Page 407 of 471 FirstFirst ... 307357397403404405406407408409410411417457 ... LastLast
Results 4,061 to 4,070 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4061
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Nam tằng hắng, vẻ mặt trở nên nghiêm trọng. Tôi b́nh tĩnh sửa soạn tinh thần. Chú hỏi:

    - Chồng cháu làm nghế ǵ?

    Tôi giật ḿnh và khó chịu, v́ ở Mỹ không ai hỏi nhau làm việc ǵ. Nhưng tôi hiểu ngay rằng, dù làm trong ngạ̀nh ngoại giao, Nam cũng vẫn chỉ là một kẻ xuất thân từ rừng U Minh, kinh nghiệm là suốt đời lẩn lút trong bóng tối.

    - Anh ấy có bằng về thiên văn học và hải dương học, hiện đang làm cho đài khí tượng ở Hawaii.

    Phan Thanh Nam xoa hai tay vào nhau như thể cho ấm trong căn nhà bếp lạnh lẽo này. Nhưng nh́n mặt chú, tôi đoán biết ư muốn của chú. John Krall là một con mồi hấp dẫn của chú.

    - Nếu chú cháu ḿnh khéo léo hỏi chồng cháu giúp ḿnh, th́ anh ấy sẽ có lợi ích cho Việt Nam vô cùng.
    Tôi giả bộ khờ khạo hỏi:

    - Chú có thể nói rơ hơn chú muốn ǵ không?

    - Chưa, chưa tới lúc. Chú cần nghiên cứu thêm. Những phải nói là vào địa vị ấy, chồng cháu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, và chú sẽ tạo cho cháu một chỗ đứng tốt trong xă hội.

    Chỉ mới nghe Nam nói, tôi đă thấy ḿnh có tội với dân tộc và những người di tản. Tôi có thể kể chuyện này cho CIA, nhưng làm sao tôi dám mở miệng nói với John. Tôi biết anh sẽ giận lắm. Nam nh́n tôi đăm đăm, rồi hạ thấp giọng hỏi:

    - Cháu có yêu nước không, Mỹ Dung?
    Tôi thầm nghĩ là ông này dám chọc cọp Thị Nghè th́ cũng gan dạ thiệt. Tôi liền đáp một cách dơng dạc:

    - Cháu dám nói chắc với chú là cháu yêu nước hơn chú!
    Mắt chú mở to ra, và đôi môi ch́ mím lại. Tôi tiếp tục nói:

    - Cháu sanh trưởng ở miền Nam, con của một nhà cách mạng, cả gia đ́nh cháu bên nội bên ngoại đều chống Pháp. Cháu lớn lên với đất nước, đă biết yêu, biết thương dân tộc, đă chia sẻ mọi đau khổ theo vận nước thăng trầm. Xác của em cháu, bạn cháu, trong ḷng đất nước, bạn học cùng trường của cháu mất tích trong rừng, dưới sông, dưới biển … Trong khi đó, ở bên Tây, chú rheo dơi chiến tranh trên truyền h́nh, qua báo chí … Làm sao chú có thể yêu nước bằng cháu?
    Nói xong, tôi nh́n chú không chớp mắt. Chú binh tĩnh, đáp:

    - Hồi c̣n ở bên nhà, chú ở trong bộ đội. Như ba cháu, cũng hy sinh đời chú cho cách mạng. Chú không có thời giờ riêng cho chú, nên cũng không dám nghĩ đến chuyện vợ con.

    Chớ không phải bắt chước “bác Hồ” ở vậy không nuôi con. Tôi nghĩ thầm, rồi mỉm cười.

    - Không lập gia đ́nh, chú cũng không mất mát ǵ lắm đâu. Vợ là nợ. Có vợ có con rồi đùm nhau để tản cư chạy giặc cực lắm!

    - Sao cháu biết?

    - Chú quên là trước khi đi Mỹ, cháu ở đâu sao? Cháu chạy giặc từ hồi cháu mới chập chững biết đi mà, chú.
    Phan Thanh Nam đổi đề tài:

    - Cháu nên thuyết phục má cháu trở về Việt Nam. Đó là thượng sách.
    Tôi đáp ngay:

    - Gia đ́nh cháu có truyền thống tự do. Bất cứ ai quyền lựa chọn theo ư ḿnh. Má cháu muốn về Việt Nam hay ở lại Mỹ là quyền của má cháu. Chị em cháu không được xía vô, không xúi má về, cũng không giữ má lại. Chị em cháu đă bắt tay nhau đồng ư như vậy rồi.
    Nam ngập ngừng:

    - Đôi khi người già không đủ sáng suốt để tính toán quan trọng, ḿnh phải giúp ư kiến…

    Khi nghe Nam đánh giá thấp má tôi, coi bà như một bà già không đủ minh mẫn, tôi giận lắm, những phải cố nén xuống để khỏi đập tay lên bàn. Tôi lấy giọng ôn tồn nói:

    - Chú Nam, có thể chú chỉ biết ba cháu thôi, v́ hai người là đồng chí. Bây giờ cháu xin nói về má cháu cho chú nghe, để chú biết má cháu. Bà đă tự do kết hôn với ba cháu. Khi biết ông theo cộng sản, bà vẫn lo tṛn bổn phận một người vợ đảm đang, một mẹ hiền trong gia đ́nh, dù ba cháu vắng mặt. Cháu dám quả quyết với chú là má cháu vượt xa hẳn những người đàn bà từng là “cách mạng”. Má cháu thông minh, nh́n xa, hiểu rộng, chắc chắn không phải là một “bà già trầu” như chú tưởng. Bà chưa già, mới có 60 hà. Nếu có đầu thai lại 25 lần nữa, ba cháu cũng không thể t́m được một người đàn bà nào như má cháu để làm bạn đời đâu. Má cháu cũng không thương ai bằng thương ba cháu. V́ vậy, cháu đâu cần thuyết phục má về Việt Nam với ba cháu.

    - Tại sao lúc đó má cháu bỏ nước ra đi vậy?
    Vừa hỏi, Nam vừa móc túi lấy một cuốn sổ nhỏ để ghi.

    - Cháu sợ Sài g̣n tắm máu như Việt Cộng doạ, nên phải t́m cách đưa bà ra khỏi chỗ nguy hiểm.

    - Tự cháu về Sài g̣n rước má?
    Nam nh́n tôi bằng đôi mắt nghiêm nghị hỏi. Tôi lắc đầu:

    - Ước ǵ cháu làm được việc đó. Chồng cháu phải về để cứu má và hai em cháu.
    Nghe nói có cả hai đứa em, Nam nhóm người lên, nói như ra lệnh:

    - Hai em cháu cũng phải trở và Việt Nam!
    Tôi nhún vai:

    - Tuỳ tụi nó, chú à. Gia đ́nh cháu là gia đ́nh tự do, dân chủ, không ai có quyền ép buộc người khác làm điều trái ư của họ. Chị em cháu sẽ ăn thịt cháu, nếu cháu định chơi tṛ độc tài.
    Nam giữ im lặng một lát, rồi nghiêm giọng :

    - Mỹ Dung, cháu đừng quên là hai em của cháu có bổn phận phải về Việt Nam v́ danh dự của ba cháu. Chúng nó sẽ làm tổn thương danh dự của ba cháu khi con cái của ba cháu đều sống trên đất nước của kẻ thù dân tộc.

    Tôi đưa hai tay lên ra dấu Phan Thanh Nam bỏ qua đề tài này, rồi gạt đi bằng một giọng quả quyết:

    - Ḿnh không nên để mất th́ giờ cho việc này. Cháu không có ư kiến hay ảnh hưởng nào tới sự quyết định của em cháu.
    Nhưng Nam vẫn nói:

    - Khi má cháu về rồi, cháu nên thuyết phục hai em cháu phải về theo.

    - Tại sao?

    - Ba của cháu là một vị đại sứ nổi tiếng ở Moscow. Các chị Liên Xô của ba cháu đă kư hộ chiếu cho má cháu ghé thăm Liên Xô trên đường trở về Việt Nam. Họ c̣n có nhă ư mời ba cháu đi máy bay Aeroflot từ Paris qua Moscow, rồi về Hà Nội không mất tiền. Cháu có thấy đó là một vinh sự lớn cho gia đ́nh cháu không?
    Tôi bướng bỉnh nói:

    - Cháu hiểu. Được Liên Xô ưu đăi là một vinh dự đối với chú và ba cháu. Nó hoàn toàn vô giá trị đối với cháu.

    - Khi má cháu trở về Việt Nam là một thắng lợi cho chúng ta, và cho Việt Nam nữa.
    Tôi đáp ngay với giọng mỉa mai:

    - Mà cháu ở đậu, có ăn nhậu ǵ đến ai. Má chỉ là một trong mấy trăm ngàn người tỵ nạn đến Mỹ mà thôi. Nếu Nguyễn Cao Kỳ xin tỵ nạn chánh trị ở Hà Nội mới là chuyện đáng nói. Báo chí cả thế giới sẽ đăng tin này trên trang nhứt. C̣n má cháu? Hay em cháu?
    Nam lắc đầu:

    - Mỹ Dung, cháu sai lầm rồi. Má cháu không phải là người tầm thường, mà là vợ của một vị đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam. Má cháu là nạn nhân của một cuộc bắt cóc do CIA chủ mưu. Họ bắt má cháu đi để làm mất mặt Chánh phủ cách mạng. Việc má cháu trở về có thể ví như một cái tát vào giữa mặt tổng thống Ford và chánh phủ Mỹ.

    Tôi giận đến run người khi nghe Phan Thanh Nam nói má tôi là nạn nhân của một vụ bắt cóc do CIA tổ chức. Như vậy, từ năy tới giờ, ông không tin chồng tôi đă về Việt Nam rước má qua Mỹ. Để lấy lại b́nh tĩnh, tôi xin phép đi vào nhà vệ sinh, lúc ra, tôi thấy trên bàn có hai chai bia. Tôi liền từ chối. Ông rót bia ra và mời tôi.

    Dường như Phan Thanh Nam đă có sẵn một loạt câu hỏi, và nóng nẩy chờ tôi trả lời. Ông nhắc tới Hải Vân, em tôi. Tôi nghĩ rằng đời em không có ǵ phải giấu, v́ em đă sống một cách hồn nhiên và danh dự. Nhưng tôi lại nghĩ, anh cán bộ cộng sản này không xứng đáng nghe về em tôi.
    Phan Thanh Nam dựa lưng vô ghế, nh́n tôi với vẻ mặt thách đố, nói:

    - Cháu đừng quên những kẻ đă giết hại em cháu. Cháu phải bắt họ phải trả một giá thật đắt, phải chịu một h́nh phạt cho xứng đáng cho cái tội đă làm gia đ́nh cháu đau khổ.
    Tôi không c̣n kiên nhẫn với nghệ thuật vụng về của Phan Thanh Nam nữa.

    - Cái chết của em cháu là cả bi thảm cho gia đ́nh cháu, chú Nam.
    Nhưng Phan Thanh Nam luôn luôn có giải pháp cho mọi vấn đề, ông nói:

    - Gia đ́nh của ba cháu cũng là gia đ́nh của cách mạng. Mấy chú, mấy bác rất xót xa. Bây giờ được gặp má cháu và cháu, th́ lại càng tội nghiệp hơn nhiều.

    Nói ǵ đây, với một người Cộng sản đang gieo mầm thù hận vào ḷng tôi! Mục đích của tôi hôm nay là t́m hiểu con người ông, để đối phó với ông sau này. Biết đâu, có một ngày nào đó, tôi sẽ cho ông vào cái bẫy, mà chính ông đang muốn đẩy tôi vô? Nghĩ vậy, tôi phải t́m những lời nhẹ nhàng, để làm vui ḷng ông:

    - Cháu mừng được gặp đồng chí của ba cháu. Cháu cần học với chú nhiều lắm. Ít nhứt cháu cũng phải hiểu việc làm của ba cháu, ư nguyện của ông, mục đích của ông, để có thể tiếp tay ba, nếu được phép.
    Nam hănh diện ra mặt, nói:

    - Chú sẵn sàng chỉ dẫn cho cháu khi ba cháu vắng mặt. Cháu có thể đóng góp thật nhiều cho công cuộc xây dựng lại đất nước chúng ta, bằng cách dùng khoa học, kỹ thuật của Mỹ. Bằng cách này hay bằng cách khác, Mỹ phải có bổn phận xây dựng lại đất nước chúng ta.
    Tôi hùa theo:

    - Tối hôm qua, cháu nghe chú và ba cháu nói về chuyện Mỹ phải bồi thường chiến tranh. Vậy, theo chú, Mỹ nợ Việt Nam bao nhiêu?

    - Theo hiệp định Paris, họ nợ ḿnh ba tỷ rưỡi Mỹ kim.

    Tôi biết câu nói sắp đến không nên nói, nhưng tôi hết kiên nhẫn với người nói ngang nói ngược rồi; có bị bắt bẻ, tôi sẽ nói là tôi không biết.

    - Rủi Mỹ nhắc cho Hà Nội nhớ lại là theo hiệp định Paris, Hà Nội không được thôn tính miền Nam. Chừng đó ăn làm sao, nói làm sao? -. Tôi hỏi.

    - Cháu ngây thơ lắm. Ḿnh đâu có thôn tính miền Nam. Đúng hơn là ḿnh giải phóng miền Nam khỏi tay để quốc Mỹ và bù nh́n! - Ông cười đắc ư.

    - À, cháu quên là Hà Nội giải phóng miền Nam ?
    Nam lại nói với một giọng hăm hở:

    - Khi về Mỹ, cháu phải vận động người Mỹ đ̣i hỏi Chánh phủ của họ phải tôn trọng Hiệp định Paris.

    Tôi thầm tự hỏi, tôi sẽ vận động ai? Bọn phản chiến đă chạy qua Gia Nă Đại? Hay vận động thượng nghị sĩ Gorge Mc Govern? Thấy tôi mỉm cười vu vơ, Nam hỏi tôi nghĩ ǵ, tôi đáp:

    - Cháu đang nghĩ xem cháu có thể vận động ai được, người đó có đủ khả năng để thúc đẩy quốc hội Mỹ chấp thuận đề nghị này không?
    Nam vội hỏi:

    - Ai vậy?

    Tôi cười:

    - Thượng nghị sĩ Mc Govern.
    Nam có giọng nghiêm trang:

    - Chú đă nghiên cứu về các thượng nghị sĩ Mỹ. Chú thấy ông Mc Govem là một trong số ít người có tinh thần phóng khoáng. Ông là người mà chúng ta có thể tin tưởng được.

    Trời ! Tôi thầm cầu xin tôi không phải là loại người “phóng khoáng” như ông cán bộ cộng sản này nói tới. Nếu “phóng khoáng” như vậy, tôi sẽ trở thành một thứ bù nh́n có lợi cho cộng sản. Tôi tự hỏi, không biết thượng nghị sĩ Mc Govem đă làm ǵ cho Hà Nội chưa? Tôi hỏi Nam:

    - Tại sao chú nghĩ ông ấy là người phóng khoáng?

    - Điều rơ ràng nhất là ông ấy chống chiến tranh.
    Tôi nghĩ rằng chú Nam hơi tầm thường, nhưng tôi lại nửa đùa nửa thật nói:

    - Chú à, cháu c̣n phải học chú nhiều lắm!

    Chú không hiểu ư tôi. Vừa lúc đó, có người vào bếp để sửa soạn bữa ăn trưa. Tôi muốn ở lại để t́m hiểu chú nhiều hơn, nhưng hôm nay tôi cho như vậy là đủ rồi, nên tôi xin phép ra về, dù chú cố giữ tôi lại.

    Vừa ra khỏi toà đại sứ, tôi đi thật lẹ như muốn chạy cho xa chỗ này, kêu taxi để về khách sạn. Tôi cảm thấy tôi dơ bẩn, v́ đă đi vào toà đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam, nói chuyện với cộng sản bên ly trà. Việc đầu tiên khi về đến khách sạn , tôi đi tắm gội, rồi cho hết quần áo vô bao để bỏ giặt ủi.


    Còn tiếp ...

  2. #4062
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Cửa sổ pḥng khách sạn Sheraton của tôi trông ra nghĩa trang Montparnasse. Sau khi tắm cho sạch hết những dơ bẩn của toà đại sứ, tôi đứng bên cửa sổ, đem tâm hồn trở về với cái thân mệt mỏi này. Một ư nghĩ vui vui hiện lên trong óc tôi. Trong nghĩa địa kia có người lính nào tử trận Điện Biên Phủ nằm không? Nghĩ tới cuộc chiến tranh của thực dân Pháp trên quê hương, tôi lại ghét thằng Tây nhiều nữa. Ác cảm của tôi với nước Pháp , ngày một tăng, trong thời gian tôi ở đây. Cho tới cái tay vịn cầu thang bằng đồng cũng làm tôi nhớ đến đạn đồng, bom đạn quân đội viễn chinh Pháp trút lên quê hương tôi.

    Tôi lắc đầu để có quên đi dĩ văng, rồi đi ăn trưa và nghiên cứu bản đồ xe điện ngầm, t́m đường tới biệt thự của Mặt trận giải phóng miền Nam thăm ba má tôi. Khi ra khỏi trạm xe điện ở vùng ngoại ô Paris, tôi gọi một xe Taxi, đưa cho tài xế địa chỉ của biệt thự số 49 đường Cambaceres.

    Ông tài xế liền hỏi tôi:

    - Bà định đến cơ quan của Việt Cộng?

    Khi tôi xác nhận bằng tiếng Anh, ông ta hỏi tôi có biết Pháp không. Tôi phải thú thật là tôi không biết. Ông bèn vén áo thun lên để cho tôi thấy hai chữ “Việt Nam” xâm trên vai. Ông cho biết ông đă từng ở Việt Nam năm 1952 và 1953 . Tôi hỏi ông có biết tiếng Anh không th́ ông lấy tay ra hiệu “Biết chút chút”. Tôi liền hỏi:

    - À. Việt Minh đuổi ông xuống tầu?

    - Bà là Việt Cộng?

    - Không, tôi là người Quốc gia.
    Ông vui vẻ nói:

    - Tốt! Tốt!

    Rồi ông cho xe chạy , đến nơi, ông cựu lính viễn chinh không chịu thối tiền lại tôi, viện cớ không có tiền lẻ. Tôi tức giận định la ông, th́ chợt trông thấy ba má tôi đứng trên bao lơn biệt thự nh́n xuống. Cảnh êm đềm hiếm có ấy làm tôi nguôi giận. Tôi vội vàng mở của xe bước ra.

    Má tôi đi vào pḥng. Cảnh này làm tôi nhớ lại thời chúng tôi tầng lầu hai, chung cư trên đường Nguyễn Văn Sâm , Sài g̣n. Má tôi thường đứng trên bao lơn đợi chúng tôi đi làm về. Khi thấy bóng chúng tôi, bà vội vào nhà để mở cửa cho con.
    Một ông già, h́nh như là người giúp việc, đón tôi ở cửa, và nói bằng một giọng chân tình:

    - Rất vui mừng được đón tiếp cô ở đây.

    Tôi chắp tay, cúi đầu chào ông theo kiểu Việt Nam. Ông cũng cúi khom lưng đáp lễ. Tôi kêu ông bằng “ông Các”. Nhưng sau đó ba tôi dặn tôi kêu là “bác Các” cho thân mật.

    Trời tháng 9 của Paris có thể dễ chịu với người Pháp, nhưng lại lạnh đối với một người Việt Nam như má tôi. Bà đă quen khí hậu nóng tại Việt Nam và Hawaii. Bà đứng cạnh một bồn bông súng, mặc cái áo len dầy và trùm kín đầu bằng một khăn quàng mầu đỏ. Trong khi , ba tôi chỉ mặc một chiếc do sơ mi tay dài. Bác Các đưa chúng tôi vào một pḥng khách và mang trà nóng ra. Sau đó, bác xuống nhà bếp để sửa soạn bữa ăn tối cho chúng tôi. Bác cho biết đây là một dịp đặc biệt, nên bác tự tay nấu nướng, dù bác nấu cũng không ngon lắm. Để tăng cường cho bác, sứ quán gọi hai người đàn bà tới phụ. Họ là hội viên của hội Việt kiều yêu nước.

    Sau khi bác ra khỏi pḥng, má tôi và tôi nh́n nhau, không nói một lời, nhưng đều có ư không thích những người này ở gần chúng tôi . Má chỉ muốn được ở bên ba tôi mà không bị ai nḥm ngó, ŕnh rập. Má tôi muốn t́m hiểu ba tôi kỹ hơn, sau hai mươi năm xa cách. Má tôi cũng muốn biết ba tôi nghĩ ǵ về cuộc “giải phóng” tại quê nhà.
    Lợi dụng khi ba tôi ra khỏi pḥng mấy phút, tôi hỏi má tôi thấy thể nào khi được gặp lại ba tôi. Má tôi khóc, bà nói:

    - Má muốn cho con biết để con yên ḷng, là ba con muốn má về Việt Nam với ba. C̣n họ, tụi Nga muốn má về, nên đă làm ầm ĩ chuyệ̣n này để tuyên truyền. Ba con chưa dám nói thiệt với má, nhưng má đă biết hết rồi.
    Tôi xác nhận:

    - Má à, con nói chuyện với chú Nam, th́ ra ư đồ của họ là như vậy. Con không quan tâm về chuyện tuyên truyền của họ; con chỉ muốn biết, khi má trở về Việt Nam, má có được an toàn không?
    Má tôi nghẹn ngào nói:

    - Thằng John đă liều mạng, không kể hiểm nguy cho nghề nghiệp, để cứu má và hai đứa nhỏ. Không có một lư do nào, mà má phụ hết công lao của vợ chồng con.
    Tôi vội lắc đầu lia lị :

    - Đó là bổn phận của tụi con trong giờ phút đó. Quên công lao đó đi. Đó là chuyện quá khứ. Con nói chuyện bây giờ nè, má có về Việt Nam với ba không?

    Bà chưa kịp trả lời th́ ba tôi trở vào pḥng, ông ngỏ ư muốn đưa tôi đi xem quanh nhà, mà ông kêu là “biệt thự lịch sử” tỏ ra hănh diện về ngôi nhà này. Thật ra th́ cũng đáng hănh diện v́ đây là nơi trú ngụ của các lănh tụ nổi tiếng trong khi dự hoà đàm Paris. Đó là ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị B́nh và nhiều nhân vật nổi tiếng khác nữa. Cũng chẳng có ǵ nhiều để coi v́ nhà đang sửa lại, đồ đạc chất đống trong một căn pḥng Nhưng tôi phải tỏ ra thích thú và thán phục khi đi ṿng quanh nhà, cho ba tôi vui.

    Ngay cả khi chúng tôi nói chuyện về ngôi nhà, tôi thấy ba má tôi có vẻ buồn trong ánh mắt. Tôi thấy ḿnh bất lực. Dù sao tôi cũng là người ngoài cuộc: chỉ có ba má tôi mới giải quyết chuyện riêng của hai người. Khi chúng tôi c̣n sống ở Sài g̣n chị em tôi thường kêu tôi là người có “ba đầu sáu tay”, v́ tôi có khả năng giải quyết nhiều chuyện khó khăn trong gia đ́nh. Bây giờ mà có 6 đầu 18 tay cũng bất lực, v́ đây là chuyện chỉ có thể giải quyết giữa hai trái tim.

    Ba tôi vui lắm bên vợ con, dù hoàn cảnh quá mong manh:

    - Ba à, con mơ ước ngày đoàn tụ của ḿnh lâu quá rồi!
    Ba tôi vui vẻ nói:

    - Ba phải công nhận rằng con rất có công trong việc này. Con đă thu xếp cho má sang đây với ba, ngồi cùng một pḥng nói chuyện với ba.
    Má tôi nói:

    - Con không thể nào chạy nửa ṿng trái đất để được gặp ba con vài ngày, vài tuần, sau lưng đảng của ba con. Tới lúc con phải hiểu, những điều kiện nào hai cha con mới được gặp nhau?

    Trời ơi, má tôi đi guốc trong bụng cộng sản, mới hiểu mà thắc mắc vấn đề này. Chắc má tôi nghĩ rằng, tôi đă phải tuân theo những điều kiện của cộng sản, để được gặp ba tôi. Ba tôi nhắc má tôi:

    - Chuyện riêng tư th́ từ từ giải quyết!
    Má tôi với giọng bất măn:

    - Ở Nhựt, ông đă không dám cho “đồng chí” của ông biết nó là con gái ông. Tôi không thích như vậy!

    Tôi nháy mắt ra dấu cho má tôi hãy giữ b́nh tĩnh, và đừng v́ tôi mà trách móc ba tôi. Thật ra, hồi ở Nhựt tôi đau lắm, những tôi cho rằng đó là điều cần thiết, để ba tôi giữ uy tín với các cán bộ cộng sản, khi được chút tự do ra khỏi nước. Nếu cộng sản biết được rằng các con của ba tôi hiện sống ở Mỹ, vẫn t́m cách liên lạc với ông, th́ chắc chắn họ sẽ không cho ông được hưởng chút tự do nào nữa.

    Bữa ăn tối rất ngon, với nhiều món đặc biệt và thuần tuư Việt Nam. Tôi ăn như người bị bỏ đói, đến nỗi ba má tôi hỏi tôi có ăn nữa không?
    Khi bác Các và hai người đàn bà dọn cơm xong, họ đóng cửa đi xuống nhà bếp; chúng tôi nói chuyện gia đ́nh, nhắc tới những ngày xa xưa. Ba má tôi nói tới con cái, cả những tánh tốt lẫn điều xấu. Khi má tôi khen tôi - rất hiếm khi tôi được khen như vậy - bà cho biết các con đă tận t́nh săn sóc bà. Khi phê b́nh tôi, bà nói:

    - Con nhỏ này làm tôi bạc đầu, cho tới khi nó đi lấy chồng. Nó đúng là con gái của anh.
    Ba tôi cười và khen má tôi đă dậy dỗ chúng tôi nên người, rồi ba tôi nói tới Hoà B́nh th́ hai mắt của ông sáng lên. Ông vừa nói vừa nh́n tôi:

    - Ba nhớ Hoà B́nh … hồi ở Kim Qui trời đẹp, ḿnh hay ăn bên ngoài cái sân nước trước nhà. Nó cứ nhảy xuống sông, con mau mau nhảy theo với nó; ngày nào nó cũng làm vậy, và lần nào con cũng nhanh nhẹn nhảy theo vớt nó lên. Ba nhớ con chó của ḿnh, nó hay nằm giữ Hoà B́nh lắm.
    Tôi hỏi:

    - Ba có nhớ có lần ba làm thử nước mắm không?
    Ba tôi chưa kịp nói ǵ, th́ má tôi đă xen vô:

    - Tôi khổ v́ hai cái thùng nước mắm thúi hoắc đó.
    Chúng tôi cười phá lên vui vẻ. Sau đó, ba tôi hỏi má tôi làm ǵ hai thùng nước mắm của ông? Bà đáp:

    - Anh không tin đâu, có một gia đ́nh tới hỏi mua hai thùng nước mắm đó. Chắc họ muốn nuôi ruồi sau hè.
    Ba tôi vui vẻ nói:

    - Nước mắm của anh làm ngon hơn nước mắm em mua ở tiệm.

    - Đúng! - Má tôi vừa cười vừa nói bằng một giọng trêu ba tôi - Tằm của anh nuôi kéo nhiều tơ hơn tằm của người ta. C̣n con của anh th́ khôn hơn con của người vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dưa leo anh trồng lớn hơn dưa leo của anh Mười Cừ. Mía của anh cũng ngọt hơn mía của người khác trồng.

    Ước ǵ có chị em cùng chia sẻ những giây phút thần tiên này .

    Hôm đó, có một người đàn ông ghé qua villa trong Verrieres-la-Buisson gặp ba tôi. Trong khi người tài xế của ông ngồi đợi trong xe, ông và ba tôi kéo nhau vào pḥng khách để nói chuyện. V́ pḥng đang được sửa sang, nên không có bàn ghế ǵ hết, hai người phải đứng bên cửa sổ th́ thầm.


    Còn tiếp ...

  3. #4063
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Má tôi về pḥng nằm nghỉ. Nhận lúc vắng vẻ, tôi lọt vô để xem xét, thăm ḍ. Trong một văn pḥng sát pḥng ngủ của má tôi, tôi thấy có nhiều ngăn đựng giấy tờ, có cả những ngăn chứa toàn hồ sơ cũ, giấy đă ngả sang mầu vàng. Tôi vuốt nhẹ tay những tờ giấy vàng đó, và nghĩ rằng những hồ sơ này có nhiều giá trị đối với chánh phủ Hoa Kỳ, mà tôi nên đọc qua, hoặc định chụp h́nh để đưa cho Rob. Nhưng pḥng này không đủ ánh sáng nên máy h́nh của tôi không chụp được. Tôi đóng cửa pḥng rồi bắt đầu quan sát.
    Tôi không dám bật đèn, v́ sợ người tài xế Mercedes từ dưới nh́n lên có thể thấy rơ. Tôi mở một ngăn và đọc sơ qua một vài trang giấy, mới biết cái bàn này là của bà Nguyễn Thi B́nh, bộ trưởng ngoại giao của Chánh phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Tôi kéo ghế ngồi xuống. Tôi đọc lướt qua một vài tờ nữa, rồi cảm thấy mắc cở v́ bà ta cũng là một phụ nữ Việt Nam, mà lại phục vụ cho một tà đạo.

    Trong ngăn kéo, có lá thơ của một người đàn bà Mỹ chúc bà B́nh gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp tại hội nghị hoà đàm Paris. Người đàn bà này ca tụng bà B́nh là một con người bản chất yêu chuộng hoà b́nh. Đoạn cuối bức thơ, ba yêu cầu bà B́nh và chánh phủ Hà Nội cũng như chánh phủ lâm thời miền Nam hãy thả các tù binh Mỹ. Bà cho biết, cháu bà đă bị ép phải chiến đấu cho chánh phủ bù nh́n Nam Việt Nam và đă bị bắt làm tù binh.

    Bà B́nh đă phê vô cuối lá thư: “Bà này điên khủng quá, không trả lời”.

    Lá thơ thứ hai của bà mẹ một anh lính trẻ đang chiến đấu ở Việt Nam. Bạ tự nhận là một người “phản chiến”. Bà khẩn khoản xin bà B́nh và Chánh phủ Hà Nội cố gắng chấm dứt chiến tranh, và hỏi bà có thể làm ǵ, để giúp Mặt trận giải phóng miền Nam chấm dứt chiến tranh.

    Tôi tin rằng em trai tôi sẽ không bao giờ cho phép má tôi đi xin với kẻ thù chấm dứt chiến tranh, để nó được về nhà với má.

    Bà B́nh viết vào lá thơ cho thơ kư trả lời: “Bà này có thể khuyên con trai đòi bồi thường khi nó về Mỹ, nhưng đừng viết vào thư trả lời. Bảo bà ấy hăy vận động và liên kết với hàng xóm láng giềng, chống chính sách của Chánh phủ về chiến tranh tại Việt Nam. Đồng ư với bà ấy là con bà phải được ở cạnh bà, chớ không phải ở Việt Nam”.

    Lá thơ thứ ba của một cô gái Mỹ, bầy tỏ ḷng ngưỡng mộ bà B́nh và “những cố gắng của bà để tiến tới hoà b́nh trên tổ quốc của bà. Tôi hổ thẹn làm công dân Mỹ trong giai đoạn này, Việt Nam là nước duy nhứt bầy tỏ ḷng yêu chuộng hoà b́nh”. Lá thơ c̣n tỏ ra thiếu dè dặt khi cô gái viết: “Tôi mong rằng nhờ dân tộc Việt Nam mà chúng tôi có thể thấy lại được ánh sáng cho nước tôi, sau những ngày đen tối. Hơn thế nữa nước Mỹ hiểu rằng, dù là một cường quốc cũng phải tôn trọng hoà b́nh.
    Bà B́nh viết cho thơ kư: “Tiếp tục gửi tài liệu cho cô gái này và cho người của chúng ta tiếp xúc với cô ấy. Đây là nhân vật có thể xài được”.

    Tôi định đọc tiếp, th́ nghe tiếng ba tôi kêu. Tôi ngó qua lỗ khoá, thấy ông đang đứng giữa nhà , dáo dác t́m tôi. Tôi mở cửa, lẻn ra, và rón rén bước xuống cầu thang ra vườn, vào nhà trở lại; tránh cho ba tôi thấy tôi trở ra từ văn pḥng bà B́nh.
    Tôi ghẹo ba tôi:

    - Việt Cộng gian ác tới gặp ba chi vậy?
    Ba tôi cười nụ cười héo hắt, trả lời:

    - Đó là nhân viên toà đại sứ đến lấy giấy tờ của má để chiếu khán cho má về Việt Nam, qua ngả Mạc Tư Khoa.

    Tôi không hiểu ba tôi có biết tôi cất giấy tờ của má tôi trong tủ sắt ở khách sạn không? Ba tôi cho nhân viên toà đại sứ biết rằng, má tôi c̣n cần suy nghĩ thêm một thời gian nữa. Tôi thấy đây là một chuyện rất khó khăn cho ba má tôi, khi phải đối mặt với thực tế. Nó có thể làm tan vỡ ảo tưởng về sự xum họp tại ngôi biệt thự này. Ba tôi có vẻ lo lắng trong khi má tôi lại tỏ ra chán nản. Tôi nh́n bà, định nói một câu ǵ, nhưng bà đă lên tiếng trước:

    - Tui không thích bị dồn vô cái thế này … đừng có để ai ép buộc tui.

    - Ai ép má? - Tôi hỏi.

    Ba tôi liền đi ra khỏi pḥng, mà không nói một lời nào. Tôi im lặng nh́n theo ba tôi, rồi đến ngồi lên mép giường má nằm. Bà nói:

    - Họ tới cho ba con biết họ đă giữ chỗ cho ba má trên chuyến bay đi Mạc Tư Khoa, rồi về Hà Nội vào cuối tuần.

    Tại sao người ta lại sắp xếp ngày giờ cho ba má tôi đi? Hai người muốn đi khi nào th́ cho họ biết, chớ sao họ bắt ba má tôi phải đi theo chỉ thị của họ? Hồi đó đến giờ, chưa có ai biểu má tôi phải đi , phải ở bao giờ.

    Chuyện này làm tôi nhớ lại một câu chuyện cổ tích đọc hồi nhỏ. Người ta tin có thiên đàng và địa ngục. Sứ giả của địa ngục là bọn quỷ sứ thường đi đón người sắp chết để về “dưới đó”. Một hôm, quỷ sứ đến gặp một bà già đang ốm nặng: “Mời ba đi. Đă đến lượt bà rồi”. Bà già cố ngồi gượng dậy và quát lớn: “Cút đi! Đến lượt nhà ngươi chớ không phải ta. Ta đợi con trai của ta còn đi đánh giặc chưa về. Con của ta sẽ trở về sau cuộc chiến tranh để lấy vợ và sanh cho ta lũ cháu nội!”.

    Ba tôi để hai mẹ con tôi ngồi nói chuyện, rồi lên giường nằm ngủ.

    Lại sợ “vách có tai”, nên má nắm tay tôi dẫn ra ngoài sân nói chuyện. Bà kể , bà hỏi ba tôi nửa đùa nửa thật:

    - Khi tôi về bên nhà, tụi “cán ngố” nó làm ǵ tôi hả anh?
    Ba tôi nhăn mặt:

    - Sao em dùng danh từ không hay chi vậy em?

    - Người người trong Nam của tui nói sao, tui nói vậy!

    Anh nợ em nhiều lắm, không làm sao trả hết, v́ vậy, anh phải nói thật với em để sau này em không trách anh. Em về, các anh sẽ mời em lên nói chuyện. Có thể em sẽ đi họp vài ngày, rồi em về với anh.
    Má tôi nói lại rằng bà vừa tội nghiệp, vừa thương ba tôi, khi nghĩ rằng ông đă lấy hết can đảm, hết t́nh chồng vợ mà trút hết sự thật với má tôi, nhưng bà cũng la lên:

    - Vác cái mặt lên cho mấy thằng đó mắng chưởi chớ ǵ!

    - Không có ai dám xúc phạm em, nhưng đi học tập ít ngày rồi về!

    - Tôi khôn hơn ông Hồ Chí Minh của anh, thương dân thương ṇi hơn anh Ba Duẩn của anh, th́ ai mà dậy tôi để mà học với tập! Thôi, tôi không về, cho đẹp ḷng hai bên.

    Má tôi kể lại. Bà thấy ba tôi không nói, mà im lặ̣ng cả buổi trưa.

    Tôi thầm nửa mừng, nửa xót xa khi biết má tôi đă từ chối đường về Sài g̣n. Tôi can má đừng giận ba tôi, v́ đó không phải là ư của ông. Công bằng mà nói, cả tuần nay ba tôi chịều má, nhượng bộ hết.

    ***

    Tôi gọi cho Rob nhiều lần, khi tôi đă trở về khách sạn vào 9 giờ tối, nhưng không gặp ông. Rỗi rảnh quá, tôi ngồi viết báo cáo về cuộc viếng thăm ngôi biệt thự. Nó hơi dài, tôi thiếu loại giấy đặc biệt mà ông cho tôi hôm trước, nên tạm xài thêm giấy viết thơ.

    Tôi mong Rob đến lấy bản báo cáo ngay tối hôm đó, v́ không muốn để nó trong pḥng tôi, lo bị an ninh Pháp, gián điệp Nga KGB lẻn vô pḥng t́m thấy th́ rất phiền phức. Tôi đi quanh pḥng để kiếm một chỗ an toàn, tạm giấu bản báo cáo này trong đêm . Mấy bức tường th́ cứng ngắc, c̣n thảm th́ đóng chặt trên sàn. Trong chỗ máng quần áo có một giàn máng áo , phía chót của giàn bằng sắt tṛn, có cái nắp bằng cao su đậy cái lỗ của thanh sắt, tôi gỡ cái nắp cao su đó, quấn tṛn mấy trang báo cáo lại, rồi bỏ vô thanh sắt, đậy nắp lại. Xong xuôi, tôi rửa mặt, xúc miệng, lên giường ngủ, ngủ ngon như một em bé.

    Khoảng mười giờ sáng Rob tới gặp tôi. Trao ngay cho ông bản báo cáo xong, tôi cảm thấy nhẹ nhơm trong người. Ông có vẻ ngạc nhiên, v́ không ngờ lại có bản báo cáo sớm như vậy ; cũng có thể, tối hôm qua ông đi chơi khuya, chưa sẵn sàng làm việc sáng nay, ông gấp bản báo cáo lại, rồi cất vào túi nilon. Tôi nửa đùa nửa thật nói:

    - Nếu ông bị cướp hỏi thăm, th́ cho chúng nó cái Rolex và thẻ đi metro, đừng cho nó lấy bản báo cáo nhen.
    Rob cũng mê tín dị đoan, nên nhăn mặt mà nói:

    - Cái miệng của bà linh lắm, đừng nói vậy chớ.

    Khi tôi kể lại cuộc “thám hiểm” của tôi trong văn pḥng bà B́nh, Rob hơi giựt ḿnh, và khuyên tôi không tiếp tục nữa. Không phải là v́ an ninh của tôi mà ông khuyên như vậy. Măi sau này tôi mới biết rằng CIA không c̣n quan tâm, không muốn đă động đến đám phản chiến. Từ ngày chiến tranh chấm dứt, Mặt trận giải phóng miền Nam đă bị lu mờ và bị cộng sản Hà Nội nắm hết. Bây giờ CIA chỉ nhắm vào Nam , người đă đốt nhịp cầu của Chánh phủ cách mạng lâm thời Nam Việt Nam, sau khi bước qua với chánh quyền Hà Nội , chớ không để cho cái bóng ma của Chánh phủ cách mạng lâm thời nhát họ nữa.

    Một buổi sáng, tôi đi xe điện ngầm từ Gaite tới trung tâm rồi đi bộ trên lề đường để xem các quầy bán sách vở. Tôi có cảm tưởng tôi đang đi trên đường Lê Lợi ở Sài g̣n. Tôi thấy vui vui. Chung quanh tôi, người ta toàn nói tiếng Pháp. Sau khi ăn điểm tâm tại một tiệm café đối diện với nhà thờ Notre Dame (Đức Bà), tôi quyết định gọi Thái. Anh ở nhà vợ ở Mcudon, ngoại ô Paris. Bà mẹ vợ chưa cưới của anh nói anh hiện đang làm việc ở toà đại sứ của Hà Nội. Thế là tôi biết Thái không phải chỉ là sinh viên, mà c̣n là một nhân viên tại mắt của toà đại sứ.

    Tôi biết rằng nếu tôi cho bà ta biết tôi là ai, th́ tôi có thể biết thêm được một số tin tức khác. Tôi liền xưng danh, và nói rằng tôi tới Paris để thăm viếng ba tôi là ông Đặng Quang Minh. Bà reo lên:

    - Tôi biết anh Minh. Gia đ́nh tôi rất quư anh. Cảm ơn cháu đă cho biết cháu là con gái anh Minh!

    Tôi hơi có mặc cảm tội lỗi khi nghe giọng thân mật của bà. Tôi không biết nói ǵ hơn nữa, chỉ xin bà cho anh Thái biết tôi đă kêu. Bà liền cho tôi số điện thoại của toà đại sứ Hà Nội và đề nghị tôi gọi cho Thái để cùng đi ăn trưa. Tôi nói tôi không muốn phiền anh khi anh đang làm việc. Nhưng bà nói thêm:

    - Cháu cứ kêu Thái đi. Anh ấy chắc chắn rất vui được gặp cháu. Cũng có thể Thái sẽ đưa cháu đến Hội Người Việt và giới thiệu với ông chủ tịch hội.

    Hội người Việt này là hội của những Việt kiều theo cộng sản. Làm sao tôi có thể bỏ qua cơ hội đẹp như vậy? Tôi vội ghi số điện thoại toà đại sứ Hà Nội, và cám ơn bà rối rít. Tôi không có ư gọi cho toà đại sứ, v́ không biết có bị an ninh ch́m nổi của ai khác theo dơi không? Do đó, tôi nghĩ rằng phải hết sức cẩn thận. Tôi theo đám đông , các du khách , để đến nhà thờ Đức Bà.

    Trong một tiệm buôn lớn trên đường Haussman, tôi dùng điện thoại công cộng gọi cho toà đại sứ Hà Nội. Người trả lời tôi cho biết Thái đang họp với ông đại sứ, nếu tôi có việc khẩn cấp , th́ ông ta sẽ mời Thái ra ngay. Như vậy là thêm một chi tiết quan trọng về Thái. Anh làm việc trực tiếp với ông đại sứ. Có thể những điều anh nói với tôi là ư kiến của ông đại sứ. Như vậy, giao thiệp với anh rất có lợi. Tôi cảm ơn người trả lời điện thoại và hẹn sẽ gọi lại.

    Tôi cảm thấy tôi đang gặp may. Nhưng khi tôi dạo trên phố phường, chợt nhớ tới ba má tôi và hoàn cảnh hiện tại của ông bà, th́ mây đen kéo đến che phủ nền trời trong sáng. Không c̣n hứng đi chơi nữa, tôi lên xe điện ngầm về , và gọi điện thoại ngay cho ba tôi. Ông tỏ ra vui vẻ và muốn tôi cũng vui như ông. Tôi đề nghị ông đưa má tôi vào Paris cùng đi chơi, mua sắm lặt vặt. Nhưng ông cho biết, ông cũng phải đi với một người trong toà đại sứ ; đó là hộ vệ viên của ông. Nhưng ông hứa, ngày mai ông có thể đi cùng với Thái , cùng má tôi và tôi đi mua sắm.

    Tôi viết bản báo cáo về những điều mới khám phá liên quan tới Thái, để trao cho Rob khi ông tới gặp tôi vào buổi chiều. Ông tỏ vẻ vui thích về khám phá này. Chúng tôi đồng ư là tôi cần đến Meudon gặp Mimi, vợ chưa cưới của Thái và gia đ́nh cô ta. Có thể có nhiều tin tức mới lạ ... Nhưng tôi cần chờ đợi người ta mời, hơn là tự tiện đến. Rob cho rằng tôi nên giữ thế thụ động để Thái t́m cách chỉ bảo tôi về thế giới của xă hội chủ nghĩa.

    Rob cho biết sẽ gửi bản báo cáo của tôi về Langlcy ngay. Sau đó, Rob mời tôi đi ăn tối, để mừng công việc có tiến bộ. Chúng tôi đến một tiệm mà ông thích. Nhưng chúng tôi cẩn thận đi riêng, chỉ gặp nhau trạm xe điện ngầm ở Francois-Xavier. Tối hôm đó chúng tôi được ăn một bữa thật ngon, và tôi đă uống rượu hơi nhiều.

    Khi tôi trở về khách sạn, người làm việc ngoài quầy tiếp khách đưa cho tôi một mảnh giấy nhỏ trong hộc để ch́a khoá pḥng , th́ tôi biết Thái kêu tôi khi tôi đi vắng.
    Thái kêu và cho biết anh cùng ba má tôi đang đợi ở dưới nhà, tôi vội vă chạy xuống ngay. Chúng tôi tới nhiều tiệm hàng hóa. Ba tôi mua một máy quay phim. Nhưng khi má tôi đề nghị đến một tiệm bán quần áo đàn ông để mua cho ba tôi mấy sơ mi, th́ ba tôi tỏ vẻ không thích. Ba tôi nói có đủ rồi.

    Tôi biết, nếu một người đàn ông chỉ cần có bốn áo sơ mi th́ có thể coi như ba tôi có đủ cả rồi. Má tôi năn nỉ nhiều lần, ông mới chịu mua mấy cái áo, nhưng nhất định không chịu mua quần. Ông chỉ mua hai áo, và một vài quần lót cho anh Khôi thôi. V́ vậy tôi cũng đành đồng ư, dù trong ḷng tôi hơi ghen với anh. Dù đă lớn , tôi vẫn được ba tôi cưng chiều. Trong một thoáng, tôi nghĩ rằng nếu tôi ngưng hát những bài ca chống cộng th́ có lẽ tôi cũng được cưng chiều như anh Khôi. Thôi rơ rồi, biết ba má thương yêu nhau, cưng chiều tôi đến mức này là lư tưởng vô cùng rồi.

    Trong chuyến đi mua sắm đó, vào một lúc vắng vẻ chỉ có hai mẹ con, má tôi cho biết bà đă có quyết định về tương lai của hai người rồi.


    Còn tiếp ...

  4. #4064
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ba má tôi đă thảo luận rất lâu, và đă đi đến một kết luận là má tôi nên trở về Mỹ với các con. Lúc đó, tôi không tiện hỏi lư do v́ sợ Thái có thể nghe được. Tôi rất mừng là ba má tôi đă có một quyết định chung, dù quyết định đó có thể làm cả hai đau ḷng lắm.

    Sau khi mua sắm xong, bất ngờ Thái cho biết Phan Thanh Nam mời má tôi và tôi tới toà đại sứ Việt Cộng. Chúng tôi không muốn gặp Nam chút nào, nhưng lại không dám từ chối, v́ Thái là người lái xe, mà chúng tôi lại không muốn tỏ thái độ thật của chúng tôi cho anh ta biết.

    Khi chúng tôi tới toà đại sứ Mặt trận giải phóng miền Nam, thái độ của Nam đă thay đổi hẳn, không c̣n niềm nở như lần đầu gặp chúng tôi nữa, ông tỏ vẻ lạnh nhạt đối với má tôi; không cười, dù chỉ là một nụ cười xă giao. Tôi đoán ông đă mất b́nh tĩnh khi phải chờ đợi quá lâu quyết định của má tôi. Ông chào đón má tôi , song vẻ mặt lạnh lùng, nặng như ch́.
    Ngay khi chúng tôi vừa tới nơi, bà Như Phi, vợ một khoa học người Pháp, mời ba tôi lên văn pḥng của bà ở lầu hai, để hỏi ư kiến ông về cách đối phó với Chánh phủ Gia Nă Đại về một chiếc tầu mới tới Gia Nă Đại sau khi miền Nam sụp đổ. Tàu đó chở đầy đồ cổ quư giá của miền Nam, mà chính quyền mới ở Sài g̣n muốn lấy lại.

    Thanh, bác “tài xế”, cũng đă ngồi ở pḥng khách với Nam khi má và tôi vào . Nh́n mặt má tôi, tôi biết bà không muốn nói chuyện với “thằng lùn” (biệt danh má tôi đặt cho Nam), nhưng bà im lặng chờ đợi. Sau khi Nam và Thanh đưa mắt nh́n nhau, Nam tằng hắng theo thói quen, rồi hỏi má đă quyết định trở về Việt Nam chưa?
    Má tôi đáp:

    - Tôi quyết định rồi, chú Nam à.
    Bà dùng chữ “chú” để tỏ ra ḿnh là người trên đối với kẻ ít tuổi hơn.

    Thanh và Nam đưa mắt nh́n nhau tỏ vẻ vui mừng. Như cái máy, cả hai chồm tới để nghe má tôi nói, rồi cũng nh́n má tôi chờ đợi. Bà b́nh tĩnh nói:

    - Tôi sẽ rời Paris thật sớm, nhưng tôi không về Sài g̣n.

    Cả hai cùng tỏ vẻ kinh ngạc, ngồi bất động và giữ im lặng hồi lâu. Cuối cùng, Nam lên tiếng , giọng yếu ớt:

    - Tôi không hiểu chị nói ǵ.
    Má tôi nói:

    - Để tôi giải thích cho hai chú hiểu. Ba nó và tôi cùng phục vụ tổ quốc bằng hai đường khác nhau. Anh đi làm cách mạng, c̣n tôi nuôi dậy con cái. Không ai thay thế cho ai được. Cũng không thể lơ là bổn phận nặng nề của ḿnh.
    Thanh ngắt lời má tôi:

    - Nhưng các con chị đă trưởng thành và hoà b́nh đă về trên quê hương ta.

    - Chú Thanh, chú cho tôi nói hết đă. Tôi c̣n hai đứa nhỏ. Đành rằng Việt Nam bây giờ không c̣n đánh nhau nữa, ba nó và Chánh phủ mới c̣n nhiều việc phải làm lắm. Tôi lớn tuổi hơn hai chú, tôi đă trải qua chiến tranh, rồi hoà b́nh, rồi chiến tranh, nên tôi biết, mấy tháng mấy năm sắp tới không dễ như hai chú tưởng đâu.

    Hai nhà ngoại giao ngồi nín thở nghe người đàn bà Cần Thơ giản dị tŕnh bày. Ngưng một chút, bà tiếp:

    - Không có tôi, ba nó có nhiều th́ giờ rảnh rỗi để lo việc quốc gia đại sự. Trong khi đó, hai đứa con nhỏ của tôi sẽ được tôi săn sóc nơi xứ lạ quê người. Tôi xin hai chú tŕnh bày ước vọng của tôi cho cấp trên ở Hà Nội biết.

    Hai nhân viên cộng sản ngồi im lặng, cố gắng vừa nghe má tôi nói chuyện, vừa nuốt trái đắng. Tôi nh́n lên tường có bức chân dung của Hồ Chí Minh và câu “Không có ǵ quư hơn độc lập, tự do”. Tôi nghĩ rằng Bác Hồ chắc phải thích má tôi lắm, bà lúc nào cũng tỏ ra có tinh thần độc lập và đang thực hành lời nói lănh tụ để được hưởng tự do. Má tôi quay lại nói với tôi:

    - Con à, ḿnh làm mất th́ giờ của chú Nam nhiều quá rồi!

    Tôi biết hai chú không muốn ǵ hơn là “mất nhiều th́ giờ” cho má tôi. V́ họ đă mất th́ giờ tính toán kỹ càng chiến lược của họ để sắp xếp cho “vấn đề” của bà. Trong khi hai người đang lúng túng, tôi bỏ ra khỏi pḥng, để lại một ḿnh má tôi và hai ông cộng sản. Tôi chạy lên lầu xem ba tôi đă nói chuyện với bà Như Phi xong chưa. Bà cho biết ba tôi hiện ở trong pḥng trọ của khách. Tôi vội tới đó, thấy ba tôi đang đứng bên cửa sổ, ngắm nh́n bầu trời tháng 9 của Paris.

    Tôi đến bên ông và quàng tay ôm lấy lưng ông, rồi nh́n ra ngoài. Cây hạt dẻ trước toà đại sứ đă đổi sang mầu nâu, lá rung rinh mỗi khi cơn gió lướt qua, và lác đác rụng xuống lối đi. Tôi hỏi nhỏ:

    - Ba nghĩ ǵ vậy, ba?

    - Ba đang nhớ tới mùa thu ở quê ḿnh. Ba nhớ tới mùa gặt trên cánh đồng của ông nội khi ba c̣n nhỏ.

    Trong khi ông nói, tôi nhận thấy nụ cười buồn man mác trên môi ông, một nụ cười của người đang nhớ nhà. Tôi nói:

    - Ba ơi, con có thể nhắm mắt để nhớ lại cánh đồng ngập lúa vàng của bà ngoại vào mùa gặt.
    Ông vuốt nhẹ mái tóc tôi, rồi nói:

    - Ba có vào thăm cô của con khi ba từ Hà Nội vào Nam. Một buổi sáng, ba đi thăm ruộng. Không khí mát mẻ, ngọt ngào; ba nghe như có tiếng chuông reo trong gió. Lá cây lấp lánh ánh nắng b́nh minh. Ba không ngờ ba lại còn may mắn được trở lại nơi chôn nhau cắt rún. Ba bọc một nắm đất cầm chặt trong tay, rồi mơ ước được hưởng cảnh thanh b́nh này với gia đ́nh ba.
    Ba tôi nh́n vào xa xăm. Quê hương và người ... sắp đi xa. Tôi nói:

    - Lạ lắm ba, mỗi lần con nghe mùi lá cháy ngoài đồng là ruột gan con xao xuyến. Có biết bao nhiêu kỷ niệm trở lại trong óc con; kỷ niệm vui buồn, rối beng như tơ ṿ, mà con chỉ biết khóc thôi. Ba à, sao yêu mà đau đớn quá vậy ba?
    Ba tôi lắc đầu:

    - Ba cũng không biết trả lời câu hỏi đó!

    - Hồi còn nhỏ, mỗi lần buồn chuyện ǵ, con khóc. Nếu khóc nhiều, con chỉ thấy đau ở quai hàm. Vậy mà sao người ta vẫn kêu là đau trong tim, nên thường có chữ “tan nát trái tim”. Con thắc mắc về chuyện này hoài mà không biết hỏi ai.

    Ông biết, tôi có ư nói lúc tôi lớn lên ông không ở gần để trả lời những câu hỏi của tôi. V́ vậy, ông nói:

    - Ba tiếc đă bỏ lỡ một thời tuyệt đẹp trong đời của ba. Đó là thời mà các con đang lớn lên. Ba không được chia sẻ với các con những nỗi đau buồn, những niềm hạnh phước, những hy vọng, những thất vọng, để có thể trả lời các con những điều thắc mắc.

    - Ngày xưa ba với ông nội có thận mật với nhau không.
    Ba tôi vui vẻ đáp ngay:

    - Ông nội yêu ba hơn cả yêu chính bản thân ông. Nhưng giữa ba với ông nội có tính cách nghiêm trang theo lễ nghi. Ba gọi ông bằng thầy. Nhưng bà nội lại không giống những người đàn bà Việt Nam khác. Bà công khai bày tỏ t́nh thương, âu yếm con cái, ngay cả với ông nội nữa, không một chút e thẹn.

    - Ba có biết, con đă rất buồn một thời gian dài, khi phải mang họ Trần, để được yên thân với công an dưới thời của ông Diệm không?

    - Con là con của ba, về máu huyết lẫn tâm hồn, con à. Không có ai có thể chối bỏ được điều đó. - Ba tôi mỉm cười.

    - Không có ai chối bỏ được, kể cả điện Cẩm Linh. Con muốn ba biết chắc như vậy.
    Ba tôi cười đồng loă với tôi:

    - Kể cả điện Cẩm Linh, ai cũng phải công nhận con là con của ba.
    Rồi ba tôi đổi giọng nghiêm trang:

    - Con săn sóc má giùm ba, nghe con.

    - Dạ, con xin hứa chắc với ba điều đó.

    - C̣n về phần ba, ba cũng hứa cố gắng hết sức để đem lại hoà b́nh và thịnh vượng cho toàn dân, v́ ba biết điều đó quan trọng đối với con.

    Tôi biết rằng một cuộc chia ly khác đă bắt đầu trong đời tôi một lần nữa và lần này sẽ kéo dài không biết bao lâu. Tôi ôm mạnh lấy ba tôi, rồi nói:

    - Con rất muốn có một ngày con với ba đi dạo trên cánh đồng của ông nội, để ḿnh nghe tiếng chuông reo trong gió, để nếm hương vị ngọt ngào đồng nội , của miếng đất ông bà nội con.

    - Ba sẽ chờ con về.
    Tôi liền nói:

    - Đau lắm ba ơi. Tối hôm qua, con so sánh tâm trạng của con lúc này với tâm trạng của ba khi thực dân Pháp cai trị Việt Nam, con mới biết tội nghiệp cho ba hồi đó lắm …

    Nói đến đây, tôi vội ngưng lại, v́ nhớ ra rằng “rừng có mách, có tai”. Tôi đang đứng trong sào huyệt của Việt Cộng, và người ta có thể lén đặt máy nghe khắp nơi. Tôi không thể nói thật ư nghĩ của tôi được nữa.

    Ba má tôi và tôi được mời ăn tối cùng ông đại sứ Vơ Văn Sung và phu nhân tại toà đại sứ Hà Nội. Nhưng sau khi má tôi cho Phan Thanh Nam biết sẽ không về Việt Nam, th́ bà không muốn gặp các nhân vật của Hà Nội nữa. Khi Nam cho biết bữa tiệc tối nay là để ăn mừng ngày xum họp của ba má tôi, th́ bà cũng thấy cuộc gặp gỡ càng không họp t́nh hợp lư nữa. Nam cũng không muốn là người báo tin xấu với ông đại sứ, nên nói thêm:

    - Ông bà Sung muốn gặp má tôi và tôi lắm.

    Nhưng má tôi đă quyết định khước từ. Phan Thanh Nam chịu luôn.

    ***

    Chiều hôm đó. Thái lái xe đưa ba má tôi trở về biệt thự ở Verrieres-la-Buisson và đề nghị tôi đi cùng. Tất nhiên là tôi chịu v́ tôi biết rằng cơ hội được gần ba má tôi sắp sửa không c̣n nữa. Tôi phải tận hưởng những giây phút tuyệt vời này càng nhiều càng tốt.

    Tuy nhiên, trong chuyến đi này, chúng tôi không tiện nói chuyện riêng tư, v́ Thái lắng tai nghe hết. Chúng tôi chỉ nói đến chuyến đi chợ hồi sáng đó. Chúng tôi đă tới tiệm Lafayette và nhớ tới cuốn catalog đă được xem từ nhiều năm trước ở nước nhà. Trong thời Pháp thuộc, có nhiều người giầu có ở Việt Nam đă gởi mua hàng của tiệm Lafayette này.

    Trên đường đi ra ngoại ô, tôi trông thấy một bảng tên mầu xanh chữ trắng, nên nói với ba má tôi là bảng tên đă làm tôi nhớ đến Sài g̣n. Thế là Thái thao thao nói về “giải phóng” sẽ thay đổi bộ mặt Sài g̣n bằng cách bỏ tên Sài g̣n và thay tên đường. Tôi hối hận đă nhắc đến Sài g̣n v́ theo đà nói như cái máy. Thái say mê nói đến “cách mạng”:

    - Chúng ta sẽ xoá hết vết tích của thời Pháp thuộc và thời đế quốc Mỹ dày xéo quê hương ta.

    Tôi hỏi Thái có biết người ta đă làm ǵ với toà đại sứ Mỹ ở Sài g̣n không? Thái nhanh nhảu trả lời:

    - Toà đại sứ Mỹ sẽ là nơi trưng bày h́nh ảnh đế quốc Mỹ trên quê hương chúng ta. Đó cũng là nơi cho biết các chiến thắng oai hùng của nhân dân ta trước sức mạnh của một siêu cường.

    Thái liên tục đả kích “đế quốc Mỹ” và ca ngợi Phong trào Giải phóng. Lúc đó, mới chỉ năm tháng sau khi Sài g̣n xụp đổ, anh ta đă nói tới chương tŕnh “thống nhứt” hai miền Nam Bắc mà anh cho rằng càng sớm càng tốt.

    Tôi nhận thấy ba tôi giữ im lặng trước những lời huyênh hoang của Thái. Trước đây vài hôm, khi nói chuyện riêng với má tôi, th́ theo ba tôi, chương tŕnh tái thống nhứt không phải là một ưu tiên của ông. Ba tôi nói rằng miền Nam cần có thời gian để tái thiết và mạnh hơn, trước khi thống nhứt. Ông cho rằng thống nhứt đất nước là việc của Mặt trận giải phóng miền Nam và Chánh phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam chớ không phải việc của Chánh phủ Hà Nội.

    Khi nghe Thái huênh hoang khoe người Bắc tự ư giải quyết mọi việc, tôi nghĩ tới lúc ba tôi trở lại làm việc, và một lần nữa chạm mặt với thất vọng tràn trề. Lần này không phải v́ vợ và con “đi lạc đường”, mà v́ cái chánh phủ ông hằng tin tưởng, và cái đảng ông đă phục vụ suốt đời.

    Ngay sau khi cho biết sẽ không về Việt Nam, má tôi ngỏ ư muốn trở lại Mỹ càng sớm càng tốt. Thế là không khí trở nên căng thẳng giữa ba và má tôi. Má tôi thấy có một người lạ mặt nhưng không vô nhà gặp ba tôi; chỉ vô cổng, xuống nhà bếp, nhà xe, rồi đi. Bà e ngại có thể Chánh phủ Hà Nội ép bà phải về Việt Nam để Hà Nội khỏi bị mất mặt. Một ngày trước khi má tôi lên đường như đă định, tôi đến lấy đồ đạc của bà đem về khách sạn. Khi tôi sắp sửa ra xe, bà muốn đi với tôi luôn, chớ không muốn chờ đến ngày mai.

    Má tôi bay qua Atlanta để ở với vợ chồng chị Kim của tôi một thời gian.

    Ba tôi lưu lại Paris thêm vài ngày với tôi. Ông không ở biết thự nữa, mà về toà đại sứ của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời.

    Ba má tôi mất nhau v́ ư thức hệ. Đây là lần đầu tiên trong đời một đảng viên Cộng sản ở địa vị của ba tôi được tự do, tự do chấp nhận, và tự do để cho một cá nhân chọn lựa giữa xă hội chủ nghĩa và dân chủ.

    Sau này, má tôi mới kể lại cho tôi biết: khi bà hỏi ba tôi, nếu bà không về Việt Nam th́ Chánh phủ sẽ làm ǵ ba, ba tôi nói, ba sẽ phải gặp một vài người có trách nhiệm để giải thích về trường hợp của bà. Trường hợp của má tôi là “cho phép” con gái kết hôn với người Mỹ, và việc má tôi bị Mỹ “bắt cóc”.

    Má tôi buồn lắm, nhưng bà duyên dáng kể rằng, khi ba tôi nhắc đến những thằng rể Mỹ, má tôi nói: “Tôi cho đồng chí biết, những thằng đó là cha của cháu ngoại anh chớ không ai xa lạ!”

    Thời gian là một liều thuốc mầu nhiệm. Má tôi là người biết rộng. Bà không nh́n lại, không nuối tiếc về sự quyết định của bà, bà không ngừng t́m cách cho anh Hai tôi vượt biển đi t́m tự do, thỉnh thoảng má tôi nhận được thơ của ba tôi; thơ viết từ “người chị yêu thương em, yêu thương con cái của em”. Thơ cám ơn người em đă chung thuỷ với gia đ́nh, bạn bè, làm vợ, làm mẹ, làm người con hiếu thảo.


    Còn tiếp ...

  5. #4065
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ngày ba tôi rời Paris. Thái và tôi đưa ông đến phi trường. Trong khi Thái c̣n chạy kiếm chỗ đâu xe, ba tôi và tôi đi vô để tŕnh vé ở quầy của hăng máy bay Aeroflot. Tôi không hiểu hết, khi ba tôi nói tiếng Nga với người đàn bà Nga ở sau quầy. Thái muốn ba tôi đi máy bay của hăng Air France . Nhưng ba tôi không chịu, chỉ muốn Aeroflot thôi. Điều này khiến tôi nhớ lời Rob, dặn tôi chỉ nên đi máy bay Mỹ thôi.

    Chúng tôi ngồi chơi với ba tôi ở pḥng đợi cho đến khi ông lên đường. Khi nhân viên hàng hàng không kêu tên ba tôi, ông không nhúc nhích mà nắm chặt tay tôi như không muốn rời.
    Ông nhắc lại:

    - Con săn sóc má giùm ba.

    Chúng tôi cùng đứng lên, rồi ông ôm tôi thật lâu trước khi lên máy bay.

    Tôi thấy ḿnh như đứa trẻ mồ côi. Tôi đứng bên cửa sổ nh́n chiếc máy bay sắp sửa đưa ba tôi đi mất. Thái đứng cách tôi vài mét để chờ tôi. Trên đường về, tôi không biết nói ǵ với Thái.

    Trước khi tôi rời Paris, Phan Thanh Nam đưa tôi đến gặp ông đại sứ Hà Nội ở Paris. Nam dặn tôi kêu ông là “chú”. Càng tốt, có chú làm đại sứ của Cộng sản, có cơ hội lấy tin tức cho CIA.

    Chúng tôi uống trà trong pḥng ấm cúng của toà đại sứ, và lắng nghe tất cả những câu hỏi của ông đại sứ. “Chồng cháu có phải là người Mỹ tốt không?”. (Đối với cộng sản, một người Mỹ “tốt” là người chống chiến tranh). “Anh ấy làm nghề ǵ?” (việc tốt đối với cộng sản là không làm ǵ hại đến họ). Không thể nói dối với họ, nhưng tôi quan niệm là không nên nói ra nếu không nói thật được, th́ đừng nói; không ai đánh mà sợ.
    Tôi trả lời ông đại sứ:

    - Thưa chú, chồng cháu yêu nước của anh ấy như cháu yêu nước của ḿnh. Điều an ủi là cháu biết anh ấy thông cảm, buồn cho đất nước ḿnh.

    Vơ Văn Sung và Nam có vẻ phấn khởi khi biết chồng tôi là một nhà khí tượng học, và đang làm việc cho đài khí tượng ở Honolulu. Đại sứ Vơ Văn Sung nói:

    - Một ngày nào đó, chồng cháu có thể giúp ba cháu khi ông cần.

    Đại sứ Vơ Văn Sung không để mất th́ giờ nói chuyện quanh co, mà đi thẳng vô vấn đề. Ông hỏi tôi đă có bao giờ tham gia hoạt động của Mặt Trận chưa? Cũng như đối với mọi người, tôi cho ông biết cả gia đ́nh tôi ở miền Nam đều hoạt động cho Mặt trận. Mặt Trận đă từng lấy đất của ông bà tôi làm căn cứ hoạt động, và v́ thế người anh bà con rất trẻ của tôi đă bị giết.
    Tôi biết rằng những mất mát này chẳng có nghĩa lư ǵ đối với ông đại sứ. Có chăng, là máu của tôi hòa với máu kẻ thù của cộng sản và tôi trở thành thương binh một gị đứng trước mặt ông, th́ may ra tôi mới là người có công với “Cách mạng”. Nhưng ông cũng cho tôi một dịp nữa, là cho tôi bắt đầu đóng góp, ông nói:

    - Chú có một người bạn rất tốt ở Mỹ. Ông ta sống ở Francisco. Chú muốn cháu gặp ông ta ngay khi cháu về Mỹ.

    Tôi tự hỏi, không biết các viên chức cao cấp Hà Nội có xem bản đồ nước thù địch của họ không. Ông ta có biết khoảng cách từ Hawaii đến San Francisco là bao xa không. Tuy vậy, tôi vẫn hỏi địa chỉ của người bạn tốt đó, và ghi vào sổ tay. Tôi c̣n xin ông đại sứ viết cho mấy chữ vô sau danh thiếp , để giới thiệu tôi với người “bạn tốt”. Ông viết ngay, thế là tôi có đủ mọi thứ cần thiết để có thể liên lạc với mạng lưới cộng sản ở nước Mỹ.

    Người bạn mà ông đại sứ muốn tôi gặp ở San Francisco chính là người thành lập và cũng là chủ tịch “Hội Việt kiều yêu nước” ở Mỹ. Một năm sau, tôi bay qua San Francisco gặp ông và xâm nhập vào hội này. Tôi c̣n hỏi ông đại sứ có “bạn nào" ở Honolulu muốn tôi gặp không?, ông hănh diện trả lời:

    - Có thể ḿnh cũng có nhiều người ở Honolulu, nhưng hoạt động bí mật nên chú không rơ.

    Tôi rời Paris về Hawaii với sự tin tưởng rằng tôi vẫn được cộng đồng người Việt thân Cộng tại Paris đón tiếp nồng hậu, và chắc chắn sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ với Nam, Thái. Tôi không hứa hẹn ǵ trước khi từ biệt, nhưng tôi biết, Nam tin rằng tôi đă lọt vô lưới hoạt động của ông. Hôm tôi đến chào ông để về Mỹ, Nam nói:

    - Chú biết rằng sự đóng góp sau này của cháu cho Cách mạng sẽ được những người có trách nhiệm trong nước biết. Điều này sẽ làm cho ba cháu vui lắm đó!

    ***

    Mấy tháng sau khi tôi về Hawaii, CIA thương lượng với hải quân, cho John đổi về Ngũ Giác Đài. Sau đó, CIA cho tôi sang Paris theo lời mời của ông chủ tịch Hội Việt kiều yêu nước Huỳnh Trung Đồng. Trước đó. Thái có dặn tôi nên kêu chủ tịch bằng “anh”. Thế là tôi tới trụ sở gặp anh Huỳnh Trung Đồng. Đồng là một người cô đơn, trầm lắng, dáng người khắc khổ. Mỗi lần gặp anh, tôi có cảm tưởng như thân của anh ở đó, mà hồn của anh ở một nơi nào, đố ai biết, anh như một người phản chiến , một người hết nghị lực. Anh c̣n có cái tật nói nhỏ, th́ thầm như sợ có ai ŕnh nghe.

    Vào một buổi sáng tôi đến gặp anh Đồng, anh cho tôi xem tờ “Đoàn kết” do hội của anh xuất bản. Báo phát hành hai tuần một lần. Anh xin địa chỉ của tôi để anh gởi báo . Tôi đề nghị anh gởi về hộp thơ của tôi ở Washington, D.C, cho tiện.

    Như sực nhớ một điều ǵ quan trọng, anh lục lọi trong hồ sơ”USA” cho đến lúc t́m ra một danh thiếp có đánh dấu ở một góc, lẩm bẩm đọc mấy chữ trên đó, rồi hỏi tôi có biết một người đàn bà tên Nguyễn Thị Ngọc Thoa không? Ba Thoa hiện sống ở Washington. D.C. Tôi trả lời rằng tôi mới dọn tới đó, nên chưa biết ai hết. Anh đọc tấm thiệp một lần nữa, rồi cho tôi biết về bà Thoa:

    - Bà này có chồng Mỹ, nhưng ông ấy là bạn của chúng ta. Bà tham dự phong trào chống chiến tranh rất sớm, vào đầu thập niên 60.
    Tôi giả bộ khờ khạo :

    - Vào những năm đó, em con ngủ kỹ, không có làm ǵ hết.
    Đồng nói:

    - Tôi muốn cô gặp chị Thoa, kết bạn với chị ấy trước cái đă.

    Tôi không mấy thích chuyện bắt con cá, nhử con tôm, nhớ lời dặn của Thái là phải kiên nhẫn, nên tôi gật đầu và giữ im lặng.
    Trong buổi thăm viếng đó, anh Đồng đưa tôi đến trụ sở hội. Đó là một thư viện ở tầng hầm, chứa đầy “Nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản”, và một nhóm thanh niên nghe một người đàn bà diễn thuyết. Nữ diễn giả dùng những từ cộng sản đầy mầu mè nhưng vô nghĩa, để giảng giải về cuốn sách mà mọi người đă đọc.

    Trong tủ kiếng gần lối ra vào của một pḥng lớn ở lầu chánh, Đồng hănh diện khoe với tôi “cây viết đă từng kư hiệp định Paris”. Sau đó, anh cầm một miếng kim loại mầu trắng đưa cho tôi xem. Trên miếng kim loại đó có vẽ h́nh một nữ chiến sĩ, quần xắn lên tới đầu gối, vai mặt đeo khẩu súng, tay trái cầm sợi dây kéo một vật phía sau. Đồng giải thích:

    - Đây là xác máy bay B-52 của Mỹ.

    Rồi ông đưa cho tôi mảnh kim loại đó để xem cho rơ hơn. Tôi bỗng thấy hơi run run, nên không đưa tay ra đón nhận. Tôi chợt nghĩ tới các phi công Mỹ và những chiến binh khác. Tôi giận ḿnh, không thể nói ǵ thay cho sự hy sinh của họ cho đất nước Việt Nam của ḿnh.

    Anh Đồng đưa cho tôi nhiều tài liệu ,đem về Mỹ, đa số là sách báo tuyên truyền của cộng sản bằng Anh ngữ. Tôi cám ơn ông về những tài liệu này, và nghĩ ngay trao hết cho CIA cùng với địa chỉ của bà Nguyễn Thị Ngọc Thoa, một người hoạt động cho phong trào phản chiến ở Washington D.C.

    Ba tuần lễ tiếp xúc với cộng sản và người Việt thân Cộng ở Paris, là thời gian xa nhà dài nhứt của tôi. Không ngày nào tôi không gặp gỡ, chung đụng, chuyện tṛ, ăn uống với cộng sản. Tôi học ăn, học nói, hành động như một người thân cộng sản.

    Qua chung trà, tách nước, tôi được tiếp xúc với người tỵ nạn Cộng sản, và những người trước kia đă nhiệt tâm ủng hộ Mặt trận giải phóng miền Nam, nhưng sau 1975 họ đă biết sự thật phũ phàng, nay trở lại giúp đỡ những người tỵ nạn c̣n chân ướt chân ráo.

    ***

    Trở về Washington, D.C, tôi cho Rob biết là chúng tôi nên liên lạc với những người mà ông chủ tịch của hội Việt kiều yêu nước Paris giới thiệu, v́ đây là những điệp viên của Cộng sản Hà Nội hoạt động tại Mỹ, đặc biệt là Nguyễn Thị Ngọc Thoa. Nhưng Rob cực lực phản đối. Ông nói:

    - Phản gián không phải là việc của chúng ta. CIA không có trách nhiệm về chuyện này.

    Tôi không đồng ư với Rob v́ hai lư do. Một là, ông đại sứ Vơ Văn Sung và chủ tịch Huỳnh Trung Đồng đă giới thiệu họ cho tôi. Thứ hai, họ là ch́a khoá mở những cửa ra vào , nơi mà CIA và tôi muốn xâm nhập. Nếu tôi không gặp những người này, th́ khi trở lại Paris gặp họ, tôi đâu có đề tài ǵ trao đổi với mấy ông Cộng sản này. Rob th́ nghĩ khác, anh nói chừng đó tính sau, tuỳ cơ ứng biến, phản gián là việc của FBI, không phải chuyện của ḿnh.

    Tôi nói:

    - Rác sau nhà ḿnh, nếu ḿnh không quét, th́ việc làm của ḿnh có lợi ích ǵ cho nước Mỹ, khi ḿnh cứ chạy hết quả địa cầu này để săn tin tức địch?
    Nhưng ông lại nói:

    - CIA không được phép tuyển dụng người Mỹ để hoạt động trên đất Mỹ, nếu không được phép đặc biệt của Bộ tư pháp !

    Th́ ra CIA đă làm trái luật khi tuyển dụng tôi, một công dân hoạt động tại nước Mỹ. Luật được lập ra khác hẳn với tự nhiên; bởi do người lập ra, th́ người có thể thay đổi, để thích ứng với hoàn cảnh. Tôi cho Rob biết ư nghĩ của tôi, và khuyên anh nên bàn lại với thượng cấp của anh, để họ thương lượng với Bộ Tư pháp.


    Còn tiếp ...

  6. #4066
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Rob hứa sẽ suy nghĩ về đề nghị của tôi, và dặn tôi cứ theo đúng nguyên tắc. Có thể tôi vẫn phải nghe lời ông, nhưng muốn ông hiểu tầm quan trọng của vấn đề. V́ vậy, tôi nói:

    - Nếu anh không báo cho FBI biết về người đàn bà Việt Nam đó, tôi sẽ báo. Nếu không được, tôi sẽ nhờ chồng tôi chuyển tin tức này đến cho FBI.

    Có lẽ như vậy dễ dàng hơn, v́ John đang làm cho cơ quan t́nh báo Hải quân, dưới quyền đô đốc Bobby Inman. Rob phản ứng:

    - Nếu cô làm như vậy, tôi sẽ đuổi cô.
    Ông nói bằng một giọng cứng rắn. Tôi liền phá lên cười:

    - Trước hết, anh phải chánh thức mướn tôi, rồi mới có thể đuổi tôi được.

    Trên thực tế, dù đă làm việc cho CIA và cung cấp nhiều tin tức giá trị, tôi vẫn chỉ là một nhân viên không lương, căn bản là tự nguyện. Làm gián điệp không phải là cái nghề để sinh nhai. Có thể lời nói thẳng của tôi đă làm Rob chột dạ, nên đáp:

    - OK, có lẽ cô và tôi nên ngồi xuống để nói chuyện việc làm của cô.

    - Có như vậy anh mới có quyền đuổi tôi khi công việc không xuôi chèo mát mái. Nghề t́nh báo không phải lúc nào cũng suông sẻ, êm ru như ba tuần vừa qua đâu. Tôi có thể vui vẻ làm với anh, nhưng tôi cũng là một con chồn hôi khi bị ăn hiếp đó! Anh nên nhớ cái tánh xấu này của tôi.

    Hải quân chuyển chồng tôi về Washington. Anh làm việc ở Ngũ Giác Đài dưới sự lănh đạo của đô đốc Bobby Inman trùm t́nh báo của Hải quân Mỹ. Ở Washington, tôi và Rob Hall thường gặp nhau ít nhứt mỗi tuần một lần, khi th́ ở tiệm ăn Marco Polo, trong vùng Vienna để ăn trưa, khi ở Springfield ăn điểm tâm ở McDonald; lại có khi chỉ gặp ở băi đậu xe của một trung tâm buôn bán thuộc quận Fail để trao đổi với nhau một vài tin tức.
    Chúng tôi thảo luận về việc đối phó với Phan Thanh Nam, Huỳnh Trung Đồng và Phạm Gia Thái ở Paris cùng những người khác, để chuẩn bị cho những công tác tương lai. Chúng tôi nghiên cứu một kế hoạch lợi dụng chỗ quen biết với Huỳnh Trung Đồng, như một cây cầu để gặp ngoại trưởng Hà Nội Nguyễn Duy Trinh và thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi hai ông sắp tới Paris. Cuộc viếng thăm này có thể quan trọng đối với chánh phủ Hà Nội, v́ họ muốn tái lập mối quan hệ với Pháp. Tất nhiên, CIA cũng quan tâm đến chuyện này.

    Trong một buổi gặp gỡ, tôi nhắc lại chuyện “dọn dẹp rác rưởi” bằng cách báo cho FBI biết mấy cán bộ cộng sản nằm vùng tại Mỹ. Có thể Rob đă suy nghĩ kỹ về vấn đề này, ông trả lời ngay rằng ông không đồng ư với tôi, dù đây là một vấn đề quan trọng.

    Tôi không thể dễ dàng chấp nhận một chuyện như vậy được. Gián điệp của Cộng sản và nhóm “Việt kiều yêu nước” chính là hậu thuẫn của phong trào phản chiến trong những năm 1960. Ngay cả bây giờ đă hoà b́nh, họ vẫn có thể tuyển dụng người Mỹ cộng tác với họ trên danh nghĩa “Phục vụ hoà b́nh qua t́nh hữu nghị“.

    Họ có thể đánh cắp những bí mật quốc gia, kể cả về công nghệ lẫn kỹ thuật mới. Họ cũng có thể xâm nhập vào ngành t́nh báo, phản gián, và Bộ quốc pḥng. Một chiến thuật khác của họ là tung những tin vịt trong ngành báo chí, để gây hoang mang và hiểu lầm trong các cộng đồng thiểu số, tạo nên sự căng thẳng giữa các chủng tộc. Cao hơn nữa, họ có thể gây nên rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa các nước đồng minh với nhau, nếu họ moi được những mật mă trong sự liên lạc. Chiến tranh có thể bùng nổ giữa hai nước bạn.

    Tối hôm đó, tôi thảo luận với chồng tôi về mối lo này. Tôi nói với John rằng tôi thông cảm với Rob về ư nghĩ của ông, khi cho rằng FBI chỉ là “bọn cảnh sát”, nhưng tôi thực sự muốn ư kiến của một chuyên gia khác , về vấn đề này. Tôi muốn biết đô đốc Bobby Inman, một “siêu gián điệp suy nghĩ ǵ về chuyện này. Riêng John th́ anh cũng nghĩ rằng ngành phản gián phải biết rơ những gián điệp đang hoạt động trên đất Mỹ. Hôm sau, John gặp ngay đô đốc Bobby Inman. Ông cho biết ông sẽ t́m ra đầy đủ sự việc này. Nhưng chỉ mấy ngày sau, John cho biết “họ không quan tâm” đến chuyện này.

    Tôi không thể tin như vậy được. Tôi nghĩ rằng nước Mỹ đang phạm sai lầm quan trọng, mà tôi có bổn phận phải kiếm cách giúp đỡ để sửa đổi. Tôi vật lộn với những ư nghĩ ấy, rồi tôi lại xin chồng tôi tiếp tôi một tay, muốn anh dàn xếp cho tôi được gặp riêng đô đốc Bobby Inman, biết đâu người phương Tây học được cái khôn của người phương Đông và tôi tin rằng tôi có thể tŕnh bày thẳng với ông một cách rơ hơn.
    John chiều ư tôi, và hai vợ chồng tôi đă được gặp đô đốc của Ngũ Giác Đài. Đô đốc Bobby Inman ngồi lắng nghe cẩn thận lời tŕnh bày của tôi về hoạt động của Cộng sản trên đất Mỹ. Ông hứa sẽ tŕnh bày chuyện này với ông giám đốc FBI Clarence Kelley . Ngày hôm sau, John lại chở tôi vô Ngũ Giác Đài để được yết kiến giám đốc của FBI.

    Cuộc gặp gỡ này chỉ có tôi và ông giám đốc FBI trong pḥng hội nghị , có một bàn thật dài và hơn 10 cái ghế chung quanh bàn đó. Tôi bắt đầu kể lại cho ông Kelley cũng như đă tŕnh bày với đô đốc Bobby Inman. Ông chăm chú nghe, cuối cùng, ông bắt tay tôi với hai bàn tay của ông, tỏ ư hài ḷng về cuộc gặp gỡ này.

    Tôi không biết rơ sau đó chuyện ǵ đă xảy ra giữa FBI và CIA, nhưng chỉ mấy ngày sau, Rob loan báo:

    - Bây giờ th́ cô hợp pháp rồi !

    Rob Hall cho biết “hợp pháp " có nghĩa là tôi đă được Bộ tư pháp cho phép CIA và tôi hoạt động ngay trên đất Mỹ. Rồi tôi sẽ được gặp một ông nhân viên FBI. Ông là người tôi sẽ tiếp xúc thường xuyên trong những hoạt động tay ba: là FBI, CIA và tôi.

    Ông cho tôi biết tôi sẽ phải qua một lớp huấn luyện đặc biệt, và sẽ phải làm việc với một nhân viên CIA mới. Tôi giựt ḿnh, v́ với một người khác , th́ tôi lại mất biết bao nhiêu th́ giờ dậy ông ta về Việt Cộng nữa, như tôi đă mất biết bao nhiêu th́ giờ huấn luyện Rob Hall. Tôi ngao ngán vô cùng. Tôi hỏi Rob Hall tại sao tôi phải làm việc với một người khác, ông chữa lại:

    - Cô muốn gặp nhân viên FBI, th́ cô sẽ gặp, sẽ toại nguyện. Cô c̣n đòi hỏi ǵ nữa?

    V́ sẽ cộng tác với FBI, Rob Hall không được làm việc với tôi. Điều này, tôi hoàn toàn không hiểu lư do bên trong của CIA, nhưng tôi chủ trương là không hỏi, khi tôi nghi câu trả lời sẽ không được thành thật. Thà không biết, hơn là biết tin không đúng. Rob cũng có vẻ ngạc nhiên, tại sao tôi không hỏi anh câu đó, mà chỉ chấp nhận làm việc với người khác. Tôi hỏi ông về người mới, th́ ông cho biết người này không hiểu ǵ mấy về Viễn Đông, và ông ta đang chờ đợi được cử sang Bangkok làm việc.

    Mấy hôm sau, tôi gặp nhân viên mới của CIA. Ông tên là Bill Reardon, tuổi chừng bốn mươi. Ông lịch sự, dịu dàng, ít nói. Ông không hề hỏi tôi một điều ǵ trong những buổi gặp gỡ. Thật ra ông đâu có quan tâm đến những hoạt động của tôi. Ông nói thẳng tôi biết là ông đang chờ đợi sự vụ lịnh đổi qua Bangkok. Được đổi đi Bangkok hai năm trước khi về hưu, là một cái post lư tưởng, c̣n hơn là được cơ quan thưởng tiền. Có một vài lần ông đă ngủ gục, khi tôi đọc cho ông nghe những lá thơ tôi mới nhận được từ Paris và giải nghĩa cho ông hiểu.
    Tôi không muốn mất th́ giờ với một người chỉ tạm thời làm; với tôi: thân của ông ở đây, mà tâm ở Thái Lan. Tôi cũng có cảm t́nh với ông, v́ ông yêu gia đ́nh. Tôi tin rằng nếu ông thực lo cho dự án của tôi, ông sẽ là một người cộng tác đắc lực. Chúng tôi vẫn gặp nhau để ăn trưa và trao đổi ít rau tươi trong vườn chúng tôi trồng. Chỉ có vậy thôi.

    Một buổi trưa nóng nực tháng 6 năm 1976, tôi được gặp một nhân viên đặc biệt của FBI tên là William Fleshman, ông c̣n trẻ, trạc tuổi tôi, trầm tánh, dáng thư sinh, lịch sự. Đôi lúc trong ông có dáng dấp của tài tử màn ảnh Robert Redford, nhưng mỗi lần gặp ông, tôi lại nhớ tới một ông giáo sư dậy lịch sử. Khi đă hiểu ông, tôi rất quư ông, một con người ngay thẳng, chính xác, có tinh thần hợp tác và dễ chấp nhận các đề nghị. Ông còn là một người chân thành hiếm có, sẵn sàng thú nhận ḿnh không biết ǵ hết, và ông không ngại học hỏi rèn nghề. Ông có vẻ dịu dàng và hơi lệ thuộc vào sách vở, vào kỷ luật của FBI, những theo tôi, ông đúng là một nhân viên FBI chuyên nghiệp.

    Hill Fleshman là một người kiên nhẫn, hiểu biết và nhạy cảm. Chúng tôi cùng quan điểm cho rằng công tác t́nh báo thực sự cần nhiều thời gia để đối phó với những nghiên cứu, điều tra khô khan không thú vị, từ ngày này qua tháng khác. Nó chẳng có vẻ nhộn nhịp như trong ciné (cinéma). Nó không có kết quả trong ṿng hai tiếng đồng hồ như James Bond 007, và cũng không có ǵ vui, hay hấp dẫn. Có hồi hộp, có cô đơn, lương tâm có bị dày ṿ.

    Cuộc liên lạc đầu tiên của tôi với các cán bộ nằm vùng của Việt Cộng trên đất Mỹ là việc tôi gặp Nguyễn Thị Ngọc Thoa ở Washington, D.C, mà Huỳnh Trung Đồng chú tâm đến rất nhiều. Tôi yêu cầu FBI bảo vệ tôi khi tôi đến chỗ hẹn gặp chị ấy, v́ tôi chưa hề đến vùng này ở Washington D.C, cũng như chưa bao giờ nghe đến tên Nguyễn Thị Ngọc Thoa.

    Cầm lá thơ giới thiệu của anh Huỳnh Trung Đồng, tôi gặp Nguyễn Thị Ngọc Thoa tại địa chỉ 1300 đường 18, lầu 2, khu Tây Bắc Washington. D.C. Lúc tôi tới, có một người đàn ông Việt Nam đang ngồi nói chuyện với chị. Nhưng khi thấy tôi, chị tiễn ông ta ra cửa và với vẻ e ngại, ḍ xét, mời tôi vô nhà , và cho biết ông khách vừa rồi là một người tỵ nạn muốn nhờ chị kiếm việc giùm.

    Chị Thoa người rất nhỏ, không son phấn, ăn mặc đơn sơ, ít nói và tỏ vẻ dè dặt với tôi. Tôi ráng tỏ ra thân mật với chị nói rằng đáng lẽ tôi phải đến thăm chị từ lâu, nhưng bận dọn nhà . Lúc đầu chị chẳng nói năng ǵ, làm cho bầu không khí thật khó chịu, chị lẳng lặng nh́n tôi từ đầu xuống thân. Cuối cùng, chị nói:

    - Có nhiều người tới đây nói với tôi là họ cùng phe với ḿnh, nhưng chỉ ít lâu sau chúng tôi khám phá ra họ là những tên phản động.
    Tôi nói:

    - Tôi hiểu chị muốn nói ǵ. Chị muốn biết tôi thiệt hay giả, phải như vậy không?
    Chị nói, trong khi vẫn nh́n tôi chăm chú:

    - Tôi lấy làm tiếc phải cẩn thận như vậy.
    Tôi ra giọng người trên khen người dưới:

    - Tôi rất hài ḷng khi thấy chị cẩn thận như vậy. Tôi tin rằng chúng ta sẽ cộng tác với nhau rất dễ dàng

    Vừa nói tôi vừa mở bóp lấy lá bài tủ, là thư giới thiệu của anh đưa cho chị. (Thơ này đă được nhân viên FBI chụp làm bản sao trong hồ sơ của chị.) Đọc hết lá thơ, chị để lại vô bao, bỏ vô túi áo, rồi bắt tay tôi với một vẻ hài ḷng.

    Trong buổi đầu gặp gỡ này, chúng tôi không nói chuyện nhiều . Tôi nói với chị là tôi thường sang Paris và sẵn sàng giúp bất cứ việc ǵ nếu có thể. Chị ngỏ lời cảm ơn và cho biết cô nhờ tôi “mang mấy thứ” qua Paris.

    Lần thứ hai hẹn gặp chị, chị đề nghị đi ăn trưa. Chị hẹn tôi ở tiệm Old Stein, một nhà hàng Mỹ ở gần khu chị ở. Tôi báo cho FBI biết để họ cho người tới canh chừng khi chị và tôi ngồi ăn.

    Chị cho tôi xem tờ nguyệt san “Người Việt đoàn kết”. Thực ra không phải là một tờ báo theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ là những bản tin lấy từ những tờ báo của cộng sản ở Hà Nội, được cắt dán , in lại rất công phu. Tôi tự hỏi chị lấy tiền đâu để in và gởi cho gần 5.000 người, v́ đó là tờ báo biếu. Chị không nói cho tôi biết về nguồn tài chánh, nhưng chị lại đề cập tới sự giúp đỡ của một linh mục, cha Trần Tam Tinh ở Canada. Chị nói thỉnh thoảng chị qua Canada thăm vị linh mục thân Cộng đó.

    Chị tin tưởng hoàn toàn vào chánh phủ của Mặt trận giải phóng và hănh diện đă tham gia , những hoạt động của Mặt trận giải phóng trong suốt thời kỳ chiến tranh. Chị không hề quan tâm tới những tiện nghi vật chất. Chị làm việc, ăn, ngủ và hoạt động chính trị trong căn pḥng nhỏ xíu đó. Tấm đệm chị ngủ để ngay trên mặt sàn nhà. Căn pḥng thiếu ánh sáng, bàn ghế ọp ẹp, lung lay. Cái bàn chị viết rung rinh, chị lấy hai chân kep lại cho vững , khi viết. Chị pha café không cần đồ lược; lược bằng răng, vậy mà cũng ngon ! Quần áo th́ chị cho biết toàn là đồ mua ở các tiệm bán quần áo cũ. Tất cả những thứ xa xỉ không làm chị bận tâm, miễn là có đủ sức khoẻ và cơ hội để phục vụ Mặt trận giải phóng.

    Khi tôi mô tả chị một cách trung thực, có ư thức phục sự đắc lực, kiên tâm của chị ; vài người trong cơ quan FBI chau mày. Bill hỏi tại sao tôi khen ngợi “Việt Cộng ”. Tôi nghĩ rằng tôi không làm ngơ trước một con người xuất sắc, dù người đó ở một chiến tuyến khác.

    Thoa không thích nói chuyện lâu qua điện thoại. Sau khi chúng tôi đă quen biết nhau, mỗi lần gọi tôi, chị kín đáo và ngắn gọn. Chẳng hạn như: “Nè, tôi đây. Ngày mai ḿnh có thể gặp nhau vào giờ mọi khi và ở chỗ cũ không?”. Giờ mọi khi là 10 sáng và chỗ cũ là quán ăn Old Stein. Cứ gặp nhau hoài ở nơi này, tôi quen dần và thích đồ ăn của người Do Thái.
    Tôi hiểu tâm trạng chị Thoa hơn. Chị hoạt động cho cách mạng thời kỳ phản chiến ở Mỹ; bây giờ chị có cảm tưởng bị cách mạng bỏ rơi. Tôi là sợi dây liên lạc giữa chị với những người đại diện cho chánh phủ Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam ở Paris và cả ở Việt Nam nữa. Chị nhờ tôi nói cho Huỳnh Trung Đồng ư nghĩ và cảm tưởng của chị. Nhưng chị Thoa đâu biết là Huỳnh Trung Đồng cũng ở trong hoàn cảnh của chị, nghĩa khi Mặt trận giải phóng miền Nam giúp cho Hà Nội cưỡng chiếm miền nam Việt Nam, th́ trái chanh chỉ c̣n có cái vỏ. Bây giờ là lúc Hà Nội ngồi thưởng thức nước chanh; Mặt trận giải phóng miền Nam chỉ là một đống vỏ chanh thôi.


    Còn tiếp ...

  7. #4067
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Theo tục lệ Việt Nam, tôi có thể không lịch sự với chị Thoa nếu tôi không mời chị về nhà chơi, trong khi tôi vẫn đi ăn với chị. Nhưng cả hai chúng tôi cũng không muốn dây đưa đến đời tư của nhau. Về tôi, chị chỉ biết số điện thoại của tôi, và sự kiện quan trọng: ba tôi là một nhân vật trong Mặt trận giải phóng miền Nam. Không bao giờ tôi hỏi chị về chồng con, không muốn chị hỏi về chồng con tôi. Những người đồng chí của chị ở Paris đă cho tôi biết về hoàn cảnh riêng tư của chị rồi. Họ c̣n nói: chồng chị là một “người Mỹ tốt”. Chồng tôi chắc không được các cán bộ cộng sản đánh giá là “tốt”.

    Sau nhiều lần nói chuyện với chị, tôi biết khá nhiều về những phần tử thân cộng ở nước Mỹ. Tổ chức của họ rất hạn chế, nhưng họ mạnh, nhiệt t́nh và đa số có học. Nhiều người trong tổ chức là những sinh viên trốn động viên dưới thời tổng thống Thiệu, t́m cách không về nước sau khi đă tốt nghiệp đại học, và những sinh viên được học bổng rồi kẹt lại sau 30 tháng 4 năm 1975. Hầu hết những người này tham dự phong trào chống chiến tranh vào những thập niên 60 và 70.

    Thoa giới thiệu với tôi một người trong nhóm sinh viên đó, tên Trương Đ́nh Hùng. Chị cho biết, anh là con của luật sư Trương Đ́nh Dzu. Ở Việt Nam, ông Trương Đ́nh Dzu là một người có tiếng tăm, giầu có , vào năm 1967 đă từng tranh cử tổng thống với ông Thiệu. Cuộc tranh cử này khiến ông gặp tai hoạ: ông Thiệu đă ra lệnh bắt giam ông, v́ ông dám chống lại ông Thiệu. Một hôm, chúng tôi t́nh cờ gặp nhau ở cầu thang trong nhà của chị Thoa. Chị liền giới thiệu chúng tôi với nhau. Lúc đầu Trương Đ́nh Hùng không thèm nh́n tôi, những khi chị nói: “Chị Mỹ Dung là người do anh Huỳnh Trung Đồng ở Paris giới thiệu”. Trương Đ́nh Hùng bỗng rối rít bắt tay chào tôi.

    Mùa thu năm ấy, CIA cử tôi sang Paris lần nữa. Một tuần trước khi lên đường, tôi báo cho Thoa biết. Chị muốn nhờ tôi đem mấy thứ sang Pháp giùm chị. Nhưng chị không trao cho tôi những thứ đó, mà hẹn tới cậ̣n ngày đi ghé lấy. Tôi đành phải nghe lời chị , dù rằng CIA và FBI đều muốn biết vật đó là ǵ . Tôi tin rằng hai cơ quan t́nh báo và phản gián này có dư khả năng đối phó với mọi hoàn cảnh, cho nên tôi không hối thúc chị Thoa đưa đồ cho tôi sớm hơn.

    Hai ngày trước khi rời Washington, D.C. tôi tới gặp Thoa để lấy mấy “món đồ”. Thường thường, Hùng không bao giờ có mặt khi tôi gặp chị, nhưng lần này, anh đợi tôi ở đó. Tôi đậu xe ngay trước cửa, rồi chạy lên căn pḥng chị ở trên lầu hai. Tôi hết hồn trông thấy món đồ chị nhờ tôi đem sang Paris. Đó là hai thùng lớn và rất nặng, toàn những giấy tờ, gồm bản tường tŕnh các buổi họp của quốc hội và mấy chục cuốn sách bìa cứng về chính trị và kỹ thuật: có một quyển Jimmy Who? Năm đó là năm Jimmy Carter ra tranh cứ tổng thống; quyền sách viết về ứng cử viên Jimmy Carter. Trước khi tôi ra về, Hùng đưa cho tôi một bao thơ dán kín. Tuy ngoài bao thơ đề tên người nhận là ông Nguyễn Ngọc Giao, nhưng Hùng bảo tôi đưa cho anh Đồng, đừng đưa cho anh Giao.

    Hai tiếng đồng hồ sau, các nhân viên FBI và CIA đến nhà tôi xem xét hai thùng đồ của Thoa. Họ ghi lại tên các cuốn sách, nhưng họ không mở thơ dán kín của Hùng, v́ họ chưa được phép của Bộ tư pháp để mở thơ của Thoa hay Hùng. Đó là thủ tục con rùa hành chánh và cũng là luật lệ của một xă hội có nhân quyền. Tôi đành phải trao cho anh Đồng lá thơ nguyên vẹn.

    Tháng 4 năm 1976, tôi viết thơ cho ông Nguyễn Văn Luỹ, chủ tịch Hội người Việt yêu nước ở Hoa Kỳ, người mà ông đại sứ Vơ Văn Sung của Hà Nội muốn tôi gặp. Ông Luỹ ngỏ ư mời tôi sang San Francisco gặp ông và các hội viên điều hành tổ chức Việt kiều yêu nước do ông làm chủ tịch. Không những vậy, ông c̣n đề nghị tôi tới Christianburg, tiểu bang Virginia bí mật gặp hai “hội viên rất tích cực”, đang là sinh viên trường Đại học Virginia Tech. Tôi biết Luỹ điều hành tổ chức của cộng sản dưới quyền điều khiển trực tiếp của ông bộ trưởng Bộ ngoại giao nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó tôi muốn dồn hết nỗ lực vô việc này, và cần có người chỉ dẫn tích cực hơn Bill Reardon, người chỉ mơ đến chuyện đi Bangkok.

    Tôi định thử thời vận, nên liều kêu cho cấp trên của Rob, ông Roger McCarthy, xin được gặp ông. Ông đồng ư gặp tôi ở tiệm McDonald, ở Vienna, Virginia để ăn sáng. Khi gặp ông, tôi đề nghị ông cho Rob thay Bill Reardon, dù Rob và tôi nhiều lần bất đồng với nhau về cách làm việc, cũng như về ai làm chủ t́nh h́nh, nhưng Rob rành việc, như anh rành ḷng bàn tay ḿnh.

    Ông Roger mỉm cười và chỉ đầu hói của ḿnh nói:

    - Rob là nguyên nhân làm cho tôi rụng gần hết tóc rồi!
    Tôi cười theo ông.

    Thế là Rob trở lại làm việc với tôi. Công việc của tôi trôi chảy hữu hiệu hơn.

    ***

    Tháng Chạp năm đó, tôi bù đầu với công việc của người làm gián điệp. Cứ mỗi thứ Sáu, tôi lại phải gặp hai nhân viên FBI và CIA để báo cáo về hoạt động của tôi với mấy người Việt Nam thân cộng trong vùng Virginia và Washington, D.C. Từ ngày John là một sĩ quan tuỳ viên liên lạc quốc tế, chúng tôi thường đến các toà đại sứ để dự tiếp tân, kể cả các toà đại sứ của các nước như Liên Xô, Úc, Ấn Độ, Thái Lan, Thuỵ Điển, Triều Tiên, Nam Phi, Nam Tư và Phi Luật Tân.

    Trong khi đó, ở nhà, tôi phải sửa soạn tổ chức hai buổi kỷ niệm quan trọng. Thứ nhứt, là mừng sinh Lance lên sáu tuổi, vào ngày 9. Lance đ̣i rủ tất cả bạn trong lớp; có tất cả hai mươi hai đứa con nít học lớp Một. Tôi thầm nghĩ, một đứa con nít học lớp Một mà có khi chạy theo nó không kịp. th́ hai mươi hai đứa, không biết có làm xuể không?
    Nhưng việc ǵ cũng qua , bằng lần thứ nhứt mới rút ra được kinh nghiệm. Kế đó, buổi kỷ niệm lớn nhứt là mừng lục tuần của má tôi. Em tôi phụ lập một danh sách gồm những người được mời, gồm có các bà mẹ của các bạn tỵ nạn của chúng tôi trong vùng Washington và một cô hàng xóm sát vách của chúng tôi hồi c̣n ở Sài g̣n. Chúng tôi âm thầm tổ chức và giữ hết sức bí mật. Đến ngày 16 tháng Chạp, đại lễ. Má tôi vừa ngạc nhiên, vừa ngỡ ngàng trước đông đảo bạn bè cũ từ Sài g̣n và con cháu đến chúc thọ bà.

    Đến tuần lễ đầu tiên của tháng Giêng, tôi mệt mỏi quá, nên dặn các em tôi: nếu “Việt Cộng gian ác” kêu, th́ cho họ biết tôi nghỉ ngơi, không họp hành ǵ trong tháng này.

    Nhưng sự nghỉ ngơi này cũng không thể thực hiện được, v́ tôi nghe đồn rằng có một bà tên là Thu Novax đi hỏi loanh quanh t́m “người con gái của ông đại sứ Việt Cộng ở Mạc Tư Khoa”. Vào thời gian đó, ngay cả những người bạn thân của tôi cũng không biết ǵ về ba tôi. Tôi gọi điện thoại cho Trương Đ́nh Hùng, hỏi anh có biết ai tên là Thu Novax không?
    Hùng là người biết rất nhiều. Anh khuyên tôi không nên giao du với “hạng người ấy”. Anh và chị Thoa c̣n nói rằng Thu Novax lợi dụng sự thân mật với đại sứ Việt Cộng tại Liên hợp quốc là Đinh Bá Thi, để khoe khoang là chị thân Cộng. Cả hai c̣n e ngại rằng Thu Novax có thể làm những người trong tổ chức của Việt kiều yêu nước bị tai tiếng. Tôi nói với Hùng rằng tôi muốn gặp Thu Novax để t́m cách ngăn cản bà ta tiết lộ bí mật riêng của tôi. Do đó Hùng mới cho biết, Thu Novax là một thành viên trong Hội người Việt yêu nước mà Nguyễn Văn Luỹ là chủ tịch. Tôi gọi ông Luỹ, xin ông số điện thoại của bà ta.

    Tôi gọi Novax và tự nhận tôi là người bà đang kiếm, th́ bà vô cùng mừng rỡ. Bà cho biết bà vừa gặp ông Đinh Bá Thi, đại sứ Việt Nam ở Liên hợp quốc; chính ông Thi yêu cầu kiếm “con gái của ông đại sứ Minh”. Ông tin rằng con gái ông đại sứ thế nào cũng hợp tác, hoạt động với những người theo phe cộng sản. Tôi yêu cầu bà từ nay đừng nhắc tên tôi với bất cứ ai, v́ “tôi muốn ẩn danh”. Tôi không chấp nhận hay phủ nhận là tôi có hoạt động trong tổ chức của Việt kiều yêu nước hay không.

    Bà ngỏ ư muốn gặp tôi, v́ bà tin rằng tôi có thể dậy bà về xă hội chủ nghĩa. Không biết những người thân cộng có hiểu chủ nghĩa Cộng sản không phải là một bịnh di truyền, mà là một bịnh của xă hội ?
    Sau khi nói chuyện với bà Novax, tôi nói với nhân viên phụ trách, là tôi có thể xâm nhập phái đoàn Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc. Rob tỏ ư không thích tôi làm việc nhiều cho FBI. Trong khi đó, tất nhiên FBI cho đó là một ư kiến rất hay. Tôi đề nghị để tôi điện thoại với ông Đinh Bá Thi xem ư ông ấy ra sao, rồi ḿnh sẽ tính nên làm ǵ sau đó.

    Khi tôi gọi ông đại sứ Thi ở New York và kêu bằng “ông” th́ ông sửa ngay:

    - Kêu bằng chú đi, v́ chú là bạn của ba cháu.

    Ông cho biết ông mới về Việt Nam và nghe các nhân viên trong Bộ ngoại giao nói chuyện về “gia đ́nh đồng chí Đặng Quang Minh hiện ở Mỹ”. Ông đề nghị tôi đến thăm, phái đoàn Việt Nam ở Liên hợp quốc, ông nói:

    - Cháu có thể tới càng sớm càng tốt. Tất cả các nhân viên ở đây đều biết ba cháu, là đồng chí của ba cháu. Không những vậy, chúng ta đề là người đồng hương.

    Tôi nghĩ rằng tất cả các cơ quan t́nh báo Mỹ đều muốn nắm lấy cơ hội này, để biết xem các phái đoàn cộng sản hợp tác với nhau như thế nào. Nhưng một lần nữa, CIA không muốn tôi dính vô vụ này. Rob doạ sẽ “đuổi” tôi nếu tôi đi New York.
    Nhưng ông miễn cưỡng cho phép tôi nói chuyện với Bill Fleshman về lời mời của đại sứ Đinh Bá Thi. Tôi nói với Bill là sự xung đột giữa hai cơ quan t́nh báo, nên t́m cách giải quyết cho ổn thoả, đó là sự ganh ghét của hai bên , có từ ngày hai cơ quan mới ra đời, không dính líu ǵ tới tôi , nhưng đừng để chuyện cắng đắng giữa cặp vợ chồng không xứng đôi vừa lứa này, mà cản trở việc làm của tôi. Cuối cùng, Bộ tư pháp bật đèn xanh cho tôi đi New York. Nhưng tôi tin rằng hai cơ quan đă có một cuộc tranh căi gay go, mà tôi không được tham dự.

    Tôi muốn gặp đại sứ Thi để phục vụ cho chánh phủ Mỹ. Ngoài ra, tôi cũng muốn gặp một nhân vật đă từng tham dự hoà đàm Paris, người mà Thái và Mimi, vợ chưa cưới của Thái, kể cả những người thân cộng ở Pháp nữa, rất hâm mộ. Tôi cũng muốn gặp các cán bộ cộng sản khác , ngoài Phan Thanh Nam và Huỳnh Trung Đồng. Có lẽ tôi đang kiếm một tia sáng trong bóng tối dầy đặc, một chút nhân tánh trong đám độc tài thiển cận ấy.

    Trước khi đem tầu ra biển đánh cá, tôi muốn biết thêm về con cá mà tôi tính đánh trong mẻ lưới tới, nên tôi kêu cho Trương Đ́nh Hùng, hỏi anh ta có muốn tôi mang ǵ cho phái đoàn Việt Nam ở Liên hợp quốc không? Anh trả lời có. Anh muốn nhờ tôi đem một lá thơ khẩn cho ông đại sứ.
    Tôi lái xe ra Washington D.C, gặp Hùng bên ngoài một tiệm ăn trên đường Connecticut; tất nhiên là tôi đă báo trước với CIA và FBI. Chủ trương của tôi là không một hành động nào giữa tôi và phe cộng sản thân Cộng, mến Cộng, mà không báo cho hai cơ quan này, để tránh mọi hiểu lầm, và để được bảo vệ an ninh cho cá nhân tôi.

    Sau đó, tôi điện thoại cho ông đại sứ để báo tin tôi sẽ bay lên New York ngày 19 tháng Giêng, và muốn gặp ông ngay ngày đó. Ông đề nghị tôi không nên ở hotel; mỗi ngày phải vô ra trụ sở của ông, th́ sẽ bị t́nh báo Mỹ theo dơi. Ông mời tôi cứ đến ở trong nhà khách của cơ quan. Tôi vẽ ra dự tính của tôi với Fleshman và Rob Hall: trong ba ngày làm khách ông Đinh Bá Thi, tôi sẽ không gọi điện thoại cho hai cơ quan t́nh báo , nhưng tôi sẽ liên lạc với gia đ́nh tôi bằng điện thoại. Nếu trong ba ngày mà tôi không kêu cho gia đ́nh được, th́ cả FBI lẫn CIA phải biết là đă có chuyện ǵ không hay xảy ra cho tôi.

    Tôi mong rằng sẽ không có gì trục trặc khi tôi đến thăm phái đoàn. Chỉ có năm người làm việc tại trụ sở này: ông đại sứ, ông phụ tá Phạm Ngạc, người đă từng cộng tác với ông đại sứ ở Pháp và Thuỵ Sĩ. Người thứ ba là ông Phạm Dương, chuyện viên kinh tế. Rồi đến ông Hùng, quản gia kiêm đầu bếp. Người cuối cùng ông Văn, tài xế kiêm vệ sĩ của ông đại sứ.

    Hai ông Hùng và Văn chắc chắn không phải là nhà ngoại giao. Ông Hùng không bao giờ một ḿnh dám ra khỏi nhà với bất cứ lư do nào, trừ khi ông đi cùng nhân viên trong phái đoàn. Ông không biết tiếng Anh và ông thù ghét Mỹ. Ông sợ mùa đông ở New York lắm, ghét xem quảng cáo thương mại trên truyền h́nh, và ghét luôn cả những tiệm bán tạp hoá lớn.
    C̣n lái xe Văn là một người h́nh như pha trộn cá chất Á đông với một nông dân người Anh.
    Ông hút thuốc x́-gà , ăn uống và lái xe đều đội một cái nón chỉ có vành chung quanh và lưỡi trai ở phía trước, như người đang ngồi sau tay lái một chiếc xe thể thao. Ông huênh hoang khoe “ông thích New York hơn Moscow, v́ lái xe ở New York là cả một vấn đề đầy thử thách”.

    Ngay ngày đầu tiên tới thăm, tất cả chúng tôi cùng ăn trưa, rồi mọi người biến mất , đánh một giấc ngủ trưa. Qua lời đại sứ Đinh Bá Thi, tôi tưởng là cơ quan có pḥng cho khách trọ, nhưng ông Văn phải nhường pḥng ông cho tôi, chuyển đồ đac sang pḥng ông Hùng để ngủ. Dù pḥng yên tĩnh và tôi có hai tiếng để ngủ trưa, nhưng tôi cũng không chợp mắt được. Lâu quá rồi, tôi đă mất đi cái hạnh phúc được ngủ trưa từ ngày “Đế quốc Mỹ” sang Việt Nam. Họ thay đổi giờ làm việc của hành chánh nên ai ai cũng phải thức với người Mỹ. Tôi đành ngồi đọc tờ New Yorker cho qua giờ. Ông đại sứ Thi, sau giấc ngủ trưa sang pḥng gặp tôi. Ông mang theo một cái ghế để ngồi nói chuyện.

    Ông mở đầu:

    - Chẳng mấy khi chú có thể hỏi thăm về má cháu. Má hồi này thế nào?
    Tôi đáp:

    - Sức khoẻ của má cháu tốt lắm, nhưng hoàn cảnh của ba má cháu thật éo le. Má cháu nhớ ba cháu và anh Khôi vô cùng. Nhưng má cháu biết rằng nếu bà về Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều thử thách lắm.

    Tôi không hiểu sao tôi lại thành thật với ông. Có thể giác quan thứ sáu của tôi rất nhạy, khi tôi ngồi trước mặt người đàn ông này với vẻ mặt đầy thiện cảm. Ông nói:

    - Đây là giữa chú Thi và cháu thôi nhé. Má cháu đă làm đúng, khi không trở về Việt Nam. Không đâu có thể b́nh yên bằng Hoa Kỳ được. Cho tới nay, người ta vẫn bất b́nh với má cháu và các cháu.

    - Có phải v́ mấy chị em cháu lấy chồng Mỹ không?

    - Cả chuyện đó nữa, những đó chỉ là việc phụ.

    Dù ông không nói ra, nhưng tôi hiểu rằng việc má tôi bỏ Sài g̣n chạy đi Mỹ trước khi quân giải phóng vô, đă khiến Chánh phủ Việt Nam mất mặt.

    Sau giờ ngủ trưa, ông đại sứ đưa tôi đi thăm trụ sở Liên hợp quốc. Khi đi qua gian hàng bán các quà lưu niệm của nhiều nước, tôi buồn vô cùng, v́ sản phẩm của các nước bày la liệt mà không có một món đồ nào của Việt Nam, ngoài mấy cái nón lá, búp bê mặc áo dài, đội nón lá, với tấm tranh sơn mài nhỏ: nếu nhà Thanh Lễ thấy tranh này, chắc động ḷng mà bố thí cho họ, may ra để đẹp mặt cho ngành sơn mài Việt Nam. Tôi hỏi ông:

    - Chừng nào th́ nước ḿnh có thể trở lại b́nh thường như trước hả chú?

    Ông nh́n tôi, rồi vội quay mặt đi mà không trả lời. Hôm sau, mọi người đi làm hết, nhưng khoảng 11 giờ, Phạm Ngạc trở về, và chúng tôi nói chuyện về cộng đồng người Việt ở Mỹ, những người tỵ nạn lẫn những kẻ thân Cộng.
    Anh đưa cho tôi xấp h́nh của người tỵ nạn ở khắp mọi nơi trên nước Mỹ; h́nh người ta sắp hàng đi biểu t́nh chống Cộng; h́nh bà con đứng chờ ở các văn pḥng bảo trợ tỵ nạn như USCC, IRC, v.v… Anh nhờ tôi cố gắng nhận diện những người này. Tôi nh́n hết hàng trăm tấm h́nh, nh́n để biết những người Cộng sản này len lỏi trong cộng đồng người Việt tỵ nạn sâu bao nhiêu.


    Còn tiếp ...

  8. #4068
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    H́nh do chính những người tỵ nạn và hội viên của Việt kiều yêu nước chụp cung cấp cho phái đoàn. Tôi hỏi Phạm Ngạc mục đích của công việc này, th́ anh ta cho biết đây là “kho tàng” của họ, v́ qua tấm h́nh này ở hải ngoại, họ sẽ t́m tòi những người tỵ nạn đó, v́ ai cũng có bà con thân nhân bên nhà. H́nh sẽ được gửi về Việt Nam để điều tra ai có thân nhân ở Mỹ.

    - Đây là một kho tàng của Bộ nội vụ của chúng tôi chị à !
    Tôi thầm chửi thề trong bụng:

    - Thằng Bắc Kỳ, nó là nhân viên của Bộ ngoại giao Hà Nội, đi chụp h́nh người tỵ nạn Cộng sản, đưa về cho “Bộ nội vụ của chúng tôi”.

    Tôi kiên nhẫn xem từng tấm h́nh mà trong bụng buồn, ngao ngán vô cùng, v́ tôi biết rồi đây người tỵ nạn bị chia rẽ phân hoá, sẽ nghi ngờ nhau. Kẻ hèn sẽ theo Việt Cộng, người có tri thức sẽ đứng riêng biệt ra, rồi đánh nhau. Ông ngoại tôi đă phân tích hồi chúng tôi c̣n nhỏ. Ông nói:
    " Thằng Tây nó tổn xương, tổn máu làm chi cho uổng, để Việt Nam ḿnh đánh nhau vài trăm năm là mất Việt Nam, rồi ung dung vô đây mà hưởng."

    Phạm Ngạc cho biết, ông có một người bạn làm cây cầu liên lạc cho phái đoàn , ngoài giới hạn 25 dặm theo luật của Liên hợp quốc. Nhân viên của phái đoàn trong Liên hợp quốc không được hoạt động quá 25 dặm ngoài thành phố New York. V́ vậy, ông cần có người liên lạc ngoài giới hạn đó, kể cả những người trong hội “Việt kiều yêu nước”. Ông khoe ông có một bà bạn người Mỹ, ông cho biết:

    - Bà ta rất tốt với chúng tôi. Bà không những là một người trí thức, mà c̣n có tinh thần phóng khoáng. Bạn của bà có nhiều người là triệu phú, trong đó có một ông là chủ nhiều tiệm bán quần áo đàn bà, trong hệ thống dây chuyền trên toàn quốc.

    Ngạc cầm một lá thơ, rồi hỏi tôi về Peter Arnett, phóng viên của hăng thông tấn AP, ông này muốn được phép đi qua Việt Nam. Tôi cười và cho ông biết rằng các nhà báo Mỹ, cũng như các chính khách Mỹ rất thích những đề tài không b́nh thường , vậy nếu kư giả Arnett ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam, th́ giới phản chiến không thèm đọc. Tôi biết ông này đă từng ở Sài g̣n mấy năm để lấy tin chiến tranh. Ngạc hỏi:

    - Như vậy hắn phải biết rất rơ về Việt Nam, phải không?
    Tôi trả lời ngay:

    - Làm sao ổng có thể hiểu rơ về Việt Nam được, khi ổng qua Việt Nam cưỡi ngựa xem hoa, đi giầy Tây, mặc đồ kư giả. Đa số đám kư giả Mỹ chỉ muốn t́m hiểu xem tiền người dân Mỹ được tiêu xài như thế nào, để đăng báo. Cũng có người muốn đề cập tới những nỗi đau khổ trong cuộc chiến. Cũng có những kư giả muốn cho người đọc của họ biết về cuộc chiến hấp dẫn kỳ lạ, những đau khổ mà người Việt Nam nghèo đói phải chịu đựng. Đa số dân Mỹ chỉ biết Việt Nam một cách hời hợt, qua mấy ông bà kư giả này.
    Nhiều người còn tưởng Việt Nam toàn rừng rú, đầy bệnh tất, ruồi muỗi, sinh lầy, nơi nào cũng có ḿn, cũng có bàn chông, và họ nghĩ rằng tất cả dân Việt Nam đều là hành khất, rách rưới, đĩ điếm; con nít th́ đánh giầy, đàn ông th́ làm c̣ mồi cho Việt Cộng. Những nông dân thiệt thà, chất phác đều ở trong vùng giải phóng , tất cả là Việt Cộng, và chỉ muốn được b́nh yên.

    Rồi tôi kết luận:

    - Anh không cần biết lập trường chánh trị của Peter Arnett, v́ khi nhận được thẻ nhà báo, th́ nó phải quên đi lập trường riêng của nó rồi.
    Ngạc nhận xét:

    - Chị không ưa nhà báo, phải không?

    Vào ngày thứ hai của cuộc viếng thăm, trong khi mọi người ngủ trưa, ông đại sứ Thi lại đến nói chuyện với tôi v́ tôi không ngủ trưa. Tôi rất mừng có được dịp này. Tôi muốn biết ông thật t́nh nghĩ ǵ về chánh phủ Cộng Hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam và cá nhân ông trong chánh phủ đó. Tôi , ông Thi nói những mơ ước thầm kín của chúng tôi về tương lai nước Việt Nam. Ông tâm sự:

    - Chú đă sống xa vợ con cả nửa cuộc đời. Giấc mơ của chú là một căn nhà nho nhỏ có vườn để trồng rau , nuôi gà … và có thể nuôi cả heo nữa.
    Tôi hỏi:

    - Chú thích ở đâu?

    - Thủ Đức, cháu à. Chú đă đi nhiều nơi xem phong cảnh đẹp ở khắp miền Nam. Cuối cùng chú mê Thủ Đức v́ có sông Đồng Nai. Bao giờ xây được căn nhà trong mộng tưởng ấy, chú có thể ngắm những con gà tranh nhau ăn. Các con chú buổi chiều tan sở ở Sài g̣n sẽ về nhà bằng những chiếc xe gắn máy và cùng chú ngắm mặt trời lặn trên bờ sông ngay trước nhà.

    Ông say sưa nói với nụ cười trên môi, nhưng hai mắt đỏ hoe. Tôi cũng không giấu được t́nh cảm trong tôi, nên tôi đặt tay lên tay ông mà nói:

    - Chú Thi, cháu hy vọng giấc mơ của chú sớm thành sự thực.

    - Chú cũng mong được như vậy trước khi quá trễ. Thím không được khoẻ, và chú đă xin phép chánh phủ cho thím sang bên này để t́m bác sĩ chữa trị cho thím.

    - Bao giờ th́ thím sang?
    Ông lắc đầu:

    - Đơn của chú đă tới nơi cao nhứt trong chánh phủ rồi, chú chưa nhận được trả lời. Nước nào cũng có sai lầm trong hệ thống quản trị của chánh phủ. Nhưng ở nước ta, điều tệ hại nhứt là không tin nhau. Vợ không bao giờ được đi theo chồng khi chồng công tác ở hải ngoại.
    Tôi nhận xét:

    - Không riêng ǵ Việt Nam ḿnh đâu, chú. Cháu thấy nhà ngoại giao Nga lẫn các nước cộng sản đều như vậy.
    Ông cất tiếng cười, rồi hỏi:

    - Cháu có h́nh dung được rằng một người ở trong địa vị của ba cháu, lại có thể bỏ trốn theo tư bản khi ba được làm việc ở nước ngoài, mà chánh phủ cho anh cháu đi theo không”

    Ông vừa cười vừa lắc đầu, như cho đó là một chuyện không bao giờ xảy ra, nhưng nhà nước của chú th́ lúc nào cũng sợ bị phản bội.
    Lời nói của ông khiến tôi nảy ra một ư nghĩ, nên liền hỏi ông:

    - Má cháu có thể xin phép được gặp anh Khôi của cháu ở hải ngoại không chú?

    - Cháu cứ thử nói với má cháu viết thư cho ông Tổng bí thư Lê Duẩn xem sao; chú sẽ chuyển thư giùm má cháu.
    Tôi buồn bă nói:

    - Một người mẹ phải xa con trai tới hai mươi năm, đó là một thời gian dài quá chú à.
    Ông sốt sắng nói:

    - Nếu chánh phủ ta không đáp ứng được một nhu cầu tầm thường như vậy, th́ cũng không thể thực hiện được những giấc mơ của người dân trong nước. Cháu nói với má cháu là chú sẽ hết ḷng giúp má cháu.


    Còn tiếp ...

  9. #4069
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Chân tình cảm động trước tấm ḷng của ông, tôi nói:

    - Bây giờ th́ cháu hiểu tại sao những người cháu gặp ở Paris đều khen chú là một người đặc biệt, có t́nh, không như những người khác trong bộ ngoại giao .
    Nhưng ông nói như để cảnh cáo tôi:

    - Cháu đừng có nghi ngờ ḷng trung thành của chú với đất nước Việt Nam và con đường chú đă chọn để phục vụ tổ quốc. Nhưng, chủ nghĩa xă hội hay Cộng sản đều không ngăn cấm chúng ta đem hạnh phúc lại cho dân tộc, và đưa tổ quốc tới một tương lai rực rỡ . Chú đă thoát ly gia đ́nh để phục vụ tổ quốc. Nay, nếu sự hy sinh đó không đem lại hạnh phúc cho dân tộc, th́ chắc chắn phải có sự sai lầm nào trong hệ thống mà chú đang nói .

    - Chú Phan Thanh Nam giải thích về đảng khác với chú !

    - Cháu nói Nam trong phái đoàn của Mặt trận Giải phóng ở Paris?

    - Dạ.
    Chú Thi lắc đầu tỏ vẻ chán nản, nói:

    - Nam cũng là người miền Nam. Loại người theo khuôn luật, không cấp tiến trong quân đội. Chú ấy vừa được chuyển sang công tác mới nên hăng hái lắm!

    - Cháu đă có dịp nói chuyện với chú Nam chung quanh việc “làm cái ǵ cho Việt Nam”. Có hai lần ông đề nghị cháu kêu chồng cháu ăn cắp những tài liệu giá trị của chánh phủ Mỹ. Ông c̣n nói là nếu cháu c̣n muốn gặp ba cháu nữa, th́ cháu phải chứng tỏ cháu trung thành với Việt Nam. Chú Nam hứa sẽ bảo cấp trên ở Việt Nam là cháu đang làm việc cho chú.

    Vẻ mặt b́nh tĩnh của đại sứ Thi biến mất. Ông hít một hơi dài :

    - Có thể má cháu biết ông Đỗ Mười, những chú chắc cháu th́ không, v́ hồi đó cháu c̣n nhỏ quá. Ông Đỗ Mười là bạn chí thân của ba cháu. Chú tin rằng ông không bằng ḷng khi biết cháu liên lạc với Phan Thanh Nam.
    Ông nói tiếp:

    - Mỹ Dung, nghe chú nói đây. Cháu là con gái của ba cháu. Việt Nam là quê hương của cháu. Cháu không cần phải làm việc cho chú Nam để được cấp giấy thông hành về Việt Nam. Nếu chú ấy lại nhắc đến chuyện đó nữa, cho chú biết ngay. Chú Nam làm việc giỏi, nhưng đôi lúc cũng tàn nhẫn lắm.

    Tôi thay đổi đề tài, để t́m hiểu thêm về những liên lạc của ông trong giới người Việt ở Mỹ:

    - Chú đă gặp anh Trương Đ́nh Hùng ở Washington chưa ?

    - Hùng và bạn của anh ta là chị Thoa, là hai người đă tiếp đón chú khi chú tới Washington. Có việc ǵ vậy?

    - Cháu nghĩ anh Hùng hiện đang hoạt động cho chú Phan Thanh Nam. Thỉnh thoảng cháu có gặp anh ấy.

    Tôi định nói, Thoa th́ không c̣n được Hà Nội trọng dụng như trước nữa, v́ đối với Cộng sản Hà Nội, chị chỉ là dụng cụ “chống Mỹ cứu nước”, chớ không phải là người được theo cộng sản.
    Khi c̣n chiến tranh, Mặt trận giải phóng và cộng sản Bắc Việt lợi dụng tất cả mọi người, tất cả các hội đoàn, đảng phái chánh trị, sinh viên, Phật giáo, Công giáo hay bất cứ ai.

    Bây giờ chiến tranh đă chấm dứt và họ đă thắng trận; họ thanh lọc , chỉ c̣n bè phái băng đảng của họ thôi. Chị Thoa là một nhân vật quan trọng trong phong trào phản chiến, bây giờ Hà Nội chỉ thích loại người như ông Luỹ, đứng đầu hội Việt kiều yêu nước. Luỹ có tiền, có sự nghiệp, có nhà ngoài bờ biển San Francisco. Ông từng là điệp viên của cộng sản từ thập niên 1960.
    Thoa tận tuỵ “chống Mỹ cứu nước” với hai bàn tay trắng và tấm ḷng. Những quư giá này không xây được nhà lầu, không tạo ra sự nghiệp, th́ hết chiến tranh , nó trở thành vô dụng, trước mắt cộng sản.
    Luỹ và Thoa từng tranh chấp quyền hành và Thoa đă thua. Anh Đồng ở Paris khuyên chị ta nên gia nhập tổ chức của ông Luỹ như một đoàn viên mới. Đă vậy, anh c̣n viết thơ , nhờ tôi khuyên chị Thoa nên đi học lại để xây dựng cuộc đời mới. Đó cũng là một h́nh thức chia tay nhân đạo của người Cộng sản.

    Ông đại sứ Thi nói bằng một giọng trầm tĩnh:

    - Chú biết Hùng. Anh ta là người có nhiều tham vọng và sẵn sàng làm bất cứ chuyện ǵ để đạt tới mục đích của anh. Hùng là người t́nh nguyện hợp tác với cơ quan của chú. Cháu không cần phải làm ǵ hết, nếu cháu không muốn. Khi nào cháu gặp Hùng th́ biểu hắn cứ tiếp tục gởi những thứ đó lên trên này.
    Tôi hỏi:

    - Liệu anh ấy có hiểu “những thứ đó” là cái ǵ không ?

    Ông Thi nh́n tôi mỉm cười gật đầu. Tôi để yên câu hỏi đó cho thời gian trả lời.

    Ngày cuối cùng ở New York, tôi mời ông đi ăn tối và đi xem Ballet, v́ hai ngày trước tôi nghe ông Thi nhắc vũ Ballet ở Pháp, và ông rất thích môn giải trí này , dù tôi không thích, nhưng cũng nhận lời. Tôi gọi một tiệm ăn Pháp để giữ chỗ. Tôi biết, tôi có thể mua vé xem vũ Ballet qua điện thoại, nhưng tôi muốn có dịp đi ra ngoài, để kêu cho văn pḥng FBI ở New York, báo cho họ biết chương tŕnh tối nay của tôi. V́ vậy, tôi nói với Thi, tôi phải đi lấy vé .

    Nhưng khi tôi đă sắp sửa ra đi, ông đại sứ tới pḥng tôi , cho biết ông rất lấy làm tiếc không thể đi ăn tối và xem vũ Ballet được. Ông nói:

    - Ông Dương nghĩ rằng chú cháu ḿnh không nên đi riêng một ḿnh tối nay.
    Tôi ngạc nhiên hỏi:

    - Tại sao lại không thể đi được chú Thi? Tiệm ăn này đâu có vượt quá giới hạn đă định?
    Ông đáp:

    - Tụi CIA và FBI sẽ chụp h́nh chúng ta, rồi báo chí đồn ầm lên rằng đại sứ Đinh Bá Thi đi ăn, đi uống với một người đàn bà Việt Nam ở New York.

    Vừa nói, ông vừa đưa một tờ báo lên cao, chỉ vô hàng tit lớn. Tôi liền đề nghị:

    - Thế th́ tất cả mọi người cùng đi cho vui.
    Ông đáp ngay:

    - Như vậy th́ tốn nhiều tiền lắm. Không nên.

    Ông đề nghị, ông Hùng và tôi đi xuống phố Tàu để mua thức ăn về nhà làm cơm ăn chung với tất cả mọi người. Thế là ông Hùng đầu bếp và tôi cùng đi với ông tài xế Văn. Tôi nhờ ông Hùng chọn mua những thứ để làm những món ăn mà ông Thi ưa thích. Ngoài ra, tôi cũng đề nghị ông mua những thức ăn khô cần thiết để dự trữ như nấm Đông cô, gạo, ḿ, bún, bánh tráng, nước mắm và cả những đồ gia vị. Ông Hùng ngần ngại, nhưng tôi nói tôi trả tiền.

    Cuộc sống của phái đoàn ở thành phố New York nhộn nhịp này , thu gọn trong căn cao ốc, mọi người bảo vệ nhau, ǵn giữ nhau, kiểm soát nhau. Tôi có cảm tưởng như họ không quên được những thói quen ở Hà Nội; hay là họ không được tự do để thích ứng với đời sống ở một xă hội tự do.

    Đại sứ Thi nói, ngân khoản của phái đoàn rất eo hẹp; cho nên mọi người nhịn ăn sáng. C̣n bữa trưa và tối th́ quá nghèo nàn, nhưng theo ông, vẫn đủ chất bổ dưỡng.

    Nếu có ai yêu cầu tôi sáng tác một bản nhạc mô tả bầu không khí sinh hoạt trong căn nhà của năm người đàn ông này đang sống, tôi sẽ gom góp lại tất cả những âm thanh của ba máy thu h́nh và ba cái radio cùng mở một lúc liên tục cả ngày, cộng với tiếng rào rạt của mấy tờ báo được lật qua lật lại : âm thanh của căn nhà ấy.

    Thời gian hấp dẫn nhứt đối với họ, là giờ tin tức sáng, trưa, tối. Đổi đài radio và TV theo giờ; giờ tin tức là công tác quan trọng của mấy ông Hùng, Văn và Phạm Ngạc. Họ thu vô băng cả những tin tức, rồi chuyển về nước.

    Họ không có th́ giờ để giải trí. Trong nhà không có một bộ bài, hay một bàn cờ tướng. Ông Thi giải thích:

    - Những thứ giải trí ấy là xa xỉ. Chúng tôi phải làm việc v́ chánh phủ gởi chúng tôi sang đây để làm việc.

    Hầu như không bao giờ họ ra khỏi trụ sở của phái đoàn, ngoài việc đi từ nhà đến trụ sở Liên Hiệp Quốc, đi phố Tàu mua sắm. V́ vậy, những nhận xét của họ về nước Mỹ được gởi về Việt Nam chỉ là những nhận xét bị đóng khung trong một căn nhà nhỏ hẹp, với những kỷ luật khắt khe. Họ xét đoán “đế quốc Mỹ” theo những ǵ họ thấy trong truyền h́nh. Họ đă làm đúng theo cương vị của các nhân viên trong một phái đoàn Liên hợp quốc. Tôi nhớ, năm 1954, khi hoà ước Geneve đề ra Uỷ hội quốc tế kiểm soát đ́nh chiến ở Việt Nam, ông ngoại tôi đă nhận xét:

    - Tụi này chỉ làm được một chuyện, là cho giá mướn nhà và tiền mướn đầy tớ ở Sài g̣n tăng vọt lên thôi .
    C̣n ông cậu tôi th́ cho rằng:

    - Đám Uỷ hội này không làm được đách ǵ hết.

    Dù tôi không có ư nghĩ hay ho nào về phái đoàn Việt Nam ở Liên hợp quốc, nhưng tôi vẫn kính phục đại sứ Đinh Bá Thi. Trước khi được nói chuyện riêng với ông, tôi đă cố gắng t́m hiểu trước, để xem có thể vạch đường cho ông đào thoát không? Nhưng sau buổi nói chuyện đó, tôi cảm thấy mắc cở với chính tôi, v́ đă có ý nghĩ đó. Tôi biết chắc rằng, với bất cứ giá nào, không ai có thể mua chuộc được ông, cũng như không ai mua chuộc được ba tôi.

    V́ vậy, tôi thành thực cầu chúc ông thực hiện được giấc mộng của ông, là xây một căn nhà ở Thủ Đức, bên bờ sông Đồng Nai, sống yên ổn với gia đ́nh. Ông nhận lời chúc mừng, với một nụ cười trong mắt ông.

    Nhưng, khi ông trở về Việt Nam, th́ những ngày cuối cùng của ông khác với giấc mộng ông hằng ấp ủ.

    Đă mười năm nay, đă có nhiều giai thoại về đại sứ Đinh Bá Thi . Tôi chỉ biết chắc chắn một điều về ông, là ông đúng là một nhà ái quốc như ba tôi. Chỉ khác hơn ba tôi, là ông dám phê b́nh đảng. Chỉ có người ra lịnh giết ông mới biết nguyên do cái chết của ông thôi.

    ***

    Từ ngày tôi làm việc cho CIA, đă nhiều lần Rob muốn tôi trắc nghiệm với máy ḍ sự thật. Tôi không hiểu tại sao ông ta muốn vậy. Tôi không nghĩ rằng CIA có một chút nghi ngờ ǵ tôi. Họ biết rơ tôi là ai, và tại sao tôi cộng tác với họ. Ngoài ra, tôi không tin cái máy với những giây điện tử có thể hiểu rơ tôi hơn nhân viên chỉ huy tôi, v́ ông đă cùng đi xa với tôi nhiều lần, làm việc sát cánh với tôi, rồi cùng thảo luận với nhau hàng trăm tiếng đồng hồ trong nhiều trường hợp.

    Rob luôn luôn nói với tôi rằng điều đó có thể làm cho sự liên lạc giữa ông và tôi dễ dàng hơn, nhưng nếu tôi không muốn làm trắc nghiệm cũng không sao. Tôi th́ cực lực phản đối cách thức t́m hiểu sự trung thực cộng tác viên theo phương pháp đó.

    Nhưng rồi việc phải đến đă đến. Việc thử máy nói thật trở nên bắt buộc khi tôi từ New York trở về với những bản báo cáo cuộc viếng thăm đại sứ Đinh Bá Thi của tôi. Rob nói rơ phải thử máy nói thật, nếu không th́ không ai có thể chấp sự kiện tôi thản nhiên ca ngợi “kẻ thù” như vậy. Theo tôi, cơ quan t́nh báo không sao hiểu được rằng , tôi có thể tách rời con người ra khỏi ư thức hệ và Chánh phủ của họ.

    Vài ngày sau khi tôi từ New York về, Rob và tôi tới gặp Bill Fleshman để thảo luận về bản báo cáo của tôi cho FBI. Bill suy nghĩ khác. Theo anh, những nhận xét trung thực của tôi với đại sứ Đinh Bá Thi giúp cho t́nh báo Mỹ biết cá tánh của ông đại sứ và từng người trong phái đoàn. Nhưng, ngay sau khi Bill vừa đi khỏi băi đậu xe, Rob đă nhắc tới việc thứ máy nói thiệt. Ông nói: “Hàng năm tôi phải làm cái việc này một lần” với ngụ ư tôi không thể ra ngoài lệ thường.

    Tôi giận dữ nói một cách bướng bỉnh:

    - Một năm anh làm hai lần cũng kệ anh, không mắc mớ ǵ tới tôi. Tôi biết tôi, nhưng có thể anh không biết anh; th́ việc làm trắc nghiệm cho chắc, là phải.
    Khi tôi đă vô ngồi trong xe, Rob c̣n giữ cửa mở, nói:

    - Nè nhỏ, hăy biết điều một chút! Tôi muốn cô coi việc này một cách nghiêm chỉnh hơn. Với loại tin tức như của cô, ngay cả ông lớn nhứt trong “công ty” cũng phải thử máy nói thiệt.
    Tôi vẫn không chịu, nói lớn:

    - Dù có cả chục ngàn người làm như vậy, cũng không có nghĩa là điều đó đúng.

    Trong đời tôi, tôi chưa nh́n thấy có bộ mặt nào để lộ nỗi thất vọng to lớn bằng ông Rob lúc này.

    Nhưng chuyện này không dễ dàng bỏ qua. Sau nhiều tuần căi cọ, tôi bắt đầu phải nhượng bộ. Tôi nghĩ rằng đây là cái lệ bắt buộc của sở; đến ngay ông xếp lớn và các nhân viên trong sở đều phải làm, th́ tôi cũng phải tuân theo cho đúng lề luật. Tôi nói với Rob:

    - Thôi được, nếu cần, ông cứ nói chuyên viên lấy dây mà trói tôi lại.

    Nghe tôi nói vậy, Rob tỏ vẻ mừng như muốn nhảy một ṿng tango. Nhưng nói cho ngay, trắc nghiệm cũng không có ǵ là ghê đối với tôi hay với các nhân viên CIA dù tôi đă làm cho họ hoảng sợ. Trong các câu hỏi ngớ ngẩn, có một câu đáng chú ư là:

    - Ngoài CIA, tôi c̣n làm việc cho cơ quan t́nh báo hay tổ chức phản gián khác không?
    Tôi trả lời:

    - Có!

    Thế là Rob và nhân viên điều khiển máy cũng hoảng sợ. Tôi ph́ cười, nói tiếp:

    - Tôi c̣n làm việc cho FBI nữa !

    Nh́n vẻ mặt hai người, tôi không rơ họ có coi FBI là cơ quan bạn hay không. Nhưng hai người nh́n nhau thở phào nhẹ nhơm. Chuyên viên đặt lại câu hỏi:

    - Giữa CIA và FBI, cô c̣n làm việc cho cơ quan t́nh báo hay tổ chức nào không?
    Tôi đáp ngay:

    - Không, tôi không làm việc cho ai hết.

    Rồi từ đó, CIA không c̣n nghi tôi vừa làm việc cho họ vừa lén lút hoạt động cho nhóm khác, như KGB hay Mặt trận giải phóng miền Nam, cũng như cho chánh phủ Hà Nội. Có thể họ đă biết như vậy từ trước, nhưng họ vẫn muốn bắt tôi phải làm trắc nghiệm cho chắc.


    Còn tiếp ...

  10. #4070
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Sau chuyến đưa má tôi sang Paris gặp ba tôi, Rob và tôi sang đó một lần nữa. Chúng tôi tới Paris vào giữa mùa đông giá buốt. Không có tuyết trên mặt đất, nhưng lề đường trơn trượt. Người đi đường mặc nhiều lớp áo. Những người vô gia cư chui vô các nhà ga xe điện ngầm để tránh mưa gió lạnh lẽo. Những người hành khất này dù vẫn nguyền rủa trời đất không tiếc lời, vẫn kéo mấy đứa nhỏ ra ngoài để ăn xin. Tôi cho đứa nhỏ năm Francs, thể là cả đám chạy ùa theo tôi, nhưng tôi đành lắc đầu từ chối. Đám con nít la ó um xùm lên, rồi chạy đi t́m người khác xin tiền.

    Khi c̣n ở Washington, trước khi bay sang Pháp. Rob hỏi tôi có muốn ở khách sạn Sheraton như trước không? Tôi cho biết là tôi không muốn trở thành khách quen của khách sạn đó, v́ vậy lần này tôi ở khách sạn khác. Sau khi đi loanh quanh một chút và ăn trưa, tôi bắt đầu làm việc , kêu điện thoại đến trụ sở của phái đoàn Mặt trận giải phóng nói chuyện với Phan Thanh Nam.

    Nam nóng ḷng muốn gặp tôi ngay, nhưng tôi cho ông ta biết , tôi phải đi đặt hàng trước rồi mới gặp ông được.

    Tôi nói dối như vậy để ông khỏi nghi ngờ. CIA quên giúp cho tôi một “cover”, nghĩa là cho tôi đóng một vai ǵ để tôi đi đi lại lại Paris như đi chợ. Tôi biết chút ít về chén đĩa kiểu, nên mỗi lần tôi nói cho những người Cộng sản ở Paris, nghề của tôi là nhập cảng chén đĩa của Pháp và Anh Quốc. Hơn nữa, họ nghe tới cái nghề chán phèo này, dĩ nhiên không ai thèm chú ư chuyện của đàn bà.

    Tôi gọi tới nhà Mimi, vợ chưa cưới của Phạm Gia Thái. Mẹ của Mimi cho biết, tôi có thể gặp Thái ở khách sạn Lutece, một nhà trọ do chánh phủ Việt Nam Cộng hoà quản lư trước khi chiến tranh chấm dứt. Bây giờ là tài sản của chánh phủ Hà Nội và Thái cai quản nó , làm nơi trú cho các sinh viên Việt Nam du học.

    Sau khi tiếp xúc với hai nơi đó, tôi ngủ một giấc để chỉnh lại giờ giấc v́ Paris cách Washington 6 tiếng đồng hồ. Sau đó, tôi sửa soạn để đi gặp Rob, như chúng tôi đă định từ trước. Nhớ lời ông dặn, tôi phải hết sức thận trọng, v́ lần trước tôi đă công khai tiếp xúc với các cán bộ của chánh phủ Hà Nội. Như vậy, các nhân viên của cơ quan mật vụ Pháp có thể nhận ra tôi. Tôi phải t́m cách đánh lạc hướng họ, như đến một thẩm mỹ viện, hay bất cứ nơi nào đó, cho tới khi chắc là ḿnh không bị theo dơi, th́ mới tới chỗ hẹn.

    Lần này, tôi quyết định không để lại ch́a khoá cho nhân viên văn pḥng nữa, và cũng không tới hỏi xem có thơ từ ǵ không, v́ làm như vậy để pḥng hờ, nếu có ai ŕnh rập, không thể biết tôi hiện ở đâu. Rob tất nhiên biết tôi ở đâu, nhưng tôi không bao giờ biết pḥng của anh. Tôi nghĩ rằng đó là luật lệ của cơ quan, cũng có thể đó là sự cẩn thận riêng của anh ta. Tôi cũng phớt lờ những việc lặt vặt đó. Thiệt ra, nếu ở địa vị ông, tôi cũng phải sợ con gái của ông đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam.

    Ngay hôm đầu tiên đi ra ngoài gặp Rob, tôi thấy có hai người đàn ông Pháp khả nghi ngồi ở pḥng đợi của khách sạn. Họ ngồi cách xa nhau. Tôi không rơ họ có phải là điệp viên của Tây không, nhưng tôi không muốn họ theo dơi tôi từ đường này tới đường khác trong thành phố Paris. Do đó, tôi phải đóng vai khách du lịch, hỏi nhân viên văn pḥng về chuyện xe cộ để đi thăm thành phố. Rồi tôi cố ghi nhớ gương mặt một tên khả nghi. Tôi vào một tiệm bán đồ kỷ niệm và chờ cho hai tên đó bỏ đi. Nhưng mười phút sau họ vẫn ngồi ĺ ở đó.

    Tôi đành vào tiệm uốn tóc trong khách sạn để làm tóc. Một tiếng đồng hồ sau, tôi ra khỏi tiệm, thấy ghế của hai tên khả nghi hồi năy có hai người đàn bà A Rập ngồi. Tôi cũng đoán là đàn bà A Rập thôi, chứ đâu có biết họ có thật là A Rập không, sau tấm vải đen che mặt của họ.

    Khi tôi đi về phía trạm xe điện ngầm, th́ trông thấy hai thằng Tây khả nghi đi theo tôi. Tôi đi chậm lại để chờ họ. Khi họ tớ gần, tôi nh́n thẳng vào mặt họ, rồi hỏi đường đi tới tiệm Pritemps, một tiệm bán tạp hoá lớn.

    Họ luống cuống, ngạc nhiên và giận dữ, v́ tôi đă chặn đường họ lại. Một tên cáu kỉnh trả lời bằng tiếng Pháp:

    - Đi mà hỏi cảnh sát, đừng làm mất th́ giờ của tôi.
    Tôi phản ứng bằng tiếng Anh:

    - Chó săn.

    Họ liền vội vă bỏ đi mất. Tôi thong thả một ḿnh đi tới trạm xe điện ngầm.

    V́ phải kiếm cách “thanh toán” hai tên khả nghi đó, tôi đến chỗ hẹn với Rob trễ bốn mươi lăm phút. Tôi phải đi hai chuyến xe điện mới tới trạm Trocadero, rồi đi bộ tới viện bảo tàng Museum of Moder Art để gặp Rob. Theo lời dặn ḍ trước của chúng tôi, nếu tôi thấy anh đang ngồi xem báo và hút ống điếu th́ tôi có thể tới gặp anh, có nghĩa là từ xa anh nh́n kỹ, tôi không bị theo dơi th́ cứ tới gặp anh và bắt tay tự nhiên. Nếu không, có thể tôi đang bị một kẻ khả nghi theo dơi, tôi phải làm ngơ và đi thẳng.

    Tôi thấy Rob đang ngồi trên một bực thềm trước viện bảo tàng, miệng ngậm ống điếu và đang đọc tờ báo Pháp. Tôi mừng quá, v́ từ năy giờ đi bộ mỏi chân rồi. Thấy tôi, anh nói:

    - Ê nhỏ, an toàn rồi, không có cái đuôi sau lưng. Mà sao trễ quá vậy?

    Tôi cho ông biết tôi bị hai thẳng Tây theo dơi, phải t́m cách chặt đứt hai cái đuôi dài đó, rồi mới leo lên xe điện được. Chúng tôi vào một tiệm café nhỏ để trao đổi một số tin tức mới. Khách trong quán phần lớn là mấy ông già ngồi chơi bài quanh những chiếc bàn nhỏ. Sau khi nói chuyện, Rob đi bộ đến cầu D'Iena, c̣n tôi kêu taxi về khách sạn. Tại đây, tôi mua cho Phan Thanh Nam một chai Johnny Walker đen.

    Nam tỏ vẻ rất thích khi nhận quà của tôi. Ông cất ngay rượu vào tủ, như cất đồ quư, rồi mời tôi vô pḥng ăn trong bếp. Ông mở một chai rượu chát để cùng uống với tôi. Ông nhớ lại lời hứa của tôi trước kia, là tôi sẵn sàng uống rượu với ông khi vắng mặt má tôi. Trong khi ông rót hai ly rượu, tôi để ư túi áo của ông có một gói thuốc lá hiệu Dunhill.

    Khi ra khỏi xe taxi ở trước cửa trụ sở của Mặt trận giải phóng miền Nam, tôi không c̣n thấy lá cờ của Mặt trận giải phóng, mà thay vào đó là lá cờ đỏ sao vàng của chính quyền Hà Nội. Tôi hỏi Nam, tại sao có sự thay đổi như vậy, ông liền trả lời:

    - Mỹ Dung, cháu phải nhớ rằng nhiệm vụ của Mặt trận giải phóng đă hoàn tất. Bây giờ cả hai miền Nam Bắc đă thống nhứt.
    Tôi nghe lời ông, như một bài tuyên truyền hơn là một lời giải thích:

    - Chú Nam, trên cương vị một nhân viên cao cấp của Mặt trận giải phóng, chú tán thành việc thống nhứt mau lẹ như vậy sao?

    - C̣n chờ đợi ǵ nữa?

    Tôi liền nhắc lại lời ba tôi cho biết Mặt trận giải phóng miền Nam phải có thời gian để giới thiệu chủ nghĩa xă hội với dân chúng miền Nam, v́ nếu thay đổi đột ngột sẽ gây phản ứng không hay trong ḷng người dân.

    - Cháu nói vậy là có ư ǵ?
    Tôi đáp ngay:

    - Như chú đă rơ, dân miền Nam của ḿnh không có nhiều ư thức về chính trị. Hầu như ai cũng biết Mặt trận giải phóng miền Nam, nhưng rất ít người tin rằng Mặt trận đă giải phóng miền Nam. Người miền Nam cho rằng họ là nạn nhân của giải phóng. Bây giờ, nếu chánh phủ Hà Nội quyết định thống nhứt ngay hai miền, th́ các cán bộ ngoài Bắc sẽ vô cai trị miền Nam. Điều này sẽ làm dân chúng sợ hăi và bất măn trong ḷng. Họ cho rằng miền Nam bị miền Bắc xâm chiếm hơn là giải phóng.

    Nam uống một hơi cạn sạch ly rượu, rót thêm một ly khác, nh́n tôi bằng cặp mắt bực ḿnh, khó chịu, ông nói:

    - Vậy là cháu bị bọn đế quốc tư bản phản động nhồi sọ rồi. Thực sự không phải như cháu nghĩ đâu!
    Tôi nói:

    - Chú Nam ơi, cháu chỉ nhắc lại lời của bác Hồ thôi. Những ư nghĩ của dân miền Nam đều đáng quan tâm. Tương lai của đất nước nằm trong tay những người mà các chú cai trị, không nằm trong tay các chú đâu.

    Ông liền hạ giọng nói nhỏ:

    - Mỹ Dung, cháu nghe chú nói đây. Chú nói riêng với cháu thôi. Chú khuyên cháu đừng nói cho ai nghe ư kiến vừa rồi của cháu . Người ta sẽ hiểu lầm cháu đó .

    - Nhưng cháu tin là chú hiểu cháu, v́ chú là người của Mặt trận giải phóng miền Nam mà !

    - Cháu ơi, trong khi vắng mặt ba cháu, cháu đă giao du với những người không tốt, nên cháu mới có cách suy nghĩ như vậy. Nhưng, chú hy vọng từ nay có chú hướng dẫn, cháu sẽ hiểu hơn.

    Nói xong, ông nâng ly rượu để cụng với ly của tôi và nói:

    - Mừng cho nước Việt Nam độc lập và thống nhứt !

    Tôi miễn cưỡng nâng ly lên, nhưng đặt ly xuống bàn ngay mà không uống . Tôi cúi mặt xuống để tránh cái nh́n của ông.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •