Page 387 of 471 FirstFirst ... 287337377383384385386387388389390391397437 ... LastLast
Results 3,861 to 3,870 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3861
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ước nguyện của mọi người: dân, quân, cán, chính là mong đất nước Việt Nam sớm thanh b́nh, không c̣n chinh chiến, một cuộc chiến công tâm mà nói là do Cs Bắc Việt chủ trương v́ chúng luôn nuôi tham vọng chiếm trọn miền Nam, điều mà cộng sản đă đạt được vào cuối tháng tư 1975. Nhạc sĩ Minh Kỳ qua nhạc phẩm „Cánh Thiệp đầu Xuân“ đă diễn tả ước mơ thầm kín, cầu mong sao cho khói lửa đi qua nhanh trên đất mẹ để mọi người, nhất là người lính VNCH có cơ hội được về sống gần gia đ́nh, bạn bè thân thuộc và hưởng một cái Tết đúng nghĩa:

    Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn
    Non nước vinh quang trong tia nắng thanh b́nh
    Để người anh yêu dấu quay về gia đ́nh
    T́m vui bên lửa ấm
    Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
    Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân th́
    ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên

    Cánh Thiệp Đầu Xuân của Ns Minh Kỳ



    C̣n tiếp...

  2. #3862
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( Tiếp theo và hết .)

    Nhiều nhạc sĩ, nhất là những nhạc sĩ tâm lư chiến (một ngành mà Cs rất sợ nên trả thù không nương tay những chiến sĩ này sau tháng 4.1975), đă sáng tác những bài ca rất giá trị viết về đời lính và người lính VNCH, sáng tác nhạc Xuân, đặc biệt những bản nhạc viết về Tết và người lính VNCH, gắn liền với sự hy sinh cao cả của họ trước 30.4.1975 lo trấn thủ biên cương để bảo vệ cho người dân ở hậu phương được hưởng những mùa Xuân, tháng năm an b́nh. C̣n rất nhiều bản nhạc khác đă được sáng tác với chủ đề này nhưng tôi chỉ trích dẫn vài bản nhạc „Xuân, viết về người lính VNCH“ tiêu biểu kê trên. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để tŕnh bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ nói lên t́nh cảm, t́nh yêu quê hương nồng nàn và cuộc đời đầy gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính VNCH đối với người Việt tại miền Nam VN trước 30.04.1975, nói riêng…

    Người miền Nam và những người lính VNCH tuy đă nằm xuống nhưng không hề uổng phí v́ chính qua những mất mát đó đă cho chúng ta hiểu rằng sự tự do không phải tự nhiên mà có. Tự do đă được trả với một giá rất đắt, chẳng những bằng máu và nước mắt, đôi khi ngay cả bằng mạng sống. Điều này đă được minh chứng qua lịch sử của nhân loại và cũng nhờ sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH mà người dân miền Nam Việt Nam đă được hưởng ít nhiều tự do trong hơn 20 năm, cho đến ngày NVN bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm.

    Lê Hoàng Thanh

    http://thongtinberlin.de/diendan/dez...ngnhacviet.htm

    Để chấm dứt loạt bài này , mời nghe Ly Rượu Mừng , bản nhạc Xuân hay nhất ( ít ra là với tôi ) , đă bị CSVN cấm hát trong 40 năm trước đây , v́ trong bài có nhắc đến LÍNH



  3. #3863
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngôi trường thời niên thiếu, Huỳnh Thị Ngà

    TRẦN Đ̀NH PHƯỚC .
    (Kính dâng lên hương hồn Bà Hiệu Trưởng Huỳnh Thị Ngà. Kính gửi đến các Giáo Sư, các cựu học sinh, những ai có kỷ niệm với vùng đất yên lành Tân Định và Đa Kao.)


    Từ ngă ba đường Trần Quang Khải và Hai Bà Trưng đi về hướng chợ Đa Kao sẽ gặp đường Bà Lê Chân phía bên phải. C̣n bên phía trái là đường Trần Nhật Duật. Nằm trên con đường này có một trường Trung Tiểu Học Tư Thục mang tên Huỳnh Thị Ngà, số nhà 10. Có thể nói đây là một trường tư thục có mặt lâu đời ở vùng Tân Định. Trường mang tên Bà Huỳnh Thị Ngà và do chính Bà làm Hiệu Trưởng được thành lập vào năm 1947.


    Khởi đi từ một dăy nhà chỉ vài căn lợp ngói âm dương, với một số lớp ở bậc Tiểu Học. Dần dần theo thời gian Bà HTN phát triển thêm bậc Đệ Nhất Cấp, Đệ Nhị Cấp và thêm Nội Trú, nhưng chỉ nhận nữ sinh.

    Trường mở cả ba buổi: sáng, trưa và tối.

    Buổi sáng dành cho các học sinh chọn môn Anh Văn là sinh ngữ chính.
    Buổi trưa dành cho học sinh chọn môn Pháp Văn, cùng các lớp ở bậc Tiểu Học.
    Buổi tối dành cho các lớp luyện thi, cũng như các lớp Thất+Lục, Ngũ+Tứ và Tam+Nhị. Mục đích dành cho người lớn tuổi, hoặc những ai v́ hoàn cảnh gia đ́nh ban ngày bận lo sinh kế không có điều kiện đến lớp.

    Phải công nhận Bà Huỳnh Thị Ngà là một phụ nữ đảm lược và tài giỏi, nên mới có thể chèo chống và điều hành được ngôi trường do bà làm Hiệu Trưởng đứng vững vàng cho đến ngày 30 tháng 04, năm 1975.

    Trường HTN phải đương đầu và cạnh tranh với các trường chung quanh mà Hiệu Trưởng đều là nam giới như: Đông Tây Học Đường, La San Đức Minh, Nguyễn Công Trứ, Tân Thạnh, Tân Thịnh, Vạn Hạnh, Văn Học, Văn Hiến, Văn Lang,Việt Nam Học Đường, Vương Gia Cần. Tuy nhiên, học sinh ghi tên học trường Huỳnh Thị Ngà cũng khá đông. Đa số cư ngụ ở vùng Tân Định, Đa Kao, Thị Nghè, Bà Chiểu, Phú Nhuận. Ngoài ra, có cả các học sinh ở vùng ngoại ô như: G̣ Vấp, Hạnh Thông Tây, Xóm Mới, hay xa Sàig̣n như: Phú Lâm, Hóc Môn, Bà Điểm, B́nh Chánh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà… Nữ sinh nội trú trường Huỳnh Thị Ngà cũng là một “điểm đặc biệt”, mà ít có trường tư thục nào khác mở ra vào thời đó. Nhiều nữ sinh nội trú ở các tỉnh xa như: Tây Ninh, Trà Vinh, Châu Đốc,Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Sa Đéc.., Có cả Long Khánh, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng…

    Đích thân bà Hiệu Trưởng trực tiếp trông coi nề nếp và kỹ luật của trường. Mọi vi phạm đều do một tay bà giải quyết. Nhẹ th́ cảnh cáo, làm lỗi nghiêm trọng là bà đuổi ngay không nương tay. Bà được sự trợ giúp của một Giám Thị già rất mẫn cán phụ trách về kỹ luật, trật tự và điểm danh mỗi khi học sinh vào lớp. Các học sinh đặt cho ông một cái tên thân mật là ông Sáu Già. Thư kư lo về kế toán và sổ sách có cô Ba cũng lớn tuổi. Vào mỗi đầu tháng từ ngày một Tây đến năm Tây là thời gian ấn định bắt buộc học sinh phải đóng học phí. Lúc đó được tăng cường thêm hai con gái lớn của bà là chị Bạch Tuyết và chị Ngọc Dung. Học sinh nào đóng học phí trễ sẽ được ông Sáu Già mời lên văn pḥng nhắc nhở. Nếu không đóng th́ ông Sáu không cho vào lớp.

    Thành phần giáo sư giảng dạy của trường Huỳnh Thị Ngà so ra không thua kém bất cứ trường tư thục nào của thành phố Sàig̣n. Bà mời các giáo sư có uy tín, nhiều kinh nghiệm như các Thầy: Cù An Hưng, Kiều Thề Đức, Nguyễn Đăng Đại, Trần Xuân Hài, Nguyễn Ngọc Huân, Ma Xuân Đạo, Nguyễn Đức Hoán, Huỳnh Văn Mĩ, Uông ngọc Thạch,Trần Năng Phùng, Vĩnh Đễ, Đinh Thế Vinh, Nguyễn Trọng Cơ, Lâm Tấn Văn, Nguyễn Ngọc Huân, Huỳnh Văn Tàu, Chí Thành, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Phụng,Thuần Nhân, Huỳnh Công Khanh, Nguyễn Kim Quang, Phùng Ngọc Diệp, Trịnh Khang, Nguyễn Văn Nổi…V́ thế trong các kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú Tài Một và Tú Tài Hai. Tỷ lệ học sinh thi đậu của nhà trường luôn luôn kết quả rất khả quan và đạt nhiều thứ hạng cao.

    Nhân đây xin được viết thêm về bốn Giáo Sư đặc biệt của trường:

    -Thầy Huỳnh Văn Mĩ (i ngắn) dạy môn Pháp Văn từ Đệ Tứ đến Đệ Nhất. Thầy là một trong những Vơ Sư sáng lập môn phái “Hàn Bái Đường.” Dáng thầy to, cao. Trong giờ thầy dạy, không một học sinh nào dám ồn ào hay sao lăng. Thầy rất nghiêm khắc đối với học sinh cả nam lẫn nữ. Thầy “sẵn sàng có biện pháp”, nếu như học sinh nào không nghe lời hay tỏ thái độ vô lễ. Bà Huỳnh Thị Ngà cũng đă từng là học tṛ của Thầy. Thầy mất năm 2004 tại Nam Cali. Lúc sinh thời không nghe nói đến hiền thê của thầy! Sau khi dạy học xong, Thầy đi bộ về căn nhà nằm phía đối diện trường, cách nhà vũ sư Nguyễn Trọng mấy căn. Thầy tự đi chợ và nấu ăn lấy. Trong các con thầy, ngoài người con lớn đi Pháp du học, c̣n có một người con trai tên HVH. Anh đẹp trai, giỏi vơ và là Sinh Viên Sĩ Quan Quân Y, do đó được nhiều nữ sinh trường Huỳnh Thị Ngà mến mộ ông Bác Sĩ tương lai. Hiện bác sĩ HVH và gia đ́nh đang định cư ở Florida.

    – Kế đến là Thầy Huỳnh Văn Tàu dạy Lư Hoá các lớp Đệ Tứ. Dáng thầy ốm cao, miệng móm với nụ cười hiền hoà và rất có duyên. Giảng bài bằng giọng miền Nam to và rơ ràng. Thầy có phương pháp dạy môn Vật Lư và Hoá Học rất hấp dẫn, nhất là cách “đơn giản” Đinh Luật Faraday và “cân bằng” các phương tŕnh phản ứng Hoá Học rất nhanh, chính xác và gọn. Thầy đơn giản và cân bằng cho đến cuối cùng, không c̣n cách nào có thể tiếp tục được nữa! Học sinh hầu như không bao giờ vắng mặt trong giờ Thầy dạy. Nhiều học sinh các trường khác cũng lén kéo đến “học cọp” khi gần đến ngày thi được tổ chức vào cuối tuần. Lúc này Thầy cho ôn lại các đề thi đặc biệt, có khả năng rất cao được Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho ra trong kỳ thi sắp tới. Thầy Huỳnh Văn Tàu đă mất tại Việt Nam.

    -Thầy Nguyễn Kim Quang dạy môn Vạn Vật. Dáng cao, nước da đen sẫm. Thầy đi dạy bằng xe Mobylette vàng. Quanh năm suốt tháng đi dạy.Thầy luôn luôn bận bồ đồ trắng, ủi hồ thẳng nếp. Đầu chải Brillantine láng bóng. Các nữ sinh nghĩ rằng: “Thầy có một tâm sự sâu kín, hay một lời thề nguyền nào đó?” Vài em thắc mắc hỏi. Thầy chỉ cười và không trả lời, trả vốn ǵ hết!

    – Cuối cùng, Thầy Thuần Nhân dạy Việt Văn lớp Đệ Tứ. Dáng người ốm, cao, nước da trắng. Thầy di dạy bằng chiếc Vespa đời cũ. Thầy rất hiền đúng như tên của Thầy và được tất cả học sinh thương quư. Học sinh say mê khi nghe Thầy giảng về truyện Kiều rất là sôi nổi. Thầy miêu tả về các nhân vật trong truyện Kiều rất linh hoạt hầu như làm sống lại các nhân vật này trong cuộc sống đời thường. Có hai câu mà tôi vẫn c̣n nhớ hoài:

    “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang,
    Thôi thôi thiếp đă phụ chàng từ đây!”

    Khi giảng đến đây các nam sinh ồ lên làm chị KL ngồi bàn đầu ôm mặt khóc. Lúc b́nh thường Thầy rất hiền từ, nhưng lần đầu tiên mới thấy Thầy giận dữ, bỏ ra cả nửa giờ để la rầy đám con trai, khiến chúng tôi im re không dám nhúc nhích. Đến hết giờ học, chúng tôi đến gặp Thầy xin lỗi về chuyện vừa qua và hứa không bao giờ tái phạm nữa!

    Ngoài việc chăm lo cho các học sinh tập trung về văn hoá. Bà Hiệu Trưởng luôn luôn khuyến khích và động viên các học sinh về các lănh vực thể thao, văn nghệ, công tác phục vụ cộng đồng và tham gia sinh hoạt Hướng Đạo Việt Nam. Thỉnh thoảng Bà tổ chức cho các học sinh đi viếng thăm và tŕnh diễn văn nghệ tại các Quân Trường, Quân Y Viện, và đôi khi xuất hiện trên các phương tiện Vô Tuyến Truyền Thanh & Truyền H́nh. Nữ minh tinh Thẫm Thúy Hằng, các ca sĩ Phương Đại, Thảo Ly, Kim Dung, Thần Đồng Phương Mai của ban Dân Nam, Mỹ Phụng của ban Việt Nhi, Vũ Bộ Song Kim của hai chị em sinh đôi, nhà ở đường Mă Lộ cũng xuất thân là học sinh của trường.

    Năm 1965, một nam sinh của trường là một trong mười thí sinh trúng cách cuộc thi Tuyển Lựa Ca Sĩ do Đài Phát Thanh Sàig̣n tổ chức ở Rạp Quốc Thanh và Hưng Đạo. Sau khi đậu chung kết là đến phần biểu diễn, các học sinh Đệ Nhị và Đệ Nhất HTN mua vé đến xem ủng hộ và cổ vũ rất đông. Ca Sĩ tài tử tŕnh bày hai bài hát được nhiều người biết đến là: “Lưu Bút Ngày Xanh” của nhạc sĩ Thanh Sơn và “Làng Tôi” của nhạc sĩ Chung Quân. Tuy nhiên, cha mẹ sợ ảnh hưởng đến việc học của chàng, nên nghiêm khắc cấm đoán không cho tiếp tục, và chàng cũng không dám phiêu lưu vào sự nghiệp cầm ca, có lẽ sợ đơ zèm cùi bắp hay mang cánh gà chiên bơ ?

    Mỗi dịp Tết Nguyên Đán về. Các lớp học đều thi đua tổ chức văn nghệ tất niên. Bà chia thời giờ đến từng lớp thăm và khích lệ học sinh. Bà thường có mặt và tham gia trong các phong trào có liên quan đến Phụ Nữ, cũng như kết mối thâm giao với các mệnh phụ, mà các đấng phu quân của họ có nhiều quyền lực, đang nắm giữ các chức vụ cao trong chính quyền.

    Sau vụ VC tổng công kích Mậu Thân năm 1968. Học sinh của trường tích cực tham gia các lớp Cứu Thương do các sinh viên Đại Học Y Khoa Sàig̣n đến hướng dẫn. T́nh nguyện giúp dựng nhà cho đồng bào chiến nạn ở Trung Tâm Tạm Cư Petrus Kư. Ngoài ra, mỗi khi có thiên tai, lũ lụt, bao giờ nhà trường cũng tổ chức lạc quyên gây quỹ rất là sôi nổi. Dịp này các nữ sinh có tiếng là hoa khôi của trường như: MQ, NT, LD, TT. Đ L… được trao công tác ôm thùng lạc quyên đến từng lớp, để vận động và được hầu hết học sinh nhịn ăn quà hưởng ứng một cách nồng nhiệt. Kết quả thu được rất khả quan.

    Diện tích trường Huỳnh Thị Ngà không lớn, không có sân chơi, không có cây cối che bóng mát. Một số học sinh đi học sớm được để xe trong sân trường, c̣n lại phải để trước cổng trường. Khi bắt đầu tiếng kẻng vào học th́ được rào lại bằng sợi dây thừng lớn, chỉ được mở ra khi tan học. Vào giờ ra chơi, anh nhân viên phụ trách dọn dẹp vệ sinh tạp dịch của trường là một thanh niên người Việt gốc Hoa có vơ Thiếu Lâm tên Tửng. Nhiệm vụ của anh là kéo cánh cửa sắt lại, v́ sợ học sinh ra ngoài bị tai nạn, hoặc trốn học nửa chừng!

    Nhân dịp này anh Tửng có xe xi rô đá bào và trái cây ngâm đường hoá học được độc quyền bán cho học sinh v́ học sinh chỉ quanh quẩn trong lớp, hoặc chạy lên, chạy xuống dọc theo cầu thang mà chơi. Có trường hợp nam sinh chạy nhảy trên bàn bị té găy chân, lọi tay, sứt trán, lỗ đầu. Đôi khi vài nam sinh thường hay phá phách tập họp ở cầu thang chận đường vuốt tóc, không cho các nữ sinh xuống lầu đi vệ sinh hay mua quà. Bà Hiệu Trưởng ra thông báo phạt nặng, nên t́nh trạng này mới chấm dứt!

    Vào giờ ra chơi là thời gian ông Sáu Già mệt nhất! Tay ông cầm cây roi mây. Đi tới, đi lui, nhất là dọc theo hai bên cầu thang lên xuống để học sinh trông thấy không dám quậy phá. Khi chuông reng báo hiệu vào lớp, Ông Sáu mới có thể thở phào nhẹ nhơm được một chút! Sau đó, chờ cho đến giờ học sinh ra về th́ ông Sáu lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Lần này ông vất vả hơn nhiều, v́ học sinh chạy ào ra như đàn ong vỡ tổ, không giữ trật tự ǵ cả. Cây roi mây của ông coi như bất lực. Bao nhiêu năm ông Sáu Già làm giám thị chưa thấy bất cứ học sinh nào dám hỗn hào, hay gây phiền phức cho ông.

    Học sinh trường Huỳnh Thị Ngà muốn ăn quà bánh ngoài trường th́ phải thưởng thức trước khi tiếng chuông vào lớp và sau khi tiếng chuông báo hiệu ra về. Nào chè đậu xanh, đậu đỏ bánh lọt nổi tiếng Huỳnh Thị Ngà. Tên được đặt cho xe chè, có lẽ vi trí gần trường HTN? Vào giờ tan trường, không những học sinh trường HTN mà c̣n nhiếu học sinh các trường khác kéo đến thưởng thức rất đông. Bà làm không ngớt tay, con gái duy nhất của bà là nữ sinh trường LVD vừa về tới đă phải bỏ ngay cặp táp vào trong xe chè giúp bà bào đá, rửa ly, tính tiền và làm những ly chè “to go” đựng trong các bịch Nylon cho khách mang về nhà.

    C̣n tiếp...

  4. #3864
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( Tiếp theo và hết ...)


    Xe bán cà rem, bánh kem và Pâté Chaud của ông chủ nói giọng Bắc, có cô con gái tên Mai, xe ḅ viên của ông Tàu. Ông ta vừa bán, vừa chơi đổ xí ngầu ăn ḅ viên, quán cà phê nhỏ của chị Tư kế xe chè, xe nước mía chị Hai, nằm góc đường Trần Nhật Duật và đường Trần Quang Khải, kế tiệm chụp h́nh Hoàng Sơn là tên con gái ông chủ.

    Xe nước mía này hấp dẫn nhiều nam sinh đến, nhờ có cô em xinh xắn là nữ sinh Lê Văn Duyệt, thường phụ giúp chị sau khi tan trường về. Nhắc đến cô phải kể về mối t́nh “Anh Tiền Tuyến. Em Hậu Phương.” giữa cô và một chàng trai Vơ Bị của một binh chủng tác chiến. Cả hai t́nh cờ gặp nhau trong một lần cô và các bạn cùng lớp đi ủy lạo, trao ṿng hoa cho chíến sĩ sau Tết Mậu Thân ở bên kia Xóm Cù Lao, nằm cuối đường Trần Khắc Chân ,Xóm Cầu Mới,Tân Định. Phải đi qua một chiếc cầu bằng ván đóng đinh. Nhân dịp đơn vị chàng được về đây nghỉ dưỡng quân. Tuy nhiên, chuyện t́nh thơ mộng không đi đến được đoạn kết, v́ Ba Má cô lo sợ con gái ḿnh đang ở tuổi hồn nhiên có thể sớm trở thành “Quả Phụ Thơ Ngây.” Do đó, đă quyết liệt cấm cản đến cùng. Cả hai đành phải chia tay và cùng hát bài ca“Ngăn Cách Măi.” Nghe đâu bây giờ gia đ́nh nàng định cư ở Canada? C̣n gia đ́nh chàng đang ở Mỹ, sau khi đă “Dùi Mài Kinh Sử” một khoá hậu Đại Học hơn mười năm, trước khi được đi định cư theo diện tị nạn. Thôi đành chờ kiếp sau vậy!

    Đối diện bên kia đường, góc Bà Lê Chân là quán cơm tấm b́, chả, sườn nướng, hột gà ốp la, cà phê pha vợt tên Ngọc Long của vợ chồng con trai nghệ sĩ lăo thành Bảy Nhiêu. Kế bên có xe ḿ của người Hoa nằm dưới tàn cây Đa lâu năm toả rộng.

    Giải trí th́ có đá banh bàn của bà Sáu, bà bán thêm trà Huế, bánh kẹp và chuối già. C̣n “cúp cua” đi xi nê th́ có các rạp Kinh Thành, Modern, Văn Hoa, Casino Đa Kao, Văn Cầm, Cẩm Vân, Huỳnh Long, Cao Đồng Hưng và Asam. Các nơi này cũng tương đối gần trường với giá vé vào cửa rất b́nh dân. Chỉ năm đồng xem hai phim và lại chiếu thường trực, muốn vô xem lúc nào cũng được. Đôi khi cả đám dúi cho người gác cửa một gói bự, bên ngoài ló thấy tiền, c̣n bên trong độn toàn giấy báo. Khi nhân viên gác cửa nhận được, họ bỏ vào túi thật nhanh v́ sợ chủ thấy, đến khi về nhà coi lại mới biết bị lủ ma quỷ học tṛ xí gạt.

    Nếu hôm nào không có tiền th́ xem các nghệ sĩ tập tuồng hát bộ ở đ́nh Phú Hoà, đ́nh Nghĩa Hoà, chùa Cô Hồn và đ́nh Sơn Trà, hay cùng kéo nhau đi chèo ghe, tắm sông, hái me, b́nh bát, bần và trứng cá trong hăng Nông Cơ, nằm cuối đường Trần Nhật Duật.

    Một quán cà phê nằm trên đường Trần Quang Khải được xếp vào gia phả của cà phê Sàg̣n trước năm 1975 mỗi khi nhắc đến là cà phê Văn Hoa, v́ nằm sát bên rạp hát Văn Hoa – Đa Kao, do hai chị em xinh xắn như Búp Bê là TBD và TBH đều là nữ sinh trường Huỳnh Thị Ngà đứng ra quán xuyến. Quán có chỗ ngồi tiện nghi, lịch sự. Cà phê pha ngon, dàn âm thanh tối tân. Đặc biệt, nhạc ngoại quốc chọn lọc, đổi mới thường xuyên. Thêm vào đó vị trí thuận lợi và giá cả cũng không mắc lắm! Nên các nam thanh, nữ tú từ các nơi thường ghé đến, để vừa nhâm nhi cà phê, vừa nghe nhạc và ngắm hai cô chủ lúc nào cũng nở nụ cười duyên dáng, dễ thuơng. Thỉnh thoảng có thời giờ th́ hai cô đến bên bàn hỏi thăm “ sức khoẻ”, làm cho các chàng hôm đó thưởng thức cà phê thấy ngon hơn. H́nh như có một anh ca sĩ kích động nhạc lọt vào mắt xanh của cô em, nhưng mối t́nh học tṛ thời đó chỉ là một thoáng mây bay.

    Nếu thích tâm sự thêm, th́ chui vào rạp hát Văn Hoa có máy lạnh, xem xi nê ma ếch cốp với màn ảnh rộng. Hiện gia đ́nhTBD định cư ở Montréal và gia đ́nhTBH đang ở Pleasanton , California.

    Môt quán cà phê và điểm tâm thứ hai cũng do hai chị em đứng trông coi và cũng là học sinh HTN. Đó là tiệm Ngọc Dung số 77 Trần Quang Khải. Tên tiệm ấy tên hai chị em ghép lại. Giá cả ở đây rất b́nh dân. Nổi tiếng nhất là món bánh ḿ Ốp La và bánh ḿ b́ trét mỡ hành. Gia đ́nh này hiện đang định cư ở San Diego.

    Học sinh trường HTN hiếm khi gây lộn đánh nhau. Họ sợ nhất vài thanh niên xóm chợ không chịu học hành mà chỉ thích ph́ phà điếu thuốc. Trong số đó có N.. chợ và hai anh em ruột A..và X. trong hẻm ông Sáu Hộ chuyện trị bong gân, trật tay, trật chân bằng cách bó ngải, trước hẻm là tiệm bán dụng cụ học sinh Kim Thạch. Thỉnh thoảng cả ba hợp tác làm ăn chung chặn đường các học sinh đi học sớm để lục túi lấy tiền hay tịch thu viết mực Pilot bắt chuộc. Bà Hiệu Trưởng phải nhờ cảnh sát cuộc Tân Định đến tận nhà các thanh niên này cảnh cáo, nếu c̣n tiếp tục sẽ có biện pháp mạnh, nên từ đó không c̣n tái diễn tṛ trấn lột học sinh giữa ban ngày.

  5. #3865
    Tran Truong
    Khách

    Ơi Em, Bắt Hồn Tôi Về Đâu … ( Tiếp theo và hết )

    [img]Saigon 1970 - Trường Nữ Sinh Trung Học Lê Văn Duyệt. Số 95 Đường Lê Văn Duyệt by Tommy Truong79, on Flickr[/img]

    [img]Saigon nu sinh Le Van Duyet - chiec velo solex by Tommy Truong79, on Flickr[/img]


    3. “Áo dài trắng em mang mà anh nhớ …” đâu chỉ ở Sài G̣n. Ở một vùng trời tỉnh Gia Định, những tà áo của nữ sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt vờn bay thật nhẹ nhàng, thanh khiết. Tôi khoái chữ “vờn bay” của nhà thơ Phạm Thiên Thư hơn chữ “tung bay” của nhạc sĩ Từ Huy khi nói về chiếc áo dài của nữ sinh
    trung học. Chữ “tung” có vẻ ǵ đó mạnh bạo quá khi nói về chiếc áo dài vốn dĩ đằm thắm.


    [img]Bầu cử Hạ Nghị Viện năm 1971 tại trường Gia Long by Tommy Truong79, on Flickr[/img]


    Thật thiệt tḥi khi ngôi trường này không được nhắc đến trong âm nhạc hoặc thơ ca, có lẽ những chàng thi sĩ, nhạc sĩ chỉ thích tụ tập ở SàiG̣n mà bỏ quên một ngôi trường nữ làm đẹp và trắng khung trời Gia Định. Từ Sài G̣n, xuôi theo đường ĐinhTiên Hoàng, quẹo tay mặt, qua cầu Bông một đoạn, nh́n sang tay trái là một ngôi trường kiến trúc kiểu hiện đại hơn trường Gia Long và Trưng Vương.

    Chuyện cũng dễ hiểu v́ năm 1960, ṭa tỉnh trưởng Gia Định đă dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn, gần Lăng Ông
    thuộc xă B́nh Ḥa (tỉnh Gia Định). Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ . Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn.

    Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương tŕnh học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương. Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị th́ nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơi em, bắt hồn tôi về đâu?”…


    [img]Trường Văn Hóa Quân Đội trên đường Thống Nhất by Tommy Truong79, on Flickr[/img]


    Có những chàng trai lăng mạn th́ cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh”. Tôi sửng sốt v́ Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh mới vừa thành lập năm 1971.

    Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Ḥa Hảo, Minh Mạng, Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cùng được xây dựng. Không phải thằng Hiệp mập không có lư của nó, v́ nữ sinh trường này được học một chương tŕnh giáo dục hoàn toàn mới.

    Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô h́nh của các nước tiên tiến thời ấy. Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường c̣n dạy thêm kinh tế gia đ́nh (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn vơ aikido, vovinam.

    Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh đă được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. Trường được trang bị một pḥng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một pḥng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ. Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn vơ song toàn. C̣n theo thằng bạn tôi, giúp ích xă hội được hay không th́ chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xă biết dạy chồng bằng vơ vovinam và tài nội trợ.

    Sài G̣n, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng c̣n trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức … đă nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nh́n không ra”…

    Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đă là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài G̣n đă đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác. Cảm ơn Sài G̣n đă có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài G̣n có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay … vờn bay !


    (1) Ngày xưa Hoàng Thị – thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, trên toàn miền Nam, đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng, quần trắng (hoặc đen), nam học sinh là quần xanh, áo trắng và đeo phù hiệu mang tên trường trên áo. Không có đồng phục cho riêng từng trường như bây giờ. Lúc ấy chỉ có Trường trung học công lập Mạc Đĩnh Chi nam sinh và nữ sinh học chung.

    (2) Trưng Vương khung cửa mùa thu – nhạc và lời Nam Lộc. Trường Gia Long nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Trường Petrus Trương Vĩnh Kư nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trường Lê Văn Duyệt nay là Trường THPT Vơ Thị Sáu. Trường Sương Nguyệt Anh nay là Trường THPT Sương Nguyệt Anh.


    ----------------

    " Đột Kích " xong rồi . Xin giao trả chị Tigôn . Cám ơn .

  6. #3866
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    " Đột Kích " xong rồi . Xin giao trả chị Tigôn . Cám ơn .
    Cám ơn anh Tran Truong rất nhiều
    Nếu không v́ SGTÂ , tôi đă không có mặt ở đây hôm nay

  7. #3867
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ ba, 31/1/2017

    Tên đường ở Sài G̣n xưa được đặt như thế nào?

    Sự kiện lịch sử gần gũi nhau, hay tên các danh nhân, sẽ được đặt cho từng cụm đường như: thi sĩ và tướng quân Tây Sơn ở quận 3, khởi nghĩa Yên Bái ở quận 1, danh nhân đời Trần ở khu Tân Định…
    Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa thành lập Ủy ban đổi tên đường đô thành để thay tên các con đường do Pháp đặt sang tiếng Việt. Chúng được đặt theo từng cụm, gồm các nhân vật hay sự kiện gần gũi nhau mang nhiều ư nghĩa lịch sử.


    Đi từ cửa ngơ vào tới trung tâm Sài G̣n sẽ thấy cả một chiều dài lịch sử của Việt Nam qua từng con đường. Cửa ngơ Bến xe Miền Tây có các đường Hồng Bàng, Hùng Vương, An Dương Vương, Bà Triệu... rồi đến Lư Nam Đế, Lư Thường Kiệt, Triệu Quang Phục... tiếp đến là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lư Chiêu Hoàng...

    Các bến sông Vạn Kiếp, Hàm Tử, Chương Dương... được đặt theo tên các trận đánh hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai 1284-1285. C̣n bến Bạch Đằng được đặt theo con sông nơi Ngô Quyền lănh đạo quân dân đánh thắng quân Nam Hán năm 938...

    Càng gần trung tâm, các sự kiện, nhân vật càng tiệm cận đến hiện tại. Tại quận 1, con đường trước cổng Dinh Độc Lập (nối đến Thảo Cầm viên) dài hơn một km trước đây tên Thống Nhất (nay là đại lộ Lê Duẩn). Tên gọi này được cho là mang hàm ư sau ḍng chảy 4.000 năm lịch sử th́ tất cả đều tập trung về đây - đại lộ đẹp và rộng dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó.

    Phía trước, đường một chiều chạy ngang cổng chính Dinh Độc Lập và TAND TP HCM được mang tên Công Lư (được cho là để ám chỉ công lư th́ chỉ một chiều đúng hoặc sai).

    Dọc theo Đại lộ Thống Nhất có 2 đường nhỏ mang tên Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes để nhớ ơn những người đă tạo ra ngôn ngữ cho nước Việt. Hàn Thuyên là người sáng tạo ra chữ Nôm (được người Việt dùng trong gần 10 thế kỷ) để thay cho chữ Hán. C̣n Alexandre de Rhodes - giáo sĩ người Pháp, có công lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ đang sử dụng.

    Hai mặt cửa Đông và Tây chợ Bến Thành cũng có 2 đường song song được đặt tên theo danh nhân Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh một cách đầy ngụ ư. Một người khởi xướng phong trao Đông Du, người c̣n lại th́ kêu gọi cải cách, học theo những tư tưởng tiến bộ của phương Tây để phát triển.

    Trong khi đó, tên các danh tướng nhà Trần được đặt cho các tuyến đường gần nhau ở khu Tân Định (quận 1), gồm: Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải...

    Cụm danh tướng nhà Lê ở quận 4 gồm: Đinh Lễ, Lê Quốc Hưng, Lê Thạch, Lê Văn Linh.

    Ở khu vực quận 3 là những con đường mang tên nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngô Cát, Đặng Trần Côn, Tú Xương, Nguyễn Gia Thiều... cùng các vơ tướng Tây Sơn như: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Thời Nhiệm.

    Các nhà cách mạng tham gia khởi nghĩa Yên Bái chống Pháp (1930) gồm Nguyễn Thái Học (người sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng), Cô Giang (Nguyễn Thị Giang – vợ ông Nguyễn Thái Học), Cô Bắc (tên thật là Nguyễn Thị Bắc - em gái Cô Giang), Phó Đức Chính, Kư Con (tên thật là Đoàn Trần Nghiệp), Nguyễn Khắc Nhu... nằm ở khu vực Bến Thành (quận 1).

    Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Tư (một trong hai tác giả sách Đường phố Saigon ), Hội đồng đặt tên đường thời đó (1955) thường đặt theo khóm, cụm. Đó là cách đặt tên rất khoa học và rất hay, chỉ cần biết một tên đường có thể h́nh dung ra một khu vực.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su...o-3534109.html

  8. #3868
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHÂN NGÀY MỒNG 5 TÊT , Nhắc chuyện Vua Quang Trung đại phá Quân Thanh


    Vua Lê chạy sang Trung Quốc, cầu viện Thanh Cao Tông (Càn Long). Vị hoàng đế già đồng ư và cuối năm 1788 sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, vào chiếm đóng Thăng Long. Quân Tây Sơn do Đại tư mă Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Th́ Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.

    Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc B́nh vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lư do vua Lê đă bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra c̣n có một đội tượng binh với 200 voi chiến.

    Vua Quang Trung c̣n tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ư chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Măn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đă ra đến Tam Điệp, Ninh B́nh. Biết quân Thanh dự định ngày 16 tháng giêng (âl) sẽ từ Thăng Long xuất quân, ông quyết định quân Tây Sơn sẽ đánh tan quân Thanh và tiến vào Thăng Long trước ngày mùng 6 tháng giêng (âl). Ông hạ lệnh cho quân sĩ ăn Tết Nguyên đán trước và tuyên bố đanh thép: Ngày mùng 7 Tết sẽ đánh vào Thăng Long mở tiệc ăn Tết khai hạ. Sau đó, 5 đạo quân thần tốc tiến ra Thăng Long.

    Đêm 30 tháng chạp Mậu Thân tức 25-1-1789: Quân Tây Sơn nhanh chóng vượt bến đ̣ Gián Khẩu (Ninh B́nh), đánh tan quân của Trấn thủ Sơn Nam Hoàng Phùng Nghĩa

    Trưa ngày mùng 5 tháng giêng (âl), Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc. Vua Quang Trung dẫn đầu đạo quân chiến thắng, tiến vào Thăng Long trước sự hân hoan đón chào của nhân dân. Nha cua cho yết bảng an dân, cho quân Thanh ra hàng. Chiến dịch lịch sử đại phá 29 vạn quân Thanh diễn ra nhanh chóng và oanh liệt.

    Nguồn:Thư viện Trung tâm sưu tầm và tập hợp

  9. #3869
    Member Mr.K1ng's Avatar
    Join Date
    24-09-2013
    Posts
    103

    HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH MÙA XUÂN KỶ DẬU 1789

    HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH MÙA XUÂN KỶ DẬU 1789

    Với bản chất cố hữu của “Đại Hán Xâm Lược” nên triều Thanh nhân cơ hội Lê Chiêu Thống cầu cứu, Càn Long điều động binh mă 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quư Châu gồm 20 vạn quân lính và dân phu tiến sang nước ta. Sách sử của nước ta ghi là 20 vạn quân Thanh, trong khi Thanh Sử chỉ chép có 18 ngàn quân chủ lực để biện minh cho sự thất trận.
    Ngay từ thời Minh mà Minh Thành Tổ đă huy động được hơn 17 vạn quân của 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, đặt dưới quyền điều động của tướng Mao Bá Ôn (1482 - 1545) th́ đến triều Thanh, số quân huy động cả Vân Nam, Quư Châu chắc chắn phải bằng hoặc hơn số quân thời Minh. Như vậy, ngoài gần 2 vạn binh sĩ chủ lực mà sách sử Thanh chép là Lục Kỳ binh, c̣n gọi là Lục Doanh binh, là đơn vị quân đội trong đó quân lính là người Hán du mục ở phương Bắc. Số quân c̣n lại gồm thổ binh, nghĩa dũng là quân địa phương các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam cũng phải gấp 5, 10 lần quân chủ lực. Ngoài ra phải tính tới số mấy vạn dân phu chuyên chở lương thực và khí giới th́ tính tổng cộng cả quân chủ lực, quân địa phương và dân binh có thể lên tới ít nhất là hơn hai mươi vạn người…

    Tổng Đốc lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị được cử làm Tổng chỉ huy 4 đạo quân xâm lược tiến vào nước ta theo 4 đường. Tháng 11 năm 1788, quân Thanh ồ ạt vượt biên giới tiến vào nước ta. Quân Thanh tiến chiếm Thăng Long không tốn một mũi tên một viên đạn nên nảy sinh kiêu căng tự măn. Tôn Sĩ Nghị giương giương tự đắc huênh hoang tuyên bố: “Giặc c̣n gầy, ta hăy nuôi cho béo, để cho chúng tự đem ḿnh đến nạp mạng cho ta...”.
    Thế nhưng, bài học đầy xương máu của lịch sử buộc Tôn Sĩ Nghị ngoài miệng nói huênh hoang nhưng trong ḷng lo sợ nên y phải án binh bất động để nghe ngóng t́nh h́nh chưa dám hành động. Hơn nữa ngày tết cận kề nên bọn tướng sĩ giặc lo vui chơi hưởng thụ, quân lính giặc nhân cơ hội này tha hồ cướp bóc hăm hiếp phụ nữ ban ngày ban mặt giữa chốn kinh thành. Lê Chiêu Thống th́ ngày ngày sang chầu chực bên dinh Tôn Sĩ Nghị, dâng hết cao lương này đến mỹ vị nọ, nem công chả phượng, rượu thịt ê hề. Để cung ứng nhu cầu không bao giờ đủ cho quân Thanh, tên vua bán nước cầu vinh này phải ra sức đốc thúc quân lương, các châu huyện kêu trời v́ không cung ứng nổi.
    Mấy năm trước nhân dân bị mất mùa nên thóc gạo không đủ ăn, năm nay lại đói kém hơn nữa, thế mà Chiêu Thống lại chia quan đi các nơi hạch sách đốc thúc vơ vét tài sản cuối cùng của người dân đến nỗi “Nhiều nơi dân nghèo phải van xin khóc lóc mà dâng nộp, bao nhiêu lương thực tiền bạc thu được của dân đều đem dâng nộp hết cho bọn giặc...”. Người người ta thán, nhà nhà uất hận. Ngay cả Thái hậu và các trung thần của nhà Lê cũng phải “Kêu trời khi thấy họa diệt vong đến nơi rồi. Lịch sử nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ chưa thấy bao giờ có tên vua luồn cúi đê hèn như thế !!!”.
    Ngày 22 tháng 12 năm 1788 tức ngày 25 tháng chạp tết Kỷ Dậu, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn lập đàn “Tế cáo Trời Đất” ở phía Nam núi Ngự B́nh kinh đô Phú Xuân. Bắc B́nh Vương lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung: “Giương cao ngọn cờ Đại Nghĩa, thuận ḷng Trời hợp ư dân” để làm lễ xuất quân đại phá quân Thanh xâm lược. Sách sử chép rằng “Quân đi đến đâu, các bậc phụ lăo bày hương án bên đường c̣n thanh niên trai tráng khắp nơi đổ về náo nức ṭng quân. Quân đến Nghệ An, chỉ trong mấy ngày mà quân số lên đến hơn mười vạn người...”. Danh sĩ Nguyễn Thiếp đất Nghệ An đă về ở ẩn nhưng hết ḷng ủng hộ người anh hùng dân tộc, danh sĩ đă tiên đoán: “Nếu đánh gấp th́ không quá 10 ngày, c̣n nếu tŕ hoăn một chút th́ khó ḷng mà đoán được...”.
    Ngày 15 tháng 1 năm 1789, hai đạo quân của Ngô văn Sở và Ngô Th́ Nhậm đă hội quân với đại quân tại pḥng tuyến Tam Điệp để chuẩn bị cho chiến dịch tổng tiến công thần tốc quét sạch quân thù ra khỏi đất nước. Chiến dịch “Tổng Tiến Công Thần Tốc” đă được hoạch định với 5 đạo quân tạo thành 5 mũi tiến công đồng loạt các doanh trại, đồn lũy giặc để bẻ găy thế liên hoàn không cho chúng có th́ giờ tiếp cứu lẫn nhau. Ngày 29 tháng chạp, Hoàng Đế Quang Trung tổ chức mở tiệc khao quân cho quân sĩ ăn tết trước để rạng sáng 30 tết xuất quân thần tốc, bất ngờ, quyết chiến quyết thắng. Đêm 29 tết, toàn quân làm lễ “Thệ Sư” giữa núi rừng u linh vang lên lời hịch xuất quân của Quang Trung Hoàng Đế:
    “Đánh cho được để đen răng
    Đánh cho được để dài tóc
    Đánh cho xe giặc tan tành, Đánh cho quân thù tơi tả
    Đánh cho sử sách lưu danh Đất nước Việt hùng anh ta có chủ...”
    Hoàng đế Quang Trung cùng toàn thể quân sĩ thề quyết tâm giết giặc để mồng 7 tết sẽ vào thành Thăng Long làm lễ “Hạ Nêu” mừng chiến thắng. “Hỡi ba quân tướng sĩ, các ngươi nhớ xem lời ta nói có đúng không?”. Đại danh tướng, Hoàng Đế Quang Trung vừa dứt lời, toàn quân hô dạ vang trời như sấm rền, rung động cả núi rừng... Tiếng trống lệnh xuất quân dồn dập, toàn quân ai nấy náo nức trong ḷng, dồn dập tiến bước trong màn đêm lạnh lẽo của núi rừng Tam Điệp chập chùng...
    Tảng sáng 30 tết, đại quân đă vượt sông Gián Khẩu tức sông Đáy tấn công các cứ điểm tiền tiêu của giặc. Lần lượt Gián Khẩu, Thanh Quyết rồi Nhật Tảo bị tiêu diệt gọn, không một tên giặc nào chạy thoát. Chiến dịch hành quân thần tốc, bất ngờ bốn hướng tập kích đồng bộ khiến quân giặc bị tiêu diệt gọn không kịp tháo chạy. Đúng nửa đêm mồng 3 tết, quân ta đă bao vây đồn Hà Hồi ở Thường Tín Hà Tây cách Thăng Long chưa đầy 20 cây số. Quân giặc đang say sưa ngủ th́ từ 4 phiá, tiếng loa gọi hàng vang như sấm dậy, tiếng trống thúc quân dồn dập, quân ta hàng hàng lớp lớp hô vang “xung phong, xung phong” khiến quân giặc thất kinh hồn vía lên mây chỉ kịp quỳ xuống van lạy đầu hàng, một số hoảng hốt chống cự lại bị giết tại trận.
    Đêm mồng 4 tết, cánh quân “Kỵ” của Đô Đốc Đông bất ngờ tập kích vào cứ điểm Đống Đa của giặc. Trong đêm tối, những con rồng lửa từ trên trời đổ ập xuống đầu quân giặc, chúng chưa kịp phản ứng ǵ th́ quân ta đă tràn ngập cứ điểm. Quân giặc hốt hoảng tháo chạy tán loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết tạo thành từng g̣ đống chồng chất xác giặc nên dân gian gọi tên nơi này là g̣ Đống Đa. Tướng giặc Sầm Nghi Đống cùng đường phải treo cổ lên cành Đa tự vẫn. Cửa ngơ Tây Nam Kinh thành đă mở toang cho đoàn kỵ binh tiến như vũ băo vào Thăng Long.
    Cùng lúc đó, đại quân do Hoàng Đế Quang Trung đích thân chỉ huy ào ạt tấn công Ngọc Hồi, một cứ điểm quân sự trọng yếu của giặc. Cứ điểm Ngọc Hồi được xây cất công phu kiên cố và có quân số đông nhất do Phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy để bảo vệ cho đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị. Trong tiếng ḥ reo, quân ta nhất loạt xung phong, đoàn voi chiến hung hăn xông trận. Hứa Thế Hanh tung đoàn kỵ binh thiện chiến nhất ra ngăn chặn nhưng bị các xạ thủ ngồi trên lưng voi nă từng loạt pháo vào đoàn kỵ binh giặc khiến người ngựa tan thây, hàng ngũ giặc náo loạn, đội h́nh giặc tan vỡ tức th́, quân giặc hoảng loạn quay đầu dẫm đạp lên nhau chạy vào trong thành tử thủ.
    Hàng loạt đạn pháo từ trong thành bắn ra nhưng quân ta vẫn tiến công như vũ băo. Đoàn voi chiến chia thành 2 cánh mở đường cho đội xung kích xông lên. Sáu trăm chiến sĩ cảm tử chia thành 20 toán, cứ 10 người dao ngắn dắt bên hông khiêng một tấm mộc lớn ghép bằng nhiều tấm ván, bên ngoài bện rơm ướt thành một lớp dày, phía sau tấm mộc là 20 chiến sĩ được trang bị “Bạch khí” “Hỏa hổ”, “Hỏa cầu lưu hoàng” và súng “Điểu Thương” lớp lớp tiến lên, tạo thành một bức tường thành di động từ từ áp sát chân thành. Đại bác, cung nỏ, hỏa mù của giặc bắn ra tới tấp. “Khói tỏa mù trời nhưng vẫn không cản được đoàn quân cảm tử.
    Khi áp sát chân thành lũy, các chiến sĩ xung kích nhất loạt bỏ tấm mộc rồi rút dao xông vào chém giết quân ǵặc. Kèn thúc quân, tiếng trống trận Tây Sơn vang lên như sấm dồn chớp giật, hàng hàng lớp lớp quân ta ào ạt xông lên như vũ băo. Tuyến pḥng thủ của giặc bị quân ta chọc thủng, quân giặc la hét hoảng loạn tháo chạy tán loạn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết giặc thù, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối...”.
    Trận chiến khốc liệt xảy ra từ sáng sớm đến buổi trưa mồng 5 tết, cứ điểm cuối cùng của quân Thanh bị diệt gọn. Tướng giặc Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thanh bị giết tại trận. Tàn quân tháo chạy vào mũi đột kích của Đô Đốc Bảo, quân ta dồn giặc vào vùng Đầm Mực giết chết hàng vạn tên. Sách sử chép “Mờ sáng ngày mồng 5 tết, Tôn Sĩ Nghị c̣n đang hoảng hốt khi được tin Đống Đa thất thủ, Sầm Nghi Đống tự vận. Nghị chưa kịp hoàn hồn th́ lại nhận được tin cấp báo đồn Ngọc Hồi bị tấn công tan tành. Sợ quá, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp vội nhảy lên ḿnh ngựa chưa kịp thắng yên cương rồi phóng như bay về cầu phao chạy thẳng lên hướng Bắc. Thấy Tướng Tổng Chỉ Huy bỏ chạy, các tướng sĩ thi nhau tháo chạy như ong vỡ tổ... tràn ngập cầu phao, dẫm đạp lên nhau chết vô số kể....”.
    Để thoát thân và sợ bị truy đuổi Tôn Sĩ Nghị đă ra lệnh chặt đứt cầu phao, quân Thanh rơi xuống sông chết thây ngập cả ḍng sông. Tàn quân Thanh c̣n lại chạy đến Phượng Nhân th́ lại lọt vào ổ phục kích của Đô Đốc Lộc chờ sẵn xông ra tiêu diệt không một tên nào sống sót. Sử triều Thanh chép: “Ngày mồng 2, Duy Kỳ báo cáo quân (Nguyễn) Huệ kéo đến, Tôn Sĩ Nghị kinh hoảng phá ṿng vây vượt Phú Lương giang. Cầu phao bị đứt, Thế Hanh và Duy Thăng, Triều Long dẫn mấy trăm quân giao chiến ở phía Nam cầu phao, thua trận. Hứa Thế Hanh chỉ huy các tướng vượt qua sông, bị vây trong trận, tận lực giao chiến mà tử trận”.
    Trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu 1789, Hoàng đế Quang Trung ngồi trên lưng voi, chiến bào ướt đẫm mồ hôi, đen xạm khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào kinh thành trong tiếng reo ḥ hoan mừng khôn xiết của già trẻ lớn bé thành Thăng Long. Hai dăy bàn “Hương án” được các bô lăo bày dọc hai bên đường nghinh đón Đại đế Quang Trung và đoàn quân bách chiến bách thắng Tây Sơn.
    Ngày mồng 7 tết, Đại đế Quang Trung tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng vào đúng lễ Hạ Nêu như đă hứa với ba quân theo truyền thống của Việt tộc. Tổng kết chiến dịch diễn ra chưa đầy 5 ngày, đại danh tướng Nguyễn Huệ đă đánh tan tành 20 vạn quân Thanh xâm lược, một kỳ tích có một không hai của thiên tài quân sự lỗi lạc không những của Việt Nam mà cả trong quân sử của thế giới nữa.
    Đại Đế Quang Trung không những là “một thiên tài quân sự, bách chiến bách thắng” mà c̣n ấp ủ hoài băo thu hồi lănh thổ xa xưa của Việt tộc. Sau khi dùng kế sách ngoại giao mềm mỏng để có thời gian củng cố quốc pḥng, xây dựng một đội quân chủ lực thiện chiến. Hoàng Đế Quang Trung không chấp nhận cống người bằng vàng, cái nợ Liễu Thăng bị chém bay đầu từ thời vua Lê. Vua Thanh Càn Long phải nhượng bộ, trong bài thơ tặng vua Quang Trung, Càn Long tỏ ư hổ thẹn về việc các triều vua trước bắt Việt Nam cống “người vàng.”
    Hoàng Đế Quang Trung lệnh cho Ngô Thời Nhiệm làm biểu gửi Tổng Đốc Lưỡng Quảng đ̣i lại 7 châu thuộc Hưng Hóa của nước ta. Khi thấy triều Thanh làm ngơ chưa chịu giao trả, Quang Trung tức giận nói với các tướng lănh “Được rồi, cứ thư thả cho ta vài năm nữa, ta nuôi vững uy lực, đầy đủ nhuệ khí th́ có ǵ mà sợ chúng...”. Đầu năm 1792, Hoàng Đế Quang Trung cử Đại tướng Vũ văn Dũng cầm đầu Sứ bộ sang triều Thanh để cầu hôn công chúa con gái Càn Long, đồng thời đưa biểu đ̣i lại đất Lưỡng Quảng gồm 2 tỉnh Quảng Đông (tên cũ là Việt Đông) và Quảng Tây (Việt Tây) cho Việt tộc. Nhận được biểu tâu, viên Tổng đốc Lưỡng Quảng lo sợ nhưng vẫn phải tâu lên Càn Long.
    Theo gia phả họ Vũ th́ Vũ văn Dũng đă bệ kiến Càn Long và vua Càn Long đă giao cho bộ Lễ nghiên cứu việc gả công chúa cho Quang Trung và đồng ư cho đất tỉnh Quảng Tây làm của hồi môn. Sự việc mới tiến triển đến đó th́ Hoàng Đế Quang Trung đột ngột băng hà. Việc cử một vơ tướng cầm đầu sứ bộ sang cầu hôn để nắm vững đường đi nước bước, địa h́nh chiến lược mai mốt sẽ tiến đánh Trung Quốc, đồng thời để Càn Long thấy rơ quyết tâm đ̣i lại đất xưa của Việt tộc.
    Việc cầu hôn chỉ là cái cớ để chọc giận Càn Long, nếu Càn Long từ chối không giao trả Lưỡng Quảng th́ Hoàng Đế sẽ xuất quân đánh chiếm lại Lưỡng Quảng. Vua Thanh Càn Long hẳn cũng hiểu rơ ư định của Quang Trung nhưng cũng biết khả năng quân sự của Quang Trung nên đành chấp nhận gả công chúa và trả lại tỉnh Quảng Tây làm quà sính lễ rồi tính sau.
    Hoàng Đế Quang Trung không chỉ là một thiên tài quân sự mà c̣n là một vị vua đức độ, thương dân và trân trọng bảo lưu truyền thống văn hiến của Việt tộc. Trong lịch sử Việt, sau Hồ Quư Ly là Hoàng Đế Quang Trung đă ban chiếu phải dùng chữ Nôm trong việc triều chính, thi cử để phục hưng văn hóa Việt. Thế nhưng bất hạnh thay cho dân tộc, thù trong chưa dẹp, mộng lớn chưa thành th́ người anh hùng dân tộc, một đại danh tướng lỗi lạc chưa một lần thất bại đă đột ngột qua đời ở tuổi bốn mươi vào tháng 9 năm 1792, để lại sự mất mát lớn lao cho cả một dân tộc. Bách Việt Từ Đường Tộc Phả đă ghi lại lời nói của Hoàng Đế Quang Trung với các bô lăo làng Vân Nội như sau:
    “Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cứ là trai gái già trẻ, không cứ là chi tộc nào, ḍng họ nào. Mọi người đều là ”CON RỒNG CHÁU TIÊN,” đều từ một bào thai của mẹ Âu nên tất cả từ một mẹ sinh ra các ngành các chi mà thôi. Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có ngh́n ḍng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật c̣n như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng d́u dắt vậy.

  10. #3870
    tran truong
    Khách
    Hàng năm cứ mỗi độ Xuân về ,lòng tôi bỗng quặn đau cho hai mùa Xuân chết của dân tộc VN . Một là Mậu Thân 1968 , với chết chóc , khói lửa thay tiếng pháo mừng Xuân , với AK, B40 ... cày nát bàn thờ ông bà , tiên tổ !!!!

    Hai là Xuân Giáp Dần 1974 , binh chủng Hải quân VNCH đã tiên vi thủ , nổ súng vào bọn Tàu cộng đang lăm le cướp đảo Hoàng sa . Vì thế cô , vì giặc trong thù ngoài .... ta đành phải lui quân . Hẹn ngày lấy lại


    Cho Hải Đảo Hờn Căm


    Lời biển gọi cuối năm Hờn căm trừng mắt lửa

    - Hỡi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa ...

    Mẹ Đứng mũi Sơn Trà

    Gửi hồn ra Đông Hải
    * *
    *
    Đảo nổi giận nên biển cuồng sóng dậy

    Ôi, đất nước ông cha: tay đứt ḷng đau

    Súng thét khơi xa, sao lửa đốt trong đầu

    Ḷng mẹ bời bời: ruột mềm máu chảy

    Mắt mẹ trông vời, triền môi run rẩy:

    - Hỡi Hoàng Sa, hỡi các cháu con ta?

    Con cháu mẹ
    * *
    *
    Năm mươi đứa làm anh hùng của bể

    Năm mươi con thành dũng sĩ Trường Sơn

    Bốn ngàn năm mài nhọn mũi căm hờn

    Phóng mắt hận, nghiến răng gh́m giặc Bắc

    Cờ Nương Tử phất bay hồn xâm lược

    Gươm Mê Linh thét máu nhuộm đầu voi

    "Trèo lên đỉnh núi mà coi

    Dáng Bà quản tượng trăng soi ngời ngời"

    Cửu Chân hề, Cửu Chân ơi !

    Gót nhi nữ ra khơi

    Đạp tan luồng sóng dữ

    Chém cá tràng ḱnh, rạng danh liệt nữ

    Dũng khí Nhụy Kiều gục mặt Bắc quân !
    * *
    *

    Ngậm mối thù truyền kiếp mấy ngàn năm

    Con cháu mẹ từng nhọc nhằn u uất

    Đắm biển ṃ châu phơi rừng t́m ngọc

    Nanh vuốt sài lang nào kể gái hay trai

    Máu mỡ no nê muông thú một bầy

    Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt

    Nước độc rừng thiêng một đi là một chết

    Vạn người đi, không một bóng ma về
    * *
    *

    Đá Trường Sơn con khắc ngập câu thề :

    "Đ̣i nợ máu phải đổi răng, đổi mắt!"

    Bạch Đằng xưa nghẹn gịng muôn xác giặc

    Dù Hán, dù Mông nước đỏ cũng hôi tanh

    Tóc thú đuôi sam , gươm giáo Việt tung hoành

    Vó ngựa Lư, Lê từng phen đạp Tống

    Ngọn giáo Đinh, Trần vạch cơi Nam uy dũng

    Đầu Măn Thanh vờn kiếm lộng Quang Trung

    Trải an nguy son sắt vẫn một ḷng

    Mỗi tấc đất một chiến công oanh liệt

    Mỗi tên người một anh hùng, nữ kiệt

    Mỗi gốc cây muôn xác quỉ vùi sâu

    Ḍng Việt Nam chưa hề biết cúi đầu

    Dù giặc Bắc bạo tàn hơn súc vật !
    * *
    *

    Hồn Nam Hải cuối năm

    Lạnh căm căm hơi bấc !

    Bởi thương con mẹ lên đỉnh Sơn Trà

    "Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa...

    Khôn thiêng nối gót mẹ cha mà về "

    Hăy đứng thẳng mà đi

    Hỡi đàn con từng khua sôi biển cả

    Cất cao đầu uống lời thề sông Hóa

    Hàm Tử, Vân Đồn, Tây Kết, Chương Dương

    Vươn chiến công kim cổ Bạch Đằng Giang

    Xô cuồng vọng Bắc Kinh vào biển máu !

    Xưa ông cha ḿnh giết Liễu Thăng, Hoằng Tháo

    Đánh gục đầu Tôn Sĩ Nghị , Thoát Hoan

    Giờ bè lũ Mao lại xâm phạm biên quan

    Xua hải tặc cuồng điên lên cướp đảo

    Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa yêu dấu

    Đất đai ta một mảng cũng thịt xương

    Tổ quốc ta một tấc cũng tim gan

    Xương thịt đứt th́ tim gan đau xót !

    Hỡi đàn con của Cửu Long bất khuất

    Ngạo nghễ trên vai hồn An Lộc, Tam Biên

    Mang trong tim gịng máu thép Trị Thiên

    Lời phạt Bắc thét run hồn biển cả

    Chiều cuối năm, một mối thù chưa trả

    Xuân sắp về ... trời bỗng nặng nề mưa ... !!!

    Gia Định, chiều 30 Tết Giáp Dần (22-01-1974) Việt Nam Cộng Ḥa _ _Phạm Lê Phan

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •