Page 393 of 471 FirstFirst ... 293343383389390391392393394395396397403443 ... LastLast
Results 3,921 to 3,930 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3921
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Sử gia nín thinh. Căn pḥng hoàn toàn yên lặng. Một lúc khá lâu, ông ta nói, giọng vương vướng chút ǵ đó xúc động làm cảnh:

    – Cô sẽ được đi lao động cải tạo. Tôi tin rằng mọi ẩn ức của cô sẽ sớm được giải tỏa. Lao động sẽ giúp cô t́m lại sự sống. Tôi sẽ vẫn thường xuyên theo dơi cô.

    Tôi hỏi:

    – Đó là tĩnh ra động ?

    Sử gia gật đầu. Bóng tối ra ánh sáng. Cô sẽ gặp những thử thách mới. Và tôi hoàn toàn vô trách nhiệm khi cô bước ra ánh sáng.

    Tôi cười:

    – Trách nhiệm của ông trong bóng tối ?

    Sử gia đứng dậy:

    – Bây giờ cô về nghỉ ngơi. Người ta sẽ lo thủ tục cho cô thật sớm. Ở trại cải tạo, cô sẽ có rất nhiều cơ hội gặp thân nhân. Cô cần nhớ điểm đặc biệt này: Chợ Quán chưa phải là nhà thương điên đúng nghĩa. Nhà thương Biên Ḥa mới đúng nghĩa !

    Đưa tôi ra khỏi cửa pḥng, sử gia nói lời từ biệt :

    – Nhiệt t́nh và ḷng tự phụ của tuổi trẻ Sài G̣n xứng đáng để tôi cảm phục. Trong lịch sử chiến đấu của Đảng Cộng sản, chưa có thời đại nào chúng tôi gặp địch thủ ngoan cường như các cô, các cậu hôm nay. Chúng tôi vẫn hy vọng có ngày các cô phản tỉnh. Chúng tôi thèm nhiệt t́nh của các cô, thèm kiến thức của các cô cho tương lai và cho sự tồn tại vĩnh cửu của Đảng. Nhiệm vụ của tôi đến đây là chấm dứt. Ngày mai tôi về Hà Nội. Nhưng tôi vẫn theo dơi diễn tiến tư tưởng của các cô. Chúc cô mạnh khỏe.

    Tôi nh́n sử gia không chớp mắt và nói :

    – Cám ơn ông. Dẫu ông là cộng sản. Tôi sẽ nhớ suốt đời tôi rằng có một người cộng sản đă không đập bàn, la hét, dọa nạt tôi. Ông ngọt ngào hơn những người cộng sản khác nhưng cũng chua xót hơn. Tuy nhiên, nếu ông chết trước, tôi không quên đặt trên nấm mồ ông một ṿng hoa.

    – Tên thật của tôi là Nguyễn B́nh Nam.

    – Tôi ghi nhớ.

    Giám thị dẫn tôi về pḥng. Chị Nga vẫn c̣n thức chờ đợi tôi. Tôi kể cho chị nghe buổi «mạn đàm» của sử gia và tôi. Chị Nga thản nhiên nói :

    – Em sắp làm chuyện phiêu lưu dưới ánh mặt trời.

    Từ cái tĩnh ra cái động, từ bóng tối ra ánh sáng, chuyến phiêu lưu sắp tới của tôi sẽ ra sao ? Chẳng ai có thể đoán nổi thâm ư của cộng sản. Với họ, con đường an toàn nhất cũng đầy rẫy ḿn, chông, cạm bẫy. Sự thành thật và lương tâm là hai danh từ không có định nghĩa trong tự điển cộng sản.

    – Chị Nga, chị khuyên em điều ǵ trước khi em ra đi chứ.

    – Với em, với tháng năm tù đày của em, không cần khuyên điều ǵ nữa.

    – Một lời thừa thăi cũng đủ sưởi ấm ḷng em.

    – Trong bóng tối, ta chỉ nh́n thấy ta. Ngoài ánh sáng, ta sẽ nh́n thấy mọi người. Cái tiểu ngă sẽ nhập vào đại ngă. Bóng tối và ánh sáng đều rất cần thiết.

    – Cám ơn chị.


    Hai hôm sau, người ta đưa tôi về đề lao Gia Định. Dĩ nhiên, tôi bị nhốt trong biệt giam. Và, lạ lùng biết mấy, biệt giam oan nghiệt đó lại là biệt giam số 12 khu B, biệt giam tôi «tạm trú» một thời gian khá dài.


    Còn tiếp ...

  2. #3922
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Tôi nhớ ngày tôi bước vào quán trọ địa ngục này là ngày 14 tháng 3 năm 1976. Bốn năm rồi, bên ngoài, hẳn đă nhiều thay đổi, nhưng, bên trong, đề lao Gia Định vẫn y nguyên. Người tù đến. Người tù đi. Cai ngục th́ ở lại. Những khuôn mặt cai ngục cứ dầy dặn thêm v́ độc ác như những lớp sơn xám mỗi năm một lần sơn phết trên cửa sắt. Cai ngục không biết mệt mỏi, không biết buồn bă. Họ cứng đơ trong gịng đời xă hội chủ nghĩa, ánh mắt cú vọ và giọng cười đười ươi.

    Mụ cai ngục của tôi mập mạp hơn năm xưa, con heo ủn ỉn, dũng sĩ nhà lao của chủ nghĩa, lại xách xâu ch́a khóa, lại nói những câu cũ rích. Nghĩ tội nghiệp mụ và nghề coi tù của mụ. Thượng đế sinh ra con người, cho nó làm người và ước mơ. Chủ nghĩa CS tước đoạt hết, chủ nghĩa hủy hoại toàn diện ân huệ Thượng đế ban cho nó. Nó biến thành chó, thành trâu, thành ngựa … Rồi nó rên rỉ, đ̣i hóa kiếp: Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương. «Chết cho quê hương» là lư tưởng ngụy trang của yêu cầu «nếu là người».

    Bạn thấy chưa, cộng sản rất thèm làm người. Đừng tàn sát họ, hăy dạy họ làm người. Họ nên người, họ sẽ hết là cộng sản, sẽ liệng chủ nghĩa ngu đần của họ xuống hố phân thăm thẳm. Và, nhân loại sẽ vui mừng thấy cái chủ nghĩa cộng sản, bước sang vận hội mới của loài người.

    Tôi quan sát căn biệt giam «kỷ niệm». Nền đă đen thui và xi măng lỗ chỗ nhiều vết. Ba bức tường hoen ố, đầy vết máu quệt lên. Máu đập mũôi, giết rệp đốt ḿnh. Máu ghẻ lở, mụn nhọt. Cả máu cắn đầu ngón tay viết lời thề son sắt. Những vết gạch đánh dấu từng ngày nằm biệt giam, những tên người khắc sâu, những bức vẽ cảnh nằm c̣ng, ngồi c̣ng, đứng c̣ng đầy khắp tường tù. Bao nhiêu người đă trọ ở quán địa ngục ? Mùi hôi hám lợm giọng.

    Biệt giam khu B của đề lao Gia Định sắp sang ngang hàng với biệt giam FG Chí Ḥa và đă vượt xa biệt giam Sở Công An thành phố. Qua ô cửa gió, tôi nh́n dẫy pḥng tập thể buồn hiu. Những người từ năm xưa đă ra đi. Họ ở đâu bây giờ ? Bao nhiêu người đă chết ? Bao nhiêu người c̣n sống ? Những người hiện đang lúc nhúc như bầy gà trong chuồng chẳng thiết nḥm ngó tới. Sự nồng nhiệt tiếp đón bạn tù mới đến của người năm xưa đă úa héo. Tù nhân không c̣n hấp dẫn tù nhân, không c̣n hấp dẫn ai nữa. Tất cả đă khô cằn, chai đá trong một xă hội mà chính cái xă hội ấy đă là nhà tù.

    Tôi ngỡ sẽ phải trải qua nhiều đêm hiu quạnh ở biệt giam 12. Không ngờ, ngay buổi tối «tái ngộ đề lao», người ta dẫn tôi sang pḥng tập thể C1. Ở đây, tập trung khoảng ba mươi tù nữ từ Chí Ḥa, Đại Lợi và các trại giam của các quận trong thành phố gửi tới. Và, ngạc nhiên đến nghẹn ngào, tôi gặp chị Nga. Định mệnh nào êm ái thế ? Nó cho phép chúng tôi gần gũi nhau giữa biển khơi, trong băo táp. Tôi nghĩ tới chiếc c̣ng và những đêm biệt giam khốn khổ cùng nhau. Định mệnh tôi được sát kề định mệnh chị Nga bằng chiếc c̣ng.

    – Chị Nga, em rất sung sướng.

    – Chị cũng vậy.

    – Có chị, em không sợ hăi ǵ cả.

    – Em sợ hăi ǵ ?

    – Từ bóng tối ra ánh sáng, người ta dễ bị chói mắt, choáng váng.

    – Khỏi sợ. Ánh sáng trại tập trung vẫn chỉ là bóng tối, bóng tối nhầy nhụa. Ánh sáng ở trái tim em mới là thứ ánh sáng chị đă nói với em.

    – Tại sao họ cho chị đi cải tạo ?

    – V́ họ chưa làm người.

    – Họ có «mạn đàm» với chị không ?

    – Không. Họ tự hào «biến sỏi đá thành cơm». Ta tự hào biến sâu bọ thành người.

    Chị Nga cười. Nụ cười của chị rất tươi và rất lạc quan dù đôi môi chị khô héo. Chúng tôi kiếm góc pḥng ngồi tâm sự. Trong khi, các tù nữ ồn ào bàn tán về các trại cải tạo. Họ thuộc đủ thành phần: Phản động, t́nh nghi măi dâm, gái điếm, buôn lậu, dân chợ trời, vượt biên … Một điểm nổi bật trong xă hội chủ nghĩa là không ai sợ tù đày, không ai có mặc cảm tù đày. Họ quan niệm thật giản dị: Tù trong th́ khỏi tù ngoài. Quan niệm giản dị đó là vết nhơ trải dài lên cái ưu việt của chế độ. Thế mà người ta cứ vỗ ngực khoe khoang rằng cộng sản là tinh hoa của nhân loại. Khi súc vật phô trương, sỏi đá cũng phải ngậm ngùi.

    – Họ sẽ đưa ḿnh đi đâu, chị Nga ?

    – Đi đâu th́ đi, ngày mai ta sẽ rơ.

    – Chị thích ra Bắc không ?

    – Nếu được sang Sibérie càng thú vị.

    – Em th́ em muốn biết «Khách sạn Hilton» của lính Mỹ.

    – Ồ, cái mụn ghẻ của tù ngục ấy, nghĩa lư ǵ. Chị nghĩ, biệt giam FG Chí Ḥa, nơi em đă đến, mới là ung thư.

    – Chị Nga à, chị thật phi thường.

    – Phi thường ?

    – Vâng. Bị nhốt chung bao nhiêu ngày với người điên mà chị không điên. Em sẽ bị điên nếu không gặp chị.

    – Tử vi của chị thiếu sao điên !

    Chị Nga cười lớn. Từ khi gặp chị ở biệt giam ba người, tới nay, tôi mới thấy chị cười thoải mái và bông đùa. Tôi bỗng nhớ chị Nhi da diết. Giá mà chị Nhi c̣n sống, chị đă lập xong cái thuyết tiểu tư sản của chị rồi. Tôi tin rằng học thuyết của chị sẽ rất nhân bản. Tôi, tôi đoán quyết, nếu chị Nhi không chết sớm, nó sẽ lóe lên từ cái biệt giam ẩm mốc, hôi hám có ba người con gái bị c̣ng dính chùm bên xô cứt.


    Còn tiếp ...

  3. #3923
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Năm giờ sáng, sau một đêm ồn ào không ngủ, người ta mở cửa pḥng và gọi tên từng tù nhân. Mỗi tù nhân được gọi tên, xách bị hành lư ra khỏi pḥng và đứng xếp hàng đợi ngoài hành lang. Các pḥng tập thể và biệt giam khu C1 thức giấc đồng loạt. Tù nhân bám song cửa, nh́n qua ô gió tiễn tù nhân lên đường cải tạo bằng những cái vẫy tay lén lút.

    Chị Nga và tôi ra cuối cùng để xếp hàng chót. Hai người một chiếc c̣ng , người ta xiết tay chúng tôi. Thủ tục điểm danh và c̣ng chấm dứt, bầy tù nữ một tay đeo c̣ng, một tay xách hành lư, theo lệnh của cai ngục, thất thểu bước ra sân trước cửa đề lao Gia Định. Ở đây, hành lư liệng lên trước, mỗi cặp tù dùng tay bám, dùng bụng trườn leo lên xe , trong tiếng quát tháo «khẩn trương, khẩn trương», của cai ngục. Người lên trước giúp người lên sau.

    Tấm vải bố trùm kín mít. Xe nổ máy một lúc rồi chuyển bánh. Tôi không nh́n thấy ǵ từ cái xe bít bùng này. Khoảng bẩy giờ, xe ngừng lại, tắt máy. Người ta nâng miếng vải bố phía sau và hạ cửa. Tù nhân liệng hành lư và, từng cặp nhảy xuống như ếch ! Chúng tôi được mở c̣ng. Cai ngục đề lao Gia Định giao tù cho cai ngục trại cải tạo. Chúng tôi xếp hàng đợi, ngồi giữa sân trại. Cai ngục đếm đi đếm lại. Mấy ả công an sắc phục quanh quẩn chờ lệnh của giám thị. Một cái bàn nhỏ được khiêng tới, kê trước chỗ chúng tôi ngồi. Giám thị trịnh trọng tuyên bố:

    – Đây là Trại Cải Tạo Long Thành. Các chị đến đây để lao động và cải tạo tư tưởng. Chúng tôi sẽ giáo dục các chị, sẽ giúp các chị sớm tiến bộ để trở về sum họp với gia đ́nh. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta vô cùng nhân đạo. Các chị sẽ học tập Nội quy. Nếp sống văn hóa mới, sẽ được lao động. Tôi yêu cầu các chị tôn trọng mọi kỷ luật của trại. Cán bộ trại sẽ săn sóc tinh thần và vật chất cho các chị. Các chị nên yên tâm tư tưởng …

    Giám thị nói thật dài, thật dài mà cứ ngỡ chưa đủ. Ông ta «một lần nữa» hơi nhiều. Cuối cùng, ông ta buông tha chúng tôi, cùng cai ngục đề lao đi vào văn pḥng trại, giao nhiệm vụ ghi tên nhập trại cho đám nữ công an. Chủ cũ đă hoàn tất thủ tục «bán nô lệ» cho chủ mới. Chẳng sai tí nào, chúng tôi bị biến thành nô lệ xiềng xích bầy bán giữa chợ. Để sẽ lao động như trâu như ngựa.

    Trước hết, tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, ngày bị bắt, tội trạng của chúng tôi được ghi vào cuốn sổ dầy cộm. Rồi những cái bị hành lư được lục tung khám xét. Rồi thân thể chúng tôi bị lần ṃ, vuốt nắn. Sau hết, người ta dẫn chúng tôi vào một căn nhà và đóng cửa, khóa kín. Tôi vừa thấy ánh sáng của sử gia, vừa biết cái động khi ra khỏi cái tĩnh. Chị Nga nằm lăn ra ngủ. Những người khác cũng đă ngủ. Tôi ngồi nh́n ra sân trại, mường tượng những t́nh tiết của cuộc phiêu lưu mới.

    Trại Long Thành, tôi đă nghe về nó hồi tôi chưa bị bắt. Nơi này, các viên chức thư lại cao cấp của chế độ cũ, các ông dân biểu, nghị sĩ, nghị viên chạy trốn không kịp đă bị giam giữ. Những người bị xếp vào loại «ác ôn» lần lượt bị đẩy ra các trại tù Sơn La, Lào Kai, Vĩnh Phú, Nam Hà ngoài Bắc. Một số nhỏ, chừng hơn trăm người, thoát lưới lưu đầy. Dân biểu có, nghị viên có, dự thẩm có, phó quận, phó tỉnh có. Khi tôi tới, đám thư lại ngái ngủ đă bị phát văng vào Sa Ác, thuộc huyện Xuyên Mộc. Nhưng các tù nữ thư lại, các cấp chỉ huy nữ quân nhân, cảnh sát Thiên Nga vẫn c̣n học tập cải tạo tại Long Thành.

    Trại Long Thành có một huyền thoại trước năm 1975, khi nó là Làng Cô Nhi dưới «triều đại» Tư Sự. Theo người ta kể, năm 1954, Tư Sự về Cà Mau, xuống tầu thủy ra Bắc tập kết. Người Mỹ biết. Ngày Tư Sự xâm nhập miền Nam, người Mỹ cũng biết. Bằng sự vận động, tài trợ và bảo trợ của người Mỹ, Làng Cô Nhi Long Thành được tạo dựng khang trang, đầy đủ tiện nghi nước, điện. Tư Sự và mấy chục đệ tử vơ nghệ cùng ḿnh của y đă đi quyến rũ, thu hút cô nhi, nạn nhân khốn khổ của chiến tranh không cần chiến thắng của Mỹ, đem về nuôi nấng, dạy dỗ.

    Cô nhi Long Thành bị cạo trọc đầu, được huấn luyện theo đúng phương pháp «trồng người» của Hà Nội và sẽ là đạo quân xung kích tiền phong đánh chiếm Sài G̣n. Tư Sự ngạo nghễ trong cái giang sơn Long Thành của y. Bộ Xă Hội chế độ cũ không có tư cách giám sát, giám thị Làng Cô Nhi và An Ninh không có quyền động chạm tới Tư Sự. Nhưng bỗng một đêm, người Mỹ bảo An Ninh Sài G̣n bắt Tư Sự và đồng bọn.

    Và họ đem xe vào Làng Cô Nhi chở hết cô nhi của Tư Sự ra phi trường Tân Sơn Nhất. Chẳng ai biết đám cô nhi này đi về đâu và sẽ bị sử dụng cho mục đích ǵ. Làng Cô Nhi, từ đó, sát nhập vào các Viện Mồ Côi thuộc Bộ Xă Hội. Nó ở hơi xa Sài G̣n nên nó kém hấp dẫn các nhà từ thiện. Nó trở thành cái làng hiu quạnh gần hoang phế. Và đến tháng 6 năm 1975, nó bị cải danh: Trại Cải Tạo Long Thành.

    Mười một giờ, bầy tù nữ kéo nhau về làm ồn ào sân trại. Dưới nắng trời tháng ba hừng hực, đạo quân quần ngắn phơi bầy trọn vẹn cái ư nghĩa nhân đạo và khoan hồng của Đảng và Nhà nước cộng sản. Nếu h́nh ảnh này, chỉ cần thế thôi, được thu vào ống kính quay phim, được đem chiếu cùng khắp thế giới không cần thuyết minh, không cần phụ đề, người coi, chắc chắn, sẽ tưởng họ đang thưởng thức cuốn phim tài liệu dưới âm phủ.

    Những khuôn mặt cháy nắng đen đúa, hốc hác. Những cặp đùi than tro khẳng khiu. Những thân h́nh gầy đét chẳng c̣n thấy ngực. Từng người, tóc sũng ướt, tay xách lon guigoz, thất thểu bước chân không trên cát bỏng. Đàn bà, con gái đấy ư ? Con người đấy ư ? Hội Bảo Vệ Súc Vật các nước trên thế giới và Các Nhà Nuôi Chó, Sưu Tầm Chó sẽ bảo đó là những nhân vật hư cấu của tiểu thuyết giả tưởng.

    C̣n Hội Bảo Vệ Nhân Quyền th́ miễn đề cập, bởi v́ họ đă mù. Riêng các Hội Thân Hữu với Cộng Sản chắc đă được giải thích rằng đó là bọn tù h́nh sự nham nhở, sản phẩm của văn hóa đồi trụy Hoa Kỳ, đang phục hồi phẩm cách.


    Tôi vừa nhận ra bà Vệ, Hội thẩm Ṭa thượng thẩm Sài G̣n; bà Trịnh thị Dung; bà Phù Tuyết Hồng, Thẩm phán; bà Đại tá Hương, chỉ huy lực lượng nữ quân nhân; bà Đại tá Vẽ, chỉ huy trưởng Trường Nữ Quân Nhân; bà Trung tá Thủy, con chim Thiên Nga đầu đàn; bà Long, giám đốc Nha xă hội, bà dân biểu Nguyễn Thị Lư, bà Bí thư của vợ ông Tổng Thống, vân vân …


    Còn tiếp ...

  4. #3924
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Bây giờ, người ta mở cửa pḥng phát chiếu, chén, muỗng và hướng dẫn tù mới nhập trại đi lấy cơm nước. Tôi hơi ngỡ ngàng. Bữa ăn của ḅ sữa tồi tệ hơn bữa ăn của người điên. Một chén sắn lát và một chén cơm. Thức ăn là củ cải nấu muối ! Bạn biết sắn lát chưa ? Sắn tươi thái ra từng lát, phơi khô, đóng vào bao bố, nộp thuế cho Nhà nước. Nhà nước liệng trong kho, cung cấp thực phẩm cho tù và Nhà nước bảo nhân dân đă nuôi dưỡng những người học tập cải tạo !

    Thực phẩm của con người quần quật lao động đốn mạt gấp ngàn lần cỏ nuôi ḅ sữa. Niềm bí ẩn nằm trong đó , nếu ở bên kia trái đất, người ta có ngạc nhiên thấy những tù nhân đàn bà, con gái c̣n sống, vẫn tha thiết với đời sống, vẫn ước mơ, không rên xiết ...

    Ngay buổi chiều, người ta biên chế chúng tôi vào các đội khác nhau của trại đàn bà. Tôi ở đội Rau Xanh, chị Nga ở đội Rau xanh khác. Cửa pḥng tạm nhốt mở tung, tôi bắt đầu là trại viên cải tạo và được phép đi lại quanh trại, từ nhà này sang nhà kia. Tôi sung sướng gặp lại một vài người tôi đă quen biết khoảnh khắc ở pḥng 1C1 đề lao Gia Định năm xưa. Một cô gái chạy tới ôm chặt lấy tôi :

    – Trời ơi chị, em nhận măi mới ra chị. Chị gầy ốm quá, già nua quá. Chị c̣n nhớ em không ?

    Tôi nh́n cô gái chằm chằm :

    – Xin lỗi nhe, mắt tôi yếu kém lắm rồi.

    Cô gái nắm chặt tay tôi :

    – Em hỏi chị trước tiên, buổi trưa, hôm chị vô 1C1. Em vẫn nhớ chị, không hiểu tại sao em nhớ chị̣ hoài.

    Tôi chớp mắt :

    – Nhớ rồi. Em … em … tàn tạ … Xin lỗi. Tôi không bao giờ quên em, quên t́nh nghĩa 1C1.

    Cô gái kéo tôi về chỗ nằm của cô. Rồi cô mời dăm bẩy người khác tới, giới thiệu tôi với họ. Tôi biết thêm những khuôn mặt «danh trấn giang hồ» của «làng bụi» như nữ chúa Jacqueline, Hai Ba Dạng; như vũ nữ Lệ Thủy; như vũ nữ thoát y Hà Tố Mai và, thú vị nhất, người con gái bất cần tất cả là Đặng Vũ Thanh Thủy, hỗn danh Con Lan x́ ke. Buổi tối, khi cửa nhà tù đă khóa, chúng tôi tự do chuyện tṛ.

    – Em thường hay nhắc chị với các chị đây. Không ngờ có ngày gặp chị. Em tên Hoa. C̣n chị tên ǵ ?

    – Lan, Ngô Kim Lan.

    Hoa cho tôi biết đội trưởng của tôi là Jacqueline, nữ chúa phốp pháp như đô vật, trái lại, nữ chúa Hai Ba Dạng th́ mảnh mai như gái đài các. Chúng tôi tán gẫu chung một tiếng đồng hồ. Cuối cùng, chỗ tôi nằm cạnh Hoa, c̣n Con Lan x́ ke, Hoa và tôi.

    – Chị Lan, ở căn nhà này, chúng nó rỗng tuếch. Con Lan x́ ke nói.

    – Cám ơn chị Thủy. Tôi nói.

    – Gọi tôi là Con Lan x́ ke. Tôi thích vậy.

    – Vâng, tôi nhớ.

    – Chị chả cần cho chúng nó biết những ǵ về chị.

    – C̣n chị ?

    – Tùy ư chị thôi. Tôi không ṭ ṃ. Thoáng nh́n chị, tôi hiểu chị không thể gần gũi bọn rỗng tuếch. Sự ngu dốt của chúng nó sẽ hại chị chứ không phải chúng nó.

    Con Lan x́ ke vấn điếu thuốc rê. Chị bật diêm, mồi thuốc. Mùi khói thuốc G̣ Vấp khét lẹt. Cái vẻ phong trần hôm nay chưa thể tàn phá hết nhan sắc của chị. Đôi mắt chị vẫn đẹp, vẫn c̣n là đôi mắt ngục tù sẵn sàng nhốt bất cứ gă đàn ông si t́nh nào.


    Con Lan x́ ke vỗ vai tôi:

    – Mấy năm nay chị ở đâu ?

    Tôi kể những nhà tù tôi đă qua, những biệt giam tôi đă ở và sau hết là nhà thương điên. Con Lan x́ ke say mê nghe, gật gù:

    – Tôi khỏi lo ngại cho chị nữa. Với những nơi chị đă ở, đây chỉ là nơi chị dưỡng sức.

    Con Lan x́ ke chào tôi, về chỗ nằm của ḿnh, hẹn tôi mai tán gẫu tiếp. Kẻng báo ngủ đă điểm. Căn nhà náo động vài phút rồi im phăng phắc. Và v́ lao động mệt mỏi, tất cả ngủ rất dễ dàng. Riêng Hoa c̣n thức. Cô thầm th́ kể cho tôi nghe «quần đảo Phước Long», nơi cô đă cải tạo ba năm. Hoa nói nhiều người đă chết v́ kiệt sức, v́ đói khổ, v́ bệnh hoạn. Xác những người đàn bà, con gái bất hạnh ấy vùi dập trên một ngọn đồi không tên. Mưa rừng đă san bằng nấm mồ.

    Dấu tích của tội ác cũng chẳng c̣n. Trại của Hoa mang hàng chữ đầy nhân ái: Trại Phục Hồi Nhân Phẩm Phụ Nữ. Thực ra, trại đă đầy ải, ngược đăi phụ nữ và bóc lột sức lao động của họ. Ông chủ cộng sản đánh đập nô lệ đàn bà bằng roi dây điện hằn lên án tích tập trung cải tạo, thứ án không hề được tuyên án trước ṭa. Hoa nói, mấy tháng trước, người ta chọn một số gái điếm và t́nh nghi điếm , có nhan sắc rồi chuyển từ Phước Long về Long Thành. Hoa đă thoát địa ngục Phước Long, nhờ có chút nhan sắc !


    Còn tiếp ...

  5. #3925
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    – Chị à ! Hoa sụt sùi. Em đau khổ lắm …

    – Can đảm lên, em. Mọi việc sẽ tốt đẹp.

    – Không tốt đẹp nữa đâu. Chúng nó đă vùi em xuống bùn nhơ. Em không phải là điếm, bây giờ chúng nó đă cải tạo em thành điếm.

    Trong những tiếng nấc, Hoa kể … Bọn công an phường tán tỉnh cô, bị cô cự tuyệt. Chúng vu vạ cô tội làm điếm. Chúng bắt cô và gửi cô đi phục hồi nhân phẩm. Ở Phước Long, mỗi khi bọn cán bộ thích giải trí, chúng chọn những cô gái xinh đẹp mà chúng bảo là t́nh nghi măi dâm, gọi lên pḥng Y tế khám nghiệm. Chúng bắt «người cải tạo» cởi trần truồng để chúng sờ mó, nắn bóp và cười rũ rượi như lũ quỷ điên.

    Rồi chúng đề nghị sống sượng. Chúng ban phát ân huệ miễn lao động, hưởng phần cơm nhiều hơn để hành lạc những gái điếm nhà nghề. Nếu cô nào bị mang thai, chúng cho phép về đẻ. Đẻ xong lại lên trại tŕnh diện. Nhiều người trốn luôn. Nhiều người trở lại.

    – Em đă bị chúng nó hăm hiếp. Chúng nó toa rập với nhau, cấm em tiết lộ. Chúng dọa, hễ tiết lộ, chúng sẽ thủ tiêu. Em thù hận chúng.

    Hoa khóc thành tiếng. Tôi chẳng hiểu phải an ủi Hoa thế nào. Để mặc Hoa khóc, tôi nằm vắt tay lên trán, nghe tiếng khóc mới lạ nhất thời đại. Tôi đă nghĩ không sai về sử gia của Đảng cộng sản. Ông ta ngọt ngào và cũng chua xót lắm. H́nh như ông ta đang có mặt đâu đây. H́nh như ông ta đang mỉm cười khi ngắm tôi đang nằm nghe tiếng khóc của cô gái ngây thơ, vô tội.

    Ánh sáng và cái động, thứ đ̣n vọt thâm hiểm của chủ nghĩa phi nhân đă dành cho tôi. Họ thí nghiệm tôi trong bóng tối và cái tĩnh. Họ thí nghiệm tôi ngoài ánh sáng và cái động. Tiếng khóc của Hoa, những giọt nước mắt của nàng đă đủ làm sỏi đá ngậm ngùi chưa ? Hay phải nói về những vết chém, những giọt máu ô nhục hằn lên lương tri của loài người ?

    – Rồi em sẽ ra sao, chị Lan ? Hoa nghẹn ngào hỏi.

    – Em sẽ nên người. Tôi đáp.

    – C̣n vết nhơ bẩn ?

    – Vết nhơ ấy của chủ nghĩa cộng sản, của những kẻ hô hoán nhân quyền, của sự phản bội đê tiện, của t́nh hữu nghị chó má …

    Tự nhiên, tôi phẫn nộ ghê gớm. Ngồi vụt dậy, tôi ôm lấy ngực. Vết chém không hẳn chị Hoa hay những người con gái ở khắp các trại cải tạo phụ nữ Việt Nam phải chịu đựng mà tôi, mà chúng ta đang phải chịu đựng. Cái tiểu ngă đă nhập vào cái đại ngă. Chị Nga rất đúng. Ngoài ánh sáng, tôi đă nh́n thấy mọi người.

    – Em sẽ rửa vết nhơ bẩn ấy, chị ạ !

    – Bằng cách nào ?

    – Bằng máu của em.

    – Cách ấy không giải quyết được ǵ cả.

    – Với em, chỉ có cách ấy thôi.

    – Ngủ đi, em Hoa thân mến. Ngày mai em sẽ nghĩ khác.

    – Em đă nghĩ thế từ hôm em bị chúng nó hăm hiếp.

    – Ngày mai ta bàn tiếp.

    Hoa nín thinh. Tôi không dám nh́n thẳng vào khuôn mặt cô gái nữa. Tôi không muốn hai cái ngọn đèn néon khốn nạn tỏa thứ ánh sáng nhầy nhụa trong nhà tù. Tôi đă thù bóng tối nơi biệt giam. Tôi lại thù ánh sáng nơi cải tạo. Rất tiếc, chị Nga ở nhà khác, nếu không, tôi đă hỏi chị xem chị c̣n giữ vững cung cách đối xử với cộng sản khi sông núi chuyển vần. Tôi nằm xuống, nhắm mắt. Nhưng tôi đă không ngủ.

    Sáng hôm sau, cả ba mươi người mới đến đều được lệnh nghỉ ở nhà. Chúng tôi phải làm sơ yếu lư lịch, tóm tắt quá tŕnh đời ḿnh từ năm mười tuổi đến ngày bị bắt. Người ta dạy chúng tôi học Nếp sống văn hóa mới, Tiêu chuẩn cải tạo và Nội quy. Và, sau hết, người ta chỉ dẫn cách viết thư, cách nhận quà của thân nhân. Hai người được làm việc với Giám thị trại là chị Nga và tôi.

    Giám thị trại, Con Lan x́ ke đă cho tôi rơ, tên là Ba Tơ, tên cai ngục chuyên nghiệp. Y được huấn luyện nghề nghiệp ở các nhà tù lừng danh miền Bắc: Lư Bá Sơ, Đầm Đùn … Ba Tơ đọc hồ sơ của tôi. Y cười nham nhở :


    Còn tiếp ...

  6. #3926
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    – Các trại tạm giữ đă nhận xét về chị khá chính xác. Ở đây, chúng tôi không chấp nhận sự ngoan cố. Bằng mọi cách, chúng tôi sẽ quản lư chị chặt chẽ. Ngày về của chị xa hay gần là do chị.

    Y bắt đầu chầu chực suốt buổi chiều để đe dọa có một câu ngắn ngủi. Tôi không lộ vẻ ǵ chống đối y. Tôi c̣n nhớ lời chị Nga dạy. Tôi bắt đầu dùng sự im lặng của tôi để khinh bỉ cộng sản. Chị Nga cũng bị dọa phủ đầu giống tôi. Chúng tôi thả dài sân trại, quan sát hàng rào giây kẽm gai chung quanh «làng tù» và dẫy biệt giam hiu hắt góc trại.

    – Có ngày nào ḿnh nằm biệt giam nữa không ? Tôi hỏi.

    – Chưa biết. Chị Nga đáp. Tốt nhất là không nên vào đó làm ǵ. Bọn cộng sản tép riu ở các trại không có quyền bắt chúng ta, không có quyền tha chúng ta, nhưng có quyền hành hạ chúng ta chết thảm, chết nhục. Họ đâu phải đối tượng đấu tranh tư tưởng của ta. Cái lũ chăn trâu, cắt cỏ, ngọng nghịu này, ta đừng chọc tức nó. Ta cần sống, sống, sống. Bị chết v́ phản kháng nó là chết bất trí, ngu xuẩn chứ không phải là anh hùng đâu. Em nhớ kỹ.

    – Em nhớ.

    – Họ đang theo dơi ḿnh, vậy ta không nên thường xuyên gặp nhau.

    – Vâng.

    – Đề pḥng tất cả mọi người. Đừng để bọn chăn trâu cắt cỏ chửi mắng ḿnh, phạt ḿnh ! Phải lao động vừa sức ḿnh để bày tỏ thái độ của người trí thức.

    Chúng tôi chia tay nhau ai về nhà người ấy. Tôi thu ḿnh tôi một chỗ, không giao thiệp với những người phản động. Đội tôi có chị Hiền, chị Lư liên quan tới vụ Vinh Sơn. Chúng tôi chỉ nh́n nhau, mỉm cười thông cảm. Con Lan x́ ke, nữ tù nhân thâm niên của trại Long Thành, truyền hết «kinh nghiệm cải tạo cho tôi». Chị không giống những cô gái bụi khác. Ở chị, có dáng dấp một người quư tộc phản kháng giai cấp của ḿnh. Chị đọc rất nhiều, nhớ rất kỹ.

    Con Lan x́ ke ra, vô biệt giam đều đều. «Bọn nó mới khiêng về cái connex. Có lần tôi sẽ vô xem nó ra sao.» Chị thản nhiên nói: «Tôi nếm đủ mùi h́nh phạt rồi. Nếu thua chỉ là thua nhà thương điên thôi.» Chị kể các thứ h́nh phạt của trại Long Thành, những h́nh phạt làm đau đớn thể xác. Tôi bỗng yêu Con Lan x́ ke, người con gái đoạn tuyệt cái tên Đặng Vũ Thị Thanh Thủy kiều diễm, người con gái nóng bỏng và thành khẩn.

    – Chị Thủy, tôi xin lỗi nhe, chị có chơi x́ ke nữa không ?

    – Không có x́ ke ở đây.

    – Tôi muốn nói ngày mai.

    – Không. Tôi sẽ đi t́m bưng biền. Hoặc tôi sẽ «chiêu mộ» đàn em, lên rừng đóng phim O’ Cangaceiro. Chúng tôi chơi tṛ Lương Sơn Bạc tân thời, chuyên giải thoát các trại cải tạo. Tôi nói là làm. Chị cứ sống đi, tôi sẽ chứng tỏ. Đàn ông hèn th́ đàn bà thay thế. Chị nghĩ sao ?

    – Lănh tụ cách mạng, trước hết, là thảo khấu.

    – Hay lắm. Chị là tri kỷ của tôi. Ở tù ṃn mỏi bốn năm, nay mới gặp người xứng đáng giăi bày tâm sự.

    Khẩu khí của Đặng Vũ thị Thanh Thủy đúng là khẩu khí Lương Sơn Bạc. Chị bắt tôi ăn cơm chung mâm với chị. Và chị đă «vận động» với đội trưởng Jacqueline đổi chỗ nằm để gần gũi tôi. Một người nóng bỏng như chị, tôi chưa thể nói với chị ư nghĩa cuộc chiến đấu của chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ, đất nước chúng ta rất cần những người như chị, những người khước từ dĩ văng, dứt khoát khước từ để c̣n lo cho ngày mai. Sử gia đă lầm lẫn khi quên mất sự ngoan cường của những Đặng Vũ thị Thanh Thủy. Tôi chợt thấy tôi không cô đơn.

    – Chị Thủy !

    – Sao ?

    – Tôi không muốn gọi chị là Con Lan x́ ke.

    – Sao ?

    – V́ đó cũng là một dĩ văng chị cần khước từ.

    – Cám ơn nhiều. Gọi tôi là Thanh nhé !

    – Vâng.

    Chúng tôi thân nhau. Thanh gây cảm hứng sống cho tôi. Cả nhà, cả trại chỉ hiểu Thanh là cô gái bụi x́ ke, nửa điên nửa khùng. Riêng tôi, tôi nh́n rơ cả đại dương sóng gió trong ḷng chị. Tôi đă mất chị Nhi, tôi vừa được chị Thanh. Phải, tại sao ta không làm O’ Cangaceiro ? Tại sao ta không trả cái động của kẻ thù cho nó. Ta vẫn có thể ngồi trên lưng ngựa, múa gươm và nói chuyện yêu thương chứ. Tôi lại mơ ước thêm một chân trời …


    Còn tiếp ...

  7. #3927
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Nắng trời làm săn thịt và thay đổi mầu da của những người tù trong bóng tối rất mau. Bốn năm ở biệt giam, sống như gà công nghiệp thiếu dinh dưỡng, nước da của tôi xanh mướt và thịt muốn nhăo, xương muốn mục. Những vết mụn ghẻ đầy khắp cánh tay, chân, đùi tưởng thành sẹo, cũng đă bay đi. V́ phải làm việc vất vả, không c̣n th́ giờ suy nghĩ, tôi ngủ được, ăn được, dẫu chỉ ăn cơm độn khoai, sắn. Các bạn tù có thăm nuôi thường cho tôi đường.

    Nhờ những tán đường, tôi thấy khỏe khoắn. Cán bộ quản giáo của tôi là một nữ công an. Người này theo dơi tư tưởng của tôi qua lao động. Tư tưởng thể hiện bằng hành động. Hành động tốt, tư tưởng tốt. Hành động xấu, tư tưởng xấu. Đó là châm ngôn cải tạo và cũng là châm ngôn giữ ḿnh. Quản giáo chỉ định tôi vào tổ gánh nước tưới rau. Thoạt đầu, tôi gánh lưng thùng, xương sống muốn oằn, nghỉ nhiều chặng. Đêm về, vai nhức, bụng mỏi, chân rời ră.

    Thanh và Hoa phải xoa dầu đấm bóp giúp tôi. Sang ngày thứ hai, đặt đ̣n gánh lên vai, tôi ngỡ ḿnh sắp xuống địa ngục leo dốc cầu vồng. Dần dần, vai hết nhức, bụng thon lại, chân cứng, tôi gánh một mạch từ chỗ lấy nước về vườn rau. Và rồi, tôi gánh đầy thùng nước, biết cách đổi vai, nhịp nhàng cơ hồ một thôn nữ. Bài học thứ nhất của lao động dạy tôi cảm thông với người lao động, kính trọng họ và hiểu thấu giá trị của lao động.

    Dĩ nhiên, cộng sản đă không hề dạy tôi bất cứ điều nào trong nhà tù, ngoài trại tập trung. Họ chỉ dọa nạt, trừng phạt, dụ dỗ và bắt làm việc giống hệt bọn chủ nhân nô lệ hành xử quyền uy của ḿnh. Bài học thứ hai của lao động, tôi tự dạy tôi từ những giọt mồ hôi trí thức, c̣n dạy tôi niềm tự tin tuyệt vời : Tôi có thể làm được những công việc mà trước đây tôi tưởng không bao giờ tôi có thể làm được. Lao động đă thắp sáng kiến thức của tôi.

    Nó là gịng nước luân lưu đưa đẩy tư tưởng con người xuôi ngược. Nó làm long lanh trí tuệ, làm trong suốt tâm hồn, rạng ngời ư thức. Trí thức của chúng ta cứ nằm trong tháp ngà, cứ trùm mền hưởng thụ, đâm ra lười biếng, sợ khó, sợ khổ. Nên, khi đụng vào nghịch cảnh của đời sống th́ không dám đương đầu, th́ ngớ ngẩn và hèn mọn. Với cộng sản, lao động là h́nh phạt trả thù chúng tôi. Nhưng, với tôi, lao động là một chương dài trong văn phạm của đời tôi.

    Chị Đặng Vũ thị Thanh Thủy rất thân tôi mà c̣n chưa hiểu tôi. Chị phàn nàn thấy tôi gánh nước đầy thùng.

    – Tội ǵ chị phải vất vả khổ thân. Cứ ỳ ra, bảo sức ḿnh nửa thùng thôi. Hai mươi lít nước trên vai chị, đủ khốn nạn rồi. Bốn mươi lít, chị sẽ sớm gục.

    – Tôi muốn thử sức tôi.

    – Chúng nó sẽ khai thác tối đa sự thử sức của chị.

    – Chị Thanh, không phải sức của tôi, sức của phụ nữ. Hơn tất cả, sức của con người chịu đựng nổi h́nh phạt .

    – Khó hiểu chị quá.

    – Dễ hiểu thôi, nếu chị bằng ḷng cho tôi chơi phim O’ Cangaceiro bên cạnh chị. Tṛ chơi này vất vả hơn gánh bốn mươi lít nước ngàn lần.

    Chị Thanh không phàn nàn nữa. Ở trại Long Thành, chẳng c̣n việc ǵ để làm ngoài trồng rau, trồng ngô, trồng khoai, trồng sắn và nuôi heo. Công việc phát hoang khai thác diện tích canh tác, mấy năm qua, năm ngàn tù nhân nam nữ đă hoàn tất kế hoạch. Bây giờ, ngót hai ngàn tù nữ vừa lao động vừa chơi. Nguyên nhân chính của «vừa lao động vừa chơi» là lao động nhiều quá, lâu quá chán ngán lao động và nhờn với kỷ luật.

    Thầy Lénine dạy môn đệ rằng: «Không nên kéo dài thời gian lao động cải tạo. Kéo dài quá sẽ biến nỗi sợ hăi của lũ cải tạo thành niềm căm hận». Môn đệ mất dạy, cưỡng lời thầy. Nó cứ kéo dài triền miên thời gian cải tạo. Trại nào cũng giống trại nào, rập theo một khuôn mẫu tổ chức, biên chế tù nhân thành các đội lao động khác nhau. Cô Hoa nói, ở Phước Long, cô đă từng vô rừng sâu chặt lồ ô, chặt nứa, nguy hiểm vô cùng.

    Nhiều người đă bị thân nứa lao xuống, đâm xuyên ngực cơ hồ trúng một cây thương, nằm dẫy dụa trên vũng máu và vết chém vạt thân nứa c̣n găm lún đất. Chặt lồ ô th́ phải leo trèo như vượn. Trước tiên, phải chặt tay tre đan lấy nhau. Chặt từ ngọn xuống gốc. Không chặt tay tre không thể kéo nổi cây lồ ô ra khỏi bụi. Khối người rơi chết v́ tuột chân. Mùa mưa, vắt cơ man, nó bám dính vào da, hút máu, cơm gạo nào sinh máu kịp. Sốt rét một cơn, kiết lỵ một trận là tàn đời.

    Hoa kể hàng trăm nỗi thê thảm ở «quần đảo» Phước Long, nơi cô tưởng đă chết mà vẫn sống. Tôi thèm cái trại đàn bà ấy. Nỗi đau khổ càng lớn th́ cuộc sống càng phong phú. Nếu tôi được sống hai trăm tuổi, tôi t́nh nguyện đi hết các nhà tù của nước tôi. Chị Thanh nói, năm kia, tù đàn bà và con nít ở Bù Gia Mập chở về Long Thành cả ngàn. Bù Gia Mập, ḥn đảo trong quần đảo Phước Long.

    Người từ đó về như người từ âm phủ chui lên. Chỉ c̣n da bọc xương. Phải lết từ sân vào nhà. Hàng chục con nít chết trên xe do đói khát, v́ ngộp thở. Họ mang chấy trên đầu, rận trong áo, ghẻ lở trên thân thể và các thứ bệnh ho lao, kiết lỵ, trĩ … Niềm hân hoan của chế độ xă hội chủ nghĩa đấy ! Họ được nuôi như heo và khi khỏe th́ lao động như trâu ḅ. Con nít lại ném lên ḥn đảo Phú Văn. Đàn bà, con gái phân phối vào Xuyên Mộc.

    Vậy th́ trại Long Thành chả thấm tháp ǵ. Nó chỉ là nơi dưỡng sức của tôi, theo chị Thanh. Hăy tạm nghĩ thế, bởi v́ không ai đoán nổi thủ đoạn và tṛ chơi của cộng sản. Mỗi ngày, chúng tôi rời trại ra băi lao động đóng góp công sức cho sự phồn vinh của đất nước. Một đội có hai vệ binh đeo súng AK đề pḥng tù nhân nổi loạn , trốn trại , và một quản giáo. Vệ binh con trai, quản giáo con gái. Đội của tôi chuyên canh … rau cải củ.

    Công việc đều đặn xới luống, tưới nước, bón phân, làm cỏ, xịt thuốc rầy, thu hoạch và lại xới luống, gieo hạt. Tất cả đều mặc quần xà lỏn, áo thung hoặc áo cánh cắt hết ống tay áo. Những cô gái giang hồ, gái bụi và phản động thuộc thành phần «con bà phước» th́ tả tơi hết chỗ diễn tả. Mọi người phải tự chế một kiểu nón chống mưa nắng. Họ chân đất dẫm lên chông gai nghịch cảnh. Họ không cả x́ líp, xú chiêng.

    Cụ thể, ngày hai buổi, sáng 11 giờ, chiều 4 giờ 30, hai ngàn đàn bà trần truồng nhào xuống suối nước cạn mùa hè ngụp lặn, tắm táp, chẳng thèm lưu ư bọn vệ binh nh́n lén. Chúng tôi giống đàn trâu bị lùa xuống vũng nước. Tất cả b́nh đẳng cỡi truồng và không đ̣i hỏi nhân quyền. Bởi v́, h́nh như, người ta đă quên tranh đấu nhân quyền cho những người bị cởi truồng !


    Còn tiếp ...

  8. #3928
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Tôi quen thật nhanh với sinh hoạt trại cải tạo. Người ta chưa bới ra một lầm lỗi nào để mắng chửi tôi hay kỷ luật tôi. Tôi đă nghe Quản giáo mắng nhiều người về tội lười biếng, làm việc cẩu thả. Cái lối «lên lớp» tù của bọn cán bộ ở đâu cũng như ở đâu. Nó xấc xược, hỗn láo, trịch thượng và ra mặt … ông bà chủ. Và ngọng níu lưỡi. Và đơn điệu. Vẹt con được vẹt mẹ dạy sao nói vậy.

    Để bọn chăn trâu cắt cỏ này nhục mạ ḿnh là điều không thể chấp nhận. Hăy mặc kệ thứ đầy đọa, chẳng cần nó ban phát ân huệ nhưng cũng chẳng để tự ḿnh làm mất phẩm cách của ḿnh. Tôi cứ quần quật lao động đúng giờ, đủ giờ, không than văn. Quản giáo bắt tôi làm việc ǵ, tôi làm việc ấy. Hôm qua, đang gánh nước, Quản giáo gọi tôi tới làm việc. Ả ngồi trên ghế, dựa lưng vào thân cây. Tôi đứng nghiêm, cách ả năm thước theo đúng Nội quy.

    – Chị có oán hận chúng tôi không ?

    – Thưa cán bộ, không.

    – Tôi theo dơi chị từ ngày đầu. Chị lao động tích cực nhưng thái độ của chị có vẻ thiếu chân thật với chúng tôi. Chị im lặng khó hiểu.

    – Thưa cán bộ, tù không thể thân mật với người coi tù. Nội quy không dạy tôi phải thân mật với cán bộ.

    – Tôi sẽ không phát «phiếu thăm gặp» cho chị tháng tới.

    – Tùy cán bộ.

    – Chị không cần thăm gặp à ?

    – Bốn năm nay, tôi sống nhờ cơm của Đảng.

    – Chị là trí thức. Trí thức làm được những việc ǵ ?

    – Làm được tất cả mọi việc.

    – Tôi sẽ cho chị xuống hầm phân.

    Quản giáo gọi đội trưởng Jacqueline tới, ra lệnh điều tôi sang tổ phân bón. Cả đội ngưng lao động nh́n tôi. Đội trưởng Jacqueline cố t́nh loan báo công tác mới của tôi. Vũ nữ Lệ Thủy phẫn nộ. Nàng hét lớn :

    – Đồ … dép râu !

    Quản giáo đứng vụt dậy, chạy lại. Chị Jacqueline vỗ vai tôi, mỉm cười :

    – Đứng xem con điên Lệ Thủy «đấu tranh» với con nhà quê.

    Chị Thanh đă nói cho tôi nghe về chị Lệ Thủy, kẻ bất cần đời, thích cải nhau tay đôi với cán bộ. Chị Thủy có một dĩ văng lẫy lừng trong giới ăn chơi của Sài G̣n trước năm 1975. Chị đẹp. Nhưng rồi chị đi t́m cảm giác x́ ke. Và chị sa đọa, tàn tạ. Tù nữ Lệ Thủy, bàn tay thon mềm đă chai rắn sau bốn năm cầm thùng nước tưới rau, đă xa lánh mùi nước hoa, son phấn để ngửi mùi nước đái khai nồng và cứt thối om, đă đói khổ triền miên, mắt trợn trừng thách thức.

    Kẻ đă ban phát hạnh phúc cho bao nhiêu đàn ông tướng, tá, tư sản, công tử …, lúc này, đội cái nón may cắt từ cái bị cói, mặt áo thung rách lỗ chỗ, quần xà lỏn, chờ đợi ăn thua đủ với người đại diện của chủ nghĩa cộng sản. Giữa vườn rau xanh, chị giống hệt h́nh nộm bù nh́n, h́nh nộm tuyệt đẹp.

    – Chị Thủy, chị vừa chửi ai đấy ? Ả quản giáo hỏi.

    – Tôi không chửi ai. Tôi nói bâng quơ «Đồ dép râu !». Đứa nào điếc mới bảo tôi chửi.

    – Chị miệt thị tôi điếc à ?

    – Tôi không bảo cán bộ điếc. Đứa nào điếc mới bảo cán bộ điếc.

    – Chị lưu manh.

    – Ai lưu manh th́ nó biết nó. Nội quy cấm cán bộ chửi bới tù.

    – Ai cho phép chị nói động đến dép râu ?

    – Tôi. Tôi đi dép râu bị nó làm bẩn chân, tôi chửi nó, được không ?

    – Dép râu là dép chiến thắng. Dép râu và nón cối là văn minh mới, chị dám bôi bác, hả ?

    – Kệ mẹ nó, nó làm bẩn mắt tôi, tôi chửi nó.


    Còn tiếp ...

  9. #3929
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Ả quản giáo bước tới chỗ chị Lệ Thủy. Ả vung tay tát chị một cái. Lệ Thủy, vũ nữ cao bồi, đầy máu cao bồi, chị phóng tay tát lại ả quản giáo trả miếng. Ả la lối. Hai vệ binh chạy lại. Một đứa lên đạn, chĩa ṇng súng thẳng vào chị Lệ Thủy. Chị cười rũ rượi. Rồi chị lột áo thung ra. Cặp vú ph́ nhiêu, đẫy đà của chị nay đă xẹp lép. Chị nghiến răng :

    – Mày có ngon, bắn trúng tim má mày đi. Má mày đang cần chết. Bắn đi cộng sản nhí, bắn đi !

    Vệ binh hạ súng xuống, chửi thề lảm nhảm và bỏ đi. Quản giáo cũng bỏ đi luôn. Chị Jacqueline bảo tôi :

    – Lâu lâu, con điên Lệ Thủy dở chứng một lần. Hôm nay, nó bênh chị đấy, nó thương chị bị đ́ xuống hầm phân.

    Sinh hoạt của đội b́nh thường trở lại. Tôi mở căng mắt nh́n vũ nữ Lệ Thủy, cố thu h́nh ảnh của chị vào tâm trí tôi. Sóng gió, tôi nghĩ, bắt đầu nổi. Một tháng «trăng mật cải tạo» của tôi đă trôi qua. Bây giờ là lúc người ta hành hạ tôi theo chỉ thị trung ương. Chẳng sao, tôi khơi dậy từ trái tim niềm tin mộc mạc : Trời hại, ta mới chết; người khó hại ta. Tôi mạnh bước tiến về phía hầm phân.

    Đó là cái hầm h́nh vuông, mỗi cạnh khoảng ba thước, sâu mười mấy thước. Mỗi đội rau xanh có một hầm chứa phân và một hồ chứa nước tiểu. Sáng sáng, đội vệ sinh khiêng những máng phân ở các pḥng tù và cầu tiêu của cai ngục đem ra ngoài trại. Tổ phân bón của trại chờ đợi, chuyển phân đến vườn rau, đổ xuống hầm. Vào thời vụ, các đội rau phải tranh nhau phân, phải «hối lộ» rau cho đội vệ sinh trại mới có phân bón rau.

    Các pḥng tù đều có cầu tiêu riêng. Ban đêm tiêu, tiểu trong đó. Người ta chế các máng nước tiểu cho nó trôi ra cái hồ bên ngoài pḥng. Nếu không, nước tiểu sẽ ngập lụt. Phân tươi và nước tiểu «xuất khẩu» ra các đội rau xanh. Các đội rau xanh «nhập kho dự trữ.» Tổ phân bón chia làm ba tốp. Tốp kiểm tra về ủ phân, tốp ngào phân và tốp xuống hầm múc phân. Tôi ở trong tốp xuống hầm phân.

    Bây giờ, hầm đă cạn, không thể đứng trên bờ ṛng cái xô xuống múc mà kéo lên. Do đó, đội trưởng Jacqueline đă cho làm cái đường thang thoai thoải xuống hầm. Nhưng lom khom trên bực thang đất dễ té nhào nên tù nhân đành phải lội hẳn xuống phân bầy nhầy, hôi thối, hàng tỉ con ṛi, vục xô múc đầy để bên trên kéo lên. Tôi đứng sát miệng hầm, nh́n xuống. Sự ưu việt của chủ nghĩa cộng sản ở dưới ấy. Đầy đọa con người tới mức đó là hết. Chị Jacqueline hỏi tôi:

    – Liệu chị kham nổi không ?

    – Tôi cố gắng. Tôi đáp.

    – Nếu không kham nổi, cứ ỳ ra. Nó kỷ luật ḿnh, tống vô biệt giam c̣n sướng, khỏi lao động.

    – Tôi kham nổi.

    Chị Thanh cũng chạy lại, khuyên tôi :

    – Chị không xuống hầm phân nó cũng không dám giết chị đâu. Chúng tôi đều chê hầm phân. Để bọn ngu sợ hăi. Chúng tưởng lao động tích cực th́ sớm được tha. C̣n lâu.

    Tôi nói :

    – Nó hỏi tôi trí thức làm được những việc ǵ. Tôi trả lời, trí thức làm được tất cả. Tôi cần chứng tỏ với chúng nó rằng, việc của chúng nó, người trí thức làm được c̣n việc của trí thức, chúng nó không làm được. Tôi c̣n muốn chứng tỏ với chị và với chính bản thân tôi.

    Chị Thanh lắc đầu :

    – Chị khó hiểu nhưng tôi yêu chị.

    Tôi cầm tay chị Thanh :

    – Đừng ví tôi với bọn ngu chỉ biết sợ hăi và ham được tha, chị nhé ! Tôi tích cực làm việc v́ đó là công việc. Công việc đó đem lại kết quả ǵ, không cần đếm xỉa. Tôi tập làm việc nào đến nơi đến chốn việc đó.

    – Tôi bỗng ham sống quá, chị Lan ạ !

    – Nếu gần chị Nga, chị sẽ ham sống hơn.

    Buổi sáng hôm đó, tôi chưa xuống hầm vội v́ chị Jacqueline chưa chịu phân phối công tác. Chị bảo tôi ngồi nghỉ. Nhưng buổi trưa về trại, lĩnh cơm nước xong, chị Lệ Thủy bị gọi lên văn pḥng giám thị. Cả nhà xôn xao rồi cả trại xôn xao. Tôi qua nhà của chị Nga kể cho chị nghe mọi diễn biến buổi sáng. Chị bảo tôi chuẩn bị đương đầu với những h́nh phạt ngoài ánh sáng. Chúng tôi bỏ ngủ trưa đợi chị Lệ Thủy. Chị không về. Phần cơm của chị nguội ngắt, ruồi nhặng bu kín.

    Một giờ trưa, chúng tôi tập họp ở sân đi lao động. Người ta lôi chị Lệ Thủy, trói chị dưới cột cờ. Giám thị Ba Tơ «lên lớp» toàn trại. Người ta đọc quyết định thi hành kỷ luật chị Thủy. Rồi người ta tụt quần chị, quất những lằn roi phủ phàng xuống mông chị. Chị không hề rên la. Quất no tay, người ta kéo quần chị lên, cởi trói cho chị. Tôi nh́n lá cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên ngọn cột cờ.

    Dưới đó, người tù nữ bị chà đạp nhân phẩm một cách bỉ ổi. Văng vẳng đâu đây, câu thơ của Tố Hữu ca ngợi ông Hồ Chí Minh: «Tự do cho mỗi đời nô lệ» và lời hát: «Bác đă đến từng nhà thăm các cụ già, cầm tay chúng con bác bắt nhịp bài ca kết đoàn …». Chị Thủy đă đứng thẳng. Chị khạc một băi nước miếng vào mặt kẻ vừa quất chị. Chị nh́n chúng tôi mỉm cười, vẫy tay và ngạo nghễ đi vào biệt giam. Buổi chiều tôi xuống hầm phân.


    Còn tiếp ...

  10. #3930
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Trong bóng tối, tôi chỉ nh́n thấy ta. Ngoài ánh sáng, ta sẽ nh́n thấy mọi người. Chị Nga đă nói thế. Luôn luôn, chị tuyệt diệu. Tôi vừa mở mắt: Không có nỗi khổ nào hạng nhất, nỗi khổ nào hạng bét. Nỗi khổ là nỗi khổ. Nỗi khổ trong bóng tôi và nỗi khổ ngoài ánh sáng. Thế thôi. Tôi đă thấm nỗi khổ trong bóng tối. Tôi sẽ thấm nỗi khổ ngoài ánh sáng. Tôi bước xuống. Rờn rợn. Bốn năm ṛng ră, gắn liền đời ḿnh bên xô cứt, tôi đă quen.

    Nhưng cái hầm phân này th́ thật là ghê rợn. Gọi nó là đầm phân mới đúng. Chân tôi chới với, lún sâu dần, sâu dần. Khi bàn chân đụng đáy hầm, phân đă ngập sát háng tôi. Trên miệng hầm, bạn tù ṛng cái xô xuống. Tôi vục đầy xô. Bạn tù kéo lên. Nửa thân thể ngập phân, tay dính đầy phân. Tôi đứng trong phân, trong sự ưu việt của chủ nghĩa cộng sản hàng tiếng không thèm đếm xỉa tới hàng tỷ con rồi đang lúc nhúc. Dứt phiên tôi, bạn tù khác xuống hầm. Tôi ngoi lên, ngoi lên …

    Tù nhân làm công tác phân bón được phép tắm trước. Chị Thanh đă kiếm cho tôi cục xà pḥng thơm và túi nhỏ xà pḥng bột. Tôi tới con suối gần vườn rau. Cởi áo ra, tôi vuốt hàng trăm con ṛi trên ḿnh mẩy. Ṛi chui rúc cả vào nách tôi. Tôi nhẩy xuống suối, ngụp lặn. Xà bông bột tắm gội và giặt quần áo đợt đầu. Tôi phơi quần áo bên bờ suối rồi lại ngâm nước. Sau hết, tôi xát xà pḥng thơm, ṿ tóc và kỳ cọ. Chị Jacqueline đă nhờ người mang quần áo mới cho tôi thay.

    Một ḿnh giữa ḍng suối, tôi tưởng tượng địa ngục và đào nguyên, nỗi khổ và hạnh phúc. Thế là xong, hầm phân của cộng sản, cái cầu vồng nào đó của âm phủ, tôi đă leo qua. C̣n ǵ nữa, cộng sản ? Chắc chắn, hầm phân cải tạo là bến mơ ước cuối cùng của họ.

    Buổi tối, chị Thanh hỏi tôi :

    – Chị cảm thấy đau đớn không ?

    Tôi hỏi lại :

    – Đau đớn nỗi ǵ ?

    – Nỗi ngâm ḿnh dưới hầm phân

    – Không. Tôi đau đớn thấy họ đánh đập chị Thủy như con chó.

    Như thế đó, từ mấy năm nay. Chúng nó hèn hạ, đê tiện. Đánh đàn bà, con gái mà vẫn sợ, vẫn phải trói. Chờ đợi lâu quá, tôi phải trốn trại.

    – Chỉ định vượt ngục ?

    – Vâng. Tôi sẽ lập chiến khu đàn bà. Tôi chán làm nữ chúa vỉa hè rồi.

    Ô ế Cangaceiro … Tôi khẽ hát. Chị Thủy cười. Đôi mắt chị chan chứa ước mơ. Tôi đă quên hầm phân và loài ṛi. Chúng tôi ngồi nói chuyện đến khi kẻng báo ngủ. Chị Thanh nói :

    – Lát nữa, con Thủy điên sẽ gửi thông điệp cho chúng ta.

    – Tôi chưa kịp cám ơn chị ấy.

    – Cám ơn ǵ ?

    – Chị Jacqueline bảo, v́ bênh tôi, chị ấy đă gây sự với quản giáo.

    – Nó gây sự dài dài, toàn chuyện bốc đồng vớ vẩn. Lần này th́ nó thật t́nh phản kháng v́ chị. Vài hôm nữa nó ra, chị đừng lo.

    Trại im phăng phắc. Từ phía biệt giam, giọng hát của chị Lệ Thủy, qua ô cửa gió vọng ra.

    – Nó sẽ hát một bài độc địa. Chị Thanh nói.

    Dứt bài t́nh ca mở đầu, chị Thủy hát tiếp bài «Thành phố mang tên Bác», nhạc cộng sản, lời do chị chế biến.

    Có tiếng chân người chạy rầm rập ngoài sân trại và tiếng chửi thề ỏm tỏi. Chúng tôi nằm im.

    – Chúng nó chạy ra đóng cửa gió biệt giam đấy. Chị Thanh nói. Không bịt nổi họng con Thủy điên đâu.

    Quả nhiên, chị Thủy gào thét, đập cửa sắt th́nh th́nh. Cuối cùng, chị Thủy hát nhưng không c̣n hát những bài «độc địa» nữa. Đó là chuyện hôm qua, chuyện một ngày của nhiều người tù đàn bà. Hôm nay có khác đôi chút, đời tôi thiếu chị Thủy và tôi bước xuống hầm phân thản nhiên như tôi bước xuống suối. Văn phạm của đời sống của tôi thêm những trang hầm phân. Tôi sẽ pha linh hồn vào mỗi con ṛi. Với chúng ta, ṛi bọ cần có tâm hồn. Để nó hơn cộng sản.

    Mặc dù, chúng tôi bị các ông chủ cộng sản bóc lột tàn tệ, bị nuôi dưỡng thua cả những con chó của phương Tây. Chúng tôi ăn cơm độn sắn, độn khoai dài dài. Bo bo đă trở thành thực phẩm xa xỉ đối với chúng tôi. Bạn đă từng ăn bo bo chưa ? Thứ bo bo chưa chà sát vỏ ? Bo bo có mày sắc hơn mày ngô. Nó đâm vào lợi là gặm luôn, phải dùng ngón tay lôi nó ra. Nó đâm vào kẻ chân răng, lôi được nó ra là lợi sưng, răng nhức. Bo bo dễ tiêu hóa. Nó vô dạ dày tiếng đồng hồ trước th́ tiếng đồng hồ sau biến thành phân chín mươi phần trăm và bị tống khỏi ruột già.

    Mày của nó cọ sát ruột của bạn. Bạn hỏng răng, loét bao tử, xước máu ruột già. Chúng tôi có cái cầu tiêu «dă chiến» ở vườn rau. Một hôm đi cầu sớm, tôi thấy bọ hung thưởng thức hết phân, chỉ c̣n lại đống mày. Mày bo bo, bọ hung không kham nổi. Thế mà chúng tôi phải nuốt ṛng ră hai năm. Khi sắn lát và khoai sùng đă ngán, bo bo là thực phẩm giá trị sau cơm gạo mục.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •