Page 400 of 471 FirstFirst ... 300350390396397398399400401402403404410450 ... LastLast
Results 3,991 to 4,000 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3991
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Anh Khôi hay nói chuyện của người lớn, chuyện giết giặc, chuyện yêu nước, chuyện quân thù … Có một bữa, anh Khôi lấy hai viên đạn của anh Chánh, cậy thuốc súng ra rồi rải một đường dài dọc mé sông, anh quẹt lửa đốt, thuốc súng cháy một đường dài sáng trưng. Tôi hít mùi thuốc súng và hiểu được bí mật của sự hăng say của các anh bộ đội khi nghe mùi thuốc súng, mà anh Chánh kể lại.

    Anh ăn Tết với chúng tôi rồi trở về đơn vị. Anh đi, nhà bỗng trở nên trống vắng. Không biết tôi yêu anh Chánh hay yêu anh bộ đội. Anh yêu nhà, yêu nước, yêu lũ em nhỏ như chúng tôi. Anh đâu biết sau này khi lớn lên tôi yêu quê hương cũng do anh đă ươm mầm cho t́nh yêu đó nẩy nở trong ḷng tôi.

    Ba về nhà sau một chuyến công tác lâu ngày, nhưng tôi không nhớ chắc là bao lâu, tôi chỉ nhớ rằng khi ba tôi vừa đi khỏi, chị em chúng tôi bị nhặm mắt. Khi ông về, chúng tôi đă hết bịnh. Như vậy có thể là ông vắng nhà khoảng hai hay ba tuần lễ. Trong bữa cơm tối hôm đó, ba cho gia đ́nh biết ba sẽ dẫn anh Khôi xuống Bạc Liêu đi học. Anh sung sướng lắm. Nhưng tôi lại thấy buồn v́ sắp phải xa anh. Sự học của anh Khôi đă bị gián đoạn một năm trời. Cái chết của anh Liêm tôi trước đây c̣n ám ảnh tôi hoài. V́ vậy, tôi lại lo sợ vẩn vơ, rủi anh Khôi cũng bị Tây bắn đọc đường th́ sao? Anh Liêm chết, gia đ́nh không thấy xác, mà người trong làng chôn anh rồi cho ba má tôi hay tin. Đêm đó tôi thao thức ngủ không được, nhưng tôi không dám nói với ai.

    Đối với anh Khôi, việc học quan trọng hơn thức ăn, mạnh hơn kí ninh vàng trị sốt rét trong khu rừng già này. Anh có những ước mơ lớn lắm, nhưng chiến tranh làm việc học của anh bị gián đoạn, nên những giấc mơ cũng vỡ theo, trong những cảnh sụp đổ, tan nát v́ những cuộc oanh tạc của máy bay Pháp.

    Cả nhà sửa soạn nhộn nhịp cho anh Khôi lên đường. Má tôi may cho anh hai chiếc sơ mi trắng cụt tay bằng xấp vải bà để dành từ lâu. Chị Kim tặng anh hai khăn tay chị đă cất kỹ. Chị Cương mở túi nhái lấy tiền cho anh. Tiền này chị để dành chờ hết giặc mua đôi bông. Tôi không có ǵ để tặng anh, nhưng tôi tin rằng dù ở xa đến đâu anh vẫn không quên tôi. Hoà B́nh theo hôn anh hoài, và để anh vui, nó không bỏ mứa khi anh đút cơm cho nó chiều hôm đó. Hải Vân đờn mandoline cho anh Hai nghe.


    Sau khi anh Khôi đi, nhà tôi trống vắng một cách lạ thường. Không c̣n một dư vang nào của anh. Chúng tôi chỉ nghe tiếng má hỉ mũi; má khóc một ḿnh. Má nhớ thương con trai cưng của má. Tôi bắt đầu gần gũi với hai chị Kim, Cương hơn trước, hai chị cho tôi vô ngủ chung một giường.

    Lúc học trường nội trú ở Bạc Liêu, cả hai chị đều thích hoạt động văn nghệ và đă từng đóng kịch trong trường. V́ vậy, khi về nhà hai chị ca hát suốt ngày. Cả ba và anh Khôi vắng nhà cùng một lúc, làm chúng tôi buồn quá, không ai chịu ngủ trưa. Hai chị tập cho tôi và Hải Vân đóng kịch. Tôi được làm y tá, Hải Vân th́ đóng vai anh bộ đội bị thương. Chị Kim là bác sĩ quân y, chị Cương đóng với một quả phụ, chồng là bộ đội đă hy sinh ngoài mặt trận. Mỗi lần chúng tôi đóng kịch, Hoà B́nh bỏ đi theo má chắc nó không thích nghe bà quả phụ khóc chồng năo nuột lắm.

    Mỗi lần chôn anh bộ đội, tôi hay hỏi chị tôi: “Hồn của anh ấy đi đâu?”. Chị Kim trả lời rằng ảnh về phù hộ cho vợ. chúng tôi không bao giờ nghe nói đến thiên đàng, chỉ nghe hồn người chết thường vấn vương theo người họ thường mến, đi bất cứ đâu. Hồi ở Ong Vèo, chị Hiển hay kể chuyện ma, chuyện người chết đi đâu và ở đâu cho chúng tôi nghe. Có lẽ v́ không muốn chúng tôi tin những điều mê tín dị đoan ấy nên ba má tôi trả chị Hiển về gia đ́nh chị, nhưng lại lấy cớ là muốn bảo vệ tánh mạng chị.

    Mùa thu năm 1953, ba tôi lại được lịnh đổi đi nữa. Chúng tôi lại thu xếp dọn nhà. Anh Khôi phải tạm xếp bút nghiên để về phụ má. Anh làm việc “cực như con trâu của ông Tư Nhờ”. Anh nửa đùa nửa thật, nói rằng anh ước anh biến thành một thiếu nữ, để anh có thể lấy một tấm chồng, rồi bắt chồng ở rể trong mấy ngày ba má dọn nhà. Cậu Hai Hợi xuống tiếp sức với chúng tôi. Những người đàn ông ở xóm chài lưới cũng vô phụ giúp. Rồi cùng vợ con, và cái tài sản khiêm tốn cùng con chó, người dân đầy nhiệt t́nh yêu nước, xuống ghe đi theo tiếng gọi của non sông. Chúng tôi đi đến Cảng Chú Hàng.

    Đây là một trong những thôn làng thuộc tỉnh Chương Thiện, dân chúng đông hơn những nơi chúng tôi đă đi qua. Cảng Chú Hàng một nơi mà mỗi buổi sáng lá cờ giải phóng ngang nhiên phấp phới trong gió. Những người yêu nước đă từ bỏ cuộc sống riêng tư, tự về đây để cùng nhau bảo vệ quê cha đất tổ.

    Người ta đắp cảng bằng hàng ngàn cây tràm, cây đước, cắm ra đáy sông, chỉ chừa đủ cho ghe xuồng nhỏ đi qua. Tầu chiến của Tây không vào được vùng giải phóng. Lúc cảng mới dựng, tụi Tây lợi dụng khi nước lớn đă xấn vô trong, nhưng chúng đă bỏ thây ở đây không ít.
    Tôi ở cách cảng Chú Hàng ba cây số, cũng do tay cậu Hai dựng. Nhà này giống y nhà ở Kim Qui. Chỉ nền nhà và đất là khác thôi. Bà chủ đất là một bà chủ điền giầu có. Sau khi gặp ba má tôi, ba liền bảo chúng tôi kêu bà bằng ba nội. Th́ ra bà từng là một bà mẹ chiến sĩ. Ba tôi kêu bà bằng má nhưng má tôi chỉ kêu bà bằng bà thôi. Má nói chỉ có bà ngoại là má của bà thôi.

    Đất này lành nên chim đậu, ca hát líu lo. Cậu Hai cất nhà gần. Anh em chúng tôi chỉ chạy vài bước là phóng ngay xuống nước vào những buổi trưa nóng bức. Ở đây lại gần làng của ông bà ngoại, nên bà con ở Bang Thạch vô thăm thường hơn. Do bà con thăm viếng, má tôi bớt lẻ loi. Điều tôi mê nhứt là ai vô thăm cũng có quà mua từ ngoài thành cho anh chị em chúng tôi. Ba tôi đi công tác thường hơn, lâu hơn. Mà không hiểu sao các đồng chí của ba tôi biết giờ giấc ba về mà họ kéo đến nhà. Ba không có khách bà con, mà chỉ toàn các đồng chí đến hội họp và thảo luận. Họ “uống trà quạu” để thức khuya. Nhiều lần tôi đă ngủ ngon lành trên vế của ba tôi giữa lúc ông và các đồng chí bàn việc nước, việc nhà, việc đảng phái.

    Nhiều khách từ phương xa đến, nhưng họ và ba tôi không xa lạ ǵ nhau. Họ cùng một chí hướng là đánh đuổi quân xâm lăng, giành độc lập cho xứ sở. Họ là bác sĩ, kỹ sư, luật sư hay dược sĩ, giáo sư, sinh viên ở các trường đại học … Họ đến từ những thành thị, hoặc từ các vùng quê hẻo lánh. Kẻ giàu, người nghèo, đàn ông cũng có, mà đàn bà cũng nhiều. Người là trí thức, kẻ thuộc thành phần tư sản hay vô sản. Có những người đă từng du học bên Pháp. Họ làm việc cho Pháp nhưng lại chống đối Pháp. Họ cũng yêu nước như những người làm cách mạng trong bưng biền. Những người khách ấy dù không phải là họ hàng, thân thích, đều đem theo những niềm vui cho anh chị em chúng tôi.

    Một hôm, ba tôi cho biết sẽ có một người khách rất quan trọng đến thăm. Khách chưa đến mà ba tôi đă nôn nao bàn tính với má tôi về cách đón tiếp ông. Lần đầu tiên tôi thấy má ghi chép những món ăn đặc biệt đăi khách. Má muốn chỉ có ba , anh Khôi ngồi ăn cơm chung với khách thôi. Nhưng ba lại muốn cả gia đ́nh cùng ăn.

    Mấy ngày sau đó, hai chị Kim, Cương dặn đi dặn lại đến mẻ răng, ba đứa em phải ăn uống cho đàng hoàng, nghiêm chỉnh. Nào là không được ngậm đũa, nào là cấm ăn bốc. Lúc nhỏ tôi hư lắm, cầm đũa không vững, nên hay bốc đồ ăn rồi ghim vô chiếc đũa. Anh Khôi không được đánh muỗng trên bàn ăn. Hải Vân không được gơ đũa trên miệng chén khi nhà có khách. Hoà B́nh không được đ̣i ba bồng, để ba nói chuyện với khách. Những ba tôi th́ nói cứ tự nhiên, với những sinh hoat b́nh thường của gia đ́nh, không cần làm mầu làm mè trước mặt khách. Ba tôi dặn tôi và Hải Vân phải bạo dạn khi khách muốn nghe chúng tôi đàn hát.

    Chúng tôi mong từng ngày, đếm từng giờ, chờ người khách quư đến chơi. Rồi cái ngày trọng đại đó cũng đến. Khách ở tận ngoài Hà Nộ̣i vô thăm Nam Bộ. Đó là ông Lê Đức Thọ, anh của chú Lê Đức Mai, người khách thường xuyên của gia đ́nh tôi hồi c̣n ở Ong Vèo.

    Bác Lê Đức Thọ lớn tuổi hơn ba tôi nên chúng tôi kêu bằng bác. Hai người tay bắt mặt mừng, khách ṿ đầu thằng em tôi rồi hỏi: “Kỷ niệm chiến thắng ở Đèo Hải Vân của chúng ta đây phải không?”. Hai ông đồng chí cùng cười. Bác Thọ đem theo một hộp nhỏ bằng cây, đẹp lắm, ông liệng cái ba lô vào một góc nhà nhưng ôm khư khư cái hộp cây rất cẩn thận. Tôi và Hải Vân ṭ ṃ, nóng ḷng muốn chết, v́ không biết cái hộp ấy là hộp ǵ. Bác Thọ hứa sẽ cho chúng tôi nghe tiếng nói của “Bác Hồ” phát ra từ cái hộp này.


    Còn tiếp ...

  2. #3992
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Bộ óc ngây thơ non nớt của tôi cho rằng không ai có tài ảo thuật giỏi hơn anh Cầu của tôi. Hai chị em tôi sống trong vùng kháng chiến từ lúc mới sinh ra đời nên làm sao biết được đó là máy thu thanh. Chỉ có anh Khôi và hai chị Kim, Cương là ít hỏi, v́ mấy người đă sống ở ngoài thành trước khi vô kháng chiến. Lúc bác Thọ vặn máy lên, cả nhà im lặng ngồi nghe diễn văn của “bác Hồ”. Những cái máy truyền thanh mới lạ đối với tôi và Hải Vân. Chúng tôi ṭ ṃ muốn biết làm sao mà ở măi tận đây mà nghe được tiếng nói của “Bác Hồ” từ Bắc xa xôi. Lúc ông dứt lời, cả nhà vỗ tay reo mừng v́ ông bảo “hoà b́nh sẽ tái lập từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau”.

    Chú Hàng là thiên đàng, nếu so với rừng Kim Qui. Ở Chú Hàng, đồng xanh c̣ bay thẳng cánh, ḍng sông dài âu yếm mảnh đất ph́ nhiêu. Vườn của bà nội cây trái xum xuê. Bà cho phép chúng tôi thích trái ǵ cứ ra vườn mà hái. Trên miếng đất bà cho gia đ́nh tôi cất nhà, ở phía sau có xoài, mận, ổi, vú sữa, măng cầu Xiêm, Le Ki Ma, Xa Bô Chê. Dù được ba đă cho má tôi vẫn cấm. Má dặn rằng nếu chúng tôi muốn ăn th́ tới nhà bác Hai mà mua, hoặc hái trái xong phải đem lại nhà bác Hai tính tiền rồi mới được ăn. Nhiều khi mang rổ ôi hay quưt sang nhà bà nội, tôi đă ăn mấy trái trước rồi.

    Một hôm trời nổi cơn giông băo làm con chó Nô sợ, chun xuống sàn, trong khi anh Khôi và tôi mừng quưnh, v́ xoài tượng bị rụng nhiều khi gió lớn. Má tôi cho phép chúng tôi lượm những quả rụng chớ không được hái trên cây. Hai anh em tôi vội chạy đến lượm xoài. Tôi c̣n nhỏ nên khiêng nổi được bốn trái lớn. Anh Khôi đuổi tôi vô nhà trước. Anh Khôi lanh trí … buộc túm quần lại, rồi lượm xoài bỏ vô. Một lát sau, trong bếp có một đống xoài tượng. Lúc cả nhà ngồi in xoài với nước mắm, hai anh em tôi nh́n nhau cười khúc khích. Má hỏi tại sao chúng tôi cười, anh Khôi bèn thú thật về cái “túi” đựng xoài. Má mắng yêu, trong khi cả nhà cười rộ lên.

    Đă sống trong hiểm nguy như những gia đ́nh Việt Minh khác, ơn trên, gia đ́nh tôi cũng có những giây phút hạnh phúc trong tiếng vui cười, qua ánh mắt của cha mẹ. Có hôm, bà nội nói “Cảng Chú Hàng là đất lành, nên mặt má các con sáng như trăng rằm. Mặt má tôi “sáng như trăng rằm” v́ má tôi đang mang thai.

    Nhưng nơi đây cũng có một nỗi buồn, v́ chúng tôi ít khi được gần gũi ba tôi, dù ông ở nhà thường hơn đi công tác, bận hội họp liên miên, lúc th́ với với các đồng chí ở trong bưng, khi th́ với khách lạ từ bốn phương tới. Cứ ăn cơm chiều xong, nhà bắt đầu có khách. Tôi không biết ba tôi họp đến giờ nào, chỉ nhớ rằng ông thường đánh thức Hải Vân, Hoà B́nh và tôi, để nói “Ba thương con lắm” và hôn chúng tôi trước khi đi ngủ. Buồn ngủ cách mấy, chị em tôi cũng vừa dụi mắt vừa nói “Con cũng thương ba lắm” rồi lại lăn ra ngủ tiếp.

    Nhà đông khách, đông con nhưng ba má tôi vẫn t́m được những giờ phút riêng tư êm ái để tâm sự với nhau. Hai người có thói quen dậy thật sớm, ngồi trên bộ ngựa, bên cạnh bếp lửa hồng bập bùng, nói chuyện th́ thầm chờ ấm nước sôi pha trà. Điều lạ, là ban đêm ba má bất đồng ư kiến về chánh trị, căi nhau hoài, vậy mà sáng, hai người lại cẩn trọng lời nói khi bắt đầu ngày mới, cũng những cử chỉ tử tế, ân cần với nhau. Có lẽ ba má nghĩ rằng ban đêm bọn con nít ngủ hết, nên có thể tự do tranh căi.

    Thường thường sau khi uống trà, ba tôi tập thể dục. Tập Tài Chi và ăn uống điều độ, là hai điều ba tôi giữ đúng hàng ngày. Ba tôi tin rằng nếu giữ được tinh thần minh mẫn và thân thể tráng kiện, có thể ngăn ngừa được nhiều chứng bịnh. Ba tôi thường khuyên con cái theo gương ông. Anh Khôi và chị Kim là hai môn đệ trung thành. Hồi nhỏ, tôi rất kén ăn. Con chó Nô rất mến tôi v́ tôi cho nó ăn cơm của tôi mỗi bữa. Đổi lại, tôi cũng thương nó lắm, v́ nó đă giúp tôi thanh toán hết chén cơm tôi bỏ mứa.

    Ba tôi thường dẫn má tôi và chúng tôi ra đồng để chờ mặt trời mọc từ những mái tranh phía bên kia làng. Ngồi bên bờ đê, ba má tôi nh́n chúng tôi chạy nhảy. Tôi không sao quên được gương mặt rạng rỡ và đầy tự tin của ba, khi người ngồi cạnh má tôi, đối với tôi lúc bấy giờ, ba má tôi là sự sống, là t́nh yêu, là trăng, là nước, là ánh sáng, là những bài hát ru em, là những bài ca yêu nước mà anh em chúng tôi đều được hưởng tất cả những nhiệm mầu này.

    Ở cảng Chú Hàng, anh Khôi cứ mải mê với việc học. Ba tôi mang sách từ một trường ở một tỉnh khác trong vùng giải phóng về để anh tự học. Trường anh học năm trước đă bị Tây bỏ bom nát mất tiêu. Bạn học của anh kẻ chết, người tàn tật. V́ vậy, má không cho anh đi trường khác, sợ rủi ro. Vào những buổi trưa, khi cả nhà ch́m trong giấc ngủ, chỉ có anh Khôi và tôi thức. Tôi không thích ngủ trưa, dù ông ngoại dặn đi dặn lại rằng “ngủ cho mau lớn, mau cao”. Anh Khôi th́ lợi dụng sự yên lặng này để học bài. Tôi hay năn nỉ anh ngưng học để chơi với tôi, nhưng anh không chịu. Lúc bấy giờ tôi không hiểu tại sao việc học lại quan trọng như vậy. Anh giải thích là phải có bằng trung học mới lên đại học được.

    Sống giữa làn tên mũi đạn, anh tôi không sợ chết, chỉ sợ lớn lên trở thành một người đàn ông dốt nát. Anh không cần quần là áo lượt, cần xa xỉ phẩm như hai chị của tôi, mà chỉ cần có cây đàn vĩ cầm, và cần đi học.

    Gia đ́nh tôi nay dời, mai đổi, ba tôi đi vắng thường xuyên, chưa bao giờ anh chị em chúng tôi phải ở nhà một ḿnh, lúc th́ có má ; khi má đi vắng, chúng tôi có ba bên cạnh. Nhưng một hôm ba tôi thay đổi hẳn chương tŕnh làm việc, v́ ông phải sửa soạn đưa má tôi đi nhà bảo sanh. Trước đó mấy hôm, má tôi đă sắp xếp mọi việc đâu vào đó, v́ má đă biết gần tới ngày sinh. Những ǵ cần đem theo, má cho vô một cái túi vải, và ghi những điều anh, chị tôi phải làm, rồi dán lên cây cột giữa nhà. Má c̣n dặn anh Khôi đừng làm phiền bà nội (bà chủ đất), trừ khi có ǵ liên quan đến sống chết. Anh chỉ chúng tôi mà nói “Như đám quỷ này chết đuối dưới sông”. Hai chị Kim, Cương liền hăm sẽ không nấu cơm cho anh ăn.

    Má tôi phải giảng hoà mới yên. Nhiệm vụ của anh Khôi là giữ Hải Vân. Chị Kim và Cương coi sóc Hoà B́nh. Tôi phải vâng lời ba người lớn và không được xuống sông một ḿnh. Má dặn nhiều lắm, ban đêm khi đi ngủ phải nhớ khoá cửa, mà viết cả trang giấy dán lên cột nhà. Rồi khi chiếc ghe chở ba má tôi mất dạng nơi khúc quanh con sông, căn nhà bỗng trở nên trống trải, im lặng một cách khác thường.

    Hoà B́nh chạy ngay vô buồng của ba má lấy cái gối của má đem ra bộ ngựa gỗ, úp mặt lên gối, bắt đầu khóc thút thít. Tôi bèn doạ: “Nín đi, ông cùi nghe được ông ḅ tới cho mà coi”. Thế là nó vội liệng cái gối xuống đất, chạy lại ôm lấy chị Kim cầu cứu. Hai mắt nó ráo hoảnh. Má tôi đă cấm tôi không được nhát em ông cùi, nhưng chỉ có ông cùi mới làm nó sợ mà nín khóc.

    Nhà vắng tanh, không có ǵ thú vị hết, nên chiều đó hai chị cho chúng tôi ăn cơm sớm hơn mọi ngày, ăn cho qua ngày. Ăn xong, anh Khôi rủ chơi trốn kiếm, nhưng mới nửa chừng, tôi chưa kiếm được Hải Vân thì anh dẹp cuộc chơi. Một lát sau bà nội và con Quít, cháu nội của bà tới thăm chúng tôi. Bà đem một rổ đầy bánh tét, banh ít và trái cây. Bà dặn chúng tôi khi má đem em về nhà, chúng tôi không được nói chuyện lớn tiếng, để má ngủ, và cũng không được gây nhiều tiếng động, sợ em nhỏ giựt ḿnh. Hai chị Kim, Cương khỏi cần nấu cơm cho má. Bà và bác Hai gái biết món nào bồi bổ cho người mới sanh, ăn có sữa cho em bú.

    Ba lănh phần quan trọng đó. Bà căn dặn là má cần tĩnh dưỡng kỹ lưỡng, cần ăn uống đầy đủ bổ dưỡng, cho có sữa em bú. Bà tin dị đoan lắm, nên không quên dặn chúng tôi đừng khen em bé đẹp, sợ ma quỷ nghe được, sẽ bắt em đi.
    Đêm đó, Hải Vân và tôi ngủ chung giường với anh Khôi. Hoà B́nh ngủ với hai chị Kim, chị Cương trên giường của ba má. Hải Vân hỏi nhỏ anh Hai: “Má đẻ em nhỏ, có khi nào má chết không anh?”. Anh Khôi nạt: “Không, đừng có hỏi như vậy nữa nghe chưa!”.

    Anh em chúng tôi nằm bên nhau trong sự im lặng và lo âu trong cửa nhà vắng vẻ. Tiếng muỗi kêu vo ve bên ngoài mùng. Tôi nhớ má, cắn gối dằn tiếng khóc, sợ Hải Vân tưởng má chết, tội nghiệp nó.

    Sáng sớm hôm sau; chúng tôi nghe tiếng ba tôi từ xa vọng lại. Chiếc xuồng chèo chậm chạp trên nước ngược. Chúng tôi chạy xuống bến. Tôi không không chờ nổi nên bứt nút áo, liệng áo trên cầu, phóng xuống sông lội ra phía chiếc ghe. Vừa lội, tôi vừa nghe ba tôi reo mừng: “Má sanh em gái!”. Trên bờ tiếng anh Khôi vọng xuống: “Thôi rồi, thêm một đứa vô dụng, hung dữ vô cái nhà này nữa!”. Rồi anh cười lớn. Vô nhà, ba tôi kể lại chuyện má sanh em nhỏ. Ông trả lời hết những thắc mắc của anh chị , về sức khoẻ của má.

    Rồi ông cho biết ông cần tắm rửa và nghỉ một lát trước khi phải đi xa ba ngày, ông cũng cho biết ông phải kịp về đón má và em bé về nhà. Chị Cương lo lắng, nếu nhỡ không kịp th́ sao? Ba trả lời: “Má sẽ thông cảm cho ba”. Anh Khôi tỏ vẻ tức giận, hậm hực hỏi: “Tại sao má cứ phải là người “thông cảm” hoài vậy?”. Ba tôi tỏ vẻ không bằng ḷng câu nói của anh, ông liền bắt hết anh chị em chúng tôi ngồi xuống, kể cả Hoà B́nh dù c̣n nhỏ xíu cũng không được miễn. người ít rầy con cái, những khi cần rầy th́ chúng tôi khổ lắm v́ lại giảng đạo đức dông dài, làm chúng tôi chán vô cùng. Lần này ông “thuyết” về vấn đề “Tổ quốc và gia đ́nh”, ông muốn chúng tôi giúp ông đặt tổ quốc trên gia đ́nh.

    Ba tôi đặt nhiều tin tưởng và trách nhiệm vào anh Khôi lắm, v́ anh là con trai trưởng. Anh phải làm gương cho các em. Trong lúc đó, anh bực bội nói: “Con chán cái nghề làm gương tốt lắm rồi. Nhiều khi con có cảm tưởng con là một ông già mười bẩy tuổi. Không ai nghĩ tới chuyện học hành của con. Ba phải để cho con được đi học trước khi râu con dài tới rún”.

    Ba yên lặng ngồi nghe, rồi nghiêm nghị nói: “Con là đàn ông nhà này khi ba đi vắng”. Tôi nghe mà không hiểu ba và anh Khôi nói chuyện ǵ. Nhưng có một điều tôi biết, là tôi không muốn anh tôi làm người lớn, v́ làm người lớn là phải sống gương mẫu, phải hy sinh, phải chịu đựng, phải chia cơm, xẻ áo cho đồng chí, cho bộ đội, cho kháng chiến. Tôi chỉ muốn anh Khôi là anh hai của tôi mà thôi.

    Rồi mọi việc đâu cũng vào đó. Ba tôi về kịp ngày rước má tôi về nhà. Bà nội cho ba tôi mượn chiếc ghe lớn có mui. Ba tôi cho anh và Hoà B́nh đi theo, còn tất cả phải ở nhà để nghe bà dặn ḍ những việc nên và không nên làm khi má về. Bà bắt mấy ngày đầu tôi phải dẫn hai em tới nhà bà chơi với con Quít cháu nội của bà đến tối mới được về. Tôi rất thích được ăn cơm ở nhà bà v́ ngon hơn cơm ở nhà tôi. Chỉ có cái kẹt là ở nhà bà không được đùa giỡn tự do như ở nhà tôi.

    Ba tôi đặt tên cho em bé là Minh Tâm. Ba nói Minh là minh bạch, trong sáng. Tâm là tấm ḷng, là trái tim. Ông hănh diện v́ gia đ́nh tôi có những tấm ḷng trong sáng.

    Ngày ăn đầy tháng của em tôi vui hơn hôm làng được đoàn dân ca về tŕnh diễn kỷ niệm sinh nhựt “cụ Hồ”. Minh Tâm cũng sanh vào ngày 19 tháng 5. Ba nội cho rất nhiều quà. Người hàng xóm ở bên kia sông cũng sang chung vui với gia đ́nh tôi. Tôi nhớ lời bà nội dặn là không được khen em đẹp, nhưng nh́n em, tôi thầm vui sướng v́ em tôi đẹp nhứt vùng này.

    Nhưng buồn thay, những giờ phút tuyệt vời ấy trong gia đ́nh tôi không được lâu. Sau những ngày vui tươi an lành ấy. Gia đ́nh tôi bị bao phủ bởi một bầu trời không trăng sao, không một ngọn đuốc, dù chỉ sáng lẻ loi, khi ba tôi nói đến chuyện đi Hà Nội. Ông sẽ tập kết ra Bắc, chỉ đem anh Khôi theo. Má tôi và chị em chúng tôi phải ở lại trong Nam. Ông tin rằng trong hai năm sẽ trở về. Thượng đế vừa cho gia đ́nh tôi một em bé, sao Ngài lại bắt chúng tôi xa hai người mà tôi yêu thương nhất cơi đời này!


    Còn tiếp ...

  3. #3993
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Sau một thời gian khá lâu, kể từ ngày ba tôi và anh Khôi ra Bắc, chúng tôi phải ở lại Bang Thạch, tôi vẫn nghĩ ngợi thắc mắc về sự mất mát khủng khiếp này.

    Tôi đă nếm mùi khói lửa của chiến tranh. Tôi hiểu trách nhiệm người dân yêu nước khi phải sống dưới ách đô hộ của phương Tây, qua đời sống của gia đ́nh tôi, và tôi cũng hiểu đại khái về xă hội chủ nghĩa. Nhưng tôi không hiểu sức mạnh của nó đă đánh vào điểm nào trong trái tim của ba tôi, người mà đêm khuya vẫn dựng đầu chị em tôi dậy để nhắc nhở: “Ba thương các con lắm!”.

    Lúc c̣n nhỏ “xă hội chủ nghĩa” ví như là một ngọn gió thổi từ xa tới. Nó trong lành. Nó vừa lạ vừa quen, quyến rũ một các lạ lùng. Nó quyến rũ v́ ba tôi chính là nó, v́ ba tôi là tiêu chuẩn cho những nguyên tắc cơ bản của nó. Những khúc dân ca của Đông Âu, những điệu múa của người Liên Xô, cho tới lá cờ lưỡi liềm của họ, đối với tôi cũng không có ǵ xa lạ, v́ Liên Xô không phải là “ngoại bang” đối với ba tôi, mà nó là “đồng chí” của ông.

    “Xă hội chủ nghĩa” là những tiếng thông thường trong gia đ́nh tôi, nhưng tôi cũng biết có nhiều người trong làng, kể cả bà em của má tôi, sợ nó lắm. Lúc ba tôi vắng nhà, mấy người em bà của cô cậu má tôi nói họ sợ xă hội chủ nghĩa như ma quỷ, như dịch tả, như gió độc.

    Hai chữ “Cộng sản” ít được nhắc tới. Có lẽ bốn chữ “xă hội chủ nghĩa” nghe hay hơn. Nó cũng che giấu được lối cai trị tàn bạo ở Bắc, do những lănh tụ cộng sản chủ trương. Người em bà con của má tôi thường nói lén như vậy. Cậu kể cho má tôi ở ngoài Bắc, Cộng sản giết chủ điền, cướp tiền của người giầu. Họ dám giết cha mẹ nếu cha mẹ không nghe lời Chánh phủ. Trong khi đó, các đảng viên Cộng sản ở miền Nam c̣n là những Việt Minh thật thà, yêu nước, thương dân, không hung bạo như Cộng sản ngoài Bắc.

    Lúc bấy giờ, nếu lớn tuổi hơn hay tinh khôn hơn một chút, có thể tôi đă hiểu, giữa ba má tôi có một con sông ngăn cách, mà hai năm ba đi tập kết về Bắc, con sông đó cũng không nhỏ lại; cũng không có cây cầu nào bắc được cho hai người xích lại gần nhau trong tư tưởng. Má tôi muốn tự do, tự lập. C̣n ba tôi, ông theo chủ nghĩa của ông Hồ ngoài Bắc; ông phục vụ cho đảng, dân chúng phục vụ ông để đảng được mạnh.

    Tuy vậy, trong t́nh vợ chồng, ông bà vẫn khăng khít, thương yêu nhau, v́ chính sự trái ngược đă bổ túc cho nhau để có thể chung sống trong hạnh phúc gia đ́nh. Nhờ bà gánh vác và bảo vệ gia đ́nh, ông được tự do làm một nhà cách mạng gương mẫu. Ngoài ra, nên giáo dục cổ xưa đă đào tạo má tôi thành một vợ thuỷ chung và gương mẫu. Lấy chống, bà chỉ biết có chống, khi có con, bà hết ḷng lo cho con cái. Đó là người đàn bà của nền nếp cổ xưa thuần tuư Á Đông. Phải nói rằng ba tôi đă may mắn lấy được má tôi, để ông có tất cả th́ ông mới vững tâm làm cách mạng.

    Đời sống của ba tôi trong thời kháng chiến chống Pháp luôn luôn bất ổn, nên cứ thay đổi hoài hoài. Má tôi kiên nhẫn thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi đó. Nhờ có má, chúng tôi được sống êm ấm trong t́nh thương của cả cha lẫn mẹ. Nơi nào có mặt ba tôi, nơi đó sẽ có nhiều mầm non cách mạng. Trong khi đó, nơi nào má tôi xuất hiện, đàn bà con gái trong làng đó ham học nữ công. Nhà chúng tôi ở tươm tất, vẹn khéo. Nhờ vậy, ba tôi lúc nào cũng vui tươi, và hài ḷng với hạnh phúc gia đ́nh.

    Không như những gia đ́nh khác, gia đ́nh tôi được tự do nói chuyện và nghe chuyện. Chúng tôi nghe đủ mọi thứ chuyện, từ chuyện đám cưới, đám hỏi, đến chuyện sanh đẻ, chết chóc … nghĩa là chẳng c̣n thiếu một văn học ǵ hết. Tuy nhiên, cũng có một vài điều mà chúng tôi không được phép nhắc tới, đó là nhu cầu ham muốn về vật chất. Thật ra, chỉ khi có mặt ba tôi là chúng tôi không dám nói tới vấn đề đó, v́ ông quan niệm rằng ham muốn vật chất là c̣n làm nô lệ cho vật chất, c̣n dựa vào thế giới bên ngoài (như thằng Tây chẳng hạn). Minh phải “tự lực cánh sinh”, ba tôi nói như vậy hoài. Khi ông đi vắng, chúng tôi vẫn lén thầm th́ bàn với nhau về những nhu cầu vật chất.

    Kể từ ngày ba tôi cắt hết mối liên hệ với thành phố, đưa vợ con vô vùng “giải phóng”, gia đ́nh tôi đă có cuộc sống gương mẫu dưới sự điều khiến của đảng, không c̣n lệ thuộc vào ai, và chúng tôi đă cố gắng “tự lực cánh sinh”. Nhưng thiệt thà mà nói, một người đàn bà với 6, 7 đứa con thơ đi theo ông chồng làm cách mạng, th́ tay chân, sức lực và th́ giờ đâu mà “tự lực cánh sinh”. Má lén ba, nhờ ông ngoại bà ngoại tiếp tế, để có thêm tiền ăn. Đi tới đâu th́ dân ủng hộ đất đai nhà cửa tới đó. Vậy th́ ư nghĩa của “tự lực cánh sinh” không c̣n trung thực nữa.

    Bạn bè của ba má tôi từ thành phố vô thăm, ai nấy đến khen lối sống vô sản của gia đ́nh cách mạng này. Tuy nhiên, họ tỏ ra gần như công khai ḷng thương cảm đối với chúng tôi, nhứt là tội nghiệp cho chị em tôi.

    Nhưng tôi biết, ba tôi măn nguyện với tất cả cả những ǵ ông đạt được. Ông cho là ông đă có hạnh phúc gia đ́nh, và ông hănh diện khi chọn con đường ông đang đi ! Mỗi lần anh chị em tôi than cực, than thiếu thốn và đổ lỗi cho ba đă làm gián đoạn việc học của chúng tôi, th́ má lại bênh vực ba. Bà nói thời buổi chiến tranh, những người yêu nước đều phải xung phong giết giặc cho xứng với đấng nam nhi của đất Việt. Rồi bà hỏi: “Tụi con muốn ba theo Tây hay theo kháng chiến?”. Thế là bọn tôi hết dám nói năng ǵ nữa.

    Nhưng không dám nói năng không có nghĩa là trở nên yêu thích cuộc sống khổ cực, thiếu thốn trong vùng kháng chiến . V́ vậy, thỉnh thoảng má tôi vẫn nghe thấy tiếng thở dài của anh chị tôi, đồng thời bà vẫn phải yểm trợ cuộc tranh đấu hăng say của ba tôi. Chúng tôi kiên nhẫn chịu đựng cuộc sống trước mắt và không thần thánh hoá ông Hồ Chí Minh như trong gia đ́nh của đồng chí ba tôi, v́ má tôi không thần thánh một ai ngoài tổ tiên và ông bà của chúng tôi.

    Dần dần tôi nhận ra rằng không phải tất cả những ai bỏ thành để ra bưng biền chống Tây đều theo cộng sản. Một năm sau khi gia đ́nh tôi dọn tới Kim Qui, có thêm bốn gia đ́nh khác theo cách mạng cũng tới đó. Bên kia con kinh là nhà của bác Mười Cử và người con gái duy nhứt của bác, chị Kỳ Hoa. Bác Mười gái là bạn học cũ của má tôi. Bà đă qua đời ở Cần Thơ. Phía nam của kinh có gia đ́nh bác Tư Thành. Bác là một cán bộ kinh tài cao cấp của Nam Bộ. Ngang nhà bác Tư, có gia đ́nh bác Nam Hưng và bác Tư Thạch Son. Má tôi cho biết các bác đều là dân “trí thức” đă từ bỏ chăn êm nệm ấm, và cuộc sống sang giầu để đi theo Việt Minh.

    Bác Mười Cử theo Việt Minh, những kịch liệt chống lại đường lối của cộng sản. Có lần tôi đă nghe bác nói chuyện với ba tôi mà lớn tiếng chỉ trích đường lối sai lầm của cộng sản. Trong khi đó, hai bác Tư Thành và bác Nam Hưng theo một phe với ba tôi. Bác Tư Thạch Son th́ khác. Bác trung lập, theo Việt Minh, nhưng bác không theo cộng sản. Bác không dám chỉ trích hay phê b́nh công khai cộng sản. V́ lập trường trung lập này mà bác Thạch Sơn bị mấy bác kia kêu là “nửa người nửa ngợm”.


    Còn tiếp ...

  4. #3994
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Với sự hiểu biết non nớt của một đứa nhỏ bảy tuổi, tôi cứ thắc mắc hoài về những người đồng tâm, đồng chí chống thực dân Pháp này. Tất cả đều có tâm huyết, đều một ḷng muốn giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của bọn thực dân, vậy mà sao giữa họ vẫn có sự ngăn cách? Hồi đó, tôi c̣n nhỏ quá nên không biết ai phải ai trái. Muốn hỏi ba tôi nhưng không biết hỏi cách nào, tôi không đủ chữ nghĩa để đặt câu hỏi.

    Khi ngồi trên ghe nh́n thẳng về phía trước, tôi thấy chân trời và mặt nước ở cuối con sông dính liền nhau. Vậy mà ghe cứ đi hoài đi măi cũng không đi tới được chân trời. Một hôm tôi hỏi nhỏ anh Khôi: “Chừng nào ḿnh mới tới được chân trời?”. Anh ṿ đầu tôi rồi nói: “Trái đất tṛn, người ở đông ở tây có thể gặp nhau, nhưng không ai tới được chân trời”. Tuy chưa thoả măn với lời giải thích đó, tôi không dám hỏi thêm, v́ sợ anh chê là ngu. Anh thường khen tôi thông ḿnh, làm tôi phổng mũi, tự đắc. Thôi th́ cứ để anh tưởng tôi thông ḿnh thiệt.

    Tôi nghe dân trong vùng giải phóng cũng không tin tưởng vào Chánh phủ Hồ Chí Minh, họ chỉ tin ở hai bàn tay cần cù, chai cứng của họ thôi, ông ngoại tôi càng không ưa ông Hồ Chí Minh. Có lần tôi nghe ngoại kêu Hồ Chí Minh là “thằng già râu”. Tuy nhiên là ba tôi không bằng ḷng lời kêu đó, những ông chỉ nhăn mặt thôi, không dám có phản ứng ǵ.

    Cậu Hai Hợi cũng có ảnh hưởng lớn với tuổi thơ của tôi. Qua cậu, tôi biết bên ngoài vùng giải phóng, không hẳn chỉ có người theo Tây hay phản quốc. Người dân trong vùng bị Tây chiếm cũng sống với gia đ́nh riêng của họ. Có kẻ được hưởng hạnh phúc ấm no, th́ cũng có người chịu cảnh cơ cực, lầm than. Tất cả đều có bổn phận và trách nhiệm đối với gia đ́nh và tổ quốc, khác ǵ những người sống trong vùng giải phóng như chúng tôi. Cậu Hai c̣n cho biết ngoài trách nhiệm làm con cháu “cậu Hồ”, con nít c̣n có nhiều thú vui và niềm tin khác nữa. Theo cậu, bao giờ hết giặc, chúng tôi được trở về làng sẽ hiểu hơn.

    Má tôi thờ cúng ông bà. Tôi thường nghe bà khấn vái, cầu cả người đă khuất. Cũng có khi bà cầu Trời, khấn Phật. Lời khấn của bà nhỏ quá, tôi không hiểu bà cầu xin việc ǵ. Cậu Hai Hợi không tin ở Trời, Phật. Cậu dậy chúng tôi rằng Trời, Phật ngự ở hai vai con người để chứng giám mọi hành vi, tư tưởng của chúng ta. Cậu vẫn nói rằng nhờ Trời cậu luôn luôn được mạnh giỏi để có sức khoẻ cất nhà cho má tôi. Cậu cũng tạ ơn Trời, Phật mỗi khi qua khỏi một tai nạn. Có lần cậu hỏi tôi đă có bao giờ tôi cầu Trời, Phật chưa? Tôi lắc đầu và cho cậu biết tôi không tin ở Trời, Phật. Không những vậy, tôi c̣n nói một câu làm cậu giận: “Nếu Trời, Phật thiêng thiệt, cho cháu gặp mặt trong giấc chiêm bao của cháu”.

    Một hôm, cậu bảo tôi rằng ông Hồ chỉ là một trong hàng tỷ chúng sinh của Trời, Phật và ông Hồ đă đi lạc đường v́ ông chủ trương không thờ phượng Trời, Phật. Tất nhiên, tôi không tin lời cậu, một phần v́ tôi c̣n quá nhỏ, phần khác làm sao tôi biết lời nói của cậu là đúng. Trong khi các nhà ái quốc Việt Nam quyết tâm tranh đấu giành độc lập cho nước nhà khỏi ách nô lệ của ngoại bang, Hồ Chí Minh và các đàn em của ông (kể cả ba tôi) lại muốn áp đặt lên đầu lên cổ dân ta một lư tưởng ngoại lai, đó là chú nghĩa cộng sản !

    Anh Khôi tập kết ra Bắc, gia đ́nh tôi, gồm người mẹ và sáu con thơ, phải tranh đấu hàng ngày để tự tồn tại. Má tôi lúc đó có 38 tuổi. Chị em tôi thường hỏi lẫn nhau, bao giờ mới được gặp lại ba và anh Khôi! Thiếu ba và anh Khôi, gia đ́nh tôi cảm thấy bị mát mát quá lớn. Ngày chia tay, ba ân cần dặn ḍ chúng tôi: “hăy ngoan ngoăn chờ ba về!”. Nhưng có ai ngờ rằng ngày ba tôi về tôi lại trở thành một nữ điệp viên chống cộng sản.

    ***

    Những người đàn ông ra đi đă đem theo một phần lo sợ, những người ở lại cảm thấy an tâm hơn. Cuộc sống của chúng tôi trong làng Bang Thạch được ổn định nhanh chóng, nhưng không kém ồn ào của một đại gia đ́nh nhiều con nít. Tuy là bà con ruột thịt, bọn chúng tôi cũng ganh ghét nhau. Có lần, mấy người con của cậu Tư Diệp nói với chị em chúng tôi: “Tụi tao là cháu nội của ông bà nên được ông bà thương hơn”. Tôi đâu có chịu thua, liền trả miếng: “Má em là con gái út của ông bà, c̣n má chị chỉ là con dâu thôi”. Chị Yvonne tức quá, liền chạy đi khóc với d́ Bẩy. D́ bèn bắt tôi phải xin lỗi chị. Nhưng từ đó, chị không nhắc tại chuyện cháu nội cháu ngoại nữa.

    Chị Yvonne lớn hơn tôi ba tuổi, nên khôn lanh hơn tôi, biết cách khiêu khích và biết làm cho tôi bị đ̣n, bị phạt. Ngày xưa, người Việt thường không cho con nít nhắc đến tên tục của người lớn, v́ cho như vậy là phạm thượng. Vậy mà chị dám nói “Phàm làm người ai cùng biết nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Phàm là tên má tôi. Tôi tức lắm, những đâu có chịu thua, nhứt định phải trả đũa dù có bị ăn đ̣n. Tôi nói với Hải Vân: “Chừng nào có dịp ra ngoài chơi, ḿnh hái đu đủ ăn”. Chị Yvonne oà lên khóc chạy đi méc d́ Bảy. Tên ba của chị là Diệp, và mà là Đu. Tôi bị phạt không được ra khỏi nhà mấy bữa.

    Có những trận chiến cần phải tham dự dù biết sức ḿnh yếu hơn đối phương, những can đảm vẫn sẽ thắng.

    Tội nghiệp d́ Bảy, tối ngày cứ phải đi hoà giải cho cái đám cháu sống chung dưới một mái nhà. Những tranh chấp nhỏ này không bao giờ hết. Nhưng, dù có sóng gió đến chừng nào, ruột thịt vẫn là ruột thịt. Chúng tôi yêu thương đùm bọc nhau. Trong thời gian ở chung này, tôi học được bài học “Chị ngă, em nâng”.

    Cậu Chín Thuỷ để lại người vợ mới của cậu trước khi tập kết ra Bắc. Mợ Chín, tên con gái là Bích Lan, có thể coi như đẹp nhứt làng Bang Thạch. Mợ là con gái duy nhứt của bà Cả Ngài ngoài Cân Thơ.

    Má Mợ đă qua đời. Thỉnh thoảng bà Cả vô thăm con đi bằng một chiếc ghe lườn thật đẹp, ăn mặc cũng thật đẹp. Má nói bà không thích con gái bà mặc quần áo vải. Nhưng ở đây ai cũng mặc đồ vải hết. Chỉ khi nào có đám, có tiệc người ta mới mặc quần áo gấm. Bà ngoại tôi thương và chiều mợ Chín lắm. Mợ là vợ của người con trai út của ông bà. Mợ có pḥng riêng và cửa sổ có treo màn. Bà ngoại mướn người trong làng cất thêm hai căn nhà cho chúng tôi ra ở riêng. Nhà của chị Yến được cất trước v́ chị sắp sanh đứa con thứ ba. Bà ngoại muốn ổn định trước ngày sanh em bé. Ngoại c̣n mua một cái nôi mới toanh cho cục cưng tương lai.

    Nhà riêng của gia đ́nh tôi cất giữa nhà ông bà ngoại và nhà chị Yến. Nền nhà là nên nhà cũ của ông bà. Nhà này trước kia bị đốt rụi, khi họ vô lùng bắt hai câu Tư Diệp và Năm Sắc. V́ bắt hụt hai cậu nên họ giận dữ, nổi lửa đốt nhà. Sau trở lại vườn cũ, ông bà tôi không chịu cất nhà trên nền nhà bị đốt, chúng tôi không biết tại sao. Phải chăng ông muốn giữ lại nền nhà trơ trụi, cháy nám, để ghi nhớ cái thảm cảnh của bọn Tây lộng hành đốt nhà và t́m bắt con của ông.

    Giữa nhà mới của chúng tôi và nhà của ông bà ngoại là cái ao thả cá, giữa nhà tôi và nhà chị Yến là một miếng vườn trồng rau cải, cây trái. Nó chỉ là miếng vườn có cây, có trái như những miếng vườn khác má tôi đă từng đi qua trong tuổi thơ của ḿnh. Nhưng cái khác của nó là vườn riêng của ông bà tôi. Đất ở đấy mới là của ḿnh thật sự, chứ chúng tôi không chiếm đất của người khác. Thật ra, khi chúng tôi sống trên đất của người khác, má tôi vẫn lén ba tôi trả tiền cho chủ đất. Cái cảm giác vừa lạ vừa kiêu hănh khiến chúng tôi thấy tự đo, hănh diện v́ được sống ở nhà. Má tôi cũng sung sướng lắm. Mỗi lần dẫn chúng tôi ra vườn hái rau, bẻ trái, bà thường nói: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.

    Ở vùng giải phóng, con nít như tôi có bao giờ được thấy đồ chơi, ngoài cây đàn mandoline. Chị em chúng tôi vui với thiên nhiên và những ǵ có sẵn trên mặt đất. Khi cải xanh trổ bông vàng, ong bướm bay đầy vườn hút mật. Chúng tôi bắt ong bầu để “phát minh” ra một cái máy hát. Bọn chúng tôi bắt mấy con ong, bỏ vô một cái keo, rồi từ từ thả ong vào một thùng thiếc, dùng khu ( chôn )chén đè thật nhẹ lên con ong , đẩy nó đi ṿng tṛn, nó sẽ phát ra một âm thanh rè rè và vui tai. Bao giờ ong mệt đến chết, chúng tôi sẽ cho vô một hộp quẹt giấy rồi đem chôn. Chơi tṛ “đĩa hát” này thế nào cũng bị ong chích. Bọn chúng tôi không đứa nào tránh khỏi. Nhưng càng bị ong chích, chúng tôi càng có kinh nghiệm để có thể tạo nên những tiếng nhạc của ong hay hơn. Ong chết được chôn trong một nghĩa địa riêng mà chúng tôi đă chôn đủ loại côn trùng: thằn lằn, chuột con, rắn mối, chim con, dế mèn nhỏ xíu …

    ***

    Mùa nhập học năm 1954 trùng với mùa cam, quít chín ở trong vườn của ngoại tôi. Nhiều lái buôn từ Sóc Trăng chèo ghe lên Bang Thạch định giá quít, cam để mua măo. Họ đi hết bờ này, qua bờ khác, chú ư xem xét từng chùm quít để phỏng đoán số trái của những cây này. Có người đếm tới đếm lui ba bốn lần, nhưng không một ai dùng giấy mực để ghi chép hay tính toán. Họ có cách tính riêng của họ, đó là cách đếm lạt tre: “cây dài một chục, cây cụt một trăm”. Đến tối, họ xuống ghe ngủ để sáng hôm sau xem kỹ lại một lần nữa, rồi mới vào nhà gặp bà ngoại và dì Bảy để trả giá. Năm đó, người trả giá cao nhứt là 55.000 đồng. Từ nhỏ, v́ sống trong vùng “giải phóng”, tôi chỉ biết tiền “cụ Hồ ” nên không biết giá trị của 55 ngàn đồng là bao nhiêu. Tôi chỉ nghe ông ngoại cho biết năm này trúng mùa và hứa sẽ đưa chúng tôi ra chợ mua sắm thả cửa.

    Ông dẫn chúng tôi ra chợ Bang Thạch ăn mừng, và cũng sắm sửa giấy mực cho ngày tựu trường sắp tới. Mười sáu đứa cháu chắt vừa nội vừa ngoại đi theo ông. Đứa chạy trước, đứa chạy sau, mặt mày hớn hở. Mấy chị lớn đi gần ông ngoại trên con đường ṃn dẫn ra chợ Bang Thạch. Tiệm ăn không đủ ghế cho tất cả chúng tôi, ông chủ tiệm phải chạy về nhà lấy thêm. Người nấu bếp nh́n đám con nít với vẻ hài ḷng. Ông ngoại dơng dạc nói với chủ tiệm: “Đứa nào muốn ăn uống món ǵ cứ nấu cho nó, trừ rượu với cà phê”. Mọi người nh́n anh Quốc và tôi rồi cười khúc khích. Cách đây mấy ngày, anh Quốc và tôi được nhiệm vụ đi mua rượu đế cho ông ngoại ở tiệm hàng xén Bên Xáng (làng bị xáng múc thời Tây, nên người ta đặt tên là Bên Xáng).

    Anh Tân chủ tiệm hay khoe rượu hôm nay ngon hôm rượu hôm trước, v́ kỳ này có nếp tốt nên rượu ngon lắm. Một lần, hai anh em nửa đường, nổi tính ṭ ṃ nên thử, nhưng nếm hơi nhiều, rượu c̣n ít quá, chúng tôi lấy nước dưới rạch chế vô cho đủ. Lúc uống, ngoại chê là rượu hư, bắt anh em tôi đem trả. Hai đứa nh́n nhau rồi đành thú tội. Thế là từ đó chúng tôi bị mất việc đi mua rượu. Không được đi mua rượu nữa, chúng tôi bị thiệt hại nặng lại c̣n bị xấu hổ với các anh chị em trong gia đ́nh. Thiệt hại về tài chánh là chúng tôi không c̣n được hưởng số tiền lẻ tiệm thối lại, vậy là chúng tôi không có tiền mua kẹo, mua dây thun và đạn cu-li. Hai anh em tôi vừa buồn vừa mắc cở !


    Còn tiếp ...

  5. #3995
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Buổi đi ăn hàng đầu tiên với ông ngoại cũng là lần đầu tiên Hải Vân và tôi được thưởng thức cái ngon ngọt lạ thường của rượu xá xị. Tôi không nhớ là tôi uống mấy chai, nhưng tôi bắt đầu thấy khó chịu trong người mà không dám nói cho ai hay, cũng là lần đầu tiên ông ngoại dẫn một bầy con nít ra uống nước. Khi trả tiền xong ông lẩm bẩm nói một ḿnh: “Lần này bà mày phải đưa thêm tiền”. Thật ra, ngoại vẫn có dư tiền để trả cho chúng tôi đi sắm đồ. Khi tới trước một tiệm, ông dặn ḍ chúng tôi: “Nhớ sắm cái ǵ ḿnh cần trước, rồi mua cái ǵ ḿnh muốn sau, nghe chưa”.

    Hải Vân và tôi có biết cái ǵ ḿnh cần cho việc học đâu. V́ vậy, chúng tôi để chị Kim, chị Cương lo dùm. Từ lâu mơ ước khi hết giặc sẽ mua nhiều thứ lắm. Cuốn “sách ước” của tôi dầy cộm, vậy mà bấy giờ tôi chỉ nhớ được có hai thứ là kẹo chanh và cây dù. À, c̣n đôi giầy có quai mầu đỏ nữa. Nhưng tôi t́m hoài không thấy trong mấy tiệm ở cái chợ nhỏ này. Dù th́ nhiều lắm, nhưng cây nào cũng cao hơn đầu, nghĩa là chẳng có giầy mà cũng không có dù. Rốt cuộc chỉ có thể mua được kẹo chanh trong tiệm ông Sáu Em.

    Dù không biết một kilo là bao nhiêu, nhưng thường nghe người lớn mua đồ nói tới kilo, tôi nói với ông ngoại, tôi mua một kilo kẹo. Ông ngoại kêu ông Sáu Em cân cho cháu ông một kilo kẹo. Ôm một kilo kẹo trước ngực, tôi thầm tự hỏi không biết đến chừng nào tôi mới ăn hết cả gói kẹo này? Tôi bốc một nắm mời ông ngoại, nhưng ông từ chối, và cho biết răng ông rụng mấy cái rồi, nếu ăn kẹo có thể bị sâu răng mà rụng luôn mấy cái c̣n lại. Ông bảo tôi chia cho mấy anh chị em. Mọi người đều tḥ tay vô bọc bốc kẹo ăn. Người nào cũng bốc một nắm lớn, mà c̣n nói là ăn giùm tôi.

    Hải Vân và anh Quốc hớn hở ra khỏi tiệm với mấy gói đạn culi và hai gói dây thun. Đó là những món cần thiết mà hai người chuẩn bị cho ngày tựu trường.

    C̣n các chị tôi mua nào là đồ nịt ngực, lược chải đầu, kẹp tóc, kiếng để bàn, kiếng bỏ túi. Tôi th́ chưa biết trang điểm, mấy cục kẹo là vật quư giá nhất đối với tôi rồi. Hương vị ngọt ngào của kẹo, tôi coi như hương vị của hoà b́nh. Khi c̣n ở trong bưng biền, tôi mơ ước nhiều thứ lắm, và thầm ước ao sẽ mua, sẽ hưởng khi hết giặc. Vậy mà bây giờ những thứ đó không c̣n quan trọng nữa. Phải chăng tôi hằng mơ ước tự do, mà cứ tưởng ḿnh thèm muốn mấy món đồ vật chất? Bấy giờ được tự do rồi, những thèm muốn vật chất đó bỗng không c̣n quan trọng nữa.

    Ông ngoại tôi là xă trưởng của xă này đă về hưu, v́ vậy đi đến đâu cũng gặp người quen, ông khoe đàn cháu của ông với mọi người: “Đây là con Tư Diệp, kia là con Năm Sắc, hoặc Tám Phàm…”. Suốt buổi sáng bọn tôi cứ phải khoanh tay, cúi đầu chào đến mệt luôn. Trước khi chúng tôi đi theo ông ngoại, d́ Bảy và má tôi đă dặn đi dặn lại là bọn tôi phải giữ lễ phép với tất cả mọi người. Ai cũng vâng lời người lớn hết, chỉ có chị Yvonne hay bướng bỉnh căi lại. Chị nói: “Con nít nhà này có bao giờ không lễ phép; sao cứ nhắc hoài vậy?”.

    Ông ngoại dẫn chúng tôi tới Nhà Việc ở giữa làng. Nơi đây ông đă từng làm Xă trưởng. Ông Xă mới , là một người còn trẻ. Chúng tôi gọi ông là Cậu Hai, ông tên là ông Hai Trứ, cũng có người kêu là ông Hào Trứ . Ông tươi cười, hănh diện nói: “Cậu học chung với ba má tụi cháu hồi ông nội, ông ngoại tụi bay làm ông Xă ở đây”. Sau đó tôi nghe lỏm cậu Hai hỏi ông ngoại tôi, sao không cản ba và các cậu, lại để họ đi ra Hà Nội. Tôi không nghe rơ ông ngoại trả lời ra sao, chỉ nghe ông nói má tôi có thể lo nổi. Rồi ông tiếp: “Dù sao, nuôi dậy con là việc của đàn bà từ hồi xưa tới giờ”.

    Ông Xã trẻ nh́n chúng tôi tỏ vẻ thương hại. Nhưng thật ra trong thâm tâm tôi lại cảm thấy vui sướng và may mắn, sống ở trong bưng bao nhiêu năm trời mà không bị Tây bắn chết hoặc bị thương, bấy giờ lại được về sống với ông bà ngoại, được ông bà cưng chiều, được khoanh tay cúi đầu chào dân trong làng của ông ḿnh. Như vậy không là hồng phước sao ?

    Tôi cảm thấy gần gũi ông bà ngoại, v́ má tôi trước kia thường nhắc đến ông bà. Má tôi kể, có lần má tôi bị một anh du kích xét ghe và giấy đi đường. Anh thấy trong những giấy tờ có tấm h́nh của ông ngoại. Anh du kích ngắm h́nh hỏi: “Thời buổi này mà bà c̣n giữ h́nh Tây làm ǵ?”. Má tôi vừa giựt lại tấm h́nh vừa nói: “Mấy chú ơi, h́nh của ba tôi đấy chớ Tây với u ǵ đâu; v́ phải xa cha mẹ, tôi chỉ có tấm h́nh này để coi cho đỡ nhớ”. T́nh thương của má dành cho ông bà âm thầm nhưng đậm đà. Có thể v́ má tôi bị mặc cảm tội lỗi, đă không chăm sóc được cha mẹ già, nên lúc nào cũng xót xa khi nhắc đến ông bà.

    Hồi làm xă trưởng, ông ngoại tôi là một ông xă rộng lượng. T́nh thương của ông đối với gia đ́nh và dân làng bao la như gịng sông của làng Bang Thạch. Nhờ vậy, ông được mọi người từ lớn chí nhỏ kính trọng, quư mến. Điều đó cũng không lạ, v́ ông đă nhiều lần lấy tiền lương của ḿnh đóng thuế cho những người thiếu hụt , chẳng hạn những nhà nông bị mất mùa.

    Được sống gần ông, tôi mới hiểu tại sao anh Khôi coi ông là một vĩ nhân. Tinh thần ông bao giờ cũng phấn khởi, sống gần ông, ngày nào cũng là một ngày mới, một trang sách phiêu lưu mới. Ḷng ông lúc nào cũng rộng mở, nồng nàn với các cháu. Nhờ vậy, tôi dần dần vui lên và không có mặc cảm bị bỏ rơi nữa. Đi bên cạnh ông, tôi không sợ bất cứ ai. Mọi người trong làng đều là những người thân với gia đ́nh tôi. Ông ngoại là một vị trọng tài công bằng, dù phải đương đầu với hơn một chục cháu nội, ngoại, cháu cóc. Tinh thương của ông ban cho chúng tôi rất nồng nàn, rơ rệt. Ông kiên nhẫn, rộng lượng và quư các cháu như vàng. Trước kia, ông thương yêu con cái như thế nào, th́ bây giờ ông thương các cháu của ông như vậy. Cậu Năm Sắc qua đời khi được tha từ Côn Nôn về. Cậu Út mất về bịnh ban đen. Chúng tôi biết ḷng ông tôi cũng đă một phần chết theo hai cậu.

    Ông thường nói với chúng tôi, là ông nội hay ông ngoại khác với cha. Cha nghiêm khắc, kỷ luật để dậy dỗ con cái. Trong khi đó, ông th́ thương, th́ cưng các cháu. Ông không bao giờ đánh cháu. Mỗi sáng, chúng tôi chạy qua nhà ăn sáng với ông trước khi đi học. Khi đi học về, sau khi thưa với má , Hải Vân và tôi lại chạy qua nhà ngoại ăn trưa, rồi ở đó làm bài dưới sự chỉ dẫn của ông.

    Ḷng thương yêu các cháu của ông th́ bao la như vậy, những đối với vấn đề chính trị, ông nghiêm khắc lắm. Thỉnh thoảng, khi đi chợ Bang Thạch, ông ghé Nhà Việc lấy mấy tờ báo về xem. Ông nguyền rủa hội nghị Geneve đă chia đôi đất nước. Một nửa phía Bắc trao cho bọn cộng sản , một nửa phía Nam cho “công giáo Bắc kỳ” cai trị. Dì Bảy cũng tức giận theo ông. D́ là người nhiều t́nh cảm nên có lúc giận quá đến phát khóc.

    Ông thường hậm hực nguyền rủa: “Thằng chó đẻ biến đổi con tao”. Ngoại không muốn kêu tên Hồ Chí Minh mà chỉ nói là “thằng chó đẻ” thôi. Nhưng chúng tôi biết ông muốn ám chỉ ai. Người Nam chúng tôi coi hai tiếng “chó đẻ” là một câu chửi rất nặng. V́ vậy, chúng tôi biết ông thù ghét Hồ Chí Minh đến mức nào. Có lần tôi bắt chước ông, gọi chị Yvonne là “đồ chó đẻ” th́ chị nổi điên lên, khóc bù lu bù loa. Thế là tôi bị phạt hai ngày không được tắm sông với đám con nít trong gia đ́nh.


    Còn tiếp ...

  6. #3996
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Khi Tết sắp đến, ông mua giấy đỏ để viết liễn và câu đối. Ông c̣n dậy chúng tôi viết chữ Nho nữa. Ông giảng nghĩa những câu chữ Nho ông viết. Đó là những lời chúc mừng tốt đẹp cho nắm mới. Tôi không bao giờ quên được những chữ “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” mà ông quả quyết rằng: “Làm cháu của ông th́ phải có những đức tính này”. Chữ ông viết được dán trên vách, trên cột nhà đă đành, v́ rất đẹp. Nhưng cả những chữ vung về của chúng tôi cũng được ông trưng bày. Tết năm đó là cái Tết đầu tiên của tuổi thơ, tôi hưởng trong thanh b́nh của đất nước

    Từ ngày ba tôi và anh Khôi đi tập kết, chúng tôi về ở với bà ngoại, tôi rất sợ những buổi chiều. Ban ngày tôi ở nhà ông ngoại, được ông cưng chiều, quên đi nỗi thương nhớ cha và anh. Nhưng đến chiều, tôi phải về nhà. Cứ trông thấy má, tôi lại không khỏi nghĩ tới những người đi xa. Ban đêm, nằm một ḿnh ôm gối mà trong ḷng thấy trống vắng lạ lùng. Tôi thường nh́n ra cửa sổ, nhắm mắt lại, khấn thầm để xin một điều: “Cầu Trời khấn Phật cho con được thấy ba con và anh Khôi khi con mở mắt ra”. Đêm nào tôi cũng ước như vậy suốt mấy tháng trời liền.

    Cho đến một hôm, tôi bỗng nhớ lại lời nói của anh Khôi: “Trời có hiện ra trên trần gian này khuyên ba đừng đi Kim Qui, ba cũng đi”. Tôi biết chắc rằng ba thương yêu tôi lắm, nhưng ḷng thương yêu không thể giữ chân ông ở lại miền Nam với gia đ́nh. Vậy th́ tốt hơn hết là tôi không nên làm phiền Trời Phật nữa. Từ đó, tôi mới ngưng cầu xin, mong ước được gặp lại ba và anh, mà chỉ xin hai người được b́nh an trở về với chúng tôi như ông đă hứa.

    Điều may mắn lớn cho chúng tôi là phải xa ba, nhưng lại được hưởng t́nh thương của d́ Bảy. Như vậy cũng an ủi được rất nhiều. D́ là người có nhiều nhiệt t́nh với cách mạng. D́ không lấy chồng để thay thể các anh và em trai gánh vác việc gia đ́nh, chăm sóc ông bà ngoại. Một tay d́ lo hết việc cai quản ruộng nương. D́ hiếu thảo với cha mẹ, bao bọc đại gia đ́nh. D́ đă làm tṛn trách nhiệm của một người giữ hương hoả. Chỉ có điều đáng tiếc là tâm hồn d́ đă trao trọn vẹn cho cách mạng, cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam, kể từ ngày các anh của d́ đi theo kháng chiến chống Pháp. D́ được lối xóm láng giềng, từ già đến trẻ quư mến. D́ là người mẫu mực, sống cho danh dự và tiếng tốt của gia đ́nh. Ông ngoại tôi nhận xét về d́ như sau: “Nó là tín đồ của Cộng sản, mà thằng chó đẻ đem từ nước ngoài về làm hại dân, hại nước“.

    Chúng tôi rất hănh diện được làm cháu của d́ Bảy. Người làng Bang Thạch đều quư mến d́, nên chúng tôi được hưởng nhiều ưu đăi. D́ tôi biết vậy, nên thường nhắc nhở chúng tôi không nên lợi dụng ḷng tốt của bà con lối xóm. Tất nhiên là chúng tôi không bao giờ dám trái lời d́.

    Đi làm quần quật suốt ngày, lúc th́ việc trong nhà, lúc th́ việc vườn tược, điều khiển người giúp việc ruộng nương, v́ vậy bàn tay d́ chai cứng, không được mềm mại như của tôi. Nhưng hai bàn tay đó đă nấu những bữa cơm ngon hầu ông bà ngoại tôi, đă làm những cái bánh ngọt ngào cho lũ cháu. D́ là người đàn bà gương mẫu, trinh trắng, trung hậu với gia đ́nh, với non sông, đất nước. Tôi thường theo phụ giúp d́ khi đi tưới bờ trầu cho bà ngoại, hay lúc đi hái đậu, bẻ cà.

    Đêm nào tôi được ngủ với d́, d́ cho tôi thức khuya với d́. D́ đọc cho tôi nghe những bài thơ d́ làm. D́ c̣n dạy tôi làm thơ nữa. D́ bảo tôi: “Cháu làm thơ thầm trong ḷng cháu, rồi khi có thời gian cháu viết ra giấy”. Có những bài thơ của d́ làm tôi không cầm được nước mắt. Tôi c̣n nhớ một bài tả một đứa trẻ mồ côi sống sót sau một trận mưa bom. Khi một anh Vệ quốc quân đến an ủi, em kể Tây đến đó đốt nhà giết cả cha lẫn mẹ. Lại có những bài thơ hùng tráng ca ngợi những chiến thắng vẻ vang của kháng chiến, như trận Đèo Hải Vân, trận Điện Biên Phủ. Thơ của d́ được các phụ nữ trong vùng giải phóng chuyền tay nhau đọc.

    D́ cũng biết ngâm thơ nữa. Nằm trên vơng vào những buổi trưa hè nóng nực, d́ ngâm thơ cho tôi ngủ.

    Sau khi Tây thất trận, trong vùng Việt Minh, người ta thấy một bài thơ dài tựa đề “Một thế kỷ, mấy vần thơ”, không biết tác giả là ai, nhưng d́ Bảy bắt tôi học thuộc ḷng, nên cho đến nay tôi vẫn c̣n nhớ. Theo d́, nội dung bài thơ này đă nói hết tâm sự của ba tôi, cũng như của tất cả những người yên nước. D́ ngâm bài tho này hoài, bất cứ lúc nào, bất cứ làm việc ǵ. “Một thế kỷ, mấy vần thơ” như sau:
    Ánh hồng chói rạng chân trời mới
    Ngọn lửa đao binh tắt lịm rồi.
    Có kẻ chiều nay về cổ quận.
    Âm thầm không biết hận hay vui.
    Chiều nay…
    Kèn kêu tức tưởi nghẹn lời,
    Tiếng ngân xúc động dạ người viễn chinh.
    Chiều nay…
    Trên nghĩa địa
    Có một đoàn tinh binh
    Cờ rũ và súng xếp
    Cúi đầu và lặng thinh
    Nghẹn ngào giă biệt người thiên cổ
    Đất lạ, trời xa sớm bỏ ḿnh.
    Thịt nát, xương tan hồn thảm bại
    Ngh́n năm ôm hân cơi u minh
    Hỡi ai lính viễn chinh
    Chiều nay bước xuống tầu binh trở về
    Tàu xúp lê! Tàu xúp lê!
    Cửa Hàm Tử lao xao sóng gợn,
    Bến Bạch Đằng lởn vởn hồn quê
    Bước đi những bước nặng nề
    Ngày đi chẳng biết, ngày về chẳng hay,
    Giựt ḿnh bấm đốt ngón tay
    Trăm năm một giấc mộng dài hăi kinh,
    Ngày anh đến đây,
    Thành Đà Nẵng tan hoang v́ đại bác,
    Xác anh hùng Đinh, Lư hoá tro bay
    Giữ Gia Định, Duy Ninh liều mạng thác,
    Ôm quốc kỳ tuẫn tiết giữa ṿng vây,
    Phan Thanh Giản nuốt hờn pha thuốc độc
    Bởi xâm lăng bất nhượng nước non này.
    Và Thăng Long máu hoà bao lớp đất
    Thất kinh thành Hoàng Diệu ngă trên thây,
    Hỡi ơi xương máu dẫy đầy
    Chân anh dẫm đến, đất này tóc tang
    Tay gươm tay súng
    Bước nghinh bước ngang
    Anh bắn anh giết
    Anh đâm anh dẫm
    Anh đầy Bà Rá, Côn Nôn
    Anh đoạ Sơn La, Lao Bảo
    Anh đoạt hết cơm hết áo
    Anh giựt hết bạc hết vàng
    Chặt đầu ông lăo treo hàng thịt
    Mổ mật thanh niên giữa chiến trường
    Côi quết trẻ thơ văng máu óc
    Ở nhà vợ đợi con trông
    Vắng anh t́nh nặng, nghĩa hồng cũng phai
    Tàu xúp lê một!
    Tàu xúp lê hai!
    Cửa Hàm Tử lao xao sóng gợn,
    Bến Bạch Đằng lởn vởn hồn quê
    Bước đi những bước nặng nề
    Ngày đi chẳng biết, ngày về chẳng hay,
    Tàu xúp lê một!
    Tàu xúp lê hai!

    Dù được sống b́nh yên trong sự chăm sóc, yêu thương của ông bà ngoại và d́ Bảy, tui vẫn không sao quên được Ba tôi và anh Khôi. V́ vậy tôi rất cô đơn, hay lẽo đẽo theo d́ Bảy. Muốn an ủi tôi, d́ hay ca tụng Chánh phủ Hà Nội. D́ vẫn tin rằng, chỉ hai năm nữa ba tôi sẽ về đoàn tụ với gia đ́nh, và nước nhà sẽ được độc lập, tự do. D́ lúc nào cũng lạc quan. D́ bao dung, rộng lượng, vị tha, và tuyệt vời nhứt là d́ đem tôi gần với dân tộc và đất nước.

    ***

    Những năm sống trong vùng giải phóng, chúng tôi không hề biết đồng bạc Đông Dương ra sao mà chỉ biết tiền “Cụ Hồ”. Trước khi ba tôi và anh Khôi lên đường tập kết, má tôi gom góp c̣n được bao nhiêu tiền “cụ Hồ” đưa hết cho hai người, v́ thứ tiền này ở thành phố không có giá trị ǵ hết, thua cả tờ nhật tŕnh cũ, v́ ít ra tờ nhật tŕnh cũ c̣n gói được miếng thịt, con cá khi đi chợ. Dù vậy, ai c̣n giữ tiền “cụ Hồ” lại có thể bị “ủ tờ”.

    Ba đi rồi, má không c̣n một xu dính túi. Nhưng may là ngoại vừa bán được quít, chia cho má một phần. Nhưng má là người muốn tự lập, không muốn nhờ vả ông bà ngoại và d́ Bảy nên bà bắt đầu t́m việc làm nuôi con.

    Có hai tiệm bán quần áo ở chợ Cần Thơ giao cho má tôi việc may áo dài. Mỗi tuần má ra chợ Cần Thơ nhận vải về may, rồi giao hàng cho họ. Mỗi lần má tôi đi Cần Thơ, thường đưa con, hoặc một đứa cháu của má đi theo . Chúng tôi ai cũng nao nức chờ đến lượt ḿnh , làm “nhà quê ra tỉnh”. Hồi đó, quăng đường dài 20 cây số từ làng Bang Thạch tới Cần Thơ sao mà dài lê thê. Xe đ̣ từ Cà Mau, Bạc Liêu hay Sóc Trăng đă đầy khách trước khi tới bót 18 hay chợ Bang Thạch mà anh lơ xe vẫn tham lam rước thêm khách ở dọc đường nên dù xe đă chật cứng, mà không bao giờ thiếu chỗ cho người lên sau.


    Còn tiếp ...

  7. #3997
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Rồi cũng đến phiên tôi được theo má ra chợ Cần Thơ. Đêm không sao ngủ được, chỉ mong cho trời mau sáng, tôi dậy khi gà gáy sáng. Mấy người tá điền của ông bà ngoại tôi vẻ ngạc nhiên khi tôi ngồi ăn sáng với họ. Ăn xong mọi người ra đồng, c̣n tôi đến ngồi cạnh bà ngoại để coi bà nấu, phụ bà đưa củi dừa vô ḷ. Bà chỉ cho tôi cách nấu khuyên tôi phải biết kiên nhẫn khi quấy nồi tấm; mạnh quá sẽ lủng đít nồi, v́ nồi bằng đất; nhẹ tay th́ tấm sẽ khét. Bà nói: “Làm ǵ th́ con cũng phải để tâm vô th́ mới thành”. Lời khuyên của bà theo tôi suốt cuộc đời. Sau này, những ǵ tôi thích đă làm với trái tim của bà, và bàn tay say mê việc ḿnh làm.

    Sau khi nấu tấm heo, bà dẫn tôi ra đốt nhang ngoài miễu ông Thổ thần. Miễu này được dựng lên từ ngày ông bà được ông tổ giao miếng đất làm của, nghĩa là cái miễu đă lâu đời, trên 60 năm. Bà tôi đốt nhang, khấn vái. Tôi không nghe bà xin xỏ điều ǵ, chỉ nghe bà tạ ơn Ông đă cho chúng tôi được mùa năm đó.

    Khi theo má tôi ra tỉnh, tôi mặc một bộ đồ mới nhứt. Tôi đội cái nón có nơ màu hồng ông ngoại tôi mua cho trước đó. Bà cho tôi đi chợ và dặn “Con cứ mua cái ǵ mà hồi đó tới giờ muốn, đừng có mua thêm dây thun với đạn culi nữa nghe hông”. Điều đó bà không lo, v́ tôi đă có cả keo đạn cất giấu trong nhà, sau công cuộc bắn culi ở trường.

    Chợ Cần Thơ ồn ào, náo nhiệt với một rừng người tới lui mua bán. Tôi sợ bị lạc nên cứ phải nắm vạt áo của má. Nhìn chung quanh tôi, tiếng rao hàng, trả giá, tiếng con nít khóc … toàn là những âm thanh xa lạ, quyến rũ tôi, làm tim tôi đập liên hồi. Tôi nh́n không chớp mắt những người quần là áo lượt trước những tiệm vàng, tiệm vải Ấn Độ.

    Kỳ lên tỉnh này hoàn toàn tốt đẹp. Tôi không có bị lạc, nhưng có một điều làm cho tôi, đứa bé chín tuổi, phải hổ thẹn và tủi thân, may là chỉ có má tôi biết thôi. Sau khi giao hàng, má tôi dẫn tôi đến thăm cô giáo Chức, bạn cũ của ba má tôi trước khi ba má tôi vô vùng giải phóng. Trong lúc ngồi đợi ở pḥng khách, má tôi ngồi trên một cái ghế mây, c̣n tôi lại ngồi vắt vẻo trên một cái bàn giữa mấy cái ghế salon. Má tôi gọi tôi lại bên bà, rồi cắt nghĩa:

    “Con ngồi lên bàn nước, cái đó không phải cái ghế ngồi”.

    Dù chỉ có ḿnh, má thấy cái nhà quê của tôi, má tôi cũng xấu hổ vô cùng. Suốt buổi sáng đó tôi nghe ḷng buồn man mác, cái buồn của đứa con bị bỏ rơi. Ba tôi đă đem con bỏ chợ, không có một sự dậy bảo nào để hội nhập với đời sống quá khác xa với vùng giải phóng. Nhưng rồi chuyện đó cũng qua, khi tôi được đến tiệm bán dù. Đứng trước cả trăm cây dù trong tiệm, tôi bỗng thấy tim đập loạn xạ. Đây rồi, đây là ước mơ của đứa bé trong khu chợ, hết giặc về thành, mua cho được cây dù che nắng, che mưa. Nhưng sau một hồi coi đi coi lại mấy chục kiểu dù, tôi lại thấy ḿnh không muốn mua nữa. Má tôi ngạc nhiên khi má hỏi tôi chọn cây nào, tôi lắc đầu: “Ḍm vô kiếng, thấy ḿnh lùn xịt, nhỏ xíu mà che cây dù, thấy con vừa ngu, vừa nhà quê, con hết muốn mua dù rồi”.

    Nhưng đôi giầy sandale là một chuyện khác tôi phải có đôi giầy sandale mầu đỏ trước khi về Bang Thạch. Đôi giầy này cũng có trong sách ước của tôi, hồi Tây nó c̣n bỏ bom trên đầu trên cổ chúng tôi. Mua được đôi sandale rồi, tôi mang vô liền, lấy đôi guốc bỏ vô cái giỏ đi chợ của má. Mỗi lần đi ngang qua tiệm nào có kiếng, tôi liếc nh́n bóng ḿnh với đôi sandale màu đỏ. Chừng đó tôi mới hả dạ. Tôi nhờ má giúp tôi mua cho ông ngoại cái hộp quẹt máy, v́ cái hộp quẹt ông đang có cũ lắm rồi. Ông vẫn nói ông thương nó nhưng mỗi lần thấy ông quẹt ngón tay cái của ông trợt lên trợt xuống cái bánh xe đă ṃn láng, tôi hứa thầm sẽ mua cái mới cho ông khi có dịp.

    Tôi mới ra tỉnh lần đầu, nên mùi đông quê con vương trên tóc, trong cặp mắt mở thao láo trước những cảnh lạ, người lạ của chốn thị thành. Tôi so sánh cái nhộn nhịp của thành phố với sự cô quạnh của những khu rừng già hẻo lánh mà gia đ́nh tôi đă từng sống trong vùng giải phóng. Có một lần anh Khôi nói với chúng tôi: “Ai cũng có thể sống ở thành phố được, nhưng chỉ có một số rất ít người t́m được hạnh phúc trong đời sống như của ba ḿnh”. Chị tôi trả lời rằng nếu chúng tôi có hạnh phúc là v́ tôi luôn luôn có cha có mẹ bên cạnh, chớ không ai lại đi về cuộc sống tiều phu trong rừng sâu hẻo lánh này đâu.

    Chiều hôm đó, trên đường về Bang Thạch, tôi nghe ḷng lâng lâng với dư âm của thị thành. Chị Yvonne và chị Thảo, hai người con trung thành với cách mạng, mắng tôi khi biết tôi về nhà với bóng thị thành đầy ắp trong t́m. Một chị nói “Ḿnh ra chợ v́ công việc, chớ ḿnh không phải là dân thành thị”. Chị kia th́ hăm he: “Thành đô khổ lắm em ơi. Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than”.

    ***

    Tôi nhớ hoài một buổi chiều vàng thật bẽ bàng, ngang trái, trên con sông trước của nhà chúng tôi. Hôm đó, hai chị Kim, Cương ngồi trên bờ sông trông chừng Hoà B́nh và Minh Tâm đang tắm sông. C̣n Hải Vân và tôi th́ ném ngói vụn cho bay lướt trên mặt nước, hai chị em thách nhau coi đứa nào ném xa hơn.
    Má đă rời nhà từ hừng sáng để ra Cần Thơ t́m chỗ ở mới cho hai chị em tôi tiếp tục việc học hành, và cũng là để cho việc làm của má thêm thuận tiện. Bỗng chị Kim vùng đứng dậy, chỉ tay về hướng vườn quít. Miệng chị há hốc, nhưng không thốt nên lời, chúng tôi nh́n theo tay chị, thấy một nông dân đang đi tới. Ông bước những bước nặng nề đi về hướng chúng tôi. Hai ống quần ướt xũng tới đầu gối. Khi ông tới gần, tôi nhận ra vẻ quen thuộc nơi ông. Rồi chúng tôi cùng la lớn: “Ba về!”.

    Chúng tôi chạy ào tới đón ba. Ông quỳ xuống đất ôm chầm lấy, hôn chúng tôi liên hồi như ông đă xa chúng tôi cả ngàn năm.

    “Má con đâu”. Ba hỏi chị Kim.

    Chị nh́n xuống đất, ngập ngừng, rồi trả lời:

    “Con không biết! Mà … mà ... má dặn … không được nói cho ai biết má đi đâu”.

    Ba thốt kêu lên với giọng nửa ngạc nhiên nửa trách hờn:

    “Con ơi, ba đâu phải là người xa lạ. Nói cho ba biết má ở đâu đi Kim”.

    “Con nói thiệt, con không biết mà”. Chị Kim một mực từ chối.

    “Kim, ba về để rước má và các con ra Hà Nội với ba. Ba đổi ư rồi, ba muốn má và tụi con đi theo ba. Con cho ba biết má ở đâu đi”. Ba năn nỉ.

    Trong khi chị Kim đang bối rối th́ Hải Vân chợt nói:

    “Má con ở nhà cô giáo Chức”.

    Cô giáo Chức và ba má tôi là chỗ thân thiết với nhau trước khi ba tôi đưa gia đ́nh vào vùng kháng chiến. V́ vậy, ba tôi biết nhà cô ở trên đường Nhà Đèn. Hai chị Kim, Cương cũng cho biết ba không thể ra chợ Cần Thơ t́m má v́ rất nguy hiểm. Công An quốc gia đă nhiều lần tới nhà kiếm ba. Ba tôi trấn an con cái, rồi dẫn chúng tôi vô nhà, ông không muốn ông bà ngoại biết ông đi t́m má, chỉ có d́ Bảy là biết ba tôi về thôi. Ông hoá trang thành một người hành khất, rồi dặn chúng tôi phải ở trong nhà. Nếu má chịu theo ba ra Hà Nội, d́ Bảy sẽ chèo ghe đưa chúng tôi vô Xẻo Môn. Trước khi bỏ đi, ba còn dặn thêm chị Kim: “Phải nhớ lời ba, nghe con”. Rồi ba hôn Hoà B́nh và ôm Minh Tâm vào ḷng. Ba hôn những ngón tay bé nhỏ của em tôi và nâng niu bàn chân của em c̣n thơm mùi sữa. Như muốn em tôi nhận ra, cha nựng Minh Tâm: “Ba … ba nè”. Xong, ba lau nước mắt, mím môi lại rồi bước nhanh ra khỏi cửa, biến dạng trong khu vườn xanh ngắt.

    Tôi hôm đó hai chị Kim, Cương đóng chặt cửa, c̣n chèn bàn tṛn nữa. Tôi thầm thắc mắc, không biết hai chị không muốn cho ba vô nhà, hay sợ Công An? Hoà B́nh nhớ má khóc hoài. Hải Vân ru Minh Tâm trên vơng giăng trong mùng. Khi cả nhà đă ngủ yên, trong khoảng đêm trường tĩnh mịch, tôi băn khoăn nghĩ lại chuyện vừa xảy ra. Tôi không hiểu tại sao chị Kim lại không muốn ba gặp má? Sự xuất hiện bất ngờ và ngắn ngủi của ba đă làm tinh thần của chị em chúng tôi bị xáo trộn. Căn nhà lúc này sao mà trống vắng, lại bao trùm một mối lo âu, sợ sệt không rơ ràng.


    Còn tiếp ...

  8. #3998
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Trái tim nhỏ bé của tôi cũng bị xé ra làm hai. Lúc th́ tôi ước ba gặp được má ở Cần Thơ, rồi lúc khác tôi cầu xin Trời Phật giấu má để ba không t́m ra. Trong tận đáy ḷng, tôi không muốn đi theo ba ra Hà Nội, mà tôi cũng không muốn má bị ép buộc phải đi. Tôi đă hiểu rằng nhà cầm quyền Hà Nội sẽ không cho má tôi tự do may vá kiếm tiền nuôi con. Mà phải đi vào trong các công xưởng. Trời ơi, cái tiếng “xưởng” nghe khủng khiếp làm sao! Nó là nơi đầy đoạ kiếp con người trong cái gọi là “xă hội chủ nghĩa” mà ba tôi đang tôn thờ.

    Mới đây, làm con của nhà cách mạng chống Pháp nó danh dự, nó quư giá; nay lại thấy xấu hổ, hết giá trị, khi biết Quốc gia lùng kiếm cha tôi.

    Trên bộ ngựa giữa nhà, tôi suy nghĩ mông lung. Với bộ óc non nớt của đứa con nít lên chín, tôi bỗng khám phá rằng tôi lại muốn tự bảo vệ cái thân ḿnh. Tôi cũng chưa ư thức được tôi tự bảo vệ là tôi chống lại chính quyền Hà Nội, hay chỉ chống ba tôi thôi. Tôi nhớ lại những đêm tôi nằm nghe ba má căi nhau. Má nói đi nói lại nhiều lần là người và súc vật khác nhau. Con người có t́nh cảm và biết cách biểu lộ được t́nh cảm. Vậy mà Chánh phủ cộng sản ở ngoài Bắc không cho người ta ăn nói, tự do yêu thương nhau. Tất cả trở thành chai đá như những bức tượng đồng bên Liên Xô. Má tôi chọn đời sống giản dị của người miền Nam. Nhưng ba tôi sống, thở, nằm ngủ và cảm thấy có hạnh phúc với “xă hội chủ nghĩa”. Má tôi tuyệt đối không bóc lột bất cứ một ai, kể cả người giúp việc nhà. Đồng thời ba cũng không muốn cho ai bức chế đời sống riêng tư của gia đ́nh bà.

    Nhưng c̣n đời sống của ba ở ngoài Bắc sẽ ra sao? Ông sẽ héo ṃn v́ nhớ vợ, nhớ con, ông sẽ cảm thấy rất cô đơn khi các đồng chí khác vui sống với gia đ́nh của họ. Ông không c̣n được nghe tiếng cười, tiếng nói, tiếng khua đũa, khua chén của chúng tôi trong những bữa cơm nữa. Rồi ai đàn cho ba nghe? Ai đ̣i ba kể chuyện đời xưa? Chuyện Thần hổ xám ba kể chưa hết. Mấy con ma trong chuyện đường trường cách mạng đang nằm đợi trong những mái nhà tranh hoang vắng, mà ba tôi c̣n bỏ dở. Ba tôi thường cho biết ông đă bị nhiều cực h́nh khi bị Tây đầy ra Côn Đảo. Chúng biệt giam ông, chúng bẻ gẫy tay ông, một hoạ sĩ tài hoa. Vậy mà ông cũng coi là thường. Nhưng nỗi đau phải xa vợ con th́ ông không chịu nổi.

    Càng nghĩ, tôi càng thấy tim tôi nhói đau, mắt tôi cay, miệng tôi đắng. Tôi ngoảnh nh́n hai chị Kim, Cương như muốn cầu cứu, nhưng h́nh như hai chị cũng bối rối như tôi vậy, có khi c̣n bối rối hơn nữa. Chị Cương nh́n cái mặt buồn xo của tôi rồi bảo “Đi ngủ đi cưng!”.

    Tôi vô mùng nằm, không thèm đánh răng, rửa mặt như mỗi tối nữa. Nằm trong bóng tối của màn đêm, tôi nghe tiếng tim tôi đập, nghe tiếng muỗi vo ve ngoài mùng, tiếng mấy con thằn lằn chặc lưỡi trên nóc nhà. Nằm im hồi lâu mà vẫn không ngủ được, tôi rón rén ḅ ra khỏi giường. Tôi ḅ ra khỏi nhà qua cái lỗ chó của con Nô, v́ tôi không muốn làm kinh động hai chị khi tôi đụng tới cái bàn chặn cửa.

    Ngoài sân, sao đầy trời. Vậy mà chẳng có ngôi sao nào có thể soi sáng ḷng tôi. Chung quanh tôi, đom đóm bay lượn chập chờn, khi tối khi sáng, làm tôi nhớ đến câu chuyện “mắt ma”, mà trước kia chị vú giữ Hải Vân đă kể cho chúng tôi nghe. Tôi chạy một hơi qua nhà ông bà ngoại, chui qua lỗ chó, rồi đánh thức d́ Bảy dậy. D́ bảo tôi lên giường nằm cạnh d́. Có lần d́ đă khuyên tôi không nên khóc khi nhớ ba, v́ khóc chỉ làm má buồn thêm mà thôi. D́ găi lưng tôi và ru tôi ngủ bằng những câu ḥ gặt luá. Nhưng tôi chưa ngủ được th́ d́ đă ngáy.

    Đến nửa đêm th́ mưa bắt đầu rơi. Tôi nghe như tiếng nức nở trong ḷng tôi hoà lẫn với tiếng mưa rơi ngoài trời. Có lúc tôi lại tưởng tiếng rơi của nước mắt, của ngàn giọt lệ chia ly. Ngàn giọt lệ ấy có trong gia đ́nh tôi, trong mỗi gia đ́nh có cha có anh đi tập kết. Lệ đang rơi trên quê hương rách nát, v́ những người làm chánh trị, tự nhận là các nhà ái quốc, đă chia ranh, xé bờ đất nước thân yêu của chúng ta. Cả ngàn, cả triệu giọt lệ đang rơi ngập cả hai miền Nam Bắc.

    Đến sáng, chị Kim qua nhà ông bà ngoại, dẫn tôi về để sửa soạn đi học. Tôi hỏi chị có muốn đi Hà Nội với ba không? Chị Kim lắc đầu, nhưng không nói một lời nào.

    Tôi đi học về rồi mà vẫn chưa thấy má đâu. Thật t́nh tôi cũng không muốn má tôi về ngay sáng hôm đó, v́ nếu má về có nghĩa là má đồng ư đi với ba ra Hà Nội. Tôi thấy ḿnh tội lỗi khi mong ước như vậy. Sự thật, chúng tôi đă rất hài ḷng với cuộc sống tạm yên bên cạnh ông bà ngoại rồi.

    Rồi chỉ vài ngày sau, tôi quên khuấy đi việc ba tôi trở về.

    Tâm hồn non dại của chúng tôi dễ xúc động trước những chuyện bất ngờ xảy ra, mà cũng dễ quên đi v́ những thú vui trước mắt. Ngày nào tôi cũng mong cho mau tối rồi mau sáng để được đi học. Ở trường, tôi búng dây thun vào loại siêu đẳng nên ăn hết dây thun của các bạn học. Đánh đũa, tôi chỉ thua có chị Thảo. C̣n tṛ chơi bắn culi tôi ăn được cả trăm viên.

    Chúng tôi - anh Quốc, Hải Vân và tôi - thường đến trường trễ, nhưng thầy giáo không biết, v́ lớp học của chúng tôi lộn xộn lắm, chỉ có một pḥng mà có tới 60 học tṛ của ba lớp: lớp hai, lớp ba, lớp tư. Sở dĩ chúng tôi hay đi trễ, v́ chúng tôi vừa đi vừa chơi trên quốc lộ. Cũng cùng một đường lộ, nhưng sáng nào cũng là một ngày mới, một con lộ mới, có biết bao nhiêu cái mới lạ để t́m ṭi. Mấy ngày, chúng tôi đi coi tài bắt rắn của một anh lính Miên ở bót 21 trên quốc lộ đi Sóc Trăng. Anh ta úp một cái rọ bằng tre lên miệng một cái lỗ mà anh nghi là hang rắn rồi t́m một cái lỗ nhỏ, lấy que tre dài thọc vô lỗ đó. Thế là mấy con rắn ḅ ra chui hết vô rọ.

    Anh lính Miên nắm đầu mấy con rắn, bẻ răng và xỏ vào một cây nhọn thành một xâu. Tôi không dám đến gần phần v́ sợ rắn, phần v́ anh hôi mùi rượu và mùi mồ hôi khét lẹt. Mùi hôi nực nồng khiến tôi buồn nôn. Anh đưa xâu rắn ngắm nghía, rồi cười sung sướng với một vẻ tự hào, nói một câu tiếng Việt theo giọng Miên: “Coi nè, coi nè, hết bắt đủ một tối ngày”. Hải Vân ṭ ṃ chạy theo anh. Anh quay lại hỏi anh Quốc và Hải Vân:

    “Tụi bây có biết ăn con rắn hông?”

    Anh quốc trả lời:

    “Hông”

    Người lính Miền nói:

    “Tan học lại bót tao cho ăn”.

    Trưa hôm đó, anh Quốc và Hải Vân xin phép chị Yvonne cho ở lại trường để bắn đạn culi. Nhưng tôi biết hai người đi lại đằng bót.

    Hôm sau, Hải Vân cho biết thịt rắn nướng ăn ngon lắm. Những nó cũng cho biết khi ăn thịt rắn, nó cứ nhớ đến mấy con rắn từ trong hang chui ra, da bóng lưỡng th́ lại lợm giọng muốn ói. Anh Quốc lại cho biết họ hứa sẽ cho ăn thịt chó khi nào họ bắt được con chó trong làng. Từ đó, chúng tôi không dám dắt con chó Nô đến trường nữa. Nhưng dù chúng tôi đă cẩn thận đề pḥng, vậy mà mấy tháng sau con Nô cũng vẫn bị lọt vô bếp ăn anh lính Miên. Nó không bị anh bắt giết, mà nó bị xe đ̣ Nhơn Hoà đụng chết; anh đem xác nó về bót làm thịt.

    Má và chị em chúng tôi khóc hết nước mắt v́ cái chết thảm thương của con chó trung thành. Giận mấy người lính Miên. Rồi em bà con của má nhắc lại , cũng những người Miền trên bót 18 cướp má của cậu mấy năm trước, rồi đâm bà chết, thả xuống sông gần chợ Bang Thạch. Cậu căm hờn nói: “Người nó còn đâm chết, chó nó bắt nó ăn, là chuyện thường”. Đây không phải là lời an ủi, mà cậu làm chúng tôi ghét người Miền hơn nữa.

    Khi má tôi từ Cần Thơ về, Hải Vân và tôi bị đuổi “ra sân chơi” để người lớn nói chuyện quan trọng. Sau đó, má cho biết má quyết định ở lại miền Nam, v́ “hai năm nữa ba sẽ về”. Th́ tương lai của chúng tôi đă được quyết định.


    Còn tiếp ...

  9. #3999
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ông ngoại tôi thường nói với con cháu là gia đ́nh ḿnh là gia đ́nh nông dân, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ông coi sóc vườn như bà ngoại và d́ Bảy. Mỗi ngày ông bách bộ ra vườn quít, rồi đi thăm mả cậu Út Thế. Trên đường dẫn ra ruộng tới cây cầu bắc ngang qua một con lạch. Cầu đă nhỏ lại yếu, khi có người bước lên, nó run rẩy như muốn sụm xuống. Ông ngoại già rồi, đi đứng cũng yếu, nên không dám leo lên cầu, sợ té xuống lạch. V́ lư do đó, miếng vườn bí mật của d́ Bảy, lọt theo ruộng lúa, không bao giờ bị ông khám phá ra.

    Miếng vườn này d́ trồng đậu ve, đậu bắp, cà tím, cả chua, ớt hiểm, ớt sừng trâu. Miếng vườn được giữ bí mật, v́ lợi tức của nó để mua thuốc men cho những cán bộ Việt Cộng. Nếu ông biết được chuyện này th́ sẽ “chết cả đám”. Để giữ hoàn toàn bí mật, d́ Bảy không mướn người ngoài gia đ́nh, chỉ có đám cháu của d́ thi đua với nhau phụ giúp đi hái rau, bẻ trái, làm cỏ, vun xới cho miếng vườn được tốt tươi thôi.

    Thật ra, trong thâm tâm, tôi không mê cái việc cứu một tên cán bộ Việt Cộng. Tôi ra vườn tiếp d́ một tay v́ thấy d́ qua vất vả. Nhưng tôi cũng hiểu rằng giúp d́ chăm lo miếng vườn bí mật là tôi gián tiếp giúp đỡ Việt Cộng nằm vùng. V́ vậy, mỗi khi có tin Việt Cộng giết người, tôi lại thấy ḿnh tội lỗi đầy đầu.
    Một lần, tôi thắc mắc hỏi d́ Bảy tại sao những cán bộ hay đắp mô, phá đường, phá cầu, làm cản trở lưu thông, thậm chí có khi giết cả đàn bà con nít, mà chưa bao giờ dám đụng đến các xe nhà binh của phe quốc gia, hoặc xe mấy ông lớn ? Không phải tôi thách thức Việt Cộng làm chuyện đó, nhưng tôi có quyền chất vấn hành động của họ, v́ tôi là con của ba tôi. D́ chỉ đáp buông xuôi rằng: “Cháu con nhỏ, làm sao hiểu được chiến tranh du kích”. Trong ḷng, tôi không phục mà không dám nói ra.

    Lâu sau, má tôi cũng bị “người ta” yêu cầu ủng hộ phong trào, mà không dám vô nhà gặp thẳng má tôi, v́ họ sợ đụng độ với ông ngoại, nên đă nhờ d́ Bảy làm trung gian. Hồi đó, tôi không hiểu má bị ép buộc hay tự nguyện đóng góp. Rồi má ra chợ Cần Thơ mua vải về may mấy chục bộ bà ba đen.
    Mỗi ngày sau giờ ngủ trưa, ông ngoại tôi thường qua nhà ngồi uống trà, tṛ chuyện với má tôi. Bà vừa may vừa tiếp chuyện cha. Thế rồi một chuyện bất ngờ xảy đến. Buổi trưa hôm đó, má tôi đang may đồ ba ba đen cho Việt Cộng th́ ông ngoại bất chợt đi vô. Ông biết ngay là má tôi đang làm việc ǵ. Ông liền bước trở ra ngoài rồi réo lớn:

    “Nhăn qua đây cho tao hỏi. Bay toa rập cái ǵ nữa đây?”.

    Tội nghiệp, d́ tôi không đi mà chạy qua gặp ông để bị rầy. Ông hỏi:

    “Ai bắt em mày nối giáo cho giặc?”.

    Má tôi t́m cách gỡ cho d́ Bảy, nên thưa với ông:
    “Cũng không tốn kém ǵ nhiều đâu, cậu. Chỉ tốn có một chút vải, một chút công của con thôi”.

    Đây là lần đầu tiên má và d́ Bảy bị rầy, mà ông quên không đuổi đám con nít chúng tôi đi chỗ khác chơi. Ông nổi giận, la lớn:

    “Bay có biết là tui nó khủng bố em của bay không? Nó hy sinh tới mức này chưa đủ sao. Từ ngày lấy thằng Quang nó làm mọi cho thằng cộng sản, một ḿnh lo nuôi dưỡng bảy đứa con thơ, thức khuya dậy sớm, ngồi máy c̣ng lưng, bay còn muốn nó làm cái ǵ nữa đây?”.

    D́ Bảy nh́n xuống đất không dám trả lời ông, trong khi ông tiếp tục chửi lây qua cộng sản nằm vùng. Mỗi lần ông ngoại chửi Việt Cộng, ông thường nhắc cho con cháu biết “nuôi Việt Cộng là nuôi ong tay áo, nuôi khỉ ḍm nhà”. Ông nói bữa nay má tôi may áo che cho họ ấm lưng, d́ Bảy cho họ ăn đẫy bụng, ngày mai nếu hai bà từ chối tiếp tế họ, hai bà sẽ bị ghép vô tội phản phúc. Ông chửi “cách mạng”; ông không tin có mặt nào muốn làm cách mạng thiệt t́nh. Họ là quân cướp có tổ chức. Ông hăm doạ hoài, ông nói Cộng sản ngoài Bắc sẽ vô đây cướp giựt, vơ vét tới cạn miền Nam, bắt dân miền Nam làm tôi mọi cho đảng cộng sản, ông ngoại biết d́ Bảy và Hồng Nga, Hoàng Mai hoạt động mật với Việt Cộng, nên ông ra lịnh cấm bất cứ con cháu nào của ông bước ra khỏi miếng đất này với lư do không chính đáng.

    Ông ngoại kêu Việt Cộng là đồ “khát máu”. Chị Yvonne lớn tuổi; 9 tuổi tôi mới vô lớp năm, c̣n chị đă học lớp nh́ rồi, nên chị chơi chữ với tụi tôi. Chị đố tôi và chị Thuận có hiểu ư nghĩa của danh từ “khát máu” không? Tôi th́ nói có nghĩa là muốn máu, muốn giết người để uống máu. Chị Thuậ̣n th́ nói “khát máu” là không cùng một dân tộc, không cùng một giống ṇi. Chị Yvonne ngoe ngoảy đi, rồi nói: “Hai đứa bay đúng mà sai”. Tôi ghé tai nói nhỏ với chị Thuận: “Lớn đầu mà ăn hiếp con nít”.

    Ông ngoại rầy la th́ cứ rầy la, d́ Bảy hội họp với cán bộ nằm vùng th́ cứ hội họp, nhưng kín đáo hơn, để ông ngoại không hay biết ǵ hết. D́ cũng không ngưng việc ủng hộ và đóng góp cho Việt Cộng.
    Có lần, một ông công an nói với ông ngoại tôi:

    - Ghé thử coi gặp con rể của ông có về chơi không?

    Ông ngoại tôi liền trả miếng:

    - Tôi trọng thưởng mấy chú, nếu mấy chú bắt được con rể đem nó về đây cho vợ con nó. Làm ơn đừng có tới lui đây hoài, gây rắc rối gia đ́nh tôi lắm.

    Họ không bao giờ được mời vô nhà nghỉ chân, hay được uống một ly nước mưa, nhưng họ vẫn tới, vẫn ŕnh rập. Đúng như má tôi đă nói, hoàn cảnh của chúng tôi rất tế nhị, đứng giữa hai làn ranh, bị cả hai bên nghi ngờ, làm khó làm dễ. Rồi cái ngày tai hoạ giáng xuống gia đ́nh tôi đă tới. Một hôm, má tôi đi Cần Thơ với chị Thảo. Đến chiều, chỉ có một ḿnh chị về với bộ mặt tái mét, hớt hơ hớt hải báo tin má đă bị công an bắt giam để điều tra. Ông ngoại liền phản ứng một cách mau lẹ. Ông thuê ngay một chuyến xe đ̣, một ḿnh ra Cần Thơ t́m cách cứu má tôi. Đám con nít chúng tôi sợ quá. Tôi khóc thét lên, Hải Vân lầm ĺ im lặng như một người câm. Tôi hôm đó, chị em tôi không dám ngủ nhà, phải chạy qua ngủ nhà bà ngoại. Bà ngoại đốt nhang cầu xin Phật Bà Quan Âm.

    Lúc rời nhà, ông ngoại quả quyết là sáng hôm sau nếu đường xá an ninh, ông sẽ đem má tôi về. Dù vậy, chúng tôi vẫn mong má về sớm hơn, nên mỗi khi nghe có tiếng động bên ngoài, chúng tôi chạy ra cửa với hy vọng thấy má về. Tối đó, tất cả lũ con ông cậu, hai d́, cùng con cháu của các ông bà ngồi đầy nhà bà ngoại chờ tin má.
    Về sự ra đi của ba tôi, má dặn đi dặn lại là nếu có ai hỏi th́ trả lời “Ba mất tích”. Chúng tôi chỉ biết vâng lời, nhưng thật ra, không có ai thèm hỏi đám con nít chúng tôi. Bấy giờ nghe tin má bị công an bắt, Hải Vân chỉ sợ người ta giết mất má, nên sụt sịt khóc mà nói:

    “Sao má không nói cho họ biết là ba đi ra Hà Nội rồi. Mà người ta đánh chết má th́ làm sao?”.

    Chị Yến bồng Hải Vân lên, vỗ về:

    “Cưng à, người ta không có đánh má đâu. Má không có tội t́nh ǵ hết. Người ta chỉ muốn hỏi má một vài điều rồi cho má về. Đừng có lo ǵ hết”.

    Đúng như lời quả quyết trước khi ra Cần Thơ, sáng hôm sau, ông ngoại dẫn má tôi về b́nh yên. Ông nắm tay má tôi dẫn đi như dẫn một đứa con nít. Mặt má tôi buồn xỉu, như một con chim sẻ bị thương. Tôi thầm tự nhủ tôi sẽ phải giúp đỡ má nhiều hơn, phải giấu cái buồn, phải đừng cho má biết tôi nhớ ba và anh Khôi, và tôi cũng mong bà ngoại và mọi người an ủi má tôi bằng những lời êm dịu, ngọt ngào. Chúng tôi chợt để ư đến vẻ lo âu hiện trên gương mặt ông ngoại, tôi đoán ngay rằng phải có chuyện không êm, ông ngoại mới lo như vậy.

    Má tôi được Công an cho ra về thong thả, v́ ông ngoại tôi gặp thẳng ông trưởng ty Công an và cho biết ông từng là Xă trường của Bang Thạch trong nhiều năm, có uy tín trong dân chúng. Ông xin bảo lănh cho má tôi, ông cũng quả quyết rằng tất cả gia đ́nh tôi không ai biết ba tôi và các cậu đi đâu và hiên ở đâu. Ông c̣n nói thêm rằng chúng tôi không về phe cộng sản để phá hoại nền trị an của miền Nam. Nghe ông tŕnh bày như vậy ông trưởng ty công an bằng ḷng cho má tôi được tự do.

    Khi má tôi ra khỏi nhà giam, ông đưa má tôi tới nhà cậu mợ Hai Định ở gần trường canh nông để tạm nghỉ qua đêm. Ông cũng cho biết là ông không thể cản trở công an ŕnh ṃ, theo dơi để kiếm cho ra ba tôi và các cậu, ông cũng không có quyền hạn ǵ cấm đoán họ tiếp tục làm khó dễ má tôi, hay lại bắt má tôi nữa. Ông kết luận là má tôi phải t́m cách thoát ra khỏi cảnh “chạy ông mà mắc ông mả”, một bên là phe quốc gia miền Nam, một bên là các cán bộ cộng sản nằm vùng, vừa đe doạ vừa ép buộc má tôi phải theo họ.


    Còn tiếp ...

  10. #4000
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Sau khi bị công an bắt giam, má tôi quyết định rời khỏi Cần Thơ. Gia đ́nh tôi phải đến một nơi mà không ai biết dĩ văng của chúng tôi, để không bị quấy nhiễu nữa. Má tôi năn nỉ ông ngoại đừng buồn v́ sự ra đi này. Má tôi biết ông bà ngoại không bao giờ muốn con cháu xa Cần Thơ. Nhưng má tôi cũng biết ông bà không thể bảo vệ chúng tôi được. Ông ngoại, bà ngoại tôi buồn lắm, đành chấp nhận sự xa cách. Ông thở dài dặn má tôi:

    “Con đi đâu th́ đi, miễn là chỗ tử tế, b́nh yên cho sắp nhỏ tiếp tục học hành là cậu mừng”.

    Muốn không ai biết lư lịch của ḿnh, chúng tôi phải đến chỗ đông người. Chỗ ấy, ngoài Sài g̣n ra, không c̣n nơi nào khác nữa. Sài g̣n cách Bang Thạch cả 375 cây số, đủ xa để không c̣n bị công an phe quốc gia ḍm ngó, mà bọn cán bộ Việt Cộng nằm vùng không thể uy hiếp bắt ủng hộ hay đóng góp nữa, hy vọng là được tạm yên.
    Từ ngày đó, má tôi phải làm việc nhiều hơn để có dư tiền trong thời gian đầu ở nơi đất lạ. Theo sự tính toán của má, một người trong gia đ́nh tôi phải đi Sài g̣n để gặp người lo chuyện nơi ăn chốn ở. Hai chị Kim, Cương mắc đi học, khi về nhà còn phải giữ em cho má làm việc. Tôi mới học lớp năm ở trường làng. Thầy giáo Dần là bạn học của má, nên ông thông cảm cho sự vắng mặt của tôi, nghĩa là tôi sẽ không bị thầy cho “hột vịt”.

    Tôi trở thành một giao liên tư hon, với nhiệm vụ lên Sài g̣n trước để gặp người bạn cũ của ba má tôi là có Ba. Tôi tin không một ai trong nhà lại có thể nghĩ rằng má đă giao cho tôi trách nhiệm nặng nề này. Suốt tuổi ấu thơ, tôi chỉ quen sống trong vùng giải phóng rừng rú, quê mùa. Gần đây mới được đến chốn thành thị, c̣n bỡ ngỡ, chân chưa hết phèn, mà dám đi Sài g̣n một ḿnh. Trong ḷng, tôi vừa sợ vừa mừng. Sợ, v́ tôi thường nghe nói Sài g̣n là nơi đô hội, nhiều cạm bẫy, lừa lọc, mà tôi chỉ là một đứa con nít nhà quê. Mừng, v́ sắp được đi Sài g̣n coi nó ra làm sao. Trước đó, ông ngoại có dậy qua câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chị Yvonne hay chị Thảo vẫn chưa đặt chân lên Sài g̣n, chưa mạo hiểm như tôi, một đứa vai em.

    Cho đến nay, tôi vẫn chưa quên được cuộc phiêu lưu của đứa bé nhà quê lên tỉnh, đi tới một thành phố lớn nhứt nước, đi tới “Ḥn ngọc Viễn Đông”. Má và bà ngoại cho tiền bỏ túi, nên tha hồ ăn hàng suốt từ Cần Thơ tới Sài g̣n ! Từ Bắc Cần Thơ , Bắc Mỹ Thuận, ở bến xe Vĩnh Long, bến xe Tân An, rồi cầu Bến Lức, nơi nào tôi cũng thưởng thức món ăn đặc biệt của nơi đó, và tôi không hiểu làm sao cái bụng nhỏ bé của một đứa con nít mới mười tuổi mà chứa được nhiều như vậy. Nào là bánh phộng khoai, bánh lá dừa, chuối nếp nướng; nào là mía, ổi, mận, trái cóc, khóm, rồi cả na muối, me ngào, v.v… ăn món nào tôi cũng ước , có em tôi cùng ăn với ḿnh.

    Khi xe đến Phú Lâm th́ không c̣n hàng quán nữa, tôi giải trí bằng cách coi bảng quảng cáo hai bên đường, vừa hay vừa lạ. Chẳng hạn, người ta quảng cáo thuốc đánh răng Hynos bằng h́nh ảnh một người đen thui, nhe hai hàm răng trắng bóc ra cười. Sự tương phản của mầu sắc đă tăng giá trị của món hàng được quảng cáo. Dầu cù là Mac Phsu trị bá chứng cạnh tranh với dầu Khuynh Diệp bác sĩ Tín. Dầu nào cũng khoe ḿnh hay, ḿnh tốt nhứt. Lại có một tấm bảng quảng cáo thuốc lá với câu “Người sành điệu, hút thuốc Mélia”. Tôi nghĩ ngay tới ông ngoại và cười thầm, v́ ông tôi chỉ hút thuốc rê, như vậy là ông không “sành điệu” rồi! Mà cần ǵ sành điệu ông cứ hiền từ, yêu thương, đùm bọc con cháu là chúng tôi vui rồi. Với ư nghĩ đó, tôi cười một ḿnh.

    Má tôi không có địa chỉ của cô Ba, chỉ biết địa chỉ của cô Mỹ Ngọc, chủ trường nữ công Mỹ Ngọc. Cô Mỹ Ngọc là bạn thân, cũng là những người trong đại gia đ́nh Việt Minh trước kia. Má tin rằng tôi gặp được cô Mỹ Ngọc là sẽ gặp được cô Ba.
    Khi bước ra khỏi xe ở bến xe đ̣ Sài g̣n, tôi vừa hoang mang, vừa sợ sệt. Trước đôi mắt nhỏ bé của đứa con nít như tôi, bến xe đ̣ Sài g̣n sao mà rộng mênh mông. Bến xe Cần Thơ, đối với tôi là rất lớn, vậy mà so với bến xe Sài g̣n th́ thua xa, tiếng động chung quanh cũng làm tôi náo nức. Tiếng rao hàng, tiếng nổ của những máy xe, tiếng chào mời khách của các anh lơ … cũng khác lạ với tiếng ồn ào của bến xe Cần Thơ. Mùi xăng nồng nặc trộn với mùi rác rến bị đốt, cũng làm tôi có cảm giác xa lạ.

    Cần Thơ có xe lôi, Sài g̣n th́ có xích lô đạp. Chỉ nh́n mấy bác lái xe xích lô máy chạy vun vút trên đường, tôi cũng đă thấy sợ rồi. Tôi nghĩ rằng mấy người ngồi xích lô máy phải gan ĺ lắm, v́ với tốc độ ấy, xích lô máy có thể đâm bổ vô xe taxi chạy trước bất kỳ lúc nào.
    Tôi cẩn thận đưa tay nắn túi để biết chắc lá thơ má tôi viết cho cô Ba c̣n nằm yên trong đó, rồi kêu một chiếc xích lô đạp để tới trường nữ công Mỹ Ngọc ở đường Trần Hưng Đạo.

    Cô ba Mỹ Ngọc đi vắng, nhưng may mắn là có một chị học tṛ của cô biết má tôi. Chị kêu tôi vô nhà tắm rửa, nghỉ ngơi chờ cô Ba, dượng Ba về. Tôi rất áy náy về sự đón tiếp nồng hậu của dượng Ba và cô Ba. Cả hai người thay nhau vồn vă hỏi thăm má tôi và các chị em tôi. Cô Ba c̣n nhét tiền vô túi tôi để “ăn kẹo”. Cuối cùng, cô Ba kêu xích lô, trả giá rồi trả tiền trước, bảo họ chở tôi tới nhà cô Ba.

    Có Ba đẹp như những nàng tiên trong các chuyện cổ tích má tôi được nghe kể từ hồi c̣n nhỏ. Cô ôm choàng lấy tôi như vừa được gặp lại đứa cháu yêu thất lạc từ nhiều năm, sau khi nghe lời xưng danh: “Cháu là con ông Đặng Văn Quang”. Rồi cô rối rít hỏi tôi về má, về anh chị chúng tôi. Cô đặt một lúc nhiều câu hỏi quá, khiến tôi trả lời không kịp. Sau khi đóng của ngoài lại, cô dẫn vô pḥng khách. Hai cô cháu ngồi trên một cái ghế trường kỷ. Lúc đó tôi mới gỡ cây kim tây, mở túi áo, lấy thơ của má đưa cô. Nửa chừng, cô ngưng đọc, nh́n tôi, vừa nói vừa lắc đầu: “Ba cháu dại quá, dại như mấy người theo tiếng gọi của núi sông, kể cả dượng của cháu đây”. Cô chỉ tay lên h́nh của một người đàn ông trên bàn thờ.

    Chiều hôm đó, sau khi ăn cơm, cô để tôi ở nhà một ḿnh, cô phải gặp mấy người bạn để nhờ họ giúp má tôi t́m nơi ăn chốn trên Sài g̣n. Cô dặn tôi phải tắm rửa sạch sẽ trước khi đi ngủ. Lúc mới tới nhà cô Ba Mỹ Ngọc tôi đă tắm một lần, v́ quần áo và người tôi đày bụi đường xa. Lần tắm này thật ra không cần thiết, nhưng tôi ṭ ṃ muốn biết cái nhà tắm của dân Sài g̣n nó ra làm sao. Trời ai, sao nó vừa đẹp vừa thơm, ngoài sự tưởng tượng của tôi. Cái bông sen thật lớn, nước chảy mạnh ào ào. Tôi để nước xối lên đầu thật lâu mà không muốn tắt. Cái khăn lau ḿnh có mùi thơm như mùi phấn em bé. Tôi nghĩ đến ba đứa em tôi ở nhà, đến cây đèn đốt bằng dầu lửa. Tôi bỗng nhớ nhà vô cùng. Lúc đó, nếu cho tôi đổi mùi thơm của cục xà bông để lấy mùi dầu lửa, tôi sẽ chọn mùi dầu lửa ngay, để được gần gia đ́nh. Chỉ mới xa nhà có một ngày mà tôi đă nhớ nhà quá rồi !

    Tắm xong, tôi chợt nhận ra rằng tôi đang ở một trong căn nhà rộng thênh thang. Chung quanh chỉ có một sự im lặng đến sợ. Đâu đó, một vài con muỗi vo ve, và trên trần, con thạch thùng thỉnh thoảng lại chặc lưỡi. H́nh Đức Mẹ đồng trinh treo cao, phía dưới là h́nh một người đàn ông trạc bốn mươi. Bỗng dưng tôi nhớ lại một chuyện ma mà ba tôi đă kể cho chúng tôi nghe.
    Đó là chuyện một người đàn bà sống cô độc trong một ngôi nhà lớn. Chồng và con trai bà chết sớm. Đáng lẽ bà phải chôn cất hai người đó, nhưng v́ qua tiếc thương, bà ướp hai cái xác đó để trong hai cái ḥm, rồi ngày ngày mở ra nh́n. Một ḿnh đứng giữa căn nhà trống vắng tràn ngập một sự im lặng đáng sợ, tôi là nạn nhân của trí tưởng tượng phong phú của chính tôi. Tôi bỗng tưởng như ai đang sờ ót tôi. Thế là tôi không c̣n hồn vía nào nữa, có gị phóng nhanh ra ngoài sân, ngồi ở bậc thêm chờ cô Ba.

    Cô Ba đem một hộp cà-rem về cho tôi. Kem thơm mùi sầu riêng. Tôi thầm ước có em tôi cùng thưởng thức hương vị lạ này. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn cà-rem.
    Tôi đang ăn, cô Ba chợt hỏi tôi có muốn làm con nuôi của cô ? Cô không có con. Cô hứa sẽ yêu thương tôi như má tôi yêu thương tôi vậy. Tận đáy ḷng, tôi không tin có ai trên đời này thương con bằng má tôi thương chúng tôi. Nhưng tôi không dám nói ra điều đó.
    Cô Ba cố gắng thuyết phục tôi:

    - Con à, má con có một ḿnh mà phải nuôi sáu miệng ăn. Để cô tiếp má con cho nhẹ bớt cái gánh nặng.

    Tôi ngây thơ thành thật trả lời:

    - Con đâu phải là gánh nặng của má con. Con giúp má con nhiều chuyện lắm. Nếu con theo cô, má con nhớ con chết.

    Có Ba nh́n tôi âu yếm, làm tôi cũng thấy e ngại. Nhưng tôi không thể trở thành con nuôi của cô được. Tôi đă mất ba, không lẽ bấy giờ tôi lại mất má nữa sao? Tôi không muốn trở thành một đứa bé lạc loài. Hai tiếng “con nuôi” nghe buồn quá, v́ vậy tôi quyết liệt từ chối mà không sợ cô giận. Dù vậy, tôi vẫn tỏ ư cảm ơn ḷng tốt của cô, và hứa khi nào gia đ́nh tôi dọn lên Sài g̣n tôi sẽ dẫn em tôi tới thăm cô, và có thể ngủ lại với cô. Biết không thể thuyết phục được tôi, cồ đành dặn tôi phải giữ lời hứa, rồi ṿ đầu kêu tôi đi ngủ trước, v́ cô c̣n phải thức để viết thơ cho má tôi.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •