Page 405 of 471 FirstFirst ... 305355395401402403404405406407408409415455 ... LastLast
Results 4,041 to 4,050 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4041
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi theo dơi t́nh h́nh miền Nam trên truyền h́nh từ sáng đến khuya. Lance đi học về đ̣i coi truyền h́nh, tôi phải t́m nhiều đồ chơi khác cho con chơi, nhưng cũng phải nhường TV cho nó khi có phim hoạt hoạ của Nhựt. Đó là hai phim Kikaida và Rainbor Man. Có lần Lance hỏi:

    - Sao nhà ḿnh không mua ba cái TV cho ba người, như nhà thằng Mark, thằng Zachery?
    Tôi phải trả lời khéo:

    - Tại má muốn coi TV chung với Lance.

    - Má thằng Mark coi movie hay lắm, con mà coi tin tức chắc muốn chết !
    Tôi lại phải giải thích:

    - Tại bà ngoại của thằng Mark ở Ohio, b́nh yên, không chiến tranh, chỉ cần tin thời tiết là đủ. C̣n bà ngoại của Lance ở Việt Nam, giặc đánh tới nơi, má muốn biết tin tức bên Sài g̣n.

    - Giặc là ai ? - Lance hỏi.

    - Là VC.

    - Oh!

    Lance đành xin qua nhà thằng Mark, thằng Zachary chơi. Đúng nửa tiếng đồng hồ sau, theo đúng như lời hứa th́ Lance trở về , v́ gần tới giờ Lance được coi phim hoạt hoạ. Trong khi ngồi chờ TV, th́nh ĺnh Lance hỏi:

    - Sài g̣n không yên sao mà biểu Daddy đi tới đó ?

    Thông thường, câu hỏi vô tư của đứa bé năm tuổi không khó trả lời, nhưng câu hỏi này của con tôi làm tôi cứng họng. Tôi cảm thấy ḿnh tội lỗi với John, với má của anh. Tôi quay mặt đi chỗ khác để lau nước mắt. Thật t́nh, tôi nghĩ tới hiểm nguy cho má nhưng không nghĩ tới hiểm nguy cho tánh mạng của John. Chúng tôi chỉ nghĩ làm sao đưa má và hai em ra khỏi Việt Nam trước khi miền Nam mất vào tay cộng sản.
    Không biết tôi vô t́nh hay điếc không sợ súng, hay chúng tôi đang sống ở một nước b́nh yên, tự do, nên muốn người thân yêu của ḿnh cũng được cuộc sống như ḿnh? Cũng có thể là tất cả những lư do này.

    Thấy tôi khóc. Lance lấy miếng Kleenex cho tôi chùi mắt, rồi hỏi:

    - Má có sợ Việt Cộng bắt bà ngoại không?
    Tôi vội la cháu:

    - Đừng có nói bậy !

    - Chừng nào bà ngoại qua. Lance xin ngủ với bà ngoại được không?

    - Không, Lance lớn rồi, phải ngủ riêng.

    - Sao má nói Lance c̣n nhỏ, không được ra bờ biển một ḿnh. Bây giờ má lại nói Lance lớn rồi, phải ngủ một ḿnh ? Người lớn không công bằng, lúc th́ nói con nhỏ, lúc th́ nói con lớn.

    Nói chuyện với thằng bé ngây thơ, tôi cũng bớt lo lắng phần nào.
    Trong khi đó, ở Sài g̣n, John đă t́m đủ mọi cách để đưa má và hai đứa em tôi đi chánh thức. Anh đến Bộ nội vụ xin giấy xuất cảnh, nhưng ông chánh văn pḥng bộ này nói không c̣n ai làm việc nữa, ai cũng bỏ trốn hết rồi. Ông c̣n đề nghị anh đưa gia đ́nh ông đi cùng với má và hai em; ông sẽ trả tiền cho John. Nhưng anh từ chối.

    Một hôm, John gọi về cho hay bữa nay anh sẽ nói chuyện với người “sửa điện thoại” để biết c̣n cái ǵ hư hao nữa không; “sửa điện thoại” là mật hiệu riêng giữa chúng tôi. John đi “sửa điện thoại”, có nghĩa là anh sẽ vào toà đại sứ Mỹ để gặp nhân viên CIA cho biết ba tôi là ai. Nếu John bảo tôi đi “sửa điện thoại”, là tôi phải đi gặp đại tướng Gaylor.

    John cố tránh tại toà đại sứ Mỹ, v́ anh là người đến Sài g̣n bất hợp pháp. Chỉ một cú điện thoại, là anh có thể bị lính thuỷ quân lục chiến ở toà đại sứ bắt, rồi đưa anh lên phi trường, đuổi về Hawaii ngay lập tức. Trước khi quyết định gặp nhân viên CIA, John gọi điện thoại cho đại tá Trần Duy Bính. Bây giờ là tới lúc John trả cái ơn của gia đ́nh tôi cho đại tá Bính. Anh nói với đại tá Bính là anh biết chắc quân Bắc việt sẽ vô Sài g̣n, nên đề nghị đại tá Bính chuẩn bị gấp cho ông và gia đ́nh ông đi Mỹ. Anh sẵn sàng giúp đỡ mọi phương tiện.
    Những đại tá Bính chỉ cảm ơn mà không có ư định bỏ chạy. Ông vẫn c̣n lạc quan, tin là chưa đến nỗi nào. Sau đó, John nhờ đại tá t́m cho một cây súng. Đại tá Bính đưa liền cho John một cây revolver. Anh thấy súng lớn quá, khó giấu trong người, nên xin một cây nhỏ hơn. Đại tá hứa sẽ t́m cho trong ṿng vài ngày. Những t́nh h́nh không cho phép “vài ngày”.

    John tới cô nhi viện Minh Trí gặp sơ Nguyễn Thị Trọng, sơ cho biết một số trẻ mà John và tôi đă gặp, chết v́ bị bịnh hoạn. Một số khác c̣n sống, nhưng không khỏe . Sơ cũng cho biết, nhiều người Mỹ muốn đưa trẻ mồ côi ra khỏi Việt Nam, chẳng hạn như ông Ed Dailey, chủ hăng máy bay World Airways. Ông xin phép toà đại sứ Mỹ cho ông dùng máy bay riêng của ông để đưa trẻ mồ côi đi Mỹ, nhứt là những đứa con lai. Những toà đại sứ không cho phép .

    Một hôm, John may mắn gặp bà Shirley Clark, nhân viên của tổ chức từ thiện Friends Service Committee. Ba khuyên John kiên nhẫn chờ đợi; trong vài ngày sắp tới có thể có tin vui với anh. Đúng như lời bà, hai ngày sau, ông Ed Dailey tổ chức chuyến bay cho trẻ em mồ côi, mà không có phép của toà đại sứ Mỹ. Việc này làm cho nhân viên của toà đại sứ Mỹ tức giận. Họ kêu ông Ed Dailey là người bắt cóc con nít, giống như giọng điệu của cộng sản Bắc Việt.

    Nhưng sau đó, nhờ vận động khéo, ông Ed Dailey được đại sứ cho phép đưa con lai ra khỏi Việt Nam. Ông cấp tốc chuyển các trẻ mồ côi lên phi trường, trong đó có cả các em ở cô nhi viện Minh Trí.

    Chuyến đầu tiên, gồm có 300 em ở cô nhi viện Minh Trí, tới Úc Đại Lợi. Các nhà báo Úc chê mấy em này dơ dáy, bịnh hoạn, thế mà vẫn có cả ngàn gia đ́nh xin nhận nuôi. Mọi người đều mừng rỡ, vui vẻ.

    Nhưng chuyến thứ hai không may mắn. Ở Mỹ, tôi xem TV, được biết chiếc máy bay C-5A chở 243 em và chừng 45 người lớn, cất cánh ở phi trường Tân Sơn Nhứt bị rớt. Tôi lặ̣ng người đi, đau đớn đến tê dại, không khóc được.

    TV cũng cho biết Đà Nẵng rơi vào tay cộng sản. Hàng vạn người tỵ nạn từ miền Trung đổ tới các tỉnh miền Nam. Già trẻ, em bé hè nhau đi, dẫn theo cả súc vật. Họ gồng gánh một nhúm tài sản nhỏ nhoi. Họ cơng mẹ già, con thơ. Trong thật thê thảm đáng thương. Như vậy, rơ ràng trái với lời tuyên truyền láo của cộng sản là dân miền Nam hân hoan đón chờ cuộc “giải phóng” của họ. Tôi nhớ hồi 1954, có hơn 800.000 người từ miền Bắc di cư vào Nam. Trong khi đó, chỉ có khoảng 180.000 cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc.

    John có thói quen từ ngày cưới, kêu tôi bằng “Nhà” (phát âm tiếng Việt). Anh cho biết anh thích chữ “Nhà”, v́ nó có vẻ ấm cúng và b́nh an trong tâm hồn.

    Một hôm, từ Sài g̣n, anh đến văn pḥng của hăng thông tấn AP (Associated Press) để gọi điện thoại cho tôi. Với giọng mệt mỏi, anh cho biết không có tin ǵ hay. Nhưng muốn trấn an tôi, anh nói :

    - Nhà ơi, anh sẽ làm tất cả những ǵ anh làm được”.

    Nhưng anh đâu có biết rằng, nghe được tiếng anh lúc đó, là quá tốt rồi. Tôi an tâm v́ biết chắc má tôi và hai đứa em không có mặt trên chiếc máy bay C-5 gẫy cánh mấy ngày trước đó, mà tất cả hành khách đều bị thiệt mạng. Nhưng tôi vẫn chưa hoàn toàn an tâm khi nghĩ đến cảnh chạy loạn ở Việt Nam mà TV Mỹ chiếu hàng ngày. Dân miền Trung lếch thếch, bồng bế dắt díu nhau chạy trốn làn sóng tấn công của giặc cộng. Từ đó, tôi liên tưởng đến má tôi và hai em. V́ vậy tôi nói với John, giọng năn nỉ :

    - Cưng ơi, đừng về Mỹ mà không có má và hai đứa nhỏ nhen.

    Nói xong, tôi nhận ra ngay là ḿnh đă lỡ lời một cách ngu ngốc. Rất may là John hiểu rơ tâm trạng tôi lúc bấy giờ.


    Còn tiếp ...

  2. #4042
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Cửa toà đại sứ Mỹ đóng kín để giữ an ninh, nên công việc đi lại và liên lạc với nhân viên bên trong càng khó khăn cho John. Đă nhiều lần người lính thuỷ quân lục chiến gác cổng rất lịch sự phải mời anh đi chỗ khác, v́ biết các nhân viên không muốn tiếp anh. Họ chỉ làm tṛn nhiệm vụ của họ, nên John không giận. Nhưng anh phải vô được toà đại sứ th́ mới hoàn thành nhiệm vụ … do tôi uỷ nhiệm. Một hôm, anh nghĩ ra một kế để có thể lọt vô bên trong. Anh ngồi chờ cho đến khi có một chiếc ce chở đầy người Mỹ chạy tới cổng. Những người này bước xuống đều có vẻ là nhân viên của toà đại sứ. Họ mặc bộ safari vàng, cũng xách cặp da như John. Thế là anh nhập với bọn họ vô toà đại sứ.
    Khi đă vô được bên trong, anh phải tỏ ra ḿnh là người quen thuộc trong toà đại sứ. Anh t́m ngay ra được văn pḥng của ban t́nh báo. Anh mới ló đâu vô, th́ một nhân viên ngẩng đầu lên nh́n anh với một vẻ rất ngạc nhiên. John mạnh dạn bước vô, tự giới thiệu về ḿnh. Khi nhân viên ngồi trong pḥng chưa hết ngạc nhiên, anh nói:

    - Ba vợ tôi là đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam tại Moscow.

    Câu tiết lộ này đă làm cho anh nhân viên t́nh báo tên Joe McBride chú ư. Thế là anh mời John ngồi xuống ghế để họ nói chuyện. John kể hết mọi chuyện liên quan đến gia đ́nh tôi, từ cuộc điện đàm của tôi với người tên Jean Kaplan, cho đến công việc của anh tại Sài g̣n lúc này. Anh c̣n nói thêm cho biết, chỉ c̣n không tới 30 ngày nữa th́ toà đại sứ Mỹ sẽ trở thành villa của quân Bắc Việt. Joe đồng ư với anh, nhưng ông nói nhỏ là toà đại sứ cấm nhân viên không được tiết lộ sự thật này. Ông vừa nghe vừa đánh máy ghi lại lời John, để báo cáo thẳng lên cho xếp của ông. Sau mấy lần tới lui để bổ túc chi tiết về trường hợp của gia đ́nh bên vợ, John được cấp trên của toà đại sứ mời vào để nói chuyện.

    Nhưng anh thất vọng, v́ cả ông “xếp lớn” lẫn ông Shep Lowman là phó đại sứ đều không biết ông Đặng Quang Minh là đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam ở Liên Xô. Như vậy, làm sao John có thể chứng minh má tôi - bà Trần Thị Phàm - là vợ chính thức của ông Minh, và đă có 7 con với ông. Từ bao nhiêu năm nay, Mỹ đánh nhau với kẻ thù mà ông biết rơ kẻ thù kể cũng lạ.
    Ông Lowman c̣n cảnh cáo John, không được tiết lộ cho dân Sài g̣n biết tin cộng sản Bắc Việt sẽ chiếm Sài g̣n trong một thời gian ngắn. Nếu không, họ có thể nổi loạn. Lời cảnh cáo này đă làm John ngỡ ngàng, v́ toà đại sứ Mỹ cố t́nh lừa gạt người Việt Nam trong cơn hấp hối của Sài g̣n. Trong giờ phút này, người làm ngoại giao không c̣n chỗ đứng nữa; các nhân viên trong toà đại sứ chỉ chú trọng việc bảo vệ toà đại sứ.

    Trong suốt cuộc chiến tranh Nam - Bắc Việt Nam, ai cũng nghĩ các nhân viên t́nh báo Mỹ CIA “đi trên nước, bước trên lửa”. Nhưng thiệt ra, họ là những kẻ mộng du, lúc nào cùng mơ mơ màng màng, không nắm vững t́nh h́nh thực tế. Họ không biết kẻ thù của họ là những ai.

    Nhưng may quá, khi CIA ở Sài g̣n gửi điện về trung ương ở Langley, Virginia, tường tŕnh cuộc gặp gỡ giữa họ với John, th́ một sĩ quan cấp thấp, tên là Robert Hall, nhận ra ba tôi. Thế là việc đưa má và hai em tôi bắt đầu tiến nhanh hơn xe tăng của Bắc Việt tiến vào dinh Độc lập.

    Sau này tôi mới biết, người sĩ quan CIA này đă nhiều năm liền nghiên cứu về hoạt động của Mặt trận giải phóng miền Nam, nhưng rồi không biết v́ lư do ǵ, ông chuyển sang mặt trận Lào, khi nước này rơi vào tay cộng sản, ông về làm việc ở trung ương. Ông là người sĩ quan t́nh báo làm việc với tôi sau này.

    Trong khi dân Sài g̣n nhốn nháo t́m đường chạy ra khỏi nước, th́ John cũng không biết làm cách nào cho má và hai em đi Mỹ được, dù đă được toà đại sứ chấp thuận. Tôi hay nói cho John biết, xứ sở tôi, người dân phải nghe lời đồn ở ngoài đường, rồi suy diễn để biết tin tức chính xác hơn. John nhớ lại lời tôi, nên bắt đầu la cà tại mấy cái bar hay quán rượu, nơi mà các nhà báo, cả Việt lẫn Mỹ, cùng người dân ngồi lê đôi mách của Sài g̣n tung ra những tin nóng hổi và đặc biệt. Nhờ vậy, chỉ một thời gian ngắn, anh có đủ tin tức về việc bốc các nhân viên sở Mỹ và gia đ́nh của họ, khi Sài g̣n bước vào giai đoạn nguy khốn.

    John mang theo hai ngàn Mỹ kim, giấu kín trong giầy, nhưng anh biết rằng vào giai đoạn đó, số tiền nhỏ nhoi ấy không giúp được việc ǵ hết. Những ngày cuối cùng của Sài g̣n, người ta tiêu tiền như trong cơn mê loạn. Ai ai cũng sẵn sàng vung tiền ra để mua hai chữ “tự do”. Nỗi lo sợ hiện ra trên gương mặt người dân Sài g̣n. Cho đến nay, John vẫn không quên được những gương mặt lo sợ ấy.

    Nhiều hôm, đứng từ balcon nhà má tôi, John để ư bên kia đường Nguyễn Văn Sâm, có một người đàn ông thường ngồi cái bàn đầu tiên của nhà hàng Hồng Mai, thỉnh thoảng nh́n lên nhà má tôi. John lo lắng nói cho má tôi biết. Má kể lại chuyện một cán bộ của Mặt trận giải phóng miền Nam, hồi tháng Ba đă lén gặp má tôi, mời bà đi theo hắn để nhận tin của ba tôi từ ngoài Bắc gởi vô. Má tôi không đi, chỉ nói nếu có tin ǵ th́ hãy nói cho bà biết. Cuối cùng, hắn khuyên má tôi không nên bỏ Sài g̣n đi, đừng lo sợ ǵ, v́ hắn có trách nhiệm bảo vệ má tôi cho tới ngày ba tôi trở về. Người ngồi ở quán Hồng Mai chính là tên cán bộ cộng sản, đang làm nhiệm vụ canh gác của hắn.

    Trong khi đó ở Mỹ, tôi xem TV, thấy người ta loan tin cộng sản có thể phá hệ thống dẫn nước của Sài g̣n. Tôi vội báo cho John hay, và đề nghị anh khuyên má tôi dùng hết nồi niêu xoong chảo, các thùng và các lu để chứa nước, pḥng hờ bị phá hoại. Tôi vừa nói dứt lời, th́ một người đàn bà trong tổng đài của Tiger bỗng lên tiếng, hỏi tin đó có chắc không? Th́ ra bà ta nghe lén chuyện của chúng tôi. Tôi chắc hôm đó nhà bà ta cũng vội vàng tích trữ nước. Bấy giờ nhắc lại chuyện 34 năm cũ, chúng tôi c̣n cười.

    Ông George Esper cho John xem những phân tích của hăng thông tấn. Hai người đồng ư về những biến chuyển sắp tới. Họ bắt tay nhau như để cùng thương tiếc trong im lặng một thành phố sẽ mất tên trong chớp nhoáng. Họ cũng thông cảm lẫn nhau, v́ cả hai đều có một nhiệm vụ nặng nề. Ông Esper phải đưa tất cả vợ con và nhận viên, cả Việt lẫn Mỹ, ra khỏi Việt Nam. Trong khi đó, ông định ở lại để chứng kiến cái chết của Sài g̣n.

    John th́ vẫn đi tới đi lui toà đại sứ Mỹ để gặp ông Joe McBride. Trong khi anh như người ngồi trên đống lửa, th́ nhận viên toà đại sứ lại lạnh lùng một cách quan liêu. Phải chăng đó là tính chung của những người làm ngoại giao nhà nghề ? Rồi một hôm ông McBride đưa cho John số điện thoại của một người tên là Grant Ichikawa; ông nói nhỏ cho anh biết họ cùng làm việc chung cho một tổ chức. John liền liên lạc với ông Ichikawa và kể hết mọi chuyện gia đ́nh tôi. Ichikawa hứa sẽ cho John biết những dự tính của họ.

    Trong khi đó, ở Hawaii, ngày nào tôi cũng ngồi bên cạnh điện thoại để chờ nghe tin tức bên nhà. Đă mấy trăm lần tôi gọi cho má và hai em, th́ cả mấy trăm lần đường dây bận. Rồi một hôm, vào khoảng nửa đêm, tôi đánh thức má tôi dậy. Nghe tiếng nói yếu ớt, xa xôi của má, tôi có cảm tưởng như má tôi ở một nơi xa xôi nào đó, và tôi sẽ không bao giờ được gặp má nữa. Má tôi nói: “Con ơi. John phải về bên đó với tụi con. Nó đă ráng hết sức rồi. Bây giờ ở đây không c̣n an ninh nữa. Nếu có chuyện ǵ xảy ra cho má và mấy em, ít nhứt con c̣n John và Lance.

    Đêm đó, John ngủ lại nhà má tôi, nên cả nhà đánh thức anh dậy để nói chuyện với tôi. Anh nhẳn tôi một điều mà tôi đă chờ cả mấy tuần nay. Anh bảo tôi phải “sửa điện thoại”, nghĩa là đi gặp trung tướng Gaylor. Bấy giờ John không c̣n ǵ để giấu hải quân nữa, bởi v́ toà đại sứ Mỹ và CIA đă biết sự rơ ràng về người sĩ quan hải quân và cái gia đ́nh “không b́nh thường” của anh rồi. Chúng tôi cũng không biết ông trung tướng sẽ giúp ǵ được cho gia đ́nh tôi, hay ông lại xẻ thây làm thịt người sĩ quan của ông, khi anh trở về Mỹ? Những, thôi th́ chuyện tới đâu cứ giải quyết tới đó. Lậ̣y trời cho tôi sáng suốt để đối phó với thử thách, với khó khăn.

    Trong những ngày tàn của một đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á, ông trung tướng Tổng tư lệnh Thái B́nh Dương dĩ nhiên là một nhân vật quan trọng và bận rộn nhứt trên ḥn đảo thần tiên này. Sáu giờ sáng sớm hôm nay, tôi thấy ông họp báo tại Pearl Harbor. Theo kư giả của NBC, trung tướng đă mệt mỏi sau gần 17 tiếng đồng hồ theo dơi t́nh h́nh Việt Nam, cần về nhà nghỉ ngơi mấy tiếng, trước khi điều khiển cuộc di tản nhân viên Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tôi nghĩ tôi không nên gọi ông khi đang cần một giấc ngủ. Tôi biết người thiếu ngủ thường quạu quọ, như tôi chẳng hạn.
    Nhưng nếu tôi không liên lạc với ông đúng lúc ông vừa tỉnh táo, để ông trở lại căn cứ hải quân th́ khó có dịp nói chuyện với ông. Tôi chợt nhớ tới bà Gaylor. Tôi đă từng nghe các bà vợ sĩ quan hải quân ở Hawaii ca tụng bà Gaylor rất dễ thương; bà quan tâm tới gia đ́nh hải quân. Tôi hy vọng lời đồn đó sẽ là sự thật khi tôi quyết định gọi cho bà lúc 10 giờ sáng này.


    Còn tiếp ...

  3. #4043
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Sau khi đưa Lance tới trường, tôi chạy vội về nhà, ngồi bên máy điện thoại. Tôi nh́n đồng hồ, đă 10:05. Tim tôi đập hơn, cổ tôi khô, khi tôi quay số tư gia của ông tướng. Người hầu cận là một thượng sĩ trả lời, giọng của người Phi Luật Tân, hạ thấp , nói nhỏ:

    - Ông tướng c̣n ngủ, tôi không dám đánh thức ông.

    Tôi xin được nói chuyện với phu nhân của trung tướng. Viên thượng sĩ cho biết phu nhân cũng đang bận, tôi đành năn nỉ:

    - Thưa ông, tôi cũng là vợ của sĩ quan hải quân. Tôi cần sự giúp đỡ của trung tướng. Tôi cũng biết trung tướng mới về nhà nghỉ ngơi sau một đêm không ngủ. Th́ thôi, ông cứ cho tôi nói chuyện với bà Gaylor đi.

    Viên thượng sĩ ngập ngừng một lát, rồi tôi nghe tiếng của bà Gaylor bên kia đầu dây. Bà hỏi tôi có chuyện ǵ cần? Tôi biết vào giờ phút này không ai có th́ giờ nghe nói dông dài. V́ thế, tôi đi thẳng vô vấn đề một cách đột ngột, với giọng nói hấp tấp, lủng củng:

    - Tôi là con gái của một ông đại sứ tại Liên bang Xô Viết , ba tôi ở Hà Nội.

    - Ba của bà là người nước nào?

    - Ba tôi là người Việt Nam. Tôi biết bà sẽ ngạc nhiên lắm, nhưng tôi phải nói chuyện với trung tướng, cho ông biết một tin quan trọng liên quan tới Việt Nam, và tôi cũng cần ông cứu gia đ́nh tôi.
    Ba Gaylor nói với giọng điềm tĩnh và ân cần:

    - Hăy an tâm. Tôi sẽ đánh thức ông. Khi có chuyện quan trọng như thế này, ông phải thức dậy.

    Trung tướng Gaylor tằng hắng, giọng khàn khàn trong điện thoại, tôi bỗng có cảm tưởng ḿnh nằm mơ. Tôi lính quưnh xin lỗi v́ đă đánh thức ông dậy, ông vui vẻ nói dù sao ông cũng phải dậy để trở lại căn cứ ở Pearl Harbor, rồi hỏi tôi:

    - Bà cho biết tôi có thể giúp bà được chuyện ǵ?
    Tôi mừng quá khi nghe ông hỏi, vội vã đáp:

    - Thưa trung tướng, ba tôi là đại sứ của Mặt trận Trận Giải phóng miền Nam tại Liên Xô, c̣n chồng tôi là một sĩ quan hải quân của trung tướng.
    Rồi tôi nói tiếp ngay:

    - Tôi nhận được tin là quân đội Bắc Việt sẽ chiếm miền Nam. Họ vô tới th́ má tôi sẽ ở trong một hoàn cảnh rất ngặt nghèo.

    Sau hiệp định Paris, năm 1973, khi Hà Nội trao trả tù binh, trung tướng Gaylor là người đầu tiên ra tận phi trường Honolulu chào đón tù binh. Tôi c̣n nhớ hôm đó là ngày đau buồn của dân tộc Mỹ. Như mọi người ông cũng không khỏi xúc động cùng cực khi nh́n bạn đồng ngũ của ông, lính và sĩ quan ông , xơ xác trong bộ bà ba đen bước xuống máy bay. Người què phải chống nạng gỗ, người đi không nổi phải nằm băng ca. Tất cả tù binh đều được ghé Hawaii để khám sức khoẻ, rồi ai về nhà nấy với gia đ́nh. Tôi nghĩ rằng khi nhắc đến Hà Nội, ông sẽ nhớ lại h́nh ảnh những người tù binh trở về từ Hà Nội Hilton, sẽ có phản ứng mạnh.

    Trung tướng Gaylor vội ngắt lời tôi:

    - Một trong những phụ tá của tôi sẽ liên lạc với bà nội trong hôm nay.

    Đúng như lại trung tướng hứa, chỉ trong vài giờ đồng hồ sau, trung tá Dave Smith gọi tôi, ông muốn tôi vào căn cứ hải quân ở Pearl Harbor để gặp ông. Nhưng khi nghe tôi nói tôi phải đi đón con cho chị tôi rồi mới có thể ghé qua văn pḥng của ông, th́ ông đổi ư, hẹn sẽ đến nhà tôi buổi chiều hôm đó.

    Khi trung tá Dave Smith nghe tôi kể đến cú điện thoại của Jean Kaplan th́ bỗng ngồi thẳng người lên với vẻ chú ư, bởi v́ lời báo trước của Jean Kaplan quá đúng. Miền Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay cộng sản.Tôi nói tới đâu trung tá Smith ghi nhanh vào một tập giấy mầu vàng tới đó. Ban đầu ông viết chữ thường, sau đó ông phải dùng tới tốc kư v́ tôi càng đi sâu vô vấn đề càng mau lẹ hơn. Ông hứa là ông sẽ báo cáo tất cả với trung tướng Gaylor. Ông chưa biết trung tướng sẽ giúp tôi và gia đ́nh tôi ở Sài g̣n bằng cách nào, nhưng ông tin rằng trung tướng sẽ có cách giúp chúng tôi.

    Tôi tin là trung tá Smith không hứa hăo hứa huyền, bởi vì là vợ của một sĩ quan, tôi biết phụ tá của một ông tướng có trách nhiệm trong hành động và lời hứa. Nhưng lúc đó, tôi quá nóng ḷng, chỉ mong có một lời hứa chắc chắn hơn. Tôi đánh liều.

    - Thưa trung tá, tôi muốn má tôi thoát khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt! Tôi sẵn sàng hợp tác với chánh phủ Mỹ nếu chánh phủ cần.

    Trung tá Smith không giấu được sự ngạc nhiên, khi nghe lời tinh nguyện hợp tác. Ông hứa sẽ báo cáo với trung tướng ngay.

    Tôi đă đánh hết những lá bài có trong tay. Tôi không c̣n hồi hộp hay lo sợ nữa. Bây giờ ngồi chờ. Nếu má và các em đi không được là do định mệnh an bài. Nghĩ như vậy, tôi đă ngủ được sau nhiều ngày lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi đánh một giấc dài không mộng mị. Nhưng đến gần sáng, Lance bỗng thức giấc vừa khóc vừa nói:

    - Con thấy Việt Cộng chạy lên tới lầu nhà bà ngoại rồi.
    Thế là tôi thức luôn tới sáng. Tôi gọi chị Cương để nói cho chị nghe về giấc mộng của Lance. Chị trấn an tôi:

    - Tại cưng lo lắng quá làm con lo theo. Thằng nhỏ vừa thông minh, vừa nhiều t́nh cảm, nên bị ảnh hưởng mối lo của cưng. Đừng có tin mộng mị mà điên, cưng ơi.

    Khoảng hơn 24 tiếng đồng hồ sau khi tôi gặp trung tá Dave Smith, một người đàn ông đến t́m tôi. Ông ta cho biết ông là người của ông Smith gọi tới. Ông đă trọng tuổi, người cao lớn, tóc bạc trắng, giọng nói đầy thiện cảm. Ông giới thiệu tên là Bob Jantzen. Bây giờ nhớ lại, tôi thấy ông Jantzen có bộ mặt và cao lớn như tổng thống Reagan.
    Ông không nói ông là sĩ quan CIA, nhưng hồi đó, tôi cứ nghĩ rằng đă ở trong quân đội mà không mặc quân phục, lại đến nói chuyện với tôi về cha mẹ tôi, ắt phải là nhân viên của CIA. Ông Bob Jantzen cho biết, ông đă nghe “câu chuyện khá thích thú” của tôi. Ông cũng cho biết ông có trách nhiệm đưa má và hai em tôi đến nơi an toàn, chớ ông không quan tâm đến người cha cộng sản của tôi, ông cần tên, ngày sanh và địa chỉ của má và hai em tôi.

    Tôi liền cho ông biết là chồng tôi đă về Sài g̣n để t́m cách đưa gia đ́nh tôi ra khỏi Việt Nam, và hiện giờ anh ấy vẫn c̣n ở đó. Điều hay nhứt là nhân viên của ông nên gặp chồng tôi để biết đầy đủ mọi chi tiết. Ông tỏ vẻ rất ngạc nhiên và bối rối khi tôi nói như vậy. Ông có vẻ lo lắng:

    - Chắc bà biết là chồng bà mạo hiểm lắm mới dám đi Việt Nam trong lúc này?
    Ông cũng biết John không có cả sự vụ lịnh. Ông để tách trà xuống bàn, rồi nói tiếp:

    - Tôi muốn bà biết là chúng tôi rất quan tâm đến sự an toàn của má bà. Chúng tôi sẽ làm hết sức để giúp má bà thoát khỏi Việt Nam.

    Giọng nói chắc nịch của ông khiến tôi tin tưởng ngay, nên an tâm. Tối hôm đó, nghĩ lại cuộc nói chuyện với ông Bob Jantzen tôi hơi thắc mắc rnột chút, v́ ông không có vẻ phong trần của một sĩ quan hải quân. Ông có dáng dấp của một người có đị̣a vị trong xă hội. Từ ngày lấy chồng cho tới lúc bấy giờ, Hải quân đối với tôi là một đại gia đ́nh, không lẽ nào trung tướng Gaylor lại gởi người tới mưu hại gia đ́nh tôi.

    Mấy tuần sau tôi mới biết rơ Bob Jantzen là ai, ông chính là “trùm” CIA, người điều khiển mạng lưới t́nh báo khắp Đông Nam Á, mà văn pḥng thường trực đặt tại Honolulu, Hawaii. Tôi c̣n được biết, ông đang lo chuyện di tản những người làm việc cho CIA tại Việt Nam , Lào và Cao Miên. Trong cái nh́n hạn hẹp của tôi lúc bấy giờ, tôi nghĩ ai cũng sợ CIA, nhưng ai cũng muốn làm quen với CIA, và ai cũng … ghê tởm CIA. Riêng tôi, tôi không hối tiếc đă quen biết với nhân viên CIA, v́ tôi đang cần họ. Tôi hiểu rằng, trên cơi đời này cái ǵ cũng có cái giá của nó. Tôi thầm tự nhủ sẽ t́m cách trả nợ cho CIA sau khi má và hai em tôi thoát nạn.

    John đă liên lạc chặt chẽ với CIA ở Sài g̣n. Bấy giờ chỉ c̣n chờ ông Bob Jantzen ở Hawaii bật đèn xanh là công việc được tiến hành mau lẹ. Ông Grant Ichikawa đă quả quyết với John trong lần gặp mới đây:

    - Khi có người được đưa ra khỏi Việt Nam, mẹ và em vợ anh cũng sẽ được đi.

    Không những thể, ông c̣n cho biết, hai vợ chồng ông cùng chuyến bay với má và hai em tôi, vợ chồng ông c̣n mời John tới nhà riêng của họ ở gần Tân Sơn Nhứt dùng cơm. Sau này John kể lại, buổi tối hôm đó, ai cũng lo lắng cho tương lai miền Nam Việt Nam. Bà Ichikawa nhiều lần tỏ vẻ thương xót khi bà thắc mắc về số phận của những người bị kẹt ở lại. Sau bữa cơm tối đó, John mới an tâm, dù anh có phải về Mỹ trước , một mình .

    Ngày hôm sau, thấy mọi việc kể như đâu vào đó, John đi một ṿng để “nh́n Sài g̣n lần cuối”. Anh ghé qua Hotel Rex, trước đó là câu lạc bộ của sĩ quan Mỹ. Anh ăn trưa ở Continental rồi thong thả đi qua Brink trên đường Hai Bà Trưng, với ư định lên bar uống rượu và nghe thêm tin ngoài hành lang, nhưng bị hai người lính quân cảnh Mỹ chặn hỏi thẻ căn cước và sự vụ lịnh.
    Dĩ nhiên anh không có đủ giấy tờ để có thể vào nơi này. Anh chỉ mơ hồ nói với họ là anh tới Sài g̣n với công tác mật. Hai người lính quân cảnh bèn liên lạc với bộ chỉ huy của họ MACV. John nhận được lệnh phải tŕnh diện với một trạm quân cảnh ở đó. Ông trung tá nổi giận khi biết lư do có mặt ở Sài g̣n của anh. Ông ra lịnh cho anh phải rời khỏi Sài g̣n ngay ngày hôm sau. Ông c̣n cho biết ông đă báo cáo với hải quân những hành động bất hợp pháp của anh.

    Sau này anh cho biết, lúc đó anh không sợ ǵ hết, nên không tuân lịnh của MACV. Dù thế nào anh cũng phải làm tṛn nhiệm vụ rồi mới có thể rời Sài g̣n. Trong khi đó, ông trung tá muốn buộc anh phải rời Sài g̣n; nếu không tuân lịnh, ông sẽ biện pháp. Anh nói:

    - Nếu ông bắt giam tôi, tôi sẽ trốn.
    Ông trung tá lại ra lệnh:

    - Phải rời Sài g̣n trong chuyến bay tới.

    Tám ngày sau, tức là ngày 10 tháng 4, 1975, John biết chắc , khi toà đại sứ Mỹ bắt đầu di tản người Việt, má và hai em tôi sẽ có người đến tận nhà rước đi. Anh dặn má và hai em không được ra khỏi nhà, mà cũng không cho ai biết ḿnh sẽ di tản, dù thân thiết. Ngoài ra, mỗi người chỉ được xách một valise nhỏ. Khi mọi chuyện đă sắp xếp đâu vào đó, anh nghĩ rằng anh có thể rời Sài g̣n trước ngày di tản, với ư định nhường chỗ của anh cho người khác trên một chuyến bay chạy trốn. Anh đi thằng ra phi trường Tân Sơn Nhứt, kiếm một chỗ ngồi trên một máy bay của không quân Mỹ, bay tới đâu cũng được, miễn là ra khỏi Sài g̣n.

    Trước khi lên máy bay, John gọi cho văn pḥng quân cảnh ở MACV để nhờ người nhắn lời với ông trung tá, là anh sắp bay về Mỹ trong vài phút nữa.


    Còn tiếp ...

  4. #4044
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi không bao giờ có thể quên được cái ngày 23 tháng năm 1975, là ngày tổng thống Ford tuyên bố người Mỹ chấm dứt cuộc tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Đó cũng là ngày tôi nhận được điện thoại của Hoà B́nh, em tôi, báo tin má và hai em tôi đă ra khỏi Sài g̣n. Giọng nói của em buồn như em khóc. Mấy tuần lễ trước, tôi nóng ḷng mong đợi cái tin này, và cứ nghĩ rằng tôi sẽ reo ḥ mừng rỡ. Vậy mà bây giờ tôi lại cảm thấy tê tái trong ḷng. Hai chị em tôi im lặng một hồi lâu. Tôi đang ở Honolulu, em tôi ở bên kia ba đại dương. Cả hai chúng tôi cùng có nỗi buồn mất nước. Cuối cùng, tôi hỏi để cho có hỏi:

    - Má với tụi cưng mạnh hả?

    Hoà B́nh cho biết là tất cả đă tới nơi b́nh yên. Má mong sớm được gặp con cái của má ở Hawaii. Tôi cho Hoà B́nh rất có thể tất cả phải ở Guam một thời gian ngắn để lo thủ tục nhập cảnh. Em cho biết đă ra khỏi Sài g̣n th́ ở đâu cũng tốt, và chờ đợi bao lâu cũng không sao. Nhưng tôi nghe trong tiếng nói em chứa chất một điều ǵ mà em con giấu kín trong ḷng. Tôi hỏi th́ em đáp:

    - Em bỏ lại hết trơn chị Dung ơi!
    Em tôi khóc. Tôi an ủi:

    - Rồi ḿnh sẽ có nhau.
    Tôi không biết nói ǵ khác. Hoà B́nh bật khóc nức nở.

    - Ḿnh mất Việt Nam vĩnh viễn rồi!

    Tôi nghe được niềm đau đó, v́ tôi cũng như em, khóc cho đất nước lọt vào tay con cháu bác Hồ. Tôi cũng biết má tôi c̣n đau hơn chị em tôi nhiều. V́ trong một buổi sáng má tôi đă bỏ Sài g̣n hai mươi năm chờ đợi, ước mong ngày tái ngộ cùng chồng và người con trai đầu ḷng của má. Không những thế, bà c̣n bỏ lỡ cơ hội gặp lại anh em ruột và các cháu của bà. Họ trở về trong chiến thắng, trong khi bà phải vội vă chạy trốn cộng sản. Rồi từ nay, hàng tuần má tôi sẽ không c̣n có thể đi thăm mộ Hải Vân ở nghĩa trang quân đội được nữa. Trái tim tôi nghẹn ngào, cổ họng tôi khô rát, xót thương cho má. Những trong thâm tâm, tôi phải kính phục má là người can đảm ra đi.

    Em tôi chết; chỉ trong một thời gian ngắn, má tôi già đến hai chục tuổi. Bây giờ bỏ lại mồ mả không thể viếng thăm được nữa, làm sao má tôi có thể sống vui được. Gia đ́nh tôi ai cũng biết trước, rồi đây cộng sản sẽ làm ǵ mồ mả kẻ thù của họ.

    Tin tức về Việt Nam đều là hung tin, nhưng chúng tôi vẫn thức khuya dậy sớm theo dơi từng giờ. Đêm đêm, vợ chồng tôi thường thức giấc nửa khuya, mở TV nghe tin một vài phút, rồi đi ngủ lại. Ai cũng biết rằng hôm này, ngày mai hay một vài tuần nữa, Sài g̣n sẽ hoàn toàn thay đổi. Rồi Sài g̣n sẽ mất những tên đường cũ, mất cả những tượng đài ghi nhớ công ơn các bậc anh hùng dân tộc. Lá cờ chính nghĩa của dân tộc Việt cũng sẽ không c̣n nữa. Rồi từ đây, người Việt Nam của tôi sẽ phải dùng ngôn ngữ của kẻ thù, thay vào đó là lá cờ đỏ sao vàng.

    Có khi nằm trên giường tới hai giờ sáng mà tôi vẫn chưa ngủ được, suy nghĩ lan man đủ mọi chuyện có thể xảy ra sau khi miền Nam sụp đổ.
    Năm ngày sau khi má và hai em tôi tới Guam, chúng tôi nhận được điện thoại của Hoà B́nh lúc nửa đêm, báo tin má và hai em đă tới phi trường Honolulu, vợ chồng tôi vội vă thay quần áo, rồi gọi cho chị Cương, hẹn gặp nhau ở phi trường. Tội nghiệp Lance, nửa đêm bị dựng dậy, nhưng nó c̣n tỉnh táo hơn cả tôi, nó reo lên:

    - Sướng quá! Bà ngoại qua, con được ngủ với bà. Ngày mai được nghỉ học, phải không mommy?
    Tôi cố nhịn cười hỏi:

    - Bà ngoại qua có dính dáng ǵ tới việc đi học của con đâu mà đ̣i nghỉ học?
    Nó vừa cầm đôi giầy sandale vừa chạy nhanh ra garage như để trốn tôi, rồi đáp:

    - Tại mommy bắt Lance thức dậy nửa đêm, sang mai Lance buồn ngủ lắm, sao đi học được!

    Trong những ngày cuối cùng buồn thảm của Việt Nam, nếu không có thằng con kháu khỉnh và thông minh này, chắc vợ chồng tôi chơi vơi lắm. Nhờ nó mà trong nhà vẫn có tiếng cười, nhất là những tiếng cười vô tư của tuổi thơ.

    ***

    Khi đến phi trường, tôi thấy má và hai em tôi đang xếp hàng bên quầy của sở di trú. Má tôi trông già hẳn đi, già hơn hồi tháng 2 vừa qua tôi mới về ăn Tết. H́nh như tất cả những đau thương, phiền muộn đă hiện lên mắt má. Tôi bỗng chột dạ, tự hỏi không biết tất cả những cố gắng của vợ chồng tôi từ mấy tuần nay để to cho má qua Mỹ có phải là một việc làm đúng không? Tôi muốn ôm má tôi, nhưng nhân viên sở di trú ngăn lại. Chị Cương th́ bật khóc khi vừa nh́n thấy má và hai đứa em. Trong khi đó, bọn con nít, như Lance, con chị Cương Tina, Ten và Kenneth bất chấp nhân viên sở di trú, chui luồn xuống dưới để ôm bà ngoại và hai d́ của chúng nó. Cả nhân viên sở di trú lẫn hải quan bất lực trước đám con nít, nên đă cho má và hai em đi ra một cách mau chóng, hành lư chỉ phải xét qua loa. Gọi là hành lư, chớ thật ra cũng chẳng có ǵ.

    Ba cái va-li nhỏ xíu chỉ vỏn vẹn có mấy thứ như: hai bộ quân phục không quân của Hải Vân, một kaki, một mầu xanh, một cái nón, một cuốn tập vở của Hải Vân hồi em học lớp Đệ thất, có cả cuốn truyện “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, mấy cuốn dậy nấu ăn, h́nh của ông bà ngoại tôi mà má lấy trên bàn thờ, một cây đàn guitar cũ của Hải Vân … Nh́n những đồ vật đó, tôi nghẹn ngào, tim tôi ră rời. Tôi ôm mặt để giấu tiếng khóc, rồi vội bước ra khỏi đám đông. Chị Cương kêu tôi trở lại, nhưng John nói:

    - Để cho Dung yên vài phút.

    Tuy nói vậy, những John lại d́u tôi trở lại với má và hai em Hoà B́nh và Minh Tâm. Tôi chỉ đứng cách má có vài bước, mà sao tôi thấy chân tôi nặng nề không bước nổi. Tôi không muốn chứng kiến nét đau đớn trên gương mặt già nua của má. Thật tôi cũng không biết nói ǵ với má, không lẽ hỏi thăm những câu tầm thường khách sáo. Mất nước, mất nhà, mất mồ mả cha mẹ. Tôi ôm lấy má, nhưng hai mẹ con không nói nên lời một hồi thật lâu … Rồi chúng tôi lên xe đi về nhà.

    John và Wray, anh rể của chúng tôi, đi một xe. C̣n tất cả chui vô ngồi chung một xe với má. Chỉ có Minh Tâm ngồi băng trước với tôi, mọi người c̣n ngồi chồng lên nhau ở băng sau, Kenneth và Lance mỗi đứa ngồi một bên bà ngoại. Kenneth, lúc đó mới bốn tuổi, ôm cánh tay bà ngoại rồi nói:

    - Ken mừng bà ngoại sống.
    Hoà B́nh khóc:

    - D́ B́nh cũng vậy nữa, Ken ơi !
    Tôi nh́n má tôi qua kiếng chiếu hậu, rồi hỏi:

    - Má à, ḿnh có làm đúng không, má?

    - Ḿnh đâu con đường nào nữa, con. Má sẽ tự vẫn trước khi cộng sản hành hạ má. Ai cũng biết, không ai có thể lọt khỏi bàn tay của cái đám Hà Nội khi họ chiếm được miền Nam của ḿnh!

    - Con nghĩ tới ba. - Tôi nói.

    - Ba con có đảng của ông. Ông sẽ b́nh yên với Cách mạng ông. - Má tôi trả lời, giọng buồn hiu. Tôi nói:

    - Mấy đêm con ngủ không được, cứ nghĩ tới ngày về của ba. Chắc ba đau khổ và thẹn thùng với họ lắm, v́ khi về tới th́ má đă đi rồi!

    - Con dằn vặt lương tâm của con không trúng chỗ. Khốn nạn, ḿnh phải bỏ đi. Tụi con tin má đi. Đây là một quyết định khôn ngoan nhứt trong gia đ́nh ḿnh. Tốt cho má, cho tụi con; nhứt là cho ba của tụi con nữa. Nếu má ở lại, má sẽ tiếp tục chỉ trích, phê b́nh Chánh phủ của ông. Rồi có thể v́ má, ba bị mất mặt, sẽ khó ăn khó nói với đảng, với đồng chí của ông, v́ vợ con toàn là một đám chống cộng.

    Từ hôm đó cho tới ngày Sài g̣n rơi vào tay cộng sản, chúng tôi cùng ngồi dựa vào nhau trước cái TV mà ngậm đắng nuốt cay, cái đắng cay của người bị cướp nước. Mỗi chiếc trục thăng bị đẩy xuống biển từ các chiến hạm, là một lần tim chúng tôi tan nát, trực thăng gợi cho chúng tôi nhớ đến Hải Vân. Em yêu nó và đă từng lái nó. Nó chính là biểu tượng ḷng yêu nước của em với ư chí diệt quân thù.

    Khi tướng Nguyễn Cao Kỳ dang tay cho người lính Mỹ xét thân thể của ông, lần đầu tiên tôi nếm cái đắng cay, nhục nhă của kẻ đưa hai tay đầu hàng. Tôi thầm tự hỏi: “Ở lại để chiến đấu đến cùng, hay ra đi rồi phải chịu nhục trước đồng minh của ḿnh. Đàng nào hơn?”. Rồi tôi tự đáp: “Danh dự của một con người, liêm sỉ vẫn quan trọng”.

    Tôi thao thức nhiều đêm, nghi hoài đến tương lai, đất nước sau khi cộng sản chiếm trọn miền Nam. Rồi tất cả mọi người sẽ phải sống dưới gọng kim sắt máu của cộng sản. Tôi thầm hận “đồng minh” Mỹ. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy nhục nhă đă làm công dân của một nước tháo chạy trước nguy cơ.

    Bốn tuần sau ngày cuối cùng của Việt Nam, ông Bob Jantzen mời hai vợ chồng tôi đến sở của ông. Văn pḥng của ông trong căn cứ hải quân ở Pearl Harbor. So với văn pḥng của các sĩ quan cao cấp của John khác xa nhau, như một trời một vực, nhà trải thảm dầy mầu cam sáng rực. Bàn ghế toàn bằng gỗ quư, chớ không phải bàn ghế kiểu nhà binh bằng sắt mầu xám. Trên bàn trong pḥng tiếp khách có một b́nh bông tươi, chân dung bà Từ Hi thái hậu chiếm khoảng một phần ba bức tường.

    Đây là lần đầu tiên ông Jantzen bắt tay John. Ông khen John đă thành công trong việc cứu má tôi. Rồi quay về phía tôi, ông nói thêm:

    - Vợ anh cũng là người can đảm.

    Tôi ngạc nhiên về lời khen này, v́ có thấy ḿnh can đảm đâu. Chẳng lẽ nói chuyện với một sĩ quan t́nh báo là hành động can đảm? Hay c̣n một cái ǵ nguy hiểm chờ đợi tôi đây? Tôi nghe những chuyện đường rừng thú vị do các chị bà con Việt Cộng kể về tội ác của CIA. Tôi cũng đă đọc sách và tiểu thuyết về t́nh báo Mỹ v.v…

    Sau vài lời thăm hỏi xă giao, ông Jantzen hỏi tôi có bằng ḷng gặp “case officer” của CIA không? Kinh nghiệm của tôi lúc bấy giờ là sáu năm làm vợ một phi công đă từng vào sanh ra tử. Ngoài ra, tôi cũng có kinh nghiệm nuôi dưỡng thằng con chưa đầy sáu tuổi. Tôi hỏi ông về “case officer”, ông cho biết đó là một sĩ quan có trách nhiệm cộng tác với một người thường dân hoạt động cho CIA; là một người gián điệp của CIA. Nghe xong tôi gật đầu đồng ư.

    Hôm sau, vợ chồng tôi trở lại văn pḥng ông Jantzen, tôi được giới thiệu với ông Robert Hall, gọi tắt là Rob. Ông Jantzen bỏ đi, để chúng tôi ở lại nói chuyện với nhau. Có điều tôi thắc mắc, là trước đây ông Jantzen cho biết ông Robert Hall là “case offfcer” của CIA, bây giờ ông Robert Hall lại tự giới thiệu là thiếu tá không quân? Tôi sẽ t́m cách để hiểu rơ ông ra.

    Sáng hôm sau, chúng tôi lại gặp nhau để tôi nói hết về gia đ́nh tôi. Đến 12 giờ trưa th́ ông đă rành về gia đ́nh tôi hơn cả những người quen biết chúng tôi từ mấy chục năm này. Tôi cho ông biết về đời sống của ba tôi. Ông làm nghề dậy học, nhưng bí mật hoạt động chống Pháp, nên bị Tây đầy ra Côn Đảo. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, ông đi thẳng vô bưng, rồi trở thành tỉnh uỷ Cần Thơ. Anh vợ, em vợ của ông đều là đồng chí của ông. Sau đó tất cả cùng đi tập kết ra Bắc.

    Măi mới đây tôi mới biết ông làm đại sứ của của Mặt trận giải phóng miền Nam tại Moscow. Tôi cũng cho ông Hall biết những ai là bạn chí thân, là đồng chí của ba tôi, gồm các “chú”, các “bác”: Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Lê Đức Mai … và nhiều người khác nữa. Tôi nói nhanh khiến ông viết không kịp, nhưng tôi cứ tiếp tục nói. Tôi tưởng chỉ nói qua một lần là đủ, không ngờ ngày kế tiếp ông hỏi tôi nhiều câu ông đă từng hỏi hôm trước. Trí nhớ của ông thua tôi hay ông là cái máy ḍ sự thật? Dù sao tôi cũng không ngại, v́ những điều tôi kể đều là sự thật. Chuyện ǵ không muốn cho CIA biết, tôi không nói ra. Tôi không dại ǵ mà nói không thật với những người này.

    Tôi không muốn má tôi biết có sự đổi chác với CIA để má và hai em tôi được thoát khỏi Sài g̣n, nên mấy ngày gặp ông Hall, tôi đưa má và hai em tôi sang nhà chị Cương ở Pearl City, để má và chị Cương tâm t́nh với nhau.

    Sau nhiều ngày nói chuyện với ông Hall, tôi như cuốn sách để ông lật trang nào cũng t́m thấy sự thật thà của một người không có kinh nghiệm đương đầu với CIA. Tôi chỉ biết ông có vợ và hai con, một gái, một trai. Ông là một trong những nhân viên CIA từng hoạt động tại Lào, Việt Nam và Cao Miên. Chúng tôi không c̣n khách sáo nữa, mà gọi nhau là Rob và Dung.

    Cuối cùng, tôi cho Rob biết một điều quan trọng, mà không hỏi tới trong những buổi phỏng vấn: tôi hănh diện làm con của một nhà cách mạng chống Pháp, nhưng tôi là người Việt Nam yêu nước, chưa bao giờ nối giáo cho giặc cộng sản Việt Cộng, và cũng sẽ không bao giờ phản bội dân tộc hay đất nước của tôi. Tôi cũng cho ông biết, tôi mang ơn CIA suốt đời, v́ đă cứu má và em tôi. Những cũng không v́ vậy mà tôi sẽ làm một điều ǵ có hại đến ba tôi và anh tôi. Ngoài ra, nếu làm ǵ hại cho cộng sản để cứu người dân Việt Nam, tôi sẵn sàng phục vụ cho CIA, đến khi nào họ không cần tôi nữa.

    Rob hứa là ông giữ liên lạc; khi nào cần sẽ cho tôi biết. Ông cũng dặn tôi phải chuẩn bị sẵn sàng để có dịp thuận tiện bay tới Washington, D.C. dự một lớp “huấn luyện”. Nhưng, qua mấy ngày họp với Rob, biết một điều: lời hứa vội vàng với trung tướng Gaylor trong những ngày hấp hối của Sài g̣n đă như một định mệnh; chỉ trời mới thay đổi được hướng đi này.


    Còn tiếp ...

  5. #4045
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Hàng trăm chuyến bay đưa người tỵ nạn từ các đảo Guam và Wakee lên các trại tỵ nạn trên đất liền, đều phải ghé Hawaii để làm thủ tục nhập cảnh. Sau khi Rob rời Honolulu, tôi ghi tên t́nh nguyện cho Hội Hồng Thập Tự để ra phi trường giúp đồng bào chạy giặc. Tôi đă ngồi ở phi trường từ sáng tới chiều. Có nhiều hôm, thiếu thông dịch viên buổi tối cho nhân viên Sở di trú, tôi sẵn sàng ở lại để giúp đỡ họ. Cứ như vậy cả mấy tuần liền, khiến tôi buồn ngủ ră rời cả người. Thỉnh thoảng, tôi phải vô văn pḥng của nhân viên Hồng Thập Tự, ngồi xuống đất, dựa lưng vô vách chợp mắt độ 5, 10 phút, rồi lại phải trở ra làm việc.

    Tôi không muốn bỏ rơi những người tỵ nạn lạc lơng, bơ vơ. V́ không rành tiếng Mỹ, nhiều người như câm, như điếc. Trong khi đó, nhân viên sở ngoại kiều tưởng nói lớn th́ đồng bào của tôi sẽ hiểu. Có bà tay bồng con, chẳng có hành lư ǵ, mà cũng không biết chồng ở đâu, kẹt lại hay đă thoát nạn rồi. Lại có những sĩ quan không quân hớt ha hớt hải đi t́m vợ con.
    Một số trẻ em được các chiêu đăi viên hàng không dẫn xuống máy bay, ngơ ngác v́ lạc mất cha mẹ, chị em. Có một thằng bé chừng bảy tuổi, ngẩn ngơ như người mất hồn; tôi dẫn em đi tắm, rồi cho em ăn. Khi đă hơi tỉnh táo, em hỏi tôi: “Rồi con đi đâu?”. Tim tôi đau nhói. Tôi cũng không biết dân tộc của tôi sẽ đi về đâu! Không biết trả lời em, tôi hỏi lại: “Cưng muốn đi đâu?”. Em đáp: “Con muốn t́m má con”. Tôi dẫn em lên máy bay để em vô đất liền với trăm ngàn người lạc mẹ, lạc cha, mất chồng, mất vợ, mất cả đất nước.

    Có một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, cầm cặp Samsonite nặng trĩu. Khi ông mở cặp cho nhân viên hải quan xét, những người đứng gần đều trố mắt nh́n. Cái Samsonite đầy ắp Mỹ kirn. Người chủ của đống tiền ngượng ngập nhờ tôi thông dịch: “Số tiền này của nhiều người bên đảo nhờ tôi giữ hộ, v́ họ là đàn bà chân yếu tay mềm không dám giữ tiền trong người, sợ bị cướp giật”. Tôi thông dịch rồi nói thêm: “Chắc cha này tưởng tụi mới mới đẻ ngày hôm qua”. Ông bị giữ lại, không được vào đất liền ngày hôm đó. C̣n biết bao nhiêu cảnh trái ngang trong hàng vạn người đi tỵ nạn. Tôi cắm đầu phục vụ, bỏ qua những chướng tai gai mắt của những người Việt mà tôi cho là không đáng được đến bờ tự do.

    Không phải chỉ một ḿnh tôi giúp những người di tản, mà gia đ́nh tôi xúm vào, mỗi người một tay. John đăng trên báo Honolulu Star Bulletin để xin quần áo cho người tỵ nạn. Lúc đầu chúng tôi tưởng là chuyện nhỏ, ai ngờ hưởng ứng nồng nhiệt khiến chúng tôi bận túi bụi. Chúng tôi không thể vừa trả lời điện thoại, vừa đến nhà những người hảo tâm để lấy quần áo, lại vừa phải chờ người ta mang đến tận nhà. Mấy hôm sau, v́ đă có kinh nghiệm, chúng tôi đổi chiến lược. John sai mấy người lính để một cái thùng, để trước đài khí tượng ở Honolulu cho người ta bỏ quần áo, giầy dép vô đó. Mỗi ngày tan sở, John ghé lấy quần áo đem về nhà. Ở nhà, má và các em lựa quần áo xếp theo từng loại đàn bà, đàn ông, trẻ em …
    Giầy dép cũng được phân loại. Có điều rất cảm động, là có nhiều quần áo, giầy dép mới toanh, c̣n nhăn hiệu. John và nhiều người hàng xóm của chúng tôi sốt sắng chở lên phi trường hết ngày này qua ngày khác, cho đến khi hết người tỵ nạn ghé phi trường Honolulu và Hickam.

    Tinh thần của những người tỵ nạn có lẽ giống nhau. Được thoát nạn cộng sản, tới được bờ tự do, khó mà đo lường được vui mừng đó. Nhưng khi nỗi vui mừng lắng đọng, niềm vui trở thành dĩ văng, th́ hiện tại là một mối lo lớn. Rồi sẽ đi đâu, làm ǵ trên đất lạ này? Mấy tuần qua, tôi ở phi trường với người tỵ nạn nhiều hơn ở nhà. Ngày ngày, tôi chia sẻ niềm đau với người tỵ nạn.

    Tôi khóc với người mất nước, chia sẻ với người bị lạc mất gia đ́nh. Tôi thấm thía nỗi đắng cay với người bị đồng minh phản bội. Tôi thấy thân tôi chia ra thành nhiều mảnh, không mảnh nào trọn vẹn cho ai hết. Mảnh cho John th́ nhỏ xíu, cho Lance con nhỏ hơn nữa. Phần dành cho má cũng không nhiều, cho Minh Tâm th́ chẳng được bao nhiêu. Hoà B́nh tháo vát, tự lập, nên em rời Hawaii mà bay qua Atlanta định cư với chị Kim. Chị Cương cho tôi nhiều hơn là nhận của tôi. Chị cho tôi sự ân cần, sự cảm thông. Thỉnh thoảng chị hỏi:

    - Cưng có OK không, Dung? Chị biết cưng đau lắm; chị chịu không nổi như cưng. Nên chị đành ở nhà xếp quần áo cho họ thôi. Thông cảm cho chị nhen!

    Làm sao tôi có thể “OK” được, nhưng tôi phải gật đầu. Chớ tôi cần t́nh thương của chị.
    Mấy tuần đó tôi cũng quên mất ông Robert Hall, người của CIA từ Washington, D.C. qua, t́m hiểu mọi chi tiết về gia đ́nh tôi. Rồi bỏ đi biệt tăm.

    Một buổi sáng, tôi vừa về tới nhà, sửa soạn đi ngủ sau 16 tiếng đồng hồ ở phi trường Hickam, làm đủ mọi thứ việc để giúp người tỵ nạn, th́ Rob Hall gọi, cho hay ông vừa đi công tác vùng Á châu về. Ông ghé qua Hawaii, v́ ông có một tin đáng chú ư mới chia sẻ với tôi. Thật ra, giờ phút đó đối với tôi, không có ǵ đáng chú ư bằng giấc ngủ, nên tôi hẹn Rob đến chiều mới gặp ông. Tôi bỏ điện thoại ra ngoài để được ngủ yên. Má tôi trông Lance giùm tôi.
    Buổi chiều, Rob tới nhà tôi, đưa cho tôi tờ Japan Times xuất bản ngày hôm trước. Tôi chỉ liếc qua, rồi cảm ơn ông, và hứa sẽ đọc sau. Nhưng ông cười:

    - Hăy coi trang bốn, v́ tôi nghĩ bà sẽ phải đọc liền bây giờ.

    Bên tay mặt của trang bốn, tôi thấy có tựa đề: “Nhóm Hà Nội, Sài g̣n tham gia Hội nghị chống bom nguyên tử”. Tôi nhún vai, nói:

    - Tôi là người yêu chuộng hoà b́nh, nên tôi tán thành những người biểu tinh chống chiến tranh.

    Tôi vừa nói vừa xếp tờ báo lại. Rob ra dấu cho tôi tiếp tục đọc.
    “Độ chừng 80 phái đoàn từ 21 quốc gia sẽ tham dự cuộc biểu t́nh chống bom nguyên tử, do Hộ̣i đồng Nhật Bản chống bom nguyên tử tổ chức hàng năm tại Hiroshima và các tỉnh lân cận vào ngày 5 tháng 8, 1975.

    Trong đó có năm hội viên của phái đoàn Hà Nội và bốn người trong phái đoàn của Chánh phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên hai phái đoàn từ Hà Nội và miền Nam Việt Nam cùng tham gia cuộc biểu tình chống bom nguyên tử. Trưởng phái đoàn Hà Nội, ông Phạm Xuân Oánh, sẽ tới Tokyo vào ngày 27 tháng 7 qua ngả Bắc Kinh. Trưởng phái đoàn miền Nam do ông Đặng Quang Minh, uỷ viên trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam …

    Đọc tới đây tôi ngừng lại, hốt hoảng la lên:

    - Ông này là ba tôi! Đúng là ba tôi rồi! Tôi phải đi Nhật gặp ba tôi mới được!

    Ước sức lúc ấy tôi có thể leo lên nóc nhà để reo mừng, tôi cũng dám leo ngay. Tôi cố b́nh tĩnh để tiếp tục đọc bài báo, tim đập mạnh, hai ḷng bàn tay tôi đổ mồ hôi.

    “... sẽ tới Tokyo vào ngày 26 tháng 7 qua ngả Moscow. Ngoài ra, c̣n có phái đoàn Mỹ gồm 10 người, trong đó có điêu khắc gia Ethel Taylor hội viên của tổ chức “Phụ nữ đấu tranh cho hoà b́nh” và Sean McBride, người được giải thưởng Nobel năm 1974”.

    Sau khi ông Hall ra về tôi vô pḥng gặp má tôi để cho bà biết tin ba tôi sắp sang Nhật. Tôi cũng ngỏ ư là tôi sẵn sàng cùng Lance sang Nhật gặp ba tôi. Tôi rất tiếc là má tôi không thể đi cùng, một phần v́ giấy tờ của má chưa ổn định. Bà chưa có thẻ xanh. Một phần tôi cũng không đủ tiền cho ba người cùng đi.

    Ước gi tôi có cách giữ được nụ cười của má trong b́nh pha lê để mang qua Nhựt cho ba tôi. Đó là nụ cười sau khi bà thấy tên ba tôi trong tờ báo. Nhưng má tôi có vẻ lo lắng khi tôi bàn đến cuộc hành tŕnh của mẹ con tôi. Má tôi nắm lấy hai bàn tay tôi, như muốn kéo tôi ra khỏi giấc mơ đoàn tụ, mà suốt hai mươi năm qua gia đ́nh tôi chưa tỉnh. Bà ôn tồn nói:

    - Con phải chờ John về để tính toán kỹ càng. Hai mẹ con ḿnh không nên tự tung tự tác rồi hư chuyện. Con phải nhớ, nó là sĩ quan của Hải quân Mỹ. Ba con là người của họ. Chánh phủ Mỹ mới cho má qua đây tỵ nạn, rồi bây giờ con lại đi gặp một ông kẹ của Việt Cộng. Không có giản dị như gia đ́nh người khác đâu, con.

    Nghe tới đây th́ tôi ngỡ ngàng, v́ má tôi không biết ǵ về Rob, tưởng ông ấy là bạn của John. Nhưng tôi như một đứa con nít đ̣i đi gặp ba, tôi nói:

    - Ba của con, con muốn gặp th́ gặp, đâu cần xin phép ai?
    Má tôi bèn nắm chặt tay tôi hơn, rồi nh́n thẳng vào mắt tôi, nghiêm giọng nói:

    - Hồi đó tới giờ, má biết con thương ba con tới chừng nào rồi. Má nghĩ là không có cái gi ngăn cách t́nh cha con của con được. Nhưng con đừng có quên, ba con không phải là người cha b́nh thường như trăm ngàn người cha khác. Con phải chờ John đi công tác về rồi bàn tính với nó”.

    Hai giờ sáng hôm sau, tôi vô căn cứ hải quân ở Barbers Point để rước John về. Thấy anh vừa bước ra khỏi máy bay P-3 Orion,, tôi đă muốn báo tin mừng ngay, nhưng anh ngừng lại để nói chuyện với những người bảo tŕ máy bay. Mỗi lần John trở về sau những chuyến bay xa, khi thấy anh bước ra khỏi máy bay c̣n nguyên vẹn, dù lúc đó là 2, 3 giờ sáng, tôi vẫn thấy như có ánh hồng ló dạng nơi chân trời.
    Những năm John đóng ở căn cứ hải quân Barbers Point, Lance c̣n nhỏ xíu. Thỉnh thoảng đi học về, nó kể lại chuyện ở trường, đám con của mấy ông phi công nói với nhau rằng, ba thằng này bị rớt máy bay, ba thằng kia sẽ được về đất liền chôn cất. Tôi cố trấn an nó, nhưng trong ḷng không khỏi lo âu mỗi lần thấy John bước lên máy bay. C̣n Lance th́ nhiều khi chơi một ḿnh ngoài sân rồi oà lên khóc, tôi tưởng nó bị ong đánh hay kiến cắn, chạy ra hỏi tại sao th́ thằng nhỏ vừa khóc vừa nói “Lance không muốn Daddy chết!”.

    Tôi cho John biết về chuyện ba tôi sẽ sang Nhựt, và tôi muốn Lance sang gặp ba tôi. Anh tán thành ngay, v́ anh muốn cho Lance được gặp ông ngoại.
    Sáng đó, khi John c̣n ngủ, tôi đă mua vé máy bay, rồi gọi điện thoại cho lănh sự quán của Nhựt để xin chiếu khán. Đến trưa, th́ mọi việc xong xuôi, tôi đă có vé máy bay và cả chiếu khán.

    Buổi chiều tôi hối hả xếp va-li. Tôi muốn tới Tokyo vài ngày trước khi khai mạc hội nghị để quen đường đi nước bước với cái thành phố mà tôi chưa bao giờ đặt chân tới. Thêm vào đó, tôi không biết một tiếng Nhựt nào ngoài tiếng chào tạm biệt “Sayonara”. Chị Cương viết thơ cho ba, kèm tấm h́nh của vợ chồng chị. Mấy đứa con chị, Tina, Teri và Kenneth gởi mấy món quà thủ công mà các cháu làm trong trường để tặng ông ngoại.
    Mỗi cháu viết tên, tuổi, ghi rơ ràng lớp các cháu đang học: Tina lớp Hai, Teri lớp Một và Kenneth lớp mẫu giáo; và viết thêm chữ “I love you, Ông ngoại”. Các cháu cũng gửi kèm mỗi đứa một tấm h́nh mới nhất. Trước ngày tôi lên đường, má thức rất khuya để viết thơ cho ba. Trong thơ, má chỉ gửi kèm h́nh Minh Tâm, Hoà B́nh và Hải Vân.


    Còn tiếp ...

  6. #4046
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    V́ Lance c̣n nhỏ, nên tôi và cháu được lên máy bay trước các hành khách khác. Nhưng mỗi bước đi, tôi thấy nặng nề như vương vấn người ở lại. Rob đi cùng một chuyến máy bay với chúng tôi, nhưng tôi và Rob đă dặn nhau là sẽ không nhận nhau trên máy bay. Sau khi máy bay cất cánh. Lance được tự do v́ không c̣n phải đeo seat belt nữa. Nó đi một ṿng rồi nói với tôi:

    - Momma, Lance thay ông Rob ngồi đằng sau ḿnh kia.
    Tôi vội dặn nó:

    - Đừng làm phiền ông, để ông ngủ.
    Thỉnh thoảng Lance đứng lên ghế nh́n xuống phía sau, rồi yên lặng ngồi xuống. Khi máy bay đă bay được nửa đường, Lance nói nhỏ:

    - Lance nghi ông Rob theo dơi ḿnh.

    Tôi cười thầm, không nói ǵ, rồi giả bộ nhắm mắt ngủ. Ḷng tôi lúc đó náo nức, rộn ràng nghĩ đến ngày được gặp lại ba tôi nếu mọi việc suông sẻ.
    Ba tôi đă bỏ tôi và cả gia đ́nh để đi theo một chủ nghĩa, mà khi tôi lớn lên với dân tộc và đất nước, th́ hiểu rằng chủ nghĩa này trái ḷng dân, nghịch ư trời. Suốt tuổi ấu thơ, tôi đă ngưỡng mộ ba tôi, coi ông như một thần tượng. Ngày nay, tôi là người đàn bà đă trưởng thành, hai người hai chiến tuyến, nhưng dù thế nào tôi cũng muốn gặp lại người cha, với ước mong ba ḿnh vẫn như xưa.

    Tôi nhớ, má tôi hay lấy câu nói của nhà văn kiêm nhà giáo Nguyễn Bá Học ở đầu thế kỷ 20 mà khuyên chúng tôi như sau “Đường đi khó, không khó v́ ngăn sông cách núi, mà khó v́ ḷng người ngại núi, e sông”. Tôi đă đi tới Tokyo th́ kể như từ đây không c̣n núi sông nào ngăn cách hai cha con tôi nữa, mà chỉ c̣n những chặng đường quanh co. Ư muốn gặp ba tôi mạnh hơn tất cả những ǵ nguy hiểm trong cái thế giới gián điệp mà Rob nhiều lần nhắc nhở phải cẩn thận. Ông sợ tôi bị KGB theo dơi, sợ phản gián Nhựt ŕnh ṃ, rồi bắt tôi. Trong khi đó, tôi ngây thơ hỏi:

    - Tại sao con đi t́m cha sau 20 năm xa cách, mà mọi người theo dơi, ŕnh ṃ để bắt?
    Rob trả lời ngày:

    - Bởi v́ người cha này là đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam tại Moscow, và người con gái này cách đây gần hai tháng đă kư giấy hợp tác với một cơ quan t́nh báo không thua ǵ KGB.

    Sự thật này đắng cay quá, những nó là sự thật. Từ đó, tôi bắt đầu cẩn thận, dè dặt hơn trong việc liên lạc với Rob.
    Tại Tokyo, tôi không biết bao giờ phái đoàn của Mặt trận giải phóng miền Nam sẽ tới Tokyo, và cũng không biết họ sẽ ở đâu. Rob cũng không hơn ǵ tôi, ông và CIA ở toà đại sứ Mỹ cũng không có tin tức ǵ.

    Trước khi tôi lên đường, John đă dặn ḍ kỹ lưỡng: khi tới Tokyo, tôi phải ở Sanyo Hotel, v́ khách sạn này là khách sạn của hải quân Mỹ. Ở đây đă an ninh, mà tiền pḥng chỉ bằng nửa các khách sạn lớn như Sheraton hay Hyatt Regency. Ở đây lại có tính cách gia đ́nh. Nếu phải ở Tokyo lâu, Lance cũng có con nít Mỹ để chơi. Nếu cần, khách sạn này lại có người trông trẻ em. Mấy ngày đầu, hai mẹ con tôi c̣n lạ lẫm với thành phố Tokyo, ồn ào, phố phường người đông như kiến, đi xe điện như chạy đua mới lên xe được.
    V́ vậy, hai mẹ con tôi ít ra đường, chỉ ngồi trong khách sạn ḍ hết mấy trang báo để t́m tin ba tôi, cả báo sáng lẫn báo chiều. Ngày nào cũng dài vô tận. Thêm vào đó, tháng 7 trời Tokyo oi bức hơn Sài g̣n. Rạp chiếu bóng trong khách sạn chỉ có hai phim hoạt hoạ. Tôi đă coi The Pink Panther ba lần, và Ronald Duck hai lần. Khi Lance chán xi-nê th́ đ̣i ra hồ tắm. Tôi vừa đọc báo để t́m tin ba tôi vừa trông chừng Lance dưới hồ chơi giỡn với con nít khác.

    Trưa thứ hai, 28 tháng 7, CIA t́m được lộ tŕnh của ba tôi. Rob cho tôi biết là phái đoàn của Mặt trận giải phóng miền Nam sẽ tới Tokyo ngày 30 tháng 8, và có thể họ sẽ ở khách sạn Prince. Rob nói người của ông ở toà đại sứ Mỹ sẽ cho tôi biết ngày giờ nào tôi được liên lạc với ba tôi; lúc đó tôi mới được phép đi t́m. Tôi im lặng nghe, và cũng không tỏ vẻ bất b́nh. Nhưng trong bụng, tôi đă có một chương tŕnh riêng. Khi tôi hành động, chỉ có ông trời mới cản được tôi lúc này.

    Tôi thay quần áo cho Lance, rồi hai mẹ con tôi lên xe đi thẳng tới khách sạn Prince, không một chút do dự. Khi taxi ngừng, tôi nắm tay Lance khoan thai đi thẳng vô cửa, tới gặp cô Nhựt ngồi sau quầy tiếp khách. Tôi nói chậm răi cho cô biết tôi muốn đặt 15 pḥng cho nhóm của tôi ngày hôm đó, cho đến ngày 15 tháng 8. Người đàn bà Nhựt nh́n vào sổ, rồi lịch sự trả lời:

    - Thưa bà, chúng tôi rất tiếc là không c̣n pḥng trống đến ngày 15 tháng 8.

    Hồi c̣n đi học, tôi thưởng nói chơi với bạn bè rằng ông trời cho tôi giác quan thứ sáu, để biết chừng nào thầy cô kêu trả bài. Cái giác quan thứ sáu đó vẫn c̣n tốt, nên hôm này tôi cứ tới đây là nơi hai cha con tôi sẽ gặp nhau.

    Tôi cảm ơn người đàn bà Nhựt, rồi xin một tấm danh thiệp hẹn sẽ gọi lại. Tôi đi về phía cửa mấy bước, chợt quay lại hỏi pḥng vệ sinh ở chỗ nào. Tôi muốn làm quen với khung cảnh ở đây, để lần sau trở lại không bị bỡ ngỡ. Lúc đó, tôi có thể đi thẳng lên pḥng của ba tôi như một người khách đang trọ nơi đây, để không bị ai chặn hỏi, nhứt là những người giữ an ninh cho các phái đoàn.

    Khi đă biết sơ đường đi nước bước trong khách sạn, mẹ con tôi ra về. Tới đường chính, tôi chợt trông thấy một khách sạn lớn hơn ở gần đó, sang trọng hơn Prince. Tôi liền dắt Lance đi về phía khách sạn tên là Takanawa Prince Hotel. Ngay lúc đó, tôi nghĩ nếu tôi ở khách sạn này, tôi sẽ được gần ba tôi, lại rộng răi sang trọng hơn khách sạn Sanyo. Mấy hôm này,. Lance tỏ vẻ khó chịu v́ nóng bức và chật hẹp. Nếu chỉ có một ḿnh tôi, ở đâu cũng được, v́ tôi đă ở trong rừng U Minh một năm rồi, tất cả chỉ là tạm bợ mà thôi. Nhưng tôi đang nuôi thằng Mỹ con, sợ chán mà đ̣i về nhà với ba nó th́ khó cho tôi lắm. Thân phận con của một nhà cách mạng chống Pháp thua xa đứa bé con của sĩ quan Mỹ.

    Hai mẹ con tôi dọn đến ở khách sạn Takanawa Prince ngay chiều hôm đó. Pḥng ngủ ở đây thật rộng, giường ngủ lớn, mặc sức cho Lance nhảy nhót trên giường. Nhảy chán rồi nằm lăn quay ra. Nh́n nó ngủ một cách vô tư, tôi nhớ lại hồi chúng tôi c̣n ở trong bưng biền. Tôi cũng năm tuổi như nó bây giờ. Tây bỏ bom xuống Ong Vèo tơi tả. Ba tôi hăng hái đánh Tây. Con tôi cũng năm tuổi, được nằm ngủ, mặt ngây thơ không một chút lo âu. Qua cửa pḥng, tôi có thể nh́n thấy khách sạn Prince, nơi tôi sẽ được gặp ba tôi, người đă góp công “giải phóng” quê hương tôi. Bỗng dưng tôi thấy công của ba tôi là công dă tràng, v́ người miền Nam chúng tôi đang cần một cuộc cách mạng khác, để thoát khỏi nanh vuốt của cộng sản Hà Nội.

    Trong những giờ phút chờ đợi để được gặp ba tôi, t́nh phụ tử, nỗi nhớ nhung hoà với kỷ niệm mà tôi đă từng ấp ủ trong đời với ba và gia đ́nh bỗng dưng nhẹ hơn t́nh yêu tôi dành cho quê hương và cho dân tộc. Rồi tôi cảm thấy tội nghiệp ba tôi và đất nước vô cùng. Trong khoảnh khắc, tôi không thấy chuyện gặp ba tôi là cần thiết nữa.

    Ngày 30 tháng 8, báo Japan Times đăng h́nh ba tôi tươi cười, hớn hở bước xuống máy bay. Cùng đi với phái đoàn, có bà Ngô Bá Thành, cầm cờ Mặt trận giải phóng miền Nam tung bay trước gió. Tôi nh́n h́nh này một hồi lâu, rồi thấy ḿnh xa lạ với người trong h́nh. Tuy vậy, tôi vẫn vui khi thấy ba tôi c̣n tráng kiện, mái tóc vẫn chải qua một bên như hồi tôi c̣n nhỏ. Nụ cười thân thiện, đưa hàm răng hô ra trước, như ngày xưa ông cười với người chèo ghe, với các đồng chí và với những người trong làng.

    Sau khi ăn điểm tâm, tôi và Lance vừa về pḥng th́ ông sĩ quan CIA đă gơ cửa. Rob tươi cười khoe bài báo của Japan Times với tôi. Lance nhanh nhảu cầm tờ báo của tôi, rồi nói:

    - Look Rob, my ông ngoại is in the paper. We are going to see him, my Mom said.

    Như diều mất gió, mặt Rob bị xị, ông tưởng ông đem tin lành đến cho hai mẹ con tôi, nào ngờ chúng tôi đă biết trước. Ông nghiêm giọng nói với cháu Lance:

    - I don't think it's a good idea.

    - Why not?

    - Because your ông ngoại may be tired.

    - Not too tired to see his grandson. - Lance trả lời tự nhiên, vô tư.

    Buổi trưa hôm đó tôi đứng ngồi không yên, chỉ sợ ḿnh nóng nảy rầy oan con. Tôi dụ dỗ cho nó ngủ trưa để “mau lớn”, khi đó sẽ được thưởng một chai nước ngọt trong tủ lạnh.

    Cầm tấm thiệp có số dĩện thoại của Prince Hotel, tay tôi run, cổ khô, miệng đắng. Tôi nghe tim đập mạnh trong lồng ngực. Tôi chợt nghĩ tới má tôi. Bà đă vượt qua biết bao nhiêu khó khăn trong cuộc đời, dầu có nhiều thời gian hay hoàn cảnh , do dự hay rụt rè. Đời của chúng tôi trôi nhanh như thác lũ, khôn sống, dại th́ chết. Hồi ba tôi chuẩn bị đi tập kết, chỉ có một tháng để sửa soạn. Má tôi đă quyết định ở lại miền Nam. Như vậy, chúng tôi đă được sống trong tự do. H́nh ảnh của má tôi làm tôi thêm sức mạnh.

    Tôi cầm điện thoại lên, gọi Prince hotel. Với một giọng nghiêm chỉnh và nhanh, tôi nói với nhân viên trực của khách sạn:

    - Tên tôi là Trần, nhờ cô gọi pḥng của ông Minh giùm.
    Bên kia đầu dây, một người đàn bà Nhật lịch sự trả lời:

    - Xin bà đánh vần tên của ông ấy.

    - M.I.N.H, c̣n họ là D.A.N.G.

    Trong hơn hai phút chờ đợi, kể cũng hơi lâu, tôi bỗng có nghi ngờ. Có thật người đàn bà Nhựt đang t́m pḥng của ba tôi hay bà báo với sở phản gián Nhựt tới bắt ḿnh? Hay đặt máy cài nghe lén cuộc nói chuyện của ḿnh với ba? Hay là họ sẽ t́m cách ngăn cản ḿnh, không cho vô khách sạn? Vừa hồi hộp vừa nóng ḷng, tôi tự nhủ thầm:

    - Trời ơi, nếu mỗi lần muốn nói chuyện với ba mà phải chờ như vậy, chỉ vài lần là ḿnh bạc đầu luôn.

    Nhưng vừa lúc đó, nữ nhân viên khách sạn trả lời:

    - Pḥng của ông Minh là pḥng 421, xin bà ghi nhớ. Tôi sẽ gọi cho bà ngay bây giờ.

    Điện thoại tiếp tục reo, nhưng không ai trả lời.
    Tôi cũng hơi mừng là ba tôi không trả lời điện thoại lúc đó v́ trong bụng tôi chen lẫn những hồi hộp, lo âu, sợ hăi. Sợ không biết bức tường của không gian, thời gian, chính kiến nó cao bao nhiêu trong ḷng người cha cộng sản của ḿnh, tôi cũng không c̣n sức để b́nh tĩnh nữa. Tôi vừa hồi hộp vừa lo sợ, v́ không biết phải an ủi ba tôi như thế nào. Lỡ ba không muốn gặp tôi th́ sao?

    Chiều hôm đó, hai mẹ con tôi không được vui vẻ. Tôi cau có, gắt gỏng với Lance. Hai mẹ con buồn hiu. Một lát sau, tắt TV, Lance hỏi tôi:

    - Tại sao Daddy đi bay về Lance vui lắm, c̣n Mommy được gặp ba mà quạu với Lance nhiều quá vậy?

    Hồi nhỏ nói được tiếng Việt, mà tiếng “quạu” của nó có nghĩa là ghét, không ưa, không thích, bị rầy, bực ḿnh.
    Tôi xin lỗi Lance. Thằng nhỏ trả lời y như chúng tôi trả lời nó:

    - I forgive you.

    Rồi vui vẻ lại như thường. Tôi yêu cái tính vị tha của nó. Lớn lên cũng vậy, cũng vị tha, cũng gần gũi, yêu thương cha mẹ, binh người yếu đuối.
    Chiều đó, tới phiên Lance chọn ăn trong pḥng, vừa được ăn, vừa coi TV. Sau đó, tôi đọc sách dỗ cho Lance ngủ. Nh́n đồng hồ, tôi nghĩ nên chờ cho ba tôi về pḥng nghỉ mệt một lát, sau một ngày hội họp, rồi mới gọi. 9 giờ 30, con tôi ngủ, tôi rón rén đóng cửa pḥng, rồi đi ra ngoài pḥng khác, nhắc điện thoại gọi khách sạn Prince. Kỳ này tôi gọi thẳng về pḥng 421 không qua máy tổng đài.


    Còn tiếp ...

  7. #4047
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi nghe từ đầu dây bên kia có tiếng trả lời:

    - Allo!

    Giọng nói nửa Pháp nửa Anh, nhưng tôi biết ngay là ba tôi, dù đă hơn hai mươi năm chưa một lần tiếp xúc. Tôi nghe xốn xang, nghẹn ngào, chỉ muốn kêu lên thật lớn: “Ba ơi! Con đây”. Nhưng tôi cố nén xúc động để b́nh tĩnh, kính cần hỏi:

    - Thưa ông, có phải ông là Đại sứ Minh không?

    - Phải, tôi là đại sứ Minh. Ai gọi tôi đây?

    Giọng ba tôi trong, pha lẫn tiếng cười nên c̣n rất trẻ. Tôi thêm:

    - Thưa, có phải trước năm 1954, ông là tỉnh uỷ Cần Thơ không? Tên thiệt của ông là Đặng Văn Quang?

    Lần này, tôi nghe một tiếng cười nổi lên trong điện thoại tưởng tượng ra hàm răng trắng tươi của ba tôi.

    - Đúng rồi. Bây giờ cô phải nói, làm sao cô biết rơ tôi vậy?

    - Hồi đó cháu ở Biên Hoà, gần hăng cưa Tân Mai. Cháu cô Bảy Khuê.

    - Cô ấy là em ruột tôi! Vậy, cô có phải là một trong những sinh viên Việt Nam sáng nay ra phi trường đón phái đoàn của chúng tôi không?

    Đến đây, tôi chịu hết nổi v́ quá xúc động. Tôi nghẹn ngào kêu lên:

    - Ba ơi, con đây, ba. Con là Mỹ Dung, con gái của ba nè.

    Bên kia đầu dây bỗng im lặng như tờ. Tôi có cảm tưởng ba tôi quá xúc động v́ bị bất ngờ đến ngừng tim, nên tôi hốt hoảng nói:

    - Ba, ba c̣n đó không? Ba có làm sao không?

    Tôi nghe có tiếng động mạnh như tiếng máy điện thoại rơi xuống bàn, hay xuống sàn. Tôi càng hoảng sơ hơn, v́ tưởng ba tôi té xiủ. Nhưng tôi chưa biết nên phản ứng ra sao, th́ bên kia đầu dây có tiếng của ba tôi:

    - Trời ơi! Con gái của ba.

    Tôi lại giữ im lặng. Sự im lặng lần này lâu hơn, những tôi biết ba tôi không đứt tim đến té xỉu, v́ tôi nghe có tiếng khóc. Tôi nghẹn ngào chờ đợi.
    Rụt rè, tôi hỏi:

    - Ḿnh nói chuyện trong điện thoại được không, ba?

    Tôi biết cộng sản luôn luôn ŕnh rập đảng viên của họ. Đảng đă nghe trộm ông Hồ Chí Minh, th́ tha ǵ ba tôi.

    - Không, con à. Ḿnh không nên nói nhiều trong điện thoại. - Ba tôi chậm răi trả lời - Sao con biết ba ở đây vậy con?

    - Tên của ba trên báo Japan Times. H́nh của ba trên hết báo Nhựt. - Tôi đáp với một vẻ tự hào.

    - Con ơi, ba rất sung sướng được nghe tiếng con gái của ba! - Ba tôi ngập ngừng, không nói tiếp. Tôi vội hỏi:

    - Con tới gặp ba bây giờ được không? Con biết đă khuya lắm rồi!

    - Con đi với ai? - Ba tôi hỏi bằng một giọng nghiêm nghị.

    - Con đi với thẳng nhỏ của con. Mà bây giờ nó đang ngủ. Con sẽ kêu người giữ nó!

    - Chỗ lạ mà con có thể tin người ta giữ con cho con sao?
    Tôi vui vẻ trấn an ba tôi:

    - Ông ngoại đừng lo. Con sẽ gọi người giữ trẻ trong khách sạn trông chừng cháu của ông.
    Ba tôi căn dặn:

    - Cứ đi thẳng lên pḥng của ba, đừng ghé quầy tiếp khách, cẩn thận nh́n trước ngó sau, khi lên thang máy đến pḥng của ba.

    Ngoài ra, chúng tôi đồng ư là vẫn giữ lư lịch giả. Nếu t́nh cờ gặp ai trong phái đoàn, th́ tôi là một sinh viên Việt Nam ở Nhựt vừa tới thăm người đại diện của Việt Nam. Cách che giấu này cũng hợp lư, v́ chỉ có Việt kiều yêu nước hay gián điệp của Việt Cộng mới dám tới gặp ông đại sứ vào cái giờ khuya khoắt này. Tôi không phải Việt kiều Yêu Nước mà cũng không phải là gián điệp Việt Cộng, nhưng nếu tôi phải hoá trang với bộ râu để biến thành Hồ Chí Minh mà được gặp ba tôi lúc bây giờ, th́ tôi cũng phải hạ ḿnh làm thôi.

    Tôi để nhẹ điện thoại xuống, như sợ đặt mạnh quá th́ ba tôi biến mất. Thương cho người chồng, người cha cô đơn. Mà cũng thương cho người làm cách mạng, mà chính bản thân ông, cũng chưa được tự do, khi đảng của ông đă “giải phóng miền Nam”.

    Một người đàn bà Nhựt có nhiệm vụ trông chừng Lance, tới pḥng tôi trong bộ y phục mầu trắng. Bà trông gọn gàng, vui vẻ rất lịch sự, nhă nhặn. Nh́n Lance ngủ say, bà gật đầu nhẹ rồi mở cửa cho tôi đi.

    Ngồi trong taxi trên đường đến khách sạn Prince, tôi suy nghĩ liên miên. Tôi sẽ gặp lại ba tôi sau hơn hai mươi năm xa cách. Rồi cùng một lúc, tôi cũng sẽ gặp một chánh trị gia đại diện cho chánh phủ mà trong thâm tâm tôi vẫn coi là những người cướp nước tôi. Nhưng mặt khác, tôi lại ước mong ba tôi sẽ là ngọn đèn leo lét cho một niềm hy vọng; hy vọng cho một Việt Nam tự do, thái b́nh, và người dân được no ấm, hạnh phúc.

    Ra khỏi taxi, tôi nhanh nhẹn bước vào khách sạn, đi thẳng lên pḥng ba tôi như một người khách đă quen. Ba tôi vụt mở cửa khi tôi chưa kịp gơ tới tiếng thứ ba.

    - Trời ơi !

    Ba tôi thốt kêu, rồi một tay ôm tôi thật chặt, một tay khép cửa lại. Ông ôm tôi, rồi trận mưa hôn bắt đầu phủ lên tóc, lên mặt, hai cánh tay, hai bàn tay tôi, như 20 năm về trước mỗi lần đi công tác xa về. Ba tôi có thói quen hôn tôi, Hải Vân và Hoà B́nh.
    Rồi hai cha con tôi ngồi xuống cái ghế salon dài. Ba tôi bỏ kiếng ra, nắm lấy hai vai tôi, rồi nh́n tôi không chớp mắt.

    - Con ơi, con cưng của ba, lâu quá rồi, con ơi !

    Mặt ba tôi ướt đầm đ́a . Tôi lau nước mắt cho ông, mà mắt tôi khô. Tôi cảm động đến nghẹn lại, chỉ đưa tay rờ mái tóc trên vầng trán cao. Ba tôi vẫn chải đầu rẽ tóc qua bên mặt. Bây giờ tóc của ông đă ngả mầu. Hai mươi năm xa vợ, xa con! Hai mươi năm sống xa thế giới văn minh! Ngoài mái tóc bạc, không biết t́nh của ba tôi dành cho gia đ́nh có c̣n nồng ấm như xưa không?
    Ông chậm răi nói nho nhỏ:

    - Ba không có lời nào để diễn tả đủ thứ t́nh cảm, nhớ thương đối với má, chị em con và Hải Vân.

    Ba tôi nghẹn ngào khi nhắc đến Hải Vân, ông im lặng như để nghiêng ḿnh trước vong linh của thằng con chết yểu. Tôi siết tay ba tôi để chia sẻ nỗi đau thương. Ít nhứt ba tôi và tôi, chia sẻ được cùng một nỗi đau, và cũng cảm thấy nỗi trống vắng lớn lao v́ sự ra đi quá sớm của em tôi. Ba tôi thở dài, buồn bă nói:

    - Buồn quá, ba không muốn nhắc tới Hải Vân nữa.
    Ba tôi vừa nói vừa nh́n vào khoảng trống. Tôi thắc mắc:

    - Con không hiểu ư ba.

    - Ba được cấp trên cho biết Mỹ giết Hải Vân.

    Tôi giựt ḿnh, nhưng không dám nhích xa khỏi ba tôi, khi tôi thấy hận thù hiện lên trong đôi mắt của người cha, tin rằng con ḿnh bị kẻ thù hăm hại.

    - Ba muốn t́m hiểu sự thật hay ba muốn chấp nhận lời bịa đặt?

    Tôi vừa nói vừa nh́n thẳng vào mặt ba tôi, rồi tiếp:

    - Con không muốn căi với ba ngay buổi gặp đầu tiên sau hơn mươi năm xa cách. Nhưng, con phải nói thật, là cấp chỉ huy của ba quen nghề nói láo. Em con không bị ai giết hết, chỉ là một tai nạn !
    Ba tôi liền đổi đề tài:

    - Hăy nói về má con, về con và các chị em con cho ba nghe!
    Mắt ba tôi sáng ngời trở lại khi ông nhắc đến vợ con.

    - Mà khoẻ mạnh, má mong tin ba lắm. Mấy chị mấy em của con b́nh yên. Chị Kim, chị Cương đă có chồng; chị Cương có hai con gái. Hoà B́nh có một thằng con trai bằng tuổi thằng con của con, c̣n Minh Tâm th́ mới chân ướt chân ráo trên đất lạ, cũng như mọi người khác, phải đi học để hội nhập đời sống. Con biết, Hoà B́nh sẽ nhớ Việt Nam hơn mọi người trong gia đ́nh. Con cũng như nó. Con cứ chiêm bao thấy trở về Việt Nam. Con c̣n nghe thoang thoảng mùi lúa chín ngoài đồng trong giấc ngủ. Mầu vàng rực của những trái quít chín trong vườn , ông ngoại bà ngoại vẫn ám ảnh con. Con c̣n cảm thấy cái mát rượi của nước sông trên da thịt con. Con vẫn mơ ước cái không khí đầm ấm b́nh yên trong ngôi làng của ông bà ngoại. Con toàn chiêm bao thấy quê hương thôi, ba à !

    Nghe tôi say sưa nói về quê hương Việt Nam, ba tôi vui vẻ mắt sáng ngời, nắm chặt lấy tôi, nói:

    - Được như vậy quư lắm, con à.
    Thấy ba tôi vui, tôi trả lời cái chết của Hải Vân:

    - Ba à, con muốn cho ba biết chắc chắn là không có ai giết em con hết. Hải Vân là người chiến sĩ, dù em chưa kịp ra trận. Em là phi công của Quân Lực Việt Nam Cộng hoà. Em chết v́ tai nạn mà ai cũng đă biết rơ như vậy. Cả gia đ́nh đều biết như vậy. Con xin ba hăy tin sự thật của gia đ́nh, cha đừng nghe lời tuyên truyền bậy bạ của cộng sản.

    Ba tôi bỗng đập bàn, nói lớn:

    - Không, không phải là một tai nạn như con tưởng. Chúng dàn cảnh ra như vậy. Chúng nó cũng là bọn bắt ép má con phải bỏ Sài g̣n mà đi, khi ba sắp sửa trở về. Làm sao con biết được mánh khoé lừa bịp của chúng nó.

    Tôi cố giữ b́nh tĩnh:

    - Ba tin là chị của nó để yên cho quân nào “giết” em ḿnh sao ?

    Tôi đâu có nói được chính tôi là người đi cầu cạnh CIA cứu má tôi, chớ nào có ai “ép” má tôi rời Sài g̣n !


    Còn tiếp ...

  8. #4048
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ba tôi giữ im lặng một chút, rồi rót một ly nước đầy để uống. Không biết ông uống nước dằn cơn giận, hay để lấy thêm sức căi vả với đứa con gái cứng đầu cứng cổ. Uống xong, ông nh́n tôi, nở một nụ cười thân thiện, nói:

    - Hai chục năm trước, ba đă h́nh dung ra, con sẽ là con một con người như thế nào khi con lớn. Bấy giờ, ba thấy đúng như vậy!
    Tôi dịu dàng nói:

    - Con rất tiếc, nếu con đă làm cho ba thất vọng về con.
    Ba tôi liền đáp:

    - Không, ba không thất vọng về con. Ba chỉ muốn con của ba thương ba và tin tưởng ba thôi.
    Tôi ṿng tay ra sau lưng ba, rồi siết chặt thật lâu. Rồi vui vẻ nói:

    - Con rất mừng khi nghe ba nói vậy. Bấy giờ ba cho con biết về anh Khôi của con đi.

    Mắt ba tôi lại sáng ngời, mặt ba rạng rỡ khi tôi nhắc đến anh Khôi. Từ ngày anh c̣n nhỏ, ba tôi đă cưng anh nhứt nhà, đă hănh diện về anh. Ông vui vẻ nói:

    - Anh con đang sửa soạn lên đường vào Nam. Khi ba về Việt Nam sẽ ghé Hà Nội đón anh hai con cùng vào Nam. Anh nhớ con nhiều nhứt đó!
    Tôi nửa đùa nửa thật nói:

    - Không biết ai nhớ ai hơn ai, ba ạ!
    Ba tôi nh́n tôi đăm đăm, rồi hỏi:

    - Chừng nào con về thăm nhà?
    Tôi thầm tự hỏi có nên nói thật ư nghĩ của ḿnh không, rồi gượng đáp:

    - Không, ba à. Con chỉ có can đảm chịu đựng với những gia đ́nh, những mất mát trong chiến tranh, mà c̣n không có ḷng dạ nào chứng kiến người dân Việt sống nhục nhă dưới chính quyền Hà Nội.
    Tức th́ mặt ba tôi sầm lại, nhưng ông cố nén cơn giận, nói:

    - Ba muốn đón má về với ba.
    Tôi đáp ngay:

    - Đó cũng là ước nguyện của má.

    - Vậy th́ con t́m cách đưa má qua Paris gặp ba.

    Tôi biết Paris là nơi rất quen thuộc của nhiều người Việt thân Cộng, cũng là nơi hoạt động của Cộng sản Bắc Việt, nơi đó ba tôi có nhiều đồng chí, bạn bè.
    Tôi mỉm cười hứa hẹn:

    - Dạ, con sẽ cố gắng hết ḿnh.
    Ba tôi vui vẻ:

    - Cố gắng cho ba nhen con.
    Tôi trịnh trọng đáp:

    - Lời hứa của người họ Đặng là một lời danh dự, ba à.

    Mỉm cười một cách hài ḷng, rồi ba tôi nh́n đồng hồ tay. Lúc ấy tôi mới thấy chiếc đồng hồ Omega thật đẹp. Ông bảo, tôi đă đến lúc phải về với cháu ngoại của ông. Tôi chưa muốn xa ba tôi ngay, nhưng thấy ông có vẻ mệt, và biết rằng hôm sau ông phải dậy sớm để dự một buổi tập họp đông đảo tại một nơi trong thành phố. Tokyo. Tôi bỗng thấy khó chịu trong người. Ba tôi, một người rất thân của tôi, lại có mặt trong một cuộc biểu t́nh chống chiến tranh, chống bom nguyên tử. Tôi bât giác mỉm cười bâng quơ. Ba thấy tôi cười th́ hỏi sao tôi lại cười? Tôi liền đáp:

    - Cha con ḿnh bấy giờ khác nhau quá.

    Khi tôi trở về khách sạn, người đàn bà Nhựt giữ trẻ vừa ra khỏi pḥng th́ ba tôi gọi, ông không chỉ muốn biết xem tôi về nhà an toàn không, mà c̣n nói:

    - Con à, lần tới, cha con ḿnh đừng nói chuyện chánh trị nữa nhen con. Hăy nói về gia đ́nh thôi. Con cho ba biết về má, về chị em của con, về mấy người con rể của ba. Thời gian của cha con ḿnh ngắn ngủi quá con à.
    Nhưng tôi không chịu, liền đáp:

    - Suốt đời chúng con thiếu ba chỉ v́ chánh trị. Ba xa chúng con hai mươi năm. Ba biết không? Gia đ́nh ly tán v́ chánh trị. Chánh trị làm vợ xa chồng, con xa mẹ. Đời sống của ḿnh đă bị chánh trị cầm đầu, ḿnh phải nói tới chánh trị, ba à.
    Ba tôi vừa cười vừa nói:

    - Ba nhớ con gái cưng của ba dễ thương, thông minh, cứng đầu, nhưng ba không ngờ con ba lại dữ thế này … Nhưng ba biết con thương ba là đủ rồi.
    Tôi đổi sang hướng khác.

    - Ba, con không có giận ba, mà con giận đảng Cộng sản, giận cái tập đoàn của những người đă phản bội cách mạng thôi.
    Nói xong, tôi chờ đợi cơn giận dữ của ba tôi. Nhưng ông b́nh tĩnh trả lời:

    - Ba mong rằng sẽ có dịp cho con thấy cái mặt tốt đẹp của cách mạng. Rồi con sẽ vui v́ thấy ba đi đúng đường.

    - Con lúc nào cũng hănh diện v́ ba đă can đảm chiến đấu chống ngoại bang, đă từng vô tù ra khám, từng bị đầy Côn đảo. Nhưng con không thể chấp nhận sự có mặt của tập đoàn cộng sản Hà Nội ở miền Nam.
    Tôi nói một hồi dài như sợ bị ba tôi ngắt lời. Tôi nghe tiếng cười của ba tôi, rồi ông nói:

    - Th́ con cứ tiếp tục hănh diện về ba đi. Tin rằng luôn luôn ba đem hết sức ra để phục vụ miền Nam. Con có biết không? Không chỉ chúng ta thắng cuộc chiến này, mà ngay cả người Mỹ thắng nữa …
    Tôi vội ngắt lời:

    - Có thể đó là mấy thằng trốn lính, mấy thẳng phản chiến, chớ đâu phải toàn dân tộc Mỹ. Con đau đớn lắm khi miền Nam của con đă mất.
    Tôi nghe có tiếng cười của ba tôi, rồi ông nói:

    - Nghe con nói mà thấy vui vui, v́ lạ tai.
    Tôi cũng cười theo và chọc ba tôi:

    - Con tin là không có ai dám trả trêu với ông đại sứ của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam như con đâu. Nhưng con là con của ba, nên mới dám lợi dụng ba như vậy.

    - Con th́ tha hồ lợi dụng ba bất cứ lúc nào cũng được.

    - Thiệt vậy hả ba?

    - Ba nói thật.

    - Con có một chuyện muốn ba giúp. Ba phải hứa là phải cố gắng hết sức nhen.
    Ba tôi im lặng chờ đợi. Tôi nói tiếp:

    - Hồi năy ba nói quê hương ḿnh hết giặc rồi. Hết giặc có nghĩa là hoà b́nh, xoá bỏ hận thù, lá tha thứ, là thương yêu nhau “trong tinh thần của cách mạng” phải hông?

    Tôi nghe ba tôi thở dài; chắc ông biết ông cho tôi một thước, tôi lại đ̣i một cây số.

    - Con muốn nhắc tới những người tù binh Mỹ còn bị Hà Nội cầm tù. - Tôi nghẹn ngào nói.

    Thật ra vấn đề này tôi đâu có định nói với ba tôi, nhưng khi ông nói ông cho tôi lợi dụng ông, th́ tôi chụp ngay cơ hội.
    Ba tôi ngập ngừng đáp:

    - Con à, đó là một vấn đề ba không có thẩm quyền nói tới.
    Giọng ông trở nên nghiêm nghị, chậm răi như giọng nói của một nhà ngoại giao tuyên bố trước công chúng. Tôi cũng lấy giọng nghiêm trang đáp lại:

    - Con biết, nhưng con không có nói với một người có quyền hành, mà con nói với một người mà ai ai cũng mến thương, quư trọng, v́ t́nh yêu của người đó cho dân tộc và gia đ́nh. Con nói, với một người có trái tim, có kinh nghiệm, đă từng bị người ta nhốt vô tù v́ lư tưởng. Con muốn những người tù binh Mỹ này được trả tự do để họ được về với gia đ́nh họ, ba à. Bây giờ con lớn rồi, nhưng con vẫn c̣n tin ở sự mầu nhiệm, mà sự mầu nhiệm nhiệm đó chỉ có từ con tim của những người đàn ông như ba!
    Tôi nghe ba tôi khẽ thở dài, rồi ông nói bằng một giọng lạnh lùng:

    - Con à, tại sao con lại dằn vặt con như vậy? Chuyện không liên quan ǵ đến cha con ḿnh. Không liên quan ǵ tới 20 năm chia cách của gia đ́nh mình.

    - Ba à, làm con của ba, con hiểu thấu được thể nào là lớn lên không có cha, con còn được biết cái sung sướng vô tận khi gặp lại ba. Con biết ba sung sướng biết chừng nào khi ba nói chuyện với con. Con muốn ba giúp cho những người đàn ông. đàn bà và con trẻ được hưởng cái sung sướng mà ḿnh đă được.

    - Ba không thể nói đến chuyện này nữa.

    - Ba có thể !

    - Con không hiểu sao?

    - Con hiểu, nhưng con không chấp nhận là ba của con lại từ chối một dịp đem hạnh phúc đến cho người khác. Ba mới là người biết tươi cười khi thấy người đàn ông đoàn tụ với gia đ́nh ḿnh sau một thời gian xa cách. Ba mới là người lấy tay chùi nước mắt khi thấy một người tù liệng cái nạng để ôm lấy con của ḿnh. Dù là h́nh ảnh của ba con. Nếu ba không có dậy con đừng ích kỷ, con không có dùng th́ giờ quư báu này của cha con ḿnh mà nói chuyện hạnh phúc của người ta. Con nghĩ, ba hiểu con mà.
    Tôi nói một hơi không cho ba tôi nói. Nhưng ba tôi ngắt lời:

    - Con à, nghe ba nói đây. Ba thương con v́ con không ích kỷ, nhưng con phải hiểu, trên ba còn có đảng. Nó không có giản dị như con tưởng.

    - Con đâu có kêu ba mở chuồng thả những tù binh Mỹ. Con chỉ xin ba tạo ảnh hưởng những người có quyền lực trong vấn đề này. Ba làm cho Liên Xô mê Mặt trận giải phóng miền Nam được, th́ v́ những gia đ́nh của tù binh, ba làm cho bác Lê Duẩn mê ba đi.

    - Ba nghĩ ḿnh không nên nói chuyện này trong điện thoại. - Ba tôi nói.

    - Ba làm ơn nghĩ đến những ǵ con nói nhen.

    - Ba sẽ nghĩ đến tất cả những ǵ con nói với ba.

    - Con muốn ba nghĩ đến vợ con của những người Mỹ mất tích mỗi khi ba nghĩ đến má và tụi con. Sự suy nghĩ của ba quan trọng lắm, nó có thể thay đổi đời cho những người bị tù đầy.

    - Ba thương con lắm con có biết không. - Ba tôi nói.

    - Con thương ba nhiều lắm.
    Tới đây, ba tôi đổi đề tài, ông hỏi tôi:

    - Người ta nói cho ba biết chồng con là người Nam Tư. Có phải không?

    - Dạ, anh là người Mỹ gốc Nam Tư. T́nh yêu nói nhiều thứ tiếng lắm, ba à.
    Chúng tôi cùng cười vang trong điện thoại. Rồi ba tôi ngập ngừng:

    - Ba mừng. Ba chỉ sợ …

    - Ba sợ con có chồng người Mỹ v́ phương tiện chớ ǵ? Má con nói gịng họ Đặng của ḿnh mùi mẫn lắm.

    Chúng tôi cười, tiếng cười đem lại cho tôi những kỷ niệm vui tươi của gia đ́nh lúc tôi c̣n nhỏ. Chúng tôi chúc nhau ngủ ngon năm sáu lần rồi mới chịu ngừng.


    Còn tiếp ...

  9. #4049
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi nghe hơi ấm của ánh nắng xuyên qua cửa kiếng chỗ tôi đang ngồi viết nhật kư. Ngước nh́n lên, tôi thấy mặt trời đi cao ngoài cửa sổ, 6 giờ! Thế là tôi đă thức suốt đêm.
    Lance c̣n ngủ say, cái chân tuột khỏi chăn, một tay ôm con khỉ, tay kia để dưới đầu. Cách ngủ của nó giống ba nó như đúc. Tôi thầm nghĩ: “Giống ǵ mà giống dữ vậy!

    Tôi bỗng nghe ê ẩm cả người v́ đă ngồi suốt đêm. Tôi uể oải đứng lên và cảm thấy buồn ngủ quá. Nhưng tôi biết, nếu tôi ngả lưng nằm xuống giường, thể nào tôi cũng ngủ tới trưa. Tôi không có th́ giờ để ngủ, v́ đă tới giờ cho Lance ăn sáng, để con đi thăm ông ngoại. Khi hai mẹ con ngồi trong taxi đi tới khách sạn Prince tôi bắt đầu nói về ba tôi cho đứa bé 5 tuổi nghe. Ông ngoại nó là một nhân viên của Bộ ngoại giao ở Sài g̣n, và bây giờ đang ở Nhật để tham dự một buổi họp quốc tế.
    Nó có vẻ suy nghĩ, rồi cau mày nói:

    - Nếu ông ngoại ở Sài g̣n bây giờ, th́ ông phải là cộng sản!
    Tôi giựt ḿnh về nhận xét của một đứa bé mới 5 tuổi, tôi phải t́m lời trấn an nó:

    - Lance nói đúng. Nhưng đừng quên ông là ông ngoại Lance, và ông muốn gặp con lắm.
    Nó đáp ngay:

    - Lance hổng sợ.
    Tôi dặn ḍ nó:

    - Trong pḥng ông ngoại có thể có người ra vào, v́ họ làm việc với ông. Vậy con đừng nói ǵ đến Daddy của con nhen, nhớ là đừng cho ai biết Daddy là phi công. Đây là bí mật của ḿnh, đừng nói cho ai nghe nhen.
    Lance liền hỏi:

    - Daddy của Lance có bỏ bom Hà Nội không?

    - Mommy không biết.
    Lance nhỏ giọng:

    - Mà nói cho Lance biết đi. Lance hứa không nói cho ai biết đâu.

    - Chừng nào ḿnh về nhà, con hỏi Daddy nhen.

    Vừa nói tôi vừa hôn lên tóc thằng nhỏ và cười thầm, v́ nó cũng làm ra vẻ người lớn.
    Có lẽ ba tôi đă đợi ở cửa lâu, nên tôi vừa gơ, cửa đă mở ra. Sáng nay trông ba tôi có vẻ vui hơn hôm qua. Tóc ông chải gọn gàng, áo sơ mi trắng ủi thẳng nếp, và cái cà vạt mầu xanh, xọc xám , mục kỉnh trắng. Ba tôi xớt Lance lên tay; tôi đi sau khép cửa lại. Nh́n ba tôi hôn lên tóc Lance, tôi nhớ lại hồi tôi c̣n nhỏ, ba tôi cũng hay hôn lên tóc tôi, rồi nói: “Tóc con thơm như bông bưởi trong vườn bà ngoại.

    Ba tôi nói chuyện với Lance bằng tiếng Việt. Rất may là lúc đó Lance nói và hiểu được tiếng Việt rất nhiều. Nó c̣n đặt điều kiện một cách văn vẻ. Lance đề nghị:

    - Ông ngoại về ở với Lance và má Lance được không?
    Ba tôi ôm cứng Lance vào ḷng nhưng không trả lời. Lance nói thêm:

    - Daddy của Lance sẽ thương ông ngoại nữa. Daddy nói vậy rồi mà!
    Ba tôi vui lắm, càng ôm cứng Lance vào ḷng, rồi thủ thỉ bên tai nó:

    - Thank you … Thank you, my grandson.
    Lance tiếp tục dụ dỗ ông ngoại:

    - Bà ngoại nhớ ông lắm. Bà viết thơ cho ông mà khóc.

    Nói xong, Lance tuột xuống khỏi vế của ông ngoại, chạy đến mặt tôi, xoè hai tay ra để đ̣i lá thơ của bà ngoại viết cho ông ngoại. Tôi vui vẻ đưa cho nó. Nhưng ba tôi không đọc ngay, bỏ vào túi áo, rồi lại ôm cháu mà hôn lên trán nó.

    Nh́n hai ông cháu âu yếm nhau mà tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn Chúng tôi vô cùng yêu thương nhau, nhưng v́ khác lư tưởng, chúng tôi đă xa cách ngàn trùng, mỗi người đi một con đường riêng. Tôi đă chịu nhiều đau đớn âm thầm từ ngày miền Nam sụp đổ, trước mắt tôi lúc này là người cha vô cùng thương yêu của tôi. Nhưng đồng thời, ông cũng là một đại diện của những người đang nắm quyền ở đất nước tôi, tức là những kẻ đă xâm chiếm miền Nam, tức kẻ thù của dân Nam.

    Trong khi tôi đau buồn suy nghĩ như vậy, ba tôi vẫn thản nhiên vui với cháu ngoại.
    Tôi đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng có tiếng gơ cửa. Ba tôi hơi giật ḿnh, chau mày nh́n ra cửa, nụ cười tươi trên môi biến mất. Ông bước ra mở cửa. Một người đàn ông Việt Nam khoảng 30 tuổi cung kính chào ba tôi. Ông gọi anh ta là “đồng chí”, mời anh ta vào pḥng, rồi nói:

    - Tôi muốn đồng chí gặp một người đồng hương, cùng làng với tôi ở Cần Thơ.

    Tôi hiểu ư ba tôi ngay, nên từ đó tôi gọi ông là “Bác Năm”. Người “đồng chí” đó là người thông ngôn của ba tôi. Anh ta có thể thông thạo ba thứ tiếng: Nhật. Anh và Pháp.
    Khi anh ta thấy Lance có mặt ở trong pḥng mà chúng tôi chưa kịp giới thiệu, tỏ vẻ bối rối, bắt tay cháu rồi nói:

    - Bonjour!
    Lance nói ngay:

    - I don't speak French, only speak English Vietnamese!

    Lần đầu tiên tôi thấy con tôi rụt rè mà nóng ruột. Sau khi trở lại mấy câu hỏi xă giao của anh thông ngôn về tuổi tác, học hành, Lance nh́n người thông ngôn và hỏi lại:

    - Cậu là cộng sản, phải không?
    Ba tôi và tôi đều giựt ḿnh, nhưng anh thông ngôn mỉm cười thản nhiên trả lời:

    - Phải!
    Thằng nhỏ bỗng có vẻ sợ, nhích ra xa anh thông ngôn ít chút v́ đang cùng ngồi trên ghế dài. Nó nh́n thẳng mặt anh và hỏi:

    - Cậu sẽ giết Lance và má Lance, phải không?
    Anh ta nh́n tôi, nhưng tôi nh́n xuống đất. Anh quay lại Lance:

    - Sao em lại hỏi vậy?

    - Má của Lance giúp mấy người chạy trốn. Người ta nói người ta sợ cộng sản, người ta chạy trốn. Lance không muốn cậu giết Lance nhen.

    Ba tôi ra dấu cho tôi bảo cháu ngừng nói. Tôi phải “hối lộ” thằng nhỏ cái bánh croissant và ly nước cam. Nó chạy sang bàn to, nhưng mắt vẫn không rời khỏi anh thông ngôn. Anh nói nhỏ với ba tôi mấy câu rồi đứng dậy, đi về hướng cửa, Lance lại c̣n nói thêm:

    - Lance muốn cậu tử tế với người Sài g̣n, nghen cậu. Lance có ở Sài g̣n rồi, người ta thương Lance lắm!
    Anh thông dịch viên hơi lúng túng, rồi bước lại gần nó, nói:

    - Cậu sẽ tử tế với người Sài g̣n, cháu đừng lo!

    - Daddy của Lance là ông Mỹ, thấy người chết ở Sài g̣n th́ buồn lắm. Daddy nói cộng sản giết người ta.

    Người đồng chí của ba tôi nh́n tôi mà không nói được một lời, mở cửa bước ra. Ba tôi lắc đầu tỏ vẻ bực ḿnh v́ lời nói thẳng của tháng cháu ngoại 5 tuổi, rồi bảo tôi:

    - Ngày mai con nên đến một ḿnh. V́ sẽ có nhiều người tới đây gặp ba với nhiều việc phải làm!

    - Con xin lỗi ba.
    Ba tôi chép miệng:

    - Khi người lớn đầu độc con nít th́ con nít đâu có đáng trách.
    Tôi lắc đầu, căi:

    - Ba à, con đâu có đầu độc nó. Con nói cho nó biết cái ǵ con tin là sự thật, chừng nào nó lớn khôn, tự nó nó chọn. Ba dậy con trọng tinh thần cách mạng, con làm cách mạng tư tưởng, khi con dám nhận biết cái nào hiền, cái nào ác, và con không chọn cái ác.

    Ba tôi im lặng, rồi kéo ghế kêu tôi ngồi vào bàn ăn điểm tâm sáng. Ba tôi vẫn giữ thói quen uống trà buổi sáng.


    Còn tiếp ...

  10. #4050
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi nhớ lại hồi ở trong vùng giải phóng, sáng nào ba má tôi cũng uống nước trà trong bếp, trước bếp lửa. Ba tôi hănh diện là có người vợ hiền, để sẵn sàng chia sẻ các khó khăn cùng chồng. Mặt ba tôi tươi hẳn lên khi tôi nhắc lại chuyện đó. Thấy ông vui, tôi nhẹ nắm tay ông, rồi hỏi:

    - Ba có tin là con nói với ba với tất cả ḷng chân thành từ tim con không?
    Ba tôi gật đầu, đáp:

    - Ba biết con chân thành, nhưng con không hiểu được cái phức tạp của nhiều vấn đề chánh trị.
    Tôi ngập ngừng một chút rồi đề nghị:

    - Hà Nội đă thành công trong việc xâm chiếm miền Nam, bây giờ đến luợt tụi con … giành lại ba, ba nghĩ sao?

    Tức th́ ba tôi bật người lên, vội đưa tay bụm miệng tôi, như sợ có ai nghe được câu nói của tôi, ông c̣n kéo tôi đến gần radio, vặn to lên, ghé tai tôi mà nói:

    - Ba không muốn nghe con nói như vậy. Lần này ba bỏ qua cho con, v́ con chưa hiểu ba chút nào. Nhưng lần sau, con không nên nói đến chuyện này.

    Tôi kinh ngạc v́ cơn giận của ông. Tôi cho rằng, đối với chuyện đất nước, ba tôi đă làm tṛn bổn phận của một người yêu nước. Bây giờ, mọi chuyện đă xong, đất nước đă hoà b́nh, người ta có quyền nghĩ đến sự đoàn tụ gia đ́nh. Vậy th́ ba tôi trở về với vợ con là chuyện nên làm, có ǵ sai trái đâu. Tại sao ba tôi lại hoảng sợ, giận dữ, cấm đoán tôi nói tới việc đoàn tụ gia đ́nh?

    Tôi thở dài, nói:

    - Con bắt đầu thấy hai chiếc xe lửa chạy trên hai đường rầy khác nhau rồi, ba ơi. Sau cuộc chiến kéo dài mấy chục năm ai cũng mơ ước được trở về với gia đ́nh, chỉ có ba là chối bỏ con đường đó thôi.
    Ông nói với một giọng cương quyết:

    - Ba sẽ không t́m cách thay đổi tư tưởng của con, th́ ba xin con đừng chà đạp lên lư tưởng của ba.

    Tôi bật khóc, v́ tôi không ngờ cái hố ngăn cách giữa ba tôi và tôi lại rộng và sâu như vậy. Tôi nghẹn ngào nói:

    - Nhờ ba, con hiểu được nỗi đau của một dân tộc nhược tiểu bị ngoại bang áp bức, từ đó ḷng yêu nước phát sinh. Ba đă cho con nhiều thứ lắm. Nhờ ba mà lúc nào con thấy một tia ánh sáng cho quê hương, con sung sướng vô cùng. Suốt đời, ba đă hy sinh cho lư tưởng của ba, bây giờ đă đến lúc ba phải được hưởng hạnh phúc gia đ́nh, để tụi con biết thêm về ba của con. Ba thấy hông, ḿnh không hiểu nhau ǵ hết!
    Ba tôi vui vẻ trở lại:

    - Ba rất cảm động khi biết con quan tâm nhiều đến ba. Đó là cái danh dự của người cha. Nhưng con cái cưng của ba hăy nghe đây, nghe để con không lập lại lời yêu cầu đó nữa. Việt Nam cần tất cả những bàn tay xây dựng, để hàn gắn những vết thương do chiến tranh gây nên, phải phục hồi kinh tế để bằng người ta. Con nói con thương Việt Nam, th́ con phải chia sẻ giấc mơ của ba, giấc mơ xây dựng một Việt Nam hùng cường, độc lập.
    Tôi vẫn chưa chịu thua, nên lại nói:

    - Làm sao mà dân có thể giầu, nước có thể mạnh, khi con người không có tư hữu, không có cả tự do, v́ đảng của ba đă tước đoạt hết mọi quyền của con người.

    - Ba chỉ hứa được với con, là ba sẽ phục vụ với hết sức của ḿnh để Việt Nam được hùng cường mà thôi.

    Rồi ba tôi đưa tay ra bắt tay tôi, không nói, nhưng cả hai đều hiểu rằng đây là một khế ước. Ba tôi sẽ làm phận sự của ba, c̣n tôi không được năn nỉ ba tôi rời bỏ đảng. Đến đây, ba tôi bỗng thay đổi đề tài:

    - Bao giờ con có thể thu xếp cho má sang Paris gặp ba?
    Tôi hứa:

    - Con sẽ lo việc này liền khi con về Hawaii.

    - Má có giận ba nhiều lắm không con?

    Tôi ngạc nhiên v́ giọng nói e ngại, rụt rè của ba tôi. Giọng nói này khiến tôi nhớ đến những đứa trẻ chót lầm lỗi, muốn biết ḿnh lỗi nhiều ít ra sao, chớ không muốn sửa chữa lỗi lầm.

    - Hồi tụi con c̣n nhỏ, đời sống của gia đ́nh ḿnh thật khó khăn. Má nhọc nhằn lắm, nên nhiều khi má than thở “phải chi có ba tụi con ở nhà tiếp má”!
    Ba tôi nghẹn ngào nói:

    - Con có biết không? Từ ngày lấy má, ba không làm ra một xu con nào hết. Má con gánh vác hết mọi việc trong gia đ́nh với sự giúp đỡ của ông ngoại bà ngoại. Ba mang ơn má nhiều lắm, Ba đă nhiều lần hối hận, v́ hồi đó ba không đưa má và các con ra Hà Nội với ba.
    Tôi giựt ḿnh, hỏi:

    - Con tưởng đó là quyết định của má?

    - Đúng, đó là quyết định của má. Nhưng ba có lỗi không chịu thuyết phục má.
    Tôi cười lư lắc, hỏi:

    - Ba có nghĩ là nếu cả gia đ́nh ta ra Bắc hồi đó, tụi con giờ là đảng viên cộng sản hết không?
    Ba tôi lắc đầu, đáp ngay bằng một giọng nghiêm nghị:

    - Không phải dễ gia nhập đảng đâu con. Anh Khôi con không được vô đảng cũng v́ hạnh kiểm. Anh không phải là đảng viên. Lúc học trung học ở Bắc Kinh, anh tổ chức tuyệt thực phản đối nhà trường ngược đăi con em của cán bộ Mặt trận giải phóng miền Nam. Lúc ở Hà Nội th́ vừa làm vừa chơi, sang Liên Xô lo học đàn hơn học quân sự. Đă vậy, anh lại xin giải ngũ sau trận Hạ Lào.
    Tôi lo lắng hỏi:

    - Ba có thất vọng về anh Khôi không, ba?

    - Không, anh của con chỉ không cố gắng để được vô đảng thôi, nhưng ba mừng cho học vấn của ảnh; đối với ảnh, học hành là quan trọng nhứt.

    - Má lo cho anh Khôi lắm, ba à. Má cứ thắc mắc không biết ảnh ra sao? Đă trở thành con người như thế nào, sau những năm sống với cộng sản? Liệu ảnh c̣n là đứa con trai chân thật không, liệu ảnh có c̣n là thằng con trai má thương, má quư, sau thời gian ảnh sống ở Liên Xô?
    Ba tôi vui vẻ trấn an:

    - Má sẽ có dịp gặp lại anh con, và lúc đó sẽ biết rơ.

    Chúng tôi nói chuyện đến đây th́ phải chia tay, v́ đă đến giờ ba tôi phải đến địa điểm tập hợp đi biểu t́nh. Ông hứa sẽ gọi ngay sau khi trở về khách sạn. Chúng tôi dự tính đi mua sắm lặt vặt. Ba tôi muốn mua một cây đàn guitar làm quà cho anh Khôi.

    Khi ôm ông ngoại để từ biệt. Lance mời ông tới chơi ở khách sạn của nó. Nhưng tôi biết, với tư cách một nhà ngoại giao, đâu dễ ra khỏi khách sạn đang ở mà không có tuỳ tùng, kể cả ông thông ngôn.

    Trên đường trở về khách sạn, tôi ngạc nhiên khi nghe Lance nghĩ sâu xa về hoàn cảnh của tôi và ba tôi, và lo cho thân phận nó. Lance vừa khóc vừa nói bằng tiếng Anh:

    - Con không để Daddy của con ở xa con đâu. Con sẽ khóc điên đầu luôn, nếu Daddy bỏ đi xa.

    - Nếu Daddy đi xa v́ một chính nghĩa, th́ con cũng phải để Daddy đi. Con phải can đảm.

    - Hồi đó, ông ngoại đi xa. Mommy có khóc không?

    - Nếu Daddy phải đi xa, con cũng khóc, nhưng không khóc lâu, v́ Daddy nói con trai không được khóc dài.

    Nghe nó nói vậy, tôi nghĩ đến hoàn cảnh của tôi. Ba tôi bỏ đi được hai chục năm rồi, má tôi vẫn c̣n khóc, và đang khóc.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •