Page 394 of 471 FirstFirst ... 294344384390391392393394395396397398404444 ... LastLast
Results 3,931 to 3,940 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3931
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Ăn sắn và củ cải riết, tất cả tù nhân «con bà phước» mắc bệnh huyết trắng và tê bại. Điểm son của chế độ xă hội chủ nghĩa là trại tù đàn bà không phát serviettes hygiéniques và những cái mùng bị cụt ngủn. Huyết trắng và tê bại vẫn phải lết đi lao động, vẫn phải oằn vai gánh nước, không được nghỉ ngơi. Dinh dưỡng tồi tệ, thuốc men không có, cái nghĩa địa tù của trại Long Thành đă đầy mồ. Nhiều người đă phải chống gậy.

    Họ được miễn ra hiện trường nhưng phải quét sân, nhặt cỏ trong trại. Tù con gái chống gậy quét sân. Tù đàn bà chống gậy nhặt cỏ. Và h́nh phạt không ngừng giáng xuống họ. Một năm, ông chủ cộng sản phát cho nô lệ mỗi người hai bộ quần áo. Nô lệ phá quần dài khâu thành hai quần xà lỏn. Vải nhà nước mau rách v́ mô hôi tù đổ ra quá nhiều. Do đó, tù nhân tả tơi, thê thảm.

    Nhà nước b́nh quân một tù nhân hưởng 10 đồng 5 cắc một tháng kể cả tiền thuốc men, trong khi, một tô phở đặc biệt giá 15 đồng ! Nô lệ thời trung cổ c̣n sướng hơn nô lệ thời cộng sản. V́ họ chỉ quần quật lao động, phơi xác chịu roi vọt nhưng được ăn no. Họ không bị học tập chính sách của Đảng, đường lối của Nhà nước, họp hành, b́nh bầu và kiểm điểm, tự khai và bị c̣ng .

    Tôi bắt đầu lo ngại bệnh hoạn. Bốn năm trong các biệt giam tăm tối, tôi đă chịu đựng quá nhiều. Mắt tôi chưa hết mờ mà răng đă đe dọa. Nhai ngô đă là một cực h́nh đối với tôi. Tôi nghĩ, chỉ cần một trận tiêu chảy biến sang kiết lỵ là tôi gục. Chị Nga không nghĩ ǵ cả. Chị khuyên tôi để cho đầu óc nghỉ ngơi, nếu tôi c̣n ham sống. Nhưng làm sao không suy nghĩ đây ?

    Mỗi ngày, những lằn roi da tới tấp vụt xuống thân h́nh những người tù đói ăn sinh ra lười biếng, bệnh hoạn, nổi khùng chống đối lung tung. Mỗi đêm tiếng hát của chị Lệ Thủy vang vọng, thôi thúc nỗi niềm ǵ đó. Và h́nh những người tù con gái tê bại, chống gậy khập khễnh quét sân trại. Và tṛ giải trí khám nghiệm tù nữ t́nh nghi măi dâm. Và chủ nghĩa cộng sản. Và huyết trắng … Đó là ánh sáng của Nghị quyết, là sáng tạo nhiệm màu của Đảng. Tôi cần suy nghĩ dù sáng mai tôi không c̣n thức dậy.

    Chị Thủy vẫn nằm trong biệt giam. Ngày tháng cải tạo trôi đều, tẻ nhạt, buồn tênh. Chị Nga chưa bị đẩy xuống hầm phân , nhưng có người bảo chị khiếp nhược, đầu hàng. Có người bảo chị điên. Vì Chị quan niệm bọn cán bộ coi tù là bọn vô học, con nít. Phản kháng bọn vô học là tự hạ ḿnh xuống. Để bọn vô học giết chết là ngu xuẩn.

    Những anh cộng sản gộc không bao giờ chịu làm anh hùng, liệt sĩ. Họ đă sống v́ bầy liệt sĩ khờ khạo. Nếu họ thích chơi tṛ liệt sĩ, họ đă chết hết trong tù và lịch sử đă không giống hôm nay. Chị Nga là đại bàng. Lũ người đàm tiếu, họ chỉ là chim sẻ. Chim sẻ léo nhéo, khả năng bay của nó từ cây nọ sang cây kia, từ mái nhà này sang mái nhà khác. Làm sao chim sẻ hiểu nổi chí của đại bàng ?

    Bệnh huyết trắng và tê bại trở nên trầm trọng. Thực phẩm không thay đổi. Vẫn sắn lát, cơm gạo mục ăn với củ cải nấu muối, kho muối. Chúng tôi chưa được viết thư về gia đ́nh. Phải được phép viết thư mới có phiếu thăm nuôi. Nếu không, đành sống kiếp tù đày «con bà phước», thiếu thốn hoàn toàn. Hơn bốn năm, chị Nga và tôi đă sống như thế. Lao động rút dần rút ṃn sức lực của chúng tôi. Bài học mà tôi có từ lao động quá đắt.

    Đội của tôi hơn năm mươi người mà đă quá hai mươi người tê bại, huyết trắng. Nỗi khổ, sự thiếu ăn, mệt mỏi, bệnh hoạn giết chết cả dục tính của tù nhân. Tôi có cảm tưởng trại tù đàn bà, con gái Long Thành hay bất cứ trại tù đàn bà, con gái nào trên quê hương tôi, dưới sự thống trị của đế quốc cộng sản, là trại nuôi heo cái thiến. Heo cái thiến thêm những máng cám của heo thịt nuôi trong trại.

    Nếu mỗi tù nữ, mỗi bữa ăn được thêm một chén cám heo, bệnh tê bại sẽ giảm dần. Chị Jane Fonda và chị Elizabeth Hopkins thấy chưa ? Chúng tôi sống cạnh chuồng heo và thèm cám heo để chữa bệnh. Con người thua con heo. Cái chế độ mà các chị ca ngợi là «lương tri của loài người» thế đấy. Bao giờ chị Fonda thăm Phước Long, Bầu Lâm, Ba Tơ, Sa Ác, Long Thành, những trại tù đàn bà ở miền Nam Việt Nam như chị đă thăm Hà Nội dưới mưa bom của Mỹ để phát biểu cảm tưởng ?

    Hồng Thập Tự quốc tế đâu ? Những nhà báo nổi tiếng vụ chuồng cọp Côn Sơn đâu ? Ṭa án Bertrand Russell đang làm gi ? Các hội Thân Hữu với Cộng Sản đang làm ǵ ? Lớn khôn rồi đấy, cô Elizabeth Hopkins c̣n xác định «Hà Nội cho Sài G̣n phẩm cách làm người» nữa không ? Tôi nghĩ, trên thế giới, c̣n mỗi Hội Bảo Vệ Súc Vật chưa đến nỗi phải cúi mặt xấu hổ. Bạn muốn hiểu thế nào về Hội này, tùy ư bạn.


    Còn tiếp ...

  2. #3932
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Sự thèm khát cám heo làm xúc động các chị ở đội chăn nuôi. Các chị đă lén lút, hóa trang mọi cách, tối tối, mang đến mỗi nhà một xô cám heo nấu chung với rau muống già, thân chuối. Chẳng bao lâu, có kẻ báo cáo với cai ngục. Thảm họa xảy ra. Buổi chiều, sau khi điểm số, vào nhà xong xuôi, chị Thanh chia cám heo cho những người tê bại. Bất ngờ, vệ binh ào tới, chĩa súng qua các song cửa sổ. Của tù mở tung. Giám thị Ba Tơ và bốn trực trại hùng hổ bước vào.

    – Đứa nào ăn cắp cám nuôi lợn. Tự giác khai đi ! Ba Tơ rít từng tiếng qua kẽ răng.

    Im lặng. Ba Tơ quát hỏi :

    – Đội trưởng đâu ?

    Chị Jacqueline đáp :

    – Có tôi đây.

    – Đứa nào dám ăn cắp cám lợn của trại ?

    – Tôi không biết.

    – Đội trưởng mà không nắm vững được t́nh h́nh đội của ḿnh à ? Xuống, đừng làm đội trưởng nữa.

    – Tôi đâu có xin xỏ làm đội trưởng.

    – Bướng hả ?

    – Bướng ǵ !

    Ba Tơ không nạt nộ nổi chị Jacqueline phốp pháp, y xỉa xối chị Thanh:

    – Mày ăn cắp cám lợn hả ?

    Chị Thanh vẫn đứng cạnh xô cám heo. Chị b́nh tĩnh nói :

    – Ông Giám thị, Nội quy cấm ông gọi tù bằng mày xưng tao. Tôi nghiêm khắc phê b́nh thái độ của ông. Tôi sẽ báo cáo với Thanh tra khi Thanh tra tới.

    Ba Tơ xùi bọt mép, múa tay :

    – Tao có quyền.

    Chị Thanh nh́n thẳng mặt Ba Tơ :

    – Mày có quyền, bà nội mày đây cũng có quyền. Mày muốn ǵ bây giờ ?

    Căn nhà của tôi quy tụ những nữ chúa và gái bụi. Khi dĩ văng của Hai Ba Dạng, Jacqueline, Con Lan x́ ke … được đánh thức, họ bất chấp tất cả. Trải qua bốn năm tù đầy, họ hết biết sợ hăi. Với họ, tù đầy là giấc ngủ, chế độ nào cũng thế, chế độ nào họ cũng nếm mùi tù. Ba Tơ giận run mà không dám làm ǵ. Y xuống nước :

    – Ăn cắp cám lợn làm ǵ ? Đói hả ? Chế độ đâu có để ai chết đói đâu. Đồ súc vật.

    – Đứa nào súc vật ? Chị Thanh «đấu tranh tư tưởng» ngay. Súc vật là bọn đầy đọa con người. Bị bệnh tê bại, xin thuốc không phát th́ lấy cám chữa bệnh.

    Cả nhà vỗ tay hậu thuẫn chị Thanh. Giám thị Ba Tơ sợ đàn bà nổi loạn sẽ mất điểm, sẽ bị kiểm điểm, sẽ bị hạ tầng công tác. Chị Thanh thừa khôn ngoan để hiểu tâm lư cai ngục Ba Tơ. Y rất sợ mất chức giám thị. Y đă có xe Honda, máy vô tuyến truyền h́nh, radio, đồng hồ nhờ quyền uy . Y không dại để vuột chỗ ngồi, chỗ y được giải trí bằng tṛ khám nghiệm tù nữ t́nh nghi măi dâm. Ba Tơ cáu quá rồi, y vung chân đá tung xô cám và bước ra khỏi nhà. Tù nhân la ó y. Cửa đóng lại, khóa kỹ. Ba Tơ sang các nhà khác. Chị Thanh đứng giữa nhà, ong óng :

    – Tôi biết đứa nào tố cáo rồi. Tôi sẽ trừng phạt nó. Tôi nói là tôi làm. Mà tôi làm là phải xong.


    Còn tiếp ...

  3. #3933
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Sáng hôm sau, tin tức loan truyền khắp trại. Ba Tơ đă đến các nhà, chửi bới, dọa nạt và đổ cám vào cầu tiêu. Sáu giờ, tập trung đi lao động, Ba Tơ «lên lớp» rồi đọc quyết định thi hành kỷ luật một số chị em thuộc đội chăn nuôi. Y không nói năng ǵ tới chị Thanh và chị Jacqueline. Không khí trại ngột ngạt. Ngoài hiện trường lao động, công việc uể oải. Tù nhân bàn tán kế hoạch cứu các chị ở đội chăn nuôi ra khỏi biệt giam. Quản giáo xoa dịu tù, không kiểm tra lao động.

    Tù nhân tha hồ ngồi tụm năm, tụm ba nguyền rủa cộng sản. Buổi trưa, không có ǵ xảy ra. Nhưng, vào giờ tập trung đi lao động, trước khi cán bộ trực trại kêu lên từng đội, bất ngờ, chị Thanh đứng dậy, rời hàng lối. Chị lững thững bước lên phía trước, rút con dao nhọn, đâm mạnh xuống lưng tù nữ Ba gà, chủ chứa điếm. Ba gà thét lớn, lăn ra dẫy dụa. Chị Thanh bồi thêm cái đá thật mạnh vào mông nạn nhân :

    – Tao đă nói là tao làm. Mày hại mọi người, tao giết mày !

    Chị thản nhiên đứng chờ h́nh phạt. Sân trại náo động tưởng chừng tù nhân nổi loạn. Trực trại ḥ hét: «Trật tự! Trật tự»? Vô ích. Vệ binh được lệnh nổ súng. Những băng đạn AK quạt lên trời trấn át tù nhân. Y tế trại đă khiêng con mụ Ba gà lên bệnh xá. Con dao của chị Thanh vẫn găm sau trên lưng nó. Vệ binh nhào lại toan giáng báng súng xuống người chị. Tù nhân đúng dậy tất cả, la lối đồng loạt. Vệ binh chùn tay.

    Tù nhân đánh đai từng lớp quanh chị Thanh, bảo vệ chị. Vệ binh lách vội vă đứng cách xa chúng tôi hàng chục thước, súng lăm le ở tư thế khạc đạn. Cổng trại đă đóng chặt. Hai khẩu trung liên bên ngoài chĩa vào. Đạo quân áo thun rách và quần xà lỏn vá víu đủ màu vải thách thức súng đạn. Những chiếc nón đủ kiểu tả tơi đă tung lên và ngổn ngang sân trại. Chân đất, đầu trần, tay không, đàn bà chống đối sự ngược đăi của chế độ. Ba Tơ xuất hiện. Y giả vờ hỏi:

    – Chuyện ǵ đă xảy ra thế ?

    Chị Jacqueline đáp :

    – Vệ binh đánh đập chị Thanh Thủy, chúng tôi phản đối. Nội quy cấm đánh tù. Chế độ không cho phép đánh tù.

    Ba Tơ mềm dịu :

    – Tôi bảo đảm với các chị không ai được phép đánh đập chị Thanh Thủy, nhưng tôi yêu cầu đội nào về đội nấy , hàng ngũ nghiêm chỉnh, trật tự, tôi sẽ giải quyết mọi vấn đề một cách ổn thỏa.

    Ba Tơ xứng đáng là một cai ngục chuyên nghiệp. Y hiểu lúc nào nên mềm mỏng và lúc nào nên cứng rắn. Tù nhân tuân lệnh y, người nào về đội người ấy, ngồi xếp hàng nghiêm chỉnh. Trực trại tŕnh bày sự việc vừa xảy ra. Chị Thanh được gọi đứng lên. Chị bước khỏi hàng ngũ.

    – Chị đă học Nội quy chưa ? Ba Tơ hỏi.

    – Học từ bốn năm nay chúng tôi không thuộc. Chị trả lời.

    Tù nhân cười rộ. Ba Tơ cố gắng giữ thái độ điềm nhiên.

    – Học bốn năm mà chưa thuộc. Chưa thuộc làm sao trở về sum họp gia đ́nh ?

    Chị Thanh nhún vai:

    – Tôi không có gia đ́nh, không thích về !

    – Tại sao chị dám đâm chị Ba ?

    – Tôi ghét nó.

    – Tại sao chị ghét nó ?

    – V́ nó đáng ghét.

    – Chị biết giết người can thêm tội ǵ nữa không ?

    – Tử h́nh.

    – Đúng. Nếu chị Ba chết, chị sẽ bị đưa ra ṭa án. Bây giờ, chúng tôi tạm thời đưa chị vào biệt giam.

    Giám thị Ba Tơ nh́n mọi người :

    – Có ai phản đối không ?

    Tất cả im lặng. Ba Tơ hỏi tiếp :

    – Có ai đề nghị ǵ không ?

    Ba Tơ chờ đợi. Chị Jacqueline dơ tay :

    – Tôi.

    – Chị đề nghị ǵ ?

    – Tôi đề nghị thả các chị ở đội chăn nuôi ra khỏi biệt giam.

    – Trại sẽ nghiên cứu. Bây giờ, tôi yêu cầu các chị về nhà. Chiều nay, các chị được nghỉ.


    Còn tiếp ...

  4. #3934
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Vệ binh dẫn chị Thanh đi và tống chị vào connex. Chị ngoái lại nh́n mọi người với đôi mắt thất vọng. Biết làm sao, chị Thanh. Hành động của chị thật đẹp nhưng không phải là nguyên do đáng để chúng tôi nhập cuộc. Và nữa, với cộng sản, nổi loạn trong nhà tù chẳng ích lợi ǵ. Chúng ta đâu phải tù binh. Chúng tôi là thứ tù ǵ đó thật lạnh lùng, thứ tù không được phép nhận ḿnh là tù nên chẳng có quy ước quốc tế nào đề cập tới.

    Chị Thanh nằm trong connex xong xuôi, tù nhân giải tán. Nón mũ lượm lên, mọi người về nhà bàn tán xôn xao, coi như ḿnh đă thành công. Và Ba Tơ cũng tưởng y đă dẹp xong cuộc nổi dậy. Chúng tôi đợi bóng tối. Để biết chị Thanh có bị đánh đập không. Nhiều chị em đến với tôi, nhờ tôi đóng góp ư kiến cho ngày mai. Tôi bỗng sáng mắt : Không phải chỉ riêng tôi khôn lớn trong tù ngục, c̣n nhiều chị em khác nữa.

    – Chị Lan, chị thử nhận xét về vụ chiều nay xem sao ? Chị Jacqueline niềm nỡ nói. Chúng tôi dám làm nhưng thiếu đầu óc.

    Tôi thận trọng ngó lên trần nhà. Chị Jacqueline hiểu ư. Chị cầm tay tôi :

    – Đứa nào đụng tới chị, tôi sẽ bước qua xác nó.

    Jacqueline và Hai Ba Dạng là hai nữ chúa lừng danh của Sài G̣n từ đầu thập niên 1970. Jacqueline tung hoành vùng Sài G̣n, Hai Ba Dạng vùng Chợ Lớn. Biên giới của họ tính ở ngă tư Nancy-Trần Hưng Đạo. Mỗi nữ chúa có hàng trăm đàn em. Hai người chưa từng ân oán giang hồ lần nào. 30-4-1975 họ c̣n nằm ở nhà lao Thủ Đức. 1-5 họ đă có mặt ở Sài G̣n. Giữa tháng 5-1975, chế độ mới truy lùng nam nữ tù nhân h́nh sự mà họ đă thả ra chiều 30-4. Hai nữ chúa lẫn trốn. Đàn em của họ dấu diếm họ, nuôi dưỡng họ.

    Ít lâu sau, nữ chúa tái xuất giang hồ, chuyển hướng làm ăn. Họ tuyển chọn đàn em nhan sắc, khéo ăn nói, dụ dỗ bộ đội, cán bộ và lột hết tiền, đồng hồ, radio, Honda, Vespa. Tiến xa hơn, họ đột nhập các kho chứa hàng hóa của phường, quận đánh cướp và buôn xăng dầu của bộ đội. Họ mua chuộc cộng sản, sản xuất giấy tờ giả mạo, tổ chức vượt biên. Jacqueline sắp viếng ngân hàng nhà nước th́ bị bắt. C̣n Hai Ba Dạng bị đàn em phản bội. Cả hai đều đă nằm ở Chí Ḥa, lên Bù Gia Mập rồi về Long Thành.

    – Tôi thấy các chị sáng suốt. Tôi nói.

    – Chị nói trắng ra di. Jacqueline dục.

    – Tranh đấu phải nhằm mục đích tốt. Tôi rất yêu chị Lệ Thủy, chị Đặng Vũ Thị Thanh Thủy. Nếu các chị cho nổ tối qua th́ tốt mà chiều nay th́ dở.

    – C̣n ngày mai ?

    – Ngày mai … Tôi nheo mắt, mỉm cười.

    Chúng tôi nói chuyện khác chẳng nhằm nḥ ǵ tới chuyện tranh đấu. Sau kẻng báo ngủ, chị Thanh gửi thông điệp b́nh yên cho chúng tôi bằng bài hát O’ Cangaceiro. Chị ấy chưa bị đánh. Nếu đă bị đánh, chị ấy đang nằm ôm vết thương mà rên rỉ. Tôi cố h́nh tượng chị Thanh, dĩ văng gấm hoa của chị và hiện tại tan nát. Có những con người ta không thể hiểu nổi. Có những con người mà gặp họ, hiểu họ, ta phải xét lại ḿnh. Nửa đêm, chị Jacqueline ṃ lại chỗ tôi nằm, bàn tiếp chuyện cứu các chị ở đội chăn nuôi ra khỏi biệt giam.

    Tôi nói thật với chị ấy rằng, tôi đă đọc nhiều sách và tôi chưa hề thấy bất cứ một cuộc nổi dậy nào của tù nhân thành công cả. Sau mỗi vụ nổi dậy là mỗi kỷ luật xiết chặt hơn. Cộng sản sợ tĩnh, không sợ động. Nó sẽ kiểm soát hết tư tưởng của ḿnh bằng hành động chống đối để hành hạ ḿnh cho đến khi ḿnh chết. Người tù cộng sản cần dấu kỹ nanh vuốt. Chị Jacqueline không đồng ư thế. Tôi nói đó là ư nghĩ của riêng tôi nhưng tôi không thể tách riêng tôi khỏi mọi người. Cuối cùng, chúng tôi thỏa thuận một phương thức đấu tranh cho những ngày sắp tới.

    Hôm sau, coi như mọi chuyện đă được Ba Tơ giải quyết hợp t́nh hợp lư, cả trại hân hoan đi lao động. Trong sân tập họp, chúng tôi giữ trật tự tối đa. Ngoài hiện trường lao động, chúng tôi làm việc tích cực. Về nhà, chúng tôi ăn ngủ đúng giờ giấc; họp đội, họp nhà, phê b́nh, kiểm điểm, rút tỉa kinh nghiệm, học tập nội quy, thảo luận Nếp sống văn hóa mới … Tuyệt nhiên, không c̣n ai nhắc tới chuyện cũ và cũng chẳng tụ tập từng nhóm tán gẫu.

    Một tuần lễ trôi qua, vệ binh và cán bộ trực trại hết theo dơi. Sang tuần thứ hai, buổi sáng, tù nhân không lĩnh cơm sáng nhưng vẫn tập họp đông đủ và vui vẻ đi lao động. Buổi trưa, tù nhân lại lĩnh cơm. Giám thị Ba Tơ đă được nhà bếp báo cáo. Y chưa tỏ thái độ. Buổi chiều, chúng tôi vẫn lao động b́nh thường. Đội của tôi nhập trại sớm nhất. Thay v́ về nhà, chị Jacqueline cho đội ngồi giữa sân trại, hàng đôi ngay ngắn. Trực trại ngồi trong cḥi không hiểu chuyện ǵ sắp xảy ra.

    Y phải kiểm soát quân số của đội kế tiếp. Đội kế tiếp rồi đội kế tiếp. Tất cả theo lệnh của đội trưởng ḿnh, trong hàng ngũ, ngồi gần nhau. Ba hồi kẻng tù tan lao, chấm dứt buổi chiều làm việc mệt mỏi. Mặt trời thấp dần, thấp dần. Cả trại tù ngột ngạt. Vệ binh tíu tít xách súng chạy ra ngoài ṿng giây kẽm gai, bỏ dở bữa cơm chiều. Quản giáo lăng xăng điều nghiên t́nh h́nh. Cổng trại khép kín. Tù nhân ngồi im lặng, tuyệt đối im lặng. Giám thị Ba Tơ xuất hiện cách chúng tôi hơn mười thước. Đằng sau y, một tiểu đội vệ binh, AK dựng lưỡi lê, đạn nạp sẵn sàng.

    – Các chị nổi loạn hả ? Ba Tơ hất hàm hỏi.

    Jacqueline đứng dậy trong tư thế nghiêm.

    – Báo cáo ông Giám thị, chúng tôi không nổi loạn.

    – Vậy, muốn ǵ ?

    – Chúng tôi chưa thấy ông tha các bạn tôi ra khỏi biệt giam.

    – Ban giám thị c̣n nghiên cứu.

    – Chúng tôi ngồi đây đợi ông nghiên cứu.

    – Thế là nổi loạn, là chống nội quy, chống pháp chế của nhà Nước.

    – Chúng tôi không chống ǵ cả. Nếu ông không hứa thả các bạn tôi, chúng tôi đă không ngồi đây.

    – Các chị hoàn toàn chịu trách nhiệm.

    – Chúng tôi chấp nhận. Ông hăy nhốt cả ngàn người vào biệt giam ngay đi, nếu ông muốn.

    Một đàn em của chị Jacqueline đứng lên, phanh ngực ra :

    – Đừng có dọa, Ba Tơ ! Có ngon th́ bắn giữa tim tôi đây nè ! Tụi này sợ sống hơn sợ chết, nghe chưa !

    Tù nhân vỗ tay. Náo động khởi sự. Ba Tơ nghiến răng, vung tay :

    – Được, rồi sẽ biết.


    Còn tiếp ...

  5. #3935
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Y bỏ về doanh trại. Tù nhân cười rộ để nhạo y. Hôm nay, Ba Tơ không mềm mỏng v́ y «ngửi» được vấn đề. Các chị bụi đời thay phiên nhau đứng tố cáo Ba Tơ gian ác. Bóng tối đă phủ mờ Trại Cải Tạo Long Thành. Cô bé Hoa của tôi nhập cuộc như một chiến sĩ ! Cô muốn tẩy sạch một vết sẹo cộng sản ô uế trong đời cô. Cô trấn an những người tham gia một cách bất đắc dĩ. Và cô dơng dạc tuyên bố:

    – Tôi chưa hề là phản động, bây giờ tôi là phản động. Bất cứ ở không gian và thời gian nào, mỗi cuộc cách mạng bạo động hay nổi dậy vô duyên cớ, những tay giang hồ hảo hán, những kẻ bị liệt vào hàng du thủ du thực, đều đóng vai tṛ xung kích. Thiếu đàn anh chị, cách mạng thiếu lửa và khó nổi đ́nh đám. Những kẻ không biết sợ hăi, dễ dàng tham dự bạo động và tham dự nhiệt t́nh, sôi nổi. Nhiệt t́nh của họ đă cuốn hút những người cầu an.

    Chị Hai Ba Dạng sát cánh chị Jacqueline. Đó là hai linh hồn của đêm nay.

    – Tối nay chúng ta bỏ ăn và thức suốt đêm !

    Jacqueline nói. Tù nhân hoan hô. Tiếng nói của hai ngh́n đàn bà, con gái văng vẳng một khoảng trời. Tôi nh́n lên. Những v́ sao đă mọc. Những v́ sao rung rinh v́ lâu đài âm thanh phẫn nộ ở dưới. Ba Tơ chắc đang vẽ kế hoạch đàn áp. Y sẽ phải điện thoại báo cáo t́nh h́nh về Sài G̣n. Tù nhân bắt đầu hát. Bài «Việt Nam, Việt Nam» phóng ra. Tín hiệu của trái tim vừa gửi đi. Hai xe cam nhông đầy nhóc bộ đội từ quận Long Thành cũng vừa đổ xuống trước cổng trại. Súng đạn đă dàn ra.

    Tiếng hát đang bốc lửa. Những người tê bại đă chống gậy khập khiễng rời nhà đến với cuộc chơi lớn. Đêm lịch sử đàn bà khỏi sự. Bao giờ trời sáng ? Chẳng cần biết. Trời sáng sẽ thế nào ? Chẳng thèm hiểu. Hăy nhớ đă có một đêm đàn bà lên tiếng trước bạo lực. Tôi theo một nhóm chị em tiến về phía khu biệt giam. Phá những ổ khóa này cũng dễ thôi. Sẵn dao nhà bếp và búa bổ củi đó. Cánh tay chị Jacqueline vung lên, xích xiềng nào chịu nổi. Nhưng đă thỏa thuận với nhau không bạo động, chúng tôi chỉ đứng bên ngoài chuyện tṛ.

    Tôi đến sát cửa connex, cái hộp sắt nhốt chị Thanh.

    – Chào chị Thanh, tôi lại thăm chị.

    Chị Thanh tḥ cánh tay ra ngoài :

    – Tự do hả ? Tôi biết có một khoảng tự do.

    Con dế bị nhốt vào cái hộp diêm như chị Thanh bị nhốt vào cái connex. Người Mỹ c̣n để lại Việt Nam Connex. Thùng chứa đồ của họ hôm qua, hộp đầy đọa tù nhân của cộng sản hôm nay. Cộng sản chế biến thêm một chút để cánh cửa luôn luôn hé mở vừa đủ tḥ cánh tay ra. Tù nhân thở hít nhờ kẽ gió bủn xỉn đó. Nắng nhiệt đới nung connex. Connex hấp tù nhân. Con người đă nằm trong hộp sắt phơi nắng lửa ấy, tháng này qua tháng khác, ở các trại tập trung cải tạo có connex. Ban đêm, sương xuống nhiều, lạnh thấu xương. Vào mùa mưa, nằm connex, con người là cục đá ngâm dưới ḷng suối.

    – Chị lạnh không, chị Thanh ?

    – Tôi ấm lắm. Các chị đă sưởi ấm ḷng tôi.

    – Mụ Ba Gà chỉ bị thương nặng. Chị đừng ngại.

    – Tôi không chí t́nh giết nó.

    – Quên mất, tôi có vấn cho chị it điếu thuốc rê.

    Tôi đưa thuốc và hộp quẹt cho chị Thanh. Chị bật que diêm, mồi thuốc hút.

    – Ban ngày, tôi phải nhẩy choi choi. Như thế, mới đỡ nóng. Mồ hôi ra nhiều, tôi khát nước vô tả. Chúng nó bố thí có chút xíu nước lă. Ban đêm, tôi ngồi co ro, lạnh muốn phát điên. Giá đông người vô đây, ban đêm ôm nhau sẽ đỡ lạnh. Nhưng ban ngày th́ khốn nạn ! May mà chúng nó cho ăn ít uống ít nên cái xô phân bớt hôi hám.

    Chị Jacqueline đă mang ca nước chanh đường lại. Kẽ hở quá hẹp không thể đưa vào. Mỗi lần đưa cơm nước, cai tù phải mở khóa. Chị Thanh đă đứng bên trong connex, ngậm cái miệng ca mà uống.

    – Ở tù cộng sản tôi mới t́m thấy hạnh phúc ở ca nước lă. Tôi tập truy nă thân phận tôi. Tôi đă hư hỏng, phí phạm đời ḿnh.

    Chị Jacqueline nói đùa :

    – Mày sẽ vá lại đời mày, Con Lan x́ ke ạ !

    Rồi chị bỏ đi.

    – Chị Lan, tôi cam đoan với chị, tôi không chết trong connex đâu.

    Tôi nắm tay chị :

    – Không, chị cần cưỡi ngựa đóng phim O’ Cangaceiro. Đất nước cần nhiều người như chị. Ai cũng có quyền làm lại v́ cả nước phải làm lại. Tôi về với mọi người nhé !

    Chúng tôi chia tay nhau. Về khuya, những bài ca chính huấn vang vọng như thác gầm. Những người vừa mới được thăm nuôi, về nhà lấy đường và chanh pha nước mời tất cả. Biết chiến đấu là biết chia sẻ. Tôi qua chỗ chị Nga. Chị đang ngồi trầm tư giữa đám đông náo loạn. Một trời sao trên đầu tôi.

    – Chị nghĩ thế nào, chị Nga ?

    – Đây là tṛ chơi năm 1963 và những năm kế tiếp của chúng ta. Tṛ chơi đẹp và cần thiết.

    – Em lại thấy chị ưu tư ?

    – Chị đang nghĩ một tṛ chơi ngoạn mục hơn. Không phải ở trong tù, ở ngoài cuộc đời. Sài G̣n chẳng hạn. Chị vừa hiểu cái giá trị động của các chị em giang hồ, bụi đời. Họ hơn hẳn trí thức chúng ta trong hành động.

    – Em đă nghĩ vậy.

    – Nếu từ 30-4-1975, chúng ta biết kết hợp họ, họ sẽ lư tưởng hơn bất cứ giai cấp nào.

    – Ngày mai, chị Nga ?

    – Ngày mai, họ sẽ mở đường và chúng ta sẽ vào con ngơ cụt buồn nản. Em hăy nhớ, hoặc em, hoặc chị, chúng ta cần sống sót.


    Còn tiếp ...

  6. #3936
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Tôi bỏ chị Nga về với đội. V́ chúng tôi không bạo động, nên cái ṿng đai công an, bộ đội bên ngoài ṿng đai kẽm gai không có cớ đàn áp. Họ bỏ mặc chúng tôi hát ḥ. Họ gài bẫy cho chúng tôi sa xuống. Nhưng chúng tôi đă khôn lớn. Quá khuya, chúng tôi ngồi im lặng, nón mũ trên đầu, hàng lối nghiêm chỉnh. Sự im lặng của tù nhân khiến cai ngục sợ hăi. Họ không hiểu chúng tôi sắp làm ǵ. Đêm không ngủ của chúng tôi cũng là đêm không dám ngủ của cộng sản.

    Bẩy giờ sáng hôm sau, đáng lẽ, đang lao động ngoài hiện trường, chúng tôi vẫn ngồi bất động giữa sân trại. Cái kẻng tù hôm nay quên gầm gừ. Ṿng đai công an vũ trang và bộ đội c̣n nguyên đó. Mặt trời đă chiếu những tia nắng đầu ngày. Ba Tơ đứng ở hành lang văn pḥng của y quan sát cùng khắp. Một chiếc xe du lịch chạy vào phía cổng trại, dừng lại, bóp c̣i.

    Ba Tơ đích thân chạy ra mở khóa, kéo rộng cửa. Chiếc xe vô sân, lái rẽ bên phải rồi đậu trước văn pḥng giám thị. Ba Tơ đuổi theo chiếc xe. Bốn người trên xe bước xuống. Họ leo lên bậc tam cấp, vào văn pḥng. Nửa tiếng trao đổi giữa họ và Ba Tơ, bốn người y phục đại cán, nón cối, dép râu và Ba Tơ đến trước mặt chúng tôi.

    Một người hỏi :

    – Ai đại diện các chị ?

    Im lặng. Người này hỏi tiếp :

    – Ai đại diện ? Giọng ông ta không vướng víu chút giận dữ nào ?

    – Thưa ông, không có ai đại diện ai cả ? Chị Hai Ba Dạng lễ độ trả lời.

    – Các chị rất đáng biểu dương. Tôi đă được nghe đồng chí giám thị báo cáo đầy đủ. Khuyết điểm là do đồng chí giám thị trại giải quyết vấn đề chậm trễ. Các chị đă vi phạm Nội quy trại nhưng được khoan hồng v́ các chị biết bảo vệ tài sản của nhà Nước, không phá phách. Bây giờ, chúng tôi, đại diện trung ương, đến đây giải quyết khẩn trương mọi yêu cầu của các chị.

    Người thứ hai tươi cười :

    – Chúng ta làm việc ngay nhé. Nào, các chị muốn ǵ ?

    Chị Hai Ba Dạng đáp :

    – Nhiều người bị bệnh tê bại, cần ăn cám mà không có. Họ muốn được ăn cám thêm vào khẩu phần hàng ngày.

    – Đâu, những người tê bại đâu ?

    Chị Hai Ba Dạng đứng im. Tự động những người tê bại đứng lên, tay vẫn chống gậy. Có tới hai trăm tù nữ đói cám !

    Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sớm có cám. Người thứ hai hỏi tiếp :

    – C̣n ǵ nữa ?

    – Nhiều người bị bệnh huyết trắng v́ ăn độn nhiều sắn, củ cải và lao động cực nhọc.

    Gần hết trại đứng dậy, không chờ lệnh.

    – Sẽ bổ xung bác sĩ và thuốc men.

    Chị Hai Ba Dạng nói :

    – V́ thế, một số chị em bị kỷ luật trong biệt giam.

    – Chúng tôi thả họ ra ngay bây giờ.

    Người thứ hai hất đầu. Ba Tơ sai trực trại xách ch́a khóa mở cửa các biệt giam. Chúng tôi ngước mắt về phía đó. Các chị ở đội chăn nuôi và chị Lệ Thủy thất thểu bước theo anh công an trực trại. Họ không đến với chúng tôi mà về thẳng nhà của ḿnh.

    – Chính sách của Đảng và Nhà nước trước sau như một. Đă nói khoan hồng là khoan hồng, chỉ cần các chị ăn năn sám hối và tiến bộ thôi. Nhân tiện, ngay đây, tôi báo cho các chị tin mừng: Một số người sẽ được trở về sum họp gia đ́nh hôm nay.


    Còn tiếp ...

  7. #3937
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Khác hẳn những lần đọc quyết định trả lại tự do mà chị em ở Long Thành đă chứng kiến, người thứ ba mở sà-cốt, lôi ra mấy tờ giấy đánh máy, đọc lệnh tha tại chỗ, vất bỏ những thủ tục rườm rà. Sau khi chiếu điều này, điều nọ, chúng tôi nghe tên các chị viên chức của chế độ cũ và các chị can tội buôn bán bất hợp pháp.

    Không khí phấn khởi vụt dậy, ít ra, từ những người nghĩ rằng ḿnh phạm tội vớ vẩn, sẽ được tha. Và người ta vỗ tay hoan hô. Sự vỗ tay đi ra ngoài chương tŕnh hành động và ngoài cả sự toan tính của chúng tôi.

    – Các chị có tên được tha, hăy về nhà chuẩn bị đồ đạc cá nhân rồi lên văn pḥng làm thủ tục, lấy giấy ra trại.

    Năm mươi người được tha, đứng dậy, bỏ hàng ngũ. Người thứ hai nói :

    – C̣n tất cả, tất cả cũng sẽ được tha. Tha hết. Ai muốn tốn cơm nuôi các chị. Bây giờ, các chị về nhà nghỉ ngơi, trưa nay ăn uống b́nh thường, buổi chiều miễn lao động. C̣n ai đề nghị ǵ không ?

    Không ai trả lời. Cuộc đấu tranh chấm dứt v́ mọi yêu cầu đều được thỏa măn. Tù nhân giải tán tự do. Cộng sản đáng sợ thật. Có nhiều Ba Tơ ngu xuẩn, nhiều vệ binh, quản giáo đần độn nhưng rất nhiều thứ «trung ương» gian ác, thủ đoạn tua tủa. Tôi tự nhận ḿnh chưa phải là đối thủ của cộng sản. Như lời Sử gia của Đảng phán xét, tôi ngoan cường chứ không gian ngoan. Giải quyết êm thấm vụ tuyệt thực tranh đấu, bốn ông «trung ương» rời trại.

    Ngay buổi chiều, năm mươi chị em được tha cùng rời trại thơ thới, hân hoan. Giám thị Ba Tơ không hề nhắc nhở nửa lời về cái đêm không ngủ của tù nhân. Sinh hoạt trại trở lại b́nh thường, tẻ nhạt. Tất cả đều dè dặt và nghi kỵ nhau. «Chúng ta sẽ đi vào trong ngơ cụt, buồn nản.» Chị Nga đă nói thế và y như rằng. Tôi có th́ giờ cám ơn chị Lệ Thủy đă dành cho tôi nhiều cảm t́nh quư báu. Chị lắc đầu từ chối. Chị bảo, c̣n người xứng đáng để chị bênh vực là chị c̣n ham sống, nói chi ân huệ.

    Ba hôm sau, buổi sáng tập họp chờ đi lao động, mười chiếc xe vận tải vào trại. Và hàng chục cán bộ văn pḥng trại đến đọc danh sách những người chuyển trại. Danh sách thứ nhất gồm 250 tù nhân gồm các chị viên chức chế độ cũ và các chị bụi đời sững sờ, phản động ngoan cường. Chị Nga, chị Hai Ba Dạng, chị Lệ Thủy nằm trong danh sách này. Họ về nhà chuẩn bị hành trang rồi ra ngay. «Khẩn trương», đó là dấu hiệu quen thuộc đến nhàm chán.

    Như lần tôi rời đề lao Gia Định tới đây, tù nữ, từng cặp đeo c̣ng leo lên xe. Khác một chút là họ ŕnh rang nồi niêu, xoong chảo và thực phẩm do gia đ́nh tiếp tế. Năm chiếc xe chở 250 tù nhân đến một trại nào đó, tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc sự ra đi của họ là hậu quả của đêm không ngủ và cái danh sách thả 50 người về sum hợp với gia đ́nh đă có sẵn, hoặc tha sau hoặc tha đúng lúc. Cộng sản luôn luôn gian ngoan, họ đă lợi dụng đúng thời điểm để làm tan ră mọi âm mưu chống đối họ. Họ vuốt ve êm dịu rồi phóng một trái đấm bất ngờ.

    Chưa đầy nửa tiếng, năm chiếc xe đă biến khỏi trại. Chúng tôi th́ vẫn ngồi xếp hàng giữa sân. Nhiều con mắt ngơ ngác. Nhiều trái tim đập mạnh. Năm chiếc xe c̣n lại đă trở đầu ra phía cổng. Một nửa cánh cửa chấn song sắt đă hạ xuống. Tấm vải bố đă kéo lên. Danh sách thứ hai gồm 300 người. Có chị Jacqueline, có bé Hoa và tôi.

    Cảnh tượng lại diễn ra như vẫn diễn ra. Chúng tôi đeo c̣ng, lên xe rời Long Thành. Lực lượng đấu tranh bị phân tán mỏng. Chuyến đi thiếu chị Nga, tôi cảm thấy lẻ loi. Bao giờ mới gặp lại chị ? Trong lao tù, mọi chia ly tưởng chừng mọi vĩnh biệt muôn thuở. Và nếu c̣n thấy nhau, đó là hạnh ngộ.


    Còn tiếp ...

  8. #3938
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Quá trưa, chúng tôi vào đất Xuyên Mộc. Xuyên Mộc, cái địa danh nghe đă năo nề. Đi qua gỗ, chúng tôi phải đi qua gỗ, chúng tôi phải xuyên qua gỗ, chúng tôi phải xuyên qua gỗ bằng h́nh phạt của thù hận. Tôi chợt nhớ một truyện ngắn của nhà văn Marcel Aymé, nhan đề «Le passe-muraille». Người ta chỉ có thể đi qua bức tường gạch bằng mộng du và bằng sự mơ mộng của nhà văn. Chúng tôi đi qua tường, xuyên qua gỗ bằng hiện thực và bằng sự gian ác của cộng sản.

    Bằng cái mà họ gọi là «cải tạo tư tưởng» một cách kiêu hănh. Thế giới luôn luôn bị huyễn hoặc, bị lừa gạt bởi danh từ cộng sản. Họ không thể h́nh dung nổi những trại tập trung cải tạo tư tưởng mọc giữa những đầm lầy, chênh vênh trên sườn núi, hun hút trong rừng già và những việc ghê tởm mà tù nhân bị cưỡng bức lao động và những làn roi giây điện, những cú đấm, cú đá mà tù nhân phải hứng chịu nhục nhă.

    Và, họ vô tư khiến phẫn nộ, bảo đầm lầy Nam Hà, đề lao Gia Định, khám lớn Chí Ḥa, nhà tù Hỏa Ḷ, trại kỷ luật Phú Khánh là những «re-education camps»! C̣n cái ḷ sát sinh Phú Văn, nơi có ngọn đồi Fanta chôn hàng ngàn trẻ con vô tội th́ gọi là «camp» ǵ nhỉ ? Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi mới thấy ḿnh quá dốt địa lư Việt Nam. Tôi vừa biết hàng chục ngàn địa danh mới mẻ, nhờ mỗi địa danh mới mẻ ấy là một nhà tù. Xuyên Mộc, địa danh mới. Nó là ḥn đảo chính của quần đảo hăi hùng. Những ḥn đảo nhỏ quấn quưt gần nó: Bầu Lâm, Bà Tô, Sa Ác … Tôi rơi vào Sa Ác, vào chỗ chết !

    Tổ chức của trại Sa Ác giống hệt tổ chức của trại Long Thành. Nó có vẻ rùng rợn hơn v́ nó nằm giữa rừng già. Nhà cửa luộm thuộm những bốn lớp hàng rào kẽm gai. Sổ tù Sa Ác ghi tên tôi đúng ngày tổng thống Reagan nhậm chức. Thế là tôi đă ở tù trải qua ba đời tổng thống Mỹ. Ngày hôm sau, 300 người chúng tôi bị biên chế thành 6 đội, bị lùa vào khu vực riêng, bị cấm đoán không được liên hệ với tù cũ.

    Chúng tôi thuộc các đội trừng giới và phải làm những công việc của đàn ông lực lưỡng. Cai ngục Sa Ác hành hạ chúng tôi đúng mức. Họ tính từng phút giải lao. Chúng tôi phải hạ những cây khổng lồ bằng dao cùn, cuốc mẻ, phải khiêng cây oằn vai, phải lao vào những bụi mây tua tủa gai nhọn phát hoang. Sa Ác, trước thời chiến tranh, là khu vực oanh kích tự do. Những hố bom lớn, sâu ngổn ngang đây đó. Cai ngục bắt chúng tôi phá g̣ mối trăm năm, đất rắn như đá, khiêng đất lấp hố bom.

    Tay tôi đă chai dầy. Có vài người kiệt sức, chết khi vác cây. Cây đè lên cái xác gầy ốm, đè lên thân phận làm người. Hèn hạ hơn cả, nó đè lên phụ nữ. Đàn bà sinh ra để tạo hạnh phúc cho đàn ông hay để chịu cực h́nh cộng sản? Tôi thèm nghe câu trả lời của một người đàn ông nào đó ở Washington, ở Paris, ở Londres hay ở Tokyo … Hay ở một người nuôi chó cái nổi tiếng trên thế giới cũng được ?

    Hai tháng bị trừng phạt tưởng chừng hai thế kỷ, chúng tôi ṃn mỏi, rạc rài. Bệnh tê bại và huyết trắng tăng trưởng. Dinh dưỡng tồi tệ, thuốc men không có. Chỉ có họng súng dọa nạt, roi vọt quất vút và lao động chết bỏ. Tôi cầm chắc cái chết dù tôi rất thèm sống ! Tôi có nhiều việc phải làm, một mai. Phép lạ giúp tôi tồn tại vẫn là ước mơ. Gần kề sự chết, nỗi ước mơ càng đằm thắm. Nhưng, đôi khi, nỗi ước mơ ngơ ngác, v́ tôi chẳng c̣n th́ giờ mơ ước. Tám giờ lao động trầy bả vai, nhỏ máu mắt, chúng tôi thèm ngủ hơn thèm ăn.

    «Ngủ đi em, ngủ mà quên. Cái buồn hoang dại làm điên cuộc đời.» Một giờ ngủ trưa, không đă. Ngủ thêm vài phút lúc ngồi giữa sân nắng chờ đi lao động. Ngủ trên đường ra hiện trường. Ngủ khi cầm dao cùn chặt rễ cây. Ngủ mệt mỏi. Ngủ khổ sở. H́nh phạt Sa Ác đến đó tạm đủ. Người ta chuyển chúng tôi ra Bà Tô. Đến Sa Ác 300 tù nhân, qua Bà Tô c̣n 250. Hai tháng, một ḷ sát sinh hạ bao nhiêu con ḅ ? Hai tháng, địa ngục Sa Ác chôn vùi 50 tù nữ !

    Ở Bà Tô, chúng tôi bị ngược đăi không kém ở Sa Ác ! Người ta dùng đ̣n lao động và roi gạo cải tạo chúng tôi thành những con người hèn hạ, đê tiện. Chẳng c̣n ai thiết nói chuyện đấu tranh, tâm t́nh. Người ta đă thù ghét nhau v́ bát cơm đầy, bát cơm vơi. Người ta giành giật, đánh lộn, nguyền rủa nhau. Và, người ta xa nhau. Chúng tôi đă đi vào con ngơ cụt. Tôi càng ghê sợ thủ đoạn của cộng sản. Với đàn bà, con gái, họ cũng không khước từ chơi độc.

    Chúng tôi ở Bà Tô thêm hai tháng. Khi tất cả chúng tôi mắt mờ, chân mỏi, h́nh hài ma ốm, người ta lại chuyển về Long Thành. Cái danh sách có chị Nga chưa thấy về. Và chị Thanh vẫn nằm trong connex. Hầu hết các chị dân biểu, nghị viên, thẩm phán, viên chức thư lại ở lại Long Thành sau một «biển dâu tan tác» đă được tha về.

    Không hề có thêm cám cho những người bị tê bại. Cũng chẳng bổ sung bác sĩ, thuốc men. Ba Tơ vẫn lừng lững, vẫn đích thân quất roi da xuống mông tù nhân vi phạm kỷ luật, vẫn chọn đàn bà, con gái kháu khỉnh lên pḥng y tế khám nghiệm xem có phải là điếm không !

    Trại Long Thành, trại tù đàn bà kiểu mẫu của chế độ, không một chút thay đổi. H́nh như nó nham hiểm hơn. Giám thị Ba Tơ là biểu hiện của chế độ. Đôi khi, tôi thấy ông giống hệt ông Hồ Chí Minh. Đôi khi, tôi lại thấy y giống hệt tên đồ tể. Và, thường thường, tôi thấy y như con bọ hung. Tôi, bây giờ, thuộc quân số đội nông nghiệp trồng khoai, trồng ngô. Công việc có nhàn hạ nhưng chán nản vô cùng.

    Một số người đă phát điên. Phần c̣n lại th́ ră rời, bạc nhược cả thể xác lẫn tâm hồn. Tôi nhớ chị Nga. Không dám nghĩ chị đă chết vùi dập ở xó rừng nào, nhưng nếu chị chết, chị đă để di chúc cho tôi. Tôi sẽ định nghĩa đời sống như thế nào ? Trước đây, tôi không tin rằng chết sướng hơn sống và hôm nay tôi cũng không tin rằng chết sướng hơn sống. Tôi sẽ phải định nghĩa thêm về cái chết nữa. Một tháng Long Thành lại sức, người ta gọi những cô gái điếm và t́nh nghi điếm, tuyển chọn từ các trại tập trung khác nhau về, lên làm việc liên tiếp năm sau ngày.


    Còn tiếp ...

  9. #3939
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Cả trại xôn xao, lo lắng. Tất cả đều nghĩ Ba Tơ xét lại «vụ án đêm không ngủ» năm tháng qua và khai thác gái điếm để t́m ra những kẻ chủ mưu. Một căn nhà riêng dành cho các cô ở, sau khi đă làm việc với Ba Tơ. Sự phỏng đoán có phần đúng. Ba Tơ sợ các cô gái điếm bị trả thù ngay tại pḥng của ḿnh. Quản giáo đích thân dẫn các cô chuyển pḥng. Cô bé Hoa của tôi cũng được gọi lên làm việc vào ngày cuối cùng. Khi trở về, bỏ bữa cơm chiều, cô nằm khóc rưng rức.

    – Chuyện ǵ đă xảy ra cho em ? Tôi hỏi.

    – Khủng khiếp lắm chị ạ. Cô tấm tức trả lời.

    – Họ bắt em chỉ điểm những người chủ mưu đêm không ngủ, hả ?

    – Không.

    – Thế sao ?

    – Họ dọa em, họ bảo họ sẽ nhốt em suốt đời v́ em đă nhận tội phản động. Rồi Ba Tơ đưa em tờ giấy bắt em kư tên. Em đọc, em hoa mắt, không dám kư.

    – Giấy nhận tội ?

    – Không, giấy t́nh nguyện làm điếm !

    – Thật vậy ư ?

    – Vâng, t́nh nguyện phục vụ các đồng chí Liên Xô th́ sẽ được tha ngay, sẽ được bồi dưỡng no đủ. Ba Tơ kêu gọi ḷng yêu nước của em. Nó bảo làm điếm là yêu nước, là đóng góp công sức vào chế độ xă hội chủ nghĩa, vào t́nh hữu nghị Việt Xô đời đời bền vững.

    – Và em từ chối ?

    – Dứt khoát em từ chối.

    Cô Hoa lại khóc. Tội nghiệp cô bé. Số phận cô như số phận anh nông dân Moritz trong Giờ thứ 25. Một người v́ có nhan sắc mặn mà, một người v́ nhan sắc của chính ḿnh mà lận đận tù ngục. Anh Moritz th́ phải kư giấy xin được chống cộng sản với người Mỹ. C̣n cô Hoa th́ phải kư giấy t́nh nguyện làm điếm cho cộng sản. Thân phận con người, trong thời đại của tôi, sao mà hẩm hiu thế.

    Tôi tự hỏi, trong Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh thiếu ǵ thanh nữ đẹp đẽ, đẫy đà mà Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng không kêu gọi họ yêu nước tích cực, yêu nước hiện thực xă hội chủ nghĩa, khích lệ họ trở thành những dũng sĩ, anh hùng của chế độ trong nhà điếm quốc doanh. Lại phải tuyển lựa điếm nhà nghề ở các trại cải tạo phục hồi nhân phẩm !

    Làm điếm cho Mỹ là mất nhân phẩm làm người. Nhưng làm điếm cho cộng sản là … yêu nước. Tưởng những ai đang yêu nước dưới những cái bảng hiệu «Trí thức yêu nước», «Việt kiều yêu nước» nên có phút giây suy nghĩ. Bởi v́ gái điếm đă được đề cao và đánh giá cao hơn mọi thành phần yêu nước. Vết son của chủ nghĩa cộng sản hôm nay, nỗi bùi ngùi của xác chết trong ḥm kính !

    – Em phải làm ǵ, chị Lan ? Hoa nghẹn ngào hỏi.

    – Làm ǵ ? Chị không biết ḿnh sẽ phải làm ǵ nếu họ bắt chị t́nh nguyện … yêu nước. Đừng trách chị nhé, Hoa ! Chẳng có lời khuyên nào cho em cả.

    – Cám ơn chị. Em nói với họ để em suy nghĩ hết ngày mai.

    Hoa thôi khóc. Hôm sau, ở hiện trường lao động, vào khoảng 9 giờ, cô xách cuốc lại chỗ vệ binh ngồi gác, báo cáo đi vệ sinh. Bất th́nh ĺnh, cô phóng tới, dùng cuốc bổ tới tấp. Vệ binh không kịp phản ứng. Y lănh mấy nhát thù hận, nằm ngay đơ. Hoa vớ khẩu AK, dộng báng súng lên đầu vệ binh. Cô điên rồ. Cơn điên tăng sức mạnh cho cô. Máu tên vệ binh phọt ra làm cô ngây ngất. Hoa cười ha hả. Tôi đứng thẫn thờ nh́n cô, không thể nói được lời nào. Quản giáo sợ xanh mặt. Vệ binh thứ hai lúng túng vài phút rồi lên đạn, chĩa mũi súng nhắm Hoa. Cô thét lớn :

    – Tao thà chết, không làm điếm cho cộng sản !

    Hoa buông khẩu AK xuống, dang hai tay, ngước nh́n trời. Một băng đạn găm suốt vô ngực Hoa. Cô gục ngă. Máu của Hoa đă đổ trên luống khoai cải tạo. Hoa chọn cái chết êm ái. Trại nổ súng báo động. Các đội thu dụng cụ nghỉ làm. Đội trưởng ở lại. Chúng tôi về. Tôi cố nh́n Hoa lần cuối. Xác cô phơi dưới nắng, máu vẫn ứa ra. Nhân danh ai để tôi vinh tôn một thiếu nữ biết bảo vệ phẩm cách con người ? Thôi, nhân danh những giọt nước mắt của tôi vậy. Sẽ có ngày, tôi t́m đến nấm mồ của Hoa, đọc bài điếu văn muộn.

    Cái chết của Hoa được coi rất b́nh thường. Người ta sẽ ghi vào biên bản vỏn vẹn ḍng chữ: «Trốn trại, bị bắn chết». Không có ủy ban nào điều tra, mất th́ giờ vô ích. Buổi chiều chúng tôi ra hiện trường lao động, xác của Hoa đă đem vùi lấp ở nghĩa địa Long Thành. Chỉ c̣n những vết máu khô quánh. Vệ binh truyền lệnh mới: Báo cáo cách xa hai mươi thước. Quản giáo không thích gần tù nhân. Vụ khoai sắp tới, tôi muốn được ăn một củ giữa luống thấm máu Hoa. Để suốt đời tưởng mộ nàng, suốt đời nhớ sự vô liêm sỉ của công sản.

    Những cô điếm yêu nước bị cách ly với chúng tôi. Thế càng tốt. Họ được ăn cơm trắng ba bữa, ăn thỏa thuê, ăn với thịt ḅ, thịt heo, tôm, cá, trứng, rau … Họ được nuôi nấng đúng tiêu chuẩn ngang hàng tiêu chuẩn cấp thứ trưởng. Họ được phát quần áo mới, vừa vặn, lộng lẫy. Họ được tặng son phấn, nước hoa, gương lược … Hơn tháng trời chăm sóc, Đảng ta trả tự do cho họ và phát thẻ điếm quốc doanh, sẽ phát thẻ đoàn viên, đảng viên nếu họ móc nhiều đồng «rúp» và hài ḷng cố vấn Liên Xô.


    Còn tiếp ...

  10. #3940
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một lần nữa , cám ơn Tran Truong đă sưu tầm những tác phẩm hay , ư nghĩa , nói lên những điều mà nhiều người không có cơ hội , hay không dám nói lên .

    It vô VL , nhưng không bỏ sót bài post nào của Tran Truong

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 13 users browsing this thread. (0 members and 13 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •