quyết : Mỗi người VN ra khỏi nhà phải mang theo cái bô là mọi người sẽ đái bô. Nói cách khác, ai cũng có bô đái khi cần => sẽ không c̣n ai đái bậy ở VN nữa.

    ***



    Ư kiến không tệ nêú so với của đặng đít khu...

    Xem đề nghị của vượn đỏ "đặng đít khu" => Ai (dân VN) tinh mắt lúc đó th́ đă có thể đoán được kết quả của VN hôm nay (= Bắc thuộc lần thứ "?") . Rất tiếc các giới "trí thức" của VN hầu hết không chịu "thức" (mà cứ ôm cái giường ngủ miết). Cho nên hậu sinh / hậu thế VN phải bị, phải chịu những khổ nạn do việt cộng gây ra... như thấy !!!




    Bia miệng truyền ngàn năm:

    "Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác-Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng
    Hăm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu."
    Mới biết về đề mục này. Xin đăng ý kiến của Trần, tôi nghí mọi người đều biết là ai.


    https://www.facebook.com/lsvnqa/posts/133450616837844

    Phải chăng đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam?

  6. #3716
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CHÉN RƯỢU BÊN MỒ


    Phượng sắp đồ cúng lên trên nấm mồ, cố bật que diêm thắp mấy cây nến, nhưng những cơn gió mạnh thổi tắt những que diêm vừa bùng cháy. Anh làm mướn c̣n đứng xa xa, tránh nắng bên lùm cây, chạy đến giúp Phượng thắp được hai cây nến và những cây hương, cắm lên nền đất khô cằn. Phượng quỳ bên mồ, khấn vái:

    - Anh ơi, …

    *1-

    Phượng khóc nức nở, ruột đau quặn thắt. Hơn hai mươi năm trở về quê hương, tất cả đều đổi thay. Phượng có cảm tưởng như ḿnh là người ngoại quốc trên chính quê hương ḿnh mà Phượng nhớ từng gốc cây, ngọn cỏ, con đường. Bây giờ, qú bên nấm mộ của chồng, vừa do người t́m mướn, t́m được trong đám cây cỏ rậm rạp, trong đổ nát tan thương, trong lén lút thăm viếng.

    Gió càng thổi mạnh và có tiếng sấm chớp nổ ở đâu xa xa. Anh làm mướn chạy lại, nói:

    - Thưa chị, trời sắp mưa to, chị cúng nhanh và chạy về nhà, không trời mưa ướt cả.

    Mấy cây nến đă tắt từ lâu, mấy cây nhang c̣n cháy, những sợi khói yếu ớt bay tan vào gió lộng. Những giọt mưa đă bắt đầu rơi lộp độp trên tóc, trên áo chị. Chị vội vă mở b́nh rượu, chúc b́nh, rót rượu xuống chung quanh nấm mộ. Mưa đổ xuống rào rào, Phượng chạy lại núp bên tàn cây khá lớn, mưa ít tạt đến.

    Anh làm mướn t́m đâu ra tấm ni lông, vội vă mang ra đưa cho Phượng, nói:

    - Chị che tạm tấm áo mưa này cho đỡ ướt, mời chị về nhà tôi nói chuyện.

    Phượng đi theo anh ta, bước vào chiếc nhà tranh nho nhỏ, ngồi vào chiếc ghế gỗ. Anh người làm đứng dựa vào cây cột nhà, nói:

    - Trước 75 tôi cũng từng là lính Cộng Ḥa, sau 75 tôi cũng đă từng chịu đói khổ, tù đày. Nhà tôi ở gần nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa này, nên tôi đă chứng kiến sự tàn phá của họ trên các mồ mă những người đă nằm xuống, một cách không xót thương. Các mồ mă bị đập nát, không cho thân nhân vào thăm viếng. Chỉ trong ṿng vài ba năm, cỏ cây mọc lên như một khu rừng vô chủ. Bây giờ t́nh h́nh có vẻ dễ thở hơn nhiều, nên tôi đă giúp nhiều thân nhân của những nấm mộ hoang tàn trong nghĩa trang, hoặc làm sạch cỏ, sửa sang lại bia mộ và gần đây, có thể chạy chọt, chỗ này, chỗ kia, để di chuyển hài cốt về quê quán, hoặc gần gia đ́nh, dễ dàng sự săn sóc, cúng giỗ. Cho nên nếu chị muốn cải táng cho anh, tôi có thể t́m cách chạy chọt vài nơi giúp chị.

    Phượng cảm thấy sự mỏi mệt như lan tràn trong người. Chị không thể hiểu được những con người có đầu óc trả thù ngay với người đă chết một cách khủng khiếp như vậy. Chị thở dài:

    - Cảm ơn anh. Thực sự về đây tôi như người trên cung trăng rớt xuống đất. May nhờ anh t́m được mộ chồng tôi, cảm ơn anh hết sức. Chắc tôi phải nhờ anh thêm trong việc bốc mộ, cải táng cho chồng tôi về gần với gia đ́nh, cha mẹ, ông bà ở ngoài Trung, quê tôi. Xin anh giúp cho chúng tôi.

    - Dạ, tôi sẽ lo hoàn tất mọi việc cho chị như tôi làm cho các gia đ́nh ở nước ngoài về. Về phí tổn, chị cho xin hai ngàn đô la, để tôi chạy chọt các nơi cho dễ dàng trong việc làm, chỉ xin chị lo cho việc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ cải táng ở dưới Sài G̣n, hiện có đầy đủ. Ngay cả việc bốc mộ, tôi cũng mang về tấm mộ bia, ghi ngày sinh, ngày tử của anh như một bằng chứng, cũng như để chị đem về nơi an nghỉ mới của anh. Thưa chị nghĩ sao?

    - Cảm ơn anh. Anh cho tôi bàn với vợ chồng cô em họ của tôi và trở lại gặp anh ngày mai, để xúc tiến mọi việc v́ thời gian tôi về đây cũng không rộng răi lắm.

    - Dạ xin chị quyết định gấp cho, v́ nếu ngày mai chị không trở lại, tôi sẽ nhận làm mối khác cho những người đến nhờ tôi.

    - Dạ, tôi sẽ lên đây gặp lại anh sáng ngày mai.

    Cô em khi thấy Phượng về, mặt buồn rười rượi, hỏi dồn dập:

    - Sao chị, t́m thấy mộ anh không?

    Phượng gật đầu, thở dài:

    - T́m được, nhưng đau ḷng quá, chị không ngờ, chị không ngờ… Trời ơi! Tất cả đều bị tàn phá, thật hết t́nh người. Trời ơi! Con người có thể đến mức tận cùng như vậy được sao? Người chết vẫn c̣n bị trả thù đến như vậy!

    Phượng khóc nức nở trên vai cô em. Khá lâu, cô em nói:

    - Thôi quên đi chị ạ. Bây giờ, chị tính sao?

    - May chị gặp cái anh làm mướn trông hiền lành lắm, t́m được ngôi mộ của anh trong đám cây cối, gạch đá ngổn ngang, và sẵn sàng lo việc bốc hài cốt. Anh ta bảo giá ḿnh phải trả là hai ngàn đô la. Ḿnh lo việc xe cộ tống táng đưa về quê và phải trả lời sáng ngày mai, nếu không, anh ta làm cho đám khác. Tiền nong không thành vấn đề với chị, miễn sao công việc xong xuôi hoàn hăo, để anh có nơi an nghĩ.

    Phượng lại khóc nức nở. Cô em an ủi chị:

    - Thật sự em cũng không biết khuyên chị quyết định ra sao. Cái xă hội này, cái xứ sở này dạy em không c̣n tin tưởng vào ai, vào cái ǵ nữa. Thật đau ḷng chị ạ. Thôi th́ ḿnh trông vào sự hiển linh của anh, gặp kẻ hiền lành, lương thiện. Ngày mai vợ chồng em ở nhà, đi với chị lo mọi việc, cũng như đi Biên Ḥa gặp người làm mướn đó, để công việc cải táng anh được chu đáo.

    *2-
    Đi học về, Quế Phượng mở cặp vở, lấy lá thư Bảo gởi qua đứa bạn, đọc vội vă.

    “ Quế Phượng,

    Nhận được thư anh, em đừng ngạc nhiên nhé em. Mới gặp nhau chủ nhật tuần rồi, nói với em đủ chuyện trên trời, dưới biển nhưng anh chưa dám nói một chuyện quan trọng mà anh nghĩ, em sẽ không vừa ư, anh vừa nhận được giấy gọi nhập học của trường Vơ Bị Đà Lạt. Chỉ c̣n ba tuần lễ nữa anh sẽ bước vào một ngă rẻ mới của cuộc đời, chọn binh nghiệp, thay v́ nhẩn nha trên ghế nhà trường đại học khoa học… “

    Phượng nghe tim ḿnh như đập chậm, lạc đi vài nhịp. Bảo bỏ ghế nhà trường đi lính sao? H́nh ảnh cái chết của người anh họ cuả Phượng và vợ anh thất thểu trong áo tang, bên hai đứa con nhỏ dại c̣n ám ảnh Phượng chưa nguôi.

    Sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh mà cha mẹ là những nhà giáo, suốt đời vui thú với đám trẻ con, nên Phượng vẫn không hiểu sao, đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, lịch sử Việt Nam lại luôn luôn ch́m đắm trong chiến tranh. Yêu Bảo, Phượng không nghĩ có ngày xa Bảo. Bây giờ chỉ c̣n mấy tuần lễ nữa Bảo ra đi, xa cách nhau biền biệt. Bao nhiêu câu hỏi lẩn quẩn măi trong đầu Phượng. Tại sao Bảo lại chọn binh nghiệp? Bảo muốn làm anh hùng? Bảo thích chiến tranh, thích đánh nhau?

    Có một lần trong giờ Việt Sử, Phượng e ấp, giữ cho không run rẩy trước bạn học, nhất là đám nam sinh, đứng lên hỏi cô giáo dạy sử:

    - Thưa cô, em không hiểu được, tại sao dân tộc Việt Nam vốn rất hiền lành mà đất nước ta từ thuở xa xưa cho đến bây giờ, lúc nào cũng đă luôn luôn đánh nhau, chiến tranh triền miên?

    Đám nam sinh, đứa th́ vỗ tay liên hồi, đứa th́ đánh thùng th́nh trên bàn học, nhao nhao lên nói “Trời ơi! Con gái ǵ mà nhát như cáy. Con người, nhất là con trai, đàn ông mà không biết đánh nhau th́ cuộc đời c̣n ǵ là hứng thú nữa, làm ǵ cho hết thời trai trẻ?”. Cô giáo có vẻ bực ḿnh v́ sự ồn ào, làm mất trật tự trong lớp học của đám nam học sinh, gơ thước lên bàn, xẵng giọng:

    - Xin các em giữ yên lặng. Cô sẽ cho điểm số không em nào ồn ào trong lớp. Em nào có ư kiến phát biểu, giơ tay lên, cô chỉ định từng em phát biểu.

    Có ba bốn tên đưa tay lên. Cô giáo chỉ một tên ngồi bàn trên, một tên học giỏi trong lớp, đứng lên, nói:

    - Thưa cô, nh́n lại lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời thượng cổ, tổ tiên ta là sắc dân Lạc Việt, sinh sống bên bờ sông Dương tử,Trung Hoa, luôn luôn bị giống dân Hán tộc, nhiều hơn, mạnh hơn chèn ép. Người Lạc Việt chống cự lại và để sinh tồn, đă phải lui măi về phương Nam, cuối cùng định cư bện cạnh sông Hồng, lập lên nước Việt Nam ngày nay. Người Hán tộc vẫn không để cho nước ta yên ổn, họ vẫn luôn luôn nuôi mộng xâm chiếm và sát nhập làm một tỉnh, quận của nước Tàu, đă đô hộ Việt Nam trong ba thời kỳ, gần một ngàn năm. Tuy chịu sự đô hộ trong một thời gian lâu dài như vậy, dân tộc Việt Nam vẫn giữ ǵn bản sắc bất khuất của dân tộc, vẫn đứng lên đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cơi, dành lại nền độc lập, tự chủ cho đất nước. Cho nên chúng ta, hậu duệ của một gịng giống oai hùng, phải lấy chiến tranh như một phương cách giữ nước. Chiến tranh để tự vệ, tự tồn.

    Vẫn c̣n nhiều cánh tay đưa lên. Một tên ở bàn dưới, không chờ được cô giáo chỉ, nói oang oang:

    - Xin lỗi, v́ tự vệ mà có chiến tranh, chỉ đúng một phần thôi. Nhiều khi đất nước đă độc lập, đă lớn mạnh, chiến tranh vẫn có như thường, để xâm chiếm nước láng giềng yếu hơn, như trường hợp ta chiếm đất Chiêm Thành và suưt chiếm luôn Cao Miên, nếu lịch sử không xoay vần. Hoặc nhiều khi các triều đại tranh nhau quyền hành, tranh nhau ngôi vua như dưới triều Lê, triều Mạc, triều Tây Sơn, triều Nguyễn. Tóm lại nước ta, dân Việt Nam là giống dân oai hùng, thiện chiến, hiếu chiến, lâu lâu không đánh nhau, cảm thấy tay chân ngứa ngáy.

    Đám nam sinh các dăy cuối lớp lại vỗ tay ầm ĩ, vỗ bàn thùng th́nh, cười vang dội qua đến các lớp bên cạnh. Cô giáo la hét một hồi mới yên. Một tên khác, đứng lên nói:

    - Thực sự ra, trong lịch sử nước ta và lịch sử thế giới, chiến tranh không phải chỉ do phái nam chủ trương, mà có những vị nữ anh hùng, cũng đánh đấm dữ dội, làm kẻ địch, kẻ xâm lăng hồn bay, khiếp vía như Hai Bà Trưng, Bà Triệu hoặc những nữ hoàng của các xứ Pháp, Đức, Nga, Anh, Ai Cập, Ba Tư. Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc chiến tranh. Nói chung, con người luôn luôn thích làm khổ người khác, thích bạo lực, thích chiến tranh. Con người chính là nạn nhân của con người. Thế thôi.

    Tiếng chuông hết giờ học reo vang. Cả lớp nhốn nháo chạy ra khỏi lớp. Quế Phượng và đám bạn gái c̣n ngẩn ngơ, vẫn không hiểu được con người, tại sao trong khi đi t́m kiếm hạnh phúc, lại phải đánh nhau triền miên?

    Suốt tuần lễ không gặp Bảo, Phượng thấy th́ giờ dài ra lê thê, chán nản cùng cực. Cuối tuần gặp Bảo, Phượng cắn môi cho nước mắt khỏi tuôn trào. Bảo cầm tay Phượng nói như năn nỉ:

    - Phượng, em hiểu cho anh. Làm trai trong thời loạn ly, anh không thể ngồi trên ghế nhà trường măi được. Em biết anh không chấp nhận chế độ độc tài. Anh muốn làm một con người tự do.

    Phượng bặm môi, nói lên điều bực tức:

    - Chứ khơng phải anh muốn làm người hùng à?

    Bảo bật cười, nói khỏa lấp:

    - Em quên rằng, Nước thanh b́nh ba trăm năm cũ. Áo nhung trao quan vũ từ đây. .Bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm Khúc đă viết như vậy. Thôi em vui lên, để anh mang theo một h́nh ảnh đẹp của người yêu khuyến khích anh làm tṛn bổn phận người trai trước đất nước đang bị lâm nguy.

    C̣n tiếp ...

  7. #3717
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( Tiếp theo và hết ...)

    *3-

    Làm vợ của một người lính chiến, xông pha ngoài mặt trận, trước ḥn tên, mũi đạn, Phượng luôn luôn sống trong phập phồng lo sợ. Lo sợ trong những đêm dài cô quạnh, ra vào một ḿnh. Lo sợ khi nghe tin chiến sự bùng nổ nơi anh đang đưa quân đến truy lùng địch. Lo sợ khi có chiếc xe jeep nhà binh sịch đổ trước cổng nhà. Người lái xe bước xuống, không phải anh, không phải người đưa tin dữ, Phượng thở ra nhẹ nhỏm. Những lần anh bị thương, Phượng ra vào bệnh viện Cộng Ḥa, bệnh viện Duy Tân Đà Nẵng, Phượng đă chứng kiến biết bao cảnh thương tâm, những bà vợ thất thểu, tay bồng con nhỏ dại, tay dắt đứa bé khác, khóc sướt mướt, chạy qua, chạy lại, da`o dát t́m chồng. Trong mười năm xông pha trận mạc, anh cũng đă bị thương đến bốn lần. Ba lần tương đối nhẹ, bạn bè anh cười đùa, như gai cào sướt da. Anh thuộc loại ḿnh đồng, da sắt, súng đạn không làm thủng da thịt anh. Phượng nghe những lời đùa cợt đó mà rùng ḿnh. Lần bị thương thứ tư, không c̣n nhẹ như gai cào sướt da nữa mà sau ba lần giải phẩu cấp tốc, anh sống sót như một phép lạ.

    Ngày anh xuất viện trên cây nạn gỗ, làn da rám nắng, sương gió chiến trường, đổi qua màu xanh xao. Bạn bè đến thăm, mừng anh c̣n sống, vẫn cười đùa trong chén rượu ngất ngưỡng. Ông đại tá Lữ Đoàn Trưởng ôm anh trong ṿng tay rắn chắc, tiếng nói oang oang:

    - Bảo, mừng chú em sống sót. Chú em đúng là một thiên thần. Uống cạn với ta chén rượu tái ngộ hi hữu này.

    Bảo đứng lên cụng ly với Đa.i Bàng, người anh cả trong Lữ Đoàn:

    - Chính chai rượu Đại bàng cho thả xuống trên nóc hầm của tôi, báo cho tôi biết, giờ phút sống hay chết trên chiến địa sắp đến. Tôi phải đưa “con cái” vào dứt điểm, rồi bỏ chạy v́ biển lửa sắp đổ xuống trên đầu. Ba chục mạng của tiểu đoàn c̣n lại sau mấy ngày quần thảo với địch, chia nhau mỗi tên một ngụm rượu tử biệt, rồi xông vào lửa đạn. Tôi cũng không hiểu sao, tôi và hai tên nữa chạy về đến cuối chân đồi, mỗi tên lănh trên sáu, bảy viên đạn trong người, rồi ngă quị. Trước khi hôn mê, nh́n trở lên đồi, bom lữa đă biến ngọn núi thành ḷ lửa đốt cháy địa ngục trần gian.

    Ông Đại tá đứng lên, cầm ly rượu, cụng ly với bạn bè, nói:

    - Xin bạn bè cạn ly rượu tiễn đưa các bạn bè chúng ta đă nằm xuống và mừng Bảo c̣n ở lại với chúng ta.

    Bảo cụng ly với ông đại tá và bạn bè, nói:

    - Xin cám ơn đại bàng. Đây là những chén rượu sống chết của t́nh đồng đội huynh đệ. Sau này nếu tôi không c̣n may mắn sống sót trong cuộc chiến tranh ác liệt này, xin bạn bè đến bên mộ tôi nâng chén rượu tiễn biệt, Xin cho tôi một chén, đổ bên mộ tôi, để tôi cùng vui trong lúc chia tay.

    Đại bàng lại nói oang oang:

    - Sau cú chết hụt này, chú em có c̣n sức lực để ra trận chiến nữa không? Xin chờ thời gian sẽ trả lời sau. Thôi chúng ta cùng cạn chén mừng Bảo, vui ngày nào hay ngày ấy. “Cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi”. Khi nào tàn cuộc chiến rồi mới biết, ai c̣n, ai mất.

    Phượng ngầm vui trong yên lặng, hy vọng anh sau cơn chết hụt, anh sẽ nằm lại hậu cứ hay hơn nữa được giải ngũ về lại cuộc sống dân sự. Chỉ bốn, năm tháng sau, khi sức khỏe của Bảo b́nh phục nhanh chóng hơn mọi người dự tưởng, anh như con hổ bị giam trong chiếc lồng thương yêu của vợ. Bảo đi ra, đi vào trong buồn bực, thấp thỏm theo từng tin chiến sự trên các mặt trận, nhất là khi binh chủng của anh đụng trận.

    Ngày ra Hội Đồng Y Khoa tái khám, Phượng thầm van vái cho anh được rời khỏi quân ngũ, trở về trong ṿng tay yên b́nh của vợ. Trái lại, khi một bác sĩ hỏi anh như có vẻ khiêu khích ḷng tự áí người chiến binh xem cái chết nhẹ như tṛ đùa:

    - Trên phương diện chuyên môn của một y sĩ, tôi thấy sức khỏe của thiếu tá tốt lắm. Tuy nhiên nếu thiếu tá cảm thấy tinh thần mỏi mệt sau bốn lần thương tích ngoài chiến trường, Hội Đồng Y Khoa có thể chứng nhận cho thiếu tá được về hậu cứ, để chờ giải ngũ. Thiếu tá nghĩ thế nào?

    Anh cương quyết:

    - Cám ơn các bác sĩ và Hội Đồng Y Khoa. Tôi không thể bỏ đồng đội trong lúc chiến tranh đến hồi quyết liệt, khi tôi c̣n khỏe mạnh và c̣n có thể cầm cây súng bảo vệ nền tự do này. Nếu tôi chưa tàn phế, cho tôi trở lại chiến trường.

    Anh đến trường đón vợ sau giờ tan trường,học sinh ra về. Anh ôm vai vợ. Phượng ngập ngừng hỏi:

    - Sao anh? Hội đồng Y khoa quyết định thế nào?

    - Anh xin lỗi em. Sức khỏe anh tốt, anh vui ḷng trở lại chiến trường với đồng đội.

    Phượng thấy như có luồng gió lạnh thổi vào sống lưng chị. Chị không dám thở dài, nhưng anh hiểu qua sự yên lặng của vợ. Anh nói như phân trần:

    - Anh xin lỗi em, nhưng anh mong rằng em yêu anh và hiểu anh. Em biết anh không thể nào bỏ anh em đồng đội trong lúc này.

    *4-

    Anh làm mướn nói:

    - Thưa chị, mọi việc đă hoàn tất.

    Anh làm mướn ngập ngừng một chốc, rồi nói tiếp:

    - Khi bốc mộ, mọi việc b́nh thường, nhưng… nhưng… có một việc nho nhỏ tôi thấy lạ, tôi xin nói để chị rơ.

    Phượng yên lặng chờ anh ta nói. Anh làm mướn kể:

    - Tôi có thấy, thấy… một chai rượu c̣n y nguyên nằm bên các đốt xương bàn tay mặt. Mức rượu trong chai vơi đi khoảng một phần ba chai, mặc dù nắp chai c̣n đóng kín. Có lẽ khi khâm liệm anh, gia đ́nh lúc đó, để chai rượu bên anh.

    Phượng ngạc nhiên đến há hốc miệng. Như có tiếng sấm nổ dữ dội bên tai. Tai chị như nghe tiếng u u của các con ve sầu trong mùa hè…

    Tháng tám năm 1972, Phượng đang nghỉ hè. Chỉ c̣n vài tuần nữa đến ngày khai giảng niên khóa mới. Phượng muốn trở lại bảng đen, lớp học, bận rộn trong dạy học, để quên đi bớt nỗi lo lắng về anh. Chiến trường lại nổ lên sôi động khắp các nơi. Tiểu đoàn anh vừa về hậu cứ nghỉ ngơi và bổ sung quân số chưa được mấy tuần lễ, lại được bốc bằng trực thăng đi ngay vào chiến trận mới.

    Sau ngày khai giảng niên khóa mới, Phượng vui trong việc giảng dạy học sinh. Chị giao bài đă soạn sẵn cho trưởng lớp, chép lên bảng. Chị thẫn thờ đi lại cửa sổ lớp học nh́n ra sân trường. Các cây phượng vẫn c̣n hoa đỏ thắm, lưa thưa trên nền lá xanh. Chị thở dài, nỗi cô đơn như lúc nào cũng vây quanh chị.

    Có tiếng mở cửa, ông giám thị bước vào lớp, đi lại pjía Phượng đứng bên cửa sổ. Ông ngập ngừng:

    - Thưa cô giáo, có mấy sĩ quan hậu cứ đến xin gặp cô, có tin quan trọng.

    Phượng như muốn té quị xuống đất, tấm màng đen như buông xuống trước mặt chị. Đi lên văn pḥng nhà trường như một tử tội đi vào pháp trường. Viên trung úy sĩ quan hậu cứ đứng lên chào chị theo lối nhà binh, nói:

    - Chúng tôi vừa nhận được công điện từ bộ tư lệnh, báo thiếu tá Bảo tử thương, sau hai ngày đụng độ với địch. Ngày mai thi hài của thiếu tá sẽ được đưa về hậu cứ. Chúng tôi xin chia buồn với bà về sự mất mát lớn lao này.

    Phượng ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh như cái xác không hồn. Nỗi lo sợ tích đọng bao lâu nay như lan tràn khắp châu thân Phượng làm chị như tê điếng, không c̣n cảm giác nữa.

    Những ngày kế tiếp, các sĩ quan trong lữ đoàn và chính ông lữ đoàn trưởng đích thân lo lắng việc tẩm liệm và cử hành đám tang cho anh.

    Bây giờ hơn hai mươi năm sau, nghe anh người làm mướn nói đến chai rượu nằm bên anh trong huyệt mộ, Phượng mới biết. Phượng nghĩ, chắc ông đại tá và những bạn bè đồng đội, chiến hữu của anh, đă gởi theo anh chai rượu để bầu bạn với anh, nhớ một thời sống chết bên nhau.

    Anh làm mướn hỏi:

    - Thưa chị, xin chị cho biết, bây giờ tôi vẫn để chai rượu bên cạnh anh như cũ?

    Phượng gật đầu:

    - Vâng, xin anh vẫn để chai rượu nguyên vị trí cũ. Cám ơn anh.

    Những người bạn anh bây giờ ở đâu, Phượng không biết rơ, nhưng ông đại tá đàn anh đă tự kết liễu đời ḿnh trong những ngày cuối cuộc chiến. Không biết thân xác ông có được một nấm mộ để vợ con thăm viếng hay không? Chắc chắn trong những ngày định mệnh tháng tư năm 75 đó, không c̣n bạn bè nào tẩm liệm theo xác thân ông một chai rượu như ông đă dành cho Bảo.

    Tất cả như gió bụi đă trở về hư không.

    Lễ cải táng diễn ra trong thầm lặng với sự tham dự của anh chị em trong gia đ́nh. Mộ anh nằm bên cạnh mộ ông bà, cha mẹ, như đứa cháu, đứa con lưu lạc lâu ngày trở về sum họp trong đại gia đ́nh.

    Khu nghĩa địa nằm trên mănh đất thoai thoải trên sườn đồi, cỏ cây xanh mơn mởn trong mùa xuân ấm áp. Bên dưới con sông nhỏ không tên, ḍng nước trong veo lững lờ chảy. Tiếng chim hót líu lo ḥa với tiếng gió ŕ rào trên những cành cây chung quanh. Vài ba con chim sẻ nhaỷ nhót trên các tấm mộ bia.

    Phượng sắp các dĩa hoa quả, bánh trái bên mộ, thắp hương đèn, khấn vái:

    - Anh ơi! Hơn hai mươi năm xa cách, lúc nào em cũng mong có ngày về nh́n lại nấm mộ anh. Nay mong ước đó em đă măn nguyện. Anh về nằm cạnh ông bà, cha mẹ, nơi anh sinh ra đời, lớn lên và vui chơi trong một thời thơ ấu. Một ngày nào đó khi em nằm xuống, em cũng mong được về nằm cạnh anh, trong một khung cảnh an b́nh, thanh thản nơi quê hương.

    Những cây hương đă cháy gần tàn. Hai cây đèn cầy cháy nghiên một bên, do những làn gió thổi đến. Phượng cầm chai rượu rót vào các chén nho nhỏ, đi một ṿng mời các anh chị em tham dự buổi lễ, cùng chia chén rượu với anh, với Phượng. Phượng rót thêm hai chén, nói thầm th́, chén này cho anh, chén này, em lần đầu tiên trong đời uống rượu với anh. Phượng đổ rượu mời anh chung quanh mộ. Chất cay của rượu, chất nồng của men làm Phượng ngất ngây.

    H́nh như một vài con chim bay từ trên cành cây, sà xuống mộ bia, cất tiếng hót líu lo trong khoảng không gian yên tỉnh./.

    MINH TÂM XUÂN ĐỖ


    http://saigontimesusa.com/bai/vanchuong/1525chen.shtml

  8. #3718
    Tran Truong
    Khách
    Chị Tư Ù


    Chợ cá hồi đó nằm trên khoảng đất tráng xi măng giữa bờ sông và nhà lồng chợ, chung với hàng rau cải và trái cây. Về sau, thấy việc bơm nước rửa chợ cá vẫn không làm trôi hết mùi tanh của nhớt cá thấm vào xi măng, nhà chức trách trong làng cho xây chợ cá chờm hẳn ra sông, bằng gỗ theo điệu nhà sàn chống chân xuống nước nhưng bề mặt rộng như một cầu tàu.
    Như vậy, nhứt cử lưỡng tiện, bởi v́ vừa rửa chợ ngay trên mặt sông, vừa có chỗ cho ghe thuyền cập vào để lên hàng. Ngoài ra, c̣n thêm một “tam tiện” nữa là chiều chiều người ta hay ra đó để câu cá hoặc hóng mát bởi v́ chợ chỉ nhóm có buổi sáng thôi.

    Ở chợ cá, chị Tư Ù là “xếp ṣng”! Không phải chỉ tại v́ cái sự “to thuyền lớn bánh” của chị, mà c̣n tại v́ chị thuộc vào gia đ́nh bán cá bán mắm lâu đời nhứt trong làng. Bắt đầu là bà ngoại của chị từ thuở chưa có chợ nhà lồng (hồi đó chợ c̣n nhóm lộ thiên ở dưới xóm ḷ heo). Kế đó là má của chị. Thời này, ở nhà không c̣n làm mắm bán mắm, chỉ bán cá thôi và đă dọn về căn phố trệt nằm ngang hông chợ. Và bây giờ là đến phiên chị Tư.

    “Trong gia đ́nh, con Tư học hành th́ dở nhưng lại chịu cực giỏi. Lại biết bương chải làm ăn. Chỉ có nó mới nối nghiệp tao được. Cũng như tao đối với bà ngoại bây hồi đó.”

    … Má chị Tư thường nói như vậy, hồi c̣n sanh tiền, hồi lũ con vừa mới lớn. Về sau, quả đúng như vậy: mấy đứa kia sau khi dựng vợ gả chồng, xuống Sài G̣n làm việc cho nhà nước, có đứa làm cho hăng tư ở đâu tuốt ngoài Trung xa lắc xa lơ. Chị Tư ở lại “nối nghiệp” sau khi bà già nằm xuống. Rồi bởi v́ có sự “mẹ truyền con nối” ba đời như vậy mà không riêng ǵ ở chợ cá, trong làng ai cũng biết tiếng chị Tư và bạn hàng cá cũng nể nang một phần.

    Hỗn danh “Tư Ù” không phải mới có sau này, mà đă có từ hồi chị Tư c̣n nhỏ. “Trong nhà chỉ có ḿnh con Tư là sổ sữa hơn hết” – má chị thường nhắc chuyện này, v́ bà rất hănh diện đă làm một việc “không phải ai cũng làm được”. Bà kể: “Hồi sanh nó ra, tao rặn muốn bứt hơi luôn ! Tưởng đâu tao ngủm rồi chớ. May nhờ bà mụ cũng giỏi, bả rặn phụ tiếp sức mấy lần, con nhỏ mới chịu lọt ra. Ư… nó ĺ từ c̣n trong bụng chớ phải mới đây đâu bây ơi!”.

    Bà hay ngừng ở đó một chút, xỉa cục thuốc qua lại mấy lần, làm như để nhớ lại cái đau thuở đó và cái nhẹ sau khi đă sổ ḷng đứa con … Rồi lúc nào bà cũng tiếp: “Bà mụ mà c̣n phải công nhận là cả làng này chưa ai sanh đứa nhỏ nào bự bằng nó hết ! Ai tới thăm khi bồng nó lên cũng nói là nó nặng như con Tây ! Tía bây đi ruộng về thấy cũng phải hết hồn!”.

    Rồi cũng v́ cái sự nặng như con Tây mà mấy bà mấy cô xóm Chợ hay tới lui ẵm bồng nựng nịu “bé Tư”. Bé Tư mau ăn chóng lớn, lúc nào cũng “ú na ú nần”, hay cười dễ ngủ nên trong xóm ai cũng thương. Măi đến khi vào trường tiểu học, trẻ con trong trường mới đặt cho danh hiệu “Tư Ù”. Từ đó, thành tên luôn.

    Hồi đó trong lớp, hai đứa học dở “nổi danh” là con Tư Ù và thằng Út Cón. Thằng này người Tàu, tên Lư Cón, con trai út của chú Phấn thợ bạc. Vợ chồng chú Phấn sanh một bầy con gái rồi ngưng ngang. Tám năm sau thiếm Phấn bỗng lại có bầu. Lần này, hai vợ chồng đưa nhau về Chợ Lớn đi mấy chùa chiền cầu nguyện cúng vái dữ lắm. Sau đó, sanh Út Cón.

    Cho nên, cả nhà chú Phấn cưng nó như vàng. Nó muốn ǵ được nấy. Đến nỗi, khi đến tuổi đi học, nó không chịu đi, là cả nhà cũng làm thinh. Cho tới lúc thấy nó “lớn đại” rồi mới t́m cách dụ dỗ, nói khích để nó cắp cặp vào lớp. V́ vậy khi nó đi học với Tư Ù th́ nó đă lớn hơn tới bốn năm tuổi !

    Trái với Tư Ù, Út Cón gầy nhom trắng nhách. Tánh t́nh th́ hay hờn hay giận trong lúc Tư Ù lại xông xáo “du côn” như con trai. Vậy mà hai đứa lại thích nhau, lúc nào cũng đi chung chơi chung, và gọi nhau bằng “bồ”.

    Tiệm vàng của chú Phấn nằm ở dăy phố trệt phía bên kia nhà lồng chợ, thành ra đối diện với nhà má Tư Ù. Và v́ hai nhà nằm trịch về ph́a bờ sông ngang sân xi măng nên từ nhà này có thể nh́n thẳng qua nhà bên kia mà nói chuyện cũng được. Chỉ cần nói lớn tiếng một chút là nghe rơ. Sáng nào, Tư Ù cũng lon ton chạy qua tiệm vàng để cùng đi học với Út Cón chớ không đi chung với mấy đứa trong nhà.

    Lâu lâu, con Tư bị kẹt ǵ đó th́ thằng Cón ra trước cửa tiệm réo: “Ù ơi ! Ớ … Ù ! Bồ làm khỉ ǵ bển mà chưa chịu qua ?”. Có hôm, cả hai đứa cùng trễ, nghe tiếng trống trường đánh thúc tới mới hè nhau chạy mà cười hắc hắc, giống như … chạy đua vào lớp.

    Những ngày nghỉ, tụi nó hay rủ nhau lên chùa “ăn cắp nhăn”. Thật ra tụi nó c̣n quá nhỏ để trèo lên mấy cây nhăn trong vườn sau của chùa, nên đến đó chỉ để lượm nhăn dơi ăn làm rớt rải rác dưới đất. Nhưng vẫn nói là “đi ăn cắp” cho nó oai ! Út Cón hay đem hột nhăn về nhà lấy dao cắt khoanh, móc bỏ ruột, c̣n lại cái vỏ đen huyền bóng lưỡng làm nhẫn đeo vào ngón tay của “bồ” nó. Nó đă phải lựa những hột nhăn thật to để chiếc “nhẫn” đủ rộng cho vừa ngón tay …

    … Lật bật rồi hai đứa cũng học hết lớp nh́. Đến đây, Út Cón sang qua học trường Tàu vừa mới mở ở xóm chùa Cao Đài trên lộ cái. C̣n lại một ḿnh, Tư Ù ráng “kéo” hết năm lớp nhứt rồi nghỉ học luôn, ở nhà giúp việc nhà và tập tành bán cá với mẹ. Lúc này, “con Tư” bắt đầu trổ mă. Da dẻ mơn mởn, má hồng hồng, mắt trong vắt, tóc đen mướt thả dài đến ngang lưng, và giọng nói thật là lảnh lót. Thân h́nh có thay đổi, có “trở thành con gái”, nhưng vẫn … tṛn trịa nặng cân.

  9. #3719
    Tran Truong
    Khách

    Chị Tư Ù ( Tiếp theo )

    Út Cón cũng nhổ gị, cao lêu khêu, nói tiếng trống tiếng mái. Tuy hai đứa không c̣n học chung, nhưng vẫn qua lại gặp nhau thường và vẫn gọi nhau bằng “bồ”. Tiếng “bồ” từ thuở bé bây giờ không c̣n nét vô tư nữa, nhứt là tiếng “bồ” của Tư Ù gọi Út Cón. Nó có cái ǵ … khác khác. Một cái ǵ nhẹ nhẹ. Một cái ǵ mà chỉ có con gái gọi người con trai ḿnh thích mới gọi được như vậy thôi !

    Bây giờ Út Cón đi học bằng xe đạp. Sáng nào, nó cũng đảo một ṿng xuống bờ sông để đạp ngược trở lên ở dăy phố bên kia, bởi v́ sân xi măng đă đầy bạn hàng. Và sáng nào vào giờ đó con Tư cũng quét nhà vừa ra đến cửa để chào Út Cón: “Đi học hả bồ ?”. Thằng con trai vừa “Ừa” vừa nhấn mạnh lên bàn đạp , làm tiếng “Ừa” như bị kéo dài ra, giống như cái nh́n của con Tư đang kéo dài theo sau lưng bồ nó.

    Lâu lâu, tụi nó rủ nhau đào trùng đi câu ở bến gỗ thầy Cai, và luôn luôn đi chung với mấy đứa nữa. Chỉ có hẹn nhau lên chùa là tụi nó đi riêng. Làm như khu vườn sau chùa là một thế giới khác, một thế giới mà tụi nó đă “xí” từ hồi c̣n học lớp chót. Ở đó có mấy gốc nhăn mấy gốc sung gốc mít và vô số ổi, vây quanh bởi một hàng rào tre tươi.

    Trẻ con trong làng đều biết khu vườn đó nhưng chúng không vào được v́ phải bước hẳn vào ngôi tam bảo mới có ngơ để đi qua đó, mà ông thầy cả th́ khó tánh không cho trẻ con vào chùa sợ mất nét tôn nghiêm. Ông thầy này là bà con bạn d́ với má con Tư, nhờ vậy mà Tư Ù , Út Cón được ra vào vườn thong thả. Dĩ nhiên, chúng nó chẳng bao giờ dám lớn tiếng làm ồn.

    Ngoài ra, khi gặp dịp, hai đứa cũng biết phụ thầy hay mấy chú tiểu làm những chuyện lặt vặt như quét dọn bàn Phật, chưng bông, nấu nước. Thành ra trong chùa coi tụi nó như … người nhà ! Lâu rồi thành quen, chẳng ai để ư rằng “hai đứa nhỏ” đă bắt đầu lớn …

    Những lúc lên chùa sau này không c̣n ư nghĩa ngây thơ “đi ăn cắp nhăn” như hồi c̣n “lớp năm lớp tư”. Lên chùa bây giờ giống như “đi về nhà của tụi nó” hay “đi về cái ổ của tụi nó”. Cái khu vườn sau mà tụi nó thuộc từng gốc cây bờ cỏ, thuộc từng lối đi quanh quẹo để tránh ḥn non bộ, tránh mấy chậu kiểng, tránh mấy cái đôn bằng sành …

    Ở đó, chia nhau mấy trái ổi chua, mấy trái dái mít chát … để chấm muối ớt mang theo từ nhà, vừa ăn vừa hít hà v́ cay chảy nước mắt, vậy mà sao thấy ngon, thấy vui. Chẳng nói chuyện ǵ nhiều, vậy mà sao thấy đầy thấy đủ. Ở đó, chỉ có hai đứa …

    … Mấy năm sau, Út Cón nghỉ học, ở nhà làm thợ bạc. Mấy năm sau, Tư Ù đi lên đi xuống Sài G̣n Chợ Lớn bổ hàng về phân phối lại bạn hàng trong chợ, để bà già bán cá một ḿnh. Mấy đứa khác trong gia đ́nh đă xuống ở hẳn nhà người d́ ở Sài G̣n để đi học. Út Cón bây giờ bảnh trai ra, người dong dỏng cao, mặt mũi khôi ngô trắng trẻo. Tư Ù th́ thân thể đẫy đà, chỉ đẹp gái ở giọng nói nước da và mái tóc ! Vẫn hay cười, dễ ngủ và vẫn lanh lẹ “tay bằng miệng, miệng bằng tay”.

    Hai người vẫn qua lại với nhau như thuở nhỏ. Vẫn gọi nhau bằng “bồ”, tiếng “bồ” bây giờ thật đậm đà t́nh bạn mà cả hai chỉ dành riêng cho nhau. Lâu lâu, thấy quần áo ǵ lạ lạ mới mẻ ở Sài G̣n Chợ Lớn, Tư Ù mua về tặng Út Cón “bận chơi để lấy le với bạn bè”. Để “trả” lại, Út Cón âm thầm vẽ kiểu chạm trổ một chiếc nhẫn bạc.

    Mấy hôm sau gọi Tư Ù qua tiệm nói: “Bồ cho tôi nhiều thứ quá. Bữa nay, tới phiên tôi cho bồ cái này”. Rồi cầm bàn tay Tư Ù lên xỏ chiếc nhẫn vào ngón áp út. Xong, nghiêng bàn tay qua lại để nh́n: “Tôi nhắm chừng vậy mà cũng vừa ghê. Hồi nhỏ, tôi hay làm ṿng hột nhăn cho bồ, bồ c̣n nhớ không?”. Tư Ù xúc động đến không nói được một lời.

    Út Cón vẫn cầm bàn tay nghiêng qua nghiêng lại để nh́n, theo thói quen thợ bạc: “Bây giờ có muốn làm ṿng hột nhăn cũng không kiếm đâu ra hột to để cho vừa với bàn tay tổ nái này !”. Tư Ù rút nhanh tay về đánh lên vai Út Cón cái bốp, nói: “Quỉ”. Rồi cả hai cười vang tự nhiên, làm như thuở ấu thời hăy c̣n nguyên vẹn đó. Và có lẽ trong thâm tâm mỗi người đều cũng muốn như vậy. Để đừng có ǵ thay đổi.

    … Vậy rồi Út Cón đi cưới con Doành, con gái út của ông bang Ky. Đám hỏi và đám cưới làm cùng một lúc theo lời yêu cầu của đàng gái v́ ông bang Ky phải về Tàu gấp sau đó. Hay tin đám cưới, Tư Ù bỗng chết điếng trong ḷng, đang ngồi trên bộ ván gơ mà tưởng chừng như ch́m sâu dưới nước. Nằm dài xuống bộ ván, Tư Ù lấy khăn lông úp lên mặt , để nước mắt thú nhận t́nh yêu giấu kín từ bao nhiêu năm …

    Thời gian sau, Tư Ù “lấy” tài xế Cước lái xe Thiên Thành chạy lên chạy xuống Sài G̣n … Chuyện này cả làng đều hay. Bà già chửi “tắt bếp”. Tư Ù đổ ĺ chịu trận, và hay vừa cười vừa giải thích: “Đi bổ hàng riết rồi dính luôn, gỡ không ra ! Chắc tại cái số …”. Rồi tài xế Cước dọn về ở chung trong nhà như hai vợ chồng. Bà già mới đầu buồn lắm, nhưng lần hồi quen đi, nên cũng chẳng có lời qua tiếng lại.

    Bên tiệm vàng Út Cón cũng buồn lắm, thương cho người bạn gái chẳng gặp duyên may, làm cho hàng xóm dị nghị mà ḿnh th́ không biết giúp cách nào hết. Có hôm Út Cón ngừng tay, nh́n ngang tủ kiếng sang nhà bên kia, thấy thấp thoáng bóng Tư Ù mà có cảm giác như h́nh ảnh đó mỗi ngày một xa lần mà ḿnh th́ vẫn ngồi đây bất động, chẳng một với tay, chẳng một vẫy tay …

    Chẳng bằng hồi đó, cái hồi mà c̣n đi chơi chung với nhau, hai đứa cùng ngồi trên nhánh ổi, chỉ một cái nghiêng người của Tư Ù mà ḿnh đă đưa tay chụp lấy nó v́ sợ nó té làm nó cười lên hăng hắc. Chẳng bằng hồi đó … Chẳng bằng hồi đó … Út Cón thở dài quay về với công việc mà nghe ḷng se lại. Chụp hộp quẹt máy đốt đầu cây đèn kḥ, chân đạp cái bơm gió, Út Cón điều chỉnh ngọn lửa đèn kḥ mà trong đầu hiện về biết bao nhiêu kỷ niệm.

    Để rồi tiếp tục so sánh “cái hồi đó” với “cái bây giờ”. So sánh để vừa tiếc nuối vừa ân hận. Bỗng Út Cón thốt lên nho nhỏ, giọng như tự trách ḿnh: “Vậy mà gọi nhau bằng bồ cái nỗi ǵ ?…”. Ư nghĩ đó làm Út Cón muốn chảy nước mắt. Vội vă cầm đèn kḥ đưa ngọn lửa tạt qua tạt lại trên cục vàng nhỏ như hột bắp nằm gọn trong ḷng khuôn. Để đừng nghĩ ǵ nữa . Vậy mà vẫn nghĩ rằng ḿnh đang muốn đốt cho chảy ra để làm tinh khiết lại một cái ǵ cũng quí như cục vàng nằm ngay trước mặt …

  10. #3720
    tran truong
    Khách

    Chị Tư Ù ( Tiếp theo )

    Ăn ở với tài xế Cước không bao lâu Tư Ù mang bầu rồi sanh con trai. Bà già cưng như trứng mỏng. Vậy mà tài xế Cước kiếm chuyện gây gổ mấy lần rồi “xách gói ra đi”. Ra đi khơi khơi dễ dàng làm như chuyện “đầu ấp tay gối, đứa con ḥn máu” chẳng có giá trị ǵ hơn chuyện quá giang xe đ̣ của người hành khách ! Cũng chẳng thấy Tư Ù buồn.

    Có ai hỏi th́ trả lời: “Thằng chả nói nhà tôi tanh cá quá, thằng chả chịu không nổi”. Nói rồi Tư Ù cười lên ha hả. Có ai trách th́ tự an ủi: “Ôi !… Thằng chả lái xe đ̣ quen rồi. Tấp vô bến này một chút rồi đi, rồi tấp vô bến khác. Hơi đâu mà trách ! Chớ như tôi đây ú na ú nần xấu xa xấu xí có thằng đàn ông nào thèm rớ. Vậy mà thằng chả chiếu cố hết mấy năm, coi thấy bạc nghĩa vậy chớ vẫn c̣n có t́nh. C̣n phiền trách nhau chi ?”.

    Từ ngày tài xế Cước bỏ đi, vợ chồng Út Cón ” vẫn chưa có con ” hay qua lại nhà Tư Ù ẵm bồng nựng nịu thằng nhỏ và lâu lâu “mượn” nó về tiệm vàng chơi cả buổi, gọi là để “lấy hên”. Thật ra, đó chỉ là một cái cớ để Út Cón nối lại sợi dây t́nh cảm bị gián đoạn từ ngày có mặt tài xế Cước và để tiếng “bồ” vẫn là tiếng nói từ trong ḷng của hai người. Vợ Út Cón cũng mến Tư Ù ở tánh bộc trực nên thường tới lui “chị chị em em” như đă quen thân nhau từ trước.

    Tư Ù chẳng những không thấy ganh ghét vợ Út Cón mà c̣n thấy “con nhỏ thiệt dễ thương, nết na đằm thắm, lo cho chồng từng tí từng ly …”. Đối với Tư Ù, mọi sự đều dễ dàng: “Không thành duyên nợ th́ thôi, t́nh thương ḿnh để vào ḷng chớ làm khó khăn rắc rối nhau chi cho chúng ghét”. C̣n về “chữ t́nh”, quan niệm của Tư Ù cũng rất là đôn hậu rơ rệt:

    “Hể ḿnh thương ai th́ ḿnh muốn người đó sung sướng hạnh phúc. Người đó vui, ḿnh vui. Người đó buồn, ḿnh buồn. Chớ c̣n nói thương người ta mà cứ đeo theo làm khổ người ta, th́ đâu phải gọi là thương !”. Có lẽ nhờ nghĩ như vậy mà tiếng “bồ” của Tư Ù gọi Út Cón lúc nào cũng thấy trong veo mát rượi như giọt sương trên tàu lá buổi sáng …

    Mặc dù tâm sự đă “gói ghém” kỹ để trong ḷng, lâu lâu Tư Ù vẫn thấy thèm được nói lên “tiếng nói của con tim”. Đó là những buổi trưa rỗi rảnh, nằm một ḿnh trên vơng đong đưa, ngẫm nghĩ viển vông để cuối cùng lại trở về hoàn cảnh của hai người. Không kềm được trào ḷng, Tư Ù ngân nga một câu vọng cổ: “Anh Hai ôi … Cái mối t́nh của em đối với anh … nó tợ như trời cao biển rộng … ư. .. sông … à … dài …”.

    Xuống “ḥ” thật ngọt, và nghe như nỗi niềm trắc ẩn cũng theo chữ “dài” mà tuôn ra nhè nhẹ. Mấy tiếng “Anh Hai ôi …” được “vô” một cách t́nh tứ. Sợ thiên hạ biết, chớ nếu dám “vô” bằng “Anh Út ôi …” chắc phải mùi hơn nhiều … Và chỉ có như vậy thôi, và chỉ cần có như vậy thôi, Tư Ù cũng đă thấy nhẹ, thấy thỏa măn, thấy như đă nói hết những ǵ ḿnh muốn nói !

    * * *

    Khi chị Tư “nối nghiệp”bà già, chợ cá hăy c̣n nhóm mỗi sáng trên sân xi măng. Hồi đó thằng con trai đă lớn, đang đi quân dịch, và vợ chồng chú Út cũng đă có hai cô con gái. Người trong làng kêu Tư Ù bằng “chị Tư”, nhưng lại gọi Út Cón bằng “chú Út”. Có lẽ tại cái gốc Tàu . Bởi v́ họ đă có thói quen gọi người Tàu bằng “chú” “chú chệt” và vẫn gọi tiếp tục như vậy cho dù “chú chệt” đó lần hồi đă già bảy tám mươi tuổi. (Thành ra trong tiệm vàng đă có “chú Phấn”, bây giờ tấn lên có “chú Út Cón”. Hai cha con đều được gọi bằng “chú” , ngang nhau !)

    Mỗi sáng chị Tư dọn hàng ra chợ, ngay trước nhà, nên cũng tiện và nhanh. Hàng cá của chị gồm có hai thau nhôm thật to đầy cá, nước trong veo, một tấm thớt gỗ dầy, hơi trũng xuống ở phần giữa v́ đă được sử dụng lâu năm, một con dao yếm để đánh vảy mổ bụng cá, một con dao phay để chặt khúc cá, một cái thau nhôm nhỏ để bắt cá cho khách hàng coi và một cái cân xách.

    Đặc biệt trong chợ cá, chỉ có chị Tư là không có cái chày vồ. Dụng cụ này bằng gỗ, thường được dùng để đập lên sóng dao phay khi muốn chặt con cá to ra từng khứa và nhứt là khi cần bổ hai cái đầu cá để đừng bị dập và để mỗi miếng “coi cho nó ngon”. Khách hàng không ưa những khúc cá “bầy nhầy”, cho nên hàng cá nào cũng phải có dao bén ngót, và khi “rả” con cá cở bằng bắp chân trở lên, phải biết dùng dao yếm để khứa và dao phay với cái chày vồ để “xả”.

    Vậy mà chị Tư không cần tới cây chày vồ. Bởi v́ chị mạnh tay lắm và chị “nhắm đâu là chặt đúng ngay đó, không xê xích một ly”. Khách hàng ai cũng phục chị Tư ở chỗ đó. Họ nói: “Con Tư nó múa dao như Sơn Đông. Ḿnh chỉ ở đâu là nó phụp ở đó, ngay boong ngọt xớt … Chớ không phải như mấy con mẹ kia, cầm chày vồ đập bom bớp nghe mà phát nhức đầu ”.

    Dọn hàng xong, chị ngồi lên cái hộp gỗ cao bằng hai viên gạch có cái hộc như hộc tủ. Chị kéo hộc ra để tiền lẻ vào đó, rồi bắt đầu chào hỏi bạn hàng cá và rau cải. Trong làng, và nhứt là trong chợ, phần đông đều quen biết nhau hết, nên câu chuyện trao qua trao lại dễ dàng thoải mái. Đó là giờ “thông tin” của các bạn hàng trong khi người đi chợ c̣n rải rác lưa thưa .

    “A … để nói này nghe, đừng nói ai hết nghen ! Con gái của d́ Năm Đôi có bầu với thầy giáo Thái. Họ giấu dữ lắm đó” … “Chèn ơi ! Tội nghiệp con nhỏ hôn !” … “Thầy bà ǵ mà ác nhơn. Vợ con cả đống cả lèng rồi mà c̣n dê con nhỏ làm chi cho nó khổ ” … “Nè ! Nghe nói ông Xả Bảy mới rinh về một con vợ bé. Không biết phải hôn ?” … “Đâu nà ! Cháu gái của ổng đó. Đừng nói bậy ổng cào nhà bây giờ ” … “Ờ … Con mẹ Sáu bánh lọt sao hổm rày đâu mất hổng thấy há ?” … vv …

    Trong lúc bạn hàng vải, hay bạn hàng xén, đều có nhà hay cửa tiệm nằm vây quanh chợ nhà lồng “nghĩa là qui tụ lại một chỗ” th́ những người bán cá lại có nhà ở rải rác trong mấy xóm xa chợ như xóm Giếng, xóm Chùa, xóm Ḷ Gạch, xóm Nhà Máy … Thành ra bạn hàng cá có “tai mắt” ở khắp nơi. Cho nên họ là giới biết nhiều tin tức trong làng nhứt. Và họ thông tin ăn bứt “Pḥng Thông Tin” !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •