Page 380 of 471 FirstFirst ... 280330370376377378379380381382383384390430 ... LastLast
Results 3,791 to 3,800 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3791
    Tran Truong
    Khách
    Cộng sản đă dùng tờ Tin Văn do Nguyễn Ngọc Lương làm chủ nhiệm, nhân danh bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc, bài trừ văn nghệ phản động đồi trụy. Trong tờ Tin Văn có những bài viết như:

    Nhân một quyết định của bộ Văn hóa giáo dục, về việc bài trừ sách báo đồi trụy. Tin Văn số 3, tháng 6-7/1966. Hiện tượng dâm ô đồi trụy trong Văn Học hiện nay. Tin Văn số 9, 15/10/1966. Đọc tác phẩm của Chu Tử, Lữ Phương, số 10, 30/10/1966.

    Sau này, trong tài liệu của Thành Đoàn, Vũ Hạnh đă có những nhận xét như sau về tờ Tin Văn:

    Tuần báo Tin Văn, với các bài phê b́nh vạch mặt những tên xung kích chống phá cách mạng qua các tác phẩm đồi trụy, phản động.. Phong trào bảo vệ phát huy văn hóa dân tộc, bài trừ văn nghệ phản động, đồi trụy sớm trở thành phong trào quần chúng sôi nổi, sâu rộng ở Sai g̣n và các tỉnh miền Nam, khiến bọn tay sai văn nghệ co lại, nguỵ quyền hoang mang và dĩ nhiên chúng t́m mọi cách để phản kích lại.

    Sự ra đời những hoạt động văn hóa ngụy dân tộc bị phong trào vạch mặt, chúng trắng trợn cho tên Chu Tử, tay sai của sở công an và Trung ương t́nh báo ngụy, bắt đầu một chiến dịch đả kích tôi, tố cáo tôi là việt cộng nằm vùng và liên tiếp trong nhiều số báo như vây, y đă vu khống tôi, cốt làm cho những người đă tham gia phong trào sợ hăi.

    Lúc nầy, Đảng uỷ văn hóa và thường vụ khu uỷ ở nội thành vẫn hằng ngày theo dơi tôi, động viên, chăm sóc về tinh thần lẫn vật chất cho tôi, thông qua vợ tôi, mở đường dây liên lạc mới, tôi trực tiếp nhận sự chỉ đạo của đảng.

    (trích Từ toà án văn hóa đến Hát cho đồng bào tôi nghe. Vũ Hạnh, Trui rèn trong lửa đỏ trang 179).

    Vũ Hạnh hay bút hiệu cô Phương Thảo đă bị chính quyền miền Nam chính thức bắt giữ ngày 02/06/1967. Cứ mỗi lần bị bắt th́ lại có những nhà văn, trí thức, sinh viên và đặc biệt Hội Văn bút do Thanh Lăng vào tù lôi ông ta ra.

    Chính Vũ Hạnh đă thố lộ về việc bắt giữ ông ta như sau:

    Mấy tháng sau đó, tôi bị công an nguỵ quyền bắt giữ là do hai cơ sở của ta làm lộ. Nhưng sự kiện tôi bị bắt giam bấy giờ tạo thêm một cái cớ cho các hoạt động đấu tranh hết sức nhiệt t́nh của giới sinh viên học sinh. Tất cả đều tung ra dư luận khắp nơi rằng tôi bị giam giữ là do Chu Tử vu cáo, rằng chính quyền đă bất chấp pháp luật, chà đạp lên quyền tự do cầm bút một cách hết sức thô bạo. THSV bấy giờ một mặt vận động các giáo sư đại học có ḷng yêu nước lên tiếng để ủng hộ tôi, ủng hộ gia đ́nh tôi.

    (trích Trui rèn trong lửa đỏ, trang 181).

    Đọc đoạn văn trên cho thấy Vũ Hạnh đă trắng trợn vu cáo cho Chu Tử dính vào việc bắt giữ ông ta, đồng thời y đă vận động trong giới trí thức để xin tha cho y. Đó là lối vừa đánh trống vừa ăn cướp.

    Bên cạnh những tờ báo chính thức như Tin Văn, CS c̣n tổ chức rất nhiều những báo chí sinh viên hỗ trợ và tiếp tay cho Tin Văn.

    Các báo sinh viên do những sinh viên như Trần Thị Ngọc Hảo, quyền chủ tịch Tổng Hội sinh viên làm “báo nói” tố cáo Mỹ Ngụy. Dương Văn Đầy (Ba Đầy biệt danh Bảy Không) làm bích báo sinh viên bên Y khoa đ̣i chuyển ngữ ở Đại học y khoa .. Nguyễn Trường Cổn, chủ bút báo sinh viên ca tụng quân giải phóng trong dịp tết Mậu thân, bị bắt và bị ṭa án quân sự kết tù 5 năm khổ sai. Nguyễn Đăng Trừng đă trốn ra vùng giải phóng bị kết án 10 năm biệt xứ.

    Đại học Khoa học có tờ Lửa Hồng, tờ Dấn Thân được ông giáo sư Trần Kim Thạch đỡ đầu. Luật Khoa có tờ Đất mới do Lê Hiếu Đằng, Nguyên Hạo. Tờ Học sinh do Lê Văn Triều làm chủ nhiệm, Nguyễn Thị Liên Hoa quản lư, xuất bản 1000 số.

    Nhưng quan trọng là tờ Hồn Trẻ. Tờ Hồn Trẻ đă mượn danh tính một số người viết tên tuổi ở miền Nam lúc bấy giờ như tấm b́nh phong và giúp làm tăng uy tín cho tờ Hồn trẻ. Đó là các tác giả có tên tuổi như Thiên Giang, Bùi Chánh Thời, Nguyễn Văn Trung, Vơ Quang Yến, Trụ Vũ, Tô Nguyệt Đ́nh, Thiếu Sơn, Lương Phương, Vân Trang, Hồng Cúc, Song Thương, Ái Lan, Thảo Lam, Phương Khánh, Thu Quyên, Cao Ngọc Phượng, Phong Sơn, Chinh Ba, Hữu Hoàng, Nguyễn Văn Phụng, Phan Hữu Tŕnh.

    Như đă nói ở trên, ṭa soạn đăt trong một ngôi chùa do một cư sĩ là ông Nguyễn Văn Hoanh đứng vai chủ nhiệm. Mục xă luận là do chính những cán bô cộng sản gộc như Phạm Bá Trực, Mười Hải biên sọan.

  2. #3792
    Tran Truong
    Khách

    MẶT TRẬN VĂN HÓA VÀ NHỮNG THỦ TIÊU ÁM SÁT TRÍ THỨC MIỀN NAM VN ( Tiếp theo )

    Bên cạnh đó là những buổi sinh hoạt văn nghệ, ca nhạc nhằm cổ vũ các phong trào svhs phản chiến, đ̣i ḥa b́nh. Tờ sinh viên ra mắt độc giả ngày 15/5/1967 do sinh viên Hồ Hữu Nhật làm chủ nhiệm. Tờ sinh viên được coi như biểu tượng của sinh viên tranh đấu. Ở đây, tôi xin nêu danh tánh tất cả những sinh viên thuộc các phân khoa đại học đă hoạt động cách này cách khác cho cộng sản. Họ đă gài người vào trong các tổ chức sinh viên.

    Chẳng hạn như phong trào đ̣i Ḥa B́nh với chương tŕnh “Hát Cho Đồng Bào tôi nghe, Dậy mà đi, Tiếng hát những người đi tới, Đêm Văn nghệ tết Quang Trung” với sự tham gia của các sinh viên đi theo cộng sản như: Trần Thiện Tứ, bác sĩ Trương Th́n, nhạc sĩ Nguyễn Văn Sanh, nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Vơ Thành Long, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phạm Phú Tâm, Trương Thị Hoàng và Trương Thị Anh, Phùng Hữu Trân, Nguyễn Ngọc Phương, Vơ Thị Tố Nga, Lê Thành Yến.

    Và sau đây là danh sách sinh viên tranh đấu đă t́nh nguyện vào căn cứ ở Bắc Lộ 7, Campuchia gồm: Phan Công Tŕnh, Nguyễn Đ́nh Mai, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, Lê Thành Yến, Trương Quốc Khánh, Huỳnh Ngọc Hải, Dương Văn Đầy, Trần Thị Ngọc Hảo, Huỳnh Quang Thư, Hai Nam, Năm Sao, Trần Thị Ngọc Dung, Hà Văn Hùng, Trương Quốc Khoách.

    Trong khi đó như tiếp sức cho địch, các trí thức, dân biểu nhà văn đua nhau ra các bản thông cáo đủ loại. Chúng tôi cũng xin tóm tắt bản Tuyên ngôn của nhóm Quốc Gia, ngày 04/09/1974 về t́nh trạng đàn áp báo chí tại miền Nam do các dân biểu sau đây đồng kư tên: DB Nguyễn Văn Binh, DB Nguyễn Tuấn Anh, DB Đặng văn Tiếp, DB Nguyễn Văn Cử, DB Dương Minh Kính, DB Nguyễn Trọng Nho, DB Nguyễn Văn Kim, DB Nguyễn Đức Cung, DB Vũ Công Minh, DB Đỗ Sinh Tứ, DB Nguyễn Hữu Hiệu.

    Nội dung bản Tuyên bố phủ nhận luật báo chí 007, bênh vực báo Ḥa B́nh bị bộ Thông tin chiêu hồi đóng cửa, bênh vực các kư giả Nguyễn Thái Lân, Ngô Đ́nh Vận bị gọi lên cơ quan an ninh lấy lời khai. Những bản tuyên cáo, những đ̣i hỏi như thế chắc là đúng, chắc là hợp pháp, chắc là ngay thẳng v́ các vị ấy đều là những người quốc gia chân chính, người có ḷng. Nhưng cộng sản đă biết lợi dụng những hoàn cảnh như thế để châm thêm ng̣i nổ phá rối trật tự, an ninh ở Sài g̣n.

    Trong nhiều tháng qua, Hội Văn Bút của Thanh Lăng đă nhiều lần lên tiếng cảnh cáo về t́nh trạng đàn áp báo chí và coi đó là một ngục tù tư tưởng quy mô nhất.

    Nhà văn Nhật Tiến cũng có đọc một bản cáo trạng dài về t́nh trạng ngộp thở của văn nghệ sĩ miền Nam cũng như của ngành xuất bản sách báo dưới lưỡi kéo kiểm duyệt ác nghiệt.


    Cạnh đó là tuyên cáo chống đối chính quyền một cách đương nhiên của khối dân biểu Dân tộc xă hội gồm có: DB Trần Văn Tuyên, Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Ngọc Nghĩa, Nguyễn Phúc Liên Bảo, Nguyễn Công Hoan, Lư Trương Trân, Phan Thiệp, Huỳnh Ngọc Diêu, Trần Văn Thung, Trần Ngọc Giao, Trần Văn Sơn, Trần Cao Đề, Phan Xuân Huy, Tư Đồ Minh, Đinh Xuân Dũng, Lê Đ́nh Duyên, Lư Quư Chung, Kiều Mộng Thu, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Hữu Thời, Nguyễn Mậu, Nguyễn Phước Vĩnh Tùng, Mai Ngọc Dược, Hồ Văn Minh, Đoàn Mai.

    Riêng bản tuyên bố của nhóm dân biểu Xă hội-Dân tộc mà luật sư Trần Văn Tuyên làm trưởng khối th́ chúng ta có quyền nghi ngờ nội dung bản tuyên cáo đó. V́ trong số dân biểu này, có một số đă làm tay sai cho cộng sản như dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Lư Quư Chung, Kiều Mộng Thu.

    Luật sư Trần Văn Tuyên, một trí thức miền Nam, một người quốc gia chân chính mà c̣n có thể bị cộng sản giật giây th́ c̣n ai khác nữa?
    Sau này đánh giá công tội của luật sư Trần Văn Tuyên, Hồ Ngọc Nhuận đă viết trong hồi kư “Đời” của ông như sau:

    Luật sư Trần Văn Tuyên, có sách nào đó cho là lư thuyết gia của chủ nghĩa quốc gia chống Cộng, vào quốc hội nhiệm kỳ 2, năm 1971. Nhưng suốt nhiệm kỳ, anh chỉ đi với đối lập và là trưởng khối Xă hội-Dân tộc. Hôm gặp nhau khi đi tŕnh diện với quân quản ở trụ sở Hạ viện, anh c̣n lạc quan nói: ‘chế độ mới không có luật sư, nhưng tôi hy vọng sẽ được làm bào chữa viên nhân dân’.

    Về anh cũng như một số các anh như Phan Thiệp, Nguyễn Mậu… thuộc cánh Quốc Dân Đảng miền trung, thật cũng khó mà lấy vài ba năm tham gia chính trị đối lập ở Sài G̣n để cân bằng đánh đổi mấy mươi năm chống Cộng. Nhưng nếu thời gian tham gia tranh đấu chống Mỹ của họ kéo dài thêm năm mười năm nữa th́ sao? và đâu là những giọt nước nhỏ nhoi muộn màng giờ chót, thay v́ rơi đi nơi khác, lại góp phần làm tràn cái ly?

    (trích hối kư Đời, bản thảo, Hồ Ngọc Nhuận, trang 165).

  3. #3793
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Danh Ca của Saigon-Thuở-Ấy bây giờ ra sao : Chuyện Lệ Thu trở cờ

    Ca Nhi Trở Cờ
    Đồng Tiền quả là Tiên là Phật
    Có thể mua tất tật như chơi
    Lệ Thu sau cuộc đổi đời
    Đói dài lê lết chợ trời kiếm ăn
    Gặp hoàn cảnh khó khăn túng quẫn
    Cùng Hồng Dương ẩn nhẫn cho qua
    Đến khi sang Mỹ nàng ta
    Mê bài mê bạc bán nhà buôn hương
    Gặp ca sĩ nơn nường tài sắc
    Trần Đ́nh Trường sẵn bạc cưu mang
    Mua nhà cấp dưỡng cho nàng
    Ca nhi gái gọi dễ dàng đổi vai
    Tư Bản Đỏ mồi chài mua chuộc
    Lệ Thu bèn về nước tung hô
    Ngợi ca công đức Bác Hồ
    Ca nhi xuống cấp bưng bô cán già
    Lệ Thu hát giọng ca ngầy ngật
    “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”!
    Ta nghe đau điếng rụng rời
    Uổng thay tài sắc một đời ca nhi.
    December 3, 2016
    Hồ Công Tâm



    Vừa nhận được trên FB . Lệ Thu bị bà con FB chửi tơi bời . Nhưng có người lại nói băng này cũ rich , Lệ Thu hát từ hồi chưa vượt biên .

    Lệ Thu lúc sau này về VN hát rất thường

    Chưa thấy Lệ Thu cải tà , cải chánh ǵ cả

  4. #3794
    Tran Truong
    Khách

    MẶT TRẬN VĂN HÓA VÀ NHỮNG THỦ TIÊU ÁM SÁT TRÍ THỨC MIỀN NAM VN ( Tiếp theo và hết )

    Ra đến Hải ngoại, trong Văn Học miền Nam, truyện 3, trang 1771 của Vơ Phiến có trích dẫn lời giới thiệu của Trần Bạch Đằng có nêu 3 “tác phẩm tốt” trong thời kỳ 1954-1975 là Vũ Hạnh, Sơn Nam và Vơ Hồng và không đề cập một chữ đến vai tṛ cán bộ CS của Vũ Hạnh. Việc nêu danh có ba tác giả thân Cộng có tác phẩm tốt thật là khó chấp thuận được?

    Và thế nào là tác phẩm tốt ? Và như thế gạt bỏ tất cả những nhà văn miền Nam c̣n lại trong đó có cả Vơ Phiến ? Tôi hy vọng rằng nhà văn Vơ Phiến chia sẻ những suy nghĩ của tôi viết với sự trân trọng và công b́nh.

    Cùng một tinh thần như Trần Bạch Đằng, trong bài báo của Xuân Trang nhan đề: ‘Tuổi trẻ Việt Nam làm báo’ có viết như sau về hiện trạng báo chí dành cho giới trẻ miền Nam:

    ‘Một hôm tôi ở ṭa soạn nhận được bên anh em bên tạp chí Tin văn gởi biếu cho tờ Tin Văn số 10, với lời dặn ḍ là tờ Hồn Trẻ rất khó chen chân với các tờ báo nhảm nhí Tuổi hoa, Thiếu nhi, Tuổi ngọc… do bọn Nhật Tiến, Duyên Anh, Bảo Sơn chủ trương. Có lần tôi, tôi giao cho nhà phát hành Độc Lập, đường Trần Hưng Đạo 5 ngàn số th́ sau đó y trả về gần đủ… 5 ngàn số, nghĩa là không bán được tờ nào cả’.

    Báo do cộng sản chủ trương không bán được v́ không ai mua, nhưng bọn họ vẫn gọi các báo Tuổi Hoa, Tuổi ngọc, Thiếu nhi là những báo nhảm nhí. Đó là cái cung cách của người Cộng Sản.

    Bên cạnh những tờ báo chính thức như Tin Văn, người cộng sản đă phát hành vô số báo vệ tinh như các tờ Xung kích, Suối thép, Lửa thiêng, Trung Kiên từ căn cứ đưa vào nội thành. Nhưng những báo này thực sự cũng ít được ai biết tới.

    Kết luận phần 1

    Nguyễn Đ́nh Thi trong bài viết Câu chuyện gởi tới các bạn tuổi trẻ sinh viên học sinh miền Nam đă viết:

    ‘Mấy tháng nay, từng bước đấu tranh của các bạn đă được toàn thể đồng bào miền Bắc, nhất là các giới trí thức, đại học, các lứa tuổi trẻ, chăm chú theo dơi với t́nh thương yêu đầy tự hào. Hai mươi năm lăn lộn lửa đạn, và ngày nay đang tiếp tục chiến đấu, dân tộc ta đồng thời đă không ngừng từ đất bùn mà nhào nặn lại cuộc sống của ḿnh, từng bước tiến lên xóa vỡ bao ngang trái bất công và quét đi những rác rưởi của chế độ cũ’.

    Và Lư Chánh Trung trong bài: ‘Làm và tin’ cũng đă viết:

    ‘Không có mũi nhọn xung kích của thanh niên th́ không thể tạo được những xáo trộn dữ dội và kéo dài trong những năm 70, gây được tiếng vang ở nước ngoài và làm cho địch rất lúng túng… Tôi đă nhảy vào cuộc đấu tranh, phần lớn do sức lôi kéo của những người trẻ tuổi nói trên và đó là những ngày đẹp nhất mà tôi đă sống, với những lư tưởng đẹp, những t́nh cảm đẹp, những gương mặt đẹp măi măi không quên’.

    Hiện nay, tờ Tuổi trẻ cùng như tờ Tuổi Trẻ chủ nhật, Tuổi trẻ cười tại thành phố Hồ Chí Minh là hậu duệ của những tờ báo sinh viên, học sinh thời trước 1975. Một số bọn họ được trui rèn từ những ngày tháng tranh đấu trong mặt trận báo chí của Sài g̣n trước 1975 nay đảm trách nhiệm vụ mới.

    Mặt trận báo chí ở đô thị trở thành mũi nhọn hàng đầu trong tất cả các phong trào chống Mỹ, chống Thiệu. Tất cả những tờ báo ấy trở thành vũ khí tư tưởng theo lệnh của đảng góp phần vào sự sụp đổ miền Nam vào năm 1975.

    Viết lại những trang này như một bài học ôn lại cho những người dân ở miền Nam trước 1975 nay đă sinh sống ở nước ngoài. Như một bài học. Như một dĩ văng cần được khơi lại để cùng nhớ những năm tháng ấy.

    Nguyễn Văn Lục

  5. #3795
    Tran Truong
    Khách

    Đọc Tô Thùy Yên khi Biển không yên!

    Trung Cộng từ khi chiếm được Hoa Lục năm 1949, bắt đầu giương oai diệu vơ! Với đầu óc nông dân đặc sệt cả mấy ngàn năm, triều đại nào, hoàng đế Trung Hoa nào bao giờ cũng nghĩ tới giành giựt đất đai, lấn chiếm ao hồ của hàng xóm nhỏ hơn, yếu hơn ḿnh. Cứ chờ thời cơ rồi ngày gặm thêm một chút.

    Như Việt Nam từ thời lập quốc tới giờ núi liền núi, sông liền sông với chú Ba xấu bụng nầy chẳng lúc nào được yên. Trên bộ th́ Ải Nam Quan rồi thác Bản Giốc; dưới biển th́ Hoàng Sa rồi Trường Sa…!

    T́nh h́nh Biển Đông mấy hôm nay lại nổi sóng về cái vụ giàn khoan Trung Cộng lù lù xuất hiện ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm người viết lại nhớ tới bài Trường Sa Hành của nhà thơ Tô Thùy Yên viết cách đây đă bốn chục năm trời ṛng ră.



    Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên (?), sinh năm 1938, tại G̣ Vấp, Gia Định, học Petrus Kư và Đại học Văn Khoa Sài G̣n, ban Pháp Văn, gia nhập quân đội khóa 17 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Đến 1975, mang lon Thiếu Tá Chiến Tranh Chính Trị, Trưởng Pḥng Văn Nghệ, Cục Tâm Lư Chiến. Ông bị VC bắt đi học tập cải tạo gần 13 năm; rồi đi định cư ở Houston, Texas, Hoa Kỳ năm 1993.

    Trước bài Trường Sa Hành của ông, cũng có những nhà thơ khác làm thơ có tựa là ‘Hành’ như: bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, năm 1940…

    Nhưng ‘Hành’ nghĩa là ǵ? Có người cho đó là một thể thơ cổ. Song người viết lại nghiêng về một cách cắt nghĩa đơn giản hơn: Hành là đi, là đến trong từ hành tŕnh, du hành, vi hành, bộ hành hay hành khách… Nhà văn đi và viết th́ gọi là kư. Nhà thơ đi và làm thơ th́ gọi là Hành. Đi Trường Sa làm thơ th́ đặt tên bài thơ là Trường Sa Hành! Chắc vậy?!

    Trường Sa Hành coi như một nhựt kư viết dưới dạng thơ khi Tô Thùy Yên đến Trường Sa năm 1974 vào tháng 3 khi gió mùa đông bắc thổi. Chuyến đi nầy hai tháng sau khi Trung Cộng xua tàu hải chiến rồi chiếm Hoàng Sa ngày 19 tháng giêng năm 1974 khiến 75 người lính anh hùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa hy sinh trong lúc bảo vệ biển đảo quê ḿnh.

    Trường Sa cách đất liền hơn 400 hải lư, nhà thơ đến bằng tàu Hải Quân và vẫn c̣n say sóng cũng y như những người lính thú trấn thủ trên đảo (không phải tất cả là ngư dân) trước khi đến Trường Sa có thể chưa biết biển bao giờ?!

    Tô Thùy Yên, dân G̣ Vấp, dân Sài G̣n, nên đêm đầu ra Trường Sa say sóng, cứ bồng bềnh, cứ tưởng đảo là con tàu vẫn tiếp tục trôi đi. Tả thực và xuất sắc!

    Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng!

    Thăm thẳm sầu vây , trắng bốn bề.

    Lính thú mươi người lạ sóng nước,

    Đêm nằm c̣n tưởng đảo trôi đi.

    Trường Sa là quần đảo, tên tiếng Anh là Spratly Islands, đảo Trường Sa lớn là một đảo trong quần đảo nầy; lúc nhà thơ đến, không có dân; chỉ có lính… Đảo san hô đứng thứ tư về diện tích (0,15 km2).

    Măi khi Trung Cộng lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa mới đưa lính thuộc tiểu đoàn 371 ĐPQ, thuộc tiểu khu Phước Tuy, ra trấn thủ trên các đảo: Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn và đảo Trường Sa lớn.

    Nhà thơ đến chào, hỏi han (lính) đảo Hiu Quạnh lớn (có thể là đảo Trường Sa lớn mà nhà thơ tự ḿnh đặt tên! Tôi đoán vậy v́ nó viết Hoa?!)

    Và có thể v́ nhà thơ chỉ là khách, lại là quan ‘văn nghệ’, đến chơi vài bữa rồi đi… trong khi những người lính gian khổ ở lại… nên bước đầu gặp nhau không vồn vă lắm. Những người lính đó làm ‘ngơ’ cũng phải thôi! Tới đây là cực, là vất vả hết mức rồi th́ việc ǵ phải sợ ‘quan’ nữa chớ?!

    Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi

    Khiến cả ḷng ta cũng rách tưa.

    Ta hỏi han hề, Hiu Quạnh lớn!

    Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ. ( Còn tiếp )



    ( ? ) : Xin hỏi qúi vị có ai biết , ngoài tên thậ̣t là Đinh thành Tiên , còn có gì liên quan đến tên gọi Đinh duy Tiên không ? Cám ơn .

  6. #3796
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Không biết các Thi Sĩ của VL nhà ḿnh thế nào , chứ sao tôi thấy mấy ông Thi Sĩ nổi tiếng , ông nào ông nấy đào hoa không chê nổi .

    Riêng về nhà thơ Tô Thuy Yên : Tô Thùy Yên lập gia đ́nh với vợ chánh là bà Huỳnh Diệu Bích, nhưng ông c̣n có thời gian chung sống và có mấy con với nhà văn nữ Nguyễn Thị Thụy Vũ.

    Trong các tác phẩm của Tô Thuỳ Yên , nổi tiêng nhất có lẽ là bài Chiều Trên Phá Tam Giang

    Chiều Trên Phá Tam Giang

    Chiều trên phá Tam Giang
    Anh sực nhớ em
    Nhớ bất tận.

    Giờ này thương xá sắp đóng cửa.
    Người lao công quét dọn hành lang.
    Những tủ kính tối om.
    Giờ này thành phố chợt bùng lên
    Để rồi tắt nghỉ sớm.
    (Sài G̣n nới rộng giờ giới nghiêm.
    Sài G̣n không c̣n buổi tối nữa.)
    Giờ này có thể trời đang nắng.
    Em rời thư viện đi rong chơi
    Dưới đôi ṿm cây ủ yên tỉnh
    Viền ḍng trời ngọc thạch len trôi.

    Nghĩ tới ngày thi tương lai thúc hối,
    Căn pḥng cao ốc vàng vơ ánh đèn,
    Quyển sách mở sâu đêm.
    Nghĩ tới người mẹ đăm chiêu, đứa em quái quỉ.
    Nghĩ tới đủ thứ chuyện tầm thường
    Mà cô gái nào cũng nghĩ tới.
    Rồi nghĩ tới anh, nghĩ tới anh
    Một cách tự nhiên và khốn khổ.
    Giờ này có thể trời đang mưa.
    Em đi nép hàng hiên sướt mướt,
    Nh́n bong bóng nước chạy trên hè
    Như những đóa hoa nở gấp rút.
    Rồi có thể em vào một quán nước quen
    Nơi chúng ta thường hẹn gặp,
    Buông tâm trí bập bềnh trên những đợt lao xao
    Giữa những đám ghế bàn quạnh quẽ.

    Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh,
    Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi
    Như ḍng lệ nào bất giác rơi tuôn.
    Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Của chiến tranh mà em không biết rơ.
    Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Một điều em sợ phải nghĩ tới.
    Giờ này thành phố chợt bùng lên.

    Chiều trên phá Tam Giang
    Anh sực nhớ em
    Nhớ bất tận.

    Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
    Rực chiếu bao nhiêu giấc mộng đua đ̣i
    Như những mặt trời con thật dễ thương
    Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi,
    Mỗi sáng trưa chiều tối đêm khuya.
    Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi,
    Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích
    Trong nước trời lăng đăng ngh́n trùng,
    Không nghe thấy cả tiếng ḿnh độc thoại.
    Anh yêu, yêu nuối tuổi hai mươi,
    Thấy trong ḷng đời nở thật lẻ loi
    Một cành mai nhị độ.
    Thấy t́nh yêu như vận hội tàn đời
    Để xé ḿnh khỏi ác mộng
    Mà người đàn ông mê tưởng suốt thanh xuân.

    Ôi t́nh yêu, bằng chứng huy hoàng của thất bại !

  7. #3797
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828
    Xin lỗi xen ngang vào chuyện của ông bà một xí .V́ nhắc đến bà Thuỵ Vủ và con với ông Thi sĩ nầy .
    Tôi nhớ đến bà Vủ có đứa con mang tật nguyền mà dạo khốn khó đấy không biết thi sĩ có ngó ngàng ǵ đến đứa con đáng tội ấy không ,hay đầu óc vẫn c̣n đang chao đảo theo sóng nước ...Thú thật sau khi đọc bài viết về thảm cảnh đó tôi không thể kềm ḷng được dù miệng có dán băng keo ...Chỉ có vậy thôi xin lỗi ông bà nhé và lỡ xía vào chuyện riêng của ngài thi sĩ .Xin thứ tội .

  8. #3798
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Không biết các Thi Sĩ của VL nhà ḿnh thế nào , chứ sao tôi thấy mấy ông Thi Sĩ nổi tiếng , ông nào ông nấy đào hoa không chê nổi .

    Riêng về nhà thơ Tô Thuy Yên : Tô Thùy Yên lập gia đ́nh với vợ chánh là bà Huỳnh Diệu Bích, nhưng ông c̣n có thời gian chung sống và có mấy con với nhà văn nữ Nguyễn Thị Thụy Vũ.

    Trong các tác phẩm của Tô Thuỳ Yên , nổi tiêng nhất có lẽ là bài Chiều Trên Phá Tam Giang

    Chiều Trên Phá Tam Giang

    Chiều trên phá Tam Giang
    Anh sực nhớ em
    Nhớ bất tận.

    Giờ này thương xá sắp đóng cửa.
    Người lao công quét dọn hành lang.
    Những tủ kính tối om.
    Giờ này thành phố chợt bùng lên
    Để rồi tắt nghỉ sớm.
    (Sài G̣n nới rộng giờ giới nghiêm.
    Sài G̣n không c̣n buổi tối nữa.)
    Giờ này có thể trời đang nắng.
    Em rời thư viện đi rong chơi
    Dưới đôi ṿm cây ủ yên tỉnh
    Viền ḍng trời ngọc thạch len trôi.

    Nghĩ tới ngày thi tương lai thúc hối,
    Căn pḥng cao ốc vàng vơ ánh đèn,
    Quyển sách mở sâu đêm.
    Nghĩ tới người mẹ đăm chiêu, đứa em quái quỉ.
    Nghĩ tới đủ thứ chuyện tầm thường
    Mà cô gái nào cũng nghĩ tới.
    Rồi nghĩ tới anh, nghĩ tới anh
    Một cách tự nhiên và khốn khổ.
    Giờ này có thể trời đang mưa.
    Em đi nép hàng hiên sướt mướt,
    Nh́n bong bóng nước chạy trên hè
    Như những đóa hoa nở gấp rút.
    Rồi có thể em vào một quán nước quen
    Nơi chúng ta thường hẹn gặp,
    Buông tâm trí bập bềnh trên những đợt lao xao
    Giữa những đám ghế bàn quạnh quẽ.

    Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh,
    Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi
    Như ḍng lệ nào bất giác rơi tuôn.
    Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Của chiến tranh mà em không biết rơ.
    Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Một điều em sợ phải nghĩ tới.
    Giờ này thành phố chợt bùng lên.

    Chiều trên phá Tam Giang
    Anh sực nhớ em
    Nhớ bất tận.

    Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
    Rực chiếu bao nhiêu giấc mộng đua đ̣i
    Như những mặt trời con thật dễ thương
    Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi,
    Mỗi sáng trưa chiều tối đêm khuya.
    Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi,
    Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích
    Trong nước trời lăng đăng ngh́n trùng,
    Không nghe thấy cả tiếng ḿnh độc thoại.
    Anh yêu, yêu nuối tuổi hai mươi,
    Thấy trong ḷng đời nở thật lẻ loi
    Một cành mai nhị độ.
    Thấy t́nh yêu như vận hội tàn đời
    Để xé ḿnh khỏi ác mộng
    Mà người đàn ông mê tưởng suốt thanh xuân.

    Ôi t́nh yêu, bằng chứng huy hoàng của thất bại !

    conhac19974 months ago

    Nghe lời dẫn của Việt Dzũng vào bản nhạc, tôi lại thấy có cái ǵ "mới" !!!
    Cách đây hơn 10 năm, khi đi ăn trưa và mở Radio, đài Little Saigon tại miền Nam California, tôi nghe anh Nhật Trường thao thao bất tuyệt nói về gốc tích bài hát "Chiều Trên Phá Tam Giang" của anh.

    Anh nói anh sáng tác bài hát liền tại chỗ trên chuyến bay từ Mỹ Chánh về Huế buổi chiều hôm ấy (sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, QLVNCH đă lấy lại Quảng Trị). Theo anh kể trên Radio, th́ anh Tô Thùy Yên sáng tác ngay trên trực thăng, và anh "phổ nhạc" lập tức.

    Chuyện hơi phóng đại của anh NT rất dễ thương, tôi vừa nghe và cũng buồn cười nhớ lại kỷ niệm cũ. Trên chuyến bay ấy có nhà thơ Tô Thùy Yên, nhạc sĩ Phạm Duy, nhà văn Duyên Anh và chúng tôi. Nếu ai có đi trực thăng đều biết cái cảm giác lâng lâng rất khó tả, và chúng tôi có một cảm giác rất bồi hồi, khi từ Huế ra Mỹ Chánh cũng như buổi chiều khi trở về và bay qua Phá Tam Giang (sau khi gặp Trung tá Đỗ Hữu Tùng, TQLC, mà sau này ca sĩ Khánh Ly nhận là người t́nh của cô) !!!

    Sự thật là bài thơ của anh Tô Thùy Yên chỉ thành h́nh lúc về tới Saigon, và bài nhạc được anh NT viết sau đó. Anh Nhật Trường và anh TTY có xa lạ ǵ nhau đâu mà phải đợi bài thơ đăng báo th́ NT mới có để phổ nhac ! Dù sao tôi rất nhớ thời gian ngắn ngủi ở Huế lúc đó với anh NT và các văn nghệ sĩ cùng đi trong chuyến bay qua Phá Tam Giang đó !!!

    Nhà văn Duyên Anh đă mất v́ bị thương tích sau những hiểu lầm thật đáng tiếc, anh Nhật Trường không qua khỏi ung thư phổi (v́ thuốc lá?). Ns Phạm Duy cũng đă từ giă cơi đời v́ quá già (sau ca sĩ Duy Quang), hiện chỉ c̣n anh Tô Thùy Yên ở đâu đó trên đất Mỹ... Đó là những "chứng nhân của bài hát "Chiều Trên Phá Tam Giang" !

    Thế mà đă gần nửa thế kỷ !!!


  9. #3799
    Tran Truong
    Khách

    Đọc Tô Thùy Yên khi Biển không yên!

    Người sống trên đảo năm ấy là lính Địa Phương Quân, mỗi đảo chỉ khoảng 20 người, từ đất liền ra đảo chẳng bao lâu, nên chưa có ai chết th́ hồn ma quỷ làm sao mà có ?! Thiệt là hiu quạnh ! Thảo mộc cây cối th́ hồi nhỏ tới giờ mới thấy; nên hỏng biết tên ǵ ?

    Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ,

    Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên

    Mỗi ngày mỗi đắp , xanh rờn lạnh

    Lên xác thân người măi đứng yên.

    Cách bờ xa quá, nơi những người lính thân cô, thế cô, tuân lịnh trên, xa nhà, xa cửa, xa vợ, xa con, xa cha, xa mẹ, anh em đến đây để giữ đảo quê ḿnh. Xưa ai làm công chức hay quân nhân mà bị đổi đi đảo như Côn Sơn ngay cả Phú Quốc đều mang mặc cảm tự ti là ḿnh bị đi đày, bị bỏ quên giữa trùng trùng sóng vỗ. (Dù sau ba tháng, sẽ có đại đội từ trong đất liền ra thay thế!)

    Bốn trăm hải lư , nhớ không tới

    Ta khóc cười như tự bạo hành

    Dập giận, vác kḥm lưng nhẫn nhục,

    Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.

    Vậy mà những người lính tưởng chừng như bị bạc đăi, bị lạc loài, bị bỏ quên, không ai nhớ đó lại can đảm đánh nhau với Tàu Cộng trang bị hùng hậu hơn nhiều để bảo vệ biển đảo quê ḿnh rồi ngả xuống … nên:

    Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.

    Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ?

    Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ

    Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.

    Dù ǵ đi chăng nữa, đă sanh ra làm dân Việt nếu phải chết v́ đất nước th́ chết. Lớp nầy rồi lớp khác!

    Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,

    Băi Đông lở mất, băi Tây bồi.

    Đám cây bật gốc chờ tan xác

    Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
    *
    * *

    Trong làn nước vịnh , xanh lơ mộng

    Những cụm rong , óng ả bập bềnh

    Như những tầng buồn lay động măi

    Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.
    *
    * *

    Mặt trời chiều ră , rưng rưng biển

    Vầng khói chim đen , thảng thốt quần,

    Kinh động đất trời như cháy đảo…

    Ta nghe chừng , phỏng khắp châu thân.

    Để đêm về sống như người nguyên thủy bên đống lửa, chờ mồi… rồi nhậu!

    Ta ngồi bên đống lửa man rợ,

    Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,

    Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp

    Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.

    Rồi văn nghệ, ca hát, không có ‘quan’ và ‘lính’ chỉ có ‘qua’ và ‘chú em’. Rặt ṛng Nam Bộ !

    Chú em hăy hát, hát thật lớn

    Những điệu vui, bất kể điệu nào

    Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ

    Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.

    Rượu lâng lâng sầu viễn xứ rồi nhớ tới những người đă được gởi ra đây lúc trước, chiến đấu rồi chết một cách quạnh hiu mà quân tiếp viện đâu… chờ hoài chẳng thấy…như đă từng xảy ra ở Hoàng Sa chỉ mới hai tháng trước.

    Ai hét trong ḷng ta mỗi lúc

    Như người bị bức tử , canh khuya

    Xé toang từng mảng đời tê điếng

    Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.
    *
    * *


    Ta nói với từng tinh tú một

    Hằng đêm tất cả chuyện trong ḷng

    Băi lân tinh thức, âm u sáng

    Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.
    *
    * *

    Đất liền, ta gọi, nghe ta không?

    Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.

    Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.

    Con chim động giấc , gào cô đơn.


    Người lính đảo, hầu hết là trẻ, là hoa niên, đến đây v́ đất liền, chạm địch, đối mặt với quân thù th́ xin đừng bỏ chúng tôi lại chiến đấu một ḿnh trên “Hiu Quạnh lớn” đồng bào ơi !

  10. #3800
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Ba Búa View Post
    Tôi nhớ đến bà Vủ có đứa con mang tật nguyền mà dạo khốn khó đấy không biết thi sĩ có ngó ngàng ǵ đến đứa con đáng tội ấy không ,hay đầu óc vẫn c̣n đang chao đảo theo sóng nước .. .
    Theo Văn Quang " Từ thời c̣n con gái, làm nghề viết văn và dạy học, chị Thụy Vũ chung sống với nhà thơ Tô Thùy Yên, sinh được 3 con, hai gái, một trai. Cháu lớn tên Khôi Hạnh. Cháu trai tên Khôi Hạo. Cháu gái nhỏ nhất tên Khôi Thụy (sinh năm 1973). Nhưng chẳng may, cháu Thụy lúc mới chưa đầy 2 tuổi, chị người làm không cẩn thận khiến cháu bị té ngửa từ trên giường xuống nền gạch, chấn thương sọ năo rất nặng. Suốt bao nhiêu năm nay cháu sống đời sống thực vật, chỉ nằm một chỗ, u mơ không biết ǵ hết...

    Chị đă phải làm lơ xe đ̣, chạy đường Sài G̣n-Thủ Đức. Suốt ngày chị chỉ đứng một chân… Tới khi kiệt sức, không kham nổi nữa, chị đem con cái về Lộc Ninh. Chốn ở mới của chị là một nơi không có điện, không có nước, Thụy Vũ và các con sống như người rừng!

    Chị luôn coi đứa con chị như khi c̣n hai tuổi và chị cứ h́nh dung cháu không hề bị bệnh, chị vẫn nựng nịu cháu, cười đùa hồn nhiên với cháu. Có miếng ǵ ngon chị cũng để phần cho cháu, dù chị biết rơ hơn ai hết rằng nó không hề phân biệt được cái ǵ là thức ăn chứ đừng nói đến ngon dở. Nhưng đó là tấm ḷng bao la của người mẹ…”
    – “Phải nói rằng đó là một người mẹ tuyệt vời và một tấm ḷng can đảm vô bờ bến…”.

    Từ đấy đến nay , chị vẫn sống thầm lặng một cách hết sức khó khăn để lo cho các con, không “bước đi bước nữa” hoặc quen biết với ai khác. Tôi nghĩ t́nh yêu của chị đối với anh Tô Thùy Yên rất lớn và chị là người đàn bà chung thủy, tuy nghèo cùng cực nhưng ḷng chị vững như đá núi."

    Cuối năm 1993, anh cùng người vợ chính thức là cô giáo Huỳnh Diệu Bích và các con sang Mỹ địn h cư theo diện HO, hiện nay đang ở Houston, tiểu bang Texas.
    *** *** ***
    Bây giờ , để trả lời cho câu hỏi của Bác Ba Búa , mời Bác xem tiếp :

    Chi Thụy Vũ hiện nay, chị có 3 người con th́ cháu Khôi Hạnh lấy chồng ở Long An, đời sống êm ấm, hạnh phúc nhưng v́ đông con nên cũng không giúp ǵ được cho mẹ.

    Cháu Khôi Hạo đă có gia đ́nh, có một con trai, trước đây làm nghề nuôi cá cảnh để bán và viết văn theo cái “gien” của bố và mẹ, cũng kiếm được đồng tiền nhưng không hiểu sao tự nhiên cháu đi tu (Phật giáo), để vợ con cho mẹ lo.

    C̣n cháu thứ ba, Khôi Thụy, th́ vẫn sống đời sống thực vật, u mơ không biết ǵ hết như cũ.

    Năm nay chị Thụy Vũ đă 78 tuổi ta (chị sinh năm 1937), tất cả sự sống gia đ́nh đều trông mong vào mấy con cá kiểng do vị “tu sĩ Phật giáo” truyền lại cho mẹ và mỗi tháng 100 đô-la do cháu Đinh Quỳnh Giao, bác sĩ bên Mỹ, con gái của anh chị Tô Thùy Yên gửi về giúp đỡ.

    Cháu Đinh Quỳnh Giao rất thương xót đứa em cùng cha khác mẹ tên Nguyễn Khôi Thụy đang nằm liệt giường. Mỗi tháng cứ đến khoảng 27, 28 là cháu gửi $100 về cho em. Ở cái xứ Lộc Ninh nghèo nàn ấy, có mấy người mua cá kiểng đâu, nếu mỗi tháng không có $100 của người chị, con gái anh Tô Thùy Yên từ bên Mỹ gửi về giúp đỡ, th́ không biết cái gia đ́nh của nhà văn nữ đă một thời nổi tiếng Nguyễn Thị Thụy Vũ – người đă từng đoạt giải Văn học toàn quốc năm 1971 – sẽ sống ra sao.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •