Page 404 of 471 FirstFirst ... 304354394400401402403404405406407408414454 ... LastLast
Results 4,031 to 4,040 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4031
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Sau bốn tháng làm việc trong văn pḥng ở Rex, tôi được sở đổi qua làm cho Brink BOQ. Ông xếp ở Brink là một trung uư hải quân Mỹ trẻ tuổi, tên là Richard Salter. Ông Salter đă được học tiếng Việt trước khi sang Việt Nam, nên khi làm việc tại Brink ông quyết định nói tiếng Việt với hơn sáu chục nhân viên người Việt. Tiếng Việt của ông có tiếng bể, tiếng gẫy, thiếu sót rất nhiều. Tôi nói với những người làm chung sở rằng có lẽ khi ngủ mơ ông cũng nói tiếng Việt. Nhân viên Việt Nam ít người hiểu ông, v́ ông đă dùng sai chữ, lại phát âm không đúng, người ta không kiên nhẫn để t́m hiểu ông định nói ǵ. Khi nào pḥng ăn vắng khách, ông lại trước quầy thu ngân để nhờ tôi dậy thêm tiếng Việt. Rồi tôi trở thành cô giáo của ông xếp.

    Trung uư Salter là một học tṛ ngang bướng, lúc nào cũng thích ra lịnh, dù ông làm học tṛ. Học tiếng Việt và cai quản câu lạc bộ, đối với ông đều quan trọng như nhau. Là nhân viên của ông, lại nhỏ hơn ông một tuổi, nên tôi đành chịu lép vế. V́ vậy, làm cô giáo mà tôi chẳng có một chút quyền hành ǵ với học tṛ. Nhưng tôi cũng có một niềm vui, là ông “học tṛ” này rất thông minh và có khiếu về sinh ngữ, học tới đâu nhớ ngay tới đó. Ông thường t́m hiểu nguồn gốc của mỗi chữ, hay mỗi câu nói, hoặc tiếng địa phương. Chẳng hạn, tại sao có người nói là “về”, lại có người “d́a”. Tại sao có người nói “vâng”, lại có người “dạ”. “ “muỗng” lại là “th́a” v.v…

    Có lần tôi dậy bài học đi chợ, ông bắt tôi phải đi chợ với ông ngay. Tôi đành phải đưa ông đi chợ Sài g̣n, để ông thực hành bài vừa học. Đến khu bán cá, ông hùng hồn nói: “Tôi muốn mua thằng cá lóc”. Mọi người cười rộ lên. Người ta nh́n tôi chằm chặp, làm tôi mắc cở muốn độn thổ. Nào có ai biết tôi là cô giáo của ông; tôi nghĩ người ta tưởng tôi là bạn gái của anh chàng lố bịch này. Tôi vội đứng xích ra xa, ông trung uư kêu tôi lại gần, để dậy ông cách trả giá. Chỉ tiếc tôi chưa kịp “hành nghề” cô giáo, bà già bán cá đă khen ông học tṛ của tôi là dễ thưong, và tặng không ông hai con cá. Ông Salter tức lắm, v́ không được thi thố tài năng. Đến khi chúng tôi sắp ra khỏi chợ , ông bỗng gọi một người đang đi vô, để cho hai con cá, quay ngược trở lại hàng cá. Tôi không chịu theo ông, viện cớ ông đă nói giỏi tiếng Việt, có thể mua bán một ḿnh. Tôi đợi ông ở ngoài cửa chợ. Nửa giờ sau, ông trở ra, mỗi tay xách một “ông gà” và một “con gà”.

    Không biết bỏ hai con gà này vô đâu, tôi đành đề nghị đem đến nhà tôi cho d́ giúp việc làm thịt. Nhưng về đến nhà , tôi mới biết ư kiến này sai bét; v́ ông đi theo tôi về nhà, khiến đám con nít hàng xóm bu lại nói chuyện với “ông Mỹ”.

    Rồi từ đó ông Salter trở thành người bạn của gia đ́nh tôi. Khi nhớ nhà, ông lại tới nhà tôi cho khuây khoả. Gia đ́nh ông ở Hampshire bên Mỹ, nên về cuối năm ông thường nhắc đến tuyết . Tuyết khắp mọi nơi: trên nóc nhà, trên đồi, trên sân cỏ, và nơi ông truợt tuyết. Khi nhắc đến quê hương, mắt ông mơ màng nh́n vào xa xôi. Đôi khi tôi ngầm ganh tỵ với ông, khi tôi bằng ông cũng trạc tuổi tôi, mà sao ông có tuổi thơ tươi đẹp trong khi tôi lận đận đủ mọi bề. Tôi mơ ước được đi học lại, cũng như ông trung uư Mỹ mong cho hết nhiệm kỳ ở Việt Nam để trở về New Hampshire tiếp tục học đại học.

    Cuối năm 1966, Hải quân bàn giao tất cả câu lạc bộ cho lục quân quản trị; ông xếp của tôi được về Mỹ. Tôi mất ông học tṛ, Brink BOQ cũng mất đi bầu không khí vui vẻ, sang trọng của hải quân. Vào dịp đó, BOQ Splendid có chỗ trống, tôi liền xin đổi đến đó để được gần nhà hơn một chút.

    Xếp mới của chúng tôi là một ông chuẩn uư chừng 45 tuổi. Ông làm việc không ngừng. Ông lại nghĩ là ông có bổn phận phải “quản” nữ nhân viên trẻ chúng tôi. Ông cấm chúng tôi đi chơi với sĩ quan Mỹ. Ông nhắc nhở chúng tôi: đi với họ rồi hết hạn trở về Mỹ, các cô ở lại một ḿnh. Lỡ có cô nào mang một “bầu tâm sự”, th́ thật là một tai hoạ. Ông cấm nhân viên dưới quyền không được nhờ các sĩ quan mua hàng trong PX.

    - Nếu các cô muốn ǵ trong PX cứ ra chợ trời là có hết. - Ông mỉa mai.

    Nhân viên đều kính trọng và tuân lệnh của ông. Ông rất tử tế và thành thật với tất cả mọi người. Tôi c̣n độc thân, lại khá tiếng Anh hơn những người cùng làm; ông xếp thay đổi giờ làm việc của tôi mấy lần, để đáp ứng nhu cầu của những người có gia đ́nh, bận bịu con cái. Cuối cùng ông cho tôi làm supervisor của 5 có giữ két.

    Một trong những việc làm của tôi, là bán phiếu cho sĩ quan để họ dùng phiếu đó trả tiền ăn uống. Tất cả các câu lạc bộ Mỹ vào thời đó không xài tiền Mỹ kim, v́ nạn chợ đen. Suốt hai tuần lễ liền, một đại uư Hải quân trẻ, ngày nào cũng ghé qua quầy tôi mua phiếu 10 Mỹ kim, đi thẳng vào bar uống rượu, rồi không thấy ông ghé pḥng ăn bao giờ. Ngày qua ngày, ông đại uư ốm đi. Bộ đồ bay của ông mỗi ngày một rộng hơn. Tôi thắc mắc, không ăn, chỉ uống rượu thôi, làm sao có đủ sức khoẻ để bay.

    Một hôm, ông lại mua một phiếu 10 đồng để uống rượu. Tôi cất 10 Mỹ kim vô tủ, nhưng không đưa phiếu cho ông, mà nói:

    - Ông đi ăn trước đi, rồi tôi sẽ đưa phiếu cho ông đi uống rượu.
    Đôi mắt xanh như nước biển Thái B́nh của ông nh́n vào mắt tôi, làm tôi choáng váng, vội nh́n xuống bàn. Ông nói:

    - Tôi không thích ăn một ḿnh.

    - Th́ ông nói mấy bạn nhậu của ông đi ăn với ông.

    - Ồ, mấy thằng đó xấu như ma. Nếu cô hứa mai đi ăn trưa với tôi, chiều nay tôi sẽ vào pḥng ăn ngay cho cô vui.
    Ông vừa nói vừa nh́n chằm chặp vô mắt tôi, hai bàn tay đặt nhẹ lên bàn, như hối thúc tôi phải trả lời ngay. Tôi lúng túng đáp:

    - Tôi không thể đi ăn với ông được.

    - Tại sao?

    - Tôi không được phép đi ra đường với người Mỹ.

    - Lịnh của ai?
    Vừa lúc đó, ông chuẩn uư Lugent, xếp của tôi, vô pḥng và đi lại bực cashier của tôi. Tôi chỉ ông, đáp:

    - Lịnh của ông này.
    Ông đại uư bèn nh́n thẳng mặt ông Lugent, rồi đột ngột nói:

    - Ngày mai, ông cho phép cô này đi ăn trưa với tôi nhen? Tôi hứa sẽ trả cô về đây an toàn và nguyên vẹn.
    Ông Lugent cười, đưa tay sửa cặp kiếng cận thị dầy cui của ông, và có vẻ hơi lúng túng, đáp:

    - Đại uư Krall cứ hỏi thẳng cô ấy coi !
    Đại uư Krall trịnh trọng nói:

    - Tôi có thể sẽ nhịn đói cho tới khi cô chịu đi ăn với tôi. Bấy giờ, xin cô đưa phiếu cho tôi.

    Tôi lúng túng không biết nên phản ứng thế nào. Đại uư Krall làm cho ông xếp của tôi khó chịu, lại vừa làm tôi sượng người. Giá lúc ấy có thể độn thổ được, tôi đă chui ngay xuống đất. Tôi lúng túng nói để ông đi cho khuất mắt:

    - Sợ chết đói, tôi nhận lời đi ăn trưa với ông, ngày mai.

    Hôm sau, tôi đến sở sớm 2 tiếng, mặc cái áo đẹp hơn áo đi làm hàng ngày. Tôi vừa bước chân lên thềm của BOQ Splendid, đại uư Krall đă đứng khoanh tay dựa lưng ở cửa, một chân dựa vách tường, một chân dưới đất. Ông nhanh nhẹn dẫn tôi lại gần xe Jeep mui trần đậu ngay trước cửa, gần chỗ người quân cảnh Mỹ đứng gác. Mặt tôi nóng hơn vỉa hè buổi trưa nắng đó. Tôi vừa bối rối, vừa vui vừa sợ, vừa tự trách ḿnh đă nhận lời đi với người lạ, ngang hơn cua. Rồi tôi thầm tự hỏi, tại sao ḿnh mặc đẹp, trong khi người ta chỉ mặc bộ đồ phi công rộng thùng th́nh? Nhưng dù thế nào, tôi vẫn nghĩ đến cặp mắt xanh như Thái B́nh Dương. Đôi mắt làm cho mặt ông sáng rỡ lạ kỳ.


    Còn tiếp ...

  2. #4032
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi ngồi trên xe Jeep mà cứ phấp phỏrng sợ người quen bắt gặp. Nhưng tôi lại nhớ ngay ra rằng, ở cái đất Sài g̣n này tôi có quen ai đâu mà sợ. Rồi tôi lại nghĩ tới các em tôi. Rủi Hải Vân trông thấy tôi ngồi cạnh một sĩ quan Mỹ th́ sao? Có thể nhỏ sẽ đ̣i hối lộ: “Chị biểu anh chàng sĩ quan Mỹ practice tiếng Anh với em đi”. “Không được, cưng ơi. Chị chỉ đi ăn trưa bữa nay thôi để cứu mạng anh ta, không có lần thứ hai đâu. Kiếm thằng Mỹ khác để practice tiếng Anh cưng nhe”. Đại uư John Krall vừa lái xe vừa bắt tay tôi, rồi từ giới thiệu:

    - John, John Krall.

    Tôi đang ngầm nổi sung, cũng không biết tại sao lại nổi sung. Tôi cầm thẻ của sở Mỹ đưa lên cho John biết tên tôi. Ông liền nói:

    - I already know your name. Cô Dung.
    Ông phát âm tên tôi thật đúng. Tôi liền hỏi:

    - Tại sao ông nói tên tôi đúng quá vậy?

    - Biết mà. - Ông trả lời bằng tiếng Việt lơ lớ.

    Tôi nói một tràng tiếng Việt, v́ nghĩ rằng ông cũng giỏi như người học tṛ cũ của tôi là Richard Satter trước kia. Nhưng John lắc đầu tỏ vẻ không hiểu. Ông đề nghị tôi gặp ông hàng ngày và dậy ông tiếng Việt. Tôi trả lời liền: “Không có chuyện đó ông ơi”. Nhưng ông không hiểu.

    Xe vừa tới cổng Cercle Sportif th́ tôi cảm thấy bực ḿnh, v́ tôi ghét cái ǵ có dính líu tới thằng Tây. Ở cái thủ đô Việt Nam này, hết chỗ ăn trưa sao, mà lại chui đầu vô tiệm của thằng Tây. Nhưng ngay sau đó, tôi lại nghĩ rằng, thà chui đầu vô đây c̣n hơn là chạy dông dài ngoài đường phố. Tôi đă từng thấy nhiều cô gái Việt đi với Mỹ. Họ ngồi đầy trong các nhà hàng, như tiệm Đô Thành trên đường Hàm Nghi, hay tiệm Mỹ Cảnh bên bờ sông Sài g̣n.

    Sau lần ăn trưa hôm đó, t́nh cảm của tôi đối với đại uư phi công John Krall đă thay đổi rất nhiều. V́ thế, tôi nghĩ rằng John có mua hai ổ bánh ḿ thịt, rồi rủ nhau ra ngoài đồng cỏ ngồi ăn, tôi cũng sẽ đi theo ông hết ngày này qua ngày nọ.

    Vào mùa thu năm 1967, Hải Vân bỗng trở thành phát ngôn viên của trái tim tôi. Nó tuyên bố:

    - Chị Dung yêu rồi. Đừng có ai lo chị ế chồng nữa . Chị làm cách mạng, yêu một anh chàng Mỹ mắt xanh. Em ghét Mỹ lắm, nhưng cái anh chàng Mỹ này là phi công, nên cũng OK.

    Về tôi lúc này, John chỉ biết sơ gia đ́nh tôi, v́ mỗi lần anh hỏi, tôi lại nói lảng sang chuyện khác. Nhưng tôi biết, đă đến lúc tôi phải, hoặc là nói thật về ba tôi, hoặc là tôi cắt đứt hoàn toàn với John. Đằng nào th́ mối t́nh này cũng phải chết yểu. Có thể anh đại uư phi công Mỹ sẽ hết hồn, khi biết ba tôi là một cán bộ cộng sản. Không chừng anh xin về Mỹ sớm hơn thời hạn. Nhưng làm sao tôi có thể nói dối với người tôi yêu được. Th́ thôi, phó mặc cho ông trời; tôi không nên ôm cái bí mật này nữa. Tôi quen với John cũng gần một năm rồi, chớ đâu phải mới hôm qua hôm kia!

    Hôm đó, tối thứ sáu, John đến nhà rước tôi đi ăn ở nhà hàng La Cigale, trên đường Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao. Chúng tôi vui vẻ nói cười suốt buổi. John c̣n lên yêu cầu cô nhạc sĩ đàn cho tôi nghe bài Greensleave. Trong lúc chúng tôi ngồi chờ ăn tráng miệng. John nh́n thẳng vào mắt tôi rồi nói:

    - Cô không bao giờ nói về ba cô cho tôi nghe?

    Tim tôi thắt lại. Bây giờ phải nói ǵ đây? John vô cùng quan trọng đối với tôi. Nhưng tôi không trả lời anh ngay mà xin phép vào toilet rửa tay. Đóng cửa lại, tôi nh́n tôi trên kiếng, t́m một câu trả lời. Tôi nhớ, đă có lần một người trong gia đ́nh cho là tôi “muốn chết”, v́ tôi nhứt định không bao giờ chịu nói ba tôi chết, khi ai hỏi tới Người. Các chị tôi nói “ba chết” một cách dễ dàng. Bây giờ , khoảng cách giữa tôi và câu trả lời đó chỉ có một bức tường. Chắc là tôi sẽ chết thiệ̣t chớ không phải “muốn chết”, v́ tôi không thể nói dối được với John.

    Khi tôi trở về bàn, John đứng dậy kéo ghế cho tôi. Anh im lặng chờ tôi trả lời. Khi băo tố nổi lên trong ḷng tôi, th́ vẻ mặt anh cũng tươi vui như đứa con nít trong ba ngày Tết. Tôi bối rối cầm ly rượu chát uống cạn, rồi vội vàng nói thật nhanh:

    - Ba tôi hiện đang ở ngoài Hà Nội. Ông là đảng viên cao cấp Đảng cộng sản. Nếu anh không muốn gặp tôi nữa, tôi sẽ hiểu.
    John b́nh tĩnh vừa cười vừa nói:

    - Tại sao tôi lại muốn làm cái việc dại như vậy?

    Rồi anh hôn lên ngón tay trỏ của anh, đặt ngón tay đó lên trán tôi. Đó là một cử chỉ quen thuộc anh vẫn thường làm, khi anh gặp tôi ở sở, trước mặt đông người.

    Đám mây đen bao phù thế giới nhỏ bé của tôi từ lâu, hôm nay bỗng tan biến nhanh chóng. Tôi say sưa nói về ba tôi. Từ 1954 cho tới năm 1967, tôi không kể cho ai nghe về ba tôi và anh Khôi. Nhưng tối nay, một đại uư phi công Mỹ có đôi mắt như biển Thái B́nh, phải ngồi im lặng nghe tôi nói! Thỉnh thoảng, trong khi kể, tôi ngừng lại, t́m trong mắt anh một tia nghi ngờ, nhưng không thấy. Anh chăm chú nghe như nghe một chuyện thần thoại, một chuyện khó tin nhưng có thật. Mà nghe th́ cứ nghe, c̣n có dám chấp nhận không lại là chuyện khác. Chấp nhận, có nghĩa là tiếp tục đi bên cạnh tôi suốt cuộc đời này.

    Với anh John, tôi có thể vui cười, nghiêm trang, bướng bỉnh, hay ngây thơ một cách tự nhiên. Bây giờ, ngoài An ninh quân đội, chỉ có anh biết về gia đ́nh tôi, mà tôi không sợ bị phán đoán hoặc nghi ngờ, hoặc bị vu oan cho cái tội làm tay sai cho Việt Cộng, đặc công, nằm vùng.

    Tôi chợt nhớ tới lời em trai tôi có lần đă nói: “Anh Mỹ kiểu này thông minh hơn em, chị ơi”. Thỉnh thoảng tôi thấy John giảng toán, lư, hoá cho nó. Th́ ra hai người đă thích nhau nhưng tôi không biết. Có một lần, hai chị em đi chơi với John Hải Vân hỏi mượn xe Jeep của John để “chạy thử một ṿng”. Tôi biết em tôi chưa biết lái xe. Tôi nh́n nó, th́ nó nói nó không biết lái xe cho nên nó mới mượn xe để học lái. Nửa tiếng đồng hồ sau, Hải Vân trở lại, mắt sáng trưng “em lái được rồi đó”. Lúc đó John mới hiểu, và mới hết hồn v́ đă đưa xe của nhà binh cho thằng nhỏ chưa biết lái xe. Tôi không dám kể lại cho má chuyện này, mà Hải Vân cũng không méc tôi đi chơi với John.

    Đêm đó, John và tôi là hai người khách cuối cùng của nhà hàng La Cigale. Vợ chồng ông Tây đi tới bàn chào chúng tôi để họ đóng cửa. John vội nâng ly, nói:

    - Tôi sẽ không đi hỏi cưới ông bố cộng sản của cô, nhưng tôi rất muốn cưới con gái của ông. Làm ơn “dạ“ cho tôi nhờ.

    Tôi không rơ anh đă học được ở đâu cái câu nói đó. Đêm hôm đó và nhiều đêm tiếp theo, tôi thức giấc khuya, rồi băn khoăn tự hỏi: “Đây là thật hay là mộng”. Rồi tôi tự trả lời: “Mà dù cho là mộng, rồi nó cũng sẽ biến thành sự thật ”. Tôi tin như vậy, v́ nhiều mộng của tôi đă thành sự thật. Nhưng tôi là con người lệ thuộc gia đ́nh rất nhiều, v́ thế tôi không thể không hỏi ư kiến má, dù má lúc nào cũng sẵn sàng cho chúng tôi tự do quyết định cuộc đời ḿnh.

    Vào một buổi trưa nóng nực của mùa xuân Sài g̣n, má và tôi ngồi nói chuyện trên bậc thêm trước nhà, trong khi mọi người đang ngủ trưa. Hai mẹ con nói đủ mọi thứ chuyện, bắt đầu từ chuyện thời tiết, so sánh giữa Sài g̣n với Cần Thơ. Rồi chuyển sang chuyện chánh trị. Mà chánh trị là thể nào cũng có ba tôi. Má nhắc lại lời của ông ngoại, cho rằng các cậu và ba tôi bị Hồ Chí Minh và đàn em của ông ta lừa gạt.
    Các cậu và ba đều những người yêu nước, thật thà, chỉ biết chống Tây để giành độc lập cho nước nhà. Cũng theo ông ngoại, cộng sản phá vỡ mọi luân lư gia đ́nh, rồi sẽ đưa Việt Nam đến suy tàn … Má cũng biết Hải Vân có ư định gia nhập Không quân. Khi tôi đang loay hoay t́m cách đổi hướng câu chuyện sang vấn đề hôn nhân giữa tôi và John, nói ḷng ṿng mà không nói được hết ư trong ḷng ḿnh, má tôi nhẹ nhàng nói:

    - Con lập gia đ́nh với ai cũng được, miễn đừng có lấy chồng v́ tiền, th́ ba không trách ai được.


    Còn tiếp ...

  3. #4033
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tết năm nay là năm tuổi của chị Thuận. Chị cầm tinh con khỉ, tuổi thân. Tôi thường chọc chị là “Tuổi thân Con khỉ ở hiền, trèo qua trèo lại té liền xuống sông”. Ước ǵ chị chưa có chồng để được tự do lên Sài g̣n sắm Tết. Nhưng, cuộc đời chị đă đi vào một khúc quẹo buồn thương. Từ ngày lấy chồng, chị gặp những phản ứng của cả hai bên gia đ́nh. Phía bên gia đ́nh tôi, d́ Bảy và mấy chị con cậu Tư không nh́n chị nữa, v́ chồng chị sinh trưởng trong gia đ́nh “cường hào ác bá”.
    Trong khi , bên chồng chị, người ta ghét chị, v́ gia đ́nh chị theo Việt Cộng. Chị không phải là người họ coi là “môn đăng hộ đối”. V́ vậy, vợ chồng chị và đứa con gái sống trong sự ghẻ lạnh của cả hai phía, rất nghèo, nghèo cả t́nh thương lẫn vật chất.

    Tết năm nay gia đ́nh tôi cũng có nhiều thay đổi. Mấy tháng trước, chị Cương theo chồng con đi Mỹ. Rồi đến lượt chị Kim cũng đi Mỹ luôn. Chị dậy tiếng Việt cho quân đội trong Bộ quốc pḥng Mỹ. Gia đ́nh tôi c̣n má, ba đứa em và tôi. Chúng tôi sống cheo leo trên đất Sài g̣n, không một người bà con ruột thịt. Cho đỡ cô đơn, chị em chúng tôi tính ăn Tết thật lớn, như chưa bao giờ ăn Tết.
    Hải Vân mua pháo. Tôi đi chợ bông Nguyễn Huệ ở Sài g̣n với má, không nhớ là mấy lần, bánh kẹo đầy bàn từ dưới bếp đi lên nhà trên, ở đâu cũng có mặt của Tết. Tôi và má rinh về nhà hai cây mai để hai bên cửa, để được may mắn suốt năm. Hải Vân đ̣i dì Dẽ và con Vân, con Sang làm dưa củ kiệu và phải nhớ mua tôm khô cho nó. Hải Vân mua bia, nhưng giấu không cho má biết. Chờ má ngủ, chị em tôi xuống bếp khoá cửa lại, uống bia, ăn củ kiệu và tôm khô.

    Con Vân, con Sang ngồi cắt một thau củ kiệu, khiến tay nhăn nheo và đỏ rát v́ nước phèn chua. Nhưng, làm cho anh Hải Vân ăn, th́ có lở bàn tay, hai đứa “học tṛ” của Hải Vân cũng bằng ḷng. Hải Vân bắt hai đứa giúp việc nhà phải biết đọc, tập viết, biết tính toán. Con Vân hiếu học, c̣n con Sáng th́ thường viện cớ phải làm công chuyện để trốn học. Nào là “cô Tám kêu em”, nào là “em phải ủi quần áo cho mấy chị”, v.v… Con Vân rất giỏi toán; con Sang th́ vươn cổ cọp bài của bạn. Có khi nó c̣n nhờ cô Tám làm bài giùm.
    Có lần, Hải Vân la con Sang: “Mù chữ th́ con trai biết chữ không thèm ngó tới”. Con Sang cứng đầu nói ngay: “Vậy em lấy thằng mù chữ cũng được”. Hải Vân bèn doạ: “Má không gả mày cho mấy thằng mù chữ đâu”. D́ Dẻ không biết chữ, nhưng d́ là em bà con cô cậu ruột của má, nên Hải Vân kính nể, không dám bắt d́ học.

    Tết này, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho dân chúng đốt pháo mấy ngày Tết. Hải Vân và tôi thích nhứt là không có giới nghiêm. Tết này, chúng tôi có nhiều bạn bè tới họp rất vui vẻ, cả John cũng tới nữa. Đây là lần đầu tiên anh ăn Tết Việt Nam. Từ ngày ba tôi đi tập kết, đây là cái Tết đầu tiên tôi không nh́n ra cửa với tia hy vọng, như tôi đă từng làm cả chục năm qua, nhắm mắt lại vài giây, mở ra sẽ thấy ba đứng ngoài cửa sổ. Nhưng tôi đâu có ngờ, ba tôi về trong một h́nh thức khác.

    Mười một giờ khuya, John và tôi phải đưa Hạnh, một người bạn tôi, về Hoà Hưng để kịp có mặt ở nhà trước giờ giao thừa. Bạn của Hải Vân cũng từ từ ra về hết, chỉ c̣n một ḿnh cậu bạ Ali uống hết nửa chai bia, say nằm trên divan. V́ Hạnh thích đi xe mui trần, John gỡ cái mui xe Jeep xuống. Trên đường đi, chúng tôi nói cười vui vẻ. Tôi nghe ḷng rộn ră mỗi khi tiếng pháo nổ ran ở chung quanh. Tôi bỗng thấy yêu đời, v́ được tự do đi trong đêm khuya, không có giới nghiêm. Tôi thầm tự hỏi, phải chăng đất nước từ đây sẽ thanh b́nh, và người dân sẽ được sống trong hạnh phúc, b́nh an.

    Khi chúng tôi tới Hoà Hưng, Hạnh chỉ đường cho John chạy tới hẻm nhà Hạnh. Nhưng chúng tôi không vô hẻm được, v́ ở ngay đầu hẻm, trước mũi xe có đám con nít và vài người lớn vây kín một toán lính mặc đồng phục kaki. Họ chặn đường hẻm và chặn đường trước mặt chúng tôi nữa. Lúc đầu, tôi tưởng đám đông là người trong xóm ra đường đốt pháo. Khi nh́n kỹ, tôi thấy mấy người lính đeo súng AK và đội nón cối. H́nh ảnh người bộ đội của tiểu đoàn 307 hiện ra trước mắt tôi. Tôi rùng ḿnh. Hạnh và tôi kêu trời, rồi nó nhảy vội xuống xe, cúi gầm mặt chạy biến vô hẻm.

    Trong khi đó, toán lính đeo AK chặn đầu xe, khiến John phải bấm kèn inh ỏi, rồi cho xe chạy từ từ. Toán lính và bọn con nít phải dạt sang hai bên, để nhường lối cho xe đi qua. Riêng tôi, lúc đó tôi nhắm mắt, v́ tưởng sẽ bị lính Bắc Việt ria cho một tràng súng. Nhưng rồi tôi mở mắt, run quá, tôi đánh ḅ cạp hỏi John:

    - Có phải hai đứa ḿnh thấy …

    - Đúng là tụi nó rồi cưng ơi !

    Anh từ từ lái chiếc Jeep ra khỏi đám đông. Khi chúng tôi đă ra tới đường cái, anh cho xe chạy như bay trong bóng đêm.
    Trên đường về nhà ở đường Nguyễn Văn Sâm, chúng tôi giữ im lặng. Tôi th́ bối rối tự hỏi làm sao bộ đội Bắc Việt đă vào trung tâm Sài g̣n mà không có một tiếng súng nổ ? John im lặng, vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Khi tới nhà, anh dắt tay tôi lên lầu, dặn tôi khoá cửa thật kỹ và đừng đốt pháo, đừng ra đường. Trước khi từ biệt, anh còn chúc: “Happy Tet!”. Tôi ra balcon nh́n hút theo anh , khuất ở ngă tư Lê Công Kiều, mong cho anh trở về BOQ b́nh yên.

    Bạn bè về nhà hết, đem theo cả tiếng nói tiếng cười. Nhà chỉ c̣n Ali nằm ngủ trên divan. Má ngồi với Hải Vân ở dưới bếp, nh́n nó ăn chè đậu xanh cho giă rượu. Tôi cũng cố đi cho thẳng thớm để má không biết tôi cũng say như hai thằng nhỏ kia. Thói quen trong gia đ́nh, là khi nói tới Việt Cộng, chúng tôi thấp giọng xuống. Tôi ngồi xuống cạnh má, rồi nói thật nhỏ, đủ để má và Hải Vân nghe thôi:

    - Con không có nói xàm, nói bậy, nhen. Hồi năy tụi con thấy lính Bắc Việt đứng trước hẻm vô nhà con Hạnh.

    Má, Hải Vân cùng nh́n tôi bằng đôi mắt nghi ngờ. Trong khi má đưa cho tôi một chén chè đậu xanh : “mày cũng cần chén chè này nữa, con gái mà uống rượu, tao buồn hai đứa bay lắm!” Hải Vân nói:

    - Chị giầu tưởng tượng quá !
    Tôi khoát tay, nói với má:

    - Con không có say như mấy thằng này. Để dành chè cho tụi nó. Thiệt mà má, con thấy lính Bắc Việt bận đồ kaki rơ ràng; đồ lính này giống y như đồ của bộ đội hồi xưa vậy đó !
    Hải Vân ngước đầu lên, mắt lim dim:

    - Chị tưởng tượng rồi !

    - Không tin, mai hỏi John đi. Anh cũng điếng hồn luôn. - Tôi trả lời.
    Hải Vân ngẫm nghĩ giây lát rồi nói:

    - Trời ơi, em nhớ rồi. Tháng trước chị Thảo lên đây, chị nói trước sẽ có một biến cố lớn trong dịp Tết này, nhớ chưa? Chị dặn tụi ḿnh đừng đi đâu xa ba ngày Tết, về Cần Thơ cũng không được, ai ở nhà nấy, đừng ra ngoài đường. Chị dặn tích trữ đồ ăn để pḥng hờ, nhớ chưa?

    Bấy giờ má và tôi mới nhớ ra, hôm chị Thảo lên Sài g̣n để đi bác sĩ khám mắt. Chị dặn ḍ nhiều lắm, nhưng bọn tôi nghe rồi bỏ qua, v́ gia đ́nh này cũng “không nghe những ǵ cộng sản nói”, mà c̣n nghĩ chị Thảo nghe lời Việt Cộng, gây lo sợ, hoang mang trong ḷng người dân đang sống trong b́nh yên.

    Bất th́nh ĺnh, một tiếng nổ long trời ngay đâu đây, rồi sau đó là những tràng súng liên thanh, át cả những tiếng pháo đ́ đẹt. Như đă được huấn luyện trước, chúng tôi vội nằm xuống sàn nhà. Con Vân ḅ quưnh quáng tới ôm má tôi, run sợ khóc:

    - D́ Tám ơi, đừng để con chết không thấy mặt má con, d́ Tám ơi.
    Tôi nói lớn:

    - Bây giờ tin tui thấy lính Bắc Việt chưa ?
    Hải Vân lên tiếng:

    - Mà tại sao mấy thằng lính Bắc Việt nh́n chị mà không làm ǵ hết ? Mà, sao nó không bắn anh John? Chắc tụi nó c̣n chờ chỉ thị. Thấy nó bắt chết là phải chết, cho sống mới được sống. Chị có nghe tụi nó bị xiềng vô trong xe thiết giáp, đánh tới hơi thở cuối cùng không? Biết đâu số mạng anh phi công của chị được sống lâu hơn một chút, là nhờ kỷ luật của ba ḿnh. Chờ cho hết trận này, rồi chị coi xem, em đoán có đúng không nhen.

    Vừa nói Hải Vân vừa lấy tô chè đậu xanh ăn tiếp . Má tôi chạy lên nhà trên, v́ hai đứa em đang ở nhà trên. Bà ra dấu cho tụi tôi giữ im lặng để nghe tiếng súng gần xa từ hướng nào bắn tới. Tiếng súng máy bắn bên kia đường Lê Công Kiều.


    Còn tiếp ...

  4. #4034
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tiếng pháo kích rền trời, không một ai biết đâu là đâu , mà có biết súng bắn từ đâu, cũng phải nằm sát đất, cũng phải chun dưới gầm ghế lánh nạn. Tôi thấy ḿnh bất lực, thấy ḿnh nhỏ nhoi như con kiến, khi nằm dưới sàn, giữa ḥn tên mũi đạn.

    - Rủi tao chết v́ pháo kích, mày phải bắt chị Thảo thường nhen. - Tôi nói nhỏ với Hải Vân.

    Má liền nạt tôi, khiến đám con nít cười khúc khích. D́ Mận nói:

    - Miệng ăn mắm ăn muối nói bậy, không nên Dung à.

    Tôi v́ sợ quá nên nói bậy nói bạ cho quên sợ. Tôi lại kêu Hải Vân: “Tụi ḿnh đi thay quần lót mới đi, rủi có chết, vô nhà xác người ta không cười ḿnh.

    D́ Dẽ giận cái miệng mắm ăn muối của tôi lắm. Các em tôi khóc thút thit, trong khi Hải Vân và tôi cứ nói lớn miệng cho đỡ sợ. Bỗng một tiếng nổ dữ dội phát ra từ bên kia của khu phố nhà tôi, cạnh rạp hát Kim Châu. Hải Vân liền ra ban công để quan sát. Má nắm áo nó lôi lại, những không kịp. Khi chạy trở lại, nó nói lớn:

    - Chưa sập hotel.

    Cách nhà tôi chừng 400 thước có cái hotel đang xây cất. Hotel này cất để cho Mỹ mướn làm BEQ cho hạ sĩ quan Mỹ.
    Người hàng xóm của chúng tôi, một ông thượng sĩ không quân, tới nhà, căn dặn chúng tôi đừng ra đường, vừa có lịnh giới nghiêm. Ali nóng ḷng muốn về chùa Bà Lai. Nó nói rằng giới nghiêm hay không nó cũng phải về để ba má nó khỏi lo, người hàng xóm c̣n nói thêm, là không phải đảo chánh, mà Việt Cộng tấn công.

    Hải Vân liền vọt miệng nói:

    - Đảo chánh sướng hơn!

    - Cái nào cũng chết dân hết, cháu ơi! - Ông hàng xóm than.
    Hải Vân nói nhỏ đủ cho tôi nghe:

    - Đảo chánh ḿnh c̣n tự do, Việt Cộng mà thắng th́ ḿnh chết.

    Tiếng súng thưa dần khi mặt trời ló dạng. Dưới đường, tiếng xe, tiếng người kêu réo nhau inh ỏi. Hàng xóm của chúng tôi phần đông là người Bắc, người Hong Kong, người Đài Loan, nhốn nháo nhưng không ai biết đi đâu, về đâu, hay lánh nạn ǵ?

    Những người sống trên cái lầu này, đi làm ở các nhà ngân hàng trên đường Hàm Nghi. Chợ Cũ, bến Chương Dương. Họ là những người sống trên đất Sài g̣n mà chiến tranh hay chánh trị không bao giờ bén mảng tới thềm nhà của họ. Họ sống trong hoa che chở của người lính Việt Nam Cộng hoà. Họ là những người có tiền , gởi con trai ở tuổi lính đi Hong Kong, đi Đài Loan, để trốn quân dịch. Họ là những người có tiền đi lính kiếng, và là những người đă một lần bỏ chạy vô Nam lánh nạn cộng sản.

    Khi tiếng súng thưa dần, có mấy người ở lâu một lên, hỏi em tôi:

    - Cậu Vân ơi, chuyện ǵ xảy ra vậy? Lại đảo chánh, phải không?

    Hải Vân cho biết là Việt Cộng đă xâm nhập trung tâm thành. Ai nấy đều sợ hăi, chạy vội về nhà, đóng kín cửa.
    Má tôi sang nhà kế bên, nhà của bà Tơ và ông Tọong để hỏi tin tức. Hết nhà tôi tám người, kéo nhau đi theo má, v́ không ai muốn ở nhà một ḿnh. Má quay lại nh́n cái đuôi dài, nở nụ cười khoan dung, rồi má cho theo má. Nhà bà Tơ chật cứng con nít. Có đứa sợ cắn vạt áo, có đứa ôm b́nh sữa khóc tức tưởi, lại có đứa cười khúc khích với Hải Vân.

    Đến gần 7 giờ sáng, phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ lên đài phát thanh báo cho dân chúng biết cộng sản đă tấn công vô thành phố Sài g̣n. Chúng tôi trở về nhà quây quần bên má. Chúng tôi dồn dập hỏi mà:

    - Bây giờ ḿnh phải làm cái ǵ?

    - Rủi Việt Cộng chun vô nhà ḿnh th́ làm sao?

    - Đóng kín cửa, khoá chặt lại, và cứ b́nh tĩnh. - Má tôi dặn đi dặn lại.

    Một lần có tiếng đại bác vọng tới, cái tủ kiếng rung rinh. Con chim cúc-cu trong cái đồng hồ chun ra kêu cúc-cu, rồi lại chun trở về.
    Thấy t́nh h́nh có mòi quan trọng, má tôi thu dọn mấy thứ quư giá cất vô cái túi bằng nhung xanh. H́nh cháu Christina, con chị Cương, h́nh ông bà ngoại tôi và cậu Năm Sắc trên bàn, h́nh má tôi chụp chung với anh Khôi, chị Kim, chị Cương gửi ra Côn Đảo cho ba tôi vào những năm 1940 đến 1945, đó là những kỷ vật quư báu của má tôi.
    Ai cũng lo, cũng sợ mà giữ hết những điều quan trọng cần thiết trong đời sống. Hải Vân nghĩ tới việc trữ nước và đồ ăn, v́ chúng tôi ở lầu ba, mỗi ngày người giữ máy bơm nước phải bơm mấy tiếng đồng hồ mới đủ cho mọi người trên lầu một và lầu hai có nước xài. Hải Vân vội đi t́m bà Hai bơm nước, nhưng bà không đi làm. Hải Vân phải lấy cưa để cưa ống khoá mới mở máy bơm được. Sau đó, nó chạy lên cả hai lầu, khuyên mọi nhà nên trữ nước. Mọi người mừng rỡ, cảm ơn “Chú Vân”.

    Việt Cộng tưởng kế hoạch tấn công trong ba ngày Tết sẽ làm tê liệt Sài g̣n, nhưng dân Sài g̣n giỏi tháo vát, nên lướt qua được những khó khăn mà chúng gây nên vào mấy ngày đó. Riêng gia đ́nh tôi, nhờ bọn chúng tôi đ̣i ăn Tết lớn, nên đồ ăn trong nhà c̣n nhiều. Nguyên món dưa hấu, chúng tôi có 10 trái. Ngoài ra, nào bánh ít, bánh tét, bánh chưng, thịt heo kho, thịt ḅ kho, ca thu kho … c̣n nguyên vẹn cả nồi. Bốn con gà cồ, c̣n nhốt trong lồng. Nếu Việt Cộng chun dưới ống cống của thành phố cả nửa tháng, dân Sài g̣n vẫn chẳng có ai chết đói.

    Chúng tôi ngồi quây quần bên nhau, b́nh tĩnh vui cẻ, Hải Vân trêu má tôi, hỏi:

    - Việt Cộng làm tiêu cái Tết của ḿnh, như vậy có phải suốt năm ḿnh bị tiêu tùng hả má?
    Má tôi cười buồn:

    - Họ làm ḿnh tiêu tùng 14 năm nay, chớ đâu đợi mùng một Tết Mậu Thân, con.

    Tôi sực nhớ là tôi phải đi làm ca chiều, từ một giờ rưỡi tới chín giờ rưỡi tối. Nhưng, vừa giới nghiêm vừa đạn bay súng nổ không biết có cô thâu ngân nào dám đến sở làm sáng nay không? Cả những người làm bếp, hầu bàn, quét dọn … chắc cũng kẹt ở nhà luôn. Tuy vậy, tôi vẫn nghĩ ḿnh có trách nhiệm với sở, với chủ, với khách hàng. Tôi nhớ lại hồi khách sạn Brink bị Việt Cộng đặt ḿn, có những dân sự người Mỹ không biết tuỳ cơ ứng biến, họ cứ tưởng rằng mặt trời mọc riêng cho họ.

    Dưới lầu của nhà bị ḿn, người ta chưa quét dọn xong, mà khách đă bắt tôi phải cho họ gặp ông chủ, để trách là cầu thang máy chạy chậm, máy lạnh ở pḥng ăn không đủ lạnh, nên họ vừa ăn vừa toát mồ hôi. Tôi không dám nói thẳng với họ, chỉ day qua người bạn làm cùng: “Biểu Mỹ đánh tan Việt Cộng đi, máy lạnh sẽ chạy lạnh hơn”. Không biết hôm nay mấy người Mỹ ấy sẽ nghĩ ǵ khi thấy cái chết gần kề?

    Lúc này này muốn liên lạc với bên ngoài, chỉ có điện thoại. Má không cho chúng tôi có điện thoại, v́ má nói nhà ḿnh không cần điện thoại, chỉ có con gái của má cần điện thoại để nói chuyện với con trai thôi. Rốt cuộc, nhà không có điện thoại khi có việc cần.
    Trước cửa rạp hát Kim Châu có nhà hàng Hồng Mai. Tiệm này có điện thoại. Tôi ra balcon nh́n sang nhà hàng, chờ ông chủ người Tàu nh́n lên. Ông hay nh́n lên balcon nhà tôi, v́ nhà tôi rơ đông con gái. Rồi khi ông vừa ngước nh́n lên, tôi liền hỏi to:

    - Ông chủ ơi! Điện thoại của ông xài được hông? - Tôi vừa nói vừa ra dấu.
    Ông gật đầu, vui vẻ đáp với giọng lơ lớ:

    - Giới nghiêm cô Hai à. Đi qua lộ người ta cấm mà!

    Tôi vội thay quần áo, rồi phóng qua bên kia đường. Tôi muốn hỏi xếp có cần tôi không? Nếu có, làm sao tôi có thể đến sở vào giờ giới nghiêm này? Đi khơi khơi giữa đường, quốc gia không bắn th́ Việt Cộng cũng cho phơi thây. Nếu tôi bị Việt Cộng chấm dứt cuộc đời son trẻ, chị Thảo sẽ khóc và kể là tôi đă chết cho cách mạng. Trời ơi! Nếu tôi chết, th́ tôi chỉ chết v́ miếng cơm manh áo cho gia đ́nh, v́ tinh thần trách nhiệm đối với sở làm, mà đó là sở Mỹ, chớ tôi không phải đặc công hay ǵ ráo !

    Tôi liện hệ được với ông Lugent, ông cho biết cả 150 nhân viên Việt Nam không có ai vô sở. Hiện ông và ba ông thượng sĩ Mỹ đang ở trong bếp để nấu cho tất cả các sĩ quan đang ở trong Splendid. Rồi sau đó họ sẽ làm đồ ăn gởi tới một vài nơi khác. Tôi liền đề nghị ông cho MP đến đón tôi, tôi sẵn sàng giúp một tay. Mới đầu ông tỏ vẻ ngần ngại, nhưng rồi ông đổi ư. Hoà B́nh, em tôi, c̣n đi học, chỉ làm thâu ngân viên bán thời gian trong sở tôi. Tôi hỏi em có dám đi làm với chị không? Em đáp:

    - Má cho th́ em theo chị !

    Hai chị em tôi cho má biết chúng tôi sẽ đi làm. Lúc đầu má không bằng ḷng, nhưng chúng tôi đă thuyết phục được má. Chúng tôi nói rằng tất cả 150 nhân viên người Việt không đến làm việc. Má đă dậy chị em tôi có tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi đă học bài học ăn cây nào rào cây nấy. Chắc chắn người Mỹ đủ phương tiện đảm bảo an ninh bảo vệ cho ḿnh. Má tuy không hài ḷng mấy, nhưng cuối cùng má cho hai chị em tôi đi làm

    Khi hai người lính quân cảnh Mỹ đậu xe Jeep trước rạp hát Kim Châu, người nào cũng mặc áo giáp và mang súng. Má tôi buồn lắm, miễn cưỡng xuống bếp lấy cho chị em tôi bánh ít, rồi dặn đến đó nếu thấy “không êm” phải xin quân cảnh đưa về liền. Tôi hứa sẽ về thăm nhà, nội trong ngày hôm đó. Hai quân cảnh đưa cho chúng tôi hai cái nón sắt, và bắt chúng tôi phải cúi thật thấp, dù xe đă kéo mui kín mít.
    Xe phóng như bay trên những con đường vắng như nghĩa địa. Khoảng 10 phút, chúng tôi đến sở làm. Trước cửa sở, những bao cát chất cao từ đất lên tới nóc nhà, bên ngoài lại có thêm mấy ṿng giây kẽm gai giữ an ninh cho căn cứ. Cửa ra vào có hai quân cảnh đứng gác, ngoài súng M-16, họ đều đeo súng lục và giắt lựu đạn trên dây lưng. Trước khi vô trong, hai chị em tôi trả nón sắt cho quân cảnh.

    Ông xếp giao việc giữ két cho em tôi, c̣n tôi phải lao vào bếp để lo việc nấu ăn. Khoảng 4 giờ chiều, ông Lugent nhớ đến việc mở cửa bar, v́ có nhiều sĩ quan uống rượu trong giờ cơm. Ông đẩy tôi ra bàn rượu. Mà tôi có biết chai rượu nào với chai rượu nào đâu mà bán. Đi ngang qua chỗ Hoà B́nh ngồi giữ cash, tôi vừa cười vừa nói với em tôi:

    - Bấy giờ tao đi bán bar.

    Hai chị em tôi cười rũ rượi.
    Khi ông Lugent mở cửa bar, mấy chục sĩ quan mừng lắm, vỗ tay vang dội, rồi tràn vô. Nhưng tôi th́ lúng túng, v́ tôi đâu biết pha rượu. Ông Lugent phải chỉ dẫn giúp tôi chừng 15 phút đầu tiên. Sau đó, một ḿnh tôi phải tự lo lấy. Để công việc trôi chạy nhanh chóng mà các sĩ quan không phải chờ đợi lâu, tôi cho biết tôi chỉ có thể bán bia, rượu rum pha với coke, Gin và Tonic, rượu Whisky và rượu chát.
    Tôi yêu cầu khách hăy thật thà tự động bỏ tiền vô một cái hộp cho tôi, v́ tôi không có th́ giờ thu tiền. Ngoài việc pha rượu tôi c̣n phải vô kho lấy thêm rượu, và lấy thêm chanh, muối, nước đá … Hai chị em tôi làm việc liên miên quên cả ăn trưa; đến chiều th́ bắt đầu mệt mỏi ră rời, trong khi đó trong nhà bếp, chỉ có 4 người, mà làm công việc của 10 nhân viên.

    Buổi tối, sau khi pḥng ăn đóng cửa, đáng lẽ quân cảnh lại đưa tôi về nhà thăm má để má yên tâm, rồi sáng hôm sau đến đón chúng tôi, nhưng chúng tôi thấy việc đi về trong t́nh h́nh này rất nguy hiểm, như giỡn mặt với tử thần, nên chúng tôi xin phép má cho chúng tôi ở lại sở làm; khi t́nh h́nh bớt nguy hiểm, chúng tôi sẽ về thăm nhà. Nói vậy th́ nói, chúng tôi cũng nhớ Hải Vân. Minh Tâm lắm, nhứt là trong lúc loạn lạc này. V́ thế mỗi khi có dịp, chúng tôi lại nhờ mấy ông quân cảnh đưa xe về thăm nhà. Họ cũng chiều chị em tôi, nên sẵn sàng chở đi. Khi về thăm nhà lần thứ ba, chúng tôi kêu quân cảnh chạy chậm để chúng tôi có thể quan sát hai bên đường.
    Thật là ghê sợ, không thể tưởng tượng được! Trên đường Công Lư, từ góc Lê Lợi tới Hàm Nghi, có nhiều nhà bị trúng đạn và người chết nằm rải rác trên lề đường. Hàng cây me cũng bị đạn, có cây đổ nghiêng, có cây gẫy nhiều cành.
    Nhưng chúng tôi chú ư nhất đến hai cha con người dân An Lộc tỵ nạn lên Sài g̣n từ mấy tuần trước. Sau cuộc chiến An Lộc, gia đ́nh này gồm ba người, hai vợ chồng và đứa con gái, chạy lên Sài g̣n. Cả ba đều bị thương nên phải vô bệnh viện Sài g̣n, trước chợ Bến Thành, chữa trị. Người chồng và đứa con gái bị thương nhẹ nên được ra viện sớm.

    Hai cha con không có họ hàng thân thích ǵ ở Sài g̣n phải dựng một túp lều bên hàng rào của một biệt thự dưới một cây bông giấy mầu tím trên đường Công Lư, giữa Hàm Nghi và Lê Lợi. Thấy họ quá nghèo khổ, mỗi khi đi làm, chúng tôi đều ghé thăm để giúp đỡ, lúc th́ tiền bạc, lúc th́ đồ ăn. Khi cuộc Tết Mậu Thân bùng nổ, họ không biết trốn đi đâu, nên đành ở đó chịu trận. Xác của hai cha con bị văng tứ tung trước cổng biệt thự. Cái chân đang bị bó bột bắn ra giữa đường. Xác đứa con gái nằm úp mặt trên vũng máu khô. Trong khi đó, Sài g̣n vẫn ầm tiếng súng, lúc gần lúc xa; thần chết vẫn c̣n đang ŕnh rập nơi đây. Tôi bấm bàn tay để coi đây là mộng hay đây là thật.

    Đây là thật. Tôi đi giữa đổ nát và chết chóc. Tôi trách ông trời sao không bảo vệ được người ta. Nhưng cũng không quên cám ơn ông trời, cho gia đ́nh tôi được b́nh yên.

    Chỉ mới có một đêm không về nhà, không được ăn cơm nhà, vừa nhớ nhà vừa thèm mấy món ăn của ngày Tết. Nào nước thịt dim nước dừa ăn với dưa cái; cả lóc kho tiêu kiểu của d́ Dẻ vừa ngọt, có tiêu sọ nguyên hạt, d́ kho đặc kẹo. Không ai kho cá lóc ngon bằng d́ Dẻ … Tôi thầm tự hỏi, nếu sau này đi xa, không có nước mắm, không có những món ăn Việt Nam, làm ǵ tôi sống nổi đây?

    Về nhà, hai chị em tôi không những ăn cho đă thèm, mà c̣n trấn an được má. Suốt từ lúc chúng tôi rời khỏi nhà, má đứng ngồi không yên. Má thuật lại, là trước đó một ngày, lúc 9 giờ sáng, không c̣n giới nghiêm nữa, Hải Vân liền chạy ra chùa Bà Lai gặp Ali, rồi hai đứa đi giúp đỡ người dân bị nạn. Hải Vân có vẻ căm thù cộng sản lắm. Nó tuyên bố nhứt định vào không quân, để đi diệt Cộng. Nó cho biết, chưa bao giờ nó thấy Việt Cộng tàn ác như bây giờ. Nó thấy người chết dưới nhiều h́nh thức, chớ không phải chết v́ súng đạn.

    V́ giờ giới nghiêm đă giảm bớt, dân chúng bắt đầu đi lại, mặc dù tiếng súng của hai bên vẫn c̣n át cả tiếng xe chạy trong thành nhỏ. Kể từ lúc Hải Vân quyết định vô không quân, má có vẻ buồn, nhưng không nói một lời. Thấy má buồn, chúng tôi cũng không vui, nên bàn nhau không ngủ lại sở làm nữa. Tết chưa kịp đón, mà mấy ngày đầu năm đă có nhiều lộn xộn, không một chút hứa hẹn một năm mới được “An khang thịnh vượng”.


    Còn tiếp ...

  5. #4035
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Mấy tháng sau Tết Mậu Thân, Hải Vân thường vắng nhà, và lúc nào cũng có vẻ suy tư. Mỗi lần tôi thắc mắc hỏi nó đang lo lắng chuyện ǵ, nó nói:

    - Em lo chuyện tương lai của em, chớ em không nhớ tới con bé nào đâu, đừng có ṭ ṃ lộn xộn.

    Thằng nhỏ trả lời cộc lốc mỗi lần tôi hỏi:

    - Cưng nghĩ cái ǵ ?

    Em tôi c̣n hăm he trước, là nó sẽ không để cho gia đ́nh ngăn trở những quyết định quan trọng sắp tới của nó. Một vài lần tôi hỏi có phải Hải Vân là con trai duy nhứt trong gia đ́nh, nên có thể được miễn quân dịch nếu nó tiếp tục đi học không? Hải Vân hậm hực trả lời:

    - Không có ai được miễn phục vụ gia đ́nh, th́ làm sao ḿnh được miễn phục vụ đất nước?

    Dù Hải Vân là con, là em trong gia đ́nh, những em được mọi người kính nể v́ Hải Vân xứng đáng được như vậy. Có lần nó tâm sự với tôi:

    - Trước khúc quanh của đời người, hoàn cảnh không những thay đổi con người ḿnh, mà c̣n ảnh hưởng tới t́nh của ḿnh với cha mẹ. Chị đă quyết định cho cuộc đời chị, bây giờ chị phải giúp em. Chị phải thuyết phục má, để mà tin là em thương má, mà em cũng thương em.
    Tội nghiệp em tôi quá ! Nó bị giằng co giữa bổn phận làm con của má và bổn phận người trai yêu nước trong thời loạn ly. Một lần nó nói:

    - Trong đời, em đă có nhiều lần làm cho má vui, má hănh diện về thằng con của má. Nhưng em chỉ có một dịp làm tṛn bổn phận của người trai thôi. Bây giờ, là dịp đó tới với em rồi đó.

    Hải Vân đă quyết định gia nhập không quân. Tôi không ngạc nhiên, v́ đă nhiều lần tôi nghe em nói chuyện với John về máy bay. Em tôi ít nhắc tới người đi xa; vậy mà trong thời gian gần đây nó nghĩ hoài tới ba và anh Khôi. Có lần em nói với tôi:

    - Chừng em bay được rồi, em sẽ bỏ bom hết mấy thằng Việt Cộng ḅ từ ngoài Bắc vô đây. Vái trời cho bom của em không trúng ba với anh Khôi.

    Khi Hải Vân đang dự lớp huấn luyện ở Quang Trung, tôi được tin em được gia nhập không quân nhưng không được bay. Cũng như má, con của má tôi không người nào chịu thua hay bỏ cuộc nửa chừng. Hải Vân đi t́m con của cậu Hai Định, đại tá không quân Nguyễn Hồng Tuyển. Chúng tôi có mối ngại, là chỉ sợ anh Ba không thèm nh́n chúng tôi, v́ chúng tôi nhỏ bé, trong khi anh là một “ông lớn” trong không quân. Nhưng má tôi rầy, là chúng tôi chỉ lo sợ vẩn vơ. Má nói, anh Ba có đi đâu cũng không quên bà con gia đ́nh. Má hỏi Hải Vân, chắc chắn là muốn đi bay không, chớ đừng bồng bột, rồi mai mốt đổi ư th́ không được.

    Hải Vân nói giấc mơ làm phi công mạnh đến nỗi trong chiêm bao thấy được làm phi công, chớ không phải đó là giây phút bồng bột. Đêm đêm, nó mơ thấy nó được lái trực thăng. Nó rất thích trực thăng, nên nghiên cứu am hiểu nhiều về loại máy bay. Nghe tiếng động cơ trên trời, nó có thể đoán biết loại trực thăng nào đang bay. Nó thích được làm phi công lái Huey.

    Tôi khuyên Hải Vân đừng vội thất vọng, v́ chính tôi cũng đă từng bị cơ quan t́nh báo làm khó làm dễ. Thôi th́ đành làm sĩ quan không quân “ḅ” cũng được, không sợ chết sớm. Em không chịu, nhất quyết phải được bay.

    Biết không thể lay chuyển nổi ư muốn của Hải Vân, tôi khuyên nó nên đi t́m anh Ba Tuyển để biết nguyên nhân tại sao nó không được vô trường bay. Anh Ba Tuyển cho biết hồ sơ của Hải Vân bị An ninh quân đội giữ lại. Anh hứa anh sẽ đi gặp đại tá Nguyễn Ngọc Loan. Là con nít ke từ Cần Thơ lên, chị em tôi nào có biết ông Nguyễn Ngọc Loan là ai, nên nghe lời anh Ba. Nhắc tới An ninh quân đội, chúng tôi liền nghĩ ngay tới đại uư Trần Duy Bính. Nhưng không biết ông đă lên chức ǵ, và đổi đi đâu sau một thời gian lâu; chúng tôi dọn lên Sài g̣n, rồi ít có dịp gặp lại ông. Con của người tập kết, làm ǵ dám gặp An ninh quân đội, nếu không có chuyện dính líu tới an ninh ḿnh.

    - Ông Bính có lên đến chức ông Trời, chị cũng phải giúp em gặp ổng.

    Ḍ hỏi, chúng tôi biết ông vẫn c̣n ở Cần Thơ, và lên chức trung tá. Hải Vân vội về Cần Thơ đi t́m trung tá Bính. Ông trung tá Bính kiên nhẫn nghe em tôi tŕnh bày trường hợp của em, rồi một lần nữa, ông lại giúp con của má tôi ra khỏi cái ṿng lẩn quẩn của An ninh quân đội.

    Hải Vân được vào Không quân, được vào trường bay. Mộng của em đă thành. Cả nhà hănh diện vui lây với em, mà quên hết những hiểm nguy của người phi công trong thời chiến.

    Chuyện nước, chuyện nhà đi xong, bấy giờ đến chuyện của tôi. Ngày 20 tháng 3 năm 1968, John sẽ hết nhiệm kỳ 18 tháng ở Việt Nam. Anh muốn làm đám cưới với tôi trước khi về Mỹ. Sau nhiều đêm suy nghĩ, chuyện này nó không giản dị như chuyện một người con gái khác đi lấy chồng, v́ cưới xong tôi sẽ phải theo anh về Mỹ. Lúc đó, tôi sẽ phải xa má và các em; xa nửa ṿng trái đất. Đêm nằm, tôi hát nho nhỏ bài ru em xa lắc xa lơ: “Em ơi, con chim đa đa đậu nhánh đa đa, chồng gần không lấy, đi lấy chồng xa. Một mai cha yếu, mẹ già … Chén cơm đôi đũa, bộ kư trà ai dưng”. Hồi xưa, hát ru em như con két hát. Nhưng bây giờ nghe lại, thậ̣t là đau xót trong ḷng. Rồi ai săn sóc hai đứa em con nhỏ quá!

    Tôi đă chứng kiến cạnh chia ĺa của ba má. Má can đảm chịu đựng nuôi chúng tôi thành người. Tôi đă không rời má suốt bao nhiêu năm trời vui buồn, đầy đủ, thiếu thốn có nhau. Bây giờ tôi để má lại, đi theo một người đàn ông khác họ, khác ṇi giống, khác hết, mà đi xa cả 10 ngàn dặm: t́nh có đậm, có nồng, th́ cũng vừa thôi, chớ làm ǵ bỏ má ḿnh đi. Đâu có người đàn ông trên đời này xứng để cho tôi bỏ má tôi đi xa như vậy! Anh hết nhiệm kỳ th́ về Mỹ, c̣n tôi, t́nh tôi đối với má, với gia đ́nh, đâu có nhiệm kỳ nào hết. Nó là t́nh bất diệt mà.

    Má th́ khuyên, lớn lên ai cũng đi lấy chồng, sống gần hay xa gia đ́nh không phải là điều quan trọng để quyết định cuộc hôn nhân, mà có thương nhau đủ để dám đi xa với chồng không, mới là suy nghĩ đúng.

    Cuối cùng, tôi khuyên John nên đi trước, v́ vấn đề lư lịch của tôi vẫn c̣n rắc rối. Tôi không c̣n mặt mũi nào mà cầu viện trung tá Bính nữa. Theo tôi đoán trước, nếu John cưới tôi trước khi trở về Mỹ, anh có thể bị rắc rối với Hải quân; nhẹ cũng vĩnh viến không được bay, mà nặng th́ có thể mất chức hay bị gán lấy con gái của cán bộ Cộng sản. Giải pháp hay nhất, John trở về Mỹ, tôi sẽ t́m cách sang sau, và hẹn sẽ gặp anh ở California v́ hai chị của tôi đang ở Monterey, California.

    Chắc có bàn tay sắp đất của ông Trời, chớ làm sao mà hai người từ hai phương trời xa lạ, bỗng gặp nhau rồi hợp tánh hợp t́nh, gắn bó với nhau, rồi nên duyên chồng vợ.

    Mà khuyên tôi nên bắt đầu lo giấy tờ xuất ngoại. Đang lẽ tôi phải mừng lắm, nhưng tôi cảm thấy ḿnh tội lỗi v́ toan tính xa má khi gia đ́nh mới thoát khỏi những khó khăn, vừa mới được chút thoải mái. Hay v́ đứng trước sự rộng lượng vô biên , ḷng can đảm của má khiến tôi mủi ḷng? Tôi quyết định viết thơ cho John, huỷ bỏ cuộc hôn nhân. Tôi chỉ viết vài câu vắn tắt để anh hiểu, là tôi không thể bỏ má tôi ở lại một ḿnh. Tôi cảm ơn anh đă cho tôi biết t́nh yêu, cho tôi yêu, và cho tôi được yêu. Nếu chết tôi cũng măn nguyện, nhưng tôi chưa có chết đâu, v́ tôi phải sống cho má tôi và em tôi. Tôi mong anh thông cảm, cả hiểu giùm phong tục của gia đ́nh tôi, là quá gần gũi với mẹ ḿnh bởi v́ mẹ đă sống cô đơn với chúng tôi.

    Viết thơ xong, tôi để vô hộc tủ, không gởi đi, rồi khóc suốt một tuần. Khi có ai trong gia đ́nh hỏi tại sao khóc, tôi c̣n khóc dữ hơn nữa. Một buổi tối, đi làm về, tôi không ăn như mọi bữa, chui ngay lên giường ngủ. Má dựng tôi dậy để nói chuyện. Tôi khai ra đủ các thứ bịnh, má đều không tin, cuối cùng tôi phải theo má xuống bếp để nói chuyện. Má tôi nói mấy câu, mà tôi tan nát cả cơi ḷng:

    - Con à, cách đây mấy năm, một người bạn học của má nói là má có bông mà không có b́nh để chưng bông; nhớ câu nói đó má buồn lắm. Mấy lần con có bạn, tụi nó biết ba con đi tập kết nó sợ thấy bà. Thằng John nó khôn, nó hiểu, nó không sợ. Lấy chồng khôn, đừng lấy chồng dại, khổ thân con lắm.

    Tôi ôm mặt khóc v́ má tôi nói trúng tim đen của tôi. Hai lần bạn trai, vừa nghe tôi nói ba tôi đi tập kết, một anh cắn môi suy nghĩ, anh khác th́ khuyên đừng nhắc tới ba với anh ấy …

    - Con biết thằng John là người tốt, th́ lấy nó đi con. Con được hạnh phúc, má rnừng, má biết má làm tṛn bổn phận của người mẹ!

    Rồi ngày ra đi chờ tôi bên ngạch cửa. Hàng xóm tới chúc tôi “thượng lộ b́nh an”. Mấy ông Tàu Đại Loan chặn đường chúc tôi may mắn. Ngay cả chú Hai đạp xích lô cho tôi đi làm hàng ngày cũng nhắn nhủ: “Cô Hai đi Mỹ đừng quên tui nhen!”. Làm sao tôi quên được người chở tôi đi làm khi tôi dậy trễ. Chú phải chạy như bay cho tôi đến sở đúng giờ. Chị Mùi bán bánh ḿ thịt ở nhà tôi cũng nói: “Cô Hai đi Mỹ đừng quên bánh ḿ xá xiếu của em nhen”. Tôi làm sao quên được, bánh ḿ xá xiếu ngon nhứt đường Nguyễn Văn Sâm của chị.

    Lúc ấy tôi như cái xác không hồn. Cho đến nay, tôi không c̣n nhớ phút chia tay với má ra sao. Mỗi lần nghĩ lại buổi tiễn biệt ấy, tôi chỉ c̣n giữ lại được h́nh ảnh má bịn rịn nâng vạt áo lên quẹt mắt, rồi vội vă chạy lên lầu. Tôi cũng chỉ nhớ em tôi ngồi taxi với tôi, mà không nhớ có ai nói ǵ không. Bây giờ, hồi tưởng lại, chuyến ra đi ấy như một cuốn phim quay lẹ, không c̣n đủ chi tiết. Trên máy bay, tôi ngồi bên cạnh cửa sổi, âm thầm khóc cho đến lúc mệt th́ ngủ thiếp đi, khi bên ngoài đă tối đen như mực. Khi thức dậy, tôi ngỡ ngàng thấy đă sáng, mà máy bay vẫn c̣n bay trên những cụm mây trắng, tôi hốt hoảng nhận ra rằng tôi đă xa má và các em tôi đúng nửa ṿng trái đất.

    Hồi tôi c̣n nhỏ, ít có chuyện ǵ làm tôi sợ, trừ sợ ma, v́ ba thường kể chuyện ma hay lắm. Mỗi lần ông kể, nhiều cán bộ trẻ c̣n sợ, nói chi tôi, một đứa con nít. Có anh phải đốt đuốc để về cơ quan, có anh nhát quá, xin ngủ lại qua đêm. Rắn rết quanh nhà, ai cũng sợ, chỉ có tôi là không. Có lần tôi đă một ḿnh đập chết một con, v́ nó nuốt con gà của d́ Bảy. Vậy mà tôi rất sợ cô đơn. Giờ đây, tôi đă xa tất cả mọi người trong gia đ́nh. Tôi xa những ǵ tôi đă biết, đă quen, tŕu mến , yêu thương, gắn liền với đời tôi 23 năm qua.
    Tôi nh́n qua vai, cố h́nh dung lại những kỷ niệm đă qua mà tôi bỏ lại đằng sau bên kia bờ đại dương trong đó có gia đ́nh tôi, có dân tộc Việt Nam mến yêu, và có nơi chôn rau cắt rún của tôi. Rồi tôi thầm tự hỏi, không biết “người nhà quê lên tỉnh” này sẽ sống thế nào ở một nước mà hầu hết bà con gịng họ của tôi gọi nó là kẻ thù của dân tộc?


    Còn tiếp ...

  6. #4036
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Những ngày đầu của tôi trên đất Mỹ như đi qua trong sương mù dầy đặc, dưới bầu trời không trăng không sao, như những ngày cuối cùng tôi ở Việt Nam. Tôi không c̣n nhớ ǵ nhiều quăng thời gian ngắn ngủi ở nhà chị Cương ở Monterey, California. Hai chị Kim, Cương dẫn tôi đi mua áo cưới ở Carmel. Chị cho biết đây là một nơi nên thơ, t́nh tứ, cho các cô dâu đi sắm áo cưới. Tôi chỉ lẳng lặng đi theo hai chị, v́ sợ các chị lại tưởng tôi không yêu John. Tôi yêu John lắm chớ ! V́ yêu mà tôi bỏ quê hương, bỏ má và ba đứa em mà bay sang xứ sở xa lạ này, xa hơn mười ngàn dặm!

    Những ngày đầu ở Mỹ, tôi cứ bị câu hát ru em ám ảnh: “Con chim đa đa đậu nhánh đa đa, chồng gần không lấy, đi lấy chồng xa. Một mai cha yếu, mẹ già … Chén cơm đôi đũa, bộ kư trà ai dưng”. Trong khi đó, chị Cương nhắc đi nhắc lại: “Cánh cửa này chỉ mở một lần, cưng không bước vô, nó đóng lại để tới lượt người khác”. Nghe chị tôi nói hoài, tôi bèn nói chơi: “Đứa nào muốn vô phải bước qua cái xác của em.

    Chị Kim dẫn tôi đi nhiều tiệm bán áo cưới lắm, nhưng tôi chỉ một tiệm. Tôi không nhớ thử áo cưới nào, chỉ nhớ chị tôi nói áo quá dài phải lên lai, về siết eo cho nhỏ. Tôi cũng không nhớ ai trả tiền áo cho tôi. Chị tôi vui khi đi sắm sửa cho em đi lấy chồng, c̣n tôi th́ như cái xác không hồn, đi mà miễn cưỡng, đi ở Carmel mà nhớ nắng Việt Nam, nhớ má, nhớ ba đứa em. Tỉnh Carmel nhiều cảnh đẹp, nhà đẹp, có biết bao nhiêu là du khách tôi cũng không ngắm. Chị tôi hơi bực ḿnh v́ cử chỉ thờ ơ của tôi. Tôi chỉ nhớ, khi đem áo cưới về nhà, tôi đứng trước gương cho các chị ngắm nghía, rồi việc cắt xén các chị làm , tôi không có ư kiến.

    Tôi không gởi thiệp hồng mời ai dự đám cưới, v́ tôi không có một người bạn nào ở Mỹ cả. Bạn tôi đều ở Cần Thơ, người nào cũng đă có gia đ́nh, sống êm đềm trong hạnh phúc. Chỉ có ḿnh tôi dám mạo hiểm đi lấy chồng xa.

    Bạn của hai chị tôi phần đông là các anh các chị người Việt ở trường sinh ngữ Monterey Presidio và các sĩ quan Việt Nam Cộng hoà du học ở trường Naval Postgraduate School. Bạn của John là những phi công Hải quân và Người nhái Mỹ. Họ cùng vợ con ở những phi đoàn xa tới dự. Rể phụ Goldstein, một bác sĩ quân y. Anh là bạn thân của John , họ c̣n tung hoành bay nhảy ở các căn cứ trong vùng Đông Nam Á..

    Ngày cưới của tôi không có ba má chứng kiến. Cái cảnh ba tôi vui vẻ bắt tay chú rể và má tôi rưng rưng nước mắt sung sướng cho con, chỉ là mộng mơ của tôi thôi. Tôi nói với chị Kim “Không có ba má chứng kiến đám cưới, biết vậy em theo trai khác rồi”. Tôi bị hai bà chị lườm trách móc. John và hai chị tôi cứ giới thiệu với tôi từng người khách, mà tôi đâu có biết ai là ai, ngoài tên, tay bắt mặt mừng, đi qua rồi, họ chỉ là một người lạ.

    Cha Fritzpatrick của nhà thờ trường Monterey Postgraduate School bắt chúng tôi quỳ suốt hai tiếng đồng hồ để nghe lời giảng về hạnh phúc gia đ́nh, đạo làm người, trách nhiệm với bạn bè, với đất nước và với Thiên Chúa. Sau đó, rể phụ, người nước Thái, nửa đùa nửa thật, nói với chúng tôi là từ đây anh không làm rể phụ cho đám cưới của người Thiên Chúa giáo nữa, với ông cha là người Ái Nhĩ Lan. Hôm đó, cha uống rượu hơi nhiều với một cha từ Trung Quốc sang thăm; 40 năm trước, họ là hai đứa nhỏ giúp lễ ở một nhà thờ nhỏ ở Trung Quốc; hôm nay ngày đoàn tụ, hai cha đă chúc tụng nhau qua nhiều chai rượu.

    John đă sắp xếp trước: anh nghỉ phép một tháng, để chúng tôi vừa hưởng tuần trăng mật vừa cho tôi biết quê hương anh. Chia tay với hai chị của tôi ở Monterey, California xong, chúng tôi bắt đầu cuộc hanh tŕnh bằng xe từ California đến Minnesota bên chồng, rồi từ đó lại về Johnsville, Pensylvania, nơi căn cứ Hải quân của John. Chúng tôi đă tới nhiều nơi trên đất Mỹ, viếng danh lam thắng cảnh, mà John hănh diện cho tôi thấy cảnh thanh b́nh, trù phú của quê hương anh, nhưng lúc nào trong tôi cùng hướng về quê hương ngàn trùng xa cách, nơi có má và các em tôi. Nơi ấy, khói lửa đang ngập trời. Nhưng tôi cũng c̣n bổn phận làm vợ của tôi. Hai chữ “làm vợ” thật xa lạ với tôi, xa lạ như đất Mỹ mênh mông này. Mỹ thật bao la; ánh sáng văn minh chói loà khắp nơi, nhưng không chói loà đối với tôi.

    Tôi không biết John có thất vọng v́ tôi dửng dưng mọi thứ ? Đối với tôi lúc bấy giờ, chỉ có một thứ hấp dẫn tôi, đó là hệ thống giao thông tuyệt vời, và đêm ngủ không nghe tiếng bom đạn. Những lần cắm trại trong bóng đêm; chỉ có trăng sao, tiếng côn trùng hoà nhịp, không nghe tiếng súng. Không có lính chặn đường hỏi thẻ căn cước, không có một ổ gà nào; tất nhiên không có đắp mô hay xẻ rănh. Ông trời cho xứ này nhiều quá, mà quên không nghĩ đến xứ sở của tôi! Hồi đó, xăng dư thừa, giá rẻ rề, các cây cạnh tranh nhau, tặng quà cho khách. Cứ mỗi lần cần xăng, ghé qua cây xăng Shell đổ, th́ chọn được một cái đĩa, mấy cái tách uống café; cứ như vậy, từ California tới Pensylvania, chúng tôi có được một bộ chén đĩa.

    Chúng tôi về thăm má của John và bà con gịng họ của anh ở tỉnh Ely nhỏ bé của tiểu bang Minnesota. Ở Ely, ngày nào má của John cũng tổ chức ăn uống, picnic, đi hái trái cây, câu cá, săn nai, tắm ở các hồ lạnh như nước đá. Tôi có dịp gặp bạn bè, thầy cô của John từ lớp 1 cho tới lớp 12. Ai cũng dặn ḍ John “take good care of this young lady”, làm tôi rất cảm động. Không biết người ta thương tôi v́ tôi chỉ có một thân một ḿnh nơi xứ lạ quê người ? Hay là sau tuần trăng mật, tôi sẽ biết nước Mỹ lạnh lùng, cô đơn hơn nữa. Những ngày ở Ely, đêm nào tôi cũng khóc bên cạnh người chồng nằm ngủ ngon lành như một cậu nhỏ vô tư. Chúng tôi ở đó mười ngày, rồi từ giă mọi người, và hứa sẽ trở lại vào mùa câu cá tháng 5 tới.

    Tháng 9 năm 1968, chúng tôi tới Johnsville, Pensylvania, một căn cứ hải quân trong một tỉnh nhỏ; nơi đây, nhiệm vụ là John là lái thử những chiếc máy bay F-8 với những dụng cụ mới lạ.

    Mỗi tuần tôi viết ba, bốn lá thơ về nhà cho má, cho mấy em, d́ Dẽ, con Vân, con Sang. Thơ nào tôi cũng cho gia đ́nh biết tôi vui, tôi hạnh phúc lắm, và đang học hỏi về đời sống ở Mỹ để hội nhập. Nhưng thật ra, đó chỉ là những lời không thật, hoàn toàn không thật, để làm yên ḷng gia đ́nh. Tôi đang buồn vô cùng, buồn như con chó đi ngoài xa lộ ồn ào, buồn như con chó Nô lúc chúng tôi rời Cảng Chú Hàng đi nơi khác.

    Tôi ngủ với những chiêm bao, mộng mị, cứ thấy ḿnh ở Sài g̣n. Có đêm tôi nghe tiếng nhạc Việt Nam khi ngủ. Lại có nhiều đêm tôi gặp ác mộng, thấy Việt Cộng âm thầm phá vỡ hạnh phúc của John và tôi. Có đêm chợt thức giấc về khuya, tôi nghe có mùi thức ăn Việt Nam quen thuộc. Nhưng khi tỉnh dậy, chỉ thấy tuyết trắng rơi ngoài cửa sổ. John đă đi từ sáng sớm. Tôi ôm gối, rồi ngồi khóc. V́ ở nhà một ḿnh, không sợ ai biết, không làm phiền ai, mới đầu tôi c̣n khóc nho nhỏ, sau khóc lớn , nức nở. Khóc tới mệ̣t, rồi ngủ hồi nào không biết. Chiêm bao như vậy hết đêm này đến đêm khác. John không biết, má và các em bên nhà cũng không . Một hôm, tôi gọi chị Cương:

    - Em nhớ má, cho em về Việt Nam đi, chị. - Tôi nói bằng một giọng năn mỉ như hồi nhỏ tôi đ̣i chị đi theo lên Sài g̣n.
    Chị liền an ủi:

    - Chị thông cảm cưng. Hồi trước qua Mỹ, dù có anh Wray và Tina chị cũng nhớ má, nhớ tụi cưng muốn bịnh luôn. Nhưng ráng đi cưng. Lớn rồi, ḿnh phải lập gia đ́nh cho má vui. Cưng may mắn là được John thương cưng. Nhớ kỹ điều này: Có thằng điên nào mà quư cưng như vàng, khen cưng không tiếc lời, nào thông minh, nào can đảm … Có anh chàng sĩ quan ngoại quốc nào dám lấy cưng khi cưng nói thiệt cho họ biết ba ḿnh là ai không. Hai đứa gặp nhau là cười, là vui như hội. Trời cho th́ nhận, ráng ǵn giữ hạnh phúc, nghe cưng. Cưng mà trở về Việt Nam bây giờ là mất hết. Cưng phủi ơn Thượng đế nếu cưng trở về Việt Nam bây giờ.

    Chị tôi tha thiết khuyên tôi. Tôi lắng nghe để chị khỏi buồn. Nhưng những lời của chị không thuyết phục nổi tôi, v́ vậy tôi nghĩ tôi sẽ rủ John về Việt Nam với tôi.

    - Em về th́ má vui hơn. - Tôi căi.

    - Má vui khi thấy mặt cưng, nhưng rồi mà sẽ buồn lắm khi biết con của má yếu tinh thần. Má sẽ trách má, v́ chắp cánh chim bay không nổi. - Chị tôi nói bằng một giọng vừa năn nỉ, vừa ru , vừa đe doạ.

    Tôi vẫn ngoan cố:

    - Em bay tới đây là xa lắm rồi. Em biết bay xa như vậy đủ rồi, chớ không phải tuổi con chim, mà bắt em bay tiếp.
    Chị kiên nhẫn nói tiếp:

    - Cưng đừng nghĩ vậy. Hồi đó, má cũng thương ông ngoại bà ngoại ḿnh lắm, vậy mà má cũng theo ba vô trong bưng, chịu cực thân, làm cho ông bà xót xa thương má lắm. Khi má nghe nói ḿnh ở bên này hạnh phúc má vui lắm, mà không đ̣i hỏi ḿnh lấy chồng giầu nuôi má, mà má chỉ mong cho ḿnh hạnh phúc. Cưng trả ơn má, là cưng phải sống hạnh phúc cho ḿnh. Sau này chị em ḿnh sẽ t́m cách rước má với mấy em qua chơi với chị em ḿnh.

    Nghe nói đến chuyện bảo lănh má và các em qua Mỹ sống, tôi chợt thấy một chân trời mới, có tia hy vọng sáng ngời. Lời chị Cương có một sức mạnh khiến tôi ra khỏi trạng thái buồn bă.
    Tôi tính ngay trong bụng: một đàng tôi về với má và các em, một đàng má và các em sang Mỹ với tôi, đang nào hay hơn? Tôi đồng ư với chị Cương. Nếu sang Mỹ được, má tôi sẽ thoát khỏi tầm tay của Việt Cộng. Lúc đó mà sẽ không c̣n hát: “Ngày trở về, anh bước lê trên quăng đường đê , bên bên luỹ tre. Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè vui đón người về”.

    Một hôm, John đi công tác ở Bermuda, tôi lại chiêm bao thấy ḿnh đi trên những con đường quen thuộc ở Sài g̣n, ghé qua tiệm sách trên đường Lê Lợi, rồi mở cửa nhà hàng chị Kim Hoa nh́n vào. Trông thấy anh Nguyễn Đạt Ihịnh, ông Thái nhà in, ông Nguyễn Thanh Hoàng (báo Văn Nghệ Tiền Phong), anh Đặng Văn Huấn và mấy ông nhà văn bạn nhậu của anh.
    Tôi trở ra, tiếp tục đi nghe tiếng ồn ào quen thuộc của Sài g̣n, tiếng người nói, có cả mùi đốt rác phảng phất đâu đây. Tôi giựt ḿnh thức giấc, thấy ḿnh vẫn đang ở trong căn nhà mới lạ. Tôi soi gương, thấy ḿnh đổi khác. Đứa con gái tinh nghịch, ranh mănh, thông minh biến đâu mất. Trong im lặng, tôi nghe như chính tôi cũng tự trách ḿnh đă bỏ bê ḿnh. Từ mấy tháng nay, tánh nết của tôi đă thay đổi nhiều. Tôi đang từ một con người chăm chỉ, thích tự lập và cứng rắn, đă trở nên lười biếng, yếu đuối, vô trách nhiệm.

    Tôi tự nhủ phải cố gắng vươn lên, để trở lại con người b́nh thường cũ. Nếu cứ tiếp tục sống trong ươn hèn, yếu đuối sẽ bị John coi thường. Hồi chúng tôi mới quen nhau. John hănh diện về tôi, v́ anh tin là trong bất cứ hoàn cảnh nào tôi cũng đối phó được, dù phải sống xa anh. Nghĩ vậy, tôi quyết định trở về với bản tánh cũ của tôi: không thể uỷ mị, yếu hèn được, phải chấp nhận xa gia đ́nh, ĺa bỏ quê hương để xây dựng tương lai hạnh phúc th́ phải đi trên con đường ḿnh đă chọn.


    Còn tiếp ...

  7. #4037
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Vào đầu mùa thu năm 1970, chúng tôi nhận được một tin mừng. Hải Vân sẽ được đi Mỹ học lái máy bay . Em sẽ học ở Lackland, tiểu bang Texas, và sau đó sẽ đi trường khác để học lái trực thăng.

    Em đă miệt mài học ngày học đêm để thi vào không quân. Giấc mơ của em là lái trực thăng, và được ở căn cứ Biên Hoà. Có lần tôi hỏi em sao không về Cần Thơ, quê hương ḿnh? Em cho biết Cần Thơ không phải là đất lành, nên chim không đậu được. Tôi mới nhớ rằng gia đ́nh tôi cũng đă t́m cành khác mà đậu, và Cần Thơ cũng không c̣n là “đất lành” nữa.

    Vào trường huấn luyện, Hải Vân tiếp tục được bằng “xuất sắc” suốt thời gian em học. Em làm bản sao những giấy khen này để gởi cho chị Kim, chị Cương và tôi. Bản chánh cho má. Hải Vân là người thông minh, học giỏi. Hồi c̣n học ở trường nam Tiểu học Cần Thơ, em cũng mang nhiều giấy khen về cho má coi, sau đó má gởi bản chánh về cho ông ngoại giữ. Tôi nhớ có lần ông ngoại tôi mở ngăn tủ bàn thờ, nơi ông cất những giấy tờ quan trọng, và giấy khen của anh Quốc và Hải Vân, rồi ông nói:

    - Học trong vùng quốc gia, không giúp được nước cũng được nhà. Tụi bay mà học theo đồ “chó đẻ” ngoài Bắc th́ lại làm cộng sản; nó chờ con nít có xương có thịt lớn lên một chút, th́ cho học giết người, cướp của cho thằng Hồ. Nhớ ăn cây nào rào cây nấy. Đừng có nghe đám lớn trong nhà này; cả lũ vừa đi vừa hát trong họng “Ơn cách mạng bằng trời bằng bể, công Cụ Hồ phải kể bao năm”. Ơn cháu mang là ơn của má cháu, công cũng là công của má cháu, chớ không phải của thằng già chó đẻ kia đâu, nhớ không?

    Sau khi Hải Vân nhập ngũ, tháng 5 năm 1969, tôi rước má và Minh Tâm qua Mỹ thăm chúng tôi, với hy vọng là má sẽ thích nước Mỹ và ở lại: sau đó chúng tôi sẽ bảo trợ Hoà B́nh. Hải Vân được thâu vào không quân. Má không c̣n lo thức khuya dậy sớm, lo em đi chơi về nữa. Bây giờ tới lượt trung tâm huấn luyện canh giờ “giới nghiêm” của nó thay má tôi.

    Minh Tâm sang Mỹ chỉ một vài tháng th́ có tin Hải Vân cũng tới Mỹ. Chúng tôi ra gặp em. Không quân cho gia đ́nh và em ra đi chơi nửa ngày. Chúng tôi dẫn em đi Knock Berry gần đó để tiện việc trở về đúng giờ với nhóm lính của em.

    Vừa đi, hai chị em vừa líu lo chia xẻ niềm vui của ḿnh. Tôi cho Hải Vân hay, khoảng tháng 12 em được lên chức làm cậu. Nó rất mừng, câu cổ tôi mà xúc động vô cùng. Em dặn: “Suốt đời chị lo cho má và tụi em. Bây giờ có chồng có con, ḿnh lo ḿnh đi nhen”.

    Rồi Hải Vân lên đường tiếp tục bay qua Kackland, Texas. Mấy tuần sau, nó viết thơ không có nói ǵ nhiều về trường huấn luyện, mà nói đàn anh tử tế, chỉ huy trưởng rất tốt với mấy con em mới. Dặn gia đ́nh đừng lo, nó đang ở thiên đàng. Rồi em nói đến những cô con gái Mỹ tóc vàng, tóc đỏ, mắt xanh nó gặp trong bữa tiệc, trong những buổi đi picnic do nhà thờ bảo trợ. Sinh viên Việt Nam được đưa đến các tư gia để biết đời sống gia đ́nh Mỹ. Em tôi lọt vô mắt xanh của cô con gái ông mục sư. Thằng nhỏ phải đi nhà thờ mỗi chúa nhựt để sau đó được về nhà mục sư gặp cô con gái. Em vừa cười vừa khoe:

    - Con nhỏ mê em quá rồi !
    Tôi nửa đùa nửa thật hỏi:

    - Cưng có muốn cưới nó rồi ở lại Mỹ luôn không?
    Em liền trách tôi:

    - Em chưa đánh giặc ngày nào, đừng có xúi bậy. Chị đi lính không được, em đi thế cho chị nè. Được con gái mê th́ cũng thích, cái tôi lớn hơn một chút cho vui, chớ ai lại để con gái làm hư đời ḿnh !

    Hải Vân nóng ḷng đem những ǵ học được sau kỳ huấn luyện về phục vụ đất nước. Tôi th́ khoe rằng cái thai trong bụng tôi khoẻ lắm, đạp tôi liên hồi. Chắc thằng nhỏ sau này thành một cầu thủ tài ba.

    Từ Lackland, Texas, lớp của Hải Vân được chuyển tới Hunter Airfield ở Savannah, Georgia, để thực tập lái Huey. John và tôi rất vui mừng và hănh diện khi Hải Vân ra trường hạng nhất. Lớp của em có nhiều sinh viên các nước, như Canada, Đại Hàn … Trung tướng giám đốc trường viết thơ riêng cho tôi. Ông khen má tôi có thằng con học giỏi. Má tôi đă quen với những giấy khen của các thầy, cô giáo, mà lần nào má cũng cất và thưởng Hải Vân. Nhưng kỳ này, nhận được giấy khen của trung tướng Không quân Mỹ, má tôi lại không nhắc ǵ đến nó trong những lá thơ viết cho tôi hàng tuần. Khi tôi hỏi th́ má tôi hỏi, má nói:

    - Khó cho má vui được, khi nhận được cái giấy khen này. Em của con lớn lẹ quá. Trong khi ba và anh Khôi con ở ngoài Bắc. Mà thôi, Hải Vân nó chọn con đường đó, là ḿnh chánh thức cho mấy người ngoài kia biết ḿnh không có theo họ. Tụi con chán cộng sản , nói hoài đâu có ai nghe; Hải Vân đăng vô không quân và tiếng đồn chắc ra tận ngoài Bắc rồi.

    Ngày 9 tháng 12, 1970, con tôi chào đời ở nhà thương Fort Ord, một căn cứ Lục quân. Nơi này giáp với tỉnh Monterey California. John đặt tên nó là Lance David Krall, Lance là tên một người bạn thân trong đội bơi lội hồi học trung học. David là tên chú rể phụ David Goldstein.

    Giáng sinh năm đó Hải Vân được đi phép, tôi rủ em đến California gặp mặt thằng cháu mới ra đời. Nhưng Hải Vân thấy chị Kim tả Washington D.C, đẹp quá, hấp dẫn quá, em phải qua thăm v́ chỉ có dịp này thôi. Hải Vân c̣n hẹn gặp tôi với Lance vào dịp Tết sắp tới ở Việt Nam. Tôi thất vọng, v́ chắc phải lâu lắm tôi mới có thể bồng con về Việt Nam thăm gia đ́nh.

    Những nỗi thất vọng ấy chỉ là một nỗi buồn nhỏ, không đáng kể so với cái tin khủng khiếp tôi nhận được sau Giáng sinh đó. Hải Vân tử nạn! Ngày 11 tháng Giêng, năm 1971, chị Kim gọi từ Washington D.C, cho biết chiếc Huey do Hải Vân lái bị rớt trong một trận băo tuyết hiếm có ở Savannah, tiểu bang Georgia. Chị tôi và tôi, mỗi người một nơi, cùng ôm cái điện thoại mà không nói được lời nào nữa. Chúng tôi như chết nửa thân người, c̣n hồn tê dại đến độ không sao khóc được.

    Chị tôi chờ niên trưởng của Hải Vân gọi lại. Tôi phải đưa Lance cho John bồng, v́ lúc đó tôi không dám ôm nó trong ḷng, cũng không muốn gần ai trong giờ phút đó.

    Mấy tiếng đồng hồ sau, chị tôi gọi lại. Không quân chánh thức xác nhận em tôi và một phi công khác tên là Nguyễn Văn Bé tử nạn.

    Tôi nghe như có tiếng la hét trong đầu tôi: “Không, không phải em tôi chết đâu. Không phải Hải Vân chết đâu. Người ta lộn tên rồi. Em tôi mới 21 tuổi, chỉ mơ ước được về nước đánh giặc. Giấc mộng chưa thành, em không thể chết được.
    Tôi ngồi co quắp dưới chân giường, cầu xin Trời, Phật, van nài Chúa Jesus cho tôi được sống, tôi sẵn sàng chết thế, sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời tôi cho em. Tôi đă sống trên đời này nhiều rồi, đă từng cay đắng, gian truân, từng lao đao, cực khổ, từng nếm mùi ngon ngọt của hạnh phúc; tôi đă yêu và đă được yêu, tôi sẵn sàng chết để em tôi được sống.

    Tôi xin cho em lá gan, lá phổi, cánh tay, cái chân, con mắt để em được sống. Tôi tới một nhà thờ nhỏ trong khuôn viên trường Monterey Postgraduate là nơi chúng tôi đă làm hôn lễ, để cầu xin Thượng đế hăy cho biết tôi phải làm ǵ bây giờ. Tôi có nên về Việt Nam với má trước khi Không quân đưa xác em về không? Hỏi Chúa, Chúa không trả lời. Tôi chạy tới nhà thờ lớn hơn ở Pacific Stewe xin cha cho tôi một người hướng dẫn, v́ tinh thần tôi đang sa sút, bấn loạn. Từ khi nhận được hung tin, tôi chẳng biết ǵ, cứ ngồi trong xe chạy loanh quanh, lúc th́ dạt vào băi cỏ, lúc th́ chạy ngoài đường t́m nhà thờ, t́m Chúa, mà không về nhà.

    Tôi mới sanh con có 32 ngày, tôi sợ tôi phát điên mất. Đă có lần, v́ đau đớn quá, tôi đă có ư tưởng điên rồ là má và tôi cùng chết một lượt để tránh nỗi đau thương này. Nhưng tôi lại nhận ra chết như vậy là vô trách nhiệm, là hèn nhát, là tàn nhẫn với tất cả mọi người trong gia đ́nh. Để gạt bỏ những ư nghĩ điên rồ, tôi vô nhà thờ dung thân.

    Cha trả lời tôi một câu thật ngắn gọn. Dường như ông đă biết hết nỗi ḷng của tôi, biết rơ mọi chuyệ̣n trong gia đ́nh tôi và cũng h́nh như ông đă nghe Đức Chúa Trời phán , hồi tối hôm qua.

    - Thượng đế đă chọn em của con, một đứa con xứng đáng để phục vụ Ngài.

    Đă nhiều lần tôi t́m tới Chúa, tôi mong mỏi được gần Chúa, muốn đem Thiên Chúa vào đời sống của tôi, v́ má tôi khuyên rằng muốn cho gia đ́nh có hạnh phúc, vợ chồng nên một đạo. John chắc không bỏ đạo Thiên Chúa, c̣n tôi nên theo đạo của anh để cho gia đ́nh được hoà thuận. Tôi đă vâng lời. Bây giờ cần tới Chúa, tôi cảm thấy ḿnh lạc lơng hơn ! Không biết cha nói có đúng như vậy không ? Có phải Chúa chọn đứa con xứng đáng, hay là cha chỉ muốn an ủi tôi ? Có thật là Chúa chọn Hải Vân không ? Nếu thật, Chúa đâu có quyền bóp chết linh hồn của gia đ́nh tôi, của má tôi. Chúa toàn năng th́ lẽ nào Chúa cho , rồi nửa chừng lấy lại. Má tôi là người phàm, mà khi chờ ba, má cho luôn , làm hành trang vào đời để sống, má có đ̣i ǵ đâu!

    Nếu trong đời, má tôi cần tới con cái và gia đ́nh, th́ lúc này má tôi cần nhứt. Nỗi đau tôi mang trong ḷng, không sao sánh được với nỗi đau của má tôi. Tôi muốn về với má và ba đứa em, nhưng tôi không về được. Visa nhập cảnh Mỹ chỉ có một lần. Về Việt Nam rồi trở qua sẽ không được vô Mỹ nữa. Ngay việc xuất cảnh khỏi Việt Nam lần thứ nh́ cũng không được, trường hợp của chị Kim tôi cũng vậy. Chị em tôi c̣n mang quốc tịch Việt Nam.

    May mắn là anh Wray, chồng chị Cương, đang phục vụ cho Lục quân Mỹ ở Thái Lan, nên chị về được, và chị đă cho hay chị sẽ về với má và các em. Chị Kim sẽ đi Savannah nh́n Hải Vân lần cuối, và trường của em sẽ làm lễ truy điệu trước khi đưa em về cho má.

    Thời gian như đông lạ̣i. Thế giới bên ngoài gia đ́nh dường như đă tan biến hết. Bây giờ tất cả chỉ chờ cái chết của má tôi. Chúng tôi chờ tin Không quân cho biết ngày nào sẽ đưa Hải Vân về Việt Nam. Chờ để làm ǵ? Để thấy má tôi ôm cái quan tài khóc cho thằng con chết yểu? Chờ để biết rằng vận hạn không may đă chôn vùi tương lai của một thẳng con trai thông minh, yêu nước, yêu gia đ́nh? Chờ để biết rằng ước mơ của gia đ́nh tôi đă bị chôn vùi, chôn tiếng cười, tiếng đàn guitar của em; và một phần đời của chúng tôi cũng chôn theo em. Bảy ngày chờ đợi dài vô tân. Nhưng rồi người ta cũng đưa quan tài của em về Việt Nam.

    Tim tôi tan vỡ. Tôi quá cô đơn, thấy ḿnh yếu đuối, bé nhỏ trong tay định mệnh. Cho tới ngày nay, đă 39 năm qua , tôi vẫn c̣n giận khi nhớ tới lời nói của ông linh mục, vẫn c̣n thương nhớ em tôi mỗi lần nghĩ tới nó. Tôi đoán. Ở bên kia thế giới, em cũng giận, cũng tiếc, v́ chưa một ngày nào được phục vụ đất nước. Em tôi chết rồi, mà cộng sản c̣n lợi dụng cái chết của nó để tuyên truyền. Chúng báo cho ba tôi là CIA đă giết Hải Vân v́ chúng biết em là con của ba tôi. Tôi giận sôi gan, v́ ba tôi tin lời tuyên truyền đó, tin cho tới ngày ông ĺa khỏi cuộc đời.

    Tôi thất vọng, v́ ba tôi nh́n đàn con lớn lên qua lăng kính cộng sản. V́ vậy, ông không thấy được rằng ngoài người con trai kỹ sư tên lửa, ông c̣n một thằng con trai khác nữa, thông minh, lanh lợi không kém anh nó.

    Cuộc điều tra tai nạn máy bay của Hải Vân đă diễn ra rất chu đáo. Không có ǵ đáng nghi cả. Sau này chồng tôi được đổi về Ngũ Giác Đài, làm việc cho cơ quan t́nh báo của Hải quân. Anh xem bản kết quả của cuộc điều tra. Hải Vân bay quá thấp, và khi băo đến, muốn bay cao hơn không kịp nữa, nên bị đụng dây điện trong rừng thông.

    Phải nói là em tôi bất hạnh, gia đ́nh tôi bất hạnh, nhưng tôi không phải là nạn nhân của bất cứ ai.


    Còn tiếp ...

  8. #4038
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    John thường phải công tác xa nhà cả mấy tháng trời. Tôi phải ở nhà một ḿnh với đứa con nhỏ. Mỗi tháng có tới chín ngày không có chồng, không có má, không người thân thuộc. Tôi có gia đ́nh hải quân, với các bà vợ sĩ quan của cùng phi đoàn. Có mấy lần John đi vắng tới sáu tháng: anh đưa mẹ con tôi về Sài g̣n với má.

    Tôi không giỏi như các bà vợ trong phi đoàn VP-4 của anh. Mỗi lần anh đi vắng, tôi sợ ma, sợ kẻ gian; nên dù đèn sáng trưng chung quanh nhà. Cây súng PPK nạp sẵn sáu viên đạn tôi giấu dưới nệm giường ngủ.

    Tôi thích đọc tiểu thuyết Việt Nam. Đối với tôi, đó là cách về thăm Việt Nam mà không tốn tiền. Cuốn sách đọc là cuốn “Tôi Nh́n Tôi Trên Vách” của Tuư Hồng - nhà văn Việt Nam. Tôi có thể đi qua mấy chục nơi trong thành phố Sài g̣n, nhận ra những h́nh dáng quen thuộc, những con đường đại lộ trong trí nhớ. Trời ơi, không ǵ sung sướng bằng được về nhà.

    Một hôm, tôi vừa định đi rước Lance ở lớp mẫu giáo, điện thoại bỗng reo. Một người đàn bà tổng đài hỏi tôi có nhận điện thoại collect của một người đàn ông tên là Jean Kaplan ở Paris không? Cái tên Kaplan lạ hoắc đối với tôi, nên tôi không ngần ngại từ chối . Nhưng chỉ mấy giây sau, điện thoại lại reo. Một người đàn ông nói tiếng Anh giọng Pháp. Câu nói đầu tiên của ông làm tôi kinh ngạc:

    - Mỹ Dung, tôi là bạn của ba cô. Tôi muốn cô phải lắng nghe tôi nói. Rất quan trọng.

    Tay tôi run rẩy, cố nắm chắc máy điện thoại khi người đàn ông gọi tôi là Mỹ Dung, cái tên chỉ có ba tôi gọi thôi. Chín năm trước, tôi đă thay tên này, nên không c̣n ai nhớ! Tiếng người đàn ông lại vang lên trong máy:

    - Tôi muốn cô phải thu xếp gấp cho má và các em cô rời Sài g̣n ngay lập tức !
    Tôi ấp úng nói:

    - Từ lâu tôi cũng muốn mà.
    Kaplan cắt lời tôi, giọng ông càng có vẻ gấp rút hơn:

    - Cô phải đưa má cô ra khỏi Sài g̣n ngay. Chiến tranh sẽ bùng nổ bất cứ lúc nào.

    Dù rất ngạc nhiên v́ cái tên cũ, tôi vẫn cảnh giác, cho rằng đây là lối làm tiền của người lạ. Cách đây mấy năm, tôi về Việt Nam xin cho một đứa cháu tôi đi Mỹ. Tôi đến Bộ nội vụ để xin xuất cảnh. Một nhân viên cao cấp của bộ này đă đ̣i tôi đưa tiền cho ông và một vài người trong bộ. Có lẽ họ nghĩ tôi từ Mỹ về, không có th́ giờ tố cáo họ, nghĩ như vậy, tôi nói với người đàn ông trong điện thoại:

    - Chiến tranh đă có mặt ở Việt Nam kể từ ngày thằng Tây của ông đặt bàn chân lông lá lên quê hương tôi. Tây về Tây rồi, nhưng chiến tranh vẫn không chấm dứt sau trận Điện Biên Phủ, ông ạ!

    - Cô nghe đây! - ông bỗng nói lớn hơn - Tánh mạng của má cô đang bị đe doạ. Cô phải đem má cô ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt!
    Tôi đáp ngay:

    - Xin cám ơn ông, nhưng tôi không có 50.000 đồng để mua giấy xuất cảnh cho má tôi đâu.

    - Những người bạn của ba cô sẽ tới Sài g̣n trong nay mai. Như vậy má cô và các em cô sẽ không được an toàn. Cô có hiểu không?

    Ông ta nhấn mạnh từng tiếng. Câu cuối cùng có giọng gắt gỏng. Vậy mà tôi vẫn cố căi:

    - Tôi hiểu, nhưng nếu họ là bạn của ba tôi th́ làm sao gia đ́nh tôi lâm nguy khi họ vào Sài g̣n?
    Ông ta vẫn kiên nhẫn nói:

    - Đừng giả bộ ngây ngô với tôi! Cô phải tin tôi. Hăy đem má và các em cô qua Mỹ hay qua Pháp cũng được. Họ phải đi khỏi Việt Nam!

    - Xin ông chỉ cách làm sao tôi có thể đem má tôi ra khỏi Việt Nam. Bây giờ đâu có ai được phép xuất ngoại. - Tôi nói.

    - Bảo chồng cô tới gặp ông đại tướng Hải quân Gaylor là Tổng tư lệnh Hải quân ở vùng Thái B́nh Dương. Ông ta mới là người có thể giúp cô việc này. Nghe tôi không, cô Dung?

    Bây giờ th́ tôi biết ông ta nói thật và đứng đắn. Thế là tôi bắt đầu lo. Tôi ngồi bệt xuống đất, dựa lưng vô cửa. Hai ḷng bàn tay tôi ướt đẫm mồ hôi, tim tôi đập th́nh thịch trong lồng ngực như muốn nhảy ra ngoài. Bỗng tiếng điện thoại lại reo vang. Tôi vội chụp lấy máy nghe. Lần này, tôi nghe giọng nói ṿi vĩnh của thằng con tôi ở đầu dây bên kia:

    - Mom, sao không tới rước con? Con đói bụng rồi!

    Tôi giựt ḿnh nhớ đến việc tôi phải làm lúc này. Tôi rước Lance ở trường mẫu giáo. Thế là đă trễ năm phút.
    Sau khi đă cho Lance ngủ trưa, tôi lục hộc tủ để thơ và nhật kư, cố t́m cho ra một cái ǵ có liên hệ tới tông tích ông Kaplan. Bỗng tôi thoáng thấy một bao thơ mầu vàng dầy cộm trong ngăn kéo bàn viết của tôi. Bao thơ dán tem và đóng dấu Paris, người gởi là Jean Kaplan, nhưng lại không có địa chỉ.
    Tôi không biết ông ta, chỉ nhớ rằng ba năm trước ông đă gởi bao thơ cho tôi. Trong bao thơ, có h́nh của năm người: ba tôi, anh Khôi, chị Thu Vân, anh Trung và một người con gái lạ cỡ tuổi tôi. H́nh chụp vào một mùa đông trước điện Cẩm Linh đầy tuyết phủ, với nền trời xám ngắt, xám như mầu quần áo của những người trong h́nh.

    Ngoài ra, c̣n có cả h́nh ba tôi cưỡi ngựa ở Mông Cổ, h́nh ba tôi uống trà với Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, và nhiều người khác đứng sau lưng họ mà không biết là ai. Khi được những tấm h́nh này, tôi vừa mừng, vừa thất vọng, v́ người gởi không viết một chữ nào; cũng không có cả địa chỉ người gởi nữa.
    Hồi đó tôi nghĩ rằng không có địa chỉ người gởi là may, v́ khỏi phải liên lạc với người xa lạ. Bây giờ tôi lại nghĩ khác, thất vọng v́ không biết liên lạc cách nào để có thể hỏi thêm về gia đ́nh tôi.

    Suy nghĩ thêm về lời nói của Jean Kaplan, tôi bắt đầu quan tâm đến t́nh h́nh chiến sự ở Việt Nam. Đêm đêm, tôi chờ Lance ngủ, rồi nhón gót ra khỏi pḥng, xuống nhà bếp ngồi một ḿnh ôm mối lo sợ. Tôi muốn biết t́nh h́nh Việt Nam qua báo chí Mỹ, nhưng tôi lại biết các kư giả Mỹ vốn nông nổi, hời hợt, nên không tin tưởng ở họ. Từ đầu năm 1975, t́nh h́nh Nam Việt Nam mỗi ngày một tồi tệ. Đầu tiên là việc mất Ban Mê Thuột, rồi cuộc rút quân từ Pleiku ra biển theo lệnh của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bỏ ngỏ miền cao nguyên. Cuộc triệt thoái này gây tổn thất trầm trọng cho cả quân lẫn dân miền Nam.

    Sau đó t́nh h́nh miền Nam mỗi ngày thêm suy sụp. Rồi quân Bắc Việt tràn qua Bến Hải, chiếm Quảng Trị.

    Trong khi tôi lo lắng về t́nh h́nh Việt Nam, John được nghỉ phép. Anh về nhà đă mười ngày, mà tôi không dám đả động tới cú điện thoại của Jean Kaplan. Nhưng tôi vẫn t́m cách cho anh biết những tin tức liên quan đến Sài g̣n. Thế rồi, một buổi tối tôi tâm sự với anh về sự sống c̣n của miền Nam. Tôi chỉ dám nói nho nhỏ với anh:

    - Em nghĩ ḿnh sẽ mất miền Nam.
    John ngạc nhiên nói:

    - Cưng ơi, lúc nào cưng cũng ca tụng người lính Việt Nam Cộng hoà, mà sao bây giờ lại nói miền Nam sắp mất? Như vậy là cưng coi thường họ quá. Cưng phải tin tưởng họ, v́ chính anh biết họ là những chiến sĩ can trường.

    Tôi bật khóc. Hai bên cằm tôi đau nhức, tim tôi tan nát khi phải nói thật với John:

    - Mất miền Nam là một chuyện vô cùng đau khổ, những nó sẽ xảy ra. Chưa bao giờ, kể từ ngày ba em bỏ đi Bắc, em tin miền Nam lọt vào tay cộng sản. Nhưng mà bây giờ em phải tin. Em không biết nói sao và cắt nghĩa thế nào cho anh hiểu. Em cũng tin là các chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà đánh giặc rất giỏi, nhưng họ chỉ giỏi khi được cấp trên cho phép đánh. Bây giờ họ bị trói tay rồi. Ḿnh sẽ mất Sài g̣n v́ ông Thiệu không cho phép đánh, v́ mấy người Mỹ của anh xỏ lá, chơi tṛ chính trị. Làm sao người lính có thể xông pha diệt dịch, khi mà tướng và tổng thống của họ ra lịnh rút lui ? Hăy coi tin tức trong TV th́ rơ. Bản đồ miền Nam mỗi ngày nhuốm thêm mầu đỏ.

    Tôi nói một hơi dài, khiến John trố mắt nh́n tôi đầy vẻ kinh ngạc. Anh lẳng lặng đi rót một ly rượu. Chờ anh trở lại, tôi định đề cập tới cú phôn của Jean Kaplan. Nhưng tôi chợt nghĩ rằng nếu anh có tin th́ tin lời tôi chớ không tin lời người xa lạ. Tôi rụt rè nói:

    - John, anh cố t́m cách đưa má và hai đứa em rời khỏi Sài g̣n nhen.
    John liền nắm lấy tay tôi, bắt tôi nh́n thẳng vào mắt nói:

    - Má và hai em của em cũng là má và hai em của anh. Anh sẽ lo chuyện này.

    - Cám ơn John ! - Tôi vừa mừng vừa cảm động, nên chỉ nghẹn ngào nói được có bấy nhiêu thôi. John nói tiếp:

    - Em có điên mới nghĩ rằng anh ngồi đây mà bỏ mặc má và hai em nhỏ bên đó khi miền Nam lọt vô tay cộng sản. Bổn phận của anh là bảo vệ em, mà bảo vệ em tức là bảo vệ gia đ́nh em. Em lấy chồng khôn, chứ không lấy phải thằng ngu đâu. Chỉ thằng ngu mới để gia đ́nh em kẹt lại Việt Nam. Sẽ không ai sống được với em, nếu má và hai em không qua Mỹ được.

    Tôi cười ra nước mắt. Lần đầu tiên, kể từ sau ngày nhận được cú điện thoại Jean Kaplan, tôi cảm thấy nhẹ nhơm trong người, như muốn bay bổng. Như vậy là tôi an tâm rồi.

    Sau đó, vừa làm bếp tôi vừa nghĩ đến Jean Kaplan. Phải chăng ông ta là một gián điệp? Ông muốn nhờ John đưa tin cho Bộ tư lệnh hải quân Mỹ? Nếu đúng, John nên báo cho ông tướng Gaylor, Tổng tư lệnh hải quân ở Thái B́nh Dương. Nghĩ vậy, trong bữa ăn, tôi đột ngột nói:

    - Em muốn cho anh biết một chuyện mà em giấu mấy ngày nay.
    John liền đoán:

    - Em có bầu ?

    - Không phải. Em ước ǵ em có bầu, sanh năm, sanh ba ǵ cũng được, em không sợ. Nhưng chuyện này mới đáng sợ.
    John lại đoán ṃ:

    - Em lại bị ticket chạy quá tốc độ trong trại, phải không?

    Tôi lắc đầu, ra hiệu cho anh lắng nghe, rồi tôi từ từ kể lại cú điện thoại của người đàn ông bên Pháp. John bỏ dao, bỏ nĩa xuống bàn, chú ư lắng tai nghe, rồi tỏ vẻ bực ḿnh tại sao tôi lại giấu kín một tin động trời như vậy.


    Còn tiếp ...

  9. #4039
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Quả thật, tôi đă giấu kín chuyện này. Ngay cả chị Cương ở nhà chỉ cách có 5, 7 dặms, tôi cũng không cho biết. Anh Wray, chồng chị phục vụ bên Lục quân, trên đảo Hawaii này. Chị cũng giấu chồng về ba tôi. Theo lời yêu cầu của chị, John cũng không cho người anh cột chèo biết sự thật về ông già vợ.

    John thắc mắc, tại sao bạn của ba tôi lại báo tin cuộc tấn công miền Nam? Nếu ba tôi trở về, lại sao phải đưa má tôi ra đi khi hai người đă sống xa nhau 19 năm trời? Tuy thắc mắc như vậy, nhưng anh không tin là quân cộng sản Bắc Việt có thể chiếm miền Nam, v́ anh rất tin tưởng ở người lính Việt Nam Cộng Hoà .

    Trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4, chúng tôi theo dơi sát t́nh h́nh chiến sự Việt Nam. Rồi càng ngày càng thất vọng. Khi tổng thống Thiệu ra lệnh rút khỏi vùng cao nguyên, quân dân bỏ chạy hỗn loan. Khi quân cộng sản Bắc Việt tràn qua sông Bến Hải mà không gặp một phản ứng nào của quân đội Việt Nam Cộng hoà th́ chúng tôi biết rằng t́nh h́nh đă tuyệt vọng. Lúc đó John mới vội vă t́m đường về Việt Nam đón má tôi và hai em.

    John vào sở, trong căn cứ hải quân ở Pearl Harbor để xin 30 ngày nghỉ phép. Việc xin phép không có ǵ khó khăn, những viên thượng sĩ đánh máy cho biết Hải quân vừa có lệnh không cho ai đi Việt Nam kể từ hạ sĩ quan trở lên, nếu không có sự vụ lịnh. John hối thúc anh ta cứ đánh máy cho xong giấy phép. Anh ta vâng lời. Thế là John về nhà với tấm giấy phép c̣n bỏ trống nơi đi. Khi đă có giấy phép trong tay, John bắt đầu gọi điện thoại tới căn cứ không quân Hickam hỏi các chuyến bay đi Thái Lan, Thái Lan và Việt Nam.
    Anh sẽ quá giang máy bay quân sự. Tôi th́ gọi cho toà lănh sự Việt Nam ở San Francisco để hỏi thủ tục nhập cảnh. Nhân viên toà lănh sự cho biết người có quốc tịch Mỹ phải có giấy nhập cảnh nếu muốn ở Sài g̣n từ ba ngày trở lên, và phải đợi chừng ba tuần sẽ được cấp visa. Nếu phải đợi tới ba tuần th́ nước mất rồi. Chúng tôi phải tính xem con đường nào có thể vô Sài g̣n mà không cần giấy nhập cảnh. Chúng tôi nghĩ rằng bây giờ người đi ra th́ khó, chả có ai lại dám vô Sài g̣n nữa. Chắc lúc này hỗn quân hỗn quan, ai mà đi xét coi John có ở quá hạn 3 ngày không. Chúng tôi nghĩ như vậy cho tạm an tâm để lo việc khác. Việc khác đó là t́m chỗ trên máy bay nhà binh để bay về Sài g̣n.

    Trưa hôm đó, John trở lại phi trường của không quân Hickam để thăm ḍ các chuyến bay một lần nữa. Anh được biết chuyến bay thường xuyên hàng tuần cho nhân viên của toà đại sứ Mỹ sẽ cất cánh ngày hôm sau, nhưng có thể không c̣n chỗ, v́ t́nh h́nh biến chuyển ở Việt Nam mà nhiều dân sự lẫn quân sự phải bay qua Sài g̣n để chuẩn bị. John chợt nhớ đến ông sĩ quan hải quân. Ai cũng biết rằng ông thượng sĩ của hải quân. Ông thượng sĩ của hải quân rất tháo vát, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi mắc kẹt. May mắn là đơn vị của Military Airlift Command ở căn cứ Hickam có một ông thượng sĩ của Hải quân. John vội tới gặp ông ta. Anh ghé tai thân mật nói nhỏ, anh cần đi Việt Nam gấp để đem gia đ́nh vợ ra khỏi Sài g̣n. Vừa nói anh vừa đưa giấy phép cho ông ta coi.
    Ông thượng sĩ bèn đứng thẳng người lên, lấy giọng nghiêm trang nói:

    - Tôi tin là thiếu tá có đủ giấy tờ cần thiết để tŕnh cho bên kia. Chỉ ai có công vụ mới được ưu tiên qua Sài g̣n trong lúc này.

    Dù biết John chẳng có giấy tờ ǵ, ông cũng cho anh một chỗ trong chuyến bay ngày hôm sau; ông c̣n chỉ cho anh nơi lấy chỗ ngồi trong máy bay.
    Người lính không quân ngồi ở quầy xét vé chau mày khi xem giấy đi đường của John, và giấy mầu đỏ mà ông thượng sĩ hải quân vừa phát cho John. Nhưng anh không nói ǵ, chỉ im lặng. Trong khi đó, John nhịp 8 ngón tay lên mặt quầy. Đó là thói quen cố hữu của anh. Hồi nhỏ anh chơi kèn clarinet nên bây giờ quen tay, hễ rảnh là bấm kèn. Có lẽ anh lính bị tiếng nhịp đều đều đó làm khó chịu, những không dám nói ǵ, chỉ vội vàng trao giấy tờ cho John.

    Đêm đó John mới bắt đầu sửa soạn tinh thần cho chuyện đi mà chúng tôi không biết đặt cho nó cái tên ǵ ? Anh nôn nao và mong cho mau sáng để lên đường. Trước khi rời khỏi nhà, anh nói với tôi:

    - Họ có thể đẩy anh trở lại máy bay khi tới phi trường Tân Sơn Nhứt; nhưng nếu vô thẳng Sài g̣n không được, anh sẽ bay sang Bangkok xin visa. Thế nào chồng của em cũng sẽ có mặt ở Sài g̣n tuần này.
    Bỗng John có vẻ đăm chiêu, rồi nghiêm giọng nói:

    - Anh cần biết hai địa chỉ: một là đại tá Trần Duy Bính; và cô nhi viện Minh Trí. Anh sẽ nhờ đại tá Bính cung cấp cho một xe Jeep, một khẩu súng và một người giúp anh khi cần.
    Tôi giựt ḿnh hỏi:

    - Chi vậy? Tại sao lại đến cô nhi viện?
    Anhh vui vẻ hỏi lại:

    - Bộ em , em không muốn mấy đứa con nít mồ côi được đi ra nước ngoài nếu có dịp?

    Tôi nhớ lại mấy năm về trước, lúc John được biệt phái qua hơn sáu tháng, anh đưa hai mẹ con tôi về Sài g̣n ở với má tôi. Khi rảnh rỗi tôi thường đến viện mồ côi để giúp đỡ. Cô nhi viện Minh Trí là nơi tôi đă tới nhiều lần, đă đem tiền của các bà vợ sĩ quan trong phi đoàn của John để mua giường ngủ, thuốc, áo, sữa, và cất vườn chơi cho các em. Ở đây có hơn 30 em. Bây giờ nghe anh nhắc tới viện mồ côi, tôi rất xúc động. Tôi không ngờ anh lại nghĩ tới trẻ mồ côi trong giờ phút hiểm nguy này. Tôi không biết nói ǵ hơn là cảm ơn anh rối rít. Anh nói:

    - Đừng có cám ơn. Hăy lấy giấy bút ghi địa chỉ cho anh đi, lẹ lên!

    John có thói quen của một phi công, là làm việc ǵ cũng đúng giờ. V́ thế, anh luôn luôn có một cuốn sổ tay để ghi những việc phải làm theo thự tự thời gian. Tôi vội lấy giấy ra ghi số điện thoại của đại tá Trần Duy Bính. Không những thể, tôi ghi luôn cả số điện thoại của bạn tôi, George Esper, hiện đang làm cho Thông tấn xă Asssociated Press. Sau đó chúng tôi đồng ư với nhau là sẽ dùng văn pḥng của AP làm nơi liên lạc bằng điện thoại. Hơn nữa. John sẽ phải tới nhà báo thường xuyên để nghe tin tức thời sự. Tôi cũng cho anh địa chỉ của bà sơ Nguyễn Thị Trọng, người quản trị cô nhi viện Minh Trí lúc bây giờ. John cất cuốn sổ tay vào một cái cặp dẹp bằng da đựng tài liệu, rồi đưa cho tôi hai tờ giấy, biểu tôi viết bằng chữ Việt như sau:

    “Tên tôi là John Krall. Tôi về đây để che chở cho gia đ́nh của vợ tôi, chờ ngày ông Đặng Quang Minh tức Đặng Văn Quang từ Hà Nội về. Ông Minh là ba vợ của tôi. Các ông nên kiếm tôi với đại tá Nguyễn Hoàng Phát, hay với gia đ́nh bên vợ tôi là ông Trần Văn Diệp, Trần Văn Thuỷ. Họ cũng sẽ từ Hà Nội về. Tôi sẽ không nói chuyện hay thương lương với bất cứ ai ngoài người kể trên”.

    John tin đây có thể coi như một cái bùa hộ thân, pḥng khi anh bị cộng sản bắt. Viết xong mấy chữ trên, tôi bỗng rùng ḿnh lo sợ. Nếu anh bị bắt th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra? Mảnh giấy viết tay này có được kí lô nào không? Chúng sẽ làm ǵ anh, nếu chúng không tin? Trong lúc hỗn quân hỗn quan, chúng nó cứ làm liều bắn chết anh th́ sao? V́ lo lắng như vậy, tôi không muốn anh đi Việt Nam nữa. Tôi ngỏ ư đó với anh, nhưng anh trấn an tôi. Anh nói:

    - Anh chỉ đề pḥng thôi; anh không tin sẽ có chuyện ǵ xảy ra cho anh, v́ anh cố gắng giải quyết mọi việc trước khi cộng sản tấn công Sài g̣n.

    Tôi đành tin lời anh, những vẫn không yên lắm. Mọi việc bây giờ trông vào sự may rủi và tài tháo vát của anh thôi. Tôi không quên thầm vái van những người khuất mặt, khuất bóng trong gia đ́nh, xin phù hộ cho John, để anh rước được má và hai em tôi qua Mỹ.

    Để tinh thần bớt căng thẳng, tôi đưa cháu Lance đi bộ ra biển ngay trước cửa nhà. Trời đêm nay không trăng không sao tối đen. Xa xa, bờ bên kia là hải cảng Pearl Harbor, đèn sáng trưng. Tôi nắm bàn tay nhỏ bé của thằng con. H́nh như nó biết được nỗi lo sợ của tôi, nên tối nay nó nắm tay tôi thật chặt, không đ̣i chạy đua với tôi trên băi cát.

    - Má sợ hả má? - Bỗng Lance hỏi.

    - Không, má không có sợ. - Tôi cố lấy giọng b́nh tĩnh trả lời một cách yếu x́u.

    - Ba nói ḿnh phải can đảm, sợ quá ḿnh sẽ thành ngu !

    Thằng nhỏ năm tuổi thích dùng chữ “ngu”. Cái ǵ cũng “ngu”, món ăn dở cũng “ngu”, chó sủa làm nó sợ, con chó cũng “ngu”. Nhưng nếu tôi quá sợ, chắc sẽ thành ngu thiệt. Tôi nắm tay con đi trên bờ biển, nh́n lên bầu trời tối đen. Vừa đi tôi vừa khấn thầm:

    Hải Vân ơi, chị cần cưng lắm. Cưng đi theo để pḥ hộ anh John để đưa được má và hai em Hoà B́nh, Minh Tâm sang Mỹ với chị. Hăy bảo vệ má như hồi cưng con sống nhen, Hải Vân.

    Năm 1954, khi ba tôi tập kết ra Bắc, tôi mới chín tuổi. Bây giờ năm 1975, con trai tôi năm tuổi, ba nó phải liều mạng về Việt Nam để cứu bà ngoại nó chạy qua Mỹ, v́ ông ngoại nó và cộng sản Hà Nội sắp xâm chiếm miền Nam. Làm sao nó hiểu mà cắt nghĩa bây giờ. Rồi con tôi sẽ hiểu Cộng sản trong đời sống của gia đ́nh này. Tôi không sợ con tôi lạc đường, lạc lối khi trưởng thành đâu.


    Còn tiếp ...

  10. #4040
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ngày 15 tháng Tư năm 1975, John lên đường về Sài g̣n t́m cách rước má và hai em tôi qua Mỹ. Sau này anh kể lại với tôi rằng dù anh lúc nào cũng lạc quan, đó là bản tánh của anh, thế mà khi máy bay cất cánh khỏi phi đạo Hickam, anh cũng nôn nao, hồi hộp, v́ không đoán trước được chuyện ǵ xảy ra bên kia bờ đại dương, trên quê hương của vợ.
    Quân cộng sản sắp tràn vô Sài g̣n; biết anh có đủ thời gian và phương tiện đưa mẹ và hai cô em vợ ra khỏi ṿng nguy hiểm không? Kinh nghiệm của một sĩ quan hải quân phi công có giúp anh được ǵ không? Dù sao, lái một chiếc máy bay mới sáng chế cũng đỡ nguy hiểm hơn xông vào ḷ lửa đầy bất trắc. Anh chỉ biết tin vào tài tháo vát của ḿnh mà thôi.

    Lộ tŕnh của chuyến bay này sẽ ghé qua mấy nơi như căn cứ không quân Clark của Mỹ ở Phi Luật Tân, Sài g̣n và trạm cuối cùng là Bangkok.

    Nhưng khi đến Guam, đáng lẽ chỉ nghỉ có một tiếng, lại kéo dài gấp ba, khiến John càng bồn chồn, nóng ruột, nhưng chả biết làm thế nào hơn.

    Khi mọi người trở lại máy bay và đă an vị, John thấy trong đám hành khách mới lên ở Guam có một ông tướng hải quân. Qua đồng phục, hai người nhận ra nhau ngay, họ cùng là phi công. John gật đần chào ông tướng, nhưng anh không biết có nên nói chuyện với ông không, khi anh ghé Sài g̣n một cách bất hợp pháp. Nhưng chính ông tướng lại tới bắt tay John, và tự giới thiệu ông là trung tướng Oberg, một sĩ quan tham mưu của Lực lượng Thái B́nh Dương. Th́ ra hai người cùng đi Sài g̣n. Tướng Oberg hỏi anh sĩ quan trẻ có nhiệm vụ ǵ ở Sài g̣n. John nói thật là đi rước gia đ́nh vợ ra khỏi Việt Nam .

    Suy nghĩ hồi lâu, ông tướng luu ư John là chỉ có những người có công vụ mới được qua Việt Nam. John cúi nh́n xuống đất, chỉ khẽ gật đầu mà không nói một lời. Từ đó hai người giữ im lặng.

    Khi máy bay đáp xuống phi trường Clark ở Phi Luật Tân, ông Oberg nói với John:

    - Tôi không nói cho ai biết hết, nhưng anh cần nhiều may mắn hơn đó!

    Ông c̣n cho John biết ở phi trường Clark, quân cảnh sẽ kiểm tra chặt chẽ. Hành khách phải xuống máy bay để hoàn tất thủ tục đến Sài g̣n.

    Khi máy bay c̣n nằm trên trên phi đạo ở Clark, John bắt đầu xem các loại giấy tờ. Anh không có sự vụ lịnh, giấy chiếu khán nhập cảnh Việt Nam. Anh nghĩ sẵn những lư do thật sự và khả sĩ để thuyết phục quân cảnh. Nhưng anh biết, chẳng có lư do nào khả dĩ thuyết phục bất cứ ai. V́ thế, anh lo lắm, lo có thể bị quay trở lại Guam. Nhưng có một phép lạ đă cứu anh.
    V́ chuyến bay đă quá trễ sau khi đă ngừng ở Guam đến ba tiếng đồng hồ, nên tất cả hành khách xuống máy bay phải đứng chờ ở một góc được giữ an ninh trật tự, không ai được ra khỏi vùng đó, nên quân cảnh không mất nhiều th́ giờ xét giấy tờ lần thứ hai. John thở một hơi dài như muốn trút ra khỏi lồng ngực tất cả sự lo âu. Ông Oberg nheo mắt cười với anh, như muốn tỏ vẻ chúc mừng anh đă gặp may mắn. Máy bay cất cánh sau ba mươi phút xuống đổ xăng. Bây giờ, giữa anh và Việt Nam không c̣n ǵ xa cách nữa. Chỉ có vài trăm dặm của biển Thái B́nh phía trước.

    Khi chỉ c̣n vài phút nữa là tới phi trường Tân Sơn Nhứt, anh vô pḥng vệ sinh chật cứng thay quần áo. Anh xếp bộ đồng phục xuống tận đáy va ly. Anh mặc một bộ quần áo kaki, hoá trang thành một nhà báo dân sự, giống các nhà báo ở Sài g̣n. Sau khi máy bay đáp xuống, hành khách sửa soạn đi ra, anh chưa nghĩ ra cái mẹo nào có thể qua mặt đám quân cảnh xét giấy tờ ở phía dưới. Khi bước ra khỏi máy bay, c̣n ở gần cầu thang, anh chợt trông thấy tướng Oberg bước vào một chiếc xe mầu đen có bảng hiệu VIP, tài xế là một quân nhân. Khi chiếc xe lướt đi trong ánh nắng tháng Tư của Sài g̣n, anh chợt nảy ra một ư nghĩ táo bạo. Anh bỗng la lớn:

    - Ê , họ lấy xe của tôi ! Bắt họ ngừng lại !

    Nhiều người nh́n anh rồi kéo nhau vô pḥng tŕnh giấy thông hành. Một người lính quân cảnh đứng dưới đất ngước nh́n anh với vẻ ngạc nhiên, rồi nh́n hút theo chiếc xe mầu đen đă chạy một khoảng xa. Người lính trẻ với gương mặt thật thà hỏi anh:

    - Ông tướng Hải quân lấy xe của ông?

    John ra vẻ là một nhân vật quan trọng của toà đại sứ la lối om x̣m, rồi anh bắt một người lính quân cảnh phải t́m cho anh một chiếc xe khác. Người lính hoảng sợ, chạy vô gọi DOD t́m xe cho “ông lớn”. Khi người lính vừa đi, John vội lẻn qua giữa các building, đi bộ ra khỏi cổng phi trường và mất dạng trong đám đông của Sài g̣n.
    Khi biết chắc chẳng c̣n ai bắt được ḿnh nữa, anh đi taxi về khách sạn Brink ở đường Hai Bà Trưng. Xuống xe, anh kêu cyclo về nhà má tôi ở đường Nguyễn Văn Sâm. Cả nhà vừa mừng vừa sợ khi thấy John xuất hiện, dù tôi đă gọi điện thoại về báo trước, nhưng không biết chắc ngày nào anh về tới. Má và em tôi có cả ngàn thắc mắc để hỏi John về chị em, con cháu chúng tôi đang ở Mỹ. Người Sài g̣n lại hỏi người bên Mỹ về t́nh h́nh Sài g̣n.

    John chợt hiểu v́ thấy gia đ́nh bên Sài g̣n không có đàn ông trong nhà. má ở nhà nghe lỏm tin tức với bạn bè hàng xóm. Một ông thượng sĩ Không quân là lính kiểng ở kế bên. Ông làm sao biết t́nh h́nh đất nước lúc bấy giờ, trong khi cả tuần ông chỉ ở trường đua Phú Thọ, và lê la trong các pḥng trà về ban đêm. Em tôi c̣n được sống ở Sài g̣n, được người lính Việt Nam Cộng hoà bảo vệ, chưa nếm mùi giặc giă bao giờ. Tôi có hai em, một đứa đă đi làm, c̣n một đứa đang đi học.

    John cho má và em tôi biết anh về để rước ba người đi Mỹ. Nghe nói vậy, mọi người giữ im lặng. Ai cũng muốn bám lấy Việt Nam theo những lư do riêng của họ, cùng mỗi tâm sự , mỗi hoang mang . Má tôi th́ nghĩ tới chuyệ̣n được gặp ba tôi và anh Khôi. Tôi nghĩ rằng có thể má cũng nghĩ đến một ngày được an hưởng tuổi già bên cạnh chồng con.
    Hoà B́nh th́ nhứt định đi Mỹ, Minh Tâm cũng vậy. Con Vân, người giúp việc của má, muốn đi Mỹ. Má tôi vội viết thơ để lại cho anh Khôi. Trong khi đó, con Vân lại đổi ư, muốn về Cần Thơ sống với má nó. Má tôi cho nó một số tiền đủ xài hai tháng và một số đồ đạc trong nhà, kể cả bàn máy may. Mà cũng không quên ghi rơ trong thơ là cho anh Khôi nhà của má. Sở dĩ má cho Vân tiền đủ xài trong hai tháng, v́ má cho rằng vào khoảng thời gian đó, ba tôi cũng đă vào Sài g̣n. Ngoài số tiền mặt, mà cũng cho nó hầu hết đồ đạc trong nhà, chỉ dành lại cho anh Khôi có bộ chén kiểu Noritaki.

    Tối hôm đó John gọi tôi, cho hay anh đă tới nơi và đang xúc tiến những chuyện cần thiết. Đoạn đường trước mặt c̣n gian nan hơn hàng trăm ngàn lần đoạn đường từ Mỹ qua Việt Nam. Trong khi ở Mỹ tôi lo sợ từng giây từng phút. Có lúc tôi lại hối hận đă để John dấn thân vào chỗ nguy hiểm, nơi mà người ta đang t́m đường trốn chạy .

    Kể từ ngày John đi Sài g̣n, tôi chầu chực bên cạnh điện thoại suốt ngày, trừ những giờ phải đưa Lance đi học và đón nó. Mỗi lần điện thoại reo tôi lại giựt bắn người lên. Chị Cương ở cách tôi chừng chừng năm, bẩy dặm, thấy tôi quá lo lắng, ban ngày tới nhà tôi chơi. Ban đêm, chị muốn tôi về nhà chị ngủ, nhưng tôi từ chối, ở nhà trông ngóng tin Sài g̣n.

    Chị Cương và tôi đă tới sở ngoại kiều làm giấy bảo trợ má , hai em Hoà B́nh và Minh Tâm. Tôi báo cho John biết số hồ sơ giấy tờ quan trọng cần cho việc đưa má và hai em ra khỏi Việt Nam.

    Có một lúc John ngừng gọi cho tôi mấy ngày liền khiến tôi nóng ruột muốn phát điên lên. Tôi phải gọi ông Esper ở văn pḥng Thông tấn xă The Associated Press. Nhưng tôi lại gặp xui, v́ tổng đài của hăng thông tấn quá bận, nên tôi không liên lạc được với ông. Tôi phải chờ mất hơn ba tiếng đồng hồ mới nói chuyện được với ông. Như muốn trấn an tôi, ông cho biết sẽ gặp John, nhưng không có tin tức ǵ mới lạ. Ông cũng nói thêm rằng John sẽ làm đủ mọi cách để có thể đưa gia đ́nh tôi sang Mỹ, ông khuyên tôi cứ an tâm chờ đợi.

    V́ lo lắng cho má, cho Sài g̣n, tôi mất ngủ, mất ăn. Một buổi sáng, tôi nh́n tôi trên kiếng, bỗng thấy tôi già hẳn đi, dù lúc đó tôi mới 29 tuổi đầu. Sài g̣n có thể mất trong nay mai. Người miền Nam sẽ đạp lên nhau mà chạy đi t́m tự do. Rồi đây, những di cư miền Bắc năm 1954 sẽ lại phải dắt díu vợ con chạy trốn cộng sản một lần nữa. Người miền Nam sẽ phải chịu cảnh chia ly như người miền Bắc 20 năm trước. Trăm ngàn nỗi khổ, người dân của các nước tự do làm sao hiểu nổi. Nghĩ đến những nỗi buồn thảm trong tương lai, tôi thấy xót xa trong ḷng nên không dám nghĩ tiếp nữa.

    Tôi ngước nh́n lên cao, hỏi ông trời: “Không lẽ dân tôi cứ đau khổ triền miên mãi như vậy sao?



    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •