Page 377 of 471 FirstFirst ... 277327367373374375376377378379380381387427 ... LastLast
Results 3,761 to 3,770 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3761
    Tran Truong
    Khách
    Nhân dịp Mỹ vừa có bầu cử TT . Thử xem bầu cử Mỹ ,tư bản giẫy .... hoài không chết , với bầu cử VN , xứ của những Đỉnh Cao Trí Tuệ với bác Hồ dzĩ đại có những tương đồng , dị biệt làm sao . Xin mời quí anh chị và các bạn trẻ :

    Tôi Đi Bầu


    Gần đến bầu cử quốc hội bên Việt Nam và nghe thiên hạ bàn qua tán lại về chuyện ‘ đảng cử dân bầu ‘….làm tôi nhớ lại hồi tôi đi bầu quồc hội VC sau tháng Tư năm 1975. Đó là lần đầu tiên dân miền Nam đi bầu theo kiểu ‘ cách mạng ‘.

    Đầu tiên là ‘ nhân dân làm chủ ‘ phải học tập bầu cử. Ở chế độ mới này, không lúc nào thấy ngưng nghỉ học tập. Hết học tập chuyện này là tiếp ngay học tập chuyện khác. Vừa xong học tập ở tổ dân phố là đă thấy phải kéo nhau ra học tập ở phường, chưa kể những người đi làm c̣n phải học tập ở cơ quan…v v ! Ông tổ trưởng tổ dân phố xóm tôi – hồi trước làm kế toán cho một hăng bào chế thuốc Tây – cho người mời các tổ viên đến nhà ông họp vào một buổi tối để học tập bầu cử.

    Sau khi mọi người đă an vị, nghĩa là ngồi chồm hổm hay ngồi bẹp dưới đất, ông tổ trưởng – ngồi sau một cái bàn thấp trên đó có để mấy xấp giấy vuông vuông và một lô bút bi – tằng hắng rồi nói một cách trịnh trọng : « Tôi mời bà con đến đây để chúng ta cùng học tập bầu cử. Khác với thời ngụy, ứng cử loạn xà ngầu, vàng thau lẫn lộn, chẳng biết ai là ai hết, bây giờ, trong chế độ ta, đảng có bổn phận chọn người đứng đắng, có đạo đức cách mạng… để đề nghị nhân dân bầu. Như vậy, nhân dân khỏi sợ chọn lầm người như ta vẫn thường thấy trong thời ngụy trước đây. »

    Tổ viên im lặng nghe. Phần đông hút thuốc hay xỉa răng. Thỉnh thoảng có tiếng đập muỗi và vài tiếng … ngáp. Thấy có vẻ… được, ông tổ trưởng phấn khởi nói tiếp : ’’ Đơn vị của ḿnh được 10 dân biểu, nhưng v́ là một cuộc bầu cử nên trên lá phiếu có in 12 tên đánh số từ 1 đến 12 để ḿnh gạch bỏ 2 tên .’’

    Nói đến đây, ông lấy xấp giấy vuông vuông trên bàn đi phát cho mỗi người một tấm, vừa làm vừa nói : ’’ Đây là lá phiếu. Nó như thế này đấy.’’ Rồi ông cầm một phiếu đưa lên cao : ’’ Bà con thấy không , có 12 người. Khi đi bầu, ḿnh phải gạch bỏ 2 tên như vầy nè .’’ Vừa nói ông vừa lấy bút bi gạch hai tên mang số 11 và 12, rồi tiếp : ’’ Bà con rơ chưa ? Bây giờ, ḿnh bầu thử cho quen.’’

    Ông lấy bút bi trao cho tổ viên : “ Bà con làm như ḿnh đi bỏ phiếu thiệt vậy. Gạch như tôi chỉ rồi xếp giấy lại làm tư. Mà… đừng ai nh́n ai hết nghe. Ḿnh bỏ phiếu kín mà ! Gạch xong mỗi người tự mang phiếu đến cho tôi xem coi có đúng không, nghĩa là có hợp lệ không.’’ Ổng trở vào ngồi sau cái bàn thấp, đốt thuốc hút. Một lúc, ổng hỏi : “ Xong chưa nà ?’’ Các tổ viên đồng thanh : “ Dạ rồi ” Ông tổ trưởng có vẻ hài ḷng, nói : “ Từng người một tuần tự mang phiếu đến tôi xem nào.“
    Ổng mở từng phiếu coi rồi gật đầu nói : ’’ Đúng !’’

    Từ đầu, tôi đă thấy…. hề quá nên thay v́ gạch số 11 và 12, tôi gạch đại hai số nằm phía bên trên. Khi ông xem phiếu của tôi, ổng giật ḿnh ngạc nhiên nh́n tôi, ḍ xét. Rồi ổng ra dấu gọi tôi đến gần kề miệng vào tai tôi, nói nhỏ : “ Không phải hai thằng cha này, ông nội ơi !“ Tôi cười khẩy : “ Vậy hả bác ?“

    Đến ngày đi bầu, ông tổ trưởng… gom chúng tôi trước nhà ổng lúc 10 giờ 30 sáng bởi v́ tổ chúng tôi – theo lịch tŕnh ấn định – sẽ vào pḥng phiếu lúc 11 giờ. Sau khi đếm đủ nhân số 23 người, ổng dẫn chúng tôi đến trước pḥng phiếu, bắt đứng thành hàng một, rồi ổng bước vào bên trong. Một lúc sau, ổng đi ra với một người nữa lạ hoắc v́ không phải là dân trong xóm. Ổng vừa trao cho người đó một tấm giấy ( chắc là giấy kê khai dân số ) vừa chỉ vào… cái đuôi của tổ : “ Đây ! Đồng chí đếm đi ! 23 người đầy đủ !“

    Ông đồng chí đếm xong nói : “ Đồng bào xếp hàng vào cái đuôi này.“ Ổng chỉ vào hàng….dép guốc từng đôi nối nhau dài dài nằm phơi dưới nắng. Tôi nh́n quanh : th́ ra đồng bào, trong khi chờ đến phiên ḿnh vào bỏ phiếu, đă vào núp nắng dưới hiên nhà dân, để giày dép làm đuôi thay thế ! Tổ chúng tôi bèn cởi giày dép guốc làm y như vậy, cười cười nói nói v́ thấy… vừa lạ vừa vui !

    Người đi bầu lần lượt mang lại giày dép để vào pḥng phiếu cho nên lâu lâu phải…đôn từng đôi giày dép guốc lên, giống như cái đuôi người nhích tới mỗi khi phía trước có chỗ trống. Tôi thấy có một thằng nhỏ trong căn phố nằm cạnh pḥng phiếu chạy ra làm việc này. Có lẽ người lớn trong nhà tự động biểu nó làm, v́ họ thông cảm người cùng xóm đang bị cảnh trời trưa nắng gắt !

    Khi gần đến tổ chúng tôi bầu, bỗng nghe có người la lên : “ Chết cha ! Tụi nào lấy mẹ nó đôi dép da của tôi rồi !“ Vậy là những người đang núp nắng chạy ào ra cái đuôi giày dép nh́n đồ của ḿnh, rồi, chẳng ai bảo ai, mỗi người tự động lấy đi một chiếc của ḿnh nhét vào lưng quần hay cầm trên tay, điềm nhiên trở về chỗ núp nắng cũ, để lại hàng dép guốc bây giờ mỗi thứ chỉ c̣n có một chiếc ! Thằng nhỏ vẫn lâu lâu đẩy từng chiếc lên, như chẳng có chuyện ǵ xảy ra hết !

    Lần bầu cử đó, theo báo cáo của Nhà Nước, đă đạt 99,99%. Có điều là người dân đi bầu chẳng thấy mặt ứng cử viên nào hết ! Chú Bảy thợ hồ xóm tôi….phát biểu : “ Mẹ ! Đă nói nhắm mắt bầu mà đ̣i thấy con khỉ ǵ , hả ?“

    Đó là lần đầu cũng là lần cuối tôi đi bầu quốc hội V C, bởi v́ sau đó, tôi đă….nhắm mắt vượt biên !

  2. #3762
    Tran Truong
    Khách
    Tiết Nhơn Qúi

    Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng. Thằng Mỹ đen tḥng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn : ‘’ Bốc lên ! Bốc nhanh lên ! Đầy ứ rồi ! ‘’ Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng th́ vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám người đang xô đẩy nhau phía dưới. Như cái máy, tôi phóng xuống theo ! Khi tôi giành giực lại được cái xắc th́ chiếc trực thăng đă bay đi xa. Tôi ôm cứng cái xắc trước ngực, hổn hển nh́n theo mà nghe chết điếng trong ḷng…

    Nhờ bị rớt lại như vậy mà tôi c̣n giữ được nhà cửa xe cộ. Bởi v́ những nhà khác -nhà những người đă di tản- đều bị đồng bào hôi của, rồi sau đó là bị Nhà Nước cách mạng tiếp thu. Cũng là một h́nh thức hôi của, nhưng… cao cấp hơn !

    Rồi nhờ cái xắc của vợ tôi với mớ nữ trang và đô la mà tôi làm lại cuộc đời chẳng khó khăn ǵ mấy.

    Hồi thời trước, tôi làm chuyên viên điện toán cho một hăng xuất nhập cảng lớn ở Chợ Cũ. Bây giờ, sau thời gian đi hội họp học tập để nghe cán bộ phát biểu dong dài với những từ ngữ lạ hoắc, nghe… ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm, vậy mà tôi cũng hiểu trắng được rằng cách mạng là đổi đời và hiểu ngầm rằng: muốn sống trong chế độ mới ḿnh phải lột cái xác cũ ra chôn giấu đi, và muốn sống yên ổn trong thời buổi này, ḿnh phải biết làm… thợ lặn, nghĩa là đừng có trồi đầu ra cho thiên hạ để ư, nhứt là chánh quyền.

    Vậy là tôi quyết định đổi nghề : tôi đem gia đ́nh thằng Sáu, đứa cháu kêu tôi bằng bác, về cư ngụ với tôi, rồi chúng tôi lập Tổ May Thêu. Chạy ṿng ngoài là thằng Sáu với chức tổ phó ; tổ viên là vợ và hai đứa con gái của nó, cộng thêm hai người chị vợ nó ; c̣n tôi th́ làm tổ trưởng, nghĩa là ngồi không uống trà, hút thuốc, kư tên, đi họp…

    Sau tháng tư năm 1975, không phải chỉ có ḿnh tôi đổi nghề. Phần đông người dân miền Nam đều đổi nghề, nhứt là ở các đô thị. Chẳng ai bảo ai, cũng chẳng thấy ai khuyên ai, họ tự động đổi nghề một cách tự nhiên và đều khắp, giống như theo một thời trang đổi kiểu áo quần ! Và cũng chẵng có một mảymay mặc cảm. Cho nên thấy giáo sư đi đạp xích lô, thấy thầy giáo đi làm thợ hồ, thấy lơ xe đ̣ là thợ bạc hồi thời trước, thấy chị bán nước mía là cựu nhân viên ngân hàng… v. v. Kể không hết.

    Và cái nghề được nhiều người chọn nhứt là nghề mở quán cà-phê vỉa hè ! Dễ quá ! Chỉ cần đặt trước nhà mấy cái bàn mấy cái ghế… vậy là thành quán ! Cho nên thấy đường nào cũng có, xóm nào cũng có, xó xỉnh nào cũng có. Nhiều khi hàng quán nằm khít nhau một dọc, vậy mà chẳng thấy ai phàn nàn ai ! Làm như trong cuộc đổi đời vĩ đại này, người dân miền Nam dễ thông cảm với nhau hơn hồi trước !

    Sau cách mạng, có những nghề bỗng nhiên biến mất trong sanh hoạt hằng ngày. Điển h́nh nhứt là nghề coi tay coi tướng và nghề đấm bóp (cũng gọi là tẩm quất). Có người… ác ư nói rằng cách mạng rất sợ bị lộ chân tướng nên mấy thầy tướng số đều bị ‘’ đ́ ‘’hết, c̣n tẩm quất là nghề… chuyên chính của Đảng và Nhà Nước, họ giữ độc quyền dùng nó để dần những phần tử xét lại hay phản động đă bị họ bắt nhốt… th́ sức mấy mà người dân được hành nghề này !

    Một tối đó, trong khi ṭong teng trên vơng hút thuốc sau bữa cơm, tôi bỗng nghe tiếng rẹt rẹt rẹt từ đằng xa. Đó là tiếng của những nút khoén đập dẹp xơ xâu mà mấy ông tẩm quất vừa đi vừa lắc để… rao hàng. Ngạc nhiên, tôi nhỏm dậy lắng tai nghe. Đúng rồi !Đúng là tiếng lắc nút khoén của ông tẩm quất. Hồi thời trước, ông tẩm quất xóm tôi thường đi lắc như vậy đêm đêm. Và ổng đấm lưng tôi đều đặn mỗi tháng hai lần.
    Sau giải phóng, không nghe ổng lắc rẹt rẹt nữa. Tôi nghĩ chắc ổng cũng đă đổi nghề như thiên hạ. Nào dè…

    Tôi vui mừng bước nhanh ra cổng, gọi : ‘’ Đấm bóp ! Đấm bóp ! ‘’. Có tiếng dạ từ đàng xa, rồi một người đạp xe lại. Th́ ra không phải ông tẩm quất mà tôi quen. Người này cũng trộng tuổi như ông kia, cũng gầy gầy như ông kia, nhưng cao lớn hơn nhiều. Ổng mặc sơ-mi ngắn tay và quần sọt, đeo ngang hông một túi vải nhỏ.

    Lỡ gọi rồi, tôi đành mở cổng cho ổng vào mà phân vân tự hỏi : ‘’ Không biết ông này ở đâu ra ? Nhứt là trong thời buổi mà thiên hạ chạy ăn hằng bữa, ai đâu mà đưa lưng cho ổng đấm ? Với lại không biết ổng thiệt có nghề đấm bóp hay là thứ… ba trợn để kiếm cơm ? Bởi v́ bây giờ cái thứ đó cũng đông lắm ! ‘’

    Vào nhà, tôi gọi mấy đứa nhỏ trải một chiếc chiếu ở hàng ba rồi tôi tự động nằm xuống đó sau khi cởi quần áo ngoài chỉ c̣n mặc cái quần đùi. Ông đấm bóp bỏ đôi giép Nhựt ở tam cấp, bước vào nhà nh́n quanh rồi nói :’’Xin phép cho tôi cởi áo ‘’. Không đợi trả lời, ông cởi áo sơ-mi máng lên đầu vơng, để lộ trên người chiếc áo thung ba lỗ đă ngă màu vàng và lủng rách nhiều nơi.

    Ông ngồi xuống cạnh tôi, lấy trong túi vải chai dầu mở nút trút vào ḷng tay, nh́n tôi mỉm cười:’’Ông nằm sấp xuống ‘’. Tôi làm theo như cái máy. Tôi nghe hai bàn tay vừa to vừa ấm của ông thoa dầu từ trên ót trên cổ tôi xuống lần hai vai, rồi lưng, để cuối cùng vuốt dài theo hai cánh tay nằm dọc theo hông… mà tưởng chừng như vừa được trùm lên người một làn hơi nóng vừa êm vừa mỏng !

  3. #3763
    Tran Truong
    Khách

    Tiết Nhơn Quí ( Tiếp theo )

    Lối đấm của ông ta không giống lối đấm của ông mà tôi quen. Kỹ thuật của ông hồi đó đúng là đấm, nghĩa là hai bàn tay cứ đều đặn xuống lên, khi nắm lại th́ có tiếng bóc bóc, khi x̣e ra th́ có tiếng bụp bụp. Và cứ như vậy, hết lưng là đến chân đến tay. C̣n ông mới này th́ khác hẳn. Ổng… âm thầm hơn và đi sâu hơn. Ổng mằn từng khớp xương, từng thớ thịt, ổng ṃ dài theo các đường gân tay gân chân. Mấy đầu ngón tay của ổng đi tới đâu là ḿnh nghe… ră rời tới đó ! Thật là kỳ diệu ! Tôi phục ổng quá !

    Sau khi làm xong, ổng xin một ly nước, uống, lảnh tiền, cám ơn, rồi lẳng lặng dẫn xe đạp đi ra. Tôi hỏi với theo : ‘’ Tuần sau, cũng vào giờ này, ông lại đấm tôi được không ? ‘’Ổng nói ‘ dạ được ‘ rồi đi thẳng. Tiếng rẹt rẹt của xâu nút khoén lại vang lên xa xa… Tôi nằm tơ lơ mơ, nghe âm thanh rẹt rẹt mà tưởng chừng như thời cũ vẫn c̣n nguyên đây đó, cái thời mà cuộc sống c̣n mang nhiều thi vị, kể cả những thi vị thật nhỏ nhoi tầm thường.

    Tuần sau, ông đấm bóp trở lại. Ổng không bấm chuông. Ổng đứng ngoài cổng lắc xâu nút khoén rẹt rẹt, rẹt rẹt, giống như một… ám hiệu ! Đă được dặn trước nên người nhà chạy ra mở cổng. Ổng vào nhà, gật đầu chào tôi rồi tuần tự làm y như tuần rồi. Thấy ổng có tay nghề ‘’ cao cấp ‘’-nói theo từ ngữ bây giờ-mà không bô bô vừa làm vừa nói như ông cũ, tôi càng có cảm t́nh với con người trầm lặng đó. Nên tôi mở lời :

    – Ông làm nghề này lâu chưa ?

    – Dạ… sau giải phóng.

    – Sao tôi không nghe ông lắc ở xóm này vậy ?

    – Dạ… tôi ít đi lắc lắm. Tôi làm cho khách quen không hà. Hôm rồi nhơn làm cho ông khách ở gần đây, tôi lắc cầu may nên mới gặp ông đó chớ.

    – Hồi thời trước, ông làm nghề ǵ ?

    Ổng ‘ dạ ‘ rồi nín thinh. Tôi biết ổng không muốn nói, nên cũng không hỏi tiếp.

    Lần này, sau khi trả tiền, tôi hỏi, giọng thân mật :

    – Ông thứ mấy ?

    – Dạ… thứ Sáu.

    – Ông chắc lớn hơn tôi cở bảy tám tuổi. Vậy cho tôi gọi ông bằng anh Sáu được không ?

    Ổng nh́n tôi, chớp chớp mắt :

    – Dạ được chớ.

    – Vậy tuần sau, cũng ngày này giờ này, nghe anh Sáu.

    Ổng “Dạ”, gật đầu chào tôi rồi dẫn xe đạp đi ra.

    Tuần sau, ổng lại đến. Lần này, chính tôi niềm nở mở cổng. Tôi bắt tay ổng:

    – Mạnh hả anh Sáu ?

    – Dạ mạnh.

    Vào nhà, lại tuần tự “xin phép, cởi áo, ngồi xuống, xoa dầu”… Nhưng lần này, sau khi rờ lưng tôi, ổng nói:

    – Hơi cảm hả thầy Hai ?

    Tôi ngạc nhiên, v́ hai tiếng “thầy Hai” th́ ít mà v́ chỗ ông Sáu biết tôi đang cảm th́ nhiều :

    – Sao anh biết ?

    – Nghề mà thầy Hai. Lưng thầy lạnh ngắt đây nè !

    Rồi ổng tiếp, giọng đầy tự tin:

    – Nhưng không sao đâu, thầy Hai yên tâm. Tôi làm một chút là thầy thấy khoẻ hà.

    Thấy lần này ổng cởi mở hơn, nên tôi tiếp tục… đẩy đưa:

    – Anh học nghề này ở đâu vậy, anh Sáu ?

    – Tôi học với một ông thầy Tàu ở B́nh Ḥa ?

    Ngừng một chút như để suy nghĩ, rồi ổng nói tiếp, trong lúc hai bàn tay vẫn đều đặn làm việc :

    – Thiệt ra ông thầy tôi chuyên dạy vơ.

    – Ủa ? Rồi sao có vụ dạy tẩm quất ?

    Im lặng một chút rồi ổng mới nói, sau khi cười nghe cái khịt :

    – Hồi đó, lâu rồi, tôi tới thọ giáo với ổng, ổng nắn tay nắn chân tôi rồi mới nói : “Tao dạy vơ cho mày không lấy tiền với điều kiện là mày đấm lưng cho tao mỗi tuần một lần, mày chịu hông ?“. Tôi trả lời chịu nhưng tôi không biết đấm lưng. Vậy là ổng dạy tôi đấm lưng !

    Nói xong, ông Sáu cười nhè nhẹ mấy tiếng. Tôi biết ổng đang sống lại với những kỹ niệm nên tôi “khơi“ luôn:

    – Mà tại sao anh Sáu phải đi học vơ vậy ?

    Ổng ngập ngừng một chút rồi mới nói :

    – Tại hồi đó tôi muốn đóng vai Tiết Nhơn Quí ! ( Còn tiếp )

  4. #3764
    Tran Truong
    Khách

    Tiết Nhơn Quí ( Tiếp theo )

    Ba tiếng “Tiết Nhơn Quí“ làm tôi nhớ lại bà già vợ tôi hồi thời trước hay đi coi hát bội và bà thích nhứt nhân vật Tiết Nhơn Quí. Bà thường nói “Đóng vai Tiết Nhơn Quí, không ai hay bằng kép Sáu Thanh hết ! Thằng đó múa thiên phương họa kích như thần. C̣n khi nó gặp lại Dương Mậu Sanh, nó khóc như thiệt vậy, hay không chỗ nói !“ Tiết Nhơn Quí… Cây Thiên Phương Họa Kích… Kép Sáu Thanh… Ông già đấm bóp thứ Sáu… Tôi xoay người lại hỏi:

    – Vậy anh Sáu là kép Sáu Thanh phải không ?

    Gương mặt già nua đó bỗng nhăn lại v́ xúc động. Ổng nuốt nước miếng mấy lần mới nói được:

    – Dạ phải.

    – Hồi đó bà già vợ tôi mê anh lắm. Bả cứ nhắc hoài lúc Tiết Nhơn Quí gặp lại nghĩa huynh Dương Mậu Sanh. Anh đóng hay đến nỗi khán giả ai cũng sụt sùi khóc hết.

    Ông Sáu im lặng, chớp mắt thật nhanh rồi nh́n đi nơi khác. Ổng nh́n ra sân, ổng nh́n ra cổng. Ở đó, tôi không có vặn đèn khi đêm xuống như thời cũ -phải làm giống thiên hạ để đừng ai để ư- nên bóng tối dăng đầy. Tôi biết : trong vùng tối đó, ông Sáu đang nh́n thấy lại ánh sáng huy hoàng của thuở mà trong vai Tiết Nhơn Quí ông đă làm rung động biết bao nhiêu khán giả đêm đêm…

    Một lúc sau, ông Sáu mới nói, giọng trầm tĩnh:

    – Thầy Hai nằm xuống đi, để tôi làm tiếp.

    Bây giờ, mấy đầu ngón tay của ổng “đi“ thật chậm nhưng thật sâu. Làm như ổng đang tiếp tục ṃ mẫm để t́m lại những kỷ niệm vụn vặt mà cơn lốc cách mạng 1975 đă bất thần thổi tung đi mất. Tôi bỗng nghe thương hại ông Sáu vô cùng…

    Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây để viết vài hàng về nhân vật Tiết Nhơn Quí. Tôi chỉ nhớ đại khái nhưng chắc cũng đủ để cảm thông sự xúc động của anh Kép tài danh Sáu Thanh, bây giờ là ông già đang ngồi đấm lưng tôi trong im lặng…

    Tiết Nhơn Quí nhà nghèo, nhưng có sức mạnh hơn người. Một ḿnh anh ta kéo khúc gỗ mà mười người kéo không nổi ! Và anh ta ăn uống cũng bạo lắm: mỗi bữa cơm, anh ta ăn bằng mười người ăn ! V́ nhà nghèo nên thường xuyên Tiết Nhơn Quí ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.

    Trong làng, có Dương Mậu Sanh là nhà có tiền và tánh t́nh rất hào phóng. Biết t́nh cảnh của Tiết Nhơn Quí, Dương Mậu Sanh bèn đem về nuôi và kết nghĩa anh em. Nhờ được ăn uống đầy đủ nên Tiết Nhơn Quí, ngoài việc giúp đỡ nghĩa huynh trong công tác nặng nhọc, hàng ngày luyện tập vơ nghệ với cây thiên phương họa kích đến tŕnh độ mà khi tung lên là “lá rụng cát bay“…

    Tiết Nhơn Quí ăn đến… người nghĩa huynh bị sạt nghiệp !

    Một hôm, nhân đánh đuổi Cáp Tô Văn và cứu được Lư Thế Vân nên được vị này thâu dụng dưới trướng. Rồi từ đó Tiết Nhơn Quí theo pḥ Lư Thế Vân đánh đông đánh tây bao nhiêu năm mới dựng nên cơ đồ cho ông này lên làm vua. Lúc đó Tiết Nhơn Quí đă trở thành một vị nguyên soái lừng danh thiên hạ.

    Thời gian sau, nhân chuyến viễn chinh qua làng cũ, Tiết Nhơn Quí cho hạ trại ở đây rồi truyền lịnh tướng tá đi mời Dương Mậu Sanh. Ông này bây giờ nghèo xác xơ, nghe nguyên soái cho vời ḿnh th́ không biết làm sao, v́ không tiền mua lễ vật để ra mắt nguyên soái.

    Cuối cùng ông đành làm liều: ông lấy hai cái hũ đổ đầy nước, đóng nút rồi bịt lại bằng mấy lần vải đỏ, xong ông xin một ít rượu rưới lên đầu hũ cho có mùi. Như vậy, người ta sẽ nghĩ là hai hũ rượu, và như vậy khi tiếp vị nghĩa huynh, nguyên soái sẽ không bị mất mặt với những người dưới trướng.

    Được thông báo, Tiết Nhơn Quí vội vă bước ra đón người anh kết nghĩa đă nuôi ḿnh trong lúc cơ hàn mà bao nhiêu năm dài bận chuyện quân binh ḿnh không về thăm được. Dương Mậu Sanh đặt hai hũ rượu giả lên bàn, ṿng tay cố gắng lắm mới nói được mấy lời:“Thưa nguyên soái, tôi xin có chút lễ mọn để ra mắt nguyên soái… “ Nh́n bộ quần áo trên người Dương Mậu Sanh, Tiết Nhơn Quí hiểu ngay t́nh cảnh của người anh kết nghĩa.

    Ông ôm lấy nghĩa huynh, xúc động:“Dương huynh lúc nào cũng tốt với tiểu đệ. Ơn xưa biết bao giờ đệ trả cho xong mà bây giờ c̣n cho đệ rượu để mừng tái ngộ. Th́ đệ xin uống cho huynh vui“. Nói xong, Tiết Nhơn Quí bưng lên một hũ, mở nút uống ực ực mà trào nước mắt. Xong, nói lớn cho mọi người trong trướng đều nghe:“Ngon ! Ngon quá !Rượu của nghĩa huynh ta ngon quá ! Cay quá ! Làm ta chảy nước mắt“. Rồi truyền lịnh:“Rượu của nghĩa huynh ta tặng cho ta, vừa ngon vừa quí. Đứa nào rớ vào là ta chém đầu. Nghe chưa ?“ Rồi tự tay xách hai hũ rượu một cách trịnh trọng đem vào trong cất kỹ.

    ( Còn tiếp )

  5. #3765
    Tran Truong
    Khách

    Tiết Nhơn Quí ( Tiếp theo và hết )

    Ông Sáu im lặng làm lưng tôi một lúc, bỗng nói:

    – Hồi đó, lúc nào diễn đến lớp Tiết Nhơn Quí uống rượu giả của Dương Mậu Sanh, tôi cũng xúc động nên khóc thiệt. Khán giả nghĩ rằng tôi khóc giả mà như thiệt nên khen quá chừng. Có nhiều người liệng tiền lên sân khấu cho nữa, thầy Hai à !

    – Rồi tại sao anh Sáu không đi hát nữa vậy ?

    – Mấy ngày đầu tháng tư 75, ông bầu ră gánh, v́ đâu c̣n hát ḥ ǵ nữa. Lúc đó tụi này vẫn “trụ“ ở đ́nh Thanh Nguơn là nơi mà tụi này hát thường xuyên. Đào kép nhạc công bỏ đi tứ tán. C̣n lại ở đ́nh có anh Ba thợ đèn, anh Tư Rưa người thủ vai Dương Mậu Sanh và tôi. Tụi này ở chùm nhum với nhau như vậy tới ngày giải phóng.

    Ngừng một chút, rồi không đợi tôi hỏi, ông nói tiếp, giống như ổng đang quây lại một cuồn phim :

    – Rồi họ đến đuổi tụi tôi ra, lấy đ́nh làm hội trường. Anh Ba và anh Tư đưa vợ con về quê. C̣n lại ḿnh tôi không vợ không con nên cũng dễ. Tôi đổ lỳ, “bám trụ“. Cuối cùng họ để tôi ở cái nhà xép phía sau đ́nh nhưng bắt tôi làm gác dan cho họ luôn ! Rồi bởi v́ họ không trả lương nên tôi phải đi đấm bóp để sống.

    – Bộ bây giờ người ta cũng kêu đấm bóp như hồi xưa, hả anh Sáu ?

    – Đâu có ! Người như thầy Hai đây hiếm lắm. Chỉ có cán bộ là thích ba cái vụ này thôi. Bây giờ bọn đó mới có tiền. Tiền… “ chùa” mà thầy Hai ! Tôi nói bao nhiêu là họ đưa bấy nhiêu, không thắc mắc ǵ hết. Cho nên khách của tôi phần đông là cán bộ…

    Tôi bật cười:

    – Vậy là anh phục vụ tốt chế độ rồi anh Sáu !

    – Đâu có thầy Hai ! Thầy không biết chớ khi tôi làm lưng cho họ tôi đâu có làm theo bài bản như tôi làm cho thầy Hai đây. Tôi dằn vật họ như một con thú. Tôi làm cho đă nư mà. Tôi làm lưng họ mà nghĩ như tôi đang rửa nhục vậy. Cho nên tôi cứ bẻ tay bẻ chân, rồi tôi vặn đầu vặn cổ. Tôi dẵm lên lưng dẵm lên đầu. Càng làm, tôi càng nghe hả dạ. Vậy mà họ khen ngón nghề của tôi có “tŕnh độ cao“ ! Cái thứ dốt mà thầy Hai !

    Ngừng một chút rồi tiếp :

    – Thầy Hai biết không, nói nghe khùng chớ nhiều khi tôi ao ước được biến thành Tiết Nhơn Quí thiệt, với trùng trùng binh mă trong tay như thuở đi chinh Đông, để tôi quét sạch bọn vô thần này một phát !

    Ổng nói mà hai tay ổng vẫn mằn ṃ đầu gân thớ thịt của hai chân tôi. Theo tuần tự lớp lang th́ ổng đang ở phần cuối của cử đấm. Bỗng ông Sáu thở dài :

    – Coi vậy chớ lâu lâu tôi vẫn nhớ sân khấu, nhớ tuồng nhớ tích. Tôi thủ vai Tiết Nhơn Quí gần hai mươi năm mà thầy Hai. Nó thấm trong xương trong máu lận. Dễ ǵ quên ?

    Rồi ổng chép miệng, cay đắng :

    – Hồi đó, có bao giờ tôi nghĩ rằng tôi sẽ tuột xuống đi đấm bóp như bây giờ đâu, thầy Hai.

    – Đổi đời mà anh Sáu. Đều trời hết chớ bộ !

    Tôi nghe ổng khịt mũi rồi lầm bầm:“Hừ !Đổi đời !Đổi đời ! Mẹ bà nó !“
    Tôi biết đă đến lúc tôi nên làm thinh để đừng khơi lại một vết thương nào khác nữa…

    … Ông Sáu trở lại đấm cho tôi được hai lần. Đến kỳ hẹn sau, ổng không tới. Tôi nghĩ có lẽ ổng bịnh. Tôi đợi thêm một tuần. Cũng không thấy ổng tới. Thắc mắc, tôi đạp xe lại xóm đ́nh Thanh Nguơn hỏi thăm mới biết là ông Sáu đă bị bắt. Người ta nói chánh quyền nghi ổng có ư đồ ǵ đó bởi v́ theo dơi th́ “phát hiện“ đêm nào ổng cũng “lê la“ ở nhà các cán bộ !

    Trên đường về nhà, tôi miên man nghĩ :“Tiết Nhơn Quí trước sau như một, có ở tù, có bị chúng nó tẩm quất… chắc con người đó không bao giờ thay đổi. Và tôi lại nghĩ : bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không t́nh không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . th́ làm ǵ biết được Tiết Nhơn Quí là ai ?“

  6. #3766
    Tran Truong
    Khách
    Tôi Nằm Gác Tay Lên Trán (Tiểu Tử)
    Hồi năy, nằm một ḿnh trong pḥng, tôi gác tay lên trán hồi nào tôi không hay! Một cử chỉ rất tầm thường, ở quê tôi – Việt Nam – thiên hạ hay làm như vậy khi suy nghĩ chuyện ǵ hay khi gặp khó khăn ǵ. Và thường th́ cử chỉ “gác tay lên trán” đó lâu lâu có kèm theo tiếng thở dài … làm như để trút ra một cái ǵ đang đè trong lồng ngực.

    Nhớ hồi nhỏ, nằm gác tay lên trán là bị người lớn rầy : “Lấy tay xuống! Làm vậy không nên!”. Không ai giải thích tại sao không nên, nhưng rồi khi lớn lên, không ai dạy mà tự nhiên cũng biết nằm gác tay lên trán, và cũng không ai dạy mà tự nhiên cũng biết thở dài …

    Tôi bỏ xứ đi chui từ cuối 1978. Bao nhiêu năm “trôi sông lạc chợ” ở nhiều nơi, tôi không thấy ai nằm gác tay lên trán hết! Và tôi cũng quên mất cái cử chỉ tầm thường đó, cho đến hồi năy đây tôi bắt gặp lại “nó” trong lúc nằm một ḿnh trong pḥng. Th́ ra “nó” đă theo tôi đi lưu vong, ẩn ḿnh một cách khiêm nhường trong tiềm thức, để bây giờ “nó” cầm cánh tay tôi gác lên trán, tự nhiên như ngày xưa – ba mươi năm trước – khi tôi chưa rời khỏi quê hương …

    Ở đây – ở Pháp – thời tiết đang vào thu. Lá cây chỉ mới lai rai ngả màu vàng chớ chưa rơi rụng vội. Trời c̣n sáng trong, đầy nắng chớ chưa ảm đạm âm u và cũng mới se se lạnh thôi, chỉ cần quấn cái khăn lên cổ là ra đường đủ ấm.

    Một chút “tả cảnh” để thấy tôi không bị tù chân tù cẳng trong chung cư như vào mùa đông tháng giá, cái mùa mà một người già “tám bó” như tôi ngày ngày v́ sợ lạnh nên cứ ru rú trong nhà bước qua bước lại trong sáu chục thước vuông hay xem tê-lê để ngủ gà ngủ gật! Như vậy, th́ đâu có ǵ bắt tôi phải nằm nhà để gác tay lên trán?

    Kể ra, từ ngày tôi vượt biên rồi định cư ở Pháp, chắc nhờ Ông Bà độ nên cuộc đời lưu vong của tôi đă không bị “ba ch́m bảy nổi”. Có … lang bang ba tháng đầu đi t́m việc làm, nhờ tiền trợ cấp của nhà nước nên không đến nỗi te tua, mấy đứa con cũng có chỗ ăn chỗ học. Rồi duyên may đưa tôi qua Phi Châu làm việc hết mười mấy năm, khi về hưu ở Pháp th́ con cái đă lập gia đ́nh và “ra riêng” hết.

    Vợ chồng tôi thâu gọn lại, liệu cơm mà gắp mắm, nên cuộc sống cũng an bày. Lâu lâu chạy lại nhà con giữ cháu nội cháu ngoại, và lâu lâu đi “đổi gió” xa xa gần gần … Tóm lại, cuộc sống về già mà được như vậy là … “có phước rồi c̣n muốn ǵ nữa?”. Vậy mà hồi năy tôi đă nằm gác tay lên trán và lâu lâu lại thở dài …

    Hồi sáng, một thằng bạn già gọi điện thoại cho hay vợ chồng thằng A về Việt Nam bị chận lại ở phi trường Tân Sơn Nhứt. Sau đó, “họ” cho bà vợ “nhập khẩu” c̣n ông chồng th́ bị đuổi trở về Pháp, dĩ nhiên là không cho biết lư do ! Ông chồng khuyên vợ cứ vào đi, dẫu là ǵ ǵ đi nữa th́ cũng là quê hương ḿnh mà!

    Nghe kể đến đó, tôi tưởng tượng như chính tôi đang đứng ở trong nhà ga phi trường Tân Sơn Nhứt, nh́n qua các khung cửa kiếng thấy quê hương tôi ở ngay bên ngoài, cái quê hương mà ba mươi năm tôi chưa nh́n lại, cái quê hương mà ngay bây giờ, mặc dầu đang đứng bên trong nhà ga, khứu giác của tôi vẫn nghe rơ được mùi …

    Ờ … mùi quê hương! Có mùi bông lài, bông bưởi, bông cau … Có mùi lúa chín, mùi rơm mùi rạ …Rồi mùi đống un, mùi chuồng trâu chuồng ḅ …Rồi mùi bùn non khi nước ṛng bỏ băi, v.v… Tôi biết, vợ chồng thằng A – nhỏ hơn tôi gần một con giáp – cũng có gốc “ruộng” như tôi, nghĩa là đă lớn lên ở thôn quê, đă lội bưng lội đồng bắt cá ṃ cua từ thuở nhỏ bị nước phèn đóng lớp vào tay chân nên lúc nào cũng thấy mốc cời !

    Tôi chắc chắn vợ chồng nó đứng trong ga phi trường cũng nghe mùi quê hương như tôi đă tưởng tượng. Vợ thằng A – người VN được chánh quyền VN cho phép về quê hương để dời mồ mả ông bà cha mẹ họ hàng ra khỏi đất hương hỏa theo lịnh của nhà nước – nghe lời chồng khuyên “vào đi em” bèn nh́n qua lần cửa kiếng để nhận thấy cái mùi quê hương nó hấp dẫn vô cùng, nó lôi kéo vô cùng, chỉ cần bước có mấy bước là đặt chân vào mảnh đất thân yêu mà ḿnh đă xa cách gần ba mươi năm …
    Tôi biết, vợ thằng A là một người dàn bà thật thà trung hậu, chắc thế nào cô ta cũng quay lại nh́n chồng rồi rơi nước mắt lắc đầu.

  7. #3767
    Tran Truong
    Khách
    Không sao chị Tigôn à , khỏi phải delete , one more post it will be done . Chấm hết chuyện viết của thày Võ hoài Nam , bút hiệu Tiểu Tử . Đây là trang web,nếu ai muốn biết về người viết mang giọng điệu cùng sắc màu Nam bộ :

    https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/04/15/7156/

  8. #3768
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ;..những mảnh t́nh quê hương...!

    ngày 17 - 11 - 2016... trời hửng nắng.. ba đứa trẻ nằm chung cùng lăo.. chúng lôi kéo lăo thức dậy...

    các bà đă lo cho các cháu sang trường bên.. c̣n ba đứa nhỏ cũng đang vui chơi trong cái cũi.. riêng lăo hủ.. lại lân la bàn phím..
    Hôm qua.. lần đầu tiên bà nội tướng gia đ́nh lên mạng.. Tường Vân đă gơ phúc đáp bải của T/v Tigon trong thư mục Tiêu điểm về bài gơ ;.. sau bức màn nhung... nmq cũng vừa đọc qua.. gia đ́nh của nmq gồm đủ cả Bắc Nam.. và da trắng.. Chắc quí Bạn cũng chưa quên với người nữ văn vẻ Giáng Ngọc.. tiểu thư miền Bắc nhưng .. Tây học... và hôm qua là Nam kỳ.. cô út Tường Vân cũng là có chút Văn hoá Tây phương ( Ste Marie).. nhưng đượm phần Lục tỉnh... Vĩnh Long.. Gơ tên Vĩnh Long v́ Vĩnh Long, Cần Thơ.. ngược gịng lên Sadec.. Mộc hoá.. phía Cam Bốt dân t́nh chân chất mộc mạc và hiền hơn dân Bến Tre, Mỏ Cày...
    Trở lại với gịng đời già lăo nay ngồi bên bàn phím... Xin cảm ơn T/v Tigon và T/v Mod Trantruong về post bài;.. em sẽ trở về...
    v́ vậy đă có câu; dưới triều đại Cờ đỏ Sao vàng.
    mất mùa là tại thiên tai...
    ..............được mùa nhờ cậy thiên tài ;.. đảng ta..!
    Dưới tài cai trị của đỉnh cao.. cho nên dân như thế.. và ; cũng đành nhắm mắt .. đưa chân ;... thử xem con Tạo....( Kiều /Nguyễn Du)
    cho đên s sự kiện ập đến th́ cũng đành thôi ;
    Cho nên có bài hát rằng ;... rồi mai đây... ai đưa em qua..nơi xứ lạ...
    Ngậm ngùi, thương sót cho dân quê nghèo chân chất.. trước những cám dỗ vật chất... ./. nmq

  9. #3769
    Tran Truong
    Khách

    Tôi nằm gác tay lên trán ( Tiếp theo và hết )

    Đúng như tôi nghĩ, thằng bạn già kể tiếp trong điện thoại: “Hai đứa nó đă về đến Paris hồi sáng, phone từ phi trường Charles de Gaulle cho hay nội vụ và nhấn mạnh rằng tụi nó coi như tụi nó thí cô hồn!”. Nói xong, thằng bạn già cười vang khoái trá trước khi nói “au revoir”!

    Tôi gác máy, nh́n quanh nhớ lại hôm nay rằm vợ tôi đi làm công quả ở chùa tới tối mới về, tôi bèn vào pḥng nằm đọc báo. Tờ Figaro đầy chữ như vậy mà tôi không làm sao đọc được một hàng! Trong đầu tôi c̣n vang vang tiếng cười của thằng bạn già và câu nói “thí cô hồn” của vợ chồng thằng A. Tôi buông tờ báo, nghiêng người nh́n ra cửa sổ, nghĩ đến cảnh vợ chồng nó bị “quây” trong phi trường Tân Sơn Nhứt, mà thương!

    Ở xứ người, ḿnh vào ra dễ dàng – dĩ nhiên là đừng … mang dao hay mang bom mang súng, cũng đừng mang bạch phiến cần sa! – c̣n ḿnh về xứ ḿnh, mặc dầu trong thông hành có “Giấy Miễn Thị Thực – Certificate Of Visa Exemption” do Đại Sứ Quán VN tại Pháp cấp, ḿnh vẫn gặp khó khăn trắc trở bất ngờ mà ḿnh không bao giờ được biết lư do! Vợ chồng A “thí cô hồn” là phải! Ở đó mà căi à? Toàn là một lũ cô hồn th́ nói thứ tiếng ǵ cho chúng nó hiểu?

    Tôi trở ḿnh nh́n lên trần nhà, miên man nghĩ về quê hương, hay nói cho rơ hơn, tôi nhớ về cái làng quê của tôi nằm bên sông Vàm Cỏ. Không biết cái “Chợ Nhỏ” bây giờ c̣n đó hay đă bị “di dời” đi nơi khác, theo … truyền thống đổi đời của cách mạng? (Trong làng chỉ có một cái chợ, vậy mà thiên hạ gọi là Chợ Nhỏ, làm như c̣n một cái chợ nào khác lớn hơn vậy!)

    C̣n “Ngă Ba Cây Trôm” nằm trên con lộ cái, chỗ có băi đất trống để xe đ̣ tấp vô rước khách, chỗ có cây trôm mà dân trong làng hay đem dao đến chém vào thân cây để lấy mủ đem về pha nước đường uống giải khát giải nhiệt … không biết có nằm trong một “quy hoạch cải cách đô thị có tŕnh độ khoa học cao” của nhà nước? C̣n cái đ́nh làng, bây giờ đă thành một cơ quan ǵ chưa?

    Cái bến cát nằm dài theo ven sông, chỗ mà ngày xưa – thuở nhỏ – tụi tôi kéo nhau một lũ cởi truồng tắm giỡn đùng đùng … bây giờ vẫn c̣n là bến cát hay đă bị chiếm dụng để mấy “ông lớn” xây dinh thự với tường rào kiên cố và nhà thủy tạ có cầu tàu nằm trườn ra sông ngạo nghễ?

    Cái ḷ đường trong Xóm Mới, vào mùa mía chạy che ép mía ngày đêm nghe trèo trẹo, nấu đường làm mùi thơm ngọt lịm bay trùm cả xóm … bây giờ c̣n là “Ḷ Đường Ông Út K” hay đă … biến thành “Nhà Máy Đường của Nhà Nước”? Trường tiểu học mà thời tôi c̣n đi học, ông đốc H cho gắn trên trụ cổng tấm bảng “Cấm Trâu Ḅ Vào Trường” v́ mấy ông chủ ḅ hay thả ḅ vào ăn cỏ dọc hàng rào bông bụp … bây giờ đă thành … cái ǵ rồi?

    Và nghĩa địa của làng, thường gọi là “g̣ đồng mả”, nằm một bên con đường đất đỏ dẫn vào Xóm Trong, cái g̣ đó – cả trăm năm – là nơi an nghỉ cuối cùng của dân trong làng, không phân biệt lớn nhỏ giàu nghèo … vẫn c̣n đó hay đă nhường chỗ cho những “Công Tŕnh Văn Hóa Phục Vụ Nhân Dân”?

    …Nhớ đến đó, tự nhiên tôi thở dài … Rồi tự nhiên tôi gác tay lên trán … Tôi vẫn nh́n lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết. Rồi tôi nghĩ: nếu tôi có trở lại VN, có “được phép” đặt chân lên vùng đất mẹ, chắc chắn tôi sẽ không t́m lại được những h́nh ảnh cũ. Bởi v́ quê hương tôi đă bị “họ” bôi xóa trắng như trần nhà tôi đang nh́n, để thay vào đó một cái ǵ không ra một cái ǵ hết, mang nhăn hiệu “Dân giàu nước mạnh xă hội công bằng dân chủ văn minh”, nghe mà … điếc con ráy !

    Bây giờ, tôi hiểu tại sao tôi đă nằm gác tay lên trán mà thở dài …

    Tiểu Tử

  10. #3770
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    EM SẼ TRỞ VỀ

    Nguyễn Thị Thanh Dương.


    Đứng trong hành lang phi trường Tân Sơn Nhất giây phút tiễn đưa cận kề thật năo ḷng, cả nhà cùng buồn, hai người ở lại tiễn hai người đi xa.

    Bà Tám cứ ôm riết thằng cháu nội đích tôn duy nhất trong tay, hết vuốt ve ngắm nghía nó từ đầu đến chân lại rưng rưng nước mắt hỏi cháu:

    - Tèo à, con đi Mỹ có nhớ nội không?

    Thằng bé 6 tuổi ôm lấy cổ bà nội:

    - Con muốn ở nhà với nội, nội làm bánh khoai ḿ nướng cho con ăn.

    Bà âu yếm mỉm cười nựng cháu:

    - Cha mày, sao không trả lời câu hỏi của nội, con đi Mỹ nhớ nội không ?

    - Có nội ơi…

    - Chừng nào con về với nội ?

    - Mai mốt con về…

    Bà Tám hài ḷng:

    - Ừ, con về nội làm bánh khoai ḿ nước dừa nướng cho con ăn.

    Cái món bánh dân dă rẻ tiền này thằng cháu bà thích lắm.

    C̣n anh Địa th́ mặt rầu rầu dù suốt tuần qua cô Hợi đă năn nỉ và thuyết phục anh rằng cô đưa thằng thằng Tèo qua Mỹ rồi cô sẽ trở về. Con ḿnh yên ấm vợ chồng ḿnh sẽ khỏe re.

    Thằng Tèo đă được anh chị của cô ở Mỹ bảo lănh diện con nuôi

    Anh Địa cũng nghĩ đơn giản như bà Tám mẹ anh là nghèo mà gia đ́nh xum vầy c̣n hơn cho thằng con đi xa coi như mất con. Cô Hợi khăng khăng so sánh người ta giàu có tốn tiền cho con sang Mỹ, con ḿnh đi không tốn xu nào đừng bỏ lỡ cơ hội.…

    Cô Hợi nói với chồng:

    - Tiễn con đi Mỹ mà mặt anh rầu rỉ làm thằng nhỏ mất tinh thần theo đó, mang tiếng nó đi xa nhưng nó ở với anh chị của em chứ ai xa lạ mà anh lo anh buồn chứ.

    - Dù ǵ anh cũng thương con nhớ con đứt ruột em à…

    - Chưa biết chừng chục năm nữa Tèo gởi tiền về mời bà nội và vợ chồng ḿnh du lịch qua Mỹ thăm nó .

    Anh Địa thở dài:

    - Chục năm nữa mà em nói như chục ngày vậy sao.

    Nh́n bộ mặt chồng như đưa đám và nghe chồng nói những lời như than trách cô Hợi chỉ muốn mau dứt ra để vào trong pḥng cách ly cho rồi, nhưng hai mẹ con bà Tám th́ trái lại cứ cố níu kéo để gần gũi con cháu phút nào hay phút đó.

    Anh Địa lại hỏi:

    - Giấy tờ cho em đi Mỹ bao lâu?

    - Th́ em nói anh cả tuần nay rồi, em được ở Mỹ 6 tháng để lo cho con, sau đó em về Việt Nam ở nhà phụ với anh cuốc đất trồng rau chứ không lên Sài G̣n buôn bán chạy chợ nữa, không có thằng Tèo ḿnh cũng đỡ được chút lo lắng và chi tiêu.

    - Em làm như thằng Tèo nó làm hao tiền tốn bạc lắm, tại em ham tiền muốn mau làm giàu nên mới đi buôn bán Sài G̣n xa chồng xa con, nhà người ta trong xóm này có năm bảy đứa con cũng sống nghề làm vườn có ai chết đói đâu

    - Không chết đói nhưng nghèo sặc máu, nhà ḿnh dột không có tiền lợp mái đó…

    Gía như mọi ngày th́ cô Hợi sẽ căi nhiều hơn nữa, cay đắng nhiều hơn nữa, nhưng cô ngọt ngào nũng nịu:

    - Em sẽ trở về với anh…đêm qua anh vui vẻ ừ rồi mà c̣n hỏi hoài em giận cho coi.

    Anh Địa ráng nở nụ cười:

    - Tại giây phút chia tay anh xúc động qúa, khi không cả vợ con đều đi xa..

    Mẹ con anh Địa bịn rịn mấy cũng đến lúc bà Tám phải buông cháu, anh Địa phải rời vợ để cô Hợi dắt thằng Tèo đi vào phía trong phi trường..

    Bà Tám cố nói với theo:

    - Tèo ơi, qua bển học giỏi mai mốt về với ba với nội nghe con

    Anh Địa cũng chới với gọi theo v́ chợt nhớ ra :

    - Hợi ơi Tèo ơi, hai mẹ con đi đường b́nh an. Trời lạnh Tèo hay cảm cúm em nhớ thoa dầu gió cho con giống như anh và má vẫn làm cho nó nghe.

    Chẳng hiểu cô Hợi có nghe hết lời nhắn nhủ của chồng không, cô giơ tay vẫy vẫy và đi luôn một mạch.

    Mẹ con bà Tám cũng giơ tay vẫy chào cho đến khi hai bóng dáng thân yêu khuất vào đám đông họ không nh́n thấy nữa .

    Khi cô Hợi và thằng Tèo ngồi vào máy bay cô mới thở phào nhẹ ḷng và giây phút này cô mới dám tin là thật, cô sắp sửa đi Mỹ. cái giấc mộng to lớn mà cô tưởng cả đời cô không bao giờ với tới.

    Cô Hợi là đứa trẻ mồ côi trong chiến tranh, họ hàng gần xa đă thất lạc, phân tán, cô sống một ḿnh trong căn cḥi lá rách bươm và làm nghề cày thuê cuốc mướn để sống, gặp anh Địa ở xóm khác hai người tấp vô ăn ở coi như vợ chồng, anh chỉ hơn cô là có bà mẹ ǵa hết ḷng thương con và căn cḥi của mẹ con anh dù sao có bàn tay đàn ông cũng tươm tất hơn căn cḥi của cô.

    Bán miếng đất căn cḥi ở xóm ḿnh cô Hợi đưa tiền cho anh Địa tu sửa lại căn cḥi của anh thành căn nhà đàng hoàng khi thằng Tèo ra đời.

    Thằng Tèo tên giấy tờ là Thiên, có nghĩa là trời, cha tên Địa là đất, bà Tám đặt tên “Trời đất” cho con cháu như thế v́ con nhà nông nhà vườn sống nhờ vào trời đất. Đất lành, trời mưa thuận gió ḥa, mùa màng không thất bát là điều bà mong ước chứ bà không mong muốn ǵ hơn

    Hai vợ chồng cùng làm vườn nuôi bốn miệng ăn hạnh phúc ấm êm được vài năm đầu, thấy làng xóm người ta lên thành phố làm ăn cô Hợi cũng bắt chước đ̣i lên Sài G̣n dù mẹ chồng và chồng ngăn cản, cô làm đủ thứ nghề, giúp việc nhà, bán vé số, gánh hàng rong rồi rửa chén bưng bê trong nhà hàng….

    Làm việc ở Sài G̣n mỗi tháng cô Hợi lại về quê thăm chồng con, thằng Tèo do một tay bà nội chăm sóc, bà cưng nó như ngày xưa cưng ba Địa của nó.

    Mấy năm sống ở thành phố, lăn lóc với cuộc đời cô Hợi đă khôn ngoan lanh lợi hẳn ra.

    Thấy nhiều cô, nhiều bà qúa khứ, nhan sắc và nghề nghiệp hiện tại chẳng ra ǵ thế mà cũng lấy được chồng tây, chồng Việt kiều bảo lănh sang Mỹ.

    Cô Hợi so sánh ḿnh xinh đẹp hơn hẳn bọn họ và thèm khát đổi đời, anh Địa lù khù nhà quê của cô chẳng bao giờ có thể cho vợ con một cuộc sống khá hơn. Anh Địa chỉ quanh năm cắm đầu cuốc xới trồng trọt làm việc với đất đúng như cái tên mẹ anh đă đặt cho.

    Theo lời khuyên của một cô bạn muốn lấy chồng xuất ngoại nên t́m chồng Mỹ chồng Tây, họ “khờ” và dễ dăi không phân biệt qúa khứ, tŕnh độ học vấn hay giàu nghèo như chồng Việt kiều, miễn là họ thích, họ yêu .

    Thế là cô Hợi đă nhờ cô bạn đăng t́m bạn bốn phương bằng tiếng Anh để t́m chồng tây cho lẹ, nội dung là mẹ độc thân một con muốn kết bạn để đi đến hôn nhân . Kèm theo là một tấm h́nh mới nhất của cô Hợi.

    Cô nhận được nhiều email làm quen, cô bạn đă giúp cô Hợi giao lưu thư từ và đă chọn ra một ông Mỹ khá nhất, chân t́nh nhất.

    Ông John muốn đi đến hôn nhân với cô Hợi sau khi ông đă từ Mỹ bay về Sài G̣n gặp gỡ cô.

    Những giấy tờ cá nhân cần địa phương chứng thực th́ cô Hợi về xóm cũ đút lót ít tiền và khai là không chồng có một con, sống lang bạt trên thành phố không nơi cư trú nhất định. Nhà chồng cách đó mấy cây số chẳng hay biết ǵ.

    Được chứng thực giấy tờ cô giao hết cho dịch vụ lo tiếp.

    Cô Hợi t́m cách ăn nói với mẹ chồng và chồng tin để mang thằng Tèo ra đi trót lọt.

    Cô nói với họ là đă liên lạc được với người chị ruột thất lạc đang sống ở Mỹ, thấy gia cảnh nhà cô nghèo nên chị cô đă bảo lănh thằng Tèo sang Mỹ diện con nuôi để lo cho tương lại của nó. .

    Mẹ con bà Tám nghe đều ngạc nhiên và dăy nảy lên từ chối, thương thằng nhỏ phải xa gia đ́nh, nhưng cô Hợi vừa thuyết phục vừa hứa hẹn đủ thứ khiến họ cũng xuôi ḷng. Nào là thằng Tèo sẽ sống với anh chị cô, sung sướng nơi xứ Mỹ văn minh giàu có và ăn học thành ông này ông nọ. Dù nó sống ở đâu nó cũng vẫn là con cháu nhà này, sẽ không quên cội nguồn cha mẹ

    Nào là thời gian cô được qua Mỹ 6 tháng cô sẽ đi làm việc trong 6 tháng đó kiếm mớ vốn mang về, cô kể ở Mỹ chỉ đi giữ trẻ nhà người ta hay làm phụ bếp nhà hàng mỗi tháng cũng kiếm hai ngàn đô ngon lành, tính sơ sơ 6 tháng làm việc cô kiếm cả chục ngàn đô la Mỹ.

    Cô Hợi được đi theo con trong cuộc hành tŕnh đến Mỹ v́ con c̣n qúa nhỏ.

    Đêm cuối cùng ngủ với chồng cô Hợi đă thủ thỉ bao lời yêu thương, bao lời hứa hẹn ngày trở về vợ chồng thảnh thơi hạnh phúc.

    Cô Hợi đă cho anh Địa một đêm ân ái thật măn nồng . Anh Địa đâu hiểu rằng đó là món qùa vợ chồng cuối cùng anh được hưởng.

    ********************

    Mẹ con cô Hợi đă về nhà ông John được hai tuần, vui v́ đến được Mỹ hợp pháp cho hai mẹ con, nhưng cô Hợi cũng không khỏi áy náy buồn khi nghĩ đến mẹ chồng và chồng, hai người nhà quê chân chất ấy vẫn đang đinh ninh tin cậy nơi cô, họ không một chút nghi ngờ ḷng dạ cô đổi thay toan tính chuyện tày trời mang thằng Tèo ra nước ngoài, dứt ĺa khỏi ṿng tay yêu thương của họ t́nh máu mủ ruột thịt đứa cháu nội, đứa con trai bé bỏng.

    Dù ǵ cô cũng chưa quên mái nhà tranh đă gói ghém mấy năm hạnh phúc của hai vợ chồng, kia là bộ bàn ghế cũ xiêu vẹo, kia là cái giường ngủ cũ kỹ của cô và anh Địa sau tấm màn gió bằng vải hoa rẻ tiền xộc xệch, kia là căn bếp có những lúc mưa hắt ướt lối vào ra nhưng cũng là nơi từng tỏa khói ấm cho những bữa cơm nghèo quây quần mà vui.

    Ngưỡng cửa cô từng vào ra và ngưỡng cửa cũng là nơi bà nội hay ngồi ôm thằng Tèo chờ đón cô đi làm đồng làm vườn trở về của thời gian đầu vợ chồng bên nhau.…

    Ôi, ngưỡng cửa c̣n đấy, bà nội c̣n đấy nhưng thằng Tèo không c̣n cho bà ôm nó nữa và cô Hợi th́ có lẽ không bao giờ trở về để bước qua ngưỡng cửa ấy…

    Một chút ân hận cô Hợi khóc rấm rức và tự hứa sẽ gởi nhiều tiền về để đền bù cho họ.

    Cô gọi phôn về cho anh Địa.

    Hai mẹ con bà Tám mừng quưnh quáng chạy sang nhà hàng xóm để nhận cú phôn từ Mỹ gọi về, nghe tiếng chồng và bà mẹ chồng rối rít hỏi thăm cô Hợi đă xót xa không cầm được nước mắt.

    Họ hỏi ǵ cô Hơị cũng trả lời mọi thứ đều suông sẻ tốt đẹp cho họ vui ḷng, bà Tám đ̣i nói chuyện với thằng Tèo, bà bật khóc nức nở trong phôn khi nghe thằng cháu nói 3 chữ:

    - Con nhớ nội.

    Bà sụt sùi hỏi tiếp:

    - Ba má nuôi của con có thương con không Tèo?

    - Dạ, ông John thương con lắm nội ơi..

    - Ủa, ba má nuôi con đâu? mà ông “Don” là ai ?

    - Là ba con đó nội, mẹ con nói phải gọi ông John bằng ba, giống như hồi ở nhà con đă gọi ba Địa

    Cô Hợi chụp phôn từ tay thằng Tèo để giải thích:

    - Ông John quen với anh chị con, ông thấy thằng Tèo dễ thương nên gọi nó là con cũng như bà Hai Lèo ở kế bên nhà ḿnh cũng xí thằng Tèo là cháu nội của bà vậy đó,

    nhà ông John bên cạnh nhà anh chị con là hàng xóm thân thiện lắm.…

    Mẹ con bà Tám nào hiểu biết ǵ, cô Hợi nói sao họ nghe vậy và gật gù khen thằng Tèo tốt số, ở đâu cũng có người thương.

    Ông John đang ngồi gần đó âu yếm mỉm cười nghe hai mẹ con cô Hợi nói chuyện, ông không hiểu tiếng Việt Nam nên cô Hợi tha hồ nói chuyện với chồng và bà mẹ chồng.

    Cô khoe với anh Địa:

    - Tuần tới em bắt đầu đi làm cho một nhà hàng, lương tháng 1,800 đô la, chủ bao luôn hai suất ăn trưa và chiều, coi như em cất trọn ngàn tám vô tuí.

    Anh Địa mừng rỡ:

    - Úy trời, một thàng lương làm nhà hàng bên Mỹ bằng anh cuốc đất thuê cả năm, hèn ǵ Việt kiều về nước ai cũng le lói huy hoàng…

    Anh Địa thật thà tính toán:

    - Em làm 6 tháng về ḿnh xây nhà tường cho vững chắc ở cả đời không hư.

    - Dạ, để tuần tới em gởi đỡ mấy trăm đô cho anh và má có tiền xài

    Cô Hợi đă kể với ông John cô c̣n vài người bà con ở quê và ông hứa sẽ cho cô ít tiền gởi về giúp đỡ họ.

    Cuộc nói chuyện của hai mẹ con bên Mỹ với hai mẹ con bên Việt Nam kết thúc trong vui vẻ cả đôi bên

    Cô Hợi đúng lời hứa gởi ngay ba trăm đô về cho anh Địa.

    Một tuần sau cô Hợi đi làm nhà hàng để có tiền riêng thường xuyên gởi về cho anh Địa, coi như cô trả nợ t́nh anh ..

    Ở Mỹ gần 6 tháng th́ cô Hợi phôn về cho anh Địa và báo tin cô đă xin gia hạn ở lại thêm 6 tháng nữa v́ thằng Tèo chưa quen với gia đ́nh mới của nó nên cô chưa nỡ rời con ra về.

    Bà Tám lại sụt sùi thương cháu, bà cầu khẩn con dâu:

    - Con ơi, nếu con nhắm thằng Tèo ở Mỹ không được con mang nó về Việt Nam đi, nghèo đói có nhau má cũng vui.

    Anh Địa bổ xung thêm ư của mẹ:

    - Má và anh nhớ Tèo lắm, c̣n anh vắng em anh nằm chèo queo như thằng mồ côi vợ, mỗi lần nghe bà con lối xóm hỏi thăm chừng nào em về anh càng thêm sốt ruột.

    Cô Hợi hăng hái:

    - Má và anh yên tâm, thằng Tèo đang càng ngày càng yên ổn mà con ở lại th́ càng kiếm thêm tiền mang về làm vốn.

    Anh Địa nghi ngại:

    - Em có chắc 6 tháng nữa về không? đừng có ham kiếm tiền mà gia hạn ở thêm như khi em lên Sài G̣n cũng nói kiếm ít vốn rồi về quê mà đi miết mấy năm trời.

    - Em hứa không gia hạn ở thêm nữa đâu, em sẽ trở về mà.

    Một lần nữa mẹ con anh Địa lại tin vào lời hứa của cô Hợi. Từ chuyện cô Hợi liên lạc được với người chị ruột thất lạc đang sống ở Mỹ rồi chị cô bảo lănh thằng Tèo qua Mỹ làm con nuôi, cô được xuất cảnh tháp tùng theo con đến chuyện cô xin gia hạn ở lại Mỹ tất cả đều khó ai tin nổi nhưng đă qua mặt được những người nhà quê chân chất và kém hiểu biết như bà Tám, anh Địa. Hơn nữa cô Hợi là dâu con, là người vợ thân thiết trong nhà không tin cô Hợi sao được.

    Thời gian thấm thoát trôi qua, ḷng ân hận và thương hại của cô Hợi với bà mẹ chồng và chồng cũng đă vơi dần theo từng ngày, từng tháng, tiền gởi ít đi, những cuộc gọi phôn thưa dần, vả lại cô Hợi cũng không có th́ giờ mỗi tuần gọi phôn về Việt Nam như đă hứa với họ nữa, cô muốn bà Tám và anh Địa quen dần cho tới một ngày nào đó họ sẽ đoán ra sự thật, cái điều mà cô không thể nói thẳng ra với họ.

    Cô có cuộc sống mới để sống, có người mới để yêu. Qúa khứ sẽ khép lại như trang sách cũ người ta chỉ nhớ đến khi t́nh cờ khi bất chợt mở cuốn sách ra trong phút giây nào đó….

    Anh Địa than phiền cô Hợi ít gọi điện về làm anh càng nhớ vợ nhớ con th́ cô Hợi phân bày con bận đi học vợ bận đi làm vất vả, khi nào rảnh rang cô sẽ gọi phôn, anh đừng tự gọi vừa tốn tiền vừa làm mất th́ giờ của cô.

    C̣n một tháng nữa là đủ một năm mẹ con cô Hợi đă đến Mỹ, là thời hạn cô Hợi phải trở về Việt Nam th́ anh Địa chịu hết nổi, anh đợi khá lâu không thấy cô Hợi phôn về nên muốn gọi phôn cho vợ để nhắc nhở.

    Nhưng số điện thoại cô Hợi cho trước đó đă không gọi được làm anh thắc mắc lo âu, anh gọi đi gọi lại mấy lần chỉ nghe tiếng người Mỹ nói trong máy anh chẳng hiểu ǵ.

    Sợ ḿnh sai sót trong cách gọi điện thoại sang Mỹ, anh Địa bèn nhờ một người trong xóm “kinh nghiệm” chuyện gọi phôn sang Mỹ v́ con ông ta ở Mỹ, ông gọi giùm th́ mới biết là số phôn này cô Hợi đă không dùng nữa.

    Bà Tám và anh Địa hoang mang, hai mẹ con bàn với nhau:

    - Hay thằng Tèo chưa quen với cha nuôi, Hợi muốn ở thêm thời gian nữa với Tèo nhưng sợ bên nhà mong nên im lặng?

    - Hay là Hợi đổi số phôn nhưng bận rộn qúa chưa gọi về ?

    Họ nói thế để tự trấn an ḿnh và an ủi lẫn nhau chứ trong thâm tâm cả bà Tám và anh Địa đều mơ hồ cảm thấy mẹ con cô Hợi đă ngày một xa cách họ..

    Bà Tám hay ra đứng trước sân nh́n trời cao mênh mông mà than mà khóc:

    - Trời đất ở đây, ba Địa ở đây, vậy chớ thằng Thiên thằng Tèo của ba Địa, của bà nội đâu rồi.?

    Khóc xong bà Tám chỉ biết cầu trời khấn Phật cho cháu bà b́nh an

    Anh Địa th́ thẫn thờ, thở ngắn than dài hết thương con lại nhớ vợ. Nhiều khi đang ngồi trong nhà nghe tiếng ai chộn rộn ngoài cửa anh hồi hộp mừng rỡ tưởng tiếng cô Hợi trở về. Lời hứa hẹn ngọt ngào của cô c̣n đọng lại trong trái tim anh:

    - Em sẽ trở về mà.

    Nguyễn Thị Thanh Dương.

    Nguồn FB

    ( October, 07, 2016 )

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •