Page 399 of 471 FirstFirst ... 299349389395396397398399400401402403409449 ... LastLast
Results 3,981 to 3,990 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3981
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    *** Hôm nay là ngày " buồn hiu " 30 tháng 4 , ngày mai đă sang tháng 5 , NGÀY THÁNG BUỒN HIU tiếp theo và hết

    Ngày… tháng…

    Tí Cồ ạ,
    Sao tớ mệt mỏi và lười biếng lạ lùng. Sự chờ đợi làm tớ chán nản. Những ngày c̣n lại ở đây để chờ đợi một đổi thay, chôn chân trong thành phố tẻ nhạt này, mỗi sáng đi làm băng ngang khu chợ ồn ào, hít ngập hai lá phổi những bụi bẩn từ bồn rác trong chợ bốc lên giữa tiếng động cơ ầm ĩ của xe vệ sinh, vào phường gặp mặt ông trưởng ban đỏ gay, nồng rượu khai vị trong ngày. Mặt ông phó ban chảy dài chống cằm rầu rĩ, v́ tới kỳ báo cáo mà không một ma nào đăng kư đi hồi hương hoặc kinh tế mới.

    Trời ơi! Tí Cồ thử tưởng tượng ra khung cảnh đều đặn mà ngày nào tớ cũng phải chịu đựng, chán phèo! Tớ thèm thay đổi không khí, thay đổi nghề nghiệp, đời sống, v́ nếu t́nh trạng này kéo dài lâu quá tớ e ḿnh sẽ phát điên mất.

    Nhớ Sóc Trăng mà không về được,Sài G̣n có ai đâu. Nhỏ Minh chán học, cúp cua hoài và đ̣i đi Thanh Niên Xung Phong để cho sáng mắt ông già cách mạng của nhỏ, tên Hương th́ lu bù chuyện áo cơm, nhà cửa, Kiệt cũng bận học thi, tớ chẳng có chỗ nào đi rong cuối tuần. Vả lại, tớ cũng đang bị ông bố giới nghiêm trầm trọng, lư do là đă nghỉ làm ba ngày liên tiếp không báo cáo với thủ trưởng, để theo anh Bảy và bạn bè lên Long Khánh đi săn (?), xe lửa đỗ lại sân ga lúc nửa khuya giữa rừng núi âm u, cả bọn đạp xe cọc cạch ra tới đường nhựa để về rẫy. Sáng hôm sau, anh bạn thổ địa trong làng dẫn lên núi thăm mấy chiến khu cũ của cách mạng, mệt ơi là mệt, nhưng cũng khuây khỏa được phần nào nỗi buồn chất chứa bấy lâu.

    Suối reo róc rách và ḷng tớ hết muốn quay trở về thành phố. Thèm cả bọn ḿnh đều có mặt ở đây, quay con nai vàng ngậy mỡ trong ánh lửa bập bùng, tưởng ḿnh vừa trở lại thời đại nào hoang sơ, như chàng Robinson với râu tóc bờm xờm của anh hippie cũ.

    Đi xa, thấy ḿnh sống thật với ḿnh hơn, Ngọc Ánh của thuở nào mơ mộng chuyện hoang đường “Aladin với cây đèn thần” cổ tích, giữa núi giữa rừng mông mênh, thấy ḿnh nhỏ nhoi nhưng thật ngang tàng.

    Thời đại nào, tớ cũng ghét làm kẻ bon chen. Tại sao ta phải lao đầu vào cuộc sống h́ hục, khổ sở ở thành phố ồn ào, mà không nghĩ là nên lên núi vào rừng, yên tịnh bát ngát như thế này cho thoải mái, đất đó suối đó sao không được tự do phá rừng làm rẫy và muốn sống ra sao th́ ra theo ư ḿnh muốn? Sao lại cứ phải để cho nhà nước lănh đạo quản lư ?

    Kinh tế Mới của tớ cũng vào rừng, cũng làm rẫy nhưng có điều nó tù túng khó chịu quá khi bị áp đặt cưởng bức những điều người ta không muốn, dân chúng th́ phát điên với hàng mớ danh từ nổ như pháo- Thi đua lập thành tích dâng Đảng! dâng Bác!- Đạt chỉ tiêu! Tăng năng suất! Hội thảo. Kiểm điểm. Chấm công…
    Cơm gạo mổi ngày một giảm bớt., cuộc sống ở đâu cũng chật vật khó khăn làm mệt không được nghỉ, mặc dù có câu cửa miệng “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Nhu cầu ǵ cân gạo kư đường cũng tính theo tem phiếu. Xạo ke, dóc tổ!! Lao động chưa thấy vinh quang mà đă thấy người càng gầy nhom bệnh tật do lao lực quá sức..

    Mỗi lần đi họp cháu ngoan bác Hồ, nghe mấy tên đoàn viên ba hoa với đàn em nhỏ rằng Đất nước ta giàu đẹp, nhân dân ta anh hùng, đă có quá tŕnh cách mạng lâu đời, chống đế quốc xâm lược, chống thực dân phong kiến. Thế giới có Marx-Lenin và Việt Nam ta có Hồ Chí Minh vĩ đại, có Đảng Cộng Sản quang vinh, có lá cờ đỏ bách chiến bách thắng… và có trăm thứ v.v…

    Mấy đứa nhỏ ngồi nghe cười khúc khích, không phải tụi nó hiểu những danh từ đao to búa lớn kia mà thấy anh Đoàn múa tay chân như con khỉ.

    Cứ nói hoài giọng điệu củ rích “đất nước c̣n nghèo, đang ở thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xă hội, giai đoạn khôi phục kinh tế do hậu quả chiến tranh xâm lược của đế quốc để lại. Cố gắng khắc phục mọi gian khổ, khó khăn, để chừng bày tám cái kế hoạch ngũ niên nữa th́ lo ǵ mà chẳng bằng các nước xă hội chủ nghĩa anh em tiên tiến trên thế giới?”

    Ừ, hăy đợi đấy, không có ǵ chán bằng phải ngồi im nghe người ta nói dóc, mỵ dân bằng những lời hoa mỹ, khôi hài nhất là họ cứ tưởng người dân luôn tin vào những điều giả trá bịp bợm đó.

    Coi chừng! sự chịu đựng đến lúc nào đó sẽ vỡ ̣a phẫn nộ.

    Nhưng dù có thế nào th́ tớ cũng muốn nói với đằng ấy một điều, chúng ta là những người tuổi trẻ mà tuổi trẻ th́ có lư tưởng có nhiệt t́nh, hăy đặt lư tưởng nhiệt t́nh đó vào một mục đích CÓ THẬT, cái ǵ CÓ THẬT th́ chúng ta đeo đuổi hăng say để xây đắp, vun bồi

    Thiên đường không phải là điều có thật và thiên đường Xă hội chủ nghĩa mà Cộng Sản thường rêu rao bằng mớ lư thuyết mơ hồ giả trá như những điều chúng ta đọc được ở trong sách vở, từ chương của giảng đường cách mạng th́ lại càng không có thật, bộ mặt xă hội hiện nay là một minh chứng hùng hồn nhất mà ai cũng thấy, hể nói tới Đảng là người ta nghĩ ngay đến sự tham lam độc tài của chính quyền và sự bần cùng hoá của nhân dân Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản.

    Tṛ chơi đă bắt đầu và tớ đang nhập cuộc.

    C̣n đằng ấy th́ sao?

    *****

    Cám ơn các bạn đă theo dơi
    Anh Tran Truong tiếp tục hộ thread này . Tôi sẽ trở lại sau

    Tigon Lê

  2. #3982
    Tran Truong
    Khách
    Tôi dự định post một truyện dài , gọi truyện nhưng thật ra là thiên hồi ký _ có nghĩa rất thật _ sẽ dẫn dắt quí vị về lại những năm 1945 , khung cảnh của miền Nam một thưở , một xã hội bùng nổ kháng chiến chống Tây , gọi là Việt Minh , sau Việt Minh bị khuynh đảo đổi thành Việt cộng .

    Khi hiệp định Geneve ra đời ,lãnh thổ chia đôi , công lớn của HCM !!! Gần triệu người miền Bắc di cư vào Nam tìm tự do , trong khi dưới 200 ngàn dân Nam ngược ra Bắc , gọi là tập kết ; nhưng thật ra một số không nhỏ vẫn ở lại hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Hà nội .

    Cuốn hồi ký này mang đầy tính lịch sử một thời VN War , từ khởi đầu cho tới rút bỏ của đồng minh , cảnh ngang trái trong nhiều gia đình , lòng yêu nước đặt đúng chỗ hay không đúng chỗ ..... giúp chúng ta chiêm nghiệm quá khứ , hiện tại , tương lai !!!!

    Những giọt nước mắt cho Việt Nam ....

  3. #3983
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Tôi dự định post một truyện dài , gọi truyện nhưng thật ra là thiên hồi ký _ có nghĩa rất thật _ sẽ dẫn dắt quí vị về lại những năm 1945 , khung cảnh của miền Nam một thưở , một xã hội bùng nổ kháng chiến chống Tây , gọi là Việt Minh , sau Việt Minh bị khuynh đảo đổi thành Việt cộng .

    Khi hiệp định Geneve ra đời ,lãnh thổ chia đôi , công lớn của HCM !!! Gần triệu người miền Bắc di cư vào Nam tìm tự do , trong khi dưới 200 ngàn dân Nam ngược ra Bắc , gọi là tập kết ; nhưng thật ra một số không nhỏ vẫn ở lại hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Hà nội .

    Cuốn hồi ký này mang đầy tính lịch sử một thời VN War , từ khởi đầu cho tới rút bỏ của đồng minh , cảnh ngang trái trong nhiều gia đình , lòng yêu nước đặt đúng chỗ hay không đúng chỗ ..... giúp chúng ta chiêm nghiệm quá khứ , hiện tại , tương lai !!!!

    Những giọt nước mắt cho Việt Nam ....
    Hay đó . Giới trẻ trong nước rất cần biết sự thật về lịch sử cận đại , về những điều đă bị VC bóp méo và nhồi vào đầu óc bọn trẻ .Bây giờ internet rộng mở , mong các em bỏ th́ giờ đi t́m sự thật

  4. #3984
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ;..lục tỉnh ngày nào.....

    .. ngày 01 tháng 05 năm 2017... trời vần vũ lúc mưa như thác đổ lúc tí tách giọt buồn...

    Ngoài vườn luống Narcisse đang nở bông.. tulipe đă hé cánh khoe mầu.. c̣n anh đào điểm nụ hồng bé như hột đậu xanh.. vạn vật trở ḿnh vươn vai đứng lên trong mưa băo.. cỏ hoang bên lối đi.. ;.. thanh minh trong tiết tháng ba.. lệ là Tảo mộ hội là đạp thanh . Đạp thanh có ư nghĩa là dẫm chân lên những ngọn cỏ non xanh... khi đi vào nghĩa trang đẻ thăm nom nhưng ngôi mộ của thân nhân đă khuất...

    Trở lại với đề nghị của chủ biên Tran Truong về một thư muc bao hàm cả sử lẫn bối cảnh xă hội. cũng không thẻ thiếu cái tâm tư của người dân ngay như cả truyện riêng tư của cuộc sống ở thời gian đó.. của Xú Nam kỳ được Thực dân đô hộ ( kể từ khi Thực đân đặt chân lên đất Nam kỳ thời Nguyễn Gia Long và Hoàng tử teen Cảnh đi làm con tin để vay mượn tiền mua vũ khí cho lưc lượng chống lại Tây Sơn của Nguyễn Ánh...Ddanhs thắng Tây Sơn nhưng lại sa vô ṿng nô lệ Pháp..i bị áp đặt chế độ (coloniale) riêng cho Lục Tỉnh để trở thành một phần của phía Nam nước Việt mang teen Cochinchine...
    Để giúp đỡ các bạn tẻ muốn đi t́m dátas làm tài liệu.. nmq xin đưa ra một vài nguồn để quí bạn trẻ dễ dàng t́m kiếm trên mạng ;
    Nói đến Nam Kỳ quốc th́ hăy ḍ t́m qua các từ ngữ hay danh tính như..;
    Nam kỳ khởi nghĩa.. 1940.. và " bưng biền."... đến các nhân vật Phan đăng Lưu, Ta Uyển. Vơ văn Tần..Trần văn Giàu..Nguyenx Sơn.. cho đến Trần văn Ơn.. ngay cả T/tg Nguyễn văn Tâm.. Trần văn Hữu...v.v... những địa ranh như ".. ra bưng biền"..
    Tài liệu th́ miên man đầy rẫy.. Một chút góp ư cho thư mục và chúc quư Bạn sẽ t́m được những điều muốn biết bổ ích../. nmq

  5. #3985
    Tran Truong
    Khách
    Tác giả là cô gái miệt vườn miền Nam , nguyên tác Anh ngữ , được chuyển ngữ gần đây , nhưng rất nhiều lỗi typing và dịch thuật ! Cái chết của Đinh bá Thi ( đại sứ VC tại Liên hiệp quốc NY ) tại Tánh Linh _ Bình Tuy ,sau vụ án này ... để độc giả phán xét > Xin mời :


    A Thousand Tears Falling !!!




    Trong buổi cơm chiều hôm đó, tôi móc tờ truyền đơn trong túi quần đùi ra khoe tài biết đọc. Đọc xong, tôi hỏi ba tôi là truyền đơn nói ǵ. Ba tôi nói Hà Nội và Pháp đă đi đến một thoả thuận tại hội nghị Geneve, thoả thuận này mang đến hoà b́nh cho đất nước của chúng ta. Tây không c̣n giết chóc dân lành của ḿnh nữa. Thằng Tây thua trận Điện Biên Phủ, ḿnh thắng rồi, Tây sẽ xuống tầu về Tây.

    Điện Biên Phủ, cái tên vang lừng mà tôi thuộc nằm ḷng, một địa danh đem đến nhiều hy vọng cho dân tộc Việt Nam. Biết bao nhiêu chiến sĩ đă hy sinh dưới lá cờ của Việt Minh; chiến thắng, là hàng vạn quân thù đă bỏ thây nơi trận địa này, rồi mang theo giấc mơ thống trị Việt Nam trong giấc ngủ thiên thu của họ. Tướng Vơ Nguyên Giáp, vị tướng lănh chỉ huy trận đánh lịch sử này trở thành anh hùng dân tộc. Bấy giờ, gia đ́nh nào có con em đi bộ đội, gặp nhau ồn ào ra mặt. Người người hănh diện với chiến thắng này, với sự đóng góp và hy sinh của gia đ́nh họ.

    Má tôi đếm trên những ngón tay mềm mại của bà rồi dặn tôi, đừng quên lúc tôi lên tám, hoà b́nh đă trở lại trên xứ sở của ḿnh. Bà dặn đi dặn lại đừng bao giờ quên lúc tôi lên tám Tây thua trận, dân tộc Việt Nam đuổi Tây về Tây, nước Việt Nam được độc lập, tự do. Dù không có tám cây đèn cầy cho tôi thổi để ước được những món quà mà tôi hằng mong ước, nhưng ngược lại, những ước mơ lớn bằng bầu trời của nước Việt đă thành sự thật trên từng tấc đất quê hương. Ngày đó, tôi hiểu được ư nghĩa của trận mưa xanh.

    Hoà b́nh! Hoà b́nh! Hoà b́nh! Niềm vui rạng rỡ trên mặt của ba tôi, trên nụ cười , trong những bước đi lẹ làng của người, khi ông dẫn tôi và Hải Vân đến trường làng buổi sáng hôm sau. Đám học tṛ xếp hàng chào quốc kỳ. Đây là những việc chúng tôi làm hàng ngày, nó đă thành thói quen, nhưng sáng nay buổi chào cờ trở thành trọng đại hơn, và danh dự cho những ai đứng dưới lá quốc kỳ. Khi tụi nhỏ hát bài quốc ca, ba tôi hát với chúng tôi; tôi liếc nh́n, bắt gặp nụ cười trong mắt người. Trong nắng ấm của buổi ban mai này, bỗng nhiên tôi nổi da gà từ đầu cho đến hết cơ thể bé nhỏ của tôi.

    Trong những ngày hạnh phúc tuyệt vời đó, trời đất cũng theo nhịp điệu những con tim rạng rỡ của người dân giành lại được độc lập tự do. Trăng sáng trên sông, thuỷ triều lên cao, cá nhảy trước bến nhà. Gia đ́nh tôi nói đến chuyện dọn nhà về bên ngoại. Tôi vụt nghĩ đến cậu Hai Hợi, người thợ mộc tài ba trong Xẻo Môn đă từng săn sóc, giúp đỡ gia đ́nh tôi mỗi lần phải tản cư. Rồi cậu sẽ vô rước chúng tôi về làng; thế nào cậu cũng sẽ lặp đi lặp lại cái câu quen thuộc: “Dân ḿnh đá đít thằng Tây”. Rồi cậu ăn mừng bằng một xị đế nặc nồng.

    Đời sống của chúng tôi sẽ thay đổi kể từ giờ phút này. Dân trong làng của ông bà ngoại ở ngoài “vùng giải phóng” sẽ không c̣n sợ sệt, với hai tay cầm nón cung kính khi nói chuyện với quan Tây hay quan thầy nữa. Những người trong xóm “coolie” được trở về làng mạc của họ, để sống với danh dự của nhà nông. Tôi sung sướng khi nhận thức rằng chúng tôi không c̣n phải chạy xuống hầm núp trốn máy bay, và tránh những trận mưa bom nữa. Từ đây không c̣n những trận máy bay oanh tạc, hết xác chết trôi sông, hết nhà cháy, hết thấy mấy con trâu vô tội phơi thây ngoài ruộng lúa và cả người lẫn thú hết sợ thằng Tây!

    Tôi nghe trong tiếng đờn vĩ cầm của ba tôi có những sung sướng này, những tiếng nhạc từ phương xa ba tôi thường giải trí vợ con, đă lâu ông mới đờn lại. Linh hồn của những chiến sĩ đă hy sinh ở Điện Biên Phủ h́nh như đang lại vang đâu đây với chúng tôi, và tự do đến gần với tầm tay, mà tôi tưởng là ḿnh có thể với tay được.

    Nhưng, những người chế tạo hoà b́nh ở Hà Nội có những mưu đồ khác. Hoà b́nh theo ư dân chưa đủ: hoà b́nh giản dị như chúng tôi và người dân Việt mong muốn không phải là thứ hoà b́nh mà mấy người ngoài Hà Nội bàn tính với nhau. Tôi không hiểu họ muốn cái ǵ, khi tôi nghe lỏm những lần ba má tôi căi lộn nhau. Rồi, tinh thần Điện Biên Phủ chết non trong gia đ́nh tôi. Ba má tôi căi nhau có khi đến khuya về “xă hội chủ nghĩa” hay con khỉ khô ǵ đó; c̣n nhỏ quá tôi không hiểu được. Nhưng hai người căi nhau, chung qui về cái “xă hội chủ nghĩa”.

    Má tôi khóc cũng tại nó. Con cái trong nhà, đứa nào cũng đau ḷng về những cuộc căi vă này. Ba tôi bắt má tôi ngồi nghe ông giảng bài cách mạng, ông lại là một người lánh nạn, với một giải thưởng đắt giá treo trên cổ ông. V́ vậy, những giờ phút được gặp vợ con thật là quư báu. Khi nào an ninh được bảo vệ thi ông lén về thăm vợ với con thơ.

    Một tên sĩ quan t́nh báo Pháp nhận đặc trách theo dơi ông. Nó t́m hiểu về những thói quen của ông, biết cặn kẽ về mối liên hệ trong gia đ́nh, về kẻ quen người thuộc của ông. Nó c̣n biết đến những thứ tiêu khiển, cũng như cái say mê trong ḷng của người đàn ông yêu nước này. Nó biết ông sẽ phải về thăm người cha già đang đau nặng. Rồi một buổi trưa nọ, trong khi mọi người đang nghỉ trưa, một thằng Tây và tên tay sai người Việt xồng xộc đến nhà cha mẹ của ông.

    Chúng tưởng chúng đến bất ngờ. Nhưng trong lúc chúng mang giầy Tây đi lụi đụi trên con đường đất dẫn vô nhà ông bang biện Cận, có một thanh niên nhận ra chúng. Anh vội phóng đường tắt về nhà báo động. Ba tôi nhanh nhẹn lấy bộ đồ bà ba của người làm ruộng mặc vô, quấn trên đầu cái khăn sọc của người em gái, giả dạng một thôn nữ, rồi leo lên cây vú sữa, làm bộ hái trái. Tên Việt gian trờ đến, đứng dưới gốc cây, tay che mặt ngẩng đầu lên hỏi cô thôn nữ có biết “thầy giáo Quang” ở đâu không? “Chú vô hỏi vợ thầy hoặc má thầy thử coi” ba tôi trả lời.

    Tên sĩ quan t́nh báo Tây và tay sai vội làm theo lời ba tôi. Vào nhà, chúng tỏ ra lịch sự, ngọt ngào với má tôi. Chúng nói chúng là những người mến mộ ba tôi, đến xem tác phẩm nghệ thuật của ba tôi (một vài tấm gỗ ba tôi chạm hồi c̣n đi học). Tên sĩ quan Tây nh́n anh Khôi gật gù khen anh giống cha nhiều lắm. Họ hỏi má, ba tôi đâu rồi. Tên tay sai cố làm cho má tôi yên ḷng nên nói: “Tôi là bạn của ảnh, chúng tôi từng dậy cùng một trường ở Vĩnh Long cho tới khi tôi đổi qua học mỹ thuật, chị ạ. Chị tin tôi đi.” Câu nói đó không lay chuyển được má tôi. Bà đáp: “Khó mà biết ai tin được, bởi v́ chó c̣n ăn thịt chó nữa kia, ông ơi.”
    Tên sĩ quan Tây ṿ đầu con của kẻ thù, rồi nói câu tḥng trước khi bỏ đi: “Cho cha mi hay là ta sẽ trở lại.”

    Sau khi họ đi rồi, ba tôi từ trên cây tuột xuống ôm lấy vợ con. Lúc đó má tôi đang mang bầu. Ba dặn má đừng bao giờ trả lời kẻ thù những ǵ khác hơn là “không biết”. Ông ôm chặt đứa con trai vào ḷng thật lâu, rồi xin cha mẹ thương yêu săn sóc vợ con. Sau đó ông biệt dạng.

    Ngày tháng trôi qua, má tôi không thấy mặt cũng chẳng nghe tin tức ǵ của chồng. Một đồng chí tin cẩn cho biết là ba tôi đă được lịnh đi bên Xiêm mua khí giới cho cách mạng. Má tôi quyết định dẫn con về làng của bà, v́ cũng sắp đến ngày sanh nở. Kỳ nghén này, sức khoẻ của má tôi rất kém; mà lại có song thai, vậy bà cần về bên ngoại để được chị của má săn sóc. Đến ngày má đi sanh, ba xuất hiện một cách bí mật và bất ngờ, lẻn vào nhà thương Cần Thơ chứng kiến một sự nhiệm mầu. Má tôi sanh hai người con gái, trước sau ba mươi phút. Đây không phải là hai cục vàng mà là hai viên kim cương; ba tôi đặt hai chị là Kim và Cương. Một lần nữa, để bảo vệ an ninh cho chính ḿnh, ba tôi lại phải ra đi ngay lập tức.

    Hai năm sau, ba tôi thật sự “biến mất”. Khó mà biết ông ở đâu v́ đối với ông, vắng mặt thật lâu đă trở thành thói quen. Nhưng lần này có tin cho biết ba tôi đă bị Tây bắt. Má tôi không tin, nhưng rồi cũng phải tin, v́ chính tên sĩ quan t́nh báo đă một lần đến nhà tôi khoe rằng chính nó đă bắt ba tôi. Ba tôi bị đầy ra Côn Nôn.

    Má tôi che giấu nỗi tuyệt vọng khi thằng Tây ra giá với bà: nếu bà chịu khai với mật thám Tây về những hoạt động cách mạng của ba tôi, th́ bà sẽ được phép đi thăm nuôi. Nhưng bà nói là việc thăm nuôi không có ích lợi ǵ, v́ bà đang đau và phải chăm sóc gia đ́nh. Bà nói: Tôi là vợ, chớ tôi không là đồng chí của ổng nên hỏi tôi về việc chánh trị tôi mịt mù không biết ǵ đâu. Mấy chuyện tôi biết chẳng quan trọng ǵ với ông. Tôi chỉ biết chuyện thay tă và giờ giấc cho con bú thôi.

    Mấy tháng trôi qua, không có tin tức trực tiếp ǵ của ba tôi và các cậu. Những người được phóng thích từ khám lớn trở về ghé thăm má tôi. Họ cho biết là ba tôi và hai người anh của ba đă chịu đựng hết các cuộc tra tấn khủng khiếp. Họ khuyên má viết thơ cho ba tôi khuyên ông nhượng bộ để tránh những cuộc khẩu cung dẫn đến những trận tra tấn dă man. Khi má tôi nghe họ kể tỉ mỉ về những trận tra tấn trong tù và các tù nhân khác, quá xúc động bà muốn nghe lời họ. Nhưng khi má hỏi ư kiến ông ngoại, ông nói “Con nên nghe lời nó dặn lúc nó c̣n ở nhà. Nó biết chuyện nó làm. Con đừng có nghe lời người ngoài chỉ biểu. Kiên nhẫn, chịu đựng và đừng viết thơ”.

    Từ tháng này qua năm khác, gia đ́nh không ai nhận được một lá thơ nào của ba. Má tôi cùng hai người chị dâu, mợ Tư Diệp và mợ Năm Sắc, âm thầm chờ chồng. Gia đ́nh chỉ sống với những tia hy vọng mỏng manh qua lời nhắn của những người được phóng thích sớm. Nào là mấy ổng c̣n sống, mấy ổng c̣n ở trong tù, mấy ổng bị bịnh, v.v… Có người t́nh nguyện đem thơ và h́nh của má và anh chị tôi, v́ ba tôi xin được thấy h́nh vợ con. Má tôi vội dẫn anh Khôi, và hai chị Kim, Cương đi chụp h́nh. Má làm được việc này hai lần trong suốt năm năm. Như ông ngoại đă dậy, má nhẫn nại nuôi con, chờ chồng. Nhờ tài may vá kiếm đủ ăn, bà c̣n dành dụm chút ít, với hy vọng trong tương lai sẽ cùng ba sống trong mái ấm gia đ́nh.

    Tháng Tám, năm 1945, Đệ nhị thế chiến chấm dứt. Ba tôi cùng hàng vạn người làm cách mạng khác bị Tây giam giữ ở Côn Đảo rợ̀i khỏi địa ngục này vào khoảng trung tuần tháng Tám năm đó. Ông là một trong số hành khách trên chuyến tầu đầu tiên cập bến Đại Ngăi, Sóc Trăng.

    Cậu Năm Sắc bị lao phổi nặng. Cậu về trong chuyến tầu thứ hai cập bến tại Cần Thơ cùng với cậu Tư Diệp và 200 đồng chí của hai cậu. Những người c̣n đủ sức khoẻ đă cơng cậu Năm ra khỏi trại xuống tầu. Người th́ chống gậy, kẻ lê lết. Họ gào thét trong sung sướng khi an vị trên tầu.

    Ba tôi kể lại: nhiều người quá kiệt sức v́ bịnh nặng, v́ thiếu dinh dưỡng, nên đă chết trên đường về đất liền. Bởi trong tù, Tây cho ăn cá muối ướp với vôi trắng , nên bị phù thũng. Nhiều người đi không nổi, bạn bè phải d́u dắt ra khỏi những cái chuồng. Việc đầu tiên của những người bị biệt giam là chạy t́m nhau coi ai mất, ai c̣n. Những ṿng tay ôm lấy nhau trong ngày ấy cũng trở thành những ṿng tay siết chặt trong công cuộc đoàn kết đấu tranh sau này trong vùng giải phóng chống ngoại bang.

    Rồi họ lần lượt xuống tầu rời Côn Đảo, trở về với mái ấm gia đ́nh. Trong cơ thể ba tôi, nhiều ống xương bị gẫy. Bàn tay bị giầy đinh đạp gẫy mấy lóng tay. Mấy lần được thả ra khỏi hầm, ba tôi lấy than vẽ cảnh hoạt động trong sân trại. Bị bọn cai tù cấm nhiều lần, nhưng ông không nghe lời, nên bị chúng đạp lên bàn tay. Ba trải qua không biết bao nhiêu trận tra tấn đớn đau. Những trận tra tấn đó để lại những vết thẹo trên lưng, trên vai, trên tay người làm cách mạng, và sâu hơn nữa, có những vết thương trong ḷng người đàn ông yêu nước.

    Nhưng kẻ thù đă thất bại v́ nhà cách mạng này không dễ bị lung lạc, không chồn bước và tinh thần lúc nào cũng vững như thành đồng. Đó là tinh thần của một người Việt Nam yêu nước, quyết tâm giành độc lập, tự do cho quê hương ḿnh. Tháng chín năm 1945 lại mở đầu cho một chiến dịch mới của Việt Minh. Ba tôi và các cậ̣u rút vô bưng, vợ con lần lượt tản cư theo.

  6. #3986
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tháng 5-1946, tôi ra đời, và ba năm sau em tôi nối tiếp. Ba đặt tên em là Hải Vân v́ lúc đó bộ đội vừa đánh đèo Hải Vân. Công cuộc chiến đấu của ba tôi không ngừng cũng như cuộc xâm lăng của ngoại bang vẫn tiếp diễn.

    Tôi c̣n nhớ có một lần gia đ́nh tôi phải bỏ chạy, v́ Tây ập đến đốt nhà, phá làng. Gia đ́nh tôi phải chạy xuống một chiếc ghe, tản cư đến một làng khác; nơi đó, gia đ́nh tôi lại bắt đầu cuộc sống mới trong một ngôi nhà mới.

    Như một phim tài liệu trắng đen chiếu đi chiếu lại trong tâm khảm của tôi, mà má tôi là người kể chuyện. Tôi nhớ hoài ngôi nhà gần ngă từ Ong Vèo, nằm trong một làng nhỏ cũng trong tỉnh Rạch Giá. Tôi năm tuổi. Hải Vân hai tuổi, má tôi đang mang bầu sắp sanh. Ngôi nhà ngói đỏ, trước hiên có bốn cây cột gỗ mun to tướng. Tôi ôm mà không hết ṿng tay. Nhà này không phải là nhà riêng, mà là cơ quan hoạt động chánh trị của ba tôi. Má tôi biết Việt Minh lấy nhà của những chủ điền giầu có để làm trụ sở, các cơ quan và nhà ở cho gia đ́nh cán bộ. Những chủ điền mất nhà phải trở về ruộng cất nhà khác, hoặc phải tạm ở đậu với tá điền.

    Ba tôi không thích chủ trương cướp nhà kiểu này, mà phải âm thầm sống trong hoàn cảnh trái với lương tâm ḿnh. Nhưng rồi má tôi xin tiền của ông bà ngoại để lén trả tiền mướn nhà và đất cho chủ điền. Hành động “phản đường lối” này chỉ có má tôi và chủ điền biết thôi, và mỗi lần di chuyển đến địa phương khác, Việt Minh vẫn mướn nhà, mướn đất như vậy. Má tôi tiếp tục “phản đường lối”. để không bị lương tâm cắn rứt.

    Khi chúng tôi ở Ong Vèo, nhà luôn luôn đông khách. Họ tới để họp với ba tôi hoặc tạm trú để đi chữa răng ở một trạm nha y gần đó. Có người từ miền xa đi công tác ghé qua ăn một bữa cơm gia đ́nh. Con đông, khách nhiều, một ḿnh má tôi lo không xuể. Bà nhắn về Bang Thạch xin ông bà ngoại giúp đỡ, đồng thời gửi cho bà hai người giúp việc. Bà ngoại mướn hai người em cô cậu ruột của má là D́ Mận và D́ Chi vô giúp má tôi; lại thêm chị Hiển, con của người trong làng Bang Thạch để giữ em.

    Thỉnh thoảng có hai người tù đến chèo ghe cho ba tôi đi công tác. Đó là chú Hương và chú Đời. Họ cũng tá túc trong nhà chúng tôi một vài ngày chở ba tôi đi công tác. Họ không có tội ǵ nặng hay nguy hiểm, nên chị em chúng tôi không sợ. Tội của họ là buôn lậu những đồ từ ngoài thành đem vô.

    Khách của ba tôi là các đồng chí của ông. Họ đến hội họp, ăn uống, đôi khi ngủ lại. Họ chiếm gần nửa căn nhà. Trong khi đó, má tôi chỉ có hai người khách quư, đó là ông bà ngoại của chúng tôi. Thỉnh thoảng nghe Tây bố ở trong khu, nóng ruột v́ sự an ninh của con cháu, ông bà vô thăm nom, nhưng không bao giờ để lộ sự lo âu cho ba tôi thấy.

    Một trong những người khách thường xuyên của gia đ́nh là chú Lê Đức Mai, em trai của bác Lê Đức Thọ. Gia đ́nh tôi là gia đ́nh thứ nh́ của chú, v́ gia đ́nh của chú ở tận ngoài Bắc. Anh Khôi là người bạn tí hon của chú, và má tôi là người cho chú ăn những bữa cơm thanh đạm của miền Nam.

    Nhà tôi ở gần trạm nha y, nơi bộ đội và những người trong tổ chức cách mạng khắp miền Tây đến chữa răng. Cũng tại cái trạm nha y này mà Ong Vèo không c̣n là một nơi an cư nữa cho dân làng. Khi Tây phát giác ra trạm nha y và những trụ sở của Việt Minh chung quanh đó, Ong Vèo trở thành mục tiêu cho những trận không tạc khủng khiếp không ngừng.

    Gia đ́nh tôi phải tập đi tập lại để thuộc ḷng con đường chạy trốn máy bay. Hầm núp cũng thay đổi vị trí hoài. Tất cả người dân đều được phân công rơ ràng, mỗi người có một trách nhiệm khi nghe tiếng máy bay từ xa. D́ Mận và D́ Chi có trách nhiệm mang theo những đồ quư giá trong nhà lúc chạy máy bay. Tôi nhớ là nhà tôi trong vùng kháng chiến không có cái ǵ quư giá, chỉ có tánh mạng chúng tôi và cái bàn máy may của má. Lần nào chạy máy bay, cái đầu máy cũng được mang trước. Nó nằm trong bụi tre cho tới khi Tây bay đi xa rồi mới được đem vô nhà.

    Tôi được dặn kỹ là phải chạy theo sát bên má, trong khi má bồng Hải Vân. Để không chết chùm, hầm trú ẩn của ai th́ người này phải trốn vô đó. Riêng má tôi và Hải Vân th́ cùng xuống một hầm v́ nó c̣n nhỏ quá, không thể để nó một ḿnh.

    Có một thời, anh Khôi và hai chị Kim, Cương đi học ở một trường nội trú tỉnh Bạc Liêu. Mỗi lần máy bay của Tây tấn công Ong Vèo, má lại lo cho ba người ở xa. Rồi chính ngôi trường đó bị Tây bỏ bom cháy rụi; ba anh em phải trở về nhà, chừng đó má , thêm ba đứa con để trông chừng mỗi lần chạy máy bay. Tóm lại cuộc sống trong bưng biền của chúng tôi, ở đâu rồi cũng sợ. Sợ chết chùm, sợ chết lẻ loi, sợ chết trôi chết nổi, sợ phơi thây ở rừng sâu nước độc. Sợ thằng Tây lông lá, sợ người Việt ngă ḷng v́ không khuất phục được những thử thách quá khó khăn.

    Tôi thường nhớ đến tuổi thơ của tôi, đến quăng đời với nỗi sợ hăi đó. Kỷ niệm về cuộc sống ở Ong Vèo vẫn c̣n trong trí nhớ của tôi, vẫn c̣n ấm trong con tim của người con gái đă sống với đất nước và dân tộc.

    Nhà tôi ở không xa cái chợ chồm hổm, nơi dân làng tụ hội, ăn uống, đổi chác cá, khoai, gà, vịt. Người ta cũng tới đây ban đêm để nghe Việt Minh tuyên truyền, nghe đi nghe lại những khẩu hiệu chống Pháp cứu nước. Có một lần chị Hiển, người giữ Hải Vân, bồng em và dẫn tôi theo chị ra đầu làng coi “Bà Bông”. Cái Bà ǵ mà dơ dáy, bẩn thỉu, bị nhốt trong cái chuồng để ở giữa chợ chồm hổm cho người ta tới coi. Mặt “Bà” bị bầm tím, đầu tóc rối nùi. Một anh bộ đội mang súng trên vai đứng canh người đàn bà bất hạnh đó. Má tôi cũng không hiểu sao bá ấy cứ la: “Tui là đàn bà, chứ không phải là đàn ông, thả tui ra”. Bà c̣n vạch áo cho người bu chung quanh chuồng thấy áo nịt ngực, rồi la lớn hơn: “Coi nè, tui là đàn bà!”.

    Tôi càng không hiểu, v́ người đó không có vú như mấy d́, em bà con của má. Ngực của người đó lép như ngực của chú Hương và chú Đời. Về sau tôi mới hiểu người đàn ông đó trá h́nh đàn bà. Nhà cầm quyền địa phương nhốt ông ta vô chuồng để răn những ai dám phô trương họ thuộc loại đồng tính luyến ái.

    Tôi không dám nói với ai là tôi thương hại người đó, và tiếng kêu gào của người trong chuồng làm tôi thao thức nhiều đêm.

    Ở Ong Vèo, ba tôi có những công tác gần nhà, nên người thường có mặt ở nhà. V́ vậy, ông chơi với chúng tôi nhiều hơn trước. Ba tôi thường đờn vĩ cầm, và dậy anh Khôi những ngón đờn mà anh hay bị trật lên trật xuống. Tôi ṃ mẫm được mấy bài hát nho nhỏ qua cây đờn mandoline của anh Khôi. Ba tôi đă kèm cho tôi đờn được bài quốc ca. Tôi c̣n nhớ bàn tay bé nhỏ của Hải Vân trên những sợi dây đờn. Nó dùng ngón trỏ móc những dây cho kêu lên để cả nhà vỗ tay tán thưởng, vào thời đó, nhà tôi vui lắm, luôn luôn có tiếng đờn tiếng hát của người lớn lẫn trẻ thơ, tiếng má ru em, tiếng mấy d́ “ḥ khoan”, tiếng chị Hiển “ù ơi, dí dầu” để ru ngủ Hải Vân trên cái vơng. Anh chị em chúng tôi hay nghêu ngao hát bài “T́nh đồng chí”.

    Quê hương anh nước mặn đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

    Anh với tôi đôi người xa lạ

    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

    Súng bên súng, đầu sát bên đầu

    Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ

    Đồng chí!

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

    Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

    Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

    Áo anh rách vai

    Quần tôi có vài mảnh vá

    Miệng cười buốt giá

    Chân không giày

    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

    Đêm nay rừng hoang sương muối

    Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

    Đầu súng trăng treo

    (1948)


    Chúng tôi hát cho quê hương nghèo khổ, giặc giă, cho t́nh đồng chí trung kiên. Chúng tôi ca ngợi những chàng trai yêu nước, các anh vệ quốc quân nằm gai nếm mật, những bà mẹ chiến sĩ thương con, thương cả những người con xa gia đ́nh. Mối thù quân xâm lăng đă vĩ đại trong từng con tim nhỏ bé của chúng tôi từ lúc ấy, và t́nh yêu đất nước có sẵn trong tim và nó tự nhiên như t́nh yêu ông bà, cha mẹ.

    Sáng sớm, ba má tôi hay ra bắt sâu, nhổ cỏ trong cái vườn nhỏ sau hè. Ba tôi trồng sâm cho má uống để có thêm chất bổ, cho “mẹ tṛn con vuông”, v́ má tôi đang có thai.

    Một hôm đi ăn giỗ về, vừa mở cửa bước vô nhà, ba tôi vui vẻ khoe rằng có người dưới xóm chỉ cách cho ông nuôi tằm lấy tơ. Má tôi nghe xong chỉ lắc đầu cười. Nhưng ba tôi như một đứa trẻ vừa có món đồ chơi mới. Ông chọn cái hiên bên hông nhà, rồi cùng anh Khôi xây dựng chỗ nuôi tằm, ông vừa làm vừa hát. Người nuôi tằm cho ba tôi hai vỉ tằm. Tṛ giải trí của ba tôi chẳng bao lâu trở thành công việc bận hàng ngày của má, d́ Chi và d́ Mận. Khi tằm sinh sôi nảy nở quá nhiều, má phải mướn người xắt lá dâu cho tằm ăn. Tôi thấy mỗi lần rải lá dâu lên những con tằm trong vỉ, là chúng trườn lên đống lá ngay, ăn lẹ hơn con của má tôi ăn vặt.


    Còn tiếp ...

  7. #3987
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ba tôi đi công tác xa đến gần Tết mới về, và dẫn theo một người con trai trạc tuổi anh Khôi, mười lăm hay hay mười sáu ǵ đó, tên là Nhă. Anh Nhă ốm như cây tre miễu, tóc anh hớt ngắn, trông xấu xí như có lần anh Khôi bị một người thợ̣ lạ làm hư mái tóc đến nỗi anh phát khóc. Khi ba tôi giới thiệu người con trai nhút nhát, nhỏ nhẹ này với má, tôi mới biết là ba má đă nhận 4 người con nuôi hồi nào mà tôi không biết, nay dẫn về nhà ra mắt má và các em. Lúc vắng mặt anh Nhă, anh Khôi cho tôi biết má của anh Nhă chết trong một trận máy bay oanh tạc ở làng của anh. C̣n ba anh th́ bị ho lao chắc cũng sẽ chết. Kể từ ngày gia đ́nh tan nát, anh ở với ông nội. Nay ông cũng đă quá già. Ông nội và ba anh đă xin ba má tôi nhận anh làm con nuôi.

    Trong những năm loạn lạc, ba má tôi làm cha mẹ đỡ đầu, cha mẹ nuôi của nhiều trẻ mồ côi. Lúc đầu, vừa nghe anh Nhă kêu má tôi là “má”, tôi coi anh là đối thủ liền. Tôi ganh với anh, v́ mấy ngày đầu, ba má săn sóc anh nhiều quá. Anh Khôi hiểu được nỗi ḷng của tôi qua những cử chỉ và ánh mắt của tôi, nên anh dẫn tôi ra sau hè, rầy cho một trận. Anh nói ḿnh nên chia sẽ cái diễm phúc của gia đ́nh ḿnh, chia t́nh thương của ba má cho anh Nhă; phải thương anh ấy. Tôi lắng nghe nhưng không hứa hẹn ǵ hết, v́ c̣n muốn coi anh ấy có đáng được thương không. Anh Khôi chê tôi là “đồ xấu bụng”. Tôi không sợ mà chỉ biết là tôi đang ghen với “cây tre miễu” này. Nhưng sau đó thấy anh Nhă hiền, hoà ḿnh với tất cả mọi người trong nhà. Anh kiên nhẫn chơi với con nít.

    Một buổi sáng nọ, ba tôi ngồi trước mái hiên nói chuyện với con cái, trong đó có cả anh Nhă. Ba dậy cho chúng tôi biết ánh sáng của mặt trời là một nguồn năng lượng quư giá. Khi ở tù, mỗi lần bị biệt giam dưới hầm đất ẩm ướt, ba tôi khổ cực v́ chật chội chỉ đủ để trở ḿnh; lúc ngủ th́ phải nằm co như cái bào thai trong bụng mẹ. Chỉ tiếp xúc được với thế giới bên ngoài nhờ một cái lỗ nhỏ đủ rộng cho cai tù đưa đồ ăn xuống. Ba tôi bị ghẻ lở đầy người. Để giữ ǵn sức khoẻ, sáng nào cũng chờ mặt trời lên cao, ba tôi cởi hết quần áo ra, kiên nhẫn “tắm nắng” dưới tia sáng của mặt trời qua cái lỗ nhỏ. Cuối cùng, khi ông được kéo lên khỏi hầm, thằng Tây cai tù ngạc nhiên nh́n cái vai rám nắng của ba tôi. Nó đưa tay lên chào tỏ vẻ thán phục.

    Mỗi lần nghe ba kể chuyện ở tù ngoài Côn Đảo, hai chị Kim Cương đều ôm ba khóc. Anh Khôi th́ tỏ vẻ tức giận những kẻ hành hạ ba. Tôi thầm hănh diện về người cha can đảm của ḿnh.

    Nghe xong chuyện năng lượng rnặt trời, tôi quyết định đi kiếm chút mặt trời cho ḿnh, v́ ba c̣n cho biết ánh sáng mặt trời không những bồi bổ cho da, mà c̣n có thể giết vi trùng lao nữa. Như những đứa trẻ khác, tôi sợ người cùi, tôi sợ ma. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy cùi hay ma. Bây giờ tôi sợ luôn vi trùng lao, v́ cậu Năm của tôi đi tù về đă chết v́ bịnh lao. Từ đó tôi sợ anh Nhă đem vi trùng lao của ba anh về nhà này, nhưng cũng không dám thổ lộ cho người lớn biết, sợ bị chê là “đồ xấu bụng” nữa.

    Sáng hôm sau, tôi lấy chiếc chiếu trải giữa đường đi từ nhà ra hè, nhắm mắt lại (v́ ba dặn không nên nh́n thẳng tia nắng sẽ làm hư mắt). Một lát sau, đang thiu thiu ngủ, tôi nghe như có tiếng của một đàn trâu đi tới từ đàng nhà chú Tư Nhờ - một chủ điền giầu có trong vùng. Ông có một bầy trâu lớn lắm. Tiếng động càng lúc càng lớn hơn , gần hơn, làm tôi phải mở mắt ra mới biết rằng tôi không mơ, mà có cả trăm con trâu chen lấn nhau đi về phía tôi. Cùng một lúc, tôi nghe kêu hốt hoảng, tiếng của hai chị xen lẫn vào tiếng chân của đàn trâu. Lại có tiếng người la lớn: “Nằm xuống, đừng nhúc nhích”. Tôi vội nằm sát xuống mặt đất, không dám cựa quậy, hé mắt nh́n bầy trâu chuyển hướng. Chúng rẽ thành hai hàng, rồi từng con trâu khổng lồ đi qua chỗ tôi nằm, nhưng con nào cũng tránh đạp lên ḿnh tôi. Khi con trâu cuối cùng đi khỏi, anh là người đầu tiên chạy ra xớt tôi lên. Như có một sự mầu nhiệm, tôi không bị hề hấn ǵ.

    Lớn lên tôi sống trong cảnh nồi da xáo thịt của đất nước, nhiều lận tôi hỏi Thượng Đế: “Sao Ngài dậy được con trâu không giết tôi mà không dậy được con người đừng giết nhau ?”

    Ở đây có giông băo, có mùa mưa nước lụt, có bầy trâu của ông Tư Nhờ mà má tôi sợ. Nhưng thiên tai không phải là nguy cơ. Tây mới là thảm hoạ, v́ họ đă khám phá ra nha y và những hoạt động của Việt Minh tại Ong Vèo. Nhà cầm quyền cách mạng bắt đầu chuẩn bị để dời các cơ quan đến một địa điểm bí mật khác. Nhưng chưa kịp tản cư th́ căn cứ Ong Vèo bị oanh tạc liên tiếp mấy ngày trời. Nhiều nhà trong làng bị cháy; họ không c̣n chỗ nào trú ẩn nữa. Nhiều người nghĩ rằng người Pháp đem Thiên chúa giáo tới đây, có thể máy bay của chúng vị nể Chúa của họ, sẽ không bỏ bom nhà thờ. V́ vậy có nhiều người khi thấy máy bay từ xa, xúm nhau chạy vô nhà thờ trốn. Nhưng máy bay cũng bỏ bom nhà thờ; người chết đầy dưới chân Chúa.

    Trong những ngày bom đạn đổ xuống làng tôi, th́ ba tôi lại đi công tác chưa về. Trong nhà không có đàn ông, chỉ có anh Khôi. Một hôm, khi nghe tiếng máy bay đến gần, anh dẫn hai chị em xuống hầm núp, má bồng Hải Vân, tôi chạy sát bên má. Lúc ba mẹ con băng qua cây cầu dừa, một chiếc máy bay sà xuống bắn, đạn bay tứ tung, cây cầu sập. Nhưng tôi chạy trước nên phóng qua bên kia bờ được. Má và Hải Vân rơi theo cây cầu xuống rạch rồi bị lún śnh; Hải Vân khóc thét lên làm tôi hoảng hơn, tưởng em bị đạn. Má la lớn, cho biết là em v́ sợ mà kêu, chớ không hề hấn ǵ. Má kêu tôi tới tiếp má bồng em để má leo lên bờ. Nhưng Hải Vân sợ quá, không chịu buông má ra. Má nh́n quanh, thấy cái vỏ đạn đồng sáng trưng, c̣n nóng hổi, bèn lượm lên đưa cho Hải Vân cầm chơi. Nó quên sợ, đưa tay cho tôi ẵm. Má tôi nặng nhọc với cái bụng bầu, ḅ lên khỏi cái rạch śnh lầy.

    Chúng tôi ngồi trên bờ một lát, chưa biết máy bay có trở lại nữa không. Có khi chúng quay lại bỏ bom lần nữa, có khi cả tuần dân chúng được b́nh yên. Bỗng lại có tiếng máy bay. Má tôi vội vàng tuột ngay xuống mương, bồng Hải Vân theo. Tôi nằm úp như dán ḿnh xuống sát đất. Lần này có hai chiếc máy bay nối đuôi nhau. Chúng vừa bỏ bom, vừa ria súng bắn xuống đất, đạn bay vèo vèo. Đất văng vô mặt, vô ḿnh tôi. Tôi ép sát ḿnh xuống đất hơn nữa. Tôi van vái Trời Phật, van vái linh hồn của ông bà, những người thân thuộc đă chết về phù hộ, che chở chúng tôi. Ông bà nội tôi đă qua đời trước khi tôi ra đời, nên tôi thường than van với ông bà mỗi khi chúng tôi gặp hoạn nạn.

    Sau mỗi cuộc oanh tạc, biết ḿnh được an toàn, chúng tôi thường nhớn nhác chạy t́m nhau để xem ai c̣n, ai mất, hoặc có ai bị thương tích ǵ không. Lần này cũng vậy, tôi theo má đi t́m anh Khôi, hai chị Kim, Cương, d́ Mận, d́ Chi và chị Hiển. Tất cả đều binh yên vô sự. Những mồ mả của gia đ́nh ông chủ đất bị trúng bom. Xương khô từ dưới mồ văng lên ngổn ngang trên mặt đất.

    Gia đ́nh tôi rời Ong Vèo vào một buổi chiều. Hôm đó h́nh như trời có sắc vàng hơn những buổi chiều trước đó. Tại sao. Chắc Ong Vèo muốn đứa bé tinh nghịch này nhớ thương mảnh đất đó suốt đời. Làm sao mà quên được! Tôi đem theo trong ḷng mầu lá non của cây ổi trước nhà. Miệng tôi c̣n nghe vị chát đắng của những trái ổi non mà tôi không đủ kiên nhẫn chờ đến lúc chín được, và dĩ nhiên là những trái ổi chín ngọt chim ăn mất một nửa trên tàn ngọn cây, tôi ăn phần c̣n lại. Anh Khôi cất cái nhà trên cây để tôi chơi nhà cḥi. Gần như suốt ngày tôi sống trên thân cây ổi này, tôi được nghe lỏm những câu chuyện giữa chú Lê Đức Mai và anh Khôi. Có lần anh Khôi hỏi cách nào em bé ra khỏi bụng má. Chú Mai cười với tiếng Bắc chú trả lời …

    Từ cái nhà này tôi đă nghe chú dậy cho anh Khôi biết những ǵ về Hồ Chí Minh. Chú thường lặp đi lặp lại với anh hai những bài học “Bác Hồ” dậy.

    Những đêm trăng sáng ở Ong Vèo, ba tôi hay bơi xuồng chở tôi và Hải Vân giữa sông, dậy cho chúng tôi tên của những v́ sao. Lúc đó c̣n nhỏ quá, tôi và Hải Vân chỉ biết có chị Hằng và chú Cuội. Có một đên trăng chưa tṛn, Hải Vân nh́n mặt trăng hỏi ba:

    - Nửa cái mặt trăng kia đâu rồi?

    - Ba không biết.

    - Con bẻ mặt trăng làm hai, con liệng nó xuống sông kìa .

    Ba tôi yêu đêm đó và đứa con thông ḿnh tuyệt vời suốt đời.

    Con sông dẫn vào Ba Ngọn từ từ nhỏ lại. Dừa nước và Ô rô mọc đầy hai bên bờ. Nước đục chảy lừ đừ buồn bă. Ghe chở chúng tôi đến một thôn làng vắng vẻ. Nơi đây không có một dấu hiệu ǵ hứa hẹn cuộc sống của chúng tôi sẽ vui như ở Ong Vèo. Đêm cũng như ngày, tiếng muỗi kêu không dứt. Những ngôi nhà đă bị phá huỷ, nền nhà cỏ mọc cao. Ngói đỏ của những mái nhà , bay văng rải rác khắp nơi. Trong cảnh chết chóc của ngôi làng hoang vắng này chỉ có sự sống tầm thường vừa có mặt một cách âm thầm. Đó là mấy con ṇng nọc và bèo cám nở đầy trên mặt nước trong những hố bom. Má tôi buồn bă nh́n quanh, rồi lắc đầu nh́n cảnh điêu tàn. Sau đó, bà cùng ba tôi và cậu Hai Hợi đi quanh miếng đất, t́m chỗ thích hợp để xây tổ ấm mới cho gia đ́nh.

    Ba Ngọn hoang vắng, điêu tàn, nhưng rồi như đă có hẹn trước, một người đàn ông dắt theo con chó đến gặp ba tôi. Ông dẫn ba và cậu Hai Hợi đi quan sát chung quanh. Cậu Hai sẽ cất nhà cho chúng tôi. Trong khi người lớn đi t́m đất cất nhà, th́ con nít tụi tôi phải ngồi lại trong ghe. Trước khi đi, cậu Hai chặt cho một buồng dừa nước để tụi tôi có thể ngồi trong ghe vài giờ. Ở Ong Vèo vườn đất có đủ loại trái cây; Ba Ngọn chỉ có dừa nước. Anh tôi chặt từng trái dừa cho mấy đứa em ăn cho qua th́ giờ.

    Sợ máy bay thám thính phát giác, cậu Hai chặt là dừa phủ lớp mui ghe. Công việc này nhằm mục đích bảo vệ tánh mạng chúng tôi. Nhưng mỗi lần gia đ́nh tôi càng được bảo vệ, tôi càng biết là tôi có thể bị Tây bắn. Từ đó, tôi đâm ra sợ chết. Rồi tôi bị ám ảnh là ḿnh sẽ bị máy bay bắn chết dưới sông, ba ngày sau mới nổi lên mặt nước, śnh trương. Mối lo sợ của tôi bắt nguồn từ những “thằng chỏng” trôi lềnh bềnh trên nhiều khúc sông mỗi khi chúng tôi đi tản cư qua.

    Cậu Hai Hợi nói: “Ba Ngọn, cho chó ở, chó cũng hổng thèm”. Có lẽ cậu nói đúng, bởi v́ chúng tôi không được lội sông ở đây. Dân địa phương cho biết vào mùa cá Bông đẻ, nó giữ con, nên có ai lại gần, nó cắn. Anh Khôi về nhà kể chuyện về một ngư phủ đi chài với đứa con trai. Lúc cái lưới chài bị mắc kẹt dưới sông, ông lặn xuống để gỡ, th́ bỗng dưng đứa con thấy máu nổi lên mặt nước. Nó kêu cứu. Khi dân làng đem được ông lên th́ “chỗ kín” của ông bị cá cắn mất tiêu! Tôi hỏi má “chỗ kín” là chỗ nào, má chỉ sau đầu gối, rồi tôi thấy người lớn cười. Anh Khôi nói, dù anh có thèm tắm sông tới đâu anh cũng không xuống cái sông đó.

    Mấy tuần sau, chờ khi nước ṛng, ba và anh Khôi giăng luới quanh cái cầu dưới bến để chặn cá bông, cho anh em tôi tắm sông được an toàn. Nếu chúng tôi không được bơi lội tự do dưới sông, th́ đời còn ǵ là thú vị nữa.

    Mùa xuân năm 1952 em gái tôi ra đời. Sự có mặt của em đem lại sự sống cho con rạch đục ngầu vắng vẻ đó, cho cái xóm hoang tàn sống lại với tiếng cười, tiếng hát trong gia đ́nh tôi. Ba đặt tên em là Hoà B́nh, lấy theo tên của một tỉnh ngoài Bắc vừa giành lại khỏi tay của thực dân Pháp.

    Và ba tôi nói hoà b́nh là hết giặc, v́ ông mơ ước có hoà b́nh cho mọi người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Hoà b́nh là hết giặc, hết chạy xuống hầm núp. Với tôi, hoà b́nh chỉ giản dị và ngay thật như vậy; và hoà b́nh đẹp như em Hoà b́nh của tôi vậy.

    Trong thời chiến, thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nó không đi xa ḿnh. Kể cả trong những ngày giờ hạnh phúc nhất của đời người, thảm hoạ cũng có thể đến gơ của nhà ḿnh được. Em tôi c̣n thơm mùi sữa th́ có một người lạ đem một hung tin đến. Anh Liêm con của cậu Năm Sắc (má tôi thứ tám) bị Tây bắn chết vài tháng trước. Anh đi ghe xuống Bạc Liêu để về trường Việt Minh, tiếp tục học trung học. Anh bị Tây bắn từ tầu tuần tiễu của chúng. Anh chết trong nhà một người quen cách xóm chúng tôi không bao xa. Người ta chôn anh trên đất hoang. Nhờ lời trăn trối của anh mà người ta t́m được chúng tôi. Anh Liêm chỉ mới có mười bẩy tuổi mà đă bị chết một cách tức tưởi. Anh là con trai trưởng của cậu Năm Sắc. Ba anh mất sau khi ra khỏi nhà tù Côn Đảo. Mẹ anh theo kháng chiến để anh và ba người em cho ông bà nội nuôi.

    Riêng gia đ́nh tôi c̣n nhiều may mắn, v́ vẫn có nhau. Chúng tôi nhặt nhạnh những ǵ c̣n lại để sống; sống với thâm t́nh trong cái xóm mà cậu Hai Hợi gọi là “cái đất trời hại”.

    Má tôi dần dần quen với những người ở các làng lân cận và may vá kiếm tiền nuôi con, nuôi chồng. Cả bốn người học tṛ đến học may. Họ là con gái của những gia đ́nh khá giả. Học may để may vá trong gia đ́nh, và cũng để sửa soạn làm người vợ đảm đang khéo tay khi lấy chồng.

    Chị Hồng Nga, con của cậu Tư Diệp đi học ở Bạc Liêu, ghé thăm chúng tôi. Chị nói bác sĩ ở trong khu khuyên mỗi gia đ́nh nên trồng sả, v́ sả ngừa được nhiều bịnh, nhứt là trong thời gian đó nhiều người bị bịnh lao. Chị đi rồi, má tôi nhờ mấy người trong cơ quan trồng sả hai bên đường đi vào nhà tôi.


    Còn tiếp ...

  8. #3988
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Chỉ một thời gian ngắn sau khi gia đ́nh tôi đến “cái đất trời hại” này, nhiều cơ quan khác của Việt Minh cũng nối đuôi theo. Họ lập ra trường huấn luyện quân sự để đào tạo bộ đội trẻ. Cậu Chín Thuỷ, em của má tôi đến mở nhà in để làm báo, in truyền đơn cho những hoạt động của Việt Minh. Nhiều cơ quan khác mọc lên để huấn luyện thanh niên nam nữ. Cán bộ từ phương xa đến, có người nói giọng Nam, có người nói giọng Huế, giọng Trung; và có cả người nói giọng Bắc. Các anh chị tôi thường bàn tán với nhau: “Chú này ở đâu, cô nọ ở miền nào”. Riêng tôi, biết là họ đến từ “bốn phương tám hướng” như lời cậu Hai Hợi nói. Cậu không thích họ, v́ họ không phải là người miền Nam. Cậu kêu họ là “người Huế, người Sâm, người Bắc Kỳ”.

    Đối với ba tôi th́ người ở miền nào đến đây cũng là đồng chí của ông.
    Ba tôi cho anh Khôi và hai chị Kim, Cương biết là tổ chức sẽ mở trường học. Trong khi chờ đợi, ba bắt mấy anh chị lấy sách ra, tự mà học. Anh Khôi khao khát học hỏi, nên tự khép ḿnh vào kỷ luật của chính anh. Nhờ vậy, anh học một cách dễ dàng và chăm chỉ. Ngược lại hai chị Kim, Cương cằn nhằn là học mà không có bạn học th́ học không vô. Nhưng hai chị cũng phải học dưới đôi mắt của ông “giám thị”. Đặng Văn Khôi.

    Dọn đến Ba Ngọn khốn khổ bao nhiêu th́ xa Ba Ngọn lại đau ḷng gấp bội. Mấy chục bụi sả vừa bén th́ ba tôi cho gia đ́nh biết là ba sẽ dẫn chúng tôi đi một nơi khác. Ai nấy không nói một lời nào để bày tỏ sự bất măn đối với ba. Nhưng người nói tổ chức của người ở một nơi xa xôi chưa ai trong tổ chức đặt chân tới, tên là Kim Qui. Ba vẽ trên mặt đất cho anh Khôi thấy Kim Qui ở đâu. Nó là một khu rừng tràm sát bên rừng U Minh, có con kinh chạy ra biển, gần Đá Bạc, cũng c̣n trong vùng giải phóng ở Rạch Giá. Thế là có sự hiện diện của nhiều khuôn mắt “đưa đám” trong nhà. Má tôi, anh Khôi, hai chị Kim, Cương cằn nhằn rằng ba tôi coi gia đ́nh c̣n thua mấy bụi sả. Rễ vừa mọc ba lại muốn nhổ đi trồng chỗ khác.

    Rồi tôi không nghe ba má tôi nói chuyện với nhau như mọi bữa. Sự yên lặng giữa hai người lên đến độ khó thở cho con cái. Ba biết má giận lắm. Nhưng tôi biết, lúc đó nếu ông trời xuất hiện cấm ba tôi dọn đi, ông cũng không nghe. Đâu có ai ép buộc được ba đi Kim Qui. Ông muốn đi, v́ ở đó người ta cần ông. Trong trí óc trẻ thơ , tôi nghĩ rằng khi được người ta cần, coi bộ rắc rối chớ không vinh dự ǵ, nhưng ba tôi th́ vui như anh em tôi đón Tết.

    Hành tŕnh từ Ba Ngọn đến Kim Qui dài lê thê và tẻ nhạt như cháo trắng không đường. Tôi không nhớ đi mấy ngày th́ đến Kim Qui, chỉ nhớ là đêm đi, ngày nghỉ; hay nói đúng hơn là đêm đi, ngày trốn. Ghe chúng tôi chỉ đi ban đêm. V́ đi trên sông cái , ban ngày sợ đụng đầu với tầu chiến hoặc máy bay thám thính. Ba và anh Khôi thay phiên nhau thức, ngồi ở mũi thuyền canh chừng mà không để đèn được. Người đi ghe nghe được tiếng mái chèo trong đêm vắng, nếu nói “bát” là đi phía bên phải, “cạy” là đi phía bên trái. Người đi trên sông ngày đêm đă ăn ư với nhau, v́ vậy xuồng ghe đi ban đêm, dù không sao không trăng cũng không bị đụng nhau.
    Có một đêm, anh Khôi bỏ gác để đi ngủ, chẳng may ghe chúng tôi đụng phải ghe của người khác. Đó là ghe của một cặp vợ chồng.

    Chúng tôi hoảng hốt thức dậy và tuá ra coi. Người đàn bà ở ghe kia to tiếng chửi cậu Hai túi bụi. Nào là cậu đui, nào là cậu điếc v́ không thấy ghe của bả. Cậu nói với người đàn bà kia: “Anh bụm cái miệng con vợ anh lại, không là tôi cho bả một chèo cho hết nói đó”. Sau đó, đường ai nấy đi. Anh Khôi xin lỗi cậu Hai cái tội bỏ gác. Nhưng cậu Hai cưng chúng tôi lắm. Cháu của cậu đâu có lỗi; lỗi ở cái miệng hỗn láo của con đàn bà kia.

    Má tôi ru cho em ngủ lại , khi ghe lại bắt đầu lướt sóng: “Trên ḍng sông Lô, thuyền tôi buông lái như xua, sau lúc phong ba, thuyền tôi qua bến qua bờ”.
    Không ai tưởng tượng được Kim Qui là một nơi như thế nào trên mặt đất này. Anh Khôi nói Kim Qui có nghĩa là con rùa vàng. Đá Bạc là cục đá bằng bạc, như trong chuyện “Cây đèn thần”, anh Khôi lại nói có thể nơi này xấu quá, người ta đặt tên đẹp cho nó, để “đánh lừa những người dại như ḿnh”.

    Ghe từ sông cái rẽ vào một con kinh nhỏ. Chắc lâu lắm rồi không có ai đi qua con kinh này, nên lục b́nh và cỏ mọc đầy kinh. Ghe đi được một khoảng th́ chèo không được nữa. Cậu Hai gác mái chèo lên. Ba tôi và anh Khôi chống xuồng bằng sào tre trong khi cậu Hai lom khom trước mũi ghe, dùng cây mă tấu khai quang cho ghe từ từ đi sâu vô rừng thẳm. Hai bên bờ lau sậy che mất chân trời. Tôi nghĩ là ḿnh đi lạc vào một thế giới khác, như những nơi xa lạ trong truyện cổ tích mà ba má tôi thường kể cho chúng tôi nghe. Tôi bắt đầu sợ ma, nhưng không dám cho ai biết, sợ ma nó nghe.

    Người ta hay nói “muỗi đầy như trấu”. Mà thật ở đây muỗi nhiều lắm. Nhưng bấy giờ là đêm giữa ban ngày, v́ chị em chúng tôi lúc nào cũng phải chui vô mùng tránh muỗi. Tội nghiệp con chó Nô, v́ nó là chó nên không được vô mùng như chúng tôi. Nên bị muỗi bu đen, con nào con nấy bụng no tṛn đầy máu của nó. Sau anh Khôi phải cho nó xuống nằm dưới lườn ghe. Chắc má tôi giận lắm, nhưng chỉ để bụng. Ba không hề lên tiếng trách móc than thở, chỉ vừa nấu cơm vừa hát nho nhỏ: “Rừng Kim Qui có tiếng muỗi nhiều, nó bay vi vo". Anh chị tôi nh́n nhau cười khúc khích.

    Đoạn đường dài trong khu rừng già này cũng làm cho ba má tôi già theo v́ vất vả. Anh Khôi, chị Kim, chị Cương khóc than sau lưng ba. Má tôi chinh phục rừng thiêng bằng sự yên lặng chịu đựng của bà. Cậu Hai Hợi lấy hết sức mạnh của một người nông dân để đưa chúng tôi đến nơi đến chốn. Chỉ có ba tôi là người hớn hở mong cho mau tới nơi.
    Bị ngồi trong mùng mấy ngày, tôi chịu hết nổi. Ra ngoài bị khói vô mắt v́ trước mũi ghe có cái ḷ ràng hun khói bay mịt mù để đuổi muỗi. Tôi hỏi anh Khôi: “Nếu em ra ngồi sau ghe cậu Hai cho muỗi cắn, rồi bị rét rừng, anh có nghĩ là ba sẽ quay trở lại nhà ở Ngả Cũ không anh?”. Anh lắc đầu: “Ḿnh theo ba ở gần ba, cưng à”. Không chịu thua, tôi nghĩ tới con rắn hổ cậu Hai chặt chết lúc lên bờ mót củi để hun. Tôi lại hỏi anh: “Nếu rắn hổ cắn em bị nọc độc, ba có trở lại không?”. Lần này, anh Khôi đổ quạu, nạt tôi và cấm tôi hỏi ngu nữa.

    Rồi ghe ghé lại ven một khu rừng tràm. Gốc cây mọc từ dưới nước lên, đậm đen; ngọn cây cao vút lên tận mây xanh. Nhiều tiếng chim kêu ríu rít. Anh Khôi nhại giọng chim trả lời nó; rồi lũ chim trên cành hót với nhau. Anh yêu thú vật lắm. Anh biết nhiều loại chim, giống thú. Lần đầu tiên trong chuyến đi, ba tôi mới thấy nụ cười của thằng con trai cưng của ông, nên ông hài ḷng lắm. Ba còn dụ anh là ở Kim Qui có mèo rừng, có cả hổ nữa, anh Khôi khoái lắm.

    Có lẽ chính quyền cách mạng địa phương đă báo trước, nên nơi đến, có mấy người ra đón ; đó là gia đ́nh một ngư phủ. Họ mời chúng tôi lên nhà, rồi làm cơm thết đăi chúng tôi. Những ngày phải ăn những bữa cơm nhạt nhẽo trên ghe, phải ngồi trước mũi ghe mà ăn , nên cảm thấy tù túng mất ngon. Lúc này có cá lóc nướng trui, cá khô kho tiêu, có gỏi ngó nữa. Ông bà chủ nhà c̣n sai người con trai lớn bắt vịt nấu cháo nữa. Mùi thơm của cá nướng cũng đă đủ làm tôi thèm chảy nước miếng rồi, nói chi đến cháo vịt.
    Ông chủ nhà tên là ông Tư Tháo, ông lớn hơn tuổi ba tôi nên chúng tôi kêu ông là Bác Tư. Bác Tư vận quần xà lỏn đen. Cái áo bà ba đen bạc mầu của bác có nhiều miếng vá, nhưng bác không nghèo, v́ bác có nhiều hồ cá, có đất, có rừng tràm chim bay thẳng cánh. Bác khoẻ mạnh, mặt tươi vui như đang ở hội hè, đ́nh đám. Bác gái cũng vui vẻ, đon đả với chúng tôi.

    Bác Tư gái dọn cơm trên một bộ ngựa, một bên cho đàn bà và con nít, một bên cho ba người đàn ông. Ngoài ra, còn mấy cái đũa để cúng người đă khuất. Gia đ́nh tôi th́ khác. Đàn ông, đàn bà, con nít và người đă khuất ngồi ăn chung một bàn. Ăn xong, ra sân chơi, tôi nói nhỏ với anh Khôi là chắc con nít ở đây ăn uống hỗn láo nên mới bị hai bác Tư bắt ăn riêng. Thế là anh Khôi cú cho tôi một cái.

    Tôi hỏi anh tại sao khi ăn, con bác Tư từ lớn tới nhỏ đều nh́n ḿnh không chớp mắt. Họ chẳng nói năng ǵ hết, trừ hai tiếng “có”, khi anh hỏi chuyện. Mấy đứa nhỏ cỡ tuổi tôi và Hải Vân th́ thầm với nhau rồi cười khúc khich. Anh giải thích là chúng nó chưa bao giờ gặp người lạ nên bỡ ngỡ, rụt rè. Anh đă hiến kế dậy chúng học, v́ chưa có đứa nào biết chữ , kể cả hai thằng lớn hơn tôi.

    Ít ngày sau, bác Tư trai dẫn gia đ́nh tôi đi quan sát một giải đất dọc bờ kinh để chọn một miếng đất tốt cất nhà. Đó là đất hoang, lau sậy mọc cao khỏi đầu người. Đi được một đỗi, bỗng cậu Hai Hợi nổi giận bỏ xuống ghe. Cậu không tin là người đàn bà nhỏ yếu cậu quư như em cậu mà đến chỗ nước mặn đồng chua này để t́m đất cất nhà, trong khi cha mẹ ở một làng có ruộng đất ph́ nhiêu.

    Mỗi lần buồn hay giận, cậu thường lấy rượu để giải khuây. Khi uống rượu, cậu không muốn nói chuyện với ai, chỉ khóc thôi. Má tôi phải xuống ghe năn nỉ cậu và xin cậu đừng buồn. Má cho biết sẽ mướn người đốn cây, phá rừng để cất nhà. Cậu vừa khóc vừa nói: “Làm sao cô với sắp nhỏ ở chỗ này được ! Cái chỗ trời quên đất bỏ này, cô Tám ?”.
    Má tôi trấn an cậu: “Người ta ở được th́ ḿnh ở được, anh Hai đừng lo”. Nghe má tôi nói, tôi mừng trong bụng, tin rằng khi má nói vậy với cậu Hai là má đă t́m ra bí quyết sống ở Kim Qui với bác Tư gái. Cậu cho biết cậu không bao giờ nói dối ông bà ngoại, nhưng lần này về nhà, cậu sẽ phải giấu ông bà ngoại sự thật về Kim Qui.

    Sương hăy c̣n đọng trên cây cỏ, lau sậy, mà má đă dậy sớm cho anh chị em chúng tôi lên bờ, tại miếng đất đă chọn để cất nhà. Bà đặt mấy chén cơm và một ít muối trên mặt đất, rồi đốt nhang khấn vái. Bà xin ông Thổ thần che chở, phù hộ gia đ́nh tôi. Bà xin vong linh của những người đă khuất, từng sống và chết trên miếng đất này, cho chúng tôi ở nhờ. Câu vái van này làm tôi sợ ma suốt thời gian ở Kim Qui và tới lớn luôn.


    Còn tiếp ...

  9. #3989
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Những người thợ rừng từ một trại cưa đến với thợ cất nhà để gặp ba tôi và cậu Hai Hợi. Họ bắt đầu đốn cây, đốt những bụi rậm. Con nít phải ngồi dưới ghe, không được lên bờ v́ thợ rừng vừa đập chết mấy con rắn hổ. Tôi không thấy rắn, những thấy có mấy con rùa bị nướng cháy, mây ông thợ mộc ăn ngon lành. Tôi mừng là ba tôi không nhập tiệc với họ, v́ tối đó trong bữa cơm dưới ghe, cậu Hai kêu họ là “đồ mọi rợ”. Cậu ăn chay mỗi tháng hai lần. Cậu Hai Hợi lớn hơn má tôi năm, bảy tuổi, là một nông dân chất phác, lễ độ, trung tín. Cậu là người cùng làng, nhưng thương má tôi như em ruột. Dù cậu không phải là họ hàng với ba má tôi, hay là một nhà cách mạng từ Bắc vào Nam để truyền bá chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh, nhưng cái ǵ cậu dậy là tôi nghe, những cái ǵ cậu làm, tôi bắt chước. Tôi biết mài dao với nhào đất bùn là do cậu dậy.

    Căn nhà mới được dựng trên một mảnh đất cao, cửa trước trông ra bờ kinh, cửa sau nh́n vào rừng tràm. Bác Tư Tháo cho cái sân nước sau hè, nằm trên cái ao cá lớn của bác. Bác cho phép chúng tôi tự do câu cá lên ăn. Chừng nào hết cá, bác sẽ cho bơm nước vào ao. Thật ra, nếu chúng tôi ở Kim Qui suốt đời chắc cũng chẳng hết cá của bác. Bác c̣n một cái đ́a lớn hơn, nước trong vắt. Chúng tôi hay nằm trên cầu , nh́n bóng ḿnh trên mặt nước. Cá trong hồ này, bác đem bán ngoài chợ Kim Qui.

    V́ không phải là thợ cất nhà, nên suốt thời gian thợ mộc làm, ba và anh Khôi chỉ đứng nh́n thôi. Tuy nhiên, hai người có một công tác không kém phần quan trọng, là cất cây cầu tiêu với bốn vách che cao, có nóc lợp bằng lá dừa. Một hôm, có một nhỏ tên Xom ở xóm chài hỏi vô chơi. Nó nói với anh Khôi “cái cầu tiêu của anh tốt quá làm sao ai dám?”. Anh em chúng tôi cười lăn ra. Ba tôi th́ hănh diện về cái cầu tiêu “tốt quá” của ḿnh.

    Chúng tôi vừa dọn lên nhà mới th́ mùa mưa tới, mưa như cầm tĩnh mà đổ, mưa một trăm ngày, một trăm đêm, đúng như tôi thường than thở, mưa cho tôi không c̣n thấy được rừng tràm sau hè. Trời gầm, sấm sét, làm con chó Nô ngồi đứng không yên. Đất sét trên bờ chảy xuống làm cho nước sông vừa bẩn vừa đục. Mưa như vậy cá không ăn câu, nhưng có cái thích của nước lũ là tắm sông “đă” lắm! Nước ấm th́ trầm dưới nước lâu không bị lạnh. Vui hơn nữa, là nước phù sa đóng từ trên đấu xuống tới chân. Hải Vân và tôi kêu cả nhà ra coi hai con khỉ lông lá. Sau đó hai chị em đứng dưới máng xối để má tôi tắm cho sạch bằng nước mưa, rồi mới được vô nhà. Những khi tóc chưa khô, em lại nhảy xuống sông nữa. Cứ như vậy, hai chị em tôi vui chơi suốt mùa mưa.

    Có thể Kim Qui đúng là nơi “trời quên, đất bỏ” như cậu Hai nói. Nhưng lúc Thượng Đế bỏ Kim Qui mà đi, ngài cũng có để lại một vài tạo vật. Dù đất chai cứng, trong rừng không có một cái ǵ cho loài người có thể ăn được, chỉ có trái nhăn lồng, nhưng dưới sông, dưới kinh, và trong những ao đầm, có đầy các loại cá.
    Trong rừng, khi nước lụt, cá cũng lên đẻ. Một hôm anh Khôi đi rừng về, hớn hở dẫn chị em chúng tôi vào rừng bắt cá. Chúng tôi chỉ ngồi, đưa hai tay bắt. Trong chốc lát , cá đă đầy cả ba cái cần xé, đến nỗi nặng quá không xách nổi, phải bỏ bớt lại.

    Hạnh phúc của tôi lúc đó là tôi đă đủ lớn để biết được những phút giây đầm ấm có má, có ba, và anh chị em chúng tôi trong một mái nhà ở giữa rừng già. Những kỷ niệm đó nuôi tâm hồn tôi, như má tôi nuôi tôi bằng sữa. Trong căn nhà đó, có đêm ba tôi đờn, chúng tôi hát, anh Khôi đánh muỗng. Có đêm, má tôi kể chuyện đời xưa. Có đêm, ba tôi bắt chúng tôi đấm bóp cho ông rồi ông mới kể tiếp chuyện Thần hổ xám. Thế là chúng tôi phải làm theo ư ba để nghe chuyện. Ba tôi thường kéo câu chuyện cho dài thêm ra, để hôm sau lại được đấm bóp.

    Tôi cám ơn Thượng để đă cho ba tôi có một thời, dù ngắn ngủi, được cái diễm phúc làm con của ông bà nội tôi, làm chồng má tôi, làm cha chúng tôi, làm người Việt Nam có tự do yêu nước, có tự do đánh đuổi quân thù xâm lăng bờ cơi. Tôi thương ba tôi có những năm tháng dài chịu cảnh cô độc ở ngoài Hà Nội. Ông bỏ lại nơi chôn nhau cắt rún , bỏ người vợ hiền và sáu đứa con thơ.

    Kể từ đó, tôi không biết ba tôi nghĩ ǵ? Ḷng yêu nước của ông, một người đă dám làm cách mạng cứu nước ở tuổi c̣n xuân, tim ông có bị rỉ máu khi đă nhận ra sự thật của chủ nghĩa cộng sản, hay đă biến thành chai đá? Tôi hoàn toàn không biết, đến giờ này, ba tôi đă ra người thiên cổ, tôi chỉ biết ông yêu má tôi trọn đời. Ông chung thuỷ với bà trọn vẹn, và ông yêu chúng tôi vô bờ bến. Đó là hạnh phúc của chúng tôi, và cũng là nỗi đau cho một gia đ́nh phải xa cách để tồn tại.

    Ở Kim Qui chỉ có cây chuối là sống được thôi, nhưng trái chuối th́ ốm nhom như mảnh đất nghèo nàn này. Cá là món ăn trường kỳ của gia đ́nh tôi. Sáng ăn cháo cá, trưa ăn canh cá, đến chiều ăn cá nướng, cá kho, cá muối xả ớt … Nếu có đổi món. Là đổi loại cá thôi. Thỉnh thoảng, người đi biển về ghé qua cho tôm, cho cá biển. Khi nào anh Khôi bơi xuồng đưa má đi chợ ngoài Kim Qui mới mua được thịt heo. Anh Khôi hỏi tại sao mấy con vịt nuôi lâu lớn quá. Chị Kim và chị Cương vội cho biết là con vịt đó của hai chị là súc vật nuôi làm cảnh, không phải để ăn thịt. Nhưng tôi nhớ là mà đă làm thịt một con vịt nhân dịp ba tôi ở xa về.

    Hai chị em của tôi không thích đời sống khó khăn, thiếu thốn ở Kim Qui. Không ai thích ứng với đời sống của tiều phu, v́ là dân thị thành , có nhiều bà con thân thuộc. Có lần chúng tôi hết kem răng, phải đánh bằng muối! Xà bông th́ quí như thuốc men, tiếp tế chậm và thất thường. Hồi c̣n ở Ong Vèo, mỗi lần tắm, tôi xài xà bông thả cửa. Nhưng ở Kim Qui, chúng tôi phải hà tiện lại, không dám đem xà bông xuống sông, sợ lỡ tuột tay th́ mấy luôn.

    Rồi đến cái nạn hà ăn chân. Ai cùng bị hà ăn chân, chỉ trừ má. Chúng tôi ham chơi, lội sông, lên rừng, xuống rănh suốt ngày. Ba tôi đem phèn chua về cho hai chị ngâm chân. Tôi ham chơi không chịu ngồi ngâm. Anh Khôi đi qua đi lại, nh́n hai chị rồi ghẹo: “Một lần cho tởn tới già. Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân”. Ba tôi nói khi nào ḿnh rời khỏi Kim Qui sẽ hết hà ăn chân. Nhưng lời đó chỉ làm ba bị rắc rối thêm thôi, v́ chị Kim liền hỏi: “Chừng nào ḿnh rời khỏi Kim Qui hả ba?”. Ba không trả lời.

    Riêng tôi, tôi lại thích Kim Qui v́ chúng tôi không phải chạy trốn máy bay như những nơi khác. Tôi cũng không nghe nói có người bị máy bay bắn chết trong khu rừng này . Chúng tôi sống lẻ loi, đơn độc, mà ba tôi lại hay vắng nhà. Ông thường đi với những người từ ngoài Bắc vô. Nếu có ở nhà, ông vẫn bận rộn với công việc, và hội họp với các đồng chí của ông. Những lúc ba tôi vắng nhà, không một người khách nào tới thăm.
    Ngang sông, chỉ có bác Mười Cử vợ chết, người chị và người con gái của bác là chị Kỳ Hoa, thường qua lại với chúng tôi bằng cầu khỉ khi do bác Tư và anh Khôi bắc. Anh Khôi để ư chị Kỳ Hoa, nên chỉ một ḿnh anh âm thầm thích Kim Qui. Gần Tết, chúng tôi nhận được tin mừng là anh Chánh, con của thầy Mười, bạn của ba má tôi ở chợ Cần Thơ, sẽ về ăn Tết với chúng tôi. Cả nhà chưa ai gặp anh Chánh lần nào. Anh Khôi và tôi mong cho ngày qua mau, để sớm được gặp anh Chánh.

    Không như bà con của chúng tôi ở Bang Thạch thường tới với cây trái, gạo nếp, bột đường, áo mới, anh Chánh đến với chiếc ba lô nghèo nàn của một anh bộ đội. Anh có cái khăn bàn cũ kỹ, cái áo bằng kaki, cái bàn chải đánh răng ṃn hẳn xuống, cái chén làm bằng miếng dừa khô bóng loáng, đôi đũa vót tṛn ở hai đầu. Để giữ vệ sinh chung, các anh bộ đội trở đầu đũa để gắp thức ăn.
    Sự thất vọng v́ không có quà chỉ thoáng qua, v́ được gặp anh là đủ rồi. Anh đến như Xuân về, Tết đến. Anh là áo mới. Anh ngọt hơn mứt dừa. Anh vui như đoàn văn công về làng. Anh nồng nhiệt và gần gũi như đứa con mới đi xa về thăm cha mẹ, thăm đàn em dại.

    Anh Chánh lớn hơn anh Khôi. Anh cao như ba tôi. Anh kể cho má tôi nghe những khó khăn cách trở khiến cha mẹ anh không thể đi lại thăm hỏi gia đ́nh chúng tôi. Anh cũng cho biết, từ ngày vào chiến khu, anh chỉ có thể về thăm ba má anh có một lần ở Cần Thơ. Sau đó, hoàn cảnh không cho phép anh rời vùng giải phóng. Đă có người bị Tây bắt, mà cũng có người bị Việt Minh giữ để tra khảo. Lại có người bị lạc đạn chết khi hai bên đụng độ. Có người lặn lội t́m thăm con, tới nơi mới biết đơn vị của con đă dời đi nơi khác, mà đi đâu là điều bí mật của chính quyền Việt Minh, cho nên không ai cho biết là đi đâu. Gia đ́nh tôi cũng không lạ ǵ việc thăm viếng khó khăn này, v́ ba má tôi đă cho không biết bao nhiêu thân nhân của những người đi theo kháng chiến từ ngoại thành đến tá túc.

    Anh Chánh báo một tin mừng cho anh Khôi, là trường nội trú đă hoàn thành, anh Khôi nên sửa soạn ngay để đến miệt Bạc Liêu nhập học. Tin này bỗng biến anh Khôi trở thành một người con ngoan ngoãn. Anh gánh vác hết mọi việc nặng, nhẹ trong nhà. Anh bửa củi xếp chung quanh nhà cho má. Anh cắt cỏ, anh dọn dẹp sạch sẽ con đường từ nhà tới cầu tiêu. Đó là việc mà hai chị Kim, Cương nằn ń anh làm cả tháng trước, nhưng anh cứ làm ngơ.

    Trong dịp nghỉ phép ở nhà tôi, anh Chánh muốn câu cá lắm, v́ ba tôi đă khoe là Kim Qui có cá lội đầy sông. Tôi giành dẫn anh đi câu ở cái đầm mà tôi tin anh sẽ mê lắm. Đó là cái đầm mà bác Tư nuôi cá chờ lớn sẽ đem ra chợ bán. Anh vừa thả câu mà đă có một con cá lóc tợp mồi liền, rồi con thứ nh́, con thứ ba … Nhưng câu cá nuôi dễ dàng quá làm anh chán, không thích câu trong đầm nữa, mà muốn câu cá dưới kinh, nên chúng tôi bơi xuồng vô một con kinh nhỏ.


    Còn tiếp ...

  10. #3990
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222

    Nhật Bằng (Trần Nhật Bằng, 1930 - 2014) sinh ở Hà Nội.

    Ông theo học trường Bưởi và kết thân với 2 nhạc sĩ cùng thời nổi tiếng là Phạm Đ́nh ChươngVũ Đức Nghiêm.

    Năm 1946, ông cùng gia đ́nh tản cư vào Thanh Hoá. Tại đây, ông học ḥa âm và đàn piano với nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt.
    Năm 1950, ông về Hà Nội học. Sang năm sau, ông và 3 người em thành lập ban hợp ca Hạc Thành.
    Sang 1952, ông gia nhập ngành quân nhạc cùng các nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Đan Thọ...
    Đến 1954, ông theo trường quân nhạc dời vào Nha Trang.

    Năm 1956, Nhật Bằng vào Sài G̣n. Thời gian đầu ông làm việc trong Đài phát thanh Quân đội của VTVN.
    Ông thành lập ban tam ca nam ngộ nghĩnh chuyên tŕnh bày những ca khúc vui tươi "Đô Si La" với Văn Phụng, Anh Ngọc.

    Có thể nói, cùng với những nhạc sĩ di cư từ miền Bắc vào Nam khác như Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Trịnh Hưng, Đan Thọ...
    nhạc sĩ Nhật Bằng đă góp công tạo nên một nền âm nhạc tiền chiến phong phú.


    Clip A

    (video clip by Tuan Vu Phoenix, giọng ca Tuấn Vũ)


    Clip B
    (please click to watch video clip on Youtube)
    https://www.youtube.com/watch?v=nRrY_UPN06s
    (video clip by Jonathan Tran, giọng ca Quỳnh Dao & Thanh Lan)




Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •